---
LA HÁN KHÍ PHƯỚC NGỮ (ATTHI ARAHATO PUÑÑUPACAYOTI KATHA)
1689.
* Tự ngôn: La Hán có cách bỏ hết phước (puññūpacayo) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: La Hán có cách bỏ hết tội (apuññūpacayo) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: La Hán không có cách bỏ hết tội phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: La Hán không có cách bỏ hết phước phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1690.
* Tự ngôn: La Hán có cách bỏ hết phước phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: La Hán còn tạo đủ phước hành (puññābhisaṅkhāra), còn tạo đủ bất động hành (āneñjābhisaṅkhāra) còn tạo nghiệp mà thành để đi chỗ sanh để hậu hữu, để đặng thành đại, để đặng thành trưởng (adhipati), để đặng tài sản lớn, để đặng bè đảng nhiều, để đặng sự đẹp trong tiên, để đặng sự đẹp trong nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1691.
* Tự ngôn: La Hán có cách bỏ hết phước phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: La Hán còn đang bỏ hết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: La Hán đang nghỉ bỏ hết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: La Hán đang bỏ tuyệt phải chăng? ... La Hán còn đang chấp cứng phải chăng? ... La Hán đang chùi rửa phải chăng? ... La Hán đang vùi lấp phải chăng? ... La Hán đang hạn chế phải chăng? ... La Hán đang thơm đầy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: La Hán đang chất chứa cũng chẳng phải, đang nghỉ chất chứa cũng chẳng phải, nhưng La Hán là người đã nghỉ trừ bỏ, đang bảo trì phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà La Hán chẳng phải đang chấp chứa, chẳng phải đang nghỉ chấp chứa nhưng thành người đã nghỉ chừa bỏ, đang bảo trì thời không nên nói La Hán có cách bỏ hết phước.
1692.
* Tự ngôn: La Hán đang bỏ dứt cũng chẳng phải, đang chấp chứa cũng chẳng phải nhưng là bực đã bỏ dứt, đang bảo trì, chẳng phải đang chùi rửa, chẳng phải đang vùi lấp nhưng thành bực đã chùi rửa, đang bảo trì, chớ chẳng phải đang hạn chế, chẳng phải đang thơm đầy nhưng thành người đã hạn chế đang bảo trì phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà La Hán chẳng phải đang hạn chế, chẳng phải đang thơm đầy nhưng là bực đã hạn chế, đang bảo trì thời không nên nói La Hán có cách bỏ hết phước.
1693.
* Phản ngữ: La Hán không có cách bỏ hết phước phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: La Hán phải bố thí phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu La Hán phải bố thí, thời không nên nói La Hán không có cách bỏ hết phước.
1694.
* Phản ngữ: La Hán phải cho y ... phải cho bát, phải cho tọa cụ, phải cho thuốc men và vật dụng, phải cho đồ nhai, phải cho đồ ăn, phải cho đồ uống, phải lạy tháp, phải dưng đồ trang điểm, phải dưng đồ thơm thoa xức, phải dưng đồ thoa chà nơi tháp, phải cúng dường bảo tháp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà La Hán phải cúng dường tháp, thời không nên nói La Hán không có cách bỏ hết phước.
Dứt La Hán khí phước ngữ
---
LA HÁN VÔ PHI THỜI TỬ NGỮ (NATTHI ARAHATO AKALAMACCUTI KATHA)
1695.
* Tự ngôn: La Hán không có tử phi thời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: La Hán không có chết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: La Hán có chết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: La Hán có chết phi thời phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: La Hán không có chết phi thời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người mà giết mạng sống La Hán đó giết trong khi mạng sống như là mạng sống phần mà còn dư vẫn có, hoặc giết trong khi mạng sống như là mạng sống nơi phần không dư vẫn có. Phản ngữ: Giết trong khi mạng sống tức là mạng sống phần mà còn dư vẫn có.
* Tự ngôn: Nếu mà giết trong khi mạng sống như là mạng sống phần mà còn dư cũng có, thời không nên nói La Hán không có chết phi thời. Phản ngữ: Giết trong khi mạng sống tức là mạng sống phần mà không dư vẫn có.
* Tự ngôn: La Hán không chết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1696.
* Tự ngôn: La Hán không có chết phi thời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thuốc độc, gươm đao, lửa, không thể vào đến thân của La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thuốc độc, gươm đao, lửa có thể vào trong thân của La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà thuốc độc, gươm đao, lửa có thể vào trong thân của La Hán đặng thời không nên nói La Hán chẳng chết phi thời.
1697.
* Tự ngôn: Thuốc độc, gươm đao, lửa không có thể vào đến trong thân thể của La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: La Hán không chết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1698.
* Phản ngữ: La Hán có thể chết phi thời phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai không nói cách mà nghiệp nó hành vi bằng cố quyết mà người đã làm, đã chừa bỏ, sẽ hết đi, vì không đặng hưởng quả nhưng chính nghiệp ấy sẽ cho quả chỉ trong hiện đời hoặc trong đời sau này, hay trong đời sau này luôn luôn”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì La Hán cũng không có chết phi thời chớ gì.
Dứt La Hán vô phi thời tử ngữ
---
NHỨT THẾ THỬ THÀNH DO NGHIỆP NGỮ (SABBAMIDAṂ KAMMATOTI KATHĀ)
1699.
* Tự ngôn: Tất cả vật đây đều thành do nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Dù cho nghiệp cũng thành do nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tất cả vật đây thành đều do nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vật tất cả đây thành đều do nhân tạo để trong khi trước phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tất cả vật đây thành đều do nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tất cả vật đây thành do dị thục quả của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tất cả vật đây thành do dị thục quả của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người phải sát sanh do dị thục quả của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sát sanh có quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Dị thục quả của nghiệp có quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Dị thục quả của nghiệp không có quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sát sanh không có quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người phải trộm cướp ... phải vọng ngôn, phải lưỡng thiệt, phải ác khẩu, phải ỷ ngữ, phải cắt vách lén trộm, phải đại cướp, phải cướp nhà lẻ, phải đón đường vắng, phải lấy vợ người, phải giết lối xóm, phải giết dân chúng do nghiệp dị thục quả phải chăng? Phải bố thí, phải cho y áo, phải cho bát, phải cho tọa cụ, phải cho thuốc men và vật dùng bởi nghiệp dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thuốc men, vật dụng có quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nghiệp dị thục có quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Nghiệp dị thục không có quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thuốc men, vật dụng không có quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1700.
* Phản ngữ: Chớ nên nói tất cả vật đây thành do nghiệp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Đời hành vi do nghiệp, chúng sanh hành vi do nghiệp, tất cả chúng sanh có nghiệp là cơ quan mật thiết như khía trái khế của xe nơi đang chạy, như thế người đặng chức phận ngợi khen do nghiệp và gặp sự suy đồi cho đến bị giết bị cầm tù cũng do nghiệp, người biết rõ cái nghiệp đó là cơ quan làm cho khác nhau, như vậy rồi làm sao mà dám nói rằng nghiệp không có trong đời”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu thế đó tất cả vật đây cũng là nghiệp chớ gì.
Dứt Nhứt thế thử thành do nghiệp ngữ
---
QUYỀN LIÊN QUAN NGỮ (INDRIYABADDHA KATHĀ)
1701.
* Phản ngữ: Sự vật chỉ liên quan với quyền ấy thành khổ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự vật chỉ liên quan với quyền đó vô thường thành hữu vi, nương duyên sanh ra, có sự mất là thường, có sự hủy hoại là thường, có sự tan rã là thường, có sự diệt mất là thường, có sự biến đổi là thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự vật không liên quan với quyền cũng vô thường, thành hữu vi nương duyên sanh ra, có sự mất đi dĩ nhiên, có sự hư hao dĩ nhiên, có sự tan rã dĩ nhiên, có sự diệt mất dĩ nhiên, có sự biến đổi dĩ nhiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà sự vật không liên quan với quyền cũng vô thường thành hữu vi, nương duyên sanh ra, có sự mất đi dĩ nhiên, có sự hư hoại dĩ nhiên, có sự tan rã dĩ nhiên, có sự diệt mất dĩ nhiên, có sự biến đổi dĩ nhiên thời không nên nói sự vật chỉ liên quan với quyền đó thành khổ.
1702.
* Tự ngôn: Sự vật không liên quan với quyền cũng vô thường thành hữu vi nương duyên sanh ra ... có sự biến đổi là lẽ thường nhưng nó không thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự vật liên quan với quyền cũng vô thường, thành hữu vi ... có sự biến đổi là lẽ dĩ nhiên, nhưng nó không thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự vật liên quan với quyền cũng vô thường thành hữu vi, có sự biến đổi là dĩ nhiên và nó thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự vật không liên quan với quyền vô thường, thành hữu vi ... có sự biến đổi là dĩ nhiên và nó thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1703.
* Tự ngôn: Sự vật chỉ liên quan với quyền đó thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự vật nào vô thường, sự vật ấy Đức Thế Tôn Ngài phán rằng là khổ, sự vật không liên quan với quyền cũng vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà thứ nào vô thường, thứ ấy Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng là khổ, thứ vật nào không liên quan với quyền cũng vô thường, thời không nên nói sự vật chỉ liên quan với quyền đó thành khổ.
1704.
* Phản ngữ: Chớ nên nói sự vật chỉ liên quan với quyền đó mới thành khổ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Người giữ hạnh tốt trong Phật Giáo hầu chăm chú biết khổ mà liên quan với quyền thế nào thời vẫn hành phạm hạnh trong Phật Giáo hầu chăm chú biết khổ nơi không liên quan với quyền như thế đó phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Khổ liên quan với quyền mà bực Thánh đã chăm chú rõ vẫn không sanh nữa như thế nào thì khổ mà không liên quan với quyền của bực Thánh đã chăm chú hiểu thời không sanh nữa thế đó phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó thời sự vật chỉ liên quan với quyền ấy thành khổ chớ gì.
Dứt Quyền liên quan ngữ
---
TRỪ RA THÁNH ĐẠO NGỮ (ṬHAPETVĀ ARIYAMAGGANTI KATHĀ)
1705.
* Tự ngôn: Trừ ra Thánh Đạo, hành mà ngoài ra thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Dù Khổ Tập cũng là khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Dù là Khổ Tập cũng là khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thánh đế chỉ có ba đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thánh đế chỉ có ba đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài thuyết để Tứ Thánh đế tức là: Khổ, Khổ tập (dukkhasamudaya), Khổ diệt (dukkhanirodha), Khổ diệt Tiến hành (dukkhanirodha-gāminīpatīpadā) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài thuyết để bốn Thánh đế là Khổ, Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt Tiến hành thời không nên nói Thánh đế chỉ có ba đó.
1706.
* Tự ngôn: Dĩ nhiên Khổ tập cũng là khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Theo ý nghĩa nói cách nào? Phản ngữ: Theo ý nghĩa vô thường.
* Tự ngôn: Thánh Đạo vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thánh Đạo thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thánh Đạo vô thường nhưng Thánh Đạo đó không thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Khổ Tập vô thường nhưng Khổ tập đó không thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Khổ Tập vô thường và Khổ tập đó thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thánh Đạo vô thường và Thánh Đạo đó thành khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1707.
* Phản ngữ: Chớ nên nói trừ Thánh Đạo, hành ngoài ra thành khổ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thánh Đạo đó thành Tiến hành diệt khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Thánh Đạo đó thành Tiến hành diệt khổ, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng trừ Thánh Đạo, hành mà ngoài ra thành khổ.
Dứt Trừ ra Thánh Đạo ngữ
---
BẤT ƯNG NGÔN TĂNG THỌ CÚNG DƯỜNG NGỮ (NA VATTABBAṂ SAṄGHO DUKKHINAṂ PAṬIGGAṆHATITI KATHA)
1708.
* Tự ngôn: Chớ nên nói Tăng bảo thọ của làm phước đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tăng bảo là bực đáng cúng dường, thành bực đáng nghinh tiếp, thành bực đáng với của làm phước, thành bực đáng chấp tay cung kỉnh, thành phước điền cao thượng của đời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Tăng bảo thành bực đáng với của cúng dường, thành bực đáng nghinh tiếp, thành bực đáng làm phước, thành bực đáng kỉnh xá, thành phước điền cao thượng của đời, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng bảo thọ của làm phước đặng.
1709.
* Tự ngôn: Không nên nói Tăng bảo thọ của làm phước đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán bốn đôi của trượng phu, tám bực người trượng phu là thành bực đáng của làm phước phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài phán bốn đôi trượng phu, 8 bực người trượng phu là thành bực đáng của làm phước, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng bảo thọ của làm phước đặng.
1710.
* Tự ngôn: Chớ nên nói Tăng bảo thọ của làm phước đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cũng có bọn người nơi dưng cúng đến Tăng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà có bọn người nơi dưng cúng cho Tăng vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng bảo thọ của làm phước đặng.
* Tự ngôn: Hoặc có người mà dưng y ... dưng bát, dưng tọa cụ, dưng y dược, vật dụng, dưng đồ nhai, dưng đồ hưởng ... dưng nước uống đến Tăng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà hoặc bọn người dưng nước uống đến chư Tăng vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng bảo thọ của làm phước đặng.
1711.
* Tự ngôn: Chớ nên nói Tăng bảo thọ của làm phước đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Tăng bảo bực đến đầy đủ với định vẫn thọ của làm phước như lửa thọ cách cúng dường, như Đại địa chứa nước mưa từ mây lớn”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó Tăng bảo cũng thọ của làm phước đặng chớ gì.
1712.
* Phản ngữ: Tăng bảo thọ của làm phước đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đạo thọ đặng phải chăng? Quả thọ đặng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
Dứt Bất ưng ngôn Tăng thọ cúng dường ngữ
---
BẤT NGÔN TĂNG ƯNG THỌ THÍ NGỮ (NA VATTABBAṂ SAṄGHO DAKKHIṆAṂ VISODHETĪTI KATHĀ)
1713.
* Tự ngôn: Không nên nói Tăng còn làm của phước cho trong sạch đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tăng bực người đáng cúng dường, bực người đáng nghinh tiếp, bực người đáng làm phước, bực người đáng chấp tay cung kỉnh, thành phước điền cao thượng của đời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Tăng thành bực đáng cúng dường ... thành phước điền cao thượng của đời thì chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng có thể làm cho phước trong sạch.
1714.
* Tự ngôn: Chớ nên nói rằng Tăng còn làm cho bố thí trong sạch đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài nói bốn đôi trượng phu, tám người trượng phu là thành người đáng làm phước phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có nói bốn đôi trượng phu, tám người trượng phu là thành người đáng làm phước, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng có thể làm phước trong sạch đặng.
1715.
* Tự ngôn: Chớ nên nói rằng Tăng còn làm cho phước trong sạch đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cũng có bọn người mà dưng cúng bố thí cho Tăng rồi thỏa thích phước vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà cũng có số người đã dưng cúng, bố thí đến Tăng rồi thỏa thích phước vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng còn cho làm phước trong sạch đặng.
1716.
* Tự ngôn: Cũng có người dưng y ... dưng bát, dưng tọa cụ, dưng y dược vật dụng, dưng đồ nhai, dưng đồ độ (thực), dưng nước uống đến Tăng rồi thỏa thích phước vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà cũng có số người khi đã dưng nước, đồ uống đến Tăng thỏa thích phước vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng có thể cho phước trong sạch đặng.
