1. PHẦN QUY ĐỊNH TẠI ĐÂU

  • Chương pārājika
  • Chương saṅghādisesa
  • Chương nissaggiya
  • Chương pācittiya
    • Phẩm Tỏi là thứ nhất
    • Phẩm Bóng Tối là thứ nhì
    • Phẩm Lõa Thể là thứ ba
    • Phẩm Nằm Chung là thứ tư
    • Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm
    • Phẩm Tu Viện là thứ sáu
    • Phẩm Sản Phụ là thứ bảy
    • Phẩm Thiếu Nữ là thứ tám
    • Phẩm Dù Dép là thứ chín
  • Chương pāṭidesanīya

1.1. CHƯƠNG PĀRĀJIKA

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha?[1] Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng)? Ở đấy, điều gì gọi là Luật? Ở đấy, điều gì gọi là Thắng Luật? Ở đấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Ở đấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni đã được đức Thế Tôn quy định vì bao nhiêu lợi ích? Những vị ni nào học tập (điều ấy)? Những vị ni nào có việc học tập đã học tập xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những vị ni nào duy trì? Là lời dạy của ai? Do ai truyền đạt lại?

1. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã ưng thuận việc xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng.

Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? – Là điều quy định cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni).

Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng).

Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội pārājika.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp? – Điều ấy được làm lắng dịu bởi hai cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Ở đấy điều gì gọi là Luật? Ở đấy điều gì gọi là Thắng Luật? – Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Ở đấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Ở đấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha? – Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội? – Việc không tự kiềm chế là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu? – Việc tự kiềm chế là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành? – ‘Tôi sẽ không làm việc có hình thức như thế,’ sau khi thọ trì vị ấy học tập về các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni đã được đức Thế Tôn quy định vì bao nhiêu lợi ích? – Điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni đã được đức Thế Tôn quy định vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc kiềm chế những tỳ khưu ni ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu ni hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, (và) nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những vị ni nào học tập (điều ấy)? – Các bậc nữ Thánh hữu học và các nữ thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những vị ni nào có việc học tập đã học tập xong? – Các vị ni là bậc A-la-hán có việc học tập đã học tập xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu? – Được tồn tại ở các vị ni có sự ưa thích việc học tập.

Những vị ni nào duy trì (điều ấy)? – Những vị ni nào rành rẽ, những vị ni ấy duy trì.

Là lời dạy của ai? – Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

i. Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, vị Soṇaka, vị Siggava là tương tợ, với vị Moggalliputta là thứ năm, các vị này là ở đảo Jambu huy hoàng.

ii. Từ nơi ấy, vị Mahinda, và vị Iṭṭhiya, vị Uttiya, luôn cả vị Sambala, và bậc thông thái tên Bhadda, các vị hàng đầu ấy có tuệ vĩ đại từ hòn đảo Jambu đã đi đến nơi đây.

iii. Các vị ấy đã giảng dạy Tạng Luật ở Tambapaṇṇi. Các vị ấy đã giảng dạy năm bộ Nikāya và bảy bộ Vi Diệu Pháp.

iv. Sau đó, vị Ariṭṭha thông minh, và vị Tissadatta thông thái, vị Kāḷasumana có lòng tự tin, và vị trưởng lão tên Dīgha, và vị Dīghasumana thông thái.

v. Thêm nữa, là vị Kāḷasumana, trưởng lão Nāga và vị Buddharakkhita, và vị trưởng lão Tissa thông minh, và vị trưởng lão Deva thông thái.

vi. Thêm nữa là vị Sumana thông minh và nắm vững về Luật, vị Cūḷanāga nghe nhiều học rộng, khó công kích giống như con voi vậy.

vii. Và vị tên Dhammapālita ở xứ Rohaṇa đã được tôn vinh trọng thể. Đệ tử của người có tên Khema là vị đại tuệ, là bậc thông Tam Tạng đã sáng ngời ở trên đảo như chúa của các vì sao nhờ vào trí tuệ.

viii. Và vị Upatissa thông minh, vị Phussadeva là đại Pháp sư, thêm nữa là vị Sumana thông minh, vị có tên Puppha nghe nhiều học rộng.

ix. Vị Mahāsīva là đại Pháp sư, rành rẽ về mọi vấn đề trong Tam Tạng. Thêm nữa là vị Upāli thông minh và nắm vững về Luật.

x. Vị Mahānāga là bậc đại tuệ, rành rẽ về truyền thống của Chánh Pháp. Thêm nữa là vị Abhaya thông minh, rành rẽ về mọi vấn đề trong Tam Tạng.

xi. Và trưởng lão Tissa thông minh, và nắm vững về Luật. Đệ tử của người có tên Puppha là bậc đại tuệ, nghe nhiều học rộng, trong khi hộ trì Giáo Pháp đã thiết lập vững vàng ở hòn đảo Jambu.

xii. Và vị Cūḷābhaya thông minh, nắm vững về Luật. Và vị trưởng lão Tissa thông minh, rành rẽ về truyền thống của Chánh Pháp.

xiii. Và vị Phussadeva thông minh, và nắm vững về Luật. Và vị trưởng lão Sīva thông minh, rành rẽ về mọi vấn đề về Luật.

xiv. Những vị hàng đầu ấy có đại tuệ, là những vị thông Luật, rành rẽ về đường lối, đã phổ biến Tạng Luật ở hòn đảo Tambapaṇṇi.

2. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pārājika thứ sáu cho các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā dầu biết vị tỳ khưu ni vi phạm tội pārājika đã không tự chính mình khiển trách cũng không thông báo cho nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

3. Điều pārājika thứ bảy cho các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm[2] ―(như trên)―

4. Điều pārājika thứ tám cho các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã làm đủ sự việc thứ tám. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

Dứt tám điều pārājika.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

Việc đôi lứa, và việc lấy vật chưa được cho, việc đoạt mạng người, (pháp) thượng nhân, việc xúc chạm thân thể, vị ni che giấu (tội), các vị bị án treo, vị ni làm đủ tám việc, đấng Đại Hùng đã quy định, các sự việc nên được chia chẽ không còn sự hoài nghi.

--ooOoo--

1.2. CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp thực hiện việc thưa kiện đã được quy định tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại?

1. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp thực hiện việc thưa kiện đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã sống là người nói lời tranh chấp.

Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? – Là điều quy định cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni).

Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng).

Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

―(như trên)―

Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, ―(như trên)― Tạng Luật ở Tambapaṇṇi.

