PHẨM MƯỜI BA

---

BÁT KIẾP NGỮ (KAPPAṬṬHA KATHĀ)

1513.

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp (kappaṭṭha) phải sống còn đặng luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kiếp sống còn đặng luôn, Đức Phật ra đời đặng luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp phải sống còn đặng luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kiếp sống còn đặng luôn, Tăng chia nhau đặng luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp phải sống còn đặng luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kiếp sống còn đặng luôn, bực người Bát Kiếp tạo nghiệp mà thành nhân sống còn cả kiếp đặng luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp phải sống còn đặng luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kiếp sống còn đặng luôn, bực người Bát Kiếp chết đặng luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp phải sống còn đặng luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phải sống còn luôn kiếp thành phần quá khứ, phải sống còn luôn kiếp thành phần vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp phải sống còn đặng luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phải sống còn luôn 2 kiếp, phải sống còn luôn 3 kiếp, phải sống còn luôn 4 Kiếp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp phải sống còn đặng luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp khi kiếp đang bị lửa cháy thời đi đâu? Phản ngữ: Đi đến thế giới khác.

* Tự ngôn: Thành người đã chết mất hay là đi đến hư không đặng. Phản ngữ: Thành người đã chết mất.

* Tự ngôn: Nghiệp mà thành nhân sống còn luôn kiếp là nghiệp cho quả đời sau sau luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đi đến hư không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp là người có thần thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp là người có thần thông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp đặng tiến hóa Dục như ý túc, đặng tiến hóa Cần như ý túc, đặng tiến hóa Tâm như ý túc, đặng tiến hóa Thẩm như ý túc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1514.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng bực người Bát Kiếp phải sống còn đặng luôn cả kiếp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bực người Bát Kiếp tức là người phá hòa hợp Tăng, sẽ phải đi ác đạo, sẽ phải đi Địa ngục, người ưa thích trong cách chia bọn, không nương đổ trong Pháp, vẫn tránh xa Pháp, thành biên cương, thành cõi an khương lìa hành giả, y đã còn làm cho Tăng hòa phân tán, sẽ chôn vùi trong lửa Địa ngục luôn cả kiếp”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó, bực người Bát Kiếp cũng phải sống còn đặng luôn cả kiếp chớ gì.

Dứt Bát kiếp ngữ

---

THIỆN TÂM PHẢN CHUYỂN NGỮ (KUSALACITTA PATILĀBHA KATHĀ)

1515.

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp không thể trở đặng tâm thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp có thể bố thí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người Bát Kiếp có thể bố thí thời không nên nói bực người Bát Kiếp không thể trở đặng tâm thiện.

1516.

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp không thể trở đặng tâm thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Bát Kiếp có thể cho y ... có thể cho bát ... có thể cho tọa cụ ... có thể cho y dược, vật dụng, có thể cho đồ nhai, có thể cho đồ ăn, có thể cho đồ uống, có thể lạy Pháp, có thể đem đến bông cây, đồ thơm, đồ thoa nơi tháp ... có thể sắp cách cúng dường bảo tháp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người Bát Kiếp có thể sắp cách cúng dường bảo tháp thời không nên nói bực người Bát Kiếp không thể trở đặng tâm thiện. Như đây...

1517.

* Phản ngữ: Bực người Bát Kiếp có thể trở đặng tâm thiện phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người Bát Kiếp có thể phản chuyển đặng tâm thiện mà thành cách ra khỏi tâm bất thiện là nhân sống còn luôn cả kiếp đó phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có thể trở đặng tâm thiện thành ra Sắc giới ... thành ra Vô sắc giới ... thành ra siêu thế phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

Dứt Tâm thiện phản chuyển ngữ

---

VÔ GIÁN BẤT HIỆP NGỮ (ANANTARĀPAYUTTA KATHĀ)

1518.

* Phản ngữ: Bực người sai khiến làm nghiệp vô gián có thể lướt vào đến chánh nhứt định (Sammattaniyāma) đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có thể lướt vào đến tà nhứt định (Micchattaniyāma) và chánh nhứt định đặng cả hai thứ phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Bực người sai khiến tạo nghiệp vô gián có thể lướt vào đến chánh nhứt định đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nghiệp đó đặng sai khiến cho làm rồi đã gây sự ép uổng tâm, đã cho sự buồn rầu sanh ra phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà nghiệp đó đặng sai cho làm rồi gây sự ép uổng tâm rồi và đã làm cho tâm buồn rầu sanh ra thời không nên nói bực người dạy cho tạo nghiệp vô gián có thể lướt vào đến chánh nhứt định đặng.

1519.

* Tự ngôn: Bực người dạy cho tạo nghiệp vô gián thành người không đáng sẽ lướt đến chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Họ đặng giết mẹ, đặng giết cha, đặng giết La Hán, đặng chích máu thân Phật, còn phá hòa hợp Tăng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người dạy cho tạo nghiệp vô gián đã nghĩ nghiệp ấy đã đặng bớt tâm ép uổng, hạn chế đặng ưu sầu thành người không đáng sẽ lướt đến chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Họ đặng giết mẹ, đặng giết cha ... còn làm cho Tăng chia rẽ nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người dạy cho họ tạo nghiệp vô gián đã nghĩ nghiệp ấy rồi, đã bớt đặng tâm ép uổng, hạn chế sự sầu não rồi thời thành người không đáng sẽ lướt đến chánh nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp đó đã đặng bỏ qua, sự ép uổng tâm cũng đã đặng bớt, sự sầu não cũng hạn chế rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nghiệp đó đã đặng dứt nghỉ, sự ép uổng tâm cũng đặng bớt rồi, sự buồn rầu cũng đã đặng hạn chế thời không nên nói rằng bực người sai cho kẻ khác tạo nghiệp vô gián, đã dứt nghỉ nghiệp ấy bớt tâm ép uổng rồi, đã hạn chế sự ưu sầu, đặng thành người không đáng để sẽ lướt đến chánh nhứt định.

1520.

* Phản ngữ: Bực người sai cho nghiệp vô gián có thể lướt đến chánh nhứt định phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Họ đặng sai cho làm nghiệp đó rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà họ đặng sai cho làm nghiệp đó rồi thời không nên nói bực người sai cho làm nghiệp vô gián có thể lướt đến chánh nhứt định đặng.

Dứt Vô gián bất hiệp ngữ

---

QUYẾT ĐỊNH SỞ NHỨT ĐỊNH NGỮ (NIYATASSA NIYĀMA KATHĀ)

1521.

* Tự ngôn: Bực người đã quyết định vẫn lướt đến lối nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người đã nhứt định trong tà lướt đến chánh nhứt định đặng, bực người đã nhứt định trong chánh cũng lướt đến tà nhứt định đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người đã quyết định vẫn lướt đến lối nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đã làm cho đạo phát sanh rồi mới lướt đến lối nhứt định sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đã làm cho Sơ đạo phát sanh rồi mới lướt đến Thất Lai Nhứt Định sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đã làm cho đạo Nhứt Lai ... Đạo Bất Lai ... Đạo La Hán đã sanh rồi mới lướt đến La Hán Nhứt Định sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người làm cho Niệm xứ ... Chánh cần ... Như ý túc ... Quyền ... Lực ... Giác chi phát sanh ra rồi mới lướt đến lối nhứt định sau này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1522.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực người đã quyết định vẫn lướt đến lối nhứt định phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bồ tát không thành người đáng sẽ đắc chứng pháp trong đời đó phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó bực người đã quyết định cũng vẫn lướt đến lối nhứt định chớ gì.

Dứt Quyết định sở nhứt định ngữ

---

CÁI NGỮ (NĪVUTAKATHĀ)

1523.

* Tự ngôn: Người thành bực có Tâm mà cái (nīvaraṇa) đã che ngăn bài trừ cái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thành bực đã có tâm Ái bài trừ Ái, thành bực đã có tâm Sân độc bài trừ Sân, thành bực đã có tâm Si bài trừ Si, thành bực đã có tâm phiền toái bài trừ phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người bài trừ Ái bằng Ái, bài trừ Sân bằng Sân, bài trừ Si bằng Si, bài trừ phiền não bằng phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ái cũng tương ưng với tâm, đạo cũng tương ưng với tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ái thành bất thiện, đạo thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp thành thiện và pháp thành bất thiện, pháp có lỗi và pháp không có lỗi, pháp thô sơ và pháp vi tế, pháp đen và pháp trắng nó thành đối lập nhau, đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp thành thiện và pháp thành bất thiện, pháp có lỗi và pháp không lỗi, pháp thô sơ và pháp vi tế, pháp đen và pháp trắng mà thành cừu địch nhau, đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, bốn cách này xa nhau rất xa nhau. Bốn cách đó là chi? Trời và đất là điều thứ nhứt xa nhau rất xa nhau ... bởi thế đó pháp của trí thức mới xa lìa phi trí thức”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp thành thiện và thành bất thiện ... đến gặp nhau chớ gì.

1524.

* Tự ngôn: Người thành bực có Tâm cái đã che ngăn bài trừ cái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Phíc-khú đó trong lúc tâm đã đình trụ thành tâm thanh tịnh trong sạch, không có phiền não là cơ quan nịnh hót, có Tùy phiền não đã lìa rồi thành tâm nhu nhuyến thích hợp với công chuyện, đình trụ đã dẫn đến pháp dĩ nhiên không lay động, thế này vẫn chong tâm đến để đặng trí thành cơ quan dứt hết tất cả lậu”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói người thành bực có cái mà đã trùm che rồi bài trừ cái.

1525.

* Phản ngữ: Chớ nên nói người thành bực có Tâm cái đã che ngăn rồi bài trừ cái phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Phíc-khú ấy vẫn biết thế này, vẫn thấy thế này tâm giải thoát có thể lìa Dục lậu và tâm giải thoát có thể lìa Vô minh lậu”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó người cũng thành bực đã có tâm cái trùm che rồi mới bài trừ cái chớ gì.

Dứt cái ngữ

---

HỘI DIỆN NGỮ (SAMMUKHĪBHŪTA KATHĀ)

1526.

* Tự ngôn: Người thành bực có tâm hội hiệp với triền bài trừ triền đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người thành bực đã có tâm Ái rồi bài trừ Ái, thành bực đã có tâm Sân độc rồi bài trừ Sân độc, thành bực đã có tâm Si rồi bài trừ Si, thành bực đã có tâm phiền toái rồi bài trừ phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người bài trừ Ái bằng Ái, bài trừ Sân bằng Sân, bài trừ Si bằng Si, bài trừ phiền não bằng Phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ái cũng tương ưng với tâm, đạo cũng tương ưng với tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ái thành bất thiện, đạo thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp thành thiện và pháp thành bất thiện, pháp có lỗi và pháp không lỗi, pháp thô sơ và pháp vi tế, pháp đen và pháp trắng mà thành cừu địch nhau lại gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp thành thiện và pháp thành bất thiện, pháp có lỗi và pháp không có lỗi, pháp thô sơ và pháp vi tế, pháp đen và pháp trắng mà thành cừu địch nhau, đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, bốn cách này xa nhau rất xa nhau. Bốn cách đó là chi? Tức là trời và đất, đây là cách thứ nhứt xa nhau rất xa nhau ... vì thế đó nên pháp của trí thức mới xa lìa phi trí thức”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp thành thiện và pháp thành bất thiện đến gặp nhau.

