1. Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế. Thế nào là bốn?
  2. Này Ānanda, nếu do nhờ một người, mà một người khác được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
  3. Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa như sau: “Thưa Tôn giả, tốt lành thay, nếu Tôn giả Sāriputta vì lòng từ mẫn đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc”. Tôn giả Sāriputta im lặng nhận lời.
  4. Kinh Giáo Giới Channa (Channovādasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Lúc bấy giờ, Tôn giả Channa bị bệnh, đau khổ, bị trọng bệnh. Rồi Tôn giả Sāriputta, vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahacunda, sau khi đến, nói với Tôn giả Mahacunda: -- Chúng ta hãy đi, này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi đến Tôn giả Channa để hỏi thăm bệnh trạng.
  5. Kinh Giáo Giới Phú-lâu-na (Puṇṇovādasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú, dục hỷ sanh; và này Punna, Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ.
  6. Kinh Giáo Giới Nandaka (Nandakovādasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Tôn giả Nandaka nói với các Tỷ-kheo-ni đang ngồi một bên: -- Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận thuyết bằng cách đặt câu hỏi. Ở đây, những ai biết, hãy trả lời: “Tôi biết”. Những ai không biết, hãy trả lời: “Tôi không biết”. Nếu có ai nghi ngờ hay nghi hoặc, ở đây, ta cần được hỏi như sau: “Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào? Ý nghĩa việc này là gì?”
  7. Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika. Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: “Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rāhula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc”.
  8. Kinh Sáu Sáu (Chachakkasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta sẽ nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh, tức là sáu sáu. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
  9. Ðại Kinh Sáu Xứ (Mahāsaḷāyatanikasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”, -- “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng Ðại Kinh Sáu Xứ. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
  10. Kinh Nói Cho Dân Nagaravinda (Nagaravindeyyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng. Những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy không đáng cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường. Vì sao vậy?
  11. Này Sāriputta, các căn của Ông rất sáng suốt, sắc da của Ông thanh tịnh trong sáng. Này Sāriputta, Ông nay đang phần lớn an trú với loại an trú nào? -- Bạch Thế Tôn, con nay đang phần lớn an trú với Không trú. -- Lành thay, lành thay! Này Sāriputta, Ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc Ðại nhân. Này Sāriputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh.
  12. Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhāvanāsuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Ānanda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”.