Dịch giả: Đại Trưởng lão Tịnh Sự.
Bộ thứ năm của Tạng Vô Tỷ Pháp nói về các hạng người.
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA
--o-O-o--
TẠNG VÔ TỶ PHÁP
(ABHIDHAMMAPIṬAKA)
BỘ THỨ TƯ
BỘ NHÂN CHẾ ĐỊNH
(PUGGALAPAÑÑATTI)
CẢO BẢN
---
Dịch giả
Đại Trưởng lão Tịnh Sự
(Mahāthero Saṅtakicco)
Nguyên Cố vấn I, kiêm Trưởng ban Phiên dịch
Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy (Theravāda) - Việt Nam
Chuyển ngữ từ bản tiếng Pāli - Thái sang tiếng Việt
Năm Ất Mão
Phật lịch 2518 – Dương lịch 1975
Số xuất bản: 24-2012/CXB/82-02/TG ngày 29/02/2012.
In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2012.
CUNG KÍNH ĐỨC THẾ TÔN, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA
1.
Lục chế định như là: Uẩn chế định, xứ chế định, giới chế định, đế chế định, quyền chế định, nhân chế định.
2.
Uẩn chế định chừng bao nhiêu? Lối năm uẩn như là: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Uẩn chế định chỉ có bao nhiêu như thế.
3.
Xứ (nhập) chế định chừng bao nhiêu? Lối thập nhị xứ (nhập) như là: Nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Xứ chế định chỉ có bao nhiêu như thế.
4.
Giới chế định chừng bao nhiêu? Lối thập bát giới như là: Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Giới chế định chỉ có bao nhiêu như thế.
5.
Đế chế định chừng bao nhiêu? Lối bốn đế như là: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Đế chế định chỉ có bao nhiêu như thế.
6.
Quyền (căn) chế định chừng bao nhiêu? Lối nhị thập nhị quyền (căn) như là: Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, tịnh quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Quyền (căn) chế định chỉ có bao nhiêu như thế.
Nhân chế định chừng bao nhiêu?
7.
Người thời giải thoát.
Người bất thời giải thoát, người di động pháp, người bất di động pháp, người có pháp suy đồi, người có pháp không suy đồi, người thích hợp tư, người ưng hộ trợ, người phải chăm nom, người phàm nhơn, người biến chuyển, người chừa bỏ do sợ, người bất chừa bỏ do sợ, người đáng đắc chứng, người không đáng đắc chứng, người nhứt định, người bất định, người tiến hành, người đình trụ bậc quả, người lậu mạng đồng tận, người đắc khi kiếp hoại lửa, người thánh, người phi thánh, người hữu học, người vô học, người phi hữu học phi vô học, người tam minh, người lục thông, người Toàn giác, người Độc giác, người cù giải thoát, người tuệ giải thoát, người thân chứng, người kiến chí, người tín giải, người tùy pháp hành, người tín hành, người thất du, người lục du, người nhứt lai, người bất lai, người trung bang bất huờn, người sanh bang bất huờn, người vô hành bang bất huờn, người hữu hành bang bất huờn, người thượng lưu bang bất huờn, người dự lưu, người tiến hành đến dự lưu quả, người nhất lai, người tiến hành đến quả nhất lai, người bất lai, người tiến hành đến quả bất lai, người la hán, người tiến hành đến quả La hán.
Dứt Đầu đề phần nhất
8.
Nhị chủng nhân:
- Người sân và người buộc sân.
- Người vong ân và người ỷ bằng.
- Người ganh tỵ và người bỏn xẻn.
- Người khoe khoang và người phách lối.
- Người vô tàm và người vô úy.
- Người nan giáo và người có bạn xấu.
- Người thu thúc lục môn quyền và người tri độ thực.
- Người thất niệm và người thất trí.
- Người giới lụy và người kiến lụy.
- Người nội triền và người ngoại triền.
- Người không hay sân và người không buộc sân.
- Người không quên ơn và người không chê trách.
