PHẨM THỨ NĂM

---

GIẢI THOÁT NGỮ (VIMUTTAKATHĀ)

1026.

* Tự ngôn: Trí giải thoát gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát chẳng hạng thứ nào đều gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí trong khi phản khán gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của người Chuyển Biến (Gotrabhū) gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1027.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả Dự Lưu gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí của bực Dự Lưu là trí của người đến, đắc đơn độc, chứng, làm cho rõ quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí của bực Nhứt Lai là trí của người đến, đắc đơn độc, chứng, làm cho rõ quả Nhứt Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí của bực Bất Lai, trí của bực người đến, đắc đơn độc, chứng, làm cho rõ quả Bất Lai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí của La Hán gọi là trí của bực đến, đắc đơn độc, chứng, làm cho rõ quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1028.

* Tự ngôn: Trí của bực người có sự hội hợp với quả Dự Lưu gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả Dự Lưu gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người có sự hội hợp với quả Nhứt Lai gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người có sự hội hợp với quả Bất Lai gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả Bất Lai gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người có sự hội hiệp với quả La Hán gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán gọi là đã giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1029.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người có sự hội hợp với quả Dự Lưu gọi là đã giải thoát và đó là trí của bực chứng quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả Dự Lưu gọi là đã giải thoát và đó là trí của bực chứng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người có sự hội hiệp với quả Nhứt Lai gọi là đã giải thoát và đó là trí của bực chứng quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai gọi là đã giải thoát và đó là trí của bực chứng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người có sự hội hợp với quả Bất Lai gọi là đã giải thoát và đó là trí của bực chứng quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành đó làm cho rõ quả Bất Lai gọi là đã giải thoát và đó là trí của bực chứng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người có sự hội hợp với quả La Hán gọi rằng đã giải thoát và đó là trí của bực người chứng quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí giải thoát của bực người thật hành để làm cho rõ quả La Hán gọi là đã giải thoát và đó là trí của bực người chứng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Giải thoát ngữ

---

VÔ HỌC TRÍ NGỮ (ASEKKHAÑĀṆAKATHĀ)

1030.

* Tự ngôn: Bực hữu học có trí của bực vô học phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực hữu học biết thấy pháp của bực vô học đặng, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với thân, chính pháp của bực hữu học đã tự thấy đã hiểu, đã làm cho rõ đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp của bực vô học mà bực hữu học biết không đặng, thấy không đặng, khi không đặng thấy, không đặng biết cũng vào đến không đặng, đụng chạm đến thân không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu nói pháp của bực vô học mà bực hữu học biết không đặng, thấy không đặng, khi không đặng thấy, không đặng biết, không đặng làm cho rõ cũng vào đến không đặng, đụng chạm với thân không đặng thời không nên nói bực hữu học có trí của bực vô học.

1031.

* Tự ngôn: Bực vô học có trí của bực vô học, bực vô học quyết thấy pháp của bực vô học đặng, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với thân; chính Pháp của bực vô học đã tự thấy, đã biết rõ, đã làm cho rõ đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực hữu học có trí của bực vô học, bực hữu học biết thấy pháp của bực vô học đặng, vẫn vào đến, vẫn đụng chạm với thân, chính pháp của bực vô học mà đã tự thấy, đã biết, đã làm cho rõ đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1032.

* Tự ngôn: Bực hữu học có trí của bực vô học, nhưng pháp của bực vô học thời bực hữu học biết không đặng, thấy không đặng, khi chẳng đặng thấy, chẳng đặng biết, chẳng đặng làm cho rõ, cũng vào đến không đặng, đụng chạm đến thân không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực vô học có trí của bực vô học nhưng pháp của bực vô học mà bực vô học biết không đặng, thấy không đặng, khi chẳng đặng thấy, chẳng đặng biết, chẳng đặng làm cho rõ, cũng vào không đặng, đụng chạm với thân không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1033.

* Tự ngôn: Bực hữu học có trí của bực vô học phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người Chuyển Biến (Gotrabhū) có trí trong đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Dự Lưu có trí trong quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai ... để làm cho rõ quả Bất Lai ... để làm cho rõ quả La Hán có trí trong quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1034.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực hữu học có trí của bực vô học phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài Ānanda khi chưa thành hữu học cũng biết đặng rằng Đức Xá Lợi Phất Trưởng lão, Đức Đại Mục Kiền Liên Trưởng lão, có công đức cao tột phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngài Ānanda khi chưa thành hữu học cũng biết đặng rằng Phật có công đức cao tột, biết đặng rằng Đức Xá Lợi Phất Trưởng lão, Đức Đại Mục Kiền Liên Trưởng lão có công đức cao tột, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng bực hữu học có trí của bực vô học.

Dứt vô học trí ngữ

---

HUYỄN BIẾN NGỮ (VIPARĪTA KATHĀ)

1035.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất, có sự biết huyễn biến (viparita) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có sự thấy sai trong chân tướng chỗ vô thường cho là thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Có sự thấy sai trong thật tướng nơi thành khổ cho là lạc phải chăng? ... có sự thấy sai trong thật tướng nơi thành vô ngã cho là hữu ngã ... có sự thấy sai trong chơn tướng chỗ không đẹp cho là đẹp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1036.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất, có sự biết huyễn biến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thành thiện thời không nên nói bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến.

1037.

* Tự ngôn: Thật tướng nơi vô thường thấy là thường, thành sự thấy sai và đó là bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất, có sự biết huyễn biến và đó là bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thật tướng nơi thành khổ thấy rằng là lạc ... thật tướng nơi thành vô ngã thấy là hữu ngã, thật tướng nơi không tốt đẹp thấy là tốt đẹp, thành sự thấy sai và đó là bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến và đó là bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1038.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến đó là thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thật tướng nơi vô thường thấy là thường và đó là thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có đề mục đất, có sự biết huyễn biến và đó là thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chơn tướng mà thành khổ thấy cho là lạc ... chơn tướng nơi thành vô ngã thấy rằng là hữu ngã, chơn tướng nơi không đẹp thấy rằng tốt đẹp, thành sự thấy sai và đó là thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1039.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất, có sự biết huyễn biến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán phải nhập thiền có cảnh đề mục đất phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán phải nhập thiền có cảnh đề mục đất thời không nên nói bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến.

1040.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến, bực La Hán phải nhập thiền có cảnh đề mục đất phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn có sự vẫn thấy sai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1041.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn có sự vẫn thấy sai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán còn có sự công nhận sai, có sự suy xét sai, vẫn có sự thấy sai phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1042.

* Tự ngôn: Bực La Hán không có sự công nhận sai, không suy xét sai, không nhận thấy sai phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực La Hán không có sự công nhận sai, không có sự suy xét sai, không có sự nhận thấy sai thời không nên nói bực La Hán còn có sự vẫn nhận thấy sai.

1043.

* Tự ngôn: Chớ nên nói bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đề mục đất hiện cho bực đang nhập thiền có cảnh đề mục đất chỉ thành đất luôn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó bực nhập thiền có đề mục đất cũng có sự biết huyễn biến chớ gì!

1044.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đất vẫn có và người mà nhập đề mục đất từ đất cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà đất vẫn có và người mà nhập đề mục đất từ đất cũng vẫn có thời không nên nói bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến.

1045.

* Tự ngôn: Đất vẫn có nhưng sự biết của bực nhập đề mục đất từ đất thành sự biết huyễn biến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Níp-bàn vẫn có nhưng sự biết của bực nhập thiền có cảnh Níp-bàn từ Níp-bàn cũng là sự biết huyễn biến phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu cách đó thời không nên nói bực nhập thiền có cảnh đề mục đất có sự biết huyễn biến.

Dứt Huyễn biến ngữ

---

NHỨT ĐỊNH NGỮ (NIYĀMA KATHĀ)

1046.

* Tự ngôn: Bực người bất định (phàm phu) có trí để đi đến con đường nhứt định (Thánh Đạo) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Nhứt định (Thánh nhân) có trí để đi đến pháp hiệp thế mà chẳng phải con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

1047.

* Tự ngôn: Bực người Nhứt định không có trí để đi đến pháp hiệp thế mà không phải đường lối nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người bất định không có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1048.

* Tự ngôn: Bực người bất định có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người Nhứt định có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1049.

* Tự ngôn: Bực người Nhứt định không có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người bất định không có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1050.

* Tự ngôn: Bực người bất định có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người bất định có trí để đi đến pháp hiệp thế không phải đường lối nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1051.

* Tự ngôn: Bực người bất định có trí để đi đến pháp hiệp thế mà chẳng phải con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người bất định không có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1052.

* Tự ngôn: Bực người bất định có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người bất định có con đường nhứt định hầu đi đến đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1053.

* Tự ngôn: Bực người bất định có trí để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người bất định có Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Quyền, Lực, Giác chi để đi đến con đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1054.

* Tự ngôn: Bực người bất định không có con đường nhứt định để đi đến đường nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người bất định không có con đường nhứt định để đi đến đường nhứt định thời không nên nói bực người bất định có trí để đi đến con đường nhứt định.

1055.

* Tự ngôn: Bực người bất định không có Niệm xứ ... Giác chi để đi đến đường lối nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực người bất định không có Giác chi để đi đến đường lối nhứt định thời không nên nói bực người bất định có trí để đến đường nhứt định.

1056.

* Tự ngôn: Bực người bất định có trí để đi đến đường lối nhứt định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người Chuyển Biến (Gotrabhū) có trí trong đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1057.

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Dự Lưu có trí trong quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai ... để làm cho rõ quả Bất Lai ... để làm cho rõ quả La Hán có trí trong quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1058.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực người bất định có trí để đi đến con đường bất định phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Người này sẽ bước vào đến con đường nhứt định để đặng đúng sự, người này là bực đáng để sẽ chứng pháp này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có phán người này sẽ bước xuống đến con đường nhứt định để đặng đúng sự, người này là bực đáng để đặng sẽ chứng pháp. Chính do nhân đó Ngài mới nói rằng bực người bất định có trí để đi đến con đường nhứt định.

Dứt Nhứt định ngữ

---

ĐẠT THÔNG NGỮ (PAṬISAMBHIDĀKATHĀ)

1059.

* Tự ngôn: Sự biết tất cả thành đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự biết chế định (sammati) là đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự biết chế định là đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi một hạng người nào biết chế định tất cả bực người ấy thành bực đã đến đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự biết tất cả là đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự biết trong cách chăm chú hiểu tâm của người khác thành đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự biết trong cách chăm chú tâm người khác thành đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi một hạng người nào biết tâm của người khác, tất cả hạng người ấy thành bực đã đến đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1060.

* Tự ngôn: Sự biết tất cả thành đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tuệ tất cả thành đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó..

* Tự ngôn: Tuệ tất cả thành đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục đất cũng có tuệ đó thành đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực nhập thiền có cảnh đề mục nước ... có cảnh đề mục lửa ... có cảnh đề mục gió ... có cảnh đề mục màu xanh ... có cảnh đề mục màu vàng ... có cảnh đề mục màu đỏ ... có cảnh đề mục màu trắng ... Bực nhập thiền Không vô biên xứ ... Bực nhập thiền Thức vô biên xứ ... Bực nhập thiền Vô sở hữu xứ ... Bực nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ ... Người bố thí ... Người dâng y... Người dâng bát ... Người dâng tọa cụ ... Người dâng y dược vật dụng cũng có tuệ mà tuệ ấy thành đạt thông phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1061.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng sự biết tất cả thành đạt thông phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Tuệ mà thành siêu thế vẫn có, tuệ ấy không thành đạt thông phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó sự biết tất cả cũng thành đạt thông chớ gì!

Dứt Đạt thông ngữ

---

TỤC TRÍ NGỮ (SAMMATIÑĀṆA KATHĀ)

1062.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng tục trí (sammatiñāṇa) chỉ có đế làm cảnh, không có pháp khác làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người nhập thiền có cảnh đề mục đất có trí và đề mục đất là tục đế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực người nhập thiền cảnh đề mục đất có trí và đề mục đất là tục đế, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tục trí chỉ có đế làm cảnh chớ không có pháp khác làm cảnh.

1063.

* Phản ngữ: Chớ nên nói tục trí chỉ có đế làm cảnh không có pháp khác làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người nhập thiền cảnh đề mục nước ... cảnh đề mục lửa ... Bực người đang dâng y dược, vật dụng có trí và y dược vật dụng là tục đế phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực người vẫn cho y dược vật dụng có trí và y dược vật dụng thành tục đế, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tục trí chỉ có đế làm cảnh không có pháp khác làm cảnh.

1064.

* Tự ngôn: Tục trí chỉ có đế làm cảnh không có pháp khác làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chăm chú biết Khổ đặng, trừ Tập đặng, làm cho Diệt rõ đặng, còn làm cho Đạo sanh đặng bằng trí ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Tục trí ngữ

---

TÂM CẢNH NGỮ (CITTĀRAMMAṆA KATHĀ)

1065.

* Tự ngôn: Sự rõ trong cách chăm chú biết tâm người khác chỉ có tâm làm cảnh, không có pháp khác làm cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có người khi tâm có ái cũng biết rõ là tâm có ái phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cũng có người khi tâm có ái cũng biết rõ là tâm có ái thời không nên nói sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm của người khác chỉ có tâm làm cảnh, không có pháp khác làm cảnh.

* Tự ngôn: Cũng có người khi tâm xa lìa ái cũng biết rằng tâm xa lìa ái ... khi tâm có sân ... khi tâm có si, khi tâm lìa si, khi tâm thùy miên, khi tâm Phóng dật, khi tâm đáo đại, khi tâm phi đáo đại, khi tâm hữu thượng, khi tâm vô thượng, khi tâm định, khi tâm phi định, khi tâm giải thoát, khi tâm chưa giải thoát cũng biết rõ là tâm chưa giải thoát phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà có người khi tâm chưa giải thoát cũng biết rõ tâm chưa giải thoát thời không nên nói sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm của người khác chỉ có tâm làm cảnh, không có pháp khác làm cảnh.

1066.

* Tự ngôn: Sự hiểu chăm chú biết tâm người khác phải nói rằng sự hiểu trong cảnh tức là Xúc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác phải nói rằng sự biết trong cảnh tức là Xúc thời không nên nói sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác chỉ có tâm làm cảnh, không có pháp khác làm cảnh.

* Tự ngôn: Sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác phải nói rằng sự biết trong cảnh tức là Thọ, nói sự biết trong cảnh tức là Tưởng, nói sự biết trong cảnh tức là Tư, nói sự biết trong cảnh tức là Tầm, nói sự biết trong cảnh tức là Tín, nói sự biết trong cảnh tức là Cần, nói sự biết trong cảnh tức là Niệm, nói sự biết trong cảnh tức là Định, nói sự biết trong cảnh tức là Tuệ, nói sự biết trong cảnh tức là Ái ... nói sự biết trong cảnh tức là Sân ... nói sự biết trong cảnh tức là Vô úy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác phải nói rằng sự biết trong cảnh tức là Vô úy thời không nên nói sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác chỉ có tâm làm cảnh, không có pháp khác làm cảnh.

