- Chương pārājika
- Chương saṅghādisesa
- Chương nissaggiya
- Phẩm Kaṭhina là thứ nhất
- Phẩm Tơ Tằm là thứ nhì
- Phẩm Bình Bát là thứ ba
- Chương pācittiya
- Phẩm Nói Dối là thứ nhất
- Phẩm Thảo Mộc là thứ nhì
- Phẩm Giáo Giới là thứ ba
- Phẩm Vật Thực là thứ tư
- Phẩm Đạo Sĩ Lõa Thể là thứ năm
- Phẩm Rượu và Chất Say là thứ sáu
- Phẩm Có Sinh Vật là thứ bảy
- Phẩm Theo Pháp là thứ tám
- Phẩm Đức Vua là thứ chín
- Chương pāṭidesanīya
- Chương sekhiya
- Phẩm Tròn Đều là thứ nhất
- Phẩm Cười Vang là thứ nhì
- Phẩm Chống Nạnh là thứ ba
- Phẩm Đồ Ăn Khất Thực là thứ tư
- Phẩm Vắt Cơm là thứ năm
- Phẩm Tiếng Sột Sột là thứ sáu
- Phẩm Giày Dép là thứ bảy
1. Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội?
– Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm ba tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika; vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya; và vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa. Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm ba tội này.
2. Vị trong khi lấy vật chưa được cho vi phạm bao nhiêu tội?
– Vị trong khi lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội: Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá năm māsaka hoặc hơn năm māsaka phạm tội pārājika; vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá hơn một māsaka hoặc kém năm māsaka phạm tội thullaccaya; vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá một māsaka hoặc kém một māsaka phạm tội dukkaṭa. Vị trong khi lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội này.
3. Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống con người vi phạm bao nhiêu tội?
– Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội: Vị đào hố để bẫy người (nghĩ rằng): ‘Người rơi xuống sẽ chết’ phạm tội dukkaṭa; khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (ở nạn nhân) thì phạm tội thullaccaya; (nạn nhân) chết đi thì phạm tội pārājika. Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội này.
4. Vị trong khi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm bao nhiêu tội?
– Vị trong khi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội: Vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika; vị nói rằng: ‘Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,’ (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. Vị trong khi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội này.
Dứt bốn điều pārājika.
*****
1. Vị trong khi gắng sức và làm xuất ra tinh dịch vi phạm bao nhiêu tội? – Vị trong khi gắng sức và làm xuất ra tinh dịch vi phạm ba tội: Vị có ý định, gắng sức, bị xuất ra phạm tội saṅghādisesa; vị có ý định, gắng sức, không bị xuất ra phạm tội thullaccaya; lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa.
2. Vị trong khi thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ vi phạm ba tội: Vị sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa; vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội thullaccaya; vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng vật được gắn liền với thân (vị ấy) phạm tội dukkaṭa.
3. Vị trong khi nói với người nữ bằng những lời thô tục vi phạm ba tội: Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến đường tiêu, đường tiểu phạm tội saṅghādisesa; vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên trừ ra đường tiêu và đường tiểu phạm tội thullaccaya; vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến vật gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa.
4. Vị trong khi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân vi phạm ba tội: Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ phạm tội saṅghādisesa; vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người vô căn phạm tội thullaccaya; vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của loài thú phạm tội dukkaṭa.
5. Vị trong khi tiến hành việc mai mối vi phạm ba tội: Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) phạm tội saṅghādisesa; vị nhận lời, thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội thullaccaya; vị nhận lời, không thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội dukkaṭa.
6. Vị trong khi tự xin (vật liệu) rồi bảo xây dựng cốc liêu vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya; khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa.
7. Vị trong khi bảo xây dựng trú xá lớn vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya;. khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa.
8. Vị trong khi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội), phạm tội dukkaṭa và tội saṅghādisesa; sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định mắng nhiếc, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.[1]
9. Vị sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi trong khi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) phạm tội dukkaṭa với tội saṅghādisesa; sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định mắng nhiếc, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.
10. Vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu dứt bỏ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.
11. Các tỳ khưu là những kẻ ủng hộ vị chia rẽ (hội chúng) trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu dứt bỏ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.
12. Vị tỳ khưu khó dạy trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu dứt bỏ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.
13. Vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu dứt bỏ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.
Dứt mười ba điều saṅghādisesa.
*****
3.1.
1. Vị trong khi vượt quá mười ngày về (việc cất giữ) y phụ trội vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.
2. Vị trong khi xa lìa (một trong) ba y một đêm vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.
3. Vị sau khi thọ lãnh y ngoài hạn kỳ, trong khi vượt quá một tháng vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.
4. Vị trong khi bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt y cũ dơ vi phạm hai tội: Vị bảo giặt, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được giặt xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.
5. Vị trong khi nhận lãnh y từ tay của tỳ khưu ni không phải là thân quyến vi phạm hai tội: Vị nhận lấy, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nhận lấy, phạm tội nissaggiya pācittiya.
6. Vị trong khi yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y vi phạm hai tội: Vị yêu cầu, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã yêu cầu, phạm tội nissaggiya pācittiya.