2. Điều saṅghādisesa đến vị ni tiếp độ nữ đạo tặc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ nữ đạo tặc. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

3. Điều saṅghādisesa đến vị ni một mình đi vào trong làng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ chỉ một mình đã đi vào làng. – Có một điều quy định, ba điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất.[3] ―(như trên)―

4. Điều saṅghādisesa đến vị ni khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm rồi phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm đã phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

5. Điều saṅghādisesa đến vị ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã tự tay thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

6. Điều saṅghādisesa đến vị ni xúi giục rằng: ‘Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi’ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã xúi giục rằng: ‘Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi.’ – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

7. Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni nổi giận, bất bình, không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī nổi giận, bất bình đã nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ Giáo Pháp, tôi lìa bỏ Hội Chúng, tôi lìa bỏ việc học tập.’ – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

8. Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni đã bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó lại không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi đã nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

9. Điều saṅghādisesa đến các tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục) và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sống thân cận (với thế tục). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

10. Điều saṅghādisesa đến vị ni xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác’ và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác.’ – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

Dứt mười điều saṅghādisesa.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

Sự tranh chấp, nữ đạo tặc, vào trong làng, (phục hồi) vị ni bị án treo, và vật thực loại cứng, ‘sẽ làm gì ni sư,’ vị ni nổi giận, (cuộc tranh tụng) nào đó, sống thân cận (thế tục), được biết là mười điều.

--ooOoo--

1.3. CHƯƠNG NISSAGGIYA

1. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều nissaggiya pācittiya đến vị ni thực hiện việc tích trữ bình bát đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã thực hiện việc tích trữ bình bát. – Có một điều quy định. – Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở phần Kaṭhina.[4] ―(như trên)―

2. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni sau khi xác định y ngoài hạn kỳ là: ‘Y trong thời hạn’ rồi bảo phân chia đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi xác định y ngoài hạn kỳ là: ‘Y trong thời hạn’ rồi đã bảo phân chia. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

3. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni sau khi trao đổi y với vị tỳ khưu ni rồi giật lại đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi trao đổi y với vị tỳ khưu ni rồi đã giật lại. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

4. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni sau khi yêu cầu vật này lại yêu cầu vật khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi yêu cầu vật này đã yêu cầu vật khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

5. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni sau khi bảo sắm vật này lại bảo sắm vật khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi bảo sắm vật này đã bảo sắm vật khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

6. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

7. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

8. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

9. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

10. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

11. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm tấm choàng loại dày vượt quá bốn kaṃsa đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã yêu cầu đức vua tấm choàng len. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

12. Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm tấm choàng loại nhẹ vượt quá hai kaṃsa rưỡi đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

Dứt mười hai điều nissaggiya pācittiya.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

Bình bát (tích trữ), ngoại thời và trong thời, khi đã được trao đổi, và vị yêu cầu, sau khi bảo sắm, lợi ích khác, và thuộc hội chúng, thuộc nhóm, tự mình xin, thuộc cá nhân, (áo choàng) bốn kaṃsa, và hai kaṃsa rưỡi.

--ooOoo--

1.4. CHƯƠNG PĀCITTIYA

4.1.

1. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pācittiya đến vị ni nhai tỏi đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã không biết chừng mực và bảo mang đi (nhiều) tỏi. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu.[5] ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến vị ni cạo lông ở chỗ kín đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã cạo lông ở chỗ kín. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: ―(như trên)―

3. Điều pācittiya về việc đập vỗ bằng lòng bàn tay đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến hai tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, hai tỳ khưu ni đã thực hiện việc đập vỗ bằng lòng bàn tay. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

4. Điều pācittiya về việc gậy ngắn bằng nhựa cây đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước tối đa hai lóng tay đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại xứ Sakka. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước quá sâu. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni với nước uống hoặc với quạt đứng gần vị tỳ khưu đang thọ thực đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ với nước uống và với quạt đã đứng gần vị tỳ khưu đang thọ thực. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở phần lông cừu. ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni sau khi yêu cầu lúa còn nguyên hạt rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã yêu cầu lúa còn nguyên hạt rồi thọ dụng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni đổ bỏ phân, hoặc nước tiểu, hoặc rác rến, hoặc thức ăn thừa ở phía bên kia bức tường hoặc phía bên kia hàng rào đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã đổ bỏ phân ở phía bên kia bức tường, ở phía bên kia hàng rào. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni đổ bỏ phân, hoặc nước tiểu, hoặc rác rến, hoặc thức ăn thừa lên cỏ cây xanh đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đổ bỏ phân, nước tiểu, rác rến, và thức ăn thừa lên cỏ cây xanh. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni đi để xem vũ, hoặc ca, hoặc tấu nhạc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã đi để xem vũ ca tấu nhạc. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

Phẩm Tỏi là thứ nhất.

*****

4.2.

1. Điều pācittiya đến vị ni cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở trong bóng tối ban đêm không có đèn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở trong bóng tối ban đêm không có đèn. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều đám người đạo tặc.[6] ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến vị ni cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở chỗ được che khuất đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở chỗ được che khuất. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều đám người đạo tặc. ―(như trên)―

3. Điều pācittiya đến vị ni cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở khoảng trống đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở khoảng trống. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều đám người đạo tặc. ―(như trên)―

4. Điều pācittiya đến vị ni cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở đường có xe cộ, hoặc ở ngõ cụt, hoặc ở giao lộ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều đám người đạo tặc. ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi rồi ra đi không thông báo chủ nhân đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi rồi đã ra đi không thông báo chủ nhân. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân rồi ngồi xuống trên chỗ ngồi đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân đã ngồi xuống trên chỗ ngồi. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý chủ nhân đã trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni do hiểu sai do xét đoán sai rồi phàn nàn với vị khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ do hiểu sai do xét đoán sai đã phàn nàn với vị khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni nguyền rủa bản thân hoặc người khác về địa ngục hoặc về Phạm hạnh đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

Phẩm Bóng Tối là thứ nhì.

*****

4.3.

1. Điều pācittiya đến vị ni lõa thể tắm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã lõa thể tắm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến vị ni bảo thực hiện vải choàng tắm vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã mặc những vải choàng tắm không đúng kích thước. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

3. Điều pācittiya đến vị ni sau khi tháo rời hoặc bảo tháo rời y của vị tỳ khưu ni rồi không khâu lại cũng không nỗ lực trong việc bảo (người khác) khâu lại đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi bảo tháo rời y của vị tỳ khưu ni rồi đã không khâu lại cũng không nỗ lực trong việc bảo (người khác) khâu lại. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

4. Điều pācittiya đến vị ni vượt quá năm ngày thiếu vắng y hai lớp đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni sau khi trao y tận tay của các tỳ khưu ni đã ra đi du hành trong xứ sở với y nội và thượng y. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni sử dụng y thiết thân (của vị ni khác) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã trùm y của vị tỳ khưu ni khác mà không hỏi ý. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni cản trở lợi lộc về y của nhóm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã cản trở lợi lộc về y của nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni ngăn cản sự phân chia y đúng Pháp đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã ngăn cản sự phân chia y đúng Pháp. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni cho y của Sa-môn đến người nam tại gia hoặc nam du sĩ ngoại đạo hoặc nữ du sĩ ngoại đạo đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã cho y của Sa-môn đến người nam tại gia. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni để cho vượt quá thời hạn về y khi niềm hy vọng về y không chắc chắn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã để cho vượt quá thời hạn về y khi niềm hy vọng về y không chắc chắn. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng Pháp đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng Pháp. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

Phẩm Tắm là thứ ba.

