Kinh Thừa tự Pháp (MN 3)
Ác pháp (the evil) (pāpako): bất thiện pháp; trong Kinh này liệt kê,
- Tham
- Sân
- Phẫn nộ (phẫn) (kodha)
Vbh 908: Như là sự giận hờn, cách giận hờn, thái độ giận hờn, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự tính ác, cách tính ác, thái độ tính ác, sự buồn rầu, rất buồn rầu, sự hung dữ, miệng ác, cách không vừa hợp của tâm. - Hiềm hận (hận, kiết hận, oán hận, thù hận) (upanāha):
Vbh 908: Như là trước kia căm giận để lại thời kỳ sau là kiết hận như là sự kết oán, nào là sự kết oán thù, cột oan trái, sân chất chứa dành để lưu tồn tích tựu buộc ràng chấp cứng, dành để sự sân. - Giả dối (hư ngụy, gian ngụy): hành động đạo đức giả, thái độ đạo đức giả.
Có lẽ là Vbh 911 - Khoe khoang (sāṭheyya): Như là có người trong đời nầy là kẻ khoe khoang, người rất khoe khoang, cách khoe khoang, sự khoe khoang, thái độ khoe khoang, sự kiên ngạnh, cách kiên ngạnh, cách nói xéo thành khe, sự nói lách thành khe của người nói đó. - Não hại (insolent, spite, vexation, annoyance): làm hại, làm tổn thương các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao...
Có lẽ là Vbh 909 - Sự sánh mình bằng với người khác (palāso): Như là chấp so sánh cho là bằng, sự so sánh bằng, tư cách so sánh bằng, thái độ so sánh bằng với cách đem sự phần hơn của mình mà dẫn chứng là nhân của sự tranh chấp, kình hơn không lui sụt. - Tật đố (issā):
Vbh 910: Như là sự ganh ghét, cách ganh ghét, thái độ ganh ghét, đố kỵ nhau, cách đố kỵ, sự đố kỵ trong lợi lộc hay lễ lộc, hoặc sự cung kính hoặc cách kính trọng hay lối lễ bái và cúng dường của người khác. - Xan lẫn (xan tham, lận sắt) (macchera): keo kiệt, bỏn xẻn,
Vbh 910: Như là sự bỏn xẻn, cách bỏn xẻn, có năm như là bỏn xẻn chỗ ở (āvāsamacchariya), bỏn xẻn dòng giống (kulamacchariya), bỏn xẻn lợi lộc (lābhamacchariya), bỏn xẻn sắc đẹp (vaṇṇamacchariya), bỏn xẻn pháp (dhammamacchariya). Sự bỏn xẻn, cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự tiếc, sự xan lẫn, sự che đậy của tâm. - Man trá (đa ngụy kế, gian manh) (māyā):
Vbh 911: Như là có kẻ trong đời này hành động ác bằng thân khẩu ý rồi quyết mong mỏi ô uế, bởi có nhân cần dùng che đậy ác như là hy vọng rằng đừng ai biết kịp mưu ta, nói cho rằng đừng ai biết kịp mưu ta, nghĩ muốn rằng đừng ai biết kịp mưu ta, cố gắng bằng thân đừng làm cho người biết kịp mưu ta; sự ngụy kế, thành người nguỵ kế, làm cho mê mờ sự xảo trá, sự che đậy, sự lách tránh, sự che ngăn, sự che khuất, cách che đậy không bày ra, không làm cho rõ rệt sự che kín mít, cách làm xấu xa. - Phản bội (makkha): vong ân,
Vbh 909: Như là sự quên ơn, cách quên ơn, thái độ quên ơn, sự khi dễ, cách khi dễ ơn nghĩa của người khác. - Ngoan cố (thambha):
Vbh 864: Như là sự cứng đầu, thái độ cứng đầu, cách cứng đầu, cách sần sượng, sự thô bỉ, sự thiêu chốc, sự không mềm mỏng. - Bồng bột nông nổi (cấp tháo): hấp tấp vội vàng, không suy xét cân nhắc.
