PHẨM THỨ CHÍN

---

THÀNH QUẢ NGỮ (ĀNISAṂSA KATHĀ)

1306.

* Tự ngôn: Bực thấy thành quả (trong Níp-bàn) trừ triền đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đang tác ý đối chư hành theo sự thành của vô thường trừ triền đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà người vẫn tác ý với chư hành theo sự thành của vô thường trừ triền đặng thời không nên nói người thấy thành quả (trong Níp-bàn) trừ triền đặng ... Người vẫn tác ý với chư hành theo sự thành khổ não ... theo sự thành bệnh, theo sự thành mụt nhọt, theo sự thành mũi tên, theo sự thành khó khăn, theo sự thành tật nguyền, theo sự thành như người khác, theo sự thành của gạt gẫm, theo sự thành của hẹp hòi, theo sự thành đồ ép uổng, theo sự thành nạn, theo sự thành trở ngại, theo sự thành đồ lay động, theo sự thành đồ mụt lở, theo sự thành đồ không bền vững, theo sự không thành chỗ chống cự, theo sự không thành chỗ ẩn trốn, theo sự không thành chỗ nương tựa, theo sự không thành chỗ hạn chế nạn, theo sự không thành đồ trống, theo sự thành đồ không, theo sự thành đồ tiêu mất, theo sự thành vô ngã, theo sự thành lỗi ... theo sự thành đồ có đổi thay lẽ thường trừ triền đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà người vẫn tác ý với chư hành bằng sự thành đồ thay đổi thông thường trừ triền đặng thời không nên nói người thấy thành quả (trong Níp-bàn) trừ triền đặng.

* Tự ngôn: Người vẫn tác ý với chư hành theo sự thành đồ không bền luôn, thành bực thấy, thành quả trong Níp-bàn luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người vẫn tác ý với chư hành theo sự thành đồ vô thường luôn, thành bực thấy kết quả trong Níp-bàn luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của hai thứ xúc ... của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người vẫn tác ý với chư hành theo sự thành khổ ... theo sự thành bịnh ... theo sự thành của cách biến đi thông thường luôn thấy kết quả trong Níp-bàn luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người vẫn tác ý với chư hành bằng sự thành đồ biến đi thông thường luôn, thành bực thấy kết quả trong Níp-bàn luôn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của hai thứ xúc ... của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1307.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng người thấy kết quả (trong Níp-bàn) trừ triền đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Phíc-khú trong pháp luật này thành bực quán thấy lạc biết là lạc, có sự ghi nhớ là lạc, chăm chú theo thường thường luôn luôn, không lộn xộn, vẫn để tuệ vào trong Níp-bàn”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó bực thấy kết quả (trong Níp-bàn) cũng trừ triền đặng chớ gì.

Dứt Thành quả ngữ

---

BẤT TỬ CẢNH NGỮ (AMATĀRAMMAṆAKATHĀ)

1308.

* Tự ngôn: triền có bất tử (amata) làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bất tử (amata) thành cảnh của triền, thành cảnh của phược, thành cảnh của bộc, thành cảnh của phối, thành cảnh của cái, thành cảnh của khinh thị, thành cảnh của thủ, thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bất tử không thành cảnh của triền, không thành cảnh của phược ... không thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bất tử không thành cảnh của triền ... không thành cảnh của phiền não thời không nên nói triền có bất tử là cảnh.

1309.

* Tự ngôn: Ái (rāga) mong mỏi bất tử phát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bất tử nơi trụ của ái, cái tâm đáng vui phải ưa mến, phải say mê, phải buộc trói, đáng vẫn lún sụp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bất tử không thành nơi trụ của ái mà tâm không đáng vui, không đáng ưa, không đáng say mê, không bị ràng buộc, không phải vẫn lún sụp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bất tử không thành nơi trụ của ái mà tâm không đáng vui, không đáng ưa thích, không đáng say mê, không đáng ràng buộc, không phải vẫn lún sụp thời không nên nói ái mong mỏi bất tử phát sanh đặng.

1310.

* Tự ngôn: Sân mong mỏi bất tử (amata) phát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bất tử thành sở trụ của sanh, thành sở trụ của sự giận duỗi, thành sở trụ của sự quở trách phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bất tử không thành sở trụ của sân, không thành sở trụ của sự giận, không thành sở trụ của sự quở trách phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bất tử không thành sở trụ của sân, không thành sở trụ của sự giận, không thành sở trụ của sự quở trách thời không nên nói sân mong mỏi bất tử sanh đặng.

1311.

* Tự ngôn: Si mong mỏi bất tử sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bất tử thành sở trụ của si, làm sự không biết, làm sự không thấy liên quan với sự diệt mất của tuệ, hành động trong phía phá tuệ, không hành động hầu đặng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bất tử không thành chỗ trụ của si, không làm sự bất tri liên quan với sự tiến hóa của tuệ, không hiện hành trong phía phá tuệ, hành động để đặng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bất tử không thành sở trụ của si, không làm sự bất tri ... hành động để đặng Níp-bàn thời không nên nói si mong mỏi bất tử phát sanh đặng.

1312.

* Tự ngôn: triền mong mỏi sắc phát sanh đặng và sắc làm cảnh của triền, làm cảnh của phược ... làm cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: triền mong mỏi bất tử sanh ra đặng và bất tử thành cảnh của triền, thành cảnh của phược ... thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1313.

* Tự ngôn: Ái mong mỏi Sắc phát sanh đặng, sắc thành sở trụ của ái mà tâm phải vui phải ưa, phải say mê, phải ràng buộc, phải hằng lún sụp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái mong mỏi bất tử sanh đặng và bất tử thành sở trụ của ái mà tâm phải vui ... phải hằng lún sụp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1314.

* Tự ngôn: Sân mong mỏi sắc phát sanh đặng và sắc là nơi trụ của sân, thành nơi trụ của sự giận hờn, thành nơi trụ của sự quở trách phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân mong mỏi bất tử sanh ra đặng và bất tử thành sở trụ của sân, thành sở trụ của sự giận hờn, thành sở trụ của sự quở trách phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1315.

* Tự ngôn: Si mong mỏi sắc sanh ra đặng và sắc thành sở trụ của si, làm sự bất tri ... không hành động để đặng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Si mong mỏi bất tử sanh ra đặng và bất tử thành sở trụ của si, làm sự bất tri ... không hành động để đặng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1316.

* Tự ngôn: triền mong mỏi bất tử sanh ra đặng, nhưng bất tử không thành cảnh của triền, không thành cảnh của phược, không thành cảnh của bộc, không thành cảnh của phối, không thành cảnh của cái, không thành cảnh của khinh thị, không thành cảnh của thủ, không thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: triền mong mỏi sắc sanh ra đặng, nhưng sắc không thành cảnh của triền, không thành cảnh của phược ... không thành cảnh của phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1317.

* Tự ngôn: Ái mong mỏi bất tử sanh ra đặng, nhưng bất tử không thành sở trụ của ái mà tâm không phải vui mừng, không phải ưa thích, không phải say mê, không đáng ràng buộc, không phải hằng lún sụp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái mong mỏi sắc sanh ra đặng nhưng sắc không thành sở trụ của ái mà tâm không đáng vui mừng ... không hay thường lún sụp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1318.

* Tự ngôn: Sân mong mỏi bất tử sanh ra đặng và bất tử không thành sở trụ của sân, không thành sở trụ của sự giận hờn, không thành sở trụ của sự quở trách phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sân mong mỏi sắc sanh ra đặng, nhưng sắc không thành sở trụ của sân, không thành sở trụ của sự giận hờn, không thành sở trụ của sự quở trách phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1319.

* Tự ngôn: Si mong mỏi bất tử (amata) sanh ra đặng nhưng bất tử không thành sở trụ của Si, không làm sự bất tri ... hành động để đặng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Si mong mỏi bất tử (amata) sanh ra đặng, nhưng bất tử không thành sở trụ của si, không làm sự bất tri ... hành động để đặng Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1320.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng triền có bất tử làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “(Phàm phu...) tưởng tượng biết Níp-bàn theo sự thành Níp-bàn, khi tưởng tượng biết Níp-bàn thành Níp-bàn rồi, vẫn quan trọng Níp-bàn, vẫn quan trọng trong Níp-bàn, vẫn quan trọng thành sự biết Níp-bàn ... vẫn quan trọng biết Níp-bàn là của ta, vẫn thỏa thích Níp-bàn”. Như đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì triền cũng có bất tử làm cảnh chớ gì.

Dứt Bất tử cảnh ngữ

---

SẮC HỮU TRI CẢNH NGỮ (RŪPAṂ SĀRAMMAṆANTI KATHĀ)

1321.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng, sự buộc lòng, sự lưu ý, sự để ý, sự chú ý, sự mong mỏi, sự cố tâm của Sắc đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Sắc đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Sắc đó không có thời không nên nói Sắc thành pháp có biết cảnh.

1322.

* Tự ngôn: Xúc thành pháp có biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Xúc đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp có cảnh, sự nhớ tưởng, sự buộc lòng, ... sự cố tâm của Sắc đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1323.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Tầm, Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ, Ái, Sân, Si, Ngã mạn, Tà kiến, Hoài nghi, Hôn trầm, Điệu cử, Vô tàm ... Vô úy thành pháp có biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Vô úy đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp có biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Sắc đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1324.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp có biết cảnh nhưng sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Sắc đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc thành pháp có biết cảnh, nhưng sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Xúc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1325.

* Tự ngôn: Sắc thành pháp có biết cảnh nhưng sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Sắc đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ, Tưởng ... Vô úy thành pháp có biết cảnh, nhưng sự nhớ tưởng, sự buộc lòng ... sự cố tâm của Vô úy đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1326.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Sắc thành pháp có biết cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sắc thành pháp hữu duyên (sapaccaya) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà sắc thành pháp hữu duyên, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Sắc thành pháp có biết cảnh.

Dứt Sắc hữu tri cảnh ngữ

---

TÙY MIÊN VÔ HỮU CẢNH NGỮ (ANUSAYA ANĀRAMMAṆĀTI KATHĀ)

1327.

* Tự ngôn: tùy miên thành pháp không có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1328.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái che đậy (kāmarāgapariyuṭṭhāna), Dục ái triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái, Dục ái che đậy, Dục ái triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái thành pháp có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên thành pháp có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1329.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Liên hệ trong uẩn nào? Phản ngữ: Liên hệ trong Hành uẩn.

* Tự ngôn: Hành uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Thức uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1330.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên liên quan trong Hành uẩn nhưng thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái liên quan trong Hành uẩn nhưng thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái liên quan trong Hành uẩn và thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên liên quan trong Hành uẩn và thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1331.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên liên quan trong Hành uẩn nhưng thành pháp không biết cảnh, phần Dục ái liên quan trong Hành uẩn và thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần thành pháp biết cảnh, nhưng một phần nữa thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần thành pháp biết cảnh, nhưng một phần thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Thức uẩn một phần thành pháp biết cảnh nhưng một phần nữa thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1332.

* Tự ngôn: Phẩn tùy miên, Ngã mạn tùy miên, Tà kiến tùy miên, Hoài nghi tùy miên, Hữu ái tùy miên, Vô minh tùy miên thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh, Vô minh bộc, Vô minh phối, Vô minh tùy miên, Vô minh che ngăn, Vô minh triền, Vô minh cái thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh, Vô minh bộc, Vô minh phối ... Vô minh cái thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1333.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Liên quan trong uẩn nào? Phản ngữ: Liên quan trong Hành uẩn.

