1) Sāvatthi ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tất cả. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng ; mũi và các hương; lưỡi và các vị ; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.
4) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác”, thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!
(24) II. Ðoạn Tận (1) (S.iv,15)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về pháp đưa đến đoạn tận tất cả. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp đưa đến đoạn tận tất cả?
4-6) Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận. Các sắc cần phải đoạn tận. Nhãn thức cần phải đoạn tận. Nhãn xúc cần phải đoạn tận. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận. Tai ... Mũi ...
7-8) Lưỡi cần phải đoạn tận. Các vị cần phải đoạn tận. Thiệt thức cần phải đoạn tận, thiệt xúc cần phải đoạn tận. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận.
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả.
(25) III. Ðoạn Tận (2) (S.iv,16)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri (abhiññā pariññā). Hãy lắng nghe.
3) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri?
4-6) Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các sắc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Nhãn thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Nhãn xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Tai ... Mũi ...
7-8) Lưỡi cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các vị cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Thiệt thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Thiệt xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri.
9) Ý cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các pháp cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Ý thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Ý xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri.
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri.
(26) IV. Liễu Tri (1) (Aparijāna) (S.iv,17)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không có thể đoạn tận khổ đau.
3) Và này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái gì thời không có thể đoạn tận khổ đau?
4-6) Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ mắt, thời không có thể đoạn tận khổ đau. Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các sắc, thời không có thể đoạn tận khổ đau ... nhãn thức ... nhãn xúc ... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ cảm thọ ấy, thời không có thể đoạn tận khổ đau ... tai ... mũi ...
7-8) ... lưỡi ... thân ...
9) Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ ý, thời không có thể đoạn tận khổ đau. Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các pháp ... ý thức ... ý xúc ... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ cảm thọ ấy, thời không có thể đoạn tận khổ đau.
10) Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái ấy, thời không có thể đoạn tận khổ đau.
11) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả, thời có thể đoạn tận khổ đau.
12) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái gì thời có thể đoạn tận khổ đau?
13-15) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ mắt, thời có thể đoạn tận khổ đau ; thắng tri, liễu tri ... các sắc ... nhãn thức ... nhãn xúc ... có thể đoạn tận khổ đau. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ cảm thọ ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau ... tai ... các tiếng ... tỷ thức ... tỷ xúc ... Cảm thọ do duyên tỷ xúc ...
16-17) ... lưỡi ... các vị ... thiệt thức ... thiệt xúc ... cảm thọ do duyên thiệt xúc ... thân ... các xúc ... thân thức ... thân xúc ... cảm thọ do duyên thân xúc ...
18) Thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ ý, thời có thể đoạn tận khổ đau ... các pháp ... ý thức ... ý xúc ... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ cảm thọ ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.
19) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.
(27) V. Liễu Tri (2) (S.iv,18)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không có thể đoạn tận khổ đau.
3) Và này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái gì thời không có thể đoạn tận khổ đau?
4-6) Chính là mắt, là các sắc, là nhãn thức, là các pháp do nhãn thức nhận biết ... tai ... mũi ...
7-8) Chính là lưỡi, là các vị, là thiệt thức, là các pháp do thiệt thức nhận biết ...
9) Chính là thân, là các xúc, là thân thức, là các pháp do thân thức nhận biết ...
10) Và chính là ý, là các pháp, là ý thức, là các pháp do ý thức nhận biết ...
11) Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái ấy, nên không có thể đoạn tận khổ đau.
12) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.
Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái gì thời có thể đoạn tận khổ đau?
13-15) Chính là mắt, chính là các sắc, chính là nhãn thức, chính là các pháp do nhãn thức nhận biết ... chính là tai ... chính là mũi ...
16-17) Chính là lưỡi, chính là các vị, chính là thiệt thức, chính là các pháp do thiệt thức nhận biết ...
18) Chính là ý, chính là các pháp, chính là ý thức, chính là các pháp do ý thức nhận biết.
19) Này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.
(28) VI. Bị Bốc Cháy (S.iv,19)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Gayā, tại Gayāsīsa cùng với một ngàn Tỷ-kheo.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Tất cả, này các Tỷ-kheo, đều bị bốc cháy. Và này các Tỷ-kheo, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?
3-5) Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não ... Tai ... Mũi ...
6-7) Lưỡi bị bốc cháy. Các vị bị bốc cháy. Thiệt thức bị bốc cháy. Thiệt xúc bị bốc cháy. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não ... Thân ...
8) Ý bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy ... đối với tai ... đối với mũi ... đối với lưỡi ... đối với thân ... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa”.