1717.
* Phản ngữ: Tăng có thể cho phước trong sạch đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đạo có thể cho phước trong sạch đặng phải chăng? Quả có thể cho phước trong sạch phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
Dứt Bất ngôn Tăng ưng thọ thí ngữ
---
BẤT NGÔN TĂNG ĐỘ THỰC NGỮ (NA VATTABBAṂ SAṄGHO BHUÑJATĪTI KATHĀ)
1718.
* Tự ngôn: Chớ nên nói Tăng độ uống nhai liếm đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cũng có số người làm Yết ma, diễn giảng, nấu cháo và nấu nước phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà có người là yết ma, diễn giảng, nấu cháo và nấu nước vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tăng độ, uống nhai, liếm đặng.
1719.
* Tự ngôn: Chớ nên nói Tăng độ uống nhai liếm đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài nói đoàn thể thực phẩm, đáo biệt thực phẩm, quá đa thực phẩm, bất đa thực phẩm sắp để phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài đặt để đoàn thể thực phẩm, đáo biệt thực phẩm, quá đa thực phẩm, bất đa thực phẩm chính do nhân đó mới nói rằng Tăng độ uống nhai liếm đặng.
1720.
Tự ngôn: Không nên nói Tăng độ uống nhai liếm đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có chế tám thứ nước uống như là: nước trái xoài (ambapānaṃ), nước trái trâm (jambūpānaṃ), nước trái chuối có hột (cocapānaṃ), nước trái chuối không hột (mocapānaṃ), nước trái viết (madhupānaṃ), nước trái thị (muddikapānaṃ), nước củ sen (sālukapānaṃ), nước trái thanh trà (phārusakapanaṃ) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu Đức Thế Tôn Ngài có chế để tám thứ nước uống như là nước trái xoài, nước trái trâm, nước trái chuối có hột, nước trái chuối không hột, nước trái viết, nước trái thị, nước củ sen, nước trái thanh trà thì chính do nhân đó mới nói rằng Tăng độ nhai liếm đặng.
1721.
* Phản ngữ: Tăng độ nhai liếm đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đạo (magga) nhai liếm đặng phải chăng? Quả độ nhai liếm đặng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
Dứt Bất ngôn Tăng độ thực ngữ
---
BẤT NGÔN CÚNG TĂNG ĐA QUẢ NGỮ (NA VATTABBAṂ SAṄGHASSA DINNAṂ MAHAPPHALANTI KATHĀ)
1722.
* Tự ngôn: Chớ nên nói bố thí cúng dường đến Tăng có quả phước phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tăng thành bực đáng cúng dường, thành bực đáng nghinh tiếp, thành bực đáng làm phước, thành bực đáng xá kỉnh, thành phước điền cao thượng của đời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Tăng thành bực đáng cúng dường, thành bực đáng nghinh tiếp ... thành phước điền cao thượng của đời, chính do nhân đó mới có nói rằng bố thí cúng dường Tăng có quả nhiều.
1723.
* Tự ngôn: Chớ nên nói bố thí cúng dường đến Tăng có quả nhiều phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có nói bốn đôi trượng phu, tám người trượng phu thành bực đáng làm phước phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài nói bốn đôi trượng phu, tám người trượng phu là thành bực đáng làm phước, chính do nhân đó mới nói có nói rằng bố thí cúng dường đến Tăng có quả nhiều.
1724.
* Tự ngôn: Chớ nên nói bố thí đến Tăng có quả nhiều phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Gotami, người nên dưng đến Tăng, khi người dưng đến Tăng rồi sẽ đặng gọi là cúng dường Như Lai tức là cúng dường Tăng luôn”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó cúng dường đến Tăng cũng có quả nhiều chớ gì.
1725.
* Tự ngôn: Chớ nên nói cúng dường đến Tăng có quả nhiều phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Đế Thích là chúa của Chư thiên cầu hỏi với Phật như vầy: “Tất cả nhân loại người sẽ cúng dường là người tìm phước khi sẽ làm phước phần đạt luân hồi, bố thí nơi đâu mới sẽ có quả nhiều? Đức Thế Tôn Ngài phán rằng: “Bực người đình trụ trong bốn quả và bực người đình trụ trong bốn đạo, đây gọi là Tăng thành người chơn chánh, gìn giữ Giới, Định, Tuệ. Tất cả nhân loại người sẽ cúng dường bực làm phước hầu sẽ làm phước phần đạt luân hồi bố thí đến Tăng đây mới sẽ có quả nhiều như vậy. Kỳ thật Tăng đây rộng rãi to tát không bờ mé cũng như biển cả, những Ngài ấy là bực rất đặc biệt thành đệ tử của Phật, thành anh hùng của dũng nhân, thành bực làm cho sáng suốt vẫn truyền bá pháp. Người nào bố thí hồi hướng Tăng, những người ấy gọi là đã bố thí tốt, đã cúng dường tốt, đã cúng tế tốt, bố thí mà đã quyết ngay trong Tăng đó có quả nhiều thì Đức Phật Ngài khen ngợi, những người nào nhớ đến cách cúng dường thế này thành bực có sự vui mừng dạo đi trong đời, hạn chế trần uế tức là sự bỏn xẻn luôn cả gốc rễ, thành bực mà trí thức không chê trách vào đến cơ sở (ṭhāna) tức là Thiên đường”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó, bố thí cúng dường đến Tăng thời có quả nhiều chớ gì.
Dứt Bất ngôn cúng Tăng đa quả ngữ
---
BẤT NGÔN CÚNG PHẬT ĐA QUẢ NGỮ (NA VATTABBAṂ BUDDHASSA DINNAṂ MAHAPPHALANTI KATHĀ)
1726.
* Tự ngôn: Chớ nên nói cúng dường đến Phật có quả nhiều phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Phật là chúa của nhân thiên, thành bực rất đặc biệt, thành trưởng, thành bực Chí Thượng, thành bực Chí Tôn của nhân thiên không ai so, không ai sánh, không ai bằng, không ai tương đương, không ai giống phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Phật là chúa của Nhân Thiên thành người rất đặc biệt, thành trưởng, thành bực Chí Thượng, thành bực Chí Tôn của Nhân Thiên không có ai so, không có ai sánh, không ai bằng, không ai tương đương, không ai giống. Chính do nhân đó mới có nói rằng cúng dường đến Phật có quả nhiều.
1727.
* Tự ngôn: Chớ nên nói cúng dường đến Phật có quả nhiều phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Ai ai mà tương đương Đức Phật bằng Giới, bằng Định, bằng Tuệ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không có.
* Tự ngôn: Nếu mà ai ai đặng như Đức Phật bằng Giới, bằng Định, bằng Tuệ không có. Chính do nhân đó mới nói rằng cúng dường đến Phật có quả nhiều.
1728.
* Tự ngôn: Chớ nên nói cúng dường đến Phật có quả nhiều phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Hoặc đời này hay đời khác không có người sẽ đặc biệt hơn, hoặc sẽ sánh kịp Phật người đã đến sự tột của bực đáng cúng dường với đám người cần dùng phước tìm tòi quả rộng lớn”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó cúng dường đến Phật thời có quả nhiều chớ gì.
Dứt Bất ngôn cúng Phật đa quả ngữ
---
BỐ THÍ THANH TỊNH NGỮ (DAKKHIṆĀVISUDDHI KATHĀ)
1729.
* Tự ngôn: Bố thí trong sạch chỉ thuộc phần người cúng, không trong sạch đặng thuộc phần người thọ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cũng có hạng người thọ mà thành bực đáng cúng dường, thành bực đáng nghinh tiếp, thành bực đáng làm phước, thành bực đáng chấp tay kỉnh xá, thành phước điền cao thượng của đời vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà có bực thọ thí thành người đáng cúng dường, thành người đáng nghinh tiếp, thành người đáng làm phước, thành người đáng chấp tay kỉnh xá, thành phước điền cao thượng của đời vẫn có thời không nên nói bố thí trong sạch chỉ đặng nơi phía cúng, không đặng trong sạch nơi phía thọ.
1730.
* Tự ngôn: Bố thí trong sạch đặng chỉ nơi phía thí, không trong sạch đặng nơi phía thọ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài nói bốn cặp trượng phu, tám người trượng phu là thành bực đáng làm phước phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn nói bốn cặp trượng phu, tám người trượng phu là bực đáng làm phước thời không nên nói bố thí trong sạch chỉ đặng bên cúng, không đặng trong sạch bên thọ.
1731.
* Tự ngôn: Bố thí trong sạch chỉ đặng bên cúng, không trong sạch đặng về bên thọ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cũng có hạng người cúng dường đến Sơ quả rồi thỏa thích phước vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà cũng có hạng người cúng dường đến Dự Lưu rồi thỏa thích phước vẫn có thời không nên nói bố thí trong sạch chỉ đặng về phần cúng, không trong sạch đặng về phần thọ.
* Tự ngôn: Cũng có hạng người cúng dường đến bực Nhứt Lai ... đến bực Bất Lai, đến bực La Hán rồi thỏa thích vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà có hạng người cúng dường đến La Hán rồi thỏa thích phước vẫn có thời không nên nói bố thí trong sạch chỉ đặng phía thí, không trong sạch đặng theo phía thọ.
1732.
* Tự ngôn: Bố thí trong sạch chỉ đặng phía thọ, không trong sạch với phía thí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người khác thành kẻ làm cho người khác khổ, lạc, mà người khác làm cho một người làm, nhưng một người khác nửa hưởng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bố thí trong sạch đặng chỉ về phần thí, không trong sạch đặng về phần thọ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Ānanda, bố thí trong sạch cho bốn thứ. Bốn thứ ra sao? Bố thí mà trong sạch phía người thí, không trong sạch về phía người thọ vẫn có. Bố thí mà trong sạch về phía người thọ, nhưng không trong sạch về phía người thí vẫn có. Bố thí mà không trong sạch cả kẻ thí và người thọ vẫn có. Bố thí mà trong sạch cả kẻ thí luôn người thọ cũng có. Vậy bố thí mà trong sạch phần người thí, nhưng không trong sạch về phần người thọ ra sao? Người thí trong đời này là bực có giới, có pháp lương hảo (kālyāṇa) nhưng người thọ là bực phá giới có pháp tội; đây là bố thí trong sạch về phần người thí mà không trong sạch về phần người thọ.
Còn bố thí trong sạch bên người thọ mà không trong sạch về phần người thí ra sao? như là người bố thí trong đời này là kẻ phá giới, có pháp tội nhưng bực thọ thí có giới và có pháp lương hảo (kālyāṇa), thế này là bố thí trong sạch bên người thọ nhưng không trong sạch phía người thí.
Còn bố thí trong sạch cả người thí và người thọ ra sao? như người bố thí trong đời này là kẻ phá giới có pháp tội và bực thọ thí cũng là người phá giới có pháp tội; cách này gọi là bố thí không trong sạch cả kẻ thí luôn người thọ.
Còn bố thí trong sạch cả kẻ thí luôn người thọ ra sao? Như người bố thí trong đời này là bực có giới, có pháp lương hảo (kālyāṇa) và người thọ thí cũng là bực có giới có pháp lương hảo; cách này là bố thí trong sạch cả bên bố thí luôn phần thọ thí. Này Ānanda, bố thí có bốn cách như thế này vậy”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói bố thí trong sạch chỉ đặng về phần thí, không trong sạch đặng về phần thọ thí.
Dứt Bố thí thanh tịnh ngữ
Dứt phẩm thứ mười bảy
---
---
THẾ GIỚI NHÂN LOẠI NGỮ (MANUSSA LOKA KATHĀ)
1733.
* Tự ngôn: Không nên nói Đức Thế Tôn Ngài vẫn đang bảo trì trong thế giới nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tòng lâm, chùa, nhà hội, đô thành, tỉnh, thôn quê nơi Phật Ngài từng ngự mà thành pháp vẫn còn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà tòng lâm, chùa, nhà hội, đô thành, tỉnh, thôn quê mà Đức Phật Ngài đã từng ngự mà thành pháp vẫn có, chính do nhân đó mới có nói rằng Đức Phật đã từng vẫn bảo trì trong thế giới Nhân loại.
1734.
* Tự ngôn: Không nên nói Đức Thế Tôn Ngài vẫn từng bảo trì trong thế giới nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn đản sanh nơi vườn Lâm Tì Ni, đắc chứng nơi cội cây Bồ đề, chuyển Pháp Luân nơi thành Ba La Nại, dự tịch nơi tháp Ba-van (Paval), viên tịch nơi thành Kusinārā phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn đản sanh nơi vườn Lumbini ... viên tịch nơi thành Kusinārā, chính do nhân đó mới có nói rằng Đức Thế Tôn Ngài vẫn đặng bảo trì trong thế giới nhân loại.
1735.
* Tự ngôn: Chớ nên nói Đức Thế Tôn Ngài đã đặng bảo trì trong thế giới nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, một thuở nọ Như Lai ngự nơi cây sala lớn trong xứ Mỹ Yên (Subhagavana) gần thành Tối Cao (Ukkaṭṭha). Này chư Phíc-khú, lúc nọ, Như Lai vừa đắc chứng tạm trụ nơi cây dương dung thọ (Ajapālanigrodha) làng Thượng Thời (Uruvelā). Này chư Phíc-khú, lúc nọ, Như Lai tạm trụ nơi vườn Trúc Lâm (Veḷuvana) ở nơi Tòng Thử (Kaḷandaka) gần thành Vương Xá. Này chư Phíc-khú, lúc nọ, Như Lai tạm trụ nơi chùa Kỳ Viên của Cấp Cô Độc Trưởng Giả gần thành Xá Vệ. Này chư Phíc-khú, lúc nọ, Như Lai ngự nơi nhà khách đỉnh (sāla) Đại Tòng Lâm gần thành Vesālī”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì Đức Thế Tôn Ngài cũng vẫn đặng bảo trì trong thế giới nhân loại chớ gì.
1736.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài vẫn đã đặng bảo trì trong thế giới nhân loại phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn ra đời, Ngài tiến hóa trong đời nhưng Ngài là bực không ô cấu trầm miếng trong đời, Ngài vẫn giá lâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài sanh trong đời, Ngài tiến hóa trong đời nhưng Ngài là bực mà đời không ô cấu chi phối, vẫn giá lâm đời thời không nên nói Đức Thế Tôn Ngài đã vẫn bảo trì trong thế giới nhân loai.
Dứt Thế giới nhân loại ngữ
---
THUYẾT PHÁP NGỮ (DHAMMA DESANĀ KATHĀ)
1737.
* Tự ngôn: Không nên nói Pháp bảo mà Đức Thế Tôn Ngài đã thuyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vậy chớ ai thuyết để lại? Phản ngữ: Do Đức Phật hóa hiện thành bực Chiến Thắng, thành bực Tông giáo, thành bực Chánh Đẳng Chánh Giác, thành bực Toàn Giác, thành bực Chánh Biến Tri, thành bực Pháp Chủ, thành bực Pháp Quy Y phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Chớ nên nói Pháp bảo mà Đức Thế Tôn Ngài đã thuyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vậy chớ ai thuyết để? Phản ngữ: Đức Ānanda thuyết để.
* Tự ngôn: Đức Ānanda là bực Chiến Thắng, bực Tông giáo, bực Chánh Đẳng Chánh Giác, bực Toàn Giác, bực Chánh Biến Tri, bực Pháp Chủ, bực Pháp Quy Y phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1738.