* Tự ngôn: Hành uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Thức uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1334.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên liên quan trong Hành uẩn nhưng thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh liên quan trong Hành uẩn, nhưng thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh liên quan trong Hành uẩn, nhưng thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên liên quan trong Hành uẩn và thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1335.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên liên quan trong Hành uẩn nhưng thành pháp không biết cảnh, còn phần Vô minh liên quan trong Hành uẩn và thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần thành pháp biết cảnh nhưng một phần nữa thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần thành pháp biết cảnh nhưng một phần nữa thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Thức uẩn một phần thành pháp biết cảnh, nhưng một phần nữa thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1336.

* Phản ngữ: Chẳng nên nói tùy miên thành pháp không biết cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Phàm phu khi tâm thành thiện và vô ký đang hiện hành có thể nói đặng rằng thành người có tùy miên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cảnh của tùy miên ấy vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó tùy miên cũng thành pháp không biết cảnh chớ gì.

1337.

* Tự ngôn: Phàm phu khi tâm thành thiện và vô ký đang hiện hành nên nói đặng rằng thành người hữu ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cảnh của ái đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó ái cũng thành pháp không biết cảnh chớ gì.

Dứt tùy miên bất tri cảnh ngữ

---

TRÍ BẤT TRI CẢNH NGỮ (ÑĀṆAṂ ANĀRAMMAṆANTIKATHĀ)

1338.

* Tự ngôn: Trí là pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí thành pháp bất tri cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tuệ, Tuệ quyền, Tuệ lực, Chánh kiến, Trạch pháp Giác chi thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tuệ, Tuệ quyền, Tuệ lực, Chánh kiến, Trạch pháp Giác chi thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1339.

* Tự ngôn: Trí thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Liên quan trong uẩn nào? Phản ngữ: Liên quan trong Hành uẩn.

* Tự ngôn: Hành uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Thức uẩn thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1340.

* Tự ngôn: Trí liên quan trong Hành uẩn, nhưng thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tuệ liên quan trong Hành uẩn, nhưng thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tuệ liên quan trong Hành uẩn và thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí liên quan trong Hành uẩn thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1341.

* Tự ngôn: Trí liên quan trong Hành uẩn nhưng thành pháp không biết cảnh, phần tuệ liên quan trong Hành uẩn và thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần thành pháp biết cảnh nhưng một phần nữa thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần thành pháp biết cảnh nhưng một phần nữa thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Thức uẩn một phần thành pháp biết cảnh, nhưng một phần nữa thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1342.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng trí thành pháp không biết cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực La Hán, người đáo bỉ ngạn bằng Nhãn thức mới nên nói rằng có trí phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cảnh của trí đó có phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó, trí cũng thành pháp không biết cảnh chớ gì.

* Tự ngôn: Bực La Hán người đáo bỉ ngạn bằng Nhãn thức mới nên nói có tuệ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cảnh của tuệ đó có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó tuệ cũng thành pháp không biết cảnh chớ gì.

Dứt Trí bất tri cảnh ngữ

---

QUÁ KHỨ CẢNH NGỮ (ATĪTĀRAMMAṆAKATHĀ)

1343.

* Tự ngôn: Tâm mà biết cảnh quá khứ thành pháp bất tri cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có cảnh quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà có cảnh quá khứ thời không nên nói tâm biết cảnh quá khứ thành pháp không biết cảnh và thế đó cách tường thuật rằng tâm biết cảnh quá khứ thành pháp không biết cảnh mới sai, hoặc nếu mà tâm thành pháp không biết cảnh thời không nên nói có cảnh quá khứ và thế đó cách tường thuật rằng tâm mà thành pháp không biết cảnh, thành pháp biết cảnh quá khứ mới sai.

1344.

* Tự ngôn: Tâm mà biết cảnh quá khứ thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm và mong mỏi quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự nhớ tưởng ... sự cố tâm và sự mong mỏi quá khứ vẫn có thời không nên nói tâm biết cảnh quá khứ thành pháp không biết cảnh.

Dứt Quá khứ cảnh ngữ

---

VỊ LAI CẢNH NGỮ (ANĀGATĀRAMMAṆA KATHĀ)

1345.

* Tự ngôn: Tâm biết cảnh vị lai thành pháp bất tri cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có cảnh vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà có cảnh vị lai thời không nên nói tâm biết cảnh vị lai là pháp bất tri cảnh và như thế cách tường thuật rằng tâm biết cảnh vị lai là pháp không biết cảnh mới sai! Hoặc nếu mà tâm là pháp không biết cảnh thời không nên nói tâm biết cảnh vị lai và như thế cách tường thuật rằng tâm thành pháp không biết cảnh là pháp biết cảnh vị lai mới sai.

1346.

* Tự ngôn: Tâm mà biết cảnh vị lai thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm và mong mỏi vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự nhớ tưởng ... sự cố tâm và sự mong mỏi vị lai vẫn có thời không nên nói tâm biết cảnh vị lai là pháp không biết cảnh.

1347.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm, sự mong mỏi hiện tại vẫn có và tâm biết cảnh hiện tại thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm, sự mong mỏi quá khứ vẫn có và tâm biết cảnh quá khứ thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1348.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm hy vọng hiện tại vẫn có và tâm biết cảnh hiện tại thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm, hy vọng vị lai vẫn có và tâm biết cảnh vị lai thành pháp biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1349.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm, sự mong mỏi quá khứ vẫn có, nhưng tâm biết cảnh quá khứ thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm, sự hy vọng hiện tại vẫn có nhưng tâm biết cảnh hiện tại thành pháp bất tri cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1350.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm, sự mong mỏi vị lai vẫn có, nhưng tâm biết cảnh vị lai thành pháp không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự nhớ tưởng ... sự cố tâm, sự mong mỏi hiện tại vẫn có nhưng tâm biết cảnh hiện tại thành pháp bất tri cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1351.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tâm biết cảnh quá khứ vị lai là pháp bất tri cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Quá khứ và vị lai vẫn không có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà quá khứ và vị lai vẫn không có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tâm biết cảnh quá khứ và vị lai thành pháp không biết cảnh ...

Dứt Vị lai cảnh ngữ

---

TẦM LIÊN QUAN NGỮ (VITAKKĀNUPATITA KATHĀ)

1352.

* Tự ngôn: Mỗi cái tâm đều liên quan với Tầm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi cái tâm đều liên quan với Tứ, liên quan với (pháp) hỷ, liên quan với lạc, liên quan với khổ, liên quan với Hỷ thọ, liên quan với Ưu thọ, liên quan với Xả thọ, liên quan với Tín, liên quan với Cần, liên quan với Niệm, liên quan với Định, liên quan với Tuệ, liên quan với Ái, liên quan với Sân ... liên quan với Vô úy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1353.

* Tự ngôn: Mỗi cái tâm đều liên quan với Tầm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Định mà không có Tầm, chỉ có Tứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu định mà không có Tầm chỉ có Tứ vẫn có, thời không nên nói rằng mỗi cái tâm đều liên quan với Tầm.

1354.

* Tự ngôn: Mỗi cái tâm đều liên quan với Tầm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Định mà không có Tầm, không có Tứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà định không có Tầm không có Tứ vẫn có thời không nên nói mỗi cái tâm đều liên quan với Tầm.

1355.

* Tự ngôn: Mỗi cái tâm liên quan với Tầm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán: “Định có ba thứ như là: định có Tầm có Tứ, định không Tầm có Tứ, định không Tầm không Tứ” thời không nên nói rằng mỗi cái tâm đều liên quan với Tầm.

Dứt Tầm liên quan ngữ

---

TẦM BÁ THINH NGỮ (VITAKKAVIPPHĀRASADDA KATHĀ)

1356.

* Tự ngôn: Trong mỗi khi suy xét, đang nghĩ ngợi sự Tầm phún ra phát sanh tiếng (nói) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi khi đang đụng chạm Xúc bủa ra mới sanh tiếng, mỗi khi hưởng cảnh, mỗi khi nhớ cảnh, trong khi chú ý, trong khi nghĩ ngợi, trong khi nhớ tưởng, trong khi hiểu rõ sự phún ra của Thọ, Tưởng, Tư, Tâm, Niệm, Tuệ mới sanh ra tiếng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1357.

* Tự ngôn: Mỗi khi nghĩ ngợi, đang suy xét thời sự phún ra của Tầm phát sanh thành tiếng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự phún ra của Tầm thành tiếng mà phải biết đặng với Nhĩ thức, chạm nhĩ vào đến suối của nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự phún ra của Tầm không thành tiếng mà phải biết đặng với Nhĩ thức, không đối chiếu với nhĩ, không vào đến suối của nhĩ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự phún ra của Tầm không thành thinh mà phải biết đặng với Nhĩ thức, không xúc chạm với nhĩ, không đến vào suối của nhĩ thời không nên nói trong mỗi khi suy xét, mỗi khi nghĩ ngợi thì sự phún ra của Tầm phát sanh thành thinh.

Dứt Tầm bá thinh ngữ

---

DẪN TÂM NGÔN NGỮ (NA YATHACITTASSA VACATI KATHA)

1358.

* Tự ngôn: Người không có nghĩ ngợi chi cũng có nói năng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người không có Xúc, không có Thọ, không có Tưởng, không có Tư, không có Tâm cũng nói năng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người có Xúc, có Thọ, có Tưởng, có Tư, có Tâm mới nói năng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà người có Xúc ... có Tâm mới nói năng đặng thời không nên nói người không có nghĩ ngợi chi cũng nói năng đặng.

1359.

* Tự ngôn: Người không có nghĩ ngợi chi cũng nói năng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người trong khi không nghĩ ngợi, không bận lòng ... không cố ý cũng nói năng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người đang nghĩ ngợi, đang bận lòng, đang cố tâm mới nói năng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà người đang nghĩ ngợi, đang bận lòng mới nói năng đặng thời không nên nói người không có sự nghĩ ngợi chi có nói năng đặng.

1360.

* Tự ngôn: Người không có sự nghĩ ngợi chi cũng nói năng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói năng có tâm làm nhân sở sanh chung với tâm, sanh đồng sát-na với tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói năng có tâm làm nhân sở sanh đồng với tâm sanh chung sát-na với tâm thời không nên nói rằng người không có sự nghĩ ngợi chi cũng nói năng đặng.

1361.

* Tự ngôn: Người không có sự nghĩ ngợi chi cũng nói năng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người không có mong mỏi sẽ nhắc cũng nhắc đặng, không mong mỏi sẽ trình bày cũng trình bày đặng, không mong mỏi sẽ kêu cũng kêu đặng, không mong mỏi sẽ nói cũng nói đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người mong mỏi sẽ tường thuật mới tường thuật đặng, mong mỏi sẽ trình bày mới trình bày đặng, mong mỏi sẽ kêu mới kêu đặng, mong mỏi sẽ nói mới nói đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu người mong mỏi sẽ tường thuật mới tường thuật đặng, mong mỏi sẽ trình bày mới trình bày đặng, mong mỏi sẽ kêu mới kêu đặng, tính nói mới nói đặng thời không nên nói rằng người không có sự nghĩ ngợi chi cũng nói năng đặng.

1362.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng người không có sự nghĩ ngợi chi cũng nói năng đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cũng có người tính sẽ nói tường thuật cách này rồi tường thuật sai cách khác, tính sẽ kêu bằng cách này rồi kêu sai cách khác, tính sẽ kêu cách này rồi kêu sai cách khác, tính sẽ nói cách này rồi nói sai cách khác vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà cũng có người tính sẽ trình bày cách này mà trình bày sai cách khác ... tính sẽ nói cách này mà nói sai cách khác vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng người có sự nghĩ ngợi chi cũng nói năng đặng.