1067.

* Tự ngôn: Sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác không nên nói sự biết trong cảnh tức là Xúc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hiểu trong cách chăm chú biết Xúc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác không nên nói sự biết trong cảnh tức là Thọ ... không nên nói sự biết trong cảnh tức là Tưởng ... không nên nói sự biết trong cảnh tức là Vô úy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sự hiểu trong cách chăm chú biết Vô úy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1068.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác chỉ có tâm làm cảnh, không có pháp khác làm cảnh phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thành sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà thành sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng sự hiểu trong cách chăm chú biết tâm người khác chỉ có tâm làm cảnh chớ không có pháp khác làm cảnh.

Dứt Tâm cảnh ngữ

---

VỊ LAI TRÍ NGỮ (ANĀGATAÑĀṆAKATHĀ)

1069.

* Tự ngôn: Sự biết vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vị lai biết đặng bằng căn (mūla), biết đặng bằng nhân (hetu), biết đặng bằng sự tích (nidāna), biết đặng bằng nghiệp hữu (sambhavato), biết đặng bằng sanh hữu (pabhavato), biết đặng bằng sở y sinh (samuṭṭhāna), biết đặng bằng vật thực, biết đặng bằng cảnh, biết đặng bằng duyên (paccaya), biết đặng bằng tập (samudaya) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1070.

* Tự ngôn: Sự biết quá khứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Biết sự thành Nhân duyên (Hetupaccaya) nơi vị lai đặng, biết sự thành Cảnh duyên (Ārammaṇapaccaya) nơi vị lai đặng, biết sự thành Trưởng duyên (Adhipaṭipaccaya) nơi vị lai đặng, biết sự thành Vô Gián duyên (Anantarapaccaya) nơi vị lai đặng, biết sự thành Liên Tiếp duyên (Samanantarapaccaya) nơi vị lai đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1071.

* Tự ngôn: Trí vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Biến Chuyển (Gotrabhū) có trí trong đạo Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Dự Lưu có trí trong quả Dự Lưu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực người thật hành để làm cho rõ quả Nhứt Lai ... để làm cho rõ quả Bất Lai ... để làm cho rõ quả La Hán có trí trong quả La Hán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1072.

* Tự ngôn: Chớ nên nói rằng trí vị lai vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Ānanda, ba thứ nạn sẽ sanh đến thành Hoa Thị (Pātalīputta) tức là từ nơi lửa, hay từ nơi nước, hoặc từ nơi cách chia rẽ sự đoàn kết”. Như đây là bài Kinh vẫn có thật phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó, vị lai trí cũng vẫn có chớ gì!

Dứt Vị lai trí ngữ

---

HIỆN TẠI TRÍ NGỮ (PACCUPPANNAKATHĀ)

1073.

* Tự ngôn: Hiện tại trí vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người trí biết đặng bằng trí đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người trí biết đặng bằng trí đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người trí biết đặng trí đó là sự biết bằng trí đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Người trí biết đặng trí đó là sự biết bằng trí đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trí đó là cảnh của trí đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trí đó là cảnh của trí đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người đụng chạm xúc đó đặng bằng Xúc đó, hưởng thọ đó bằng Thọ đó, nhớ cái tưởng đó bằng Tưởng đó, cố quyết đó bằng Tư (cetanā) đó, suy xét tâm đó đặng bằng Tâm đó, nghĩ ngợi đó đặng bằng Tầm đó, gìn giữ đó bằng Tứ đó, hưởng mừng đó đặng bằng Hỷ đó, nhớ đặng đó bằng Niệm đó, biết rõ tuệ đó đặng bằng Tuệ đó, chặt gươm đó đặng bằng gươm đó, chém phản đó đặng bằng phản đó, cào cái bồ cào đó đặng bằng bồ cào đó phải chăng? Chặt dao đó bằng dao đó phải chăng? May kim đó đặng bằng kim đó phải chăng? Chà sát ngọc hành đó đặng bằng ngọc hành đó phải chăng? Chà sát âm hộ đó đặng bằng âm hộ đó phải chăng? Chà cái đầu đó đặng bằng cái đầu đó phải chăng? Rửa phẩn đó đặng bằng phẩn đó phải chăng? Rửa mũi dãi đó bằng mũi dãi đó phải chăng? Rửa đàm đó đặng bằng đàm đó phải chăng? Rửa mủ đó đặng bằng mủ đó phải chăng? Rửa máu đó đặng bằng máu đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1074.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng trí biết hiện tại hẳn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Khi người tu đang tỏ ngộ thấy các pháp hành vi bằng vô thường, dĩ nhiên cái trí đó người tu ấy cũng đặng thấy bằng sự thành đồ vô thường luôn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà khi người tu đang tỏ ngộ thấy các pháp hành vi bằng vô thường, dĩ nhiên cái trí đó người tu ấy cũng đặng thấy bằng sự thành đồ vô thường luôn. Chính do nhân đó Ngài mới nói rằng trí hiện tại vẫn có.

Dứt Hiện tại trí ngữ

---

QUẢ TRÍ NGỮ (PHALAÑĀNAKATHĀ)

1075.

* Tự ngôn: Bực Thinh Văn có quả trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách biết sự thái quá, sự bất cập của quả, cách biết sự thái quá sự bất cập của quyền, cách biết sự thái quá sự bất cập của người bực Thinh Văn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Thinh Văn có quả trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cách chế định uẩn, cách chế định xứ, cách chế định giới, cách chế định đế, cách chế định quyền, cách chế định người của bực Thinh Văn vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Thinh Văn có quả trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Thinh Văn thành bực Phật, thành bực Giáo chủ, thành Chánh Đẳng Chánh Giác, thành bực Toàn Giác, thành bực thấy tất cả pháp, thành Giáo chủ của pháp, thành chỗ nương đỡ hiện bày của pháp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Thinh Văn có quả trí phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Thinh Văn là bực làm cho đạo chưa sanh đặng sanh, là bực làm cho đạo chưa sanh đặng sanh đầy đủ, là bực tường thuật đạo mà ai ai chưa đặng tường thuật thành bực biết đạo, thành bực biết rõ đạo, thành bực khôn khéo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1076.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bực Thinh Văn có quả trí phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bậc Thinh Văn là người không có trí phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó.

* Phản ngữ: Nếu thế đó bậc Thinh Văn cũng có quả trí chớ gì!

Dứt Quả trí ngữ

Dứt Phẩm thứ năm

---

PHẨM THỨ SÁU

---

CỐ NHIÊN NGỮ (NIYĀMAKATHĀ)

1077.

* Tự ngôn: Cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Níp-bàn là tí hộ (che chở) (tānaṃ), bí mật (lenaṃ), hữu y (saranaṃ), hữu Tức (parayānaṃ), cố định (accutaṃ), bất tử (amata), phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

1078.

* Tự ngôn: Cố nhiên (niyāma) là vô vi, Níp-bàn cũng vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ (tāṇaṃ) cũng hai thứ, bí mật cũng hai thứ, hữu y cũng hai thứ, hữu Tức cũng hai thứ, cố định cũng hai thứ, bất tử cũng hai thứ, Níp-bàn cũng hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Níp-bàn cũng hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có sự cao và thấp, có sự ty hạ và tinh lương, có sự sâu xa và cạn bợn, có ranh rấp mương rãnh chia ra khúc, hay là có lớp giữa của Níp-bàn hai thứ có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1079.

* Tự ngôn: Cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có hạng người vào đến cố nhiên, đặng cố nhiên, cố nhiên còn làm cho sanh, cho đồng sanh, cho đình trụ, cho đồng trụ, cho sanh ra, cho càng sanh ra, cho đồng sanh đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có hạng người vào đến vô vi, đặng vô vi, còn làm cho vô vi sanh, cho đồng sanh, cho còn vững, cho đồng trụ, cho sanh ra, cho rất sanh ra, cho sanh, cho sanh đều đủ đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1080.

* Tự ngôn: Cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cố nhiên là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dự Lưu cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo Dự Lưu là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo Dự Lưu là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dự Lưu cố nhiên là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhứt Lai cố nhiên ... Bất Lai cố nhiên ... La Hán cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán đạo là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: La Hán đạo là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: La Hán cố nhiên là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1081.

* Tự ngôn: Dự Lưu cố nhiên là vô vi ... La Hán cố nhiên là vô vi, Níp-bàn cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành năm thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành năm thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ (tānaṃ) thành năm thứ ... có lớp chặng giữa của Níp-bàn năm thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1082.

* Tự ngôn: Cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tà cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tà cố nhiên là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh cố nhiên là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1083.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng cố nhiên là vô vi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Khi cố nhiên phát sanh ra rồi diệt mất thì người cũng là vẫn bất cố nhiên phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó cố nhiên cũng là vô vi chớ gì!

* Tự ngôn: Khi tà cố nhiên sanh ra rồi diệt mất người cũng bất cố nhiên phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nếu thế đó tà cố nhiên cũng sẽ là vô vi luôn chớ gì.

Dứt Cố nhiên ngữ

---

Y TƯƠNG SINH NGỮ (PAṬICCASAMUPPĀDA KATHĀ)

1084.

* Tự ngôn: Y tương sinh là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Níp-bàn, thành tí hộ (tānaṃ), thành bí mật (lena) thành hữu y (saraṇa), thành hữu Tức (parāyana), thành cố định (accuta), thành bất tử (amata) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Y tương sinh là vô vi, Níp-bàn cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ (tāṇa) cũng là hai thứ, bí mật (leṇa) cũng là hai thứ, hữu y (saraṇa) cũng là hai thứ, hữu Tức (parāyana) cũng là hai thứ, cố định (accuta) cũng là hai thứ, bất tử cũng là hai thứ, Níp-bàn cũng là hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Níp-bàn cũng thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có sự cao và thấp, có sự ty hạ và tinh lương, có sự cao thượng và thấp thỏi, có sự chia khác, có ranh rấp và đường mương, có từng ngăn chặng giữa của hai thứ Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1085.

* Tự ngôn: Y tương sinh là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô minh cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô minh là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Y tương sinh cũng là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Y tương sinh là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hành sanh ra do Vô minh làm duyên cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Hành sanh ra do Vô minh làm duyên là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Y tương sinh là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Y tương sinh là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thức sanh ra do Hành làm duyên cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thức sanh ra do Hành làm duyên là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Y tương sinh cũng là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Y tương sinh là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Danh Sắc sanh ra do Thức làm duyên cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Danh Sắc sanh ra do Thức làm duyên là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Y tương sinh cũng là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Y tương sinh là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử có ra do Sanh làm duyên cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Lão tử có ra do Sanh làm duyên cũng là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Y tương sinh cũng là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1086.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Y tương sinh là vô vi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Lão tử có ra do Sanh làm duyên. Dù cho tất cả Như Lai sẽ ra đời hay không ra đời, thể tướng ấy vẫn đình trụ, là pháp trụ cố nhiên, tức là pháp ấy sanh ra do pháp ấy làm duyên, Như Lai chứng trí tột, xét gặp bằng trí tột với thể tướng ấy, khi đã chứng với trí tột xét gặp bằng trí tột rồi mới nói ra, diễn giải, bố cáo, truyền bá, bành trướng, phân bày cho dễ và đặng chỉ rằng Lão tử có ra do Sanh làm duyên. Này chư Phíc-khú, Sanh có ra do Hữu làm duyên ... Hành có ra do Vô minh làm duyên ... dù cho Chư Như Lai sẽ ra đời hoặc không ra đời cũng thế, vì bản thế ấy vẫn có đình trụ ... và đặng chỉ rằng Hành có ra do Vô minh làm duyên; chư Phíc-khú, sự chắc thật, sự không thay đổi, sự không thành ra khác tức là pháp này sanh ra do pháp nọ làm duyên, pháp thật thể ấy như nói đây thế nào thì Như Lai nói Y tương sinh”. Đây là bài Kinh hẳn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì Y tương sinh cũng là vô vi chớ gì!

1087.

* Tự ngôn: Y tương sinh có câu rằng: “Vô minh duyên Hành” như thế thật tướng nào là pháp trụ thành pháp cố nhiên trong duyên đó, thật tướng đó là vô vi thì Níp-bàn cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ (tāṇa) cũng thành hai thứ ... hay là giữa chặn của Níp-bàn hai thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1088.

* Tự ngôn: Y tương sinh có câu rằng: “Vô minh duyên Hành ... thế này thì thật tướng nào thành pháp trụ, thành pháp cố nhiên trong duyên ấy, thật tướng ấy thành vô vi. Y tương sinh có câu nửa rằng: “Hành duyên Thức”, như thế thì thật tướng nào thành pháp trụ, thành pháp cố nhiên trong duyên ấy, thật tướng ấy cũng là vô vi, Níp-bàn cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành ba thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành ba thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ (tāṇa) cũng thành ba thứ ... có chặng giữa của Níp-bàn ba thứ ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1089.

* Tự ngôn: Y tương sinh có câu rằng: “Vô minh duyên Hành như thế thật tướng nào thành pháp trụ, thành pháp cố nhiên trong duyên ấy, thật tướng ấy là vô vi. Có câu nữa rằng : “Hành duyên Thức”, như thế thật tướng nào thành pháp trụ, thành pháp cố nhiên trong duyên ấy thì thật tướng ấy cũng là vô vi ... Y tương sinh có câu nữa rằng: “Sanh duyên Lão tử”, như thế thật tướng nào thành pháp trụ, thành pháp cố nhiên trong duyên ấy, thật tướng ấy cũng là vô vi, Níp-bàn cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành mười hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành mười hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ (tāṇa) cũng thành mười hai thứ ... Bí mật cũng thành mười hai thứ ... có chặng giữa của Níp-bàn mười hai thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Y tương sinh ngữ

---

ĐẾ NGỮ (SACCA KATHA)

1090.

* Tự ngôn: Tứ đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ (taṇa) cũng có bốn, bí mật (leṇa) cũng có bốn, hữu y (saraṇa) cũng có bốn, hữu Tức (parāyana) cũng có bốn, cố định (accuta) cũng có bốn, bất tử (amata) cũng có bốn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Níp-bàn cũng bốn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có sự cao và thấp, có ty hạ và tinh lương, có cao siêu và hèn hạ, có ranh rấp hoặc có sự chia khác, hay khe rãnh hoặc ngăn chặng giữa của Níp-bàn bốn thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1091.

* Tự ngôn: Khổ đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khổ đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ thân, khổ tâm, sầu, khóc, khổ, ưu, ai là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tập đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tập đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tập đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục ái, Hữu ái, Ly hữu ái là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo đế là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chánh kiến ... Chánh định là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1092.

* Tự ngôn: Khổ là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ đế là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khổ thân, khổ tâm, sầu, khóc, khổ, ưu, ai là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ đế là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tập là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tập đế là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục ái, Hữu ái, Ly hữu ái là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tập đế là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo đế là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chánh kiến ... Chánh định là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo đế là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1093.

* Tự ngôn: Diệt đế là vô vi, Diệt là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khổ đế là vô vi, Khổ là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Diệt đế là vô vi, Diệt là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tập đế là vô vi, Tập là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Diệt đế là vô vi, Diệt là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đạo đế là vô vi, Đạo là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1094.