* Tự ngôn: Chớ nên nói Pháp bảo mà Đức Thế Tôn Ngài đã thuyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Xá Lợi Phất, Như Lai phải thuyết pháp hoặc yếu lược, hoặc quảng khoát, hay cả yếu lược và quảng khoát do người hiểu vừa đến pháp khó tìm”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thời Pháp bảo mà Đức Thế Tôn Ngài đã thuyết chớ gì.
1739.
* Tự ngôn: Chớ nên nói Pháp bảo mà Đức Thế Tôn Ngài đã thuyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai thuyết pháp để đặng sự rất hiểu chớ không thuyết để đặng sự rất không hiểu. Như Lai thuyết pháp đi đôi với huyền áo (pāṭihāriya), không thuyết khuyết điểm huyền áo (patihariya) và theo lối mà Như Lai thuyết pháp để đặng sự rất hiểu, không thuyết để cho sự rất không hiểu, thuyết pháp có nhân, không thuyết pháp khuyết điểm nhân, thuyết pháp có huyền áo, không thuyết pháp khuyết điểm huyền áo (pāṭihāriya), lời giáo huấn của Như Lai mới làm theo thời các ngươi đáng mà vui thích, đáng mà sẽ ưa thích, đáng sẽ vui, Đức Thế Tôn là bực tự chứng bằng cách chơn thật, Pháp bảo mà Ngài thuyết đã rành, Tăng bảo đã thật hành tốt, thế vậy Đức Thế Tôn đang thuyết giáo mới đặng muôn vũ trụ chuyển động”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó, thời Pháp bảo mà Đức Thế Tôn Ngài đã thuyết chớ gì.
Dứt Thuyết Pháp ngữ
---
1740.
* Tự ngôn: Bi của Đức Thế Tôn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Từ của Đức Thế Tôn không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bi của Đức Thế Tôn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tùy hỷ ... Xả của Đức Thế Tôn không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1741.
* Tự ngôn: Bi của Đức Thế Tôn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bi của Đức Thế Tôn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tùy hỷ ... Xả của Đức Thế Tôn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bi của Đức Thế Tôn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1742.
* Tự ngôn: Bi của Đức Thế Tôn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn chẳng phải hiệp với đức bi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài hiệp với đức bi, Ngài liên quan đời, Ngài tế độ đời, Ngài hành động lợi ích cho đời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài hiệp với đức bi, Ngài liên quan đời, Ngài tế độ đời, Ngài làm lợi ích cho đời thời không nên nói là bi của Đức Thế Tôn không có.
1743.
* Tự ngôn: Bi của Đức Thế Tôn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn đã nhập thiền Đại bi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài đã nhập thiền Đại Bi thời không nên nói bi của Đức Thế Tôn không có.
1744.
* Phản ngữ: Bi của Đức Thế Tôn vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có ái phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó, bi của Đức Thế Tôn không có chớ gì.
Dứt Bi ngữ
---
KHÍ XUẤT NGỮ (GANDHAJĀTI KATHĀ)
1745.
* Tự ngôn: Đại tiểu của Đức Thế Tôn thơm hơn hơi khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài độ đồ thơm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài độ cơm và bánh đậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn độ cơm và bánh đậu, thời không nên nói đại tiểu của Ngài thơm hơn các hơi khác.
1746.
* Tự ngôn: Đại tiểu của Ngài thơm hơn các hơi khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cũng có hạng người tắm, thoa, chấm đại tiểu của Đức Thế Tôn cất để trong hộp, nhét vào chai bày bán nơi chợ, làm việc bằng đồ thơm với hơi ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Khí xuất ngữ
---
1747.
* Tự ngôn: Bốn quả thông thường làm cho rõ đặng bằng Thánh Đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của Tứ Xúc ... Tứ Tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bốn đạo phổ thông làm cho rõ đặng chỉ bằng Thánh Đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bằng đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bằng đạo Nhứt Lai ... bằng đạo Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bằng đạo nào? Phản ngữ: Bằng đạo La Hán.
* Tự ngôn: Bài trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn nói cách trừ tam triền là Sơ quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn nói cách trừ tam triền là quả Dự Lưu thời không nên nói trừ Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, khinh thị bằng đạo La Hán đặng.
* Tự ngôn: Trừ Dục ái thứ thô (Kāmarāga oḷārika), Sân độc thứ thô đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ Dục ái thứ thô, Sân độc thứ thô đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn nói sự nhẹ nhàng của Dục ái và Sân độc là quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn nói sự nhẹ nhàng của Dục ái và Sân độc là quả Nhứt Lai thời không nên nói trừ Dục ái thứ thô, Sân độc thứ thô đặng bằng đạo La Hán.
* Tự ngôn: Trừ Tham ái thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ Dục ái thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế đặng bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn nói cách trừ Dục ái và Sân độc bằng cách không còn sót là quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài nói cách trừ Dục ái, Sân độc bằng cách không còn sót là quả Bất Lai thời không nên nói trừ Dục ái thứ vi tế, Sân độc thứ vi tế đặng bằng đạo La Hán.
1748.
* Phản ngữ: Chớ nên nói tứ quả thông thường làm cho rõ đặng chỉ với Thánh Đạo phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đạo Dự Lưu, Đức Thế Tôn Ngài đã cho sanh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài thành bực Dự Lưu phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Đạo Nhứt Lai ... Đạo Bất Lai, Đức Thế Tôn Ngài đã cho sanh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài thành bực Bất Lai phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
1749.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài làm cho rõ tứ quả phổ thông chỉ với Thánh Đạo, nhưng tất cả bực Thinh Văn làm cho rõ tứ quả phổ thông bằng tứ Thánh Đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực Thinh Văn thấy pháp mà Đức Thế Tôn không đặng thấy chứng pháp mà Đức Thế Tôn không đặng chứng, làm cho rõ pháp mà Đức Thế Tôn không đặng làm cho rõ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Đạo ngữ
---
THIỀN ĐÀ NGỮ (JHĀNASAṄKANTI KATHĀ)
1750.
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến từ bực thiền, khỏi từ bực thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Lướt đến Tam thiền từ Sơ thiền đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến từ bực thiền, lìa từ bực thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Lướt đến Tứ thiền từ Nhị thiền đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1751.
* Tự ngôn: Lướt đến Nhị thiền từ Sơ thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm nào đặng sự sanh ra của Sơ thiền, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm ấy để đặng sanh ra của Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Nhị thiền chính từ Sơ thiền nhưng không nên nói sự nhớ tưởng ... sự cố ý nào để đặng phát sanh của Sơ thiền, sự nhớ tưởng ... chính sự cố ý ấy để phát sanh ra của Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nhị thiền sanh ra đặng với hành giả người vẫn không nhớ đến ... phát sanh ra của hành giả người vẫn không cố ý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Nhị thiền vẫn sanh ra cho hành giả người nhớ tưởng vẫn sanh ra cho hành giả người cố ý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Nhị thiền vẫn sanh ra cho hành giả người đang nhớ đến ... sanh ra cho hành giả người đang cố ý, thời không nên nói hành giả lướt đến Nhị thiền từ Sơ thiền.
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Nhị thiền từ Sơ thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sơ thiền phát sanh cho hành giả bực tác ý với tất cả dục bằng sự thành đồ có lỗi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nhị thiền cũng phát sanh cho hành giả bực tác ý với tất cả dục bằng sự thành đồ có lỗi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sơ thiền có Tầm có Tứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nhị thiền cũng có Tầm có Tứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Nhị thiền từ Sơ thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sơ thiền cái đó Nhị thiền cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1752.
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Tam thiền từ Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố ý nào để đặng sanh ra của Nhị thiền, sự nhớ tưởng ... chính sự cố ý ấy để đặng sanh ra của Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Tam thiền chính từ Nhị thiền, nhưng không nên nói sự nhớ tưởng, sự cố ý nào để đặng phát sanh của Nhị thiền, sự nhớ tưởng ... chính sự cố ý ấy để đặng phát sanh của Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tam thiền vẫn phát sanh cho hành giả người vẫn không nhớ đến ... phát sanh cho hành giả người vẫn không quyết tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tam thiền vẫn phát sanh cho hành giả bực vẫn nhớ đến ... phát sanh cho hành giả bực vẫn quyết tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Nhị thiền phát sanh cho hành giả người vẫn nhớ đến ... phát sanh cho hành giả người vẫn quyết tâm thời không nên nói hành giả lướt đến Tam thiền từ Nhị thiền.
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Tam thiền từ Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nhị thiền phát sanh cho hành giả bực tác ý với Tầm và Tứ, thành sự thành pháp có lỗi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tam thiền phát sanh cho hành giả người tác ý với Tầm và Tứ bằng sự thành pháp có lỗi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Nhị thiền còn có Hỷ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tam thiền cũng còn có Hỷ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Tam thiền từ Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nhị thiền cái đó Tam thiền cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1753.
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Tứ thiền từ Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm nào để đặng phát sanh của Tam thiền, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm, chính cái đó để đặng phát sanh của Tứ thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Tứ thiền chính từ Tam thiền, nhưng không nên nói sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm nào để đặng phát sanh của Tam thiền, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm ấy để đặng phát sanh của Tứ thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tứ thiền phát sanh cho hành giả người vẫn không nhớ đến ... phát sanh cho hành giả bực người vẫn không quyết tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tứ thiền phát sanh cho hành giả người vẫn nhớ đến ... phát sanh cho hành giả bực người vẫn quyết tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Tứ thiền phát sanh cho hành giả bực người vẫn nhớ đến ... phát sanh cho hành giả bực người vẫn quyết tâm thời không nên nói hành giả lướt đến Tứ thiền từ Tam thiền.
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Tứ thiền từ Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tam thiền phát sanh cho hành giả bực người tác ý với Hỷ bằng sự thành pháp có lỗi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tứ thiền cũng phát sanh cho hành giả bực người tác ý với Hỷ bằng sự thành pháp có lỗi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tam thiền đồng đáo với Lạc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tứ thiền cũng đồng đáo với Lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hành giả lướt đến Tứ thiền từ Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tam thiền cái đó Tứ thiền cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1754.
* Phản ngữ: Chớ nên nói hành giả lướt đến mỗi thứ thiền từ mỗi thứ thiền phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Phíc-khú trong pháp luật này đã vắng lặng hẳn lìa dục vẫn vào đến Tứ thiền”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu thế đó hành giả cũng lướt đến mỗi thiền từ mỗi thiền chớ gì.
Dứt Thiền đà ngữ
---
THIỀN HỮU GIÁN NGỮ (JHĀNANTARIKA KATHĀ)
1755.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián (jhānantarika) vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Xúc hữu gián vẫn có phải chăng? ... Tuệ hữu gián vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có trong chặng giữa Nhị thiền và Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có trong chặng giữa Tam thiền và Tứ thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1756.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có trong chặng giữa Nhị thiền và Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà thiền hữu gián không có trong chặng giữa Nhị thiền và Tam thiền thời không nên nói Thiền hữu gián vẫn có.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián không có trong chặng giữa Tam thiền và Tứ thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà thiền hữu gián không có trong chặng giữa Tam thiền và Tứ thiền thời không nên nói thiền hữu gián vẫn có.
1757.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có trong chặng giữa Sơ thiền và Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có trong chặng giữa Nhị thiền và Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có trong chặng giữa Sơ thiền và Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián vẫn có trong chặng giữa Tam thiền và Tứ thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1758.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián không có trong chặng giữa Nhị thiền và Tam thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián không có trong chặng giữa Sơ thiền và Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thiền hữu gián không có trong chặng giữa Tam thiền và Tứ thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thiền hữu gián không có trong chặng giữa Sơ thiền và Nhị thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1759.
* Tự ngôn: Định không có Tầm chỉ có Tứ thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Định có Tầm có Tứ thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Định mà không có Tầm chỉ có Tứ thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Định mà vô Tầm vô Tứ thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1760.
* Tự ngôn: Định hữu Tầm hữu Tứ không thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Định vô Tầm hữu Tứ không thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Định vô Tầm vô Tứ không thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Định vô Tầm hữu Tứ không thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1761.
* Tự ngôn: Định vô Tầm hữu Tứ có trong chặng giữa thiền cả hai mà phát sanh thành khối phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Khi Định vô Tầm hữu Tứ vẫn hành vi Sơ thiền đã diệt, Nhị thiền cũng chưa sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà khi Định vô Tầm hữu Tứ vẫn hành vi Sơ thiền đã diệt rồi, Nhị thiền cũng chưa phát sanh thời không nên nói Định vô Tầm hữu Tứ thành thiền hữu gián vẫn có trong chặng giữa thiền cả hai mà phát sanh thành khối.
1762.
* Phản ngữ: Định vô Tầm hữu Tứ không thành thiền hữu gián phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Định vô Tầm hữu Tứ thành Sơ thiền ... thành Nhị thiền ... thành Tam thiền ... thành Tứ thiền phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó, Định vô Tầm hữu Tứ cũng thành thiền hữu gián chớ gì.
1763.
* Tự ngôn: Định vô Tầm hữu Tứ thành thiền hữu gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có thuyết ba thứ Định là Định hữu Tầm hữu Tứ, Định vô Tầm hữu Tứ, Định vô Tầm vô Tứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có phán Định có ba thứ như là Định hữu Tầm hữu Tứ, Định vô Tầm hữu Tứ, Định vô Tầm vô Tứ, thời không nên nói Định vô Tầm hữu Tứ thành thiền hữu gián.
Dứt Thiền hữu gián ngữ
---
NHẬP THIỀN THÍNH THINH NGỮ (SAMAPANNO SADDAṂ SUṆATITI KATHA)
1764.
* Tự ngôn: Bực nhập thiền nghe tiếng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực nhập thiền thấy sắc bằng nhãn ... nghe tiếng bằng nhĩ ... hửi hơi bằng tỷ ... nếm vị bằng thiệt ... đụng chạm bằng thân đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bực nhập thiền nghe tiếng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực nhập thiền thành bực đầy đủ với Nhĩ thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Định có với người mà đầy đủ bằng Ý thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Định có cho người đầy đủ với Ý thức thời không nên nói người nhập thiền nghe tiếng đặng.
1765.
* Tự ngôn: Định có với người đầy đủ Ý thức, người mà đầy đủ Ý thức nghe tiếng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Định có với người đều đủ Ý thức, người đều đủ với Nhĩ thức nghe tiếng đặng thời không nên nói bực nhập thiền nghe tiếng đặng.
* Tự ngôn: Định có với người đều đủ với Ý thức, người đều đủ với Nhĩ thức nghe tiếng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1766.
* Phản ngữ: Chớ nên nói bực nhập thiền nghe tiếng đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài nói: “Tiếng là đối lập với Sơ thiền” phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có nói: “Tiếng là đối lập với Sơ thiền, chính do nhân đó mới có nói rằng bực nhập thiền nghe tiếng đặng”.