Dứt Tâm ngôn ngữ

---

TÂM DẪN THÂN NGHIỆP NGỮ

(NA YATHĀ CITTASSA KĀYAKAMMANTIKATHĀ)

1363.

* Tự ngôn: Người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người không có Xúc ... không có Tâm cũng có thân nghiệp đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người có Xúc ... có Tâm mới có thân nghiệp đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà người có Xúc ... có Tâm mới có thân nghiệp đặng thời không nên nói người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp đặng.

1364.

* Tự ngôn: Người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đang không nghĩ ngợi ... đang không cố tâm cũng có thân nghiệp đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người đang nghĩ ngợi ... đang cố tâm mới có thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà người đang nghĩ ngợi, đang cố tâm mới có thân nghiệp thời không nên nói rằng người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp đặng.

1365.

* Tự ngôn: Người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp có tâm làm nhân sở sanh chung với tâm, sanh đồng sát-na với tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thân nghiệp có tâm làm nhân sở sanh chung với tâm, sanh đồng sát-na với tâm thời không nên nói người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp đặng.

1366.

* Tự ngôn: Người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người không hy vọng, người không tính sẽ bước đi tới cũng bước đi tới đặng, không tính sẽ thối lui cũng thối lui đặng, không tính sẽ dòm ngó cũng dòm ngó đặng, không tính nghiêng xem cũng nghiêng xem đặng, không tính sẽ co tay cũng sẽ co tay đặng, không tính sẽ ngay tay cũng ngay tay đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người tính sẽ bước tới mới bước tới đặng, tính sẽ thối lui mới thối lui đặng, tính sẽ dòm ngó mới dòm ngó đặng, tính sẽ nghiêng xem mới nghiêng xem đặng, tính sẽ co tay mới co tay đặng, tính sẽ ngay tay mới ngay tay đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà người tính sẽ bước tới mới bước tới đặng ... tính sẽ ngay tay mới ngay tay đặng thời không nên nói người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp đặng.

1367.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cũng có người tính sẽ đi một nơi rồi đi sai một nẻo ... tính sẽ ngay tay một phía rồi ngay tay sai phía khác vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà cũng có người tính đi một nơi rồi đi sai một nẻo khác ... tính sẽ ngay tay một phía rồi ngay tay sai phía khác vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng người không có sự nghĩ ngợi chi cũng có thân nghiệp đặng.

Dứt Dẫn tâm thân nghiệp ngữ

---

QUÁ KHỨ VỊ LAI HIỆN TẠI NGỮ (ATITANAGATAPACCUPANNA KATHA)

1368.

* Tự ngôn: Người thành bực hiệp với quá khứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quá khứ diệt rồi, lìa khỏi rồi, biến mất rồi, trời lặn rồi, tiêu mất đi rồi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà quá khứ đã diệt đi rồi, lìa mất rồi, biến mất rồi, trôi lặn rồi, đã tiêu diệt rồi thời không nên nói người thành bực hiệp với quá khứ.

1369.

* Tự ngôn: Người thành bực hiệp với vị lai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị lai chưa đặng sanh, chưa đặng thành, chư đặng sanh đủ, chưa đặng sanh ra, chưa đặng sanh lên, chưa đặng hiện bày phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà vị lai chưa sanh, chưa thành, chưa sanh đều, chưa đặng sanh ra, chưa đặng phát, chưa đặng hiện bày thời không nên nói người thành bực hiệp với vị lai.

1370.

* Tự ngôn: Người thành bực hiệp với Sắc uẩn nơi quá khứ, thành bực hiệp với Sắc uẩn nơi vị lai, thành bực hiệp với Sắc uẩn nơi hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành bực hiệp với 3 Sắc uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực thành người hiệp với ngũ uẩn nơi quá khứ, thành người hiệp với ngũ uẩn nơi vị lai, thành người hiệp với ngũ uẩn nơi hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người hiệp với 15 uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1371.

* Tự ngôn: Bực thành người hiệp với Nhãn xứ nơi quá khứ, thành người hiệp với Nhãn xứ nơi vị lai, thành người hiệp với Nhãn xứ nơi hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người hiệp với 3 Nhãn xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực thành người hiệp với Thập nhị xứ nơi quá khứ, thành người hiệp với Thập nhị xứ nơi vị lai, thành người hiệp với Thập nhị xứ nơi hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người hiệp với 16 xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1372.

* Tự ngôn: Bực thành người hiệp với Nhãn giới nơi quá khứ, thành người hiệp với Nhãn giới nơi vị lai, thành người hiệp với Nhãn giới nơi hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người hiệp với 3 Nhãn giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực thành người hiệp với Thập bát giới nơi quá khứ, thành người hiệp với Thập bát giới nơi vị lai, thành người hiệp với Thập bát giới nơi hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người hiệp với 54 giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1373.

* Tự ngôn: Bực thành người hiệp với Nhãn quyền nơi quá khứ, thành người hiệp với Nhãn quyền nơi vị lai, thành người hiệp với Nhãn quyền nơi hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người hiệp với 3 Nhãn quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực thành người hiệp với Nhị thập nhị quyền nơi quá khứ, thành người hiệp với hai Nhị thập nhị quyền nơi vị lai, thành người hiệp với Nhị thập nhị quyền nơi hiện tại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành người hiệp với 66 Quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1374.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng người hiệp với quá khứ và vị lai phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người có thường chăm chú Bát giải thoát (Bát thiền) người đặng theo mong mỏi là Tứ thiền, người có thường đặng Tùng tiền trụ cửu thiền vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực người có thường chăm chú Bát giải thoát, người đặng theo mong mỏi là Tứ thiền, người có thường đặng Tùng tiền trụ cửu thiền vẫn có, chính do nhân đó, mới nói rằng bực người hiệp với quá khứ và vị lai.

Dứt Quá khứ, vị lai, hiện tại ngữ

Hết phẩm thứ chín

---

PHẨM THỨ MƯỜI

---

DIỆT NGỮ (NIRODHA KATHA)

1375.

* Tự ngôn: Khi Ngũ uẩn mà tìm kiếm tái tục còn chưa diệt kịp, Ngũ uẩn mà thành tố (kiriyā) cũng sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của mười Uẩn mà mười Uẩn đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của mười Uẩn mà mười Uẩn đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của nhị xúc, của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1376.

* Tự ngôn: Khi Ngũ uẩn mà tìm kiếm tái tục chưa diệt kịp, Ngũ uẩn mà thành tố (kiriyā) cũng sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của chín Uẩn thời chín Uẩn đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của chín Uẩn thì chín Uẩn đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của nhị xúc, của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1377.

* Tự ngôn: Khi Ngũ uẩn mà tìm kiếm tái tục còn chưa diệt kịp thời trí mà thành tố (kiriyā) cũng sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của sáu Uẩn thì sáu Uẩn đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của sáu Uẩn thì sáu Uẩn đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1378.

* Tự ngôn: Khi Ngũ uẩn mà tìm kiếm tái tục diệt mất rồi, đạo cũng sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người đã chết còn làm cho đạo sanh ra đặng, bực người thác rồi còn cho đạo phát sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Diệt ngữ

---

SẮC ĐẠO NGỮ (RUPAṂ MAGGOTI KATHA)

1379.

* Tự ngôn: Sắc của bực người có đầy đủ với đạo thành đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc đó thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự bận lòng, sự lưu tâm, sự tác ý ... sự chú ý, sự mong mỏi, sự cố tâm của sắc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc đó thành pháp không biết cảnh ... sự nhớ tưởng, sự cố tâm của sắc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sắc đó thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố ý của Sắc ấy không có thời không nên nói Sắc của bực người có sự đầy đủ với đạo thành đạo.

1380.

* Tự ngôn: Chánh ngữ là đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh ngữ đó là pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố ý của Chánh ngữ ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh ngữ ấy là pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh ngữ ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Chánh ngữ đó thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh ngữ đó không có thời không nên nói Chánh ngữ là đạo...

1381.

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng là đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh nghiệp đó thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh nghiệp ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh mạng đó là pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh mạng đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Chánh mạng ấy là pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự cố tâm của Chánh mạng ấy không có thời không nên nói Chánh mạng là đạo.

1382.

* Tự ngôn: Chánh kiến là đạo và Chánh kiến đó thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh kiến ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh ngữ là đạo và Chánh ngữ ấy thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh ngữ ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh kiến là đạo và Chánh kiến ấy thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh kiến ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng là đạo và Chánh mạng đó thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng và sự cố tâm của Chánh mạng đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ...

1383.

* Tự ngôn: Chánh định là đạo và Chánh định ấy thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh định ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh ngữ là đạo và Chánh ngữ ấy thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh ngữ ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh định là đạo và Chánh định ấy thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh định ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng là đạo và Chánh mạng ấy thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh mạng ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1384.

* Tự ngôn: Chánh ngữ là đạo và Chánh ngữ ấy thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh ngữ ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh kiến là đạo và Chánh kiến ấy thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh kiến ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh ngữ là đạo và Chánh ngữ ấy thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh ngữ ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi

* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định là đạo và Chánh định ấy thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh định ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1385.

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng là đạo và Chánh mạng ấy thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh mạng ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh kiến ... Chánh tư duy, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, ... Chánh định là đạo và Chánh định ấy thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Chánh định ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1386.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng sắc của bực người có sự đầy đủ với đạo là đạo phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng là đạo phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng là đạo, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng sắc của bực người có sự đầy đủ với đạo là đạo.

Dứt Sắc đạo ngữ

---

NGŨ THỨC HỘI ĐẠO TU NGỮ (PAÑCAVIÑÑAṆASAMAṄGIMAGGABHAVANAKATHA)

1387.

* Tự ngôn: Bực người có đầy đủ với Ngũ thức có thể làm cho đạo phát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Năm Thức có pháp mà sanh ra rồi thành vật, có pháp mà sanh ra rồi thành cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ngũ thức có pháp sanh ra rồi thành vật, có pháp sanh ra rồi thành cảnh thời không nên nói bực người có sự đầy đủ với Ngũ thức có thể làm cho đạo phát sanh đặng.

1388.

* Tự ngôn: Ngũ thức có pháp mà sanh trước thành vật, có pháp mà sanh trước thành cảnh, có pháp bên trong thành vật, có pháp bên ngoài thành cảnh, có pháp chưa hư hoại thành vật, có pháp chưa hư hoại thành cảnh, có các vật, có các cảnh, không hưởng cảnh với nhau, không tác ý không sanh, không có tiếp thâu không sanh, sanh không trước không sau, sanh ra không liên tiếp nhau phải chăng? ... Ngũ thức không có sự buộc lòng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ngũ thức không có sự ràng buộc lòng thời không nên nói bực người có sự đầy đủ Ngũ thức có thể làm cho đạo phát sanh đặng.

1389.

* Tự ngôn: Người có bực đầy đủ với Ngũ thức còn cho đạo phát sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối cho sự trống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối sự luống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương nhãn và sự trống không mới sanh ra Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương nhãn và sự thành của trống không mới sanh ra Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng do nương nhãn và sự trống không mới sanh ra Nhãn thức. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.

* Tự ngôn: Nói rằng do nương nhãn và tất cả sắc thì Nhãn thức mới sanh ra. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng “Do nương nhãn và tất cả sắc, Nhãn thức mới phát sanh”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói do nương nhãn và sự trống không mới sanh ra Nhãn thức.