* Tự ngôn: Khổ đế là vô vi, Khổ là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Diệt đế là vô vi, Diệt là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tập đế là vô vi, Tập là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Diệt đế là vô vi, Diệt là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đạo đế là vô vi, Đạo là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Diệt đế là vô vi, Diệt là hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1095.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Tứ đế là vô vi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, bốn thứ này chắc thật không sai, không thành thứ khác. Bốn thứ đó là chi? Tức là khổ Đế chắc thật không sai khác, không thành thứ khác ... tức là Khổ Tập đế, tức là Khổ Tập ... tức là Khổ diệt.. tức là con đường tiến hành đi đến Diệt Khổ chắc thật không sai, không thành thứ khác. Này chư Phíc-khú, chỉ có bốn thứ này chắc thật không sai không thành thứ khác”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì Tứ đế cũng là vô vi chớ gì!

Dứt Đế ngữ

---

VÔ SẮC NGỮ (ĀPUPPA KATHĀ)

1096.

* Tự ngôn: Không vô biên xứ là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Níp-bàn, thành tí hộ, thành bí mật, thành sở y, thành hữu tức, thành cố định, thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Không vô biên xứ thành vô vi, Níp-bàn thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ thành hai thứ ... có bực chặng giữa của Níp-bàn hai thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Không vô biên xứ là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Không vô biên xứ thành hữu, thành thú hướng (gati), thành chúng sanh trụ, thành hành, thành sanh, thành chỗ nương của thức, thành cách đặng thân (attabhāva) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành hữu, thành thú hướng, thành chúng sanh trụ, thành hành, thành sinh, thành chỗ trụ của thức, thành cách đặng thân phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp làm nhân đưa đến Không vô biên xứ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp làm nhân đưa đến vô vi vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vẫn có chúng sanh vào đến Không vô biên xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vẫn có chúng sanh vào đến vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1097.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh sanh, lão, tử, thác, tái tục trong Không vô biên xứ đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh sanh, lão, tử, thác, tái tục trong vô vi đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1098.

* Tự ngôn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Không vô biên xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Không vô biên xứ là Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi là Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1099.

* Phản ngữ: Không nên nói rằng Tứ Vô sắc là vô vi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Tứ Vô Sắc, Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng là thật tướng không lay động phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu Tứ Vô Sắc, Đức Thế Tôn Ngài có phán là thật tướng không lay động, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Tứ Vô sắc là vô vi.

Dứt Vô sắc ngữ

---

NHẬP DIỆT NGỮ (NIRODHASAMĀPATTI KATHĀ)

1100.

* Tự ngôn: Nhập diệt là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Níp-bàn, thành tí hộ (che chở), thành bí mật, thành hữu y, thành hữu Tức, thành cố định, thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhập diệt là vô vi, Níp-bàn cũng là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ (che chở) thành hai thứ ... có ngăn chặng giữa của Níp-bàn hai thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhập diệt là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có nhóm người nhập diệt đặng diệt, còn cho diệt sanh ra, cho diệt sanh đủ, cho đình trụ, cho đình trụ đủ, cho phát sanh, cho phát sanh cách tột, cho sanh ra, cho sanh ra đầy đủ đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có nhóm người vào vô vi, đắc vô vi, làm cho vô vi sanh ra, cho sanh đầy đủ, cho đình trụ, cho đình trụ đều đủ, cho phát sanh, cho phát sanh cách tột, cho sanh ra, cho sanh ra đều đủ đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sự trong sạch, sự xuất khỏi diệt hiện bày đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự trong trẻo, sự xuất khỏi vô vi hiện bày đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực nhập Diệt có khẩu hành diệt mất trước rồi từ đó thân hành diệt, từ đó tâm hành diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực nhập vô vi cũng có khẩu hành diệt trước rồi từ đó thân hành diệt, từ đó tâm hành diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực xuất khỏi diệt có tâm hành phát sanh ra trước, từ đó thân hành phát sanh, từ đó khẩu hành phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người xuất ra khỏi vô vi cũng có tâm hành sanh trước, từ đó tâm hành phát sanh, từ đó khẩu hành phát sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1101.

* Tự ngôn: Tam xúc tức là tiêu diệt xúc, vô chứng xúc, phi nội xúc vẫn đụng chạm với người đã ra khỏi diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tam xúc tức tiêu diệt xúc, vô chứng xúc, phi nội xúc vẫn đụng chạm người mà đã xuất khỏi vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1102.

* Tự ngôn: Tâm của người xuất ra khỏi diệt rồi dĩ nhiên chống lại, nghiêng lại phản khán, chăm chú phản khán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tâm của bực đã ra khỏi vô vi cũng dĩ nhiên chống vào phản khán, nghiêng vào phản khán, chăm chú vào phản khán phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1103.

* Phản ngữ: Chớ nên nói nhập diệt là vô vi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nhập diệt là hữu vi phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó nhập diệt cũng là vô vi chớ gì!

Dứt nhập diệt ngữ

---

HƯ KHÔNG NGỮ (ĀKĀSA KATHĀ)

1104.

* Tự ngôn: Hư không là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Níp-bàn, thành tí hộ (che chở), thành bí mật, thành hữu y, thành hữu Tức, thành cố định, thành bất tử phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1105.

* Tự ngôn: Hư không là vô vi, Níp-bàn là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô vi thành hai thứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tí hộ thành hai thứ ... có chặng giữa của Níp-bàn hai thứ đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1106.

* Tự ngôn: Hư không là vô vi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có nhóm người làm cho phi hư không đặng thành hư không phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có nhóm người làm hữu vi cho đặng thành vô vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1107.

* Tự ngôn: Có nhóm người làm cho hư không đặng thành phi hư không phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có nhóm người làm cho vô vi đặng thành hữu vi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1108.

* Tự ngôn: Trong hư không, tất cả chim bay đi đặng, mặt trăng và mặt trời dạo đi đặng, tất cả sao dạo đi đặng, bực có thần thông hiện phép đặng, tất cả người lay động tay đặng, vỗ tay đặng, liệng cục đá đi đặng, liệng trái cầu đi đặng, hiện thông đi đặng, bắn tên đi đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong vô vi, tất cả chim cũng bay đặng, mặt trăng và mặt trời cũng dạo đi đặng, tất cả sao cũng dạo đi đặng, bực có thần thông cũng hiện phép đặng, cũng liệng cục đá đi đặng, cũng liệng trái cầu đi đặng, cũng hiện thần thông đi đặng, cũng bắn mũi tên đi đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1109.

* Tự ngôn: Tất cả người bao hư không làm cho thành nhà, làm cho thành kho đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả người bao vô vi làm cho thành nhà, làm cho thành kho đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1110.

* Tự ngôn: Khi đang đào giếng, chỗ phi hư không rồi trở thành hư không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Hữu vi cũng trở thành vô vi đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1111.

* Tự ngôn: Khi giếng trống đang bị bít, kho trống đang đựng cho đầy, nồi không để đồ rang đầy thì hư không nó lòn lỏi đi đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Vô vi nó cũng lòn lỏi đi đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1112.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng hư không thành vô vi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Hư không thành hữu vi phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Nếu thế đó hư không cũng thành vô vi chớ gì!

Dứt Hư không ngữ

---

HƯ KHÔNG HỮU KIẾN NGỮ (ĀKĀSA SANIDASSANATIKATHĀ)

1113.

* Tự ngôn: Hư không thành hữu kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Sắc xứ, thành Sắc giới, thành màu xanh, thành màu vàng, thành màu đỏ, thành màu trắng, bị Nhãn thức biết, đối chiếu nơi nhãn, đến vào rạch của nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1114.

* Tự ngôn: Hư không thành hữu kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nương nhãn và hư không mới phát sanh Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1115.

* Tự ngôn: Nương nhãn và hư không mới sanh ra Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng nương nhãn và hư không mới sanh ra Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có !

* Tự ngôn: Nói rằng nương nhãn và sắc mới sanh ra Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng nương nhãn và sắc mới sanh ra Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói rằng nương nhãn và hư không mới sanh ra Nhãn thức.

1116.

* Phản ngữ: Không nên nói hư không thành hữu kiến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài thấy lỗ trống giữa hai cây, lỗ trống giữa hai cột, lỗ ván, lỗ cửa phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngài thấy lỗ giữa hai cây, lỗ giữa hai cột, lỗ ván, lỗ cửa sổ. Chính do nhân đó (Ngài) mới nói hư không thành hữu kiến.

Dứt Hư không hữu kiến ngữ

---

ĐỊA CHẤT HỮU KIẾN NGỮ (PATHAVI DHATU SANIDASSANATAYADIKATHA)

1117.

* Tự ngôn: Địa chất là hữu kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Sắc xứ, thành Sắc giới, thành màu xanh, thành màu vàng, thành màu đỏ, thành màu trắng, bị Nhãn thức biết, đối chiếu nơi nhãn, đến vào rạch của nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1118.

* Tự ngôn: Địa chất là hữu kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nương nhãn và địa chất, Nhãn thức mới phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1119.

* Tự ngôn: Nương nhãn và địa chất, Nhãn thức mới phát sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng nương nhãn và địa chất, mới phát sanh Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có!

* Tự ngôn: Nói rằng nương nhãn và sắc, mới phát sanh Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng nương nhãn và sắc mới phát sanh Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói rằng nương nhãn và địa chất, mới sanh ra Nhãn thức.

1120.

* Phản ngữ: Không nên nói địa chất là hữu kiến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài thấy đất, thấy đá, thấy núi phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngài thấy đất, thấy đá, thấy núi; chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng chất đất là hữu kiến...

* Phản ngữ: Không nên nói chất nước là hữu kiến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài thấy nước phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngài thấy nước, chính do nhân đó, Ngài mới nói chất nước là hữu kiến ...

* Phản ngữ: Không nên nói chất lửa là hữu kiến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài vẫn thấy ngọn lửa phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngài vẫn thấy ngọn lửa, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng chất lửa là hữu kiến...

* Phản ngữ: Không nên nói chất gió là hữu kiến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài thấy cây cối vẫn bị gió ngã phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngài thấy cây cối vẫn bị gió ngã, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng phong chất là hữu kiến.

Dứt Địa chất hữu kiến ngữ

---

NHÃN QUYỀN HỮU KIẾN NGỮ (CAKKHUNDRIYA SANIDASSANANTI ADI KATHA)

1121.

* Tự ngôn: Nhãn quyền thành hữu kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Sắc xứ, thành Sắc giới, vào đến sông của nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó..

1122.

* Tự ngôn: Nhãn quyền là hữu kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nương nhãn và Nhãn quyền mới phát sanh Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1123.

* Tự ngôn: Nương nhãn và Nhãn quyền mới phát sanh Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng nương nhãn và Nhãn quyền mới phát sanh Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có!

* Tự ngôn: Nói rằng nương nhãn và sắc mới phát sanh Nhãn thức. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng nương nhãn và sắc mới phát sanh Nhãn thức như đây là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói nương nhãn và Nhãn quyền mới phát sanh Nhãn thức.

1124.

* Phản ngữ: Không nên nói Ngũ quyền là hữu kiến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài thấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngài thấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân chính do nhân đó, Ngài mới nói Ngũ quyền là hữu kiến..

Dứt Nhãn quyền hữu kiến ngữ

---

THÂN NGHIỆP HỮU KIẾN NGỮ (KAYAKAMMA SANIDASSANANTIKATHA)

1125.

* Tự ngôn: Thân nghiệp là hữu kiến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc, thành Sắc xứ, thành Sắc giới, thành màu xanh, thành màu vàng, thành màu đỏ, thành màu trắng, Nhãn thức biết đặng, đối chiếu nhãn, vào đến sông của nhãn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp là hữu kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nương nhãn và thân nghiệp mới phát sanh Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nương nhãn và thân nghiệp mới sanh ra Nhãn thức phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng nương nhãn và thân nghiệp mới sanh ra Nhãn thức; như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Không có.

* Tự ngôn: Nói rằng nương nhãn và sắc mới sanh ra Nhãn thức, như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà nói rằng nương nhãn và sắc mới sanh ra Nhãn thức như đây là bài Kinh vẫn thật có thời không nên nói nương nhãn và thân nghiệp mới sanh ra Nhãn thức.

1126.

* Phản ngữ: Chớ nên nói thân nghiệp thành hữu kiến phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Ngài thấy cách bước đi tới, bước đi lui, ngó qua, ngó lại, ngay tay phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngài thấy cách bước tới bước lui, ngó qua ngó lại, ngay tay. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng thân nghiệp là hữu kiến.

Dứt Thân nghiệp hữu kiến ngữ

Mười một bài kệ tóm lược từ địa chất hữu kiến ngữ ... đến thân nghiệp hữu kiến ngữ.

Hết Phẩm thứ sáu

---

PHẨM THỨ BẢY

---

YẾU HIỆP NGỮ (SAṄGAHITA KATHA)

1127.

* Tự ngôn: Có phần pháp yếu hiệp với phần pháp không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có phần pháp yếu hiệp đặng sắp vào đầu đề đặng, đã liên quan với phần pháp vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà có phần pháp yếu hiệp đặng sắp vào đầu đề đặng, đã liên quan với phần pháp vẫn có thời không nên nói có phần pháp mà Ngài yếu hiệp với phần pháp không có.

1128.

* Tự ngôn: Nhãn xứ kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: Kể vào đặng trong Sắc uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà Nhãn xứ kể vào đặng trong Sắc uẩn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Nhãn xứ yếu hiệp vào với Sắc uẩn.

* Tự ngôn: Nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: Kể vào đặng trong Sắc uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà Thân xứ kể vào đặng trong Sắc uẩn, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Thân xứ yếu hiệp vào với Sắc uẩn.

1129.

* Tự ngôn: Sắc xứ ... Thinh xứ ... Khí xứ ... Vị xứ ... Xúc xứ ... kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: Kể vào đặng trong Sắc uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà Xúc xứ kể vào đặng trong Sắc uẩn, chính do nhân đó Ngài mới nói Xúc xứ yếu hiệp vào với Sắc uẩn.

1130.

* Tự ngôn: Lạc thọ kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: Kể vào đặng trong Thọ uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà lạc thọ kể vào đặng trong Thọ uẩn, chính do nhân đó mới nói rằng lạc thọ yếu hiệp vào với Thọ uẩn.

* Tự ngôn: khổ thọ ... phi khổ phi lạc thọ kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: Kể vào đặng trong Thọ uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà phi khổ phi lạc thọ kể vào đặng trong Thọ uẩn, chính do nhân đó mới nói rằng phi khổ phi lạc thọ yếu hiệp vào với Thọ uẩn.

1131.

* Tự ngôn: Tưởng sanh từ Nhãn xúc kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: kể vào đặng trong Tưởng uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà Tưởng sanh từ Nhãn xúc kể vào đặng trong Tưởng uẩn, chính do nhân đó mới nói rằng Tưởng sanh từ Nhãn xúc yếu hiệp vào với Tưởng uẩn.