1527.

* Tự ngôn: Người thành bực có tâm hội hiệp với triền mới bài trừ triền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Phíc-khú đó trong lúc tâm đã đình trụ ... thế này tâm chăm chú để đặng trí thành cơ quan tuyệt dứt tất cả Lậu”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói bực người có tâm hiệp hội với triền bài trừ triền.

1528.

* Phản ngữ: Chớ nên nói người có tâm hiệp hội với triền bài trừ triền phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Khi Phíc-khú đó đang biết thế này, đang thấy thế này tâm vẫn giải thoát hẳn lìa Dục lậu ... Tâm vẫn giải thoát hẳn lìa Vô minh lậu”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó người cũng thành bực có tâm hội hiệp với triền bài trừ triền chớ gì.

Dứt Hội diện ngữ

---

NHẬP THIỀN THÍCH THÀNH CẢNH NGỮ (SAMĀPANNO ASSĀDETI KATHĀ)

1529.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền vẫn vui thích, sự vui thích ưa mến trong thiền là có thiền thành cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiền đó thành cảnh của thiền đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thiền đó thành cảnh của thiền đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đụng chạm Xúc đó bằng Xúc đó, hưởng Thọ đó bằng Thọ đó, nhớ Tưởng đó bằng Tưởng đó, Tư cố quyết đó bằng Tư đó, Tâm tính đó bằng Tâm đó, suy xét Tầm đó bằng Tầm đó, Tứ gìn giữ đó bằng Tứ đó, hưởng Hỷ đó bằng Hỷ đó, nhớ Niệm đó bằng Niệm đó, tỏ ngộ Tuệ đó bằng Tuệ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vui mừng ưa thích trong thiền cũng tương ưng với tâm mà thiền cũng tương ưng với tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vui thích trong thiền thành bất thiện mà thiền là thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp thành thiện và thành bất thiện, pháp có lỗi và pháp không lỗi, pháp thô sơ và pháp vi tế, pháp đen và pháp trắng mà thành cừu địch nhau, đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp thành thiện và thành bất thiện, pháp có lỗi và pháp không lỗi, pháp thô sơ và pháp vi tế, pháp đen và pháp trắng mà thành cừu địch nhau, đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, bốn cách này xa nhau rất xa nhau. Bốn cách đó là chi? Cách thứ nhứt trời và đất xa nhau rất xa nhau ... bởi thế đó nên pháp của trí thức mới xa lìa phi trí thức”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp thành thiện và pháp thành bất thiện, pháp có lỗi và pháp không lỗi, pháp thô sơ và pháp vi tế, pháp đen và pháp trắng mà thành cừu địch nhau, đến gặp nhau.

1530.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng người nhập thiền vẫn vui mừng mà sự vui mừng ưa thích trong thiền là có thiền làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Phíc-khú trong pháp luật này tĩnh ly chư dục đắc Sơ thiền, y vui mừng trong thiền ấy, ưa thích thiền ấy và gặp sự vui mừng lòng với thiền ấy. Đắc chứng Nhị thiền bên trong thanh tịnh do vắng lặng Tầm, Tứ ... Đắc Tam thiền ... Đắc Tứ thiền ... y vui mừng với thiền ấy, ưa thích thiền ấy và gặp sự mừng lòng với thiền ấy”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó bực nhập thiền cũng vui thích mà sự vui thích, ưa mến trong thiền ấy cũng có thiền làm cảnh chớ gì!

Dứt nhập thiền thích thành cảnh ngữ

---

PHI CẢNH ÁI NGỮ (ASĀTARĀGA KATHĀ)

1531.

* Tự ngôn: Cách vui mừng trong sự vật không ưa thích vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh thành người rất ưa thích trong khổ vẫn có, cũng có thứ ưa thích hy vọng tìm tòi kiếm khổ, chui vùi trong khổ sống còn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh thành bực người rất vui thích trong lạc, vẫn cũng có thứ ưa hy vọng tìm kiếm tầm lạc, trầm miếng sống còn theo lạc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà tất cả chúng sanh thành người rất ưa thích lạc cũng có thứ ưa hy vọng tìm kiếm tầm lạc, trầm miếng đình trụ trong lạc thời không nên nói cách vui thích trong sự vật không đáng ưa mến vẫn có như đây.

1532.

* Tự ngôn: Cách vui thích trong sự vật không ưa thích vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái tùy miên nương trong khổ thọ, Phẫn tùy miên nương trong lạc thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ái tùy miên ngủ ngầm trong lạc thọ, Phẫn tùy miên ngủ ngầm trong khổ thọ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ái tùy miên ngủ ngầm trong lạc thọ, Phẫn tùy miên ngủ ngầm trong khổ thọ thời không nên nói cách vui thích trong sự vật không ưa vẫn có như đây.

1533.

* Phản ngữ: Chớ nên nói sự ưa thích trong sự vật không vừa lòng vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Người đó gặp sự vui thích hoặc sự buồn bã thế này rồi thọ hưởng cách nào một cách, hoặc khổ hoặc lạc, hoặc phi khổ phi lạc, họ hớn hở dồi dào trầm miếng đình trụ theo thọ ấy”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó cách ưa thích trong sự vật không vừa lòng cũng vẫn có chớ gì.

Dứt Phi cảnh ái ngữ

---

PHÁP ÁI VÔ KÝ NGỮ (DHAMMATAṂHĀ ABYĀKATĀTIKATHĀ)

1534.

* Tự ngôn: Pháp ái là vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành vô ký quả, thành vô ký tố, thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1535.

* Tự ngôn: Pháp ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh ái ... Khí ái, Vị ái ... Xúc ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1536.

* Tự ngôn: Sắc ái là bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp ái là bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh ái ... Xúc ái thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp ái thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1537.

* Tự ngôn: Pháp ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái mà Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng là bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu Ái mà Đức Thế Tôn Ngài có phán là bất thiện thời không nên nói pháp Ái là vô ký.

1538.

* Tự ngôn: Pháp ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự Tham, Đức Thế Tôn Ngài có phán là bất thiện và Pháp ái cũng là sự tham phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự tham, Đức Thế Tôn Ngài có phán là bất thiện và pháp Ái cũng là sự tham thời không nên nói pháp Ái là vô ký.

1539.

* Tự ngôn: Tham tức là pháp Ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham tức là Sắc ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tham tức là pháp Ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham tức là Thinh ái ... tức là Xúc ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1540.

* Tự ngôn: Tham là Sắc ái thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham tức là pháp Ái thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tham tức là Thinh ái ... tức là Xúc ái thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham tức là pháp Ái thành pháp bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1541.

* Tự ngôn: Pháp ái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Ái nào làm sự sanh nữa hành động cùng với sự vọng dục với mãnh lực sự phơi phới, rất phơi phới trong cảnh ấy. Ái như trình bày đây tức là Dục ái, Hữu ái, Ly hữu ái”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp Ái là vô ký.

1542.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng pháp Ái là vô ký phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nó thành Ái trong pháp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà nó thành Ái trong pháp, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng pháp Ái là vô ký.

Dứt Pháp ái vô ký ngữ

---

PHÁP ÁI PHI KHỔ TẬP NGỮ (DHAMMATAṆHĀ NA DUKKHASAMUDAYOTI KATHĀ)

1543.

* Tự ngôn: Pháp ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh ái ... Khí ái ... Vị ái ... Xúc ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1544.

* Tự ngôn: Sắc ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh ái ... Khí ái ... Vị ái ... Xúc ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái, Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Thành Khổ Tập” phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ái, Đức Thế Tôn Ngài có nói: “là Khổ Tập” thời không nên nói pháp Ái không thành Khổ Tập.

1545.

* Tự ngôn: Pháp ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự tham, Đức Thế Tôn Ngài có nói là Khổ Tập và pháp Ái cũng là sự tham phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự tham, Đức Thế Tôn Ngài có nói là Khổ Tập và pháp Ái cũng là tham thời không nên nói pháp Ái không thành Khổ Tập.

1546.

* Tự ngôn: Tham tức là pháp Ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham tức là Sắc ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tham tức là pháp Ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham tức là Thinh ái, tức là Khí ái ... tức là Vị ái ... tức là Xúc ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1547.

* Tự ngôn: Tham tức là Sắc ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham tức là pháp Ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tham tức là Thinh ái ... tức là Xúc ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham tức là pháp Ái thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1548.

* Tự ngôn: Pháp ái không thành Khổ Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Ái nào làm cho sanh nữa hành vi với sự vọng dục, với mãnh lực hớn hở, rất hớn hở trong cảnh đó. Ái như nói đây tức là Dục ái, hữu Ái, Ly hữu Ái”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp Ái không thành Khổ Tập như đây.

1549.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng pháp Ái không thành Khổ Tập phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nó thành Ái trong pháp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà nó thành Ái trong pháp thời không nên nói pháp Ái không thành Khổ Tập như đây.

Dứt Pháp ái phi khổ tập ngữ

Dứt Phẩm thứ mười ba

---

PHẨM MƯỜI BỐN

---

THIỆN, BẤT THIỆN LIÊN KẾT NGỮ (KUSALĀKUSALAPAṬISANDAHANA KATHĀ)

1550.

* Tự ngôn: Thiện căn nối theo Bất thiện căn đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm khi nào phát sanh của bất thiện, sự nhớ tưởng ... chính sự cố tâm ấy để đặng phát sanh của thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Căn Thiện nối theo căn Bất thiện đặng nhưng không nên nói sự nhớ tưởng ... sự cố tâm chi để đặng phát sanh của bất thiện, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm, chính cái đó để đặng sự phát sanh của thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiện phát sanh cho người không nhớ tưởng ... không cố tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thiện phát sanh cho người đang nhớ tưởng ... Người đang cố tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thiện phát sanh cho những người đang nhớ tưởng đang cố tâm thời không nên nói căn Thiện nối theo căn Bất thiện.

1551.

* Tự ngôn: Căn Thiện nối theo căn Bất thiện đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bất thiện vẫn sanh ra cho người tác ý không khéo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiện sanh ra với người tác ý không khéo (ayoniso manasikāra) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thiện sanh ra cho người tác ý khéo (yoniso manasikāra) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thiện sanh ra cho người tác ý khéo thời không nên nói căn Thiện nối theo căn Bất thiện đặng như đây.

1552.

* Tự ngôn: Căn Thiện vẫn nối theo căn Bất thiện đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ly dục tưởng (Nekkhammasaññā) sanh đặng theo thứ lớp của dục tưởng (kāmasaññā), phi Sân độc tưởng phát sanh theo thứ lớp của Sân độc tưởng, bất hại tưởng phát sanh theo thứ lớp của độc hại tưởng, Từ phát sanh theo thứ lớp của Sân độc, Bi phát sanh theo thứ lớp của độc hại, Tùy hỷ phát sanh theo thứ lớp của ganh tỵ, Xả phát sanh theo thứ lớp của phẫn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1553.

