Dịch giả: Đại Trưởng lão Tịnh Sự.
Bộ thứ ba của Tạng Vô Tỷ Pháp nói về những lời giải thích về vấn đề 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới theo đầu đề của bộ với số lượng 105 câu và đầu đề từ bộ Pháp Tụ với số lượng 266 câu (mẫu đề tam 66 câu trong 22 nhóm và nhị đề 200 câu trong 100 nhóm) trình bày bởi nhiều cách khác nhau (số lượng 14 cách).

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA

--o-O-o--

TẠNG VÔ TỶ PHÁP
(ABHIDHAMMAPIṬAKA)

BỘ THỨ NĂM

BỘ NGỮ TÔNG
(KATHĀVATTHU)

CẢO BẢN

---

Dịch giả

Đại Trưởng lão Tịnh Sự
(Mahāthero Saṅtakicco)
Nguyên Cố vấn I, kiêm Trưởng ban Phiên dịch
Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy (Theravāda) - Việt Nam

Chuyển ngữ từ bản tiếng Pāli - Thái sang tiếng Việt

Năm 1976

GPXB số: 490-2011/CXB/15-81/TG ngày 20/06/2011.
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2011.

CUNG KÍNH ĐỨC THẾ TÔN, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA


ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT

PHẦN NHÂN NGỮ (PUGGALAKATHĀ)

1.

* Tự ngôn (Sakavādī): Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ (Paravādī): Phải rồi.

* Tự ngôn: Chân thể siêu lý nào mà Ngài nhận thấy đó, thời thuộc là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội nhấn mạnh cho rằng nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó mới nói chân thể siêu lý nào mà Ngài nhận đó thì chân thể siêu lý ấy là người, thời tường thuật rằng chân thể siêu lý thật là người. Cũng không nên nói chân thể siêu lý nào mà Ngài nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người, vì thế vậy sai! Cũng không nên nói chân thể siêu lý mà Ngài nhận thấy đó là người, thời quyết không nói nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà có thể nói thật người nhận thấy được chân thể siêu lý; cũng không nên nói chân thể siêu lý nào mà ngài nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người, thế vậy sai.

Dứt phần ngữ thuận (Anuloṃapañcaka)

2.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận đó, chân thể siêu lý ấy là người phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội cách nghịch hành (Paṭikamma), nếu mà Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó mới nói chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người ư? Có thể nói thật là người không nhận thấy chân thể siêu lý, cũng không nên nói chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận biết đó, chân thể siêu lý ấy là người vì thế vậy sai. Cũng chớ nên nói chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người, thời quyết không nên nói không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý; mà có thể nói thật là người không nhận thấy chân thể siêu lý. Cũng không nên nói chân thể siêu lý nào mà Ngài không nhận thấy đó, chân thể siêu lý ấy là người vì thế vậy sai!

Dứt tứ phần nghịch hành (Paṭikammacatukka)

3.

Phản ngữ: Nhưng mà cứ nói hẳn không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, không nhận thấy người đó bằng chân thể siêu lý ư? Có lẽ do nhân đó Ngài mới lẹ trí hạn chế người thế này bằng cấp trí này cũng phải nhấn mạnh cách này. Như thế, tôi mới nhấn mạnh Ngài, mà Ngài bị nhấn mạnh đã đúng lắm. Dù rằng Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó mới nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Phải nói rằng không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, vì vậy sai. Nhưng nếu không nên nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, nhận thấy người đó bằng chân thể siêu lý. Cũng không thể nói không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà phải nói rằng không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, không nhận thấy thật là người bằng chân thể siêu lý. Như vậy, đây là sự sai của Ngài.

Dứt Tứ phần chinh lệ (Niggahacatukka)

4.

Phản ngữ: Dù chúng ta nhấn mạnh Ngài, thành ra nhấn mạnh xấu xa, xin Ngài nhận thấy đồng một cách trong chỗ Ngài nhấn mạnh ta, trong bổn phận là phải nói đặng rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý. Nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Tôi cũng vẫn là người cấp trí về phần bảo đảm người thế này bằng cấp trí này, mà Ngài không nên nhấn mạnh cách này như thế. Ngài nhấn mạnh ta, ta mới bị hẳn nhấn mạnh xấu tức là nhấn mạnh như vầy: “Dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi mới nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý ư?” Phải nói đặng rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không thể nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể bằng siêu lý, thế này sai. Nhưng nếu không nên nói rằng thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý ư? Cũng không thể nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài tường thật trong vấn đề đó như vầy: “Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người ấy theo thật tướng ấy bằng chân thể siêu lý”, như đây là sự sai của Ngài.

Dứt phần Tứ chủng dẫn nhận (Upanayacatukka)

5.

Phản ngữ: Tôi không thể bị nhấn mạnh thế này, chính do nhân đó mà Ngài nhấn mạnh tôi rằng dù rằng ông nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, ông mới nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người ấy theo thật tướng ấy bằng chân thể siêu lý ư? Ông mới nói đặng rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý tôi nhận thấy người ấy theo thật tướng ấy bằng chân thể siêu lý như đây sai. Nhưng nếu không phải nói rằng thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, cũng không cần nói tôi nhận thấy người theo chân thể siêu lý. Ông nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý như đây sai. Như vậy mới trở thành sự sai của ông. Chính do nhân đó mà Ngài đã nhấn mạnh bằng cách không đúng cách, trái lại của tôi đã làm đúng, cách dẫn nhập của tôi đặng làm đúng rồi.

Dứt Tứ phần chinh lệ (Nigamacatukka)

Dứt Chinh lệ thứ nhất (Nigaha)

6.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thật tướng nào thành chân thể siêu lý Ngài không nhận thấy người ấy theo thật tướng ấy bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nhấn mạnh dù ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, mới nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, mà có thể nói đặng như vầy: “Tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như thế vậy sai”. Nhưng nếu không phải nói rằng thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Cũng không cần nói tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói đặng rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào thành chân thể thành siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như vậy sai!

Dứt Ngũ chủng đối lập (Paccanikapañcaka).

7.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thật tướng nào là chân thể siêu lý Ngài nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý; tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý như thế là sai”. Nhưng cũng không nên nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy, phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý. Nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý như vậy là sai!

Dứt Tứ chủng nghịch hành (Paṭikammacatukka)

8.

Tự ngôn: Ngài cũng còn lập trường như vầy: nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như vậy là sai! Do nhân đó ngài vẫn còn bảo vệ lanh lẹ theo phía người như thế, bằng cấp trí như thế, cũng nhấn mạnh như thế. Bởi vậy, chúng tôi mới nhấn mạnh Ngài, chính Ngài đã bị nhấn mạnh đúng, dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không thể nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai! Nhưng không nên nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: Phải nói là tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sự sai của Ngài.

Dứt Tứ chủng chinh lệ (Niggahacatukka)

9.

Tự ngôn: Dù nhấn mạnh mà chúng tôi làm cho Ngài đây thành ra nhấn mạnh xấu xa, Ngài nên nhận thấy cho đồng như nhau. Còn sự nhấn mạnh mà Ngài làm cho chúng tôi trong bổn phận là nên trình bày rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý; chúng tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý. Chúng tôi cũng là người vẫn lẹ trí phần bát bẻ người cách ấy do lẹ trí này mà Ngài không nên nhấn mạnh thế này. Bởi vậy, Ngài nhấn mạnh chúng ta, cho nên chúng ta mới bị nhấn mạnh xấu luôn, tức là nhấn mạnh như vầy: “Dù rằng, ông không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, ông mới nói rằng thật tướng nào là chân thể siêu lý tôi nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý”, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý. Chúng tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như vậy là sai”; nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý. Tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý. Tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý như thế, đây là sự sai của Ngài”.

Dứt Tứ chủng dẫn nhập (Upanayacatukka)

10.

Tự ngôn: Chúng ta không đáng bị nhấn mạnh cách ấy, chính do nhân đó mà Ngài nhấn mạnh chúng ta như vầy: “Dù rằng ông không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói như vầy: Thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng, tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai! Nhưng cũng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng cũng không nên nói thật tướng nào là chân thể siêu lý, tôi không nhận thấy người đó theo thật tướng đó bằng chân thể siêu lý, như thế vậy là sai! Vì vậy, mới trở thành sự sai của Ngài, chính do nhân đó mới nhấn mạnh mà Ngài đã làm thật không đúng, trái lại, tôi đã làm đặng đúng cách tiến diễn của tôi hẳn là làm đặng trúng.

Dứt Tứ chủng toát yếu (Nigamacatukka)

Dứt Chinh lệ thứ hai (Nigaha)

11.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý (Sacchikatthaparamattha) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (Nigaha) dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý, thế là sai”. Nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người trong mọi chỗ bằng chân thể siêu lý, như vậy là sai.

Dứt Chinh lệ thứ ba (Nigaha)

12.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý (Sacchikatthaparamattha) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ, dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng, tôi nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai! Nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, như thế vậy là sai”.

Dứt Chinh lệ thứ tư (Nigaha)

13.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý (Sacchikatthaparamattha) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người theo mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi nhận thấy người theo mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người theo mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, như vậy là sai. Nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người theo mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người theo mỗi thật tướng pháp bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai!

Dứt Chinh lệ thứ năm (Nigaha)

14.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói như vầy: “Tôi không nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý”, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý”, nhưng không nên nói như vầy: “Tôi không nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý, vậy là sai”. Nhưng không nên nói rằng tôi nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi nhận thấy người trong mỗi chỗ bằng chân thể siêu lý, đó là sai”.

Dứt Chinh lệ thứ sáu (Nigaha)

15.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói cách đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi không nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không phải nói tôi không nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, như thế là sai”. Nhưng không nên nói rằng tôi không nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi không nhận thấy người trong mỗi thời bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai”.

Dứt Chinh lệ thứ bảy (Nigaha)

16.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói rằng tôi không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, thế vậy là sai”. Nhưng không nên nói tôi không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý, cũng không nên nói tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà Ngài trình bày trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói tôi không nhận thấy người trong mỗi pháp thật tướng bằng chân thể siêu lý”.

Dứt Chinh lệ thứ tám (Nigaha)

---

PHẦN THANH TỊNH TỶ GIÁO (SUDDHIKASAṄSANDANĀ)

17.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói như vầy: “Sắc là khác, người cũng là khác!”. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người là khác, như thế vậy sai”. Nhưng cũng không nên nói rằng: Sắc là khác, người cũng là khác; cũng không nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý”; nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác. Như thế vậy sai.

18.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... như nhận thấy Tưởng ... như nhận thấy Hành ... như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thức là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức là khác, người cũng là khác, thế vậy sai”. Nhưng không nên nói rằng Thức là khác, người cũng là khác; cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói là tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức là khác, người cũng là khác, như thế là sai”.

19.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Nhãn xứ bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... như nhận thấy Nhĩ xứ ... như nhận thấy Tỷ xứ ... như nhận thấy Thiệt xứ ... như nhận thấy Thân xứ ... như nhận thấy Sắc xứ ... như nhận thấy Thinh xứ ... như nhận thấy Khí xứ ... như nhận thấy Vị xứ ... như nhận thấy Xúc xứ ... như nhận thấy Ý xứ ... như nhận thấy Pháp xứ bằng chân thể siêu lý phải chăng?...

20.

... như nhận thấy Nhãn giới bằng chân thể siêu lý phải chăng?... như nhận thấy Nhĩ giới ... như nhận thấy Tỷ giới ... như nhận thấy Thiệt giới ... như nhận thấy Thân giới ... như nhận thấy Sắc giới ... như nhận thấy Thinh giới ... như nhận thấy Khí Giới (gandhadhātu)... như nhận thấy Vị giới ... như nhận thấy Xúc giới ... như nhận thấy Nhãn thức giới ... như nhận thấy Nhĩ thức giới ... như nhận thấy Tỷ thức giới ... như nhận thấy Thiệt thức giới ... như nhận thấy Thân thức giới ... như nhận thấy Ý giới ... như nhận thấy Ý thức giới ... như nhận thấy Pháp giới bằng chân thể siêu lý phải chăng? ...

21.

* Tự ngôn: ... như nhận thấy Nhãn quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... như nhận thấy Nhĩ quyền ... như nhận thấy Tỷ quyền ... như nhận thấy Thiệt quyền ... như nhận thấy Thân quyền ... như nhận thấy Ý quyền ... như nhận thấy Mạng quyền ... như nhận thấy Nữ quyền ... như nhận thấy Nam quyền ... như nhận thấy Lạc quyền ... như nhận thấy Khổ quyền ... như nhận thấy Hỷ quyền ... như nhận thấy Xả quyền ... như nhận thấy Tín quyền ... như nhận thấy Cần quyền ... như nhận thấy Niệm quyền ... như nhận thấy Định quyền ... như nhận thấy Tuệ quyền ... như nhận thấy Tri dị tri quyền ... như nhận thấy Tri dĩ tri quyền ... như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (Nigaha) dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri cụ tri quyền (Aññātāvindrīya) bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, thế vậy sai”. Nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, như vậy là sai”.

22.

Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn, Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành (Paṭikamma) dù rằng Đức Thế Tôn có phán như vầy: “Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có và Ngài cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý”, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng Đức Thế Tôn phán dạy như vầy: “Bậc người hành tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác. Như thế vậy sai. Nhưng không nên nói rằng Sắc là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói như vầy, Đức Thế Tôn phán dạy rằng Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có và tôi cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy, nên nói rằng Đức Thế Tôn phán dạy như vầy: “Người hành hầu tự lợi vẫn có và tôi cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác như thế vậy là sai ...”.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn, Ngài phán dạy rằng: “Bậc người hành tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Thọ ... và Ngài cũng nhận thấy Tưởng ... và Ngài cũng nhận thấy Hành ... và Ngài cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý phải chăng?

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù rằng Đức Thế Tôn có phán dạy như vầy: “Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thức là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy, nên nói rằng Đức Thế Tôn phán dạy như vầy: “Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có”, và tôi cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói: “Thức là khác, người cũng là khác” như thế vậy là sai. Nhưng không nên nói rằng Thức là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói rằng Đức Thế Tôn Ngài phán dạy như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói là Đức Thế Tôn Ngài phán rằng Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức là khác, người cũng là khác, như thế vậy sai ... .

23.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Nhãn xứ bằng chân thể siêu lý phải chăng ... và Ngài cũng nhận thấy Nhĩ xứ ... và Ngài cũng nhận thấy Pháp xứ ... bằng chân thể siêu lý phải chăng? ...

24.

Phản ngữ: ... Ngài cũng nhận thấy Nhãn giới bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... và Ngài cũng nhận thấy Thân giới ... và Ngài cũng nhận thấy Sắc giới ... và Ngài cũng nhận thấy Xúc giới ... và Ngài cũng nhận thấy Nhãn thức giới ... và Ngài cũng nhận thấy Ý thức giới ... và Ngài cũng nhận thấy Pháp giới bằng chân thể siêu lý phải chăng?

25.

* Phản ngữ: ... và Ngài cũng nhận thấy Nhãn quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... và Ngài cũng nhận thấy Nhĩ quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... và Ngài cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) bằng chân thể siêu lý phải chăng? ...

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn phán dạy rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Tri cụ tri quyền là khác và người cũng là khác phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù cho Đức Thế Tôn phán dạy như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy nên nói rằng Đức Thế Tôn Ngài phán dạy như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, như thế vậy là sai! Nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác; cũng không nên nói như vầy Đức Thế Tôn phán dạy rằng: “Bậc người hành hầu tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng Đức Thế Tôn phán dạy rằng Bậc người hành để tự lợi vẫn có và tôi cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, như thế vậy là sai ...

Dứt phần Thanh tịnh tỷ giáo

---

PHẦN TỶ GIẢO (OPAMMASAṂSANDANĀ)

26.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý. Sắc là khác, Thọ là khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý. Sắc là khác, Thọ cũng là khác (cách đồng nhau). Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý; Sắc là khác, Thọ cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác, cũng không nên nói như vầy, tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý; Sắc là khác, Thọ cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý; Sắc là khác, Thọ cũng là khác”. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác như thế vậy là sai!

27.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tưởng bằng chân thể siêu lý ... như nhận thấy Hành ... như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý. Sắc là khác, Thức cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý. Sắc là khác, Thức cũng là khác (thứ đồng nhau). Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy nên nói rằng: “Tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý; Sắc là khác, Thức cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác, như thế vậy sai. Mà không nên nói rằng Sắc là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, Sắc là khác, Thức cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, Sắc là khác, Thức cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác, như thế vậy sai ... .

28.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tưởng ... như nhận thấy Hành ... như nhận thấy Thức ... như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý. Thọ là khác, Sắc cũng là khác phải chăng? ...

29.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy Tưởng bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Hành ... như nhận thấy Thức, ... như nhận thấy Sắc ... như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý. Tưởng là khác, Thọ cũng là khác phải chăng? ...

30.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy Hành bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức ... như nhận thấy Sắc ... như nhận thấy Thọ ... như nhận thấy Tưởng bằng chân thể siêu lý. Hành là khác, Tưởng cũng là khác phải chăng? ...

31.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Sắc ... như nhận thấy Thọ ... như nhận thấy Tưởng ... như nhận thấy Hành bằng chân thể siêu lý. Thức là khác, Hành cũng là khác phải chăng? ... Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói như thế.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (Nigaha) dù rằng Ngài nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Hành bằng chân thể siêu lý. Thức là khác, Hành là khác (thứ đồng nhau). Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thức là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng: “Tôi nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Hành bằng chân thể siêu lý. Thức là khác, Hành cũng là khác”. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức là khác, người cũng là khác. Như thế vậy sai. Nhưng không nên nói rằng Thức là khác, người cũng là khác; cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Hành bằng chân thể siêu lý; Thức là khác, Hành cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý”, như nhận thấy Hành bằng chân thể siêu lý; Thức là khác, Hành cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý. Nhưng không nên nói rằng Thức là khác, người cũng là khác, như thế vậy sai ...

32.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy Nhãn xứ bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhĩ xứ ... như nhận thấy Pháp xứ bằng chân thể siêu lý; Nhãn xứ là khác, Pháp xứ cũng là khác phải chăng?

33.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy Nhĩ xứ ... Ngài nhận thấy Pháp xứ bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhãn xứ ... như nhận thấy Ý xứ bằng chân thể siêu lý, Pháp xứ là khác, Ý xứ cũng là khác phải chăng? ...

34.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy Nhãn giới bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhĩ giới ... như nhận thấy Pháp giới bằng chân thể siêu lý; Nhãn giới là khác, Pháp giới cũng là khác phải chăng?

35.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy Nhĩ giới ... Ngài nhận thấy Pháp giới bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhãn giới ... như nhận thấy Ý thức giới bằng chân thể siêu lý; Pháp giới là khác, Ý thức giới cũng là khác phải chăng? ...

36.

Tự ngôn: Ngài nhận thấy Nhãn quyền bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhĩ quyền ... như nhận thấy Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) bằng chân thể siêu lý; Nhãn quyền là khác, Tri cụ tri quyền là khác phải chăng? ...

37.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy Nhĩ quyền ... Ngài nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhãn quyền ... như nhận thấy Tri dĩ tri quyền (Aññindrīya) bằng chân thể siêu lý; Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) là khác, Tri dĩ tri quyền (Aññindrīya) cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy Tri cụ tri quyền (Aññatāvindrīya) bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri dĩ tri quyền (Aññindrīya) bằng chân thể siêu lý. Tri cụ tri quyền là khác,Tri dĩ tri quyền cũng là khác (thứ đồng nhau). Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng tôi nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri dĩ tri quyền bằng chân thể siêu lý; Tri cụ tri quyền là khác, Tri dĩ tri quyền là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, như thế vậy là sai. Nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác; cũng không nên nói tôi nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri dĩ tri quyền bằng chân thể siêu lý; Tri cụ tri quyền là khác, Tri dĩ tri quyền cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng tôi nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri dĩ tri quyền bằng chân thể siêu lý; Tri cụ tri quyền là khác, Tri dĩ tri quyền cũng là khác. Tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác như thế vậy là sai.

38.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý, Sắc là khác, Thọ cũng là khác phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Bậc người hành hầu tự liên quan vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói cách đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù rằng Ngài nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý; Sắc là khác, Thọ cũng là khác. Đức Thế Tôn có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý. Sắc là khác, Thọ cũng là khác. Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác. Như thế vậy là sai. Nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý; Sắc là khác, Thọ cũng là khác. Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi vẫn thấy sắc bằng chân thể siêu lý; mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng, tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, Sắc là khác, Thọ cũng là khác. Đức Thế Tôn có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là khác, người cũng là khác. Như thế vậy sai. ...

39.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tưởng ... như nhận thấy Hành ... như nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý. Sắc là khác, Thức cũng là khác phải chăng?

40.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tưởng ... như nhận thấy Hành ... như nhận thấy Thức ... như nhận thấy Sắc bằng chân thể siêu lý. Thọ là khác, Sắc cũng là khác phải chăng?

41.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Tưởng bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Hành ... như nhận thấy Thức ... như nhận thấy Sắc ... như nhận thấy Thọ bằng chân thể siêu lý; Tưởng là khác, Thọ cũng là khác phải chăng? ...

42.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Hành bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Thức ... như nhận thấy Sắc ... như nhận thấy Thọ ... như nhận thấy Tưởng bằng chân thể siêu lý; Hành là khác, Tưởng cũng là khác phải chăng? ...

43.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Thức bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Sắc ... như nhận thấy Thọ ... như nhận thấy Tưởng ... như nhận thấy Hành bằng chân thể siêu lý; Thức là khác, Hành cũng là khác phải chăng? ...

44.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Nhãn xứ bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhĩ xứ ... như nhận thấy Pháp xứ bằng chân thể siêu lý. Nhãn xứ là khác, Pháp xứ cũng là khác phải chăng?

45.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Nhĩ xứ ... Pháp xứ bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhãn xứ ... như nhận thấy Ý xứ bằng chân thể siêu lý. Pháp xứ là khác, Ý xứ cũng là khác phải chăng? ...

46.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Nhãn giới bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhĩ giới ... như nhận thấy Pháp giới bằng chân thể siêu lý. Nhãn giới là khác, Pháp giới cũng là khác phải chăng? ...

47.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Nhĩ giới bằng chân thể siêu lý ... Ngài nhận thấy Pháp giới bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhãn giới ... như nhận thấy Ý thức giới bằng chân thể siêu lý; Pháp giới là khác, Ý thức giới cũng là khác phải chăng? ...

48.

Phản ngữ: Ngài nhận thấy Nhãn quyền bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhĩ quyền ... như nhận thấy Tri cụ tri quyền (Aññātāvindrīya) bằng chân thể siêu lý. Nhãn quyền là khác, Tri cụ tri quyền là khác phải chăng? ...

49.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy Nhĩ quyền ... Tri cụ tri quyền ... bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Nhãn quyền ... như nhận thấy Tri dĩ tri quyền (Aññindrīya) bằng chân thể siêu lý; Tri cụ tri quyền (Aññātāvindrīya) là khác, Tri dĩ tri quyền (Aññindrīya) cũng là khác phải chăng? ... Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Phật Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó!

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành, dù rằng Ngài nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri dĩ tri quyền bằng chân thể siêu lý; Tri cụ tri quyền là khác, Tri dĩ tri quyền cũng là khác. Đức Thế Tôn Ngài có phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và Ngài cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng tôi nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Tri cụ tri quyền là khác, Tri dĩ tri quyền cũng là khác. Đức Phật Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi cũng nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Nhưng không nên nói rằng Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Như thế vậy sai. Nhưng chớ nên nói như vầy: “Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác. Cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý như nhận thấy Tri dĩ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Tri cụ tri quyền là khác, Tri dĩ tri quyền cũng là khác. Đức Phật Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, như nhận thấy Tri dĩ tri quyền bằng chân thể siêu lý. Tri cụ tri quyền là khác, Tri dĩ tri quyền cũng là khác. Đức Phật Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có” và tôi nhận thấy Tri cụ tri quyền bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền là khác, người cũng là khác, như thế vậy là sai!...

Dứt phần Tỷ giảo (Opammasaṅsandanā)

---

PHẦN TỨ CHỦNG TỶ (CATUKKANAYASAṄSANDANĀ)

50.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc là người, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý”, nhưng không nên nói Sắc là người, như thế vậy sai. Nhưng không thể nói Sắc là người, cũng không nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc là người, như thế vậy sai”...

51.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người trong Sắc phải chăng? ... Người ngoài ra Sắc phải chăng? ... Sắc trong người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc trong người, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Sắc trong người, như thế vậy sai”. Nhưng chớ nói rằng Sắc trong người, cũng chẳng nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng chớ nên nói Sắc trong người, như thế vậy sai” ...

52.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ là người phải chăng? ... Người trong Thọ phải chăng? ... Người ngoài ra Thọ phải chăng? ... Thọ trong người phải chăng? ... Tưởng là người phải chăng? ... Người trong Tưởng phải chăng? ... Người ngoài ra Tưởng phải chăng? ... Tưởng trong người phải chăng? ... Hành là người phải chăng? ... Người trong Hành phải chăng? ... Người ngoài ra Hành phải chăng? ... Hành trong người phải chăng? ... Thức là người phải chăng? ... Người trong Thức phải chăng? ... Người ngoài ra Thức phải chăng? ... Thức trong người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thức trong người, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức trong người, như thế vậy sai”. Nhưng chớ nên nói rằng Thức trong người, cũng không nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Thức trong người. Như thế vậy sai”.

53.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn xứ là người phải chăng? ... Người trong Nhãn xứ phải chăng? ... Người ngoài ra Nhãn xứ phải chăng? ... Nhãn xứ trong người phải chăng? ... Pháp xứ là người phải chăng? ... Người trong Pháp xứ phải chăng? ... Pháp xứ trong người phải chăng?...

54.

... Nhãn giới là người phải chăng? ... Người trong Nhãn giới phải chăng? ... Người ngoài ra Nhãn giới phải chăng? ... Nhãn giới trong người phải chăng? ... Pháp giới là người phải chăng? ... Người trong Pháp giới phải chăng? ... Người ngoài ra Pháp giới phải chăng? ... Pháp giới trong người phải chăng? ...

55.

* Tự ngôn: ... Nhãn quyền là người phải chăng? ... Người trong Nhãn quyền phải chăng? ... Người ngoài ra Nhãn quyền phải chăng? ... Nhãn quyền trong người phải chăng? ... Tri cụ tri quyền là người phải chăng? ... Người trong Tri cụ tri quyền (Aññātāvindrīya) phải chăng? ... Người ngoài ra Tri cụ tri quyền phải chăng? ... Tri cụ tri quyền trong người phải chăng? ... Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tri cụ tri quyền trong người, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền trong người, như thế vậy là sai”. Nhưng chớ nói rằng Tri cụ tri quyền trong người, cũng không nên nói tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng, tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền trong người, như thế vậy là sai”...

56.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? ... Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Phật Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, như thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc là người phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù rằng Đức Phật Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc là người, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng Đức Phật có phán rằng Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, nhưng không nên nói Sắc là người, thế vậy là sai. Nhưng chớ nên nói Sắc là người, cũng không nên nói Đức Phật có phán rằng Bậc người hành để tự lợi vẫn có, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng Đức Phật Ngài có phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, chớ nên nói Sắc là người vì thế vậy sai ...

57.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Phật Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có, như thế vậy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người trong Sắc phải chăng? … Người ngoài ra Sắc phải chăng? … Sắc trong người phải chăng? ... Thọ trong người phải chăng? ... Người trong Thọ phải chăng? ... Người ngoài ra Thọ phải chăng? ... Thọ trong người phải chăng?... Tưởng là người phải chăng? ... Người trong Tưởng phải chăng? ... Người ngoài ra Tưởng phải chăng? ... Tưởng trong người phải chăng? ... Hành là người phải chăng? ... Người trong hành phải chăng? ... Người ngoài ra hành phải chăng? ... Hành trong người phải chăng?... Thức là người phải chăng? ... Người trong Thức phải chăng? ... Thức ngoài ra người phải chăng? ... Thức trong người phải chăng?... Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù cho Đức Phật có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thức trong người, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng Đức Phật có phán như vầy, người hành để tự liên quan vẫn có”, mà không nên nói Thức trong người, thế vậy là sai! Nhưng chớ nên nói Thức trong người, cũng chẳng nên nói Đức Phật có phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng Đức Thế Tôn Ngài có phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, nhưng chớ nên nói Thức trong người, như thế vậy sai.

58.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Phật Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có, như thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nhãn xứ là người phải chăng? ... Người trong Nhãn xứ phải chăng? ... Người ngoài ra Nhãn xứ phải chăng? ... Nhãn xứ trong người phải chăng? ... Pháp xứ là người phải chăng? ... Người trong Pháp xứ phải chăng? ... Người ngoài ra Pháp xứ phải chăng? ... Pháp xứ trong người phải chăng?... Nhãn giới là người phải chăng? ... Người trong Nhãn giới phải chăng? ... Người ngoài ra Nhãn giới phải chăng? ... Nhãn giới trong người phải chăng?... Pháp giới là người phải chăng? ... Người trong Pháp giới phải chăng? ... Người ngoài ra Pháp giới phải chăng? ... Pháp giới trong người phải chăng? ...

59.

* Phản ngữ: ... Nhãn quyền là người phải chăng? ... Người trong Nhãn quyền phải chăng? ... Người ngoài ra Nhãn quyền phải chăng? ... Nhãn quyền trong người phải chăng? ... Tri cụ tri quyền (Aññātāvindrīya) là người phải chăng? ... Người trong Tri cụ tri quyền phải chăng? ... Người ngoài ra Tri cụ tri quyền phải chăng? ... Tri cụ tri quyền trong người phải chăng? ... Tự ngôn: Không nên nói thế đó!

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù rằng Đức Phật có phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tri cụ tri quyền trong người, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng Đức Phật Ngài có phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, nhưng không nên nói Tri cụ tri quyền trong người, như thế vậy là sai. Nhưng chớ nên nói Tri cụ tri quyền trong người, cũng chẳng nên nói Phật Ngài có phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy, phải nói rằng Đức Phật có phán như vầy: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, nhưng chớ nên nói Tri cụ tri quyền trong người, như thế vậy sai ...

Dứt phần Tứ chủng tỷ (Catukkhaṇayasaṅsandanā)

---

PHẦN TƯỚNG BÌNH ĐẲNG (LAKKHAṆAYUTTIKATĀ)

60.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hữu duyên (sappaccaya) phải chăng? ... Người vô duyên (appaccaya) phải chăng? ... Người là hữu vi phải chăng? ... Người là vô vi phải chăng? ... Người trường tồn (sassata) phải chăng? ... Người vô thường (asassata) phải chăng? ... Người hữu tướng (sanimitta) phải chăng? ... Người vô tướng (animitta) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó... dón gọn (saṅkhitta).

61.

* Phản ngữ: Ngài không nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Phật có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, như thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người hữu duyên phải chăng? ... Người vô duyên phải chăng? ... Người là hữu vi phải chăng? ... Người là vô vi phải chăng? ... Người là trường tồn phải chăng? ... Người không trường tồn phải chăng? ... Người hữu tướng phải chăng? ... Người vô tướng phải chăng? ... Tự ngôn: Không nên nói thế đó... dón gọn (Saṅkhitta).

Dứt phần Tướng bình đẳng

---

NGỮ THANH KHIẾT (VOCANASODHANA)

62.

* Tự ngôn: Người là thật tướng mà nhận thấy đặng, thật tướng chỗ nhận thấy đặng cũng là người phải chăng? Phản ngữ: Người là thật tướng hoặc có chổ nhận thấy đặng thành người hoặc không thành người.

* Tự ngôn: Hoặc có người là thật tướng mà nhận thấy đặng, hoặc thành thật tướng mà nhận thấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói cách đó ...

63.

* Tự ngôn: Người là thật tướng chắc thật (chân thể), thật tướng chắc chắn cũng là người phải chăng? Phản ngữ: Người là thật tướng chỗ chắc chắn, nhưng thật tướng lối chắc chắn cũng có thành người, cũng không thành người.

* Tự ngôn: Cũng có người là thật tướng chắc chắn, cũng có người là phi thật tướng chắc chắn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

64.

* Tự ngôn: Người là thật tướng chỗ đang gặp gỡ, thật tướng chỗ đang gặp gỡ cũng là người phải chăng? Phản ngữ: Người là thật tướng chỗ đang gặp gỡ, nhưng thật tướng chỗ đang gặp gỡ hoặc thành người, hoặc không thành người.

* Tự ngôn: Cũng có người thành thật tướng chỗ đang gặp gỡ, cũng có không thành thật tướng chỗ đang gặp gỡ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

65.

* Tự ngôn: Người thành thật tướng đang hiện bày, thật tướng đang hiện bày đang thành người phải chăng? Phản ngữ: Người thành thật tướng chỗ đang hiện bày; nhưng thật tướng chỗ đang hiện bày hoặc thành người, hoặc không thành người.

* Tự ngôn: Có người thành thật tướng đang hiện bày, cũng có không thành thật tướng đang hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

66.

* Tự ngôn: Người thành thật tướng đang có, thật tướng đang có cũng thành người phải chăng? Phản ngữ: Người thành thật tướng đang có, nhưng thật tướng đang có hoặc thành người hoặc không thành người.

* Tự ngôn: Có người thành thật tướng đang có, hoặc không thành thật tướng đang có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

67.

* Tự ngôn: Người thành thật tướng chổ đang có, nhưng thật tướng chỗ đang có không thành người tất cả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thành thật tướng chổ đang có, nhưng thật tướng chỗ đang không có không thành người tất cả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó! ... rút gọn (saṅkhitta).

Dứt Ngữ thanh khiết

---

CẬT VẤN CHẾ ĐỊNH (PAÑÑATTĀNUYOGA)

68.

* Tự ngôn: Người gọi là sắc do Sắc giới (Rūpadhātu) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người gọi là hữu dục do Dục giới (Kāmadhātu) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

69.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh gọi là hữu sắc do Sắc giới (Rūpādhātu) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh gọi là hữu dục do Dục giới (Kāmadhātu) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

70.

* Tự ngôn: Người gọi là vô sắc bởi Vô sắc giới (Arūpadhātu) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người gọi là hữu dục do Dục giới (Kāmadhātu) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh gọi là vô sắc do Vô sắc giới (Arūpadhātu) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh gọi là hữu dục do Dục giới (Kāmadhātu) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

71.

Tự ngôn: Tất cả chúng sanh gọi là hữu sắc do Sắc giới (Rūpadhātu); tất cả chúng sanh gọi là Vô Sắc do Vô sắc giới (Arūpadhātu); và có người đã lướt khỏi Sắc giới vào đến Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

72.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh gọi là hữu sắc do Sắc giới (Rūpadhātu); Tất cả chúng sanh gọi là vô sắc do Vô sắc giới (Arūpadhātu); và có người đã lướt khỏi Sắc giới vào đến Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh hữu sắc đã tiêu diệt, thì chúng sanh vô sắc mới sanh lên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

73.

* Tự ngôn: Định đặt gọi mình hay gọi thân thể, gọi thân thể hay gọi mình gồm chung lại cũng là thân. Chế định cả hai cách như thế cũng là một thứ, một ý nghĩa đồng nhau, giống như nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Định đặt rằng người hoặc gọi linh hồn, hay gọi linh hồn hoặc gọi người, chung quy cũng là người, cả hai chế định như thế cũng một cách, một ý nghĩa hẳn đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Linh hồn là khác, thân thể là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ dù cho định đặt gọi mình, gọi thân thể, hoặc gọi thân thể hay gọi mình gồm chung lại là thân, cả hai chế định như thế cũng một thứ, một ý nghĩa, đều đồng bằng như nhau. Định đặt là người hoặc linh hồn, hoặc gọi linh hồn hay gọi người chung quy cũng là người, chế định cả hai như thế cũng một thứ, một ý nghĩa đều đồng bằng như nhau. Nói thân là khác, người cũng là khác. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng linh hồn là khác, thân thể cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng định đặt gọi mình hoặc thân thể hay gọi thân thể hoặc gọi mình, chung quy lại là thân. Chế định cả hai thứ ấy cũng một thứ, có một ý nghĩa vẫn đều đồng như nhau. Chế định gọi thân hoặc gọi linh hồn, hay gọi linh hồn hoặc gọi thân, chung quy chế định cả hai thứ như thế cũng một cách, một nghĩa đều đồng như nhau. Thân là khác, người là khác. Nhưng không nên nói rằng linh hồn là khác, thể xác là khác, như thế vậy là sai. Nhưng chớ nên nói rằng linh hồn là khác, thể xác là khác; cũng không nên nói như vầy: định đặt gọi mình hay gọi thân thể, hoặc gọi thân thể hay gọi mình, chung quy lại là thân. Chế định cả hai cách này lại cũng một thứ, một nghĩa đồng bằng như nhau. Định đặt là thân hoặc gọi linh hồn; hay gọi linh hồn hoặc gọi thân chung quy lại là người. Chế định cả hai cũng như một thứ, một ý nghĩa đồng bằng như nhau. Thân thể là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng định đặt gọi mình hay gọi thân thể, hoặc gọi thân thể hay gọi mình, chung quy lại là thân. Chế định cả hai thứ như thế cũng là một thứ, một ý nghĩa đều đồng như nhau. Định đặt thân hoặc gọi linh hồn, hay gọi linh hồn hoặc gọi thân chung quy là người, chế định cả hai thứ như thế cũng là một thứ, một ý nghĩa đều đồng như nhau. Gọi thân là khác, người cũng là khác, nhưng chớ nên nói như thế này: Linh hồn là khác, thể xác là khác, như thế vậy là sai.

74.

* Phản ngữ: Định đặt gọi mình hay gọi thân thể, hoặc gọi thân thể hay gọi mình, chung quy là thân, chế định cả 2 như thế cũng một cách, một nghĩa lý, đều đồng bằng như nhau phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”, như thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thân là khác, người cũng là khác phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Ngài nên lãnh hội nghịch hành dù rằng định đặt gọi mình hay gọi thân thể, hoặc gọi thân thể hay gọi mình chung quy cũng là thân. Chế định cả hai như thế cũng một thứ, một nghĩa đều đồng như nhau. Đức Thế Tôn có phán rằng: “Bậc người hành để tự liên quan đang có”, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thân là khác, người cũng là khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: Phải nói rằng định đặt gọi mình, hay gọi thân thể, hoặc gọi thân thể hay gọi mình, chung quy lại là thân. Chế định cả hai thứ như thế cũng một cách, một ý nghĩa đều đồng như nhau. Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”; nhưng không nên nói thân là khác, người cũng là khác như thế vậy là sai, nhưng không nên nói thân là khác, người cũng là khác. Cũng chớ nói rằng chế định gọi mình hay gọi thân thể, hoặc gọi thân thể hay gọi mình, chung quy cũng là thân. Chế Định cả hai như thế cũng một thứ một nghĩa đều đồng như nhau. Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng định đặt gọi mình hay gọi thân thể hoặc gọi thân thể hay gọi mình, quy chung lại chỉ là thân; chế định cả hai như thế cũng một thứ, một ý nghĩa đều đồng như nhau. Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bậc người hành để tự lợi vẫn có”. Nhưng không nên nói rằng: “Thân là khác, người cũng là khác”, như thế vậy là sai.

Dứt Chế định cật vấn

---

THÚ HƯỚNG CẬT VẤN (GATIANUYOGA)

76.

* Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chính người đó luôn chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

77.

* Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

78.

* Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chính tự người đó luôn tự người khác luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

79.

* Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chính người đó cũng không đặng luân chuyển đi, người khác cũng không đặng luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

80.

* Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi, người khác luân chuyển đi cũng chính người đó luôn người khác luân chuyển đi. Người đó không đặng luân chuyển đi, người khác cũng không đặng luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

81.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Người đó luân chuyển đi 7 lần là quá rồi sẽ thành người làm cho tận khổ đặng, bởi hết tất cả triền”, như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu cách đó thì người cũng luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác; khỏi thế giới khác đến thế giới này chớ gì?

82.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Chư Phíc-khú[1], cách luân chuyển đi của tất cả chúng sanh kẻ có vô minh là đồ phòng ngại, có Ái là đồ ràng rịch, luân chuyển luân hồi vô thủy vô chung”, như thế là vẫn có nghe chắc thật phải không? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu cách đó người cũng luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này chớ gì?

83.

* Tự ngôn: Người luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có người thành nhân loại rồi thành Chư thiên cũng có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhân loại cũng chính người đó, Chư thiên cũng chính người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhân loại cũng chính người đó, Chư thiên cũng chính người đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thành nhân loại rồi thành Chư thiên, thành Chư thiên rồi thành nhân loại. Nhân loại sanh lên Chư thiên thành người khác, rồi sanh về nhân loại cũng là người khác (thành người riêng người). Còn nói chính người đó luân chuyển đi như thế là sai; còn nếu nói người luân chuyển đi chính người đó vượt khỏi thế giới này đi đến thế giới khác chẳng phải người khác, nếu như vậy thì sự chết sẽ không có, dĩ nhiên sát sanh cũng sẽ nhận thấy không đặng, nghiệp vẫn có, quả của nghiệp vẫn có, quả tất cả của nghiệp đã làm vẫn có, thiện và bất thiện vẫn cho quả. Nói rằng: “Chính người đó luân chuyển đi vậy là sai”...

* Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có người thành nhân loại rồi thành dạ xoa ... thành ngạ quỉ ... thành địa ngục ... thành bàng sanh ... thành lừa ... thành lạc đà ... thành bò ... thành heo ... thành trâu cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhân loại chính là người đó, trâu cũng chính là người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhân loại cũng chính là người đó, trâu cũng chính là người đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thành nhân loại rồi thành con trâu, thành con trâu rồi thành nhân loại, là người sanh làm nhân loại thì con trâu là khác, người sanh làm nhân loại cũng là khác. Nói rằng chính người đó luân chuyển đi thế vậy là sai ... Nếu nói người luân chuyển đi, chính người đó vượt khỏi thế giới này đi đến thế giới khác, chẳng phải người khác; nếu như vậy sự chết sẽ không có. Tuy nhiên sát sanh cũng sẽ nhận thấy không đặng, nghiệp vẫn có, quả của nghiệp vẫn có, quả của tất cả nghiệp đã làm vẫn có, thì thiện và bất thiện vẫn cho quả. Còn nói rằng: “Chính người đó luân chuyển đi, thế vậy là sai”...

* Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có người đã làm vua rồi làm phạm chí cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm vua cũng chính là người đó, làm phạm chí cũng chính là người đó chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có người làm vua rồi làm thương gia ... làm cận thắng tiện dân cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm vua cũng chính là người đó, làm cận thắng tiện dân cũng chính là người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có người làm phạm chí rồi làm thương gia, làm cận thắng tiện dân ... làm vua cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phạm chí cũng chính là người đó, vua cũng chính là người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có người làm thương gia rồi làm cận thắng tiện dân ... làm vua ... rồi làm phạm chí cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thương gia chính cũng là người đó, phạm chí chính cũng là người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có người làm cận thắng tiện dân rồi làm vua ... làm thương gia cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cận thắng tiện dân cũng là người đó, thương gia chính cũng người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người cụt tay thì thành người cụt tay phải chăng? Người cụt chân thì thành người cụt chân phải chăng? Người cụt tay và chân thì thành người cụt tay và chân phải chăng? Người lỗ tai vảnh ... người lỗ mũi hỉnh lên ... người có tai vảnh và mủi hỉnh lên ... người cụt ngón tay ngón chân ... người cụt ngón tay cái, ngón chân cái ... người đứt gân to ... người tay quấu ... người tay xòe ... người bệnh suyển ... người lé ... người bệnh lác ... người có trái rạ, ... người có lác voi, ... người ho lao ... người phong xù ... con lạc đà ... con bò ... con lừa ... con heo ... con trâu cũng chỉ thành con trâu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

84.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng: “Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng”? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người thành Dự Lưu vượt khỏi thế giới nhân loại vào đến thế giới Chư thiên, rồi chỉ vẫn thành Dự Lưu dĩ nhiên trong thế giới Chư thiên đó chẳng phải hay sao? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dầu rằng bực người thành tựu Dự Lưu vượt khỏi thế giới nhân loại vào đến thế giới Chư thiên rồi chỉ vẫn là Dựu Lưu dĩ nhiên trong thế giới Chư thiên đó. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tự người đó luân chuyển ra khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này.

85.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng bực người thành tựu Dự Lưu lướt khỏi thế giới nhân loại vào đến thế giới Chư thiên rồi hẳn là chỉ nhập lưu dĩ nhiên trong thế giới Chư thiên đó, và do nhân đó chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhứt định rằng bực thành tựu Dựu Lưu vượt khỏi thế giới nhân loại vào đến thế giới Chư thiên rồi còn thành nhân loại ở tại thế giới Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

86.

* Tự ngôn: Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Không thành khác, không thay đổi mà luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

87.

* Tự ngôn: Không thành ra khác, không thay đổi mà luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người cụt tay thì thành người cụt tay phải chăng? Người cụt chân thì thành người cụt chân phải chăng? ... người có lỗ tai vảnh ... người có lỗ mũi hỉnh lên ... Người có tai vảnh, lỗ mũi hỉnh lên ... người cụt ngón tay và ngón chân ... người cụt ngón chân và ngón tay cái ... người đứt gân to ... người tay quấu ... người tay xòe ... người bệnh suyễn ... người lé ... người bịnh lác ... người có trái rạ ... người có lác voi ... người ho lao ... người phong xù ... con lạc đà ... con lừa ... con bò ... con heo ... con trâu cũng chỉ thành con trâu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

88.

* Tự ngôn: Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người có hình sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành người có hình sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Linh hồn cũng cái đó, thể xác cũng cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Thành người có Thọ ... thành người có Tưởng ... thành người có Hành ... thành người có Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành người có thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Linh hồn cũng là cái đó, thể xác cũng là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

89.

* Tự ngôn: Tự người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người vô Sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành người vô Sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hồn là khác, xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành người vô Thọ ... thành người vô Tưởng ... thành người vô Hành ... thành người vô Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành người vô Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hồn là khác, xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

90.

* Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hồn cũng là cái đó, xác cũng là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hồn cũng cái đó, xác cũng cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

91.

* Tự ngôn: Chính người đó luân chuyển đi khỏi thế giới này đến thế giới khác, khỏi thế giới khác đến thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc không luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc không luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hồn là khác, xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức không luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức không luân chuyển đi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hồn là khác, xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó... dón gọn (saṅkhitta).

* Tự ngôn: Dả như người chết đi trong khi tất cả uẩn diệt mất đi cũng là đoạn kiến mà Đức Phật Ngài đã chưa hẳn. Dù cho người không diệt mất trong khi các uẩn diệt mất. Nếu mà người không chết mất trong khi các uẩn diệt đi thì người cũng sẽ trường tồn (nếu vậy) sẽ đồng như Níp-bàn.

Dứt thú hướng cật vấn

---

Y CHẾ ĐỊNH CẬT VẤN (UPĀDĀPAÑÑATTĀNUYOGA)

92.

* Tự ngôn: Do nương Sắc mới chế định người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vô thường là hữu vi nương duyên sanh ra vẫn có sự mất đi, dĩ nhiên có hoại cố nhiên tiêu tan, vẫn phải diệt, thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cho đến người cũng không trường tồn là hữu vi do nhờ duyên sanh ra, lẽ thường phải mất đi, lẽ phải hư hoại, dĩ nhiên phải tiêu tan, cố nhiên phải diệt mất thay đổi là lối thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương Thọ, ... do nương Tưởng, ... do nương Hành, ... do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức vô thường thành hữu vi nương duyên sanh ra vẫn có sự mất đi, ... vẫn có hư hao, ... vẫn có tiêu tan, ... vẫn có diệt đi, ... vẫn có biến đổi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người cũng phải vô thường thành hữu vi nương duyên mới sanh ra, vẫn phải có mất, vẫn có hư, vẫn có tan rã, vẫn có diệt đi, vẫn có thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

93.

* Tự ngôn: Do nương Sắc mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương sắc xanh mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương sắc vàng ... do nương sắc đỏ ... do nương sắc trắng ... do nương sắc thấy đặng ... do nương sắc thấy không đặng ... do nương sắc đụng không đặng mới chế định ra người đụng không đặng phải chăng. Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

94.

* Tự ngôn: Do nương Thọ mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Thọ thiện mới chế định ra người thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Do nương Thọ thiện mới chế định ra người thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ thiện có dị thục quả, có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng bành tướng tâm, có quả vô hại, lợi ích an vui, quả dị thục lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Cho đến người thiện cũng có dị thục quả, có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng mở mang tâm, có quả vô hại lợi ích an vui và dị thục quả lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

95.

* Tự ngôn: Do nương Thọ mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Thọ bất thiện mới chế định ra người bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Do nương Thọ bất thiện mới chế định ra người bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ bất thiện có dị thục quả, có quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng mở mang tâm, có quả hại có tăng thêm khổ và có quả dị thục khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cho đến người bất thiện cũng có dị thục quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng mở mang tâm, có quả hại có khổ tăng thêm và có dị thục quả khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

96.

* Tự ngôn: Do nương Thọ mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Thọ vô ký mới chế định thành người vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Do nương Thọ vô ký mới chế định thành người vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ vô ký không thường, thành hữu vi nương duyên mới sanh ra, lẽ thường có sự mất, vẫn có sự suy đồi, vẫn có sự tan rã, vẫn có sự diệt mất và vẫn có sự đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cho đến người vô ký cũng không trường tồn, thành hữu vi nương duyên sanh ra, vẫn có sự mất, vẫn có sự suy đồi, vẫn có sự tan rã, vẫn có sự tiêu diệt và vẫn có sự đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó …

* Tự ngôn: Do nương Tưởng ... do nương Hành .... do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Thức thiện mới chế định thành người thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó .

* Tự ngôn: Do nương Thức thiện mới chế định thành người thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức thiện có dị thục quả, có quả đáng mong mỏi, quả đáng ưa thích, quả đáng mở mang tâm, quả không hại lợi ích an vui, có quả dị thục lạc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi

* Tự ngôn: Cho đến người thiện cũng có dị thục quả, có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng mở mang tâm, có quả không hại lợi ích an vui, có quả dị thục lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

97.

* Tự ngôn: Do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi

* Tự ngôn: Do nương Thức bất thiện mới chế định thành người bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương Thức bất thiện mới chế định thành người bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức bất thiện có dị thục quả, có quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng mở mang tâm, có quả hại, có khổ càng thêm và có quả dị thục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cho đến người bất thiện cũng có quả dị thục, quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng mở mang tâm, có quả hại, có khổ càng thêm và có dị thục quả khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

98.

* Tự ngôn: Do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Thức vô ký mới chế định thành người vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương Thức vô ký mới chế định thành người vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức vô ký không bền, thành hữu vi nương duyên mới sanh ra thành hữu tận, vẫn có sự hư hoại, vẫn có sự rã tan, vẫn có sự tiêu diệt và vẫn có sự đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đến đổi người vô ký cũng không trường tồn, là hữu vi nương duyên sanh ra vẫn phải hữu tận, có sự hoại hư, phải tan rã, có sự diệt mất và vẫn có đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

99.

* Tự ngôn: Do nương nhãn mới gọi là người hữu nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi nhãn diệt đi rồi mới gọi là người có nhãn đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói như thế đó ...

* Tự ngôn: Do nương nhĩ ... do nương tỷ ... do nương thiệt... do nương thân ... do nương ý mới gọi là người có ý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi ý đã diệt mới gọi là người có ý đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

100.

* Tự ngôn: Do nương Tà kiến mới gọi là người Tà kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi người Tà kiến đã diệt mới gọi là người Tà kiến đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

101.

* Tự ngôn: Do nương tà tư duy ... do nương tà ngữ ... do nương tà nghiệp ... do nương tà mạng ... do nương tà tinh tấn ... do nương tà niệm ... do nương tà định mới gọi là người tà định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi tà định đã diệt mới gọi là người có tà định đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

102.

* Tự ngôn: Do nương Chánh kiến mới gọi là người Chánh kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Chánh tư duy ... do nương Chánh ngữ ... do nương Chánh nghiệp ... do nương Chánh mạng ... do nương Chánh tinh tấn ... do nương Chánh niệm ... do nương Chánh định mới gọi là người có Chánh định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi Chánh định đã diệt thời gọi là người có Chánh định đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

103.

* Tự ngôn: Do nương Sắc, do nương Thọ mới chế định là người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Nhị uẩn mới chế định là người Nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương Sắc, do nương Thọ, do nương Tưởng, do nương Hành, do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Ngũ uẩn mới chế định ra người Ngũ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

104.

* Tự ngôn: Do nương Nhãn xứ, do nương Nhĩ xứ, mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Nhị xứ mới chế định là người Nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

105.

* Tự ngôn: Do nương Nhãn xứ, do nương Nhĩ xứ ... do nương Pháp xứ mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Thập nhị xứ mới chế định ra người Thập nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

106.