* Tự ngôn: Bởi Đức Thế Tôn Ngài nói tiếng là đối lập với Sơ thiền bởi thế người nhập thiền mới nghe tiếng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài nói rằng: “Tầm, Tứ là cừu địch với Nhị thiền thì Tầm, Tứ mới vẫn có với Nhị thiền ấy” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bởi Đức Thế Tôn Ngài nói thinh là đối lập với Sơ thiền như thế người mà nhập thiền mới nghe tiếng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có nói: “Hỷ là cừu địch Tam thiền, nói hơi thở ra vô là cừu địch với Tứ thiền, nói sắc tưởng là cừu địch với người nhập thiền Không vô biên xứ, nói tưởng Không vô biên xứ là cừu địch với người nhập thiền Thức vô biên xứ, nói tưởng Thức vô biên xứ là cừu địch với người nhập thiền Vô sở hữu xứ, nói tưởng Vô sở hữu xứ là cừu địch với người nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nói tưởng và Thọ là cừu địch với người nhập thiền Diệt thọ tưởng, Tưởng và Thọ mới vẫn có với người nhập thiền Diệt thọ tưởng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt nhập thiền thính thinh ngữ
---
NHÃN KIẾN SẮC NGỮ (CAKKHUNĀ RŪPAṂ PASSATĪTI KATHĀ)
1767.
* Tự ngôn: Người thấy Sắc bằng nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thấy Sắc bằng Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thấy Sắc bằng Sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thâu biết Sắc bằng Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thâu biết Sắc bằng Sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sắc thành Ý thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người thấy sắc bằng nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của nhãn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của nhãn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của nhãn không có thời không nên nói người thấy sắc bằng nhãn.
1768.
* Tự ngôn: Người nghe tiếng bằng nhĩ ... Người hửi hơi bằng tỷ ... Người nếm vị bằng thiệt phải chăng? ....
1769.
* Tự ngôn: Người đụng chạm bằng thân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đụng chạm Sắc bằng Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đụng chạm Sắc bằng Sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thâu biết Sắc bằng Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thâu biết Sắc bằng Sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sắc thành Ý thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người đụng chạm xúc bằng thân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của thân vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố ý của thân không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà sự nhớ tưởng ... sự cố ý của thân không có thời không nên nói người đụng chạm bằng thân ...
1770.
* Phản ngữ: Chớ nên nói người thấy sắc bằng nhãn ... đụng chạm xúc bằng thân phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Phíc-khú trong pháp luật này thấy sắc bằng nhãn ... đụng chạm xúc bằng thân”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thời người cũng thấy sắc bằng nhãn, đụng chạm xúc bằng thân chớ gì.
Dứt Nhân kiến Sắc ngữ
---
---
TRỪ PHIỀN NÃO NGỮ (KILESAJAHANA KATHA)
1771.
* Tự ngôn: Người trừ phiền não nơi thành quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Còn làm cho pháp diệt rồi diệt mất đi, làm cho pháp lìa rồi lìa mất đi, làm cho pháp hết rồi hết đi, còn làm cho pháp rơi rồi rơi mất đi, còn làm cho pháp rơi khuất rồi rơi khuất mất đi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người trừ phiền não quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Quá khứ đã diệt rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà quá khứ đã diệt thời không nên nói người trừ phiền não quá khứ.
* Tự ngôn: Trừ phiền não nơi quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Quá khứ vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà quá khứ vẫn không có thời không nên nói người trừ phiền não quá khứ.
1772.
* Tự ngôn: Người trừ phiền não vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Có thể làm cho pháp chưa sanh không cho sanh, còn làm cho pháp chưa sanh đầy đủ không đặng sanh đầy đủ, còn làm cho pháp chưa sanh không cho sanh, còn làm cho pháp không hiện không cho hiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người trừ phiền não vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Pháp mà thành vị lai chưa sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà pháp vị lai chưa sanh thời không nên nói người trừ phiền não vị lai.
* Tự ngôn: Người trừ phiền não vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vị lai vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà vị lai không có thời không nên nói người trừ phiền não vị lai.
1773.
* Tự ngôn: Người trừ phiền não hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người thành bực vọng dục rồi trừ Ái, thành người Sân độc ác rồi trừ Sân, thành người si rồi trừ Si, thành người phiền toái rồi trừ phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người trừ ái bằng ái, trừ sân bằng sân, trừ si bằng si, trừ phiền não bằng phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Ái tương ưng với tâm, đạo cũng tương ưng với tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Ái thành bất thiện, đạo thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Pháp thiện và pháp bất thiện, pháp có lỗi và pháp không có lỗi, pháp thô thiển và pháp tinh vi, pháp đen và trắng, thành đối lập nhau đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Pháp thành thiện và pháp thành bất thiện ... pháp đen và pháp trắng mà thành cừu địch nhau đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, nền tảng bốn cách này xa nhau rất xa nhau. Bốn cách ra sao? Trời và đất, đây là cách thứ nhứt mà xa nhau rất xa nhau ... bởi thế đó pháp của hiền triết mới xa lìa pháp phi hiền triết”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp thiện và pháp bất thiện ... đến gặp nhau chớ gì.
1774.
* Phản ngữ: Chớ nên nói người trừ phiền não nơi quá khứ, trừ phiền não nơi vị lai, trừ phiền não nơi hiện tại phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Người mà trừ phiền não đặng không có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó người cũng trừ phiền não quá khứ, trừ phiền não vị lai, trừ phiền não hiện tại chớ gì.
Dứt Trừ phiền não ngữ
---
1775.
* Tự ngôn: Sự trống (suññatā) liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Pháp Vô chứng (Animitta) cũng liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự trống liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Pháp Vô chứng cũng liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Pháp Vô chứng không nên nói liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự trống cũng không nên nói liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Pháp Vô chứng (Animitta) không nên nói liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự trống không (suññatā) cũng không nên nói liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự trống không liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Hành uẩn Phi pháp vô thường, Phi pháp hữu vi, Phi pháp y tương sinh (paṭiccasamuppāda), Phi pháp cùng tận (khayadhamma), Phi pháp suy đồi (vaya-dhamma), Phi pháp ly ái (virāga), Phi pháp diệt (nirodha), Phi pháp biến đổi (vipariṇāma) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hành uẩn thành pháp vô thường, thành pháp hữu vi, thành pháp y tương sinh, thành pháp cùng tận, thành pháp suy đồi, thành pháp ly ái, thành pháp diệt, thành pháp biến đổi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Hành uẩn vô thường ... có sự đổi thay thời không nên nói sự trống liên quan trong Hành uẩn.
1776.
* Tự ngôn: Sự trống của Sắc uẩn liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự trống của Hành uẩn liên quan trong Sắc uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự trống của Thọ uẩn ... sự trống của Tưởng uẩn ... sự trống của Thức uẩn liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự trống của Hành uẩn liên quan trong Thức uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1777.
* Tự ngôn: Sự trống của Hành uẩn không nên nói liên quan trong Sắc uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự trống của Sắc uẩn không nên nói liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự trống của Hành uẩn không nên nói liên quan trong Thọ uẩn ... liên quan trong Tưởng uẩn ... liên quan trong Thức uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sự trống của Thức uẩn không nên nói liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1778.
* Phản ngữ: Chớ nên nói sự trống liên quan trong Hành uẩn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Hành đây trống (suññata) tự lìa hoặc lìa cái ngã (atta)”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì sự Trống (suññatā) cũng liên quan trong Hành uẩn chớ gì.
Dứt Tiêu diệt ngữ
---
PHỔ THÔNG QUẢ NGỮ (SĀMAÑÑA PHALA KATHĀ)
1779.
* Tự ngôn: Phổ Thông Quả là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành Níp-bàn, thành chỗ chống cự (tānaṃ), thành chỗ tàn nặc (che dấu) (lenaṃ), thành sở y (saraṇaṃ), thành trình tự (parāyana), thành cơ sở (ṭhāna), mà không uyển chuyển (accuta), thành bất tử (amata) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Quả thông thường thành vô vi, Níp-bàn cũng thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chỗ chống cự (tāṇaṃ) thành hai thứ ... chỗ tàn nặc (ḷenam) cũng thành hai thứ, sở y (saraṇaṃ) cũng thành hai thứ, trình tự (parāyana) cũng thành hai thứ, bất tử (amata) cũng thành hai thứ, Níp-bàn cũng thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1780.
* Tự ngôn: Quả Phổ Thông thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Phổ Thông thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Phổ Thông thành hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Quả Phổ Thông thành hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Quả Dự Lưu thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đạo Dự Lưu thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đạo Dự Lưu thành hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Quả Dự Lưu thành hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Quả Nhứt Lai ... Quả Bất Lai ... Quả La Hán thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đạo La Hán thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đạo La Hán thành hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Quả La Hán thành hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Quả Dự Lưu thành vô vi, Quả Nhứt Lai ... Quả Bất Lai ... Quả La Hán thành vô vi, Níp-bàn thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành năm thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành năm thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chỗ chống cự thành năm thứ, nơi tàn nặc cũng thành năm thứ, sở y cũng thành năm thứ, trình tự cũng thành năm thứ, cơ sở mà không uyển chuyển cũng thành năm thứ, bất tử cũng thành năm thứ, Níp-bàn cũng thành năm thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Quả Phổ Thông ngữ
---
1781.
* Tự ngôn: Cách đặng (patti) thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành Níp-bàn, thành chỗ chống cự, thành chỗ tàn nặc, thành sở y, thành trình tự, thành cơ sở mà bất di động, thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách đặng thành vô vi, Níp-bàn cũng thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chỗ để kháng (chống cự) thành hai thứ, chỗ tàn nặc (che dấu) cũng thành hai thứ, sở y cũng thành hai thứ, nơi trình tự cũng thành hai thứ, cơ sở bất di động cũng thành hai thứ, bất tử cũng thành hai thứ, Níp-bàn cũng thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1782.
* Tự ngôn: Cách đặng y (cīvara) thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành Níp-bàn ... thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách đặng y thành vô vi, Níp-bàn cũng thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nơi để kháng (chống cự) thành hai thứ, nơi tàn nặc cũng thành hai thứ, sở y cũng thành hai thứ, nơi trình tự cũng thành hai thứ, cơ sở mà bất di động cũng thành hai thứ, bất tử cũng thành hai thứ, Níp-bàn cũng thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách đặng bát ... tọa cụ, y dược, vật dụng thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành Níp-bàn ... thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách đặng y dược, vật dụng thành vô vi, Níp-bàn cũng thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nơi để kháng (chống cự) thành hai thứ ... Níp-bàn cũng thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách đặng y thành vô vi, cách đặng bát ... tọa cụ, cách đặng y dược vật dụng cũng thành vô vi, Níp-bàn cũng thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành năm thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành năm thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chỗ để kháng (chống cự) thành năm thứ ... Níp-bàn cũng thành năm thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1783.
* Tự ngôn: Cách đặng Sơ thiền thành vô vi phải chăng? (nên phân rộng như mỗi thứ), cách đặng Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, thiền Không vô biên xứ, thiền Thức vô biên xứ, thiền Vô sở hữu xứ, thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ ... Sơ đạo Sơ quả, Nhị đạo Nhị quả, Tam đạo Tam quả, La Hán đạo La Hán quả thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành Níp-bàn ... thành cơ sở bất di động, thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách đặng quả La Hán thành vô vi, Níp-bàn cũng thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nơi để kháng (chống cự) thành hai thứ ... Níp-bàn cũng thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách đặng Sơ đạo thành vô vi, cách đặng Sơ quả thành vô vi ... cách đặng La Hán đạo thành vô vi, cách đặng La Hán quả thành vô vi, Níp-bàn thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành chín thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành chín thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nơi để kháng thành chín thứ ... Níp-bàn cũng thành chín thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1784.
* Phản ngữ: Chớ nên nói cách đặng thành vô vi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Cách đặng thành Sắc, thành Thọ, thành Tưởng, thành Hành, thành Thức phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó cách đặng thành vô vi chớ gì.
Dứt Ân đức ngữ
---
1785.
* Tự ngôn: Sự thành thứ đó (tathatā) của tất cả pháp là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành Níp-bàn ... thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sự thành thứ đó (tathatā) của tất cả pháp là vô vi, Níp-bàn cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nơi để kháng (chống cự) thành hai thứ ... Níp-bàn cũng thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1786.
* Tự ngôn: Sắc có sự thành Sắc, sự thành Sắc cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành Níp-bàn ... thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sắc có sự thành Sắc, sự thành Sắc cũng là vô vi, Níp-bàn cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sở để kháng (Tāṇaṃ) thành hai thứ ... Níp-bàn cũng thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thọ có sự thành (tathatā) Thọ, sự thành Thọ ... Tưởng có sự thành Tưởng, sự thành Tưởng ... Hành có sự thành Hành, sự thành Hành ... Thức có sự thành Thức, sự thành thức là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành Níp-bàn ... thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sắc có sự thành Sắc, sự thành Sắc là vô vi ... Thức có sự thành Thức, sự thành Thức là vô vi ... Níp-bàn cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô vi thành sáu thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô vi thành sáu thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chỗ để kháng thành sáu thứ ... Níp-bàn cũng thành 6 thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1787.
* Phản ngữ: Chớ nên nói sự thành thứ đó (tathatā) của tất cả pháp là vô vi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Sự thành thứ đó (tathatā) của tất cả pháp thành Sắc, thành Thọ, thành Tưởng, thành Hành, thành Thức phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó sự thành thứ ấy (tathatā) của tất cả pháp cũng là vô vi chớ gì.
Dứt Chân ngữ
---
1788.
* Tự ngôn: Níp-bàn giới (Nibbānadhātu) thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Níp-bàn giới thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Níp-bàn ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Níp-bàn thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Níp-bàn ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Níp-bàn giới thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Níp-bàn giới đó không có thời không nên nói Níp-bàn giới là thiện.
1789.
* Tự ngôn: Vô tham là thiện thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Vô tham ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Níp-bàn giới thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Níp-bàn giới ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Vô sân thành thiện ... Vô si thành thiện ... Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Tuệ ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Níp-bàn giới thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự cố tâm của Níp-bàn giới ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1790.
* Tự ngôn: Níp-bàn giới thành thiện, thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự cố tâm của Níp-bàn giới ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô tham thành thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô tham ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Níp-bàn giới thành thiện nhưng thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Níp-bàn giới ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Vô sân thành thiện ... Vô si thành thiện ... Tín, Cần, Niệm, Định … Tuệ thành thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Tuệ ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1791.
* Phản ngữ: Chớ nói rằng Níp-bàn giới thành thiện phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Níp-bàn giới thành pháp không lỗi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà Níp-bàn giới thành pháp không lỗi, chính do nhân đó mới có nói rằng Níp-bàn giới thành thiện.
Dứt Thiện ngữ
---
CỰC THẬM CỐ NHIÊN NGỮ (ACCANTA NIYAMA KATHA)
1792.
* Tự ngôn: Phàm phu chỉ có lỗi nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực người sát mẫu thành người chỉ có lỗi nhứt định, người sát phụ ... Người sát La Hán ... Người chích Phật thân huyết ... Người phá hòa hợp Tăng thành người chỉ thuộc về nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Phàm phu chỉ có lỗi nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Hoài nghi đáng sanh cho người chỉ có lỗi nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Hoài nghi phải sanh cho người chỉ có lỗi nhứt định thời không nên nói phàm phu chỉ có lỗi nhứt định.
1793.
* Tự ngôn: Hoài nghi không phải sanh cho người chỉ có lỗi nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Trừ Hoài nghi đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ Hoài nghi đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Trừ đặng do đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ đặng do đạo Nhứt Lai ... trừ đặng do đạo Bất Lai ... trừ đặng do đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ đặng do đạo nào? Phản ngữ: Bằng đạo phía bất thiện.