* Tự ngôn: Tưởng sanh từ Nhĩ xúc ... Tưởng sanh từ Ý xúc kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: Kể vào đặng trong Tưởng uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà Tưởng sanh từ Ý xúc kể vào đặng trong Tưởng chính do nhân đó mới nói rằng Tưởng sanh từ Ý xúc yếu hiệp vào với Tưởng uẩn.

1132.

* Tự ngôn: (Cetanā) sanh từ Nhãn xúc ... Tư sanh từ Ý xúc kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: kể vào đặng trong Hành uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà Tư sanh từ Ý xúc vào đặng trong Hành uẩn, chính do nhân đó mới nói rằng Tư sanh từ Ý xúc yếu hiệp vào với Hành uẩn.

1133.

* Tự ngôn: Nhãn thức ... Ý thức kể vào đặng trong uẩn nào? Phản ngữ: Kể vào đặng trong Thức uẩn.

* Tự ngôn: Nếu mà Ý thức kể vào đặng trong Thức uẩn, chính do nhân đó mới nói rằng Ý thức yếu hiệp vào với Thức uẩn. Phản ngữ: Những pháp ấy Ngài yếu hiệp vào với pháp ấy cũng như đôi bò tế, hoặc cùng với vòng hoa hay dây ràng gồm chung lại, hay cái bát và dây áo gồm chung lại, hay chó và dây buộc gồm chung lại.

* Tự ngôn: Nếu mà đôi bò tế hoặc cùng với vòng hoa hay dây ràng gồm chung lại, hay cái bát và dây áo gồm chung lại, hay chó và dây buộc gồm chung lại. Chính do nhân đó mới nói rằng cũng có những pháp mà Ngài yếu hiệp với những pháp vẫn có.

Dứt Yếu hiệp ngữ

---

TƯƠNG ƯNG NGỮ (SAMPAYUTTA KATHĀ)

1134.

* Tự ngôn: Cũng có những pháp mà tương ưng với những pháp không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có những pháp mà đồng sanh, đồng diệt, đồng cảnh và đồng vật với những pháp khác vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cũng có những pháp đồng sanh, đồng diệt, đồng cảnh và đồng vật với những pháp khác vẫn có thời không nên nói hoặc những pháp tương ưng với những pháp không có.

1135.

* Tự ngôn: Thọ uẩn đồng sanh với Tưởng uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thọ uẩn đồng sanh với Tưởng uẩn, chính do nhân đó, Ngài mới nói Thọ uẩn tương ưng với Tưởng uẩn.

* Tự ngôn: Thọ uẩn đồng sanh với Hành uẩn và Thức uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thọ uẩn đồng sanh với Thức uẩn, chính do nhân đó, Ngài mới nói Thọ uẩn tương ưng với Thức uẩn.

* Tự ngôn: Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn đồng sanh với Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Thức uẩn đồng sanh với Hành uẩn, chính do nhân đó, Ngài mới nói Thức uẩn tương ưng với Hành uẩn.

* Phản ngữ: Dầu đang ướt đang tươm trong mè, vị đang ướt đang tươm trong mía như thế nào thì những pháp ấy cũng đang trộn đang tươm với pháp ấy thế đó phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

Dứt Tương ưng ngữ

---

SỞ HỮU TÂM NGỮ (CETASIKA KATHĀ)

1136.

* Tự ngôn: Pháp Sở hữu Tâm không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Cũng có thứ pháp đồng sanh, đồng diệt, đồng cảnh và đồng vật với tâm cũng vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà cũng có thứ pháp đồng sanh, đồng diệt, đồng cảnh và đồng vật với Tâm vẫn có thời không nên nói pháp Sở hữu Tâm không có.

1137.

* Tự ngôn: Xúc đồng sanh với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Xúc đồng sanh với Tâm, chính do nhân đó mới nói Xúc là Sở hữu Tâm.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng ... Tư ... Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ, Ái, Sân, Si ... Vô úy đồng sanh với Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Vô úy đồng sanh với Tâm, chính do nhân đó, Ngài mới nói Vô úy là Sở hữu Tâm.

* Phản ngữ: Bởi lập chú giải rằng sanh chung với Tâm mới gọi là Sở hữu Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Do lập chú giải rằng sanh chung với Xúc mới gọi là Sở hữu Xúc phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Do lập chú giải rằng sanh chung với Tâm mới gọi là Sở hữu Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Do sắp chú giải rằng sanh chung với Thọ ... với Tưởng ... với Tư ... với Tín, với Cần, với Niệm, với Định, với Tuệ, với Ái, với Sân, với Si ... với Vô úy cũng gọi là Sở hữu Vô úy phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp Sở hữu Tâm không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Tâm ấy và bao nhiêu Pháp sở hữu vẫn hiện với người biết rõ bằng sự vô ngã, khi rõ cả hai pháp ấy đều biết thô và tế rồi cũng thành người Chánh kiến biết rõ rằng có cái tiêu mất là lẽ thường”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó, pháp Sở hữu Tâm cũng vẫn có chớ gì!

1138.

* Tự ngôn: Pháp Sở hữu Tâm không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Kê Quách (Kevatta) Tỷ Khưu trong pháp luật này có thể độ đoán đặng Tâm, Sở hữu Tâm cho đến cách suy xét nghĩ ngợi của người khác, chúng sanh khác rằng tâm của y hoặc như thế này, hoặc như thế kia, hay như thế nọ”. Đây là bài Kinh hẳn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thì pháp Sở hữu Tâm cũng vẫn có chớ gì!

Dứt Sở hữu Tâm ngữ

---

BỐ THÍ NGỮ (DANA KATHA)

1139.

* Tự ngôn: Bố thí tức là pháp Sở hữu Tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sẽ cho pháp Sở hữu Tâm với những người khác cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sẽ cho pháp Sở hữu Tâm đến những người khác cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sẽ cho Xúc đến các người khác cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sẽ cho Thọ ... Tưởng, Tư, Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ đến các người khác cũng đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1140.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng bố thí là pháp Sở hữu Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bố thí có quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng vừa lòng, có quả độc hại, có khổ thành lời, có khổ thành dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Bố thí có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng vừa lòng, có quả không độc hại, có lạc làm lời, có lạc thành dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bố thí có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả trổ vừa lòng, có quả không độc hại, có vui làm lời, có vui thành dị thục quả. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng bố thí tức là pháp Sở hữu Tâm.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán: “Bố thí có quả đáng mong mỏi và bố thí cũng là y áo” phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bố thí có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng vừa lòng, có quả không độc hại, có vui làm lời, có vui thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn có phán rằng: “Bố thí là quả đáng mong mỏi và bố thí cũng là khất thực, tọa cụ, y dược, vật dụng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Y dược, vật dụng có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả trổ vừa lòng, có quả không độc hại, có vui làm lời, có vui thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1141.

* Phản ngữ: Chớ nên nói bố thí tức là pháp Sở hữu Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Những pháp này tức là đức tin, tầm và bố thí thành thiện đi theo trượng phu, chính ba cách này pháp này chư hiền giả tường thuật rằng là con đường đi đến Chư thiên, vì người đã đến Chư thiên đặng bằng ba pháp này”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó, bố thí cũng là pháp Sở hữu Tâm chớ gì!

1142.

* Phản ngữ: Chớ nên nói bố thí là pháp Sở hữu Tâm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, năm cách bố thí này là đại thí hiện bày rằng đặc biệt, hiện bày bằng ban đêm, hiện bày thành thị tộc, thành pháp cổ truyền mà Sa Môn, Bà La Môn tất cả bực biết không đặng phủ nhận, không từng phủ nhận, vẫn không chê ghét, sẽ không chê ghét, đã không bắt bẻ. Ngũ bố thí là chi? Này chư Phíc-khú, Thánh Tăng trong pháp luật này trừ sát sanh là bực đã tuyệt trừ xa sát sanh, Thánh Tăng bực đã trừ tuyệt xa sát sanh gọi là bố thí vô nạn cho sự thành người không có oan trái, cho sự không ép uổng với vô lượng chúng sanh. Khi bố thí vô nạn cho sự thành người không oan trái, cho sự không ép uổng với vô lượng chúng sanh rồi vẫn thành người có phần nơi không nạn, sự không oan trái, sự khỏi ép uổng vô lượng chúng sanh cũng là bố thí làm đầu mới thành ra đại thí hiện bày là rất đặc biệt, hiện bày trong đêm tối, hiện bày là thị tộc, thành pháp cổ truyền mà Sa Môn, Bà La Môn các bực hiểu biết không đặng xóa bỏ, không từng xóa bỏ, vẫn không chê ghét, vẫn không ghét gớm, sẽ không ghét gớm, đã không phản đối. Này chư Phíc-khú, còn điều khác nữa Thánh Tăng trừ trộm cướp ... trừ tà dâm ... trừ vọng ngôn ... trừ cơ sở mà chỗ trụ của sự dễ duôi tức là uống rượu, ăn men thành bực tuyệt trừ rồi lìa cơ sở mà thành nơi chỗ nương tựa của sự dễ duôi như là uống nước say tức là uống rượu, ăn men, Thánh Tăng bực đã chừa tuyệt rồi lìa cơ sở mà nơi nương tựa của sự dễ duôi như là uống nước say tức là rượu và men; gọi là cho vô nạn, cho sự không oan trái, cho sự không ép uổng với vô lượng chúng sanh. Khi cho vô nạn, cho sự không oan trái, cho sự không ép uổng với vô lượng chúng sanh rồi mới thành bực có phần nơi sự không nạn, sự không oan trái, sự không ép uổng, đặng vô lượng sự không ép uổng. Đây là bố thí năm điều đầy đủ thời thành đại thí hiện bày rằng rất tột, hiện bày đêm tối, hiện bày là thị tộc, thành pháp cổ truyền mà Sa Môn, Bà La Môn và tất cả bực hiểu biết không đặng xóa bỏ, không từng xóa bỏ, vẫn không ghét gớm, sẽ không ghét gớm, đã không chống báng. Này chư Phíc-khú, chính năm cách bố thí này là đại thí hiện bày rằng rất tột, hiện bày bằng ban đêm, hiện rằng là thị tộc, thành pháp cổ truyền mà Sa Môn, Bà La Môn tất cả không đặng xóa bỏ, không từng xóa bỏ, vẫn không ghét gớm, sẽ không ghét gớm, đã không chống báng. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì bố thí cũng là pháp Sở hữu Tâm chớ gì.

1143.

* Tự ngôn: Chớ nói rằng bố thí là pháp đồ làm phước (deyyadhamma) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Cũng có người trong đời này vẫn cho cơm, cho nước, cho vải, cho xe tàu, cho bông cây, cho đồ thơm, cho đồ thoa, cho chỗ nằm, cho chỗ nghĩ, cho đèn đuốc”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thì bố thí cũng là pháp của Sở hữu Tâm chớ gì.

1144.

* Phản ngữ: Bố thí là pháp sự vật làm phước phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Sự vật làm phước có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng vừa lòng, có quả không độc hại, có vui làm lời, có lạc thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bố thí có quả đáng mong mỏi và bố thí cũng là y áo” phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Y áo có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng vừa lòng, có quả không độc hại, có vui làm lời, có lạc thành dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Bố thí có quả đáng mong mỏi và bố thí tức là để bát, cho tọa cụ, thuốc men, vật dụng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Cho thuốc, cho vật dụng có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng vừa lòng, có quả không độc hại, có vui làm lời, có lạc thành dị thục quả phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

Nếu thế đó thời không nên nói bố thí là pháp đáng cho (deyyadhamma)

Dứt Bố thí ngữ

---

HƯỞNG DỤNG THÀNH TỰU PHƯỚC NGỮ (PARIBHOGA MAYAPUÑÑA KATHĀ)

1145.

* Tự ngôn: Phước thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng phải chăng? ... Thọ, Tưởng, Tư, Tâm, Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1146.

* Tự ngôn: Phước thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tiến hóa đặng như mây bò, mây leo, như cây cối, như cỏ, như ruột của đăng tâm thảo phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1147.

* Tự ngôn: Phước thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trẻ con bố thí rồi không lưu ý, cũng thành tựu phước đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành tựu đặng với người không nhớ, thành đặng với người không bận bịu, thành đặng với người không lưu ý, thành đặng với người không để vào lòng, thành đặng với người không chủ ý, thành đặng với người không mong mỏi, thành đặng với người cố tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Phước thành đặng với người nhớ đến, thành đặng với người bận bịu, thành đặng với người lưu ý, thành đặng với người để trong lòng, thành đặng với người chú ý, thành đặng với người mong mỏi, thành đặng với người cố tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà phước thành đặng với người nhớ đến, thành đặng với người bận bịu, thành đặng với người lưu ý, thành đặng với người để trong lòng, thành đặng với người chú ý, thành đặng với người mong mỏi, thành đặng với người cố tâm thời không nên nói phước thành tựu từ cách hưởng dụng tiến hóa đặng.

1148.

* Tự ngôn: Phước thành đặng từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trẻ nhỏ dâng cúng đang nghĩ ngợi dục tầm (kāmavitakka) đang nghĩ ngợi Sân độc tầm, đang nghĩ ngợi đố kỵ tầm cũng thành phước đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của nhị xúc, nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành cách hội hiệp của nhị xúc ... của nhị tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp mà thành thiện và bất thiện, chỗ có lỗi và không lỗi, nơi thô và tế, chỗ thành phía đen và phía trắng, gồm nhau lại đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Pháp mà thành thiện và bất thiện, chỗ có lỗi và không lỗi, nơi ty hạ và tinh lương, chỗ thành phía đen và phía trắng, gồm chung nhau đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, bốn cách xa nhau rất xa nhau. Bốn cách đó như thế nào? Một là trời và đất xa nhau rất xa nhau, hai là bờ biển bên này và bên kia xa nhau rất xa nhau, ba là phía mặt trời mọc và phía mặt trời lặn xa nhau rất xa nhau, bốn là pháp của hiền triết và pháp của phi hiền triết xa nhau rất xa nhau. Này chư Phíc-khú, bốn pháp này đây xa nhau rất xa nhau.

Trên trời với mặt đất xa nhau, mé biển nó cũng là xa nhau, phía Đông và phía Tây cũng xa nhau, pháp của hiền triết với pháp của phi hiền triết nên nói là xa nhau hơn đó nữa.

Hội hợp của nhóm hiền triết vĩnh viễn nhất định vẫn đặng luôn cho đến trọn đời. Nhưng hội hiệp của đám phi hiền triết vẫn hư mau lẹ, vì thế đó cho nên pháp của hiền triết mới xa cách phi hiền triết”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói pháp chỗ thành thiện và bất thiện, nơi có lỗi và không lỗi, chỗ ty hạ và tinh lương, nơi thành phía đen và phía trắng gôm lại nhau đặng.

1149.

* Phản ngữ: Chớ nên nói phước thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Những người nào lập vườn, tạo rừng, bắc cầu, đào hồ nước, giếng nước, tạo chỗ nghĩ ngơi để làm phước, thì phước vẫn tiến hóa nhiều với những người ấy mỗi khi, luôn cả ngày đêm. Những người đó vững vàng trong pháp, đầy đủ giới, sẽ đến Thiên đường”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì phước thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng chớ gì!