7. Vị trong khi yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y vượt quá số lượng ấy vi phạm hai tội: Vị yêu cầu, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã yêu cầu, phạm tội nissaggiya pācittiya.
8. Vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp người gia chủ không phải là thân quyến, trong khi đưa ra sự căn dặn về y vi phạm hai tội: Vị đưa ra sự căn dặn, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đưa ra sự căn dặn, phạm tội nissaggiya pācittiya.
9. Vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp các gia chủ không phải là thân quyến, trong khi đưa ra sự căn dặn về y vi phạm hai tội: Vị đưa ra sự căn dặn, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đưa ra sự căn dặn, phạm tội nissaggiya pācittiya.
10. Vị trong khi đạt được y bằng lời nhắc nhở quá ba lần và bằng hành động đứng quá sáu lần vi phạm hai tội: Vị đạt được (y), lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đạt được (y), phạm tội nissaggiya pācittiya.
Phẩm Kaṭhina là thứ nhất.
*****
3.2.
1. Vị trong khi bảo làm tấm trải nằm có trộn lẫn tơ tằm vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.
2. Vị trong khi bảo làm tấm trải nằm bằng lông cừu thuần màu đen vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.
3. Vị trong khi bảo làm tấm trải nằm mới mà không lấy một phần lông cừu màu trắng và một phần lông cừu màu nâu đỏ vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.
4. Vị trong khi bảo làm tấm trải nằm mỗi năm vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.
5. Vị trong khi bảo làm tấm lót ngồi mới mà không lấy ở phần xung quanh của tấm trải nằm cũ một gang tay của đức Thiện Thệ vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.
6. Vị sau khi thọ lãnh các lông cừu, trong khi mang đi quá ba do tuần vi phạm hai tội: Vị mang đi quá ba do tuần bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa; mang đi quá bước thứ nhì phạm tội nissaggiya pācittiya.
7. Vị trong khi bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt các lông cừu vi phạm hai tội: Vị bảo giặt, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được giặt xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.
8. Vị trong khi nhận lãnh vàng bạc vi phạm hai tội: Vị cầm lấy, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã cầm lấy, phạm tội nissaggiya pācittiya.
9. Vị trong khi thực hiện việc trao đổi vàng bạc dưới nhiều hình thức vi phạm hai tội: Vị thực hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thực hiện, phạm tội nissaggiya pācittiya.
10. Vị trong khi thực hiện việc mua bán dưới nhiều hình thức vi phạm hai tội: Vị thực hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thực hiện, phạm tội nissaggiya pācittiya.
Phẩm Tơ Tằm là thứ nhì.
*****
3.3.
1. Vị trong khi vượt quá mười ngày về (việc cất giữ) bình bát phụ trội vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.
2. Vị trong khi sắm bình bát mới khác với bình bát cũ chưa đủ năm miếng vá vi phạm hai tội: Vị sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.
3. Vị sau khi thọ lãnh các dược phẩm, trong khi (cất giữ) vượt quá bảy ngày vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.
4. Vị trong khi tìm kiếm y choàng tắm mưa khi còn hơn một tháng của mùa nắng vi phạm hai tội: Vị tìm kiếm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã kiếm được, phạm tội nissaggiya pācittiya.
5. Vị sau khi tự mình cho y đến vị tỳ khưu rồi nổi giận bất bình, trong khi giật lại vi phạm hai tội: Vị giật lại, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã giật lại, phạm tội nissaggiya pācittiya.
6. Vị sau khi tự mình yêu cầu chỉ sợi, trong khi bảo các thợ dệt dệt thành y vi phạm hai tội: Vị bảo dệt, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được dệt xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.
7. Vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ không phải là thân quyến, trong khi đưa ra sự căn dặn về y vi phạm hai tội: Vị đưa ra sự căn dặn, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đưa ra sự căn dặn, phạm tội nissaggiya pācittiya.
8. Vị sau khi thọ lãnh y đặc biệt, trong khi (cất giữ) vượt quá thời hạn về y vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.
9. Vị sau khi để lại một y nào đó của ba y ở nơi xóm nhà, trong khi xa lìa quá sáu đêm vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.
10. Vị dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng, trong khi thuyết phục dâng cho bản thân vi phạm hai tội: Vị thuyết phục, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thuyết phục được, phạm tội nissaggiya pācittiya.
Phẩm Bình Bát là thứ ba.
Dứt ba mươi điều nissaggiya pācittiya.
*****
4.1.
1. Vị trong khi cố tình nói lời dối trá vi phạm bao nhiêu tội? – Vị trong khi cố tình nói lời dối trá vi phạm năm tội: Vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika; vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ phạm tội saṅghādisesa; vị nói rằng: ‘Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,’ (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa; khi cố tình nói dối, phạm tội pācittiya. Vị trong khi cố tình nói lời dối trá vi phạm năm tội này.
2. Vị trong khi mắng nhiếc vi phạm hai tội: Vị mắng nhiếc người đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya; vị mắng nhiếc người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa.
3. Vị trong khi tạo ra sự đâm thọc vi phạm hai tội: Vị tạo ra sự đâm thọc đối với người đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya; vị tạo ra sự đâm thọc đối với người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa.