Có lẽ là Vbh 865 - Sự tranh hơn (sārambha): Như là dành sự tốt, dành sự trên trước, thái độ tranh tốt, thái độ tranh trên trước, tư cách tranh trên trước. - Mạn (māna): ngã mạn,
Vbh 895: Như là ỷ mình, cách ỷ mình, thái độ ỷ mình, cách nâng mình, cách cống cao, sự mà tâm phải thành như cờ, cách cất mình lên như cờ, cách nâng cao mình lên, sự mà tâm phải thành như cờ. - Tăng thượng mạn (adhimāna):
Vbh 989: Như là sự công nhận ta đã đắc chứng mà trong pháp ta chưa đắc chứng, công nhận rằng ta đã làm mà trong sự ta chưa làm, nhận định rằng đã đắc chứng trong pháp mà ta chưa đắc chứng, nhận định rằng đã làm đặng tỏ ngộ trong pháp ta chưa đặng tỏ ngộ, cũng gọi ngã mạn, sự ngã mạn, cách ngã mạn, tự nâng mình lên cao, tự cống cao, cách nâng mình lên như cờ, cách tự đưa mình lên, sự mà tâm phải thành như cờ. - Kiêu (quá mạn, sự khi người) (atimāna):
Vbh 896: Như là có người trong đời nầy coi rẻ các người khác bằng một cách nào như là ỷ với sự sanh ra, ỷ với dòng giống, ỷ làm con nhà danh gia vọng tộc… sự ngã mạn, cách ngã mạn, thái độ ngã mạn, cách nâng mình, cách đỡ mình, cách cất mình lên như cờ, sự cống cao, cách mà tâm phải thành như cờ. - Phóng dật (uddhacca):
Vbh 952: Như là sự lao chao của tâm, sự không yên lặng của tâm, sự dao động của tâm và sự rối loạn của tâm.
(Bản dịch của TK. Bohdi gồm các cặp: greed and hate, anger and resentment, contempt and insolence, envy and avarice, deceit and fraud, obstinacy and rivalry, conceit and arrogance, vanity and negligence).
(Nguyên tác: lobho, doso; kodho, upanāho; makkho, palāso; issā, maccherañca; māyā, sāṭheyyañca; thambho, sārambho; māno, atimāno; mado, pamādo).
Kinh Không uế nhiễm (MN 5)
Nội thân cấu uế (Tâm cấu uế) (blemish) (aṅgaṇaṃ): Tâm có tham, sân và si - là các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục; trong Kinh này liệt kê,
- Phẫn nộ
- Bất mãn (discontent)
- Gian ngụy
- Xảo trá
- Khi cuống (dối gạt)
- Trạo cử
- Kiêu mạn
- Dao động (personally vain)
- Lắm lời (rough-tongued)
- Tạp thoại (loose-spoken)
- Không hộ trì các căn (unguarded in their sense faculties)
- Không tiết độ trong ăn uống (immoderate in eating)
- Không chú tâm cảnh giác (undevoted to wakefulness)
- Không tha thiết với hạnh Sa-môn (unconcerned with recluseship)
- Không nhiệt thành tôn trọng Phật pháp (not greatly respectful of training)
- Ưa sống sung túc (luxurious)
- Biếng nhác (lazy)
- Dẫn đầu về đọa lạc (leaders in backsliding)
- Chối bỏ trọng trách sống viễn ly (neglectful of seclusion)
- Giải đãi (lười biếng, uể oải) không tinh tấn (wanting in energy)
- Lãng quên không chú niệm (unmindful, not fully aware)
- Không định tâm (unconcentrated)
- Tâm tán loạn (with straying minds)
- Liệt tuệ (devoid of wisdom, lack wisdom): trí tuệ yếu kém, ngu đần (do bảy giác chi không được tu tập, không được làm cho sung mãn)
- Đần độn (drivellers)
Kinh Ví dụ tấm vải (MN 7)
Tâm cấu uế (cittass’ upakkilesā): trong Kinh này liệt kê,
- Tham dục (abhijjhā), tà tham (visamalobha)
- Sân
- Phẫn
- Hận
- Hư ngụy
- Não hại
- Tật đố
- Xan tham
- Man trá
- Khi cuống
- Ngoan cố
- Cấp tháo
- Mạn
- Quá mạn
- Kiêu
- Phóng dật
(Bản dịch của TK. Bohdi gồm: covetousness and unrighteous greed; ill will; anger; resentment; contempt; insolence; envy; avarice; deceit; fraud; obstinacy; rivalry; conceit; arrogance; vanity; negligence).
(Nguyên tác: abhijjhāvisamalobho, doso; kodho, upanāho; makkho, palāso; issā, maccherañca; māyā, sāṭheyyañca; thambho, sārambho; māno, atimāno; mado, pamādo).
