2. HÌNH PHẠT PARIVĀSA

  • Hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội
  • Hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội che giấu dài ngày
  • Hình phạt parivāsa hai tháng
  • Cách thức nên hành parivāsa hai tháng
  • Hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch

HÌNH PHẠT PARIVĀSA KẾT HỢP VỚI GIÁ TRỊ CỦA TỘI

1. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, một tội đã được che giấu hai ngày, một tội đã được che giấu ba ngày, một tội đã được che giấu bốn ngày, một tội đã được che giấu năm ngày, một tội đã được che giấu sáu ngày, một tội đã được che giấu bảy ngày, một tội đã được che giấu tám ngày, một tội đã được che giấu chín ngày, một tội đã được che giấu mười ngày.

2. Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng: - “Này các đại đức, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― một tội đã được che giấu mười ngày; vậy tôi nên thực hành như thế nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy nên hội chúng hãy ban cho vị tỳ khưu ấy hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội nào đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, ―(như trên)― và nên nói như vầy: ‘Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― một tội đã được che giấu mười ngày. Bạch các ngài, tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu mười ngày tôi đây thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội ấy.’

Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.

3. Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:

‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, nt― một tội đã được che giấu mười ngày. Tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu mười ngày, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― một tội đã được che giấu mười ngày. Tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu mười ngày, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―

Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.’”

Hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội.

*****

HÌNH PHẠT PARIVĀSA KẾT HỢP VỚI GIÁ TRỊ CỦA TỘI CHE GIẤU DÀI NGÀY

1. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, hai tội đã được che giấu hai ngày, ba tội đã được che giấu ba ngày, bốn tội đã được che giấu bốn ngày, năm tội đã được che giấu năm ngày, sáu tội đã được che giấu sáu ngày, bảy tội đã được che giấu bảy ngày, tám tội đã được che giấu tám ngày, chín tội đã được che giấu chín ngày, mười tội đã được che giấu mười ngày.

2. Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng: - “Này các đại đức, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― mười tội đã được che giấu mười ngày; vậy tôi nên thực hành như thế nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy nên hội chúng hãy ban cho vị tỳ khưu ấy hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội nào đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, ―(như trên)― và nên nói như vầy: ‘Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― mười tội đã được che giấu mười ngày. Bạch các ngài, những tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu dài ngày nhất tôi đây thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội ấy.’

Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.

3. Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:

‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― mười tội đã được che giấu mười ngày. Những tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu dài ngày nhất, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― mười tội đã được che giấu mười ngày. Những tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu dài ngày nhất, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội ấy.―

Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―

Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.’”

Dứt hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội che giấu dài ngày.

*****

HÌNH PHẠT PARIVĀSA HAI THÁNG

1. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: ‘Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’”

2. Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng: - “Này các đại đức, tôi đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?―

Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’ Vậy tôi nên thực hành như thế nào?”

3. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị tỳ khưu ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở bàn chân các tỳ khưu trưởng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vầy:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’ Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng.

Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.

4. Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng.―

Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―

Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

*****

CÁCH THỨC NÊN HÀNH PARIVĀSA HAI THÁNG

1. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

2. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội vị ấy nhận biết, một tội vị ấy không nhận biết. Tội mà vị ấy nhận biết, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, vị ấy nhận biết được tội kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội ta đã nhận biết, một tội ta đã không nhận biết. Tội mà ta đã nhận biết, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây nhận biết được luôn cả tội kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội vị ấy nhớ, một tội vị ấy không nhớ. Tội mà vị ấy nhớ, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Lúc đang hành parivāsa, vị ấy nhớ được luôn cả tội kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội ta đã nhớ, một tội ta đã không nhớ. Tội mà ta đã nhớ, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây nhớ được luôn cả tội kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?”

Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

4. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội không nghi ngờ, một tội có nghi ngờ. Với tội không nghi ngờ, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Lúc đang hành parivāsa, vị ấy không còn nghi ngờ luôn cả tội kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội không nghi ngờ, một tội có nghi ngờ. Với tội không nghi ngờ, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây không còn nghi ngờ luôn cả tội kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?”

Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

5. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu có nhận biết, một tội đã được che giấu không nhận biết. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?”

Các vị ấy nói như vầy: - “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu có nhận biết, một tội đã được che giấu không nhận biết. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.”

Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, tội nào đã được che giấu có nhận biết, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu không nhận biết, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta đối với một tội.”

6. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu có ghi nhớ, một tội đã được che giấu không ghi nhớ. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?”

Các vị ấy nói như vầy: - “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu có ghi nhớ, một tội đã được che giấu không ghi nhớ. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.”

Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, tội nào đã được che giấu có ghi nhớ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu không ghi nhớ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta đối với một tội.”

7. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu không nghi ngờ, một tội đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?”

Các vị ấy nói như vầy: - “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu không nghi ngờ, một tội đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.”

Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, tội nào đã được che giấu không nghi ngờ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu có nghi ngờ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta đối với một tội.”

8. Này các tỳ khưu, có vị tỳ khưu nọ đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?”

Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’”

Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng:

- “Này các đại đức, tôi đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vậy tôi nên thực hành như thế nào?”

9. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị tỳ khưu ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, ―(như trên)― và nên nói như vầy:

“Bạch các ngài, tôi đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng.”

Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.

10. Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:

“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng? Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng? Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng.―

Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―

Hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đã được hội chúng ban cho tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

11. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: ‘Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

12. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng vị ấy nhận biết, tháng kia vị ấy không nhận biết. Tháng mà vị ấy nhận biết, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng vị ấy nhận biết, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, vị ấy nhận biết luôn cả tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng ta đã nhận biết, tháng kia ta đã không nhận biết. Tháng mà ta đã nhận biết, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng.―

Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng ta đã nhận biết, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây nhận biết luôn cả tháng kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

13. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng vị ấy nhớ, tháng kia vị ấy không nhớ. Tháng mà vị ấy nhớ, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng vị ấy nhớ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, vị ấy nhớ được tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng ta đã nhớ, tháng kia ta đã không nhớ. Tháng mà ta đã nhớ, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng ta đã nhớ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây nhớ được luôn cả tháng kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

14. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng không nghi ngờ, một tháng có nghi ngờ. Tháng mà không nghi ngờ, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng không nghi ngờ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, vị ấy không còn nghi ngờ luôn cả tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng không nghi ngờ, một tháng có nghi ngờ. Tháng mà không nghi ngờ, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng không nghi ngờ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây không còn nghi ngờ luôn cả tháng kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?”

Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.

15. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu có nhận biết, một tháng đã được che giấu không nhận biết. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy:

- “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?” Các vị ấy nói như vầy: - “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu có nhận biết, một tháng đã được che giấu không nhận biết. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.” Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu có nhận biết, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu không nhận biết, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu là xứng đáng hình phạt mānatta đối với tội một tháng.”

16. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu có ghi nhớ, một tháng đã được che giấu không ghi nhớ. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy:

- “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?” Các vị ấy nói như vầy: - “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu có ghi nhớ, một tháng đã được che giấu không ghi nhớ. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.” Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu có ghi nhớ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu không ghi nhớ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu là xứng đáng hình phạt mānatta đối với tội một tháng.”

17. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu không nghi ngờ, một tháng đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy:

- “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?” Các vị ấy nói như vầy: - “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu không nghi ngờ, một tháng đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.” Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu không nghi ngờ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu có nghi ngờ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu là xứng đáng hình phạt mānatta đối với tội một tháng.”

[Dứt cách thức nên hành parivāsa hai tháng.]

