CHƯƠNG ĐÌNH CHỈ GIỚI BỔN PĀTIMOKKHA
- Thỉnh cầu tuyên đọc giới bổn Pātimokkha
- Tám pháp kỳ diệu về biển cả
- Tám pháp kỳ diệu ở Pháp và Luật
- Vị xứng đáng nghe giới bổn Pātimokkha
- Việc đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp và sai Pháp
- Việc đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp
THỈNH CẦU TUYÊN ĐỌC GIỚI BỔN PĀTIMOKKHA
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, tu viện Pubba, ở tòa nhà dài của người mẹ của Migāra.[1] Vào lúc bấy giờ, nhằm ngày Uposatha, đức Thế Tôn đang ngồi, được vây quanh bởi hội chúng tỳ khưu.
Khi ấy, lúc đêm đã khuya canh một đã tàn, đại đức Ānanda đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, và đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, đêm đã khuya canh một đã tàn, hội chúng tỳ khưu ngồi đã lâu. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn tuyên đọc giới bổn Pātimokkha cho các tỳ khưu.” Khi được nói như vậy, đức Thế Tôn đã im lặng.
Đến lần thứ nhì, lúc đêm đã khuya canh giữa đã tàn, đại đức Ānanda đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên hướng về đức Thế Tôn, và đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, đêm đã khuya, canh giữa đã tàn, hội chúng tỳ khưu ngồi đã lâu. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn tuyên đọc giới bổn Pātimokkha cho các tỳ khưu.” Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn đã im lặng.
Đến lần thứ ba, lúc đêm đã khuya canh cuối đã tàn, bình minh đã rạng, trời đêm lộ vẻ rạng rỡ, đại đức Ānanda đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên hướng về đức Thế Tôn, và đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, đêm đã khuya canh cuối đã tàn, bình minh đã rạng, trời đêm lộ vẻ rạng rỡ, hội chúng tỳ khưu ngồi đã lâu. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn tuyên đọc giới bổn Pātimokkha cho các tỳ khưu.”
- “Này Ānanda, hội chúng không thanh tịnh.”
2. Khi ấy, đại đức Mahāmoggallāna đã khởi ý điều này: “Liên quan đến nhân vật nào khiến đức Thế Tôn đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, hội chúng không thanh tịnh’?” Sau đó, đại đức Mahāmoggallāna đã tác ý dùng tâm biết được tâm của toàn thể hội chúng tỳ khưu. Đại đức Mahāmoggallāna đã nhìn thấy nhân vật ấy, kẻ có ác giới, có ác pháp, sở hành bất tịnh và đáng nghi ngờ, có hành động che giấu, không phải là Sa-môn, tự xưng là Sa-môn, không có Phạm hạnh, tự xưng là có Phạm hạnh, nội tâm thối nát, nhiễm dục vọng, có bản chất dơ bẩn, đang ngồi giữa hội chúng tỳ khưu.
Sau khi nhìn thấy đã đi đến gần nhân vật ấy, sau khi đến gần đã nói với nhân vật ấy điều này: - “Này ông bạn, hãy đứng dậy. Ngươi đã bị đức Thế Tôn nhìn thấy rồi. Việc cộng trú với các tỳ khưu là không có cho ngươi.” Được nói như vậy, nhân vật ấy đã im lặng.
Đến lần thứ nhì, đại đức Mahāmoggallāna đã nói với nhân vật ấy điều này: - “Này ông bạn, hãy đứng dậy. Ngươi đã bị đức Thế Tôn nhìn thấy rồi. Việc cộng trú với các tỳ khưu là không có cho ngươi.” Đến lần thứ nhì, nhân vật ấy đã im lặng.
Đến lần thứ ba, đại đức Mahāmoggallāna đã nói với nhân vật ấy điều này: - “Này ông bạn, hãy đứng dậy. Ngươi đã bị đức Thế Tôn nhìn thấy rồi. Việc cộng trú với các tỳ khưu là không có cho ngươi.” Đến lần thứ ba, nhân vật ấy đã im lặng.
Khi ấy, đại đức Mahāmoggallāna đã nắm lấy nhân vật ấy ở cánh tay đẩy ra bên ngoài cánh cửa của cổng ra vào, gài chốt cửa lại, rồi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, nhân vật ấy đã bị con đẩy ra ngoài rồi; hội chúng được thanh tịnh. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn tuyên đọc giới bổn Pātimokkha cho các tỳ khưu.”
- “Này Moggallāna, thật là kỳ lạ! Này Moggallāna thật là bất thường! Gã rồ dại ấy lại chờ đợi cho đến lúc bị nắm lấy cánh tay.”
*****
TÁM PHÁP KỲ DIỆU VỀ BIỂN CẢ
3. Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, đây là tám pháp kỳ diệu phi thường về biển cả, sau khi thường xuyên xem xét những pháp ấy các A-tu-la thỏa thích trong biển cả. Tám pháp ấy là gì?
Này các tỳ khưu, biển cả sâu xuống dần dần, có độ dốc xuống dần dần, có sự lõm xuống dần dần, không có vực sâu một cách đột ngột. Này các tỳ khưu, sự việc biển cả sâu xuống dần dần, có độ dốc xuống dần dần, có sự lõm xuống dần dần, không có vực sâu một cách đột ngột, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ nhất về biển cả, sau khi thường xuyên xem xét pháp ấy các A-tu-la thỏa thích trong biển cả.
Này các tỳ khưu, còn có điều này nữa, biển cả có pháp ổn định, không tràn qua khỏi bờ. Này các tỳ khưu, sự việc biển cả có pháp ổn định, không tràn qua khỏi bờ, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ nhì về biển cả, sau khi thường xuyên xem xét pháp ấy các A-tu-la thỏa thích trong biển cả.
