GIỚI SONG
(Dhātu yamaka)

PHẦN ĐỊNH DANH (PAÑÑATTIVARA)

794.

Thập bát giới là: nhãn giới (cakkhudhātu), nhĩ giới (sotadhātu), tỷ giới (ghānadhātu), thiệt giới (jivhādhātu), thân giới (kāyadhātu), sắc giới (rūpadhātu), thinh giới (saddadhātu), khí giới (gandhadhātu), vị giới (rasadhātu), xúc giới (phoṭṭhabbadhātu), nhãn thức giới (cakkhuviññaṇadhātu), nhĩ thức giới (sotaviññaṇadhātu), tỷ thức giới (ghānaviññaṇadhātu), thiệt thức giới (jivhāviññaṇadhātu), thân thức giới (kāyaviññaṇadhātu), ý giới (manodhātu), ý thức giới (manoviññaṇadhātu), pháp giới (dhammadhātu).

Phần Xiển Thuật (Uddesavara)

795.

* Nhãn là giới phải chăng? Nhãn giới là nhãn phải chăng?

* Nhĩ là giới phải chăng? Nhĩ giới là nhĩ phải chăng?

* Nhãn thức là nhãn thức giới phải chăng? Nhãn thức giới là nhãn thức phải chăng?

* Ý là ý giới phải chăng? Ý giới là ý phải chăng?

* Ý thức là ý thức giới phải chăng? Ý thức giới là ý thức phải chăng?

* Pháp là pháp giới phải chăng? Pháp giới là pháp phải chăng?

796.

* Phi nhãn, phi nhãn giới phải chăng? Phi nhãn giới, phi nhãn phải chăng?

* Phi nhĩ, phi nhĩ giới phải chăng? Phi nhĩ giới, phi nhĩ phải chăng?

* Phi nhãn thức, phi nhãn thức giới phải chăng? Phi nhãn thức giới, phi nhãn thức phải chăng?

* Phi ý, phi ý giới phải chăng? Phi ý giới, phi ý phải chăng?

* Phi ý thức, phi ý thức giới phải chăng? Phi ý thức giới, phi ý thức phải chăng?

* Phi pháp, phi pháp giới phải chăng? Phi pháp giới, phi pháp phải chăng?

797.

* Nhãn là nhãn giới phải chăng? Giới là nhĩ giới phải chăng?

* Nhãn là nhãn giới phải chăng? Giới là pháp giới phải chăng?

Trong phần căn luân của xứ song phân giải rộng như thế nào thì trong phần căn luân (cakka) của giới song cũng nên sắp đặt như thế đó.

798.

* Phi nhãn, phi nhãn giới phải chăng? Phi giới phi nhĩ giới phải chăng?

* Phi nhãn, phi nhãn giới phải chăng? Phi giới, phi tỷ giới phải chăng?

* Phi nhãn, phi nhãn giới phải chăng? Phi giới, phi pháp giới phải chăng?

* Phi pháp, phi pháp giới phải chăng? Phi giới, phi nhãn giới phải chăng?

* Phi pháp, phi pháp giới phải chăng? Phi giới, phi ý thức giới phải chăng?

Nên nói theo cách xoay chuyển (Cakkaṃ bandhitabbaṃ).

799.

* Nhãn là giới phải chăng? Giới là nhãn phải chăng?

* Nhĩ là giới phải chăng? Giới là nhĩ phải chăng? Tỷ, thiệt, thân, sắc, thinh, khí, vị, xúc.

* Nhãn thức là giới phải chăng? Giới là nhãn thức phải chăng? Nhĩ thức là giới phải chăng? Giới là nhĩ thức phải chăng? Tỷ thức, thiệt thức, thân thức.

* Ý là giới phải chăng? Giới là ý phải chăng?

* Ý thức là giới phải chăng? Giới là ý thức phải chăng?

* Pháp là giới phải chăng? Giới là pháp phải chăng?

800.

* Phi nhãn, phi giới phải chăng? Phi giới, phi nhãn phải chăng?

* Phi nhĩ, phi giới phải chăng? Phi giới, phi nhĩ phải chăng? Phi tỷ, phi thiệt, phi thân, phi sắc, phi thinh, phi khí, phi vị, phi xúc.

* Phi nhãn thức, phi giới phải chăng? Phi giới, phi nhãn thức phải chăng?

* Phi nhĩ thức, phi tỷ thức, phi thiệt thức, phi thân thức, phi giới phải chăng? Phi giới, phi thân thức phải chăng?