4. Vị trong khi dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu vi phạm hai tội: Vị dạy đọc, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo mỗi một câu phạm tội pācittiya.
5. Vị trong khi nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên quá hai ba đêm vi phạm hai tội: Vị nằm xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.
6. Vị trong khi nằm chung chỗ ngụ với người nữ vi phạm hai tội: Vị nằm xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.
7. Vị trong khi thuyết Pháp đến người nữ quá năm hay sáu câu vi phạm hai tội: Vị thuyết giảng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo mỗi một câu phạm tội pācittiya.
8. Vị trong khi tuyên bố pháp thượng nhân đã thực chứng đến người chưa tu lên bậc trên vi phạm hai tội: Vị tuyên bố, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tuyên bố, phạm tội pācittiya.
9. Vị trong khi công bố tội xấu xa của vị tỳ khưu đến người chưa tu lên bậc trên vi phạm hai tội: Vị công bố, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã công bố, phạm tội pācittiya.
10. Vị trong khi đào đất vi phạm hai tội: Vị đào, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo từng nhát đào phạm tội pācittiya.
Phẩm Nói Dối là thứ nhất.
*****
4.2.
1. Vị trong khi phá hoại thảo mộc vi phạm hai tội: Vị phá hoại, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo từng hành động phá hoại phạm tội pācittiya.
2. Vị trong khi phản kháng cách này hoặc cách khác vi phạm hai tội: Khi tội nói tránh né chưa được phán quyết, vị phản kháng cách này hoặc cách khác phạm tội dukkaṭa; khi tội nói tránh né đã được phán quyết, vị phản kháng cách này hoặc cách khác phạm tội pācittiya.
3. Vị trong khi phàn nàn về vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị phàn nàn, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã phàn nàn, phạm tội pācittiya.
4. Vị sau khi trải ra giường, hoặc ghế, hoặc nệm, hoặc gối kê thuộc về hội chúng ở ngoài trời, rồi không thu dọn, trong khi ra đi không thông báo vi phạm hai tội: Vị vượt qua chỗ rơi của cục đất (được ném bởi người đàn ông có sức mạnh bậc trung) bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.
5. Vị sau khi trải ra chỗ nằm ở trong trú xá thuộc về hội chúng, rồi không thu dọn, trong khi ra đi không thông báo vi phạm hai tội: Vị vượt qua hàng rào bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.
6. Ở trong trú xá thuộc về hội chúng, vị dầu biết vẫn chen vào (chỗ) của vị tỳ khưu đã đến trước, trong khi nằm xuống vi phạm hai tội: Vị nằm xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.
7. Vị nổi giận, bất bình trong khi lôi kéo vị tỳ khưu ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng vi phạm hai tội: Vị lôi kéo ra, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã lôi kéo ra, phạm tội pācittiya.
8. Vị trong khi ngồi lên trên chiếc giường hoặc ghế loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng vi phạm hai tội: Vị ngồi lên, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngồi lên, phạm tội pācittiya.
9. Vị sau khi quyết định phương thức của việc lợp mái hai ba lớp, trong khi quyết định vượt quá mức ấy vi phạm hai tội: Vị quyết định, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã quyết định, phạm tội pācittiya.
10. Vị dầu biết nước có sinh vật trong khi tưới lên cỏ hoặc đất sét vi phạm hai tội: Vị tưới, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tưới, phạm tội pācittiya.
Phẩm Thảo Mộc là thứ nhì.
*****
4.3.
1. Vị chưa được chỉ định trong khi giáo giới các tỳ khưu ni vi phạm hai tội: Vị giáo giới, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã giáo giới, phạm tội pācittiya.
2. Vị trong khi giáo giới các tỳ khưu ni lúc mặt trời đã lặn vi phạm hai tội: Vị giáo giới, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã giáo giới, phạm tội pācittiya.
3. Vị sau khi đi đến ni viện, trong khi giáo giới các tỳ khưu ni vi phạm hai tội: Vị giáo giới, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã giáo giới, phạm tội pācittiya.
4. Vị trong khi phát ngôn rằng: ‘Các tỳ khưu giáo giới các tỳ khưu ni vì nguyên nhân lợi lộc’ vi phạm hai tội: Vị phát ngôn, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã phát ngôn, phạm tội pācittiya.
5. Vị trong khi cho y đến tỳ khưu ni không phải là thân quyến vi phạm hai tội: Vị cho, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã cho, phạm tội pācittiya.
6. Vị trong khi may y cho tỳ khưu ni không phải là thân quyến vi phạm hai tội: Vị may, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo từng đường kim phạm tội pācittiya.
7. Vị sau khi đã hẹn trước, trong khi đi chung đường xa với tỳ khưu ni vi phạm hai tội: Vị thực hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.
8. Vị sau khi đã hẹn trước, trong khi cùng lên một chiếc thuyền với tỳ khưu ni vi phạm hai tội: Vị lên (thuyền), lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã lên (thuyền), phạm tội pācittiya.
9. Vị dầu biết thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
10. Vị trong khi cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo vi phạm hai tội: Vị ngồi xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.
Phẩm Giáo Giới là thứ ba.
*****
4.4.
