I. Cắt (S.ii,239)

1) ... Tại Sāvatthi.

2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, Devadatta, phá hoại Tăng chúng.

4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

II. Gốc (S.ii,240)

1) ... Tại Sāvatthi.

2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, thiện căn của Devadatta bị cắt đứt.

4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

III. Pháp

1) ... Tại Sāvatthi.

2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, thiện pháp của Devadatta bị cắt đứt.

4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

IV. Trắng (S.ii,240 )

1) ... Tại Sāvatthi.

2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối và tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, bạch pháp của Devadatta bị cắt đứt.

4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

V. Bỏ Ði (S.ii,241)

1) Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại núi Gijjhakūta (Linh Thứu), sau khi Devadatta (Ðề-bà-đạt-đa) bỏ đi không bao lâu.

2) Rồi Thế Tôn nhân vì Devadatta, bảo các Tỷ-kheo:

3) -- Này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.

4) Ví như cây chuối, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.

5) Ví như cây tre, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.

6) Ví như cây lau, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.

7) Ví như con lừa có thai đưa đến tự hại, có thai đưa đến diệt vong. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.

8) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

10) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói như sau:

Như cây chuối sanh quả,
Sanh quả đem tự hại,
Cũng vậy, quả cây tre,
Cũng vậy, quả cây lau,
Cũng vậy với kẻ ngu,
Cung kính đem tự hại,
Như con lừa mang thai,
Mang thai đem tự hại.

VI. Xe (Tạp, Ðại 2, 276b, Biệt Tạp, Ðại 2, 347b, Tăng, Ðại 2, 570b; 614a) (S.ii,242)

1) Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc.

2) Lúc bấy giờ, hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế) sáng chiều đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.

3) Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.

4) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch với Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, hoàng tử Ajātasattu sáng chiều đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.

5) -- Này các Tỷ-kheo, chớ có thèm lợi đắc, cung kính, danh vọng của Devadatta. Chừng nào, này các Tỷ-kheo, hoàng tử Ajātasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn; thời này các Tỷ-kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.

6) Ví như, này các Tỷ-kheo, đem bóp nát lá gan trước lỗ mũi một con chó dữ. Như vậy, con chó ấy lại càng dữ tợn bội phần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, chừng nào hoàng tử Ajātasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe, và còn cúng dường các món đồ ăn trong năm trăm chiếc mâm bàn; thời này các Tỷ-kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.

7) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

VII. Mẹ (S.ii,242)

1) ... Tại Sāvatthi.

2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết được tâm của một người như sau: “Dầu cho vì bà mẹ đáng kính cũng không cố ý nói láo”. Nhưng trong một thời gian khác, Ta thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, đã cố ý nói láo.

4) Như vậy khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: “Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú”.

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

VIII. Cha
IX. Anh
X. Chị
XI. Con Trai
XII. Con Gái
XIII. Vợ
(S.ii,243)

1) ... Tại Sāvatthi.

2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật tà đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết được tâm của một người như sau:

"Dầu cho vì người cha đáng kính...”.

"Dầu cho vì người anh...”.

"Dầu cho vì người chị...”.

"Dầu cho vì con trai...”.

"Dầu cho vì con gái...”.

"Dầu cho vì người vợ, cũng không cố ý nói láo”. Nhưng trong một thời gian khác, Ta thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm đã cố ý nói láo.

4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp do sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: “Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú”.

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.