* Tự ngôn: Đạo phía bất thiện thành pháp dẫn ra cho đến sự hết khổ, cho đến sự đắc chứng, cho đến Níp-bàn không thành cảnh của lậu ... không thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đạo phía bất thiện không thành pháp dẫn ra ... thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà đạo phía bất thiện không thành pháp dẫn ra ... thành cảnh của phiền não thời không nên nói Hoài nghi mà bực người nhứt định theo một lối trừ đặng bằng đạo phía bất thiện.
1794.
* Tự ngôn: Đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi) phải sanh cho người nhứt định bằng thường kiến (sassasadiṭṭhi) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà đoạn kiến phải sanh cho bực người nhứt định bằng thường kiến thời không nên nói phàm phu chỉ có nhứt định theo một lối.
1795.
* Tự ngôn: Đoạn kiến không phải sanh cho những người nhứt định bằng thường kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Trừ đoạn kiến đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ đoạn kiến đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Trừ đặng bằng đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ đặng bằng đạo Nhứt Lai ... bằng đạo Bất Lai ... bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ đặng bằng đạo nào? Phản ngữ: Trừ đặng bằng đạo phía bất thiện.
* Tự ngôn: Đạo phía bất thiện ... cũng không nên nói đoạn kiến mà người nhứt định với thường kiến trừ đặng bằng đạo phía bất thiện.
1796.
* Tự ngôn: Thường kiến phải sanh cho những người nhứt định bằng đoạn kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà thường kiến phải sanh cho bực người nhứt định với đoạn kiến thời không nên nói phàm phu chỉ có về phần lối nhứt định.
1797.
* Tự ngôn: Thường kiến không phải sanh cho những người nhứt định với đoạn kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thường kiến không phải sanh cho những người nhứt định với đoạn kiến phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ thường kiến đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Trừ đặng bằng đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trừ đặng bằng đạo Nhứt Lai ... bằng đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bằng đạo nào? Phản ngữ: Bằng đạo phía bất thiện.
* Tự ngôn: Bằng đạo phía bất thiện ... thời không nên nói thường kiến mà những người nhứt định với đoạn kiến trừ đặng bằng đạo phía bất thiện.
1798.
* Phản ngữ: Không nên nói phàm phu có sự nhứt định bằng một phía phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, có người trong đời này là kẻ hiệp với pháp phe bất thiện, chỉ thành pháp theo phía đen, người ấy thành bực đã trầm miếng một lần thời cũng vẫn tự chìm đó”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu thế đó phàm phu cũng có sự nhứt định theo một phía chớ gì.
1799.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, có người trong đời này là kẻ hiệp với pháp phe bất thiện, chỉ thành pháp theo phía đen, người ấy thành bực đã trầm miếng một lần thời cũng vẫn tự chìm đó, do giải như vầy và theo nhân ấy Ngài mới xác định rằng phàm phu có sự nhứt định chỉ theo một phía ư”. Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, có người trong đời này đã trồi lên hụp xuống”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người trồi lên rồi trở hụp xuống mỗi lần phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1800.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, có người trong đời này thành kẻ hiệp với phần pháp bất thiện, chỉ theo phía đen, người ấy đã thành kẻ đã chìm một lần thời vẫn tự chìm. Do phân giải như đây và theo nhân đó Ngài mới xác định rằng phàm phu có sự nhứt định chỉ theo một phần phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, có người trong đời này đã trồi lên kềm vững thân, đã trồi lên thấy rõ xoay coi, lội qua, đã trồi lên đi đến nơi chỗ đặng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người đã trồi lên mỗi lần đi đến nơi chỗ đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Cực thậm cố nhiên ngữ
---
1801.
* Tự ngôn: Tín quyền mà thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức tin thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cần quyền, Tín quyền ... Định quyền ... Tuệ quyền mà thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tuệ mà thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1802.
* Tự ngôn: Đức tin có thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tín quyền có thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cần ... Niệm ... Định ... Tuệ có thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tuệ quyền có thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1803.
* Tự ngôn: Ý mà thành hiệp thế vẫn có, Ý quyền mà thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức tin mà thành hiệp thế vẫn có, Tín quyền mà thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Ý mà thành hiệp thế vẫn có, Ý quyền mà thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tuệ mà thành hiệp thế vẫn có, Tuệ quyền mà thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1804.
* Tự ngôn: Hỷ mà thành hiệp thế vẫn có, Hỷ quyền mà thành hiệp thế cũng vẫn có ... Mạng mà thành hiệp thế vẫn có, Mạng quyền mà thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức tin mà thành hiệp thế vẫn có, Tín quyền mà thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Mạng mà thành hiệp thế vẫn có, Mạng quyền mà thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tuệ thành hiệp thế vẫn có, Tuệ quyền thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1805.
* Tự ngôn: Đức tin thành hiệp thế vẫn có, nhưng Tín quyền mà thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Ý thành hiệp thế vẫn có, nhưng Ý quyền mà thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tuệ thành hiệp thế vẫn có, nhưng Tuệ quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Ý thành hiệp thế vẫn có, nhưng Ý quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức tin thành hiệp thế vẫn có, nhưng Tín quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Hỷ thành hiệp thế vẫn có, nhưng Hỷ quyền thành hiệp thế không có phải chăng? ... Mạng thành hiệp thế vẫn có, nhưng Mạng quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tuệ thành hiệp thế vẫn có, nhưng Tuệ quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Mạng thành hiệp thế vẫn có, nhưng Mạng quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1806.
* Tự ngôn: Đức tin thành siêu thế vẫn có, Tín quyền thành siêu thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức tin thành hiệp thế vẫn có, Tín quyền thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cần thành siêu thế vẫn có ... Tuệ thành siêu thế vẫn có Tuệ quyền thành siêu thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tuệ thành hiệp thế vẫn có, Tuệ quyền thành hiệp thế cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1807.
* Tự ngôn: Đức tin thành hiệp thế vẫn có, nhưng Tín quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức tin thành siêu thế vẫn có, nhưng Tín quyền thành siêu thế không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cần thành hiệp thế vẫn có ... Tuệ thành hiệp thế vẫn có nhưng Tuệ quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tuệ thành siêu thế vẫn có, nhưng Tuệ quyền thành siêu thế không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1808.
* Tự ngôn: Ngũ quyền thành hiệp thế không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai khi quan sát trong đời bằng Phật nhãn, chính đã đặng thấy nơi tất cả chúng sanh cũng có hạng người ít bụi trần trong nhãn, cũng có hạng người nhiều bụi trần trong nhãn, cũng có hạng người quyền đã già, cũng có hạng người quyền còn non, cũng có hạng người thái độ tốt, cũng có hạng người thái độ xấu, cũng có hạng người sẽ để cho tỏ ngộ, cũng có hạng người sẽ khó cho tỏ ngộ đặng, cũng có hạng người thấy lỗi và thấy nạn trong đời sau”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó Ngũ quyền thành hiệp thế cũng có chớ gì.
Dứt Quyền ngữ
Dứt Phẩm thứ mười chín
---
---
VÔ CỐ QUYẾT NGỮ (ASAÑCICCA KATHA)
1809.
* Tự ngôn: Người sát mẫu bằng cách không phải cố tâm, bằng cách không phải cố quyết thời thành kẻ gọi là tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người sát sanh không phải bằng cách cố ý thành người gọi là sát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người giết mẹ do không cố quyết thành người gọi là tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người lấy đồ đạc của họ không cho ... nói láo bằng cách không cố quyết thời thành người gọi là vọng ngữ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1810.
* Tự ngôn: Người sát sanh bằng cách chẳng phải cố quyết không thành người gọi là sát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người sát phụ với cách không phải cố quyết không thành người gọi là tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người lấy của mà chủ không cho ... nói láo bằng cách không cố ý thì không gọi là người vọng ngữ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Kẻ sát phụ bằng cách không cố ý thì không gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1811.
* Tự ngôn: Kẻ sát phụ bằng cách không cố quyết gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Lời nói rằng: “Người sát mẫu bằng cách không ngoan cố gọi là người tạo nghiệp vô gián”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.
* Tự ngôn: Nói rằng: “Người cố giết mẹ gọi là người tạo nghiệp vô gián”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng: “Người cố ý giết mẹ gọi là người tạo nghiệp vô gián”. Như đây là bài Kinh vẫn có thật thời không nên nói kẻ sát mẫu bằng cách không cố quyết gọi là người tạo nghiệp vô gián.
1812.
* Phản ngữ: Không nên nói kẻ giết mẹ gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Họ đã đặng sát mẫu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà họ đã đặng sát mẫu, chính do nhân đó mới có nói rằng kẻ sát mẫu gọi là người tạo nghiệp vô gián.
* Phản ngữ: Không nên nói kẻ sát phụ gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Họ đã đặng sát phụ rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà họ đã đặng sát phụ, chính do nhân đó mới có nói rằng kẻ sát phụ gọi là người tạo nghiệp vô gián.
* Phản ngữ: Chớ nói rằng kẻ giết La Hán gọi là tạo nghiệp vô gián phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Họ đã đặng giết La Hán rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà họ đã đặng giết La Hán, chính do nhân đó mới có nói rằng kẻ giết La Hán mới gọi là người tạo nghiệp vô gián.
* Phản ngữ: Chớ nói rằng kẻ chích Phật thân huyết gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Họ đã đặng chích Phật thân huyết rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà họ đã đặng chích Phật thân huyết rồi, chính do nhân đó mới có nói rằng kẻ chích Phật thân huyết gọi là người tạo nghiệp vô gián.
* Tự ngôn: Kẻ phá hòa hợp Tăng gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Kẻ phá hòa hợp Tăng gọi là người tạo tất cả nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Kẻ phá hòa hợp Tăng gọi là người tạo tất cả nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người thành bực có sự trọng hệ là trúng pháp làm cho Tăng chia rẽ nhau gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Người thành bực có sự quan trọng rằng nhằm trúng pháp làm cho Tăng chia rẽ nhau gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này U PāLī, kẻ phá hòa hợp Tăng mà sẽ phải đi đường ác, sẽ phải đi Địa ngục, đình trụ luôn cả kiếp sửa đổi không đặng vẫn có, bực người phá hòa hợp Tăng mà không phải đi vào ác đạo, không cần đi Địa ngục, không phải chịu luôn cả kiếp, chẳng phải người sửa đổi không đặng vẫn có”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói người thành bực có sự trọng hệ là trúng nhằm pháp làm cho Tăng chia rẽ gọi là người tạo nghiệp vô gián (anantarikakamma).
1813.
* Phản ngữ: Không nên nói bực người có sự quan trọng rằng bị trúng pháp làm cho Tăng chia rẽ gọi là người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bực người phá hòa hợp Tăng thành kẻ sẽ phải đi ác đạo, sẽ phải đi Địa ngục ở chịu luôn cả kiếp, họ thành người ưa thích cách chia rẽ, không gìn giữ theo pháp, vẫn xa lìa pháp, thành biên cương xa lìa phối (yoga), họ phá hòa hợp Tăng, vẫn cháy trong Địa ngục luôn cả kiếp”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì kẻ phá hòa hợp Tăng cũng gọi là người tạo nghiệp vô gián chớ gì.
Dứt Vô cố quyết ngữ
---
1814.
* Tự ngôn: Trí không có với phàm phu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tuệ, thái độ hiểu rõ, sự nghiên cứu, sự lựa chọn, sự trạch pháp, sự chăm chú tiêu chuẩn, sự vào chăm chú, sự vào chăm chú trong phần không có với phàm phu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tuệ, thái độ hiểu rõ, sự nghiên cứu ... sự vào chăm chú biết phần của phàm phu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà tuệ, thái độ hiểu rõ, sự nghiên cứu ... sự vào chăm chú riêng phần của phàm phu vẫn có thời không nên nói trí không có với phàm phu.
1815.
* Tự ngôn: Trí không có với phàm phu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Phàm phu có thể nhập Sơ thiền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà phàm phu có thể nhập Sơ thiền thời không nên nói trí không có với phàm phu.
1816.
* Tự ngôn: Phàm phu có thể nhập Nhị thiền ... Tam thiền ... Tứ thiền ... có thể nhập Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Phàm phu có thể bố thí, có thể dưng y ... có thể cúng bát, có thể cúng tọa cụ ... có thể cúng Y dược vật dụng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà phàm phu có thể cúng y dược, vật dụng thời không nên nói trí không có với phàm phu.
1817.
* Phản ngữ: Trí của phàm phu vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Phàm phu chăm chú biết Khổ, trừ Tập, làm cho rõ Diệt, còn làm cho Đạo phát sanh bằng tuệ ấy phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
Dứt Trí ngữ
---
DIÊM VƯƠNG NGỮ (NIRAYAPALAKATHA)
1818.
* Tự ngôn: Vua Diêm Vương không có trong tất cả Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cách tổ chức không có trong tất cả Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách tổ chức vẫn có trong tất cả Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Diêm Vương vẫn có trong tất cả Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1819.
* Tự ngôn: Cách tổ chức vẫn có trong nhân loại và bực người tổ chức cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tổ chức vẫn có trong tất cả Địa ngục và bực người tổ chức cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tổ chức vẫn có trong tất cả Địa ngục nhưng bực người tổ chức không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tổ chức vẫn có trong nhân loại nhưng bực người tổ chức không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1820.
* Phản ngữ: Vua Diêm Vương vẫn có trong tất cả Địa ngục phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Pháp Chủ cũng không đặng giết Chúa Ngạ quỉ, không đặng giết Nguyệt Vương, Diêm Vương và Đa Văn Thiên Vương, cũng không đặng giết nghiệp của người khác, giết người hết phước lìa đời này và vào đến đời khác trong Địa ngục những đó đó”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó vua Diêm Vương cũng không có trong tất cả Địa ngục chớ gì.
1821.
* Tự ngôn: Vua Diêm Vương không có trong tất cả Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, hàng Diêm Vương có thể làm cho chúng sanh trong Địa ngục ấy thọ nghiệp sắp đặt mà gọi là cơ quan giam cầm năm cách như là đóng đinh, sắt nóng, một phía bên tay đóng đinh sắt nóng, một phía bên tay nữa đóng đinh sắt nóng, một phía chân đóng đinh sắt nóng, một phía chân nữa đóng đinh sắt nóng ngay giữa ngục. Chúng sanh trong Địa ngục ấy hưởng chịu khổ cay nóng ở trong Địa ngục ấy và sẽ còn chưa chết luôn thời gian mà nghiệp tội ấy chưa hết”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó vua Diêm Vương cũng không có ở trong tất cả Địa ngục chớ gì.
1822.
* Tự ngôn: Vua Diêm Vương không có trong tất cả Địa ngục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, hàng Diêm Vương bắt chúng sanh trong Địa ngục nằm sắp trải rồi dẫn nhau kéo bừa sắt... Chư Diêm Vương dựng chúng sanh trong ngục đó chân trở lên đầu trở xuống rồi kéo bằng câu liêm ... chư Diêm Vương chất chúng sanh trong ngục đó vào trong xe rồi chạy tới chạy lui trên mặt đất mà lửa đã cháy liên tiếp có ngọn bằng nhau sáng chói ... Chư Diêm Vương còn làm cho chúng sanh trong Địa ngục đó gạn lên gạn xuống với núi lửa to mà lửa đã khắp liền có ngọn thành như nhau, ánh sáng chói hừng ... Chư Diêm Vương bắt chúng sanh trong Địa ngục đó dựng chân lên đầu xuống để vào trong nồi đồng nóng đỏ mà lửa đã liên tiếp đầy có ngọn đồng nhau, có ánh sáng suốt, họ vùi lửa có thân như bọt trong nồi đồng ấy và cả nơi cháy lấp có thân thể như bọt ở trong nồi đồng ấy, có khi nổi phù lên phía trên, có khi chìm xuống phía dưới, có khi vụt quăng đi, họ hưởng chịu cái khổ ... Tất cả Diêm Vương vẫn để vào nơi chúng sanh Địa ngục đó trong Đại địa Ngục thời chính Địa ngục đó có bốn góc, bốn cửa chia phân định thành mỗi phần có vách sắt giáp vòng toàn bằng sắt, nền của Đại Ngục đó cũng đều bằng sắt hiệp với sự nóng bốc lên thành ngọn tỏa đi cả trăm dặm đặt chung quanh trong mỗi thời giờ”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì Diêm Vương cũng vẫn có trong tất cả Địa ngục chớ gì.