* Tự ngôn: Do nương Nhãn giới, do nương Nhĩ giới mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Nhị giới mới chế định ra người Nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

107.

* Tự ngôn: Do nương Nhãn giới, do nương Nhĩ giới ... do nương Pháp giới mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Thập bát giới mới chế định ra người Thập bát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

108.

* Tự ngôn: Do nương Nhãn quyền, do nương Nhĩ quyền mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Nhị quyền mới chế định ra người Nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

109.

* Tự ngôn: Do nương Nhãn quyền, do nương Nhĩ quyền ... do nương Tri cụ tri quyền (aññātāvindrīya) mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Nhị thập nhị quyền mới chế định ra người Nhị thập nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

110.

* Tự ngôn: Do nương Nhứt uẩn hữu mới chế định ra người Nhứt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Tứ uẩn hữu mới chế định ra người Tứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

111.

* Tự ngôn: Do nương Nhứt uẩn hữu mới chế định ra người Nhứt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương Ngũ uẩn hữu mới chế định ra người Ngũ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

112.

* Tự ngôn: Trong Nhứt uẩn hữu chỉ có người Nhứt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Tứ uẩn hữu chỉ có người Tứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

113.

* Tự ngôn: Trong Nhứt uẩn hữu chỉ có người Nhứt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Ngũ uẩn hữu chỉ có người Ngũ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

114.

* Tự ngôn: Do nương cội cây mới mới chế định ra bóng cây phải chăng? Thế nào thì chính thế đó do nương Sắc mới chế định ra người phải chăng?

* Tự ngôn: Do nương cội cây mới chế định ra bóng cây, tuy nhiên cội cây cũng không trường tồn thì bóng cây cũng không trường tồn, thế nào thì chính thế đó do nương Sắc mới chế định ra người mà sắc không trường tồn thì người cũng không trường tồn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương cội cây mới chế định ra bóng cây; cây là khác bóng cũng là khác, như thế nào thì cũng như thế đó do nương Sắc mới chế định ra người, sắc là khác người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương thôn quê mới chế định ra người thôn quê, thôn quê là khác, người thôn quê cũng là khác; như thế nào thì cũng vậy do nương Sắc mới chế định ra người, thì sắc là khác, người là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương quốc gia mới chế định ra vua, như thế nào thì giống như thế đó do nương Sắc mới chế định ra người phải chăng?

* Tự ngôn: Do nương quốc gia mới chế định ra vua, quốc gia là khác vua cũng khác. Như thế nào thì cũng như thế đó do nương Sắc mới chế định ra người; sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cái còng (chân) không phải là người bị còng chân. Cái còng chân có với người nào thì riêng người đó gọi là người bị còng. Như thế nào thì cũng như thế đó sắc không phải người có sắc, sắc có với người nào thì riêng người đó gọi là người có sắc phải chăng?

* Tự ngôn: Cái còng (chân) không phải người bị còng chân. Cái còng chân có với người nào thì riêng người đó gọi là người bị còng chân. Cái còng chân là khác, người bị còng chân cũng là khác; như thế nào thì cũng như thế đó, sắc không phải là người có sắc, sắc có với người nào thì riêng người đó gọi là người có sắc. Sắc là khác, người có sắc cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

115.

* Tự ngôn: Chế định ra người do trong mỗi cái tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi cái tâm chỉ sanh ra cho một người, từ tái tục cho đến già, đến chết, luôn sanh ra nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng người đó hoặc người khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng con trai hoặc con gái phải chăng? Phản ngữ: Nên nói.

* Tự ngôn: Xin Ngài lãnh hội chinh lệ dù rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói là người đó hoặc người khác. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng con trai hay con gái. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không đặng nói là người đó hay người khác. Nhưng nên nói là con trai hoặc con gái, như thế vậy là sai”. Dù rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra nên nói là con trai hoặc con gái, chính do nhân đó Ngài mới nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra nên nói rằng người đó hoặc người khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói là người đó hay người khác, nhưng nên nói là con trai hoặc con gái như thế vậy là sai.

116.

* Tự ngôn: Khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng người đó hay là người khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng là nữ hoặc nam ... hay cư sĩ hoặc xuất gia ... hay là Chư thiên hoặc nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xin Ngài lãnh hội chinh lệ dù rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không thể nói là người này hay người khác. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh không thể nói là Chư thiên hay nhân loại. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Khi cái tâm thứ hai sanh không thể nói đó là người này hay người khác, mà phải nói rằng đó là Chư thiên hay nhân loại, như thế vậy là sai”. Dù cho rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra nên nói là Chư thiên hay nhân loại, chính do nhân đó, Ngài mới nói là khi cái tâm thứ hai sanh ra nên nói đặng là người đó hoặc người khác, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói là người đó hay người khác, nhưng nên nói là Chư thiên hoặc nhân loại, như thế vậy là sai”.

117.

* Phản ngữ: Không nên nói Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người nào thấy, thấy sắc nào, thấy bằng con mắt nào mới nên nói rằng người đó thấy, thấy sắc đó, thấy với con mắt đó phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng người nào thấy, thấy sắc nào, thấy bằng con mắt nào mới nói đặng là người đó thấy, thấy sắc đó, thấy bằng con mắt đó. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý.

118.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người nào nghe ... Người nào ngửi ... Người nào nếm ... Người nào đụng ... Người nào biết, biết cảnh pháp đó, biết bằng tâm đó phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng người nào biết, biết cảnh pháp nào, biết bằng tâm nào mới nói đặng là người đó biết, biết cảnh pháp đó bằng tâm đó. Chính do nhân ấy, Ngài mới nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý.

119.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào chẳng đặng thấy, chẳng đặng thấy sắc nào, chẳng đặng thấy với con mắt nào, không nên nói rằng người đó thấy, không nên nói rằng thấy sắc đó, không nên nói rằng thấy với con mắt đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng người nào chẳng đặng thấy, chẳng đặng thấy sắc nào, chẳng đặng thấy bằng con mắt nào, không nên nói rằng người đó thấy, không nên nói rằng thấy sắc đó, không nên nói rằng thấy bằng con mắt đó, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý.

120.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào chẳng đặng nghe ... Người nào chẳng đặng ngửi ... Người nào chẳng đặng nếm ... Người nào chẳng đặng đụng ... Người nào chẳng đặng biết, chẳng đặng biết cảnh pháp nào, chẳng đặng biết bằng ý nào, không nên nói rằng người đó biết, không nên nói rằng biết cảnh pháp đó, không nên nói biết bằng ý đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng người nào không đặng biết, không đặng biết cảnh pháp nào, không đặng biết với ý nào, không nên nói rằng người đó biết, không nên nói rằng biết cảnh pháp đó, không nên nói rằng biết bằng ý đó, cũng chớ nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý.

121.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán như vậy: “Này chư Phíc-khú, ta thấy tất cả chúng sanh đang tử, đang sanh hoặc hèn hạ, hoặc cao sang, hoặc có nhan sắc tốt, hoặc có nhan sắc xấu, hoặc thành lạc thú, hoặc thành khổ thú bằng Thiên nhãn trong sạch hơn mắt của nhân loại, vẫn biết rõ tất cả chúng sanh động tác theo nghiệp”, như thế là nghe có thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó cũng nhận thấy người đặng theo chân thể siêu lý chớ gì?

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng Đức Thế Tôn có phán như vầy: “Này Chư Phíc-khú, ta thấy tất cả chúng sanh đang tử đang sanh, hoặc thấp hèn, hoặc cao sang, hoặc có nhan sắc tốt, hoặc có nhan sắc xấu, hoặc thành lạc thú, hoặc thành khổ thú, thấy bằng Thiên nhãn trong sạch hơn con mắt của nhân loại, vẫn biết rõ tất cả chúng sanh tác động theo nghiệp”, như thế chính do nhân đó, Ngài mới nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài thấy sắc hoặc thấy người bằng Thiên nhãn trong sạch hơn con mắt của nhân loại. Phản ngữ: Ngài thấy sắc.

* Tự ngôn: Sắc là người, sắc tử, sắc sanh, sắc động tác theo nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài thấy sắc hoặc thấy người bằng Thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt của nhân loại. Phản ngữ: Ngài thấy người.

* Tự ngôn: Người là sắc như Sắc xứ, như là Sắc giới (rūpadhātu), như là sắc xanh, như là sắc vàng, như là sắc đỏ, như là sắc trắng, như là đồ đạc biết với con mắt, chạm đến con mắt, đưa ra đến đường con mắt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài thấy sắc hoặc thấy người bằng Thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt của nhân loại. Phản ngữ: Ngài thấy cả hai thứ.

* Tự ngôn: Cả hai thứ như là Sắc, như là Sắc xứ, như là Sắc giới; cả hai thứ như là màu xanh, cả hai thứ như là màu vàng, cả hai thứ như là màu đỏ, cả hai thứ như là màu trắng, cả hai thứ như là đồ đạc biết đặng bằng mắt, cả hai thứ chạm nơi nhân, cả hai thứ đưa đến đường lối của mắt, cả hai thứ tử, cả hai thứ sanh, cả hai thứ động tác theo nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Y chế định cật vấn

---

PHẦN NGHIỆP ĐẶNG KẾ (KĀLYĀṆAVAGGA)

122.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy người làm, người tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

123.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy người làm, người tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người làm, kẻ sáng tạo người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người làm, kẻ sáng tạo người đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách làm tột nơi khổ, không có sự dứt nơi luân hồi, cũng không có sự viên tịch, cũng không có với các người ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

124.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy người làm, người tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy người như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

125.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

126.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa như thế mới nhận thấy kẻ làm, người tạo Đại địa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

127.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy biển cả như thế mới nhận thấy kẻ làm, kẻ sáng tạo biển cả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

128.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy núi Tu Di như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo núi Tu Di phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

129.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nước như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nước phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

130.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy lửa như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo lửa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

131.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy gió, như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo gió phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

132.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu, như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy cỏ cây và rừng bụi như thế mới nhận thấy kẻ làm người sáng tạo cỏ cây rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

133.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu như thế mới nhận thấy kẻ làm, người sáng tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp tốt, nghiệp xấu là khác, kẻ làm người tạo nghiệp tốt, nghiệp xấu cũng là khác chớ gì? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

134.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy người hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người là kẻ hưởng quả đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người là kẻ hưởng quả đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách làm cho tận khổ không có, sự dứt luân hồi cũng không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy người, thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn, như vậy mới nhận thấy người hưởng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu, như thế mới nhận thấy người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa, do nhận thấy Đại Hải, do nhận thấy núi Tu Di, do nhận thấy nước, do nhận thấy lửa, do nhận thấy gió, do nhận thấy cỏ, cây, rừng, bụi như thế mới nhận thấy người là kẻ hưởng cỏ cây rừng bụi chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nhận thấy quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu là khác, người là kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

135.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy vui là tiên[2] phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy người là kẻ hưởng vui, đó là tiên phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

136.

* Tự ngôn: Do nhận thấy vui là tiên, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người thuộc kẻ hưởng vui là tiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, Ngài thuộc kẻ hưởng vui là tiên đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách làm cho tột hết khổ không có, sự dứt đứt của luân hồi không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

137.

* Tự ngôn: Do nhận thấy người vui là tiên, bởi thế nhận thấy người thuộc kẻ hưởng vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy người như thế mới thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

138.

* Tự ngôn: Do nhận thấy vui là tiên, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn, như thế mới nhận thấy người là kẻ hưởng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

139.

* Tự ngôn: Do nhận thấy vui sướng là tiên, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa ... do nhận thấy Đại Hải, do nhận thấy núi Tu Di, do nhận thấy nước, do nhận thấy lửa, do nhận thấy gió ... do nhận thấy cỏ cây rừng bụi như thế mới nhận thấy người là kẻ hưởng cỏ cây rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

140.

* Tự ngôn: Do nhận thấy an vui là tiên, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui là tiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: An vui là tiên là khác, người thuộc kẻ hưởng an vui là tiên thì khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

141.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy an vui của nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

142.

* Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại, như thế mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại đó phải chăng?. Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách làm cho tận nơi khổ không có, sự đoạn luân hồi cũng không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

143.

* Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại, thế đó mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy người, thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

144.

* Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhận thấy Níp-bàn thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

145.

* Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa ... do nhận thấy Đại Hải ... do nhận thấy núi Tu Di ... do nhận thấy nước ... do nhận thấy lửa ... do nhận thấy gió ... do nhận thấy cỏ cây rừng bụi, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng cỏ cây rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

146.

* Tự ngôn: Do nhận thấy an vui của nhân loại thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng an vui của nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: An vui của nhân loại là khác, người thuộc kẻ hưởng an vui của nhân loại cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

147.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy khổ, có trong khổ thú phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy người là kẻ hưởng trong cõi khổ thú phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

148.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ tại trong cõi khổ thú thế đó mới nhận thấy người thuộc kẻ hưởng trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người là kẻ hưởng khổ trong khổ thú đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ hưởng, người là kẻ hưởng khổ trong cõi khổ thú đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách làm tận khổ không có, sự dứt luân hồi cũng không có, đến sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

149.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ ở trong cõi khổ thú, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng khổ trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bởi nhận thấy người thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

150.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong khổ thú thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng khổ trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

151.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong cõi khổ thú, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng khổ trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa ... do nhận thấy Đại Hải ... do nhận thấy núi Tu Di ... do nhận thấy nước ... do nhận thấy lửa ... do nhận thấy gió ... do nhận thấy cỏ cây rừng bụi thế đó mới nhận thấy người là kẻ sử dụng cỏ cây và rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

152.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong cõi khổ thú, thế đó mới nhận thấy người chịu khổ trong cõi khổ thú phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ trong cõi khổ thú là khác, người là kẻ chịu khổ trong cõi khổ thú cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

153.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy khổ trong cõi Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

154.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục thế đó mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ chịu là người thuộc kẻ chịu khổ trong Địa ngục đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy kẻ chịu, người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách làm cho tận khổ không có, sự dứt luân hồi cũng không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

155.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục, như thế mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy người, thế đó mới nhận thấy kẻ hưởng là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

156.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục, thế đó mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Níp-bàn, thế đó mới nhận thấy người là kẻ hưởng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

157.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục, thế đó mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhận thấy Đại địa. ... do nhận thấy Đại Hải, do nhận thấy núi Tu Di, do nhận thấy nước, do nhận thấy lửa, do nhận thấy gió, do nhận thấy cỏ cây rừng bụi, thế đó mới nhận thấy người là kẻ sử dụng cỏ cây rừng bụi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

158.

* Tự ngôn: Do nhận thấy khổ trong Địa ngục, thế đó mới nhận thấy người là kẻ chịu khổ trong Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ trong Địa ngục là khác, người thuộc kẻ chịu khổ trong Địa ngục cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

159.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu; thế đó mới nhận thấy người làm kẻ tạo người hưởng quả nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đó làm, tự người đó hưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người đó làm, tự người đó hưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: An vui và khổ sở tự mình làm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

160.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy kẻ làm người tạo, kẻ hưởng quả nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác làm người khác hưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người khác làm người khác hưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vui và khổ người khác làm cho phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

161.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy kẻ làm người sáng tạo, kẻ hưởng quả nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đó và người khác làm, người đó và người khác hưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người đó và người khác làm, người đó và người khác hưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vui và khổ cũng có tự mình làm, cũng có người khác làm cho phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

162.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu, thế đó mới nhận thấy người là kẻ sáng tạo kẻ hưởng quả nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đó làm cũng chẳng phải, tự người đó hưởng cũng chẳng phải, người khác làm cũng chẳng phải, người khác hưởng cũng chẳng phải ư? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người đó làm cũng chẳng phải, người đó tự hưởng cũng chẳng phải, người khác làm cũng chẳng phải, người khác hưởng cũng chẳng phải ư? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vui và khổ nương thật tướng chẳng phải cách làm của tự mình, chẳng phải cách làm của người khác sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

163.

* Tự ngôn: Do nhận thấy nghiệp tốt, nghiệp xấu thế đó mới nhận thấy người là kẻ làm, kẻ tạo, kẻ hưởng quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đó làm, tự người đó hưởng; người khác làm thời người khác hưởng; người đó và người khác làm thời người đó và người khác hưởng. Người đó làm cũng chẳng phải, chính người đó hưởng cũng chẳng phải. Người khác làm cũng chẳng phải, người khác hưởng cũng chẳng phải ư? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người đó làm, chính người đó hưởng. Người khác làm thì người khác hưởng. Người đó và người khác làm thời người đó và người khác hưởng. Người đó làm cũng chẳng phải, người đó tự hưởng cũng chẳng phải. Người khác làm cũng chẳng phải, người khác hưởng cũng chẳng phải ư? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vui và khổ tự mình làm, vui và khổ người khác làm cho; vui và khổ tự mình làm và cũng có người làm cho; vui và khổ nương thật tướng chớ chẳng phải cách làm của tự mình, chẳng phải cách làm của người khác mới sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

164.

* Phản ngữ: Nghiệp vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người là kẻ làm nghiệp cũng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nghiệp vẫn có, thế đó người là kẻ làm nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kẻ sáng tạo, người là kẻ làm nghiệp đó cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Kẻ sáng tạo, người là kẻ làm nghiệp đó cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách làm cho tận khổ không có, sự dứt biệt luân hồi cũng không có, sự viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nghiệp vẫn có, thế đó người là kẻ làm nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do người vẫn có, thế đó kẻ tạo nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nghiệp cũng có, thế đó người là kẻ tạo nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Níp-bàn vẫn có, thế đó người tạo Níp-bàn cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nghiệp vẫn có, thế đó người là kẻ làm nghiệp quả vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Đại địa vẫn có ... do Đại Hải vẫn có ... do núi Tu Di vẫn có ... do nước vẫn có ... do lửa vẫn có ... do gió vẫn có ... do cỏ cây rừng bụi vẫn có, thế đó người tạo cỏ cây và rừng bụi mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nghiệp vẫn có, người là kẻ làm nghiệp mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp là khác, người thuộc kẻ làm nghiệp cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Dị thục quả vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người là kẻ hưởng quả vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kẻ hưởng, người là kẻ hưởng quả đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Kẻ hưởng, người là kẻ hưởng quả đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách làm tận khổ không có, sự dứt luân hồi cũng không có, viên tịch cũng không có với những người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do người vẫn có, thế đó kẻ hưởng là người mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Níp-bàn vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng Níp-bàn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó..

* Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Đại địa vẫn có ... do đại hải vẫn có ... do núi Tu Di vẫn có ... do nước vẫn có ... do lửa vẫn có ... do gió vẫn có ... do cây rừng bụi vẫn có, thế đó kẻ sử dụng cỏ cây và rừng bụi vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do quả vẫn có, thế đó người là kẻ hưởng quả mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả là khác, người thuộc kẻ hưởng quả cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó... rút gọn (Saṅkhitta).

Dứt Phần nghiệp đáng kể.

---

CẬT VẤN THÔNG (ABHIÑÑĀNUYOGA)

165.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có người hiện thần thông đặng cũng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng có người hiện thần thông đặng vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có người nghe tiếng bằng Nhĩ giới như tiên đặng ... biết Tâm của người khác đặng ... nhớ kiếp trước đặng ... thấy sắc bằng con mắt như tiên đặng ... làm cho rõ sự tuyệt lậu đặng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dầu rằng có người làm cho rõ sự dứt tuyệt hết lậu đặng vẫn có, chính do nhân đó Ngài mới nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng cũng có người hiện thần thông đặng vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào hiện thần thông đặng thì chính kẻ đó là người còn kẻ nào hiện thần thông không đặng thì kẻ đó không phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người nào nghe tiếng bằng Nhĩ giới như tiên đặng ... kẻ nào biết tâm người khác đặng ... kẻ nào nhớ đời trước đặng ... kẻ nào thấy sắc bằng con mắt như tiên đặng ... kẻ nào làm cho rõ sự hết lậu đặng thì kẻ đó là người; còn kẻ nào làm cho rõ hết lậu không đặng thì kẻ đó không là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Cật vấn thông (Abhiññānuyoga)

---

CẬT VẤN THÂN TỘC (ÑĀTAKĀNUYOGA)

166.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Mẹ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng mẹ vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cha vẫn có ... anh vẫn có ... chị vẫn có ... vua vẫn có ... phạm chí vẫn có ... thương gia vẫn có ... cận thắng tiện dân vẫn có ... cư sĩ vẫn có ... xuất gia vẫn có ... Chư thiên vẫn có ... Nhân loại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng nhân loại vẫn có, chính do nhân đó Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

167.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định là mẹ vẫn có và do nhân mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người trước không thành mẹ, sau mới thành mẹ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người vốn trước không thành người, sau mới thành người vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cũng có người trước kia không thành cha ... không thành anh em, không thành chị em, không thành vua, không thành phạm chí, không thành thương gia, không thành cận thắng tiện dân, không thành cư sĩ, không thành xuất gia, không thành Chư thiên, không thành nhân loại rồi thành nhân loại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người vốn trước kia không thành người rồi sau mới thành người vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

168.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng mẹ vẫn có, và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người vốn trước kia thành mẹ rồi sau không thành mẹ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người vốn trước thành người rồi sau không thành người vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cũng có người trước kia thành cha, thành anh em, thành chị em, thành vua, thành phạm chí, thành thương gia, thành cận thắng tiện dân, thành cư sĩ, thành xuất gia, thành Chư thiên, thành nhân loại rồi không thành nhân loại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người trước kia thành người rồi sau không thành người vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

169.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người đắc Dự Lưu vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng người đắc Dự Lưu vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người đắc Nhứt Lai vẫn có ... Người đắc Bất Lai vẫn có ... Người đắc La Hán vẫn có ... Người đắc Ứng cúng giải thoát lưỡng biên (Ubhatobhāgavimutta) vẫn có ... Người đắc Ứng cúng bằng tuệ giải thoát (paññāvimutta) vẫn có ... Người đắc Thánh nhân thân chứng (Kāyakkhī) vẫn có ... Người đắc Thánh nhân kiến chí (diṭṭhapatta) vẫn có ... Người đắc Thánh nhân tín giải hành (Saddhāvimutta) vẫn có ... Người đắc Thánh nhân tùy pháp hành (dhammānusārī) vẫn có, người đắc Thánh nhân tùy tín hành (saddhānusārī) vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: dù rằng người đắc Thánh nhân tùng du đức tin (Saddhānusārī) vẫn có, chính do nhân đó Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

170.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng người đắc Dự Lưu vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người trước kia không thành Dự Lưu sau mới thành Dự Lưu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người trước kia không thành người, sau thành người vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cũng có người trước kia không thành Nhứt Lai ... không thành Bất Lai ... không thành La Hán ... không thành Ứng cúng giải thoát lưỡng biên (Ubhatobhāgavimutta) ... không thành Ứng cúng giải thoát bằng tuệ (Paññāvimutta) ... không thành Thánh nhân thân chứng (Kāyasakkhī) ... không thành Thánh nhân kiến chí (Diṭṭhipatta) ... không thành Thánh nhân Tín giải hành (Saddhāvimutta) ... không thành Thánh nhân tùy pháp hành (Dhammānusārī)... không thành Thánh nhân tùy tín hành (Saddhānusārī), rồi mới thành Thánh nhân tùy tín hành vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người trước kia không thành người, sau thành người vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

171.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng người bực Dự Lưu vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có người trước kia thành Dự Lưu, rồi sau không thành Dự Lưu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có người trước kia thành người rồi sau không thành người vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có người trước kia thành Nhứt Lai ... thành Bất Lai rồi sau không thành Bất Lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có người trước kia thành người rồi sau không thành người vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

172.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng đặng thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thánh nhân bốn đôi, tám chủng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng thánh nhân bốn đôi, tám chủng vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

173.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng thánh nhân bốn đôi, tám chủng vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thánh nhân bốn đôi, tám chủng phát hiện ra đặng do sự phát hiện của Phật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người phát hiện đặng do sự phát hiện của Phật phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người phát hiện ra đặng do sự phát hiện của Phật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch, người tiêu diệt, vẫn không có người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

174.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người phi hữu vi phi vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người phi hữu vi phi vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Còn phần chót thứ ba, ngoài ra hữu vi và vô vi nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Còn phần chót thứ ba ngoài ra hữu vi và vô vi nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, giới (Dhātu) này có hai thứ. Hai thứ đó ra sao? Một là giới hữu vi, hai là giới vô vi đó thôi. Hai thứ giới như thế chắc thật vẫn có nghe phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng: “Còn phần chót thứ ba, ngoài ra hữu vi và vô vi nữa chớ gì?

* Tự ngôn: Người là phi hữu vi phi vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hữu vi là khác, vô vi cũng là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả uẩn là hữu vi, Níp-bàn là vô vi, người là phi hữu vi phi vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả uẩn là khác, Níp-bàn là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc là hữu vi, Níp-bàn là vô vi, còn người phi hữu vi phi vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc là khác, Níp-bàn là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức là hữu vi, Níp-bàn là vô vi, còn người là phi hữu vi phi vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức là khác, Níp-bàn là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

175.

* Tự ngôn: Người có sự sanh ra hiện bày, có sự tiêu tàn rõ rệt, khi đang trụ có sự thay đổi hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, pháp hữu vi có ba tướng (Lakkhaṇa) hữu vi thế này tức là tất cả pháp hữu vi có sự sanh ra rõ rệt, có sự hư hoại rõ rệt, đang khi còn có sự thay đổi rõ rệt”. Như thế người cũng có sự sanh ra hiện bày, sự hư hoại cũng rõ rệt, đang khi đình trụ có sự đổi thay cũng rõ rệt. Như thế đó thì người cũng là hữu vi chớ gì?

* Tự ngôn: Sự sanh ra của người không hiện bày, sự hư hoại của người không hiện bày, đang khi còn có sự thay đổi cũng không hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, pháp vô vi có trạng thái vô vi ba cách như vầy: sự sanh ra của tất cả pháp vô vi không hiện bày, sự hoại hư không hiện bày, khi đình trụ sự thay đổi không hiện bày”. Như thế thì sự phát sanh của người cũng không hiện bày, sự hư hao cũng không hiện bày, khi đình trụ sự đổi thay cũng không hiện bày. Nếu thế đó thì người cũng là vô vi chớ gì?

176.

* Tự ngôn: Bực đã viên tịch vẫn còn có trong Níp-bàn, hay là không có trong Níp-bàn? Phản ngữ: Vẫn còn có trong Níp-bàn.

* Tự ngôn: Bực viên tịch là người trường tồn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Bực đã viên tịch không có trong Níp-bàn.

* Tự ngôn: Bực đã viên tịch là người diệt mất phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Cật vấn thân tộc (Ñātakānuyoga)

---

PHẦN LINH TINH (PAKIṆṆAKA)

177.

* Tự ngôn: Người nương chi mà vững còn? Phản ngữ: Nương hữu (Bhāva) mà vững còn.

* Tự ngôn: Hữu không bền thành hữu vi nương duyên sanh ra, có sự phải mất đi, phải hư hoại, phải rã tan, phải diệt đi, phải đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tuy nhiên người cũng không bền, thuộc hữu vi, nương duyên sanh ra phải có sự mất, phải hư hoại, phải rã tan, phải diệt đi phải biến đổi theo lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dĩ nhiên người cũng không bền, thuộc hữu vi nương duyên sanh ra, vẫn phải có sự mất, phải hư hoại, phải rã tan, phải diệt đi, phải đổi thay theo lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

178.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có người đang hưởng vui sướng, cũng biết rõ rằng ta đang hưởng vui sướng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng có người đang hưởng vui sướng cũng biết rõ rằng ta đang hưởng vui sướng vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có người đang hưởng đau khổ cũng biết rõ rằng ta đang hưởng đau khổ ... đang hưởng phi khổ phi lạc cũng biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: dù rằng có người đang hưởng phi khổ phi lạc cũng biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng có người đang hưởng vui sướng cũng biết rõ ta đang hưởng vui sướng vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào đang hưởng vui sướng cũng biết rõ ta đang hưởng vui sướng thì chính người đó là người. Còn người nào đang hưởng vui sướng mà không biết ta đang hưởng vui sướng thì người ấy không phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người nào đang hưởng đau khổ ... Người nào đang hưởng phi khổ phi lạc cũng biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc thì chính người đó là người. Còn người nào đang hưởng phi khổ phi lạc mà không biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc thì người ấy chẳng phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng có người đang hưởng vui sướng cũng biết rõ ta đang hưởng vui sướng vẫn có, và do nhân đó mới nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lạc thọ là khác, người đang hưởng lạc thọ cũng biết rõ ta đang hưởng lạc thọ cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khổ thọ là khác ... phi khổ phi lạc thọ là khác; người đang hưởng phi khổ phi lạc thọ mà biết rõ ta đang hưởng phi khổ phi lạc thọ cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

179.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có người đang quan sát thấy Thân trong Thân vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: dù rằng có người quán tưởng thấy Thân trong Thân vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có người đang quán sát thấy Thọ trong Thọ ... đang quán sát thấy tâm trong tâm ... đang quán sát thấy pháp trong pháp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: dù rằng có người quán sát thấy pháp trong pháp vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

* Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng có người quán sát thấy Thân trong Thân vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào quán sát thấy Thân trong Thân thì ngươi đó là người, còn người nào không quán sát thấy Thân trong Thân thì người ấy không phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người nào quán sát thấy Thọ trong Thọ ... Người nào quán sát thấy tâm trong tâm ... Người nào quán sát thấy pháp trong pháp thì chính người đó là người. Còn người nào không quán sát thấy pháp trong pháp thời người đó không phải là người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài đã xác định rằng có người là bực đang quán sát thấy Thân trong Thân vẫn có và do nhân đó mới nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân là khác, người quán tưởng thấy Thân trong Thân cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ là khác ... tâm là khác ... pháp là khác. Người mà quán sát đang thấy pháp trong pháp cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

180.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn phán rằng: “Này Không Vương (Nogaraja) người nên thành người hằng có chánh niệm, nhận thấy sự vật bằng lối tiêu diệt, (nhổ) bỏ kiến thức ngã chấp, ngươi nên phải là người lướt khỏi Diêm Vương, ngươi phải là người cho đặng bằng với thái độ ấy. Bởi vì Diêm Vương không ngó thấy những người đang nhận thấy đời như vậy”. Vẫn có nghe thật như thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?

181.

* Tự ngôn: Người nhận thấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chung với sắc mà nhận thấy hay là trừ ra sắc mới nhận thấy. Phản ngữ: Chung với Sắc mới nhận thấy.

* Tự ngôn: Linh hồn là đó, thân xác cũng là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Trừ ra sắc mới nhận thấy.

* Tự ngôn: Linh hồn là khác, thân xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người nhận thấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ở phía trong mới nhận thấy, hay là ra phía ngoài rồi mới nhận thấy. Phản ngữ: Ở phía trong mới nhận thấy.

* Tự ngôn: Linh hồn cũng cái đó, thân xác cũng cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ra phía ngoài rồi mới nhận thấy.

* Tự ngôn: Linh hồn là khác, thể xác cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

182.

* Phản ngữ: chớ nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn thường phán lời chắc chắn, phán đúng thời, đúng việc chân thật, nói đúng đắn không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Bực người hành để tự liên quan vẫn có”, Thế vậy có nghe chắc thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?

* Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có thường phán lời chắc chắn, phán lời hợp thời hợp việc chân thật, nói đúng đắn không sai chạy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, chỉ có 1 hạng người ra đời sanh ra để liên quan với nhiều người đặng an vui cho nhiều người, để tế độ cho đời hầu lợi ích đặng liên quan đến sự vui cho tất cả Chư thiên và nhân loại”, thế vậy có nghe chắc thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó cũng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì!

183.

* Tự ngôn: Nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có thường phán lời chắc chắn, phán thích hợp thời, phán chuyện chân thật, Ngài nói đúng đắn không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Tất cả pháp là vô ngã”, như vậy có nghe chắc thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì.

184.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn thường phán lời chắc chắn, phán thích hợp thời, phán công chuyện chắc thật, nói đúng đắn không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn ngài có phán rằng: “Thánh Tăng không Hoài nghi, không nghi hoặc rằng khi sanh những khổ đã sanh lên, khi diệt những khổ đó diệt mất. Trong điều này Thánh Tăng tự nhận rõ quyết khỏi cần nhờ người khác; những thế vậy Đức Ca Chiên Diên (Kaccāna) mới thành Chánh kiến”, như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì!

185.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phíc-khú Ni Điện Quang (Vajirā) nói với Mara (Māra) rằng: Này Mara (Māra) Ngài gọi là chúng sanh phải chăng ư? Đó là sự nhận thấy của Ngài phải chăng? Đây chỉ là khối hành vi, mà trong hành vi này không có chi là chúng sanh, do gom phần chung lại mới đặng gọi là xe, thế nào thì thân Ngũ uẩn đang còn chế định gọi là chúng sanh cũng như thế ấy. Chớ kỳ thật chỉ có khổ sanh ra, tạm đình trụ rồi liền diệt mất, ngoài ra không có chi sanh cũng không có chi khác diệt. Đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý.

186.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức A Nan Đa bạch hỏi Thế Tôn rằng: “Đức Thế Tôn, Ngài nói thế giới tiêu hoại, mà thế giới tiêu hoại vậy chớ do nhân chi mà thế giới tiêu hoại?” Đức Phật Ngài phán rằng “Này A Nan Đa, tự nó hoặc tại có thứ liên quan với nó, như thế mới đặng nói là thế giới hoại; thế này A Nan Đa, tự nó hay tự thứ liên quan với nó. Nhãn tự tiêu hoại hoặc do thứ liên quan tiêu hoại, sắc tiêu hoại ... Nhãn thức tiêu hoại ... Nhãn xúc tiêu hoại ... Bởi do Nhãn xúc làm duyên phát sanh ra sự biết hưởng cảnh hoặc Sướng, hoặc Khổ, hoặc Phi Khổ Phi Lạc; cái nào thì cái ấy tiêu diệt hoặc thứ liên quan với nó. Nhĩ tiêu hoại ... Thinh tiêu hoại ... Tỷ tiêu hoại ... Khí tiêu hoại ... Thiệt tiêu hoại ... Vị tiêu hoại ... Thân tiêu hoại ... Ý tiêu hoại ... Pháp tiêu hoại ... Ý thức tiêu hoại ... Ý xúc tiêu hoại ... Bởi do Ý xúc làm duyên phát sanh ra sự biết hưởng cảnh sướng hoặc khổ, hoặc phi khổ phi lạc; cái nào thì cái ấy tiêu diệt hoặc thứ liên quan với nó. Này A Nan Đa tiêu diệt tự nó hoặc do cái khác liên quan, như thế mới gọi là đời tiêu diệt”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?

187.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn phán lời chắc, phán hợp thời, phán công chuyện thật, thuyết đúng đắn không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này Chư Phíc-khú, khi ta đang còn đáng có lời nói như vậy: “Của mà liên quan với ta là của ta phải chăng?” Chư Phíc-khú bạch rằng: “Dạ phải như thế đó”. Đức Phật phán rằng: “khi của mà liên quan với ta dù đang còn phải có lời nói như vầy ta là của ta phải chăng?”. Đáp rằng: “Dạ phải như thế đó”. Phật phán rằng: “Này Chư Phíc-khú, ta và luôn của liên quan với ta, sẽ nhận thấy không đặng bằng sự thành của thật, bằng sự thành của Chắc, nhân sở y của kiến thức như vầy thế giới cũng là cái đó, ta cũng là cái đó. Sau khi chết ta sẽ thành người khác lâu dài, vững chắc, cố nhiên không thay đổi, sẽ đình trụ thế đó quyết một chỗ luôn luôn, như thế cũng là pháp tiểu nhân đầy đủ hoàn toàn phải chăng?”. Bạch lại rằng: “Dạ chẳng phải thành chi chi khác, dạ đó là pháp của tiểu nhân, đầy đủ hết”. Như thế là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì!

188.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn thường có phán lời thật, phán công chuyện có thật, nói đúng đắn, nói không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này Giáo trưởng, Tam chủng Giáo chủ đây vẫn hiện trong đời. Tam chủng Giáo chủ ra sao? Cũng có Giáo chủ trong đời này chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn cả đời này và đời sau. Một nửa, cũng có Giáo chủ trong đời này chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn chỉ trong đời hiện tại không chế định như thế trong đời sau. Một nửa, cũng có Giáo chủ trong đời này không chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn luôn trong đời này và cả đời trong đời sau. Trong Tam chủng Giáo chủ đó mà Giáo chủ chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn cả trong đời này luôn đến trong đời sau, thế gọi là thường kiến. Vị Giáo chủ chế định ngã là đồ chân thật chắc chắn chỉ trong đời này, chớ không chế định thế đó trong đời sau, như vậy gọi là đoạn kiến. Còn bực Giáo chủ mà không chế định ngã là đồ chơn thật chắc chắn cả trong đời này luôn đến đời sau, như thế gọi là Phật Toàn Giác. Này Trưởng giáo, chính là Tam chủng Giáo chủ như đây vẫn có đang hiện trong đời”. Như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì!

189.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn thường có phán lời chắc, phán hợp thời, phán công chuyện có thật, nói đúng đắn, nói không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn phán rằng: “Nồi đề hồ phải chăng?” Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ai ai làm nồi vẫn có đề hồ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?

190.

* Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn thường phán lời chắc, phán hợp thời, phán chuyện có thật, nói đúng đắn, nói không sai chạy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán rằng: “Nồi dầu ... nồi mật ... nồi nước mía ... nồi sửa ... nồi nước ... mâm nước uống ... bình nước uống ... ca nước uống ... bát cơm ... và nồi cháo bổ phải chăng?” Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có thứ cháo bổ là đồ trường tồn vĩnh viễn, bền chắc, dĩ nhiên không thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế vậy cũng không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý chớ gì?

Dứt Phần Nhân ngữ (Puggalakathā)

---

Nếu tập này, vị nào học hay nghiên cứu mà nhận hiểu chưa đặng, xin yêu cầu học và nghiên cứu khởi phần Pháp Tụ Xiển Minh luôn hiểu rồi 4 bộ trước mới có thể dễ nhận hiểu Bộ Ngữ Tông thuộc về bộ thứ 5 này. Rồi các phần sau sẽ thành ra không khó. Hay là quý vị học hoặc nghiên cứu thứ tự theo 3 lớp học siêu lý nhớ kỷ theo bảng nêu tiếp tục xem vào Chánh tạng Diệu Pháp.

---

HOẠI LÌA NGỮ (Ỷ HƯ NGỮ) (PARIHANIKATHA)

191.

* Tự ngôn: (Sakavādī) La Hán hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: (Paravādī): Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán trong tất cả hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: La Hán hoại lìa quả La Hán trong tất cả hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhân hoại của La Hán trong tất cả hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán trong mỗi thời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhân hoại của La Hán trong mỗi thời phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán chính mỗi vị hoại lìa (ỷ hư) La Hán quả đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán chính mỗi vị hoại lìa La Hán quả đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhân hoại của bực La Hán có đặng mỗi vị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

192.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa (Parihāyati) La Hán quả đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán khi hoại lìa La Hán quả vẫn hoại lìa cả bốn quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Phú Trưởng Giả vẫn duy trì chức Phú Trưởng Giả bằng bốn ức tài vật, nếu khi hết một ức tài vật thì hoại lìa chức vị phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vẫn hoại lìa tài sản tất cả phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Phú Trưởng Giả vẫn duy trì chức Phú Trưởng Giả bằng bốn ức tài vật, nếu hết một ức tài vật thì thành người đáng sẽ hoại lìa tài vật tất cả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán nếu khi hoại lìa quả La Hán thời thành người đáng sẽ hoại lìa cả 4 quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

193.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhập Lưu hoại lìa quả Nhập Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

194.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa (ỷ hư) quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

195.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa (ỷ hư) quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi... .

* Tự ngôn: Bực Nhập Lưu hoại lìa quả Nhập Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

196.

* Tự ngôn: Bực Nhập Lưu vẫn không hoại lìa (ỷ hư) quả Nhập Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai vẫn không hoại lìa (ỷ hư) quả Nhất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn không hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

197.

* Tự ngôn: Bực Nhập Lưu vẫn không hoại lìa (ỷ hư) quả Nhập Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

198.

* Tự ngôn: Bực Nhập Lưu vẫn không hoại lìa quả Nhập Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

199.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán khi hoại lìa quả La Hán thời nương tựa pháp chi? Phản ngữ: Trong quả Bất Lai.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai khi hoại lìa quả Bất Lai thì nương tựa pháp chi? Phản ngữ: Trong quả Nhứt Lai.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai khi hoại lìa quả Nhứt Lai thời nương tựa trong pháp chi? Phản ngữ: Trong quả Dự Lưu.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu khi hoại lìa quả Dự Lưu thời nương tựa địa vị phàm phu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (Nigaha) dù rằng bực La Hán khi hoại lìa quả La Hán nương tựa trong quả Bất Lai. Bực Bất Lai khi hoại lìa quả Bất Lai thời nương tựa quả Nhứt Lai. Bực Nhứt Lai khi hoại lìa quả Nhứt Lai thời nương tựa Quả Dự Lưu; Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Bực Nhập Lưu khi hoại lìa quả Nhập Lưu thời nương tựa địa vị phàm phu.

200.

* Tự ngôn: Bực La Hán khi hoại lìa quả La Hán thời nương tựa Quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tách lìa quả Dự Lưu Ngài cũng làm cho tỏ ngộ La Hán quả nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán và bực Dự Lưu, ai trừ phiền não nhiều hơn? Phản ngữ: Bực La Hán.

* Tự ngôn: Dù rằng bực La Hán trừ phiền não nhiều hơn và hoại lìa quả La Hán đặng; chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng.

201.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán và bực Nhứt Lai, ai trừ phiền não nhiều hơn? Phản ngữ: Bực La Hán.

* Tự ngôn: Dù rằng bực La Hán trừ phiền não nhiều hơn và hoại lìa quả La Hán đặng, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng.

202.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán hay Bực Bất Lai, ai trừ phiền não nhiều hơn? Phản ngữ: Bực La Hán.

* Tự ngôn: Dù rằng bực La Hán trừ phiền não đặng nhiều hơn và hoại lìa quả La Hán đặng, chính do nhân đó Ngài nên nói rằng bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng.

203.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai và bực Dự Lưu, ai trừ phiền não nhiều hơn? Phản ngữ: Bực Bất Lai.

* Tự ngôn: Dù rằng bực Bất Lai trừ phiền não đặng nhiều hơn và hoại lìa quả Bất Lai đặng, chính do nhân đó Ngài nên nói là bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng.

204.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa (ỷ hư) quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai và bực Nhứt Lai, ai trừ phiền não nhiều hơn? Phản ngữ: Bực Bất Lai.

* Tự ngôn: Dù rằng bực Bất Lai trừ phiền não nhiều hơn và hoại lìa quả Bất Lai đặng. Do nhân đó mới nói rằng bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng.

205.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa (ỷ hư) quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai và bực Dự Lưu, ai trừ phiền não nhiều hơn? Phản ngữ: Bực Nhứt Lai.

* Tự ngôn: Dù rằng bực Nhứt Lai trừ phiền não nhiều hơn và hoại lìa quả Nhứt Lai đặng, chính do nhân đó Ngài nên nói rằng bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng.

206.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo tu tiến của bực La Hán và bực Dự Lưu, ai cao thượng? Phản ngữ: Bực La Hán.

* Tự ngôn: Dù rằng Đạo tu tiến của bực La Hán cao thượng hơn và hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán đặng, chính do nhân đó Ngài nên nói rằng bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng.

207.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tu (Tứ) Niệm xứ ... Tu (Tứ) Chánh cần ... Tu (Tứ) Như ý túc ... Tu (Ngũ) Quyền ... Tu (Ngũ) Lực ... Tu (Thất) Giác chi của bực La Hán và bực Dự Lưu, ai cao thượng hơn? Tự ngôn: Bực La Hán.

* Tự ngôn: Nếu mà Tu (Thất) Giác chi của bực La Hán cao thượng hơn và bực La Hán hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán đặng, chính do nhân đó Ngài nên nói rằng bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng.

208.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa (ỷ hư) quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo tu tiến ... Giác chi tu tiến của bực La Hán và bực Nhứt Lai, ai cao thượng hơn? Phản ngữ: của bực La Hán.

* Tự ngôn: Nếu mà Giác chi tu tiến của La Hán cao thượng hơn và bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng, chính do nhân đó, Ngài nên nói rằng bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng.

209.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo tu tiến ... Giác chi tu tiến của bực La Hán và bực Bất Lai, ai cao thượng hơn? Phản ngữ: của bực La Hán.

* Tự ngôn: Nếu mà Giác chi tu tiến của bực La Hán cao thượng hơn và bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng, chính do nhân đó Ngài nên nói rằng bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng.

210.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo tu tiến ... Giác chi tu tiến của bực Bất Lai và bực Dự Lưu, ai cao thượng hơn? Phản ngữ: của bực Bất Lai.

* Tự ngôn: Nếu mà Giác chi tu tiến của bực Bất Lai cao thượng hơn và bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng, chính do nhân đó Ngài nên nói rằng bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng.

211.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo tu tiến ... Giác chi tu tiến của bực Bất Lai hay Bực Nhứt Lai ai cao siêu hơn? Phản ngữ: Bực Bất Lai.

* Tự ngôn: Nếu mà Giác chi tu tiến của bực Bất Lai cao siêu hơn và bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng, chính do nhân đó, Ngài nên nói rằng bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng.

212.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai hoại lìa (ỷ hư) quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo tu tiến ... Giác chi tu tiến của bực Nhứt Lai hay Bực Dự Lưu, ai cao siêu hơn. Phản ngữ: của bực Nhứt Lai.

* Tự ngôn: Nếu mà Giác chi tu tiến của bực Nhứt Lai cao siêu hơn và bực Nhứt Lai hoại lìa quả Nhứt Lai đặng, chính do nhân đó Ngài nên nói rằng bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng.

213.

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Khổ rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Khổ rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Tập rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Tập rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Diệt rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Diệt rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Đạo rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Đạo rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Tứ đế rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Tứ đế rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

214.

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Tập rồi ... thấy Diệt rồi ... thấy Đạo rồi ... thấy Tứ đế rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Tứ đế rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

215.

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Tập rồi ... thấy Diệt rồi ... thấy Đạo rồi ... thấy Tứ đế rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Tứ đế rồi Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

216.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Tập rồi ... thấy Diệt rồi ... thấy Đạo rồi ... thấy Tứ đế rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Tứ đế rồi Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Tập rồi ... thấy Diệt rồi ... thấy Đạo rồi ... thấy Tứ đế rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Tứ đế rồi Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

217.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Khổ rồi Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Khổ rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Tập rồi ... thấy Diệt rồi ... thấy Đạo rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Tứ đế rồi Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

218.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Khổ rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Khổ rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Tập rồi ... thấy Diệt rồi ... thấy Đạo rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

219.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Khổ rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

220.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Khổ rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

221.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Khổ rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Khổ rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

222.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Khổ rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thấy Khổ rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

223.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu thấy Khổ rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thấy Khổ rồi ... thấy Tứ đế rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

224.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái dục tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái dục tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Giới cấm thủ tuyệt rồi ... trừ dục mà làm nhân đưa đến khổ thú cũng tuyệt rồi ... trừ Sân mà làm nhân đi đến khổ thú cũng tuyệt rồi ... trừ Si mà làm nhân đi đến khổ thú cũng tuyệt rồi thời Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Sân tuyệt rồi ... trừ Si tuyệt rồi ... trừ Ngã mạn tuyệt rồi ... trừ Tà kiến tuyệt rồi ... trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Hôn trầm tuyệt rồi ... trừ Phóng dật tuyệt rồi ... trừ Vô tàm tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Vô úy tuyệt rồi Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Giới cấm thủ tuyệt rồi ... trừ Ái dục mà làm nhân đi đường khổ thú tuyệt rồi, trừ Si mà làm nhân đi khổ thú cũng tuyệt rồi thời Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

225.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái dục tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái dục tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Giới cấm thủ tuyệt rồi ... trừ Ái dục thứ thô cũng tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô cũng tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Sân tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô cũng tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

226.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái dục tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái dục tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Giới cấm thủ tuyệt rồi ... trừ Dục ái (kāmarāga) thứ vi tế tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ vi tế tuyệt rồi Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Sân tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi Ngài hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ vi tế tuyệt rồi Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

227.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Si mà làm nhân đi khổ thú tuyệt rồi Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ vi tế tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Si mà làm nhân đi khổ thú tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

228.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Giới cấm thủ tuyệt rồi ... trừ nhục dục (kāmarāga) thứ thô tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ vi tế tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Bất Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

229.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Si mà làm nhân đi khổ thú cũng tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ nhục dục (kāmarāga) thứ thô tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Nhứt Lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi, trừ Si mà làm nhân đi khổ thú tuyệt rồi, Ngài hoại lìa quả Dự Lưu đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

230.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái dục tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Sân tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Si mà làm nhân đi khổ thú tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái dục tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi Ngài vẫn hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

231.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái (rāga) tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi...

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ dục tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

232.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái (rāga) tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ vi tế đã tuyệt, Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán trừ Ái (rāga) tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

233.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi, Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến đã tuyệt rồi ... trừ Sân thứ vi tế đã tuyệt, Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Si mà làm nhân đi khổ thú tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa (ỷ hư) quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Sân độc vi tế đã tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

234.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ vi tế đã tuyệt, Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Hoài nghi tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô đã tuyệt, Ngài vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ vi tế đã tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

235.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Thân kiến tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu trừ Hoài nghi đã tuyệt ... trừ Si mà làm nhân đi khổ thú tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai trừ Thân kiến tuyệt rồi ... trừ Sân độc thứ thô tuyệt rồi Ngài vẫn không hoại lìa quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

236.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái dục mà bực La Hán trừ tuyệt rồi, nhổ tận gốc lên rồi làm cho thành như cây thốt nốt cùn luôn, làm cho sau này không sanh đặng, làm cho có cái không sanh nữa đã thành lẽ dĩ nhiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu là Ái (rāga) của bực La Hán trừ tuyệt rồi, đã nhổ gốc làm cho thành như cây thốt nốt vót luôn, làm cho có cách sau này không sanh đã thành lẽ thường, thời không nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

237.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân mà bực La Hán trừ tuyệt rồi. Si ... Ngã mạn ... Tà kiến ... Hoài nghi ... Hôn trầm ... Phóng dật ... Vô tàm ... và Vô úy mà bực La Hán trừ tuyệt rồi, đã nhổ gốc lên làm cho thành như cây thốt nốt đứt ngọn, làm cho không sanh đặng sau này, làm cho có cách sau này không sanh nữa, đã thành lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Vô tàm của bực La Hán đã tuyệt, nhổ gốc rồi làm cho thành như cây thốt nốt đứt ngọn, làm cho sau này không sanh lên đặng, làm cho có cách sau này không sanh nữa, đã thành lẽ dĩ nhiên thời không nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

238.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt những Ái dục, La Hán còn đạo cho sanh lên rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà khi trừ Ái dục, La Hán còn đạo đã sanh ra thời không nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

239.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt Ái dục, bực La Hán đã cho Tứ niệm xứ sanh ra ... đã cho Tứ chánh cần sanh ra ... đã cho Tứ như ý túc sanh ra ... đã cho Ngũ quyền sanh ra ... đã cho Ngũ lực sanh ra, đã cho Thất giác chi sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù cho trừ tuyệt Ái dục mà vị La Hán đã cho Thất giác chi sanh ra thời cũng không nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

240.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt Sân, khi trừ tuyệt Vô úy, vị La Hán cho quả sanh ra ... đã cho Thất giác chi sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù cho trừ tuyệt Vô tàm mà vị La Hán đã cho Thất giác chi sanh ra thời cũng không nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

241.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán thành bực đã xa lìa Tham ái, Sân, Si; đã xong việc đáng làm, rồi trách nhiệm, đã đắc chứng tự lợi, đồ cột gịch trong hữu (bhāva) đứt hết hoàn toàn rồi, đã giải thoát đặc biệt bởi biết đúng chốt then đã nhổ lên rồi, mương rãnh đều đã lấp, sào huy lệ (vẫy nước mắt) nhổ lên rồi, thành người không có then chốt, nên bực thánh, hạ cờ ngã mạn, bỏ gánh nặng rồi, đã hết đồ ràng buộc, đã có thắng lợi tốt quý đặc biệt, Ngài chăm chú biết khổ rồi đã trừ tập đế, đặng rõ diệt đế, còn làm cho đạo đã đặng phát sanh, đã rất biết pháp đáng biết, đã chăm chú biết pháp nơi đáng chăm chú biết, trừ pháp đáng đã trừ rồi, trau dồi pháp đáng trau dồi, đã làm cho rõ thấu pháp rõ thấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng La Hán thành bực đã xa lìa Ái dục, Tham, Sân, Si ... đã làm cho rõ rệt pháp đáng rõ rệt thời chớ nên nói bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

242.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: La Hán bực giải thoát hợp thời kỳ hoại lìa quả La Hán đặng. La Hán bực giải thoát phi thời vẫn không hoại lìa quả La Hán.