Này các tỳ khưu, còn có điều này nữa, biển cả không sống chung với xác chết, nghĩa là khi ở trong biển cả có xác chết, nó tức thời đưa xác chết ấy vào bờ hoặc hất lên đất liền. Này các tỳ khưu, sự việc biển cả không sống chung với xác chết, nghĩa là khi ở trong biển cả có xác chết, nó tức thời đưa xác chết ấy vào bờ hoặc hất lên đất liền, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ ba về biển cả, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, còn có điều này nữa, các con sông lớn như là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī khi đã ra đến biển cả thì từ bỏ các tên họ trước đây và đi đến tên gọi là ‘Biển cả.’ Này các tỳ khưu, sự việc các con sông lớn như là Gaṅgā, ―(như trên)― và đi đến tên gọi là ‘Biển cả,’ này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ tư về biển cả, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, còn có điều này nữa, có các dòng nước ở trái đất đổ vào biển cả và các trận mưa từ không trung rơi xuống, nhưng không vì điều ấy mà biển cả được xem là vơi hay đầy. Này các tỳ khưu, sự việc có các dòng nước ở trái đất đổ vào biển cả và các trận mưa từ không trung rơi xuống nhưng không vì điều ấy mà biển cả được xem là vơi hay đầy, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ năm về biển cả, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, còn có điều này nữa, biển cả có một vị là vị của muối. Này các tỳ khưu, sự việc biển cả chỉ có một vị là vị của muối, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ sáu về biển cả, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, còn có điều này nữa, biển cả có nhiều vật quý, có vô số vật quý. Ở đó, các vật quý ấy như là ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc bích, xà cừ, đá quý, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-by, ngọc mắt mèo. Này các tỳ khưu, sự việc biển cả có nhiều vật quý, có vô số vật quý; ở đó, các vật quý ấy ―(như trên)― này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ bảy về biển cả, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, còn có điều này nữa, biển cả là nơi cư trú của các chúng sanh to lớn. Ở đó, các chúng sanh ấy là cá ông, cá voi, cá ông voi, các A-tu-la, các loài rồng, các Càn-thát-bà. Trong biển cả còn có những loài hữu hình lớn đến trăm do tuần, những loài hữu hình lớn đến hai trăm do tuần, những loài hữu hình lớn đến ba trăm do tuần, những loài hữu hình lớn đến bốn trăm do tuần, những loài hữu hình lớn đến năm trăm do tuần. Này các tỳ khưu, sự việc biển cả là nơi cư trú của các chúng sanh to lớn; ở đó, các chúng sanh ấy là cá ông, ―(như trên)― Trong biển cả còn có những loài hữu hình lớn đến trăm do tuần, ―(như trên)― những loài hữu hình lớn đến năm trăm do tuần, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ tám về biển cả, sau khi thường xuyên xem xét pháp ấy các A-tu-la thỏa thích trong biển cả. Này các tỳ khưu, đây là tám pháp kỳ diệu phi thường về biển cả, sau khi thường xuyên xem xét pháp ấy các A-tu-la thỏa thích trong biển cả.
4. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế trong Pháp và Luật này có tám pháp kỳ diệu phi thường, sau khi thường xuyên xem xét những pháp ấy các tỳ khưu thỏa thích trong Pháp và Luật này. Tám pháp ấy là gì?
Này các tỳ khưu, cũng giống như biển cả sâu xuống dần dần, có độ dốc xuống dần dần, có sự lõm xuống dần dần, không có vực sâu một cách đột ngột, này các tỳ khưu, tương tợ như thế trong Pháp và Luật này có sự học tập theo thứ lớp, có sự thực hành theo thứ lớp, có sự tiến bộ theo thứ lớp, không có sự chứng ngộ đột ngột nào khác. Này các tỳ khưu, sự việc trong Pháp và Luật này có sự học tập theo thứ lớp, có sự thực hành theo thứ lớp, có sự tiến bộ theo thứ lớp, không có sự chứng ngộ đột ngột nào khác, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ nhất trong Pháp và Luật này, sau khi thường xuyên xem xét pháp ấy các tỳ khưu thỏa thích trong Pháp và Luật này.