* Phi ý, phi giới phải chăng? Phi giới, phi ý phải chăng?

* Phi ý thức, phi giới phải chăng? Phi giới, phi ý thức phải chăng?

* Phi pháp, phi giới phải chăng? Phi giới, phi pháp phải chăng?

801.

* Nhãn là giới phải chăng? Giới là nhĩ phải chăng?

* Nhãn là giới phải chăng? Giới là pháp phải chăng?...

* Pháp là giới phải chăng? Giới là nhãn phải chăng?...

* Pháp là giới phải chăng? Giới là ý thức phải chăng?

Nên nói theo cách xoay chuyển (Cakkaṃ bandhitabbaṃ).

802.

* Phi nhãn, phi giới phải chăng? Phi giới, phi nhĩ phải chăng?

* Phi nhãn, phi giới phải chăng? Phi giới, phi tỷ phải chăng?...

* Phi nhãn, phi giới phải chăng? Phi giới, phi pháp phải chăng?

* Phi pháp, phi giới phải chăng? Phi giới, phi nhãn phải chăng?

* Phi pháp, phi giới phải chăng? Phi giới, phi ý thức phải chăng?

Nên nói theo cách xoay chuyển (Cakkaṃ bandhitabbaṃ)..

Dứt phần xiển thuật

---

Phần Xiển Minh (Niddesavara)

Phần Câu Lọc (Padasodhanavāra)

803.

* Nhãn là nhãn giới phải chăng? Thiên nhãn (dibbacakkhu), tuệ nhãn (paññācakkhu) gọi là nhãn mà không gọi là nhãn giới. Còn nhãn giới gọi nhãn cũng phải, gọi nhãn giới cũng phải.

Nhãn giới là nhãn phải chăng? Phải rồi.

* Nhĩ là nhĩ giới phải chăng? Thiên nhĩ (dibbasota), ái nhĩ (taṅhāsota) gọi là nhĩ, mà không gọi là nhĩ giới. Còn nhĩ giới gọi nhĩ cũng phải, gọi nhĩ giới cũng phải.

Nhĩ giới là nhĩ phải chăng? Phải rồi.

* Tỷ là tỷ giới phải chăng? Phải rồi.

Tỷ giới là tỷ phải chăng? Phải rồi.

Thiệt cũng như tỷ giới.

* Thân là thân giới phải chăng? Trừ ra thân giới rồi, thân mà ngoài ra đó, gọi là thân mà còn gọi phi thân giới. Còn thân giới gọi là thân cũng phải, gọi thân giới cũng phải.

Thân giới là thân phải chăng? Phải rồi.

* Sắc là sắc giới phải chăng? Trừ ra sắc giới rồi, sắc mà ngoài ra đó, gọi là sắc mà không gọi là sắc giới. Còn sắc giới gọi sắc cũng phải và gọi sắc giới cũng phải.

Sắc giới là sắc phải chăng? Phải rồi.

Thinh cũng đồng như tỷ.

* Khí là khí giới phải chăng? Giới hương (sīlagandha), định hương (samdhigandha), huệ hương (pañña gandha) gọi là khí (gandha) mà còn gọi phi khí giới (gandhadhātu). Còn khí giới gọi khí cũng phải, gọi khí giới cũng phải.

Khí giới là khí phải chăng? Phải rồi.

* Vị là vị giới phải chăng? Nghĩa lý vị (attharasa), pháp vị (dhammarasa), giải thoát vị (vimuttirasa) gọi là vị mà còn gọi phi vị giới. Còn vị giới gọi vị cũng phải, gọi vị giới cũng phải.

Vị giới là vị phải chăng? Phải rồi.

Xúc cũng đồng như tỷ.

* Nhãn thức là nhãn thức giới phải chăng? Phải rồi.

Nhãn thức giới là nhãn thức phải chăng? Phải rồi.

Nhĩ thức... tỷ thức, thiệt thức, thân thức.

* Ý là ý giới phải chăng? Trừ ra ý giới rồi, ý mà ngoài ra đó, gọi là ý mà còn gọi phi ý giới. Còn ý giới gọi là ý cũng phải và gọi là ý giới cũng phải.

Ý giới là ý phải chăng? Phải rồi.

* Ý thức là ý thức giới phải chăng? Phải rồi.

Ý thức giới là ý thức phải chăng? Phải rồi.