* Tự ngôn: La Hán bực giải thoát hợp thời hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực giải thoát phi thời hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: La Hán bực giải thoát phi thời không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực giải thoát hợp thời vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

243.

* Tự ngôn: La Hán bực giải thoát hợp thời trừ Ái (rāga) tuyệt rồi. La Hán bực giải thoát hợp thời hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực giải thoát hợp thời trừ Ái dục (rāga) tuyệt rồi. La Hán bực phi thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: La Hán bực thời giải thoát trừ Sân tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi. La Hán bực thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực phi thời giải thoát trừ Sân tuyệt rồi ... trừ Vô úy tuyệt rồi, La Hán bực phi thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt Ái dục rồi bực La Hán là người thời giải thoát đã đặng làm cho đạo phát sanh, La Hán bực giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt những Ái dục (rāga) La Hán bực phi thời giải thoát đã làm cho đạo sanh ra, thì La Hán bực phi thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt những Ái dục thành La Hán bực thời giải thoát, đã còn làm cho (Tứ) Niệm xứ phát sanh ... đã còn làm cho Tứ chánh cần phát sanh, đã còn làm cho Tứ như ý túc sanh ra, đã còn làm cho Ngũ quyền sanh ra ... đã còn làm cho Ngũ lực sanh ra ... đã còn làm cho Thất giác chi sanh ra, La Hán bực thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt những Ái dục (rāga) La Hán bực phi thời giải thoát đã còn làm cho Niệm xứ sanh ra ... đã còn làm cho Giác chi sanh ra ... La Hán bực phi thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt những Sân ... khi trừ tuyệt những Vô úy ... vị La Hán bực thời giải thoát đã còn làm cho đạo sanh ra ... đã còn làm cho Giác chi sanh ra, vị La Hán bực thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt những Vô úy, vị La Hán bực phi thời giải thoát đã còn làm cho đạo sanh ra ... đã còn làm cho Giác chi sanh ra, vị La Hán bực phi thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

244.

* Tự ngôn: vị La Hán bực thời giải thoát địa vị đã xa lìa Ái dục, Sân, Si, đã làm xong việc đáng làm, rồi trách nhiệm, đắc chứng tự lợi, xong rồi cơ quan ràng buộc trong hữu (bhāva), đã hoàn toàn dứt hết, giải thoát đặc biệt rồi do hiểu biết đúng đắn, then chốt đã gở rồi, nương rãnh đã lấp, sào huy lệ (vẩy nước mắt) nhổ lên rồi, thành người không có then chốt, nên bực Thánh hạ cờ Ngã mạn, bỏ gánh nặng rồi, đã hết đồ ràng buộc, đã có thắng lợi tốt quý đặc biệt. Ngài chăm chú biết Khổ rồi, đã trừ Tập, hành đặng rõ Níp-bàn, Đạo đã đặng phát sanh, đã rất biết pháp đáng biết, đã chăm chú biết pháp nơi đáng chăm chú biết, đã trừ pháp đáng rõ thấu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: vị La Hán bực phi thời giải thoát là người đã xa lìa Tham ái, Sân, Si ... đã làm cho tỏ ngộ pháp đáng tỏ ngộ, vị La Hán bực phi thời giải thoát hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

245.

* Tự ngôn: vị La Hán bực phi thời giải thoát đã trừ tuyệt Ái dục, La Hán bực phi thời giải thoát không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: vị La Hán bực thời giải thoát đã trừ tuyệt Ái dục, vị La Hán bực thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: vị La Hán bực phi thời giải thoát đã trừ tuyệt Sân ... đã trừ tuyệt Vô úy, vị La Hán bực phi thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: vị La Hán bực thời giải thoát đã trừ tuyệt Vô úy, vị La Hán bực thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi trừ tuyệt Ái dục, vị La Hán bực phi thời giải thoát đã còn làm cho đạo sanh ra ... Giác chi sanh ra thì vị La Hán bực phi thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hầu trừ tuyệt Ái dục, vị La Hán bực thời giải thoát đã còn làm cho đạo sanh ra ... đã còn làm cho giác chi sanh ra, vị La Hán bực thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Để trừ tuyệt Sân ... hầu trừ tuyệt Vô úy, vị La Hán bực phi thời giải thoát đã còn làm cho đạo sanh ra ... đã còn làm cho Giác chi sanh ra, vị La Hán bực phi thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hầu trừ tuyệt Vô tàm, vị La Hán bực thời giải thoát đã còn làm cho đạo sanh ra ... đã còn làm cho Giác chi sanh ra, vị La Hán bực thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: vị La Hán bực phi thời giải thoát người đã xa lìa Ái dục, Sân, Si ... đã làm cho rõ rệt pháp đáng rõ rệt, vị La Hán bực phi thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: vị La Hán bực thời giải thoát thành người đã xa lìa Ái dục, Sân, Si ... đã làm cho rõ rệt pháp đáng rõ rệt, vị La Hán bực thời giải thoát vẫn không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

246.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Xá-Lợi-Phất Trưởng lão đã hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Mục Kiền Liên Trưởng lão ... Đức Đại Ca Diếp Trưởng lão ... Đức Đại Ca Chiên Diên Trưởng lão ... Đức Đại Cu Si La Li Trưởng lão ... Đức Đại Li Bàn Đa Trưởng lão đã hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Mục Kiền Liên Trưởng lão không hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Xá Lợi Phất Trưởng lão không hoại lìa quả La Hán thì chớ nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

* Tự ngôn: Đức Đại Mục Kiền Liên Trưởng lão ... Đức Đại Ca-Diếp Trưởng lão ... Đức Ma Ha Ca Chiên Diên Trưởng lão ... Đức Ma Ha Ku Si Trưởng lão ... Đức Ma Ha Ly Bàn Đa Trưởng lão không có hoại lìa quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Đại Mục Kiền Liên Trưởng lão ... Đức Ly Bàn Đa Trưởng lão không hoại lìa quả La Hán thời chớ nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

247.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Tiến hành mà Đức Đại Sa Môn đã bố cáo phải có cao và thấp, nhưng người hành đi đến bờ chẳng phải đặng hai lần; bờ bên này mà người tiến hành sẽ đặng biết nhưng chẳng phải một lần”. Thế là vẫn có nghe chắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó, cũng không nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng chớ gì.

248.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Những phiền não luân hồi mà bực La Hán đã cắt đứt cũng còn thứ nào sẽ cắt đứt nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Những phiền não luân hồi mà La Hán đã cắt có thứ cũng còn sẽ cần cắt nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Bực đã thành tựu việc đáng làm, người xa lìa Ái, không còn phiền não chấp trước. Những phiền não luân hồi mà Ngài đã cắt không còn cái nào, mà sẽ cắt nữa. Ngài đã rút khỏi hồ nước và vòng xích rồi”. Như đây là vẫn có nghe chắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó, thời không nên nói rằng những phiền não luân hồi mà La Hán đã cắt cũng còn có thứ sẽ cắt nữa chớ gì?

249.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Việc làm cần phải trở lại tạo nữa còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Việc đã làm cần trở lại đào tạo nữa còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Việc mà đã làm rồi trở lại tạo không có, việc khác mà cần phải làm nữa cũng không có với bực Phíc-khú đã có tâm vắng lặng chơn chánh giải thoát rồi đó. Bao nhiêu sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp tất cả mỗi thứ mà đáng mong mỏi và không đáng mong mỏi không thể làm cho Tâm của bực đã giải thoát vững vàng chắc chắn phải rúng động đặng như núi toàn bằng tảng đá vẫn không lay động vì gió cũng như thế đó. Bởi vì Phíc-khú ấy quán thấy các thứ tâm chỉ là sự tiêu mất”. Thế này là vẫn nghe chắc chắn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thế đó cũng không nên nói rằng việc mà đã làm cần trở lại tạo nữa vẫn có chớ gì!

250.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, những năm Pháp này nếu hiện hành đầy đủ thời phải hoàn toàn hư hại cho vị Phíc-khú bực thời giải thoát. Năm pháp đó ra sao? Như là sự vong hoài (rāmatā) trong cách đàm luận, sự vong hoài trong cách ngủ nghỉ, sự vong hoài trong lúc nằm ngồi, không quán cách nào cho tâm giải thoát. Này Chư Phíc-khú, chính là năm pháp này đây vẫn hiện hành đầy đủ hầu có sự hư hoại đến Phíc-khú bực thời giải thoát”. Thế vậy là vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng chớ gì!

251.

* Tự ngôn: Bực La Hán có sự vui thích trong công việc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán có sự vui thích trong công việc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn Ái, có Dục ái, nền tảng Dục ái, Dục ái triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán còn có sự vui thích trong cách đàm luận ... có sự vui thích trong cách ngủ nghỉ, có sự vui thích trong cách nằm ngồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán còn có sự vui thích trong cách nằm ngồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn có Ái, Dục ái, nguyên nhân Dục ái, Dục ái triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

252.

* Tự ngôn: La Hán hoại lìa (ỷ hư) quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán khi hoại lìa quả La Hán bị cái chi xung đột mới hoại? Phản ngữ: bị Ái xung đột mới hoại.

* Tự ngôn: Cách xung đột phát sanh do nương chi sanh ra? Phản ngữ: Phát sanh do nương tùy miên!

* Tự ngôn: Bực La Hán còn tùy miên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán còn tùy miên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn có Dục ái tùy miên, Phẫn nhuế tùy miên, Ngã mạn tùy miên, Tà kiến tùy miên, Hoài nghi tùy miên, Hữu ái tùy miên, Vô minh tùy miên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Bực La Hán bị Sân dính dấp mới hoại ... bị Si dính dấp mới hoại...

* Tự ngôn: Sự dính dấp phát sanh bởi do chi? Phản ngữ: Phát sanh bởi do tùy miên.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn tùy miên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán còn tùy miên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn Dục ái tùy miên ... Vô minh tùy miên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

253.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi La Hán hoại lìa quả La Hán có chi mồi nối ra? Phản ngữ: Ái dục mồi nối ra.

* Tự ngôn: Thân kiến mồi nối ra phải chăng? Hoài nghi mồi nối ra phải chăng? Giới cấm thủ mồi nối ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sân mồi nối ra phải chăng? Si mồi nối ra phải chăng? Thân kiến mồi nối ra phải chăng? Hoài nghi mồi nối ra phải chăng? Giới cấm thủ mồi nối ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

254.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn còn chấp chứa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán nghỉ chất chứa rồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn trừ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn chấp cứng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn rửa ráy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn ham muốn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn hạn chế cái tối phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn tối tăm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn chất chứa cũng không phải, đang nghỉ chất chứa cũng không phải, nhưng là bực đã nghỉ chất chứa vững vàng có phải vậy chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng bực La Hán đang còn chất chứa cũng chẳng phải, đang nghỉ chất chứa cũng chẳng phải; chỉ là người đã nghỉ chất chứa vững vàng, cũng chớ nên nói bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn đang trừ cũng chẳng phải, còn đang chấp cứng cũng chẳng phải, chỉ là bực đã trừ tuyệt vững vàng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng bực La Hán còn đang trừ cũng chẳng phải, còn đang chấp cứng cũng chẳng phải, chỉ là bực đã tuyệt vững vàng, cũng chớ nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng!

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn rửa ráy cũng chẳng phải, đang còn ưa muốn cũng chẳng phải, chỉ là bực đã rửa ráy vững vàng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán đang còn rửa ráy cũng chẳng phải, đang còn ham muốn cũng chẳng phải, chỉ là bực đã rửa ráy vững vàng thời chớ nên nói bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

* Tự ngôn: Bực La Hán đang còn hạn chế sự tối cũng chẳng phải, đang còn tối mê cũng không phải, chỉ là bực đã hạn chế sự tối vững vàng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán đang còn hạn chế sự tối cũng chẳng phải, đang còn tối mê cũng chẳng phải, chỉ là bực đã hạn chế sự tối vững vàng thời không nên nói rằng bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng.

Dứt Hư Mạn Ngữ (Parihānikathā)

---

PHẠM HẠNH NGỮ (BRAHMACARIYAKATHA)

255.

* Tự ngôn: Cách hành phạm hạnh không có trên Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chư thiên thành người khờ khạo, người câm, không mở mang, dùng tiếng câm, không đủ sức sẽ biết lời nói tốt xấu. Chư thiên không tín ngưỡng với Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, không đến ngồi gần với Đức Phật, không xin hỏi với Đức Phật, đã không ưa thích cách Phật Ngài đáp trong vấn đề. Chư thiên hết nương nghiệp bận bịu, phiền não bận bịu, quả bận bịu, không đức tin, không có sự ưa thích, thành người có vấn đề hèn, thành người không đáng tiến đến sự nhất định đường lối chơn chánh trong tất cả pháp thiện. Chư thiên là người sát mẫu, là người sát phụ, là người sát La Hán, là người chích Phật thân huyết, là người phá hòa hợp Tăng. Chư thiên là người sát sanh, là người trộm cướp, là người tà dâm, là người vọng ngôn, là người lưỡng thiệt, là người ác khẩu, là người ỷ ngữ, là người tham ác, là người Sân độc, là người Tà kiến ác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chư thiên không thành người khờ khạo, không câm, mở mang, không dùng tiếng câm, đủ sự sẽ biết lời nói tốt xấu. Chư thiên tín ngưỡng với Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, nên đến ngồi gần với Đức Phật, nên xin hỏi với Đức Phật, đã ưa thích cách Phật Ngài đáp trong vấn đề. Chư thiên còn nương nghiệp bận bịu, phiền não bận bịu, quả bận bịu, có đức tin, có sự ưa thích, thành người có vấn đề sang, thành người đáng tiến tới sự nhất định đường lối chơn chánh trong tất cả pháp thiện. Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng Chư thiên không phải người khờ khạo, không câm, thành người mở mang trí tuệ, không dùng tiếng câm, có đủ sức sẽ biết ý nghĩa của lời tốt xấu ... Chư thiên tín ngưỡng với Phật bảo ... cũng vẫn có Chánh kiến thời không nên nói rằng cách hành phạm hạnh không có với hàng Chư thiên.

256.

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh vẫn có với Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Trong hàng Chư thiên đó có sự xuất gia, cạo tóc, đắp y, mang bát, có Phật ra đời, có Bích Chi Phật sanh ra, bốn đôi của Thinh Văn ra đời đặng trong nhóm Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

257.

* Tự ngôn: Bởi trong nhóm Chư thiên không có cách xuất gia, như thế cách hành phạm hạnh mới không có trong nhóm Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong chỗ nào có cách xuất gia thời chỗ đó có hành phạm hạnh, nếu chỗ nào không có cách xuất gia thì không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong chỗ nào có cách xuất gia thì trong chỗ đó có cách hành phạm hạnh. Nếu chỗ nào không có cách xuất gia thì chỗ đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào xuất gia thì người đó có hành phạm hạnh, nếu người nào không xuất gia thì không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

258.

* Tự ngôn: Vì trong đám Chư thiên không có cách xuống tóc, thế vậy cách hành phạm hạnh mới không có trong đám Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong chỗ nào có cách xuống tóc thì trong chỗ đó có cách hành phạm hạnh, nếu nơi nào không có cách xuống tóc thì nơi đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong chỗ nào có cách xuống tóc thì trong chỗ đó có cách hành phạm hạnh, còn chỗ nào không có cách xuống tóc thì chỗ đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào xuống tóc thì người đó có cách hành phạm hạnh còn người nào không có xuống tóc thì người đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

259.

* Tự ngôn: Bởi trong hàng Chư thiên không có cách mặc y hoại sắc, thế vậy sự hành phạm hạnh mới không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nơi nào có cách mặc y hoại sắc thời chỗ đó có cách hành phạm hạnh, còn nơi nào không có cách mặc y hoại sắc thì nơi đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chỗ nào có mặc áo cà sa thì chỗ đó có cách hành phạm hạnh, còn chỗ nào không có mặc áo cà sa thì chỗ đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào mặc áo cà sa thì người đó có cách hành phạm hạnh, còn người nào không mặc áo cà sa thời người đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

260.

* Tự ngôn: Bởi trong hàng Chư thiên không có trì bình bởi vậy cách hành phạm hạnh mới không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chỗ nào có cách trì bình thời chỗ đó có cách hành phạm hạnh, còn chỗ nào không có cách trì bình thời chỗ đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chỗ nào có cách trì bình thì chỗ đó có cách hành phạm hạnh, còn chỗ nào không có cách trì bình thì chỗ đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nào trì bình thời người đó có cách hành phạm hạnh còn người nào không trì bình thời người đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

261.

* Tự ngôn: Vì Đức Toàn Giác không ra đời trong cõi Chư thiên, bởi vậy sự hành phạm hạnh mới không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả Bực Toàn Giác ra đời cõi nào thì trong cõi đó có cách hành phạm hạnh, còn bực Toàn Giác không ra đời cõi nào thì cõi ấy không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Toàn Giác ra đời trong chỗ nào thì chỗ đó có cách hành phạm hạnh, còn Ngài không ra đời chỗ nào thì chỗ đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tì Ni, thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài chuyển Pháp Luân gần thành Ba La Nại. Trong những chỗ đó có cách hành tịnh hạnh, còn những chỗ khác không có cách hành tịnh hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

262.

* Tự ngôn: Do Đức Độc Giác không ra đời trong hàng Chư thiên, bởi vậy cách hành phạm hạnh mới không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Độc Giác ra đời chỗ nào thì chỗ đó có cách hành phạm hạnh, còn chỗ nào Ngài không ra đời thì nơi đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vị Độc Giác ra đời chỗ nào thì trong chỗ đó có cách hành phạm hạnh, còn chỗ nào Ngài không ra đời thì chỗ đó không có cách hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Độc Giác ra đời nơi trung quốc thì chính nơi trung quốc đó mới có cách hành tịnh hạnh, còn chỗ khác chẳng có cách hành tịnh hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

263.

* Tự ngôn: Do bốn đôi Thinh Văn không ra đời trong hàng Chư thiên, bởi thế cách hành phạm hạnh mới không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bốn đôi Thinh Văn ra đời chỗ nào thì chỗ đó có cách hành tịnh hạnh, còn chỗ nào mà bốn đôi Thinh Văn không ra đời thì chỗ đó không có cách hành tịnh hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chỗ nào bốn đôi Thinh Văn ra đời thì chỗ đó có cách hành tịnh hạnh, còn chỗ nào không có bốn đôi Thinh Văn ra đời thì chỗ đó không có cách hành tịnh hạnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bốn đôi Thinh Văn ra đời trong đô thành thì dân chúng trong đô thành ấy có cách hành phạm hạnh, còn chỗ khác không có cách hành tịnh hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

264.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

265.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong mỗi nhóm nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

266.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong hàng Chư thiên bực vô tưởng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

267.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong nhân loại, dân biên giới, người biên cương, kẻ dã man, người không biết ngữ ngôn là những nơi mà Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đi không đến phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

268.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Cũng có chỗ có, cũng có chỗ không.

* Phản ngữ: Trong hàng Chư thiên Vô tưởng, chỗ cách hành tịnh hạnh cũng có, chỗ không có (cách hành tịnh hạnh) cũng có và hàng Chư thiên Hữu tưởng chỗ có cách hành phạm hạnh cũng có, chỗ không có (cách hành phạm hạnh) cũng có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Trong hàng Chư thiên chỗ có cách hành phạm hạnh cũng có, cũng có chỗ không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chỗ nào có, chỗ nào không? Tự ngôn: Cách hành phạm hạnh không có trong hàng Chư thiên Vô tưởng, nhưng có trong hàng Chư thiên Hữu tưởng.

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh không có trong hàng Chư thiên Vô tưởng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh không có trong hàng Chư thiên Hữu tưởng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh có trong hàng Chư thiên Hữu tưởng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh có trong hàng Chư thiên Vô tưởng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

269.

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh có trong nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Có chỗ cũng có, có chỗ cũng không.

* Phản ngữ: Trong dân chúng bọn người ở biên cương ranh giới, người rừng không biết ngữ ngôn, những chỗ mà Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đi không đến; có chỗ có cách hành phạm hạnh, có chỗ cũng không có. Còn trong chỗ dân chúng ở đông đảo (trung quốc) cũng có chỗ có cách hành phạm hạnh, cũng có chỗ không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

270.

* Phản ngữ: Trong nhân loại cũng có chỗ có cách hành phạm hạnh, cũng có chỗ không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chỗ nào có, chỗ nào không có? Tự ngôn: Cách hành phạm hạnh không có nơi chỗ dân chúng ở biên cương ranh giới, người rừng không biết ngữ ngôn mà Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đi không đến, còn trong chỗ dân chúng ở đông đảo mới có cách hành tịnh hạnh.

* Phản ngữ: Cách hành tịnh hạnh không có trong thôn quê, dân ở biên cương ranh giới là người rừng không biết ngữ ngôn mà Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đi không đến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh không có trong chỗ dân chúng đông đảo (trung quốc) phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh có trong chỗ dân chúng ở đông đảo (trung quốc) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh có trong chỗ dân chúng ở biên cương ranh giới; không có với người ở rừng không biết ngữ ngôn mà Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đi không đến phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

271.

* Phản ngữ: Cách hành phạm hạnh có trong hàng Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, nhân loại ở Nam Thiện Bộ Châu ăn trùm cả nhân loại ở Bắc Cu Lô Châu và Chư thiên ở cõi Trời Đạo lợi bằng 3 cách. Ba cách đó là những chi? Một là hùng dũng, hai là có chánh niệm, ba là có cách hành phạm hạnh”. Thế vậy vẫn có nghe thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó có cách hành phạm hạnh cũng không có trong hàng Chư thiên chớ gì.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán tại Xá Vệ Quốc như vầy: “Có cách hành phạm hạnh nơi chỗ này phải chăng?” Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có hành phạm hạnh chỉ có nơi Xá Vệ Quốc, còn chỗ khác không có hành phạm hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai đã trừ năm phần triền thứ thấp rồi mà còn năm phần triền thứ vi tế (phần cao) trừ không đặng; khi Ngài lướt khỏi thế giới này đã sanh lên hàng Chư thiên kết quả sanh lên chỗ nào? Phản ngữ: Chính trong hàng Chư thiên đó.

* Tự ngôn: Nếu mà bực Bất Lai trừ năm phần triền thứ thấp đặng rồi nhưng còn năm phần triền bậc cao trừ không đặng khi Ngài lướt khỏi thế giới này sanh lên hàng Chư thiên đó rồi sự kết quả cũng sanh trong hàng Chư thiên đó, thời không thể nói rằng cách hành phạm hạnh không có trong hàng Chư thiên.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ năm thứ triền bậc thấp đặng rồi nhưng chưa trừ năm thứ triền bậc cao, khi Ngài vượt khỏi thế giới này sanh trong hàng Chư thiên đó rồi có cách xuống tóc nơi chỗ nào ... xả trách nhiệm nơi chỗ nào ... có cách chăm chú biết Khổ nơi chỗ nào ... có cách trừ phiền não nơi chỗ nào ... có cách làm cho rõ thấu Diệt (nirodha) nơi chỗ nào ... có cách thấu đáo Pháp không buông lung nơi chỗ nào. Phản ngữ: Chính trong hàng Chư thiên đó ...

* Tự ngôn: Nếu mà bực Bất Lai trừ triền bực thấp đặng rồi, mà chưa trừ năm thứ triền bậc cao đặng thì khi Ngài vượt khỏi thế giới này đã sanh trong hàng Chư thiên đó có cách thấu suốt pháp, chẳng buông lung trong hàng Chư thiên đó thì không nên nói rằng cách hành phạm hạnh không có trong hàng Chư thiên.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai trừ năm thứ triền bậc thấp đặng rồi, nhưng còn năm thứ triền bậc cao trừ không đặng, khi Ngài vượt khỏi thế giới này sanh trong hàng Chư thiên đó rồi, kết quả cũng sanh trong hàng Chư thiên đó, cách xả trách nhiệm cũng trong hàng Chư thiên đó, cách chăm chú biết Khổ cũng trong hàng Chư thiên đó, cách trừ phiền não cũng trong hàng Chư thiên đó, cách làm cho rõ Diệt cũng trong hàng Chư thiên đó, cách thấu suốt pháp không buông lung cũng trong hàng Chư thiên đó, thời do lý nào mà Ngài nói rằng cách hành phạm hạnh không có trong hàng Chư thiên?

* Phản ngữ: Cũng do Bực Bất Lai làm cho rõ quả trong hàng Chư thiên đó bằng với đạo mà Ngài làm cho đã sanh chính trong thế giới này.

272.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai làm cho rõ quả trong hàng Chư thiên đó bằng đường lối mà Ngài đã làm cho sanh tại trong thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu làm cho rõ rệt quả trong thế giới này với đường lối mà Ngài đã làm cho sanh ra trong hàng Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai làm cho rõ rệt quả trong hàng Chư thiên đó theo đường lối mà Ngài đã làm cho sanh trong thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai là người sẽ viên tịch trong thế giới này làm cho rõ rệt quả tại trong thế giới này theo đường lối mà Ngài đã làm cho sanh ra trong hàng Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu làm cho quả tại thế giới này theo đường lối mà Ngài đã làm cho sanh ra trong thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai làm cho rõ rệt quả trong hàng Chư thiên đó theo đường lối mà Ngài làm cho đã sanh trong hàng Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai là bực sẽ viên tịch trong thế giới này làm cho rõ rệt quả tại trong thế giới này theo đường lối mà Ngài đã làm cho phát sanh trong thế giới này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai làm cho rõ rệt quả trong hàng Chư thiên đó theo đường lối mà Ngài đã làm cho phát sanh trong hàng Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

273.

* Tự ngôn: Bực người trong đời này sẽ không còn đạo cho phát sanh và trừ tất cả phiền não nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người hành hầu làm cho rõ quả Dự Lưu sẽ không còn làm cho đạo sanh ra và trừ tất cả phiền não nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người trong đời này sẽ không còn đạo sanh ra và trừ tất cả phiền não nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai ... Bực người hành để làm cho rõ quả La Hán sẽ không còn đạo sanh ra và trừ tất cả phiền não nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

274.

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả Dự Lưu còn Đạo cho phát sanh và trừ tất cả phiền não không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người trong đời này làm cho đạo phát sanh và trừ tất cả phiền não không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai ... Bực người hành để làm cho rõ quả La Hán làm cho đạo phát sanh và trừ tất cả phiền não không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người trong đời này còn làm cho Đạo phát sanh và trừ tất cả phiền não không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

275.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai có bổn phận đã làm, có sự tu tiến đã trau dồi mới sanh lên trong hàng Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán khỏi sanh nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán khỏi sanh nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán có kiếp mới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: La Hán có kiếp mới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán đã đến hữu (bhāva), ly hữu (vibhāva); đi đến thú hướng (gati), ly thú hướng; đi đến hành (saṅkhāra), đi đến ly hành; đi đến xuất thế, ly xuất thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

276.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai là người có bổn phận mà đã làm, có tu tiến mà đã trau dồi, nhưng thành người có trách nhiệm mà đã chưa bỏ xuống, lướt sanh trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai sẽ phải còn đạo sanh ra nữa hầu nghĩ phận sự phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

277.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai là người có bổn phận mà làm rồi có cách tu mà đã trau dồi, mà thành người có khổ chưa đặng quyết biết ... có phiền não chưa trừ, có diệt chưa đặng làm cho rõ ... có pháp không lừng lẫy mà chưa đặng thấu suốt lướt sanh trong hàng Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Bất Lai sẽ phải còn đạo sanh ra nữa mới thấu suốt pháp không lừng lẫy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

278.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai là người có phận sự đã làm, có cách tu tiến đã trau dồi, nhưng thành người có trách nhiệm mà chưa xả, lướt sanh trong hàng Chư thiên đó sẽ không còn đạo sanh nữa hầu xả trách nhiệm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người có trách nhiệm mà không xả rồi viên tịch trong hàng Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai là người có bổn phận đã làm rồi, có tu tiến đã trau dồi nhưng thành người có khổ mà chưa đặng chăm chú biết ... có phiền não mà chưa đặng trừ … có Diệt mà chưa đặng làm cho tỏ … có pháp không lừng lẫy mà chưa đặng thông thấu, lướt sanh trong hàng Chư thiên đó sẽ không còn đạo sanh nữa, để thấu suốt pháp không lừng lẫy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực có pháp không lừng lẫy đã không thấu suốt, mà viên tịch trong Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Con chương bị mũi tên bắn dù đi đặng xa cũng phải chết như thế nào thì bực Bất Lai cũng sẽ làm cho rõ quả trong hàng Chư thiên đó theo đạo mà Ngài đã đặng sanh trong thế giới này như thế.

* Tự ngôn: Con chương mà bị mũi tên bắn dù đi đặng rất xa, cũng vẫn có mũi tên dính chết như thế nào, thì bực Bất Lai cũng vẫn có mũi tên dính viên tịch trong hàng Chư thiên đó do đạo mà Ngài đã đặng sanh trong thế giới này như vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Phạm hạnh ngữ

---

HẠN ĐỊNH NGỮ (ODHISOKATHA)

279.

* Tự ngôn: Người trừ phiền não từ phần phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ quả Nhập Lưu trừ những chi mới đặng thấy Khổ? Phản ngữ: Trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ và bao nhiêu phiền não trong phần đồng sanh[3].

* Tự ngôn: Bực thành Dự Lưu chỉ một phần, một phần nữa không thành Dự Lưu, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... vẫn chạm bằng thân đối với quả Dự Lưu, một phần thành Dự Lưu Thất Lai (Sattakhattu-parama) ... Bực Dự Lưu Lục Lai (Kolaṅkola) ... Bực Dự Lưu Nhứt Lai (Ekabījī) ... sẵn có với sự kính trọng Phật bảo không lay động ... Pháp bảo ... Tăng bảo ... hiệp với giới thành nhứt định của Thánh Nhơn, nhưng một phần nữa không hiệp với giới nhứt định của Thánh Nhơn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ quả Dự Lưu trừ đặng cái chi bằng cách thấy Tập? Phản ngữ: Trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ và tất cả phiền não cũng có thứ có phần trừ, có phần không trừ đặng.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu có phần thành Dự Lưu, có phần không thành Dự Lưu ... có phần hiệp với Thánh giới nhứt định, cũng có phần không hiệp với Thánh giới nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người hành hầu làm cho rõ quả Dự Lưu trừ đặng cái chi bằng cách thấy Diệt? Phản ngữ: Trừ Hoài nghi, Giới cấm thủ và tất cả phiền não cũng có thứ phần trừ, cũng có thứ phần không trừ đặng.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu có phần thành Dự Lưu, có phần không thành Dự Lưu ... có phần hiệp với Thánh giới nhứt định, có phần không hiệp với Thánh giới nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người hành hầu làm cho rõ quả Dự Lưu trừ đặng cái chi bằng cách thấy Đạo? Phản ngữ: Trừ Giới cấm thủ và bao nhiêu những phiền não chung bọn với nhau đặng.

* Tự ngôn: Bực thành Dự Lưu chỉ một phần, còn một phần nữa không thành Dự Lưu, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... vẫn chạm bằng thân đối với quả Dự Lưu, nhưng một phần nữa vẫn không xúc chạm bằng thân với quả Dự Lưu, một phần thành Dự Lưu Thất Lai (Sattakhattuparama) ... Bực Dự Lưu Lục Lai (Kalaṅkola) ... Bực Dự Lưu Nhứt Lai (Ekabījī) ... sẵn có với sự kính trọng Phật bảo không lay động ... Pháp bảo ... Tăng bảo ... hiệp với giới Nhứt Định của Thánh nhân, nhưng một phần nữa không hiệp với giới Nhứt Định của Thánh nhân phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

280.

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai trừ đặng cái chi mới nhận thấy Khổ? Phản ngữ: Trừ Dục ái thứ thô, Sân độc thứ thô và những phiền não đồng sanh với nhau chung một bọn.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai có chỉ phần nào, còn một phần nữa không thành bực Nhứt Lai, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... vẫn đụng chạm với thân bằng quả Nhứt Lai, nhưng một phần nữa không đặng với thân của quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ rệt quả Nhứt Lai trừ đặng những chi mới thấy Tập? Phản ngữ: Trừ Dục ái thứ thô, Sân độc thứ thô và những phiền não một phần trong bọn với nhau đặng.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thành chỉ có một phần, còn một phần nữa không thành Nhứt Lai, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... vẫn đụng chạm với thân bằng quả Nhứt Lai, nhưng một phần khác vẫn không đụng chạm với thân bằng quả của Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai trừ những chi mà đặng thấy Diệt? Phản ngữ: Trừ Sân độc thứ thô, trừ những phiền não phần đồng sanh chung.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai chỉ một phần, còn một phần nữa không thành Nhứt Lai, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... vẫn chạm đến thân bằng quả Nhứt Lai nhưng một phần nữa vẫn không đụng chạm đến thân bằng quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai đặng trừ cái chi mới thấy đặng Đạo? Phản ngữ: trừ Sân độc thứ thô và những phiền não một phần chung nhau đặng.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai chỉ một phần, một phần nữa không thành bực Nhứt Lai, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... vẫn chạm với thân bằng quả Nhứt Lai, nhưng một phần nữa vẫn không chạm với thân bằng quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

281.

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả Bất Lai trừ đặng cái chi mới thấy đặng Khổ? Phản ngữ: Trừ Dục ái thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế và những phần phiền não đồng chung nhau đặng.

* Tự ngôn: Người thành bực Bất Lai chỉ một phần, còn một phần nữa không thành bực Bất Lai, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... vẫn đụng chạm với thân bằng quả Bất Lai, nhưng một phần khác không đụng chạm với thân bằng quả Bất Lai. Một phần thành bực Bất Lai Trung bang bất hườn (Antarāparinibbāyī) ... Bực Sanh bang bất hườn (Upahaccapparinibbāyī) ... Bực Vô hành bang bất hườn (Asaṅkhāraparinibbāyī) ... Bực Hữu hành bang bất hườn (Sasaṅkhāraparinibbāyī) ... Bực Thượng lưu bang bất hườn (Uddhaṅsoto akaniṭṭhagāmī), nhưng một phần không thành bực Bất Lai Thượng lưu bang bất hườn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả Bất Lai trừ đặng cái chi mới thấy Tập? Phản ngữ: Trừ Dục ái thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế và phiền não thứ chung nhau đặng một nhân.

* Tự ngôn: Người thành bực Bất Lai chỉ một phần, còn một phần nữa không thành bực Bất Lai ... một phần bực Bất Lai Thượng lưu bang bất hườn ... một phần nữa không thành bực Bất Lai Thượng lưu bang bất hườn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả Bất Lai trừ đặng cái chi mới thấy Diệt (nirodha)? Phản ngữ: Trừ Sân độc thứ vi tế và những thứ phiền não chung nhau đặng một phần.

* Tự ngôn: Người thành bực Bất Lai chỉ một phần, còn một phần nữa không thành bực Bất Lai ... một phần nữa thành bực Bất Lai Thượng lưu bang bất hườn nhưng một phần nữa không thành bực Bất Lai Thượng lưu bang bất hườn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả Bất Lai trừ đặng cái chi mới thấy đặng Đạo? Phản ngữ: Trừ những phần phiền não chung nhau đặng.

* Tự ngôn: Bực người Bất Hườn chỉ một phần, còn một phần nữa không thành bực Bất Hườn, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... đụng chạm với thân bằng quả Bất Hườn, một phần khác không đụng với thân bằng quả Bất Hườn, một phần Bực Bất Lai Trung bang bất hườn (antarāparinibbāyī) ... Bực Sanh bang bất hườn (Upahaccaparinibbāyī) ... Bực Vô hành bang bất hườn (Asaṅkhāraparinibbāyī) ... Bực Hữu hành bang bất hườn (Sasaṅkhāraparinibbāyī) ... Bực Thượng Lưu Bất Hườn (Uddhaṅsoto akaniṭṭhagāmī), nhưng một phần nữa không thành bực Thượng lưu bang bất hườn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

282.

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ quả La Hán đặng trừ cái chi mới thấy Khổ? Phản ngữ: Trừ Sắc ái, Vô sắc ái, Ngã mạn, Phóng dật, Vô minh và những phần phiền não đồng chung nhau một phần đặng.

* Tự ngôn: Bực thành La Hán chỉ một phần, còn một phần nữa không thành La Hán, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... đụng chạm với thân bằng quả La Hán, nhưng một phần nữa không đụng chạm với thân bằng quả La Hán, đã thành bực xa lìa Ái, Sân, Si, đã làm xong việc đáng làm, đã buông trách nhiệm, chứng rồi tự lợi, tuyệt hết mọi cơ quan ràng buộc trong hữu (bhāva) rồi, đã thoát ly đặc biệt do kiểu chơn chánh, đã rõ then chốt, lấp rồi mương rãnh, đã nhổ sào nêu, thành người không có then chốt chận, đến bực Thánh, hạ cờ ngã mạn, đã để xuống gánh nặng, dứt rồi dây buộc, chiến thắng đặc biệt rồi, Ngài đã quyết hiểu Khổ, trừ Tập rồi, đã làm cho Diệt rõ rệt, Đạo đã sanh, hiểu những pháp đáng biết tột, chăm chú rõ pháp đáng chăm chú biết, đã trừ những pháp đáng trừ, bồi bổ những pháp đáng bồi bổ, làm cho rõ rệt những pháp đáng làm rõ rệt, một phần làm cho rõ rệt những pháp đáng làm cho rõ rệt, nhưng phần khác không làm cho rõ rệt với pháp đáng làm cho rõ rệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả La Hán đặng trừ cái chi mới thấy Tập? Phản ngữ: Trừ Sắc ái, Vô sắc ái, Ngã mạn, Phóng dật, Vô minh và những phần phiền não đồng chung đặng.

* Tự ngôn: Bực thành La Hán chỉ một phần, còn một phần nữa không thành La Hán, … một phần làm cho rõ rệt, nhưng một phần nữa chưa làm cho rõ rệt với pháp đáng làm cho rõ rệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho rõ quả La Hán do đặng trừ cái chi mới thấy Diệt (nirodha)? Phản ngữ: Do trừ Ngã mạn, Phóng dật, Vô minh và những phiền não một phần chung nhau đặng.

* Tự ngôn: Người thành La Hán chỉ một phần, còn một phần nữa không thành La Hán, ... một phần đã làm cho rõ rệt với pháp đáng làm cho rõ rệt, nhưng còn một phần nữa chưa làm cho rõ rệt với pháp đáng làm cho rõ rệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người hành để làm cho tỏ rõ quả La Hán do đặng trừ cái chi mới thấy Đạo? Phản ngữ: Trừ Phóng dật, Vô minh và những phiền não phần đồng nhau đặng.

* Tự ngôn: Bực La Hán chỉ một phần, còn một phần nữa không thành La Hán, một phần đắc chứng ... đặng riêng phần ... đến trụ chỉ ... làm cho rõ ... vẫn vào đến ... đụng chạm với thân của quả La Hán, nhưng một phần nữa không đụng chạm với thân bằng quả La Hán, đã thành bực xa lìa Ái, Sân, Si, đã làm xong việc đáng làm, đã buông trách nhiệm, chứng rồi tự lợi, tuyệt hết mọi cơ quan ràng buộc trong hữu (bhāva) rồi, đã thoát ly đặc biệt do kiểu chơn chánh, đã rõ then chốt, lấp rồi mương rãnh, đã nhổ sào nêu, thành người không có then chốt chận, đến bực Thánh, hạ cờ ngã mạn, đã để xuống gánh nặng, dứt rồi dây buộc, chiến thắng đặc biệt rồi, Ngài đã quyết hiểu Khổ, trừ Tập rồi, đã làm cho Diệt rõ rệt, Đạo đã sanh, hiểu những pháp đáng biết tột, chăm chú rõ pháp đáng chăm chú biết rõ, đã trừ những pháp đáng trừ, bồi bổ những pháp đáng bồi bổ, làm cho rõ rệt những pháp đáng làm rõ rệt, một phần làm rõ rệt những pháp đáng làm cho rõ rệt, nhưng phần khác không làm cho rõ rệt với pháp đáng làm cho rõ rệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

283.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng người trừ phiền não đặng từ phần phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Người có trí nên hạn chế ô uế của mình mỗi lần từ chút, mỗi sát-na theo thứ lớp, như thợ vàng trui ten của vàng”; thế này vẫn có nghe chắc thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó người trừ phiền não cũng từ phần chớ gì!

284.

* Tự ngôn: Người trừ phiền não từ phần đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Đầy đủ với cách đến, đầy đủ bằng cách thấy của Ngài (bực Dự Lưu) trừ đặng 3 pháp tức là Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ mà vẫn còn chừng một chút Ngài cũng xa lìa tứ ác thú, không thể thành người tạo nghiệp vô gián”, như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói người trừ phiền não từ phần đặng chớ gì!

285.

* Tự ngôn: Người trừ phiền não từ phần đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, trong khi nào pháp nhãn xa lìa bụi trần phát sanh rồi, đối với Thánh Thinh Văn cho rằng mỗi một thứ nào lẽ thường có sanh ra tất cả thứ đó dĩ nhiên phải có diệt mất, này chư Phíc-khú, hiệp với cách phát sanh của Dự Lưu đó là Thánh Thinh Văn trừ đặng ba cách triền tức là Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ”, như đây vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói người trừ phiền não từ phần đặng chớ gì?

Dứt Hạn định ngữ (Odhisokathā)

---

NGUYÊN TRỪ NGỮ (JAHATIKATHA)

286.

* Tự ngôn: Phàm phu trừ Dục ái và Sân độc đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trừ đặng dứt hết trừ đặng không còn dư, trừ đặng luôn cả gốc rễ, trừ đặng luôn cả Ái, trừ đặng luôn cả Thùy miên, trừ đặng bằng Thánh tuệ, trừ đặng bằng Thánh đạo, trừ luôn pháp bất chuyển động và pháp làm cho sáng tỏ quả Bất Hườn đều trừ đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

287.

* Tự ngôn: Phàm phu hạn chế Dục ái và Sân độc đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hạn chế đặng hết tuyệt, hạn chế đặng không còn phần còn dư, hạn chế đặng không còn mầm mống, hạn chế đặng luôn gốc rễ, hạn chế đặng luôn Ái, hạn chế luôn đặng có Thùy miên, hạn chế bằng Thánh trí, hạn chế bằng Thánh đạo, hạn chế cho đến pháp bất chuyển động, làm cho rõ quả Bất Hườn đều hạn chế đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

288.

* Tự ngôn: Bực hành để làm cho rõ quả Bất Hườn trừ Dục ái, và Sân độc đặng và người đó trừ đặng hết cả, trừ đặng không còn dư sót ... đến pháp làm cho rõ quả Bất Hườn cũng trừ luôn đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phàm phu trừ Dục ái và Sân độc đặng và họ trừ đặng hết không còn dư ... đến pháp làm cho rõ quả Bất Hườn cũng trừ đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

289.

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ rệt quả Bất Hườn đè nén Dục ái, Sân độc đặng và người đó đè nén đặng hết không còn dư ... đến pháp làm cho rõ quả Bất Hườn đè nén cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phàm phu đè nén Dục ái, Sân độc đặng và họ đè nén đặng hết không còn dư ... đến pháp làm cho rõ quả Bất Hườn đè nén cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

290.

* Tự ngôn: Phàm phu trừ Dục ái và Sân độc đặng, nhưng họ sẽ không thể trừ hết đặng, sẽ trừ không còn dư cũng không thể đặng, trừ không còn nộc cũng không đặng, sẽ trừ luôn gốc rễ cũng không đặng, sẽ trừ luôn Ái cũng chẳng đặng, sẽ trừ luôn tùy miên cũng chẳng đặng, sẽ trừ bằng Chánh tuệ cũng chẳng đặng, sẽ trừ bằng Thánh đạo cũng chẳng đặng, sẽ trừ luôn pháp không lừng lẫy và pháp sẽ làm cho rõ rệt quả Bất Hườn cũng chẳng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ quả Bất Hườn, trừ Dục ái và Sân độc đặng, nhưng người đó sẽ trừ đặng hết trọi cũng không đặng ... sẽ làm cho rõ quả Bất Hườn cũng không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

291.

* Tự ngôn: Người hành để làm cho rõ quả Bất Hườn đè nén Dục ái và Sân độc đặng, nhưng người đó sẽ đè nén cho hết trọi cũng không đặng và đè nén không còn phần dư cũng không đặng ... đến pháp sẽ làm cho rõ quả Bất Hườn đè nén cũng không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

292.

* Tự ngôn: Phàm phu trừ Dục ái và Sân độc đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do bằng đạo nào? Phản ngữ: Bằng đạo phần Sắc giới.

* Tự ngôn: Đạo phần Sắc giới thành nhân đưa ra khỏi hành vi luân hồi cho đến rốt ráo, cho đến đắc chứng, cho đến Níp-bàn, không thành cảnh của lậu, không thành cảnh của triền, không thành cảnh của phược, không thành cảnh của bộc, không thành cảnh của phối, không thành cảnh của cái, không thành cảnh của khinh thị, không thành cảnh của thủ và không thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo phần Sắc giới không thành nhân đưa ra khỏi luân hồi không thành pháp đưa đến rốt ráo, không thành pháp đưa đến đắc chứng, không thành pháp đến Níp-bàn, thành cảnh của lậu, thành cảnh của triền ... thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng đạo phần Sắc giới không thành nhân đưa ra khỏi luân hồi, không thành pháp đưa đến rốt ráo, không thành pháp đưa đến đắc chứng, không thành pháp đưa đến Níp-bàn, thành cảnh của lậu, thành cảnh của triền ... thành cảnh của phiền não thời không nên nói rằng phàm phu trừ Dục ái và Sân độc đặng bằng đạo thuộc phần Sắc giới.

293.

* Tự ngôn: Người hành đặng làm cho rõ quả Bất Hườn trừ Dục ái và Sân độc đặng bằng đạo Bất Hườn và đạo đó là nhân đưa khỏi luân hồi, đưa đến rốt ráo đến đắc chứng, đến Níp-bàn, không thành cảnh của lậu, không thành cảnh của triền ... không thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phàm phu trừ Dục ái và Sân độc đặng bằng đạo phần Sắc giới và đạo đó thành nhân đưa ra khỏi luân hồi đến rốt ráo cho đến đắc chứng, cho đến Níp-bàn, không thành cảnh của lậu, không thành cảnh của triền ... không thành cảnh của Phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

294.

* Tự ngôn: Phàm phu trừ Dục ái và Sân độc đặng bằng đạo phần Sắc giới và đạo đó không thành nhân đưa ra khỏi luân hồi, không thành pháp đưa đến rốt ráo, không thành pháp đưa đến đắc chứng, không thành pháp đưa đến Níp-bàn, thành cảnh của lậu, thành cảnh của triền ... thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hành đặng làm cho rõ quả Bất Hườn trừ Dục ái và Sân độc đặng bằng đạo Bất Hườn nhưng đạo đó không thành nhân đưa ra khỏi luân hồi, không thành pháp đưa đến rốt ráo, không thành pháp đưa đến đắc chứng, không thành pháp đưa đến Níp-bàn, thành cảnh của lậu, thành cảnh của triền ... thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

295.

* Tự ngôn: Phàm phu thành người xa lìa sự mong mỏi trong tất cả dục, vẫn sống trong quả Bất Hườn, đầy đủ với cách đắc pháp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vẫn sống trong quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

296.

* Tự ngôn: Phàm phu thành người xa lìa mong mỏi trong tất cả dục, vẫn sống trong quả Bất Hườn, hiệp với cách đắc pháp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Còn làm cho tất cả đạo sanh ra đặng không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Còn làm cho tất cả đạo sanh ra đặng không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm cho rõ tất cả quả Sa Môn đặng không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Làm cho rõ tất cả quả Sa Môn đặng không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hợp của tam xúc, của tam thọ, của tam tư (cetanā), của tam tâm, của tam tín, của tam cần, của tam niệm, của tam định, của tam tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

297.

* Tự ngôn: Phàm phu là bực xa lìa sự mong mỏi trong tất cả dục, vẫn sống trong quả Bất Hườn chung với cách đắc pháp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bằng đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bằng đạo Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bằng đạo nào? Phản ngữ: Bằng đạo Bất Lai.

* Tự ngôn: Trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ đặng bằng đạo Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ đặng bằng đạo Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài chứng quả Dự Lưu do trừ tam triền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài chứng quả Dự Lưu do trừ tam triền thời không nên nói là trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ đặng do đạo Bất Lai ...

* Tự ngôn: Trừ Dục ái thứ thô, Sân độc thứ thô đặng bằng đạo Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trừ Dục ái thứ thô, Sân độc thứ thô đặng bằng đạo Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài chứng quả Nhứt Lai do sự nhẹ nhàng của Dục ái và Sân độc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài chứng quả Nhứt Lai do sự nhẹ nhàng của Dục ái và Sân độc thời không nên nói rằng trừ Dục ái thứ thô và Sân độc thứ thô bằng đạo Bất Lai đặng.

298.

* Tự ngôn: Phàm phu là bực xa lìa sự mong mỏi trong tất cả dục (kāma), vẫn sống trong quả Bất Lai đồng với cách chứng pháp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi một người nào chứng pháp đặng thì những người ấy vẫn sống trong quả Bất Lai đồng với cách chứng pháp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

299.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng phàm phu trừ Dục ái và Sân độc đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Trong thuở quá khứ có sáu vị Giáo chủ là người có quyền tước, hết sự giận hờn, trong sạch do bi, thoát ly sự liên quan trong dục, đã chận Ái dục vào đến thế giới Phạm Thiên”, như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó, phàm phu cũng trừ Ái dục và Sân độc đặng chớ gì?

300.

* Tự ngôn: Phàm phu trừ Ái dục và Sân độc đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Chư Phíc-khú chính là vị Phíc-khú tên Hảo Nhân (Sunetta) có số thọ như thế, sống dài như thế, nhưng cũng không đặng giải thoát sanh, lão, tử, sầu, khóc, khổ, ưu, ai. Ta tường thuật rằng là người không giải thoát khổ, điều đó tại sao? Cũng bởi không biết theo, không thấu suốt cả bốn pháp. Bốn pháp đó ra sao? Bởi không biết theo, không thấu suốt thứ Giới mà thành Thánh, thứ Định mà thành Thánh, thứ Tuệ mà thành Thánh, thứ Giải thoát mà thành Thánh. Này chư Phíc-khú, Giới mà thành Thánh, Định mà thành Thánh, Tuệ mà thành Thánh, Giải thoát mà thành Thánh, đây ta đã biết theo thấu suốt rồi, ta mới rút Ái trong hữu (bhāva) bỏ rồi, và Ái mà sẽ dẫn đi đến hữu (bhāva) đã hết, thế vậy không có đời mới”. Như đây (Đức Thế Tôn phán lời này rồi sau mới thuyết bài kể sau như vầy) những pháp này tức là Giới, Định, Tuệ, Giải thoát là pháp cao thượng mà Đức Cồ-Đàm (Gotama) bực có quyền tước, Ngài đã hiểu theo rồi, Đức Phật Ngài đã hiểu tột bằng cách như thế này nên Ngài mới truyền bá Pháp cho chư Phíc-khú là Giáo chủ bực đã làm tận nơi khổ, bậc có mắt huệ, đã hoàn toàn vắng lặng. Như đây là vẫn có nghe chắc thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng phàm phu trừ Ái dục và Sân độc đặng chớ gì!

Dứt Nguyên trừ ngữ (Jahatikathā)

---

CHƯ TÀI VẬT NGỮ (SABBAMATTHITIKATHA)

301.

* Tự ngôn: Tất cả vật chất vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vật chất tất cả vẫn có trong thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vật chất tất cả vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vật chất tất cả vẫn có trong mỗi thời phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vật chất tất cả vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vật chất tất cả vẫn có nương hình mạo tất cả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vật chất tất cả vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vật chất tất cả vẫn có trong pháp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vật chất vẫn có tất cả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vật chất tất cả nói là vẫn có do giải rằng không hiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vật chất tất cả vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu vật chất không có cũng gọi là vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vật chất vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thấy như thế là nhận thấy vật chất tất cả vẫn có như đây thành Tà kiến và nói nhận thấy như nói đây thành Chánh kiến, thế vậy cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

302.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quá khứ đã diệt rồi, đã lìa rồi, đã thay đổi rồi, mặt trời lặn rồi tiêu mất hết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà quá khứ đã diệt rồi, lìa rồi, đổi thay rồi, mặt trời đã lặn, đã tiêu mất thời không nên nói là vẫn có quá khứ.

303.

* Tự ngôn: Bậc Bất Hườn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị lai chưa sanh, chưa thành, chưa ra đủ, chưa sanh ra, chưa phát ra, chưa hiện ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà vị lai chưa sanh, chưa thành, chưa có đủ, chưa sanh ra, chưa phát ra, chưa hiện bày thời không nên nói có vị lai.

304.