*****

4.4.

1. Điều pācittiya đến hai vị tỳ khưu ni nằm chung trên một chiếc giường đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã nằm chung hai (người) trên một chiếc giường. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến hai vị tỳ khưu ni nằm chung một tấm trải tấm đắp đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni hai (người) đã nằm chung một tấm trải tấm đắp. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

3. Điều pācittiya đến vị ni cố ý quấy rầy vị tỳ khưu ni (khác) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã cố ý quấy rầy vị tỳ khưu ni (khác). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

4. Điều pācittiya đến vị ni không chăm sóc người nữ đệ tử bị ốm đau cũng không nỗ lực kiếm người chăm sóc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã không chăm sóc người nữ đệ tử bị ốm đau cũng không nỗ lực kiếm người chăm sóc. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni sau khi đã cho vị tỳ khưu ni chỗ trú ngụ lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra ngoài đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đã cho vị tỳ khưu ni chỗ trú ngụ lại nổi giận bất bình rồi đã lôi kéo ra ngoài. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni sống thân cận (với thế tục) và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã sống thân cận (với thế tục). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni đi du hành không cùng với đoàn xe ở trong quốc độ được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đi du hành không cùng với đoàn xe ở trong quốc độ được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni đi du hành không cùng với đoàn xe ở bên ngoài quốc độ (tại nơi) được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đi du hành không cùng với đoàn xe ở bên ngoài quốc độ (tại nơi) được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni đi du hành trong mùa (an cư) mưa đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đi du hành trong mùa (an cư) mưa. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni khi đã trải qua mùa (an cư) mưa mà không ra đi du hành đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni khi đã trải qua mùa (an cư) mưa đã không ra đi du hành. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

Phẩm Nằm Chung là thứ tư.

*****

4.5.

1. Điều pācittiya đến vị ni đi để xem hí viện của đức vua, hoặc nhà triển lãm tranh, hoặc khu vườn, hoặc công viên, hoặc hồ sen đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã đi để xem hí viện của đức vua và nhà triển lãm tranh. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến vị ni sử dụng ghế trường kỷ hoặc ghế nệm lông thú đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sử dụng ghế trường kỷ và ghế nệm lông thú. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

3. Điều pācittiya đến vị ni xe chỉ sợi đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã xe chỉ sợi. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

4. Điều pācittiya đến vị ni phục vụ người tại gia đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã phục vụ người tại gia. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: ‘Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ rồi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: ‘Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này,’ sau khi trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ rồi đã không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến người nam tại gia hoặc nam du sĩ ngoại đạo hoặc nữ du sĩ ngoại đạo đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tự tay cho vật thực cứng và vật thực mềm đến người nam tại gia. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni ra đi du hành khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ đã ra đi du hành. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni học tập kiến thức nhảm nhí đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã học tập kiến thức nhảm nhí. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Pháp theo từng câu. ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni dạy kiến thức nhảm nhí đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã dạy kiến thức nhảm nhí. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Pháp theo từng câu. ―(như trên)―

Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm.

*****

4.6.

1. Điều pācittiya đến vị ni trong khi biết tu viện có tỳ khưu chưa hỏi ý lại đi vào đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni khi chưa hỏi ý mà đã đi vào tu viện. – Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến vị ni mắng nhiếc gièm pha vị tỳ khưu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesāli. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã mắng nhiếc đại đức Upāli. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

3. Điều pācittiya đến vị ni bị kích động rồi gièm pha nhóm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā bị kích động đã gièm pha nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

4. Điều pācittiya đến vị ni đã được thỉnh mời hoặc đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm ở nơi khác đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni thọ thực xong và từ chối (vật thực dâng thêm) đã thọ thực ở nơi khác. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni bỏn xẻn về gia đình đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã bỏn xẻn về gia đình. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni khi đã trải qua mùa (an cư) mưa không thỉnh cầu (không hành lễ Pavāraṇā) ở cả hai hội chúng dựa trên ba tình huống đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni khi đã trải qua mùa (an cư) mưa đã không thỉnh cầu (không hành lễ Pavāraṇā) nơi hội chúng tỳ khưu ni. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni không đi vì việc giáo giới hoặc vì việc đồng cộng trú đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại xứ Sakka. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã không đi vì việc giáo giới. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã không hỏi về lễ Uposatha, cũng đã không thỉnh cầu sự giáo giới. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni khi chưa xin phép hội chúng hoặc nhóm lại cùng người nam một nữ với một nam xẻ nặn mụt nhọt hoặc vết loét phát sanh ở phần dưới thân đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã cùng với người nam một nữ với một nam xẻ nặn mụt nhọt phát sanh ở phần dưới thân. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

Phẩm Tu Viện là thứ sáu.

*****

4.7.

1. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ mang thai đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ mang thai. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ còn cho con bú đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ còn cho con bú. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

3. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

4. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử đã không dạy dỗ cũng đã không bảo người dạy dỗ trong hai năm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

Phẩm Sản Phụ là thứ bảy.

*****

4.8.

1. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

3. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

4. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) tiếp độ khi chưa được hội chúng đồng ý đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) đã tiếp độ khi chưa được hội chúng đồng ý. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni khi được nói rằng: ‘Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được ban phép tiếp độ’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ sau đó lại tiến hành việc phê phán đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī khi được nói rằng: ‘Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được ban phép tiếp độ’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ sau đó đã tiến hành việc phê phán. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: ‘Này cô ni, nếu cô sẽ dâng y cho ta, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô’ rồi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: ‘Này cô ni, nếu cô sẽ dâng y cho ta, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô’ rồi đã không tiếp độ cũng đã không ra sức cho việc tiếp độ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: ‘Này cô ni, nếu cô sẽ hầu cận ta hai năm, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô’ rồi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: ‘Này cô ni, nếu cô sẽ hầu cận ta hai năm, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô’ rồi đã không tiếp độ cũng đã không ra sức cho việc tiếp độ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự là người thân cận với đàn ông, thân cận với thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, là nguồn gây sầu khổ (cho người khác) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ cô ni tu tập sự là người thân cận với đàn ông, thân cận với thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, là nguồn gây sầu khổ (cho người khác). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ hoặc người chồng cho phép đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

11. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỳ khưu) đang chịu hành phạt parivāsa đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỳ khưu) đang chịu hành phạt parivāsa. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

12. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ hàng năm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ hàng năm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

13. Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ hai người trong một năm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ hai người trong một năm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

Phẩm Thiếu Nữ là thứ tám.

*****

4.9.