* Pháp là pháp giới phải chăng? Trừ ra pháp giới rồi, pháp mà ngoài ra đó, gọi là pháp mà còn gọi là phi pháp giới. Còn pháp giới gọi là pháp cũng phải gọi là pháp giới cũng phải.

Pháp giới là pháp phải chăng? Phải rồi.

804.

* Phi nhãn, phi nhãn giới phải chăng? Phải rồi.

Phi nhãn giới, phi nhãn phải chăng? Thiên nhãn (dibbacakkhu), tuệ nhãn (paññācakkhu) là phi nhãn giới mà còn gọi là nhãn. Trừ ra nhãn và nhãn giới rồi, giới mà ngoài ra đó, là phi nhãn và phi nhãn giới.

* Phi nhĩ, phi nhĩ giới phải chăng? Phải rồi.

Phi nhĩ giới, phi nhĩ phải chăng? Thiên nhĩ (dibbasota), ái nhĩ (taṅhāsota) là phi nhĩ giới mà còn gọi là nhĩ. Còn trừ ra nhĩ và nhĩ giới rồi, giới mà ngoài ra đó, là phi nhĩ và phi nhĩ giới.

* Phi tỷ, phi tỷ giới phải chăng? Phải rồi.

Phi tỷ giới, phi tỷ phải chăng? Phải rồi.

Trong hai phần, Đức Phật Ngài nói dón gọn và đáp là phải (yaṃ saṃjittaṃ ubhato āmantā).

* Phi thiệt... phi thân, phi thân giới phải chăng?

Phi thân giới, phi thân phải chăng? Trừ ra thân giới rồi, thân mà ngoài ra đó, là phi thân giới mà còn gọi là thân. Còn trừ ra thân và thân giới rồi, thân mà ngoài ra đó, gọi là phi thân và còn gọi là phi thân giới.

* Phi sắc, phi sắc giới phải chăng? Phải rồi.

Phi sắc giới, phi sắc phải chăng? Trừ ra Sắc giới rồi, sắc mà ngoài ra đó gọi là phi sắc mà còn gọi là sắc. Còn trừ ra sắc và sắc giới rồi, sắc mà ngoài ra đó, gọi là phi sắc và còn gọi là phi sắc giới.

* Phi thinh... phi khí, phi khí giới phải chăng? Phải rồi.

Phi khí giới, phi khí phải chăng? Giới hương (sīlagandha), định hương (samadhigandha), tuệ hương (paññādandha) là phi khí giới mà còn gọi là khí. Còn trừ ra khí và khí giới rồi, khí mà ngoài ra đó, gọi là phi khí và còn gọi là phi khí giới.

* Phi vị, phi vị giới phải chăng? Phải rồi.

Phi vị giới, phi vị phải chăng? Nghĩa lý vị (attharasa), pháp vị (dhammarasa), giải thoát vị (vimuttirasa) là phi vị giới mà còn gọi là vị. Còn trừ ra vị và vị giới rồi, vị mà ngoài ra đó, gọi là phi vị và gọi là phi vị giới.

* Phi xúc... phi nhãn thức, phi nhãn thức giới phải chăng? Phải rồi.

Phi nhãn thức giới, phi nhãn thức phải chăng? Phải rồi.

* Phi nhĩ thức, phi tỷ thức, phi thiệt thức, phi thân thức, phi ý, phi ý giới phải chăng? Phải rồi.

Phi ý giới, phi ý phải chăng? Trừ ra ý giới rồi, ý mà ngoài ra đó, là phi ý giới mà còn gọi là ý. Còn trừ ra ý và ý giới rồi, ý mà ngoài ra đó, gọi là phi ý và còn gọi là phi ý giới.

* Phi ý thức, phi ý thức giới phải chăng? Phải rồi.

Phi ý thức giới, phi ý thức phải chăng? Phải rồi.

* Phi pháp, phi pháp pháp giới phải chăng? Phải rồi.

Phi pháp giới, phi pháp phải chăng? Trừ ra pháp giới rồi, pháp mà ngoài ra đó, gọi là phi pháp giới, mà còn gọi là pháp. Còn trừ ra pháp và pháp giới rồi, pháp mà ngoài ra đó, gọi là phi pháp và còn gọi là phi pháp giới.

---

Phần Câu Lọc Căn Luân (Padasodhanamūlacakkavāra)

805.

* Nhãn là nhãn giới phải chăng? Thiên nhãn (dibbacakkhu), tuệ nhãn (paññācakkhu) gọi là nhãn mà không gọi là nhãn giới. Còn nhãn giới gọi là nhãn cũng phải và gọi là nhãn giới cũng phải.