- Người không ganh tỵ và người không bỏn xẻn.
- Người không khoe khoang và người không xảo trá.
- Người hữu tàm và người hữu úy.
- Người dễ dạy và người có bạn tốt.
- Người thu thúc môn quyền và người tri độ thực.
- Người có chánh niệm vững vàng và người có lương tri.
- Người giới bị và người kiến bị.
- Hai hạng người khó kiếm.
- Hai hạng người khó no.
- Hai hạng người dễ no.
- Hai hạng người tăng tiến lậu.
- Hai hạng người bất tăng tiến lậu.
- Người tánh nết hư hèn và người tánh nết chính chắn.
- Người no đủ và người làm cho kẻ khác no.
Dứt Đầu đề phần nhị
9.
Tam chủng nhân:
- Người tuyệt vọng, người có hy vọng, người xa lìa hy vọng.
- Ba hạng người như kẻ bệnh hoạn.
- Người thân chứng, người kiến chí, người tín giải.
- Người nói như phẫn, người nói như bông, người nói như mắt.
- Người có tâm như ghẻ kinh niên, người có tâm như điển chớp, người có tâm như lôi sấm.
- Người mù, người một mắt, người lưỡng nhãn.
- Người như nồi úp, người có trí như gươm, người đa trí.
- Người chưa dứt dục ái hữu ái, người hết dục ái mà còn hữu ái, người dứt dục ái luôn hữu ái.
- Người như lằn gạch trong đá, người như lằn gạch dưới đất, người như lằn gạch mặt nước.
- Ba hạng người như vải bố.
- Ba hạng người như vải tơ.
- Người dễ độ lượng, người khó độ lượng, người đo lường không đặng.
- Người không nên gặp gỡ, gần gũi, hội hợp.
- Người nên gặp gỡ, gần gũi, hội họp.
- Người đáng tặng lễ lộc, cung kỉnh, gần gũi.
- Người đáng ghét, không nên cung kỉnh, không đáng gặp.
- Người đáng lơ là bỏ qua không nên hội hiệp, không nên gặp, không nên gần.
- Người nên gặp gỡ, gần gũi, hội hiệp.
- Người có bực đủ giới, người có bực thích hợp tu tịnh, người có bực trí huệ thích hợp.
- Người thường làm cho giới tịnh hằng đầy, tuệ vừa thích hợp.
- Người thường làm cho giới, tịnh, tuệ đầy đủ.
Giáo chủ có ba hạng.
Giáo chủ có ba hạng bằng cách khác nữa.
Dứt Đầu đề phần tam
10.
Tứ chủng nhân:
- Người phi hiền triết, người phi hiền triết rất phi hiền triết, người bực hiền triết, người hiền triết trên hiền triết.
- Người cấu uế, người rất cấu uế hơn cấu uế, người tốt, người rất tốt.
- Người có pháp ô trược, người có pháp rất ô trược, người có pháp đẹp, người có pháp rất đẹp.
- Người có chức phận, người có nhiều chức phận, người có ít chức phận, người không có chức phận.
- Người tỏ ngộ bằng đầu đề, người rành phân ngạn ngữ, người đáng tiếp độ, người đa ngôn.
- Người biện bác trúng nhưng không nhậm lẹ, người biện bác nhậm lẹ nhưng không trúng, người biện bác trúng và mau lẹ, người biện bác không trúng và không mau lẹ.
- Tứ chủng pháp sư, bốn hạng người như mây mưa, bốn hạng người như chuột. Người như xoài có bốn, người như nồi có bốn, người như bò cổ có bốn, người như rắn độc có bốn.
- Người không ưa không thích mà khen ngợi cách không đáng khen ngợi, người không ưa không thích chê bai người đáng khen ngợi, người không ưa không thích có sự tôn trọng địa vị không đáng tôn trọng, người đã không ưa không thích không tôn trọng địa vị đáng tôn trọng.