1. Điều pācittiya đến vị ni sử dụng dù dép đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã sử dụng dù dép. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

2. Điều pācittiya đến vị ni di chuyển bằng xe đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã di chuyển bằng xe. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

3. Điều pācittiya đến vị ni mang vật trang sức ở hông đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã mang vật trang sức ở hông. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

4. Điều pācittiya đến vị ni đeo đồ trang sức của phụ nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã đeo đồ trang sức của phụ nữ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

5. Điều pācittiya đến vị ni tắm bằng vật thơm có màu sắc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã tắm bằng vật thơm có màu sắc. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

6. Điều pācittiya đến vị ni tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

7. Điều pācittiya đến vị ni bảo tỳ khưu ni xoa bóp và chà xát (cơ thể) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo tỳ khưu ni xoa bóp và chà xát (cơ thể). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

8. Điều pācittiya đến vị ni bảo cô ni tu tập sự xoa bóp và chà xát (cơ thể) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo cô ni tu tập sự xoa bóp và chà xát (cơ thể). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

9. Điều pācittiya đến vị ni bảo Sa-di ni xoa bóp và chà xát (cơ thể) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo Sa-di ni xoa bóp và chà xát (cơ thể). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

10. Điều pācittiya đến vị ni bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―

11. Điều pācittiya đến vị ni ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỳ khưu khi chưa có sự hỏi ý đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỳ khưu khi chưa có sự hỏi ý. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―

12. Điều pācittiya đến vị ni hỏi câu hỏi ở vị tỳ khưu chưa được thỉnh ý trước đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã hỏi câu hỏi ở vị tỳ khưu chưa được thỉnh ý trước. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Pháp theo từng câu. ―(như trên)―

13. Điều pācittiya đến vị ni không mặc áo lót đi vào làng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ không mặc áo lót đã đi vào làng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Phẩm Dù Dép là thứ chín.

Dứt các Điều Nhỏ Nhặt thuộc chín Phẩm.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. Tỏi, về việc cạo nhổ lông, lòng bàn tay (đập vỗ), và gậy ngắn, việc làm sạch sẽ, (đứng gần) vị đang ăn, các thóc lúa còn nguyên hạt, hai điều với vật dơ, việc xem (ca vũ nhạc).

2. Trong bóng tối, ở chỗ bị che khuất, ở khoảng trống, và ở nơi xa lộ, trước và sau (bữa ăn), lúc trời tối, vị đã hiểu sai, (nguyền rủa) về địa ngục, vị đánh đấm (bản thân).

3. Lõa thể, (choàng tắm) nước, sau khi tháo rời (y), (quá) năm ngày, y thiết thân, (của) nhóm, sự phân chia, (y của) Sa-môn, không chắc chắn, và (thâu hồi) Kaṭhina.

4. Chung một giường, với tấm trải, cố ý (quấy rầy), vị nữ đệ tử, sau khi cho (chỗ ngụ), (sống) thân cận, bên trong, và bên ngoài (quốc độ), (du hành) mùa mưa, không ra đi.

5. Đức vua, ghế trường kỷ, và (xe) chỉ sợi, (phục vụ) người tại gia, và với sự giải quyết (tranh tụng), vị cho (vật thực), y nội trợ, chỗ trú ngụ, học tập, và chỉ dạy (điều nhảm nhí).

6. Tu viện, sự mắng nhiếc, và sự kích động, vị thọ thực, bỏn xẻn về gia đình, việc cư ngụ (mùa mưa), lễ Pavāraṇā, sự giáo giới, (không hỏi về) hai pháp, và với phần dưới thân.

7. Người nữ mang thai, người nữ còn cho con bú, (học tập) về sáu pháp, chưa được chấp thuận, chưa đủ mười hai tuổi, và đã được tròn đủ, với hội chúng, người nữ đệ tử, đã được tiếp độ, và (cách ly) năm sáu (do-tuần).

8. Hai điều về thiếu nữ, và (chưa được chấp thuận) bởi hội chúng, mười hai năm (thâm niên), và do vị đã được chấp thuận, thôi đi (chưa phải lúc), và nếu (dâng y), hai năm (hầu cận), vị ni thân cận, và (chưa cho phép) bởi chồng.

9. Các vị đang chịu hành phạt parivāsa, hàng năm, và với việc tiếp độ hai người, với dù, và xe, vật trang sức ở hông, đồ nữ trang, vật (thơm) có màu sắc.

10. Bã dầu mè, luôn cả vị tỳ khưu ni (xoa bóp), cô ni tu tập sự, và vị Sa-di ni, người nữ tại gia, phía trước vị tỳ khưu, việc chưa thỉnh ý trước, vị không mặc áo lót.

*****

TÓM LƯỢC CÁC PHẨM ẤY

Tỏi, bóng tối, việc tắm, và việc nằm chung, (nhà) triển lãm, tu viện, và luôn cả người nữ có thai, thiếu nữ, dù và dép.

--ooOoo--

1.5. CHƯƠNG PĀṬIDESANĪYA

1. Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: ―(như trên)―

2. Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu dầu ăn rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu dầu ăn rồi thọ dụng. ―(như trên)―

3. Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu mật ong rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? ―(như trên)― – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu mật ong rồi thọ dụng. ―(như trên)―

4. Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu đường mía rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? ―(như trên)― – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu đường mía rồi thọ dụng. ―(như trên)―

5. Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu cá rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? ―(như trên)― – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu cá rồi thọ dụng. ―(như trên)―

6. Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu thịt rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? ―(như trên)― – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu thịt rồi thọ dụng. ―(như trên)―

7. Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu sữa tươi rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? ―(như trên)― – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu sữa tươi rồi thọ dụng. ―(như trên)―

8. Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Dứt tám điều pāṭidesanīya.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

Sau khi yêu cầu bơ lỏng, dầu ăn, và mật ong, đường mía, và luôn cả cá nữa, thịt, sữa tươi, và cả sữa đông, vị tỳ khưu ni (thọ dụng). Tám điều pāṭidesanīya đã được giảng giải bởi đấng Toàn Giác.

Những điều học nào đã được giải thích chi tiết ở Phân Tích Giới Tỳ khưu, những điều ấy được rút gọn lại ở Phân Tích Giới Tỳ khưu Ni.

*****

Dứt Phần Quy Định Tại Đâu là thứ nhất.

--ooOoo--

2. PHẦN BAO NHIÊU TỘI

  • Chương pārājika
  • Chương saṅghādisesa
  • Chương nissaggiya
  • Chương pācittiya
    • Phẩm Tỏi là thứ nhất
    • Phẩm Bóng Tối là thứ nhì
    • Phẩm Lõa Thể là thứ ba
    • Phẩm Nằm Chung là thứ tư
    • Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm
    • Phẩm Tu Viện là thứ sáu
    • Phẩm Sản Phụ là thứ bảy
    • Phẩm Thiếu Nữ là thứ tám
    • Phẩm Dù Dép là thứ chín
  • Chương pāṭidesanīya

2.1. CHƯƠNG PĀRĀJIKA

1. Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm bao nhiêu tội? – Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội: Vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên phạm tội pārājika; vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống phạm tội thullaccaya; vị ni ưng thuận sự nắm lấy vật được gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội này.