* Tự ngôn: Hiện tại đang có, hiện tại chưa diệt, chưa lìa mất, chưa biến đổi, chưa lặn, chưa tiêu mất phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có, quá khứ chưa diệt, chưa xa lìa, chưa đổi thay, chưa lặn mất, chưa tiêu diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

305.

* Tự ngôn: Hiện tại vẫn có, hiện tại đã sanh, đã thành tựu, đã sanh đủ, đã sanh ra, đã phát ra, đã hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có, vị lai đã sanh, đã thành tựu, đã sanh đủ, đã sanh ra, đã phát ra, đã hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

306.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có, quá khứ đã diệt, đã lìa khỏi đã đổi thay, đã lặn rồi, đã tiêu mất phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hiện tại vẫn có, hiện tại đã diệt mất, đã lìa rồi, đã đổi thay, mặt trời đã lặn, đã tiêu mất phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

307.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có, vị lai chưa sanh, chưa thành tựu, chưa sanh đủ, chưa sanh ra, chưa phát ra, chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hiện tại vẫn có, hiện tại chưa sanh, chưa thành tựu, chưa sanh đủ, chưa sanh ra, chưa phát sanh, chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

308.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ đã diệt, đã lìa, đã đổi thay, đã lặn mất, đã tiêu diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc quá khứ đã diệt, đã tiêu mất, cũng không nên nói rằng sắc quá khứ vẫn có.

309.

* Tự ngôn: Sắc vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vị lai chưa sanh, chưa thành tựu, chưa sanh đủ, chưa phát sanh, chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc vị lai chưa sanh ... chưa hiện bày thời không nên nói vẫn có sắc vị lai.

310.

* Tự ngôn: Sắc hiện tại vẫn có, sắc hiện tại chưa diệt, chưa lìa mất, chưa đổi thay, chưa lặn mất, chưa tiêu diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ chưa diệt, chưa thay đổi, chưa lặn, chưa tiêu mất phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

311.

* Tự ngôn: Sắc hiện tại vẫn có, sắc hiện tại đã sanh, sắc hiện tại đã thành tựu, sanh đủ rồi, đã sanh ra, đã phát sanh đã hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vị lai vẫn có, sắc vị lai đã sanh, đã thành tựu, sanh đủ rồi, đã sanh ra, đã phát sanh, đã hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

312.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ đã diệt, đã lìa, đã thay đổi, đã lặn mất, đã tiêu mất rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc hiện tại vẫn có, sắc hiện tại đã diệt, đã lìa, đã đổi thay, đã lặn mất, tiêu mất rồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

313.

* Tự ngôn: Sắc vị lai vẫn có, sắc vị lai chưa sanh, chưa thành tựu, chưa sanh đủ, chưa sanh ra, chưa phát ra, chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc hiện tại vẫn có, sắc hiện tại chưa sanh, chưa thành tựu, chưa sanh đủ, chưa sanh ra, chưa phát ra, chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

314.

* Tự ngôn: Thọ quá khứ vẫn có phải chăng? ... Tưởng ... Hành ... Thức quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức quá khứ đã diệt, đã lìa, đã đổi thay, đã lặn, tiêu diệt rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thức quá khứ đã diệt ... tiêu mất rồi, thời không nên nói rằng vẫn có thức quá khứ.

315.

* Tự ngôn: Thức vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức vị lai chưa sanh, chưa thành tựu, chưa sanh đủ, chưa sanh ra, chưa phát ra, chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thức vị lai chưa sanh ... chưa hiện bày thời không nên nói có thức vị lai.

316.

* Tự ngôn: Thức hiện tại vẫn có, thức hiện tại chưa diệt ... chưa tiêu mất phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có, thức quá khứ chưa diệt ... chưa tiêu mất phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

317.

* Tự ngôn: Thức hiện tại vẫn có, thức hiện tại đã sanh, đã thành tựu ... đã hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức vị lai vẫn có ... thức vị lai đã sanh ... đã hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

318.

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có, thức quá khứ đã diệt ... tiêu mất rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức hiện tại vẫn có, thức hiện tại diệt rồi ... tiêu mất rồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

319.

* Tự ngôn: Thức vị lai vẫn có, thức vị lai chưa sanh ... chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức hiện tại vẫn có, thức hiện tại chưa sanh ... chưa thành tựu ... chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

320.

* Tự ngôn: Chế định là hiện tại, hoặc là sắc cũng vậy. Gọi sắc hoặc gọi hiện tại cũng vậy, chung quy chỉ đến sắc hiện tại, cả hai chế định này cũng đồng một thứ, một ý nghĩa đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc hiện tại khi diệt rồi vẫn bỏ cách thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vẫn bỏ cách thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

321.

* Tự ngôn: Chế định gọi hiện tại hoặc gọi sắc cũng vậy, gọi sắc hoặc gọi hiện tại cũng vậy, chung lại chỉ là sắc hiện tại, cả hai chế định này cũng một thứ, ý nghĩa có một, đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc hiện tại khi diệt rồi vẫn không bỏ cách thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vẫn không bỏ cách thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Vải trắng cả hai chế định này cũng một thứ, ý nghĩa có một đều đồng như nhau phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vải trắng khi bị nhuộm vẫn bỏ cách thành vải trắng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vẫn bỏ cách thành vải phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Chế định gọi trắng hoặc gọi vải cũng vậy. Gọi vải hoặc gọi trắng cũng vậy, chung quy là vải trắng, cả hai chế định này cũng một thứ, ý nghĩa có một, đều đồng như nhau phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vải trắng khi bị nhuộm vẫn không bỏ cách thành vải phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vẫn không bỏ cách thành vải trắng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

322.

* Tự ngôn: Sắc nhuộm không bỏ sự thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc trường tồn, vĩnh viễn chịu đựng, có cách không thay đổi là thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bởi sắc nhuộm bỏ sự thành sắc, thế đó sắc mới gọi là không bền, không trường tồn, không chịu đựng, có cách đổi thay là thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc không trường tồn, không vĩnh viễn, không chịu đựng, có cách đổi thay là lẽ thường thời không nên nói rằng sắc vẫn không bỏ sự thành sắc.

323.

* Tự ngôn: Vì Níp-bàn vẫn không bỏ sự thành Níp-bàn, như thế Níp-bàn mới gọi là thường, vĩnh viễn chịu đựng, có cách không thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vì sắc vẫn không bỏ sự thành sắc như thế sắc mới gọi là thường hằng còn chịu đựng, có cái không thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

324.

* Tự ngôn: Vì sắc vẫn không bỏ sự thành sắc, như thế sắc mới gọi là vô thường, không bền vững, không chịu đựng, có đổi thay là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vì Níp-bàn vẫn không bỏ sự thành Níp-bàn, thế thì Níp-bàn phải gọi là vô thường, không còn hoài, không chịu đựng, có đổi thay là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

325.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có, quá khứ vẫn không bỏ sự quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có, vị lai vẫn không bỏ sự thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có, quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hiện tại vẫn có, hiện tại vẫn không bỏ sự thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

326.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có, vị lai vẫn không bỏ sự thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có, quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

327.

* Tự ngôn: Hiện tại vẫn có, hiện tại vẫn không bỏ sự thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có, quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

328.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có, quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quá khứ trường tồn vĩnh viễn chịu đựng có cái không thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quá khứ vô thường, không trường tồn, không chịu đựng, có cái thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà quá khứ vô thường, không trường tồn chẳng chịu đựng, có cái đổi thay là lẽ thường thời không nên nói rằng quá khứ vẫn có, quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ.

329.

* Tự ngôn: Vì Níp-bàn vẫn có, Níp-bàn vẫn không bỏ sự thành Níp-bàn, thế vậy Níp-bàn mới gọi là trường tồn vĩnh viễn, bền vững, có cái không thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vì quá khứ vẫn có, quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ, thế vậy quá khứ mới gọi là trường tồn, vĩnh viễn, hằng còn, bền chắc, có cái không thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

330.

* Tự ngôn: Vì quá khứ vẫn có, quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ, thế thì quá khứ mới gọi là vô thường, không bền vững, không chịu đựng, có cái thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vì Níp-bàn vẫn có, Níp-bàn vẫn không bỏ sự thành Níp-bàn, bởi vậy Níp-bàn mới gọi là vô thường không bền vững, không chịu đựng, có cái thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

331.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vị lai vẫn có, sắc vị lai vẫn không bỏ sự thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc hiện tại vẫn có, sắc hiện tại vẫn không bỏ sự thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

332.

* Tự ngôn: Sắc vị lai vẫn có, sắc vị lai vẫn không bỏ sự thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

333.

* Tự ngôn: Sắc hiện tại vẫn có, sắc hiện tại vẫn không bỏ sự thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

334.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ trường tồn, vĩnh viễn, kiên cố, không thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc quá khứ không bền, không vĩnh viễn, không kiên cố, có cái thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc quá khứ vô thường ... dĩ nhiên thay đổi thời không nên nói rằng sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ.

335.

* Tự ngôn: Níp-bàn vẫn có, Níp-bàn vẫn không bỏ sự thành Níp-bàn, Níp-bàn trường tồn vĩnh cửu kiên cố tự nhiên không thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ, sắc quá khứ trường tồn, vĩnh viễn kiên cố tự nhiên không thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

336.

* Tự ngôn: Sắc quá khứ vẫn có, sắc quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ, sắc quá khứ không bền không trường tồn, không kiên cố, dĩ nhiên thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Níp-bàn vẫn có, Níp-bàn vẫn không bỏ sự thành Níp-bàn thời Níp-bàn không trường tồn, không bền vững, không kiên cố dĩ nhiên thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

337.

Tự ngôn: Thọ quá khứ vẫn có ... Tưởng quá khứ vẫn có ... Hành quá khứ vẫn có ... phải chăng?

338.

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có ... Thức quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức vị lai vẫn có, thức vị lai không bỏ sự thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có, thức quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức hiện tại vẫn có, thức hiện tại vẫn không bỏ sự thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

339.

* Tự ngôn: Thức vị lai vẫn có, thức vị lai vẫn không bỏ sự thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có, thức quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

340.

* Tự ngôn: Thức hiện tại vẫn có, thức hiện tại vẫn không bỏ sự thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có, thức quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

341.

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có, thức quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức quá khứ trường tồn vĩnh viễn, kiên cố, tự nhiên không thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức quá khứ không bền, không vĩnh viễn, không kiên cố, thay đổi dĩ nhiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thức quá khứ vô thường, không vĩnh viễn, không nhứt định, có cái thay đổi lẽ thường, thời không nên nói rằng thức quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ.

342.

* Tự ngôn: Níp-bàn vẫn có, Níp-bàn vẫn không bỏ sự thành Níp-bàn thời Níp-bàn trường tồn, vĩnh viễn, kiên cố, tự nhiên không thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có, thức quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ, thời Thức quá khứ trường tồn, vĩnh viễn, kiên cố, tự nhiên không thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

343.

* Tự ngôn: Thức quá khứ vẫn có, thức quá khứ vẫn không bỏ sự thành quá khứ, nên thức quá khứ vô thường, không vĩnh viễn, không kiên cố, thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Níp-bàn vẫn có, Níp-bàn vẫn không bỏ sự thành Níp-bàn thời Níp-bàn là vô thường, không vĩnh viễn, không kiên cố, thay đổi như thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

344.

* Tự ngôn: Quá khứ chẳng phải thật tướng mà hẳn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng quá khứ phi thật tướng hẳn có thì nói rằng quá khứ vẫn có cũng sai, hay là nói rằng chơn tướng phi quá khứ vẫn có; câu nói quá khứ vẫn có cũng sai.

* Tự ngôn: Vị lai phi thật tướng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà vị lai phi thật tướng vẫn có; câu nói vị lai vẫn có cũng sai, nếu mà nói thật tướng phi vị lai vẫn có; câu nói vị lai vẫn có cũng sai.

345.

* Tự ngôn: Thành vị lai rồi mới thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị lai cũng chính là cái đó, hiện tại cũng chính là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vị lai cũng chính là cái đó, hiện tại cũng chính là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vật chất thành (vị lai) rồi thành (hiện tại) gọi là đã thành mới vẫn thành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vật chất thành (vị lai) rồi thành (hiện tại) gọi là thành rồi, mới vẫn thành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vật chất không thành (vị lai) rồi không thành (hiện tại) là đã không thành, vẫn không thành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

346.

* Tự ngôn: Thành hiện tại rồi mới thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hiện tại cũng chính cái đó, vị lai cũng chính là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hiện tại cũng chính là cái đó, vị lai cũng chính là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đồ thành (hiện tại) rồi thành (quá khứ) gọi là đã thành đồ thành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đồ thành (hiện tại) rồi thành (vị lai) gọi là thành mới vẫn thành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đồ không thành (hiện tại) rồi không thành (vị lai) mà không thành rồi không thành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

347.

* Tự ngôn: Thành vị lai rồi mới thành hiện tại, thành hiện tại rồi mới thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị lai cũng chính là cái đó, hiện tại cũng chính là cái đó, quá khứ cũng chính là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vị lai cũng chính là cái đó, hiện tại cũng chính là cái đó, quá khứ cũng chính là cái đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đồ mà thành (vị lai) rồi thành (hiện tại) gọi là thành mới đang thành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đồ mà thành (vị lai) rồi thành (hiện tại) gọi là thành mới đang thành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đồ mà thành (vị lai) rồi không thành (hiện tại) gọi là thành rồi không thành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

348.

* Tự ngôn: Nhãn quá khứ vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng tác ý quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thấy sắc quá khứ đặng bằng nhãn quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ quá khứ vẫn có, thinh, Nhĩ thức, hư không, tác ý quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nghe tiếng quá khứ đặng bằng nhĩ quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tỷ quá khứ vẫn có, khí, Tỷ thức, gió, tác ý quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hưởi hơi quá khứ đặng bằng tỷ quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thiệt quá khứ vẫn có, vị, Thiệt thức, nước, tác ý quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nếm vị quá khứ đặng bằng lưỡi quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân quá khứ vẫn có, xúc, Thân thức, đất, tác ý quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đụng chạm xúc quá khứ đặng bằng thân quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ý quá khứ vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật chất (vatthu), tác ý quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người biết cảnh pháp quá khứ đặng bằng ý quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

349.

* Tự ngôn: Nhãn vị lai vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nhận thấy sắc vị lai đặng bằng nhãn vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ ... Tỷ ... Thiệt ... Thân ... Ý vị lai vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật (vatthu), tác ý vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người biết cảnh pháp vị lai đặng bằng ý vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

350.

* Tự ngôn: Nhãn hiện tại vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý hiện tại vẫn có, người thấy sắc hiện tại đặng bằng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn quá khứ vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý vẫn có ... Người thấy sắc quá khứ đặng bằng nhãn quá khứ chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ ... Tỷ ... Thiệt ... Thân ... Ý Níp-bàn vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật (vatthu), tác ý Níp-bàn vẫn có, người biết sắp Níp-bàn đặng bằng ý hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý quá khứ vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật (vatthu), tác ý quá khứ vẫn có, người biết cảnh pháp quá khứ đặng bằng ý quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

351.

* Tự ngôn: Nhãn hiện tại vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý hiện tại vẫn có, người thấy sắc hiện tại đặng bằng nhãn hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn vị lai vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý vị lai có, người thấy sắc vị lai đặng bằng nhãn vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ ... Tỷ ... Thiệt ... Thân ... Ý hiện tại vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật (vatthu), tác ý hiện tại vẫn có, người biết cảnh pháp hiện tại đặng bằng ý hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý vị lai vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật (vatthu), tác ý vị lai vẫn có, người rõ cảnh pháp vị lai đặng bằng ý vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

352.

* Tự ngôn: Nhãn quá khứ vẫn có sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý quá khứ vẫn có, nhưng người thấy sắc quá khứ bằng nhãn quá khứ không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn hiện tại vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý hiện tại vẫn có, những người thấy sắc hiện tại không đặng bằng nhãn hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ ... Tỷ ... Thiệt ... Thân ... Ý quá khứ vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật (vatthu), tác ý quá khứ vẫn có, nhưng người biết cảnh pháp quá khứ không đặng bằng ý quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý hiện tại vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật (vatthu), tác ý hiện tại vẫn có, nhưng người biết cảnh pháp hiện tại không đặng bằng ý hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

353.

* Tự ngôn: Nhãn vị lai vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý vị lai vẫn có, nhưng người thấy sắc vị lai không đặng bằng nhãn vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn hiện tại vẫn có, sắc, Nhãn thức, ánh sáng, tác ý hiện tại vẫn có, nhưng người thấy sắc hiện tại không đặng bằng nhãn hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ ... Tỷ ... Thiệt ... Thân ... Ý vị lai vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật chất (vatthu), tác ý vị lai vẫn có, nhưng người biết cảnh pháp vị lai không đặng bằng ý vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý hiện tại vẫn có, cảnh pháp, ý thức, vật chất (vatthu), tác ý hiện tại vẫn có, nhưng người biết cảnh pháp hiện tại không đặng bằng ý hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

354.

* Tự ngôn: Trí quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm việc đáng làm bằng trí đặng, bằng trí quá khứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó..

* Tự ngôn: Người làm việc mà đáng làm bằng trí đặng, bằng trí quá khứ đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người chăm chú biết Khổ đặng, trừ Tập đặng, làm cho rõ Diệt đặng, còn làm cho Đạo phát sanh đặng bằng trí quá khứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

355.

* Tự ngôn: Trí vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm việc đáng làm bằng trí đặng, bằng trí vị lai đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người làm việc đáng làm bằng trí đặng bằng trí vị lai đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người chăm chú biết Khổ đặng, trừ Tập đặng, làm cho rõ Diệt đặng, làm cho đạo sanh đặng bằng trí vị lai đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

356.

* Tự ngôn: Trí hiện tại vẫn có, người làm việc đáng làm bằng trí đặng, bằng trí hiện tại đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí quá khứ vẫn có, người làm việc đáng làm bằng trí đặng, bằng trí quá khứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí hiện tại vẫn có, người chăm chú biết Khổ đặng, trừ Tập đặng, làm cho Diệt tỏ rõ đặng, còn làm cho Đạo sanh đặng, bằng trí hiện tại đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí quá khứ vẫn có, người chăm chú biết Khổ đặng, trừ Tập đặng, làm cho rõ Diệt đặng, còn làm cho Đạo sanh đặng bằng trí quá khứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí hiện tại vẫn có, người làm việc đáng làm bằng trí đặng, với trí hiện tại đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí vị lai vẫn có, người làm việc đáng làm bằng trí với trí vị lai đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Trí hiện tại vẫn có, người chăm chú biết Khổ đặng, trừ Tập đặng, làm cho rõ Diệt đặng, còn làm cho đạo sanh đặng bằng trí hiện tại đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí vị lai vẫn có, người chăm chú biết Khổ đặng, trừ Tập đặng, làm cho rõ Diệt đặng, còn làm cho đạo phát sanh đặng bằng trí vị lai đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

357.

* Tự ngôn: Trí quá khứ vẫn có, nhưng người làm việc đáng làm bằng trí không đặng với trí đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí hiện tại vẫn có, nhưng người làm việc đáng làm bằng trí không đặng với trí hiện tại đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí quá khứ vẫn có, người chăm chú hiểu rõ Khổ không đặng, trừ Tập không đặng, làm cho rõ Diệt không đặng, còn làm cho Đạo phát sanh không đặng bằng trí quá khứ đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí hiện tại vẫn có, nhưng người chăm chú biết Khổ không đặng, trừ Tập không đặng, làm cho rõ Diệt không đặng, còn làm cho Đạo phát sanh không đặng bằng trí hiện tại đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

358.

* Tự ngôn: Trí vị lai vẫn có, nhưng người làm việc đáng làm bằng trí không đặng với trí vị lai đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí hiện tại vẫn có nhưng người làm việc đáng làm bằng trí không đặng với trí hiện tại đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí vị lai vẫn có, nhưng người chăm chú biết Khổ không đặng, trừ Tập không đặng, làm cho rõ Diệt không đặng, còn làm cho Đạo phát sanh không đặng với trí vị lai đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí hiện tại vẫn có, nhưng người chăm chú biết Khổ không đặng, trừ Tập không đặng, làm cho rõ Diệt không đặng, không làm cho đạo phát sanh đặng do trí hiện tại đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

359.

* Tự ngôn: Ái dục quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán gọi là có Ái dục (rāga) bằng Ái dục đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sân quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán gọi là có Sân bằng Sân đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Si quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán gọi là có Si bằng Si đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngã mạn quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán gọi là có Ngã mạn bằng Ngã mạn quá khứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tà kiến quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán gọi là có Tà kiến bằng Tà kiến đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán gọi rằng có Hoài nghi bằng Hoài nghi đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hôn trầm quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán gọi là có Hôn trầm bằng Hôn trầm đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Phóng dật quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán gọi là có Phóng dật bằng Phóng dật đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó..

* Tự ngôn: Vô tàm quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán gọi là có Vô tàm bằng Vô tàm đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô úy quá khứ của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán gọi là có Vô úy bằng Vô úy đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

360.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của bực Bất Lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai gọi là có kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi, Giới cấm thủ, Ái dục thứ vi tế, Sân độc thứ quá khứ của bực Bất Lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai gọi là có tâm Sân độc bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

361.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của bực Nhứt Lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai gọi là có kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hoài nghi, Giới cấm thủ, Ái dục (rāga) thứ thô, Sân độc thứ thô quá khứ của Nhứt Lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai gọi là có tâm Sân bằng Sân đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

362.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của bực Dự Lưu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu gọi là có kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi, Giới cấm thủ, Ái dục (rāga) sa đọa khổ thú, sân sa đọa khổ thú, si sa đọa khổ thú thuộc quá khứ của bực Dự Lưu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dự Lưu gọi là có Si bằng Si đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

363.

* Tự ngôn: Ái tình (rāga) quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có ái tình bằng ái tình đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái tình (rāga) quá khứ của La Hán vẫn có, bực La Hán gọi là có ái tình bằng ái tình đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Sân quá khứ của phàm phu vẫn có ... Vô úy quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có Vô úy bằng Vô úy đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô úy quá khứ của La Hán vẫn có, bực La Hán gọi là có Vô úy bằng Vô úy đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

364.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của Bất Lai vẫn có, bực Bất Lai gọi kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi quá khứ của phàm phu vẫn có ... Sân thứ vi tế quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có tâm Sân độc bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân thứ vi tế quá khứ của Bất Lai vẫn có, bực Bất Lai mà có tâm Sân độc bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

365.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là người có kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của bực Nhứt Lai vẫn có, bực Nhứt Lai có kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi quá khứ của phàm phu vẫn có ... Sân độc thứ quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có tâm Sân độc bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân độc thứ thô quá khứ của Nhứt Lai vẫn có, bực Nhứt Lai gọi là có tâm Sân độc bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

366.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có sở kiến (diṭṭhi) bằng sở kiến đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của Dự Lưu vẫn có, bực Dự Lưu gọi là có kiến thức bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi quá khứ của phàm phu vẫn có ... Si đọa khổ thú quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có Si bằng Si đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Si đọa khổ thú của Dự Lưu vẫn có, bực Dự Lưu gọi là có Si bằng Si đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

367.

* Tự ngôn: Tình dục (rāga) quá khứ của La Hán vẫn có, nhưng La Hán gọi là có tình dục (rāga) bằng tình dục đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tình dục quá khứ của phàm phu vẫn có, nhưng phàm phu gọi là có tình dục bằng tình dục đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sân quá khứ của La Hán vẫn có ... Vô úy quá khứ của La Hán vẫn có, nhưng La Hán gọi là có Vô úy bằng Vô úy đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô úy quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có Vô úy bằng Vô úy đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

368.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của Bất Lai vẫn có, nhưng Bực Bất Lai gọi là có kiến thức (Diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có kiến thức bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi quá khứ của Bất Lai vẫn có ... Sân độc thứ vi tế quá khứ của Bất Lai vẫn có, nhưng bực Bất Lai gọi là có tâm Sân bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân độc thứ vi tế quá khứ của phàm phu vẫn có, nhưng phàm phu gọi là có tâm Sân độc bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

369.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của bực Nhứt Lai vẫn có, bực Nhứt Lai gọi là có kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của phàm phu vẫn có, phàm phu gọi là có kiến thức bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi quá khứ của bực Nhứt Lai vẫn có ... Sân độc thứ thô quá khứ của bực Nhứt Lai vẫn có, nhưng Bực Nhứt Lai gọi là có tâm Sân độc bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân độc thứ thô quá khứ của phàm phu vẫn có, nhưng phàm phu gọi là có tâm Sân độc bằng Sân độc đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

370.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của Dự Lưu vẫn có, nhưng Dự Lưu gọi là có kiến thức (diṭṭhi) bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân kiến quá khứ của phàm phu vẫn có, nhưng phàm phu có kiến thức bằng kiến thức đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi quá khứ của Dự Lưu vẫn có ... Si đọa khổ thú quá khứ của Dự Lưu vẫn có, nhưng bực Dự Lưu gọi là có Si bằng Si phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Si đọa khổ thú quá khứ của phàm phu vẫn có, nhưng phàm phu gọi là có Si bằng Si đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

371.

* Tự ngôn: Tay quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi tay quá khứ vẫn có cách nắm lại, cách buông ra, vẫn còn hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chân quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi chân quá khứ vẫn có cách bước đi cách thối lui, vẫn còn hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đầu gối quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu đầu gối quá khứ vẫn có, thời cách giở lên, cách đi vẫn còn hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cái bụng quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu cái bụng quá khứ vẫn có thời sự đói, sự khát, vẫn còn hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân quá khứ còn vào đến cách giở lên và cách lạy quỳ, cho đến cách cắt và làm hoại, còn thành miếng mồi của quạ, của kên kên, của diều phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thuốc độc phải vào, khí giới phải vào, lửa phải vào, trong thân quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân quá khứ còn sẽ giam cầm, gông cùm, còng xiềng, giam bằng khám, quản thúc trong một thôn, trong một ấp, vẫn còn biện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

372.

* Tự ngôn: Nước quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm việc cần dùng nước đặng bằng nước đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Lửa quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm việc mà cần dùng lửa đặng bằng lửa đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Gió quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm việc cần dùng gió đặng bằng gió đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

373.

* Tự ngôn: Sắc uẩn quá khứ vẫn có, Sắc uẩn vị lai vẫn có, Sắc uẩn hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc uẩn thành ba phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngũ uẩn thành quá khứ vẫn có, Ngũ uẩn thành vị lai vẫn có, Ngũ uẩn thành hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Uẩn thành mười lăm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

374.

* Tự ngôn: Nhãn xứ quá khứ vẫn có, Nhãn xứ vị lai vẫn có, Nhãn xứ hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn xứ thành ba phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thập nhị xứ thành quá khứ vẫn có, Thập nhị xứ thành vị lai vẫn có, Thập nhị xứ thành hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xứ thành ba mươi sáu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

375.

* Tự ngôn: Nhãn giới quá khứ vẫn có, Nhãn giới vị lai vẫn có, Nhãn giới hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn giới thành ba phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thập bát giới thành quá khứ vẫn có, Thập bát giới thành vị lai vẫn có, Thập bát giới thành hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới thành năm mươi bốn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

376.

* Tự ngôn: Nhãn quyền quá khứ vẫn có, Nhãn quyền vị lai vẫn có, Nhãn quyền hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn quyền thành ba phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhị thập nhị quyền thành quá khứ vẫn có, Nhị thập nhị quyền thành vị lai vẫn có, Nhị thập nhị quyền thành hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quyền thành sáu mươi sáu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

377.

* Tự ngôn: Đức Chuyển luân thánh vương quá khứ vẫn có, đức Chuyển luân thánh vương vị lai vẫn có, đức Chuyển luân thánh vương hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cả ba vị Chuyển luân thánh vương đều đồng gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

378.

* Tự ngôn: Phật Toàn Giác quá khứ vẫn có, Phật Toàn Giác vị lai vẫn có, Phật Toàn Giác hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cả ba vị Phật Toàn Giác đều đồng gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

379.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vật vẫn thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Sự vật vẫn thành quá khứ cũng có, không thành quá khứ cũng có.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (nigaha) nếu mà quá khứ vẫn có, sự vật vẫn có thành quá khứ cũng có, không thành quá khứ cũng có. Do nhân đó, quá khứ cũng không thành quá khứ, sự vật phi quá khứ cũng thành quá khứ mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng quá khứ vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành quá khứ cũng có, không thành quá khứ cũng có. Do nhân đó, quá khứ cũng không thành quá khứ, sự vật phi quá khứ cũng thành quá khứ như thế vậy sai”. Nhưng không nên nói rằng quá khứ không thành quá khứ, đồ đạc phi quá khứ thành quá khứ; cũng không nên nói rằng quá khứ vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành quá khứ cũng có, không thành quá khứ cũng có, mà tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng quá khứ vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành quá khứ vẫn có, không thành quá khứ vẫn có”. Do nhân đó quá khứ cũng không thành quá khứ, đồ đạc phi quá khứ cũng thành quá khứ, như thế vậy là sai.

380.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đồ đạc vẫn có thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Đồ đạc vẫn có, thành vị lai cũng có, không thành vị lai cũng có.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (nigaha) nếu mà quá khứ vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành vị lai cũng có, không thành vị lai cũng có. Do nhân đó vị lai cũng không thành vị lai, đồ đạc khi vị lai cũng thành vị lai, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng vị lai vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành vị lai cũng có, không thành vị lai cũng có, do nhân đó vị lai cũng không thành vị lai, đồ đạc phi vị lai cũng thành vị lai, như vậy là sai”. Nhưng không nên nói rằng vị lai không thành vị lai, đồ đạc phi vị lai thành vị lai, cũng không nên nói rằng vị lai vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành vị lai cũng có, không thành vị lai cũng có, do nhân đó vị lai cũng không thành vị lai, đồ đạc phi vị lai cũng thành vị lai, như thế vậy là sai. Nhưng không nên nói rằng vị lai không thành vị lai, đồ đạc phi vị lai thành vị lai, cũng không nên nói rằng vị lai vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành vị lai cũng có, không thành vị lai cũng có, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vậy: “Phải nói rằng vị lai vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành vị lai cũng có, không thành vị lai cũng có. Do nhân đó vị lai cũng không thành vị lai, đồ đạc phi vị lai cũng thành vị lai như thế là sai”

381.

* Tự ngôn: Hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đồ đạc vẫn có thành hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Đồ đạc có thành hiện tại cũng có, không thành hiện tại cũng có.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (nigaha) nếu mà hiện tại vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành hiện tại vẫn có, không thành hiện tại cũng có. Do nhân đó hiện tại cũng không thành hiện tại, đồ đạc phi hiện tại cũng không thành hiện tại; mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vậy: “Phải nói rằng hiện tại vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành hiện tại vẫn có, không thành hiện tại vẫn có. Do nhân đó hiện tại cũng không thành hiện tại, đồ đạc không thành hiện tại cũng thành hiện tại, như thế là sai”. Nhưng không nên nói rằng hiện tại không thành hiện tại, đồ đạc phi hiện tại thành hiện tại, cũng không nên nói rằng hiện tại vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành hiện tại cũng có, không thành hiện tại cũng có, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vậy: “Phải nói rằng hiện tại vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành hiện tại cũng có, không thành hiện tại vẫn có”. Do nhân đó hiện tại cũng không thành hiện tại, đồ đạc phi hiện tại cũng thành hiện tại, như thế là sai.

382.

* Tự ngôn: Níp-bàn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đồ đạc vẫn có thành Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Đồ đạc vẫn có, thành Níp-bàn vẫn có, không thành Níp-bàn vẫn có.

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (Nigaha) nếu mà Níp-bàn vẫn có, đồ đạc vẫn có, thành Níp-bàn cũng có, không thành Níp-bàn cũng có. Do nhân đó Níp-bàn cũng không thành Níp-bàn, đồ đạc phi Níp-bàn cũng không thành Níp-bàn; mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng Níp-bàn vẫn có, vật chất vẫn có, thành Níp-bàn vẫn có, không thành Níp-bàn vẫn có”. Do nhân đó Níp-bàn cũng không thành Níp-bàn, vật chất phi Níp-bàn cũng thành Níp-bàn, như thế là sai. Nhưng không nên nói rằng Níp-bàn không thành Níp-bàn, vật chất phi Níp-bàn thành Níp-bàn, cũng không nên nói rằng Níp-bàn vẫn có, vật chất vẫn có, thành Níp-bàn vẫn có, không thành Níp-bàn vẫn có; mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vậy: “Phải nói rằng Níp-bàn vẫn có, vật chất vẫn có, thành Níp-bàn vẫn có, không thành Níp-bàn vẫn có”. Do nhân đó Níp-bàn cũng không thành Níp-bàn, vật chất phi Níp-bàn cũng thành Níp-bàn, như thế là sai.

383.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng quá khứ vẫn có, vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, mỗi một Sắc nào luôn cả quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa, như thế đều gọi là Sắc uẩn. Mỗi một Thọ nào ... mỗi một Tưởng nào ... mỗi một Hành nào ... mỗi một Thức nào ... luôn cả quá khứ, vị lai, hiện tại hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa, như thế đều gọi là Thức uẩn”. Như vậy vẫn có nghe chắc thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì quá khứ vẫn có, vị lai vẫn có chớ gì!

384.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có, vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, đường lối của ngôn ngữ, đường lối của tên, đường lối của chế định, cả ba cách này bực Sa Môn phạm chí biết tất cả không phủ nhận, không từng phủ nhận, không ghét gớm, sẽ không ghét gớm, không đặng chống đối; thế nào là ba cách:

a. Sắc nào đã luống qua, đã diệt đi, lìa khỏi rồi, đã thay đổi, sắc đó họ tường thuật với nhau rằng đặng có rồi, họ nói rằng đặng có rồi, họ chế định rằng đặng có rồi, nhưng sắc đó họ không tường thuật với nhau rằng vẫn có, họ không tường thuật với nhau sẽ có. Thọ nào ... Tưởng nào ... Hành nào ... Thức nào đã luống qua, đã diệt rồi, đã lìa rồi, thay đổi rồi, thức đó họ tường thuật với nhau rằng đặng có rồi, họ gọi rằng đặng có rồi, họ định đặt rằng có rồi, nhưng thức đó họ không tường thuật nhau rằng vẫn có, họ không tường thuật nhau rằng sẽ có.

b. Sắc nào chưa sanh, chưa hiện bày, sắc đó họ tường thuật nhau rằng sẽ có, họ gọi rằng sẽ có, họ định đặt rằng sẽ có, sắc đó họ không tường thuật rằng vẫn có, họ không tường thuật nhau đặng có rồi. Thọ nào ... Tưởng nào ... Hành nào ... Thức nào chưa sanh, chưa hiện bày thức đó họ tường thuật rằng sẽ có, họ gọi rằng sẽ có, họ định đặt rằng sẽ có, nhưng không nói nhau rằng vẫn có, họ không nói nhau rằng đặng có.

c. Sắc nào đã sanh, hiện bày rồi, sắc đó họ nói nhau vẫn có, họ kêu là vẫn có, họ định đặt rằng vẫn có, nhưng họ không nói nhau rằng đặng có rồi, họ không nói nhau rằng sẽ có. Thọ nào ... Tưởng nào ... Hành nào ... Thức nào đã sanh, hiện khởi, thức đó họ gọi nhau rằng vẫn có, họ kêu rằng vẫn có, họ cho rằng vẫn có, nhưng thức đó họ không nói nhau là đã đặng có, không gọi nhau là sẽ có.

Này chư Phíc-khú, lối của ngôn, lối của ngữ, lối của danh, của định đặt, chính những ba cách này mà Sa Môn, Phạm Chí, bực tất cả không phủ nhận, không từng phủ nhận, không đáng ghét gớm, sẽ không ghét gớm, không đặng chống đối, dù người thành ra cao kỳ, dân cường ngạnh, kẻ vô nhân kiến, vô hành kiến, vô kiến cũng đặng trong hệ đường lối ngữ, đường lối danh, đường lối định đặt, cả ba cách này mà ta không nên chê bai, ta không nên chống đối, điều đó do nhân chi? Bởi sợ cách chê trách, cách tranh biện; Cách này vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng quá khứ vẫn có, vị lai vẫn có chớ gì.

385.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài Phắc-Gú-Ná (Phagguna) hỏi Đức Thế Tôn như vầy: “Bạch Ngài, người sau khi Chư Phật đã viên tịch qua rồi, có pháp cơ quan cao siêu mà đã chặt rồi, có đường mà đã chặt rồi, có luân hồi mà đã hạn chế, lướt tất cả khổ đặng rồi cho hiện bày, nên cho hiện bày, đặng bằng nhãn nào thì nhãn đó vẫn có phải chăng? ... Thiệt đó vẫn có phải chăng? ... Người mà sau khi Chư Phật đã viên tịch rồi, có pháp cơ quan cao siêu mà chặt rồi, có đường lối mà đã chặt, có luân hồi mà đã hạn chế, đã lướt đặng tất cả khổ cho hiện bày, phải cho hiện bày đặng bằng ý nào thì ý đó vẫn có phải chăng? Này Phắc-Gú-Ná, người mà sau khi Chư Phật đã viên tịch rồi, có pháp cơ quan cao mà đã chặt, có đường lối mà đã chặt, có luân hồi mà đã hạn chế, đã lướt đặng tất cả khổ cho hiện bày đặng bằng nhãn nào thời nhãn đó vẫn không có đâu ... Thiệt đó vẫn không có đâu ... Người mà sau khi Chư Phật đã viên tịch có pháp cơ quan cao siêu mà đã chặt, có đường lối mà đã chặt, có luân hồi mà đã hạn chế, lướt khỏi tất cả khổ đặng rồi cho hiện bày, phải cho hiện bày đặng bằng ý nào thì ý đó vẫn không có đâu”. Như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó không nên nói rằng quá khứ vẫn có chớ gì!

386.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài Nanh-Đá-Cá (Nandaka) có tường thuật rằng: “Tham đặng có rồi trong khi trước, điều đó đã thành sự không tốt. Tham đó bây giờ vẫn không có, điều đó thành sự tốt. Sân đã đặng có rồi trong khi trước ... Si đã đặng có rồi trong khi trước, điều đó đã đặng thành sự không tốt. Si đó bây giờ vẫn không có, điều đó thành sự tốt”. Như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng quá khứ vẫn có chớ gì!

387.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, nếu mà sự vui, sự hớn hở, sự muốn vẫn có trong Đoàn thực, Thức cũng đã vững vàng, đã tươi tốt, do Đoàn thực đó thức đã vững vàng, đã tươi tốt trong chỗ nào thì sự đè nén của danh sắc cũng vẫn có trong nơi ấy, sự đè nén của danh sắc vẫn có trong chỗ nào thì sự tăng tiến của Hành tất cả cũng vẫn có trong nơi đó, sự tăng tiến của chư hành vẫn có trong nơi nào thì cách sanh trong tân hữu (bhāva) sau này cũng vẫn có trong nơi đó, cách sanh của tân hữu (bhāva) sau này cũng vẫn có trong nơi nào thì Sanh, Lão, Tử cũng còn vẫn có sau này, trong khi đó Sanh, Lão, Tử còn vẫn có sau này trong nơi nào thời ta tường thuật rằng chỗ đó còn có Sầu, còn có bụi bặm, còn có sự ép chế. Này chư Phíc-khú, nếu mà sự mừng, sự phấn khởi, sự ham muốn vẫn còn trong Xúc thực ... trong Tư thực ... trong Thức thực thì ta cho rằng chỗ đó còn có Sầu, có bụi bặm, có sự ép uổng, có sự bực bội. Như thế vẫn có nghe chắc thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì cũng không nên nói rằng vị lai vẫn có chớ gì ?

388.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, nếu mà sự vui thích, sự hớn hở, sự ham muốn vẫn không có với Đoàn Thực, thì Thức cũng đã không đình trụ, đã không tươi tốt do với Đoàn thực đó, Thức đã không cố gắng vững vàng, đã không tươi tốt trong nơi nào thì sự dằn xuống của danh sắc cũng vẫn không có trong chỗ đó. Nếu sự dằn xuống của danh sắc không có nơi chỗ nào thì sự tăng tiến của chư hành cũng vẫn không có nơi chỗ đó, sự tăng tiến của chư hành không có nơi chỗ nào thì cách sanh trong tân hữu (bhāva) sau này cũng không có nơi chỗ đó. Cách sanh tân hữu (bhāva) sau này không có nơi chỗ nào thì Sanh, Lão, Tử sau này cũng không có nơi chỗ đó. Mà Sanh, Lão, Tử sau này không có nơi chỗ nào thì ta nói rằng chỗ đó không có Sầu, không có trần lao, không có sự áp bức. Này chư Phíc-khú, nếu mà sự vui, sự mừng, sự phớn phở, sự ham muốn không có với Xúc thực ... với Tư thực... với Thức thực ... Ta nói rằng chỗ đó không có Sầu, không có trần lao, không có áp bức. Thế vậy vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng vị lai vẫn có chớ gì ?

Dứt Chư tài vật ngữ

---

QUÁ KHỨ UẨN NGỮ (ATITAKHANDHADIKATHA)

389.

* Phản ngữ: Quá khứ thành uẩn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Quá khứ thành xứ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Quá khứ thành giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Quá khứ thành uẩn, xứ, giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

390.

* Phản ngữ: Vị lai thành uẩn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Vị lai thành xứ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Vị lai thành giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Vị lai thành uẩn, xứ, giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

391.

* Phản ngữ: Hiện tại thành uẩn, hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ thành uẩn, quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Hiện tại thành xứ, hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ thành xứ, quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Hiện tại thành giới, hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ thành giới, quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Hiện tại thành uẩn, xứ, giới; hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ thành uẩn, xứ, giới; quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

392.

* Phản ngữ: Hiện tại thành uẩn, hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vị lai thành uẩn, vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Hiện tại thành xứ, hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vị lai thành xứ, vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Hiện tại thành giới, hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vị lai thành giới, vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Hiện tại thành uẩn, xứ, giới, hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Vị lai thành uẩn, xứ, giới, vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

393.

* Phản ngữ: Quá khứ thành uẩn, quá khứ vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Hiện tại thành uẩn, hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Quá khứ thành xứ, quá khứ vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Hiện tại thành xứ, hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Quá khứ thành giới, quá khứ vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Hiện tại thành giới, hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Quá khứ thành uẩn, xứ, giới; quá khứ vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Hiện tại thành uẩn, xứ, giới; hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

394.

* Phản ngữ: Vị lai thành uẩn, vị lai vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Hiện tại thành uẩn, hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Vị lai thành xứ ... Vị lai thành giới ... Vị lai thành uẩn, xứ, giới, vị lai vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Hiện tại thành uẩn, xứ, giới, hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

395.

* Phản ngữ: Sắc quá khứ thành uẩn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc quá khứ thành xứ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc quá khứ thành giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc quá khứ thành uẩn, xứ, giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

396.

* Phản ngữ: Sắc vị lai thành uẩn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc vị lai thành xứ phải chăng? ... Sắc vị lai thành giới phải chăng? ... Sắc vị lai thành uẩn, xứ, giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

397.

* Phản ngữ: Sắc hiện tại thành uẩn, sắc hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc quá khứ thành uẩn, sắc quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc hiện tại thành xứ ... Sắc hiện tại thành giới ... Sắc hiện tại thành uẩn, xứ, giới, sắc hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc quá khứ thành uẩn, xứ, giới, sắc quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

398.

* Phản ngữ: Sắc hiện tại thành uẩn, sắc hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc vị lai thành uẩn, sắc vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc hiện tại thành xứ ... Sắc hiện tại thành giới ... Sắc hiện tại thành uẩn xứ giới, sắc hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc vị lai thành uẩn xứ giới, sắc vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó..

399.

* Phản ngữ: Sắc quá khứ thành uẩn, sắc quá khứ không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc hiện tại thành uẩn, sắc hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc quá khứ thành xứ ... Sắc quá khứ thành giới ... Sắc quá khứ thành uẩn xứ giới, sắc quá khứ vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc hiện tại thành uẩn xứ giới, sắc hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc vị lai thành uẩn, sắc vị lai vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc hiện tại thành uẩn, sắc hiện tại không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Sắc vị lai thành xứ ... Sắc vị lai thành giới ... Sắc vị lai thành uẩn xứ giới, sắc vị lai vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc hiện tại thành uẩn xứ giới, sắc hiện tại vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

400.

* Phản ngữ: Thọ quá khứ ... Tưởng quá khứ ... Hành quá khứ ... Thức quá khứ thành uẩn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Thức quá khứ thành xứ ... Thức quá khứ thành giới ... Thức quá khứ thành uẩn xứ giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

401.

* Phản ngữ: Thức vị lai thành uẩn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Thức vị lai thành xứ ... Thức vị lai thành giới ... Thức vị lai thành uẩn xứ giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

402.

* Phản ngữ: Thức hiện tại thành uẩn, thức hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức quá khứ thành uẩn, thức quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Thức hiện tại thành xứ ... Thức hiện tại thành giới ... Thức hiện tại thành uẩn xứ giới, thức hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức quá khứ thành uẩn, xứ, giới; thức quá khứ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

403.

* Phản ngữ: Thức hiện tại thành uẩn, thức hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức vị lai thành uẩn, thức vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Thức hiện tại thành xứ ... Thức hiện tại thành giới, thức hiện tại thành uẩn xứ giới, thức hiện tại vẫn có phải chăng?

* Phản ngữ: Thức vị lai thành uẩn, xứ, giới; thức vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

404.

* Phản ngữ: Thức quá khứ thành uẩn, thức quá khứ không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức hiện tại thành uẩn, thức hiện tại không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Thức quá khứ thành xứ ... Thức quá khứ thành giới ... Thức quá khứ thành uẩn xứ giới, thức quá khứ không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức hiện tại thành uẩn, xứ, giới; thức hiện tại vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

405.

* Phản ngữ: Thức vị lai thành uẩn, thức vị lai không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức hiện tại thành uẩn, thức hiện tại không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Thức vị lai thành xứ ... Thức vị lai thành giới ... Thức vị lai thành uẩn, xứ, giới; thức vị lai vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thức hiện tại thành uẩn, xứ, giới; thức hiện tại không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

406.

* Tự ngôn: Chớ nên nói rằng uẩn xứ giới thành quá khứ, hoặc thành vị lai, như thế vẫn không có đâu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, lối của ngữ, cách kêu tên, lối chế định. Ba cách này mà Sa Môn, Bà La Môn và tất cả bực hiểu biết không phủ nhận, không từng phủ nhận, không đáng ghét, sẽ không ghét, không đặng bày bác ...”. Như thế vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó uẩn, xứ, giới thành quá khứ và vị lai như thế cũng vẫn có chớ gì!

407.

* Phản ngữ: Uẩn xứ giới mà thành quá khứ và vị lai những thế không có đâu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, sắc mỗi một thứ mà thành quá khứ, hiện tại, vị lai ... như thế gọi là Sắc uẩn. Thọ mỗi thứ nào ... Tưởng mỗi thứ nào ... Hành mỗi thứ nào ... Thức mỗi thứ nào, mà thành quá khứ, hiện tại, vị lai. Như thế gọi là Thức uẩn”. Như vậy vẫn có nghe thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng uẩn, xứ, giới thành quá khứ và vị lai, như vậy vẫn không có chứ gì!

Dứt Quá khứ uẩn ngữ

---

THÍCH HỢP NGỮ (EKACCAMATTHITIKATHA)

408.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Hoặc thứ có quá khứ, hoặc thứ không có quá khứ.

* Tự ngôn: Có thứ quá khứ đã diệt rồi, có thứ quá khứ chưa diệt mất, có thứ đã lìa, có thứ chưa lìa mất, có thứ sụp tối rồi, có thứ chưa sụp tối, có thứ đã tiêu mất, có thứ chưa tiêu mất phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

409.

* Tự ngôn: Quá khứ có phần vẫn có, có phần không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả chỗ thành quá khứ có thứ vẫn có, có thứ vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

410.

* Tự ngôn: Quá khứ có thứ cũng có, có thứ cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp thành quả rồi mới thành quá khứ cũng có thứ có, có thứ không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

411.

* Tự ngôn: Quá khứ cũng có thứ có, cũng có thứ không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà không thành quả quá khứ có thứ cũng có, có thứ cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

412.

* Tự ngôn: Quá khứ cũng có thứ có, cũng có thứ không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cái chi có, cái chi không có? Phản ngữ: Pháp mà chưa thành chỗ thành quá khứ vẫn có, pháp mà đã cho quả thì là quá khứ không có.

413.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả đã luống qua, những pháp ấy vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà đã thành quả qua khỏi rồi, pháp ấy vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

414.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả luống qua rồi, những pháp đó vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà không có quả đã luống qua rồi, những pháp đó còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

415

* Tự ngôn: Pháp mà đã cho quả qua khỏi rồi, những pháp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả đã luống qua, những pháp đó vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp mà đã cho quả luống qua rồi, những pháp đó vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà không có quả luống qua rồi, những pháp đó vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

416.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả luống qua rồi, những pháp đó vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả chỗ thành quá khứ, đã diệt rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp chưa cho quả chỗ thành quá khứ đã diệt đi, cũng không nên nói rằng pháp mà không cho quả chỗ thành quá khứ đã diệt đi, những pháp đó vẫn còn có.

417.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả chỗ thành quá khứ đã diệt mất, những pháp đó vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp nào đã cho quả thuộc quá khứ diệt mất rồi, những pháp đó còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả thuộc quá khứ đã diệt mất, những pháp đó vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà không có quả quá khứ đã diệt mất, nhưng pháp đó vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp mà đã cho quả thuộc quá khứ diệt mất rồi, những pháp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp nào chưa cho quả thuộc quá khứ diệt mất rồi, những pháp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp đã cho quả thuộc quá khứ diệt mất rồi, những pháp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà không có quả thuộc quá khứ diệt mất rồi, những pháp đó vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

418.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả thuộc về quá khứ diệt mất rồi, những pháp đó còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà đã cho quả thuộc quá khứ diệt mất rồi, những pháp đó không còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà đã cho quả một phần nào, chưa cho quả một phần thuộc quá khứ diệt mất rồi, những pháp đó có phần có, có phần không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

419.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng pháp mà chưa cho quả đã luống qua, những pháp đó vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Pháp mà chưa cho quả thuộc về quá khứ, còn sẽ cho quả chẳng phải phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà pháp chưa cho quả thuộc về quá khứ, còn sẽ cho quả, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng pháp mà chưa cho quả luống qua rồi, những pháp đó vẫn còn có.

* Tự ngôn: Pháp mà chưa cho quả luống qua rồi, những pháp đó vẫn có giải như vầy: “Còn sẽ cho quả” phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là hiện tại vì giải rằng còn sẽ cho quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Gọi rằng hiện tại vì giải rằng còn sẽ cho quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà thành hiện tại cũng gọi là không có do giải sẽ diệt mất luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

420.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Có thứ có, có thứ không có.

* Tự ngôn: Vị lai có thứ đã sanh, có thứ chưa sanh, có thứ đã sanh có thứ chưa sanh đầy đủ, có thứ đã sanh ra, có thứ chưa, có thứ đã hiện bày, có thứ chưa hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

421.

* Tự ngôn: Vị lai có thứ vẫn có, có thứ vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp sẽ sanh là vị lai, có thứ cũng có, có thứ cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cũng có thứ vị lai ... Pháp phi sẽ sanh (anuppādino).

422.

* Tự ngôn: Vị lai có thứ có, có thứ không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: cái chi có, cái chi không có? Phản ngữ: Pháp sẽ sanh thuộc vị lai vẫn có, Pháp phi sẽ sanh thành vị lai không có.

* Tự ngôn: Pháp sẽ sanh thời thành vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp phi sẽ sanh thì thành vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp phi sẽ sanh mà thành vị lai vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp sẽ sanh mà thành vị lai vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp sẽ sanh thời thành vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp sẽ sanh mà thành vị lai chưa sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp sẽ sanh (uppādino) thành vị lai chưa sanh thời không nên nói rằng pháp sẽ sanh mà thành vị lai vẫn có.

423.

* Tự ngôn: Pháp sẽ sanh thời thành vị lai chưa sanh, những pháp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp phi sẽ sanh thành vị lai chưa sanh, những pháp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp phi sẽ sanh là vị lai chưa sanh vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp sẽ sanh thuộc vị lai chưa sanh vẫn chưa có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

424.

* Phản ngữ: Không nên nói pháp sẽ sanh thành vị lai vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Pháp sẽ sanh thành vị lai sẽ sanh ra phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng pháp sẽ sanh thành vị lai sẽ sanh ra, chính do đó Ngài mới nói rằng pháp sẽ sanh thành vị lai vẫn có.

425.