*****

HÌNH PHẠT PARIVĀSA TỪ MỐC TRONG SẠCH

1. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ phạm nhiều tội saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng:

- “Này các đại đức, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Tôi không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu); vậy tôi nên thực hành như thế nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

2. - “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch[1] của các tội ấy đến vị tỳ khưu ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, ―(như trên)― và nên nói như vầy: ‘Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Tôi không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Bạch các ngài, tôi thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy.’

Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.

3. Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:

‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―

Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.’

4. Và này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho như vầy, hình phạt parivāsa nên được ban cho như vầy.

5. Và này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho thế nào?

Vị không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.

Vị biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), không nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.

Vị biết một phần số lượng của các tội một phần không biết, không biết số lượng của các đêm, nhớ một phần số lượng của các tội một phần không nhớ, không nhớ số lượng của các đêm, có nghi ngờ về một phần số lượng của các tội một phần không nghi ngờ, có nghi ngờ về số lượng của các đêm thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.

Vị không biết số lượng của các tội, biết một phần số lượng của các đêm một phần không biết, không nhớ số lượng của các tội, nhớ một phần số lượng của các đêm một phần không nhớ, có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về một phần số lượng của các đêm một phần không nghi ngờ thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.

Vị biết số lượng của các tội, biết một phần số lượng của các đêm một phần không biết, nhớ số lượng của các tội, nhớ một phần số lượng của các đêm một phần không nhớ, không nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về một phần số lượng của các đêm một phần không nghi ngờ thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.

Vị biết một phần số lượng của các tội một phần không biết, biết một phần số lượng của các đêm một phần không biết, nhớ một phần số lượng của các tội một phần không nhớ, nhớ một phần số lượng của các đêm một phần không nhớ, có nghi ngờ về một phần số lượng của các tội một phần không nghi ngờ, có nghi ngờ về một phần số lượng của các đêm một phần không nghi ngờ thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.

Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho như thế.

6. Và này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa nên được ban cho thế nào?

Vị biết số lượng của các tội, biết số lượng của các đêm (đã dấu), nhớ số lượng của các tội, nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), không nghi ngờ về số lượng của các tội, không nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa nên được ban cho.

Vị không biết số lượng của các tội, biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, không nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa nên được ban cho.

Vị biết một phần số lượng của các tội một phần không biết, biết số lượng của các đêm (đã dấu), nhớ một phần số lượng của các tội một phần không nhớ, nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về một phần số lượng của các tội một phần không nghi ngờ, không nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa nên được ban cho.

Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa nên được ban cho như thế.”

Dứt hình phạt parivāsa.

--ooOoo--

3. BỐN MƯƠI TRƯỜNG HỢP HÀNH PARIVĀSA

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đang hành parivāsa đã hoàn tục. Vị ấy đã trở lại và thỉnh cầu sự tu lên bậc trên. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

1. “Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hành parivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

2. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại xuống Sa-di. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị Sa-di. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hành parivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại bị điên. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị điên. Nhưng nếu vị ấy hết bị điên, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hành parivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

4. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa bị loạn trí. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị loạn trí. Nhưng nếu vị ấy hết bị loạn trí, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hành parivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

5. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa bị thọ khổ hành hạ. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị thọ khổ hành hạ. Nhưng nếu vị ấy hết bị thọ khổ hành hạ, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. ―(như trên)―

6. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại bị án treo về việc không nhìn nhận tội. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. ―(như trên)―

7. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. ―(như trên)―

8. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hành parivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

9-16. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu là vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu là vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu lại xuống Sa-di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― bị án treo về việc không nhìn nhận tội. ―(như trên)― bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. ―(như trên)― bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

17-24. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, hình phạt mānatta không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến vị ấy. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta lại xuống Sa-di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― bị án treo về việc không nhìn nhận tội. ―(như trên)― bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. ―(như trên)― bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, hình phạt mānatta không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến vị ấy.

25. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang thực hành hình phạt mānatta lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, việc thực hành hình phạt mānatta không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần hình phạt mānatta nào đã được hoàn tất là đã được hoàn tất tốt đẹp. Nên thực hành phần còn lại.