Này các tỳ khưu, cũng giống như biển cả có pháp ổn định, không tràn qua khỏi bờ, này các tỳ khưu, tương tợ như thế điều học nào đã được ta quy định cho các đệ tử của ta, các đệ tử của ta không vượt qua điều học ấy dù là nguyên nhân mạng sống. Này các tỳ khưu, sự việc điều học nào đã được ta quy định cho các đệ tử, các đệ tử của ta không vượt qua điều học ấy dù là nguyên nhân mạng sống, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ nhì trong Pháp và Luật này, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, cũng giống như biển cả không sống chung với xác chết nghĩa là khi ở trong biển cả có xác chết, nó tức thời đưa xác chết ấy vào bờ hoặc hất lên đất liền, này các tỳ khưu, tương tợ như thế nhân vật nào là kẻ có ác giới, có ác pháp, sở hành bất tịnh và đáng nghi ngờ, có hành động che giấu, phi Sa-môn, giả mạo Sa-môn, phi Phạm hạnh, giả mạo Phạm hạnh, nội tâm thối nát, nhiễm dục vọng, có bản chất dơ bẩn, hội chúng không sống chung với kẻ ấy mà tức thời tụ hội lại loại trừ kẻ ấy ra; cho dù kẻ ấy ngồi giữa hội chúng tỳ khưu nhưng kẻ ấy vẫn bị tách ly khỏi hội chúng và hội chúng vẫn được tách ly với kẻ ấy. Này các tỳ khưu, sự việc nhân vật nào là kẻ có ác giới, có ác pháp, ―(như trên)― hội chúng không sống chung với nhân vật ấy mà tức thời tụ hội lại loại trừ kẻ ấy ra; cho dù kẻ ấy ngồi giữa hội chúng tỳ khưu nhưng kẻ ấy vẫn bị tách ly khỏi hội chúng và hội chúng vẫn được tách ly với kẻ ấy, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ ba trong Pháp và Luật này, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, cũng giống như các con sông lớn như là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī khi đã ra đến biển cả thì từ bỏ các tên họ trước đây và đi đến tên gọi là ‘Biển cả,’ này các tỳ khưu, tương tợ như thế bốn loại giai cấp này là vua chúa, Bà-la-môn, thương buôn, và nô bộc, khi họ đã rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật được công bố bởi đức Như Lai thì từ bỏ các tên họ trước đây và đi đến tên gọi là ‘Các Sa-môn Thích tử.’ Này các tỳ khưu, sự việc bốn loại giai cấp này là vua chúa, ―(như trên)― và đi đến tên gọi là ‘Các Sa-môn Thích tử,’ này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ tư trong Pháp và Luật này, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, cũng giống như các dòng nước ở trái đất đổ vào biển cả và các trận mưa từ không trung rơi xuống, nhưng không vì điều ấy mà biển cả được xem là vơi hay đầy, này các tỳ khưu, tương tợ như thế cho dù nhiều vị tỳ khưu Vô Dư Niết Bàn trong cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, nhưng không vì điều ấy mà cảnh giới Niết Bàn được xem là vơi hay đầy. Này các tỳ khưu, sự việc cho dù nhiều vị tỳ khưu Vô Dư Niết Bàn trong cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, nhưng không vì điều ấy mà cảnh giới Niết Bàn được xem là vơi hay đầy, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ năm trong Pháp và Luật này, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, cũng giống như biển cả có một vị là vị của muối, này các tỳ khưu, tương tợ như thế Pháp và Luật này có một vị là vị của giải thoát. Này các tỳ khưu, sự việc Pháp và Luật này có một vị là vị của giải thoát, này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ sáu trong Pháp và Luật này, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, cũng giống như biển cả có nhiều vật quý, có vô số vật quý; ở đó, các vật quý ấy như là ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc bích, xà cừ, đá quý, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-by, ngọc mắt mèo, này các tỳ khưu, tương tợ y như thế Pháp và Luật này có nhiều vật quý, có vô số vật quý; ở đây, các vật quý ấy như là bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy pháp đưa đến giác ngộ, Thánh đạo tám ngành.
Này các tỳ khưu, sự việc Pháp và Luật này có nhiều vật quý, có vô số vật quý; ở đây, các vật quý ấy như là bốn sự thiết lập niệm, ―(như trên)― này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ bảy trong Pháp và Luật này, ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, cũng giống như biển cả là nơi cư trú của các chúng sanh to lớn; ở đó, các chúng sanh ấy là cá ông, cá voi, cá ông voi, các A-tu-la, các loài rồng, các Càn-thát-bà. Trong biển cả còn có những loài hữu hình lớn đến trăm do tuần, những loài hữu hình lớn đến hai trăm do tuần, những loài hữu hình lớn đến ba trăm do tuần, những loài hữu hình lớn đến bốn trăm do tuần, những loài hữu hình lớn đến năm trăm do tuần. Này các tỳ khưu, tương tợ như thế Pháp và Luật này là nơi cư trú của các chúng sanh vĩ đại; ở đây, các chúng sanh ấy là vị Nhập Lưu, vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhập Lưu, vị Nhất Lai, vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhất Lai, vị Bất Lai, vị đang thực hành để chứng ngộ quả Bất Lai, vị A-la-hán, vị đang thực hành để chứng ngộ quả A-la-hán. Này các tỳ khưu, sự việc Pháp và Luật này là nơi cư trú của các chúng sanh vĩ đại; ở đây, các chúng sanh ấy là vị Nhập Lưu, ―(như trên)― này các tỳ khưu, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ tám trong Pháp và Luật này, sau khi thường xuyên xem xét pháp ấy các tỳ khưu thỏa thích trong Pháp và Luật này. Này các tỳ khưu đây là tám pháp kỳ diệu phi thường trong Pháp và Luật này, sau khi thường xuyên xem xét những pháp ấy các tỳ khưu thỏa thích trong Pháp và Luật này.”
Sau đó, khi đã hiểu ra sự việc ấy, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:
“Mưa rơi nhiều ở vật đã được che đậy, mưa không rơi nhiều ở vật đã được mở ra. Vì thế, hãy mở ra vật đã được che đậy, như vậy mưa không rơi nhiều ở vật ấy.”[2]
5. Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, giờ đây kể từ nay về sau ta sẽ không tiến hành lễ Uposatha, sẽ không tuyên đọc giới bổn. Này các tỳ khưu, giờ đây kể từ nay về sau chính các ngươi có thể tiến hành lễ Uposatha, có thể tụng đọc giới bổn Pātimokkha. Này các tỳ khưu, sự việc này không hợp lý không có cơ sở là việc đức Như Lai có thể tiến hành lễ Uposatha, có thể tuyên đọc giới bổn Pātimokkha ở hội chúng không thanh tịnh. Và này các tỳ khưu, vị phạm tội không nên nghe giới bổn Pātimokkha; vị nào nghe thì phạm tội dukkaṭa. Này các tỳ khưu, vị nào phạm tội mà nghe giới bổn Pātimokkha, ta cho phép đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy.
