Dữ liệu
từ điển được lấy từ Pali Canon E-Dictionary Version 1.94 (PCED) gồm Pāli-Việt, Pāli-Anh, Pāli-Burmese (Myanmar), Pāli-Trung, Pāli-Nhật
Kết quả tìm cho từ Sakāyanirutti
Pali Viet Vinaya Terms - Từ điển các thuật ngữ về luật do tỳ khưu Giác Nguyên sưu tầm
sakāyanirutti:nghĩa đen là bản ngữ,chữ để gọi ngôn ngữ ma-kiệt-đà (māgadhībhāsā),như trong bộ samantapāsādikā giải thích sakāya nirutti nāma sam-māsambuddhena vuttappakārena māgadhiko vohāro (bản ngữ ở đây chỉ cho thứ tiếng ma-kiệt-đà mà chính thế tôn đã sử dụng) sở dĩ có chỗ chú thích này vì trong cullavagga của luật tạng pàli đức phật đã nghiêm cấm chư tăng không được dùng tiếng sanskrit (chữ trong nguyên tác pāli là chandaso,luật sớ giải thích là sakkatabhāsā) để trình bày phật ngôn,và ngài dạy chỉ nên dùng thứ tiếng bản ngữ (chữ pāli trong luật tạng chỗ này là sakāyanirutti) và bộ chánh sớ samantapāsādikā đã giải thích như trên nên hiểu thêm rằng ngôn ngữ ma-kiệt-đà là thứ tiếng chung của dân chúng sống trong xứ ma-kiệt-đà thời đó,không phải ngôn ngữ riêng của đức phật hay người của phật giáo.một số học giả tây phương hôm nay đã vận dụng cách hiểu nguyên nghĩa pāli để cho rằng sakāyanirutti phải được hiểu là bản ngữ hay tiếng mẹ đẻ của mỗi người (rõ ràng saka là của chính mình và nirutti là ngôn ngữ),tức phật tử xứ nào thì dùng ngôn ngữ xứ đó mà diễn đạt phật pháp ý kiến này nghe qua rất suông tai,nhưng xét kỹ vẫn có chỗ bất cập Ở đây ta có ít nhất hai chỗ cần lưu ý là ý nghĩa cũa chữ trình bày và lý do của điều cấm chế kia.trước hết,đúng là phật giáo không buộc ai phải học tiếng ma-kiệt-đà (tạm cho là tiếng pāli) khi nghiên cứu tam tạng hay thuyết giảng giáo lý nhưng từ bao đời nay các xứ phật giáo nam phương vẫn xem tam tạng tiếng pāli là mẩu mực cho giáo nghĩa tức là ai cũng có thể nói chuyện phật pháp bằng tiếng mẹ đẻ,nhưng cơ sở tham chiếu tối hậu vẫn luôn là kinh điển tiếng pāli,tuyệt không một bản dịch nào có thẩm quyền tương đương điều thứ hai là ta hãy trở lại với điều luật cấm tỳ khưu không được dùng tiếng sanskrit để trình bày phật ngôn nếu thuật ngữ sakanirutti quả thật ám chỉ tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ (bản ngữ) thì tiếng sanskrit có gì nên nổi phải bị cấm chỉ trong khi ai cũng hiểu rằng tiếng sanskrit là một trong số không nhiều những ngôn ngữ mẹ của thế giới và đã là phương tiện chuyên chở bao thứ tuyệt phẩm văn hóa với những ưu điểm khó phủ nhận.nên chăng một gợi ý về lý do khó hiểu kia rằng đó là gì nếu không phải mục đích bảo lưu một giáo nghĩa tinh tuyền,nghiêm mật vốn rất khó duy trì trên những hành trình mù mịt qua các ngôn ngữ diễn đạt khi không có một cứ điểm căn bản bởi mỗi ngôn ngữ thường tự mang theo mình những khái niệm văn hóa đặc hữu,đặc biệt những ngôn ngữ thành văn bất cứ sự bàn giao nào cũng làm mất đi không ít chất tinh khôi của cái đem ký thác sanskrit là ngôn ngữ bác học hàng đầu tại Ấn độ thời đức phật,đã là công cụ cho bao nền văn hóa học thuật trước đó nó cao sang,hấp dẫn,nhưng không còn trong trắng nữa tiếng ma-kiệt-đà ngược lại,tuy là tiếng nói của đông đảo quần chúng,nhưng lúc đó vẫn thuần khiết,vì chưa có chữ viết nên chưa kịp có riêng những ngữ nghĩa đặc hữu thường phát sinh trong những ngôn ngữ thành văn sau khi được chỉnh trang đúng mức để dùng làm dụng ngữ cho một nền văn hóa lớn như giáo nghĩa cũa đạo phật nguyên thủy,tiếng ma-kiệt-đà lập tức có ngay vị trí một ngôn ngữ hoàn chỉnh,giản phác mà vẫn minh bạch tóc tơ.nói vậy có nghĩa là việc tiếng pāli đã được chọn làm dụng ngữ căn bản để bảo lưu phật pháp nguyên thủy chỉ để tránh chuyện phồn tạp lai căn và tiếng sanskrit bị nghiêm cấm chính thức chỉ vì cái tiền sử của nó nó được kể tên chỉ vì lúc đó nó là số một và có thể nói nó đã đại diện cho tất cả ngôn ngữ thành văn khác cũng có tiền sử tương tự,bất kể thời kỳ nào.trên đây chỉ là vài ý kiến,có thể mang tính chủ quan,nhằm biện giải vì sao tiếng sanskrit bị cấm dùng để trình bày tam tạng (theo quan điểm phật giáo nam truyền) và cũng để từ chối cách hiểu chữ sakanirutti là tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ của mọi người về vấn đề tiếng pāli có phải ngôn ngữ duy nhất đức phật đã dùng để thuyết pháp,hay chữ sakanirutti có phải chỉ cho tiếng pāli hay không,vẫn là những vấn đề tồn nghi quan trọng bởi không ít học giả hiện đại vẫn cho rằng các bộ kinh phật xưa nhất hiện nay đều có thể xuất phát từ một nguồn gốc cổ xưa hơn,nguyên thủy hơn thậm chí còn có thuyết cho rằng đức phật đã sử dụng nhiều thứ tiếng khác nhau để hoằng pháp trên một xứ sở đa ngôn ngữ như Ấn độ