Dứt Diêm Vương ngữ
---
BÀNG SANH NGỮ (TIRACCHANAKATHA)
1823.
* Tự ngôn: Bàng sanh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chư thiên vẫn có trong loại bàng sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bàng sanh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cõi Trời là nơi sanh ra của bàng sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bàng sanh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bò cào, châu chấu, muỗi, ruồi, rắn, rít, bò kẹp, con lãi vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1824.
* Phản ngữ: Bàng sanh không có trong hàng Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Thần tượng, xe tiên mà sánh bằng 1000 con ngựa vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà Tượng vóc đặc biệt gọi là thần mã, xe tiên mà sánh với 1000 con Ngựa vẫn có trong Chư thiên ấy, chính do nhân đó mới có nói rằng bàng sanh vẫn có trong hàng Chư thiên.
1825.
* Tự ngôn: Bàng sanh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Những loại tượng, những loại ngựa, người cắt cỏ nuôi tượng, người quản lý bực làm đồ ăn cho chúng sanh vẫn có trong hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Nếu thế đó loài bàng sanh cũng vẫn không có trong Chư thiên chớ gì.
Dứt Bàng sanh ngữ
---
1826.
* Tự ngôn: Đạo có năm chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán: “Đạo có tám chi như là Chánh kiến ... Chánh định” phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có phán đạo có tám chi tức là Chánh kiến ... Chánh định, thời không nên nói đạo có năm Chi.
* Tự ngôn: Đạo có năm chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bao nhiêu đường (magga) mà con đường có tám chi đặc biệt cùng tột; bao nhiêu đế mà có Tứ đế đặc biệt cùng tột, bao nhiêu pháp mà có pháp ly dục cùng tột, bao nhiêu nhị cú (pada) Đức Thế Tôn Ngài có nhãn đặc biệt cùng tột”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì đạo cũng có tám chi chớ gì.
1827.
* Tự ngôn: Chánh ngữ là chi của đạo nhưng Chánh ngữ ấy không thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chánh kiến là chi của đạo nhưng Chánh kiến ấy không thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Chánh ngữ là chi của đạo nhưng Chánh ngữ ấy không thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định là chi của đạo nhưng Chánh định không thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng là chi của đạo nhưng Chánh mạng đó không thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chánh kiến ... Chánh định là chi của đạo nhưng Chánh định ấy không thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1828.
* Tự ngôn: Chánh kiến là chi của đạo và Chánh kiến ấy thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chánh ngữ là chi của đạo và Chánh ngữ ấy thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Chánh kiến là chi của đạo và Chánh kiến ấy thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng là chi của đạo và Chánh mạng ấy thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định là chi của đạo và Chánh định ấy thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chánh ngữ ... Chánh nghiệp ... Chánh mạng thành chi của đạo và Chánh mạng ấy thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1829.
* Phản ngữ: Thánh Đạo có bát chi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Hoặc thân nghiệp, khẩu nghiệp, thân thể của người ấy thành tính cách trong sạch chỉ trong thuở trước đó. Thánh Đạo có 8 chi này vẫn đến sự đầy đủ bằng tu tiến của người ấy bằng cách thế này”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì đạo cũng có ngũ chi chớ gì.
1830.
* Tự ngôn: Đạo có năm chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Subhadda, Thánh Đạo có tám chi không thể có trong pháp luật khác vậy, dù Sa Môn cũng kiếm không đặng trong pháp luật ấy, dù Sa Môn thứ hai cũng kiếm không đặng trong pháp luật ấy, dù Sa Môn thứ ba cũng kiếm không đặng trong pháp luật ấy, dù Sa Môn thứ tư cũng kiếm không đặng trong pháp luật ấy, thời Thánh Đạo chẳng phải có tám chi trong pháp luật nào đâu. Còn Bát Chi Đạo có trong pháp luật nào, thì Sa Môn cũng kiếm đặng trong pháp luật ấy, dù Sa Môn thứ hai ... dù Sa Môn thứ ba ... dù Sa Môn thứ tư cũng kiếm đặng trong pháp luật ấy. Này Subhadda, Thánh Đạo có tám chi vẫn kiếm đặng trong pháp luật này đây, Sa Môn thứ hai, Sa Môn thứ ba, Sa Môn thứ tư vẫn tìm đặng trong pháp luật này xử phạt bằng Giáo chủ khác khác, ngoài ra tất cả Sa Môn”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì đạo cũng có tám chi chớ gì.
Dứt Đạo ngữ
---
1831.
* Tự ngôn: Trí siêu thế có mười hai tông (vatthu) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Siêu thế Trí thành mười hai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trí siêu thế thành mười hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đạo Dự Lưu thành mười hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đạo Dự Lưu thành mười hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Quả Dự Lưu thành mười hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đạo Nhứt Lai thành mười hai thứ phải chăng ... Đạo Bất Lai ... Đạo La Hán thành 12 thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đạo La Hán thành mười hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đạo La Hán thành mười hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1832.
* Phản ngữ: Chớ nên nói Trí siêu thế có mười hai tông (vatthu) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, nhãn đã sanh ra, tuệ đã sanh ra, minh đã sanh ra, ánh sáng đã sanh ra cho Như Lai trong tất cả pháp mà Như Lai không từng đặng nghe trong thuở trước rằng đây là khổ, thành của thật thứ đặc biệt, như đây này chư Phíc-khú nhãn đã sanh ... ánh sáng đã phát ra cho Như Lai trong tất cả pháp mà Như Lai không từng đặng nghe trong khi trước. Đây cũng là khổ mà thành của thật thứ đặc biệt chính đây vậy mà Như Lai có thể chăm chú biết như đây ... cũng là khổ mà thành của thật thứ đặc biệt chính là đây vậy, mà Như Lai chăm chú đã biết như đây ... rằng đây là nhân sanh của khổ thành của thật thứ đặc biệt như đây ... rằng nhân phát sanh của khổ mà thành của thật thứ đặc biệt chính đây vậy mà Như Lai có thể trừ bỏ như đây ... rằng nhân phát sanh của khổ mà thành của thật thứ đặc biệt chính thế này mà Như Lai đã trừ rằng đây phát hành chỗ diệt khổ thành của thật thứ đặc biệt như đây ... rằng pháp thành chỗ diệt khổ mà thành của thật thứ đặc biệt chính như thế đó, vậy mà Như Lai có thể làm cho rõ như đây ... rằng pháp thành chỗ diệt khổ mà thành của thật thứ đặc biệt thế này mà Như Lai đã làm cho rõ như đây ... rằng đây tiến hành cho đến pháp thành chỗ diệt khổ thành của thật thứ đặc biệt như đây ... rằng tiến hành cho đến pháp thành chỗ diệt mà thành của thật thứ đặc biệt chính như thế mà Như Lai có thể phát sanh như đây ... rằng tiến hành mà cho đến pháp thành chỗ diệt khổ thành đồ thật thứ đặc biệt chính như thế mà Như Lai đã cho phát sanh”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì Trí siêu thế cũng có mười hai tông (vatthu) chớ gì.
Dứt Trí ngữ
Rồi Phẩm thứ hai mươi
Đủ 15000 chữ phần thứ tư.
---
---
1833.
* Tự ngôn: Tông giáo uyển chuyển mới đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Niệm xứ uyển chuyển mới đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tông giáo uyển chuyển mới đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Chánh cần ... Như ý túc ... Quyền ... Lực ... Giác chi uyển chuyển mới đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tông giáo trong khi trước thành bất thiện uyển chuyển cho đặng sau này thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tông giáo thành cảnh lậu ... thành cảnh triền, thành cảnh phược, thành cảnh bộc, thành cảnh phối, thành cảnh cái, thành cảnh khinh thị, thành cảnh thủ ... thành cảnh phiền não trong khi trước uyển chuyển cho đặng thành phi cảnh phiền não sau này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1834.
* Tự ngôn: Người thế nào mà uyển chuyển Tông giáo của Như Lai đặng mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người thế nào mà uyển chuyển Niệm xứ đặng mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hoặc có người uyển chuyển Chánh cần ... Như ý túc ... Quyền ... Lực ... Giác chi đặng mới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cũng có người uyển chuyển Tông giáo trong khi trước đã thành bất thiện làm cho sau này thành thiện đặng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cũng có người uyển chuyển Tông giáo vốn thành cảnh lậu ... vốn thành cảnh phiền não trong khi trước mà làm cho đặng thành phi cảnh phiền não sau này vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1835.
* Tự ngôn: Tông giáo của Đức Thế Tôn sẽ uyển chuyển mới nữa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Niệm xứ sẽ uyển chuyển mới nữa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Chánh cần, Như ý túc, Quyền, Lực ... Giác chi sẽ uyển chuyển mới nữa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tông giáo mà trong khi trước thành bất thiện sẽ uyển chuyển cho đặng thành thiện sau này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tông giáo mà thành cảnh lậu ... mà thành cảnh phiền não trong khi trước sẽ uyển chuyển cho thành phi cảnh lậu sau này đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Tông giáo ngữ
---
BẤT NGHIÊM TỊNH NGỮ (AVIVITTATHA)
1836.
* Tự ngôn: Phàm phu đã không vắng lặng lìa pháp có ba giới (dhātu) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Phàm phu đã không vắng lặng lìa Xúc có ba giới ... lìa Thọ, lìa Tưởng, lìa Tư, lìa Tâm, lìa Tín, lìa Cần, lìa Niệm, lìa Định, lìa Tuệ có ba giới (dhātu) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Phàm phu đã không vắng lặng lìa pháp có ba giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Trong sát-na nào phàm phu cho y trong sát-na ấy cũng vẫn vào đến Sơ thiền ... cũng vẫn vào đến nhập Không vô biên xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Trong sát-na nào phàm phu cho bát ... cho tọa cụ ... cho y dược, vật dụng trong sát-na ấy cũng vào đến Tứ thiền, cũng vẫn vào đến nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1837.
* Phản ngữ: Chớ nên nói phàm phu đã không vắng lặng lìa pháp cho tam giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Pháp mà sẽ cho vào đến Sắc giới và Vô sắc giới mà phàm phu chăm chú đã biết phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì phàm phu cũng đã không vắng lặng lìa pháp có tam giới (dhatu) chớ gì.
Dứt Bất nghiêm tịnh ngữ
---
1838.
* Tự ngôn: Cách mà hành giả chưa đặng trừ triền thứ nào rồi chứng La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cách mà hành giả chưa đặng trừ Thân kiến ... chưa đặng trừ Hoài nghi ... chưa đặng trừ Giới cấm thủ ... chưa đặng trừ Ai, chưa đặng trừ Sân, chưa đặng trừ Si ... chưa đặng trừ Vô úy thứ nào rồi đắc chứng La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1839.
* Tự ngôn: Cách mà hành giả chưa đặng trừ triền thứ nào rồi đắc chứng La Hán quả vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực La Hán còn có Ái, còn có Sân, còn có Si, còn có Ngã mạn, còn có vong ân, còn có bực tức, còn có phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bực La Hán đã hết Ái, đã hết Sân, đã hết Si, đã hết Ngã mạn, đã hết vong ân, đã hết so sánh (paḷasa), đã hết bực tức, đã hết phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán đã hết Ái ... đã hết phiền não thời không nên nói cách mà hành giả chưa trừ triền thứ nào rồi đắc quả La Hán vẫn có.
1840.
* Phản ngữ: Không nên nói cách mà hành giả chưa đặng trừ triền thứ nào rồi đắc chứng quả La Hán vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Bực La Hán biết tất cả bản tánh của Phật phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì cách mà hành giả chưa đặng trừ triền thứ nào rồi đắc chứng La Hán vẫn có chớ gì.
Dứt triền ngữ
---
1841.
* Tự ngôn: Thần thông thành nhân, thành tựu sự mong mỏi của Đức Phật phải chăng? Của Thinh Văn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thần thông thành nhân thành tựu sự mong mỏi như vầy: “Cây trọn không có lá hằng thường như đây của Đức Phật? Của Thinh Văn vẫn có” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thần thông thành nhân thành tựu sự mong mỏi là cây trọn không có lá hằng thường như đây của Đức Phật phải chăng? Của Thinh Văn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thần thông thành nhân thành tựu sự mong mỏi của Đức Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thần thông thành nhân thành tựu sự mong mỏi như vầy: “Xúc đã phát sanh đừng diệt mất như đây của Đức Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thần thông thành nhân thành tựu sự mong mỏi như vầy: “Thọ ... Tưởng ... Tư ... Tâm, Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ đã phát sanh đừng diệt mất đi như đây của Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1842.
* Tự ngôn: Thần thông làm nhân thành tựu sự mong mỏi nhu yếu của Đức Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thần thông làm nhân thành tựu sự nhu yếu như vầy: “Sắc trọn thành đồ trường tồn, Thọ, Tưởng, Hành, Thức trọn thành đồ trường tồn như đây của Đức Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1843.
* Tự ngôn: Thần thông làm nhân thành tựu sự nhu yếu của Đức Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thần thông làm nhân thành tựu sự nhu yếu như vầy: “Tất cả chúng sanh có sự sanh theo lẽ thường đừng sanh ghen như đây ... rằng tất cả chúng sanh vẫn có sự già là thường đừng cho già như đây ... rằng tất cả chúng sanh vẫn có sự đau là lẽ thường đừng đau ghen như đây ... rằng tất cả chúng sanh phải có sự chết theo lẽ thường đừng chết ghen như đây của Đức Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1844.
* Phản ngữ: Chớ nên nói thần thông làm nhân thành tựu sự nhu yếu của Đức Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Ngài Pilindavaccha có nguyện: “Hoàng cung của Đức vua bực Đại Nguyên Soái hiệu là Bimbīsāra (Bình Sa Vương) rằng trọn thành vàng như thế và hoàng cung ấy cũng đặng thành vàng thật” phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà Ngài Pilindavaccha có nguyện Hoàng Cung của Đức vua Ma Khất bực Đại Nguyên Soái hiệu Bình Sa Vương rằng trọn thành vàng như thế và hoàng cung ấy cũng đặng thành vàng chắc chắn, chính do nhân đó mới có nói rằng thần thông làm nhân thành tựu sự nhu yếu của Đức Phật hoặc của Thinh Văn vẫn có.
Dứt Thần thông ngữ
---
1845.
* Tự ngôn: Phật cùng Phật với nhau còn có dư thiếu khác nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bằng Niệm xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bằng Chánh cần phải chăng? ... bằng Như ý túc, bằng Quyền, bằng Lực, bằng Giác chi, bằng sự chuyên môn ... bằng tri kiến Toàn Giác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Phật ngữ
---
CHƯ PHƯƠNG NGỮ (SABBAD DISĀKATHĀ)
1846.