* Tự ngôn: Căn Bất thiện nối tiếp căn Thiện đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm nào để làm cho sanh của thiện sự nhớ tưởng ... sự cố tâm ấy hầu để sanh ra cho căn Bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Căn Bất thiện nối căn Thiện đặng nhưng không nên nói sự nhớ tưởng ... sự cố tâm nào có thể phát sanh của thiện thì sự nhớ tưởng ... sự cố tâm ấy để đặng phát sanh của bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Căn Bất thiện sanh ra cho người không nhớ tưởng ... người không cố ý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bất thiện phát sanh cho người đang nhớ tưởng ... người đang cố ý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bất thiện sanh ra cho người đang nhớ tưởng ... người đang cố ý thời không nên nói căn Bất thiện tiếp nối căn Thiện đặng.

1554.

* Tự ngôn: Căn Bất thiện tiếp nối căn Thiện đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiện sanh ra cho người tác ý khéo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bất thiện sanh ra cho người tác ý khéo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bất thiện sanh ra cho người tác ý không khéo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bất thiện sanh ra cho người tác ý không khéo thời không nên nói căn Bất thiện vẫn tiếp nối căn Thiện đặng như đây.

1555.

* Tự ngôn: Căn Bất thiện tiếp nối căn Thiện đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục tưởng sanh ra đặng theo thứ lớp của ly dục tưởng, Sân độc tưởng sanh ra đặng theo thứ lớp của vô Sân độc tưởng, độc hại tưởng sanh ra đặng theo thứ lớp của bất hại tưởng, Sân độc phát sanh đặng theo thứ lớp của Từ, độc hại phát sanh đặng theo thứ lớp của Bi, ganh tỵ phát sanh đặng theo thứ lớp của Tùy hỷ, phẫn phát sanh đặng theo thứ lớp của Xả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1556.

* Phản ngữ: Chớ nên nói căn Thiện nối tiếp căn Bất thiện đặng, căn Bất thiện nối tiếp căn Thiện đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Tâm vọng dục ngay vật chất đó cũng phải vọng dục ngay trong vật chất ấy. Phai lãng vọng dục ngay trong vật nào cũng vọng dục ngay trong vật ấy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà tâm vọng dục ngay trong vật nào cũng dời đổi vọng dục ngay trong vật ấy; dời đổi vọng dục ngay trong vật nào thời vọng dục ngay trong vật ấy. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng căn Thiện nối tiếp căn Bất thiện đặng, căn Bất thiện nối tiếp căn Thiện đặng.

Dứt Thiện, bất thiện liên kết ngữ

---

LỤC NHẬP SANH NGỮ (SAḶĀYATANUPPATTI KATHĀ)

1557.

* Tự ngôn: Lục nhập sanh trong thai mẹ không trước không sau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có thân thể lớn nhỏ đều đủ, có quyền mà không đều đồng vào trong thai mẹ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1558.

* Tự ngôn: Nhãn nhập phát sanh đồng với cái tâm tìm kiếm tái tục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tay, chân, đầu, lỗ tai, lỗ mũi, miệng, răng cũng sanh ra đồng đều với cái tâm tìm kiếm tái tục phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ nhập ... Tỷ nhập ... Thiệt nhập sanh ra đồng với cái tâm tìm kiếm tái tục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tay, chân, đầu, lỗ tai, lỗ mũi, miệng, răng cũng lập thành đồng với cái tâm tìm kiếm tái tục phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1559.

* Phản ngữ: Nhãn nhập phát sanh cho chúng sanh những người ở trong thai mẹ nơi phía sau phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chúng sanh người ở trong thai mẹ tạo nghiệp để đặng nhãn trong bụng mẹ phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nhĩ nhập ... Tỷ nhập ... Thiệt nhập sanh cho chúng sanh người ở trong thai mẹ nơi phía sau phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chúng sanh người ở trong thai mẹ đó tạo nghiệp để đặng lưỡi trong thai mẹ phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Tóc, lông, móng, răng, xương sanh cho chúng sanh người ở trong bụng mẹ nơi phía sau phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chúng sanh người ở trong bụng mẹ tạo nghiệp để đặng xương trong bụng mẹ phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

1560.

* Tự ngôn: Chớ nên nói tóc, lông, móng, răng, xương sanh cho chúng sanh người ở trong thai mẹ nơi phía sau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Chúng sanh người sanh trong thai mẹ sơ khởi thành tinh trùng, từ nơi tinh trùng trên thành như bọt, từ nơi những bọt biến thành cục thịt nhỏ, từ nơi cục thịt nhỏ biến thành cục thịt lớn, từ nơi cục thịt lớn phát hiện ra ngũ chi cho đến tóc, lông và trong thời gian bà mẹ ăn vật chi như là cơm nước và đồ ăn với cơm thời con trẻ ở trong thai mẹ đó lớn lên do vật thực mẹ ăn như là cơm nước và đồ ăn với cơm của bà mẹ đứa trẻ ăn. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó tóc, lông, móng, răng, xương cũng sanh cho chúng sanh nương ở trong thai mẹ nơi phía sau chớ gì.

Dứt Lục nhập sanh ngữ

---

VÔ GIÁN DUYÊN NGỮ (ANANTARAPACCAYAKATHĀ)

1561.

* Tự ngôn: Nhĩ thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố ý cái chi để đặng sanh ra của Nhãn thức, sự nhớ tưởng ... sự cố ý ấy để đặng phát sanh ra Nhĩ thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bởi Nhĩ thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Nhãn thức, thế đó mới không nên nói sự nhớ tưởng ... sự cố ý nào để đặng phát sanh ra Nhãn thức, sự nhớ tưởng ... sự cố ý để đặng phát sanh ra Nhĩ thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ thức phát sanh cho người đang không nhớ tưởng ... Người không cố ý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ thức phát sanh cho người đang nhớ tưởng ... cho người đang cố ý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Nhĩ thức vẫn sanh ra cho người đang nhớ tưởng ... Người đang cố ý thời không nên nói rằng Nhĩ thức sanh đặng trong thứ lớp của Nhãn thức.

1562.

* Tự ngôn: Nhĩ thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức vẫn sanh cho người tác ý với ấn chứng là sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ thức sanh cho người tác ý với ấn chứng là sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1563.

* Tự ngôn: Nhãn thức chỉ có sắc làm cảnh, không có thứ khác làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ thức chỉ có sắc làm cảnh, không có thứ khác làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn thức phát sanh do nương nhãn và sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ thức sanh ra do nương nhãn và sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ thức sanh ra do nương nhãn và sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng Nhĩ thức sanh ra do nương nhãn và sắc. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.

* Tự ngôn: Nói rằng Nhãn thức sanh ra do nương nhãn và sắc. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng Nhãn thức sanh ra do nương nhãn và sắc, như đây là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói rằng Nhĩ thức sanh ra do nương nhãn và sắc.

* Tự ngôn: Nhĩ thức sanh đặng trong thứ lớp của Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức cái đó, Nhĩ thức cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1564.

* Tự ngôn: Thiệt thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Nhĩ thức ... Thiệt thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Tỷ thức ...

1565.

* Tự ngôn: Thân thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Thiệt thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố ý cái nào để đặng sanh ra của Thiệt thức, sự nhớ tưởng ... sự cố ý đó để đặng phát sanh cho Thân thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do Thân thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Thiệt thức thế đó mới không nên nói sự nhớ tưởng ... sự cố ý cái nào để đặng sanh ra của Thiệt thức, sự nhớ tưởng ... sự cố ý đó để đặng sanh ra của Thân thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân thức sanh ra cho người khi không nhớ tưởng ... người khi không cố ý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân thức vẫn phát sanh cho người đang nhớ tưởng ... người đang cố ý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thân thức vẫn phát sanh cho người bực đang nhớ tưởng ... bực đang cố ý thời không nên nói Thân thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Thiệt thức.

1566.

* Tự ngôn: Thân thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Thiệt thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiệt thức vẫn sanh ra cho bực người tác ý với ấn chứng là vị phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân thức sanh ra do bực người tác ý với ấn chứng là vị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thiệt thức chỉ có vị làm cảnh, còn thứ khác làm cảnh không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân thức chỉ có vị làm cảnh, không có thứ khác làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thiệt thức sanh ra đặng do nhờ miếng ăn và vị phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân thức sanh ra đặng do nương miếng ăn và vị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân thức sanh ra đặng do nương đồ ăn và vị phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng Thân thức sanh ra đặng do nương đồ ăn và vị. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.

* Tự ngôn: Nói rằng Thiệt thức sanh ra đặng do nương đồ ăn và vị. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng: “Thiệt thức sanh ra do nương đồ ăn và vị, như đây là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói Thân thức sanh ra do nương vật ăn và vị.

* Tự ngôn: Thân thức sanh ra đặng trong thứ lớp của Thiệt thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiệt thức cái đó, Thân thức cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1567.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng Ngũ thức sanh ra trong thứ lớp cùng nhau với nhau phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cũng có người múa hát đờn ca, thấy sắc luôn, nghe tiếng luôn, hửi hơi luôn, nếm vị luôn, đụng chạm xúc luôn vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà có người múa hát, nổi nhạc thấy sắc luôn, nghe tiếng luôn, hửi hơi luôn, nếm vị luôn, đụng chạm xúc luôn vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Ngũ thức sanh ra trong thứ lớp cùng nhau vậy.

Dứt Vô Gián duyên ngữ

---

THÁNH SẮC NGỮ (ARIYARŪPA KATHĀ)

1568.

* Tự ngôn: Thánh sắc nương Sắc tứ đại sung phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thánh sắc thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc tứ đại sung thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc tứ đại sung thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc Thánh thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc Thánh nương sắc Tứ đại sung phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc Thánh thành phi cảnh lậu (anāsava), thành phi cảnh triền (asaññojaniya), thành phi cảnh phược (anoganthanīya), thành phi cảnh bộc (anoghanīya), thành phi cảnh phối (ayoganīya), thành phi cảnh cái (anīvaranīya), thành phi cảnh khinh thị (aparāmaṭṭha), thành phi cảnh thủ (anupādāniya), thành phi cảnh phiền não (asaṅkilesika) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc tứ đại sung thành phi cảnh lậu ... thành phi cảnh phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc tứ đại sung thành cảnh lậu, thành cảnh triền ... thành cảnh phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc Thánh thành cảnh lậu, thành cảnh triền ... thành cảnh phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1569.

* Phản ngữ: Chớ nên nói sắc Thánh nương sắc Tứ đại sung phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, sắc mỗi thứ nào như là sắc Tứ đại sung và sắc mà nương Tứ đại sung”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó sắc Thánh cũng nương sắc Tứ đại sung chớ gì.

Dứt Sắc Thánh ngữ

---

BẤT ĐỒNG TÙY MIÊN NGỮ (AÑÑO ANUSAYOTI KATHĀ)

1570.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên là một thứ, Dục ái già cái (Kāmarāgapariyuṭṭhāna) cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái là một thứ, Dục ái già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái cái đó, Dục ái già cái cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên cái đó, Dục ái già cái cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1571.

* Tự ngôn: Phẫn tùy miên là một thứ, Phẫn già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phẫn là một thứ, Phẫn già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Phẫn là cái đó, Phẫn già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phẫn tùy miên là cái đó, Phẫn già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1572.

* Tự ngôn: Ngã mạn tùy miên là một thứ, Ngã mạn già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngã mạn là một thứ, Ngã mạn già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngã mạn là cái đó, Ngã mạn già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngã mạn tùy miên là cái đó, Ngã mạn già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1573.