1. Vị trong khi thọ dụng vật thực ở phước xá vượt quá mức ấy vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
2. Vị trong khi thọ dụng vật thực dâng chung nhóm vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
3. Vị trong khi thọ dụng vật thực thỉnh sau vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
4. Vị sau khi đã thọ lãnh hai hoặc ba bình bát đầy bánh ngọt, trong khi thọ lãnh quá mức ấy vi phạm hai tội: Vị thọ lãnh, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thọ lãnh, phạm tội pācittiya.
5. Vị thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm), trong khi thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là đồ còn thừa vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
6. Vị trong khi yêu cầu vị tỳ khưu đã thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là đồ còn thừa vi phạm hai tội: Do lời nói của vị ấy, vị kia (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh, (vị nói) phạm tội dukkaṭa; vào lúc (vị kia) chấm dứt bữa ăn, (vị nói) phạm tội pācittiya.
7. Vị trong khi thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm vào lúc sái thời vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
8. Vị trong khi thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm đã được tích trữ vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
9. Vị sau khi yêu cầu các loại vật thực hảo hạng cho nhu cầu của bản thân, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
10. Vị trong khi đưa thức ăn chưa được bố thí vào miệng vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
Phẩm Vật Thực là thứ tư.
*****
4.5.
1. Vị trong khi tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến đạo sĩ lõa thể, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo vi phạm hai tội: Vị cho, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã cho, phạm tội pācittiya.
2. Vị (nói với) vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, hãy đến. Chúng ta sẽ đi vào làng hoặc thị trấn để khất thực,’ sau khi bảo bố thí hoặc bảo đừng bố thí cho vị ấy, trong khi đuổi đi vi phạm hai tội: Vị đuổi đi, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đuổi đi, phạm tội pācittiya.
3. Vị sau khi đi vào nơi gia đình chỉ có cặp vợ chồng, trong khi ngồi xuống vi phạm hai tội: Vị ngồi xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.
4. Vị trong khi cùng với người nữ ngồi xuống ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất vi phạm hai tội: Vị ngồi xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.
5. Vị trong khi cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo vi phạm hai tội: Vị ngồi xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.
6. Vị đã được thỉnh mời, đã có bữa trai phạn, trong khi đi đến các gia đình trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn không có sự thông báo đến vị tỳ khưu hiện diện vi phạm hai tội: Vị vượt qua khu vực lân cận bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.
7. Vị trong khi yêu cầu dược phẩm quá thời hạn (thỉnh cầu) vi phạm hai tội: Vị yêu cầu, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã yêu cầu, phạm tội pācittiya.
8. Vị trong khi đi để xem quân đội động binh vi phạm hai tội: Vị đi phạm tội dukkaṭa; nơi nào đứng lại rồi nhìn, phạm tội pācittiya.
9. Vị trong khi cư ngụ ở nơi binh đội quá ba đêm vi phạm hai tội: Vị cư ngụ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã cư ngụ, phạm tội pācittiya.
10. Vị trong khi đi đến nơi tập trận vi phạm hai tội: Vị đi phạm tội dukkaṭa; nơi nào đứng lại rồi nhìn, phạm tội pācittiya.
Phẩm Đạo Sĩ Lõa Thể là thứ năm.
*****
4.6.
1. Vị trong khi uống rượu mạnh vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ uống’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.
2. Vị trong khi chọc cười vị tỳ khưu bằng cách dùng ngón tay thọc lét vi phạm hai tội: Vị chọc cười, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã chọc cười, phạm tội pācittiya.
3. Vị trong khi chơi giỡn ở trong nước vi phạm hai tội: Vị chơi giỡn ở trong nước ngập dưới mắt cá chân phạm tội dukkaṭa; vị chơi giỡn ở trong nước ngập trên mắt cá chân phạm tội pācittiya.
4. Vị trong khi thể hiện sự không tôn trọng vi phạm hai tội: Vị thể hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thể hiện, phạm tội pācittiya.
5. Vị trong khi làm vị tỳ khưu kinh sợ vi phạm hai tội: Vị làm kinh sợ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã làm kinh sợ, phạm tội pācittiya.
6. Vị sau khi tự mình đốt lên ngọn lửa, trong khi sưởi ấm vi phạm hai tội: Vị tự mình đốt lửa, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đốt lửa, phạm tội pācittiya.
7. Vị chưa đủ nửa tháng, trong khi tắm vi phạm hai tội: Vị tắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; vào lúc hoàn tất việc tắm, phạm tội pācittiya.
8. Vị khi chưa áp dụng cách hoại sắc nào đó thuộc về ba cách hoại sắc, trong khi sử dụng y mới vi phạm hai tội: Vị sử dụng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.
9. Vị sau khi đích thân chú nguyện dùng chung y đến vị tỳ khưu hoặc đến vị tỳ khưu ni hoặc đến cô ni tu tập sự hoặc đến vị Sa-di hoặc đến vị Sa-di ni, trong khi sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện (của vị kia) vi phạm hai tội: Vị sử dụng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.
10. Vị trong khi thu giấu bình bát hoặc y hoặc vật lót ngồi hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng của vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị thu giấu, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thu giấu, phạm tội pācittiya.
Phẩm Rượu và Chất Say là thứ sáu.