1390.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với Nhãn thức còn cho đạo sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối quá khứ và vị lai sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với Nhãn thức còn cho đạo sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối Xúc, mở mối Thọ, mở mối Tưởng, mở mối Tư, mở mối Tâm, mở mối Nhãn ... mở mối Thân, mở mối Thinh ... mở mối Xúc sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với Ý thức còn cho đạo sanh đặng và Ý thức mở mối sự trống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với Nhãn thức còn cho đạo sanh đặng và Nhãn thức mở mối sự trống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với Ý thức còn cho đạo sanh đặng và Ý thức mở mối quá khứ và vị lai sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với Nhãn thức còn cho đạo sanh đặng và Nhãn thức mở mối quá khứ cùng vị lai sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với Ý thức còn cho đạo sanh đặng và Ý thức mở mối Xúc ... mở mối cảnh xúc sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với Nhãn thức còn cho đạo sanh đặng và Nhãn thức mở mối Xúc ... mở mối cảnh xúc sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1391.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng bực người có sự đầy đủ với Ngũ thức còn cho đạo sanh ra đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng “Này chư Phíc-khú, Phíc-khú trong pháp luật này đã thấy sắc bằng mắt thành người không chấp tướng, không chấp theo hình thức ... Tai đã nghe tiếng ... Mũi đã hưởi hơi ... Lưỡi đã nếm vị ... đụng chạm cảnh xúc bằng thân rồi thành người không chấp tướng, không chấp theo hình thể’’. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì bực người có sự đầy đủ với Ngũ thức cũng còn cho đạo sanh đặng chớ gì.

Dứt Ngũ thức hội đạo tu ngữ

---

NGŨ THỨC THIỆN HỶ NGỮ (PAÑCAVIÑÑAṆA KUSALAPITI KATHA)

1392.

* Tự ngôn: Ngũ thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngũ thức có pháp mà đã sanh ra thành vật, có pháp mà đã sanh ra thành cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ngũ thức có pháp mà đã sanh ra thành vật, có pháp mà đã sanh ra thành cảnh, thời không nên nói Ngũ thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có.

* Tự ngôn: Ngũ thức có pháp mà sanh ra trước thành vật, có pháp mà sanh ra trước thành cảnh, có pháp bên trong thành vật, có pháp bên ngoài thành cảnh, có pháp mà chưa hoại thành vật, có vật, có pháp mà chưa hoại thành cảnh, có các vật, có các cảnh, không hưởng cảnh thay nhau, không chú ý thời không sanh ra, không có tác ý sanh ra không đặng, không có tâm Tiếp thâu thời không sanh ra đặng, sanh không trước không sau, sanh liên tiếp của hỗ tương không đặng phải chăng? ... Ngũ thức không có sự buộc lòng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ngũ thức không có sự buộc lòng thời không nên nói Ngũ thức thành thiện cũng đặng, thành bất thiện cũng đặng như đây.

1393.

* Tự ngôn: Nhãn thức thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối sự trống không sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối sự trống không sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương nhãn và sự trống không, Nhãn thức mới sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương nhãn và sự trống không, Nhãn thức mới sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng do nương nhãn và sự trống không, Nhãn thức mới sanh. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.

* Tự ngôn: Nói rằng do nương nhãn và tất cả sắc, Nhãn thức mới sanh. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng do nương nhãn và tất cả sắc, Nhãn thức mới sanh. Như đây là bài Kinh thật có thời không nên nói do nương nhãn và sự trống không, Nhãn thức mới sanh ra.

1394.

* Tự ngôn: Nhãn thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối quá khứ và vị lai sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối xúc ... mở mối tâm ... mở mối nhãn ... mở mối thân ... mở mối thinh ... mở mối cảnh xúc sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ý thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có và Ý thức mở mối sự trống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có và Nhãn thức mở mối sự trống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ý thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, và Ý thức mở mối quá khứ và vị lai sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, Nhãn thức mở mối quá khứ và vị lai sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ý thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có Ý thức mở mối xúc ... mở mối Tâm, mở mối nhãn ... mở mối thân ... mở mối thinh ... mở mối cảnh xúc sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, Nhãn thức mở mối xúc, mở mối cảnh xúc sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1395.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Ngũ thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Phíc-khú trong pháp luật này thấy sắc bằng Nhãn thành người chấp tướng ... không thành người chấp tướng ... nghe tiếng bằng tai ... đụng chạm cảnh xúc bằng thân thành người chấp tướng ... không thành người chấp tướng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó Ngũ thức thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có chớ gì.

Dứt Ngũ thức thiện hỷ ngữ

---

NGŨ THỨC KIẾT PHƯỢC NGỮ (PAÑCAVIÑÑAṆA SABHOGATI KATHA)

1396.

* Tự ngôn: Ngũ thức có sự kiết phược phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngũ thức có pháp mà sanh ra rồi thành vật, có pháp mà sanh ra rồi thành cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ngũ thức có pháp sanh ra rồi thành vật, có pháp sanh ra rồi thành cảnh thời không nên nói Ngũ thức có sự kiết phược.

* Tự ngôn: Ngũ thức có pháp mà sanh ra rồi thành vật, có pháp mà sanh ra rồi thành cảnh, có pháp bên trong thành vật, có pháp bên ngoài thành cảnh, có pháp mà chưa hoại thành vật, có pháp mà chưa hoại thành cảnh, có những các vật, có những các cảnh, không thay nhau hưởng cảnh, không có sự chú ý không sanh ra đặng, không tác ý không sanh ra, chẳng gặp với tâm Tiếp thâu thời không sanh, sanh ra chẳng đặng không trước sau phải chăng? Ngũ thức hỗ tương liên tiếp sanh ra không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Ngũ thức thay nhau sanh ra liên tiếp không đặng thời không nên nói Ngũ thức có sự kiết phược.

1397.

* Tự ngôn: Nhãn thức có sự kiết phược phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối sự trống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối sự trống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nương nhãn và sự trống không mới sanh ra Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nương nhãn và sự trống không mới sanh ra Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng do nương Nhãn thức và sự trống không mới sanh ra Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.

* Tự ngôn: Nói rằng do nương nhãn và tất cả sắc, mới sanh ra Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng do nương nhãn và tất cả sắc, Nhãn thức mới phát sanh. Như đây là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói do nương nhãn và sự trống không mới phát sanh Nhãn thức.

1398.

* Tự ngôn: Nhãn thức có sự kiết phược phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối quá khứ và vị lai sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn thức có sự kiết phược phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức mở mối Xúc ... mở mối cảnh xúc sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ý thức có sự kiết phược và Ý thức mở mối sự trống không sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức có sự kiết phược và Nhãn thức mở mối sự trống không sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ý thức có sự kiết phược, Ý thức mở mối quá khứ và vị lai sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức có sự kiết phược và Nhãn thức mở mối quá khứ và vị lai sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ý thức có sự kiết phược, Ý thức mở mối xúc ... mở mối cảnh xúc sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn thức có sự kiết phược, Nhãn thức mở mối xúc ... mở mối cảnh xúc sanh ra đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1399.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng Ngũ thức có sự kiết phược phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán rằng “Này chư Phíc-khú, Phíc-khú trong pháp luật này thấy sắc bằng nhãn thành người chấp tướng ... thành người không chấp tướng ... đụng chạm xúc bằng thân thành người chấp tướng ... thành người không chấp tướng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó Ngũ thức cũng có sự kiết phược chớ gì.

Dứt Ngũ thức kiết phược ngữ

---

NHỊ GIỚI TÙY TỀ NGỮ (DVIHI SILEHI SAMANNAGATOTI KATHA)

1400.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với 2 thứ giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với 2 thứ Xúc, với 2 thứ Thọ, với 2 thứ Tưởng, với 2 thứ Tư, với 2 thứ Tâm, với 2 thứ Tín, với 2 thứ Cần, với 2 thứ Niệm, với 2 thứ Định, với 2 thứ Tuệ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1401.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo, thành người hiệp với giới mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo, thành người hiệp với Xúc mà thành hiệp thế, với Thọ mà thành hiệp thế, với Tưởng mà thành hiệp thế, với Tư mà thành hiệp thế, với Tâm mà thành hiệp thế, với Tín mà thành hiệp thế, với Cần mà thành hiệp thế, với Niệm mà thành hiệp thế, với Định mà thành hiệp thế, với Tuệ mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1402.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với giới (sīla) luôn cả thành hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo là người hiệp với Xúc thành luôn cả hiệp thế và siêu thế ... thành người hiệp thế với Tuệ luôn cả hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo hiệp với giới mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành phàm phu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1403.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh ngữ mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh kiến mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh ngữ mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh tư duy mà thành hiệp thế ... với Chánh tinh tấn mà thành hiệp thế ... với Chánh niệm mà thành hiệp thế ... với Chánh định mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh nghiệp mà thành hiệp thế ... với Chánh mạng mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh kiến mà thành hiệp thế ... với Chánh định mà thành hiệp thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1404.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh ngữ, thành luôn hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh kiến, thành luôn hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh ngữ, thành luôn hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh tư duy, thành luôn hiệp thế và siêu thế ... với Chánh tinh tấn thành luôn hiệp thế và siêu thế ... với Chánh niệm thành luôn hiệp thế và siêu thế ... với Chánh định thành luôn hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh nghiệp thành luôn hiệp thế và siêu thế phải chăng?

1405.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo, thành người hiệp với Chánh mạng, thành luôn cả hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh kiến, thành luôn cả hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với Chánh mạng, thành luôn cả hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có sự đầy đủ với đạo, thành người hiệp với Chánh tư duy, thành luôn cả hiệp thế và siêu thế ... và Chánh định thành luôn cả hiệp thế và siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1406.

* Phản ngữ: Chớ nên nói bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với hai thứ Giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Khi giới mà thành hiệp thế đã diệt rồi, đạo mới phát sanh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người thiếu giới, có giới (bị) đứt, có giới lủng, còn cho đạo sanh đặng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó bực người có sự đầy đủ với đạo thành người hiệp với hai thứ giới chứ gì.

Dứt Nhị giới tùy tề ngữ

---

GIỚI PHI SỞ HỮU TÂM NGỮ (SILAṂ ACETASIKANTI KATHA)

1407.

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Thân xứ ... thành Sắc xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Tư ... Tín ... Cần ... Niệm ... Định ... Tuệ không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1408.

* Tự ngôn: Xúc thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Tư ... Tín ... Cần ... Niệm ... Định ... Tuệ thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1409.

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới có quả không đáng mong mỏi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giới có quả đáng mong mỏi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Giới có quả đáng mong mỏi thời không nên nói giới không thành Sở hữu Tâm.

1410.

* Tự ngôn: Đức tin có quả đáng mong mỏi và đức tin thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới có quả đáng mong mỏi và giới thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cần, Niệm, Định ... Tuệ có quả đáng mong mỏi và Tuệ thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới có quả đáng mong mỏi và giới thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1411.

* Tự ngôn: Giới có quả đáng mong mỏi, nhưng giới không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Tin có quả đáng mong mỏi nhưng đức tin thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giới có quả đáng mong mỏi nhưng giới không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cần, Niệm, Định, Tuệ có quả đáng mong mỏi nhưng Tuệ không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1412.

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Không có quả, không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giới có quả, có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà giới có quả, có dị thục quả thời không nên nói giới không thành Sở hữu Tâm ...

1413.

* Tự ngôn: Nhãn xứ không thành Sở hữu Tâm và không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm và không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ xứ ... Thân xứ ... Sắc xứ ... Xúc xứ không thành Sở hữu Tâm và không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm và không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1414.

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm nhưng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn xứ không thành Sở hữu Tâm, nhưng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giới không thành Sở hữu Tâm nhưng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ xứ ... Thân xứ ... Sắc xứ ... Xúc xứ không thành Sở hữu Tâm nhưng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1415.