2. Vị tỳ khưu ni là người che giấu lỗi lầm trong khi che giấu lỗi lầm vi phạm bao nhiêu tội? – Vị tỳ khưu ni là người che giấu lỗi lầm trong khi che giấu lỗi lầm vi phạm ba tội: Vị ni biết rồi che giấu tội pārājika (của vị tỳ khưu ni khác) phạm tội pārājika; vị ni có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya; vị ni che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni là người che giấu lỗi lầm trong khi che giấu lỗi lầm vi phạm ba tội này.

3. Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo vị (tỳ khưu) bị phạt án treo trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm bao nhiêu tội? – Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo vị (tỳ khưu) bị phạt án treo trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo vị (tỳ khưu) bị phạt án treo trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội này.

4. Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm bao nhiêu tội? – Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội: Khi được người nam nói rằng: ‘Hãy đi đến chỗ tên như vầy,’ vị ni đi đến (nơi hẹn) phạm tội dukkaṭa; khi đã vào ở trong tầm tay của người nam, phạm tội thullaccaya; vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám phạm tội pārājika. Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội này.

Dứt các điều pārājika.

*****

2.2. CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA

1. Vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp lúc tiến hành việc thưa kiện vi phạm ba tội: Nói với người thứ nhất phạm tội dukkaṭa, nói với người thứ nhì phạm tội thullaccaya; vào lúc kết thúc vụ xử án phạm tội saṅghādisesa.

2. Vị ni trong khi tiếp độ nữ đạo tặc vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

3. Vị ni một mình trong khi đi vào trong làng vi phạm ba tội: Vị ni đi, phạm tội dukkaṭa; vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội thullaccaya; vượt qua bước thứ nhì, phạm tội saṅghādisesa.

4. Vị ni trong khi phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

5. Vị ni nhiễm dục vọng, sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng, trong khi thọ thực vi phạm ba tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ nhận phạm tội thullaccaya; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội saṅghādisesa; vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng phạm tội dukkaṭa.

6. Vị ni trong khi xúi giục rằng: ‘Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi’ vi phạm ba tội: Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ nhận, (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa; mỗi lần (vị ni kia) nuốt xuống, (vị ni xúi giục) phạm tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt bữa ăn, (vị ni xúi giục) phạm tội saṅghādisesa.

7. Vị tỳ khưu ni nổi giận trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

8. Vị tỳ khưu ni khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

9. Các tỳ khưu ni thân cận (với thế tục) trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

10. Vị ni xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác,’ trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

Dứt các điều saṅghādisesa.

*****

2.3. CHƯƠNG NISSAGGIYA

1. Vị ni trong lúc thực hiện việc tích trữ bình bát vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

2. Vị ni sau khi xác định y ngoài hạn kỳ là: ‘Y trong thời hạn,’ trong lúc bảo phân chia vi phạm hai tội: Vị ni bảo phân chia, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được phân chia, phạm tội nissaggiya pācittiya.

3. Vị ni sau khi trao đổi y với vị tỳ khưu ni, trong khi giật lại vi phạm hai tội: Vị ni giật lại, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã giật lại, phạm tội nissaggiya pācittiya.

4. Vị ni sau khi đã yêu cầu vật khác, trong khi yêu cầu vật khác nữa vi phạm hai tội: Vị ni yêu cầu, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) yêu cầu, phạm tội nissaggiya pācittiya.

5. Vị ni sau khi đã bảo sắm vật khác, trong khi bảo sắm vật khác nữa vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

6. Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

7. Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

8. Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

9. Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

10. Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

11. Vị ni trong khi bảo sắm tấm choàng loại dày vượt quá tối đa bốn kaṃsa vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

12. Vị ni trong khi bảo sắm tấm choàng loại nhẹ vượt quá tối đa hai kaṃsa rưỡi vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

Dứt các điều nissaggiya pācittiya.

*****

2.4. CHƯƠNG PĀCITTIYA

4.1.

1. Vị ni trong khi nhai tỏi vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pācittiya.

2. Vị ni trong khi cạo (nhổ) lông ở chỗ kín vi phạm hai tội: Vị ni cạo (nhổ), lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã cạo (nhổ), phạm tội pācittiya.

3. Vị ni trong khi đập vỗ bằng lòng bàn tay vi phạm hai tội: Vị ni hành động, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã hành động, phạm tội pācittiya.

4. Vị ni trong khi áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây vi phạm hai tội: Vị ni áp dụng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã áp dụng, phạm tội pācittiya.

5. Vị ni trong khi áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước vượt quá tối đa hai lóng tay vi phạm hai tội: Vị ni áp dụng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã áp dụng, phạm tội pācittiya.

6. Vị ni với nước uống hoặc với quạt, trong khi đứng gần vị tỳ khưu đang thọ thực vi phạm hai tội: Vị ni đứng trong khoảng tầm tay phạm tội pācittiya. Sau khi rời xa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

7. Vị ni sau khi yêu cầu lúa còn nguyên hạt, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi thọ nhận phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pācittiya.

8. Vị ni trong khi đổ bỏ phân, hoặc nước tiểu, hoặc rác rến, hoặc thức ăn thừa phía bên kia bức tường hoặc phía bên kia hàng rào vi phạm hai tội: Vị ni đổ bỏ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đổ bỏ, phạm tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi đổ bỏ phân, hoặc nước tiểu, hoặc rác rến, hoặc thức ăn thừa lên cỏ cây xanh vi phạm hai tội: Vị ni đổ bỏ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đổ bỏ, phạm tội pācittiya.

10. Vị ni trong khi đi để xem vũ, hoặc ca, hoặc tấu nhạc vi phạm hai tội: Vi ni đi, phạm tội dukkaṭa; nơi nào đứng lại rồi nhìn hoặc lắng nghe, phạm tội pācittiya.

Phẩm Tỏi là thứ nhất.

*****

4.2.

1. Vị ni trong khi cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở trong bóng tối ban đêm không có đèn vi phạm hai tội: Vi ni đứng trong tầm tay phạm tội pācittiya; sau khi lìa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

2. Vị ni trong khi cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở chỗ được che khuất vi phạm hai tội: Vi ni đứng trong tầm tay phạm tội pācittiya; sau khi lìa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

3. Vị ni trong khi cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở khoảng trống vi phạm hai tội: Vi ni đứng trong tầm tay phạm tội pācittiya; sau khi lìa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

4. Vị ni trong khi cùng người nam một nữ với một nam đứng chung ở đường có xe cộ, hoặc ở ngõ cụt, hoặc ở giao lộ vi phạm hai tội: Vi ni đứng trong tầm tay phạm tội pācittiya; sau khi lìa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

5. Vị ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi, trong khi ra đi không thông báo chủ nhân vi phạm hai tội: Vi ni vượt qua mái hiên che mưa bước thứ nhất, phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì, phạm tội pācittiya.

6. Vị ni sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn, trong khi ngồi xuống trên chỗ ngồi không hỏi ý chủ nhân vi phạm hai tội: Vi ni ngồi xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

7. Vị ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối, không hỏi ý chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm, trong khi ngồi xuống vi phạm hai tội: Vi ni ngồi xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

8. Vị ni do hiểu sai do xét đoán sai, trong khi phàn nàn với vị khác vi phạm hai tội: Vi ni phàn nàn, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã phàn nàn, phạm tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi nguyền rủa bản thân hoặc người khác về địa ngục hoặc về Phạm hạnh vi phạm hai tội: Vi ni nguyền rủa, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nguyền rủa, phạm tội pācittiya.

10. Vị ni trong khi tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc vi phạm hai tội: Vi ni đánh và khóc lóc phạm tội pācittiya; vị ni đánh không khóc lóc phạm tội dukkaṭa.

Phẩm Bóng Tối là thứ nhì.

*****

4.3.

1. Vị ni lõa thể trong khi tắm vi phạm hai tội: Vi ni tắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; vào lúc hoàn tất việc tắm, phạm tội pācittiya.

2. Vị ni trong khi bảo thực hiện vải choàng tắm vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vi ni bảo làm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.

3. Vị ni sau khi tháo rời hoặc bảo tháo rời y của vị tỳ khưu ni, trong khi không may lại cũng không nỗ lực trong việc bảo (người khác) may lại vi phạm một tội pācittiya.

4. Vị ni trong khi vượt quá năm ngày thiếu vắng y hai lớp vi phạm một tội pācittiya.

5. Vị ni trong khi mặc y thiết thân (của vị ni khác) vi phạm hai tội: Vi ni mặc, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã mặc, phạm tội pācittiya.

6. Vị ni trong khi cản trở lợi lộc về y của nhóm vi phạm hai tội: Vi ni hành động, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã hành động, phạm tội pācittiya.

7. Vị ni trong khi ngăn cản sự phân chia y đúng Pháp vi phạm hai tội: Vi ni ngăn cản, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngăn cản, phạm tội pācittiya.

8. Vị ni trong khi cho y của Sa-môn đến người nam tại gia, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo vi phạm hai tội: Vi ni cho, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã cho, phạm tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi để cho vượt quá thời hạn về y khi niềm hy vọng về y không chắc chắn vi phạm hai tội: Vi ni để cho vượt quá, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã để cho vượt quá, phạm tội pācittiya.

10. Vị ni trong khi ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng Pháp vi phạm hai tội: Vi ni ngăn cản, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngăn cản, phạm tội pācittiya.

Phẩm Tắm là thứ ba.

*****

4.4.

1. Hai vị tỳ khưu ni trong khi nằm chung ở một chiếc giường vi phạm hai tội: (Cả hai) nằm xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.

2. Hai vị tỳ khưu ni trong khi nằm chung một tấm trải tấm đắp vi phạm hai tội: (Cả hai) nằm xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.

3. Vị ni trong khi cố ý quấy rầy các vị tỳ khưu ni (khác) vi phạm hai tội: Vi ni hành động, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã hành động, phạm tội pācittiya.

4. Vị ni trong khi không chăm sóc người nữ đệ tử bị ốm đau cũng không nỗ lực kiếm người chăm sóc vi phạm một tội pācittiya.

5. Vị ni sau khi đã cho vị tỳ khưu ni (khác) chỗ trú ngụ lại nổi giận bất bình, trong khi lôi kéo ra vi phạm hai tội: Vi ni lôi kéo ra, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã lôi kéo ra, phạm tội pācittiya.

6. Vị ni sống thân cận (thế tục), trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm hai tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội pācittiya.

7. Vị ni trong khi đi du hành không cùng với đoàn xe ở trong quốc độ được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng vi phạm hai tội: Vi ni thực hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

8. Vị ni trong khi đi du hành không cùng với đoàn xe ở bên ngoài quốc độ (tại nơi) được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng vi phạm hai tội: Vi ni thực hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi đi du hành vào mùa (an cư) mưa vi phạm hai tội: Vi ni thực hiện, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

10. Vị ni đã trải qua mùa (an cư) mưa, trong khi không ra đi du hành vi phạm một tội pācittiya.

Phẩm Nằm Chung là thứ tư.

*****

4.5.

1. Vị ni trong khi đi để xem hí viện của đức vua, hoặc nhà triển lãm tranh, hoặc khu vườn, hoặc công viên, hoặc hồ sen vi phạm hai tội: Vi ni đi, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; nơi nào đứng lại rồi nhìn, phạm tội pācittiya.

2. Vị ni trong khi sử dụng ghế trường kỷ hoặc ghế nệm lông thú vi phạm hai tội: Vi ni sử dụng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

3. Vị ni trong khi xe chỉ vi phạm hai tội: Vi ni xe (chỉ), lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; theo mỗi một vòng quay, phạm tội pācittiya.

4. Vị ni trong khi phục vụ người tại gia vi phạm hai tội: Vi ni phục vụ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã phục vụ, phạm tội pācittiya.

5. Vị ni khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: ‘Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ trong khi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết vi phạm một tội pācittiya.

6. Vị ni trong khi tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến người nam tại gia, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo vi phạm hai tội: Vi ni cho, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã cho, phạm tội pācittiya.

7. Vị ni sau khi không chịu xả bỏ y nội trợ, trong khi sử dụng vi phạm hai tội: Vi ni sử dụng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

8. Vị ni khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ, trong khi ra đi du hành vi phạm hai tội: Vị ni vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì, phạm tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi học tập kiến thức nhảm nhí vi phạm hai tội: Vi ni học tập, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; theo mỗi một câu, phạm tội pācittiya.

10. Vị ni trong khi dạy kiến thức nhảm nhí vi phạm hai tội: Vi ni dạy, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; theo mỗi một câu, phạm tội pācittiya.

Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm.

*****

4.6.

1. Vị ni biết tu viện có tỳ khưu, trong khi đi vào chưa có sự hỏi ý vi phạm hai tội: Vị ni vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì, phạm tội pācittiya.

2. Vị ni trong khi mắng nhiếc gièm pha vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị ni mắng nhiếc, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã mắng nhiếc, phạm tội pācittiya.

3. Vị ni bị kích động trong khi gièm pha nhóm vi phạm hai tội: Vị ni chửi rủa, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã gièm pha, phạm tội pācittiya.

4. Vị ni đã được thỉnh mời hoặc đã từ chối (vật thực dâng thêm), trong khi nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pācittiya.

5. Vị ni trong khi bỏn xẻn về gia đình vi phạm hai tội: Vị ni bỏn xẻn, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã bỏn xẻn, phạm tội pācittiya.

6. Vị ni trong khi sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ sống mùa (an cư) mưa’ rồi sắp xếp chỗ trú ngụ, hoặc đem lại nước uống nước rửa, hoặc quét phòng, phạm tội dukkaṭa; với sự mọc lên của mặt trời, phạm tội pācittiya.