*****
4.7.
1. Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật vi phạm bao nhiêu tội? – Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật vi phạm bốn tội: Vị đào hố không xác định (đối tượng, nghĩ rằng): ‘Ai rơi xuống sẽ chết’ phạm tội dukkaṭa; loài người sau khi rơi xuống trong ấy và chết đi, (vị đào) phạm tội pārājika; Dạ-xoa hoặc ngạ quỷ hoặc loài thú dạng người sau khi rơi xuống trong ấy và chết đi, phạm tội thullaccaya; loài thú sau khi rơi xuống trong ấy và chết đi, phạm tội pācittiya. Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật vi phạm bốn tội này.
2. Vị dầu biết nước có sinh vật trong khi sử dụng vi phạm hai tội: Vị sử dụng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.
3. Vị dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp, trong khi khơi lại để làm hành sự lần nữa vi phạm hai tội: Vị khơi lại, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã khơi lại, phạm tội pācittiya.
4. Vị biết tội xấu xa của vị tỳ khưu (khác), trong khi che giấu vi phạm một tội pācittiya.
5. Vị dầu biết người chưa đủ hai mươi tuổi, trong khi cho tu lên bậc trên vi phạm hai tội: Vị cho tu lên bậc trên, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã cho tu lên bậc trên, phạm tội pācittiya.
6. Vị dầu biết rồi hẹn trước, trong khi đi chung đường xa với đám người đạo tặc vi phạm hai tội: Vị thực hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.
7. Vị sau khi hẹn trước, trong khi đi chung đường xa với người nữ vi phạm hai tội: Vị thực hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.
8. Vị trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba mà không dứt bỏ tà kiến ác vi phạm hai tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội pācittiya.
9. Vị dầu biết vị tỳ khưu là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy, trong khi hưởng thụ chung vi phạm hai tội: Vị hưởng thụ chung, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã hưởng thụ chung, phạm tội pācittiya.
10. Vị dầu biết vị Sa-di đã bị trục xuất như thế trong khi dụ dỗ vi phạm hai tội: Vị dụ dỗ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã dụ dỗ, phạm tội pācittiya.
Phẩm Có Sinh Vật là thứ bảy.
*****
4.8.
1. Vị tỳ khưu, trong khi được các tỳ khưu nhắc nhở theo Pháp, mà nói rằng: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’ vi phạm hai tội: Vị nói, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nói, phạm tội pācittiya.
2. Vị trong khi chê bai Luật vi phạm hai tội: Vị chê bai, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã chê bai, phạm tội pācittiya.
3. Vị trong khi (giả vờ) ngu dốt vi phạm hai tội: Khi sự ngu dốt chưa được khẳng định, vị (giả vờ) ngu dốt phạm tội dukkaṭa; khi sự ngu dốt đã được khẳng định, vị (giả vờ) ngu dốt phạm tội pācittiya.
4. Vị nổi giận bất bình trong khi tung cú đánh vào vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị đánh, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đánh, phạm tội pācittiya.
5. Vị nổi giận bất bình trong khi giơ tay dọa đánh vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị giơ tay, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã giơ tay, phạm tội pācittiya.
6. Vị trong khi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ vi phạm hai tội: Vị bôi nhọ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã bôi nhọ, phạm tội pācittiya.
7. Vị trong khi cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị gợi lên, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã gợi lên, phạm tội pācittiya.
8. Vị trong khi đứng lắng nghe các tỳ khưu đang xảy ra sự xung đột, đang xảy ra sự cãi cọ, đang có sự tranh luận vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nghe’ rồi đi đến, phạm tội dukkaṭa; nơi nào đứng lại rồi lắng nghe, phạm tội pācittiya.
9. Vị sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp, sau đó trong khi gây điều phê phán vi phạm hai tội: Vị phê phán, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã phê phán, phạm tội pācittiya.
10. Trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng, vị sau khi không trao ra sự tùy thuận, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, trong lúc bỏ đi vi phạm hai tội: Vị đang lìa khỏi hội chúng một tầm tay phạm tội dukkaṭa; khi đã lìa khỏi, phạm tội pācittiya.
11. Vị sau khi đã cùng với hội chúng hợp nhất cho y, sau đó trong khi gây ra điều phê phán vi phạm hai tội: Vị phê phán, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã phê phán, phạm tội pācittiya.
12. Vị dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng, trong khi thuyết phục dâng cho cá nhân vi phạm hai tội: Vị thuyết phục, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thuyết phục, phạm tội pācittiya.
Phẩm Theo Pháp là thứ tám.
*****
4.9.
1. Vị trong khi đi vào hậu cung của đức vua chưa được báo tin trước vi phạm hai tội: Vị vượt qua ngưỡng cửa bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.
2. Vị trong khi nhặt lên vật quý giá vi phạm hai tội: Vị nhặt lấy, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nhặt lấy, phạm tội pācittiya.
3. Vị trong khi đi vào làng lúc sái thời không thông báo vị tỳ khưu hiện diện vi phạm hai tội: Vị vượt qua hàng rào bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.
4. Vị trong khi bảo làm ống đựng kim bằng xương, hoặc bằng ngà, hoặc bằng sừng vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.