* Tự ngôn: Pháp sẽ sanh là vị lai gọi rằng có, bởi vì như vầy: “Sẽ sanh ra” phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi rằng hiện tại do có giải rằng sẽ phát sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Gọi là hiện tại do có giải rằng sẽ phát sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp thành hiện tại gọi là không có, bởi do giải rằng “diệt” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Phần thích hợp ngữ

---

NIỆM XỨ NGỮ (SATIPAṬṬHANAKATHA)

426.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Niệm quyền, thành Niệm lực, thành Niệm, thành Niệm giác chi, thành đạo độc đoán, thành nhân đưa đến sự dứt hết, thành nhân đưa đến việc đắc chứng, thành nhân đưa đến Níp-bàn, không thành cảnh của lậu, không thành cảnh của triền, không thành cảnh của phược, không thành cảnh của bộc, không thành cảnh của phối, không thành cảnh của cái, không thành cảnh của khinh thị, không thành cảnh của thủ, không thành cảnh của phiền não. Tất cả pháp thành niệm Phật, thành niệm Pháp, thành niệm Tăng, thành niệm giới, thành niệm thí, thành niệm (chư) Thiên, thành niệm tức quan, thành niệm tử, thành niệm thân, thành niệm tịnh (Níp-bàn) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

427.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn xứ thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn xứ thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn xứ thành Niệm, thành Niệm quyền, thành Niệm lực, thành Chánh niệm, thành Niệm giác chi, thành đạo độc đoán, thành nhân đến sự dứt tuyệt, thành nhân đến sự đắc chứng, thành nhân đưa đến Níp-bàn, không thành cảnh của Lậu, không thành cảnh của triền ... không thành cảnh của Phiền não. Nhãn xứ thành Niệm Phật, thành Niệm Pháp, thành Niệm Tăng, thành Niệm giới, thành Niệm thí, thành Niệm (chư) Thiên, thành Niệm số tức quan, thành Niệm tử, thành Niệm thân, thành Niệm tịnh (Níp-bàn) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ ... Sắc xứ ... Thinh xứ ... Khí xứ ... Vị xứ ... Xúc xứ ... Ái tình (rāga)..., Sân, Si, Ngã mạn, Tà kiến, Hoài nghi, Hôn trầm, Điệu cử, Vô tàm ... Vô úy thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô úy thành Niệm xứ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô úy thành Niệm, thành Niệm quyền, thành Niệm lực, thành Chánh niệm ... thành Niệm thân, thành Niệm tịnh (Níp-bàn) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

428.

* Tự ngôn: Niệm thành Niệm xứ và Niệm đó thành Niệm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn xứ thành Niệm xứ và Nhãn xứ thành Niệm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Niệm thành Niệm xứ và Niệm đó thành Niệm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ xứ ... Thân xứ, Sắc xứ ... Xúc xứ, Ái tình (rāga) Sân, Si, Ngã mạn ... Vô úy thành Niệm xứ, và Vô úy thành Niệm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

429.

* Tự ngôn: Nhãn xứ thành Niệm xứ, nhưng Nhãn xứ đó thành Niệm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Niệm thành Niệm xứ, nhưng Niệm đó không thành Niệm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ xứ ... Thân xứ, Sắc xứ ... Xúc xứ, Ái tình (rāga) Si ... Vô úy thành Niệm, thành Niệm xứ, nhưng Vô úy đó không thành Niệm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Niệm thành Niệm xứ, nhưng Niệm đó không thành Niệm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

430.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tất cả pháp thành Niệm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Niệm mở mối chư pháp đặng đình trụ phải chăng? Tự ngôn: Nếu mà Niệm mở mối chư pháp đình trụ vững vàng đặng, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tất cả pháp thành Niệm.

431.

* Tự ngôn: Do Niệm mở mối chư pháp đặng đình trụ, như đó chư pháp mới gọi là Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Xúc mở mối chư pháp đình trụ đặng, như thế mới là xúc vị trí (Phassapaṭṭhāna) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

432.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Thọ ... do Tưởng ... Tư (Cetanā) ... Tâm mở mối tất cả pháp vững vàng đặng, thế đó tất cả pháp mới gọi là Tâm xứ (Cittapaṭṭhāna) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

433.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh thành bực Niệm vững vàng là người hiệp với Niệm, người kiên cố với Niệm thì Niệm là pháp đương nhiên đưa đến vững vàng cho tất cả chúng sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

434.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, những người nào không đặng hưởng Niệm thân, những người đó không đặng hưởng bất tử (amata). Những người nào hưởng Niệm thân thì những người đó đặng hưởng bất tử (amata)”. Thế đó vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh tất cả tiến hóa, tiến hành, sử dụng, huấn luyện làm cho nhiều bằng Niệm thân phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

435.

* Tự ngôn: Pháp tất cả thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, đây là đạo, con đường độc đạo (ekāyana) có thể làm cho trong sạch nơi tất cả chúng sanh, hầu lướt đến thế giới Chư thiên đặng phá diệt nơi khổ và ưu, hầu chứng Thánh Đạo cơ quan ra khỏi khổ đế làm cho rõ Níp-bàn, đây là Tứ niệm xứ”. Thế vậy vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành đạo độc đoán (ekāyanamagga) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

436.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, thất báu (Ratana) hiện bày do Chuyển luân thánh vương xuất hiện. Thất báu (Ratana) là chi? Một là xe ngọc báu phát hiện, hai là tượng ngọc báu xuất hiện, ba là ngựa ngọc báu phát hiện, bốn là ngọc báu như ý phát hiện, năm là ngọc nữ phát hiện, sáu là gia trưởng báu phát hiện, bảy là binh ngọc báu phát hiện do Chuyển luân thánh vương ra đời. Này chư Phíc-khú, bảy cách báu là: Niệm Giác chi hiện bày do Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri ra đời. Thế nào là bảy cách báu: thứ nhất là Niệm Giác chi hiện bày, báu thứ hai là Trạch pháp Giác chi hiện bày, báu thứ ba là Cần Giác chi hiện bày, báu thứ bốn là Hỷ Giác chi hiện bày, báu thứ năm là An tịnh Giác chi hiện bày, báu thứ sáu là Định Giác chi hiện bày, báu thứ bảy là Xả Giác chi hiện bày. Này chư Phíc-khú, nhưng bảy cách là giác chi này phát hiện do Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri ra đời”. Thế này vẫn có nghe thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành báu là Niệm Giác chi hiện bày, do Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Ngài ra đời phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả pháp thành Chánh cần ... thành Như ý túc ... thành (Ngũ) Quyền ... thành (Ngũ) lực ... thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Niệm xứ ngữ

---

HỮU VÔ NGỮ (HEVATTHITIKATHĀ)

437.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: vẫn có bằng tướng trạng (bhāva) cách này, không có bằng trạng thái thứ này.

* Tự ngôn: Chính là có cũng có, chính là không có cũng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chính là có cũng đó, chính là không có cũng đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa rằng có cũng là ý nghĩa không có, ý nghĩa không có cũng là ý nghĩa có. Sự vẫn có cũng là sự vẫn không có, sự vẫn không có cũng là sự vẫn có. Chế định rằng có hoặc là vẫn không có cũng vậy, nói vẫn không có hoặc nói vẫn có cũng vậy; cả hai chế định này cũng một thứ, có một ý nghĩa đồng như nhau giống nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

438.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: vẫn có với trạng thái cách này, không có với trạng thái cách này.

* Tự ngôn: Chính là có cũng đó, chính là không có cũng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chính là có cũng đó, chính là không có cũng đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa nói có là ý nghĩa nói không có, ý nghĩa nói không có là ý nghĩa nói có. Sự có cũng là sự không có, sự không có cũng là sự có. Chế định gọi có hoặc gọi không có cũng vậy. Nói không có hoặc nói có cũng vậy, cả hai chế định này cũng một thứ, một ý nghĩa đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

439.

* Tự ngôn: Hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Có với trạng thái cách này, không có với trạng thái cách này.

* Tự ngôn: Chính là có cũng đó, chính là không có cũng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có chính cũng là đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa nói có cũng là ý nghĩa nói không có ... đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

440.

* Tự ngôn: Quá khứ vẫn có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có với trạng thái cách nào, không có với trạng thái cách nào? Phản ngữ: Quá khứ có với trạng thái gọi quá khứ, quá khứ không có với trạng thái gọi vị lai, quá khứ không có với trạng thái gọi hiện tại.

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có chính cũng là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó…

* Tự ngôn: Có cũng chính là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa nói có cũng là ý nghĩa nói không có, ý nghĩa nói không có cũng là ý nghĩa nói có; sự vẫn có cũng là sự vẫn không có; sự không có cũng là sự có. Định đặt rằng có hoặc nói là không có cũng vậy, nói không có hay là nói có cũng vậy, nói có hay là nói không có cũng vậy, chế định cả hai đây cũng một thứ, một ý nghĩa đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

441.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có với trạng thái cách này, không có với trạng thái cách này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị lai vẫn có với trạng thái cách nào, không có với trạng thái cách nào? Phản ngữ: Vị lai có với trạng thái gọi vị lai, vị lai không có với trạng thái gọi quá khứ, vị lai không có với trạng thái gọi hiện tại.

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa nói có cũng là ý nghĩa nói không, ý nghĩa nói không cũng là ý nghĩa nói có ... đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

442.

* Tự ngôn: Hiện tại vẫn có bằng trạng thái cách này, không có bằng trạng thái cách này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có bằng trạng thái cách nào, không có bằng trạng thái cách nào? Phản ngữ: Hiện tại vẫn có với trạng thái hiện tại, hiện tại không có với trạng thái gọi quá khứ, hiện tại không có với trạng thái gọi vị lai.

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có chính cũng là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có chính cũng là đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa nói có cũng là ý nghĩa nói không có ... đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

443.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng quá khứ vẫn có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này. Vị lai có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này. Hiện tại có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ có với trạng thái gọi vị lai, quá khứ có với trạng thái gọi hiện tại. Vị lai có với trạng thái gọi quá khứ, vị lai có với trạng thái gọi hiện tại. Hiện tại có với trạng thái gọi quá khứ, hiện tại có với trạng thái gọi vị lai phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó quá khứ, cũng có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này. Vị lai có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này. Hiện tại có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này chớ gì!

444.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Vẫn có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này.

* Tự ngôn: Có cũng chính là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có chính cũng là đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa gọi có cũng là ý nghĩa gọi không. Ý nghĩa gọi không cũng là ý nghĩa gọi có. Sự có cũng là sự không, sự không cũng là sự có. Chế định gọi rằng có hoặc gọi rằng không cũng vậy. Nói không có hoặc gọi có cũng vậy. Cả hai chế định này cũng một thứ, một ý nghĩa đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Vẫn có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này.

* Tự ngôn: Có cũng chính là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có cũng chính là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa nói có cũng tức là ý nghĩa nói không ... đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc vẫn có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có với trạng thái cách nào, không có với trạng thái cách nào? Phản ngữ: Sắc vẫn có với trạng thái gọi là Sắc, Sắc không có với trạng thái gọi là Thọ... Sắc không có với trạng thái gọi là Tưởng ... Sắc không có với trạng thái gọi là Hành ... Sắc không có với trạng thái gọi là Thức.

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có chính cũng là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có cũng chính là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa nói có cũng là ý nghĩa nói không ... đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có với trạng thái thứ nào, không có với trạng thái thứ nào? Phản ngữ: Thức vẫn có với trạng thái gọi Thức, Thức không có với trạng thái gọi Sắc ... Thức không có với trạng thái gọi Thọ ... Thức không có với trạng thái gọi Tưởng ... Thức không có với trạng thái gọi Hành.

* Tự ngôn: Có cũng chính là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có chính cũng là đó, không có cũng chính là đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý nghĩa nói có cũng là ý nghĩa nói không ... đều đồng như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

445.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Sắc có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này. Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức có với trạng thái thứ này, không có với trạng thái thứ này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc có với trạng thái gọi Thọ ... Sắc có với trạng thái gọi Tưởng ... Sắc có với trạng thái gọi Hành ... Sắc có với trạng thái gọi Thức. Thọ, Tưởng, Hành, Thức có với trạng thái gọi Sắc. Thức có với trạng thái gọi Thọ ... Thức có với trạng thái gọi Hành phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì Sắc cũng vẫn có với trạng thái thế này không có với trạng thái thế này. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng vẫn có với trạng thái thế này, không có với trạng thái thế này chớ gì!

Dứt Hữu vô ngữ

Dứt Đại phẩm thứ nhất

---

PHẨM THỨ HAI

---

THA DẪN NGỮ (PARŪPAHĀRAKATHĀ)

446.

* Tự ngôn: Sự xuất tinh của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái tình, tình dục, sự phát khởi Ái dục, Dục triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

447.

* Tự ngôn: Ái tình, Ái dục, sự phát khởi Ái dục, Ái dục triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái không có với La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ái tình, tình dục, sự phát khởi tình dục, Ái dục triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái không có với La Hán thời không nên nói rằng sự xuất tinh của La Hán vẫn có.

448.

* Tự ngôn: Sự xuất tinh của phàm phu vẫn có và Ái tình, Ái dục, sự phát khởi của Ái dục, Ái dục triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái của họ cũng còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự xuất tinh của La Hán vẫn có và Ái tình, Ái dục, sự phát khởi của Ái dục, Dục dục cái của Ngài cũng còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

449.

* Tự ngôn: Sự xuất tinh của La Hán vẫn còn có, nhưng Ái tình, Ái dục, sự phát khởi của Ái dục ... Dục dục cái không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự xuất tinh của phàm phu vẫn có, nhưng Ái tình, Ái dục, sự phát khởi Ái dục ... Dục dục cái không có với họ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

450.

* Tự ngôn: Sự xuất tinh của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giải ý nghĩa bằng cách nào? Phản ngữ: Giải ý nghĩa bằng cách như vầy: “Thiên Ma vào làm cách xuất tinh của La Hán”.

451.

* Tự ngôn: Thiên Ma (Māra devatā) vào xuất tinh của La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiên Ma vẫn có sự xuất tinh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

452.

* Tự ngôn: Thiên Ma không có cách xuất tinh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thiên Ma không có cách xuất tinh thời không nói Thiên Ma vào xuất tinh nơi La Hán.

453.

* Tự ngôn: Thiên Ma vào xuất tinh nơi La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiên Ma tự xuất tinh và vào làm cho người khác xuất tinh đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

454.

* Tự ngôn: Thiên Ma tự xuất tinh và vào làm cho người khác xuất tinh không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thiên Ma tự xuất tinh và vào làm cho người khác xuất tinh không đặng thời không nên nói Thiên Ma vào làm xuất tinh nơi La Hán.

455.

* Tự ngôn: Thiên Ma vào làm cách xuất tinh nơi La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhập vào theo chưng lông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

456.

* Tự ngôn: Thiên Ma vào làm cách xuất tinh nơi La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bởi do nhân chi? Phản ngữ: Vì sẽ làm cho Ngài phải bị Hoài nghi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

457.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi trong Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, Hoài nghi điều học, Hoài nghi đời quá khứ, Hoài nghi đời vị lai, Hoài nghi cả đời quá khứ và vị lai, Hoài nghi pháp Y tương sinh phải nương nhau mới có sanh ra, những cách ấy còn phát sanh cho La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

458.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, Hoài nghi điều học, Hoài nghi đời quá khứ, Hoài nghi đời vị lai, Hoài nghi cả đời quá khứ và vị lai, Hoài nghi pháp Y tương sinh phải trợ nhau mới có sanh ra, những cách ấy không có phát sanh với La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự Hoài nghi Phật bảo ... Sự Hoài nghi pháp Y tương sinh phải trợ nhau mới sanh ra; những cách ấy chẳng có với La Hán thời không nên nói rằng La Hán còn có sự Hoài nghi.

459.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của phàm phu còn có và sự Hoài nghi Phật bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh là phải do duyên trợ mới có ra của họ vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán còn sự Hoài nghi và Hoài nghi Phật bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh là pháp phải do trợ mới sanh ra như thế của Ngài cũng còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

460.

* Tự ngôn: La Hán còn sự Hoài nghi, nhưng sự Hoài nghi Phật bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh là pháp phải do nhân trợ mới sanh ra, như thế của Ngài không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của phàm phu vẫn có, nhưng sự Hoài nghi Phật bảo ... Sự Hoài nghi pháp Y tương sinh là pháp do nhân trợ mới sanh ra, như thế của họ không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của phàm phu vẫn có, nhưng sự Hoài nghi Phật bảo ... Sự Hoài nghi pháp Y tương sinh là pháp do nhân trợ mới sanh ra, như thế của họ không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

461.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán thành quả của những gì? Thành quả của cách ăn, cách uống, cách nhai, cách liếm.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán thành quả của sự ăn, uống, nhai, liếm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi một người nào còn ăn, còn uống, còn nhai, còn liếm thời cách xuất tinh của mỗi một người ấy vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

462.

* Tự ngôn: Mỗi một người nào còn ăn, còn uống, còn nhai, còn liếm thời cách xuất tinh của mỗi một người ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Anh hài (con nít mới sanh) còn ăn, còn uống, còn nhai, còn liếm thời cách xuất tinh vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

463.

* Tự ngôn: Hạng phi nam nữ còn ăn, còn uống, còn nhai, còn liếm thời cách xuất tinh của người phi nam nữ vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

464.

* Tự ngôn: Hàng Chư thiên còn ăn, còn uống, còn nhai, còn liếm thời cách xuất tinh của hàng Chư thiên vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

465.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán là quả của sự ăn, sự uống, sự nhai, sự liếm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thành tựu quả của Ngài vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

466.

* Tự ngôn: Đại tiện, tiểu tiện của La Hán là quả của sự ăn, sự uống, sự nhai, sự liếm thời sự thành tựu quả của Ngài vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán là quả của sự ăn uống, sự nhai, sự liếm thời sự thành quả của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

467.

* Tự ngôn: Sự xuất tinh của La Hán là quả của cách ăn uống, cách nhai, cách liếm, nhưng sự thành tựu quả không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đại tiện, tiểu tiện của La Hán là quả của cách ăn, cách uống, cách nhai, cách liếm nhưng sự thành tựu quả không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

468.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán đáng hưởng pháp dâm dục, đáng còn làm cho pháp dâm dục sanh ra, đáng nằm nơi chỗ nằm, ép bức với con, đáng dùng vải nỉ và nhuyễn, đáng hứng thú mùi bông thơm và đồ thơm tho mình, đáng vui thích với vàng bạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

469.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của phàm phu vẫn có nên phàm phu phải hưởng dâm dục, còn làm cho pháp dâm dục phát sanh ... phải ưa thích bạc vàng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn có thời La Hán phải hưởng dâm dục, còn làm cho pháp dâm dục phát sanh ... phải ưa thích bạc vàng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

470.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn còn, nhưng La Hán sẽ phải hưởng dâm dục, sẽ phải làm cho pháp dâm dục sanh lên ... và sẽ phải ưa thích bạc vàng đều không có đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của phàm phu vẫn có, nhưng phàm phu sẽ phải hưởng dâm dục, sẽ phải còn cho pháp dâm dục phát sanh sẽ phải nằm nơi chỗ nằm mà ép bức với con, sẽ phải dùng vải nỉ nhuyễn, sẽ phải chưng bông và đồ thơm thoa và sẽ phải vui thích với bạc vàng cũng chẳng có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

471.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái mà La Hán đã trừ tuyệt rút rễ hết làm cho đặng như thốt nốt đứt đọt, làm cho sau này không còn sanh ra nữa là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ái của La Hán đã trừ tuyệt rút rễ hết, làm cho như cây thốt nốt đứt đọt, làm cho sau này không còn sanh nữa theo lẽ thường thời không nên nói rằng cách xuất tinh La Hán vẫn còn.

472.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân, ... Si, Ngã mạn, Tà kiến, Hoài nghi, Hôn trầm, Điệu cử, Vô tàm ... Vô úy mà La Hán đã tuyệt trừ nhổ hết rễ làm như cây thốt nốt đứt đọt không còn sanh nữa sau này tự nhiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Vô úy của La Hán đã tuyệt trừ nhổ hết rễ làm cây thốt nốt đứt đọt không còn sanh lại sau này nữa là lẽ thường thời cũng không nên nói rằng cách xuất tinh của La Hán còn.

473.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo La Hán phát sanh trừ tuyệt Ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đạo La Hán đã sanh để trừ tuyệt Ái thời cũng không nên nói cách xuất tinh của La Hán vẫn còn.

474.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán đã làm Niệm xứ phát sanh ... Chánh cần phát sanh, Như ý túc phát sanh, Quyền phát sanh, lực phát sanh ... Giác chi phát sanh hầu trừ tuyệt Ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán đã làm cho Giác chi phát sanh hầu trừ tuyệt Ái thời không nên nói cách xuất tinh của La Hán vẫn còn.

475.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo La Hán đã sanh ... Giác chi đã sanh hầu trừ tuyệt Sân ... đặng trừ tuyệt Si ... đặng trừ tuyệt Vô úy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói La Hán đã làm cho Giác chi phát sanh để trừ Vô úy thời không nên nói cách xuất tinh của La Hán vẫn có.

476.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán là bực đã xa lìa Ái, Sân, Si việc làm đã xong, hết phận sự, đã chứng tự lợi, đã hoàn tất đứt cơ quan ràng buộc trong hữu (bhāva), giải thoát đặc biệt do chơn trí, đã rút chốt lấp cống rồi, nhổ cột cừ lên thành bực không có then chốt, đắc Thánh, hạ cờ ngã mạn, buông bỏ phận sự, dứt cơ quan ràng buộc, đã thắng đặc biệt, Ngài quyết hiểu Khổ rồi, đã trừ Tập, làm cho rõ Diệt, Đạo đặng sanh, hiểu pháp rốt ráo đáng hiểu biết, chăm chú hiểu pháp đáng hiểu, bày trừ pháp đáng bày trừ, trau dồi pháp đáng trau dồi, đã làm cho rõ rệt pháp đáng rõ rệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán đã thành bực lìa Ái, Sân, Si, việc làm đã xong ... đã làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ rồi thời không nên nói: “Cách xuất tinh của La Hán vẫn có”.

477.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Cách xuất tinh của La Hán bực rành trong pháp của mình (bực Tuệ Giải Thoát) vẫn có. Nhưng cách xuất tinh không có với La Hán bực rành trong pháp khác (bực Lưỡng Biên Giải Thoát) (Ubhatovimutti).

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán bực rành (khôn khéo) trong pháp của mình vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán bực rành trong pháp khác có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

478.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh không có với La Hán bực khôn khéo trong pháp khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh không có với La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

479.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình trừ tuyệt Ái, nhưng cách xuất tinh của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác đã trừ tuyệt Ái, nhưng cách xuất tinh của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

480.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình trừ tuyệt Sân, trừ tuyệt Si, trừ tuyệt Vô úy rồi nhưng cách xuất tinh của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác đã trừ tuyệt Vô úy, nhưng cách xuất tinh của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

481.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình, cho đã sanh, ... Giác chi đã phát sanh hầu trừ tuyệt Ái ... trừ tuyệt Sân ... trừ tuyệt Si ... trừ tuyệt Vô úy. Nhưng cách xuất tinh của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác, Giác chi đã sát sanh hầu trừ tuyệt Vô úy. Nhưng cách xuất tinh của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

482.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình thành bực xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... làm cho rõ pháp đáng rõ, nhưng cách xuất tinh của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác thành người xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... làm cho rõ rệt pháp đáng rõ rệt. Nhưng cách xuất tinh của Ngài vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

483.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác trừ tuyệt Ái rồi và cách xuất tinh cũng không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình, đã trừ tuyệt Ái và cách xuất tinh cũng không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

484.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác, đã trừ tuyệt Sân, trừ tuyệt Si rồi ... đã trừ tuyệt Vô úy và cách xuất tinh cũng không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình, đã trừ tuyệt Vô úy và cách xuất tinh không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

485.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác, đạo đã sanh ... Giác chi đã phát sanh hầu trừ Ái ... tuyệt Sân, đã dứt hết Si ... Đạo đã sanh ... Giác chi đã phát sanh rồi hầu trừ tuyệt Vô úy và cách xuất tinh không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình, Giác chi đã sanh đặng tuyệt trừ Vô úy và cách xuất tinh của Ngài không có đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

486.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác là người xa lìa Ái, Sân, Si ... đã làm cho pháp đáng rõ rệt đã rõ rệt và cách xuất tinh không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình thành người xa lìa Ái, Sân, Si ... đã làm cho pháp đáng rõ rệt đã rõ rệt và cách xuất tinh không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

487.

* Tự ngôn: Cách xuất tinh của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, vị còn phàm phu đầy đủ giới đức, có chánh niệm lương tri, tiến sự vắng lặng thời tinh dịch của những vị ấy vẫn không xuất tinh đến đổi đạo sĩ nào dù ngoài Phật giáo mà thành bực xa lìa trong tình dục rồi thì tinh dịch của những bực đạo sĩ đó không xuất ra. Này chư Phíc-khú, điều mà tinh dịch của La Hán sẽ phải xuất đây là phi cơ sở, phi nhân dịp mới sẽ hiện bày đặng”. Như thế là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói cách xuất tinh của La Hán vẫn có.

488.

* Phản ngữ: Không nên nói cách dẫn vào của người khác La Hán phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người khác phải dẫn đem vào nơi y bát, chỗ nghỉ ngơi, thuốc men, các vật dụng với La Hán phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu người khác phải đem vào nơi y bát chỗ nghỉ ngơi, thuốc men, các vật dụng với La Hán; bằng nhân đó Ngài mới nói rằng có cách đem vào của người khác cho La Hán.

489.

* Tự ngôn: Do người khác phải đem vào nơi y bát, chỗ nghỉ ngơi, thuốc men, vật dụng cho La Hán. Bởi thế đó mới có cách đem vào của người khác cho La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác phải đem vào thời bực Sơ quả, Nhị quả, Tam quả hoặc La Hán quả cho La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Tha dẫn ngữ (Parūpahārakathā)

---

BẤT TRI NGỮ (AÑÑĀṆAKATHĀ)

490.

* Tự ngôn: Sự bất tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bất tri (avijjā), bất tri bộc, bất tri phối, bất tri tùy miên, bất tri yểm, bất tri triền, bất tri cái của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

491.

* Tự ngôn: Bất tri (avijjā), bất tri bộc, bất tri phối, bất tri tùy miên, bất tri yểm, bất tri triền, bất tri cái không có với La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bất tri, bất tri bộc, bất tri phối, bất tri tùy miên, bất tri yểm, bất tri triền, bất tri cái không có với La Hán thời chớ nên nói sự bất tri của La Hán vẫn có.

492.

* Tự ngôn: Sự bất tri của phàm phu vẫn có và bất tri, bất tri bộc, bất tri phối, bất tri tùy miên, bất tri yểm, bất tri triền, bất tri cái của họ cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự bất tri của La Hán vẫn có và bất tri, bất tri bộc, bất tri phối, bất tri tùy miên, bất tri yểm, bất tri triền, bất tri cái của Ngài cũng có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

493.

* Tự ngôn: Sự bất tri của La Hán vẫn có, nhưng bất tri, bất tri bộc, bất tri phối, bất tri tùy miên, bất tri yểm, bất tri triền, bất tri cái không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự bất tri của phàm phu vẫn có, nhưng bất tri, bất tri bộc, bất tri phối, bất tri tùy miên, bất tri yểm, bất tri triền, bất tri cái không có với họ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

494.

* Tự ngôn: Sự bất tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán mà sự bất tri yểm phải sát sanh, phải trộm cướp, phải vọng ngôn, phải ác khẩu, phải lưỡng thiệt, phải ăn cả xóm, phải ăn cướp một nhà, phải chận đón đường vắng, tìm kiếm vợ của người khác, phải giết dân vườn, phải giết kẻ chợ ư? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

495.

* Tự ngôn: Sự bất tri của phàm phu vẫn có và phàm phu bất tri yểm phải sát sanh, phải trộm cướp, phải giết dân phải giết kẻ chợ ư? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không biết của La Hán vẫn có và La Hán mà không nhàm chán phải sát sanh, phải trộm cướp, phải giết dân, phải giết kẻ chợ ư? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

496.

* Tự ngôn: Sự không biết của La Hán vẫn có, nhưng La Hán kẻ bị sự không biết nhàm chán mới sát sanh, trộm cắp, giết dân vườn, giết người chợ cũng chẳng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không biết của phàm phu vẫn có, nhưng phàm phu sẽ không biết nhàm chán nên sát sanh, trộm cắp ... giết kẻ người chợ cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

497.

* Tự ngôn: Sự không biết của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không biết trong Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo không biết điều học, không biết đời vị lai, không biết đời quá khứ, không biết cả đời quá khứ-vị lai, không biết pháp Y tương sinh do trợ nhau mới sanh ra, như thế của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

498.

* Tự ngôn: Sự không biết Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, không biết điều học, không biết đời vị lai, không biết đời quá khứ, không biết cả đời quá khứ và vị lai, không biết pháp Y tương sinh là do trợ nhau mới có ra, như thế không có với La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dù rằng sự không biết Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, không biết pháp Y tương sinh là pháp do duyên trợ mới có như thế không có với La Hán thời chớ nên nói rằng sự không biết của La Hán vẫn có.

499.

* Tự ngôn: Sự không biết của phàm phu vẫn có và không biết Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo ... không biết pháp Y tương sinh do duyên trợ mới sanh ra, như thế của phàm phu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không biết của La Hán vẫn có và không biết Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo ... không biết pháp Y tương sinh là do duyên trợ mới có ra, như thế của Ngài cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

500.

* Tự ngôn: Sự không biết của La Hán vẫn có, nhưng sự không biết Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo ... không biết pháp Y tương sinh là do duyên trợ mới có ra, như thế không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không biết của phàm phu vẫn có và không biết Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo ... không biết pháp Y tương sinh do duyên trợ mới sanh ra, như thế không có với họ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

501.

* Tự ngôn: Sự không biết của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái mà La Hán đã tuyệt trừ, nhổ gốc rồi, làm như cây thốt nốt đứt ngọn không sanh đặng nữa, dĩ nhiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu Ái mà La Hán đã tuyệt trừ, nhổ gốc rồi, làm như cây thốt nốt đứt ngọn không sanh đặng nữa, dĩ nhiên sau này không sanh lại nữa thời không nên nói rằng sự không biết của La Hán vẫn có.

* Tự ngôn: Sân ... Si ... Vô úy mà La Hán đã tuyệt trừ nhổ gốc rễ rồi, làm như cây thốt nốt đứt đọt, dĩ nhiên sau này chẳng còn phát sanh nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Vô úy của La Hán đã tuyệt trừ, nhổ gốc rồi làm như cây thốt nốt đứt ngọn, dĩ nhiên sau này không sanh lên lại nữa, thời không nên nói rằng sự không biết của La Hán vẫn có.

502.

* Tự ngôn: Sự không biết của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán đạo đã phát sanh rồi ... Giác chi đã phát sanh đã hầu trừ tuyệt Ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán đã làm cho Giác chi phát sanh hầu trừ Ái thời không nên nói rằng sự bất tri của La Hán vẫn có.

503.

* Tự ngôn: Sự bất tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán đã làm cho đạo phát sanh ... Giác chi đã phát sanh hầu trừ tuyệt Sân ... trừ tuyệt Vô úy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán đã làm cho Giác chi phát sanh hầu trừ Vô úy thời không nên nói sự bất tri của La Hán vẫn có.

504.

* Tự ngôn: Sự bất tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán là bực xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... làm cho rõ pháp đáng rõ rệt rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán là bực xa lìa Ái, Sân, Si ... đã làm cho trong pháp đáng rõ rệt thời không nên nói rằng sự bất tri của La Hán vẫn có.

505.

* Tự ngôn: Sự không biết của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Sự không biết của La Hán là bực khôn khéo trong pháp của mình vẫn có. Nhưng sự không biết chẳng có với La Hán người khôn khéo trong pháp khác.

* Tự ngôn: Sự vô tri của La Hán người khôn khéo trong pháp của Ngài vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vô tri của La Hán bực khôn khéo trong pháp khác có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

506.

* Tự ngôn: Sự vô tri không có với La Hán bực khôn khéo trong pháp khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vô tri không có với La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

507.

* Tự ngôn: La Hán người khôn khéo trong pháp của mình đã trừ tuyệt Ái, nhưng sự vô tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán người lanh lợi trong pháp khác đã trừ tuyệt Ái, nhưng sự vô tri của Ngài vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

508.

* Tự ngôn: La Hán người lanh lợi trong pháp của mình đã trừ tuyệt Sân, trừ tuyệt Si rồi ... trừ tuyệt Vô úy, nhưng sự vô tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán người lanh lợi trong pháp khác đã trừ tuyệt Vô úy, nhưng sự bất tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

509.

* Tự ngôn: La Hán người lanh lợi trong pháp của mình, đạo đã phát sanh, Giác chi đã phát sanh hầu trừ tuyệt Ái, nhưng sự vô tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực lanh lợi trong pháp khác, Giác chi đã từng sanh tuyệt trừ Ái, nhưng sự vô tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

510.

* Tự ngôn: La Hán bực lanh lợi trong pháp của mình làm cho đạo từng sanh ... Giác chi đã phát đặng tuyệt trừ Sân, hầu trừ tuyệt Vô úy, nhưng sự vô tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực lanh lợi trong pháp khác, Giác chi đã từng phát sanh đặng tuyệt trừ Vô úy, nhưng sự vô tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

511.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình thành người xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... đã làm cho rõ pháp đáng rõ, nhưng sự bất tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán người lanh lợi trong pháp khác thành bực xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... đã làm cho pháp đáng rõ rệt đã rõ rệt, và sự vô tri của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

512.

* Tự ngôn: La Hán người khôn lanh trong pháp khác đã trừ Ái và sự vô tri không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán người lanh thạo trong pháp của mình, đã tuyệt trừ và sự vô tri chẳng có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

513.

* Tự ngôn: La Hán bực lanh lợi trong pháp khác đã trừ Sân ... trừ tuyệt Vô úy rồi và sự bất tri không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực lanh lợi trong pháp của mình, đã tuyệt trừ Sân và sự vô tri chẳng có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

514.

* Tự ngôn: La Hán bực lanh lợi trong pháp khác đã làm đạo sanh ... Giác chi đã phát ... đặng trừ Ái, đạo đã từng ... Giác chi đã từng có đặng trừ tuyệt Vô úy và sự bất tri không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực lanh lợi trong pháp của mình, Giác chi đã sanh đặng tuyệt trừ Vô úy và sự không biết chẳng có đến Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

515.

* Tự ngôn: La Hán người khôn ngoan trong pháp khác bực xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... đã làm cho rõ rệt pháp đáng rõ rệt và sự vô tri chẳng có đến Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán người lanh lợi trong pháp của mình, thành bực xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... đã làm cho rõ pháp đáng rõ và sự vô tri chẳng có đến Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

516.

* Tự ngôn: Sự vô tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, ta nói lậu tận dành riêng cho bực đang thấy, đang biết, không nói đến cho người chẳng phải đang thấy đang biết”. Nhưng người đang thấy đang biết thế nào mới có đặng sự lậu tận; người đặng thấy đang biết như vầy: “Cách này là Sắc, cách này là sự sanh của Sắc, cách này là sự diệt của Sắc; cách này Thọ ... cách này Tưởng ... cách này Hành ... cách này Thức. Này chư Phíc-khú, sự thấy, sự biết như thế này đây mới có đặng sự lậu tận như vậy”. Đây thật là bài Kinh vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng sự vô tri của La Hán vẫn có.

517.

* Tự ngôn: Sự vô tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai nói sự lậu tận dành riêng cho người đang thấy, đang biết, không nói để cho người chẳng phải đang thấy đang biết; mà đang thấy đang biết như thế nào mới đặng sự lậu tận? Người đang thấy đang biết như vầy: “Đây là khổ, đây là nhân sanh của khổ, đây là pháp diệt khổ, đây là con đường đi đến diệt khổ, như thế vậy mới đặng sự tận lậu; này chư Phíc-khú, sự thấy biết như thế ấy mới đặng lậu tận”. Chính đây là bài Kinh thật vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà như thế cũng không nên nói rằng không biết của La Hán vẫn có.

518.

* Tự ngôn: Sự vô tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, người khi nào không biết thấu suốt bằng trí, không chăm chú biết, không mửa ra, không bài trừ cả sự vật, thật là người không đáng sẽ hết khổ. Khi chừng nào mà nên biết tột bằng trông vào hiểu rõ, ói ra sự bài trừ cả sự vật mới thành người kẻ hết khổ”. Như đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng sự vô tri của La Hán vẫn có.

519.

* Tự ngôn: Sự vô tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Đắc Sơ đạo đồng thời trừ ba pháp đặng tức là Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ mà cũng vẫn còn có mỗi thứ nào Ngài mới xa lìa tất cả tứ thủ và thành bực không thể làm sự trái với sáu cách cơ sở. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng sự vô tri của La Hán vẫn có.

520.

* Tự ngôn: Sự vô tri của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, khi nào con mắt thấy pháp mà xa lìa bụi trần phát sanh Thánh Tăng, như vầy trong mỗi một món nào dĩ nhiên sanh ra cả món ấy cố nhiên phải có diệt. Như thế trong khi đó với sự sanh ra của thấy (dassana), Thánh Tăng cũng trừ tam triền như là Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ. Đây là kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu cách đó cũng không nên nói sự vô tri của La Hán vẫn có.

521.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng sự vô tri của La Hán vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: La Hán có thể không biết tên và thân tộc của tất cả nhân và phụ nữ, cũng không thể biết đường đi trúng trật, cũng có thể không biết tên cỏ cây, cũng có thể không biết tất cả bụi cho đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán có thể không biết tất cả tên và thân tộc của nam nữ, cũng có thể không biết đường trúng trật, cũng có thể không biết tên rừng bụi cỏ cây. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng sự vô tri của La Hán vẫn có.

* Tự ngôn: Vì La Hán cũng có thể không biết tên và giòng giống của tất cả nam nữ, có thể không biết đường đi trúng trật, có thể không biết rõ tên rừng rú cỏ cây. Như thế thì sự vô tri của La Hán mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán có thể không hiểu Sơ quả, Nhị quả, Tam quả hoặc Tứ quả cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Vô tri ngữ (Aññāṇakathā)

---

HOÀI NGHI NGỮ (KAṄKHĀKATHĀ)

522.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hoài nghi, Hoài nghi yểm, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

523.

* Tự ngôn: Hoài nghi, Hoài nghi yểm, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái của La Hán không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Hoài nghi, Hoài nghi yểm, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái của La Hán không có thời chớ nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

524.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của phàm phu vẫn có và Hoài nghi, Hoài nghi yểm, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái của họ cũng vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có và Hoài nghi, Hoài nghi yểm, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái của Ngài cũng vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

525.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có, nhưng Hoài nghi, Hoài nghi yểm, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái của Ngài không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của phàm phu vẫn có mà Hoài nghi, Hoài nghi yểm, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái của họ vẫn không có chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

526.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi trong Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, Hoài nghi điều học, Hoài nghi đời vị lai, Hoài nghi đời quá khứ, Hoài nghi cả đời vị lai và quá khứ, Hoài nghi pháp Y tương sinh do duyên trợ mới có ra như thế của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

527.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi trong Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh là do duyên trợ mới có ra như thế của La Hán không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Hoài nghi trong Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh bởi do duyên trợ mới ra như thế của La Hán không có thời chớ nên nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

528.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của phàm phu vẫn có, Hoài nghi, Hoài nghi Phật bảo, Hoài nghi Pháp bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh bởi duyên trợ mới có ra, như thế của họ cũng vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn còn có và Hoài nghi trong Phật bảo, Pháp bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh bởi vì pháp phải nhờ duyên trợ mới ra, như thế của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

529.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có, nhưng Hoài nghi trong Phật bảo, Pháp bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh do duyên trợ mới ra, như thế của Ngài vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của phàm phu vẫn có mà Sự Hoài nghi trong Phật bảo, Pháp bảo ... Hoài nghi pháp Y tương sinh do duyên trợ mới có ra, như thế của họ không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

530.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái mà La Hán đã trừ tuyệt, nhổ gốc rồi làm như cây thốt nốt đứt đọt dĩ nhiên làm cho sau này không sanh ra được nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ái của La Hán đã đứt tuyệt nhổ gốc rễ rồi, làm như cây thốt nốt đứt ngọn dĩ nhiên không đặng sanh ra sau này nữa thời khỏi cần nói sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

531.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân ... Si ... Vô úy mà La Hán đã tuyệt trừ, đạo La Hán đã sanh ... Giác chi đã có rồi đặng trừ tuyệt Ái phải chăng? ... Đạo đã từng sanh ... Giác chi đã từng có hầu trừ tuyệt Sân ... đặng trừ tuyệt Vô úy ... La Hán là bực xa lìa Ái, Sân, Si, rồi đã làm cho rõ pháp đáng rõ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán là bực đã xa lìa Ái, Sân, Si ... đã làm cho rõ rệt pháp đáng làm cho rõ rệt thời không nên nói sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

532.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Sự Hoài nghi của La Hán, bực khôn khéo trong pháp của mình vẫn có, nhưng sự Hoài nghi không có với La Hán bực khôn khéo trong pháp khác.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán bực khôn khéo trong pháp khác vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

533.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi không có với La Hán bực khôn khéo trong pháp khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi không có với La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

534.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình, diệt trừ Ái nhưng sự Hoài nghi của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực không khéo trong pháp khác đã tuyệt trừ Ái nhưng sự Hoài nghi của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

535.

Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình đã tuyệt trừ Sân ... tuyệt trừ Si rồi ... tuyệt trừ Vô úy ... Đạo đã sanh ... Giác chi đã từng có ra đặng tuyệt trừ Ái ... Đạo đặng sanh ... Giác chi đã từng sanh đặng tuyệt trừ Sân ... tuyệt trừ Vô úy phải chăng?...

536.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình người đã xa lìa Ái, Sân, Si, làm cho rõ rệt pháp đáng làm rõ rệt, nhưng sự Hoài nghi của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác thành người xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... đã làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ, nhưng Hoài nghi của Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

537.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác đã trừ Ái và sự Hoài nghi của Ngài cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình đã tuyệt trừ và sự Hoài nghi của Ngài cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

538.

Tự ngôn: La Hán khôn khéo trong pháp khác đã tuyệt trừ Sân ... tuyệt trừ Si rồi ... đã tuyệt trừ Vô úy ... Đạo đã sanh ... Giác chi đã từng có ra hầu tuyệt trừ Sân ... trừ tuyệt đặng Vô úy phải chăng?

539.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp khác thành người đã xa lìa Ái, Sân, Si, từng làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ và sự Hoài nghi của Ngài cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình, thành người đã xa lìa Ái, Sân, Si ... từng làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ và sự Hoài nghi của Ngài cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

540.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng này chư Phíc-khú, Như Lai nói lậu tận dành riêng cho người đang thấy, đang rõ, chớ không nói để cho người chẳng phải đang thấy đang rõ; mà người đang thấy bằng cách nào mới đặng sự lậu tận? người đang thấy đang rõ như vầy: “Đây là Sắc ... Đây là cách diệt của Thức. Này chư Phíc-khú, người đang thấy đang tỏ ngộ như thế mới đặng sự lậu tận. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

541.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai thuyết sự lậu tận dành riêng cho người đang thấy đang rõ, chớ không thuyết cho người chẳng phải đang thấy đang rõ. Mà người đang thấy đang rõ như thế nào mới đặng sự tận lậu? Người đang thấy đang rõ như vầy: “Đây là khổ ... đây là con đường đi đến diệt khổ, như thế mới đặng sự tận lậu. Này chư Phíc-khú, người đang thấy đang rõ như thế này mới đặng có sự tận lậu”. Đây là bài Kinh vẫn chắc có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

542.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, người không hiểu bằng tuệ cao siêu, không chăm chú rõ, chẳng không bài trừ cả sự vật, vẫn là người không đáng để đặng khổ, khi nào rõ bằng tuệ cao siêu, chăm chú hiểu rõ, ói mửa tất cả sự vật mới thành người đáng làm cho hết khổ”. Đây là bài Kinh vẫn có chắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

543.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Sơ đạo đồng thời khi ứng của Ngài ... thành người không thể sẽ làm sai cơ sở cách nặng”. Đây là bài Kinh thật vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói rằng: “Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có”.

544.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, khi nào con mắt thấy pháp mà xa lìa bụi trần phát sanh Thánh Tăng như vầy mỗi một sự nào sanh ra thì những sự vật tự nhiên sẽ diệt theo lẽ thường. Như thế trong khi đó đồng sanh ra nơi thấy, thời Thánh Tăng cũng bài trừ đặng ba cách như là Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ”. Bài Kinh thế này thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

545.

* Tự ngôn: Sự Hoài nghi của La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Chính khi nào tất cả pháp hiện bày cho phạm chí người đang có sự tinh tấn, tất cả Hoài nghi của phạm chí ấy vẫn thoạt mất, bởi do biết pháp luôn cả nhân. Chính khi nào tất cả pháp hiện bày cho phạm chí bực đặng tinh tấn, khi đó tất cả sự Hoài nghi của phạm chí ấy vẫn tiêu diệt do đặng biết đến sự mất của tất cả duyên. Mà khi nào tất cả pháp hiện bày cho phạm chí bực đang tinh tấn, khi ấy phạm chí đó vẫn hạn chế ma và tọa cụ ma (Māra) đặng như mặt trời mọc hạn chế tối, còn làm cho hư không sáng rỡ thế đó.

Sự Hoài nghi trong đời này hoặc đời khác, lịch sử ta hoặc lịch sử người khác, chẳng hạn cách nào người có sự tinh tấn phẩm hạnh tốt đẹp, vẫn bài trừ những sự Hoài nghi đó đều đặng hết.

Những người nào lướt đặng tất cả sự Hoài nghi, trong khi những người đang có sự Hoài nghi thành bực không có sự Hoài nghi không trở ngại bố thí thì chỗ cho của người ấy có quả phúc rất nhiều. Cách thuyết pháp trong Tôn giáo này dĩ nhiên như thế, chư Thinh Văn đó vị nào hoặc sẽ còn Hoài nghi chúng tôi xin làm lễ Đức Phật bực cao tột, Ngài vượt khỏi dòng luân hồi và Ngài đoạn đứt sự Hoài nghi đặng”. Như đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

546.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn còn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: La Hán có thể Hoài nghi trong tên và họ của nhiều người nam nữ, có thể Hoài nghi đường đi trúng trật, có thể Hoài nghi tên của rừng bụi cỏ cây cũng đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà La Hán có thể Hoài nghi trong tên và họ của nhiều người nam nữ, có thể Hoài nghi đường đi trúng trật, có thể Hoài nghi tên của rừng núi cỏ cây cũng đặng. Chính do nhân đó, Ngài phải nói rằng sự Hoài nghi của La Hán vẫn có.

* Tự ngôn: Bởi La Hán có thể Hoài nghi trong tên và họ của nhiều kẻ nam nữ, có thể Hoài nghi đường đi trúng trật, có thể Hoài nghi tên rừng bụi cỏ cây cũng đặng, thế đó thì Sự Hoài nghi của La Hán mới còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán có thể Hoài nghi trong Sơ quả, Nhị quả, Tam quả hoặc trong quả La Hán cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Hoài nghi ngữ

---

THA TIẾP DẪN NGỮ (PARAVITĀRAṆAKATHĀ)

547.

* Tự ngôn: Cách tiếp độ của người khác thuộc phần La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán mà người khác phải tiếp dẫn đi đặng, mà người phải dẫn đi đặng nương nhờ người khác, nương đổ kẻ khác, biết không thấy, Si mê không biết mình phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

548.

* Tự ngôn: La Hán mà người khác không phải dẫn đi đặng người khác không phải dẫn đi đặng, không y chỉ người khác, nương đỡ kẻ khác, biết thấy không si mê vẫn biết mình phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán người khác không phải dẫn đi đặng, người không thể dắt đi đặng, không nương người khác, không dựa người khác, sự biết thấy chẳng mê mờ, vẫn biết mình, thời không phải rằng cách dẫn dắt của người khác dành riêng La Hán vẫn có.

549.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc về phàm phu có và họ có người khác phải dẫn đi đặng, có người khác dắt đi đặng, nương người khác, dựa người khác, không biết, không thấy, còn mê mờ, thiếu lương tri phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách dẫn dắt của người khác thuộc về La Hán vẫn còn, Ngài có người khác phải dắt, có người khác phải dẫn đi, nương người khác, dựa người khác, không biết, không thấy, tối tăm, thiếu lương tri phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

550.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác dành riêng La Hán vẫn còn có, nhưng Ngài mà người khác không phải dắt đi đặng, mà người khác không phải dẫn đi đặng, không nương người khác, không dựa người khác, sự thấy biết chẳng mờ tối, vẫn có lương tri phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc phần phàm phu vẫn có, nhưng họ đối với người khác không phải dẫn đi đặng, đối với người khác không phải dắt đi đặng, không nương người khác, không dựa người khác, sự thấy biết chẳng mờ tối, vẫn lương tri phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

551.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc phần La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác trong Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, trong điều học, trong đời vị lai, đời quá khứ, hay luôn cả đời quá khứ vị lai cùng trong pháp Y tương sinh nó phải nương trợ mới sanh ra, riêng phần La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

552.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác trong Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo ... trong pháp Y tương sinh là pháp do duyên trợ mới có ra (tiếp dẫn như thế) không có với La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cách tiếp dẫn của người khác trong Phật bảo, Pháp bảo ... trong pháp Y tương sinh là pháp do nhờ nhau mới sanh ra thì không có với La Hán, vậy chớ nói rằng cách tiếp dẫn của người khác thuộc về La Hán vẫn còn có.

553.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc về phàm phu vẫn có và cách tiếp dẫn của người khác trong Phật bảo, Pháp bảo ... trong pháp Y tương sinh là pháp do trợ mới có ra thuộc về phàm phu đó cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách dẫn dắt của người khác thuộc phần La Hán cũng có và cách tiếp dẫn người khác trong Phật bảo, Pháp bảo ... Pháp Y tương sinh là pháp nương nhờ mới sanh ra thuộc về La Hán đó cũng còn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

554.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác về phần La Hán còn có, nhưng cách tiếp dẫn của người khác trong Phật bảo, Pháp bảo ... trong pháp Y tương sinh là pháp nhờ nhau mới có ra không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc về phàm phu vẫn có, nhưng cách tiếp dẫn của người khác trong Phật bảo, Pháp bảo ... trong pháp Y tương sinh là pháp nhờ nhau mới có ra thì không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc về phàm phu vẫn có, nhưng cách tiếp dẫn của người khác trong Phật bảo, Pháp bảo ... trong pháp Y tương sinh là pháp do trợ mới có ra, không có với người đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

555.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc về La Hán còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái mà La Hán đã trừ tuyệt, nhổ gốc rễ rồi làm cho cây thốt nốt đứt đọt, dĩ nhiên không còn sanh lại sau này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu Ái mà La Hán đã tuyệt trừ, nhổ gốc rễ rồi, làm cho cây thốt nốt đứt đọt, dĩ nhiên sau này không sanh nữa thời nên nói cách tiếp dẫn của người khác thuộc về La Hán vẫn có ... Sân ... Si ... Vô úy mà La Hán đã tuyệt trừ phải chăng?...

556.

* Tự ngôn: La Hán đã từng phát sanh đạo ... Giác chi từng sanh ... hầu trừ tuyệt Ái ... Đạo đã từng sanh ... Giác chi đã từng sanh đặng trừ tuyệt Sân ... đặng trừ tuyệt Vô úy phải chăng?

557.

* Tự ngôn: La Hán bực đã xa lìa Ái, Sân, Si rồi ... đã làm cho rõ rệt pháp đáng rõ rệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà La Hán là bực đã xa lìa Ái, Sân, Si ... đã làm cho rõ rệt pháp đáng làm cho rõ rệt thời không nên nói cách tiếp dẫn của người khác thuộc phần La Hán vẫn còn có.

558.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc phần La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc về La Hán bực khôn khéo trong pháp của mình vẫn còn có, nhưng cách tiếp dẫn của người khác không có với bực La Hán khôn khéo trong pháp khác.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc về bực La Hán khôn khéo trong pháp của mình vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác thuộc về bực La Hán khôn khéo trong pháp khác vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

559.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác không có với bực La Hán khôn khéo trong pháp khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác không có với bực La Hán khôn khéo trong pháp của mình phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

560.

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp của mình đã tuyệt trừ Ái, nhưng cách tiếp dẫn của người khác dành riêng Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp khác đã trừ tuyệt Ái nhưng cách tiếp dẫn của người khác dành riêng Ngài vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

561.

Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp của mình trừ tuyệt Sân ... trừ tuyệt Si rồi ... trừ tuyệt Vô úy rồi ...

562.

Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp của mình, đạo đã từng sanh ... Giác chi đã từng sanh ... hầu trừ tuyệt Ái, đạo đã từng sanh ... Giác chi đã từng sanh đặng tuyệt trừ Sân ... hầu trừ tuyệt Vô úy ...