Kinh Ðoạn giảm (MN 8)
Bốn mươi bốn đề tài đoạn giảm được nhắc đến:
- Có thể là những người làm hại (be cruel) - không thể là những người làm hại (not be cruel)
- Sát sanh (kill living beings) - từ bỏ sát sanh (abstain from killing living beings)
- Lấy của không cho (take what is not given) - từ bỏ lấy của không cho (abstain from taking what is not given)
- Không phạm hạnh (be uncelibate) - sống phạm hạnh (be celibate)
- Nói láo (speak falsehood) - từ bỏ nói láo (abstain from false speech)
- Nói hai lưỡi (speak maliciously) - từ bỏ nói hai lưỡi (abstain from malicious speech)
- Nói lời độc ác (speak harshly) - từ bỏ nói lời độc ác (abstain from harsh speech)
- Nói lời phù phiếm (gossip) - từ bỏ nói lời phù phiếm (abstain from gossip)
- Tham dục (be covetous) - không tham dục (be uncovetous)
- Có sân tâm (have ill will) - không có sân tâm (be without ill)
- Có tà kiến (be of wrong view) - có chánh kiến (be of right view)
- Có tà tư duy (be of wrong intention) - có chánh tư duy (be of right intention)
- Có tà ngữ (be of wrong speech) - có chánh ngữ (be of right speech)
- Có tà nghiệp (be of wrong action) - có chánh nghiệp (be of right action)
- Có tà mạng (be of wrong livelihood) - có chánh mạng (be of right livelihood)
- Có tà tinh tấn (be of wrong effort) - có chánh tinh tấn (be of right effort)
- Có tà niệm (be of wrong mindfulness) - có chánh niệm (be of right mindfulness)
- Có tà định (be of wrong concentration) - có chánh định (be of right concentration)
- Có tà trí (be of wrong knowledge) - có chánh trí (be of right knowledge)
- Có tà giải thoát (be of wrong deliverance) - có chánh giải thoát (be of right deliverance)
- Bị hôn trầm thụy miên chi phối (be overcome by sloth and torpor) - không có hôn trầm thụy miên chi phối (be free from sloth and torpor)
- Có trạo hối (bất an và hối tiếc, thao thức, bồn chồn không yên)(be restless) - không có trạo hối (not be restless)
- Nghi hoặc (be doubters) - trừ diệt nghi hoặc (go beyond doubt)
- Phẫn nộ (be angry) - không có phẫn nộ (not be angry)
- Oán hận (be resentful) - không có oán hận (not be resentful)
- Hư ngụy - không hư ngụy
- Não hại - không não hại
- Tật đố - không tật đố
- Xan tham - không xan tham
- Man trá - không man trá
- Khi cuống - không khi cuống
- Ngoan cố - không ngoan cố
- Cấp tháo - không cấp tháo
- Khó nói (khó khuyên răn, nan thuyết) (be difficult to admonish) - dễ nói
- Ác hữu (have bad friends) - thiện hữu (have good friends)
- Phóng dật (be negligent) - không phóng dật (be diligent)
- Bất tín (không có niềm tin) (be faithless) - có tín tâm (be faithful)
- Không xấu hổ (be shameless) - có xấu hổ (be shameful)
- Không sợ hãi (have no fear of wrongdoing) - có sợ hãi (be afraid of wrongdoing)
- Nghe ít (be of little learning) - nghe nhiều (đa văn) (be of great learning)
- Biếng nhác (be lazy) - siêng năng (be energetic)
- Thất niệm (be unmindful) - an trú niệm (be established in mindfulness)
- Liệt tuệ (devoid of wisdom, lack wisdom) - thành tựu tuệ (possess wisdom)
- Nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả (adhere to their own views, hold on to them tenaciously, and relinquish them with difficulty) - không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả (not adhere to our own views or hold on to them tenaciously, but shall relinquish them easily)
Tiểu kinh Xóm ngựa (MN 40)
Cấu uế: kinh này liệt kê 10 trong số 16 tâm cấu uế đã liệt kê ở MN 7,
- Tham dục
- Sân hận
- Phẫn nộ
- Thù hận
- Giả dối
- Não hại
- Tật đố
- Xan lẩn
- Man trá
- Xảo trá
Kinh Làng Sāma (MN 104)
Đức Phật nêu ra sáu căn bản tranh chấp:
- Phẫn nộ, sân hận;
- Hiềm hận, não hại;
- Tật đố, xan tham;
- Gian manh (man trá), xảo trá;
- Ác dục, tà kiến;
- Chấp thủ thế trí, cố chấp, khó thuyết phục.