* Tự ngôn: Tà kiến tùy miên là một thứ, Tà kiến già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tà kiến là một thứ, Tà kiến già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tà kiến là cái đó, Tà kiến già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tà kiến tùy miên là cái đó, Tà kiến già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1574.

* Tự ngôn: Hoài nghi tùy miên là một thứ, Hoài nghi già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hoài nghi là một thứ, Hoài nghi già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi là cái đó, Hoài nghi già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hoài nghi tùy miên là cái đó, Hoài nghi già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1575.

* Tự ngôn: Hữu ái tùy miên là một thứ, hữu Ái già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: hữu Ái là một thứ, hữu Ái già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: hữu Ái là cái đó, hữu Ái già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hữu ái tùy miên là cái đó, hữu Ái già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1576.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên là một thứ, Vô minh già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh là một thứ, Vô minh già cái cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh là cái đó, Vô minh già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên là cái đó, Vô minh già cái cũng là cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1577.

* Phản ngữ: Chớ nên nói tùy miên là một thứ, già cái cũng là một thứ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Phàm phu trong khi tâm thành thiện hoặc vô ký đang hành động có thể nói rằng người ấy có tùy miên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có thể nói người ấy có tâm do già cái trùm che phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó tùy miên cũng một thứ, già cái cũng là một thứ chớ gì.

* Tự ngôn: Phàm phu trong khi tâm thành thiện hoặc vô ký đang hành vi có thể nói rằng người ấy có ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nên nói có tâm mà già cái trùm che phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó ái cũng một thứ, già cái cũng một thứ chớ gì.

Dứt Bất đồng tùy miên ngữ

---

GIÀ CÁI BẤT TƯƠNG ƯNG TÂM NGỮ (PARIYUṬṬHĀNA CITTAVIPPAYUTTANTI KATHĀ)

1578.

* Tự ngôn: già cái (Pariyuṭṭhāna) bất tương ưng tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: già cái bất tương ưng tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm có Ái, tâm có Sân, tâm có Si ... Tâm thành bất thiện, tâm phiền toái không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tâm hữu Ái, tâm hữu Sân, tâm hữu Si ... Tâm thành bất thiện, tâm phiền toái vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà tâm có Ái, tâm có Sân, tâm có Si ... Tâm thành bất thiện, tâm phiền toái vẫn có thời không nên nói già cái bất tương ưng tâm như đây.

Dứt già cái bất tương ưng tâm ngữ

---

LIÊN QUAN LUÂN HỒI NGỮ (PARIYĀPANNA KATHĀ)

1579.

* Tự ngôn: Sắc ái vẫn ngủ ngầm trong Sắc giới, liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc ái thành pháp tìm tòi tài sản, thành pháp tìm tòi đi sanh, thành pháp cơ quan trụ lạc trong hiện đời (diṭṭhadhamma) đồng đáo, sanh chung, điều hòa, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng căn với tâm, tìm tòi tài sản với tâm, tìm tòi đi sanh với tâm, thành cơ quan trụ lạc kiến pháp (diṭṭhadhamma) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm tòi đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ lạc trong hiện đời, sẽ đồng đáo, sanh chung, điều hòa, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng cảnh với cái tâm phi tìm tòi tài sản, với cái tâm phi tìm tòi đi sanh, với cái tâm phi cơ quan trụ lạc trong hiện đời phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Dục ái không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm tòi đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ lạc trong hiện đời ... sẽ đồng cảnh ... với tâm Phi cơ quan trụ lạc hiện đời thời không nên nói Sắc ái vẫn ngủ ngầm trong Sắc giới, liên quan trong Sắc giới.

1580.

* Tự ngôn: Sắc ái ngủ ngầm trong Sắc giới, liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh ái ngủ ngầm trong Thinh giới, liên quan trong Thinh giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc ái ngủ ngầm trong Sắc giới, liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khí ái ... Vị ái ... Xúc ái ngủ ngầm trong Xúc giới, liên quan trong Xúc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1581.

* Tự ngôn: Thinh ái ngủ ngầm trong Thinh giới, nhưng không nên nói liên quan trong Thinh giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc ái ngủ ngầm trong Sắc giới, nhưng không nên nói liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khí ái ... Vị ái ... Xúc ái ngủ ngầm trong Xúc giới, nhưng không nên nói liên quan trong Xúc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc ái ngủ ngầm trong Sắc giới, nhưng không nên nói liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1582.

* Tự ngôn: Vô sắc ái ngủ ngầm trong Vô sắc giới, liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô sắc ái thành pháp tìm tòi tài sản, thành pháp tìm tòi đi sanh, thành pháp cơ quan trụ lạc hiện đời, đồng đáo, sanh chung, điều hòa, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng cảnh với cái tâm tìm tòi tài sản, với cái tâm tìm tòi đi sanh, với cái tâm thành cơ quan trụ lạc trong hiện thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô sắc ái sẽ thành pháp tìm tòi tài sản, sẽ thành pháp tìm tòi đi sanh, sẽ thành pháp cơ quan trụ lạc trong hiện đời ... sẽ đồng cảnh ... với tâm thành cơ quan trụ lạc hiện đời cũng chẳng phải đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sắc ái không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm tòi đi sanh ... phi đồng cảnh ... chẳng phải với tâm thành cơ quan trụ pháp lạc trong hiện đời thời không nên nói Vô sắc ái ngủ ngầm trong Vô sắc giới, liên quan trong Vô sắc giới.

1583.

* Tự ngôn: Vô sắc ái ngủ ngầm trong Vô sắc giới, liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh ái ngủ ngầm trong Thinh giới, liên quan trong Thinh giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô sắc ái ngủ ngầm trong Vô sắc giới, liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khí ái ... Vị ái ... Xúc ái ngủ ngầm trong Xúc giới, liên quan trong Xúc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1584.

* Tự ngôn: Thinh ái ngủ ngầm trong Thinh giới, nhưng không nên nói liên quan trong Thinh giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô sắc ái ngủ ngầm trong Vô sắc giới nhưng không nên nói liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khí ái ... Vị ái ... Xúc ái ngủ ngầm trong Xúc giới nhưng không nên nói liên quan trong Xúc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô sắc ái ngủ ngầm trong Vô sắc giới nhưng không nên nói liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1585.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Sắc ái ngủ ngầm trong Sắc giới, liên quan trong Sắc giới; Vô sắc ái ngủ ngầm trong Vô sắc giới liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dục ái ngủ ngầm trong Dục giới, liên quan trong Dục giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Dục ái ngủ ngầm trong Dục giới, liên quan trong Dục giới, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc ái ngủ ngầm trong Sắc giới, liên quan trong Sắc giới; Vô sắc ái ngủ ngầm trong Vô sắc giới liên quan trong Vô sắc giới.

Dứt Liên quan luân hồi ngữ

---

VÔ KÝ NGỮ (ABYĀKATA KATHĀ)

1586.

* Tự ngôn: Tà kiến là vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành vô ký, thành vô ký tố, thành sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tà kiến là vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc mà tương ưng với Tà kiến thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tà kiến thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Tư ... Tâm mà tương ưng với Tà kiến thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1587.

* Tự ngôn: Xúc mà tương ưng với Tà kiến thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tà kiến thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Tâm mà tương ưng với Tà kiến thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tà kiến thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1588.

* Tự ngôn: Tà kiến thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tà kiến không có quả, không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tà kiến có quả, có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Tà kiến có quả, có dị thục quả thời không nên nói Tà kiến là vô ký.

1589.

* Tự ngôn: Tà kiến là vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả lỗi, Đức Thế Tôn Ngài phán là có Tà kiến thành thứ rất hơn hết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà tất cả lỗi, Đức Thế Tôn Ngài nói có Tà kiến rất hơn hết, thời không nên nói Tà kiến là vô ký.

1590.

* Tự ngôn: Tà kiến là vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Vaccha, chính Tà kiến là bất thiện, Chánh kiến là thiện”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói Tà kiến là vô ký.

1591.

* Tự ngôn: Tà kiến là vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Punna, ta nói thú hướng (gati) của bực người thành Tà kiến chỉ một thứ nào trong hai thứ là địa ngục hoặc bàng sanh”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói Tà kiến là vô ký như đây.

1592.

* Phản ngữ: Chớ nên nói Tà kiến là vô ký phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Vaccha, nói rằng đời này bên đây, ta không đặng dự ngôn, nói rằng đời này tiêu mất đây ta cũng không đặng dự ngôn, nói rằng đời này có chỗ tột nói rằng đời này không có chỗ tột, nói rằng linh hồn cái đó khác mạng sống cũng cái đó, nói rằng linh hồn khác mạng sống khác, nói rằng chúng sanh sau khi chết vẫn còn, nói rằng chúng sanh sau khi chết không còn, nói rằng chúng sanh sau khi chết còn cũng có, không còn cũng có, nói rằng chúng sanh sau khi chết còn cũng không phải, không còn cũng không phải, như đây Ta cũng không đặng dự ngôn”. Thế này là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó Tà kiến cũng là vô ký chớ gì.

1593.

* Tự ngôn: Tà kiến là vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, hoặc thân nghiệp nào mà thành Tà kiến nguyện vọng cho đầy đủ theo Tà kiến ... hoặc khẩu nghiệp nào ... hoặc ý nghiệp nào ... mà người Tà kiến nguyện vọng cho đầy đủ theo Tà kiến, hoặc Tư (cetanā) nào, hoặc hy vọng nào, hoặc sự quyết tâm nào, hoặc những hành (Saṅkhāra) nào của người Tà kiến, tất cả những pháp ấy vẫn hành vi đều để quả mà không đáng mong mỏi, không đáng ưa, không đáng thích ý, hầu để đồ mà không thành liên quan lợi ích để đặng khổ”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói Tà kiến là vô ký chớ gì.

Dứt Vô ký ngữ

---

BẤT LIÊN QUAN LUÂN HỒI NGỮ (APARIYĀPANNA KATHĀ)

1594.

* Tự ngôn: Tà kiến thành bất liên quan luân hồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành đạo Dự Lưu, thành quả Dự Lưu, thành đạo Nhứt Lai, thành quả Nhứt Lai, thành đạo Bất Lai, thành quả Bất Lai, thành đạo La Hán, thành quả La Hán, thành Niệm xứ, thành Chánh cần, thành Như ý túc, thành Quyền, thành Lực, thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1595.

* Phản ngữ: Chớ nên nói Tà kiến là bất liên quan luân hồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Phàm phu có thể nói rằng người xa lìa vọng dục trong tất cả dục phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nên nói rằng người xa lìa Tà kiến phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó Tà kiến thành bất liên quan luân hồi chớ gì.

Dứt Bất liên quan luân hồi ngữ

Hết Phẩm mười bốn

---

PHẨM MƯỜI LĂM

---

DUYÊN KHỞI NGỮ (PACCAYA KATHĀ)

1596.

* Tự ngôn: Sự thành duyên (paccaya) Ngài sắp hạn chế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thẩm (vimansā) thành nhân và thành trưởng luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thẩm thành nhân (hetu) và thành trưởng (adhipati) luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Nhân duyên (Hetupaccaya) và thành duyên bằng Trưởng duyên (adhipatipaccaya).

1597.

* Tự ngôn: Dục trưởng thành trưởng của pháp đồng sanh (sahajātadhamma) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Dục trưởng (chandādhipati) thành trưởng nơi pháp đồng sanh, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Đồng Sanh duyên.