Và này các tỳ khưu, nên đình chỉ như vầy: Vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: ‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) là vị phạm tội, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Giới bổn Pātimokkha đã được đình chỉ.”
Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chính là những vị phạm tội mà vẫn nghe giới bổn Pātimokkha (nghĩ rằng): ‘Không ai biết về chúng ta!’ Các tỳ khưu trưởng lão biết được tâm của người khác nên báo cho các tỳ khưu rằng: - “Này các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tên (như vầy) và tên (như vầy) chính là những vị phạm tội mà vẫn nghe giới bổn Pātimokkha (nghĩ rằng): ‘Không ai biết về chúng ta!’” Các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nghe rằng: “Nghe nói các tỳ khưu trưởng lão biết được tâm của người khác nên báo cho các tỳ khưu về chúng ta rằng: ‘Này các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tên (như vầy) và tên (như vầy) chính là những vị phạm tội mà vẫn nghe giới bổn Pātimokkha (nghĩ rằng): ‘Không ai biết về chúng ta!’” Các vị ấy (nghĩ rằng): ‘Trước hết, các tỳ khưu trong sạch sẽ đình chỉ giới bổn Pātimokkha của chúng ta’ nên ra tay trước đình chỉ giới bổn Pātimokkha của các tỳ khưu trong sạch không phạm tội khi không có cơ sở, không có nguyên nhân.
Các tỳ khưu nào ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại đình chỉ giới bổn Pātimokkha của các tỳ khưu trong sạch không có phạm tội khi không có cơ sở, không có nguyên nhân?” Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu nhóm Lục Sư đình chỉ giới bổn Pātimokkha của các tỳ khưu trong sạch không có phạm tội khi không có cơ sở, không có nguyên nhân, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” ―(như trên)―
Sau khi khiển trách, ngài đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, không nên đình chỉ giới bổn Pātimokkha của các tỳ khưu trong sạch không có phạm tội khi không có cơ sở, không có nguyên nhân; vị nào đình chỉ thì phạm tội dukkaṭa.
6. Này các tỳ khưu, một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, một sự đúng Pháp.
Hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, hai sự đúng Pháp.
Ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, ba sự đúng Pháp.
Bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, bốn sự đúng Pháp.
Năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, năm sự đúng Pháp.
Sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, sáu sự đúng Pháp.
Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, bảy sự đúng Pháp.
Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, tám sự đúng Pháp.
Chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, chín sự đúng Pháp.
Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, mười sự đúng Pháp.
7. Thế nào là một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Đây là một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới có nguyên cớ. Đây là một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về hạnh kiểm không có nguyên cớ. Đây là hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về hạnh kiểm có nguyên cớ. Đây là hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ, ―(như trên)― với sự hư hỏng về hạnh kiểm không có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến không có nguyên cớ. Đây là ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới có nguyên cớ, ―(như trên)― với sự hư hỏng về hạnh kiểm có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến có nguyên cớ. Đây là ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ, ―(như trên)― với sự hư hỏng về hạnh kiểm không có nguyên cớ, ―(như trên)― với sự hư hỏng về tri kiến không có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng không có nguyên cớ. Đây là bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới có nguyên cớ, ―(như trên)― với sự hư hỏng về hạnh kiểm có nguyên cớ, ―(như trên)― với sự hư hỏng về tri kiến có nguyên cớ, ―(như trên)― với sự hư hỏng về nuôi mạng có nguyên cớ. Đây là bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội pārājika không có nguyên cớ, ―(như trên)― với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ, ―(như trên)― với tội pācittiya không có nguyên cớ, ―(như trên)― với tội pāṭidesanīya không có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội dukkaṭa không có nguyên cớ. Đây là năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội pārājika có nguyên cớ, ―(như trên)― với tội saṅghādisesa có nguyên cớ, ―(như trên)― với tội pācittiya có nguyên cớ, ―(như trên)― với tội pāṭidesanīya có nguyên cớ, ―(như trên)― với tội dukkaṭa có nguyên cớ. Đây là năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về giới đã làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm đã làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến chưa làm không có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã làm không có nguyên cớ. Đây là sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về giới đã làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm đã làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến chưa làm có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã làm có nguyên cớ. Đây là sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội pārājika không có nguyên cớ, ... với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ, ... với tội thullaccaya không có nguyên cớ, ... với tội pācittiya không có nguyên cớ, ... với tội pāṭidesanīya không có nguyên cớ, ... với tội dukkaṭa không có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội dubbhāsita không có nguyên cớ. Đây là bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội pārājika có nguyên cớ, ... với tội saṅghādisesa có nguyên cớ, ... với tội thullaccaya có nguyên cớ, ... với tội pācittiya có nguyên cớ, ... với tội pāṭidesanīya có nguyên cớ, ... với tội dukkaṭa có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội dubbhāsita có nguyên cớ. Đây là bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về giới đã làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm đã làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến đã làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về nuôi mạng chưa làm không có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng đã làm không có nguyên cớ. Đây là tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về giới đã làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm đã làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến đã làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về nuôi mạng chưa làm có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng đã làm có nguyên cớ. Đây là tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về giới đã làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về giới đã làm và chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm đã làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm đã làm và chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến chưa làm không có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến đã làm không có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã làm và chưa làm không có nguyên cớ. Đây là chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về giới đã làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về giới đã làm và chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm đã làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về hạnh kiểm đã làm và chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến chưa làm có nguyên cớ, ... với sự hư hỏng về tri kiến đã làm có nguyên cớ, vị đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã làm và chưa làm có nguyên cớ. Đây là chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Thế nào là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị phạm tội pārājika không ngồi ở tập thể đó, sự thảo luận về tội pārājika chưa được dứt điểm, vị đã xả bỏ sự học tập không ngồi ở tập thể đó, sự thảo luận về vị đã xả bỏ sự học tập chưa được dứt điểm, vị phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp, vị không bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp, sự thảo luận về việc bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp chưa được dứt điểm, vị không bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới, vị không bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm, vị không bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến. Đây là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Thế nào là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị phạm tội pārājika ngồi ở tập thể đó, sự thảo luận về tội pārājika đã được dứt điểm, vị đã xả bỏ sự học tập ngồi ở tập thể đó, sự thảo luận về vị đã xả bỏ sự học tập đã được dứt điểm, vị không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp, vị bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp, sự thảo luận về việc bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp đã được dứt điểm, vị bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới, vị bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm, vị bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến. Đây là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
8. Thế nào là vị phạm tội pārājika ngồi ở tập thể đó? Này các tỳ khưu, ở đây sự phạm tội pārājika là do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, vị tỳ khưu nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) đang phạm tội pārājika với những hình thức ấy, với những đặc tính ấy, với những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) đang phạm tội pārājika nhưng lại có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) đã phạm tội pārājika!’
Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu đang phạm tội pārājika và cũng không có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) đã phạm tội pārājika!’ nhưng chính vị tỳ khưu (phạm tội) ấy đã nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, tôi đã phạm tội pārājika!’
Này các tỳ khưu, với điều đã được nghe ấy, với điều đã được thấy ấy, với điều đã nghi ngờ ấy, vị tỳ khưu nếu muốn thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, có thể nêu lên giữa hội chúng rằng:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) đã phạm tội pārājika, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
Khi giới bổn Pātimokkha của vị tỳ khưu đã bị đình chỉ, (nếu) tập thể giải tán do sự nguy hiểm nào đó trong mười sự nguy hiểm là sự nguy hiểm từ đức vua, sự nguy hiểm vì trộm cướp, sự nguy hiểm vì hỏa hoạn, sự nguy hiểm vì nước ngập, sự nguy hiểm vì loài người, sự nguy hiểm vì phi nhân, sự nguy hiểm vì thú dữ, sự nguy hiểm vì rắn, sự nguy hiểm vì mạng sống, sự nguy hiểm vì Phạm hạnh, này các tỳ khưu, tại trú xứ ấy hoặc trú xứ nào khác, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, vị tỳ khưu (nguyên cáo) nếu muốn có thể nêu lên giữa hội chúng rằng:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về tội pārājika của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên quyết định sự việc này.’
Nếu việc ấy đạt được như thế, việc ấy như vậy là tốt đẹp. Nếu không đạt được, thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về tội pārājika của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’
Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
9. Thế nào là vị đã xả bỏ sự học tập ngồi ở tập thể đó? Này các tỳ khưu, ở đây sự học tập được vị tỳ khưu xả bỏ do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, vị tỳ khưu nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) đang xả bỏ sự học tập với những hình thức ấy, với những đặc tính ấy, với những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) đang xả bỏ sự học tập nhưng lại có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) đã xả bỏ sự học tập!’ Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) đang xả bỏ sự học tập và cũng không có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) đã xả bỏ sự học tập!’ nhưng chính vị tỳ khưu ấy đã nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, tôi đã xả bỏ sự học tập!’ này các tỳ khưu, với điều đã được nghe ấy, với điều đã được thấy ấy, với điều đã nghi ngờ ấy, vị tỳ khưu nếu muốn thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, có thể nêu lên giữa hội chúng rằng:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) đã xả bỏ sự học tập, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
Khi giới bổn Pātimokkha của vị tỳ khưu đã bị đình chỉ, (nếu) tập thể giải tán do sự nguy hiểm nào đó trong mười sự nguy hiểm là sự nguy hiểm từ đức vua, ―(như trên)― hoặc sự nguy hiểm vì Phạm hạnh, này các tỳ khưu, tại trú xứ ấy hoặc trú xứ nào khác, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, vị tỳ khưu (nguyên cáo) nếu muốn có thể nêu lên giữa hội chúng rằng:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về việc xả bỏ sự học tập của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên quyết định sự việc này.’ Nếu việc ấy đạt được như thế, việc ấy như vậy là tốt đẹp. Nếu không đạt được, thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: ‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về việc xả bỏ sự học tập của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
10. Thế nào là vị không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp? Này các tỳ khưu, ở đây việc không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp của vị tỳ khưu là do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, thì vị tỳ khưu nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp với những hình thức ấy, với những đặc tính ấy, với những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp nhưng lại có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp!’
Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp và cũng không có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp!’ nhưng chính vị tỳ khưu ấy đã nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, tôi không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp!’ này các tỳ khưu, với điều đã được nghe ấy, với điều đã được thấy ấy, với điều đã nghi ngờ ấy, vị tỳ khưu nếu muốn thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, có thể nêu lên giữa hội chúng rằng:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) không phục tùng sự hợp nhất đúng Pháp, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
Thế nào là vị bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp? Này các tỳ khưu, ở đây việc bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp là do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, vị tỳ khưu nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) đang bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp với những hình thức ấy, với những đặc tính ấy, với những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) đang bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp nhưng lại có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp!’ Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) đang bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp và cũng không có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp!’ nhưng chính vị tỳ khưu ấy đã nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, tôi bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp!’ Này các tỳ khưu, với điều đã được nghe ấy, với điều đã được thấy ấy, với điều đã nghi ngờ ấy, vị tỳ khưu nếu muốn thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, có thể nêu lên giữa hội chúng rằng: ‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
Khi giới bổn Pātimokkha của vị tỳ khưu đã bị đình chỉ, (nếu) tập thể giải tán do sự nguy hiểm nào đó trong mười sự nguy hiểm là sự nguy hiểm từ đức vua, ―(như trên)― hoặc sự nguy hiểm vì Phạm hạnh. Này các tỳ khưu, tại trú xứ ấy hoặc trú xứ nào khác, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, vị tỳ khưu (nguyên cáo) nếu muốn có thể nêu lên giữa hội chúng rằng:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về việc bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên quyết định sự việc ấy.’