7. Vị ni đã trải qua mùa (an cư) mưa trong khi không thỉnh cầu (hành lễ Pavāraṇā) ở cả hai hội chúng dựa trên ba tình huống vi phạm một tội pācittiya.

8. Vị ni trong khi không đi vì việc giáo giới hoặc vì việc đồng cộng trú vi phạm một tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới vi phạm một tội pācittiya.

10. Vị ni khi chưa hỏi ý hội chúng hoặc nhóm lại cùng người nam một nữ với một nam, trong khi xẻ nặn mụt nhọt hoặc vết loét phát sanh ở phần dưới thân vi phạm hai tội: Vị ni xẻ nặn, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã xẻ nặn, phạm tội pācittiya.

Phẩm Tu Viện là thứ sáu.

*****

4.7.

1. Vị ni trong khi tiếp độ người nữ mang thai vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

2. Vị ni trong khi tiếp độ người nữ còn cho con bú vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

3. Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

4. Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

5. Vị ni trong khi tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

6. Vị ni trong khi tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

7. Vị ni trong khi tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

8. Vị ni sau khi tiếp độ người nữ đệ tử, trong khi không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm vi phạm một tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm vi phạm một tội pācittiya.

10. Vị ni sau khi tiếp độ người nữ đệ tử, trong khi không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly vi phạm một tội pācittiya.

Phẩm Sản Phụ là thứ bảy.

*****

4.8.

1. Vị ni trong khi tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

2. Vị ni trong khi tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

3. Vị ni trong khi tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

4. Vị ni chưa đủ mười hai năm (thâm niên), trong khi tiếp độ vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

5. Vị ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) chưa được hội chúng đồng ý, trong khi tiếp độ vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

6. Vị ni khi được nói rằng: ‘Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được ban phép tiếp độ’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ sau đó trong khi tiến hành việc phê phán vi phạm hai tội: Vị ni phê phán, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã phê phán, phạm tội pācittiya.

7. Vị ni sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: ‘Này cô ni, nếu cô sẽ dâng y cho ta, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô,’ trong khi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ vi phạm một tội pācittiya.

8. Vị ni sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: ‘Này cô ni, nếu cô sẽ hầu cận ta hai năm, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô,’ trong khi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ vi phạm một tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự là người thân cận với đàn ông, thân cận với thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, là nguồn gây sầu khổ (cho người khác) vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

10. Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ hoặc người chồng cho phép vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

11. Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỳ khưu) đang chịu hành phạt parivāsa vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

12. Vị ni trong khi tiếp độ hàng năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

13. Vị ni trong khi tiếp độ hai người trong một năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

Phẩm Thiếu Nữ là thứ tám.

*****

4.9.

1. Vị ni trong khi sử dụng dù dép vi phạm hai tội: Vị ni sử dụng, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

2. Vị ni trong khi di chuyển bằng xe vi phạm hai tội: Vị ni di chuyển (bằng xe), lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã di chuyển (bằng xe), phạm tội pācittiya.

3. Vị ni trong khi mang vật trang sức ở hông vi phạm hai tội: Vị ni mang, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã mang, phạm tội pācittiya.

4. Vị ni trong khi đeo đồ trang sức của phụ nữ vi phạm hai tội: Vị ni đeo, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã đeo, phạm tội pācittiya.

5. Vị ni trong khi tắm bằng vật thơm có màu sắc vi phạm hai tội: Vị ni tắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; vào lúc hoàn tất việc tắm, phạm tội pācittiya.

6. Vị ni trong khi tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương vi phạm hai tội: Vị ni tắm, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; vào lúc hoàn tất việc tắm, phạm tội pācittiya.

7. Vị ni trong khi bảo tỳ khưu ni xoa bóp và chà xát (cơ thể) vi phạm hai tội: Vị ni bảo xoa bóp, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được xoa bóp, phạm tội pācittiya.

8. Vị ni trong khi bảo cô ni tu tập sự xoa bóp và chà xát (cơ thể) vi phạm hai tội: Vị ni bảo xoa bóp, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được xoa bóp, phạm tội pācittiya.

9. Vị ni trong khi bảo Sa-di ni xoa bóp và chà xát (cơ thể) vi phạm hai tội: Vị ni bảo xoa bóp, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được xoa bóp, phạm tội pācittiya.

10. Vị ni trong khi bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể) vi phạm hai tội: Vị ni bảo xoa bóp, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã được xoa bóp, phạm tội pācittiya.

11. Vị ni trong khi ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỳ khưu khi chưa có sự hỏi ý vi phạm hai tội: Vị ni ngồi xuống, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

12. Vị ni trong khi hỏi câu hỏi ở vị tỳ khưu chưa được thỉnh ý trước vi phạm hai tội: Vị ni hỏi, lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa; khi đã hỏi, phạm tội pācittiya.

13. Vị ni không mặc áo lót, trong khi đi vào làng vi phạm hai tội: Vị ni vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội dukkaṭa; vượt qua bước thứ nhì, phạm tội pācittiya.

Phẩm Dù Dép là thứ chín.

Dứt các điều nhỏ nhặt thuộc chín phẩm.

*****

2.5. CHƯƠNG PĀṬIDESANĪYA

1. Vị ni sau khi yêu cầu bơ lỏng, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

2. Vị ni sau khi yêu cầu dầu ăn, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

3. Vị ni sau khi yêu cầu mật ong, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

4. Vị ni sau khi yêu cầu đường mía, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

5. Vị ni sau khi yêu cầu cá, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

6. Vị ni sau khi yêu cầu thịt, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

7. Vị ni sau khi yêu cầu sữa tươi, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

8. Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

Dứt tám điều pāṭidesanīya.

Dứt phần Bao Nhiêu Tội là thứ nhì.

*****

3. PHẦN SỰ HƯ HỎNG

1. Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Dứt phần Sự Hư Hỏng là thứ ba.

*****

4. PHẦN SỰ TỔNG HỢP

1. Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được tổng hợp vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được tổng hợp vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

Dứt phần Sự Tổng Hợp là thứ tư.

*****

5. PHẦN NGUỒN SANH TỘI

1. Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Dứt phần Nguồn Sanh Tội là thứ năm.

*****

6. PHẦN SỰ TRANH TỤNG

1. Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Dứt phần Sự Tranh Tụng là thứ sáu.

****

7. PHẦN SỰ DÀN XẾP

1. Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Sự Dàn Xếp là thứ bảy.

*****

8. PHẦN SỰ QUY TỤ

1. Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm bao nhiêu tội? – Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội: Vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên phạm tội pārājika; vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống phạm tội thullaccaya; vị ni ưng thuận sự nắm lấy vật được gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

―(như trên)―

2. Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông, trong khi thọ dụng vi phạm bao nhiêu tội? – Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya. Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

3. – Các tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Sự Quy Tụ là thứ tám.

--ooOoo--

9. PHẦN QUY ĐỊNH TẠI ĐÂU

  • Chương pārājika
  • Chương saṅghādisesa

9.1. CHƯƠNG PĀRĀJIKA

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pārājika do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể đã được quy định tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại?

1. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pārājika do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng. Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra. Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? – Là điều quy định cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni). Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng).

Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì. Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội pārājika. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, ―(như trên)― Tạng Luật ở Tambapaṇṇi.

2. Điều pārājika do duyên của việc che giấu lỗi lầm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā dầu biết vị tỳ khưu ni vi phạm tội pārājika đã không tự chính mình khiển trách cũng đã không thông báo cho nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

3. Điều pārājika do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

4. Điều pārājika do duyên của việc làm đủ sự việc thứ tám đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã làm đủ sự việc thứ tám. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

Dứt các điều pārājika.

*****

9.2. CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA

1. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa do duyên của việc thực hiện sự thưa kiện của vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp đã được quy định tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại?

2. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa do duyên của việc thực hiện sự thưa kiện của vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã sống là người nói lời tranh chấp. Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra. Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? – Là điều quy định cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni). Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng). Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba. Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)― Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, vị Soṇaka, vị Siggava là tương tợ, với vị Moggalliputta là thứ năm, các vị này là ở đảo Jambu huy hoàng.

―(như trên)―

Những vị hàng đầu ấy có đại tuệ, là những vị thông Luật, rành rẽ về đường lối, đã phổ biến Tạng Luật ở hòn đảo Tambapaṇṇi.

3. Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa do duyên của việc tiếp độ nữ đạo tặc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ nữ đạo tặc. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

4. Điều saṅghādisesa do duyên của việc đi vào trong làng một mình đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ một mình đã đi vào trong làng. – Có một điều quy định, ba điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

5. Điều saṅghādisesa do duyên của việc phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

6. Điều saṅghādisesa do duyên của việc thọ thực của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã tự tay thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều pārājika thứ nhất. ―(như trên)―

7. Điều saṅghādisesa do duyên của việc xúi giục rằng: ‘Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi’ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã xúi giục rằng: ‘Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi.’ – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

8. Điều saṅghādisesa do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu ni nổi giận, bất bình đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī nổi giận, bất bình đã nói như vầy: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ Giáo Pháp, tôi lìa bỏ Hội Chúng, tôi lìa bỏ việc học tập.’ – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

9. Điều saṅghādisesa do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu ni bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất bình và đã nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì sợ hãi.’ – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

10. Điều saṅghādisesa do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của các tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sống thân cận (với thế tục). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

11. Điều saṅghādisesa do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị ni xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác’ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác.’ – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (như) ở điều buông bỏ trách nhiệm. ―(như trên)―

12. Điều pāṭidesanīya do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: ―(như trên)―

Dứt phần Quy Định Tại Đâu là thứ nhất.

*****

10. PHẦN BAO NHIÊU TỘI

  • Chương pārājika
  • Chương saṅghādisesa

10.1. CHƯƠNG PĀRĀJIKA

1. Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika; vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa; vị (ni) dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm thullaccaya; vị (ni) dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm tội dukkaṭa; khi thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya.[7] Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

2. Do duyên của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni biết (vị tỳ khưu ni khác) vi phạm tội pārājika rồi che giấu phạm tội pārājika; vị (ni) có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya; vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya;[8] vị (ni) che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội này.

3. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ bị phạt án treo không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika; vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saṅghādisesa; vị không chịu dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm năm tội này.

4. Do duyên của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội: Khi được người nam nói rằng: ‘Hãy đi đến chỗ tên như vầy,’ vị ni đi đến (nơi hẹn) phạm tội dukkaṭa; khi đã vào ở trong tầm tay của người nam, phạm tội thullaccaya; vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám phạm tội pārājika. Do duyên của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội này.

Dứt các điều pārājika.

*****

10.2. CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA

1. Do duyên của việc thực hiện sự thưa kiện, vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp vi phạm ba tội: Nói với người thứ nhất phạm tội dukkaṭa; nói với người thứ nhì phạm tội thullaccaya; vào lúc kết thúc vụ xử án, phạm tội saṅghādisesa.

2. Do duyên của việc tiếp độ nữ đạo tặc vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

3. Do duyên của việc đi vào trong làng một mình vi phạm ba tội: Vị ni đi, phạm tội dukkaṭa; vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội thullaccaya; vượt qua bước thứ nhì, phạm tội saṅghādisesa.

4. Do duyên của việc phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư, khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

5. Do duyên của việc thọ thực, vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ nhận phạm tội thullaccaya; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội saṅghādisesa; vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng phạm tội dukkaṭa.

6. Do duyên của việc xúi giục rằng: ‘Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi’ vi phạm ba tội: Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ nhận, (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần (vị ni kia) nuốt xuống, (vị ni xúi giục) phạm tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt bữa ăn, (vị ni xúi giục) phạm tội saṅghādisesa.

7. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu ni nổi giận vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

8. Khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó, do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu ni vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

9. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, các tỳ khưu ni thân cận (với thế tục) vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

10. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị ni xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác’ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa. ―(như trên)―

Dứt mười điều saṅghādisesa.

Nên được phân tích chi tiết theo như phần dưới,[9] riêng phần nguyên nhân là có sự khác biệt.

*****

11. Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya. Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội này.

Dứt phần Bao Nhiêu Tội là thứ nhì.

--ooOoo--

11. PHẦN SỰ HƯ HỎNG

1. Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Các tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Dứt phần Sự Hư Hỏng là thứ ba.

--ooOoo--

12. PHẦN SỰ TỔNG HỢP

1. Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được tổng hợp vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Các tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được tổng hợp vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

Dứt phần Sự Tổng Hợp là thứ tư.

--ooOoo--

13. PHẦN NGUỒN SANH TỘI

1. Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Các tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Dứt phần Nguồn Sanh Tội là thứ năm.

--ooOoo--

14. PHẦN SỰ TRANH TỤNG

1. Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Dứt phần Sự Tranh Tụng là thứ sáu.

--ooOoo--

15. PHẦN SỰ DÀN XẾP

1. Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Các tội vi phạm do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

―(như trên)―

2. Các tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Tội vi phạm do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Sự Dàn Xếp là thứ bảy.

--ooOoo--

16. PHẦN SỰ QUY TỤ

1. Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika; vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa; dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân phạm thullaccaya; dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa; khi thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya. Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

―(như trên)―

2. Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya. Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông trong khi thọ dụng vi phạm hai tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Sự Quy Tụ là thứ tám.

Dứt Tám Phần về Do Duyên.

*****

TÓM LƯỢC CÁC PHẦN NÀY

Phần bao nhiêu (tội), phần sự hư hỏng, và phần sự tổng hợp, luôn cả phần về nguồn sanh tội, và phần sự tranh tụng, phần sự dàn xếp, và phần sự quy tụ, đây là bảy phần. Được bắt đầu bằng phần sự quy định là tám phần.

*****

Dứt Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni.

Và Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni được chấm dứt.

--ooOoo--