1598.

* Tự ngôn: Cần trưởng (Viriyadhipati) thành trưởng nơi pháp đồng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Cần trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Đồng Sanh duyên.

* Tự ngôn: Cần trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành quyền luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Cần trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành quyền luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Quyền duyên.

1599.

* Tự ngôn: Cần trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành chi của đạo luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Cần trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành chi của đạo luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Đạo duyên (Maggapaccaya).

1600.

* Tự ngôn: Tâm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Tâm trưởng (Cittādhipati) thành trưởng nơi pháp đồng sanh, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Đồng Sanh duyên (Sahajātapaccaya).

1601.

* Tự ngôn: Tâm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành thực (āhāra) luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Tâm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành thực luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Thực duyên (Āhārapaccaya).

1602.

* Tự ngôn: Tâm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành quyền luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Tâm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành quyền luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên (Adhipatipaccaya) và thành duyên bằng Quyền duyên (Indrīyapaccaya).

1603.

* Tự ngôn: Thẩm trưởng (Vimaṅsādhipati) thành trưởng nơi pháp đồng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thẩm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Đồng Sanh duyên.

1604.

* Tự ngôn: Thẩm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành quyền luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thẩm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành quyền luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Quyền duyên.

1605.

* Tự ngôn: Thẩm trưởng thành trưởng nơi pháp đồng sanh và thành chi của đạo luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thẩm trưởng làm Trưởng nơi pháp đồng sanh và thành chi của đạo luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Đạo duyên.

1606.

* Tự ngôn: Sát-na phản khán làm Pháp Thánh (ariyadhamma) cho nặng, phát sanh ra và làm Pháp Thánh ấy cho thành cảnh luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sát-na phản khán (paccavekkhaṇā) làm Thánh Pháp (ariyadhamma) cho đặng phát sanh ra và làm Thánh Pháp đó cho thành cảnh luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng (Thánh Pháp) thành duyên bằng Trưởng duyên và thành duyên bằng Cảnh duyên (ārammaṇapaccaya).

1607.

* Tự ngôn: Pháp thiện trước kia thành duyên bằng Vô Gián duyên (Anantarapaccaya) nơi pháp đồng sanh sau sau và thành cố hưởng (āsevana) luôn đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp thiện trước trước thành duyên bằng Vô Gián duyên của pháp thiện sau sau và thành cố hưởng luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Vô Gián duyên và thành duyên bằng Cố Hưởng duyên (Āsevanapaccaya).

1608.

* Tự ngôn: Pháp bất thiện trước trước thành duyên bằng Vô Gián duyên của pháp bất thiện sau sau và thành cố hưởng luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp bất thiện trước trước thành duyên bằng Vô Gián duyên của pháp bất thiện sau sau và thành cố hưởng luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Vô Gián duyên và thành duyên bằng Cố Hưởng duyên[5].

1609.

* Tự ngôn: Pháp vô ký tố (kiriyā) sanh trước trước thành duyên bằng Vô Gián duyên cho pháp vô ký tố sanh sau sau mà thành cố hưởng luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp vô ký tố trước trước thành duyên bằng Vô Gián duyên của pháp vô ký tố sau sau và thành cố hưởng luôn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thành duyên bằng Vô Gián duyên và thành duyên bằng Cố Hưởng duyên (Āsevanapaccaya).

1610.

* Phản ngữ: Chớ nên nói sự thành duyên Ngài hạn chế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thành duyên bằng Nhân duyên cũng đặng, thành duyên bằng Cảnh duyên cũng đặng, thành duyên bằng Vô Gián duyên cũng đặng, thành duyên bằng Liên Tiếp duyên cũng đặng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì sự thành duyên Ngài cũng hạn chế chớ gì.

Dứt Duyên khởi ngữ

---

HỔ TƯƠNG DUYÊN NGỮ (AÑÑAMAÑÑAPACCAYAKATHĀ)

1611.

* Tự ngôn: Hành sanh do Vô minh làm duyên trọn đó không nên nói hẳn do Hành làm duyên mới sanh ra Vô minh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh sanh chung với Hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Vô minh sanh chung với Hành, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tuy nhiên do Vô minh làm duyên mới sanh Hành đặng, tuy nhiên do Hành làm duyên mới sanh Vô minh đặng.

1612.

* Tự ngôn: Thủ sanh do Ái làm duyên trọn đó không nên nói hẳn do Thủ làm duyên mới sanh Ái đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái sanh đồng với Thủ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ái sanh chung với Thủ, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng hẳn do Ái làm duyên mới sanh ra Thủ đặng, hẳn do Thủ làm duyên thời Ái sanh đặng.

1613.

* Phản ngữ: Lời nói: “Này chư Phíc-khú, do Lão và Tử làm duyên mới sinh ra Sanh (jāti), do Sanh làm duyên mới có Hữu”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Không có.

* Phản ngữ: Nếu thế đó Hành cũng sanh do Vô minh làm duyên trọn đó không nên nói hẳn bởi Hành làm duyên Vô minh mới sanh đặng; Thủ sanh do Ái làm duyên trọn đó không nên nói hẳn do Thủ làm duyên mới sanh ra Ái đặng.

1614.

* Tự ngôn: Lời nói: “Này chư Phíc-khú, do Thức làm duyên mới sanh ra Danh Sắc, hẳn do Sanh Sắc làm duyên thời mới sanh Thức đặng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó Hành cũng sanh ra hẳn do Vô minh làm duyên,Vô minh cũng sanh ra hẳn do Hành làm duyên, Thủ cũng sanh ra hẳn do Ái làm duyên, Ái cũng sanh ra hẳn do Thủ làm duyên chớ gì.

Dứt Hổ tương duyên ngữ

---

KỲ GIAN NGỮ (ADDHĀKATHĀ)

1615.

* Tự ngôn: Kỳ gian (Addhā) đã thành tựu thật tướng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Thọ ... thành Tưởng ... thành Hành ... thành Thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Kỳ gian quá khứ thật tướng thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Thọ ... thành Tưởng ... thành Hành ... thành Thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Kỳ gian (Addhā) vị lai thành tựu thật tướng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Thọ ... thành Tưởng ... thành Hành ... thành Thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Kỳ gian hiện tại là thành tựu thật tướng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Thọ ... thành Tưởng ... thành Hành ... thành Thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức nơi quá khứ thành Kỳ gian phần quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kỳ gian phần quá khứ thành năm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỗ thành vị lai thành Kỳ gian phần vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kỳ gian phần vị lai thành năm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức nơi thành hiện tại là Kỳ gian phần hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kỳ gian phần hiện tại thành năm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngũ uẩn mà thành quá khứ là Kỳ gian phần quá khứ; Ngũ uẩn mà thành vị lai là Kỳ gian phần vị lai, Ngũ uẩn mà thành hiện tại là Kỳ gian phần hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kỳ gian thành mười lăm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thập nhị xứ mà thành quá khứ là Kỳ gian phần quá khứ, Thập nhị xứ mà thành vị lai là Kỳ gian phần vị lai, Thập nhị xứ mà thành hiện tại là Kỳ gian phần hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kỳ gian có ba mươi sáu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thập bát giới mà thành quá khứ là Kỳ gian phần quá khứ, Thập bát giới mà thành vị lai là Kỳ gian phần vị lai, Thập bát giới mà thành hiện tại là Kỳ gian phần hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kỳ gian thành năm mươi bốn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhị thập nhị quyền mà thành quá khứ là Kỳ gian phần quá khứ, Nhị thập nhị quyền mà thành vị lai là Kỳ gian phần vị lai, Nhị thập nhị quyền mà thành hiện tại là Kỳ gian phần hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Kỳ gian (addhā) thành lục thập lục (66) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1616.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng: “Kỳ gian (addhā) là thật tướng thành tựu phải chăng?” Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Ngữ Tông (kathāvatthu) có ba thứ. Ba thứ ra sao? Người nên thuật lời mở mối Kỳ gian phần quá khứ như vầy: “Kỳ gian mà đã luống qua thành rồi thế này” hoặc như đây nên tường thuật mở mối Kỳ gian phần vị lai như vầy: “Kỳ gian phần vị lai sẽ là thế này” hoặc như đây nên tường thuật mở mối Kỳ gian phần hiện tại hiện nay như vầy: “Hiện tại vẫn là trong hiện nay thế này” hoặc như đây. Này chư Phíc-khú, Ngữ Tông (kathāvatthu) có ba thứ như thế vậy”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó Kỳ gian cũng là chân tướng thành tựu chớ gì.

Dứt Kỳ gian ngữ

---

SÁT-NA KỲ GIAN ĐIỂM ĐIỂM NGỮ (KHAṆALAYAMUHUTTA KATHĀ)

1617.

* Tự ngôn: Sát-na (khaṇa) thành thật tướng thành tựu, Kỳ gian (laya) là thật tướng thành tựu, Điểm điểm (muhutta) là thật tướng thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Thọ ... thành Tưởng ... thành Hành ... thành Thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1618.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Điểm điểm (muhutta) là thật tướng thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Ngữ Tông (Kathāvatthu) có 3 thứ. Ba thứ ra sao? Người nên nói mở mối Kỳ gian (addhā) phần quá khứ như vầy “Kỳ gian mà đã qua đặng thành rồi thế này”, hoặc như đây nên nói mởi mối Kỳ gian phần vị lai như vầy: “Kỳ gian phần vị lai sẽ là thế này”, hoặc như đây nên tường thuật mở mối Kỳ gian hiện tại nơi bây giờ như vầy: “Hiện Tại vẫn có nơi bây giờ thế này”, hoặc như đây. Này chư Phíc-khú, Ngữ Tông ba thứ như thế này vậy. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó Điểm điểm (chút xíu) cũng là thật tướng thành tựu chớ gì.

Dứt Sát-na kỳ gian ddiểm điểm ngữ

---

LẬU NGỮ (ĀSAVA KATHĀ)

1619.

* Tự ngôn: Tứ lậu không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành Sơ đạo, thành Sơ quả ... thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chớ nên nói Tứ lậu không thành cảnh của lậu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Những lậu ấy thành cảnh của lậu bằng những lậu nào thì những lậu ấy vẫn có một phần khác nửa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thứ đó thì Tứ lậu cũng không thành cảnh của lậu chớ gì.

Dứt Lậu ngữ

---

LÃO TỬ NGỮ (JARĀMARAṆA KATHĀ)

1620.

* Tự ngôn: Lão tử của pháp siêu thế cũng thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành Sơ đạo, thành Sơ quả ... thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Lão tử của Sơ đạo cũng thành Sơ đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Lão tử của Sơ đạo cũng thành Sơ đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử Sơ quả cũng thành Sơ quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Lão tử của đạo Nhứt Lai ... của quả Nhứt Lai ... của đạo Bất Lai ... của quả Bất Lai ... của đạo La Hán cũng thành đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Lão tử của đạo La Hán cũng thành đạo La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử của quả La Hán cũng thành quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Lão tử của Niệm xứ, của Chánh cần, của Như ý túc, của Quyền, của lực ... Lão tử của Giác chi cũng thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1621.