1150.

* Phản ngữ: Chớ nên nói phước từ nơi cách hưởng dụng thành tựu đặng phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, đường nước là phước, đường nước tức là thiện, bốn cách này đem lại sự an vui, có cảnh tốt, có dị thục quả lạc, còn làm cho chúng sanh đến Thiên đường, đều để quả đáng mong mỏi, đặng quả đáng ưa thích, đặng quả đáng vừa lòng, đặng lợi ích, đặng sự an vui. Bốn cách như thế nào? Này chư Phíc-khú, Phíc-khú khi dùng y của người nào, họ vẫn đặng tâm định vô lượng. Con đường nước là phước, con đường nước là thiện của người ấy cũng đặng không lường, dẫn đến sự an vui có cảnh tốt đẹp, có dị thục quả lạc, còn làm cho chúng sanh đến Thiên đường, đồng đều đặng quả đáng mong mỏi, đặng quả đáng ưa thích, đặng quả đáng vừa lòng, đặng lợi ích, đặng sự an vui, mà Phíc-khú khi thọ hưởng ... khi dùng tọa cụ ... khi dùng thuốc men vật dụng của người nào thì họ vẫn đặng tâm định vô lượng như là con đường nước tức là phước, con đường nước tức là thiện của người ấy cũng đặng vô lượng đưa đến sự an vui có cảnh tốt đẹp, có dị thục quả lạc, còn làm cho chúng sanh đi Thiên đường vẫn đồng đều đặng quả đáng mong mỏi, đáng ưa thích, đặng quả đáng vừa lòng, đặng lợi ích, hầu đặng sự an vui. Này chư Phíc-khú, con đường nước tức là phước, con đường nước tức là thiện; bốn cách này vậy nó đưa đến sự an vui có cảnh giới tốt đẹp, có dị thục quả lạc, còn làm cho chúng sanh đi Thiên đường, vẫn đồng đều đặng quả đáng mong mỏi, đặng quả đáng ưa thích, đặng quả đáng vừa lòng, đặng lợi ích hầu đặng sự an vui”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì phước cũng thành tựu từ nơi cách hưởng dùng tiến hóa đặng chớ gì.

1151.

* Tự ngôn: Phước thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trẻ em bố thí đến bực đáng thọ hưởng rồi không hưởng dùng mà hủy bỏ thành phước đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà trẻ nhỏ bố thí cho hạng đáng thọ rồi không hưởng dùng mà hủy bỏ hư hao mất cũng thành phước đặng thời không nên nói phước thành tựu từ nơi cách hưởng dụng tiến hóa đặng.

1152.

* Tự ngôn: Phước thành tựu từ cách hưởng dụng tiến hóa đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trẻ nhỏ bố thí trong khi kẻ đáng thọ, rồi bị vua, quan thâu đi mất, hoặc bị cướp giựt đi mất hoặc lửa cháy tiêu, hoặc nước cuốn đi mất, hoặc người thừa kế không ưa thích đem đi mất rồi cũng thành phước đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà trẻ nhỏ bố thí đến hạng đáng thọ rồi bị vua, quan thâu đi mất hoặc bị trộm cướp mất, hoặc lửa cháy tiêu, hoặc nước cuốn đi mất, hoặc kẻ thừa kế không ưa thích đem đi mất cũng thành phước đặng thời không nên nói phước thành tựu chỉ có cách hưởng dụng mới tiến hóa đặng.

Dứt Hưởng dụng thành tựu phước ngữ

---

TỰ THỬ THÍ NGỮ (ITODINNAKATHĀ)

1153.

* Tự ngôn: Những người đi đến đời khác còn cho thân thể hiện hành đặng trong đời khác đó do người ấy bố thí trong đời này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi bố thí y từ đời này thì hưởng dụng y đó trong đời sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khi để bát từ đời này ... khi dâng tọa cụ từ đời này ... khi dâng thuốc ngừa bệnh từ đời này ... khi cho đồ nhai từ đời này ... khi cho đồ ăn từ đời này ... khi cho đồ uống từ đời này cũng hưởng đồ uống đó trong đời sau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1154.

* Tự ngôn: Những người đi đến đời khác đặng còn thân thể hiện hành đặng trong đời khác do người đã bố thí từ đời này phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người khác thành người làm cho người khác vui và khổ, người khác làm cho người khác hưởng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1155.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng những người đi đến đời khác còn thân thể hiện hành đặng trong đời khác đó do người ấy đã bố thí từ đời này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Loài Ngạ quỉ thấy họ bố thí hầu lợi ích cho mình vẫn tùy hỷ, vẫn làm cho tâm tín ngưỡng, vẫn còn làm cho hỷ phát sanh vẫn đặng vui phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà Ngạ quỉ thấy họ bố thí hầu lợi ích cho mình, vẫn có tâm trong sạch, vẫn phát sanh mừng, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng những người đi đến đời khác còn thân thể hiện hành đi đặng trong đời khác đó do người đã bố thí từ đời này.

1156.

* Phản ngữ: Chớ nói rằng những người đi đến đời khác còn thân thể hiện hành trong đời khác đó do người đã bố thí từ đời này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Mưa rớt xuống nơi gò vẫn chảy đến xuống chỗ hũng như thế nào thì người đã bố thí từ đời này vẫn vào đến thành tựu cho những người đã quá vãng chính như thế vậy. Đường nước đầy đủ chảy luôn đến biển cho đầy đủ đặng như thế nào thì người đã bố thí từ đời này vẫn vào đến thành tựu cho những người đã quá vãng như thế đó vậy. Nông nghiệp không có trong thế giới Ngạ quỉ đâu, chăn nuôi cũng không có nơi đó, thương nghiệp cũng như thế đó, cách mua bán bằng tiền bạc cũng không có với người khác rồi tức là người đã chết vẫn còn thân hiện hành trong thế giới Ngạ quỉ đó, do người đã bố thí từ đời này”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó những người đi vào đời khác cũng còn thân thể hiện hành trong đời khác đó do người đã bố thí từ đời này chớ gì!

1157.

* Phản ngữ: Chớ nên nói những người đi đến đời khác còn thân thể cho hiện hành đặng trong đời khác đó, do người đã bố thí từ đời này phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, cha mẹ nhận thấy cơ nguyên năm cách mới hy vọng con thời sẽ sanh trong thân tộc. Năm nguyên sở như thế nào? (1) Ta đã nuôi y rồi y sẽ đáp lại nuôi ta; (2) y sẽ giúp làm việc cho ta; (3) tông tộc sẽ vẫn còn lâu dài; (4) y sẽ coi chừng của cải tài sản nối truyền; (5) hoặc khi ta đã qua đời thì y sẽ làm phước hồi hướng cho. Này chư Phíc-khú, cha mẹ ngó thấy năm cách sở nhân này đây mới hy vọng con thì sẽ sanh trong thân tộc. Trí thức nhìn thấy năm sở nhân mới hy vọng con như là ta nuôi y đã; rồi y sẽ nuôi ta đáp lại. Y sẽ giúp việc cho ta, thân tộc sẽ trường tồn vĩnh viễn, y sẽ chăm nom tài sản nối truyền, hoặc khi ta quá vãng rồi y sẽ làm phước hồi hướng cho; tất cả trí thức ngó thấy năm sở nhân này mới hy vọng con.

Vì thế đó người hiền triết bực hoàn toàn mới thành người thi ân đáp nghĩa, khi nhớ đến ơn bảo vệ mà Ngài đã làm trước vẫn nuôi cha mẹ, làm việc của Ngài theo cơ sở mà Ngài là tổ tiên người con giữ chức ngôn thì cha mẹ đã nuôi rồi nuôi đáp lại, không làm cho giồng giống điêu tàn, có đức tin, đầy đủ giới, thành người con đáng khen ngợi. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thì những người đi đến đời khác còn thân thể hiện hành đặng trong đời khác do người đã bố thí từ đời này chớ gì.

Dứt Từ thứ thí ngữ

---

ĐẠI ĐỊA NGHIỆP QUẢ NGỮ (PATHAVĪKAMMAVIPĀKATIKATHĀ)

1158.

* Tự ngôn: Đại địa là quả của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đại địa có lạc thọ, có khổ thọ, có phi khổ phi lạc thọ, tương ưng lạc thọ, tương ưng khổ thọ, tương ưng phi khổ phi lạc thọ, tương ưng Xúc, tương ưng Thọ, tương ưng Tưởng, tương ưng Tư, tương ưng Tâm, có biết cảnh, có nhớ tưởng, có sự bận lòng, sự lưu ý, sự để lòng, sự chú tâm, sự mong mỏi, sự cố tâm của Đại địa ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Đại địa không có lạc thọ, không có khổ thọ, không có phi khổ phi lạc thọ, bất tương ưng lạc thọ, bất tương ưng khổ thọ, bất tương ưng phi khổ phi lạc thọ, bất tương ưng Xúc, bất tương ưng Thọ, bất tương ưng Tưởng, bất tương ưng Tư (cetanā), bất tương ưng Tâm, không biết cảnh, có sự nhớ tưởng, có sự bận lòng, có sự lưu tâm, có sự chứa để trong tâm, có sự chú ý, sự hy vọng, sự cố tâm, của Đại địa ấy đều không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đại địa không có lạc thọ, không có khổ thọ ... không có biết cảnh, không có sự nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Đại địa ấy đều không có thời không nên nói Đại địa là quả của nghiệp.

1159.

* Tự ngôn: Xúc là quả của nghiệp và Xúc có lạc thọ, có khổ thọ, có phi khổ phi lạc thọ, tương ưng lạc thọ, tương ưng khổ thọ, tương ưng phi khổ phi lạc thọ, tương ưng Xúc, tương ưng Thọ, tương ưng Tưởng, tương ưng Tư, tương ưng Tâm, biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố ý của Xúc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đại địa là quả của nghiệp và Đại địa có lạc thọ, có khổ thọ, có phi khổ phi lạc thọ, tương ưng lạc thọ, tương ưng khổ thọ, tương ưng phi khổ phi lạc thọ, tương ưng Xúc, tương ưng Thọ, tương ưng Tưởng, tương ưng Tư (Cetanā), tương ưng Tâm, có biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự bận lòng, sự lưu ý, sự để ý, sự chú ý, sự mong mỏi, sự cố tâm của Đại địa vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1160.

* Tự ngôn: Đại địa là quả của nghiệp, nhưng Đại địa không có lạc thọ, không có khổ thọ ... không biết cảnh, không có sự nhớ tưởng ... sự cố ý của Đại địa ấy đều không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc là quả của nghiệp, nhưng Xúc không có lạc thọ, không có khổ thọ ... không biết cảnh, không nhớ tưởng ... sự cố ý của Xúc ấy đều không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1161.

* Tự ngôn: Đại địa thành nghiệp quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đại địa cử động đặng, bước đạp đặng, chặc đặng, phá hoại đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp quả cử động đặng, dậm bước đặng, chặc đặng, phá hoại đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1162.

* Tự ngôn: Đại địa sẽ tăng gia, sẽ gia bội, sẽ đa lượng, kẻ kiến trúc, sẽ tăng cường cũng làm đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp quả người sẽ gia tăng, sẽ gia bội, sẽ chế tạo, sẽ kiến trúc, sẽ tăng cường cũng làm đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1163.

* Tự ngôn: Đại địa đi khắp cho mọi người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp quả đi khắp cho mọi người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1164.

* Tự ngôn: Nghiệp quả đi khắp cho mọi người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Hầm của tức là phước không đi khắp mọi người, trộm cướp không đặng, người có nó sẽ nên chết thành thật tướng, đáng làm phước, người ấy phải thành thiện”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói nghiệp quả đi khắp cho mọi người.

1165.

* Tự ngôn: Đại địa thành nghiệp quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đại địa sẵn có trước, vững vàng sau rồi tất cả chúng sanh mới sanh ra phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả phát sanh trước, qua sau tất cả chúng sanh mới làm nghiệp để đặng quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1166.

* Tự ngôn: Đại địa thành quả nơi nghiệp của tất cả chúng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh hưởng dụng Đại địa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh hưởng dụng Đại địa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có thứ hưởng dụng Đại địa rồi viên tịch vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Có thứ chưa hết nghiệp quả cũng viên tịch vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1167.

* Tự ngôn: Đại địa thành quả nơi nghiệp của chúng sanh bực sẽ thành Chuyển luân thánh vương phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi chúng sanh hưởng dụng Đại địa phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi chúng sanh hưởng dụng quả nơi nghiệp của bực sẽ thành Chuyển luân thánh vương phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Mỗi chúng sanh hưởng dụng quả nơi nghiệp của bực sẽ thành Chuyển luân thánh vương phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mỗi chúng sanh hưởng dụng Xúc, Thọ, Tư, Tâm, Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ của bực sẽ thành Chuyển luân thánh vương phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1168.

* Phản ngữ: Chớ nên nói Đại địa thành nghiệp quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nghiệp có thể làm cho chúng sanh đều đồng đặng thành lớn lao, nghiệp có thể làm cho chúng sanh đều đồng đặng, sự thành Đại chủ vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà nghiệp có thể làm cho chúng sanh đều đồng đặng lớn lao, nghiệp có thể làm cho chúng sanh đều đồng đặng thành Đại chủ vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Đại địa thành nghiệp quả.

Dứt Đại địa nghiệp quả ngữ

---

LÃO TỬ QUẢ NGỮ (JARĀMARAṆAVIPĀKOTIKATHĀ)

1169.

* Tự ngôn: Lão tử thành quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử có lạc thọ, có khổ thọ, có phi khổ phi lạc thọ, tương ưng lạc thọ, tương ưng khổ thọ, tương ưng phi khổ phi lạc thọ, tương ưng Xúc, tương ưng Thọ, tương ưng Tưởng, tương ưng Tư, tương ưng Tâm, có biết cảnh, có sự nhớ tưởng, có bận lòng, sự lưu ý, sự để ý, sự chú ý, sự mong mỏi, sự quyết tâm của Lão tử đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Lão tử không có lạc thọ, không có khổ thọ ... không biết cảnh, không có sự nhớ tưởng ... sự cố ý của Lão tử đó đều có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Lão tử không có lạc thọ, không có khổ thọ ... không có biết cảnh, không có nhớ tưởng ... và sự cố ý của Lão tử đó đều không có thời không nên nói rằng Lão tử thành quả.

1170.

* Tự ngôn: Xúc thành quả và Xúc có lạc thọ, có khổ thọ ... có biết cảnh, có nhớ tưởng ... sự quyết tâm của Xúc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử thành quả và Lão tử có lạc thọ, có khổ thọ ... có biết cảnh, có sự nhớ tưởng ... và sự cố ý của Lão tử vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1171.

* Tự ngôn: Lão tử thành quả nhưng Lão tử không có lạc thọ, không có khổ thọ ... không biết cảnh, không có nhớ tưởng ... và có sự quyết tâm của Lão tử đó đều không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc thành quả nhưng Xúc không có lạc thọ, không có khổ thọ ... không biết cảnh, không có nhớ tưởng ... sự cố tâm của Lão tử ấy đều không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó?