5. Vị trong khi bảo làm giường hoặc ghế vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.
6. Vị trong khi bảo làm giường hoặc ghế có độn bông gòn vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.
7. Vị trong khi bảo làm vật lót ngồi vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.
8. Vị trong khi bảo làm y đắp ghẻ vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.
9. Vị trong khi bảo làm vải choàng tắm mưa vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.
10. Vị trong khi bảo làm y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ vi phạm bao nhiêu tội? – Vị trong khi bảo làm y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ vi phạm hai tội: Vị bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya. Vị trong khi bảo làm y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ vi phạm hai tội này.
Phẩm Đức Vua là thứ chín.
Dứt chín mươi hai điều pācittiya.
*****
1. Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, trong khi thọ thực vi phạm bao nhiêu tội? – Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pāṭidesanīya. Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, trong khi thọ thực vi phạm hai tội này.
2. Vị sau khi không ngăn cản vị tỳ khưu ni đang hướng dẫn sự phục vụ, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pāṭidesanīya.
3. Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm ở các gia đình đã được công nhận là bậc Thánh hữu học, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pāṭidesanīya.
4. Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm chưa được báo tin trước trong khuôn viên tu viện ở những chỗ trú ngụ trong rừng, trong khi thọ thực vi phạm bao nhiêu tội? – Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm chưa được báo tin trước trong khuôn viên tu viện ở những chỗ trú ngụ trong rừng, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pāṭidesanīya. Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm chưa được báo tin trước trong khuôn viên tu viện ở những chỗ trú ngụ trong rừng, trong khi thọ thực vi phạm hai tội này.
Dứt bốn điều pāṭidesanīya.
*****
6.1.
1. Vị trong khi quấn y (nội) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội? – Vị trong khi quấn y (nội) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Vị trong khi quấn y (nội) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.
2. Vị trong khi trùm y (vai trái) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
3. Vị để hở thân trong khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
4. Vị để hở thân trong khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
5. Vị múa máy tay hoặc chân trong khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
6. Vị múa máy tay hoặc chân trong khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
7. Vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
8. Vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
9. Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
10. Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
Phẩm Tròn Đều là thứ nhất.
******
6.2.
1. Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
2. Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
3. Vị gây tiếng động ồn tiếng động lớn trong khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
4. Vị gây tiếng động ồn tiếng động lớn trong khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
5. Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
6. Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
7. Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
8. Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
9. Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
10. Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
Phẩm Cười Vang là thứ nhì.
*****
6.3.
1. Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
2. Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
3. Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với đầu trùm lại do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
4. Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với đầu trùm lại do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
5. Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
6. Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà ôm đầu gối do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
7. Vị trong khi thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
8. Vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi thọ lãnh đồ khất thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
9. Vị trong khi thọ lãnh quá nhiều súp do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
10. Vị trong khi thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
Phẩm Chống Nạnh là thứ ba.
*****
6.4.
1. Vị trong khi thọ dụng đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
2. Vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
3. Vị lựa chọn món này món nọ trong khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
4. Vị trong khi thọ dụng quá nhiều xúp do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
5. Vị vun lên thành đống trong khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
6. Vị trong khi dùng cơm che kín xúp và thức ăn do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
7. Vị không bị bệnh sau khi yêu cầu xúp và cơm vì nhu cầu của bản thân, trong khi thọ thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
8. Vị trong khi nhìn vào bình bát của các vị khác với ý định tìm lỗi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
9. Vị trong khi làm vắt cơm lớn do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
10. Vị trong khi làm vắt cơm dài do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
Phẩm Đồ Ăn Khất Thực là thứ tư.
*****
6.5.
1. Vị trong khi há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
2. Vị trong khi đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
3. Vị trong khi nói bằng miệng có vắt cơm do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
4. Vị trong khi thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
5. Vị trong khi thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
6. Vị trong khi thọ thực theo lối làm phồng má do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
7. Vị trong khi thọ thực có sự vung rảy bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
8. Vị trong khi thọ thực có sự làm rơi đổ cơm do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
9. Vị trong khi thọ thực có sự le lưỡi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
10. Vị trong khi thọ thực có làm tiếng chép chép do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
Phẩm Vắt Cơm là thứ năm.
*****
6.6.
1. Vị trong khi thọ thực có làm tiếng sột sột do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
2. Vị trong khi thọ thực có sự liếm tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
3. Vị trong khi thọ thực có sự nạo vét bình bát do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
4. Vị trong khi thọ thực có sự liếm môi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
5. Vị trong khi thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
6. Vị trong khi đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
7. Vị trong khi thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
8. Vị trong khi thuyết Pháp đến người có gậy ở bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
9. Vị trong khi thuyết Pháp đến người có dao ở bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
10. Vị trong khi thuyết Pháp đến người có vũ khí ở bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
Phẩm Tiếng Sột Sột là thứ sáu.
*****
6.7.