Giới là nhĩ giới phải chăng? Nhĩ giới gọi là giới cũng phải, gọi là nhĩ giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, gọi là giới mà phi nhĩ giới.

* Nhãn là nhãn giới phải chăng? Thiên nhãn, tuệ nhãn gọi là nhãn mà phi nhãn giới. Còn nhãn giới gọi là nhãn cũng phải và gọi nhãn giới cũng phải.

Giới là tỷ giới phải chăng?... Giới là pháp giới phải chăng? Pháp giới gọi giới cũng phải và gọi pháp giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, gọi là giới mà phi pháp giới.

Trong phần định danh của xứ song như thế nào thì trong phần định danh của giới song cũng nên nói theo cách xoay chuyển như thế đó (yathā āyatanayamake paññatti evaṃ dhātuyamakepi paññatti cakkaṃ bandhitabbaṃ).

806.

* Phi nhãn, phi nhãn giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi giới, phi nhĩ giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi giới, phi tỷ giới phải chăng?... Phi giới, phi pháp giới phải chăng? Phải rồi.

Trong hai phần của giới song ngoài ra thì đáp là phải rồi.

Nên nói theo cách xoay chuyển (cakkaṃ bandhitabbaṃ sabbe āmantā ubhatopi sesepi).

---

Phần Thuần Giới (Suddhadhātuvāra)

807.

* Nhãn là giới phải chăng? Phải rồi.

* Giới là nhãn giới phải chăng? Nhãn giới gọi là giới cũng phải, gọi là nhãn giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, gọi là giới mà phi nhãn giới.

* Nhĩ là giới phải chăng? Phải rồi...

Tỷ, thiệt, thân, sắc, thinh, khí, vị, xúc.

* Nhãn thức là giới phải chăng? Phải rồi.

* Giới là nhãn thức giới phải chăng? Nhãn thức giới gọi là giới cũng phải, gọi là nhãn thức giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, là phi nhãn thức giới.

Nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức.

* Ý là giới phải chăng? Phải rồi.

* Giới là ý giới phải chăng? Ý giới gọi là giới cũng phải, gọi là ý giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, gọi là giới mà phi ý giới.

* Ý thức là giới phải chăng? Phải rồi.

* Giới là ý thức giới phải chăng? Ý thức giới gọi là giới cũng phải, gọi là ý thức giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, gọi là giới mà phi ý thức giới.

* Pháp là giới phải chăng? Phải rồi.

* Giới là pháp giới phải chăng? Pháp giới gọi là giới cũng phải, gọi là pháp giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, gọi là giới mà phi pháp giới.

808.

* Phi nhãn, phi giới phải chăng? Trừ ra nhãn rồi, giới mà ngoài ra đó, là phi nhãn mà còn gọi là giới. Còn trừ ra nhãn và giới rồi, giới mà ngoài ra đó, là phi nhãn và phi giới.

* Phi giới, phi nhãn giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi nhĩ, phi giới phải chăng? Trừ ra nhĩ rồi... trừ ra tỷ rồi... trừ ra thiệt rồi...

* Phi thân, phi giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi giới, phi thân giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi sắc, phi giới phải chăng? Trừ ra sắc rồi... Trừ ra thinh, khí, vị, xúc, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý, ý thức rồi...

* Phi pháp, phi giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi giới, phi pháp giới phải chăng? Phải rồi.

---

Phần Thuần Giới Căn Luân (Suddhadhātu Mūlacakkavāra).

809.

* Nhãn là giới phải chăng? Phải rồi.

* Giới là nhĩ giới phải chăng? Nhĩ giới gọi giới cũng phải, gọi nhĩ giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, gọi là giới mà phi nhĩ giới.

* Nhãn là giới phải chăng? Phải rồi.

* Giới là tỷ giới phải chăng?... Giới là pháp giới phải chăng? Pháp giới gọi giới cũng phải, gọi pháp giới cũng phải. Còn giới mà ngoài ra đó, gọi là giới mà phi pháp giới.

Nên nói theo cách xoay chuyển (cakkaṃ bandhitabbaṃ).

810.

* Phi nhãn, phi giới phải chăng? Trừ ra nhãn rồi, giới mà ngoài ra đó, là phi nhãn mà gọi là giới. Còn trừ ra nhãn và giới rồi, pháp mà ngoài ra đó, là phi nhãn và phi giới.