1172.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp bất thiện thành quả của nghiệp bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp thiện thành quả của nghiệp thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1173.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp thiện không nên nói thành quả của nghiệp thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp bất thiện không nên nói thành quả của nghiệp bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1174.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp bất thiện thành quả của nghiệp bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp thiện thành quả của nghiệp bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1175.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp bất thiện không thể nói thành quả của nghiệp thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp thiện không thể nói thành quả của nghiệp bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1176.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp thiện và nghiệp bất thiện thành quả của nghiệp bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp thiện và nghiệp bất thiện thành quả của nghiệp thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1177.

* Tự ngôn: Lão tử nơi nghiệp thiện và nghiệp bất thiện không thể nói thành quả của nghiệp thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Lão tử của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện không thể nói thành quả của nghiệp bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1178.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng Lão tử thành quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nghiệp có thể làm cho chúng sanh thành người màu da xấu xa, nghiệp có thể làm cho chúng sanh thành người chết yểu vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà nghiệp có thể làm cho chúng sanh thành người nước da xấu xa, nghiệp có thể làm cho chúng sanh thành người đoản thọ; chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng Lão tử thành quả.

Dứt Lão tử quả ngữ

---

THÁNH NGHIỆP QUẢ NGỮ (ARIYADHAMMA VIPĀKA KATHĀ)

1179.

* Tự ngôn: Quả nơi Thánh nghiệp không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sa Môn quả có quả nhiều, Phạm Thiên quả có quả nhiều phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Sa Môn quả có quả nhiều, Phạm Thiên quả có quả nhiều thời không nên nói rằng quả nơi Thánh nghiệp không có.

1180.

* Tự ngôn: Quả của Thánh nghiệp không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Dự Lưu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà quả Dự Lưu vẫn có thời không nên nói quả của Thánh nghiệp không có.

* Tự ngôn: Quả Nhứt Lai ... quả Bất Lai, quả La Hán vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà quả La Hán vẫn có thời không nên nói quả của Thánh nghiệp không có.

1181.

* Tự ngôn: Quả Dự Lưu không thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả của bố thí không thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quả Dự Lưu không thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả của giới ... quả của tu tiến không thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quả Nhứt Lai ... quả Bất Lai ... quả La Hán không thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả của bố thí không thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quả La Hán không thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả của giới ... quả của tu tiến không thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1182.

* Tự ngôn: Quả của bố thí thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Dự Lưu thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quả của bố thí thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Nhứt Lai ... quả Bất Lai ... quả La Hán thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quả của giới ... quả của tu tiến thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Dự Lưu thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Quả của tu tiến thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Quả Nhứt Lai ... quả Bất Lai ... quả La Hán thành dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1183.

* Tự ngôn: Thiện Dục giới có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiện siêu thế có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thiện Sắc giới, Thiện Vô sắc giới có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiện siêu thế có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1184.

* Tự ngôn: Thiện siêu thế không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiện Dục giới không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thiện siêu thế không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thiện Sắc giới ... Thiện Vô sắc giới không có dị thục quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1185.

* Phản ngữ: Thiện Dục giới có dị thục quả thành nhân sanh tử (ācayagāmino) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi

* Phản ngữ: Thiện siêu thế thành pháp có dị thục quả thành nhân sanh tử phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Thiện Sắc giới ... Thiện Vô sắc giới thành pháp có dị thục quả thành nhân sanh tử (ācayagāmino) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thiện siêu thế thành pháp có dị thục quả thành nhân sanh tử phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

1186.

* Phản ngữ: Thiện siêu thế thành pháp có dị thục quả nhưng thành nhân đến Níp-bàn (Apacayagamino) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thiện Dục giới thành pháp có dị thục quả nhưng thành nhân có đến Níp-bàn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

* Phản ngữ: Thiện siêu thế thành pháp có dị thục quả nhưng thành nhân đến Níp-bàn phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thiện Sắc giới ... Thiện Vô sắc giới thành pháp có dị thục quả mà thành nhân đến Níp-bàn phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

Dứt Thánh nghiệp quả ngữ

---

PHÁP DỊ THỤC QUẢ NHÂN NGỮ (VIPĀKO VIPĀKADHAMMADHAMMOTI KATHĀ)

1187.

* Tự ngôn: Dị thục quả thành pháp mà làm nhân của quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dị thục quả cũng thành pháp mà làm nhân của quả phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dị thục quả đó cũng thành pháp mà làm nhân của quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khi thành như thế dị thục quả đó cũng không có cách làm nơi tột khổ, không có sự đứt đoạn của luân hồi, không có phi y sinh nhập Níp-bàn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1188.

* Tự ngôn: Dị thục quả thành pháp mà làm nhân của quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nói rằng dị thục quả hay là pháp mà thành nhân của quả cũng vậy, nói rằng pháp mà thành nhân của quả hay là dị thục quả cũng vậy, hai câu này cũng một cách như nhau, đồng nhau, bằng nhau, giống nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1189.

* Tự ngôn: Dị thục quả thành pháp mà làm nhân của quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dị thục quả với pháp mà làm nhân của quả; pháp làm nhân của quả với dị thục quả đồng sanh chung nhau, hòa nhau, tương ưng nhau, đồng sanh, đồng diệt, đồng vật, đồng cảnh với nhau phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1190.

* Tự ngôn: Dị thục quả thành pháp mà làm nhân của quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bất thiện cái đó, dị thục quả của bất thiện cũng cái đó vậy. Thiện cái đó, dị thục quả của thiện cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1191.

* Tự ngôn: Dị thục quả thành pháp mà làm nhân của quả phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người sát sanh bằng cái tâm nào cũng cháy trong Địa ngục bằng cái tâm ấy vậy, người bố thí bằng cái tâm nào cũng vui vầy trong Thiên đường bằng cái tâm đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1192.

* Phản ngữ: Không nên nói dị thục quả thành pháp mà làm nhân của quả phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Dị thục quả tức là Tứ uẩn, phần pháp danh (nāmadhamma) thành Hổ tương duyên (Aññamaññapaccaya) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà dị thục quả tức là Tứ uẩn, phần pháp danh thành Hổ tương duyên, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng dị thục quả thành pháp mà làm nhân của quả.

Dứt Pháp dị thục quả, dị thục nhân ngữ

Dứt Phẩm thứ bảy

---

PHẨM THỨ TÁM

---

LỤC THÚ HƯỚNG NGỮ

1193.

* Tự ngôn: Lục đạo (gati) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán: “Có năm, tức là Địa ngục, Bàng sanh, Ngạ quỉ, Nhân loại và Chư thiên” phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn Ngài có phán: “Có năm, tức là Địa ngục, Bàng sanh, Ngạ quỉ, Nhân loại và Chư thiên” thời không nên nói rằng có lục đạo (gati).

1194.

* Tự ngôn: Lục đạo (gati) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thứ A Tu La thứ nhĩ thính (kālakañjikā), A Tu La thứ nhĩ thính có hình dáng như nhau, có cách hưởng cảnh đồng một thứ, có vật thực đồng một thứ, tuổi bằng nhau với thứ Ngạ quỉ, gả cưới với Ngạ quỉ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thứ A Tu La nhĩ thính có hình vóc giống nhau, có cách hưởng cảnh đồng một thứ, có vật thực đồng một thứ, có tuổi thọ bằng với Ngạ quỉ, cưới gả với Ngạ quỉ thời không nên nói là lục đạo (gati).

1195.

* Tự ngôn: Lục đạo (gati) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đám A Tu La thuộc dân chúng A Tu La Vương (Vepacitti) có thân thể giống nhau, có cách hưởng cảnh đồng nhau, vật thực đồng nhau, tuổi thọ bằng nhau với Chư thiên, cưới gả với hàng Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thứ A Tu La đám Thiên Vương có hình vóc giống nhau, cách hưởng cảnh đồng nhau, vật thực đồng nhau, tuổi thọ bằng nhau với Chư thiên, cưới gả với Chư thiên thời không nên nói rằng có lục đạo (gati).

1196.

* Tự ngôn: Lục đạo (gati) phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thứ A Tu La dân chúng A Tu La Vương từng làm Chư thiên phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thứ A Tu La dân chúng A Tu La Vương từng làm Chư thiên thời không nên nói là lục đạo (gati).

1197.

* Phản ngữ: Chớ nên nói lục đạo (gati) phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Có A Tu La phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu nói có A Tu La, chính do nhân đó, Ngài mới nói có lục đạo (gati).

Dứt Lục đạo ngữ

---

TRUNG HỮU NGỮ (ANTARĀBHAVA KATHĀ)

1198.

* Tự ngôn: Trung hữu (antarābhava) vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Dục hữu (kamabhava) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1199.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có trong chặng giữa của Dục hữu và Sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có trong chặng giữa của Sắc hữu và Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1200.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn không có trong chặng giữa của Dục hữu và Sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Trung hữu vẫn không có trong Dục hữu và Sắc hữu thời không nên nói Trung hữu vẫn có.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn không có trong chặng giữa của Sắc hữu với Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Trung hữu vẫn không có trong chặng giữa Sắc hữu với Vô sắc hữu thời không nên nói Trung hữu vẫn có.

1201.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu đó thành sanh nơi trước, thành nơi lục đạo, thành thức trụ thứ tám, thành chúng sanh cư trụ thứ mười phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu thành hữu, thành đạo (gati), thành chúng sanh cư trụ, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp mà làm cho chúng sanh đến Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, đang già, đang chết, đang thác, đang tái tục, trong Trung hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức có trong Trung hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1202.

* Tự ngôn: Dục hữu vẫn có, Dục hữu thành hữu, thành đạo, thành chúng sanh nương ở, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có, Trung hữu thành hữu, thành đạo, thành chúng sanh nương ở, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp mà làm cho chúng sanh vào đến Dục hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp mà cho chúng sanh vào đến Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh, bực vào đến Dục hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, đang già, đang chết, đang tử, đang tái tục trong Dục hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, đang già, đang chết, đang tử, đang tái tục trong Trung hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Dục hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Trung hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục hữu thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1203.

* Tự ngôn: Sắc hữu vẫn có, Sắc hữu thành hữu, thành đạo (gati) thành chúng sanh cư trụ, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có, Trung hữu thành hữu, thành đạo, thành chúng sanh nương ở, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp mà làm cho chúng sanh vào đến Sắc hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp mà làm cho chúng sanh vào đến Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Sắc hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, đang lão, đang tử, đang chết, đang tái tục trong Sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, đang lão, đang tử, đang chết, đang tái tục trong Trung hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Trung hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc hữu thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1204.

* Tự ngôn: Vô sắc hữu vẫn có, Vô sắc hữu thành hữu, thành đạo, thành chúng sanh nương ở, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có, Trung hữu thành hữu, thành đạo, thành chúng sanh nương ở, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp làm cho chúng sanh vào đến Vô sắc hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp mà làm cho chúng sanh vào đến Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Vô sắc hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, đang lão, đang tử, đang chết, đang tái tục trong Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, đang lão, đang tử, đang chết, đang tái tục trong Trung hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Trung hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô sắc hữu thành Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu thành Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1205.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có chỉ về phần tất cả chúng sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn không có chỉ về phần tất cả chúng sanh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Trung hữu vẫn không có chỉ về phần tất cả chúng sanh thời không nên nói Trung hữu vẫn có.

1206.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có riêng cho những người tạo vô gián nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn không có về phần những người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Trung hữu vẫn không có về phần những người tạo nghiệp vô gián thời không nên nói Trung hữu vẫn có.

1207.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có về phần những người không tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có thuộc về những người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn không có về phần những người tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn không có thuộc về phần những người không tạo nghiệp vô gián phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có về phần những người vào Địa ngục ... về phần những người đến vô tưởng ... về phần những người đến Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn không có về phần những người đến Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Trung hữu vẫn không có về phần những người đến Vô sắc hữu thời không nên nói Trung hữu vẫn có.

1208.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có thuộc về những người không đến Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có dành riêng những người vào đến Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn không có dành riêng những người đến Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trung hữu vẫn có dành riêng những người không đến Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1209.

* Phản ngữ: Chẳng nên nói Trung hữu vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Bực người Trung bang bất hườn (antarāparinibbāyī) vẫn có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà bực người Trung bang bất hườn vẫn có, chính do nhân đó, Ngài mới nói Trung hữu vẫn có.

* Tự ngôn: Nói rằng Trung hữu (Antarābhava) vẫn có do giải rằng bực người Trung bang bất hườn (Antarāparinibbāyī) vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do giải rằng: “Bực người Sanh bang bất hườn (Upahacca parinibbayi) vẫn có, Sanh Bang Hữu (Upahaccabhava) cũng là vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trung hữu nói là vẫn có do giải rằng: “Bực người Trung bang bất hườn vẫn có” phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do giải rằng: “Bực người Vô hành bang bất hườn (Asaṅkhāraparinibbāyī) vẫn có ... Bực người Hữu hành bang bất hườn (Sasaṅkharaparinibbāyī) vẫn có thời cũng là Hữu hành hữu (sasaṅkharabhava) vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Trung hữu ngữ

---

DỤC LẠC NGỮ (KĀMAGUṆA KATHĀ)

1210.

* Tự ngôn: Bao nhiêu ngũ dục lạc đó thành Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vừa lòng liên quan với ngũ dục lạc đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự vừa lòng liên quan với ngũ dục lạc đó vẫn có thời không nên nói bao nhiêu ngũ dục lạc đó thành Dục giới.

* Tự ngôn: Sự dục vọng liên quan với ngũ dục lạc, sự dục vọng do mãnh lực của sự vừa lòng với ngũ dục lạc đó, sự nghĩ ngợi liên quan với ngũ dục lạc đó, sự dục vọng liên quan với ngũ dục lạc đó, sự dục vọng bằng mãnh lực của sự nghĩ ngợi liên quan với ngũ dục lạc đó, pháp Hỷ liên quan với ngũ dục lạc đó, Hỷ thọ liên quan với ngũ dục lạc đó, pháp Hỷ và Hỷ thọ liên quan với ngũ dục lạc đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp Hỷ và Hỷ thọ liên quan với ngũ dục lạc đó vẫn có thời không nên nói chỉ có ngũ dục lạc đó là Dục giới (Kāmadhātu).

1211.

* Tự ngôn: Chỉ có ngũ dục lạc đó là Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn của tất cả nhân loại không thành Dục giới (Kāmadhātu) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của tất cả nhân loại không thành Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Ý của tất cả nhân loại không thành Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Ngũ dục lạc trong đời có ý (mano) là thứ sáu, Chư Phật đã bố cáo rồi, người mửa ói sự vừa lòng trong ngũ dục lạc và ý ấy rồi vẫn xa lìa khổ đặng bằng tánh cách này”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói ý của tất cả nhân loại không thành Dục giới.

1212.

* Tự ngôn: Chỉ có ngũ dục lạc đó thành Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ngũ dục lạc thành hữu (bhava), thành đạo (gati), thành chúng sanh nương ở, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp có thể làm cho chúng sanh vào đến dục lạc vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh kẻ vào đến dục lạc vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, đang lão, đang tử, đang chết, đang tái tục trong dục lạc (kāmaguṇa) phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong dục lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục Lạc thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chư Phật vẫn ra đời, tất cả Chư Phật Độc Giác vẫn ra đời, đôi Thinh Văn vẫn ra đời trong dục lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục giới thành hữu, thành đạo (gati), thành chỗ ở chúng sanh, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục lạc thành hữu, thành đạo (gati), thành chỗ ở chúng sanh, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp có thể làm cho chúng sanh vào đến Dục giới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp có thể làm cho chúng sanh vào đến dục lạc vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó....