1. Vị trong khi thuyết Pháp đến người có mang giày do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
2. Vị trong khi thuyết Pháp đến người có mang dép do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
3. Vị trong khi thuyết Pháp đến người ở trên xe do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
4. Vị trong khi thuyết Pháp đến người đang nằm do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
5. Vị trong khi thuyết Pháp đến người ngồi ôm đầu gối do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
6. Vị trong khi thuyết Pháp đến người đội khăn ở đầu do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
7. Vị trong khi thuyết Pháp đến người có đầu được trùm lại do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
8. Vị ngồi ở nền đất trong khi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
9. Vị ngồi ở chỗ ngồi thấp trong khi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
10. Vị đứng trong khi thuyết Pháp đến người đang ngồi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
11. Vị đang đi phía sau trong khi thuyết Pháp đến người đang đi ở phía trước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
12. Vị đang đi bên đường trong khi thuyết Pháp đến người đang đi giữa đường do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
13. Vị đứng trong khi đại tiện hoặc tiểu tiện do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
14. Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.
15. Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội? – Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.
Phẩm Giày Dép là thứ bảy.
Dứt các điều sekhiya.
Dứt phần Bao Nhiêu Tội là thứ nhì.
--ooOoo--
1. Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.
Dứt phần Sự Hư Hỏng là thứ ba.
--ooOoo--
1. Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được tổng hợp vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được tổng hợp vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa.
Dứt phần Được Tổng Hợp là thứ tư.
--ooOoo--
1. Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.
Dứt phần Nguồn Sanh Tội là thứ năm.
--ooOoo--
1. Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.
Dứt phần Sự Tranh Tụng là thứ sáu.
--ooOoo--
1. Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.
Dứt phần Dàn Xếp là thứ bảy.
--ooOoo--
1. Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội? – Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm ba tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika; vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya; vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa. Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm ba tội này.
Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?
– Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.
―(như trên)―
2. Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội? – Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.
Tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?
– Tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.
Dứt phần Sự Quy Tụ là thứ tám.
*****
Tám phần này được ghi lại theo đường lối học tập.
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Điều quy định là ở nơi đâu, và có bao nhiêu, sự hư hỏng, và sự tổng hợp, nguồn sanh tội, và sự tranh tụng, cách dàn xếp, và với sự quy tụ.
--ooOoo--
- Chương pārājika
- Chương saṅghādisesa, v.v...
Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pārājika do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa đã được quy định tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại?
1. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pārājika do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesāli. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Sudinna Kalandaputta. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Sudinna Kalandaputta đã thực hiện việc đôi lứa với người vợ cũ. Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điều quy định, có hai điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra. Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? – Là điều quy định cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? – Là điều quy định chung. Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho cả hai. Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì. Là sự hư hỏng nào trong bốn điều hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội pārājika. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).
Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, vị Soṇaka, vị Siggava là tương tợ, với vị Moggalliputta là thứ năm, các vị này là ở đảo Jambu huy hoàng.
―(như trên)―
Những vị hàng đầu ấy có đại tuệ, là những vị thông Luật, rành rẽ về đường lối, đã phổ biến Tạng Luật ở hòn đảo Tambapaṇṇi.
2. Điều pārājika do duyên của việc lấy vật chưa được cho đã được đức Thế Tôn ấy ―(như trên)― quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Dhaniya, con trai người thợ gốm. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Dhaniya con trai người thợ gốm đã lấy các vật chưa được cho là các cây gỗ của đức vua. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
3. Điều pārājika do duyên của việc đoạt lấy mạng sống con người đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesāli. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã đoạt lấy mạng sống lẫn nhau. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
4. Điều pārājika do duyên của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesāli. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā đã khen ngợi về pháp thượng nhân của vị này vị nọ trước các cư sĩ. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Dứt bốn điều pārājika.
*****
9.2. PHẦN SAṄGHĀDISESA, v.v...
Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa do duyên của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch đã được quy định tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại?
1. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa do duyên của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Seyyasaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Seyyasaka đã gắng sức bằng tay và làm xuất ra tinh dịch. Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra. Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? – Là điều quy định cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu). Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng). (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba. Là sự hư hỏng nào trong bốn điều hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).
Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, vị Soṇaka, vị Siggava là tương tợ, với vị Moggalliputta là thứ năm, các vị này là ở đảo Jambu huy hoàng.
―(như trên)―
Những vị hàng đầu ấy có đại tuệ, là những vị thông Luật, rành rẽ về đường lối, đã phổ biến Tạng Luật ở hòn đảo Tambapaṇṇi.
2. Điều saṅghādisesa do duyên của việc xúc chạm thân thể với người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
3. Điều saṅghādisesa do duyên của việc nói với người nữ bằng những lời thô tục đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã nói với người nữ bằng những lời thô tục. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
4. Điều saṅghādisesa do duyên của việc nói lời ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
5. Điều saṅghādisesa do duyên của việc tiến hành sự mai mối đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã tiến hành việc mai mối. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
6. Điều saṅghādisesa do duyên của việc bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Āḷavī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī đã bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
7. Điều saṅghādisesa do duyên của việc bảo xây dựng trú xá lớn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi cho dọn sạch khu đất của trú xá đã bảo người đốn ngã cội cây nọ vốn được dùng làm nơi thờ phượng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
8. Điều saṅghādisesa do duyên của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika không có nguyên cớ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
9. Điều saṅghādisesa do duyên của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
10. Điều saṅghādisesa do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Devadatta. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Devadatta đã ra sức cho việc chia rẽ hội chúng hợp nhất. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
11. Điều saṅghādisesa do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của các tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo vị chia rẽ (hội chúng) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã là những kẻ tuyên bố ly khai, những kẻ xu hướng theo Devadatta là người đang ra sức cho việc chia rẽ hội chúng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
12. Điều saṅghādisesa do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu khó dạy đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi được các vị tỳ khưu nói đúng theo Pháp đã tỏ ra ương ngạnh. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
13. Điều saṅghādisesa do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu làm hư hỏng các gia đình đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi đã chê bai các tỳ khưu là có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
14. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều dukkaṭa do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ vào trong nước. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Dứt phần Quy Định Tại Đâu là thứ nhất.