563.

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp của mình người đã xa lìa Ái, Sân, Si ... từng làm cho rõ pháp đáng cho rõ, nhưng cách tiếp dẫn của người khác dành riêng cho Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp khác thành người đã xa lìa Ái, Sân, Si, từng làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ nhưng cách tiếp dẫn của người khác dành riêng Ngài vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

564.

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp khác đã trừ Ái và cách tiếp dẫn của người khác cũng không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp của mình đã tuyệt trừ cách tiếp dẫn của người khác không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó..

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp khác đã tuyệt trừ Sân ... tuyệt trừ Si rồi ... tuyệt trừ Vô úy rồi...

565.

Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp khác, Đạo từng sanh ... Giác chi đã từng sanh ... đặng tuyệt trừ Ái từng sanh ... Giác chi đã từng sanh ... đặng tuyệt trừ Sân ... đặng tuyệt trừ Vô úy...

566.

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp khác thành đã xa lìa Ái, Sân, Si ... từng làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ cách tiếp dẫn của người khác cũng không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán khôn khéo trong pháp của mình thành người xa lìa Ái, Sân, Si ... từng làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ và tiếp dẫn của người khác cũng không có với Ngài phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

567.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác dành riêng La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai nói lậu tận dành riêng cho người đang thấy đang biết, chớ không nói để cho người chẳng phải đang thấy đang biết mà người đang thấy đang biết thế nào mới có đặng lậu tận, bực đang thấy đang biết như vầy cách này là Sắc ... cách này là lối diệt của Thức ... Này chư Phíc-khú, bực đang thấy đang biết như đây mới đặng có sự tận lậu”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng cách tiếp dẫn của người khác dành riêng La Hán vẫn còn có.

568.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác dành riêng La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai thuyết lậu tận dành riêng cho bực đang rõ, đang thấy, chớ không thuyết cho người chẳng phải đang rõ, chẳng phải đang thấy”. Bực đang rõ, đang thấy thế nào mới có sự lậu tận? Bực đang rõ, đang thấy như vầy: “Đây là khổ ... đây là nhân sanh khổ ... đây là pháp diệt khổ ... đây là con đường diệt khổ ... như thế này mới có sự tận lậu. Này chư Phíc-khú, người đang rõ đang thấy như đây mới có sự tận lậu. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó không nên nói rằng cách tiếp dẫn của người khác dành riêng La Hán vẫn còn có.

569.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác dành riêng cho La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, người mà không biết bằng trí cao siêu, không chăm chú hiểu, không ói mửa, không bài trừ tất cả sự vật thời thành người không đáng cho sự dứt khổ, chừng nào biết bằng tuệ cao siêu, chăm chú rõ, ói mửa ra, bài trừ tất cả sự vật thì mới thành người đáng cho sự dứt khổ”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán vẫn còn có.

570.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác dành riêng cho La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Đồng thời đắc Sơ đạo, bực Nhứt Lai ... thành người sẽ không làm sáu cách sái ý nghĩa rồi”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán vẫn có.

571.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, trông vào con mắt thấy pháp mà xa lìa bụi trần đặng sanh ra với Thánh Tăng cho rằng mỗi sự vật nào lẽ thường phát sanh ra tất cả này dĩ nhiên phải diệt mất; như vậy, trong khi đó đồng thời sanh nơi thấy, thời Thánh Tăng mới bày trừ tam triền như là Tà kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ”. Đây là bài Kinh vẫn thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán vẫn còn có.

572.

* Tự ngôn: Cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Dhotaka, Như Lai không cần làm cho sẽ cởi mở ai ai chỗ có sự Hoài nghi trong nhưng khi Ngài biết pháp đặc biệt bằng tuệ cao siêu thời khỏi bộc (ogha) này đặng bằng cách thế ấy”. Đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán vẫn còn có.

573.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán vẫn còn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người khác phải giới thiệu tên họ của nam nữ, phải chỉ dẫn đường đi trúng trật và những tên rừng bụi cỏ cây cho La Hán phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà người khác phải giới thiệu tên họ của những nam nữ, phải chỉ bảo đường đi trúng trật và những tên rừng bụi cỏ cây cho La Hán. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán vẫn còn có.

574.

* Tự ngôn: Do người khác phải giới thiệu tên họ những nam nữ, phải chỉ dẫn đường đi trúng trật và những tên rừng bụi cỏ cây cho La Hán, đó là cách tiếp dẫn của người khác dành cho La Hán mới còn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác phải tiếp dẫn Sơ quả, Nhị quả, Tam quả hoặc Tứ quả cho La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Tha Tiếp Dẫn Ngữ

---

NGÔN CHÂN BIẾT NGỮ (VACIBHEDAKATHĀ)

575.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền trong tất cả cõi vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

576.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền trong tất cả thì giờ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

577.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập tất cả thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

578.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng vẫn có trong tất cả các bực nhập thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

579.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách lay động thân của người nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

580.

* Tự ngôn: Cách lay động không có với người nhập thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

581.

* Tự ngôn: Khẩu của người nhập thiền vẫn có, cách nói năng cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân của người nhập thiền vẫn có, cách lay động thân đặng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

582.

* Tự ngôn: Thân của người nhập thiền vẫn có, nhưng cách lay động bằng thân không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu của người nhập thiền vẫn có, nhưng cách nói năng không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

583.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Khổ thời nói là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Tập (Samudaya) thời nói là Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

584.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Khổ thời nói là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Diệt (nirodha) thời nói là Diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

585.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Khổ thời nói là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi biết là Đạo thời nói rằng Đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

586.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Tập cũng không nói rằng Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Khổ cũng không nói rằng Khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

587.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Diệt cũng không nói là Diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi biết là khổ cũng không nói rằng khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

588.

* Tự ngôn: Khi biết là Đạo cũng không nói rằng Đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi biết rằng Khổ cũng không nói là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

589.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí có chi làm cảnh? Phản ngữ: Trí có đế làm cảnh.

* Tự ngôn: Nhĩ thức có đế làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

590.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ thức có chi làm cảnh? Phản ngữ: Nhĩ thức có tiếng làm cảnh.

* Tự ngôn: Trí có tiếng làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

591.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có, tuệ có đế làm cảnh, Nhĩ thức có thinh làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà tuệ có đế làm cảnh, Nhĩ thức có thinh làm cảnh, không nên nói rằng cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có.

592.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có, tuệ có đế làm cảnh, Nhĩ thức có thinh làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tập hợp của nhị xúc, của nhị thọ, của nhị tưởng, nhị tư, của nhị tâm thành đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

593.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền mà có đề mục đất làm cảnh vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

594.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền mà có nước làm cảnh ... lửa làm cảnh ... có gió làm cảnh, có ánh sáng làm cảnh, có màu làm cảnh, có màu đỏ làm cảnh, có màu trắng làm cảnh ... của nhập thiền Không vô biên xứ, nhập thiền Thức vô biên xứ, nhập thiền Vô sở hữu xứ, nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

595.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập thiền đề mục đất phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cách nói năng không có với người nhập thiền đề mục đất thời không nên nói rằng cách nói năng của người nhập thiền vẫn có.

596.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập thiền đề mục nước ... đề mục trắng ... không có với người nhập thiền Không vô biên xứ, nhập thiền Thức vô biên xứ, nhập thiền Vô sở hữu xứ, nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cách nói năng không có với người nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì chớ cho rằng cách nói năng của người nhập thiền vẫn có.

597.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập thiền phàm vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

598.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập Sơ thiền bực phàm phu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập Nhị thiền ... Tam thiền ... Tứ thiền phàm phu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

599.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập thiền phàm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cách nói năng không có với người nhập thiền phàm, thời chớ gọi rằng cách nói năng của người nhập thiền vẫn có.

600.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập Sơ thiền phàm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cách nói năng không có với người nhập Sơ thiền phàm thời chớ cho rằng cách nói năng của người nhập thiền vẫn có.

601.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập Nhị thiền ... Tam thiền ... Tứ thiền phàm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cách nói năng không có với bực nhập Tứ thiền phàm thời chớ cho rằng cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có.

602.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập Sơ thiền siêu thế vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập Sơ thiền siêu thế vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

603.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập Sơ thiền siêu thế vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập Nhị thiền, Tam thiền ... Tứ thiền phàm vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

604.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập Sơ thiền siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập Sơ thiền siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

605.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập Nhị thiền, Tam thiền ... Tứ thiền phàm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với người nhập Sơ thiền siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

606.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập Sơ thiền siêu thế vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của người nhập Nhị thiền siêu thế vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

607.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập Sơ thiền siêu thế vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực Tam thiền ... Tứ thiền siêu thế vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

608.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với bực nhập Nhị thiền siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với bực nhập Sơ thiền siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

609.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với bực nhập Tam thiền, Tứ thiền siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách nói năng không có với bực nhập Sơ thiền siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

610.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán: Tầm, Tứ là khẩu hành và Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền cũng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Đức Thế Tôn có phán: Tầm, Tứ là khẩu hành và Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền cũng vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có.

611.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán: “Tầm, Tứ là khẩu hành và Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền vẫn có nên cách nói năng của bực nhập Sơ thiền mới có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền bằng đề mục đất thời cách nói năng của người ấy mới có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

612.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán: “Tầm, Tứ là khẩu hành và Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền vẫn có nên cách nói năng của bực nhập Sơ thiền ấy mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền cảnh đề mục nước ... cảnh đề mục lửa ... cảnh đề mục gió, cảnh đề mục màu xanh, cảnh đề mục màu vàng, cảnh đề mục màu đỏ ... cảnh đề mục màu trắng đó cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

613.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng cách nói năng của bực nhập Nhị thiền vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán lời nói là có Tầm làm sở sanh và Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền cũng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Nói năng là có Tầm làm sở sanh và Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền cũng vẫn có, chính do nhân đó Ngài mới gọi rằng cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có.

614.

* Tự ngôn: Do Đức Thế Tôn Ngài phán: “Cách nói năng là có Tầm làm sở sanh và Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền cũng vẫn có, bởi thế đó nên cách nói năng của bực nhập Sơ thiền mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Ngôn ngữ là có tưởng làm sở sanh và Tưởng của bực nhập Nhị thiền cũng vẫn có thời Tầm, Tứ bậc nhập Nhị thiền đó cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

615.

* Tự ngôn: Do Đức Thế Tôn Ngài phán: “Ngôn Ngữ là có Tầm làm sở sanh và Tầm, Tứ của bực nhập Sơ thiền cũng vẫn có, bởi thế cách nói năng của bực nhập Sơ thiền ấy mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Ngôn Ngữ là có tưởng làm sở sanh và Tưởng của bực nhập Tam thiền ... Tứ thiền ... nhập Không vô biên xứ ... nhập Thức vô biên xứ ... nhập Vô sở hữu xứ cũng vẫn có Tầm, Tứ của bực nhập Không vô biên xứ ấy mới vẫn còn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

616.

* Tự ngôn: Cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Câu nói: “Ngôn ngữ của người nhập Sơ thiền là pháp thường đã diệt. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng: “Ngôn ngữ của người nhập Sơ thiền là thường đã diệt, đây là bài Kinh vẫn thật có, thời chớ nên cho cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có”.

617.

* Tự ngôn: Nói rằng: “Ngôn ngữ của bực nhập Sơ thiền là thường đã diệt mất thế này là bài Kinh vẫn thật có, như vậy cách nói năng của bực ấy cũng vẫn có phải chăng”? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng: “Tầm, Tứ của bực nhập Nhị thiền là pháp thường đã diệt, đây là bài Kinh hẳn thật có như thế đó thì Tầm, Tứ của bực nhập Nhị thiền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

618.

* Tự ngôn: Nói rằng: “Ngôn Ngữ của bực nhập Sơ thiền là thường đã diệt mất, đây là bài Kinh hẳn có, nếu như thế đó thì nói năng của bực ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng hỷ của bực nhập Tam thiền là pháp thường đã diệt mất, thở ra thở vô của bực nhập Tứ thiền là pháp thường đã diệt mất, Sắc Tưởng của bực nhập Không vô biên xứ là pháp thường đã diệt mất, Thức vô biên xứ Tưởng của bực Vô sở hữu xứ là pháp thường đã diệt, Vô sở hữu xứ Tưởng của bực nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ là pháp thường đã diệt, Tưởng và Thọ của bực nhập thiền Diệt thọ tưởng là pháp thường đã diệt”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có, nếu như thế đó thời Tưởng và Thọ của bực nhập Thiền Diệt (nirodha) ấy cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

619.

* Phản ngữ: Chớ cho rằng cách nói năng của bực nhập Sơ thiền vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Thinh là đối lập của Sơ thiền” phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Đức Thế Tôn có phán: “Thinh là thành đối lập của Sơ thiền, chính do nhân đó Ngài mới cho rằng cách nói năng vẫn có đối với bực nhập thiền.

620.

* Tự ngôn: Do Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Thinh là thành đối lập của Sơ thiền, bởi thế cách nói năng của bực nhập Sơ thiền mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Tầm, Tứ là cừu địch của Nhị thiền ... phán rằng Hỷ là cừu địch của Tam thiền, phán rằng hơi thở ra vô là cừu địch của Tứ thiền, phán rằng sắc tưởng là cừu địch của bực nhập Không vô biên xứ, phán rằng Không vô biên xứ Tưởng là cừu địch của bực nhập Vô sở hữu xứ, phán rằng Vô sở hữu xứ Tưởng là cừu địch của bực nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ ... phán rằng Tưởng và Thọ là cừu địch của bực nhập thiền Diệt, Tưởng và Thọ của bực nhập thiền Diệt ấy mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

621.

* Phản ngữ: Chớ cho rằng cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Ānanda, Abhibhū của Đức Thế Tôn Ứng Cúng Chánh Biến Tri hiệu là Sikhī, vị tại cõi Phạm Thiên, bố cáo luôn vũ trụ bằng lời như vầy phải nên mở đầu, nên tiến hóa, nên hiệp với sự tinh tấn trong áo, nên hạn chế tọa cụ của vua Diêm Vương như là nhà lợp tranh, thế đó mới là bực không dễ duôi trong pháp luật này, sanh tử luân hồi, mới làm cho tột hết khổ”. Đây là bài Kinh thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thời cách nói năng của bực nhập thiền vẫn có.

Dứt Ngôn phân biệt ngữ

---

KHỔ THỰC NGỮ (DUKKHĀHĀRAKATHĀ)

622.

* Tự ngôn: Cách nói rằng khổ là chi của đạo, liên quan đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi người mà trình bày lời khổ kêu cho đặng đạo phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

623.

* Tự ngôn: Mỗi người mà trình bày lời khổ gọi là cho đạo phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tiểu nhân mà trình bày lời khổ cũng gọi là cho đạo phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người giết mẹ ... Người giết cha, người giết La Hán, người trích máu thân Phật, người phá hòa hợp Tăng, trình bày lời nói năng gọi là cho đạo phát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Khổ thực ngữ

---

TÂM TRỤ NGỮ (CITTAṬṬHITIKATHĀ)

624.

* Tự ngôn: Mỗi tâm trụ luôn cả ngày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nửa ngày thành sát-na sanh, nửa ngày thành sát-na trụ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

625.

* Tự ngôn: Mỗi tâm trụ đặng luôn 2 ngày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Một ngày thành sát-na sanh; một ngày nữa thành sát-na trụ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

626.

* Tự ngôn: Mỗi tâm trụ luôn 4 ngày phải chăng? ... Trụ luôn 8 ngày phải chăng? Trụ luôn 10 ngày phải chăng? Trụ luôn 20 ngày phải chăng? Trụ cả tháng phải chăng? Trụ luôn 2 tháng phải chăng? Trụ luôn 4 tháng phải chăng? Trụ luôn 8 tháng phải chăng? Trụ luôn 10 tháng phải chăng? Trụ luôn 1 năm phải chăng? Trụ luôn 2 năm phải chăng? Trụ luôn 4 năm phải chăng? Trụ luôn 8 năm phải chăng? Trụ luôn 10 năm phải chăng? Trụ luôn 20 năm phải chăng? Trụ luôn 30 năm phải chăng? Trụ luôn 40 năm phải chăng? Trụ luôn 50 năm phải chăng? Trụ luôn 100 năm phải chăng? Trụ luôn 200 năm phải chăng? trụ luôn 400 năm phải chăng? trụ luôn 500 năm phải chăng? Trụ luôn 1000 năm phải chăng? Trụ luôn 2000 năm phải chăng? Trụ luôn 4000 năm phải chăng? trụ luôn 8000 năm phải chăng? Trụ luôn 10000 năm phải chăng? Trụ luôn đại kiếp phải chăng? trụ luôn 2 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 4 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 8 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 16 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 32 đại kiếp phải chăng? trụ luôn 64 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 500 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 1000 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 2000 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 4000 đại kiếp phải chăng? trụ luôn 8000 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 16.000 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 20.000 đại kiếp phải chăng? Trụ luôn 60.000 đại kiếp phải chăng? ... Trụ luôn 84.000 đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: 2000 đại kiếp là sát-na sanh và nửa 84.000 đại kiếp là sát-na hoại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

627.

* Tự ngôn: Mỗi tâm trụ luôn mỗi ngày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Những pháp khác mà sanh ra rồi diệt mất tuy nhiên nhiều trong 1 ngày vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Những pháp có thay đổi đi mau hơn tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

628.

* Tự ngôn: Những pháp đó biến đổi đi mau hơn tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai quan sát không thấy pháp khác dù một chút nào mà biến chuyển đi bằng tâm đâu, dù cách so sánh tâm đặng biến đổi đi mau phần nào không dễ làm cho biết”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói những pháp ấy biến đổi đi mau hơn tâm.

629.

* Tự ngôn: Những pháp đó biến đổi đi mau hơn tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, khỉ trong rừng rậm chụp nhánh cây này rồi buông ra chụp nhánh cây kia, chụp nhánh cây kia rồi buông chụp nhánh cây nọ, như thế thời pháp gọi tâm hoặc gọi ý, hoặc gọi ý thức cũng như thế này, cái khác sanh lên liền diệt mất đi luôn cả đêm ngày”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng những pháp đó biến đi mau hơn tâm.

630.

* Tự ngôn: Mỗi cái tâm trụ đặng luôn một ngày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức trụ đặng luôn một ngày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ thức ... Tỷ thức, Thiệt thức, tâm bất thiện, tâm đồng sanh với Ái, tâm đồng sanh với Sân, tâm đồng sanh với Si, tâm đồng sanh với Ngã mạn, tâm đồng sanh với Tà kiến, tâm đồng sanh với Hoài nghi, tâm đồng sanh với Thụy miên, tâm đồng sanh với Phóng dật, tâm đồng sanh với Vô tàm, tâm đồng sanh với Vô úy trụ đặng luôn 1 ngày phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

631.

* Tự ngôn: Mỗi tâm trụ đặng luôn 1 ngày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thấy sắc bằng con mắt với tâm nào thời nghe tiếng bằng (lỗ) tai cùng 1 cái tâm đó vậy ... ngửi hơi bằng lỗ mũi, nếm vị bằng lưỡi, đụng cảnh xúc bằng thân ... biết cảnh pháp bằng tâm cùng 1 cái tâm đó phải chăng? ... Người biết cảnh pháp bằng tâm với tâm nào thời thấy sắc bằng nhãn cùng 1 cái tâm đó phải chăng? ... Nghe tiếng bằng tai, hửi hơi bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, đụng chạm cảnh xúc bằng thân cùng 1 cái tâm đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

632.

* Tự ngôn: Mỗi cái tâm trụ đặng luôn 1 ngày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người bước đi bằng tâm nào thời thối lui cùng 1 cái tâm ấy, thối lui bằng tâm nào thời bước tới cùng 1 cái tâm ấy, ngó coi bằng tâm nào thời xoay mặt hay xoay trái cùng 1 cái tâm ấy, xoay mặt xoay trái bằng tâm nào thời dòm ngó cùng 1 cái tâm ấy, co vô bằng tâm nào thời bước ra cùng 1 cái tâm ấy, bước ra với tâm nào thời co vô cùng 1 cái tâm ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

633.

* Tự ngôn: Chư thiên sanh lên trong cõi Không vô biên xứ có 1 cái tâm trụ luôn kiếp sống phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả nhơn loại cũng có 1 cái tâm trụ luôn cả kiếp sống phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

634.

* Tự ngôn: Chư thiên bực sanh lên cõi Không vô biên xứ có 1 cái tâm trụ luôn kiếp sống phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chư thiên bực Tứ đại thiên vương ... Chư thiên cõi Đạo lợi ... Chư thiên cõi Dạ ma ... Chư thiên cõi Đẩu xuất .. Chư thiên cõi Hóa lạc ... Chư thiên cõi Tha hóa tự tại ... Chư thiên cõi Phạm chúng ... Chư thiên cõi Phạm phụ ... Chư thiên cõi Đại phạm ... Chư thiên cõi Thiểu quang ... Chư thiên cõi Vô lượng quang ... Chư thiên cõi Biến quang ... Chư thiên cõi Thiểu tịnh ... Chư thiên cõi Vô lượng tịnh ... Chư thiên cõi Quảng quả ... Chư thiên cõi Vô phiền ... Chư thiên cõi Vô nhiệt ... Chư thiên cõi Thiện kiến ... Chư thiên cõi Thiện hiện ... Chư thiên cõi Sắc cứu cánh có 1 cái tâm trụ luôn kiếp sống phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

635.

* Tự ngôn: Chư thiên bực sanh lên cõi Không vô biên xứ số thọ chừng 20.000 đại kiếp mà những Chư thiên đó chỉ có 1 cái tâm trụ luôn 20.000 đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả nhân loại tuổi chừng 100 (năm) mà những nhơn loại đó cũng chỉ có 1 cái tâm trụ luôn 100 năm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

636.

* Tự ngôn: Chư thiên bực sanh lên cõi Không vô biên xứ sống chừng 20.000 đại kiếp mà những Chư thiên ấy chỉ có 1 cái tâm trụ luôn 20.000 đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chư thiên cõi Tứ thiên vương sống chừng 500 năm, mà những Chư thiên ấy cũng chỉ có 1 cái tâm trụ luôn 500 năm ... (cõi Đẩu xuất) trụ luôn 1.000 năm ... trụ luôn 2.000 năm ... trụ luôn 4.000 năm ... trụ luôn 8.000 năm ... trụ luôn 16.000 năm ... (Phạm chúng) trụ luôn 1/3 đại kiếp ... (Phạm phụ) trụ luôn 1/2 đại kiếp ... (Đại phạm) trụ luôn 1 đại kiếp ... (Thiểu quang thiên) trụ luôn 2 đại kiếp ... (Vô lượng quang thiên) trụ luôn 4 đại kiếp ... (Biến quang thiên hay Quang Âm thiên) trụ luôn 8 đại kiếp ... (Thiểu Thịnh thiên) trụ luôn 16 đại kiếp ... (Vô lượng tịnh thiên) trụ luôn 32 đại kiếp ... (Biến Tịnh thiên) trụ luôn 64 đại kiếp ... (Quảng quả thiên) trụ luôn 500 đại kiếp ... (Vô phiền thiên) trụ luôn 1.000 đại kiếp ... (Vô nhiệt thiên) trụ luôn 2.000 đại kiếp ... (Thiện hiện thiên) trụ luôn 4.000 đại kiếp ... (Thiện kiến thiên) trụ luôn 8.000 đại kiếp ... (Sắc cứu cánh thiên) trụ luôn 16.000 đại kiếp. Tâm của Chư thiên ấy trụ luôn 16.000 đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

637.

* Phản ngữ: Tâm của Chư thiên bực sanh trong cõi Không vô biên xứ sanh lên chút xíu chút xíu, diệt mất chút xíu chút xíu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chư thiên bực sanh trong cõi Không vô biên xứ sanh lên một chút một chút, diệt cũng một chút một chút phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

638.

* Tự ngôn: Chư thiên sanh trong cõi Không vô biên xứ có 1 cái tâm trụ luôn kiếp sống phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chư thiên sanh trong cõi Không vô biên xứ tái tục bằng cái tâm nào thời tử bằng cái tâm ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Tâm trụ ngữ

---

NHIỆT THẤU NGỮ (KUKKUḶAKATHĀ)

639.

* Tự ngôn: Chư hành như nhiệt thấu không có chặng hở phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lạc thọ sướng thân vui tâm, lạc thành tiên, lạc của nhơn loại, lạc trong lợi lộc, lạc trong cúng dường, lạc trong cách đi, lạc trong cách nằm, lạc trong sự thành đại, lạc trong sự thành trưởng, lạc của cư sĩ, lạc của Sa Môn, lạc của hữu lậu, lạc vô lậu, lạc hữu thủ, lạc vô thủ, lạc hữu vật, lạc vô vật, lạc hữu hỷ, lạc vô hỷ, lạc trong thiền, lạc giải thoát, lạc trong dục, lạc trong cách xuất gia, lạc sanh từ nơi sự thức tỉnh (Viveka), lạc vắng lặng, lạc đắc chứng đều vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà lạc thọ ... Lạc sanh từ nơi sự đắc chứng vẫn có thời không cần nói rằng chư hành như nhiệt thấu không có chặng hở.

640.

* Tự ngôn: Chư hành như nhiệt thấu không có chặng hở phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chư hành là khổ thọ thành khổ thân khổ tâm, thành sự sầu, sự khóc, khổ, ưu, ai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

641.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng chư hành như nhiệt thấu không chặng xen hở phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, tất cả sự vật là đồ nóng, cái chi gọi rằng tất cả sự vật là đồ nóng? Này chư Phíc-khú, con mắt là đồ nóng, các sắc là đồ nóng, Nhãn thức là đồ nóng, Nhãn xúc là đồ nóng, dù cho sự biết hưởng cảnh thế nào dù thành lạc, dù thành khổ, dù phi lạc phi khổ phát sanh do Nhãn xúc duyên cho đến cái đó cũng thành đồ nóng; nóng bằng cách nào? nóng với lửa ái, nóng với lửa sân, nóng với lửa si, nóng với lửa độc, nóng với sanh, với lão tử, với sầu, với khóc, với khổ, với ưu, với ai. Như Lai trình bày như vầy tất cả sự vật là của như thế này nhĩ là đồ nóng, tất cả thinh là đồ nóng ... Tỷ là đồ nóng, tất cả hơi là đồ nóng ... Lưỡi là đồ nóng, tất cả vị là đồ nóng ... Thân là đồ nóng, tất cả cảnh xúc là đồ nóng ... Ý là đồ nóng ... Cảnh pháp là đồ nóng ... Ý thức là đồ nóng, Ý xúc là đồ nóng, hết hưởng cảnh thế nào dù thành lạc, dù thành khổ, hoặc phi lạc phi khổ phát sanh do Ý xúc làm duyên; tuy nhiên cái đó cũng là đồ nóng với chi? Nóng với lửa ái, nóng với lửa sân, nóng với lửa si, nóng với sanh, với lão tử, với sầu, với khóc, với khổ, với ưu, với ai. Như Lai thuyết rằng tất cả sự vật là đồ nóng thế vậy. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó chư hành cũng là như nhiệt thấu không có chặng hở chớ gì?

642.

* Tự ngôn: Chư hành như nhiệt thấu không có chặng hở phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, ngũ dục, cách này là chi? Là tất cả sắc nó thành cảnh của Nhãn thức đáng mong mỏi, đáng ưa mến, có trạng thái đáng thương, xúc động, thành chỗ đình trụ sự tình dục. Tất cả thứ tiếng mà thành cảnh của Nhĩ thức ... Tất cả thứ hơi mà thành cảnh của Tỷ thức ... Tất cả mà thành cảnh của Thiệt thức ... Tất cả thứ xúc chạm mà thành của Thân thức chỗ đáng mong mỏi, đáng ưa, đáng mến, có trạng thái đáng thương xúc động dục thành chỗ đình trụ sự tình dục. Này chư Phíc-khú, ngũ dục lạc những năm cách như thế”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở.

643.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, thành lợi lộc của các ngươi, các người đặng tốt rồi, sát-na đặng cách phẩm hạnh tốt các ngươi thấu đáo rồi. Này Chư Phíc-khú, Như Lai đặng thấy Địa ngục tên là Lục xúc nhập (Chaphassāyatanikā), trong Địa ngục Lục xúc nhập đó, người thấy sắc một cách nào bằng nhãn vẫn thấy chỉ là sắc mà có trạng thái không đáng mong mỏi, chẳng đặng thấy sắc mà có trạng thái đáng mong mỏi, vẫn thấy chỉ là sắc mà có trạng thái không đáng mến. Không đặng thấy sắc mà có trạng thái đáng mến, vẫn thấy chỉ là sắc mà có trạng thái không đáng ưa, không đặng thấy sắc mà có trạng thái đáng ưa. Nghe mỗi thứ tiếng nào bằng nhĩ ... Ngửi hơi mỗi thứ nào bằng tỷ ... Nếm vị mỗi thứ nào bằng thiệt ... Đụng chạm xúc mỗi một thứ nào bằng thân ... Hiểu biết cảnh pháp của mỗi một thứ nào bằng tâm ... Vẫn hiểu biết chỉ là cảnh pháp mà có trạng thái không đáng mong mỏi. Không đặng hiểu biết cảnh pháp mà có trạng thái đáng mong mỏi, vẫn hiểu biết chỉ là cảnh pháp mà có trạng thái không đáng mến, không đặng hiểu biết cảnh pháp mà có trạng thái đáng mến, vẫn hiểu biết chỉ là cảnh pháp mà có trạng thái không đáng vừa lòng. Không đặng hiểu biết cảnh pháp mà có trạng thái đáng vừa lòng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì chư hành như nhiệt thấu không có chặng hở chớ gì!

644.

* Tự ngôn: Chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, thành lợi lộc của các ngươi, các ngươi đặng tốt rồi đang lúc thật hành phạm hạnh các ngươi đã thấu suốt. Này chư Phíc-khú, Như Lai đặng thấy Thiên đường tên là Lục xúc nhập (Chaphassāyatanikā), trong thiên đường gọi là Lục xúc nhập đó như là người thấy sắc mỗi một thứ nào bằng con mắt vẫn thấy chỉ là sắc mà có trạng thái đáng mong mỏi không đặng thấy sắc mà có trạng thái không đáng mong mỏi, vẫn chỉ là sắc mà có trạng thái đáng ưa mến, không đặng thấy sắc mà có trạng thái không đáng ưa thích, vẫn thấy chỉ là sắc mà có trạng thái đáng vừa lòng, không đặng thấy sắc mà có trạng thái đáng vừa lòng. Nghe mỗi một thứ tiếng nào bằng nhĩ ... ngửi hơi nào bằng mũi ... nếm mỗi một thứ vị nào bằng lưỡi ... Chạm xúc mỗi một thứ nào bằng thân ... hiểu biết pháp mỗi một thứ nào bằng tâm, vẫn hiểu biết chỉ là cảnh pháp mà có trạng thái mong mỏi, không đặng hiểu biết cảnh pháp mà có trạng thái đáng mong mỏi, vẫn hiểu biết chỉ cảnh pháp mà đáng ưa thích, đặng hiểu biết cảnh pháp mà có trạng thái không đáng ưa thích, vẫn hiểu biết chỉ là cảnh pháp mà có trạng thái đáng vừa, không đặng hiểu biết cảnh pháp mà có trạng thái không đáng vừa lòng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói chư hành như nhiệt thấu có chặng xen hở.

645.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở ư? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sự vật nào không bền, sự vật đó Đức Thế Tôn Ngài phán là chư hành vô thường phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu nói sự vật nào không bền thì sự vật đó Đức Thế Tôn phán là khổ, chư hành vô thường. Chính do nhân đó, Ngài mới phán rằng chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở.

646.

* Tự ngôn: Chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bố thí có quả phúc không đáng mong mỏi, có quả phúc không ưa mến, có quả phúc không thành chỗ vừa lòng, có quả phúc hữu hại, có khổ thành lời, có khổ thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: (Ngũ) Giới ... thanh tịnh giới (bát quan trai) ... tu tiến ... phạm hạnh có quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không thành chỗ vừa lòng, có quả hữu hại, có khổ thành lời, có khổ thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bố thí có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả thành chỗ vừa lòng, có quả không hữu hại, có lạc thành lời, có lạc thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói rằng bố thí có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả thành chỗ vừa lòng, có quả không hữu hại, có vui làm lời, có vui thành dị thục quả thời không nên nói rằng chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở.

* Tự ngôn: (Ngũ) Giới ... thanh tịnh giới ... tu tiến ... phạm hạnh có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả thành chỗ vừa lòng, có quả không hữu hại, có vui làm lời, có vui thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói tịnh hạnh có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả thành chỗ vừa lòng, có quả không hữu hại, có vui làm lời, có vui thành dị thục quả thời không nên nói chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở.

647.

* Tự ngôn: Chư hành như nhiệt thấu không có chặng xen hở phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Sự vắng lặng của người đã ưa thích rồi, bực có pháp mà đã đặng nghe thấy thành lạc, sự không ép uổng tức là sự thu thúc trong tất cả chúng sanh thành vui trong lời, sự phai tình dục tức là sự lướt bỏ tất cả dục đặng thành vui trong đời, sự mà vẫn cống cao ngã mạn ra khỏi đặng. Chính đây là cái vui cao thượng, sự vui vô thượng đó ta đã đặng đến, đó là chỗ vui đầy đủ. Tam minh ta đã đặng chứng theo thứ lớp, chính điều này là vui cao thượng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời cũng không nên nói chư hành là nhiệt thấu không có chặng xen hở.

Dứt Nhiệt thấu ngữ

---

TÙNG TIỀN THỨ ĐỆ NGỮ (ANUPUBBĀBHISAMAYAKATHĀ)

648.

* Tự ngôn: Cách chứng pháp là cách chứng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người có thể cho đạo Thất Lai sanh đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người có thể cho đạo Thất Lai sanh đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm cho tỏ nơi quả đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

649.

* Tự ngôn: Cách chứng pháp là cách chứng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người có thể cho đạo Nhứt Lai sanh đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người có thể cho đạo Nhứt Lai sanh đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm cho rõ nơi quả Nhứt Lai đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

650.

* Tự ngôn: Cách chứng pháp là cách chứng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người có thể cho đạo Bất Lai sanh đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người có thể cho đạo Bất Lai sanh đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm cho rõ đặng quả Bất Lai theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

651.

* Tự ngôn: Cách chứng pháp là cách chứng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người có thể cho đạo La Hán sanh đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người có thể cho đạo La Hán sanh đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người làm cho rõ quả La Hán đặng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

652.

* Tự ngôn: Người thật hành để đặng làm cho rõ rệt quả Thất Lai, tuyệt trừ chi đặng với cách thấy khổ. Phản ngữ: Trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ và những phiền não đồng bọn đặng 1/4.

* Tự ngôn: Trong 1/4 thành bực Thất Lai; còn 3/4 nữa không thành tựu Thất Lai. Trong 1/4 đến, đặng, chứng, làm cho rõ, vẫn vào đến đang đụng chạm với danh thân cùng quả Thất Lai; trong 3/4 nữa không đụng chạm với danh thân cùng quả Thất Lai. Trong 1/4 thành tựu Thất Sanh bực Thất Lai, bực Lục Lai, bực Nhứt Lai hiệp với đức tin, bất động trong Phật bảo ... trong Pháp bảo ... trong Tăng bảo hiệp cùng với Thánh giới chắc; còn trong 3/4 nữa không hiệp với Thánh giới chắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người bực thật hành hầu làm cho rõ quả Thất Lai tuyệt trừ chi đặng bằng cách thấy Tập ... bằng cách thấy Diệt ... bằng cách thấy Đạo. Phản ngữ: Tuyệt trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ và những phiền não đồng bọn nhau đặng 1/4.

* Tự ngôn: Trong 1/4 thành tựu Thất Lai; còn 3/4 nữa không thành tựu bực Thất Lai. Trong 1/4 đến, đặng, chứng, làm cho rõ rệt, vẫn vào đến, đụng chạm với danh thân cùng quả Thất Lai; Trong 3/4 nữa vẫn không đụng chạm với danh thân cùng quả Thất Lai. Trong 1/4 thành tựu bực Thất Sanh Thất Lai (Sattakhattuparama), bực Lục Sanh Thất Lai (Kolaṅkola), bực Nhứt Sanh Thất Lai (Ekabījī) hợp với sự đức tin không biến chuyển thay đổi trong Phật bảo ... trong Pháp bảo ... trong Tăng bảo ... hiệp với Thánh giới; còn 3/4 nữa không hiệp với Thánh giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

653.

* Tự ngôn: Bực thật hành hầu làm cho tỏ quả Nhứt Lai trừ tuyệt chi đặng bằng cách thấy khổ? Phản ngữ: Tuyệt trừ Ái dục thứ thô và bao nhiêu phiền não đồng bọn đặng trong 1/4.

* Tự ngôn: Trong 1/4 thành Thất Lai; còn trong 3/4 nữa không thành bực Nhứt Lai. Trong 1/4 đến, đặng, chứng, làm cho rõ, vẫn vào đến, đang đụng chạm với danh thân cùng quả Nhứt Lai; còn trong 1/4 nữa vẫn không đụng chạm đến danh thân thành quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thật hành hầu làm cho tỏ từng quả Nhứt Lai tuyệt trừ chi bằng cách thấy Tập ... bằng cách thấy Diệt ... bằng cách thấy Đạo.

* Phản ngữ: Tuyệt trừ Ái dục thứ thô, Sân độc thứ thô và những phiền não đồng bọn đặng 1/4.

* Tự ngôn: Trong 1/4 thành Nhứt Lai, còn 3/4 nữa không thành Nhứt Lai trong 1/4 đến, đặng, chứng, làm cho rõ, vẫn vào đến đụng chạm với danh thân cùng quả Nhứt Lai; còn 3/4 nữa vẫn không đụng chạm với danh thân cùng quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

654.

* Tự ngôn: Bực thật hành hầu làm cho rõ cùng quả Bất Lai tuyệt trừ chi đặng với cách thấy khổ? Phản ngữ: Tuyệt trừ Ái dục thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế và những phiền não đồng bọn đặng 1/4.

* Tự ngôn: Trong 1/4 thành bực Bất Lai, còn trong 3/4 nữa không thành bực Bất Lai. Trong 1/4 đến, đặng, chứng, làm cho rõ, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với danh thân cùng quả Bất Lai; Trong 3/4 vẫn không đụng chạm với danh thân cùng quả Bất Lai. Trong thành bực Trung bang bất hườn (Antarāparinibbāyī) ... Bực Sanh bang bất hườn (Upahaccaparinibbāyī) ... Bực Vô hành bang bất hườn, bực Hữu hành bang bất hườn ... Bực Thượng lưu bang bất hườn ... Trong 3/4 không thành bực Bất Lai Thượng lưu bang bất hườn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai tuyệt trừ chi bằng cách thấy Tập (Samudaya) ... bằng cách thấy Diệt (nirodha) ... bằng cách thấy Đạo? Phản ngữ: Tuyệt trừ Ái dục thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế và những phiền não đồng bọn đặng 1/4.

* Tự ngôn: Trong 1/4 thành Bất Lai; còn trong 3/4 nữa không thành bực Bất Lai. Trong 1/4 đến, đặng, chứng, làm cho rõ, vẫn vào đến, đụng chạm đến danh thân cùng quả Bất Lai. Trong 3/4 nữa không đụng chạm đến danh thân cùng quả Bất Lai. Trong 1/4 Bực Trung bang bất hườn (Antarāparinibbāyī) ... Bực Sanh bang bất hườn (Upahaccaparinibbāyī) ... Bực Vô hành bang bất hườn (Asaṅkhāraparinibbāyī) ... Bực Hữu hành bang bất hườn (Sasaṅkhānibbāyī) ... bực Thượng lưu bang bất hườn (Uddhaṅsotoakaniṭṭhagāmī). Còn 3/4 nữa không thành Bực Bất Lai Thượng lưu bang bất hườn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

655.

* Tự ngôn: Bực thật hành đặng làm cho rõ La Hán quả tuyệt trừ chi đặng bằng cách thấy khổ. Phản ngữ: Tuyệt trừ Sắc ái, Vô sắc ái, Ngã mạn, Phóng dật, Vô minh và những phiền não đồng bọn đặng trong 1/4.

* Tự ngôn: Trong 1/4 thành La Hán, trong 3/4 mà không thành La Hán. Trong 1/4 đến, đặng, chứng, làm cho rõ, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với danh thân cùng quả La Hán. Trong 3/4 nữa vẫn không đụng chạm với danh thân cùng quả La Hán. Trong 1/4 thành bực đã xa lìa Ái, Sân, Si, việc đáng làm đã xong, bỏ gánh nặng rồi, đã chứng tự lợi, đã trọn tuyệt máy móc ràng buộc trong đời, đã giải thoát đặc biệt do hiểu chân chánh, cột trụ nhổ chốt lên rồi, đã lấp mương rãnh, đã nhổ cột hàng rào thành người không có then chốt, thành Thánh đã xuống cờ (ngã mạn), để gánh nặng xuống rồi, đã đứt cơ quan ràng buộc, thắng cách quý đẹp rồi, Ngài đã chăm chú rõ Khổ, đã trừ Tập, đã làm cho rõ Diệt, cho đặng Đạo phát sanh, đã hiểu thấu với pháp đáng thấu hiểu, chăm chú biết pháp đáng chăm chú biết, đã trừ những pháp đáng trừ, trau dồi những pháp đáng trau dồi ... đã làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ; còn trong 3/4 nữa chưa phải làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực thật hành đã làm cho rõ quả La Hán tuyệt trừ chi đặng bằng cách thấy Tập ... bằng cách thấy Diệt ... bằng cách thấy Đạo? Phản ngữ: Tuyệt trừ Sắc ái, Vô sắc ái, Ngã mạn, Phóng dật, Vô minh và những phiền não đồng bọn đặng 1/4.

* Tự ngôn: Trong 1/4 thành La Hán; còn trong 3/4 nữa không thành La Hán. Trong 1/4 đến, đặng, chứng, làm cho rõ, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với danh thân cùng quả La Hán. Trong 3/4 nữa vẫn không đụng chạm với danh thân cùng quả La Hán. Trong 1/4 thành bực đã xa lìa Ái, Sân, Si, việc đáng làm đã làm xong, buông gánh nặng xuống rồi, đã chứng tự lợi, đã hoàn dứt cơ quan buộc ràng trong hữu (bhāva), đã giải thoát đặc biệt do hiểu đúng, đã rút chốt then, đã lấp bít rạch mương, nhổ trụ rào rồi, thành bực không có chốt then và Thánh xuống cờ (ngã mạn), đã hết cơ quan ràng buộc, thấy cách rất quý tốt rồi, Ngài đã chăm chú rõ Khổ, trừ tuyệt Tập rồi, đã làm rõ rệt, Đạo đã phát sanh, hiểu tột cùng pháp chỗ đáng hiểu, chăm chú hiểu pháp đáng chăm chú hiểu, đã trừ tuyệt Pháp đáng trừ tuyệt, đã trau dồi pháp đáng trau dồi, đã làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ. Còn trong 1/4 nữa chưa đặng làm cho rõ cùng pháp đáng làm cho rõ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

656.

* Tự ngôn: Bực thật hành đặng làm cho rõ quả Thất Lai, thấy khổ nên nói rằng bực đã tiến hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi đã thấy Khổ nên nói rằng bực đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi thấy Tập ... Khi thấy Diệt ... nên nói rằng bực đã tiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi đã thấy Diệt nên nói rằng bực đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

657.

* Tự ngôn: Bực thật hành đặng làm cho rõ cùng quả Thất Lai thấy Đạo nên nói rằng bực đã tiến hành, khi đã thấy Đạo nên nói bực đã trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi thấy Khổ nên nói rằng bực đã tiến hành, khi đã thấy Khổ nên nói rằng bực đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi thấy Đạo nên nói rằng bực đã tiến hành, khi đã thấy Đạo nên nói rằng bực đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi thấy Tập ... Khi thấy Diệt nên nói rằng bực đã tiến hành khi thấy Diệt rồi nên nói rằng bực đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

658.

* Tự ngôn: Bực thật hành đặng làm cho rõ quả Thất Lai, khi Khổ nên nói rằng người đã tiến hành, khi đã thấy khổ không nên nói rằng thành bực đáng nói là người đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi đã thấy Đạo nên nói rằng bực đã tiến hành, khi đã thấy Tập không nên nói rằng thành bực nên nói là người đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi thấy Tập ... Khi thấy Diệt nên nói là bực đã tiến hành khi đã thấy Diệt không nên nói là thành bực đáng cho là đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi thấy Đạo nên nói rằng bực đã tiến hành, khi đã thấy Đạo không nên nói rằng thành bực mà đáng cho là đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

659.

* Tự ngôn: Bực thật hành đặng làm cho rõ quả Thất Lai, khi thấy khổ nên nói là bực đã tiến hành, khi đã thấy khổ không nên nói rằng thành bực mà nên cho là đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách thấy Khổ vô ích phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi thấy Tập ... Khi thấy Diệt nên nói người đã tiến hành, khi đã thấy Diệt không nên nói rằng thành bực đáng cho là đã đình trụ trong quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách thấy Diệt vô ích phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

660.

* Phản ngữ: Khi đã thấy Khổ, Tứ đế cũng thành cái đặng thấy rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thấy Khổ đế thành Tứ đế phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

661.

* Tự ngôn: Khi đã thấy Sắc uẩn bằng sự vô thường, Ngũ uẩn cũng thành cái đặng thấy bằng sự vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thấy Sắc uẩn thành 5 uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

662.

* Tự ngôn: Khi đã thấy Nhãn xứ bằng sự vô thường thì Thập nhị xứ cũng thành cái đặng thấy bằng sự vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn xứ thành Thập nhị xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

663.

* Tự ngôn: Khi đã thấy Nhãn giới bằng sự vô thường thì Thập bát giới cũng thành cái đặng thấy bằng sự vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn giới thành Thập bát giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

664.

* Tự ngôn: Khi đã thấy Nhãn quyền bằng sự vô thường thì Nhị thập nhị quyền cũng thành cái đặng thấy bằng sự vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn quyền thành Nhị thập nhị quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

665.

* Tự ngôn: Người làm cho rõ quả Thất Lai đặng bằng Tứ Trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Thất Lai thành bốn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người làm cho rõ quả Thất Lai đặng bằng Bát Trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Thất Lai thành tám phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người làm cho rõ quả Thất Lai đặng bằng Thập nhị Trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Thất Lai thành thập nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người làm cho rõ quả Thất Lai bằng Tứ thập tứ Trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Thất Lai thành Tứ thập tứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người làm cho rõ quả Thất Lai đặng bằng Thất thập thất Trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Thất Lai thành Thất thập thất phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

666.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng đắc chứng pháp theo thứ lớp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, đại hải lài theo thứ lớp, xuống theo thứ lớp, sâu theo thứ lớp không thể sâu thành búng tại vựa mé đâu; như thế nào thời trong pháp luật này cũng hẳn như thế ấy thành cách làm theo thứ lớp, thành cách tu theo thứ lớp, chẳng đặng thành cách thông suốt hiểu biết khắp cả chỉ nơi tại ban đầu”. Như đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì cách đắc chứng pháp cũng thành cách đắc chứng theo thứ lớp chớ gì!

667.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng đắc chứng pháp theo thứ lớp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bực trí thức phải cạo bợn nhơ của mình mỗi khi từ chút từ chút, mỗi mỗi khi theo thứ lớp như thợ vàng cạo vàng ten thế đó”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì cách đắc chứng pháp cũng thành cách đắc chứng theo thứ lớp chớ gì!

668.

* Tự ngôn: Cách đắc chứng pháp thành cách đắc chứng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài Gavampati Trưởng thượng đặng thuyết cùng chư Phíc-khú như vầy: “Lời này tôi đặng nghe bằng chánh thức, đặng thọ bằng chánh thức từ Đức Thế Tôn như vầy, này chư Phíc-khú, người nào thấy khổ người đó vẫn thấy nhân sanh của khổ luôn, vẫn thấy tiến hành làm cho đến pháp thành chỗ diệt của khổ luôn. Người nào thấy nhân sanh của khổ, người ấy vẫn thấy khổ luôn, vẫn thấy pháp thành chỗ diệt của khổ luôn, vẫn thấy lối tiến hành cho đến pháp thành chỗ diệt khổ luôn. Người nào thấy pháp thành chỗ diệt của khổ người ấy vẫn thấy khổ luôn, vẫn thấy nhân sanh ra của khổ luôn, vẫn thấy lối tiến hành cho đến pháp thành chỗ diệt của khổ luôn. Người nào thấy lối tiến hành cho đến pháp thành chỗ diệt của khổ thời người ấy vẫn thấy khổ luôn, vẫn thấy nhân sanh của khổ luôn, vẫn thấy pháp thành chỗ diệt của khổ luôn”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng cách đắc chứng pháp thành cách đắc chứng theo thứ lớp.

669.

* Tự ngôn: Cách đắc chứng pháp thành cách đắc chứng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Đồng với cách đến, đồng với thấy của Ngài (Thất Lai) Ngài ... thành là bực không nên làm sự trái địa phương 6 cách nặng nề”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng cách đắc chứng pháp là cách đắc chứng theo thứ lớp.

670.

* Tự ngôn: Cách đắc chứng pháp thành cách đắc chứng theo thứ lớp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, khi nào pháp Nhãn ly trần đặng sanh cho bực Thánh Thinh Văn như vầy, mỗi một cái nào có sanh ra, cố nhiên những cái đó phải có diệt dĩ nhiên đồng thời sanh ra của đạo Thất Lai, Thánh Thinh Văn đó tuyệt trừ tam triền đặng tức là Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói rằng cách đắc chứng pháp là cách đắc chứng theo thứ lớp.

Dứt Tùng tiền thứ đệ ngữ

---

TỪ CÚ NGỮ (VOHĀRAKATHĀ)

671.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật đối chiếu nhĩ thành thời hiệp thế, thâu biết đặng với thức thời thành siêu thế, thâu biết không đặng thời thành hiệp thế. Chư Thinh Văn thâu biết đặng, tất cả phàm phu thâu biết không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

672.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật đối chiếu nhĩ mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói rằng Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật đối chiếu nhĩ mới thành hiệp thế thời không nên nói rằng Đức Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật thành siêu thế.

673.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật thâu biết đặng bằng thức chỗ thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật thâu nhận biết đặng bằng thức mà thành hiệp thế thời không nên nói rằng Đức Thế Tôn giảng thuyết trong nơi của Phật thành siêu thế.

674.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật, tất cả phàm phu nhận biết đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà phàm phu nhận biết Đức Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật đặng thời không nên nói rằng Đức Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật là siêu thế.

675.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật là siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành đạo Thất Lai, thành quả Thất Lai, thành đạo Nhứt Lai, thành quả Nhứt Lai, thành đạo Bất Lai, thành quả Bất Lai, thành đạo Ứng Cúng, thành quả Ứng Cúng, thành Niệm xứ, thành Chánh cần, thành Như ý túc, thành Quyền, thành Lực, thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

676.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật là siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ai ai vẫn có nghe Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp siêu thế phải nhận biết đặng bằng nhĩ đối chiếu nơi nhĩ đem vào rạch của nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

677.

* Tự ngôn: Pháp siêu thế không phải nhận biết đặng bằng nhĩ, không đối chiếu nơi nhĩ, không đến vào rạch của nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp siêu thế không phải nhận biết đặng bằng nhĩ, không đối chiếu nơi nhĩ, không đến vào rạch của nhĩ thời không nên nói rằng Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết của Phật thành siêu thế.

678.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn giảng thuyết của Phật là siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ai ai chỗ phải nghe trong Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật, ai ai cũng vui mừng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp siêu thế thành chỗ trụ của ái, thành chỗ trụ của vui mừng, thành chỗ trụ của thương mến, thành chỗ trụ của say sưa, thành chỗ trụ của nhục phục phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

679.

* Tự ngôn: Pháp siêu thế không thành chỗ trụ của ái, không thành chỗ trụ của sự vui mừng, không thành chỗ trụ của sự ưa thích, không thành chỗ trụ của sự nhiễm đắm, không thành chỗ trụ của sự nhục phục (nệm lúng) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp siêu thế không thành chỗ trụ của ái, không thành chỗ trụ của sự vui mừng, không thành chỗ trụ của sự ưa mến, không thành chỗ trụ của sự say sưa, không thành chỗ trụ của sự nhiễm đắm, không thành chỗ trụ của sự nằm sấp, thời không nên nói rằng Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật thành siêu thế.

680.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn giảng thuyết của Phật thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật ai ai cũng phản đối vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp siêu thế thành chỗ trụ của sân, thành chỗ trụ của sự chống đối, thành chỗ trụ của sự đụng chạm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

681.

