1. Kinh Kandaraka (Kandarakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
  2. Kinh Bát thành (Aṭṭhakanāgarasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Tôn giả Ānanda trú ở Vesālī (Tỳ-xá-ly), tại Beluvagāmaka (ấp Trúc Lâm). Lúc bấy giờ gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka đến tại Pataliputta (thành Ba-la-lị-phất) có công việc. Rồi gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka (Bát thành) đi đến Kukkuṭarama (Kê Viên), đến một Tỷ-kheo, đảnh lễ vị này, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka thưa với Tỷ-kheo ấy: Bạch Tôn giả, Tôn giả Ānanda nay an trú ở đâu? Chúng con muốn gặp Tôn giả Ānanda.
  3. Kinh Hữu học (Sekhasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh, hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, thành tựu bảy diệu pháp, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.
  4. Kinh Potaliya (Potaliyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Gia chủ Potaliya đã tự cao tuyên bố rằng ông đã từ bỏ mọi nghiệp vụ, tục sự ràng buộc trong đời sống thế tục. Nhưng Đức Phật đã chỉ dạy cho ông như thế nào mới là đoạn tận các nghiệp vụ, tục sự trong giới luật của bậc Thánh. Và ông đã học được điều đó một cách rốt ráo. Đặc biệt, bài kinh đã đưa ra một loạt những ví dụ rất hay về sự nguy hiểm của các dục.
  5. Kinh Jīvaka (Jīvakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã giảng cho Jīvaka về việc ăn mặn và thái độ của các vị Tỷ-kheo để thọ thực các món ăn một cách hợp pháp, không lỗi lầm. Đây là kinh nói về ba trường hợp thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết và thường được gọi là giới luật về Tam Tịnh Nhục.
  6. Kinh Upāli (Upālisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Gia chủ Upāli giàu có và uy thế, ông là một nhà tài trợ lớn của những Nigaṇṭha, ông đã đề nghị đến gặp Phật để bác bỏ giáo thuyết của Phật theo sự xúi giục của giáo chủ Nātaputta. Nhưng đến khi gặp Phật và nghe Phật thuyết giảng, Upāli đã quy y Phật. Chuyện kinh gắn liền với sự kiện giáo chủ giáo phái Nigaṇṭha đã qua đời không lâu sau khi ông gặp gia chủ Upāli và biết Upāli đã thực sự trở thành đệ tử Đức Phật.
  7. Kinh Hạnh Con Chó (Kukkuravatiyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Koliya Haliddavasana là tên một thị trấn của dân chúng Koliya. Rồi Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, và lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đến Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Còn lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, nói lời hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên lời hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên, ngồi chò hỏ như con chó.
  8. Kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayarājakumārasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Giáo chủ Nigaṇṭha Nātaputta xúi giục vương tử Abhaya đến luận chiến với Đức Phật bằng cách đặt câu hỏi “hai móc”. Nhưng khi hoàng tử gặp Phật để đặt câu hỏi, Thế Tôn đã khéo léo trả lời và đã thu phục Abhaya quy ngưỡng Ngài. Đức Thế Tôn phân tích cho Abhaya sáu nội dung lời nói mà Thế Tôn có thái độ ứng xử khác nhau.
  9. Kinh Nhiều Cảm Thọ (Bahuvedaniyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Tùy theo trường hợp, tùy theo các căn cảm nhận, tùy theo phương diện, tùy theo chủ đề… mà Đức Phật đã từng chỉ dạy hai, ba, năm, sáu, mười tám, ba mươi sáu hay một trăm lẻ tám loại cảm thọ khác nhau. Do vậy, trong kinh này Phật đã liệt kê ra những loại cảm thọ lạc và khổ khác nhau mà chúng sinh khác nhau có thể cảm nhận.
  10. Kinh Không Gì Chuyển Hướng (Apaṇṇakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã giảng cho làng ở Sālā pháp "không gì chuyển hướng" để giúp họ lựa chọn giáo lý thích hợp, do họ đang băn khoăn và không biết chọn giáo lý nào cho đúng, vì lúc đó làng của họ là trạm dừng chân của rất nhiều tu sĩ và họ đã thuyết giảng nhiều giáo lý khác nhau và bài bác giáo lý của những người khác.
  11. Lúc bấy giờ, Tôn giả Rāhula (La-hầu-la) ở tại Ambalaṭṭhikā (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalaṭṭhikā, chỗ Tôn giả Rāhula ở. Tôn giả Rāhula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rāhula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rāhula: Này Rāhula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?
  12. Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthi, Jetavana, tại tịnh xá Anāthapiṇḍika (Cấp Cô độc). Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthi để khất thực. Tôn giả Rāhula vào buổi sáng cũng đắp y, cầm y bát, đi sau lưng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn, sau khi đưa mắt ngó xung quanh, bảo Tôn giả Rāhula: Này Rāhula, bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc pháp phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.
  13. Tiểu Kinh Mālunkyāputta (Cūḷamāluṅkyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Tôn giả Mālunkyāputta, trong khi độc trú tịnh cư, khởi lên sự suy tư như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
  14. Ðại Kinh Mālunkya (Mahāmāluṅkyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. --"Bạch Thế Tôn”. Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy không?
  15. Kinh Bhaddāli (Bhaddālisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, Ta ăn chỉ ngồi một lần (Ekāsanabhojana). Này các Tỷ-kheo, do Ta ăn chỉ ngồi một lần, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, nhẹ nhàng, có sức và lạc trú. Này các Tỷ-kheo, hãy ăn chỉ ngồi một lần. Này các Tỷ-kheo, hãy ăn chỉ ngồi một lần, và các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, nhẹ nhàng, có sức và lạc trú.
  16. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy (Laṭukikopamasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã lần lượt dạy Tôn giả Udāyī về sự từ bỏ những kiết sử, cho dù chúng có thể được nhìn thấy là vô hại hay nhỏ nhặt hay cho dù đó là những trạng thái lạc trú của những thiền sắc giới và vô sắc giới.
  17. Kinh Cātumā (Cātumasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã dạy cho một nhóm Tỷ-kheo về Bốn điều đáng sợ hãi có thể xảy ra với những người xuất gia khiến cho người đó có thể từ bỏ học tập và trở về hoàn tục.
  18. Kinh Naḷakapāna (Naḷakapānasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã giải thích lý do tại sao sau khi những đệ tử của Phật qua đời, Phật tuyên bố về quả chứng và cảnh giới tái sinh của họ. Mục đích là để khích lệ các đệ tử của Ngài còn sống an trú, chú tâm chứng được những quả Thánh tương tự, để sống lạc trú, để được lợi ích an lạc lâu dài.
  19. Kinh Gulissāni (Gulissānisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập các pháp thượng nhân. Này chư Hiền, sẽ có người hỏi Tỷ-kheo về những pháp thượng nhân. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi được hỏi về các pháp thượng nhân mà không thể trả lời được, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này được hỏi về những pháp thượng nhân lại không có thể trả lời được!”. Như vậy sẽ có người nói về vị ấy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập các pháp thượng nhân.
  20. Kinh Kīṭāgiri (Kīṭāgirisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn du hành ở Kāsī cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: Này các Tỷ-kheo, Ta ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Này các Tỷ-kheo, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.