*****
- Chương pārājika
- Chương saṅghādisesa, v.v...
1. Do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika; vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya; vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa; trong (trường hợp) gậy ngắn bằng nhựa cây phạm tội pācittiya.[2] Do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội này.
2. Do duyên của việc lấy vật chưa được cho vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội: Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá năm māsaka hoặc hơn năm māsaka phạm tội pārājika; vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá hơn một māsaka hoặc kém năm māsaka phạm tội thullaccaya; vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá một māsaka hoặc kém một māsaka phạm tội dukkaṭa. Do duyên của việc lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội này.
3. Do duyên của việc đoạt lấy mạng sống con người vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội: Vị đào hố để bẫy người (nghĩ rằng): ‘Người rơi xuống sẽ chết’ phạm tội dukkaṭa; khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (ở nạn nhân) thì phạm tội thullaccaya; (nạn nhân) chết đi thì phạm tội pārājika. Do duyên của sự đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội này.
4. Do duyên của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội: Vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika; vị nói rằng: ‘Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,’ (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. Do duyên của sự khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội này.
Dứt bốn điều pārājika.
*****
10.2. CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA, v.v...
1. Do duyên của việc làm xuất ra tinh dịch sau khi đã gắng sức vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc làm xuất ra tinh dịch sau khi đã gắng sức vi phạm ba tội: Vị có ý định, gắng sức, bị xuất ra phạm tội saṅghādisesa; vị có ý định, gắng sức, không bị xuất ra phạm tội thullaccaya; lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Do duyên của việc làm xuất ra tinh dịch sau khi đã gắng sức vi phạm ba tội này.
2. Do duyên của việc xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika; vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa; vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội thullaccaya; vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng vật được gắn liền với thân (vị ấy) phạm tội dukkaṭa; khi thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya. Do duyên của việc xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.
3. Do duyên của việc nói với người nữ bằng những lời thô tục vi phạm ba tội: Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến đường tiêu, đường tiểu phạm tội saṅghādisesa; vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên trừ ra đường tiêu và đường tiểu phạm tội thullaccaya; vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến vật gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa.
4. Do duyên của việc nói lời ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân vi phạm ba tội: Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ phạm tội saṅghādisesa; vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người vô căn phạm tội thullaccaya; vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của loài thú phạm tội dukkaṭa.
5. Do duyên của việc tiến hành sự mai mối vi phạm ba tội: Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) phạm tội saṅghādisesa; vị nhận lời, thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội thullaccaya; vị nhận lời, không thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội dukkaṭa.
6. Do duyên của việc bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; còn cục (vữa tô) cuối cùng, phạm tội thullaccaya; khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào, phạm tội saṅghādisesa.
7. Do duyên của việc bảo xây dựng trú xá lớn vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; còn cục (vữa tô) cuối cùng, phạm tội thullaccaya; khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào, phạm tội saṅghādisesa.
8. Do duyên của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) phạm tội dukkaṭa và tội saṅghādisesa; vị sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định mắng nhiếc, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.
9. Do duyên của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) phạm tội dukkaṭa và tội saṅghādisesa; vị sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định mắng nhiếc, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.
10. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.
11. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo vị chia rẽ (hội chúng) vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.
12. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu khó dạy vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.
13. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.
―(như trên)―
14. Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.
Dứt phần Bao Nhiêu Tội là thứ nhì.
*****
1. Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.
Dứt phần Sự Hư Hỏng là thứ ba.
*****
1. Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được tổng hợp vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được tổng hợp vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa.
Dứt phần Được Tổng Hợp là thứ tư.
*****
1. Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.
Dứt phần Nguồn Sanh Tội là thứ năm.
*****
1. Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.
Dứt phần Sự Tranh Tụng là thứ sáu.
*****
1. Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.
―(như trên)―
2. Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.
Dứt phần Dàn Xếp là thứ bảy.
*****
1. Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội? Do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika; vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya; vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa; trong (trường hợp) gậy ngắn bằng nhựa cây phạm tội pācittiya. Do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội này.
2. Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?
– Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.
―(như trên)―
3. Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.
4. Tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?
– Tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.
Dứt phần Sự Quy Tụ là thứ tám.
Dứt tám phần về Nguyên Nhân.
*****
DỨT MƯỜI SÁU PHẦN CHÍNH THUỘC BỘ ĐẠI PHÂN TÍCH.
VÀ BỘ ĐẠI PHÂN TÍCH ĐƯỢC CHẤM DỨT.
--ooOoo--