* Phi giới phi nhĩ giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi nhãn, phi giới phải chăng? Trừ ra nhãn rồi, giới mà ngoài ra đó, là phi nhãn mà còn gọi là giới. Còn trừ ra nhãn và giới rồi, pháp mà ngoài ra đó, là phi nhãn và phi giới.

* Phi giới, phi tỷ giới phải chăng?... Phi giới, phi pháp giới phải chăng? Phải rồi...

* Phi pháp, phi giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi giới, phi nhãn giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi pháp, phi giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi giới, phi nhãn giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi pháp, phi giới phải chăng? Phải rồi.

* Phi giới, phi nhĩ giới phải chăng?... Phi giới, phi ý thức giới phải chăng? Phải rồi.

Nên nói theo cách xoay chuyển (cakkaṃ bandhitabbaṃ) phần định danh của xứ song như thế nào thì phần định danh của giới song nên phân rộng như thế đó (yathā āyatanayamakassa paññatti evaṃ Dhātuyamakassa paññatti vitthāretabbā).

Dứt phần định danh

---

PHẦN HÀNH VI (PAVATTIVARA)

Phần Sanh (Uppadavāra)

811.

Nhãn giới đang sanh với người nào, thời nhĩ giới đang sanh với người ấy phải chăng? Người hữu nhãn, vô nhĩ đang sanh, nhãn giới đang sanh mà nhĩ giới chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người hữu nhãn hữu nhĩ đang sanh, nhãn giới đang sanh và nhĩ giới cũng đang sanh.

Hay là nhĩ giới đang sanh với người nào, thời nhãn giới đang sanh với người ấy phải chăng? Người hữu nhĩ vô nhãn đang sanh, nhĩ giới đang sanh mà nhãn giới chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người hữu nhĩ hữu nhãn đang sanh, nhĩ giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh.

812.

Nhãn giới đang sanh với người nào, thời tỷ giới đang sanh với người ấy phải chăng? Người hữu nhãn vô tỷ đang sanh, nhãn giới đang sanh mà tỷ giới chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người hữu nhãn hữu tỷ đang sanh, nhãn giới đang sanh và tỷ giới cũng đang sanh.

Hay là tỷ giới đang sanh với người nào, thời nhãn giới đang sanh với người ấy phải chăng? Người hữu tỷ vô nhãn đang sanh, tỷ giới đang sanh mà nhãn giới chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người hữu tỷ hữu nhãn đang sanh, tỷ giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh.

813.

Nhãn giới đang sanh với người nào, thời sắc giới đang sanh với người ấy phải chăng? Phải rồi.

Hay là sắc giới đang sanh với người nào, thời nhãn giới đang sanh với người ấy phải chăng? Người hữu sắc vô nhãn đang sanh, sắc giới đang sanh mà nhãn giới chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người hữu sắc hữu nhãn đang sanh, sắc giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh.

814.

Nhãn giới đang sanh với người nào, thời ý thức giới đang sanh với người ấy phải chăng? Phải rồi.

Hay là ý thức giới đang sanh với người nào, thời nhãn giới đang sanh với người ấy phải chăng? Người hữu tâm vô nhãn đang sanh, ý thức giới đang sanh mà nhãn giới chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người hữu tâm hữu nhãn đang sanh, ý thức giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh.

815.

Nhãn giới đang sanh với người nào, thời pháp giới đang sanh với người ấy phải chăng? Phải rồi.

Hay là pháp giới đang sanh với người nào, thời nhãn giới đang sanh với người ấy phải chăng? Người vô nhãn đang sanh, pháp giới đang sanh mà nhãn giới chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người hữu nhãn đang sanh, pháp giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh.

Xứ song, Phật Ngài phân ra như thế nào thì trong giới song cũng nên phân theo như thế đó (yathā āyatanayamakam vibhattaṃ evaṃ dhātuyamakampi vibhajitabbaṃ sadisaṃ kātabbaṃ).

---

PHẦN ĐẠT TRI (PARIÑÑAVARA)

816.

Người nào đang đạt trừ nhãn giới, thời người đó cũng đang đạt trừ nhĩ giới phải chăng? Phải rồi...

Dứt phần đạt tri (Pariññāvāro niṭṭhito)

Phần chót của giới song nên hoàn thành đầy đủ (dhātu yamakaṃ paripuṇṇaṃ peyyālena).

Dứt Giới song

Dhātuyamakaṃ niṭṭhitaṃ.