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Dục giới cũng có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh vào đến dục lạc vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh sanh, lão, tử, chết, tái tục trong 1 giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh sanh, lão, tử, chết, tái tục trong 1 lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong dục lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục giới thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục Lạc thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chư Phật ra đời, Chư Phật Độc Giác ra đời và đôi Thinh Văn ra đời trong Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chư Phật ra đời, Chư Phật Độc Giác ra đời và đôi Thinh Văn ra đời trong dục lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1213.

* Phản ngữ: Chẳng nên nói chỉ có ngũ dục lạc ấy thành Dục giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, dục lạc đây có năm thứ, mà năm thứ chi? (1) Sắc nó thành cảnh nơi Nhãn thức mà đáng mong mỏi, đáng ưa mến, đáng mừng lòng, đáng thương, động dục, thành chỗ trụ của sự vọng dục. (2) Thinh là cảnh của Nhĩ thức. (3) Khí là cảnh của Tỷ thức. (4) Vị là cảnh của Thiệt thức, (5) Xúc là cảnh của Thân thức mà đáng mong mỏi, đáng mến, đáng vừa lòng, đáng thương, động dục, là chỗ nương đỡ của sự vọng dục. Này chư Phíc-khú, dục lạc chỉ có năm thứ như vậy”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thời chỉ có ngũ dục lạc đó thành Dục giới chớ gì.

Dứt Dục lạc ngữ

---

DỤC NGỮ (KAMAKATHA)

1214.

* Tự ngôn: Chỉ có Ngũ xứ đó thành dục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sự vừa lòng liên quan với Ngũ xứ đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà sự vừa lòng liên quan với xứ đó vẫn có thời không nên nói chỉ có năm xứ đó thành dục.

* Tự ngôn: Sự vọng dục liên quan với Ngũ xứ đó, sự vọng dục do mãnh lực vừa lòng liên quan với Ngũ xứ đó, sự nghĩ ngợi liên quan với Ngũ xứ đó, sự dục vọng liên quan với Ngũ xứ đó, sự vọng dục bằng mãnh lực vui mừng liên quan với Ngũ xứ đó, pháp Hỷ liên quan với Ngũ xứ đó, Hỷ thọ liên quan với Ngũ xứ đó, pháp Hỷ và Hỷ thọ liên quan với Ngũ xứ đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà pháp Hỷ và Hỷ thọ liên quan với Ngũ xứ đó vẫn có thời không nên nói chỉ có Ngũ xứ đó thành dục.

1215.

* Phản ngữ: Chẳng nên nói chỉ có năm thứ đó thành dục phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, dục lạc đây có năm thứ. Năm thứ như thế nào? Sắc là cảnh của Nhãn thức ... Xúc là cảnh của Thân thức mà đáng mong mỏi, đáng ưa thích, đáng vừa lòng, đáng thương, động dục, thành sở trụ của sự vui mừng. Này chư Phíc-khú, dục lạc có năm thứ như thế vậy”. Đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu thế đó thời chỉ có Ngũ xứ ấy thành dục chớ gì!

1216.

* Tự ngôn: Chỉ có Ngũ xứ ấy thành dục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, dục lạc đây có năm thứ. Năm thứ ra sao? Sắc mà thành cảnh của Nhãn thức ... Xúc mà thành cảnh của Thân thức chỗ đáng mong mỏi, đáng ưa thích, đáng vừa lòng, đáng thương, động dục, thành sở trụ của sự vui mừng. Này chư Phíc-khú, đây là năm thứ ngũ dục. Còn một nửa, cả bốn thứ này không phải dục (nhưng) cả năm thứ này gọi trong luật của bực Thánh là ngũ dục. Sự vọng dục do mãnh lực, sự nghĩ ngợi thành dục của trượng phu, sự vật tốt đẹp trong đời không phải dục, sự ham muốn do mãnh lực, sự nghĩ ngợi thành dục của trượng phu, sự vật tốt đẹp vẫn đình trụ trong đời. Chính thế đó, trượng phu, sự vật tốt đẹp vẫn đình trụ trong đời. Chính thế đó, nhưng mà bực trí thức vẫn hạn chế sự vừa lòng trong sự vật tốt đẹp này”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói chỉ có Ngũ xứ ấy thành dục.

Dứt Dục ngữ

---

SẮC GIỚI NGỮ (RUPADHATU KATHA)

1217.

* Tự ngôn: Sắc Pháp thành Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành hữu (bhāva), thành đạo (gati), thành chúng sanh sở trụ, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp có thể làm cho chúng sanh vào đến Sắc giới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến sắc vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, lão, tử, đang chết, đang tái tục trong sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1218.

* Tự ngôn: Sắc giới thành hữu, thành đạo ... thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành hữu, thành đạo ... thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp còn làm cho chúng sanh vào đến Sắc giới (rūpadhātu) vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp còn làm cho chúng sanh vào đến sắc vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Sắc giới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến sắc vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, lão, tử, đang chết, đang tái tục trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, lão, tử, đang chết, đang tái tục trong sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc giới thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc pháp thành Sắc giới, sắc vẫn có trong Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục giới cái đó, Sắc giới cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục giới cái đó, Sắc giới cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người hiệp với Dục hữu thành người hiệp với cả hai hữu Tức là Dục hữu và Sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Sắc giới ngữ

---

VÔ SẮC GIỚI NGỮ (ARŪPADHĀTU KATHĀ)

1219.

* Tự ngôn: Vô sắc pháp thành Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ thành hữu, thành đạo (gati), thành sở trụ chúng sanh, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp còn làm cho chúng sanh vào đến Thọ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Thọ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, lão, tử, đang chết, đang tái tục trong Thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ thành Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1220.

* Tự ngôn: Vô sắc giới thành hữu, thành đạo, thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ thành hữu, thành đạo (gati) ... thành cách đặng thân thể phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Nghiệp còn cho chúng sanh vào đến Vô sắc hữu vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nghiệp còn cho chúng sanh vào đến Thọ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Vô sắc giới vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh bực vào đến Thọ vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, lão, tử, đang chết, đang tái tục trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh đang sanh, lão, tử, đang chết, đang tái tục trong Thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ Tưởng Hành Thức vẫn có trong Vô sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ Tưởng Hành Thức vẫn có trong Thọ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô sắc giới thành Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ thành Tứ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô Sắc Pháp thành Vô sắc giới, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục giới cái đó, Vô sắc giới cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục giới cái đó, Vô sắc giới cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người hiệp với Dục hữu thành người hiệp với Nhị hữu Tức là Dục hữu và Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc Pháp thành Sắc giới, Vô Sắc Pháp thành Vô sắc giới, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn có trong Dục giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Dục giới cái đó, Sắc giới cũng cái đó vậy, Vô sắc giới cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Dục giới cái đó, Sắc giới cũng cái đó vậy, Vô sắc giới cũng cái đó vậy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực người hiệp với Dục hữu thành người hiệp với Tam hữu Tức là Dục hữu, Sắc hữu và Vô sắc hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Vô sắc giới ngữ

---

SẮC GIỚI LỤC XỨ NGỮ (RŪPADHĀTUYĀ ĀYATANA KATHĀ)

1221.

* Tự ngôn: Thân thể mà đặng lục xứ vẫn có trong Sắc giới phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân thể đó có Tỷ xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Khí xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thiệt xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Vị xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thân xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1222.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó không có Khí xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó không có Tỷ xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó không có Vị xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó không có Thiệt xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó không có Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó không có Thân xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1223.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhãn xứ và luôn Sắc xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ và luôn Khí xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhãn xứ và luôn Sắc xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thiệt xứ và luôn Vị xứ ... Trong Sắc giới đó Thân xứ và luôn Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1224.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhĩ xứ và luôn Thinh xứ ... trong Sắc giới đó có Ý xứ và luôn Pháp xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ và luôn Khí xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có có Ý xứ và luôn Pháp xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thiệt xứ và luôn Vị xứ ... trong Sắc giới đó có Thân xứ và luôn Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1225.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ nhưng không có Khí xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhãn xứ nhưng không có Sắc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ nhưng không có Khí xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhĩ xứ nhưng không có Thinh xứ ... trong Sắc giới đó có Ý xứ nhưng không có Pháp xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1226.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thiệt xứ nhưng không có Vị xứ ... trong Sắc giới đó có Thân xứ nhưng không có Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhãn xứ nhưng không có Sắc xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thân xứ nhưng không có Xúc xứ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhĩ xứ nhưng không có Thinh xứ ... trong Sắc giới đó có Ý xứ nhưng không có Pháp xứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1227.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhãn xứ, có Sắc xứ và thấy sắc ấy đặng bằng nhãn đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ, có Khí xứ và ngửi hơi ấy bằng mũi đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhãn xứ, có Sắc xứ và thấy sắc đó đặng bằng mắt ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thiệt xứ, có Vị xứ và nếm vị đó đặng bằng lưỡi ấy ... trong Sắc giới đó có Thân xứ, có Xúc xứ và đụng chạm cảnh xúc đó đặng bằng thân ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1228.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhĩ xứ, có Thinh xứ ... trong Sắc giới đó có Ý xứ, có Pháp xứ và hiểu rõ pháp đó đặng bằng ý ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ, có Khí xứ và ngửi hơi ấy đặng bằng mũi ấy phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Ý xứ, có Pháp xứ và hiểu rõ pháp đó đặng bằng ý ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thiệt xứ, có Vị xứ ... trong Sắc giới đó có Thân xứ có Xúc xứ và đụng chạm cảnh xúc đó đặng bằng thân đó phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1229.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ, có Khí xứ nhưng ngửi hơi ấy bằng mũi ấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhãn xứ, có Sắc xứ nhưng thấy sắc đó bằng mắt ấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ, có Khí xứ nhưng ngửi hơi đó bằng mũi ấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhĩ xứ, có Thinh xứ ... trong Sắc giới đó có Ý xứ, có Pháp xứ nhưng hiểu biết pháp đó bằng ý ấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1230.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thiệt xứ, có Vị xứ ... trong Sắc giới đó có Thân xứ, có Xúc xứ nhưng đụng chạm xúc đó bằng thân ấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhãn xứ, có Sắc xứ nhưng thấy sắc đó bằng con mắt ấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thân xứ, có Xúc xứ nhưng đụng chạm đó bằng thân ấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Nhĩ xứ, có Thinh xứ ... trong Sắc giới đó có Ý xứ, có Pháp xứ nhưng hiểu biết pháp đó bằng ý ấy không đặng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1231.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Tỷ xứ, có Khí xứ hửi hơi đó đặng bằng mũi ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có hơi sanh ra từ rễ cây, hơi sanh ra từ lõi cây, hơi sanh ra từ vỏ cây, hơi sanh ra từ lá cây, hơi sanh ra từ bông cây, hơi sanh ra từ trái cây, hơi sống, hơi độc, hơi thơm, hơi hôi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1232.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thiệt xứ, có Vị xứ và nếm vị đó đặng bằng lưỡi ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có vị sanh từ rễ cây, vị sanh từ thân cây, vị sanh từ vỏ cây, vị sanh từ lá cây, vị sanh từ cây, vị sanh từ trái cây, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị dở, vị nhẩn, vị tốt, vị không tốt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1233.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có Thân xứ, có Xúc xứ và người đụng chạm xúc đó bằng thân ấy phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Trong Sắc giới đó có xúc cứng, xúc mềm, xúc tế, xúc thô, xúc lạc, xúc khổ, nặng, nhẹ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1234.

* Phản ngữ: Chẳng nên nói rằng thân thể mà có lục xứ vẫn có trong Sắc giới phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Trong Sắc giới đó có Tỷ điềm (Nimitta) có Thiệt điềm, có Thân điềm phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà trong Sắc giới đó có Tỷ điềm, Thiệt điềm, Thân điềm. Chính do nhân đó, Ngài mới nói thân thể mà có Lục xứ vẫn có trong Sắc giới.

Dứt Sắc giới (lục) xứ ngữ

---

VÔ SẮC HỮU SẮC NGỮ (ARUPE RUPAKATHA)

1235.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành sắc hữu, thành sắc đạo (rūpagati), thành sắc chúng sanh trụ, thành sắc luân hồi, thành sanh của sắc chúng sanh, thành cách đặng thân thể của sắc chúng sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Vô sắc hữu thành vô sắc đạo (gati), vô sắc chúng sanh trụ, vô sắc luân hồi, thành sanh của chúng sanh vô sắc, thành cách đặng thân thể chúng sanh vô sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thành Vô sắc hữu ... thành cách đặng thân thể của chúng sanh vô sắc thời không nên nói sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc.

1236.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành hữu, thành đạo, thành chúng sanh trụ, thành luân hồi, thành sanh, thành thức trụ, thành cách đặng thân thể của chúng sanh Ngũ uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thành hữu ... thành cách đặng thân thể của chúng sanh có Tứ uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thành hữu, thành đạo ... thành cách đặng thân thể của chúng sanh Tứ uẩn thời không nên nói sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc.

1237.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong Sắc giới và Sắc giới đó thành sắc hữu, thành sắc đạo, thành sắc chúng sanh trụ, thành sắc luân hồi, thành sắc sanh của chúng sanh hữu sắc, thành cách đặng thân thể của chúng sanh hữu sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong chúng sanh vô sắc và chúng sanh vô sắc đó thành sắc hữu, thành sắc đạo ... thành cách đặng thân thể của chúng sanh hữu sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong Sắc giới và Sắc giới ấy thành Ngũ uẩn hữu, thành đạo (gati), thành cách đặng thân thể của chúng sanh Ngũ uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc và Vô Sắc ấy thành Ngũ uẩn hữu, thành đạo ... thành cách đặng thân thể của chúng sanh Ngũ uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1238.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc và chúng sanh vô sắc ấy thành vô sắc hữu, thành Vô sắc đạo, thành Vô sắc chúng sanh trụ, thành Vô sắc luân hồi, thành sanh của chúng sanh vô sắc, thành cách đặng thân thể của chúng sanh vô sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong Vô sắc giới và Vô sắc giới đó thành Vô sắc hữu, thành Vô sắc đạo (gati) ... thành cách đặng thân thể của chúng sanh vô sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1239.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc và chúng sanh vô sắc đó thành Tứ uẩn hữu, thành đạo (gati) ... thành cách đặng thân thể của chúng sanh Tứ uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong Vô sắc giới và Vô sắc giới đó thành Tứ uẩn hữu, thành đạo (gati) ... thành cách đặng thân thể của chúng sanh Tứ uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1240.

* Tự ngôn: Sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán cách xuất đi của tất cả sắc là vô sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà Đức Thế Tôn có phán cách ra đi của tất cả sắc là vô sắc thời không nên nói sắc vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc.