* Tự ngôn: Chánh ngữ không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh kiến không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh ngữ không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh kiến không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh mạng không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1416.

* Tự ngôn: Chánh kiến thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh ngữ thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh kiến thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh ngữ thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh định thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng thành Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1417.

* Phản ngữ: Chớ nên nói giới không thành Sở hữu Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Khi giới sanh ra rồi diệt mất, bực người có giới sanh ra rồi diệt đó, thành người thiếu giới phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó giới cũng không thành Sở hữu Tâm chớ gì.

Dứt Giới phi sở hữu tâm ngữ

---

GIỚI PHI TÙNG HÀNH TÂM NGỮ (SILAṂ NA CITTANUPARIVATTITI KATHA)

1418.

* Tự ngôn: Giới không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giới không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Giới không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Tư ... Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1419.

* Tự ngôn: Xúc sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Tư, Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Giới sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1420.

* Tự ngôn: Chánh ngữ không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh kiến không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh ngữ không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh kiến không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh mạng không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định không sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1421.

* Tự ngôn: Chánh kiến sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh ngữ sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh kiến sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1422.

* Tự ngôn: Chánh tư duy ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh ngữ sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh định sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh nghiệp ... Chánh mạng sanh gần theo Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1423.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng giới không sanh gần theo Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Khi giới phát sanh rồi diệt đi, bực người có Giới diệt rồi đó thành người thiếu Giới phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó giới cũng không sanh theo Tâm chớ gì.

Dứt Giới phi tùng hành Tâm ngữ

---

NGUYỆN TRÌ NHÂN NGỮ (SAMADANAHETUKAKATHA)

1424.

* Tự ngôn: Giới mà có cách nguyện trì làm nhân tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tâm, Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ mà có cách nguyện trì thành nhân tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1425.

* Tự ngôn: Giới mà có cách nguyện trì thành nhân tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tiến hóa đặng như mây bò, tiến hóa đặng như dây mây leo, tiến hóa đặng như cây cối, tiến hóa đặng như cỏ, tiến hóa đặng như Đăng tâm thảo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1426.

* Tự ngôn: Giới mà có nguyện trì thành nhân tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi người đã nguyện trì giới đang nghĩ ngợi dục tầm, đang nghĩ ngợi Sân độc tầm, đang nghĩ ngợi tàn hại tầm thì giới cũng tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hiệp nhau của hai thứ xúc ... của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành cách hiệp nhau của hai thứ xúc ... của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà thành thiện và bất thiện, có lỗi và không lỗi, hèn hạ và tinh vi, đen và trắng, đối lập, đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp mà thành thiện và bất thiện, có lỗi và không lỗi, thô sơ và vi tế, đen và trắng, thành đối lập nhau, đến gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng “Này chư Phíc-khú, có bốn cách đây xa nhau rất xa nhau. Bốn cách chi? Cách thứ nhất trời và đất xa nhau rất xa nhau ... do nhân thế đó, pháp của hiền triết mới xa lìa phi hiền triết”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp mà thành thiện và bất thiện, có lỗi và không lỗi, thô thiển và vi tế, đen và trắng đối lập nhau, lại gặp nhau đặng.

1427.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng giới mà có cách nguyện trì thành nhân tiến hóa đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Hạng người nào đào tạo vườn, đào tạo rừng ... những người ấy đình trụ trong pháp đầy đủ với giới, vẫn sẽ đi đến Thiên đường”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì giới mà có cách nguyện trì thành nhân cũng tiến hóa đặng chớ gì.

Dứt Nguyện trì nhân ngữ

---

BIỂU TRI GIỚI NGỮ (VIÑÑATTI SILANTI KATHA)

1428.

* Tự ngôn: Biểu tri (viññatti) thành giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Tư (Cetanā) cơ quan tránh xa sát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Tư cơ quan tránh xa trộm cướp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Tư (Cetanā) cơ quan tránh xa tà dâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Tư cơ quan tránh xa vọng ngữ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Tư cơ quan tránh xa rượu và chất say phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Cách lạy lục thành giới, cách ngước lên thọ giới, cách chấp tay xá thành giới, tôn kính thành giới, cách dưng tọa cụ thành giới, cách cho chỗ nằm thành giới, cách cho nước rửa chân thành giới, cách cho giầy thành giới, cách cho choàng tắm thành giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Tư cơ quan tránh xa sát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành Tư cơ quan tránh xa rượu với các chất say phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1429.

* Phản ngữ: Chớ nói biểu tri thành giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thành sự thiếu giới phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó biểu tri cũng thành giới chớ gì!

Dứt Biểu tri giới ngữ

---

VÔ BIỂU TRI PHẠM GIỚI NGỮ (AVIÑÑATTI DUSSIYANTI KATHA)

1430.

* Tự ngôn: Vô biểu tri (aviññatti) thành sự phá giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành trộm cướp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành tà dâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành vọng ngữ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành uống rượu, dùng chất say phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành nguyện trì nghiệp tội rồi vẫn bố thí thì phước và tội cả hai thứ đều tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Phước và tội cả hai thứ đều tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hiệp nhau của hai thứ xúc ... của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành cách hội nhau của hai thứ xúc ... của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà thành thiện và bất thiện, có lỗi và không lỗi, ty hạ và tinh lương (panita), đen và trắng, thành đối lập nhau, đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp mà thành thiện và bất thiện, có lỗi và không có lỗi, ty hạ và tinh lương, đen và trắng, thành đối lập nhau, đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng “Này chư Phíc-khú, bốn cách đây xa nhau rất xa nhau. Bốn cách chi? Một là trời và đất xa nhau rất xa nhau ... do thế đó pháp của hiền triết mới cách xa phi hiền triết”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp mà thành thiện và bất thiện, có lỗi và không lỗi, ty hạ và tinh lương, đen và trắng, thành đối lập nhau, đến gặp nhau đặng.

* Tự ngôn: Khi người nguyện tri nghiệp tội rồi mà vẫn dưng y, vẫn để bát, vẫn dưng tọa cụ, dưng thuốc ngừa bệnh, cùng vật dụng, vẫn lễ bái bực đáng lễ bái, vẫn tiếp đãi với bực đáng tiếp đãi, chấp tay cung kỉnh bực đáng cung kỉnh, tôn trọng bực đáng tôn trọng, cho tọa cụ bực đáng cho tọa cụ, giúp đường đi cho bực đáng giúp đường đi thì phước và tội cả hai thứ vẫn tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Phước và tội cả hai thứ đều tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách hội nhau của hai thứ xúc ... của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành cách hội nhau của hai thứ xúc ... của hai thứ tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp mà thành thiện và thành bất thiện, có lỗi và không lỗi, ty hạ và tinh lương, đen và trắng, thành đối lập nhau, đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp mà thành thiện và bất thiện, có lỗi và không lỗi ty hạ và tinh lương, đen và trắng, thành đối lập nhau, đến gặp nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, bốn cách này xa nhau rất xa nhau. Bốn cách chi? Một là trời và đất xa nhau rất xa nhau ... do thế đó pháp của hiền triết xa phi hiền triết”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp mà thành thiện và bất thiện, có lỗi và không lỗi, ty hạ và tinh lương, đen và trắng, đối lập nhau đến gặp nhau đặng.

1431.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng vô biểu tri thành sự phá giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người thành kẻ nguyện trì nghiệp tội để rồi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà người thành kẻ nguyện trì nghiệp tội để rồi, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng vô biểu tri thành sự phá giới như vậy.

Dứt Vô biểu tri phá giới ngữ

Hết phẩm thứ mười

Dứt 15.000 chữ phần thứ hai

---

PHẨM THỨ MƯỜI MỘT

---

TAM CHỦNG TIỀM THÙY NGỮ (TISSOPI ANUSAYA KATHA)

1432.

* Tự ngôn: Tiềm thùy thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành vô ký tức là dị thục quả, thành vô ký tức là tố (kiriyā), thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1433.

* Tự ngôn: Dục ái tiềm thùy thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái, Dục ái già cái (che ngăn), Dục ái triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái, Dục ái già cái (che ngăn), Dục dục cái thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1434.

* Tự ngôn: Phẫn tùy miên thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phẫn, Phẫn già cái (che ngăn), Phẫn triền thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Phẫn, Phẫn già cái, Phẫn triền thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phẫn tùy miên thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1435.

* Tự ngôn: Ngã mạn tùy miên thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngã mạn, Ngã mạn già cái, Ngã mạn triền thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ngã mạn, Ngã mạn già cái, Ngã mạn triền thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngã mạn tùy miên thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1436.

* Tự ngôn: Tà kiến tùy miên thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tà kiến, Tà kiến bộc, Tà kiến phối, Tà kiến già cái, Tà kiến triền thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tà kiến, Tà kiến bộc, Tà kiến phối, Tà kiến già cái, Tà kiến triền thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tà kiến tùy miên thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1437.

* Tự ngôn: Hoài nghi tùy miên thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hoài nghi, Hoài nghi già cái, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hoài nghi, Hoài nghi già cái, Hoài nghi triền, Hoài nghi cái thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hoài nghi tùy miên thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1438.

* Tự ngôn: Hữu ái tùy miên thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hữu ái, Hữu ái già cái, Hữu ái triền thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hữu ái, Hữu ái già cái, Hữu ái triền thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hữu ái tùy miên thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1439.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh, Vô minh bộc, Vô minh phối, Vô minh già cái, Vô minhtriền, Vô minh cái thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh, Vô minh bộc, Vô minh phối, Vô minh già cái, Vô minh triền, Vô minh cái thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1440.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tùy miên thành vô ký phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Phàm phu khi tâm mà thành thiện và vô ký đang hiện hành nên nói rằng người có tùy miên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Pháp mà thành thiện và bất thiện đến gặp nhau phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó tùy miên cũng thành vô ký chớ gì.

* Tự ngôn: Phàm phu khi tâm mà thành thiện và vô ký đang hiện hành nên nói rằng người có Ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà thành thiện và thành bất thiện đều gặp nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó Ái cũng thành vô ký chớ gì.

1441.

* Tự ngôn: tùy miên thành vô nhân (Ahetuka) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên thành vô nhân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái, Dục ái già cái, Dục ái triền ... Dục dục cái thành vô nhân phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái, Dục ái già cái ... Dục dục cái thành hữu nhân (Sahetuka) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên thành hữu nhân phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Phẫn tùy miên, Ngã mạn tùy miên, Tà kiến tùy miên, Hoài nghi tùy miên, Hữu ái tùy miên, Vô minh tùy miên thành vô nhân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh, Vô minh bộc, Vô minh phối, Vô minh già cái, Vô minh triền, Vô minh cái thành vô nhân phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh, Vô minh bộc ... Vô minh cái thành hữu nhân phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên thành hữu nhân phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1442.

* Phản ngữ: Chớ nên nói tùy miên thành vô nhân phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Phàm phu khi tâm mà thành thiện và vô ký đang hiện hành nên nói rằng người có tùy miên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Tùy miên thành hữu nhân bằng nhân thứ đó phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó tùy miên cũng thành vô nhân chớ gì.

* Tự ngôn: Phàm phu khi tâm mà thành thiện và thành vô ký đang hiện hành nên nói rằng người có Ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái thành hữu nhân bằng nhân cái đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó Ái cũng là vô nhân chớ gì.

1443.

* Tự ngôn: tùy miên bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái, Dục ái già cái, Dục ái triền, Dục bộc, Dục phối, Dục dục cái bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái, Dục ái già cái ... Dục dục cái tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1444.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Liên quan trong uẩn nào? Phản ngữ: Liên quan trong Hành uẩn.

