1. Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mūlapariyāyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật phân tích các cấp độ nhận thức — kẻ phàm phu không được chỉ dạy, vị hữu học (học nhân), bậc A-la-hán (vô học nhân) và đấng Như Lai.
  2. Kinh Tất Cả Lậu Hoặc (Sabbāsavasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật dạy cho các Tỷ-kheo bảy phương pháp để phòng trừ các lậu hoặc (dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu) — tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và tu tập.
  3. Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyādasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật nói với các Tỷ-kheo hãy là người thừa tự Pháp, đừng là những người thừa tự tài vật. Sau đó, Tôn giả Sāriputta tiếp tục giảng giải cho các Tỷ-kheo cách tu tập để trở thành những người thừa tự Pháp của Đức Phật. Kinh này được nói vì lúc đó có nhiều Tỷ-kheo trở nên phấn khởi với những lợi lộc, danh vọng dành cho Tăng Đoàn và họ xao lãng việc tu tập.
  4. Kinh Sợ Hãi Và Khiếp Đảm (Bhayabheravasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật mô tả cho Bà-la-môn Jāṇussoṇi những phẩm chất cần có của một Tỷ-kheo muốn sống ở những trú xứ xa vắng. Đức Phật kể lại kinh nghiệm của mình đối trị với sợ hãi khiếp đảm khi sống trong rừng núi hoang vu lúc chưa chứng ngộ chánh đẳng giác.
  5. Kinh Không Uế Nhiễm (Anaṅgaṇasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Tôn giả Sāriputta thuyết giảng cho các Tỷ-kheo về ý nghĩa của cấu uế (các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục), và giảng giải rằng một Tỷ-kheo sẽ bị cấu uế khi người đó khởi lên những ý muốn bất thiện.
  6. Kinh Ước Nguyện (Ākaṅkheyyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới. Đức Phật đề cập đến mười bảy ước nguyện và muốn đạt được các ước nguyện này, Tỷ-kheo cần phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịch.
  7. Kinh Ví Dụ Tấm Vải (Vatthūpamasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã dùng một ví dụ đơn giản để minh họa sự khác nhau giữa một tâm cấu uế và một tâm không cấu uế. Làm trong sạch tâm được Đức Phật gọi là “tắm rửa với sự tắm rửa nội tâm”. Khi ấy Bà-la-môn Sundarika Bhāradvāja ngồi không xa Thế Tôn, mời Thế Tôn đi tắm ở sông Bāhukā vì sông này được xem là có khả năng giải thoát, được nhiều công đức, gột sạch được ác nghiệp. Thế Tôn nói lên bài kệ để giải thích rằng các con sông không có khả năng gột sạch tội lỗi của người làm ác. Kẻ thanh tịnh trong sạch thời ngày nào cũng tốt lành, vì người ấy chỉ làm các nghiệp trong sạch và chỉ nên tắm ở đây thôi. Một người không dối trá, không làm hại chúng sanh, không lấy của không cho, không tham, có lòng tin thời đi tắm sông làm gì. Sau khi nghe vậy, Bà-la-môn Sundarika Bhāradvāja xin xuất gia, thọ đại giới và không bao lâu trở thành vị A-la-hán.
  8. Kinh Ðoạn Giảm (Sallekhasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận - chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.
  9. Kinh Chánh Tri Kiến (Sammādiṭṭhisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Hiền, chánh tri kiến, chánh tri kiến, được gọi là như vậy. Chư Hiền, cho đến như thế nào, một Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
  10. Kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhānasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
  11. Tiểu Kinh Sư Tử Hống (Cūḷasīhanādasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn. Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy.
  12. Ðại Kinh Sư Tử Hống (Mahāsīhanādasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Sāriputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười?
  13. Ðại Kinh Khổ Uẩn (Mahādukkhakkhandhasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Hiền, thế nào là vị ngọt các dục? Thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các sắc pháp, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các cảm thọ, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly?
  14. Tiểu Kinh Khổ Uẩn (Cūḷadukkhakkhandhasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Mahānāma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahānāma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng. Và này Mahānāma, vì pháp ấy trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ hưởng các dục vọng.
  15. Kinh Tư Lượng (Anumānasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo thỉnh nguyện: “Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!” Nhưng nếu vị ấy là một người khó nói, đầy đủ những tánh khiến người ấy trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy không đáng nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy không đáng được giáo huấn, nghĩ rằng không nên đặt lòng tin vào người ấy. Chư Hiền, thế nào là những tánh khiến người ấy trở thành khó nói?
  16. Kinh Tâm Hoang Vu (Cetokhilasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra. Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ?
  17. Kinh Khu Rừng (Vanapatthasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. -- “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: “Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng”.
  18. Kinh Mật Hoàn (Madhupiṇḍikasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.
  19. Kinh Song Tầm (Dvedhāvitakkasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sống suy tư và chia hai suy tầm”. Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.
  20. Kinh An Trú Tầm (Vitakkasaṇṭhānasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm?