1-2) Nhân duyên ở Sāvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về tà tánh và chánh tánh. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà tánh? Tức là tà tri kiến... tà định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà tánh.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tánh? Tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tánh.
(22) II. Pháp Bất Thiện (S.v,18)
1-2) Nhân duyên ở Sāvatthi.
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về bất thiện pháp và thiện pháp. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bất thiện pháp? Tức là tà tri kiến... tà định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bất thiện pháp.
5) Thế nào là thiện pháp? Tức là chánh tri kiến... chánh định. Ðây gọi là thiện pháp.
1-2) Sāvatthi.
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về tà đạo lộ và chánh đạo lộ. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo lộ? Tức là tà tri kiến... tà định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà đạo lộ.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo lộ? Tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh đạo lộ.
1-2) Sāvatthi.
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, với người tại gia hay với người xuất gia, Ta không tán thán tà đạo lộ.
4) Người tại gia hay người xuất gia, theo tà hạnh, này các Tỷ-kheo, do vì tà hạnh và nhân tà hạnh, vị ấy không phải là người phát huy (ārādhaka) chánh lý (ñāyaṃ), pháp (dhammaṃ), và thiện (kusalaṃ). Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo lộ? Tức là tà tri kiến... tà định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà đạo lộ. Ðối với người tại gia hay người xuất gia, này các Tỷ-kheo, Ta không tán thán tà đạo lộ.
5) Người tại gia hay người xuất gia theo tà hạnh, này các Tỷ-kheo, do vì tà hạnh và nhân tà hạnh, vị ấy không phải là người phát huy chánh lý, pháp và thiện.
6) Và này các Tỷ-kheo, với người tại gia hay với người xuất gia, Ta tán thán chánh đạo lộ.
7) Người tại gia hay người xuất gia theo chánh hạnh, này các Tỷ-kheo, do vì chánh hạnh và nhân chánh hạnh, vị ấy là người phát triển chánh lý, pháp và thiện. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo lộ? Tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh đạo lộ. Và này các Tỷ-kheo, với người tại gia hay người xuất gia, Ta tán thán chánh đạo lộ.
8) Người tại gia, hay người xuất gia, theo chánh hạnh, này các Tỷ-kheo, do vì chánh hạnh và do nhân chánh hạnh, vị ấy trở thành người phát huy chánh lý, pháp và thiện.
(25) V. Không Phải Chân Nhân (1) (Asappurisa) (S.v,19)
1-2) Ở Sāvatthi...
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về phi chân nhân và chân nhân. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi chân nhân? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, là tinh tấn, tà niệm, tà định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi chân nhân.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chân nhân? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo chánh tri kiến, theo chánh tư duy, theo chánh ngữ, theo chánh nghiệp, theo chánh mạng, theo chánh tinh tấn, theo chánh niệm, theo chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chân nhân.
(26) VI. Không Phải Chân Nhân (2) (S.v,20)
1-2) Ở Sāvatthi...
Ở đấy, Thế Tôn nói như sau:
3) -- Ta sẽ giảng cho các Ông, này các Tỷ-kheo, về phi chân nhân và tệ hơn phi chân nhân. Ta sẽ giảng cho các Ông, này các Tỷ-kheo, về chân nhân và tốt hơn chân nhân. Hãy lắng nghe...
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi chân nhân? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo tà kiến... theo tà định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi chân nhân.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi chân nhân còn tệ hơn phi chân nhân? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo tà kiến... theo tà định, theo tà trí, theo tà giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi chân nhân còn tệ hơn phi chân nhân.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc chân nhân? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo chánh tri kiến... theo chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chân nhân.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc chân nhân còn tốt đẹp hơn bậc chân nhân? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo chánh tri kiến... theo chánh định, theo chánh trí, theo chánh giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bậc chân nhân còn tốt đẹp hơn các bậc chân nhân.
1-2) Ở Sāvatthi...
3)-- Này các Tỷ-kheo, ví như một cái bình, nếu không có cái giá chống đỡ thời dễ bị nghiêng ngã, nếu có cái giá chống đỡ thời khó nghiêng ngã. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu tâm không có cái giá chống đỡ thời dễ bị nghiêng ngã, nếu có cái giá chống đỡ thời khó nghiêng ngã.
4) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là giá chống đỡ cho tâm? Chính là Thánh đạo Tám ngành này, tức là chánh tri kiến... chánh định. Ðây gọi là cái giá chống đỡ tâm.
5) Này các Tỷ-kheo, ví như cái bình không có cái giá chống đỡ thời dễ bị nghiêng ngã, nếu có cái giá chống đỡ thời khó bị nghiêng ngã. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu tâm không có cái giá chống đỡ thời dễ bị nghiêng ngã, nếu có cái giá chống đỡ thời khó bị nghiêng ngã.
1-2) Ở Sāvatthi...
Rồi Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chánh định với sở y (saupanisaṃ), với tư lường (saparikkhāraṃ). Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định với sở y, với tư lường? Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm.
5) Nhứt tâm, này các Tỷ-kheo, có bảy chi phần này làm tư lường. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh chánh định với sở y, với tư lường.
1-2) Ở Sāvatthi...
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, có ba thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, đây là ba thọ này.
4) Muốn liễu tri ba thọ này cần phải tu tập Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Muốn liễu tri thọ này cần phải tu tập Thánh đạo Tám ngành.
(30) X. Uttiya hay Uttika (S.v,22)
1-2) Nhân duyên ở Sāvatthi...
3) Rồi Tôn giả Uttiya đi đến Thế Tôn...
4) Ngồi một bên, Tôn giả Uttiya bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con độc cư Thiền tịnh, tư tưởng như sau được khởi lên: “Năm dục công đức được Thế Tôn nói đến, và năm dục công đức được Thế Tôn nói đến là gì?”
5 -- Lành thay, lành thay, này Uttiya! Năm dục công đức này được Ta nói đến, này Uttiya. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận nhận thức... các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Năm dục công đức này, này Uttiya, được Ta nói đến.
6) Muốn đoạn tận năm dục công đức này, này Uttiya, cần phải tu tập Thánh đạo Tám ngành. Thế nào là Thánh đạo Tám ngành? Tức là chánh tri kiến... chánh định. Muốn đoạn tận năm dục công đức này, này Uttiya, cần phải tu tập Thánh đạo Tám ngành này.