* Tự ngôn: Hành uẩn bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1445.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái liên quan trong Hành uẩn và tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên liên quan trong Hành uẩn và tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1446.

* Tự ngôn: Dục ái tùy miên liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm, phần Dục ái liên quan trong Hành uẩn và tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1447.

* Tự ngôn: Phẫn tùy miên, Ngã mạn tùy miên, Tà kiến tùy miên, Hoài nghi tùy miên, Hữu ái tùy miên, Vô minh tùy miên bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh, Vô minh bộc, Vô minh phối, Vô minh cái bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh, Vô minh bộc, Vô minh phối, Vô minh cái bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Liên quan trong uẩn nào? Phản ngữ: Liên quan trong Hành uẩn.

* Tự ngôn: Hành uẩn bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh liên quan trong Hành uẩn tương ưng tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên liên quan trong Hành uẩn tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh tùy miên liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm, phần Vô minh liên quan trong Hành uẩn và tương ưng tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1448.

* Phản ngữ: Chẳng nên nói tùy miên bất tương ưng Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Phàm phu khi tâm mà thành thiện và thành vô ký đang hiện hành nên nói rằng người đó có tùy miên phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: tùy miên tương ưng với Tâm phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó, tùy miên cũng bất tương ưng Tâm chớ gì.

* Tự ngôn: Phàm phu trong khi tâm mà thành thiện và thành vô ký đang hiện hành nên nói rằng người có Ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ái tương ưng với Tâm đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó, Ái cũng bất tương ưng Tâm chớ gì.

Dứt Tam chủng tùy miên ngữ

---

TRÍ NGỮ (ÑĀṆA KATHĀ)

1449.

* Tự ngôn: Đến sự không biết sẽ lìa đi rồi khi tâm mà thành bất tương ưng trí đang hiện hành, không nên nói người có sự biết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi Ái lìa đi rồi không nên nói rằng người đó xa lìa Ái phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đến sự không biết sẽ lìa đi rồi, khi tâm mà thành bất tương ưng trí đang hiện hành không nên nói người có sự biết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi Sân lìa đi rồi ... khi Si lìa đi rồi ... khi phiền não lìa đi rồi không nên nói người hết phiền não phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1450.

* Tự ngôn: Khi Ái lìa đi rồi nên nói rằng người xa lìa Ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi sự không biết lìa đi rồi thời tâm mà thành bất tương ưng trí sẽ vẫn hiện hành thời nên nói rằng người có sự biết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi Sân lìa đi rồi ... khi Si lìa đi rồi ... khi phiền não lìa đi rồi ... nên nói rằng người hết phiền não phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi sự không biết lìa đi rồi đến tâm mà thành bất tương ưng trí sẽ vẫn hiện hành thời không nên nói người có sự biết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Khi sự không biết lìa đi rồi đến tâm mà thành bất tương ưng trí sẽ vẫn hiện hành thời không nên nói người có sự biết phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Gọi rằng người có sự biết thành quá khứ gọi là người có sự biết bằng sự biết mà diệt rồi, lìa đi rồi, đã vắng lặng phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

Dứt Trí ngữ (Ñāṇa kathā)

---

TRÍ BẤT TƯƠNG ƯNG TÂM NGỮ (ÑĀṆAṂ CITTAVIPPAYUTTANTI KATHĀ)

1451.

* Tự ngôn: Trí bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Níp-bàn, thành Nhãn xứ ... thành Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tuệ, Tuệ quyền, Tuệ lực, Chánh kiến, Trạch pháp Giác chi cũng bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tuệ, Tuệ quyền, Tuệ lực, Chánh kiến, Trạch pháp Giác chi tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí cũng tương ưng với tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1452.

* Tự ngôn: Trí bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Liên quan trong uẩn nào? Phản ngữ: Liên quan trong Hành uẩn.

* Tự ngôn: Hành uẩn bất tương ưng tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tuệ liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tuệ liên quan trong Hành uẩn và tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí liên quan trong Hành uẩn và tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí liên quan trong Hành uẩn nhưng bất tương ưng Tâm, phần Tuệ liên quan trong Hành uẩn và tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ uẩn, Tưởng uẩn một phần tương ưng với Tâm, một phần nữa bất tương ưng với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1453.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng trí bất tương ưng Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực La Hán người đầy đủ Nhãn thức nên nói rằng người có trí phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Trí tương ưng với Tâm ấy phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó trí cũng bất tương ưng Tâm chớ gì.

* Tự ngôn: Bực La Hán người đầy đủ với Nhãn thức nên nói rằng người có tuệ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tuệ tương ưng với Tâm ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó tuệ cũng bất tương ưng Tâm chớ gì.

Dứt Trí bất tương ưng Tâm ngữ

---

THỬ KHỔ NGỮ (IDAṂDUKKHANTI KATHĀ)

1454.

* Tự ngôn: Khi nhắc nói đây là Khổ, Trí gọi đây là khổ cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi nhắc nói đây là Tập, Trí gọi đây là Tập cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi nhắc nói đây là Khổ, Trí gọi đây là Khổ cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi nhắc nói đây là Diệt, Trí gọi đây là Diệt cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ, Trí gọi đây là Khổ cũng hiện hành đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Đạo, Trí gọi đây là Đạo cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1455.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Tập nhưng Trí không hiện hành rằng đây là Tập phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ nhưng Trí không hiện hành rằng đây là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Diệt ... đây là Đạo nhưng Trí không hiện hành rằng đây là Đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ, nhưng Trí không hiện hành rằng đây là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1456.

* Tự ngôn: Khi bày lời nói đây là Khổ, Trí gọi đây là Khổ cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói Sắc Vô Thường, Trí gọi Sắc Vô Thường cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi bày lời nói đây là Khổ, Trí gọi đây là Khổ cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói Thọ ... Tưởng, Hành ... Thức Vô Thường, Trí gọi Thức Vô Thường cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1457.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ, Trí gọi đây là Khổ cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói Sắc là vô ngã, Trí gọi Sắc là vô ngã cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ, Trí gọi đây là Khổ cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức là vô ngã, Trí gọi Thức là vô ngã cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1458.

* Tự ngôn: Khi bày nói Sắc là vô thường, nhưng Trí không hiện hành rằng Sắc là vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là khổ, nhưng Trí không hiện hành rằng đây là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi bày nói Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức là vô thường nhưng Trí không hiện hành rằng Thức là vô thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ nhưng Trí không hiện hành rằng đây là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi bày nói Sắc là vô ngã nhưng Trí không hiện hành rằng Sắc là vô ngã phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ nhưng Trí không hiện hành rằng đây là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi bày nói Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức là vô ngã nhưng Trí không hiện hành rằng Thức là vô ngã phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ nhưng Trí không hiện hành rằng đây là Khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1459.

* Tự ngôn: Khi bày nói đây là Khổ, Trí gọi rằng đây là Khổ cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí gọi “I”, Trí gọi “Daṃ”, Trí gọi “Du” và Trí gọi “Khaṃ” cũng hiện hành phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Thứ khổ ngữ (Idaṃdukkhanti kathā)

---

THẦN THÔNG LỰC NGỮ (IDDHIBALA KATHĀ)

1460.

* Tự ngôn: Người hiệp với sức của thần thông phải sống đặng luôn đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ ấy thành tựu theo thần thông, cõi ấy thành tựu theo thần thông, cách đặng thân thể ấy thành tựu theo thần thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực hiệp với sức thần thông phải sống đặng luôn đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phải sống luôn đại kiếp mà thành quá khứ, phải sống luôn đại kiếp mà thành vị lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực mà hiệp với thần thông phải sống luôn đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phải sống luôn hai đại kiếp, phải sống luôn ba đại kiếp, phải sống luôn bốn đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực hiệp với sức thần thông, phải sống luôn đại kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phải sống trong khi sanh mạng tức là sanh mạng phần dư ra, vẫn còn có phải chăng? Hay là sống trong khi sanh mạng tức là sanh mạng phần dư ra vẫn không có. Phản ngữ: Phải sống trong khi sanh mạng tức là sanh mạng phần còn dư vẫn còn có.

* Tự ngôn: Nếu mà phải sống trong khi sanh mạng tức là sanh mạng phần dư ra vẫn còn có, thời không nên nói rằng bực hiệp với sức thần thông phải sống luôn đại kiếp như thế ...

* Phản ngữ: Phải sống luôn trong khi sanh mạng tức là sanh mạng phần còn dư vẫn không có. Tự ngôn: Người chết rồi vẫn phải sống, người đã tử biệt vẫn phải sống phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1461.

* Tự ngôn: Bực hiệp với sức thần thông phải sống luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người phải đặng gìn giữ để bằng thần thông như vầy: “Xúc đã sanh đừng diệt đi như thế” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người phải đặng để gìn giữ bằng thần thông như vầy “Thọ đã sanh ... Tưởng đã sanh ... Tư đã sanh ... Tâm đã sanh ... Tín đã sanh, Cần đã sanh, Niệm đã sanh, Định đã sanh ... Tuệ đã sanh đừng diệt mất như thế” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1462.

* Tự ngôn: Bực hiệp với sức thần thông phải sống luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực phải đặng gìn giữ để lại bằng thần thông như vầy: “Sắc phải thành đồ vĩnh viễn như thế” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực phải đặng gìn giữ để lại bằng thần thông như vầy “Thọ ... Tưởng ... Hành … Thức trọn thành vĩnh viễn như thế “phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1463.

* Tự ngôn: Bực hiệp với sức thần thông phải sống cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực phải đặng gìn giữ để lại bằng thần thông như vầy: “Tất cả chúng sanh lẽ thường phải sanh mà đừng cho sanh như thế” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực duy trì để lại đặng bằng thần thông như vầy: “Tất cả chúng sanh lẽ thường phải sanh mà đừng cho sanh ... tất cả chúng sanh có bệnh hoạn là lẽ thường nhưng không cho bệnh hoạn ... tất cả chúng sanh có sự chết là lẽ thường nhưng đừng cho chết như thế” phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1464.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực người hiệp với thần thông phải sống cả kiếp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Ānanda, Tứ như ý túc mỗi một người nào trau dồi làm cho nhiều, làm cho thành như mũ, làm cho thành chỗ nương, làm cho kiên cố, đầy đúng nhuần nhãn, rành rẽ rồi, thời người ấy hy vọng phải sống luôn cả kiếp hoặc hơn cả kiếp”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó bực người hiệp với sức thần thông cũng phải sống luôn cả kiếp chớ gì.

1465.

* Tự ngôn: Bực hiệp với sức thần thông đặng sống luôn cả kiếp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng “Này chư Phíc-khú, bốn thứ pháp không có những ai dù cho Sa Môn hoặc Bà La Môn hay Chư thiên, Ma Vương cùng Phạm Thiên cho đến tất cả người trong đời không ai bảo đảm đặng”. Bốn pháp chi? (1) Sự già của người, dĩ nhiên mà bảo đừng già như thế không có một ai dù cho Sa Môn, Bà La Môn, Chư thiên, Ma Vương cho đến Phạm Thiên luôn cả người trong đời không ai sẽ là người bảo đảm đặng. (2) Sự đau theo lẽ thường của người mà bảo đừng đau ... (3) Sự chết theo lẽ thường của người mà bảo đừng chết. (4) Những tội ác ẩn theo phiền não làm nhơn sanh đời mới có cái khổ làm lời, có dị thục quả thành khổ hiện hành để cho sanh, lão, tử sau này cũng do hành động của người khi trước mà đừng cho quả của tất cả nghiệp ấy sanh ra, như thế chẳng có một ai dù cho Sa Môn, Bà La Môn, Chư thiên, Ma Vương, Phạm Thiên luôn cả trong đời sẽ không ai bảo đảm đặng. Này chư Phíc-khú, chính bốn pháp này không có một ai dù Sa Môn, Bà La Môn, Chư thiên, Ma Vương, Phạm Thiên cho đến cả trong đời không ai sẽ là người bảo đảm đặng”. Đây là bài Kinh hẳn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó không nên nói người hiệp với sức thần thông đặng sống luôn cả kiếp chớ gì.