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Tất cả, này các Tỷ-kheo, là mù lòa. Và này các Tỷ-kheo, cái gì mù lòa?
3-5) Mắt, này các Tỷ-kheo, là mù lòa. Các sắc là mù lòa. Nhãn thức là mù lòa. Nhãn xúc là mù lòa. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là mù lòa. Mù lòa bởi cái gì? Ta nói rằng mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não ... Tai ... Mũi ...
6) Lưỡi là mù lòa. Các vị là mù lòa. Thiệt thức là mù lòa. Thiệt xúc là mù lòa. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy mù lòa. Mù lòa bởi cái gì? Ta nói rằng mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
7) Thân là mù lòa ...
8) Ý là mù lòa. Các pháp là mù lòa. Ý thức là mù lòa. Ý xúc là mù lòa. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là mù lòa. Mù lòa bởi cái gì? Ta nói rằng mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
(30) VIII Thích Hợp (1) (Sāruppa) (S.iv,21)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường (sabbamaññīta). Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: “Con mắt là của ta”. Vị ấy không tư lường các sắc, không tư lường trên các sắc, không tư lường từ các sắc, không tư lường: “Các sắc là của ta”. Vị ấy không tư lường nhãn thức, không tư lường trên nhãn thức, không tư lường từ nhãn thức, không tư lường: “Nhãn thức là của ta”. Vị ấy không tư lường nhãn xúc, không tư lường trên nhãn xúc, không tư lường từ nhãn xúc, không tư lường: “Nhãn xúc là của ta”. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy của ta” ... Tai ... Mũi ...
7-8) ... Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: “Lưỡi là của ta”. Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường trên các vị, không tư lường từ các vị, không tư lường: “Các vị là của ta”. Vị ấy không tư lường thiệt thức, không tư lường trên thiệt thức, không tư lường từ thiệt thức, không tư lường: “Thiệt thức là của ta”. Vị ấy không tư lường thiệt xúc, không tư lường trên thiệt xúc, không tư lường từ thiệt xúc, không tư lường: “Thiệt xúc là của ta”. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”.
9) ... Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: “Ý là của ta”. Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường trên các pháp, không tư lường từ các pháp, không tư lường: “Các pháp là của ta”. Vị ấy không tư lường ý thức, không tư lường trên ý thức, không tư lường từ ý thức, không tư lường: “Ý thức là của ta”. Vị ấy không tư lường ý xúc, không tư lường trên ý xúc, không tư lường từ ý xúc, không tư lường: “Ý xúc là của ta”. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, từ đấy cái ấy bị đổi khác. Ý tựa trên đổi khác, bám víu vào tái sanh, thế giới ưa thích tái sanh.
10) Cho đến các uẩn, giới, xứ, này các Tỷ-kheo, vị ấy không tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: “Pháp ấy là của ta”. Vị ấy không tư lường như vậy nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ nên không ái luyến. Do không ái luyến nên tự mình được hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
(31) IX. Thích Hợp (2) (S.iv,23)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: “Con mắt là của ta”. Vị ấy không tư lường các sắc ... không tư lường nhãn thức ... không tư lường nhãn xúc ... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu (bhavasatto), vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu ...
7-8) ... Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: “Lưỡi là của ta”. Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường thiệt thức, không tư lường thiệt xúc. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu.
9) ... Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: “Ý là của ta”. Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường ý thức, không tư lường ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu.
10) Này các Tỷ-kheo, xa cho đến uẩn, giới, xứ, vị ấy không có tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: “Pháp ấy là của ta”. Vị ấy không có tư lường như vậy nên không có chấp thủ một sự vật gì trong đời. Do không chấp thủ, nên không dao động (paritassati), do không dao động, vị ấy tự mình được tịch tịnh (parinibbāyati). Vị ấy tuệ tri (pajānāti): “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
11) Này các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
(32) X. Thích Hợp (3) (S,iv,24)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?”
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Các sắc ... Nhãn thức ... Nhãn xúc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi?”
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- ... Tai ... Các tiếng ... Nhĩ thức ... Nhĩ xúc ...
... Mũi ... Các hương ... Tỷ thức ... Tỷ xúc ...
7-8) ... Thiệt ... Các vị ... Thiệt thức ... Thiệt xúc ...
... Thân ... Các xúc ... Thân thức ... Thân xúc ...
9) Ý là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?”
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy ... đối với tai ... đối với mũi ... đối với với lưỡi ... đối với thân ... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, nay không còn trở lui trạng thái này nữa”.
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.