26-32. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang thực hành hình phạt mānatta lại xuống Sa-di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― bị án treo về việc không nhìn nhận tội. ―(như trên)― bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. ―(như trên)― bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, việc thực hành hình phạt mānatta không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần hình phạt mānatta nào đã được hoàn tất là đã được hoàn tất tốt đẹp. Nên thực hành phần còn lại.

33. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng sự giải tội lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, sự giải tội không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được hoàn tất là đã được hoàn tất tốt đẹp. Vị tỳ khưu ấy nên được giải tội.

34-40. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng sự giải tội lại xuống Sa-di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― bị án treo về việc không nhìn nhận tội. ―(như trên)― bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. ―(như trên)― bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, sự giải tội không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được hoàn tất là đã được hoàn tất tốt đẹp. Vị tỳ khưu ấy nên được giải tội.”

Bốn mươi trường hợp hành parivāsa được đầy đủ.

--ooOoo--

4. BA MƯƠI SÁU TRƯỜNG HỢP HÀNH PARIVĀSA

1. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

2. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, có che giấu. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

4-9. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa không hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng có che giấu và không che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

10-36. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta ―(như trên)― đang thực hành hình phạt mānatta ―(như trên)― xứng đáng sự giải tội, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng, có che giấu và không che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

Ba mươi sáu trường hợp được đầy đủ.

--ooOoo--

5. MỘT TRĂM TRƯỜNG HỢP MĀNATTA

1. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi hoàn tục. Vị ấy đã tu lên bậc trên lại và không giấu giếm các tội ấy. Này các tỳ khưu, hình phạt mānatta nên được ban cho vị tỳ khưu ấy.

2. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi hoàn tục. Vị ấy đã tu lên bậc trên lại và giấu giếm các tội ấy. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế về sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa, có che giấu, rồi hoàn tục. Vị ấy đã tu lên bậc trên lại và không giấu giếm các tội ấy. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

4. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa, có che giấu, rồi hoàn tục. Vị ấy đã tu lên bậc trên lại và giấu giếm các tội ấy. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

5. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Các tội của vị ấy có che giấu và không che giấu. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã giấu giếm, các tội ấy sau này không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không giấu giếm, các tội ấy sau này cũng không giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

6. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Các tội của vị ấy có che giấu và không che giấu. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã giấu giếm, các tội ấy sau này không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không giấu giếm, các tội ấy sau này giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

7. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Các tội của vị ấy có che giấu và không che giấu. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã giấu giếm, các tội ấy sau này giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

8. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Các tội của vị ấy có che giấu và không che giấu. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã giấu giếm, các tội ấy sau này giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không giấu giếm, các tội ấy sau này giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

9. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. Các tội nào vị ấy nhận biết, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhận biết, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy nhận biết và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy không nhận biết và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và không giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

10. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. Các tội nào vị ấy nhận biết, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhận biết, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy nhận biết và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy không nhận biết và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

11. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. Các tội nào vị ấy nhận biết, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhận biết, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy nhận biết và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy không nhận biết và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và không giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

12. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. Các tội nào vị ấy nhận biết, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhận biết, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy nhận biết và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy không nhận biết và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

13. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. Các tội nào vị ấy nhớ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhớ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy nhớ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy không nhớ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và không giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

14. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. Các tội nào vị ấy nhớ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhớ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhớ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhớ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

15. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. Các tội nào vị ấy nhớ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhớ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhớ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhớ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và không giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

16. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. Các tội nào vị ấy nhớ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhớ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhớ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhớ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

17. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy có nghi ngờ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

18. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy có nghi ngờ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

19. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy có nghi ngờ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

20. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy có nghi ngờ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

21-40. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu sau khi phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi xuống Sa-di. [Nên được giải thích chi tiết như phần trên] ―(như trên)―

41-60. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)―

61-80. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)―

81-100. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― Các tội của vị ấy có che giấu và không che giấu. ―(như trên)― Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. ―(như trên)― Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. ―(như trên)― Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội vị ấy có nghi ngờ vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy bị thọ khổ hành hạ. Sau khi không còn bị thọ khổ hành hạ nữa, các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. Này các tỳ khưu, nên ban cho hình phạt parivāsa theo nhóm các tội đã được che giấu như thế trước đây và sau này đến vị tỳ khưu ấy, rồi nên ban cho hình phạt mānatta.