Dứt Thần thông lực ngữ

---

ĐỊNH NGỮ (SAMĀDHI KATHĀ)

1466.

* Tự ngôn: Tâm liên tiếp thành định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm liên tiếp (santati) phần quá khứ thành định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tâm liên tiếp thành Định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm liên tiếp nơi vị lai thành định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tâm liên tiếp thành Định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quá khứ cũng đã diệt, vị lai cũng sẽ sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà quá khứ đã diệt, vị lai sẽ sanh thời không nên nói tâm liên tiếp (Santati) thành Định.

1467.

* Phản ngữ: Định hành vi trong mỗi sát-na tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người đầy đủ với Nhãn thức gọi là người nhập thiền phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Bực người đầy đủ với Nhĩ thức ... Người đầy đủ với Tỷ thức ... Người đầy đủ với Thiệt thức ... Người đầy đủ với Thân thức ... Người đầy đủ với tâm bất thiện ... Người đầy đủ với tâm đồng sanh Ái ... Người đầy đủ với tâm đồng sanh Sân ... Người đầy đủ với tâm đồng sanh Si ... Người đầy đủ với tâm đồng sanh Vô úy gọi là người nhập thiền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1468.

* Tự ngôn: Tâm liên tiếp (Santati) là định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự liên tiếp của tâm bất thiện là định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tâm liên tiếp đồng sanh với Ái ... đồng sanh với Sân ... đồng sanh với Si ... đồng sanh với Vô úy thành định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1469.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng tâm liên tiếp thành định phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng “Này Pháp hiền đệ, Chư Ni Kiền Tử, Như Lai đây có thể sẽ làm cho thân không lay động, miệng không nói năng, thành người chỉ thọ lạc luôn 7 ngày đêm”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì tâm liên tiếp cũng là định chớ gì.

Dứt Định ngữ

---

PHÁP TRỤ NGỮ (DHAMMAṬṬHITATĀ KATHĀ)

1470.

* Tự ngôn: Pháp trụ là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự đình trụ của pháp đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự đình trụ của pháp đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự đình trụ đó hẳn không có cách làm cho tuyệt khổ, không có cách dứt tuyệt luân hồi, không có Níp-bàn Phi y sinh (Anupādā) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1471.

* Tự ngôn: Sự trụ của pháp là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự trụ, cách vững vàng của Sắc đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự đình trụ là cách vững vàng của Sắc đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự đình trụ những đó vậy không có cách làm cho tuyệt khổ, không có cách dứt luân hồi, không có Níp-bàn phi y sinh (Anupādā) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự đình trụ của Thọ ... sự đình trụ của Tưởng ... sự đình trụ của Hành ... sự đình trụ của Thức là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự đình trụ cách vững vàng của Thức đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự đình trụ cách vững vàng của Thức đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự đình trụ những đó vậy không thể làm cho tuyệt khổ, không có dứt luân hồi, chẳng có Níp-bàn phi thủ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Pháp trụ ngữ

---

VÔ THƯỜNG NGỮ (ANICCATĀKATHĀ)

1472.

* Tự ngôn: Vô thường là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không bền của vô thường đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự không bền của vô thường đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vô thường những đó vậy không có cách tuyệt khổ, không có dứt luân hồi, không có Níp-bàn phi y sinh (Anupādā) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1473.

* Tự ngôn: Lão là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự già của lão đó cũng là thái độ đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự già của lão đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự già những đó vậy không có cách tuyệt khổ, chẳng có sự dứt luân hồi, không có Níp-bàn phi y sinh (anupādā) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1474.

* Tự ngôn: Tử là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: cái chết của tử đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: cái chết của tử đó cũng là trạng thái đã thành tựu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: cái chết những đó vậy không có cách tuyệt khổ, chẳng có sự dứt luân hồi, không có Níp-bàn phi y sinh (anupādā) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1475.

* Tự ngôn: Sắc là trạng thái đã thành tựu nhưng sự vô thường của Sắc cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vô thường là trạng thái đã thành tựu, nhưng sự không bền của vô thường cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc là trạng thái đã thành tựu nhưng sự già của Sắc cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão là trạng thái đã thành tựu nhưng sự già của lão cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc là trạng thái đã thành tựu nhưng sự bể, sự hư của Sắc cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tử là trạng thái đã thành tựu nhưng sự bể, sự hư của tử cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức là trạng thái đã thành tựu nhưng sự vô thường của Thức cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô thường là trạng thái đã thành tựu nhưng sự không thường của vô thường cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức là trạng thái đã thành tựu nhưng sự lão của Thức cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão là trạng thái đã thành tựu nhưng sự già của lão cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức là trạng thái đã thành tựu nhưng sự bể, sự hư của Thức ấy cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tử là trạng thái đã thành tựu nhưng sự bể, sự hư của tử cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Vô Thường ngữ

Hết phẩm thứ mười một

---

PHẨM MƯỜI HAI

---

THU THÚC NGHIỆP NGỮ (SAṂVARO KAMMANTI KATHĀ)

1476.

* Tự ngôn: Sự thu thúc thành nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thu thúc trong Nhãn quyền thành nhãn nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự thu thúc trong Nhĩ quyền ... sự thu thúc trong Tỷ quyền ... sự thu thúc trong Thiệt quyền ... sự thu thúc trong Thân quyền thành thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự thu thúc trong Thân quyền thành thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thu thúc trong Nhãn quyền thành nhãn nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự thu thúc Thân quyền thành thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thu thúc Nhĩ quyền ... sự thu thúc Tỷ quyền ... sự thu thúc Thiệt quyền thành thiệt nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự thu thúc Ý quyền thành ý nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự thu thúc Ý quyền thành ý nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thu thúc Nhãn quyền thành nhãn nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự thu thúc Ý quyền thành ý nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự thu thúc Nhĩ quyền ... sự thu thúc Tỷ quyền ... sự thu thúc Thiệt quyền ... sự thu thúc Thân quyền thành thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1477.

* Tự ngôn: Sự không thu thúc thành nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Nhãn quyền thành nhãn nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Nhĩ quyền ... sự không thu thúc Tỷ quyền ... sự không thu thúc Thiệt quyền ... sự không thu thúc Thân quyền thành thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Thân quyền thành thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Nhãn quyền thành nhãn nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Thân quyền thành thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Nhĩ quyền ... sự không thu thúc Tỷ quyền ... sự không thu thúc Thiệt quyền thành thiệt nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Ý quyền thành ý nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Ý quyền thành ý nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Nhãn quyền thành nhãn nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Ý quyền thành ý nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự không thu thúc Nhĩ quyền ... sự không thu thúc Tỷ quyền, sự không thu thúc Thiệt quyền ... sự không thu thúc Thân quyền thành thân nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1478.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng sự thu thúc hoặc không thu thúc đều thành nghiệp phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng “Này chư Phíc-khú, Phíc-khú trong pháp luật này đã thấy sắc bằng nhãn thành người chấp tướng ... hay không thành người chấp tướng ... đã nghe tiếng bằng nhĩ ... đã hiểu cảnh pháp bằng tâm thành người chấp tướng ... không thành người chấp tướng”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì sự thu thúc hoặc không thu thúc cũng thành nghiệp chớ gì.

Dứt Thu thúc nghiệp ngữ

---

NGHIỆP NGỮ (KAMMAKATHĀ)

1479.

* Tự ngôn: Tất cả nghiệp đều có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả sở hữu Tư đều có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả Sở hữu Tư đều có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư mà thành dị thục vô ký quả cũng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả Sở hữu Tư đều có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư mà thành vô ký tố (kiriyā) cũng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả Sở hữu Tư đều có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư mà thành vô ký quả phần Dục giới cũng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả Sở hữu Tư đều có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư mà thành vô ký quả thuộc Sắc giới, thuộc Vô sắc giới, thuộc siêu thế cũng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả Sở hữu Tư đều có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư mà thành vô ký tố (kiriyā) thuộc Sắc giới, thuộc Vô sắc giới cũng có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1480.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư mà thành vô ký quả không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sở hữu Tư thành vô ký quả không có dị thục quả thời không nên nói rằng tất cả sở hữu Tư đều có dị thục quả.

1481.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư mà thành vô ký tố (kiriyā) không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sở hữu Tư thành vô ký tố không có dị thục quả cũng không nên nói rằng tất cả sở hữu Tư đều có dị thục quả.

1482.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư thành vô ký quả thuộc Dục giới, thuộc Sắc giới, thuộc Vô sắc giới, thuộc siêu thế không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sở hữu Tư thành vô ký quả thuộc siêu thế không có dị thục quả cũng không nên nói tất cả sở hữu Tư đều có dị thục quả.

1483.

* Tự ngôn: Sở hữu Tư thành vô ký tố thuộc Dục giới, thuộc Sắc giới, thuộc Vô sắc giới không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sở hữu Tư thành vô ký tố thuộc Vô sắc giới không có dị thục quả thời không nên nói tất cả sở hữu Tư đều có dị thục quả.

1484.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tất cả nghiệp đều có dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng “Này chư Phíc-khú, Như Lai không nói tất cả nghiệp mà làm với sự cố ý mà người đã làm chất chứa rồi sẽ tiêu mất bằng cách không hưởng quả bởi vì nghiệp ấy vẫn cho quả trong hiện tại, hoặc thân sau hay thân luôn về sau”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó tất cả nghiệp cũng có dị thục quả chớ gì.

Dứt Nghiệp ngữ

---

THINH DỊ THỤC QUẢ NGỮ (SADDO VIPĀKOTI KATHĀ)

1485.

* Tự ngôn: Thinh là dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh là quả người hưởng lạc, thành quả của người hưởng khổ, thành quả của người hưởng phi khổ phi lạc, tương ưng với lạc thọ, tương ưng với khổ thọ, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ, tương ưng với Xúc, tương ưng với Thọ, tương ưng với Tưởng, tương ưng với Tư, tương ưng với Tâm, có biết cảnh, có sự nhớ tưởng, có sự buộc lòng, có sự chú ý, có sự lưu ý, sự chăm chú, sự mong mỏi, sự cố tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh không thành quả của người hưởng lạc, không thành quả của người hưởng khổ ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không có sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thinh không thành quả của người hưởng lạc... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không cố quyết thời không nên nói thinh thành dị thục quả.

1486.

* Tự ngôn: Xúc thành dị thục quả, thành quả của người hưởng lạc ... biết cảnh, có sự nhớ tưởng, sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh thành dị thục quả, thinh thành quả của người hưởng lạc ... có biết cảnh, có sự nhớ tưởng … sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1487.

* Tự ngôn: Thinh thành dị thục quả nhưng thinh không thành quả của người thọ lạc ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không có sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc thành dị thục quả nhưng Xúc không thành quả của người thọ lạc, không thành quả của người thọ khổ ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không có sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1488.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng thinh thành dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Như Lai đây là bực Hữu Thinh, tiếng như Phạm Thiên, tiếng nói có giọng hay như tiếng chim ca lăng tần già do nghiệp đã làm đặng chất chứa rồi, đã đặng tăng thêm thành nghiệp quảng hượt”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó, thinh cũng thành dị thục quả chớ gì.