Nếu sự việc ấy có thể đạt được như vậy, sự việc ấy như thế là tốt đẹp. Nếu không thể đạt được, thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: ‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về việc bác bỏ sự hợp nhất đúng Pháp của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
11. Thế nào là vị bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, vị tỳ khưu nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới do những hình thức ấy, do những đặc tính ấy, do những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới nhưng lại có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới!’ Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới và cũng không có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới!’ nhưng chính vị tỳ khưu ấy đã nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, tôi bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới!’
Này các tỳ khưu, với điều đã được nghe ấy, với điều đã được thấy ấy, với điều đã nghi ngờ ấy, vị tỳ khưu nếu muốn thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: ‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
12. Thế nào là vị bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, vị tỳ khưu nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm do những hình thức ấy, do những đặc tính ấy, do những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm nhưng lại có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm!’ Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm và cũng không có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm!’ nhưng chính vị tỳ khưu ấy đã nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, tôi bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm!’
Này các tỳ khưu, với điều đã được nghe ấy, với điều đã được thấy ấy, với điều đã nghi ngờ ấy, vị tỳ khưu nếu muốn thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, có thể nêu lên giữa hội chúng rằng: ‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về hạnh kiểm, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.
13. Thế nào là vị bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, vị tỳ khưu nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến do những hình thức ấy, do những đặc tính ấy, do những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến nhưng lại có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến!’ Cho dù vị tỳ khưu không nhìn thấy vị tỳ khưu (khác) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến và cũng không có vị tỳ khưu khác (thứ ba) nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, vị tỳ khưu tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến!’ nhưng chính vị tỳ khưu ấy đã nói với vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, tôi bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến!’
Này các tỳ khưu, với điều đã được nghe ấy, với điều đã được thấy ấy, với điều đã nghi ngờ ấy, vị tỳ khưu nếu muốn thì vào ngày Uposatha là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, có thể nêu lên giữa hội chúng rằng: ‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) bị thấy bị nghe bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tụng đọc trong sự hiện diện của vị ấy.’ Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp. Đây là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.”
Tụng phẩm thứ nhất.
*****
- Các yếu tố của việc đích thân khởi tố
- Các pháp cần được quán xét bởi vị khiển trách
- Phần giảng về mối liên quan giữa vị khiển trách và vị bị khiển trách
14. Khi ấy, đại đức Upāli đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Upāli đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố nên áp dụng việc đích thân khởi tố khi có bao nhiêu yếu tố?”
- “Này Upāli, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố nên áp dụng việc đích thân khởi tố khi có năm yếu tố: Này Upāli, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố nên quán xét như sau: ‘Việc ta có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố này là đúng thời điểm để áp dụng việc đích thân khởi tố này hay không đúng (thời điểm)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Sái thời điểm để áp dụng việc đích thân khởi tố này, không phải đúng thời điểm.’ Này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Đúng thời điểm để áp dụng việc đích thân khởi tố này, không phải sái thời điểm;’ này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: ‘Việc ta có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố này, nhưng việc đích thân khởi tố này là đúng đắn hay không (đúng đắn)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Việc đích thân khởi tố này là sai trái, không đúng đắn;’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Việc đích thân khởi tố này là đúng đắn, không phải sai trái;’ này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: ‘Việc ta có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố này, nhưng việc đích thân khởi tố này có đem lại sự lợi ích hay không (đem lại sự lợi ích)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Việc đích thân khởi tố này đem lại sự vô ích, không đem lại sự lợi ích;’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Việc đích thân khởi tố này đem lại sự lợi ích, không phải đem lại sự vô ích;’ này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: ‘Trong khi áp dụng việc đích thân khởi tố này, ta sẽ đạt được các tỳ khưu đồng quan điểm thân thiết ở trong phe theo đúng Pháp theo đúng Luật hay sẽ không (đạt được)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Trong khi áp dụng việc đích thân khởi tố này, ta sẽ không đạt được các tỳ khưu đồng quan điểm thân thiết ở trong phe theo đúng Pháp theo đúng Luật;’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Trong khi áp dụng việc đích thân khởi tố này, ta sẽ đạt được các tỳ khưu đồng quan điểm thân thiết ở trong phe theo đúng Pháp, theo đúng Luật;’ này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: ‘Khi việc đích thân khởi tố này của ta được áp dụng, do nguyên nhân ấy đối với hội chúng sẽ xảy ra sự tranh cãi, sự cãi cọ, sự xung đột, sự tranh luận, sự chia rẽ hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng, sự phân loại trong hội chúng, việc làm khác biệt trong hội chúng hay sẽ không (xảy ra)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Khi việc đích thân khởi tố này của ta được áp dụng, do nguyên nhân ấy đối với hội chúng sẽ xảy ra sự tranh cãi, ―(như trên)― việc làm khác biệt trong hội chúng;’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Khi việc đích thân khởi tố này của ta được áp dụng, do nguyên nhân ấy đối với hội chúng sẽ không xảy ra sự tranh cãi, ―(như trên)― việc làm khác biệt trong hội chúng;’ này Upāli, nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy. Này Upāli, việc đích thân khởi tố có năm yếu tố như thế được áp dụng sẽ không đem lại sự ân hận sau này.”