Dứt một trăm trường hợp mānatta.

--ooOoo--

6. BỐN TRĂM TRƯỜNG HỢP ĐƯA VỀ LẠI (HÌNH PHẠT) BAN ĐẦU

1. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi hoàn tục. Vị ấy đã tu lên bậc trên lại và không giấu giếm các tội ấy. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

2. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi hoàn tục. Vị ấy đã tu lên bậc trên lại và giấu giếm các tội ấy. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, có che giấu, rồi hoàn tục. Vị ấy đã tu lên bậc trên lại và không giấu giếm các tội ấy. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

4. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, có che giấu, rồi hoàn tục. Vị ấy đã tu lên bậc trên lại và giấu giếm các tội ấy. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

5. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Các tội của vị ấy có che giấu, và không che giấu. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã giấu giếm, các tội ấy sau này không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

6. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Các tội của vị ấy có che giấu, và không che giấu. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã giấu giếm, các tội ấy sau này không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không giấu giếm, các tội ấy sau này giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

7. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Các tội của vị ấy có che giấu, và không che giấu. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã giấu giếm, các tội ấy sau này giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

8. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Các tội của vị ấy có che giấu, và không được che giấu. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã giấu giếm, các tội ấy sau này giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không giấu giếm, các tội ấy sau này giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

9. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. Các tội nào vị ấy nhận biết, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhận biết, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhận biết và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhận biết và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và không giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

10. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. Các tội nào vị ấy nhận biết, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhận biết, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhận biết và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhận biết và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

11. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. Các tội nào vị ấy nhận biết, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhận biết, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhận biết và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhận biết và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và không giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

12. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. Các tội nào vị ấy nhận biết, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhận biết, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhận biết và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhận biết và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhận biết và giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

13. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. Các tội nào vị ấy nhớ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhớ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhớ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhớ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và không giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

14. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. Các tội nào vị ấy nhớ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhớ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhớ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhớ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

15. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. Các tội nào vị ấy nhớ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhớ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhớ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhớ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và không giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

16. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. Các tội nào vị ấy nhớ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy không nhớ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy đã nhớ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy đã không nhớ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này nhớ và giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

17. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy có nghi ngờ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

18. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy có nghi ngờ,vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

19. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy có nghi ngờ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

20. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa. Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội nào vị ấy có nghi ngờ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy. Vị ấy đã hoàn tục rồi đã tu lên bậc trên lại. Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

21-40. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi xuống Sa-di. ―(như trên)― [Nên được giải thích chi tiết như phần dưới]

41-60. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― [Nên được giải thích chi tiết như phần dưới]

61-80. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― [Nên được giải thích chi tiết như phần dưới]

81-100. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― [Nên được giải thích chi tiết như phần dưới] Các tội của vị ấy có che giấu và không che giấu ―(như trên)― [Nên được giải thích chi tiết như phần dưới]. Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. ―(như trên)― Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. ―(như trên)― Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ thì vị ấy giấu giếm, các tội nào vị ấy có nghi ngờ thì vị ấy không giấu giếm. Vị ấy bị thọ khổ hành hạ. Sau khi không còn bị thọ khổ hành hạ nữa, các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.