* Tự ngôn: Phật Ngài ngự trong tất cả hướng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Phật Ngài ngự hướng Đông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Phật Ngài ngự trong hướng Đông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Phật vị ấy hiệu là chi? Sanh ra sao? Giòng giống chi? Mẹ cha của Đức Phật ấy có tên là chi? Đôi Thinh Văn của Phật ấy có tên là chi? Người ủng hộ của Đức Phật ấy tên là chi? Đức Phật vị ấy mặc y thế nào? Mang bát như thế nào? Ngự nơi nhà nào? Hoặc trong xã nào? Hoặc trong thành nào? Hoặc trong nước nào? Hoặc trong thôn quê nào? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Phật Ngài ngự trong hướng Nam ... hướng Tây ... hướng Bắc ... hướng Dưới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Phật Ngài ngự ở hướng Dưới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Phật ấy hiệu là chi? ... Ngự trong thôn quê nào? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Phật Ngài ngự trong hướng Trên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Phật Ngài ngự trong hướng Trên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Ngự ở từng Tứ thiên vương phải chăng? Ngự ở trong từng Đao Lợi phải chăng? Ngự ở trong từng Dạ ma phải chăng? Ngự ở trong từng Đẩu xuất phải chăng? Ngự trong từng Hóa lạc phải chăng? Ngự trong từng Tha hóa tự tại phải chăng? ... Ngự trong cõi Phạm Thiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Chư phương ngữ
---
1847.
* Tự ngôn: Tất cả pháp thành nhứt định (niyata) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành tà nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thành chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Khối mà thành bất định không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Khối mà thành bất định vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà khối mà thành bất định vẫn có thời không nên nói pháp tất cả thành nhứt định.
1848.
* Tự ngôn: Pháp tất cả thành nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Phật có thuyết ba khối (rāsī): Một là khối tà nhứt định, hai là khối chánh nhứt định, ba là khối mà thành bất định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn có thuyết ba khối như là: Một là khối thành tà nhứt định, hai là khối thành chánh nhứt định, ba là khối thành bất định thời không nên nói pháp tất cả thành nhứt định.
1849.
* Tự ngôn: Sắc thành nhứt định theo nghĩa là Sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành tà nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thành chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức thành nhứt định theo ý nghĩa là Thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành tà nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thành chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1850.
* Phản ngữ: Chớ nên nói Sắc thành nhứt định theo ý nghĩa là Sắc ... Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức thành nhứt định theo ý nghĩa Thức phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Sắc thành Thọ, thành Tưởng, thành Hành, thành Thức, Thọ, Tưởng, Hành ... Thức thành Sắc, thành Thọ, thành Tưởng, thành Hành phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì Sắc cũng thành nhứt định theo ý nghĩa là Sắc, Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức thành nhứt định bằng ý nghĩa là Thức chớ gì.
Dứt Pháp ngữ
---
1851.
* Tự ngôn: Nghiệp tất cả thành nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành tà nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành tà nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thành chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Khối mà thành bất định không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Khối mà thành bất định vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu nói khối mà thành bất định vẫn có thời không nên nói nghiệp tất cả thành nhứt định.
1852.
* Tự ngôn: Nghiệp tất cả thành nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có nói ba khối là khối tà nhứt định, khối chánh nhứt định và khối bất định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài nói có ba khối như là khối tà nhứt định, khối chánh nhứt định và khối bất định thời không nên nói nghiệp tất cả thành nhứt định.
1853.
* Tự ngôn: Kim thế hiện tại nghiệp (diṭṭhadhammavedanīya) thành nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành tà nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thành chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Hậu sanh nghiệp (Upapajjavedanīyakamma) ... Hậu hậu thế nghiệp (aparāpariyavedanīyakamma) thành nhứt định bằng ý nghĩa Hậu hậu thế (aparāpariyavedanīya) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thành tà nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thành chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1854.
* Phản ngữ: Chớ nên nói Kim thế hiện tại nghiệp (diṭṭhadhammavedanīyakamma) thành nhứt định bằng ý nghĩa Kim thế hiện tại, Hậu sanh nghiệp (diṭṭhadhammavedanīya uppajjavedanīyakamma) ... Hậu thế nghiệp (aparāpariyavedanīyakamma) thành nhứt định bằng ý nghĩa Hậu hậu thế (Aparāpariyavedanīya) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Kim thế hiện tại nghiệp thành Hậu sanh nghiệp (uppajjavedanīya-kamma), thành Hậu hậu thế nghiệp (aparāpariyavedanīyakamma) ... Hậu sanh nghiệp thành Kim thế hiện tại nghiệp, thành Hậu hậu thế nghiệp (aparāpaniyavedanīyakamma) ... Hậu hậu thế nghiệp thành Kim thế hiện tại nghiệp, thành Hậu sanh nghiệp phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó Kim thế hiện tại nghiệp cũng thành nhứt định bằng ý nghĩa Kim Thế hiện tại Hậu sanh nghiệp ... Hậu hậu thế nghiệp cũng thành nhứt định bằng ý nghĩa Hậu hậu thế chớ gì.
Dứt Nghiệp ngữ
Dứt Phẩm thứ hai mươi mốt
---
---
TỊCH DIỆT NGỮ (PARINIBBĀNA KATHĀ)
1855.
* Tự ngôn: Cách mà La Hán còn trừ triền thứ nào rồi tịch diệt vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cách mà vị La Hán còn trừ Thân kiến ... còn trừ Vô úy thứ nào rồi tịch diệt vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1856.
* Tự ngôn: Cách mà La Hán còn trừ triền thứ nào rồi tịch diệt vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực La Hán còn có Ái ... vẫn còn có phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bực La Hán đã dứt Ái ... dứt phiền não rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán đã dứt Ái ... hết phiền não rồi thời không nên nói cách mà bực La Hán còn trừ triền thứ nào rồi tịch diệt vẫn có.
1857.
* Phản ngữ: Không nên nói cách mà La Hán còn trừ triền thứ nào rồi tịch diệt vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Bực La Hán hiểu tất cả bản tánh của Phật phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó thì cách mà bực La Hán còn trừ triền thứ nào rồi tịch diệt cũng vẫn có chớ gì.
Dứt Tịch diệt ngữ
---
THIỆN TÂM NGỮ (KUSALACITTA KATHĀ)
1858.
* Tự ngôn: Bực La Hán có tâm thành thiện tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn tạo chứa phước hành (puññābhisaṅkhāra) vẫn tạo chứa bất động hành (āneñjābhisaṅkhāra) vẫn tạo nghiệp mà hành vi để đặng thú hướng (gati), để đặng hữu (bhava), để đặng sự thành to lớn, để đặng sự thành trưởng, để đặng tài sản lớn, để đặng bè đảng nhiều, để đặng sự tốt đẹp nơi tiên, để đặng sự tốt đẹp trong nhân loại tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1859.
* Tự ngôn: Bực La Hán có tâm thành thiện tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn tích trữ, vẫn nghỉ tích trữ, vẫn trừ tuyệt, vẫn chấp cứng, vẫn rửa sạch, vẫn trầm miếng, vẫn hạn chế ... vẫn thơm bừng tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bực La Hán vẫn tích tụ cũng không phải, vẫn nghỉ tích tụ cũng không phải, nhưng thành bực đã nghỉ tích tụ, vẫn bảo trì phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán vẫn tích tụ cũng chẳng phải, vẫn nghỉ tích tụ cũng chẳng phải nhưng thành bực đã nghỉ tích tụ, vẫn bảo trì thời không nên nói bực La Hán có tâm thành thiện tịch diệt.
* Tự ngôn: Bực La Hán đang trừ tuyệt cũng chẳng phải, đang chấp cứng cũng chẳng phải, nhưng thành bực đã trừ tuyệt, đang bảo trì mà đang rửa sạch cũng chẳng phải, đang trầm miếng cũng chẳng phải nhưng thành bực đã rửa sạch, vẫn bảo trì, mà đang hạn chế cũng chẳng phải, đang thơm bừng cũng chẳng phải nhưng thành bực đã hạn chế vẫn bảo trì phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán đang hạn chế cũng chẳng phải, đang thơm bừng cũng chẳng phải nhưng thành bực đã hạn chế đang bảo trì, nhưng không nên nói bực La Hán có tâm thành thiện tịch diệt.
1860.
* Phản ngữ: Không nên nói bực La Hán có tâm thành thiện tịch diệt phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Bực La Hán có Chánh niệm vững vàng, có Chánh niệm Lương Tri tịch diệt phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà bực La Hán có Chánh niệm vững vàng, có Chánh niệm Lương Tri tịch diệt, chính do nhân đó mới có nói rằng bực La Hán có tâm thành thiện tịch diệt.
Dứt Thiện tâm ngữ
---
1861.
* Tự ngôn: Bực La Hán đình trụ trong sự thành người có tâm tự nhiên tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán đình trụ trong sự thành người có tâm tự nhiên (pakati) Tịch Diệt (Parinibbāna) thời không nên nói bực La Hán đình trụ trong sự thành người không lay chuyển tịch diệt.
1862.
* Tự ngôn: Bực La Hán đình trụ trong sự thành người không lay động (āneñja) tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực La Hán đình trụ trong tâm tố (kiriyā) tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bực La Hán đình trụ trong tâm quả tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán đình trụ trong tâm quả tịch diệt thời không nên nói bực La Hán đình trụ trong sự thành người bất động tịch diệt (āneñjaparinibbāna) như thế.
1863.
* Tự ngôn: Bực La Hán đình trụ trong sự thành người bất động tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bực La Hán đình trụ trong tâm mà thành vô ký tố (abyākatakiriyā) tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Bực La Hán đình trụ trong tâm mà thành phần vô ký quả tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán đình trụ trong tâm mà thành vô ký quả tịch diệt thời không nên nói bực La Hán đình trụ trong sự thành người bất động tịch diệt
1864.
* Tự ngôn: Bực La Hán đình trụ trong sự thành người bất động tịch diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn xuất Tứ thiền rồi mới tịch diệt trong thứ lớp từ từng thời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn xuất Tứ thiền rồi mới tịch diệt trong thứ lớp từ từng thời không nên nói bực La Hán đình trụ trong sự thành người bất động tịch diệt.
Dứt Bất động ngữ
---
CHỨNG THẬT PHÁP NGỮ (DHAMMĀBHISAMAYAKATHĀ)
1865.
* Tự ngôn: Cách chứng pháp có với chúng sanh người ở trong thai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cách thuyết Pháp, cách thính Pháp, cách đàm luận Pháp, cách gạn hỏi, cách nguyện giới, sự thu thúc dè dặt trong tất cả quyền, sự tri độ thực, cách hiệp tinh tấn cơ quan vẫn thức trong sơ canh và mạt canh của đêm có với chúng sanh người ở trong thai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách thuyết Pháp ... cách hiệp tinh tấn cơ quan thức trong sơ canh và mạt canh của đêm không có với chúng sanh bực ở trong thai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà cách thuyết Pháp, cách thính Pháp ... cách hiệp tinh tấn cơ quan thức trong sơ canh và mạt canh của đêm không có với chúng sanh người ở trong thai thời không nên nói cách chứng pháp có với chúng sanh người ở trong thai.
1866.
* Tự ngôn: Cách chứng Pháp có với chúng sanh người ở trong thai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: duyên để đặng sự phát sanh ra của Chánh kiến có hai thứ, tức là thinh từ nơi người khác và tác ý khéo (yoniso manasikāra) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà duyên để đặng sự phát sanh của Chánh kiến có hai, tức là thinh từ nơi người khác và tác ý khéo thời không nên nói cách chứng Pháp có với chúng sanh người ở trong thai.
1867.
* Tự ngôn: Cách chứng pháp có với chúng sanh người ở trong thai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cách chứng pháp có với bực người đã ngủ, người đã dễ duôi, người thất niệm, người không có lương tri phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Chứng thật Pháp ngữ
---
1868.
* Tự ngôn: Cách đắc quả La Hán có với chúng sanh người ở trong thai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cách đắc quả La Hán có với người đang ngủ, người đang dễ duôi, người thất niệm, người vô lương tri phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách chứng pháp có với người chiêm bao phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cách chứng pháp có với người ngủ mê, người dễ duôi, người thất niệm, người vô lương tri phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Cách đắc quả La Hán có với người chiêm bao phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Cách chứng quả La Hán có với người ngủ mê, người dễ duôi, người thất niệm, người vô lương tri phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói như thế ...
Dứt Tam toàn ngữ
---
1869.
* Tự ngôn: Tâm của người chiêm bao mỗi thứ đều thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Người chiêm bao sát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà người chiêm bao có thể sát sanh đặng thời không nên nói tâm của người chiêm bao mỗi thứ đều là vô ký.
1870.
* Tự ngôn: Người chiêm bao có thể trộm cắp ... chiêm bao có thể vọng ngôn, chiêm bao có thể lưỡng thiệt, chiêm bao có thể nói ác khẩu, chiêm bao có thể ỷ ngữ, chiêm bao có thể khoét vách, chiêm bao có thể ăn cướp to, chiêm bao có thể ăn cướp chỉ một nhà, chiêm bao có thể đón đường vắng, chiêm bao có thể tà dâm, chiêm bao có thể giết chòm xóm, chiêm bao có thể giết dân thôn quê, chiêm bao có thể hành dâm, tinh của người chiêm bao có thể chảy ra đặng, chiêm bao có thể bố thí, chiêm bao có thể dưng y, chiêm bao có thể dưng bát, chiêm bao có thể tọa cụ, chiêm bao có thể dưng y dược vật dụng, chiêm bao có thể cho đồ nhai, chiêm bao có thể cho đồ ăn, chiêm bao có thể cho đồ uống, chiêm bao có thể lạy tháp, chiêm bao có thể đem đồ trang sức, chiêm bao có thể đem đồ thơm, chiêm bao có thể đem đồ thoa nơi bảo tháp ... chiêm bao có thể cúng dường Bảo Tháp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà người chiêm bao có thể cúng dường bảo tháp thời không thể nói tâm của người chiêm bao mỗi thứ đều là vô ký.
1871.
* Phản ngữ: Chớ nên nói tâm của người chiêm bao mỗi thứ đều thành vô ký phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài phán: “Tâm của người chiêm bao là thành không nên chỉ chút lỗi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài phán tâm của người chiêm bao rằng là không nên chỉ chút lỗi, chính do nhân đó mới có nói tâm của người chiêm bao mỗi thứ đều là vô ký.
Dứt Vô ký ngữ
---
CỐ HƯỞNG DUYÊN NGỮ (ĀSEVANAPACCAYATĀ KATHĀ)
1872.
* Tự ngôn: Sự thành Cố Hưởng duyên (Āsevanapaccaya) không có những chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, sát sanh mà người đã giao kết, đã huấn luyện làm cho nhiều rồi vẫn phải đi luôn đến Địa ngục, hành vi đầy đủ hầu sanh bàng sanh, hành vi đầy đủ để đặng bản chất của ngạ quỉ, quả của sát sanh mà rất nhẹ nhàng cũng hành vi đều để sự thành người sanh trong nhân loại đoản thọ”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì sự thành Cố Hưởng duyên có thứ cũng vẫn có chớ gì.
1873.