15. “Bạch ngài, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét bản thân bao nhiêu pháp rồi mới nên khiển trách vị khác?”
- “Này Upāli, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét bản thân năm pháp rồi mới nên khiển trách vị khác. Này Upāli, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: ‘Ta có sở hành về thân trong sạch không? Ta có sở hành về thân trong sạch, không sai sót, không lỗi lầm không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không có sở hành về thân trong sạch, không thành tựu sở hành về thân trong sạch, không sai sót, không lỗi lầm, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên rèn luyện điều liên quan đến thân;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: ‘Ta có sở hành về khẩu trong sạch không? Ta có sở hành về khẩu trong sạch, không sai sót, không lỗi lầm không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không có sở hành về khẩu trong sạch, không thành tựu sở hành về khẩu trong sạch, không sai sót, không lỗi lầm, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên rèn luyện điều liên quan đến khẩu;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: ‘Tâm từ của ta tức là tâm không ác cảm đối với các vị đồng Phạm hạnh có hiện khởi không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu tâm từ của vị tỳ khưu là tâm không ác cảm đối với các vị đồng Phạm hạnh không có hiện khởi, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên thể hiện tâm từ đến các vị đồng Phạm hạnh;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: ‘Ta có phải là vị nghe nhiều, nắm giữ điều đã được nghe, tích lũy điều đã được nghe? Các pháp nào là tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các pháp có hình thức như thế được ta nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, dùng trí quán sát, dùng tri kiến phân tích không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không phải là vị nghe nhiều, không phải là vị nắm giữ điều đã nghe, không tích lũy điều đã nghe. Những Pháp nào có sự tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các pháp có hình thức như thế không được vị ấy nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, dùng trí quán sát, dùng tri kiến phân tích, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên học tập kinh điển;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: ‘Hai bộ giới bổn Pātimokkha có được truyền lại đến ta một cách chi tiết, khéo được phân tích, khéo được áp dụng, khéo được xác định theo từng điều học hoặc từng từ ngữ không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu hai bộ giới bổn Pātimokkha không được truyền lại đến vị tỳ khưu một cách chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được áp dụng, không khéo được xác định theo từng điều học hoặc từng từ ngữ, khi được hỏi như vầy: ‘Này đại đức, điều này đã được đức Thế Tôn nói ở đâu?’ mà không đáp được, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên học tập về Luật;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét bản thân năm pháp này rồi mới nên khiển trách vị khác.”
16. - “Bạch ngài, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên khơi dậy ở nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên khiển trách vị khác?”
- “Này Upāli, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên khơi dậy ở nội tâm năm pháp rồi mới nên khiển trách vị khác: ‘Ta sẽ nói hợp thời, không phải sái thời; ta sẽ nói với sự thật, không phải với sự sai trái; ta sẽ nói với sự mềm mỏng, không phải bằng cách thô lỗ; ta sẽ nói có liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích; ta sẽ nói với tâm từ, không phải với nội tâm có sân hận.’ Này Upāli, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên khơi dậy ở nội tâm năm pháp này rồi mới nên khiển trách vị khác.”
- “Bạch ngài, sự ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu khiển trách không đúng Pháp với bao nhiêu hình thức?”
- “Này Upāli, sự ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu khiển trách không đúng Pháp với năm hình thức. (Ai đó có thể nói rằng): ‘Đại đức khiển trách sái thời, không hợp thời, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với sự sai trái, không phải với sự thật, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách bằng cách thô lỗ, không phải với sự mềm mỏng, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách không liên hệ đến lợi ích, không phải có liên hệ đến lợi ích, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với nội tâm có sân hận, không phải với tâm từ, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài.’ Này Upāli, sự ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu khiển trách không đúng Pháp với năm hình thức này. Lý do của điều ấy là gì? Là vì không có vị tỳ khưu nào khác có thể nghĩ đến là nên khiển trách với việc sai trái như thế.”
18. - “Bạch ngài, sự không có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu bị khiển trách không đúng Pháp với bao nhiêu hình thức?”
- “Này Upāli, sự không có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu bị khiển trách không đúng Pháp với năm hình thức. (Ai đó có thể nói rằng): ‘Đại đức bị khiển trách sái thời, không hợp thời, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách với sự sai trái, không phải với sự thật, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách bằng cách thô lỗ, không phải với sự mềm mỏng, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách không liên hệ đến lợi ích, không phải có liên hệ đến lợi ích, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách bởi nội tâm có sân hận, không phải bởi tâm từ, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài.’ Này Upāli, sự không có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu bị khiển trách không đúng Pháp với năm hình thức này.”
19. - “Bạch ngài, sự không có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu khiển trách đúng Pháp với bao nhiêu hình thức?”
- “Này Upāli, sự không có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu khiển trách đúng Pháp với năm hình thức. (Ai đó có thể nói rằng): ‘Đại đức khiển trách hợp thời, không sái thời, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với sự thật, không phải với sự sai trái, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với sự mềm mỏng, không phải bằng cách thô lỗ, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách có liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với tâm từ, không phải với nội tâm có sân hận, thế là đủ để không đưa đến sự ân hận cho ngài.’ Này Upāli, sự không có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu khiển trách đúng Pháp với năm hình thức này. Lý do của điều ấy là gì? Là vì cũng có vị tỳ khưu khác sẽ nghĩ đến nên khiển trách với sự thật như thế.”