- Người ưa mến khen ngợi cách đáng khen ngợi, người ưa thích không chê bai người đáng khen ngợi, người ưa thích có sự tôn trọng địa vị không đáng tôn trọng, người ưa thích và tôn trọng địa vị đáng tôn trọng.
- Người chê đúng hợp thời mà không khen chỗ đáng khen, người khen đúng hợp thời nhưng không chê chỗ đáng chê, người chê đúng hợp thời và khen đúng hợp thời, người không chê hợp thời và không khen hợp thời.
- Người sống với ảnh hưởng của sự siêng năng chẳng phải sống với quả phúc, người sống với quả phúc chẳng phải sống với ảnh hưởng của sự siêng năng, người sống với ảnh hưởng của sự siêng năng và sống với quả phúc, người chẳng phải sống với ảnh hưởng của sự siêng năng luôn chẳng phải sống với quả phúc.
- Người từ nơi tối đi đến tối, người từ nơi tối đi đến sáng, người từ nơi sáng đi đến tối, người từ nơi sáng đi đến sáng.
- Người từ nơi thấp đi đến thấp, người từ nơi thấp đi đến cao, người từ nơi cao đi đến thấp, người từ nơi cao đi đến cao.
- Người tỷ như cây có bốn.
- Người chấp nội trong hình sắc quí trọng theo hình sắc, người chấp theo thinh quí trọng theo thinh, người chấp theo phiền muộn quan trọng theo phiền muộn, người chấp cảnh pháp quan trọng theo cảnh pháp.
- Người hành tự lợi vô lợi tha, người hành lợi tha vô tự lợi, người hành tự tha lưỡng lợi, người bất hành tự tha lưỡng lợi.
- Người tự làm cho nóng nảy càng tìm sự liên hệ nóng nảy, người làm cho kẻ khác nóng nảy quá tìm tòi sự liên quan làm cho kẻ khác nóng nảy, người tự làm cho nóng nảy quá tìm sự liên quan nóng nảy và làm cho người khác nóng nảy quá tìm sự liên quan cho người khác nóng nảy, người không làm cho tự ta nóng nảy không quá tìm tòi sự liên quan cho ta nóng nảy và không làm cho người khác nóng nảy cũng không quá tìm tòi sự liên quan làm cho người khác nóng nảy, thành người hết đói khát, người tắt rồi, thành người mát mẻ hưởng vui đặc biệt hẳn thành tự oai nghi hiện đại.
- Người có ái dục, người có sân, người có si, người có ngã mạn.
- Người đặng phần tịnh mà không đặng huệ trưởng, người có tuệ trưởng tỏ ngộ pháp nhưng không có thiền chỉ, người đắc phần thiền chỉ cao và đắc trí trưởng tỏ ngộ, người không đắc tịnh tuệ và không có tuệ trưởng.
- Người thuận lưu, người nghịch lưu, người đã tự lập, người qua đến bờ Phạm chí.
- Người ít nghe không đặng lợi ích do nghe, người ít nghe nhưng đặng lợi ích do nghe, người đa văn nhưng không đặng lợi ích do nghe, người đa văn và đặng lợi ích do nghe.
- Sa-môn không lay động. Sa-môn như sen bá biện. Sa-môn như bạch liên. Sa-môn như Ma vương trong chúng.
Dứt Đầu đề phần tứ
11.
Ngũ chủng nhân:
- Người phạm tội nóng nảy luôn chẳng biết sự tu tịnh và tu tuệ hầu trừ pháp bất thiện cấu uế phát sanh cho người ấy. Người phạm tội mà không nóng nảy luôn không hiểu tu tịnh tu tuệ là cơ quan diệt trừ pháp bất thiện nhơ bẩn mà phát sanh cho người ấy. Người không phạm tội nhưng nóng nảy luôn không hiểu tu tịnh tu tuệ là cơ quan diệt trừ hết pháp bất thiện cấu uế mà phát sanh cho người ấy. Người không phạm tội không nóng nảy, nhưng không hiểu tu tịnh hay tu tuệ là cơ quan diệt trừ hết pháp bất thiện cấu uế mà phát sanh cho người ấy. Người không phạm tội không nóng nảy, biết tu tịnh hay tu tuệ là cơ quan diệt trừ hết pháp bất thiện cấu uế mà phát sanh cho người ấy.
