1. Đức Phật đã bác bỏ khi du sĩ Vacchagotta hỏi Phật có được tri kiến hoàn toàn hay không "tức khi đi, khi đứng, khi ngủ và khi thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục”, bởi vì câu hỏi của ông ta chỉ đúng một phần đối với Phật. Rồi Phật giảng giải cho Vacchagotta về tam minh là túc mạng minh, thiên nhãn minh, và lậu tận minh mà Phật đã có được.
  2. Kinh Dạy Vacchagotta Về Lửa (Aggivacchagottasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã giảng cho du sĩ Vacchagotta tại sao không nên nắm giữ những tà kiến. Bằng ví dụ ngọn lửa tắt đi, Phật đã giải thích cho Vacchagotta về chỗ sanh khởi của những bậc tâm được giải thoát.
  3. Ðại Kinh Vaccaghotta (Mahāvacchagottasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), nơi Kāḷandakanivape (chỗ nuôi dưỡng sóc). Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta thưa với Thế Tôn: Ðã lâu rồi tôi mới được hầu chuyện với Tôn giả Gotama. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama giảng cho tôi một cách vắn tắt các thiện và bất thiện pháp.
  4. Kinh Trường Trảo (Dīghanakhasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakūta (Linh Thứu), trong hang Sukarakhata. Rồi du sĩ ngoại đạo Dīghanakha (Trường Trảo) đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền đứng một bên. Ðứng một bên, du sĩ ngoại đạo Dīghanakha nói với Thế Tôn: Tôn giả Gotama, tôi có lý thuyết như sau, tôi có tri kiến như sau: “Tất cả đều không làm cho tôi thích thú”.
  5. Kinh Māgandiya (Māgandiyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Magandiya, con mắt ưa thích sắc, ái lạc sắc, hoan hỷ sắc, và Như Lai nhiếp phục, thủ hộ, hộ trì con mắt và thuyết pháp để phòng hộ con mắt. Này Magandiya, có phải vì vậy mà Ông nói: “Sa-môn Gotama là người phá hoại sự sống?” Chính vì vậy, Tôn giả Gotama, mà tôi nói: “Sa-môn Gotama phá hoại sự sống”. Vì sao vậy? Thánh điển của chúng tôi đã truyền lại như vậy.
  6. Kinh Sandaka (Sandakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Sandaka, bốn pháp phi phạm hạnh trú này, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và bốn pháp bất an phạm hạnh cũng được tuyên bố. Ở đây, người có trí không thể tự mình sống Phạm hạnh và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.
  7. Ðại Kinh Sakuludāyi (Mahāsakuludāyisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Udāyī, lại có năm pháp khác, do năm pháp này, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta. Thế nào là năm?
  8. Kinh Samaṇamaṇḍikā (Samaṇamaṇḍikāsuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp, người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.
  9. Tiểu Kinh Sakuludāyin (Cūḷasakuludāyisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Udāyī, Ông nghĩ thế nào? Một hòn lưu ly bảo châu nào, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên; hay con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn, và thù thắng hơn?
  10. Kinh Vekhanassa (Vekhanassasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Kaccāna, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc có mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Kaccāna, những pháp này là năm dục trưởng dưỡng.
  11. Kinh Ghaṭīkāra (Ghaṭīkārasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn đi du hành giữa dân chúng Kosalā với đại chúng Tỷ-kheo. Rồi Thế Tôn bước xuống bên lề đường, đến tại một địa điểm rồi mỉm cười. Tôn giả Ānanda suy nghĩ: “Do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn lại mỉm cười. Không phải không lý do, Như Lai lại mỉm cười”.
  12. Kinh Raṭṭhapāla (Raṭṭhapālasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Thưa Ðại vương, có bốn sự thuyết giáo Chánh pháp, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn?
  13. Kinh Makhādeva (Makhādevasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Thuở xưa, này Ānanda, vị vua chính nước Mithilā này tên là Makhadeva, là vị pháp vương như pháp, kiên trì trên pháp, vị Ðại vương thực hành Chánh pháp, giữa các Bà-la-môn, gia chủ, giữa thị dân và thôn dân, hành trì lễ Uposatha (Bố-tát) vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8
  14. Kinh Madhurā (Madhurasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Tôn giả Mahā-Kaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) trú ở Madhura, tại rừng Gunda. Vua Madhura Avantīputta được nghe như sau: “Sa-môn Mahā-Kaccāna trú ở Madhura, tại rừng Gunda. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về Tôn giả Kaccāna: “Tôn giả là bậc Hiền giả, bậc Trí giả, thông minh, đa văn, nói năng lưu loát, nhà biện tài lão luyện, bậc trưởng thượng, bậc A-la-hán. Thật tốt lành thay được yết kiến một vị A-la-hán như vậy”.
  15. Kinh Vương Tử Bồ-đề (Bodhirājakumārasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Vương tử, vị Tỷ-kheo thành tựu năm tinh cần chi này, chấp nhận Như Lai là bậc lãnh đạo, sau khi đã tự chứng tri với thượng trí ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này các Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, và vị ấy có thể chứng ngộ, chứng đạt và an trú trong bảy năm.
  16. Kinh Angulimāla (Aṅgulimālasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Lúc bấy giờ, trong lãnh thổ của quốc vương Pasenadi (Ba-tư-nặc), nước Kosalā, có tên cướp Angulimāla một thợ săn, tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó, các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, quốc độ trở thành không quốc độ. Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Sāvatthi để khất thực. Sau khi khất thực ở Sāvatthi, ăn xong, dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, Ngài quay trở về và đi trên con đường dẫn đến tên cướp Angulimāla
  17. Kinh Ái sanh (Piyajātikasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Thưa Tôn giả Gotama, hoàng hậu Mallikā cúi đầu đảnh lễ chân Sa-môn Gotama, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: “Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái"? Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
  18. Kinh Bāhitika (Bāhitikasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosalā cưỡi trên con voi Ekapundarika và đi ra khỏi thành Sāvatthi trong buổi sáng sớm. Vua Pasenadi nước Kosalā thấy Tôn giả Ānanda từ xa đi đến, thấy vậy liền nói với vị đại thần Sirivaḍḍha: Vị Tôn giả ấy, này Sirivaḍḍha, có phải là Ānanda không?
  19. Kinh Pháp trang nghiêm (Dhammacetiyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka (Thích-ca). Medalumpa là một thị trấn của dân chúng Sakka. Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosalā đi đến Nangaraka vì có một vài công việc. Rồi vua Pasenadi nước Kosalā nói với Digha Karayana: Này Karayana, hãy sửa soạn các cỗ xe thù thắng, ta muốn đi đến các thượng uyển để ngắm phong cảnh.
  20. Kinh Kaṇṇakatthala (Kaṇṇakatthalasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Bạch Thế Tôn, con có nghe như sau: “Sa-môn Gotama có nói: “Không có một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể tự cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama có nói: “Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”, bạch Thế Tôn, có phải những vị ấy nói lời Thế Tôn nói, họ không xuyên tạc Thế Tôn, không đúng như thật; họ giải thích pháp đúng pháp và những ai nói hợp pháp, đúng pháp sẽ không có cơ hội để chỉ trích hay không?