101-200. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta ―(như trên)― [dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi hoàn tục] ―(như trên)―

201-300. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu là vị đang thực hành hình phạt mānatta ―(như trên)― [dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi hoàn tục] ―(như trên)―

301-400. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng sự giải tội, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)― [Vị xứng đáng hình phạt mānatta, vị thực hành mānatta, và vị xứng đáng giải tội nên được giải thích chi tiết như vị hành parivāsa]. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng sự giải tội, dẫu còn dở dang, lại phạm nhiều tội saṅghādisesa, không che giấu, rồi xuống Sa-di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. Các tội của vị ấy có che giấu và không che giấu. ―(như trên)― Một số tội vị ấy nhận biết, một số tội không nhận biết. ―(như trên)― Một số tội vị ấy nhớ, một số tội không nhớ. ―(như trên)― Một số tội vị ấy không nghi ngờ, một số tội có nghi ngờ. Các tội nào vị ấy không nghi ngờ, vị ấy giấu giếm các tội ấy; các tội vị ấy có nghi ngờ, vị ấy không giấu giếm các tội ấy.

Vị ấy bị thọ khổ hành hạ. Sau khi không còn bị thọ khổ hành hạ nữa, các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và không giấu giếm. ―(như trên)― Các tội nào trước đây vị ấy không nghi ngờ và đã giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm; các tội nào trước đây vị ấy có nghi ngờ và đã không giấu giếm, các tội ấy sau này không nghi ngờ và giấu giếm. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Và hình phạt parivāsa kết hợp với tội trước đây của các tội đã được che giấu như thế nên được ban cho vị ấy.”

Dứt bốn trăm trường hợp đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

--ooOoo--

7. TÁM TRƯỜNG HỢP CÓ HẠN LƯỢNG, V.V...

1. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―

2. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa không hạn lượng, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―

3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa cùng một tội danh, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―

4. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa khác tội danh, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―

5. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa cùng nhóm phân loại, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―

6. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa khác nhóm phân loại, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―

7. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa riêng biệt, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―

8. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa có liên quan,[2] không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―

[Nên được giải thích chi tiết như phần dưới]

Dứt tám trường hợp có hạn lượng, v.v...

--ooOoo--

8. MƯỜI MỘT TRƯỜNG HỢP VỀ HAI VỊ TỲ KHƯU

1. Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.

2. Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có nghi ngờ là tội saṅghādisesa. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.

3. Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội lẫn lộn trên cơ sở tội saṅghādisesa. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.

4. Hai vị tỳ khưu phạm tội lẫn lộn. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội lẫn lộn. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.

5. Hai vị tỳ khưu phạm tội lẫn lộn. Hai vị có quan điểm là tội lẫn lộn trên cơ sở tội lẫn lộn. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.

6. Hai vị tỳ khưu phạm tội nhẹ.[3] Hai vị có quan điểm là saṅghādisesa trên cơ sở tội nhẹ. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa. Cả hai vị nên được hành xử theo Pháp.

7. Hai vị tỳ khưu phạm tội nhẹ. Hai vị có quan điểm là tội nhẹ trên cơ sở tội nhẹ. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa. Cả hai vị nên được hành xử theo Pháp.

8. Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Một vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ khai báo;’ vị kia (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ không khai báo.’ Vị ấy giấu giếm ở canh thứ nhất, giấu giếm ở canh thứ nhì, giấu giếm ở canh thứ ba, khi hừng đông đã ló dạng thì tội đã được giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.

9. Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Hai vị ra đi (nghĩ rằng): ‘Chúng ta sẽ khai báo.’ Trên đường đi, pháp giả dối sanh khởi ở một vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ không khai báo.’ Vị ấy giấu giếm ở canh thứ nhất, giấu giếm ở canh thứ nhì, giấu giếm ở canh thứ ba, khi hừng đông đã ló dạng thì tội đã được giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.

10. Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Hai vị bị điên. Về sau, khi hai vị hết bị điên, một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.

11. Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Khi giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, hai vị phát biểu như vầy: - ‘Cho đến hôm nay chúng tôi mới biết được rằng: Nghe nói pháp này cũng được truyền lại trong giới bổn, được chứa đựng trong giới bổn và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng.’ Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.”

Dứt mười một trường hợp về hai vị tỳ khưu.

--ooOoo--

9. CHÍN TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC TRONG SẠCH TRONG VIỆC ĐƯA VỀ LẠI (HÌNH PHẠT) BAN ĐẦU

1. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, cùng tội danh, khác tội danh, cùng nhóm phân loại, khác nhóm phân loại, riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta sai Pháp, rồi giải tội sai Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy không được trong sạch với các tội ấy.

2. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, cùng tội danh, khác tội danh, cùng nhóm phân loại, khác nhóm phân loại, riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, có che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta sai Pháp, và giải tội sai Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy không được trong sạch với các tội ấy.

3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, cùng tội danh, khác tội danh, cùng nhóm phân loại, khác nhóm phân loại, riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta sai Pháp, và giải tội sai Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy không được trong sạch với các tội ấy.

4-7. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghā-disesa: có hạn lượng, không hạn lượng, cùng tội danh, khác tội danh, cùng nhóm phân loại, khác nhóm phân loại, riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa không hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta sai Pháp, và giải tội sai Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy không được trong sạch với các tội ấy.

8. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, cùng tội danh, khác tội danh, cùng nhóm phân loại, khác nhóm phân loại, riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội.―

Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta sai Pháp, và giải tội sai Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy không được trong sạch với các tội ấy.

9. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, cùng tội danh, khác tội danh, cùng nhóm phân loại, khác nhóm phân loại, riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta sai Pháp, và giải tội sai Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy không được trong sạch với các tội ấy.

Dứt chín trường hợp không được trong sạch trong việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

--ooOoo--

10. CHÍN TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TRONG SẠCH TRONG VIỆC ĐƯA VỀ LẠI (HÌNH PHẠT) BAN ĐẦU

1-3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng, có che giấu và không che giấu. ―(như trên)― Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.

4-6. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa không hạn lượng, không che giấu ... không hạn lượng, có che giấu ... không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.

7-9. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.”

Dứt chín trường hợp được trong sạch trong việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

--ooOoo--

11. CHÍN TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TRONG SẠCH THỨ NHÌ TRONG VIỆC ĐƯA VỀ LẠI (HÌNH PHẠT) BAN ĐẦU

1. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu.

Đứng ở mức độ đó, vị ấy nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội khác. Vị ấy (suy nghĩ) như sau: “Ta đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, ta đây đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu. Dẫu còn dở dang, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đã đưa ta đây, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ dẫu còn dở dang, ta đây đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu.―

Đứng ở mức độ đó, ta đây nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, (thỉnh cầu) hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, (thỉnh cầu) hình phạt mānatta đúng Pháp, và sự giải tội đúng Pháp?”

Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, (thỉnh cầu) hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, (thỉnh cầu) hình phạt mānatta đúng Pháp, và sự giải tội đúng Pháp. Hội chúng đưa vị ấy về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.

2-3. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― có hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, có che giấu và không che giấu.

Đứng ở mức độ đó, vị ấy nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội khác. Vị ấy (nghĩ) như sau: “Ta đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng ... riêng biệt, và có liên quan. Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, ta đây đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hphạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đã đưa ta đây, dẫu còn dở dang, về lại (hphạt) ban đầu của các tội, và đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ dẫu còn dở dang, ta đây đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Đứng ở mức độ đó, ta đây nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, (thỉnh cầu) hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, (thỉnh cầu) hình phạt mānatta đúng Pháp, và sự giải tội đúng Pháp?”

Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, (thỉnh cầu) sự hành parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, (thỉnh cầu) hình phạt mānatta đúng Pháp, và sự giải tội đúng Pháp. Hội chúng đưa vị ấy về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.