* Tự ngôn: Pháp siêu thế không thành chỗ trụ của sân, không thành chỗ trụ của sự chống đối, không thành chỗ trụ của sự đụng chạm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp siêu thế không thành chỗ trụ của sân, không thành chỗ trụ của sự phản đối, không thành chỗ trụ của sự đụng chạm thời không nên nói rằng Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết của Phật là siêu thế.

682.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng của Phật thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết của Phật ai ai phải mê vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp siêu thế thành chỗ trụ của si, làm sự vô tri, làm cho đui, thành chỗ điêu tàn mất trí, thành đảng của sự chật hẹp, không hiện hành hiệp tác để đặng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

683.

* Tự ngôn: Pháp siêu thế không thành chỗ trụ của si, không làm sự vô tri, không làm cho đui mù thành chỗ tiến hóa của tuệ, không thành bè đảng của sự hẹp hòi, hiện hành hiệp tác để đặng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp siêu thế không thành chỗ trụ của si, không làm sự vô tri, không làm cho đui mù, thành chỗ tiến hóa của tuệ, thành bạn đảng của sự hẹp hòi, hiện hành hợp tác hầu đặng Níp-bàn thời không nên nói rằng Đức Thế Tôn giảng thuyết của Phật là siêu thế.

684.

* Tự ngôn: Thế Tôn giảng thuyết của Phật thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi một người nào nghe Đức Thế Tôn giảng thuyết của Phật tất cả những người đó gọi là làm cho đạo sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

685.

* Tự ngôn: Mỗi một người nào nghe Đức Thế Tôn giảng thuyết của Phật, tất cả người đó gọi là làm cho đạo đặng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tiểu nhân nghe Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật thời tiểu nhân cũng gọi là có thể làm cho đạo phát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người sát mẫu ... Người sát phụ ... Người sát La Hán ... Người chích máu thân Phật ... Người phá hòa hợp Tăng vẫn nghe Đức Thế Tôn giảng thuyết của Phật thời người phá hòa hợp Tăng cũng là có thể làm cho đạo phát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

686.

* Phản ngữ: Đống gạo hoặc đống vàng, dùng gậy vàng chỉ bởi đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như thế vậy pháp mà thành hiệp thế hoặc thành siêu thế, Đức Thế Tôn Ngài thuyết bằng cách giảng giải thì thành siêu thế.

687.

* Tự ngôn: Đống gạo hoặc đống vàng dùng gậy cây thù đủ chỉ bảo cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như thế đó pháp mà thành hiệp thế hay thành siêu thế, Đức Thế Tôn Ngài nói bằng cách giảng thuyết thời thành hiệp thế.

688.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật giải pháp hiệp thế thời thành hiệp thế, nếu giải pháp siêu thế thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi giải pháp hiệp thế Ngài giảng thuyết đó xúc chạm nhĩ thời thành hiệp thế, khi thuyết pháp siêu thế thời chạm nhĩ thành siêu thế. Khi thuyết pháp hiệp thế, tất cả người nhận biết đặng bằng thức thời thành hiệp thế, khi thuyết pháp siêu thế cũng nhận biết đặng bằng thức thì thành siêu thế. Khi thuyết pháp hiệp thế tất cả phàm phu nhận biết đặng, khi thuyết pháp siêu thế tất cả bực Thinh Văn nhận biết đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

689.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Đức Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật thời khi thuyết pháp hiệp thế cũng thành hiệp thế; khi thuyết pháp siêu thế cũng thành siêu thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn thuyết cả pháp hiệp thế và siêu thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài thuyết cả pháp hiệp thế và siêu thế, chính do nhân đó, ông mới nói rằng Đức Thế Tôn giảng thuyết nơi của Phật thời khi thuyết pháp hiệp thế cũng thành hiệp thế, khi thuyết pháp siêu thế cũng thành siêu thế.

690.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài giảng thuyết nơi của Phật, khi thuyết pháp hiệp thế mới thành hiệp thế, khi thuyết pháp siêu thế mới thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi thuyết đạo mới thành đạo, khi thuyết pháp phi đạo mới thành pháp phi đạo, khi thuyết của quả mới thành quả, khi thuyết pháp phi quả mới thành pháp phi quả, khi thuyết Níp-bàn mới thành Níp-bàn, khi thuyết pháp Phi Níp-bàn cũng thành pháp Phi Níp-bàn, khi thuyết hữu vi mới thành hữu vi, khi thuyết vô vi mới thành vô vi, khi thuyết sắc pháp mới thành sắc pháp, khi thuyết vô sắc mới thành vô sắc, khi thuyết thọ mới thành thọ, khi thuyết pháp phi thọ mới thành pháp phi thọ, khi thuyết tưởng mới thành tưởng, khi thuyết pháp phi tưởng mới thành pháp phi tưởng, khi thuyết hành mới thành hành, khi thuyết pháp phi hành mới thành pháp phi hành, khi thuyết thức mới thành thức, khi thuyết pháp phi thức mới thành pháp phi thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Từ cú ngữ

---

DIỆT NGỮ (NIRODHAKATHĀ)

691.

* Tự ngôn: Diệt (nirodha) thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ diệt (Dukkhanirodha) thành hai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khổ diệt thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Diệt đế thành hai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Diệt đế thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ đế thành hai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Diệt đế thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tập đế thành hai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Diệt đế thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo đế thành hai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Diệt đế thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sở y (taṇa) thành hai phải chăng? ... Bí mật (leṇa) thành hai phải chăng? ... Hữu y (saraṇa) thành hai phải chăng? ... Sở tiêu (parāyana) thành hai phải chăng? ... Sở kiên cố (accuta) thành hai phải chăng? ... Bất tử (amata) thành hai phải chăng? ... Níp-bàn thành hai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Níp-bàn thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có sự cao và thấp, có sự thô thiển và tinh vi (paṇīta), sự thái quá và bất cập, ranh giới sự chia khác, lằn giữa của Níp-bàn cả hai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

692.

* Tự ngôn: Diệt (nirodha) thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành chỗ còn không diệt với tuệ thành cơ quan quán sát (trí siêu thế) sẽ quan sát rồi cho diệt đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà hành có chỗ còn không diệt với tuệ thành cơ quan quán sát sẽ quán sát rồi cho diệt đặng thời không nên nói rằng diệt (nirodha) thành hai.

693.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Diệt (nirodha) thành hai phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chư hành có chỗ còn không diệt với tuệ thành cơ quan quán sát luôn chỗ đã diệt với tuệ thành cơ quan quán sát đều cũng tan nát đi hết rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chư hành có chỗ còn không diệt với tuệ thành đồ quán sát luôn chỗ đã diệt với tuệ thành cơ quan quán sát đều cũng tan nát đi hết rồi. Chính do nhân đó, ông mới nói rằng diệt (nirodha) thành hai.

694.

* Tự ngôn: Diệt (nirodha) thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành mà đã diệt với tuệ thành cơ quan quát sát gọi là đã diệt do nương Thánh Đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tuy nhiên hành mà còn không diệt với tuệ thành cơ quan quán sát cũng gọi là đã diệt do nương Thánh Đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

695.

* Tự ngôn: Diệt thành hai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành mà đã diệt với tuệ thành cơ quan quán sát vẫn không sanh ra đặng nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành mà chẳng đặng diệt bằng tuệ thành cơ quan quán sát cũng vẫn không sanh nữa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không cần nói rằng Diệt (nirodha) thành hai.

Dứt Diệt ngữ

Hoàn thành phẩm thứ hai.

---

PHẨM THỨ BA

---

LỰC NGỮ (BALAKATHĀ)

696.

* Tự ngôn: Như Lai lực đi khắp cả Thinh Văn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực cũng là Thinh Văn lực, Thinh Văn lực cũng là Như Lai lực phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

697.

* Tự ngôn: Như Lai lực đi khắp cả Thinh Văn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực cái đó Thinh Văn lực cũng cái đó ư? Thinh Văn lực cái đó Như Lai lực cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

698.

* Tự ngôn: Như Lai lực đi khắp cả Thinh Văn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực thế nào Thinh Văn lực cũng thế đó, Thinh Văn lực thế nào Như Lai lực cũng thế đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

699.

* Tự ngôn: Như Lai lực đi khắp cả Thinh Văn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Câu khởi, bài khởi, cách thuyết pháp, cách giảng pháp của Như Lai thế nào thì câu khởi, bài khởi, cách thuyết pháp, cách giảng pháp của Thinh Văn cũng thế đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

700.

* Tự ngôn: Như Lai lực đi khắp cả Thinh Văn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn là ngôi Tập Tri (Jina), ngôi Giáo chủ, bực Chánh Biến Tri, ngôi Toàn Giác, bực Toàn Kiến, ngôi Pháp Chủ, bực Pháp Sở Y (Dhammapaṭisaraṇa) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh Văn cũng là ngôi Tập Tri (Jina), ngôi Giáo chủ, bực Chánh Biến Tri, ngôi Toàn Giác, bực Toàn Kiến, ngôi Pháp Chủ, bực Pháp Sở Y phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

701.

* Tự ngôn: Như Lai lực đi khắp luôn Thinh Văn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai là bực có thể cho đạo chưa sanh phát sanh đặng, thành bực có thể cho đạo chưa phát hiện phát hiện đặng, là bực tường thuật đạo mà ai ai không từng tường thuật đặng, là bực biết đạo, là bực rõ đạo, là bực khôn khéo trong đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh Văn là bực có thể cho đạo chưa sanh phát sanh đặng, thành bực có thể cho đạo chưa phát hiện phát hiện đặng, là bực tường thuật đạo mà ai ai không tường thuật đặng, là bực biết đạo, là bực rõ đạo, là bực khôn khéo trong đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

702.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật với sự thái quá và bất cập của quyền (indrīya) đi khắp đến Thinh Văn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh Văn thành bực Toàn Tri, thành bực Toàn Kiến (Sabbadassāvī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

703.

* Phản ngữ: Bực Thinh Văn biết thị sở (ṭhāna) và phi sở (aṭhāna) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực Thinh Văn biết thị sở và phi sở, chính do nhân đó, ông mới nói rằng Như Lai lực tức là cách biết theo thật với thị sở và phi sở đi khắp đến bực Thinh Văn như thế.

704.

* Phản ngữ: Bực Thinh Văn biết dị thục quả thành tựu đặc biệt bằng cách đúng chỗ (ṭhāna), theo nhân nghiệp nguyện sắp (kammasamādāna) theo luôn cả quá khứ, hiện tại, vị lai phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực Như Lai biết dị thục quả thành tựu đặc biệt bằng đúng sở (ṭhāna) theo nhân của nghiệp nguyện sắp (kammasamādāna) luôn cả quá khứ, hiện tại và vị lai thì chính do nhân đó, ông mới nói rằng Như Lai lực tức là cách biết theo thật dị thục quả thành tựu đặc biệt bằng phải sở với nhân của nghiệp nguyện sắp luôn cả quá khứ, hiện tại và vị lai đi khắp luôn bực Thinh Văn.

705.

* Phản ngữ: Bực Thinh Văn biết tiến hành mà dẫn đi đến tất cả thú hướng (gati) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu nói rằng bực Thinh Văn biết tiến hành mà vẫn đi đến tất cả thú hướng (gati), chính do nhân đó, ông mới nói rằng Như Lai lực là cách biết theo thật tiến hành nó sẽ dẫn đi trong tất cả thú hướng (gati) khắp luôn đến Thinh Văn như vậy.

706.

* Phản ngữ: Bực Thinh Văn biết vũ trụ có giới hạn khác khác, có giới hạn không phải là ít phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu nói rằng bậc Thinh Văn biết vũ trụ có giới hạn khác khác, có giới hạn chẳng phải ít, chính do nhân đó, ông mới nói rằng Như Lai lực tức là cách biết theo thật, chính vũ trụ nó có giới hạn khác khác, có giới hạn không phải ít luôn đến Thinh Văn.

707.

* Phản ngữ: Thinh Văn là bực biết nết na khác nhau của tất cả chúng sanh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực Thinh Văn biết tánh nết khác nhau nơi tất cả chúng sanh, chính do nhân đó, ông mới nói rằng Như Lai lực là cách biết theo thật cùng tánh nết khác nhau nơi tất cả chúng sanh thì trùm luôn đến Thinh Văn.

708.

* Phản ngữ: Bực Thinh Văn biết sự phiền muộn, sự hớn hở, cách xuất của thiền, giải thoát, định và nhập thiền phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực Thinh Văn biết sự phiền muộn, sự hớn hở, cách xuất của thiền giải thoát, định và nhập thiền; chính do nhân đó, ông mới nói Như Lai lực tức là cách biết theo thật với sự buồn rầu, sự vui vẻ, cách xuất thiền, giải thoát, định và nhập thiền thì trùm khắp với Thinh Văn.

709.

* Phản ngữ: Bực Thinh Văn Trí biết thành cơ quan nhớ đến uẩn chỗ từng nương ở trong thuở trước phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực Thinh Văn Trí biết thành cơ quan nhớ đến uẩn chỗ từng nương ở trong thuở trước; chính do nhân đó, ông mới nói Như Lai lực tức là cách biết theo thật cùng trí thành cơ quan nhớ đến uẩn chỗ từng nương ở trong khi trước thời đi luôn cả với bực Thinh Văn.

710.

* Phản ngữ: Bực Thinh Văn biết sanh tử của tất cả chúng sanh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực Thinh Văn biết sanh tử của tất cả chúng sanh chính do nhân đó, ông mới nói Như Lai lực là cách biết theo thật sự sanh tử của tất cả chúng sanh thời đi luôn đến bực Thinh Văn.

711.

* Phản ngữ: Tất cả lậu của Như Lai và cả bực Thinh Văn đều cũng mất đi hết phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có nhân chi chi mà làm cho khác nhau giữa sự dứt lậu của Như Lai với sự dứt lậu của bực Thinh Văn hay là trong chặng giữa của sự giải thoát của Như Lai với sự giải thoát của bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không có.

* Phản ngữ: Nếu mà không có nhân chi chi làm cho khác nhau trong chặng giữa sự dứt lậu của Như Lai với sự dứt lậu của bực Thinh Văn, hay là trong giữa sự giải thoát của Như Lai với sự giải thoát của bực Thinh Văn. Chính do nhân đó, ông mới nói rằng Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự dứt mất của tất cả lậu thời đi luôn với bực Thinh Văn.

712.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự dứt mất của tất cả lậu luôn khắp đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải sở (ṭhāna) và chẳng phải sở (aṭhāna) đi luôn khắp với bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

713.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự dứt mất của tất cả lậu luôn trùm bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh tử của tất cả chúng sanh luôn trùm đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

714.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải chỗ (ṭhāna) và phi chỗ (aṭhāna) không đi luôn đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự dứt mất của tất cả lậu đó không đi luôn đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

715.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh, không đi luôn đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự dứt tuyệt của tất cả lậu, không đi luôn đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

716.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật đối với sự thái quá và bất cập của quyền, không đi khắp đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở (ṭhāna) và phi cơ sở (aṭhāna), không đi khắp với bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

717.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật đối sự thái quá và bất cập của quyền, không đi luôn đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự dứt mất của tất cả lậu, không đi khắp đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

718.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở (aṭhāna), đi khắp đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực là cách biết theo thật đối với sự thái quá và bất cập của quyền, không đi luôn đến bực Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

719.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự dứt mất của tất cả lậu đi khắp đến Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật cùng sự thái quá và bất cập của quyền, đi khắp đến Thinh Văn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

Dứt Lực ngữ

---

THÁNH CHÚNG NGỮ (ARIYANTIKATHĀ)

720.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở (aṭhāna) thành ra Thánh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành đạo Dự Lưu, thành quả Dự Lưu, thành đạo Nhứt Lai, thành quả Nhứt Lai, thành đạo Bất Hườn, thành quả Bất Hườn, thành đạo Ứng Cúng, thành quả Ứng Cúng, thành Niệm xứ, thành Chánh cần, thành Như ý túc, thành Quyền, thành Lực, thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

721.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở (aṭhāna) thành Thánh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có tiêu diệt (suññata) thành cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có tiêu diệt thành cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Như Lai lưu ý phải xứ sở (ṭhāna) và phi xứ sở luôn, lưu ý lối tiêu diệt luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài lưu ý lối phải cơ sở và phi cơ sở (aṭhāna) luôn, Ngài lưu ý lối tiêu diệt luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của hai cái xúc, của hai cái tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở (aṭhāna) thành Thánh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có vô chứng (animitta) làm cảnh phải chăng? ... Có phi nội (appaṇihita) làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có phi nội (appaṇihita) làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai Ngài lưu ý lối phải cơ sở và phi cơ sở (aṭhāna) luôn, Ngài lưu ý lối phi nội luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Như Lai Ngài lưu ý lối phải cơ sở và phi cơ sở luôn, Ngài lưu ý lối phi nội luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của hai thứ xúc, hai cái tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

722.

* Tự ngôn: Niệm xứ thành Thánh có tiêu diệt (suññata) thành cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở thành Thánh, có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Niệm xứ thành Thánh, có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở thành Thánh có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

723.

* Tự ngôn: Chánh cần, Như ý túc, Quyền, Lực, Giác chi thành Thánh có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở thành Thánh có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giác chi thành Thánh có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở thành Thánh có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

724.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở thành Thánh nhưng không nên nói rằng có tiêu diệt thành cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Niệm xứ thành Thánh nhưng không nên nói có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở thành Thánh, nhưng không nên nói có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Niệm xứ thành Thánh nhưng không nên nói có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở thành Thánh nhưng không nên nói có tiêu diệt làm cảnh ... có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh cần ... Giác chi thành Thánh nhưng không nên nói có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

725.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh thành Thánh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành đạo Dự Lưu, thành quả Dự Lưu ... thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

726.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh thành Thánh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Như Lai lưu ý về sanh và tử của tất cả chúng sanh luôn, Ngài lưu ý lối tiêu diệt luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Như Lai lưu ý lối sanh và tử của tất cả chúng sanh luôn, Ngài lưu ý lối tiêu diệt luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự tụ tập của hai thứ xúc, của hai cái tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh thành Thánh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Như Lai lưu ý lối sanh và tử của tất cả chúng sanh luôn, Ngài lưu ý lối phi nội luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Như Lai Ngài lưu ý lối sanh và tử của tất cả chúng sanh luôn, Ngài lưu ý lối phi nội luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội họp của hai thứ xúc, của hai cái tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

727.

* Tự ngôn: Niệm xứ thành Thánh có tiêu diệt làm cảnh ... có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh thành Thánh, có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh cần ... Giác chi thành Thánh có tiêu diệt làm cảnh ... có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh, thành Thánh có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

728.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh thành Thánh, nhưng không nên nói có tiêu diệt làm cảnh ... có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Niệm xứ thành Thánh nhưng không nên nói có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

729.

* Tự ngôn: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh, thành Thánh nhưng không nên nói có tiêu diệt làm cảnh ... có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh cần ... Giác chi thành Thánh nhưng không nên nói có phi nội làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

730.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận của tất cả lậu thành Thánh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở (aṭhāna) thành Thánh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

731.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận của tất cả lậu thành Thánh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh thành Thánh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

732.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở không nên nói rằng thành Thánh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận tất cả lậu thời không nên nói rằng thành Thánh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

733.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh, không nên nói rằng thành Thánh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận tất cả lậu thời không nên nói rằng thành Thánh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

734.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận tất cả lậu thành Thánh có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở cũng thành Thánh có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận tất cả lậu thành Thánh có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong cơ sở trúng và phi cơ sở cũng thành Thánh có phi nội làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

735.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận tất cả lậu thành Thánh có tiêu diệt làm cảnh ... có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh thời thành Thánh có phi nội làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

736.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở thành Thánh nhưng không nên nói có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận tất cả lậu thành Thánh nhưng không nên nói rằng có tiêu diệt làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách hiểu theo thật trong phải cơ sở và phi cơ sở (aṭhāna) thành Thánh nhưng không nên nói có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận tất cả lậu cũng thành Thánh, nhưng không nên nói có phi nội làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

737.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sanh và tử của tất cả chúng sanh thành Thánh nhưng không nên nói có tiêu diệt làm cảnh ... có vô chứng làm cảnh ... có phi nội làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Như Lai lực tức là cách biết theo thật trong sự tận lậu tất cả cũng thành Thánh nhưng không nên nói có phi nội làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

Dứt Thánh chúng ngữ

---

GIẢI THOÁT NGỮ (VIMUCCATIKATHĀ)

738.

* Tự ngôn: Tâm có Ái (rāga) giải thoát đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm đồng sanh với Ái, sanh chung với Ái, hỗn hợp với Ái, tương ưng với Ái, hiện chung với Ái, chuyển đi theo Ái thành bất thiện, thành hiệp thế, thành cảnh của lậu, thành cảnh của triền, thành cảnh của phược, thành cảnh của bộc, thành cảnh của phối, thành cảnh của cái, thành cảnh của khinh thị, thành cảnh của thủ, thành cảnh của phiền não giải thoát đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

739.

* Tự ngôn: Tâm có Xúc giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là Xúc và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm có Ái giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là cả Ái và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

740.

* Tự ngôn: Tâm có Thọ ... Tâm có Tưởng ... Tâm có Tư ... Tâm có Tuệ giải thoát đặng, giải thoát cả hai thứ tức là cả Tuệ và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm có Ái giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là cả Ái và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

741.

* Tự ngôn: Tâm có Xúc, có Ái giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là cả Xúc và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giải thoát cả hai tức là cả Ái và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

742.

* Tự ngôn: Tâm có Thọ, có Ái ... Tâm có Tưởng, có Ái ... Tâm có Tuệ, có Ái giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là cả Tuệ và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giải thoát cả hai tức là cả Ái và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

743.

* Tự ngôn: Tâm có Sân giải thoát đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm đồng sanh với Sân, sanh chung với Sân, hỗn hợp với Sân, tương ưng với Sân hiện chung với Sân, biến chuyển đi theo Sân, thành bất thiện, thành vô ký, thành cảnh của lậu ... thành cảnh của phiền não giải thoát đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

744.

* Tự ngôn: Tâm có Xúc giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là cả Xúc và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm có Sân giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là cả Sân và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

745.

* Tự ngôn: Tâm có Thọ ... Tâm có Tưởng ... Tâm có Tư ... Tâm có Tuệ giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Tuệ và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm có Sân giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Sân và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

746.

* Tự ngôn: Tâm có Xúc, có Sân giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Xúc và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giải thoát cả hai tức là luôn cả Sân và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

747.

* Tự ngôn: Tâm có Thọ, có Sân ... Tâm có Tưởng, có Sân ... Tâm có Tư, có Sân ... Tâm có Tuệ, có Sân giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Tuệ và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giải thoát cả hai tức là luôn cả Sân và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

748.

* Tự ngôn: Tâm có Si giải thoát đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm đồng sanh với Si sanh chung với Si, hỗn hợp với Si, tương ưng với Si, đồng hiện với Si, chuyển đi theo Si thành bất thiện, thành hiệp thế, thành cảnh của lậu ... thành cảnh của phiền não giải thoát đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

749.

* Tự ngôn: Tâm có Xúc giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Xúc và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm có Si giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Si và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

750.

* Tự ngôn: Tâm có Thọ ... Tâm có Tưởng ... Tâm có Tư ... Tâm có Tuệ giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Tuệ và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm có Si giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Si và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

751.

* Tự ngôn: Tâm có Xúc, có Si giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Xúc và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giải thoát cả hai tức là luôn cả Si và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

752.

* Tự ngôn: Tâm có Thọ, có Si ... Tâm có Tưởng, có Si ... Tâm có Tư, có Si ... Tâm có Tuệ, có Si, giải thoát đặng, giải thoát cả hai tức là luôn cả Tuệ và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giải thoát cả hai tức là luôn cả Si và Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

753.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tâm có Ái, có Sân, có Si giải thoát đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm xa lìa Ái, xa lìa Sân, xa lìa Si, dứt phiền não là giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó tâm có Ái, có Sân, có Si cũng giải thoát đặng chớ gì !

Dứt Giải thoát ngữ

---

GIẢI THOÁT NGÃ MẠN NGỮ (VIMUCCAMANAKATHA)

754.

* Tự ngôn: Tâm mà đã giải thoát còn đang giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Một phần đã giải thoát, một phần nữa chưa đặng giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

755.

* Tự ngôn: Một phần đã giải thoát, một phần nữa chưa giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Một phần thành Dự Lưu, một phần nữa không thành Dự Lưu, một phần đến rồi đã đặng, về phần đã đắc chứng, đã làm cho rõ, đang vào đến, đang đụng chạm với thân thuộc quả Dự Lưu, một phần nữa vẫn không đụng chạm với thân cùng quả Dự Lưu, một phần thành bực Thất Lai (Sattakhattuparama), bực Lục Lai (Kolaṅkola), bực Nhứt Lai (Ekabījī) hiệp với sự đức tin mà không lay động trong Phật bảo ... Pháp bảo ... Tăng bảo ... hiệp với Thánh giới nhứt định, một phần nữa không hiệp với Thánh giới nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

756.

* Tự ngôn: Một phần đã giải thoát, một phần nữa chưa giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Một phần thành Nhứt Lai, một phần nữa không thành Nhứt Lai, một phần đã đến, đã đặng trọn đắc chứng rồi, đã làm cho rõ rệt, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với thân cùng quả Nhứt Lai, một phần nữa vẫn không đụng chạm với thân cùng quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

757.

* Tự ngôn: Một phần đã giải thoát, một phần nữa chưa giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Một phần thành bực Bất Lai, một phần không thành bực Bất Lai, một phần đã đến, đã đặng trọn, đã đắc chứng, đã làm cho rõ, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với thân cùng quả Bất Lai, một phần nữa vẫn không đụng chạm với thân cùng quả Bất Lai, một phần nữa thành Bất Lai, bực Trung bang bất hườn (Antarāparinibbāyī), bực Sanh bang bất hườn (Upahaccaparinibbāyī), bực Vô hành bang bất hườn (Asaṅkhāra-parinibbāyī), bực Hữu hành bang bất hườn (Sasaṅkhārāparinibbāyī), bực Thượng lưu bang bất hườn (Uddhaṅsoto akanitthagāmī), một phần nữa không thành bực Bất Lai Thượng lưu bang bất hườn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

758.

* Tự ngôn: Một phần đã giải thoát, một phần nữa chưa giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Một phần thành La Hán, một phần nữa không thành La Hán, một phần đã đến, đã đặng trọn, đã đắc chứng, đã làm cho rõ, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với thân cùng quả La Hán, một phần nữa vẫn không đụng chạm với thân cùng quả La Hán, một phần đã xa lìa Ái, Sân, Si ... một phần đã làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ, một phần nữa không làm cho rõ pháp đáng làm cho rõ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

759.

* Tự ngôn: Tâm mà đã giải thoát, vẫn còn giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm đã giải thoát trong sát-na sanh, vẫn còn giải thoát trong sát-na diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

760.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tâm đã giải thoát còn đang giải thoát phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng khi người ấy đang biết thế này, đang thấy thế này, tâm vẫn giải thoát xa lìa Dục lậu, tâm vẫn giải thoát xa lìa Hữu lậu, tâm vẫn giải thoát xa lìa Vô minh lậu. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó, Tâm đã giải thoát cũng còn đang giải thoát chớ gì!

761.

* Tự ngôn: Tâm đã giải thoát còn đang giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Người ấy khi tâm đã đình trụ, thành tâm thanh tịnh trong sạch không có phiền não cơ quan nịnh hót, xa lìa tùy phiền não thành tâm mềm vừa với công chuyện, đến sự thành tâm không lay động đã đình trụ thế này, vẫn hướng tâm đặng đi đến tuệ, thành cơ quan tuyệt mất lậu”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó, thời không nên nói tâm đã giải thoát còn đang giải thoát.

762.

* Tự ngôn: Tâm đang giải thoát vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm đang dục vọng, đang chống báng, đang tối tăm, đang phiền muộn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tâm chỉ có đã dục vọng và đã không dục vọng, đã chống đối và đã không chống đối, đã tối tăm và đã không tối tăm, đã dứt và đã không dứt, đã bể và đã không bể mà duyên đã trợ và duyên đã không trợ bao nhiêu đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà tâm chỉ có đã dục vọng và đã không dục vọng, đã chống đối và đã không chống đối, đã tối tăm và đã không tối tăm, đã dứt và đã không dứt, đã bể và đã không bể mà duyên đã trợ và duyên (paccaya), đã không trợ bao nhiêu đó thời không nên nói rằng tâm đang giải thoát vẫn có.

Dứt Giải thoát ngã mạn ngữ

---

ĐỆ BÁT NGỮ (AṬṬHAMAKA KATHA)

763.

* Tự ngôn: Người thứ tám đã bài trừ cơ quan bao trùm tức là Tà kiến đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám thành bực Dự Lưu, thành bực đã đến, đặng phần rồi, đã đắc chứng, đã làm cho rõ, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với thân thuộc quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

764.

* Tự ngôn: Người thứ tám đã bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám thành Dự Lưu, thành bực đã đến ... vẫn đụng chạm với thân cùng quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

765.

* Tự ngôn: Người thứ tám đã bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám đã bài trừ tùy miên tức là Tà kiến, đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ tùy miên tức là Hoài nghi ... Giới cấm thủ, khinh thị đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

766.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ tùy miên tức là Hoài nghi đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ tùy miên tức là Tà kiến ... Giới cấm thủ, khinh thị đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

767.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ tùy miên tức là Tà kiến chưa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến chưa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ tùy miên tức là Tà kiến chưa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi chưa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ tùy miên tức là Hoài nghi ... Giới cấm thủ, khinh thị chưa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến chưa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ Giới cấm thủ, khinh thị chưa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi chưa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

768.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám đã làm cho đạo phát sanh để bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám đã làm cho Niệm xứ phát sanh ... Chánh cần ... Giác chi phát sanh để bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

769.

* Tự ngôn: Người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám đã làm cho đạo phát sanh ... đã làm cho Giác chi phát sanh để bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

770.

* Tự ngôn: Người thứ tám không đặng làm cho đạo phát sanh để bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cơ quan vây phủ tức là Tà kiến mà người thứ tám bài trừ đặng rồi với pháp phi đạo thành hiệp thế, thành cảnh của lậu, thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám không đặng làm cho Niệm xứ ... Giác chi sanh ra để bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cơ quan vây phủ tức là Tà kiến mà người thứ tám đã bài trừ đặng bằng pháp phi đạo thành hiệp thế, thành cảnh của lậu ... thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

771.

* Tự ngôn: Người thứ tám đã không đặng làm cho đạo phát sanh ... không đặng làm cho Niệm xứ ... không đặng làm cho Giác chi phát sanh để bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi mà người thứ tám đã bài trừ đặng bằng pháp phi đạo thành hiệp thế, thành cảnh của lậu ... thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

772.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cơ quan vây phủ tức là Tà kiến còn sẽ sanh phải chăng? Tự ngôn: Sẽ không sanh nữa.

* Phản ngữ: Nếu nói rằng sẽ không sanh nữa, chính do nhân đó mới nói người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi.

773.

* Phản ngữ: Chớ nên nói người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi còn sẽ sanh ra phải chăng? Tự ngôn: Sẽ không phát sanh.

* Phản ngữ: Nếu mà nói sẽ không phát sanh, chính do nhân đó mới nói người thứ tám bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng rồi.

774.

* Tự ngôn: Người thứ tám gọi là bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi do giải rằng sẽ không sanh nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám gọi là bài trừ tùy miên tức là Tà kiến đặng rồi do giải rằng sẽ không sanh nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

775.

* Tự ngôn: Người thứ tám gọi là bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi do giải rằng sẽ không sanh nữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám gọi là bài trừ tùy miên tức là Hoài nghi ... Giới cấm thủ, khinh thị đặng rồi do giải rằng sẽ không sanh nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

776.

* Tự ngôn: Người thứ tám gọi là bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng rồi do giải rằng sẽ không phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám gọi là bài trừ tùy miên tức là Hoài nghi ... Giới cấm thủ, khinh thị đặng rồi do giải rằng sẽ không phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

777.

* Tự ngôn: Người thứ tám gọi là bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi do giải rằng sẽ không phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người bực Chuyển Biến (Gotrabhū) gọi là bài trừ cơ quan vây phủ tức là Tà kiến đặng rồi do giải rằng sẽ không phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

778.

* Tự ngôn: Người thứ tám gọi là bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng rồi do giải rằng sẽ không phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người bực Chuyển Biến (Gotrabhū) gọi là bài trừ cơ quan vây phủ tức là Hoài nghi đặng rồi do giải rằng sẽ không phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Đệ bát ngữ (Aṭṭhamakakathā)

---

ĐỆ BÁT QUYỀN NGỮ (AṬṬHAMAKASSAINDRIYAKATHA)

779.

* Tự ngôn: Người thứ tám không có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám không có đức tin phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

780.

* Tự ngôn: Người thứ tám không có Cần quyền ... không có Niệm quyền ... không có Định quyền ... không có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám không có tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

781.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám có Cần ... có Niệm ... có Định ... có Tuệ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

782.

* Tự ngôn: Người thứ tám có ý, có Ý quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin, có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám có ý, có Ý quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có tuệ, có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

783.

* Tự ngôn: Người thứ tám có hỷ (thọ), có Hỷ quyền ... có Mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám có mạng, có Mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có cần ... có tuệ, có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

784.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin nhưng không có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có ý nhưng không có Ý quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

785.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin nhưng không có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có hỷ (thọ) nhưng không có Hỷ quyền ... có mạng nhưng không có Mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

786.

* Tự ngôn: Người thứ tám có tuệ nhưng không có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có ý nhưng không có Ý quyền ... có hỷ (thọ) nhưng không có Hỷ quyền ... có mạng nhưng không có Mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

787.

* Tự ngôn: Người thứ tám có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám thành người không có đức tin phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám không có Cần quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám thành người lười biếng, bỏ sự Tinh tấn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám không có Niệm quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám thành người thất niệm, không có lương tri phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám không có Định quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám thành người không có định, có tâm yếu ớt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

788.

* Tự ngôn: Người thứ tám không có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám thành người có trí thô sơ, khờ khạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

789.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin và đức tin ấy thành nhân xuất luân hồi (niyyānika) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói rằng người thứ tám có đức tin và đức tin ấy thành cơ quan xuất luân hồi thời không nên nói người thứ tám không có Tín quyền.

* Tự ngôn: Người thứ tám có cần và cần ấy thành nhân xuất luân hồi ... có niệm và niệm ấy thành nhân xuất luân hồi, có định và định ấy thành nhân xuất luân hồi, có tuệ và tuệ ấy thành nhân xuất luân hồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói rằng người thứ tám có tuệ và tuệ ấy thành nhân xuất luân hồi thời không nên nói người thứ tám không có Tuệ quyền.

790.

* Tự ngôn: Người bực thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai (Sakadāgāmiphala) có đức tin có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin, có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Tiến Hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai có tuệ, có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có tuệ, có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

791.

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai ... Bực thật hành để làm cho rõ quả La Hán có đức tin, có Tín quyền ... có tuệ, có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám có tuệ, có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

792.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin nhưng không có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai có đức tin nhưng không có Tín quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người thứ tám có tuệ nhưng không có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai có tuệ nhưng không có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

793.

* Tự ngôn: Người thứ tám có đức tin nhưng không có Tín quyền ... có tuệ nhưng không có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai ... bực thật hành để làm cho rõ quả La Hán có tuệ nhưng không có Tuệ quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

794.

* Tự ngôn: Người thứ tám không có Ngũ quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Quyền đây có năm cách. Năm cách đó ra sao? Một là Tín quyền, hai là Cần quyền, ba là Niệm quyền, bốn là Định quyền, năm là Tuệ quyền. Đây là Ngũ quyền, này chư Phíc-khú, do sự đầy đủ của năm quyền này mới thành La Hán, sụt hơn đó cũng thành bực thật hành để làm cho rõ quả La Hán, sụt hơn đó cũng thành bực Bất Lai, sụt hơn đó cũng thành bực thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai, sụt hơn đó cũng thành Nhứt Lai, sụt hơn đó cũng thành bực thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai, sụt hơn nữa cũng thành bực Thất Lai, sụt hơn đó cũng thành bực thật hành để làm cho rõ quả Thất Lai. Này chư Phíc-khú, người nào không có Ngũ quyền này thì đối với các cách Như Lai gọi người ấy là người bên ngoài, thành bực đình trụ trong phía phàm phu”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thứ tám thành người bên ngoài, thành bực đình trụ trong phía phàm phu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó người thứ tám cũng có Ngũ quyền chớ gì !

Dứt Đệ bát quyền ngữ

---

THIÊN NHÃN NGỮ (DIBBACAKKHUKATHA)

795.

* Tự ngôn: Nhục nhãn (Maṅsacakkhu) đã có pháp ủng hộ thì thành Thiên nhãn (Dibbacakkhu) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhục nhãn cũng là Thiên nhãn, Thiên nhãn cũng là Nhục nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

796.

* Tự ngôn: Nhục nhãn đã có pháp bảo trợ thời thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhục nhãn như thế nào thời Thiên nhãn cũng như thế ấy, Thiên nhãn như thế thì Nhục nhãn cũng như thế ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

797.

* Tự ngôn: Nhục nhãn đã có pháp bảo trợ thời thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhục nhãn cái đó Thiên nhãn cũng cái đó, Thiên nhãn cái đó Nhục nhãn cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

798.

* Tự ngôn: Nhục nhãn mà pháp đã ủng hộ thời thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tánh chất quyền lực cảnh giới (gocara) của Nhục nhãn như thế nào thời tánh chất quyền lực cảnh giới của Thiên nhãn cũng như thế ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

799.

* Tự ngôn: Nhục nhãn mà pháp đã ủng hộ thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành do thủ rồi thành phi do thủ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

800.

* Tự ngôn: Thành do thủ rồi thành phi do thủ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Dục giới rồi thành Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

801.

* Tự ngôn: Thành Dục giới rồi thành Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc giới rồi thành Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

802.

* Tự ngôn: Thành Sắc giới rồi thành Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành liên quan luân hồi (pariyāpannā) rồi thành bất liên quan luân hồi (apariyāpannā) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

803.

* Tự ngôn: Nhục nhãn mà pháp đã ủng hộ thời thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiên nhãn mà pháp đã ủng hộ rồi cũng thành Nhục nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

804.

* Tự ngôn: Nhục nhãn mà pháp đã ủng hộ rồi thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiên nhãn mà pháp đã ủng hộ rồi thành Tuệ nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

805.

* Tự ngôn: Nhục nhãn mà pháp hộ trợ rồi thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiên nhãn mà pháp bảo trợ rồi thành Nhục nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

806.

* Tự ngôn: Nhục nhãn mà pháp bảo trợ rồi thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn chỉ có hai thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

807.

* Tự ngôn: Nhãn chỉ có hai thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Nhãn có ba tức là Nhục nhãn, Thiên nhãn và Tuệ nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng nhãn có ba tức là Nhục nhãn, Thiên nhãn và Tuệ nhãn thì cũng không nên nói rằng nhãn chỉ có hai thứ đó.

808.

* Tự ngôn: Nhãn chỉ có hai thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, nhãn theo đây có ba thứ. Ba thứ đó ra sao? Nhục nhãn, Thiên nhãn,Tuệ nhãn; nhãn có ba thứ như đây vậy.

* Tự ngôn: Đức Phật - bực Thượng Thiện (Purisuttama)- có phán: “Nhãn đây có ba tức là Nhục nhãn, Thiên nhãn và Tuệ nhãn đã sắp chót vót, sự phát sanh của Nhục nhãn thành nẻo của Thiên nhãn thời khi nào trí tức là Tuệ nhãn chót vót đã phát sanh lên thì khi ấy vẫn vượt khỏi tất cả khổ do cách đặng nhãn ấy”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó không nên nói nhãn chỉ có hai thứ đó.

Dứt Thiên nhãn ngữ

---

THIÊN NHĨ NGỮ (DIBBASOTA KATHĀ)

809.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ mà pháp đã hộ trợ thành Thiên nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ cũng là Thiên nhĩ, Thiên nhĩ cũng là Nhục nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

810.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ (Maṅsato) mà pháp đã hộ trợ thành Thiên nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ như thế nào thì Thiên nhĩ cũng như thế đó; Thiên nhĩ như thế nào thì Nhục nhĩ cũng như thế đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

811.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ mà pháp đã hộ trợ thành Thiên nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ cái đó Thiên nhĩ cũng cái đó vậy. Thiên nhĩ cái đó, Nhục nhĩ cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

812.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ mà pháp đã hộ trợ thành Thiên nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tánh chất quyền lực cảnh giới của Nhục nhĩ như thế nào thời tánh chất quyền lực cảnh giới của Thiên nhĩ cũng như thế đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

813.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ mà pháp hộ trợ rồi thành Thiên nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành do thủ rồi thành phi do thủ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

814.

* Tự ngôn: Thành do thủ rồi thành phi do thủ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Dục giới rồi thành Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

815.

* Tự ngôn: Thành Dục giới rồi thành Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc giới rồi thành Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

816.

* Tự ngôn: Thành Sắc giới rồi thành Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành liên quan luân hồi rồi thành bất liên quan luân hồi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

817.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ mà pháp hộ trợ rồi thành Thiên nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiên nhĩ mà pháp hộ trợ rồi cũng thành Nhục nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

818.

* Tự ngôn: Nhục nhĩ mà pháp hộ trợ rồi thành Thiên nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ chỉ có một thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

819.

* Tự ngôn: Nhĩ chỉ có một thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Nhĩ chỉ có 2 thứ tức là Nhục nhĩ và Thiên nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng nhĩ chỉ có 2 thứ tức là Nhục nhĩ và Thiên nhĩ thời không nên nói nhĩ chỉ có 2 thứ đó!

Dứt Thiên nhĩ ngữ

---

TÙY NGHIỆP HÀNH TRÍ NGỮ (YATHAKAMMUPAGATAÑAṆAKATHA)

820.

* Tự ngôn: Tùy nghiệp hành trí thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm để trong lòng cùng sự mà chúng sanh hành vi theo nghiệp luôn, thấy sắc đặng bằng Thiên nhãn luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

821.

* Tự ngôn: Làm để trong lòng cùng sự mà chúng sanh hành vi theo nghiệp luôn, thấy sắc đặng bằng Thiên nhãn luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách tập hợp của 2 cái xúc, của 2 thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

822.

* Tự ngôn: Tùy nghiệp hành trí thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm trong tâm cùng nói rằng: “Chúng sanh những đây hả các Ngài”, luôn như thế làm trong tâm cùng nói rằng: “Thành người hiệp với thân ác”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành người hiệp với khẩu ác”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành người hiệp với ý ác”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành người mắng nhiếc chư Thánh”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành Tà kiến”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Nguyện sắp đặt nghiệp tức là Tà kiến”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Những chúng sanh đó đã vào đến nơi khổ thú, cảnh khổ Ngạ quỉ, Địa ngục sau khi chết”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Hay là những chúng sanh này các Ngài”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành người hiệp với thân thiện”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành người hiệp với khẩu thiện”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành người hiệp với ý thiện”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành người không mắng nhiếc chư Thánh”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Thành Chánh kiến”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Nguyện sắp nghiệp tức là Chánh kiến”, luôn như thế làm để trong tâm cùng nói rằng: “Những chúng sanh đó đã vào đến nơi lạc thú, thiên đường lúc sau khi chết rồi”, như thế luôn thấy sắc bằng Thiên nhãn luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

823.

* Tự ngôn: Tùy nghiệp hành trí thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm để trong tâm cùng nói rằng: “Những chúng sanh đây hả các Ngài”, như thế luôn ... làm để trong tâm cùng nói rằng: “Những chúng sanh đó đã đặng vào đến nơi lạc thú, thiên đường sau khi chết rồi”, như thế luôn thấy sắc bằng Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của hai thứ xúc, của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

824.

* Tự ngôn: Tùy nghiệp hành trí thành Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người thành bực không có Thiên nhãn, thành bực đã không đắc trọn phần, không đắc chứng, đã không làm cho tỏ Thiên nhãn nhưng biết đặng sự vật nơi tất cả chúng sanh hiện hành theo nghiệp vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói cũng có người thành bực không có Thiên nhãn, thành bực đã không đắc trọn, đã không chứng, đã không làm cho tỏ Thiên nhãn nhưng đặng biết sự vật nơi tất cả chúng sanh hiện thành theo nghiệp vẫn có thời không nên nói rằng tùy nghiệp hành trí là Thiên nhãn.

825.

* Tự ngôn: Tùy nghiệp hành trí là Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài Xá Lợi Phất (Sāriputta) biết sự vật nơi tất cả chúng sanh hiện hành theo nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ngài Xá Lợi Phất biết sự vật nơi tất cả chúng sanh hiện hành theo nghiệp thời không nên nói tùy nghiệp hành trí là Thiên nhãn.

826.

* Tự ngôn: Ngài Xá Lợi Phất biết sự vật nơi tất cả chúng sanh hiện hành theo nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài Xá Lợi Phất có Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

827.

* Tự ngôn: Ngài Xá Lợi Phất có Thiên nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài Xá Lợi Phất có nói lời như vầy: “Cách lập hy vọng hầu đặng tiền kiếp trí (pubbenivāsañāṇa), thiên nhãn trí (dibbacakkhuñāṇa), tha tâm trí (cetopariyañāṇa), thần túc (iddhividhi), sự trong ngần của nhĩ giới và trí tử sanh (cutūppātañāṇa) của ta chưa có”. Như đây thật là bài Kinh vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói tùy nghiệp hành trí là Thiên nhãn như đây.

Dứt Tùy nghiệp hành trí ngữ

THU THÚC NGỮ (SAṂVARAKATHA)

828.

* Tự ngôn: Sự thu thúc vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không thu thúc cũng vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

829.

* Tự ngôn: Sự không thu thúc không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thu thúc cũng không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

830.

* Tự ngôn: Giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc phải chăng? Sự thu thúc vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc nào thì sự không thu thúc ấy cũng vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngài nên lãnh hội chinh lệ (niggaha) nếu mà giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc, thời sự thu thúc vẫn có trong hàng Chư thiên. Chính do nhân đó (Ngài) mới nói rằng giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc nào thì sự không thu thúc ấy cũng vẫn có trong hàng Chư thiên, mà Ngài nói trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc mà sự thu thúc vẫn có trong hàng Chư thiên nhưng không nên nói giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc nào thì sự không thu thúc ấy cũng vẫn có trong hàng Chư thiên như thế là sai! Nhưng nếu không nên nói rằng giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc nào thì sự không thu thúc ấy cũng vẫn có trong hàng Chư thiên, cũng không nên nói giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc mà sự thu thúc vẫn có trong hàng Chư thiên. Chỗ Ngài nói trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói đặng rằng giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc mà sự thu thúc vẫn có trong hàng Chư thiên, nhưng không nên nói rằng giới là sự thu thúc từ nơi sự không thu thúc nào thì sự không thu thúc ấy cũng vẫn có trong hàng Chư thiên như thế vậy là sai!

831.

* Tự ngôn: Sự thu thúc vẫn có trong nhân loại, sự không thu thúc cũng vẫn có trong đám nhân loại ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thu thúc vẫn có trong hàng Chư thiên, sự không thu thúc cũng vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

832.

* Tự ngôn: Sự thu thúc vẫn có trong hàng Chư thiên, sự không thu thúc vẫn không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thu thúc vẫn có trong nhân loại, sự không thu thúc không có trong nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

833.

* Tự ngôn: Cách tránh xa sát sanh vẫn có trong Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sát sanh cũng vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cách tránh xa nhân thành cơ sở của sự dễ duôi như là uống nước say tức là rượu và men vẫn có trong Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhân thành chỗ cơ sở của sự dễ duôi như là uống nước say tức là rượu và men cũng vẫn có trong Chư thiên ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

834.

* Tự ngôn: Sát sanh vẫn không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tránh xa sát sanh cũng không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhân thành cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tránh xa nhân thành cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men cũng không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

835.

* Tự ngôn: Cách tránh xa sát sanh vẫn có trong nhân loại, sát sanh cũng vẫn có trong nhân loại đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tránh xa sát sanh vẫn có trong hàng Chư thiên, sát sanh cũng vẫn có trong hàng Chư thiên ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cách tránh xa nhân thành cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men vẫn có trong nhân loại, thành nhân cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men cũng vẫn có trong nhân loại đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tránh xa nhân cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men vẫn có trong hàng Chư thiên, nhân thành cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men cũng vẫn có trong hàng Chư thiên ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

836.

* Tự ngôn: Cách tránh xa sát sanh vẫn có trong hàng Chư thiên, sát sanh không có trong hàng Chư thiên ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tránh xa sát sanh vẫn có trong nhân loại, sát sanh không có trong nhân loại ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cách tránh xa nhân thành cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men vẫn có trong hàng Chư thiên; nhân thành cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men không có trong hàng Chư thiên đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách tránh xa nhân thành cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men vẫn có trong nhân loại; nhân thành cơ sở của sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men không có trong nhân loại ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

837.

* Phản ngữ: Sự thu thúc không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Tất cả Chư thiên thành bực sát sanh, thành bực thu đạo, thành bực tà dâm, thành bực vọng ngữ, thành bực đình trụ trong sự dễ duôi là uống nước say tức là rượu và men phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu cách ấy thời sự thu thúc cũng vẫn có trong hàng Chư thiên chứ gì!

Dứt Thu thúc ngữ

VÔ TƯỞNG NGỮ (ASAÑÑAKATHA)

838.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong chúng sanh vô tưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành tưởng hữu (saññābhava), thành tưởng thú hướng (saññāgati), thành tưởng ngã trụ (saññāsattāvāsa), thành tưởng luân hồi, thành tưởng sinh (saññāyoni), thành tưởng tự thân báo (saññāttabhāvapaṭilābha) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

839.

* Tự ngôn: Thành vô tưởng hữu, thành vô tưởng thú hướng, thành vô tưởng tự trụ, thành vô tưởng luân hồi, thành vô tưởng sinh, thành vô tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói thành vô tưởng hữu, thành vô tưởng thú hướng (gati), thành vô tưởng tự trụ, thành vô tưởng luân hồi, thành vô tưởng sinh, thành vô tưởng tự thân báo thời không nên nói tưởng vẫn có trong chúng sanh vô tưởng.

840.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong chúng sanh vô tưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Ngũ uẩn hữu, thành ngũ uẩn thú (gati), chúng sanh trụ (sattāvāsa), luân hồi, sinh (yoni), ngã thân báo (attabhāvapaṭilābha) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

841.

* Tự ngôn: Thành Nhứt uẩn hữu, thành nhứt uẩn thú (gati), chúng sanh trụ, luân hồi, sinh (yoni), ngã thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói thành nhứt uẩn hữu, thú (gati), chúng sanh trụ, luân hồi, sinh (yoni), ngã thân báo thời không nên nói tưởng vẫn có trong chúng sanh vô tưởng.

842.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong chúng sanh vô tưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm việc mà phải làm với tưởng, đặng với tưởng ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

843.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả nhân loại và đó thành tưởng hữu, thành tưởng thú (gati), thành tưởng chúng sanh trụ, thành tưởng luân hồi, thành tưởng sinh (yoni), thành tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong chúng sanh vô tưởng và đó thành tưởng hữu, thành tưởng thú (gati), thành tưởng chúng sanh trụ, thành tưởng luân hồi, thành tưởng sinh (yoni) thành tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

844.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả nhân loại và đó thành Ngũ uẩn hữu, thú (gati), chúng sanh trụ, luân hồi, sinh (yoni), ngã thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả vô tưởng và thành Ngũ uẩn hữu, thú (gati), chúng sanh trụ, luân hồi, sinh (yoni), tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

845.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả nhân loại, làm việc mà phải làm với tưởng, đặng với Tưởng ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong cả người vô tưởng, làm việc mà phải làm với tưởng, đặng với tưởng ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

846.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng và đó thành vô tưởng hữu, thành vô tưởng thú (gati), thành vô tưởng chúng sanh trụ, thành vô tưởng luân hồi, thành vô tưởng sinh (yoti), thành vô tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả nhân loại và đó thành vô tưởng hữu, thành vô tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó... .

847.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng và đó thành nhất uẩn hữu, thú (gati), chúng sanh trụ, luân hồi, sinh, tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả nhân loại và đó thành Nhất uẩn hữu ... tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

848.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng nhưng làm việc mà phải làm với tưởng không đặng với tưởng ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả người nhân loại, nhưng làm việc chổ phải làm với tưởng mà không đặng với tưởng ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

849.

* Phản ngữ: chớ nên nói rằng tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Chư thiên gọi chúng sanh vô tưởng vẫn có, thời những Chư thiên ấy vẫn tử biệt loại ấy do sự phát sanh của tưởng”. Như đây là bài Kinh vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu cách đó, tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng chớ gì!

850.

* Tự ngôn: Tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng phải chăng? Phản ngữ: Có lúc có, có lúc không có.