* Phản ngữ: Chớ nên nói Lão tử của pháp siêu thế cũng thành siêu thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó cũng thành siêu thế chớ gì.

Dứt Lão tử ngữ

---

TƯỞNG HƯỞNG NGỮ (SAÑÑĀVEDAYITA KATHĀ)

1622.

* Tự ngôn: Tưởng hưởng nhập thiền Diệt thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành đạo, thành quả, thành Níp-bàn, thành Sơ đạo, thành Sơ quả ... thành Giác chi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Chớ nói rằng Tưởng hưởng (Saññāvedayita) nhập thiền Diệt thành siêu thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thành hiệp thế phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó cũng thành siêu thế chớ gì.

Dứt Tưởng hưởng ngữ

---

TƯỞNG HƯỞNG NGỮ THỨ HAI (DUTIYASAÑÑĀVEDAYITAKATHĀ)

1623.

* Tự ngôn: Tưởng hưởng nhập thiền Diệt thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Thọ ... thành Tưởng ... thành Hành ... thành Thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1624.

* Phản ngữ: Chớ nên nói Tưởng hưởng nhập thiền Diệt thành hiệp thế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thành siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó cũng là hiệp thế chớ gì.

Dứt Tưởng hưởng ngữ thứ hai

---

TƯỞNG HƯỞNG NGỮ THỨ BA (TATIYA SAÑÑĀ VEDAYITA KATHĀ)

1625.

* Tự ngôn: Bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng đáng chết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc mà sanh trong khi chết lần chót, Thọ mà sanh trong khi chết lần chót, Tưởng mà sanh trong khi chết lần chót, Tư mà sanh trong khi chết lần chót, Tâm mà sanh trong khi chết lần chót của bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tâm mà sanh trong khi chết lần chót của người nhập thiền Diệt thọ tưởng không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tâm sanh trong khi chết lần chót của người nhập thiền Diệt thọ tưởng không có, thời không nên nói người nhập thiền Diệt thọ tưởng đáng chết như đây.

1626.

* Tự ngôn: Bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng đáng chết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tâm của người nhập thiền Diệt thọ tưởng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tâm của người nhập thiền Diệt thọ tưởng không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người không có Xúc có cách đáng làm cho chết, bực người không có Thọ có cách làm cho chết ... bực người không có Tâm có cách làm cho chết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có Xúc có cách đáng làm cho chết ... bực người có Tâm có cách làm cho chết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người có Xúc có cách làm cho chết ... bực người có Tâm có cách làm cho chết thời không nên nói bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng đáng làm cho chết như đây.

1627.

* Tự ngôn: Bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng đáng làm cho chết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thuốc độc đáng vào rồi, gươm bén đáng vào rồi, lửa đáng vào rồi trong thân của người nhập thiền Diệt thọ tưởng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thuốc độc không thể vào, gươm bén không thể vào, lửa không thể vào trong thân thể của bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó, thuốc độc không thể vào, gươm đao không thể vào, lửa không thể vào trong thân thể của bực Diệt thọ tưởng thời không nên nói bực nhập thiền Diệt thọ tưởng có thể làm cho chết ...

1628.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền Diệt thọ tưởng có thể làm cho chết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thuốc độc có thể đem vào, gươm đao có thể đem vào, lửa có thể đem vào trong thân của bực nhập thiền Diệt thọ tưởng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Không đặng nhập Diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng không thể làm cho chết phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dĩ nhiên là thành nhân thông dụng là bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng không thể làm cho chết vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không có.

* Phản ngữ: Nếu nói dĩ nhiên vẫn thành nhân thông dụng rằng bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng không thể làm cho chết không có thời không nên nói bực nhập thiền Diệt thọ tưởng không thể làm cho chết ...

1629.

* Tự ngôn: Bực người đầy đủ với Nhãn thức không thể làm cho chết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dĩ nhiên mà thành nhân thông dụng rằng bực đầy đủ với Nhãn thức không thể làm cho chết vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không có.

* Tự ngôn: Nói rằng dĩ nhiên mà thành nhân thông dụng như vầy: “Bực đầy đủ với Nhãn thức không thể làm cho chết không có, thời không nên nói người đầy đủ Nhãn thức không thể làm cho chết”.

Dứt Tưởng hưởng ngữ thứ ba

---

VÔ TƯỞNG HỮU NGỮ (ASAÑÑĀSATTUPIKA KATHĀ)

1630.

* Tự ngôn: Nhập thiền Diệt thọ tưởng là nhân cho vào đến Vô tưởng hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Căn Thiện tức là Vô tham, căn Thiện tức là Vô sân, căn Thiện tức là Vô si, Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ của bực nhập thiền Diệt thọ tưởng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Căn Thiện tức là căn Vô tham, căn Thiện tức là Vô sân ... Tuệ bực người nhập thiền không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà căn Thiện tức là Vô tham, căn Thiện tức là Vô sân, căn Thiện tức là Vô si, Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ của bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng không có thời không nên nói nhập thiền Diệt thọ tưởng là nhân làm cho đến Vô tưởng hữu.

1631.

* Tự ngôn: nhập thiền Diệt thọ tưởng là nhân cho vào đến Vô tưởng hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tâm của bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tâm của bực người nhập thiền Diệt thọ tưởng không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người không có Xúc cũng có cách tiến hóa đạo đặng ... bực người không có Tâm cũng có cách tiến hóa đạo đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có Xúc có cách tiến hóa đạo đặng ... bực người có Tâm có cách tiến hóa đạo đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người có Xúc có cách tiến hóa đạo đặng ... bực người có Tâm có cách tiến hóa đạo đặng thời không nên nói nhập thiền Diệt thọ tưởng là nhân làm cho đến Vô tưởng hữu.

1632.

* Tự ngôn: nhập thiền Diệt thọ tưởng là nhân cho đến Vô tưởng hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi một người nào nhập thiền Diệt thọ tưởng tất cả những người ấy thành người vào đến Vô tưởng hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1633.

* Phản ngữ: Chớ nên nói nhập thiền Diệt thọ tưởng là nhân làm cho đến Vô tưởng hữu phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù trong lúc nhập Diệt này, bực nhập cũng không có Tưởng dĩ nhiên người vào đến Vô tưởng hữu ấy cũng không có Tưởng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dù rằng trong lúc nhập thiền Diệt này người vào cũng không có Tưởng, dĩ nhiên bực vào đến Vô tưởng hữu đó cũng không có Tưởng, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng nhập Diệt thọ tưởng là nhân làm cho đến Vô tưởng hữu.

Dứt Vô tưởng hữu ngữ

---

NGHIỆP TẠO CHỨA NGỮ (KAMMŪPACAYA KATHĀ)

1634.

* Tự ngôn: Nghiệp là một thứ, sự chất chứa của nghiệp cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc là một thứ, sự chất chứa của Xúc cũng là một thứ? Thọ là một thứ, sự chất chứa của Thọ cũng là một thứ? Tưởng là một thứ, sự chất chứa của Tưởng cũng là một thứ? Tư là một thứ, sự chất chứa của Tư cũng là một thứ? Tâm là một thứ, sự chất chứa của Tâm cũng là một thứ? Tín là một thứ, sự chất chứa của Tín cũng là một thứ? Cần là một thứ, sự chất chứa của Cần cũng là một thứ? Niệm là một thứ, sự chất chứa của Niệm cũng là một thứ? Định là một thứ, sự chất chứa của Định cũng là một thứ? Tuệ là một thứ, sự chất chứa của Tuệ cũng là một thứ? Ái là một thứ, sự chất chứa của Ái cũng là một thứ? ... Vô úy là một thứ, sự chất chứa của Vô úy cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1635.

* Tự ngôn: Nghiệp là một thứ, sự chất chứa của nghiệp cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp sanh chung với nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp sanh chung với nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp mà thành thiện đồng sanh với nghiệp mà thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp mà thành thiện, đồng sanh với nghiệp mà thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp mà tương ưng với lạc thọ đồng sanh với nghiệp tương ưng lạc thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự chất chứa nghiệp mà tương ưng với khổ thọ ... mà tương ưng với phi khổ phi lạc đồng sanh với nghiệp mà tương ưng với phi khổ phi lạc thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp đồng sanh với nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp mà thành bất thiện đồng sanh với nghiệp thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp mà thành bất thiện đồng sanh với nghiệp thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp mà đồng sanh với lạc thọ, đồng sanh với nghiệp tương ưng lạc thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp mà tương ưng với khổ thọ ... mà tương ưng với phi khổ phi lạc thọ đồng sanh với nghiệp tương ưng với phi khổ phi lạc thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1636.

* Tự ngôn: Nghiệp đồng sanh với Tâm và tâm biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp đồng sanh với Tâm và sự chất chứa của nghiệp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp đồng sanh với Tâm nhưng sự chất chứa của nghiệp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp đồng sanh với Tâm nhưng nghiệp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1637.

* Tự ngôn: Nghiệp đồng sanh với Tâm và khi tâm diệt, nghiệp cũng hư hoại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp đồng sanh với Tâm và khi tâm diệt cách chất chứa của nghiệp cũng hư hoại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1638.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp đồng sanh với Tâm nhưng khi tâm diệt thời sự chất chứa của nghiệp không hư hoại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp đồng sanh với Tâm, nhưng khi tâm diệt nghiệp không hư hoại phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp có sự chất chứa của nghiệp cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp cái đó, sự chất chứa của nghiệp cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp có cách chất chứa của nghiệp cũng có, và dị thục quả cũng sanh từ sự chất chứa của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp cái đó, sự chất chứa của nghiệp cũng cái đó vậy, dị thục quả của nghiệp cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi nghiệp có sự chất chứa của nghiệp cũng có và dị thục quả cũng sanh từ sự chất chứa của nghiệp luôn cả dị thục quả cũng biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự chất chứa của nghiệp không có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dị thục quả không có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp là một thứ, sự chất chứa của nghiệp cũng là một thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Puṇṇa, cũng có người trong đời này tạo chứa thân hành mà hoặc có sự ép uổng, hoặc không có sự ép uổng; tạo chứa khẩu hành ... Ý hành mà có sự ép uổng hoặc không có sự ép uổng. Người ấy khi tạo chứa thân hành mà hoặc có sự ép uổng hoặc không ép uổng; tạo chứa khẩu hành ... Ý hành mà hoặc đã có sự ép uổng hoặc không ép uổng vẫn vào đến thế giới hoặc ép uổng hoặc không ép uổng; tất cả xúc hoặc có ép uổng hoặc không ép uổng, vẫn đụng chạm bực người vào thế giới hoặc có ép uổng hoặc không ép uổng, người ấy là bực mà tất cả xúc chỗ có ép uổng hoặc không ép uổng đã đụng chạm vẫn hứng chịu hoặc có ép uổng hoặc không ép uổng vui và khổ trộn lẫn nhau như nơi nhân loại, có hạng Chư thiên và có thứ trong đường ác đạo bị hình phạt vẫn còn. Này Puṇṇa sự đưa đến của chúng sanh lớn nhỏ thành như thế này, họ làm nghiệp chi thời họ đến theo nghiệp ấy, tất cả xúc vẫn đụng chạm người đã vào đến ấy. Này Puṇṇa, ta nói rằng tất cả chúng sanh thành người hưởng thừa kế, tất cả chúng sanh là người lãnh di sản của nghiệp vẫn có bằng cách thế này”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói nghiệp là một thứ, sự chứa để của nghiệp cũng là một thứ.