Dứt Thinh dị thục quả ngữ

---

LỤC NHẬP NGỮ (SAḶĀYATANA KATHĀ)

1489.

* Tự ngôn: Nhãn nhập thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn nhập thành quả của người thọ lạc, thành quả của người thọ khổ ... biết cảnh, có sự nhớ tưởng... có sự quyết tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn nhập không thành quả của người thọ lạc ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Nhãn nhập không phải quả của người thọ lạc ... không biết, không nhớ tưởng, không có sự cố quyết thời không nên nói Nhãn nhập thành dị thục quả...

* Tự ngôn: Xúc thành dị thục quả, Xúc thành quả của người thọ lạc ... có biết cảnh, có sự nhớ tưởng ... có sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn nhập thành dị thục quả, Nhãn nhập thành quả của người thọ lạc ... có biết cảnh, có sự nhớ tưởng ... có sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhãn nhập thành dị thục quả, nhưng Nhãn nhập không thành quả của người thọ lạc ... không biết cảnh, không nhớ tưởng, không có sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc thành dị thục quả nhưng Xúc không thành quả của người thọ lạc ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không có sự cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó... Nhĩ nhập ... Tỷ nhập ... Thiệt nhập ...

1490.

* Tự ngôn: Thân nhập thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nhập thành quả của người thọ lạc ... biết cảnh, có sự nhớ tưởng ... có sự cố ý phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nhập không thành quả nơi người thọ lạc ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thân nhập không thành quả nơi người thọ lạc ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... sự cố tâm thời không nên nói Thân nhập thành dị thục quả...

* Tự ngôn: Xúc thành dị thục quả, Xúc thành quả nơi người thọ lạc ... có biết cảnh, có sự nhớ tưởng ... có cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nhập thành dị thục quả, Thân nhập thành quả nơi người thọ lạc ... có biết cảnh, có nhớ tưởng ... có cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nhập thành dị thục quả nhưng Thân nhập không thành quả nơi người thọ lạc ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc thành dị thục quả nhưng Xúc không thành quả nơi người thọ lạc ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... không cố quyết phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1491.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng Lục nhập thành dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Lục nhập sanh do tạo nghiệp để lại phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Lục nhập sanh do nghiệp để lại, chính do nhân đó mới nói rằng Lục nhập thành dị thục quả.

Dứt Lục nhập ngữ

---

THẤT LAI CHÍ THƯỢNG NGỮ (SATTAKKHATTUPARAMAKATHĀ)

1492.

* Tự ngôn: Bực người Thất Lai Chí Thượng (Sattakkhattuparama) thành bực quyết định sanh bảy lần mới tột phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Thất Lai Chí Thượng có thể sát phụ, sát mẫu, sát La Hán, chích Phật thân huyết và phá hòa hợp Tăng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1493.

* Tự ngôn: Bực người Thất Lai Chí Thượng thành bực quyết định sanh bảy lần là tột phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người Thất Lai Chí Thượng là bực không đáng để cho đắc chứng nghiệp trong chặng giữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người Thất Lai Chí Thượng thành bực không đáng để đắc chứng pháp trong chặng giữa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Thất Lai Chí Thượng đó có thể sát phụ, sát mẫu, sát La Hán, chích Phật thân huyết, phá hòa hợp Tăng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1494.

* Tự ngôn: Bực người Thất Lai Chí Thượng thành bực nhứt định sanh bảy lần là rất tột phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thông dụng nơi nhứt định bực người Thất Lai Chí Thượng sắp để sanh bảy lần rất tột vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Quyền, lực, Giác chi, mà nhứt định bực người Thất Lai Chí Thượng sắp đặt sanh bảy lần thành tột vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1495.

* Tự ngôn: Thông thường chỗ nhứt định bực người Thất Lai Chí Thượng sắp đặt sanh bảy lần thành tột không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà chỗ thông dụng nhứt định, bực người Thất Lai Chí Thượng sắp đặt sanh bảy lần thành tột không có thời không nên nói bực người Thất Lai Chí Thượng thành người quyết định sanh bảy lần mới tột.

1496.

* Tự ngôn: Niệm xứ ... Giác chi mà nhứt định bực người Thất Lai Chí Thượng sắp đặt sanh bảy lần thành tột không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Giác chi nơi nhứt định bực người Thất Lai Chí Thượng sắp đặt sanh bảy lần thành tột không có thời không nên nói bực người Thất Lai Chí Thượng thành bực quyết định sanh bảy lần thành tột.

1497.

* Tự ngôn: Bực người Thất Lai Chí Thượng thành bực quyết định sanh bảy lần là tột phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đối với Nhứt Lai có nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đối với Bất Lai có nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đối với La Hán có nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đối với nhứt định chi? Phản ngữ: Đối với Dự Lưu nhứt định.

1498.

* Tự ngôn: Bực người Thất Lai Chí Thượng thành bực nhứt định sanh bảy lần mới tột phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi một người nào lướt đến Dự Lưu nhứt định thời tất cả người ấy thành bực nhứt định sanh bảy lần mới tột phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1499.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng bực người Thất Lai Chí Thượng thành bực nhứt định sanh bảy lần mới tột phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người ấy thành Thất Lai Chí Thượng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà người ấy thành Thất Lai Chí Thượng, chính do nhân đó mới nói rằng bực người Thất Lai Chí Thượng thành bực nhứt định sanh bảy lần mới tột.

Dứt Thất Lai Chí Thượng ngữ

---

LỤC LAI NHỨT SANH NGỮ (KOLAṄKOLA EKAVĪJĪ KATHĀ)

1500.

* Phản ngữ: Chớ nên nói bực người Lục Lai (Kolaṅkola) thành bực nhứt định sanh hai, ba lần nữa phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người đó thành Lục Lai phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà người đó thành Lục Lai (Kolaṅkola), chính do nhân đó mới nói rằng bực người Lục Lai thành bực nhứt định sanh hai, ba lần nữa.

1501.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng bực người Nhứt Lai (Ekabījī) là bực nhứt định sanh nữa chỉ một lần nữa chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người đó thành Nhứt Lai (Ekabījī) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà người đó thành bực Nhứt Lai (Ekabījī), chính do nhân đó mới nói rằng bực người nhứt sanh là bực nhứt định sanh chỉ một lần nữa.

Dứt Lục Lai nhứt sanh ngữ

---

MẠNG TUYỆT NGỮ (JĪVITAVOROPANAKATHĀ)

1502.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến (Diṭṭhisampanno) có thể quyết giết mạng chúng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến có thể cố giết cha ... có thể cố giết mẹ ... có thể quyết giết La hán ... có thể chích Phật thân huyết ... có thể phá hoà hợp Tăng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1503.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến có thể quyết giết mạng sống của chúng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến thành người không cung kỉnh Tông giáo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành người không cung kỉnh trong ngôi Pháp ... thành người không cung kỉnh ngôi Tăng ... thành người không cung kỉnh trong điều học phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1504.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến thành người có sự cung kỉnh trong Tông giáo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người có tài sản tà kiến thành người cung kỉnh trong Tông giáo thời không nên nói bực người có tài sản tà kiến có thể cố giết chúng sanh.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến thành người cung kỉnh trong ngôi Pháp ... trong ngôi Tăng ... trong điều học phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người có tài sản tà kiến thành người cung kỉnh trong điều học thời không nên nói bực người có tài sản tà kiến có thể cố giết chúng sanh.

1505.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến thành người không cung kỉnh trong Tông giáo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến có thể ỉa có giọt, đái có giọt, khạc đàm có giọt nơi tháp Phật, có thể tạo tháp Phật để phía trái bên đường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1506.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến có thể cố giết chúng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, đại hải gìn giữ thật tướng vẫn không bờ mé như thế nào thì hàng Thinh Văn của ta không luống phạm điều học đó mà ta chế định để cho Chư Thinh Văn, dù cho vì nhân của mạng sống chính như thế đó vậy. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói bực người có tài sản Tà kiến có thể cố giết chúng sanh.

Dứt Mạng tuyệt ngữ

---

KHỔ THÚ NGỮ (DUGGATIKATHĀ)

1507.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến bài trừ khổ thú đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến phải vui thích trong sắc của chúng sanh mà sanh trong ác đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người có tài sản tà kiến phải ưa thích trong sắc của chúng sanh mà sanh trong ác đạo thời không nên nói rằng bực người có tài sản tà kiến bài trừ khổ thú đặng.

1508.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến bài trừ khổ thú đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến mới ưa thích trong thinh ... trong khí ... trong vị ... trong xúc của chúng sanh mới sanh trong ác đạo ... mới hành dâm với nàng phi nhân, với nàng bàng sanh, với nàng rồng, với dê, với gà, với heo, với tượng, với bò, với ngựa, với con la ... với chim chá cô, con công, con phụng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người có tài sản tà kiến phải thương chim chá cô, chim công, chim phụng thời không nên nói bực người đến đầy đủ với Tà kiến bài trừ khổ thú đặng.

1509.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến bài trừ khổ thú đặng nhưng bực người có tài sản Tà kiến nên ưa thích trong sắc của chúng sanh mà sanh trong ác đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán bài trừ khổ thú đặng nhưng bực La Hán nên vui thích trong sắc của chúng sanh mà sanh trong ác đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người có tài sản Tà kiến bài trừ khổ thú đặng nhưng bực người có tài sản Tà kiến phải vui thích trong thinh ... trong khí ... trong vị ... trong xúc của chúng sanh mà sanh trong ác đạo ... phải thọ chim chá cô, con công và con phụng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán bài trừ khổ thú đặng nhưng Bực La Hán phải thọ chim chá cô, con khỉ và con công phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1510.

* Tự ngôn: Bực La Hán bài trừ khổ thú đặng và La Hán không phải vui thích trong Sắc chúng sanh mà sanh trong ác đạo phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến bài trừ khổ thú đặng và bực người có tài sản Tà kiến không thể vui thích trong sắc của chúng sanh mà sanh trong ác đạo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán bài trừ khổ thú đặng và La Hán không thể vui thích trong thinh ... trong khí ... trong vị ... trong xúc của chúng sanh mà sanh trong ác thú ... không thể hưởng pháp dục với nàng phi nhân, với bàng sanh cái, với rồng cái, không thể thọ dê, không thể thọ gà và heo, không thể thọ voi, bò, ngựa và la ... không thể thọ chim chá cô, chim trĩ và chim công phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có tài sản tà kiến bài trừ khổ thú đặng và bực người có tài sản Tà kiến không thể thọ chim chá cô, chim trĩ và chim công phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1511.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng bực người có tài sản Tà kiến bài trừ khổ thú đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người có tài sản tà kiến phải vào đến Địa ngục ... phải vào đến Bàng sanh ... phải đến cõi Ngạ quỉ phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó bực người có tài sản Tà kiến cũng bài trừ khổ thú đặng chớ gì.

Dứt khổ thú ngữ

---

THẤT SANH NGỮ (SATTAMABHAVIKAKATHĀ)

1512.

* Tự ngôn: Chớ nên nói bực người có bảy đời là tột, bài trừ khổ thú đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người có bảy đời là tột phải vào Địa ngục, phải đến Bàng sanh, phải sanh Ngạ quỉ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó bực người Thất Sanh cũng bài trừ khổ thú đặng chớ gì.

Dứt Thất sanh ngữ

Hết Phẩm mười hai