1-2) Nhân duyên ở Sāvatthi...
3) -- Sắc là than đỏ, này các Tỷ-kheo! Thọ là than đỏ! Tưởng là than đỏ! Các hành là than đỏ! Thức là than đỏ!
4) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức.
5) Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
1) Nhân duyên ở Sāvatthi.
2) -- Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường?
3) Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường.
4-6) ... Thọ... Tưởng... Các hành...
7) Thức là vô thường, ở đây, các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.
8) Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.
(Như kinh trên, chỉ khác là tham (rāga) thay thế cho dục (chanda))
(Như kinh trên, chỉ khác là cả dục và tham)
(Như kinh trên, chỉ khác là khổ thay thế cho vô thường)
(Như kinh trên, chỉ khác là vô ngã thay thế cho khổ)
XI. Thiện Nam Tử Khổ (1) (Tạp 2, Ðại 2,12a) (S.iii,179)
1-2) Nhân duyên ở Sāvatthi...
3) -- Ðối với vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, này các Tỷ-kheo, đây là thuận pháp (anudhammam): Hãy sống nhàm chán nhiều đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, hãy sống nhàm chán nhiều đối với thức.
4) Ai sống nhàm chán nhiều đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, ai sống nhàm chán nhiều đối với thức thời sẽ biến tri sắc... thọ... tưởng... các hành, biến tri thức.
5) Vị nào biến tri sắc, biến tri thọ, biến tri tưởng, biến tri các hành, biến tri thức, thời được giải thoát khỏi sắc, được giải thoát khỏi thọ, được giải thoát khỏi tưởng, được giải thoát khỏi các hành, được giải thoát khỏi thức, được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói vị ấy được giải thoát khỏi đau khổ.
(Như kinh trên, chỉ khác là "thấy vô thường" thay thế "sống nhàm chán")
(Như kinh trên, ở đây chỉ khác là "thấy vô ngã")