Dứt Nghiệp tạo chứa ngữ

Hết Phẩm mười lăm

Dứt 15.000 chữ phần thứ ba

---

PHẨM MƯỜI SÁU

---

CHINH LỆ NGỮ (NIGGAHA KATHĀ)

1639.

* Tự ngôn: Người khác đè nén tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác đè nén đặng tâm của người khác đừng vọng dục, đừng độc hại, đừng tối mê, đừng phiền muộn như đây phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người khác đè nén tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác đè nén đặng như là Xúc mà đã sanh ra cho người khác đừng diệt mất đi như đây phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người khác đè nén đặng như là Thọ mà đã sanh ra ... Tưởng mà đã sanh ra ... Tư mà đã sanh ra, Tâm mà đã sanh ra, Tín mà đã sanh ra, Cần mà đã sanh ra, Niệm mà đã sanh ra, Định mà đã sanh ra ... Tuệ mà đã sanh ra cho người khác đừng diệt mất đi như thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1640.

* Tự ngôn: Người khác đè nén tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác bài trừ Ái, bài trừ Sân ... bài trừ Vô úy hầu lợi ích cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1641.

* Tự ngôn: Người khác đè nén tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác tiến hóa Đạo, tiến hóa Niệm xứ ... tiến hóa Giác chi hầu lợi ích cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1642.

* Tự ngôn: Người khác vẫn đè nén tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác chăm chú biết Khổ, bài trừ Tập, làm cho rõ Diệt, còn làm cho Đạo phát sanh hầu lợi ích cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1643.

* Tự ngôn: Người khác đè nén tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác thành người làm cho người khác vui và khổ, người khác làm cho một người khác nửa hưởng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1644.

* Tự ngôn: Người khác đè nén tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Người tạo tội với tự mình vẫn sầu khổ với chính mình, tự mình không làm tội chính mình vẫn sạch sẽ, sự sạch sẽ hay không sạch sẽ thành của phần mình, người khác sẽ làm cho người khác trong sạch không đặng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó cũng không nên nói người khác đè nén tâm đặng cho người khác như thế vậy.

1645.

* Phản ngữ: Chớ nên nói người khác đè nén tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người bực đắc chứng sự thành người có sức mạnh vẫn có, người mà thành bực có sự chuyên môn vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà người bực đắc chứng sự thành người có sức mạnh vẫn có, người mà thành bực có sự chuyên môn vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng người khác đè tâm của người khác đặng.

Dứt Chinh lệ ngữ

---

PHÒ TRÌ NGỮ (PAGGAHA KATHĀ)

1646.

* Tự ngôn: Người khác phò trì (paggaha) tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác phò trì đặng như vầy: “Tâm của người khác đừng vọng dục, đừng độc hại, đừng tối mê, đừng phiền muộn như thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1647.

* Tự ngôn: Người khác phò trì tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác còn làm cho căn thiện là Vô tham sanh ra, còn làm cho căn thiện là Vô sân sanh ra, còn làm cho căn thiện là Vô si sanh ra, còn làm cho Tín sanh ra, còn làm cho Cần sanh ra, còn cho Niệm sanh ra, còn cho Định sanh ra, còn làm cho Tuệ sanh ra cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1648.

* Tự ngôn: Người khác phò trì tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác phò trì để đặng như vầy: “Xúc mà đã sanh ra cho người khác đừng diệt mất như thế” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người khác phò trì để đặng như vầy: “Thọ mà đã sanh ra ... Tuệ mà đã sanh ra cho người khác đừng diệt mất như thế” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1649.

* Tự ngôn: Người khác phò trì tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác bài trừ Ái, bài trừ Sân, bài trừ Si ... bài trừ Vô úy hầu lợi ích cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1650.

* Tự ngôn: Người khác phò trì tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác tiến hóa Đạo, tiến hóa Niệm xứ ... tiến hóa Giác chi hầu lợi ích cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1651.

* Tự ngôn: Người khác phò trì tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác chăm chú biết Khổ ... còn cho Đạo phát sanh hầu lợi ích cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1652.

* Tự ngôn: Người khác phò trì tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác thành bực làm cho người khác lạc, khổ; người khác làm cho một người khác nữa hưởng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người khác phò trì tâm của người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Người tự mình ... người khác làm cho người khác trong sạch không đặng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói người khác phò trì tâm của người khác đặng. Phản ngữ: Phải rồi.

1653.

* Phản ngữ: Chớ nên nói người khác phò trì tâm của người khác đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người đắc chứng thành người sức mạnh vẫn có, mà thành bực chuyên môn vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực người đắc chứng thành kẻ sức mạnh vẫn có, người mà thành bực chuyên môn vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng người khác phò trì tâm của người khác đặng.

Dứt Phò trì ngữ

---

LẠC PHÚ NGỮ (SUKHĀNUPYADĀNA KATHĀ)

1654.

* Tự ngôn: Người khác giao sự vui cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác giao sự khổ cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người khác giao sự khổ cho người khác không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác giao sự vui cho người khác không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người khác giao sự vui cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác giao sự vui của mình cho người khác, giao sự vui của người khác khác, hoặc giao sự vui của người hưởng đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người khác giao sự vui của mình cho người khác cũng chẳng phải, giao sự vui của người khác khác cũng chẳng phải, giao sự vui của bực người hưởng đó cũng chẳng phải phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà người khác giao sự vui của mình cho người khác cũng không phải, giao sự vui của người khác khác cũng không phải, giao sự vui của bực người hưởng đó cũng không phải thời không nên nói người khác giao sự vui cho người khác đặng.

1655.

* Tự ngôn: Người khác giao sự vui cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác thành bực làm cho người khác lạc và khổ, người khác làm cho một người khác nữa hưởng quả đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1656.

* Tự ngôn: Chớ nên nói người khác giao sự vui cho người khác đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngài Udāyī có nói như vầy: “Đức Thế Tôn của chúng ta, Ngài hạn chế tất cả pháp khổ cho người đặng nhiều ư? Đức Thế Tôn của chúng ta, Ngài bố thí tất cả pháp lạc cho người rất nhiều ư? Đức Thế Tôn của chúng ta, Ngài ban bố pháp lành cho tất cả rất nhiều ư”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó người khác cũng giao sự vui cho người khác đặng chớ gì.

Dứt Lạc phú ngữ

---

TẬP ĐỈNH TÁC Ý NGỮ (ADHIGGAYHAMANASIKĀRA KATHĀ)

1657.

* Tự ngôn: Tác ý gom vót (adhiggayha) đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hiểu rõ nơi Tâm ấy bằng Tâm ấy đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hiểu rõ nơi Tâm ấy bằng Tâm ấy đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hiểu rõ nơi Tâm ấy bằng Tâm ấy, nói tâm như thế đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hiểu rõ nơi Tâm ấy bằng Tâm ấy, nói Tâm như thế đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm ấy thành cảnh của Tâm ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tâm ấy thành cảnh của Tâm ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đụng chạm Xúc ấy bằng Xúc ấy ... bằng Thọ ấy ... bằng Tưởng ấy ... bằng Tư ấy ... bằng Tâm ấy, bằng Tầm ấy ... bằng Tứ ấy ... bằng Hỷ ấy ... bằng Niệm ấy ... hiểu rõ Tuệ ấy bằng Tuệ ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý quá khứ như vầy, quá khứ vẫn như đây. Cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý quá khứ như vầy, quá khứ vẫn như đây. Cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai vẫn như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hợp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý quá khứ như vầy, quá khứ vẫn như đây, cũng tác ý hiện tại như vầy, hiện tại như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý quá khứ như vầy, quá khứ vẫn như đây, cũng tác ý hiện tại như vầy, hiện tại như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý quá khứ như vầy, quá khứ vẫn như đây, cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai như đây, cũng tác ý hiện tại như vầy, hiện tại như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý quá khứ như vầy, quá khứ vẫn như đây, cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai như đây đặng, tác ý hiện tại như vầy, hiện tại như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của tam Xúc ... của tam Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý vị lai như vầy, vị lai vẫn như đây, cũng tác ý quá khứ như vầy, quá khứ như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý vị lai như vầy, vị lai vẫn như đây, cũng tác ý quá khứ như vầy, quá khứ như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý vị lai như vầy, vị lai vẫn như đây, cũng tác ý hiện tại như vầy, hiện tại như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý vị lai như vầy, vị lai vẫn như đây, cũng tác ý hiện tại như vầy, hiện tại như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý vị lai như vầy, vị lai vẫn như đây, cũng tác ý quá khứ như vầy, quá khứ như đây, tác ý hiện tại như vầy, hiện tại như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý vị lai như vầy, vị lai vẫn như đây, cũng tác ý quá khứ như vầy, quá khứ đặng như đây, tác ý hiện tại như vầy, hiện tại như đây đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của tam Xúc ... của tam Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý hiện tại như vầy, hiện tại vẫn như đây, cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai đặng như đây phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý hiện tại như vầy, hiện tại vẫn như đây, cũng tác ý quá khứ như vầy, quá khứ đặng như đây phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý hiện tại như vầy, hiện tại vẫn như đây, cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai đặng như đây phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý hiện tại như vầy, hiện tại vẫn như đây, cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai đặng như đây phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý hiện tại như vầy, hiện tại vẫn như đây, cũng tác ý quá khứ như vầy, quá khứ đặng như đây, cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai đặng như đây phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đang tác ý hiện tại như vầy, hiện tại vẫn như đây, cũng tác ý quá khứ như vầy, quá khứ đặng như đây, cũng tác ý vị lai như vầy, vị lai đặng như đây phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của tam Xúc ... của tam Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1658.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng tác ý gom vót đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Khi nào thấy bằng tuệ như vầy, chư hành vô thường khi đó vẫn chán khổ. Đây là con đường trong sạch. Khi nào thấy bằng trí tuệ như vầy, chư hành là khổ, khi đó mới chán nản khổ, đây là con đường trong sạch. Khi nào thấy bằng tuệ như vầy: tất cả pháp vô ngã. Khi đó mới chán trong khổ. Đây là con đường thanh tịnh”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thời tác ý gom vót (adhiggayha manasikāra) đặng chớ gì.

Dứt Tập đỉnh tác ý ngữ

---

SẮC THÀNH NHÂN NGỮ (RŪPAṂ HETŪTI KATHĀ)

1659.

* Tự ngôn: Sắc thành nhân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành nhân tức là Vô tham phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành nhân tức là Vô sân ... thành nhân tức là Vô si, thành nhân tức là Tham, thành nhân tức là Sân, thành nhân tức là Si phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành nhân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Sắc đó không có thời không nên nói sắc thành nhân.

1660.

* Phản ngữ: Vô tham thành nhân, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô tham ấy vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc thành nhân, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự cố ý của sắc ấy vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô sân thành nhân, Vô si thành nhân, Tham thành nhân, Sân thành nhân, Si thành nhân, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Si ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành nhân, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1661.

* Tự ngôn: Sắc thành nhân, thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô tham thành nhân, nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô tham ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành nhân nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô sân thành nhân, Vô si thành nhân, Tham thành nhân, Sân thành nhân, Si thành nhân, nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Si ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1662.

