Dữ liệu
từ điển được lấy từ Pali Canon E-Dictionary Version 1.94 (PCED) gồm Pāli-Việt, Pāli-Anh, Pāli-Burmese (Myanmar), Pāli-Trung, Pāli-Nhật
Kết quả tìm cho từ Parivāsa
Pali Viet Vinaya Terms - Từ điển các thuật ngữ về luật do tỳ khưu Giác Nguyên sưu tầm
parivāsa:giai đoạn cấm túc (tối thiểu bốn tháng) dành cho một tu sĩ ngoại giáo muốn thọ đại giới trong thời gian này,đương sự không được đi sớm về khuya trong làng xóm,đi đứng luôn minh bạch và có trình báo,không lui tới với các đối tượng nhạy cảm như ni chúng,gái già,góa phụ hay người vô căn cộng thêm vào đó là thái độ tha thiết tu học,đương sự mới được tăng chúng cùng cứu xét cho thọ đại giới đối với tu sĩ phái lõa thể,trước khi cho cấm túc,phải buộc mặc lại y phục kín đáovới người để nhiều râu tóc,cũng nên cho cạo sạch.theo mahāvagga,chỉ có hai trường hợp ngoại lệ được đức phật đặc cách bỏ qua bốn tháng cấm túc là những người xuất thân thích tộc và những du sĩ bện tóc (jaṭila) tin theo nghiệp lý (kammavādī)
Pali Viet Vinaya Terms - Từ điển các thuật ngữ về luật do tỳ khưu Giác Nguyên sưu tầm
parivāsa:( nghĩa đen là sự cách ly hay cô lập,chữ thường dùng là cấm phòng khi một tỳ khưu phạm tội tăng tàn và trình tội lập tức với bạn tu thì thời gian chịu phạt sống cách ly (parivāsa) được kể chung với đêm khiêm hạnh (mānatta) thời gian trình tội càng trễ thì thời gian xử phạt càng lâu trễ bao lâu thì phạt bấy lâu,cộng thêm đêm khiêm hạnh,khuất hạnh đôi khi trong nhiều năm suốt thời gian chịu phạt,đương sự bị mất tất cả quyền lợi của một tỳ khưu (được kể ít nhất điều),chẳng hạn không được sống chung mái nhà với bạn tu,không được đi đến nơi nào không có tỳ khưu ,phải trình tội với tăng khách,trong mọi sinh hoạt lớn nhỏ phải luôn chọn phần thiệt thòi.trong lúc đang chịu phạt,tỳ khưu phạm thêm tội tăng tàn khác thì thời gian cách ly trước đó phải được tính lại từ đầu,như chưa trải qua ngày nào pàli gọi đây là trường hợp mūlāyapatikassanā (hồi tố).trong trường hợp tỳ khưu phạm từ hai tội tăng tàn trở lên thì thời gian chịu phạt cách ly sẽ dựa trên thời gian che dấu của tội nào lâu nhất thuật ngữ gọi là trường hợp agghasamodhānaparivāsa (chiết trọng cấm phòng).trường hợp tỳ khưu không nhớ được số tội tăng tàn đã phạm là bao nhiêu hay thời gian đã che dấu là bao lâu thì chư tăng nên đề nghị đương sự đưa ra con số phỏng định mà mình có thể nhớ chừng để chịu phạt luật gọi đây là trường hợp suddhantaparivāsa,nôm na là thời gian cấm phòng tính từ trí nhớ phút cuối (chung lượng cấm phòng).khi tỳ khưu hoàn tục hay bị mất trí,bị trọng bệnh lúc chưa hết hạn chịu phạt cấm phòng thì sau đó thời gian cấm phòng sẽ được tái tục từ khoảng thời gian còn sót lại,không phải tính lại từ đầu.sau khi trải qua thời gian cấm phòng,tỳ khưu chịu thêm đêm khiêm hạnh (mānatta) rồi mới được tăng chúng phục hồi phẩm vị thông qua một tăng sự với bốn bận tuyên ngôn,và tăng chúng chứng minh tuyệt đối không thể dưới hai mươi vị
PTS Pali-English dictionary - The Pali Text Society's Pali-English dictionary
Parivāsa,[fr.pari+vas2,cp.Epic Sk.parivāsa only in meaning 1] 1.sojourn; stay,in phrase vipassanā° DhA.III,118; DhsA.215.-- 2.period under probation,(living under) probation Vin.III,186 (°ṁ vasati,cp.parivuttha); IV,30; S.II,21 (°ṁ vasati).°ṁ deti to allow probation Vin.I,49; II,7; IV,30,127; °ṁ yācati to ask for probation Vin.IV,30,127.-- samodhāna° inclusive probation Vin.II,48 sq.; suddhanta° probation of complete purification Vin.II,59 sq.-- 3.period,time (lit.stay),interval,duration Ud.7 (eka-ratti°).
--dāna the allowance of probation A.I,99.(Page 436)
汉译パーリ语辞典 黃秉榮譯
parivāsa:m.[<pari-vas ②] 別住.-dāna 與別住,給與別住.
パーリ语辞典 日本水野弘元
parivāsa:m.[<pari-vas ②] 別住.-dāna 与別住,別住を与える.
U Hau Sein’s Pāḷi-Myanmar Dictionary ပါဠိျမန္မာ အဘိဓာန္(ဦးဟုတ္စိန္)