- Người cho rồi coi rẻ, người khi dễ kẻ ở chung, người dễ tin, người hoài nghi, người khờ khạo ngơ ngáo.
- Người như chiến sĩ có năm bực.
- Phíc-khú thường trì bình có năm bực.
- Phíc-khú ngăn vật thực khi ngồi rồi có năm bực.
- Phíc-khú thọ trì thường ngồi một nơi có năm bực.
- Phíc-khú thọ trì mặc y vải bó ma có năm bực.
- Phíc-khú bậc trì tam y có năm bực.
- Phíc-khú thọ trì thường ở rừng có năm bực.
- Phíc-khú thọ trì thường ngồi bóng cây có năm bực.
- Phíc-khú thọ trì lộ địa tọa có năm bực.
- Phíc-khú thọ trì thường ngồi có năm bực.
- Phíc-khú thọ trì chỗ tọa ngọa tự sắp có năm bực.
- Phíc-khú thọ trì trủng gian tọa có năm bực.
Dứt Đầu đề phần ngũ
12.
Lục chủng nhân:
- Bực tự tỏ ngộ chư đế toàn tri nhất thế pháp, khỏi nghe trước đều đầy đủ sức chuyên môn hiểu rõ tất cả pháp.
- Bực tự tỏ ngộ chư đế không cần nghe trước, nhưng không đắc toàn tri nhất thế pháp và không đầy đủ sức chuyên môn hiểu rõ tất cả pháp.
- Bực không đặng tự tỏ ngộ chư đế trong tất cả pháp mà có thể làm cho tuyệt khổ hiện đại và nương nhân Thinh văn độ.
- Bực không đặng tự tỏ ngộ chư đế trong tất cả pháp mà khỏi nghe nhưng đặng làm cho tuyệt khổ hiện đại và chẳng phải nương nhân Thinh văn độ.
- Bực không đặng tự tỏ ngộ chư đế trong tất cả pháp mà không đặng nghe trước và không làm cho tuyệt khổ hiện đời này như bậc Bất Lai đó vậy.
- Bực không đặng tự tỏ ngộ chư đế trong tất cả pháp mà khỏi nghe trước, luôn chẳng làm cho tuyệt khổ hiện đại như Thất lai và Nhất Lai đó đâu.
Dứt Đầu đề phần lục
13.
Thất chủng nhân:
Bảy hạng người như kẻ lặn nước: người lặn xuống một lần chìm luôn, người trồi lên rồi lặn xuống nữa, người trồi lên rồi dừng nghỉ, người trồi lên rồi xoay dòm ngó, người trồi lên rồi lội qua, người trồi lên rồi lội đến chỗ cạn vừa đứng, người trồi lên rồi lội đến bờ đứng trên khô sạch sẽ.
Người cù giải thoát; người tuệ giải thoát; người thân chứng; người kiên chí; người tín giải thoát; người tùy pháp hành; người tùy tín hành.
Dứt Đầu đề phần thất
14.
Bát chủng nhân: bốn bực đạo, bốn bực quả
Dứt Đầu đề phần bát
15.
Cửu chủng nhân: Bực Toàn giác, bực Độc giác, người cù giải thoát, người tuệ giải thoát, người thân chứng, người kiến đắc, người tín giải, người tùy pháp hành, người tùy tín hành.
Dứt Đầu đề phần cửu
16.
Thập chủng nhân: năm bực thánh đắc chứng tại Dục giới và năm bực thánh khỏi Dục giới mới đắc chứng.
Dứt Đầu đề phần thập
Dứt Đầu đề nhơn chế định