* Phản ngữ: Chớ nên nói Sắc thành nhân phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Tất cả Sắc tứ đại sung thành nhân, thành nơi nương tựa của tất cả Sắc Y sinh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Sắc tứ đại sung thành nhân bằng cách nương đỡ của tất cả Sắc Y sinh, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc thành nhân.

Dứt Sắc thành nhân ngữ

---

SẮC HỮU NHÂN NGỮ (RŪPASAHETUKANTI KATHĀ)

1663.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp hữu nhân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp hữu nhân bằng nhân Vô tham phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành pháp hữu nhân bằng nhân Vô sân ... bằng nhân là Vô si ... bằng nhân là Tham ... bằng nhân là Sân ... bằng nhân là Si phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1664.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp hữu nhân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có thời không nên nói Sắc thành pháp hữu nhân.

1665.

* Tự ngôn: Vô tham thành pháp hữu nhân, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô tham ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp hữu nhân, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô sân thành pháp hữu nhân ... Vô si, Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ, Tham, Sân, Si, Ngã mạn, Tà kiến, Hoài nghi, Hôn trầm, Điệu cử, Vô tàm, Vô úy thành pháp hữu nhân, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố ý của Vô úy ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp hữu nhân, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1666.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp hữu nhân, nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô tham thành pháp hữu nhân, nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô tham ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành pháp hữu nhân, nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của pháp ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô sân thành pháp hữu nhân ... Vô úy thành pháp hữu nhân nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô úy ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1667.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng sắc thành pháp hữu nhân phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc thành pháp hữu duyên (sappaccaya) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà sắc thành pháp hữu duyên, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc thành pháp hữu nhân.

Dứt Sắc hữu nhân ngữ

---

SẮC THÀNH THIỆN, BẤT THIỆN NGỮ (RŪPAṂ KUSALĀKUSALANTI KATHĀ)

1668.

* Tự ngôn: Sắc thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có thời không nên nói sắc thành thiện.

1669.

* Tự ngôn: Vô tham thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô tham ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô sân thành thiện ... Vô si thành thiện ... Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Tuệ đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1670.

* Tự ngôn: Sắc thành thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố ý của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô tham thành thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô tham ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô sân thành thiện ... Tuệ thành thiện, nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Tuệ ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1671.

* Tự ngôn: Sắc thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có thời không nên nói Sắc thành bất thiện.

1672.

* Tự ngôn: Tham thành bất thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Tham ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành bất thiện, thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sân, Si, Ngã mạn ... Vô úy thành bất thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô úy ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành bất thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1673.

* Tự ngôn: Sắc thành bất thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tham thành bất thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Tham ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành bất thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân, Si, Ngã mạn ... Vô úy thành bất thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô úy ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1674.

*Phản ngữ: Chớ nên nói sắc hoặc thành thiện hoặc thành bất thiện phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thân nghiệp, khẩu nghiệp hoặc thành thiện, hoặc thành bất thiện phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà thân nghiệp, khẩu nghiệp hoặc thành thiện, hoặc thành bất thiện, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng sắc hoặc thành thiện hoặc thành bất thiện.

Dứt Sắc thành thiện, bất thiện ngữ

SẮC THÀNH DỊ THỤC QUẢ NGỮ (RŪPAṂ VIPĀKOTI KATHĀ)

1675.

* Tự ngôn: Sắc thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành chỗ trụ của lạc thọ, thành chỗ trụ của khổ thọ, thành chỗ trụ của phi khổ phi lạc thọ, tương ưng với lạc thọ, tương ưng với khổ thọ, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ, tương ưng với Xúc ... tương ưng với Tâm thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc không thành sở trụ của lạc thọ, không thành sở trụ của khổ thọ ... thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sắc không thành sở trụ của lạc thọ, không thành sở trụ của khổ thọ ... thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có thời không nên nói sắc thành dị thục quả.

1676.

* Tự ngôn: Xúc thành dị thục quả, Xúc thành sở trụ của lạc thọ, thành sở trụ của khổ thọ ... thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Xúc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành dị thục quả, Sắc thành sở trụ của lạc thọ, thành sở trụ của khổ thọ ... thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1677.

* Tự ngôn: Sắc thành dị thục quả nhưng Sắc không thành sở trụ của lạc thọ, không thành sở trụ của khổ thọ ... thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc thành dị thục quả nhưng Xúc không thành sở trụ của lạc thọ, không thành sở trụ của khổ thọ ... thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1678.

* Phản ngữ: Chớ nên nói Sắc thành dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc tức là Tâm và Sở hữu Tâm mà phát sanh ra do người tạo nghiệp để thành dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà pháp tức là Tâm và Sở hữu Tâm nơi sanh ra do người tạo nghiệp để thành dị thục quả, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc mà sanh ra do người tạo nghiệp để thành dị thục quả.

Dứt Sắc thành dị thục quả ngữ

---

SẮC THÀNH SẮC GIỚI, VÔ SẮC GIỚI NGỮ (RŪPAṂ RŪPĀVACARĀRŪPAVACARANTI KATHĀ)

1679.

* Tự ngôn: Sắc thành Sắc giới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp tìm kiếm tài sản, thành pháp tìm kiếm đi sanh, thành pháp cơ quan trụ, thành lạc hiện đời (diṭṭhadhammasukha) đồng đáo, sanh chung, hòa hợp, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng căn với cái tâm tìm tòi tài sản, với cái tâm tìm tòi đi sanh, với cơ quan trụ thành lạc trong hiện đời phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm kiếm đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong hiện thế, sẽ thành pháp đồng đáo, hiệp sanh, điều hòa, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng cảnh với cái tâm tìm tòi tài sản cũng không có với cái tâm tìm kiếm đi sanh cũng không có, với cơ quan trụ thành lạc trong hiện tại cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sắc không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm tòi đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ thành lạc trong hiện đời, sẽ thành pháp đồng đáo, đồng cảnh với tâm cơ quan trụ thành lạc trong hiện đời cũng không có, thời không nên nói sắc thành Sắc giới vẫn có.

1680.

* Tự ngôn: Sắc thành Vô sắc giới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp tìm tòi tài sản, thành pháp tìm tòi đi sanh, thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong đời này, đồng đáo, sanh chung, điều hòa, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng cảnh với cái tâm tìm tòi tài sản, với cái tâm tìm tòi đi sanh, với cái tâm cơ quan trụ thành lạc trong đời này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm kiếm đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong đời này sẽ thành pháp đồng đáo ... đồng cảnh ... với tâm cơ quan trụ, thành lạc trong đời này cũng không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sắc không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm kiếm đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong đời này, sẽ thành pháp đồng đáo ... đồng vật, đồng cảnh ... với tâm cơ quan trụ thành lạc trong đời này cũng không có đặng thời không nên nói Sắc thành Vô sắc giới vẫn có.

1681.

* Phản ngữ: Chớ nên nói sắc thành Sắc giới vẫn có, sắc thành Vô sắc giới vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc mà sanh ra do sự nơi người đặng làm nghiệp thuộc Dục giới để lại, thành Dục giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Sắc phát sanh ra do sự nơi người đặng làm nghiệp thuộc Dục giới để lại thành Dục giới, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc mà sanh ra do nơi người tạo nghiệp thuộc Sắc giới để lại thành Sắc giới, Sắc mà sanh ra do nơi người tạo nghiệp thuộc về Vô sắc giới để lại thành Vô sắc giới.

Dứt Sắc thành Sắc giới, Vô sắc giới ngữ

---

SẮC ÁI SẮC GIỚI, VÔ SẮC ÁI VÔ SẮC GIỚI LIÊN QUAN LUÂN HỒI NGỮ (RŪPARĀGO RŪPADHĀTU PARIYĀPANNOTI ĀDI KATHĀ)

1682.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong sắc liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong sắc thành pháp tìm tòi tài sản, thành pháp tìm kiếm đi sanh, thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong đời này, đồng đáo, sanh chung, điều hòa, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng cảnh với cái tâm tìm tòi tài sản, với cái tâm tìm kiếm đi sanh, với cái tâm cơ quan trụ thành lạc trong đời này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong sắc không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm kiếm đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong đời này, sẽ thành pháp đồng đáo ... đồng vật, đồng cảnh ... cùng với tâm cơ quan trụ, thành lạc trong đời này cũng chẳng có đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự vọng dục trong sắc không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm kiếm đi sanh, không thành pháp cơ quan đình trụ, thành lạc trong đời này, sẽ thành pháp đồng đáo, ... đồng vật, đồng cảnh ... với tâm cơ quan trụ thành lạc trong đời này cũng chẳng đặng thời không nên nói sự vọng dục trong sắc liên quan trong Sắc giới.

1683.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong sắc liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong thinh, liên quan trong Thinh giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong sắc liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong khí ... sự vọng dục trong vị ... sự vọng dục trong xúc liên quan trong Xúc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1684.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong thinh không nên nói liên quan trong Thinh giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong sắc không nên nói liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong khí ... sự vọng dục trong vị ... sự vọng dục trong xúc không nên nói liên quan trong Xúc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong sắc không nên nói liên quan trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1685.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc không nên nói liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc thành pháp tìm tòi tài sản, thành pháp tìm tòi đi sanh, thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong đời này, đồng đáo, sanh chung, điều hòa, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng cảnh với cái tâm tìm tòi tài sản, với cái tâm tìm kiếm đi sanh, với cái tâm cơ quan trụ thành lạc trong đời này phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm kiếm đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong đời này mà thành pháp đồng đáo, ... đồng vật, đồng cảnh ... với tâm cơ quan trụ thành lạc trong đời này cũng không có đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự vọng dục trong sắc không thành pháp tìm tòi tài sản, không thành pháp tìm kiếm đi sanh, không thành pháp cơ quan trụ, thành lạc trong đời này, sẽ thành pháp đồng đáo, hiệp sanh, điều hòa, tương ưng, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng cảnh với cái tâm tìm tòi tài sản cũng chẳng có đặng, với cái tâm tìm tòi đi sanh cũng chẳng có đặng, với tâm cơ quan trụ thành lạc trong đời này cũng chẳng có đặng thời không nên nói sự vọng dục trong Vô Sắc liên quan trong Vô sắc giới.

1686.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc liên quan Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong Thinh liên quan trong Thinh giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong khí ... sự vọng dục trong vị ... sự vọng dục trong xúc liên quan trong Xúc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1687.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong thinh không nên nói liên quan trong Thinh giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc không nên nói liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong khí ... sự vọng dục trong vị ... sự vọng dục trong xúc không nên nói liên quan trong Xúc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vọng dục trong vô sắc không nên nói liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1688.

* Phản ngữ: Chớ nên nói sự vọng dục trong sắc liên quan trong Sắc giới, sự vọng dục trong vô sắc liên quan trong Vô sắc giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sự vọng dục trong dục liên quan trong Dục giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà sự vọng dục trong dục liên quan trong Dục giới, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng sự vọng dục trong sắc liên quan trong Sắc giới, sự vọng dục trong vô sắc liên quan trong Vô sắc giới.

Dứt Sắc ái Sắc giới, Vô sắc ái Vô sắc giới liên quan luân hồi ngữ

Hết phẩm mười sáu