* Tự ngôn: Sự thành Cố Hưởng duyên không có những chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, trộm cướp mà người đã giao kết, đã huấn luyện làm cho nhiều rồi vẫn thành đều đi để đến Địa ngục, hành vi đều đặng đầu thai bàng sanh hành vi đều đặng bản chất của ngạ quỉ, dù quả của trộm cướp thứ mà nhẹ tột thời cũng đều để tàn hại vật thực khi làm nhân loại ... Quả của tà dâm cách nhẹ tột bực cũng hành vi đều để sự thành người có cừu thú, có oan trái trong khi làm người ... Quả của vọng ngôn thứ nhẹ tột bực cũng hiện hành đều bị sự nói dối với lời không thật trong khi làm nhân loại ... Quả của lưỡng thiệt cách nhẹ tột bực cũng hiện hành đồng để sự chia rẽ bạn trong khi sanh làm nhân loại ... Quả của sự ác khẩu thứ nhẹ tột bực cũng hiện hành đều để sự bị tiếng không vừa lòng trong khi sanh làm nhân loại ... Quả của cách ỷ ngữ thứ nhẹ tột bực cũng hiện hành đều để sự thành người nói ra không ai tin cậy trong khi sanh làm nhân loại ... Cách ẩm tửu mà người đã hưởng ... Quả của sự ẩm tửu thứ nhẹ tột bực cũng hiện hành đều để thành người điên trong khi sanh làm nhân loại”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì sự thành Cố Hưởng duyên mỗi thứ nào đều cũng vẫn có chớ gì.
1874.
* Tự ngôn: Sự thành Cố Hưởng duyên không có những chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Tà kiến mà người đã huấn luyện làm cho nhiều rồi vẫn hiện hành hầu đến Địa ngục thành nơi đều đủ để đầu thai bàng sanh, hiện hành đều để bản chất nơi ngạ quỉ”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì sự thành Cố Hưởng duyên cũng vẫn có chớ gì.
1875.
* Tự ngôn: Sự thành Cố Hưởng duyên không có những chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, sự nghĩ ngợi sai (micchāsaṅkappa) ... sự cố quyết sai (micchāsamādhi) mà người đã hưởng, đã huấn luyện làm cho nhiều rồi ... Hiện hành đều để tánh chất nơi ngạ quỉ”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì thứ thành Cố Hưởng duyên cũng vẫn có chớ gì.
1876.
* Tự ngôn: Sự thành Cố Hưởng duyên chẳng có chi chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Chánh kiến mà người đã hưởng, đã huấn luyện làm cho nhiều rồi vẫn cương quyết đến bất tử (amata), có bất tử là nơi đi phía trước, có bất tử là hoàn tất”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thì sự thành Cố Hưởng duyên cũng vẫn có chớ gì.
1877.
* Tự ngôn: Sự thành Cố Hưởng duyên không có những chi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Chánh tư duy mà người đã hưởng, đã huấn luyện làm cho nhiều rồi ... Chánh tinh tấn mà người đã hưởng phần nhiều, đã huấn luyện làm cho nhiều rồi, vẫn cương quyết đến bất tử (amata), có bất tử làm nơi hiện hành trong phía trước, có bất tử là hoàn toàn tốt”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó hoặc thứ thành Cố Hưởng duyên cũng vẫn có chớ gì.
Dứt Cố Hưởng duyên ngữ
---
NHỨT SÁT-NA NGỮ (KHAṆIKA KATHĀ)
1878.
* Tự ngôn: Pháp tất cả hiện hành trong một cái sát-na tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đại địa, Đại Hải, núi Tu Di, nước, lửa, gió, cỏ cây và tòng lâm vẫn toàn bảo trì trong tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1879.
* Tự ngôn: Pháp tất cả hiện hành trong một sát-na của tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nhãn xứ đồng sanh với Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Nhãn xứ đồng sanh với Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Xá Lợi Phất có lưu ngôn như vầy: “Này em, nhãn mà thành pháp bên trong còn chưa diệt mất nhưng sắc mà thành pháp bên trong chưa đặng đến dòng sông và cách gom mà hòa hợp cũng chưa có sự hiện bày đặng thành Thức mà hòa hợp cũng chưa có trước. Nhãn mà thành pháp bên trong còn chưa đặng diệt với Sắc mà thành pháp bên ngoài lại đến với dòng, nhưng cách gom mà hòa hợp nhau chưa có sự hiện của sự thành thức mà hòa hợp nhau cũng chưa có trước thời chính trong khi nào nhãn mà thành pháp bên trong còn không đặng hoại đi luôn. Sắc mà thành pháp bên ngoài cũng lại đến xuống giòng luôn, cách gom góp mà hòa hợp nhau cũng có luôn thế này, sự hiện bày của sự thành thức mà hòa hợp nhau mới có”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói Nhãn xứ sanh chung với Nhãn thức.
1880.
* Tự ngôn: Nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ sanh chung với Thân thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Thân xứ sanh chung với Thân thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Xá Lợi Phất có để lời như vầy: “Này em, thân mà thành pháp bên trong chưa đặng hoại đi nhưng Xúc mà thành pháp bên ngoài chưa đến vào giòng và cách tom góp mà hòa hợp nhau cũng chưa có ... Thân mà thành pháp bên trong chưa đặng diệt hoại với Xúc mà thành pháp bên ngoài cũng lại đến giòng luôn nhưng cách tom góp mà hòa hợp nhau chưa có ... thời chính trong khi nào thân mà thành pháp bên trong chưa đặng hoại mất, Xúc cũng lại đến giòng luôn, cách tom góp mà hòa hợp nhau cũng có luôn thế này, sự hiện bày của sự thành Thức mà hòa trộn nhau mới có”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói Thân xứ sanh đồng chung với Thân thức.
1881.
* Phản ngữ: Nên nói pháp tất cả hiện hành trong một sát-na tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
* Phản ngữ: Pháp tất cả trường tồn vĩnh viễn nhứt định có cái không đổi thay đi thành lẽ thường phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...
* Phản ngữ: Nếu thế đó tất cả pháp cũng hiện hành trong một sát-na tâm chớ gì.
Dứt Sát-na ngữ
Rồi Phẩm thứ hai mươi hai
---
---
ĐỒNG NHU YẾU NGỮ (EKĀDHIPPĀYA KATHĀ)
1882.
* Tự ngôn: Người có thể hưởng pháp hành dâm (methuno) với sự nhu yếu đồng nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Có thể thành người Phi Sa Môn, có thể thành người Phi Phíc-khú, có thể thành người đã đứt rễ, có thể thành bất cộng trụ (pārājika) bằng sự nhu yếu đồng nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1883.
* Tự ngôn: Người có thể hưởng pháp hành dâm bằng sự nhu yếu đồng nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Có thể sát sanh, có thể trộm cướp, có thể vọng ngôn, có thể lưỡng thiệt, có thể ác khẩu, có thể ỷ ngữ, có thể cắt vách, có thể cướp lớn, có thể cướp chỉ một nhà, có thể chặn đường nguy, có thể tà dâm, có thể giết chòm xóm, có thể giết dân thôn quê bằng sự nhu yếu đồng nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Đồng nhu yếu ngữ
---
LA HÁN NHÃN SẮC NGỮ (ARAHANTAVAṆṆA KATHĀ)
1884.
* Tự ngôn: Tất cả phi nhân hành dâm với La Hán đều đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tất cả phi nhân sát sanh ... trộm cướp, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, cách vách, ăn cướp lớn, ăn cướp 1 nhà, chận đường nguy, tà dâm, giết chòm xóm ... giết thôn quê bằng hạng La Hán đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt La Hán nhan sắc ngữ
---
DỤC TÁC VƯƠNG HỒN NGỮ (ISSARIYAKAMAKARIKAKATHA)
1885.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát đi đến khổ hình nhân làm cho sự ưa trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát đi đến Địa ngục như là đi đến Địa ngục Đẳng Hượt, đi đến Địa ngục Hắc Thằng, đi đến Địa ngục Chúng Hiệp, đi đến Địa ngục Hào Kiếu, đi đến Địa ngục Đại Kiếu, đi đến Địa ngục Viêm Nhiệt ... đi đến Địa ngục Vô Gián do nhân làm sự ưa trong thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1886.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát đi đến khổ hình nhân làm cho sự ưa trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nói rằng Đức Bồ tát đi đến khổ hình nhân làm cho ưa trong sự thành lớn. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.
* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng Đức Bồ tát đi đến khổ hình nhân làm cho ưa trong sự thành lớn. Như đây không thành bài Kinh thật có thời không nên nói Đức Bồ tát đi đến khổ hình nhân làm cho mến trong sự thành lớn.
1887.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát cương quyết đến sự thành người nằm trong thai nhân làm cho ưa mến trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát phải đi đến Địa ngục, phải vào đến đầu thai bàng sanh nhân làm cho ưa thích trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1888.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát quyết đến thành người nằm trong thai nhân ưa mến trong sự làm lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát có thần thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Bồ tát có thần thông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng huấn luyện Như ý túc tức là Dục (Chanda) phải chăng? ... đặng huấn luyện Như ý túc tức là Cần ... Như ý túc tức là Tâm ... Như ý túc tức là Thẩm (Vimaṅsā) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Bồ tát quyết đến thành người nằm trong thai nhân ưa thích trong sự làm lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nói rằng Đức Bồ tát quyết định đến sự thành người nằm trong thai nhân làm ưa thích trong sự lớn. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.
* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng cương quyết thành người vào nằm trong thai nhân ưa thích sự làm lớn. Như đây không phải là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói Đức Bồ tát cương quyết sự thành người vào nằm trong thai nhân ưa thích sự làm lớn.
1889.
* Tự ngôn: Bồ tát làm khổ hạnh nhân ưa sự làm lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Bồ tát trở lại sự nhận thấy như vầy: “Trong đời trường tồn, trở lại nhận thấy như vầy đời vô thường, rằng đời có chỗ tột ... rằng đời không có chỗ tột; rằng mạng sống (sarīra) cái đó sinh mạng (sarīra) cũng cái đó; rằng mạng sống là khác, sinh mạng cũng là khác; rằng chúng sanh sau khi chết sanh nữa, rằng chúng sanh sau khi chết không sanh nữa; rằng chúng sanh sau khi chết sanh nữa cũng có, không sanh nữa cũng có; rằng chúng sanh sau khi chết sanh nữa cũng chẳng phải, không sanh nữa cũng chẳng phải”. Như đây là nhân làm cho ưa thích trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
1890.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát thành khổ hạnh nhân làm cho ưa trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nói rằng Đức Bồ tát hành khổ hạnh thành nhân làm cho ưa trong sự thành lớn. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà nói Đức Bồ tát hành khổ hạnh nhân làm ưa trong sự thành lớn không phải bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói Đức Bồ tát hành khổ hạnh nhân làm ưa thích trong sự thành lớn.
1891.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát đặng hành tinh tấn thứ khác nữa, phụng hiến Giáo chủ khác nhân làm ưa trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Đức Bồ tát trở lại nhận thấy rằng đời trường tồn ... thấy rằng chúng sanh sau khi chết sanh nữa cũng chẳng phải, không sanh nữa cũng chẳng phải. Như đây là nhân làm cho ưa thích trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Đức Bồ tát phụng hiến Giáo chủ khác nhân làm ưa thích trong sự thành lớn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nói rằng Đức Bồ tát phụng hiến Giáo chủ khác nhân làm cho ưa thích trong sự thành lớn. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.
* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng Đức Bồ tát phụng hiến Giáo chủ khác làm nhân ưa thích trong sự thành lớn. Như đây không thành bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói Đức Bồ tát phụng hiến Giáo chủ khác làm nhân cho ưa thích trong sự thành lớn.
Dứt Dục tác vương hồn ngữ
---
ÁI THÍCH HỢP HÀNH NGỮ (RĀGAPAṬIRŪPAKĀDIKATHĀ)
1892.
* Tự ngôn: Pháp chẳng phải Ái nhưng so sánh với Ái vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Pháp chẳng phải Xúc nhưng so sánh với Xúc vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Thọ nhưng so sánh với Thọ vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Tưởng nhưng so sánh với Tưởng vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Tư nhưng so sánh với Tư vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Tâm nhưng so sánh với Tâm vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Tín nhưng so sánh với Tín vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Cần nhưng so sánh với Cần vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Niệm nhưng so sánh với Niệm vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Định nhưng so sánh với Định vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Tuệ nhưng so sánh với Tuệ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Pháp chẳng phải Sân nhưng tương đương với Sân vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải Si mà tương đương với Si vẫn có phải chăng? Pháp chẳng phải phiền não mà tương đương với phiền não vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Pháp chẳng phải Xúc mà tương đương với Xúc vẫn có phải chăng? ... Pháp chẳng phải Tuệ nhưng tương đương với Tuệ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
Dứt Ái thích hợp hành ngữ
---
BẤT HIỂN MINH NGỮ (APARINIPPHANNA KATHĀ)
1893.
* Tự ngôn: Sắc thành bất hiển minh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Sắc phi vô thường, phi hữu vi, phi pháp y sinh, phi pháp tận, phi pháp tiêu hoại, phi pháp đạm bạc, phi pháp diệt tận, phi pháp chuyển biến phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Sắc thành vô thường, thành hữu vi, thành y sinh, thành pháp tiêu hoại, thành pháp tận tuyệt, thành pháp đạm bạc, thành pháp diệt vong, thành pháp biến chuyển phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà sắc thành vô thường, thành hữu vi ... thành pháp biến chuyển thời không nên nói sắc thành bất hiển minh như thế.
1894.
* Tự ngôn: Bao nhiêu khổ đó thành hiển minh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thứ nào vô thường thứ ấy Đức Thế Tôn Ngài nói là khổ, sắc cũng vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà thứ nào vô thường thứ đó Đức Thế Tôn Ngài nói rằng khổ và sắc cũng vô thường thời không nên nói những khổ ấy là hiển minh.
1895.
* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Hành, Thức ... Nhãn xứ ... Pháp xứ ... Nhãn giới ... Pháp giới ... Nhãn quyền ...
1896.
* Tự ngôn: Tri cụ tri quyền (aññātāvindriya) thành Phi hiển minh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Tri cụ tri quyền chẳng phải pháp vô thường ... chẳng phải pháp Biến chuyển phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
* Tự ngôn: Tri cụ tri quyền thành pháp vô thường, thành hữu vi ... thành pháp có biến chuyển phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà Tri cụ tri quyền thành pháp vô thường, thành hữu vi, thành y sinh, thành pháp tận tuyệt, thành pháp tiêu hoại, thành pháp đạm bạc, thành pháp diệt vong, thành pháp biến chuyển thời không nên nói Tri cụ tri quyền thành bất hiển minh.
1897.
* Tự ngôn: Những khổ ấy thành hiển minh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Thứ nào vô thường thứ đó Đức Thế Tôn Ngài nói là khổ, Tri cụ tri quyền cũng vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
* Tự ngôn: Nếu mà thứ nào vô thường thứ đó Đức Thế Tôn Ngài mới nói là khổ, Tri cụ tri quyền cũng vô thường thời không nên nói những khổ ấy thành hiển minh.
Dứt bất hiển minh ngữ
Hoàn tất phẩm thứ hai mươi ba
---
HOÀN MÃN BỘ NGỮ TÔNG
Ngày 18 – 11 – 2519, năm Ất Mão
Mong cầu quý vị hảo tâm ủng hộ!
Hồi hướng phước đến Tứ đại thiên vương, và tất cả chúng sanh,
nhất là các vị Chư thiên có oai lực hộ trì tạng Diệu Pháp đặng thạnh hành.
---