* Tự ngôn: Có lúc thành chúng sanh hữu tưởng, có lúc thành chúng sanh vô tưởng, có lúc thành tưởng hữu, có lúc thành vô tưởng hữu, có lúc thành Ngũ uẩn hữu, có lúc thành nhất uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

851.

* Tự ngôn: Tưởng có lúc có, có lúc không có trong tất cả người vô tưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vẫn có trong lúc nào, không có trong lúc nào? Phản ngữ: Vẫn có trong lúc tử, trong lúc sinh, không có trong lúc trụ.

* Tự ngôn: Thành người vô tưởng trong khi tử, trong khi sanh, thành người vô tưởng trong khi trụ; thành người tưởng hữu trong khi tử, trong khi sanh; thành Vô tưởng hữu trong khi trụ, thành Ngũ uẩn hữu trong khi tử, trong khi sanh; thành nhất uẩn hữu trong khi trụ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Vô tưởng hữu ngữ

---

PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG NGỮ (NEVASAÑÑĀNASAÑÑĀYATANAKATHĀ)

852.

* Tự ngôn: Không nên nói rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành vô tưởng hữu, thành vô tưởng thú (gati), thành vô tưởng sinh y, thành vô tưởng luân hồi, thành vô tưởng sinh (yoni), thành vô tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

853.

* Tự ngôn: Thành tưởng hữu, tưởng thú, tưởng sanh y (sattavāsa), tưởng luân hồi, tưởng sinh, tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói thành tưởng hữu, thành tưởng thú ... thành Tưởng tự thân báo thời không nên nói không cho rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu.

854.

* Tự ngôn: Chớ nên nói rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành nhứt uẩn hữu, thú (gati) ... tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Tứ uẩn hữu, thành tứ uẩn thú ... tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói thành Tứ uẩn hữu, thú ... Ngã thân báo thời không nên nói rằng không cho rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu.

855.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng và đó thành vô tưởng hữu, thành vô tưởng thú, thành vô tưởng sinh y, thành vô tưởng luân hồi, thành vô tưởng sinh, thành vô tưởng tự thân báo phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi....

* Phản ngữ: Chớ nói tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu và đó cũng là Vô tưởng hữu, thành vô tưởng thú, thành vô tưởng sinh y, thành vô tưởng luân hồi, thành vô tưởng sinh, thành vô tưởng tự thân báo phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Chớ nói rằng tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng và đó, thú ... tự thân báo phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi...

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu và đó cũng là nhứt uẩn hữu, thú, sinh y, luân hồi, sinh, tự thân báo phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

856.

* Tự ngôn: Chớ nên nói rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu và đó là tưởng hữu, tưởng thú ... Tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi...

* Tự ngôn: Không nên nói rằng tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng và đó là tưởng hữu, tưởng thú ... Tưởng tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

857.

* Tự ngôn: Chớ nên nói rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu và đó là Tứ uẩn hữu, thú (gati) ... tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi...

* Tự ngôn: Không nên nói rằng tưởng vẫn có trong tất cả người vô tưởng và đó là Tứ uẩn hữu ... tự thân báo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

858.

* Tự ngôn: Chớ nên nói rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu thời không nên nói: “Chớ cho rằng tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu”.

859.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu nhưng không nên nói tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Không vô biên xứ hữu là Tứ uẩn hữu nhưng không nên nói tưởng vẫn có trong Không vô biên xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

860.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu nhưng không nên nói tưởng vẫn có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức vô biên xứ hữu ... Vô sở hữu xứ hữu là Tứ uẩn hữu nhưng không nên nói tưởng vẫn có trong Vô sở hữu xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

861.

* Tự ngôn: Không vô biên xứ hữu là Tứ uẩn hữu, Tưởng vẫn có trong hữu ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu thì tưởng vẫn có trong hữu ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức vô biên xứ hữu, ... Vô sở hữu xứ hữu là Tứ uẩn hữu, Tưởng vẫn có trong Hữu ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu thì tưởng vẫn có trong hữu ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

862.

* Tự ngôn: Chớ nói rằng tưởng vẫn có hoặc là không có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu thời cũng không nên nói: “Chớ nói rằng tưởng vẫn có hay là không có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu”.

863.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu nhưng không nên nói tưởng vẫn có hay là không có trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Không vô biên xứ hữu, ... Thức vô biên xứ hữu, ... Vô sở hữu xứ hữu là Tứ uẩn hữu nhưng không nên nói rằng tưởng vẫn có hay là không có trong Vô sở hữu xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

864.

* Tự ngôn: Không vô biên xứ hữu là Tứ uẩn hữu thì tưởng vẫn có trong hữu ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu thì tưởng vẫn có trong hữu ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức vô biên xứ hữu ... Vô sở hữu xứ hữu là Tứ uẩn hữu thì tưởng vẫn có trong hữu ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu là Tứ uẩn hữu, tưởng vẫn có trong hữu ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

865.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu không đáng nói có tưởng hoặc không có tưởng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thành Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu nói thành Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu chính do nhân đó mới nói rằng trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu chẳng đáng nói có tưởng hoặc không Tưởng.

866.

* Tự ngôn: Do giải rằng thành Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu mới chẳng đáng nói vẫn có tưởng hay không có tưởng trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do giải rằng thành phi khổ phi lạc thọ mới chẳng đáng nói là thọ hay phi thọ trong phi khổ phi lạc thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Phi tưởng phi phi tưởng xứ ngữ

Dứt phẩm thứ ba.

---

PHẨM THỨ TƯ

---

CƯ SĨ ỨNG CÚNG NGỮ (GAHISSA ARAHĀTIKATHĀ)

867.

* Tự ngôn: Cư sĩ đáng thành La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán Cư sĩ vẫn còn có triền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: La Hán Cư sĩ không còn triền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói La Hán Cư sĩ không có triền, thời không nên nói cư sĩ đáng thành La Hán đặng.

868.

* Tự ngôn: Cư sĩ đáng thành La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán Cư sĩ đã trừ tuyệt triền, nhổ gốc rễ rồi, làm cho đặng như cây thốt nốt đứt đọt không còn sanh ra nữa sau này đã là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói cư sĩ La Hán đã trừ tuyệt triền, nhổ gốc rễ rồi làm như cây thốt nốt đứt đọt cho sau này không sanh đặng nữa đã lẽ thường thời không nên nói rằng cư sĩ đáng thành La Hán đặng.

869.

* Tự ngôn: Cư sĩ đáng thành La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cư sĩ ra sao mới không đặng trừ cư sĩ triền rồi thành bực làm cho khỏi nơi khổ đặng, chính ngay trong hiện tại vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không có.

* Tự ngôn: Nếu nói cư sĩ ra sao chưa đặng trừ cư sĩ triền, rồi thành bực làm cho khỏi nơi khổ ngay trong hiện tại chẳng có thời không nên nói rằng cư sĩ đáng thành La Hán đặng như thế.

870.

* Tự ngôn: Cư sĩ đáng thành La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kẻ ngoại đạo người giống Độc (sacchagotto) đến đảnh lễ Đức Phật rồi bạch như vầy: “Dạ, bạch Đức Gotama, cư sĩ chi chi mà còn chưa đặng trừ cư sĩ triền rồi thành bực làm cho khỏi nơi khổ đặng bởi thân hoại vẫn có phải chăng? Đức thế Tôn ngài phán rằng, nầy họ Độc (sacchagotto), không có cư sĩ chi chi mà chưa đặng trừ cư sĩ triền rồi thành bực làm cho khỏi nơi khổ đặng vì thân hoại”. Thế nầy là bài Kinh vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói cư sĩ đáng thành La Hán đặng như thế.

871.

* Tự ngôn: Cư sĩ đáng thành La Hán đặng phải chăng?

* Tự ngôn: La Hán phải hưởng pháp dục, phải còn pháp dục cho sanh lên, phải nằm mà nơi nằm chen chúc với con, phải dùng vải nhung và nhuyễn, phải chưng diện bằng bông đồ thơm, đồ thoa xức, phải ưa thích bạc vàng, phải thu nhận dê, trừu, gà, heo, phải thâu nhận voi, bò, ngựa, la, phải thâu nhận chim chá-cô, chim âm-thuần, gà đuôi công, phải có kẹp bướm, có tủ màu vàng, chữ vải trắng, có dây đai dài, phải thành người giữ nhà trọn đời phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

872.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng cư sĩ đáng thành La Hán đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ông Tước Lộc công tử (Yasakulaputta), ông Ngôn Ngữ gia trưởng (Uttiya gahapati), ông Kiều Lương thanh niên (Setumāṇavo) đắc chứng La Hán luôn khi còn cư sĩ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà nói ông Tước Lộc công tử, ông Ngôn Ngữ gia trưởng, ông Kiều Lương thanh niên đắc chứng La Hán luôn khi còn cư sĩ, chính do nhân đó, Ngài mới nói cư sĩ đáng thành La Hán đặng.

Dứt Cư Sĩ Ứng Cúng ngữ

---

PHÁT SINH NGỮ (UPAPATTIKATHA)

873.

* Tự ngôn: Thành La Hán đồng với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Dự Lưu đồng với cách thoát sanh cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

874.

* Tự ngôn: Thành La Hán chung với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Nhứt Lai chung với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

875.

* Tự ngôn: Thành La Hán chung với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Bất Lai đồng với cách thoát sanh cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

876.

* Tự ngôn: Thành Dự Lưu hợp với cách thoát sanh không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói thành Dự Lưu hợp với cách thoát sanh không đặng cũng không nên nói thành La Hán hợp với cách thoát sanh đặng.

877.

* Tự ngôn: Thánh Nhứt Lai hợp với cách thoát sanh không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói thành Nhứt Lai hợp với cách thoát sanh không đặng thời không nên nói thành La Hán hợp với cách thoát sanh đặng.

878.

* Tự ngôn: Thành Bất Lai hợp với cách thoát sanh không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói thành bực Bất Lai đồng đều với cách thoát sanh không đặng thời không nên nói thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh đặng.

879.

* Tự ngôn: Thành La Hán đều đồng với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xá Lợi Phất Trưởng lão thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Mục Kiền Liên Trưởng lão ... Đức Đại Ca Diếp Trưởng lão ... Đức Đại Ca Chiên Diên Trưởng lão ... Đức Đại Cu Hy La Trưởng lão, Đức Ly Bàn Đa Trưởng lão thành La Hán đều đồng với cách thoát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

880.

* Tự ngôn: Đức Xá Lợi Phất Trưởng lão không đặng thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói Đức Xá Lợi Phất Trưởng lão không đặng thành La Hán đều đồng với cách thoát sanh thời không nên nói thành La Hán đều đồng với cách thoát sanh đặng.

881.

* Tự ngôn: Đức Đại Mục Kiền Liên Trưởng lão ... Đức Đại Ca Diếp Trưởng lão, Đức Đại Ca Chiên Diên Trưởng lão, Đức Đại Cu Ly Bàn Đa Trưởng lão...

882.

* Tự ngôn: Đức Ma-ha-banh-tha-ka (Mahāpañṭhaka) Trưởng lão không đặng thành La Hán đều đồng với cách thoát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói Đức Mahāpañṭhaka Trưởng lão không đặng thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh thời cũng không nên nói thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh đặng.

883.

* Tự ngôn: Thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm cho rõ ngôi La Hán đặng bằng thứ tâm tìm kiếm cách thoát sanh mà thành hiệp thế có lậu ... hiệp với phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

884.

* Tự ngôn: Thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thứ tâm tìm tòi cách thoát sanh thành nhân đưa ra khỏi luân hồi cho đến sự tuyệt mất, cho đến sự đắc chứng, cho đến Níp-bàn, không thành cảnh của lậu ... không thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

885.

* Tự ngôn: Tâm tìm kiếm cách thoát sanh không thành nhân đưa ra khỏi luân hồi, không thành pháp cho đến sự dứt tuyệt, không thành pháp cho đến sự đắc chứng, không thành pháp cho đến Níp-bàn, thành cảnh của lậu ... thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói tâm tìm cách thoát sanh không thành nhân đưa khỏi luân hồi, không thành pháp làm cho đến sự dứt đi, không thành pháp làm cho đến sự đắc chứng, không thành pháp làm cho đến Níp-bàn, còn thành cảnh của lậu, thành cảnh của phiền não thời không nên nói thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh đặng.

886.

* Tự ngôn: Thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trừ Ái đặng, trừ Sân đặng, trừ Si đặng ... trừ Vô úy đặng bằng tâm tìm kiếm cách thoát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

887.

* Tự ngôn: Thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm tìm tòi cách thoát sanh thành đạo ... thành Niệm xứ, thành Chánh cần, thành Như ý túc, thành Quyền, thành lực, thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

888.

* Tự ngôn: Thành La Hán đồng đều với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chăm chú biết Khổ, trừ Tập, làm cho rõ Diệt, có thể làm cho rõ Đạo phát sanh bằng tâm tìm tòi cách thoát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

889.

* Tự ngôn: Thành La Hán đều đồng với cách thoát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm tử là tâm đạo, tâm tìm tòi cách thoát sanh là tâm quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

Dứt Phát sanh ngữ

---

PHI CẢNH LẬU NGỮ (ANASAVAKATHA)

890.

* Tự ngôn: Tất cả pháp của La Hán không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành đạo Dự Lưu, thành quả Dự Lưu, thành đạo Nhứt Lai, thành quả Nhứt Lai, thành đạo Bất Hườn, thành quả Bất Hườn, thành đạo Ứng Cúng, thành quả Ứng Cúng, thành Niệm xứ, thành Chánh cần, thành Như ý túc, thành Quyền, thành Lực, thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

891.

* Tự ngôn: Tất cả pháp của La Hán không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn của La Hán không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn của La Hán không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành đạo Dự Lưu, thành quả Dự Lưu ... thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ của La Hán ... Tỷ của La Hán ... Thiệt của La Hán ... Thân của La Hán không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

892.

* Tự ngôn: Thân của La Hán không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành đạo Dự Lưu, thành quả Dự Lưu ... thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

893.

* Tự ngôn: Thân của La Hán không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân của La Hán còn vào đến cách nâng đỡ và đè nén, còn vào đến cách chặt phá, còn vào cách cắt đoạn và phá hư dành cho cả bầy quạ, bầy diều hâu, kên kên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà không thành cảnh của lậu có thể vào đến cách nâng đỡ và cách đè nén, còn vào đến cách chặt phá, cắt đoạn và phá hư dành cho cả bầy quạ, bầy diều hâu, bầy kên kên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

894.

* Tự ngôn: Chất độc có thể vào, khí giới có thể vào, lửa có thể vào trong thân của La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chất độc, binh khí, lửa có thể vào trong pháp mà không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

895.

* Tự ngôn: Thân của La Hán còn sẽ giam cầm bằng đồ giam cầm tức là cái còng, bằng đồ giam cầm tức là dây, bằng đồ giam cầm tức là còng chân, bằng đồ giam cầm tức là nhà, bằng đồ giam cầm tức là tập trung thôn, bằng đồ giam cầm tức là phủ, bằng đồ giam cầm tức là nông thôn, với đồ giam cầm năm cách đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà không thành cảnh của lậu sẽ còn giam hãm bằng đồ giam cầm tức là cái còng, bằng đồ giam cầm tức là dây, bằng đồ giam cầm tức là còng chân, bằng đồ giam cầm tức là nhà, bằng đồ giam cầm tức là tập trung thôn, bằng đồ giam cầm tức là phủ, bằng đồ giam cầm tức là nông thôn, với đồ giam cầm năm cách đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

896.

* Tự ngôn: Dả như nói rằng La Hán cho y đến phàm phu thì y đó không thành cảnh của lậu rồi thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Y ấy không thành cảnh của lậu rồi thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Của không thành cảnh lậu cái đó, của thành cảnh lậu cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Của không thành cảnh lậu cái đó, của thành cảnh lậu cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo không thành cảnh lậu rồi sau thành cảnh lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quả, Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Quyền, Lực, Giác chi không thành cảnh của lậu rồi sau thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

897.

* Tự ngôn: Dả như La Hán cho bát, cho tọa cụ, cho thuốc men, vật dụng đến phàm phu thì thuốc men, vật dụng đó không thành cảnh của lậu rồi sau thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thuốc men, vật dụng đó không thành cảnh của lậu rồi sau thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Của mà không thành cảnh của lậu cái đó, của mà thành cảnh của lậu cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Của mà không thành cảnh của lậu cái đó, mà thành cảnh của lậu cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo không thành cảnh của lậu rồi sau thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quả, Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Quyền, Lực, Giác chi không thành cảnh của lậu rồi sau thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

898.

Tự ngôn: Dả như phàm phu dưng y đến La Hán thì y đó thành cảnh của lậu rồi sau không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

899.

* Tự ngôn: Y ấy thành cảnh của lậu rồi sau không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Của mà thành cảnh của lậu cái đó, của mà không thành cảnh của lậu cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Của mà thành cảnh lậu cái đó, của mà không thành cảnh lậu cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái thành cảnh của lậu rồi sau không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sân, Si … Vô úy thành cảnh của lậu rồi sau không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

900.

Tự ngôn: Dả như phàm phu dâng bát, dâng thuốc, các thứ vật dụng đến La Hán, vậy thuốc và các thứ vật dụng đó trước thành cảnh của lậu rồi sau không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

901.

* Tự ngôn: Thuốc luôn cả vật dụng đó thành cảnh của lậu rồi sau không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Của mà thành cảnh của lậu cái đó, của mà không thành cảnh của lậu cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Của mà thành cảnh của lậu cái đó, của mà không thành cảnh của lậu cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái thành cảnh của lậu rồi sau không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sân ... Si ... Vô úy thành cảnh của lậu rồi sau không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

902.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tất cả pháp của La Hán không thành cảnh của lậu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: La Hán thành bực không có lậu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu nói La Hán thành bực không có lậu chính do nhân đó mới nói rằng tất cả pháp của La Hán không thành cảnh lậu như thế.

Dứt Phi cảnh lậu ngữ

---

TÙNG HIỆP NGỮ (SAMANNAGATAKATHA)

903.

* Tự ngôn: La Hán tùng hiệp với tứ quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán tùng hiệp với tứ Xúc, với tứ Thọ, với tứ Tưởng, với tứ Tầm, với tứ Tín, với tứ Cần, với tứ Niệm, với tứ Định, với tứ Tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

904.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai có tùng hiệp với tam đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai có tùng hiệp với tam Xúc ... với tam Tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

905.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai tùng hiệp với nhị quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai tùng hiệp với nhị Xúc ... với nhị Tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

906.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán thành Dự Lưu, bực Thất Lai, bực Lục Lai, bực Nhứt Lai (Ekabījī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán thành bực Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán thành bực Bất Lai Trung bang bất hườn (Antarāparinibbāyī), bực Sanh bang bất hườn (Upahaccaparinibbāyī), bực Vô hành bang bất hườn (Asaṅkhāraparinibbāyī), bực Hữu hành bang bất hườn (Sasaṅkharaparinibbāyī), bực Thượng lưu bang bất hườn (Uddhasoto akaniṭṭhagāmī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

907.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai tùng hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thành Dự Lưu Thất Lai (Sattakhatuparana), bực (Dự Lưu) Lục Lai (Kolaṅkola), bực (Dự Lưu) Nhứt Lai (Ekabījī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Bất Lai tùng hiệp với quả Nhứt lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai thành bực Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

908.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai tùng hiệp với quả Thất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai thành bực Dự Lưu Thất Lai (satakhatuparana), bực (Dự Lưu) Lục Lai, bực (Dự Lưu) Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

909.

* Tự ngôn: Bực tùng hiệp với quả Dự Lưu thời gọi là hoàn thành Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán đó cũng là bực Dự Lưu đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

910.

* Tự ngôn: Bực tùng hiệp với quả Nhứt Lai nên nói là hoàn thành Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: vị La Hán tùng hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: vị La Hán đó cũng là vị Nhứt Lai đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

911.

* Tự ngôn: Bực tùng hiệp với quả Bất Lai nói là hoàn thành Bất Hườn (Anagami) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: vị La Hán tùng hiệp với quả Bất Hườn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: vị La Hán đó cũng là vị Bất Hườn đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

912.

* Tự ngôn: Bực tùng hiệp với quả Dự Lưu nói là hoàn thành Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị Bất Lai tùng hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị Bất Lai đó cũng là vị Dự Lưu đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

913.

* Tự ngôn: Bực tùng hiệp với quả Nhứt Lai nên nói hoàn thành Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai tùng hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị Bất Lai đó cũng là vị Nhứt Lai đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

914.

* Tự ngôn: Bực tùng hiệp với quả Dự Lưu nên nói thành tựu Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai tùng hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị Nhứt Lai đó cũng là vị Dự Lưu đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

915.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã lướt qua khỏi quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói La Hán đã lướt qua khỏi quả Dự Lưu thời không nên nói rằng bực La Hán tùng hiệp với quả Dự Lưu.

916.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã vượt khỏi quả Dự Lưu còn gọi là tùng hiệp với quả Dự Lưu đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã vượt khỏi đạo Dự Lưu, vượt khỏi Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, khinh thị, ái mà thành sa đọa khổ thú, sân mà thành sa đọa khổ thú, si mà thành sa đọa khổ thú, hết rồi mà còn gọi là tùng hiệp với si mà thành sa đọa khổ thú đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

917.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã vượt khỏi quả Nhứt Lai rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói bực La Hán đã vượt khỏi quả Nhứt Lai thời không nên nói rằng bực La Hán tùng hiệp với quả Nhứt Lai.

918.

* Tự ngôn: Bực La Hán vượt khỏi quả Nhứt Lai rồi còn gọi là tùng hiệp với quả Nhứt Lai ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã vượt khỏi đạo Nhứt Lai, vượt khỏi dục ái thứ thô, Sân độc thứ thô rồi còn gọi là tùng hiệp với sân thứ thô đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

919.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với quả Bất Hườn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã vượt khỏi quả Bất Hườn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói bực La Hán đã vượt khỏi quả Bất Hườn thời không nên nói rằng La Hán tùng hiệp với quả Bất Hườn.

920.

* Tự ngôn: Bực La Hán vượt khỏi quả Bất Hườn rồi còn gọi là tùng hiệp với quả Bất Hườn đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã vượt khỏi đạo Bất Hườn, vượt khỏi dục ái thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế rồi còn gọi là tùng hiệp với Sân độc thứ vi tế đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

921.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai tùng hiệp với quả Thất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai vượt khỏi quả Thất Lai rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực Bất Lai đã vượt khỏi quả Thất Lai thời không nên nói bực Bất Lai tùng hiệp với quả Thất Lai.

922.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai vượt khỏi quả Thất Lai rồi còn gọi là tùng hiệp với quả Thất Lai đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai đã vượt khỏi đạo Thất Lai vượt khỏi Thân kiến ... Si mà thành đưa đi ác thú rồi còn gọi là tùng hiệp với si, mà thành sa đoạ ác thú đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

923.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai tùng hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai vượt khỏi quả Nhứt Lai rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực Bất Lai đã vượt khỏi quả Nhứt Lai thời không nên hỏi bực Bất Lai tùng hiệp với quả Nhứt Lai.

924.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai vượt khỏi quả Nhứt Lai rồi còn gọi tùng hiệp với quả Nhứt Lai đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai đã vượt khỏi đạo Nhứt Lai, khỏi dục ái thứ thô, Sân độc thứ thô rồi còn gọi là tùng hiệp với Sân độc thứ thô ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

925.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai tùng hiệp với quả Thất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai vượt khỏi quả Thất Lai rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai đã vượt khỏi quả Thất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực Nhứt Lai đã vượt khỏi quả Thất Lai thời không nên nói bực Nhứt Lai tùng hiệp với quả Thất Lai.

926.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai đã vượt khỏi quả Thất Lai còn gọi là tùng hiệp với quả Thất Lai ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai đã vượt khỏi đạo Thất Lai, vượt khỏi Thân kiến ... Si thành đi khổ thú rồi còn gọi là tùng hiệp với si mà đưa đi khổ thú ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

927.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng La Hán tùng hiệp với tứ quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực La Hán đã đặng tứ quả rồi và không hoại lìa tứ quả ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực La Hán đặng tứ quả và không hoại lìa tứ quả ấy, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng bực La Hán tùng hiệp với tứ quả.

928.

* Phản ngữ: Chớ nên nói bực Bất Lai tùng hiệp với tam quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực Bất Lai đã đặng tam quả và không hoại lìa tam quả ấy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực Bất Lai đặng tam quả và không hoại lìa tam quả ấy, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng bực Bất Lai tùng hiệp với tam quả.

929.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực Nhứt Lai tùng hiệp với nhị quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực Nhứt Lai đã đặng nhị quả và không hoại lìa nhị quả ấy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực Nhứt Lai đã đặng nhị quả và không hoại lìa nhị quả ấy, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng bực Nhứt Lai tùng hiệp với nhị quả.

930.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã đặng tứ quả và không hoại lìa tứ quả ấy, bởi nhân đó, bực La Hán mới gọi là tùng hiệp với tứ quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán đã đặng tứ đạo và không hoại lìa tứ đạo ấy, chính do nhân đó, bực La Hán mới gọi là tùng hiệp với tứ đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

931.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai đã đặng tam quả và không hoại lìa tam quả ấy, chính do nhân đó, bực Bất Lai mới gọi là tùng hiệp với tam quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Bất Lai đã đặng tam đạo và không hoại lìa tam đạo ấy, do nhân đó, bực Bất Lai mới gọi là tùng hiệp với tam đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

932.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai đã đặng nhị quả và không hoại lìa nhị quả ấy, do nhân đó, bực Nhứt Lai mới gọi là tùng hiệp với nhị quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai đã đặng nhị đạo và không hoại lìa nhị đạo ấy, do nhân đó, bực Nhứt Lai mới gọi là tùng hiệp với nhị đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Tùng hiệp ngữ

---

XẢ TÙNG HIỆP NGỮ (UPEKKHĀSAMANNĀGATAKATHĀ)

933.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với lục xả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với lục xúc, lục thọ, lục tưởng ... Lục tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

934.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với lục xả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn thấy sắc bằng nhãn, còn nghe tiếng bằng nhĩ, còn hửi hơi bằng tỷ, còn nếm vị bằng thiệt, còn đụng chạm bằng thân, còn biết cảnh pháp bằng tâm đặng ... vẫn biết cảnh pháp bằng tâm, còn thấy sắc bằng nhãn đặng, còn nghe tiếng bằng nhĩ đặng, còn hửi hơi bằng mũi đặng, còn nếm vị bằng lưỡi đặng, còn đụng chạm xúc bằng thân đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

935.

* Tự ngôn: Bực La Hán tùng hiệp với lục xả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tùng hiệp đình trụ với lục xả, lục xả hiện thường thường đều đồng không trộn nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

936.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực La Hán tùng hiệp với lục xả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực La Hán có lục xả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực La Hán có lục xả, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng bực La Hán tùng hiệp với lục xả.

Dứt Xả tùng hiệp ngữ

---

PHẬT DO GIÁC NGỮ (BODHIYA BUDDHOTIKAKATHA)

937.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi tuệ là cơ quan đắc chứng đã diệt rồi, đã xa lìa, đã im lặng thời trở thành bực Phi Phật phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

938.

* Tự ngôn: Gọi Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng sở thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

939.

* Tự ngôn: Gọi Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng sở thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Còn làm việc mà phải làm bằng tuệ là cơ quan đắc chứng, đặng với tuệ là cơ quan đắc chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

940.

* Tự ngôn: Còn làm việc mà phải làm với tuệ là cơ quan đắc chứng, đặng với tuệ là cơ quan đắc chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Còn chăm chú biết Khổ, trừ Tập, làm cho rõ Diệt, còn làm cho Đạo phát sanh đặng với tuệ là cơ quan đắc chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

941.

* Tự ngôn: Gọi Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng nơi thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

942.

* Tự ngôn: Gọi Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng nơi thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Làm việc mà phải làm với tuệ là cơ quan đắc chứng, đặng với tuệ làm cơ quan đắc chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

943.

* Tự ngôn: Làm việc mà phải làm với tuệ là cơ quan đắc chứng, đặng với tuệ là cơ quan đắc chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chăm chú biết Khổ ... còn làm cho Đạo phát sanh đặng với tuệ là cơ quan đắc chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

944.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng chỗ thành hiện tại, làm việc thì phải làm với tuệ là cơ quan đắc chứng, đặng với tuệ là cơ quan đắc chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng chỗ thành quá khứ, làm việc thì phải làm với tuệ là cơ quan chứng, đặng với tuệ là cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

945.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ là cơ quan chứng nơi thành hiện tại, chăm chú biết Khổ, trừ Tập, làm cho rõ Diệt, còn làm cho Đạo sanh đặng bằng tuệ là cơ quan chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng nơi thành quá khứ, chăm chú biết Khổ còn làm cho Đạo sanh đặng bằng Tuệ thành cơ quan chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

946.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ làm cơ quan chứng nơi thành hiện tại, làm việc thời phải làm với tuệ là cơ quan chứng, đặng với tuệ là cơ quan chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ làm cơ quan chứng nơi thành quá khứ, làm việc thời phải làm với tuệ thành cơ quan chứng, đặng với tuệ thành cơ quan chứng ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

947.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng nơi thành hiện tại, chăm chú biết Khổ ... còn làm cho Đạo sanh đặng bằng tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng nơi thành vị lai, chăm chú biết Khổ ... còn làm cho Đạo sanh đặng bằng Tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

948.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng chỗ thành quá khứ, nhưng làm việc thì phải làm với tuệ thành cơ quan chứng, không đặng với tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng mà thành hiện tại, nhưng làm việc thì phải làm việc với tuệ thành cơ quan chứng, không đặng với tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

949.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng nơi thành quá khứ, nhưng chăm chú biết Khổ ... còn làm cho Đạo phát sanh không đặng với tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng nơi thành hiện tại, nhưng chăm chú biết Khổ ... còn làm cho Đạo phát sanh không đặng bằng Tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

950.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng chỗ thành vị lai, nhưng làm việc thì phải làm với tuệ thành cơ quan chứng không đặng với tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng thuộc về hiện tại nhưng làm việc thì phải làm với tuệ thành cơ quan chứng không đặng với tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

951.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng nơi thành vị lai, nhưng chăm chú biết Khổ ... còn cho Đạo sanh không đặng bằng tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng thuộc về hiện tại nhưng chăm chú biết Khổ ... còn cho Đạo phát sanh không đặng bằng tuệ thành cơ quan chứng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

952.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng thuộc về quá khứ, gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng thuộc về vị lai, gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng thuộc về hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng cả ba phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

953.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do tuệ thành cơ quan chứng cả ba phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tập hợp, đình trụ với tuệ thành cơ quan chứng cả ba, tuệ thành cơ quan chứng cả ba hiện thường thường đồng đều không lộn xộn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

954.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng gọi là Phật do tuệ thành cơ quan đắc chứng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Gọi là Phật do cách đặng tuệ thành cơ quan đắc chứng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà gọi rằng Phật do cách đặng tuệ là cơ quan đắc chứng, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng gọi là Phật do tuệ thành cơ quan đắc chứng.

955.

* Tự ngôn: Gọi là Phật do cách đặng tuệ là cơ quan đắc chứng, bởi thế đó mới gọi là Phật do tuệ là cơ quan đắc chứng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Gọi là Giác (Bodhi) cũng do cách đặng tuệ thành cơ quan đắc chứng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Phật do giác ngữ

---

TƯỚNG HẢO NGỮ (LAKKHAṆAKATHĀ)

956.

* Tự ngôn: Người hiệp với tướng hảo là Bồ tát (Bodhisatta) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hiệp với tướng hảo phần nào là Bồ tát phần nấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

957.

* Tự ngôn: Người hiệp với tướng hảo là Bồ tát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hiệp với tướng hảo trong một phần ba là Bồ tát trong một phần ba phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

958.

* Tự ngôn: Người hiệp với tướng hảo là Bồ tát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hiệp với phân nửa tướng hảo là Bồ tát phân nửa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

959.

* Tự ngôn: Người hiệp với tướng hảo là Bồ tát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chuyển luân thánh vương là người hiệp với tướng hảo thì Chuyển luân thánh vương cũng là Bồ tát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

960.

* Tự ngôn: Chuyển luân thánh vương là người hiệp với tướng hảo thời Chuyển luân thánh vương cũng là Bồ tát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thu thúc thân, thu thúc hạnh, cách tường thuật pháp, cách giải pháp của Bồ tát như thế nào thời cách thu thúc thân, thu thúc hạnh, cách thuyết pháp, cách giải pháp của Chuyển luân thánh vương cũng như thế đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

961.

Tự ngôn: Khi Bồ tát giáng sanh, hàng Chư thiên đỡ trước, nhơn loại đỡ sau như thế nào thì khi Chuyển luân thánh vương sanh ra, Chư thiên cũng bồng trước, nhơn loại bồng sau giống như thế đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

962.

Tự ngôn: Khi Bồ tát sanh ra, Tứ thiên vương bồng rồi để trước mặt mẹ tâu rằng: “Muôn tâu lệnh Hoàng hậu, nên mừng Thái tử, bực có đại thế lực của Ngài đã phát sanh”, như thế nào thì khi Chuyển luân thánh vương sanh ra Tứ thiên vương cũng bồng để trước mặt bà mẹ tâu rằng muôn tâu lệnh Hoàng hậu nên vui mừng vị Thái tử có đại thế lực của Đức vua đã sanh ra giống nhau như thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

963.

Tự ngôn: Khi Bồ tát sanh ra, cả hai vòi nước là giọt nước mát và giọt nước nóng hiện ra trên hư không thuộc về nước tắm của Bồ tát và bà mẹ như thế nào thì khi Chuyển luân thánh vương sanh ra, cả hai vòi nước tức là vòi nước mát và vòi nước nóng cũng hiện ra trên không thuộc về nước tắm của Chuyển luân thánh vương và bà mẹ thế đó giống như nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

964.

Tự ngôn: Đức Bồ tát vừa mới sanh ra rồi đó cũng đứng dậy đặng với cả hai chân bằng phẳng, day mặt hướng Bắc đi đặng bảy bước, có bạch liên đỡ dưới chân, Ngài xem tất cả hướng và Ngài buông lời hùng dũng như vầy: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, thử sanh cùn thế vô hữu hậu lai”, như đây thế nào thì bực Chuyển luân thánh vương mới vừa sanh ra rồi cũng đứng đặng cả hai chân thẳng, day mặt phía Bắc, Ngài đi đặng bảy bước, có bông sen trắng đỡ dưới chân, Ngài ngó đủ hướng và phát lời hùng dũng như vầy: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, thử sanh cùn thế vô hữu hậu lai” giống như thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

965.

Tự ngôn: Khi Đức Bồ tát giáng sanh vẫn hiện ánh sáng to, hào quang lớn, vũ trụ chuyển động mạnh như thế nào thời khi Chuyển luân thánh vương sanh ra, cũng vẫn hiện ánh sáng to, hào quang lớn, vũ trụ chuyển động mạnh giống nhau như thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

966.

Tự ngôn: Thân thể theo thường của Đức Bồ tát hào quang sáng ra một sải khắp đều thế nào thì thân của Chuyển luân thánh vương theo thường cũng có hào quang chói ra một sải khắp cùng giống nhau như thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

967.

Tự ngôn: Đức Bồ tát Ngài thấy đại mộng như thế nào thời Chuyển luân thánh vương cũng thấy đại mộng giống nhau như thế đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

968.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực hiệp với tướng hảo thành Bồ tát phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, tướng đại trượng phu của bực đại nhân có 32 cách này nơi bực đại nhân người tùng hiệp chỉ có 2 chí hướng chớ không khác ngoài, tức là nếu ở tại gia sẽ đặng thành bực Chuyển luân thánh vương, người giữ pháp thành Pháp Vương trùm luôn 5 châu tột đến 4 biển, có tài trí phương lược kế hoạch là nhân vững chắc của dân chúng. Ngài tùng hiệp với thất bảo mà thất bảo này vẫn sanh với y như là xa ngọc, tượng ngọc, mã ngọc, ngọc như ý, ngọc nữ, khố trưởng ngọc, binh trưởng ngọc, thành 7 thứ và y có cả ngàn Thái tử lanh lẹ dũng cảm đủ sức dày xéo binh bộ, chinh phục rất hoàn toàn trùm khắp Trái Đất này mà có thế giới thành ranh rấp, trị bằng Chánh Pháp, không phải dùng quyền phạt, không phải dùng gươm đao. Nhưng nếu xuất gia thành Không Môn, sẽ chứng Ứng Cúng Chánh Biến Tri, bực đã giỡ nhà là phiền não trong đời. Như đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì bực tùng hiệp với tướng hảo cũng là Bồ tát chớ gì!

Dứt Tướng hảo ngữ

---

LIÊN QUAN NHỨT ĐỊNH NGỮ (NIYĀMOKKANTIKATHĀ)

969.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng vào đường lối chắc chắn (Thánh Đạo) đã có phẩm hạnh tốt đối với trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát là Thinh Văn của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

970.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát là Thinh Văn của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Thinh Văn rồi mới thành Phật phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

971.

* Tự ngôn: Thành Thinh Văn rồi mới thành Phật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành bực đắc chứng bằng cách nghe theo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

972.

* Tự ngôn: Thành bực đắc chứng bằng cách nghe theo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Phật là bực tự chứng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu Đức Phật là bực tự chứng thời không nên nói thành bực đắc chứng bằng cách nghe theo.

973.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng theo dõi đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Phật chỉ đặng chứng 3 quả phổ thông nữa đó nơi cây Bồ đề phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

974.

* Tự ngôn: Đức Phật đặng chứng 4 quả thông thường nơi cây Bồ đề phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Phật đặng chứng cả 4 quả nơi cây Bồ đề thời không nên nói Đức Bồ tát đặng theo dõi đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp.

975.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng theo dõi đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bồ tát đặng làm khổ hạnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người bực đến đầy đủ bằng thấy (dassana) phải làm khổ hạnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

976.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng làm sự tinh tấn cách khác, đặng tín ngưỡng Tông giáo khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người bực vào đến đầy đủ bằng thấy (dassana) phải tín ngưỡng Tông giáo khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

977.

* Tự ngôn: Ngài Ānanda đặng theo dõi con đường nhứt định, đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Phật, Ngài thành Thinh Văn của Phật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng theo dõi con đường chắc chắn, đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Phật hiệu là Ca Diếp, Đức Bồ tát thành Thinh Văn của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

978

* Tự ngôn: Ngài Tâm Trưởng (Citta), Ngài Thủ Công (Hatthaka) dâng nước Alavaka đặng theo dõi đường lối nhứt định, đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật thời Ngài Tâm trưởng, Ngài Thủ Công dâng nước Alavaka thành Thinh Văn của Đức Phật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng theo dõi đường lối quyết định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp thời Đức Bồ tát cũng thành Thinh Văn của Đức Phật Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

979.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng theo đường lối quyết định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp nhưng không thành Thinh Văn của Đức Phật Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Ānanda đặng theo đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật nhưng không thành Thinh Văn của Đức Phật phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

980.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng theo đường lối nhứt định, đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp, nhưng không thành Thinh Văn của Đức Phật Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài Tâm trưởng, Ngài Thủ Công dâng nước Alavaka đặng theo đường lối, đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật nhưng không thành Thinh Văn của Đức Phật phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

981.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng theo đường lối nhứt định, đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp nhưng không thành Thinh Văn của Đức Phật Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Thinh Văn qua một đời rồi trở thành người Phi Thinh Văn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

982.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Đức Bồ tát đặng theo đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Ānanda, Như Lai đặng phẩm hạnh tốt trong Đức Phật hiệu là Ca Diếp để sau này đắc chứng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó, Đức Bồ tát cũng đặng theo đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp chớ gì!

983.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng theo đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Như Lai là bực trùm chứa đủ tất cả pháp là bực rõ tất cả pháp, đã không chấp trước trong tất cả pháp, bài trừ tất cả pháp hiệp thế, đã giải thoát trọn dứt tuyệt nơi ái. Như Lai đã tự biết bằng tuệ cao tột, sẽ phải dẫn chứng Tông giáo nào đâu. Như Lai không có thầy cũng không có bực nào sẽ bằng Như Lai trong đời này luôn cả Chư thiên không có người sánh kịp Như Lai bởi Như Lai là Ứng Cúng trong đời. Như Lai là Giáo chủ mà không có Giáo chủ nào hơn nữa. Chỉ có Như Lai thành Chánh Đẳng Chánh Giác, thành bực mất rồi, thành bực tắt rồi. Như Lai sẽ đi đến nước của dân Kāsī đặng làm cho Pháp Xa hiện hành. Như Lai sẽ trổi nhạc bất tử cho nghe dội trong đời tối này. (Ngài Upakā nói rằng): “Này em, theo mà Ngài Cấp Trí đây Ngài cũng đáng là Vô Lượng Thế Tôn”. (Phật phán): “Người như ta đây đã đến luôn sự dứt lậu thành bực gọi là Thế Tôn. Này Upakā, Như Lai đã thắng tất cả pháp tội, do đó, Như Lai mới gọi là Thế Tôn”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu cách đó thời không nên nói rằng Đức Bồ tát đặng theo đường lối nhứt định đã có phạm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp chớ gì!

984.

* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng nhận đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh tốt trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, nhãn, trí, tuệ, minh, ánh sáng đã đặng sanh cho Như Lai trong pháp tất cả mà không đặng đã từng nghe trong lúc trải qua như vầy đây là Khổ Thánh đế như thế, nhắc nữa nhãn ... ánh sáng đã đặng sanh cho Như Lai trong tất cả pháp mà chẳng đặng đã từng nghe trong trải qua trước như vầy Khổ Thánh đế này đây mà ta phải chăm chú biết như thế ... gọi là Khổ Thánh đế này đây mà Như Lai đã đặng chăm chú hiểu như thế đó ... gọi đây là Khổ Tập Thánh đế đây nè mà Như Lai phải trừ tuyệt như thế ... nói Khổ Tập Thánh đế đây nè mà Như Lai đã trừ đặng như vậy ... nói đây là Khổ diệt Thánh đế như thế ... nói Khổ diệt Thánh đế đây nè mà Như Lai phải làm cho tỏ như thế ... nói Khổ diệt Thánh đế đây nè mà Như Lai đặng làm cho tỏ rồi như thế ... nói đây là Khổ diệt con đường lối tiến hành Thánh đế như thế ... nói Khổ diệt đường lối tiến hành Thánh đế đây nè mà Như Lai phải cho sanh như thế. Một nửa nhãn, trí, tuệ, minh và ánh sáng đã đặng phát sanh cho Như Lai trong tất cả pháp mà Như Lai không đặng đã từng nghe trong thuở trước bằng Khổ diệt đường lối thật hành đến Thánh đế đây nè mà Như Lai đã cho sanh. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói Đức Bồ tát đặng nhận đường lối nhứt định đã có phẩm hạnh trong sạch trong Tông giáo của Đức Phật hiệu là Ca Diếp.

Dứt Liên quan nhứt định ngữ

---

TÙNG HIỆP NGỮ MỘT NỮA (APARĀPĪ SAMANNĀGATAKATHĀ)

985.

* Tự ngôn: Người bực thật hành để làm cho rõ quả La Hán thành bực tùng hiệp với 3 quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với tứ xúc, tứ thọ, tứ tưởng, tứ tư, tứ tâm, tứ tín, tứ cần, tứ niệm, tứ định, tứ tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

986.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai là bực hiệp với 2 quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai là người hiệp với tam xúc, tam thọ ... tam tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

987.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là người hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là người hiệp với nhị xúc, nhị thọ ... nhị tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

988.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực Dự Lưu Thất Lai (Sotāpanno sattakkhattumparamo), bực Lục Lai (Kolaṅkola), bực Nhứt Lai (Ekabījī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

989.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là người hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực Nhứt Lai (sakadāgāmī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

990.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán thành bực Bất Lai người Trung bang bất hườn (Anāgāmī Antarāparinibbāyī), người Sanh bang bất hườn (Upahaccaparinibbāyī), người Vô hành bang bất hườn (Asaṅkhāraparinibbāyī), người Hữu hành bang bất hườn (Sasaṅkhāraparinibbāyī), người Thượng lưu bang bất hườn (Uddhaṅsoto akaniṭṭhagāmī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

991.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai là người hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai là bực Dự Lưu người Thất Lai (Sattakkhattumparamo), người Lục Lai (Kolaṅkola), người Nhứt Lai (Ekabījī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

992.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn là người hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn là bực Nhứt Lai (Sakadāgāmī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

993.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là người hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là bực Dự Lưu người Thất Lai, người Lục Lai, người Nhứt Lai (Ekabījī) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

994.

* Tự ngôn: Bực hiệp với quả Dự Lưu phải gọi là thành tựu Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là người hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán vị đó thành tựu Dự Lưu cũng vị đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

995.

* Tự ngôn: Bực hiệp với quả Nhứt Lai phải gọi là thành tựu Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là người hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả La Hán vị đó, thành tựu Nhứt Lai cũng vị đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

996.

* Tự ngôn: Bực hiệp với quả Bất Hườn mới gọi thành tựu Bất Hườn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là người hiệp với quả Bất Hườn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả La Hán vị ấy, thành tựu Bất Hườn cũng vị ấy vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

997.

* Tự ngôn: Bực hiệp với quả Dự Lưu mới gọi thành tựu quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn là người hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn vị đó, thành tựu Dự Lưu cũng vị đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

998.

* Tự ngôn: Bực hiệp với quả Nhứt Lai mới gọi là bực Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn là người hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn vị đó, Nhứt Lai cũng vị đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

999.

* Tự ngôn: Bực hiệp với quả Dự Lưu mới gọi thành tựu Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là người hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực thực hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai vị đó, thành tựu Dự Lưu cũng vị đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1000.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Dự Lưu rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Dự Lưu rồi thời không nên nói bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với quả Dự Lưu.

1001.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Dự Lưu nhưng còn hiệp với quả Dự Lưu ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi đạo Dự Lưu, vượt khỏi Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, khinh thị, ái mà đưa đến khổ thú, Sân mà đưa đến khổ thú, Si thành chỗ đưa đến khổ thú đã vượt khỏi rồi nhưng còn hiệp với Si thành chỗ đưa đến khổ thú ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1002.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Nhứt Lai rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Nhứt Lai thời không nên nói bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là người hiệp với quả Nhứt Lai.

1003.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Nhứt Lai, nhưng còn hiệp với quả Nhứt Lai ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi đạo Nhứt Lai, vượt khỏi Ái dục thứ thô, Sân độc thứ thô rồi nhưng còn hiệp với Sân độc thứ thô đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1004.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với quả Bất Hườn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Bất Hườn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán, đã vượt khỏi quả Bất Hườn thời không nên nói bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với quả Bất Hườn.

1005.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Bất Hườn nhưng còn hiệp với quả Bất Hườn ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi đạo Bất Hườn vượt khỏi Ái dục thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế rồi nhưng còn hiệp với Sân độc thứ vi tế ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1006.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã vượt khỏi quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người thật hành hầu làm cho rõ quả Bất Hườn đã vượt khỏi quả Dự Lưu thời không nên nói bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn là bực hiệp với quả Dự Lưu.

1007.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn đã vượt khỏi quả Dự Lưu, nhưng còn hiệp với quả Dự Lưu ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn đã vượt khỏi đạo Dự Lưu, vượt khỏi Thân kiến ... Si mà thành khổ thú rồi nhưng còn hiệp với Si sa đọa khổ thú ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1008.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai là bực hiệp với quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn, đã vượt khỏi quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn đó vượt khỏi quả Nhứt Lai thời không nên nói bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn là bực hiệp với quả Nhứt Lai.

1009.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán, đã vượt khỏi quả Nhứt Lai nhưng còn hiệp với quả Nhứt Lai ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn, đã vượt khỏi đạo Nhứt Lai, vượt khỏi Ái dục thứ thô, Sân độc thứ thô rồi mà còn hiệp với Sân độc thứ thô ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1010.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là người hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai, đã vượt khỏi quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai đã vượt khỏi quả Dự Lưu thời không nên nói bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là người hiệp với quả Dự Lưu.

1011.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai đã vượt khỏi quả Dự Lưu mà còn hiệp với quả Dự Lưu ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai đã vượt khỏi đạo Dự Lưu, vượt khỏi Thân kiến ... Si mà thành khổ thú nhưng còn hiệp với Si mà thành khổ thú ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1012.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với ba quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán, đã đặng ba quả và không hoại lìa ba quả ấy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã đặng ba quả và không hoại lìa ba quả ấy, chính do nhân đó, Ngài mới nói bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán là bực hiệp với ba quả.

1013.

* Phản ngữ: Chớ nên nói bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn là bực hiệp với nhị quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn đã đặng nhị quả và không hoại lìa nhị quả ấy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn đã đặng nhị quả và không hoại lìa nhị quả ấy, chính do nhân đó, Ngài mới nói bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn là bực hiệp với nhị quả.

1014.

* Phản ngữ: Chớ nên nói bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là bực hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai đã đặng Quả Dự Lưu và không hoại lìa quả Dự Lưu ấy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai đã đặng Quả Dự Lưu và không hoại lìa quả Dự Lưu ấy, chính do nhân đó, Ngài mới nói bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai là bực hiệp với quả Dự Lưu.

1015.

* Tự ngôn: Do bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán đã đặng tam quả mà không hoại lìa tam quả ấy thế đó, bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán mới là bực hiệp với tam quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bởi bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán, đã đặng tứ đạo và không hoại lìa tứ đạo ấy thế đó bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán mới là bực hiệp với tứ đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1016.

* Tự ngôn: Bởi bực người thật hành hầu làm cho rõ quả Bất Hườn đã đặng nhị quả và không hoại lìa nhị quả ấy thế đó, bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn mới gọi là bực hiệp với nhị quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bởi bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Hườn đã đặng tam đạo và không hoại lìa tam đạo ấy thế đó, bực người thật hành để làm cho rõ đạo Bất Hườn mới là bực hiệp với tam đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó…

1017.

* Tự ngôn: Bởi bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai đã đặng quả Dự Lưu và không hoại lìa quả Dự Lưu ấy, bởi thế bực người thực hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai mới là bực hiệp với quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bởi bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai, đã đặng nhị đạo và không hoại lìa nhị đạo đó, bởi thế bực người thật hành để làm cho rõ đạo Nhứt Lai mới là bực hiệp với nhị đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Tùng hiệp ngữ (một nữa)

---

TUYỆT TRỪ CHƯ TRIỀN NGỮ (SABBASAÑÑOJANAPPAHĀNAKATHĀ)

1018.

* Tự ngôn: Cách bài trừ tất cả triền gọi là quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả triền bài trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1019.

* Tự ngôn: Tất cả triền trừ đặng bằng La Hán đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, cũng trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1020.

* Tự ngôn: Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ cũng trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán cách trừ tam triền là quả Dự Lưu? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài phán cách trừ tam triền là quả Dự Lưu thời không nên nói tất cả triền trừ đặng bằng đạo La Hán.

* Tự ngôn: Tất cả triền trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái dục thứ thô, Sân độc thứ thô cũng trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1021.

* Tự ngôn: Ái dục thứ thô, Sân độc thứ thô cũng bài trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán sự nhẹ nhàng của Ái dục và Sân độc là quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài phán sự nhẹ nhàng của Ái dục và Sân độc là quả Nhứt Lai thời không nên nói tất cả triền trừ đặng bằng đạo La Hán như thế.

* Tự ngôn: Tất cả triền trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái dục thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế cũng trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1023.

* Tự ngôn: Ái dục thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế cũng trừ đặng bằng quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán cách trừ không có phần dư của Ái dục và Sân độc là quả Bất Hườn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài phán cách trừ không đặng phần dư của Ái dục và Sân độc là quả Bất Hườn thời không nên nói tất cả triền bài trừ đặng bằng La Hán đạo.

1024.

* Tự ngôn: Tất cả triền trừ đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán cách trừ không có phần dư của Sắc ái, Vô sắc ái, Ngã mạn, Phóng dật[4] và vô minh gọi là quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài phán cách trừ không có phần dư của Sắc ái, Vô sắc ái, Ngã mạn, Phóng dật và Vô minh gọi là La Hán quả thời không nên nói tất cả triền trừ đặng bằng đạo La Hán.

1025.

* Phản ngữ: Chớ nên nói cách trừ tất cả triền gọi là quả La Hán phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực La Hán đã có hoại mất tất cả triền phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực La Hán đã có hoại hết tất cả triền, chính do nhân đó, Ngài mới nói cách trừ tất cả triền gọi là quả La Hán như thế.

Dứt Tuyệt trừ chư triền ngữ

Hết Phẩm thứ tư