20. - “Bạch ngài, sự có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu bị khiển trách đúng Pháp với bao nhiêu hình thức?”
- “Này Upāli, sự có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu bị khiển trách đúng Pháp với năm hình thức. (Ai đó có thể nói rằng): ‘Đại đức bị khiển trách hợp thời, không sái thời, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách với sự thật, không phải với sự sai trái, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách với sự mềm mỏng, không phải bằng cách thô lỗ, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách có liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách bởi từ tâm, không phải bởi nội tâm có sân hận, thế là đủ để đưa đến sự ân hận cho ngài.’ Này Upāli, sự có ân hận sẽ được xảy đến cho vị tỳ khưu bị khiển trách đúng Pháp với năm hình thức này.
21. - “Bạch ngài, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên khiển trách vị khác?”
- “Này Upāli, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm năm pháp rồi mới nên khiển trách vị khác: ‘Lòng bi mẫn, sự tầm cầu lợi ích, lòng thương xót, sự thoát khỏi tội, sự tôn trọng Luật.’ Này Upāli, vị tỳ khưu khiển trách có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm năm pháp này rồi mới nên khiển trách vị khác.”
- “Bạch ngài, vị tỳ khưu bị khiển trách nên an trú trong bao nhiêu pháp?”
- “Này Upāli, vị tỳ khưu bị khiển trách nên an trú trong hai pháp: chân thật và không nổi giận.”
Tụng phẩm thứ nhì.
Chương Đình Chỉ Giới Bổn Pātimokkha là thứ chín.
*****
Trong chương này có ba mươi sự việc.
1. Ngày lễ Uposatha, cho đến lần thứ ba vị ác tỳ khưu đã không đi ra, nhờ vị Moggallāna, đã bị lôi ra, điều kỳ diệu về Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.
2. Độ sâu, và sự học tập theo thứ lớp, có pháp ổn định, không vượt qua (điều học), xác chết, hội chúng loại trừ, và các dòng sông, từ bỏ (giai cấp).
3. Các dòng nước trôi chảy, các bậc Vô Dư Niết Bàn, và một vị là giải thoát, có nhiều (vật quý), Pháp và Luật cũng vậy, các chúng sanh (to lớn) và tám hạng Thánh Nhân.
4. Sau khi dùng biển cả làm ví dụ, Ngài đã phô bày đặc điểm về Giáo Pháp, vào ngày Uposatha, giới bổn Pātimokkha, ‘không ai biết về chúng ta!’
5. Họ ra tay (đình chỉ) trước, các vị phê phán, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, và bảy, tám, và chín, và mười trường hợp (đình chỉ) này.
6. Về bốn phần là giới, hạnh kiểm, tri kiến, và nuôi mạng, các tội pārājika, và tội saṅghādisesa, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, ―
7. ―(và) tội dukkaṭa là thuộc về năm phần, và sự hư hỏng về giới, hạnh kiểm, chưa làm và đã làm, là thuộc về sáu phần theo như đường lối.
8. Các tội pārājika, và tội saṅghādisesa, và tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, luôn cả tội dukkaṭa, và tội dubbhāsita.
9. Sự hư về hỏng giới, hạnh kiểm, và sự hư hỏng về tri kiến, nuôi mạng, và các điều ấy là tám trong trường hợp đã làm và chưa làm. Với giới, hạnh kiểm, và tri kiến ấy, các điều này ―
10. ― trong trường hợp chưa làm, cũng như đã làm, và luôn cả đã làm và chưa làm, như vậy là chín cách đã được nói đến, đúng với sự thật, theo phương pháp.
11. Vị phạm tội pārājika, chưa được dứt điểm, vị đã xả bỏ (sự học tập), và tương tợ y như thê, vị phục tùng, vị bác bỏ, và sự thảo luận về việc bác bỏ ấy.
12. Và sự hư hỏng về giới, hạnh kiểm, giống như với sự hư hỏng về tri kiến do đã bị thấy bị nghe bị nghi ngờ, là mười trường hợp, nên biết rõ điều ấy.
13. Vị tỳ khưu thấy rõ vị tỳ khưu, hay là vị khác đã nói điều ấy, và vị trong sạch khai báo đến vị ấy, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha.
14. (Hội chúng) giải tán vì nguy hiểm: từ đức vua, trộm cướp, hỏa hoạn, nước ngập, loài người, phi nhân, và thú dữ, rắn, mạng sống, Phạm hạnh.
15. Chỉ với một (sự nguy hiểm) nào đó của mười, và tại trú xứ ấy hoặc tại các trú xứ nào khác, đúng Pháp và luôn cả sai Pháp, nên biết theo đường lối như thế ấy.
16. (Năm yếu tố nên hành xử) là đúng thời điểm, đúng đắn, đem lại sự lợi ích, ta sẽ đạt được, sẽ xảy ra (hay không?), (nên quán xét sở hành) về thân, về khẩu, tâm từ, sự học nhiều, hai bộ giới bổn.
17. Nên khiển trách hợp thời, với sự thật, với sự mềm mỏng, có lợi ích, với tâm từ, có sự ân hận và không đúng Pháp, nên xua đi các lời nói như thế.
18. Lòng bi mẫn, sự (tầm cầu) lợi ích, lòng thương xót, sự thoát khỏi tội, sự tôn trọng (Luật) xua đi sự ân hận cho vị khiển trách đúng Pháp và cho vị bị khiển trách.
19. Cách hành xử của vị khiển trách đã được đấng Toàn Giác giảng giải, và bản thể về sự chân thật và luôn cả sự không sân hận là dành cho vị bị khiển trách.”
--ooOoo--