4-6. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa không hạn lượng, không che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng, có che giấu. ―(như trên)― không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.

7. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Vị ấy, trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.

8. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ..., riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu.―

Đứng ở mức độ đó, vị ấy nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội khác. Vị ấy (suy nghĩ) như sau: “Ta đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, ta đây đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu. Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang. Hội chúng đã đưa ta đây, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ dẫu còn dở dang, ta đây đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu. Đứng ở mức độ đó, ta đây nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, (thỉnh cầu) hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, (thỉnh cầu) hình phạt mānatta đúng Pháp, và sự giải tội đúng Pháp?”

Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, (thỉnh cầu) sự hành parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, (thỉnh cầu) hình phạt mānatta đúng Pháp, và sự giải tội đúng Pháp. Hội chúng đưa vị ấy về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.

9. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa: có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đưa vị ấy, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ dẫu còn dở dang, vị ấy lại phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu và không che giấu.

Đứng ở mức độ đó, vị ấy nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội khác. Vị ấy (suy nghĩ) như sau: “Ta đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không hạn lượng, ―(như trên)― riêng biệt, và có liên quan. Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp của các tội ấy đến ta đây.―

Lúc đang hành parivāsa, dẫu còn dở dang, ta đây đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Dẫu còn dở dang, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội. Hội chúng đã đưa ta đây, dẫu còn dở dang, về lại (hình phạt) ban đầu của các tội, và đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp sai Pháp bằng hành sự sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì. Trong khi biết rằng: ‘Ta đang hành parivāsa,’ dẫu còn dở dang, ta đây đã phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng và không hạn lượng, có che giấu và không che giấu. Đứng ở mức độ đó, ta nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và nhớ lại các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, (thỉnh cầu) hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, (thỉnh cầu) hình phạt mānatta đúng Pháp, và sự giải tội đúng Pháp?”

Dẫu còn dở dang, vị ấy thỉnh cầu hội chúng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, (thỉnh cầu) hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, (thỉnh cầu) hình phạt mānatta đúng Pháp, và sự giải tội đúng Pháp. Hội chúng đưa vị ấy về lại (hình phạt) ban đầu của các tội dẫu còn dở dang của các tội trước đây, và của các tội dẫu còn dở dang của các tội khác, và ban cho hình phạt parivāsa kết hợp đúng Pháp bằng hành sự đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì, rồi ban cho hình phạt mānatta đúng Pháp, và giải tội đúng Pháp. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy được trong sạch với các tội ấy.”

Dứt chín trường hợp không được trong sạch thứ nhì trong việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

Chương Tích Lũy Tội là thứ ba.

*****

TÓM LƯỢC CHƯƠNG NÀY

1. Bậc Hiền Sĩ đã thuyết về tội không che giấu, (che giấu) một ngày, hai ngày, ba ngày, và bốn ngày, năm ngày, nửa tháng, mười ngày, và (hình phạt parivāsa) từ mốc trong sạch.

2. Trong khi hoàn tục, về tám trường hợp có hạn lượng, hai vị tỳ khưu, tại nơi ấy có sự suy nghĩ, cả hai nghi ngờ, có quan điểm là tội lẫn lộn, có quan điểm là tội nặng trên cơ sở tội lẫn lộn.

3. Có quan điểm là tội lẫn lộn trên cơ sở tội lẫn lộn, có quan điểm là tội nặng trên cơ sở tội nhẹ, có quan điểm là trong sạch, và vị giấu giếm, rồi với vị ra đi.

4. Vị bị điên, và việc trình báo, về lại (hình phạt) ban đầu, vị trong sạch trở lại. Các lời dạy vì sự tồn tại của Chánh Pháp là của các giáo thọ sư nhóm Vibhajja, cư trú tại Mahāvihāra, những vị làm rạng ngời đảo Tambapaṇṇi.”

Dứt Chương Tích Lũy Tội.

--ooOoo--