1241.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài phán cách xuất đi của tất cả sắc là vô sắc, nhưng sắc cũng còn vẫn có trong tất cả chúng sanh vô sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán cách xuất đi của tất cả dục là ly dục, nhưng tất cả dục cũng còn vẫn có trong đám ly dục; tất cả lậu cũng còn vẫn có trong đám người không có lậu; pháp hiệp thế cũng vẫn còn có trong tất cả pháp siêu thế phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Vô sắc hữu, sắc hữu.

---

SẮC HÀNH ĐỘNG NGỮ (RUPAṂ KAMMANTI KATHA)

1242.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà phát triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Pháp biết cảnh có sự nhớ tưởng, có sự bận lòng, có sự lưu ý, có sự để ý, có sự chú ý, sự mong mỏi, sự cố tâm của thân nghiệp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp có thành pháp không biết cảnh, không nhớ tưởng, không bận lòng, không lưu ý, không để ý, không chú ý, sự mong mỏi và sự cố tâm của thân nghiệp đó đều không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thân nghiệp đó thành pháp không biết cảnh, không nhớ tưởng ... sự cố ý của thân nghiệp đó đều không có thời không nên nói rằng thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện, thành sắc, thành thiện.

1243.

* Tự ngôn: Xúc nơi tiến triển với tâm thiện thành thiện, thành pháp biết cảnh, có nhớ tưởng ... sự cố tâm của Xúc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện, thành pháp biết cảnh, có nhớ tưởng ... và sự cố tâm của thân nghiệp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ mà tiến triển bằng tâm thiện, thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng và sự cố tâm của Tuệ đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện, thành pháp biết cảnh, sự nhớ tưởng ... và sự cố tâm của thân nghiệp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó..

1244.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc thành thiện nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của pháp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện, nhưng thành pháp không biết cảnh, không nhớ tưởng ... và sự cố tâm của Xúc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện, nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của thân nghiệp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện, nhưng thành pháp không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Tuệ đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1245.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc mà tiến triển bằng tâm thiện không kể thứ nào tất cả thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1246.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1247.

* Tự ngôn: Sắc xứ thành chỗ tiến triển bằng tâm thiện thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện, thành sắc, thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất mà tiến triển bằng tâm thiện thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1248.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện, không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện mà không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện mà không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất ... Phong chất mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện mà không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1249.

* Tự ngôn: Sắc xứ tiến triển bằng tâm thiện thành vô ký và không có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành vô ký và không có biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất mà tiến triển bằng tâm thiện thành vô ký không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành vô ký không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1250.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện, thành bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện, bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất ... Phong chất mà tiến triển bằng tâm thiện thành bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1251.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm thiện thành vô ký bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành vô ký bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất ... Phong chất mà tiến triển bằng tâm thiện thành vô ký bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành vô ký bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1252.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện bất tương ưng Xúc luôn cả không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện, bất tương ưng Xúc và không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện bất tương ưng Xúc luôn cả không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa Chất, Thủy Chất .. Phong Chất mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện, bất tương ưng Xúc, đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1253.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm thiện, thành vô ký, bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành vô ký, bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất ... Phong chất mà tiến triển bằng tâm thiện thành vô ký bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành vô ký, bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1254.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành hữu tri cảnh (sārammaṇa), sự nhớ ... sự cố tâm của khẩu nghiệp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp thành bất tri cảnh, sự nhớ ... sự cố tâm của khẩu nghiệp ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà khẩu nghiệp đó thành bất tri cảnh, sự nhớ ... và sự cố tâm của khẩu nghiệp đó không có thời không nên nói khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện.

1255.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện, thành hữu tri cảnh và sự nhớ ... sự cố tâm của Xúc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện, thành hữu tri cảnh, sự nhớ ... và sự cố tâm của khẩu nghiệp vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ mà tiến triển với tâm thiện thành thiện, thành hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Tuệ đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện, thành hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng ... và sự cố tâm của khẩu nghiệp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1256.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện nhưng bất tri cảnh, sự nhớ tưởng ... và sự cố tâm của khẩu nghiệp ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển bằng tâm thiện thành thiện nhưng bất tri cảnh, sự nhớ tưởng và sự cố tâm của Xúc ấy đều không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện nhưng không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của khẩu nghiệp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Tín, Cần, Niệm, Định ... Tuệ mà tiến triển với tâm thiện thành thiện nhưng không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Tuệ đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1257.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm thiện thành sắc, thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc mà tiến triển bằng tâm thiện chẳng hạng thứ nào tất cả thành thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Khẩu nghiệp không rộng như cách thân nghiệp.

1258.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng, sự buộc lòng, sự lưu ý, sự để ý, sự chú ý, sự mong mỏi và sự cố tâm của thân nghiệp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp đó thành pháp bất tri cảnh, sự nhớ tưởng, sự buộc lòng, sự lưu tâm, sự để ý, sự chú ý, sự mong mỏi và sự cố tâm của thân nghiệp ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà thân nghiệp ấy thành pháp bất tri cảnh, sự nhớ tưởng, sự buộc lòng, sự lưu ý, sự để tâm, sự chú ý, sự mong mỏi và sự cố tâm của thân nghiệp ấy không có thời không nên nói thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện.

1259.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển với tâm bất thiện, thành bất thiện, thành pháp tri cảnh, sự nhớ tưởng ... và sự cố tâm của xúc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện, thành tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của thân nghiệp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ, Tưởng, Tư, Ái, Sân, Si, Ngã mạn, Tà kiến, Hoài nghi, Hôn trầm, Điệu cử, Vô tàm ... Vô úy mà tiến triển với tâm bất thiện thành bất thiện, thành pháp hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng và sự cố tâm của Vô úy ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện, thành sắc, thành bất thiện, thành hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của thân nghiệp ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1260.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện nhưng bất tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của thân nghiệp ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển với tâm bất thiện thành bất thiện, nhưng bất tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Xúc đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển thành tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện nhưng bất tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của thân nghiệp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Ái, Sân, Si, Ngã mạn, Tà kiến, Hoài nghi, Hôn trầm, Điệu cử, Vô tàm ... Vô úy mà tiến triển với tâm bất thiện thành bất thiện, nhưng bất tri cảnh, sự nhớ tưởng, sự cố tâm của Vô úy đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1261.

* Tự ngôn: Thân nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc mà tiến triển bằng tâm bất thiện chẳng hạng thứ nào tất cả thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1262.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành pháp hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của khẩu nghiệp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp đó thành pháp bất tri cảnh, sự nhớ tưởng, sự cố tâm của khẩu nghiệp ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà khẩu nghiệp ấy thành pháp bất tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của khẩu nghiệp ấy không có thời chớ nên nói khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện, thành sắc, thành bất thiện.

1263.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển với tâm bất thiện thành bất thiện, thành pháp hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Xúc ấy vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc thành bất thiện, thành tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của khẩu nghiệp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Ái, Sân, Si, Ngã mạn, Tà kiến, Hoài nghi, Hôn trầm, Điệu cử, Vô tàm ... Vô úy mà tiến triển với tâm bất thiện thành bất thiện, thành pháp hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Vô úy đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc thành bất thiện, thành hữu tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của khẩu nghiệp đó vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1264.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện, thành sắc, thành bất thiện, nhưng không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của khẩu nghiệp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển với tâm bất thiện thành bất thiện nhưng thành pháp bất tri cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của Xúc ấy không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện, nhưng không biết cảnh, sự nhớ tưởng ... sự cố tâm của khẩu nghiệp đó không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thọ ... Tưởng, Tư, Ái, Sân, Si, Ngã mạn, Tà kiến, Hoài nghi, Hôn trầm, Điệu cử, Vô tàm ... Vô úy mà tiến triển với tâm bất thiện thành bất thiện nhưng không biết cảnh, sự nhớ tưởng, sự cố tâm của Vô úy đó không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1265.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc mà tiến triển bằng tâm bất thiện chẳng hạng thứ nào tất cả thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1266.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu ... mồ hôi mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1267.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu ... mồ hôi mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc thành vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1268.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện mà không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện mà không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện mà không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất ... Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu ... mồ hôi mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành bất thiện không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1269.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành vô ký không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành vô ký mà không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất … Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu ... mồ hôi mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành vô ký không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành vô ký không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1270.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện, mà bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành bất thiện mà bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện mà bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất .. Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu ... mồ hôi mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành bất thiện mà bất tương ưng Xúc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1271.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành vô ký mà bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện, thành Sắc, thành vô ký mà bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu ... mồ hôi mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành vô ký mà bất tương ưng Xúc không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành vô ký đều bất tương ưng Xúc luôn không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1272.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện mà bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành bất thiện mà bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành bất thiện, mà bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thinh xứ ... Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ ... Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu ... mồ hôi mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành bất thiện mà bất tương ưng Xúc luôn không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1273.

* Tự ngôn: Sắc xứ mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành vô ký mà bất tương ưng Xúc luôn không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành vô ký đều bất tương ưng Xúc luôn không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Thinh xứ, Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu, mồ hôi mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành vô ký mà bất tương ưng Xúc đều không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Khẩu nghiệp mà tiến triển bằng tâm bất thiện thành sắc, thành vô ký mà bất tương ưng Xúc luôn không biết cảnh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1274.

* Phản ngữ: Chớ nên nói rằng sắc cũng thành thiện, cũng thành bất thiện phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Thân nghiệp, khẩu nghiệp cũng thành thiện, cũng thành bất thiện phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Nếu mà thân nghiệp, khẩu nghiệp cũng thành thiện, cũng thành bất thiện, chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng sắc cũng thành thiện, cũng thành bất thiện

1275.

* Tự ngôn: Sắc cũng thành thiện, cũng thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhãn xứ cũng thành thiện, cũng thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Sắc cũng thành thiện, cũng thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nhĩ xứ ... Tỷ xứ, Thiệt xứ, Thân xứ, Sắc xứ, Thinh xứ, Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Địa chất, Thủy chất, Hỏa chất, Phong chất, nước tinh, nước mắt, máu ... mồ hôi cũng thành thiện, cũng thành bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1276.

* Tự ngôn: Thân thành sắc, thân nghiệp cũng thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý thành sắc, ý nghiệp cũng thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1277.

* Tự ngôn: Ý thành phi sắc, ý nghiệp cũng thành phi sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân thành phi sắc, thân nghiệp cũng thành phi sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1278.

* Tự ngôn: Thân thành sắc, nhưng thân nghiệp thành phi sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Ý thành sắc, nhưng ý nghiệp thành phi sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1279.

* Tự ngôn: Ý thành phi sắc, ý nghiệp cũng thành phi sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thân thành phi sắc, thân nghiệp cũng thành phi sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1280.

* Tự ngôn: Do thân thành sắc, vì thế thân nghiệp mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Nhãn xứ thành sắc vì thế Nhãn thức mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do thân thành sắc bởi thế thân nghiệp mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Nhĩ xứ thành sắc vì thế Nhĩ thức mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn:. Do thân thành sắc vì thế thân nghiệp mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Tỷ xứ thành sắc vì thế Tỷ thức mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do thân thành sắc vì thế thân nghiệp mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Thiệt xứ thành sắc vì thế Thiệt thức mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do thân thành sắc vì thế thân nghiệp mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do Thân xứ thành sắc vì thế Thân thức mới thành sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1281.

* Tự ngôn: Sắc thành nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Như Lai tường thuật Tư (Cetanā) thành nghiệp, người tính rồi mới làm nghiệp bằng thân khẩu ý”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói sắc thành nghiệp.

1282.

* Tự ngôn: Sắc thành nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Ānanda, khi thân vẫn có khổ, lạc mà thành bên trong vẫn sanh ra do Thân tư (Kāyasañcetanā) làm nhân hoặc khi nói năng vẫn có lạc khổ mà thành bên trong vẫn phát sanh do Khẩu tư làm nhân hoặc khi tâm tính vẫn có lạc, khổ mà thành bên trong vẫn sanh ra do Ý tư làm nhân”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói sắc thành nghiệp.

1283.

* Tự ngôn: Sắc thành nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này chư Phíc-khú, Thân tư ba thứ thành thân nghiệp phía bất thiện có khổ làm lời, có khổ thành dị thục quả. Khẩu tư có bốn thứ thành khẩu nghiệp phía bất thiện có khổ làm lời, có khổ thành quả. Ý tư ba thứ thành ý nghiệp phía bất thiện có khổ làm lời, có khổ thành quả. Này chư Phíc-khú, Thân tư ba thứ thành thân nghiệp phía thiện có lạc làm lời, có lạc thành quả. Khẩu tư bốn thứ thành khẩu nghiệp phía thiện có lạc làm lời, có vui thành quả. Ý tư ba thứ thành ý nghiệp phía thiện có vui làm lời, có lạc thành quả”. Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói sắc thành nghiệp.

1284.

* Tự ngôn: Sắc thành nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài có phán rằng: “Này Ānanda, nếu thành tựu kẻ phi trượng phu đây bị Thâm Giang Tử ngoại giáo hỏi cách này nên giải thế này rằng Em Thâm Giang Tử, người làm nghiệp mà hiện hành với Tư bằng thân khẩu ý thành nghiệp mới sẽ cho đặng hưởng vui. Ý vẫn sẽ đặng hưởng sự vui, người làm nghiệp hiện hành với Tư bằng thân khẩu ý, thành nghiệp mà sẽ cho đặng hưởng sự khổ, họ vẫn sẽ đặng hưởng sự khổ, người làm nghiệp hiện hành theo Tư bằng thân khẩu ý thành nghiệp mà sẽ cho đặng hưởng phi khổ phi lạc, họ vẫn sẽ đặng hưởng phi khổ phi lạc. Này Ānanda, thành tựu kẻ phi trượng phu khi giải như đây gọi là đáng giải theo đúng với Thâm Giang Tử Ngoại giáo (Moghapuriso). Như đây là bài Kinh vẫn thật có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu thế đó thời không nên nói sắc thành nghiệp.

Dứt Sắc hành động ngữ

---

MẠNG QUYỀN NGỮ (JIVITINDRIYAKATHA)

1285.

* Tự ngôn: Sắc mạng quyền không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ, sự vững còn, sự đang hiện hành, thái độ đang hiện hành, cách đang liên tiếp, phẩm hạnh đang hành vi, sự đang dinh dưỡng, không có với tất cả sắc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Số thọ, sự vững còn, sự đang hiện hành, thái độ đang hiện hành, tư cách đang liên tiếp, đang hành vi, sự đang dinh dưỡng có với tất cả sắc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà tuổi thọ, sự đang vững còn, sự đang hiện hành, thái độ đang hiện hành, sự đang liên tiếp nhau, sự đang hành vi, sự đang dinh dưỡng có với tất cả sắc thời không nên nói Sắc mạng quyền không có.

1286.

* Tự ngôn: Tuổi thọ, sự đang còn, sự đang hiện hành, thái độ đang hiện hành, tánh cách liên tiếp nhau, sự đang hành vi, sự dinh dưỡng có với tất cả danh pháp và Phi Sắc mạng quyền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ, sự đang còn, sự đang hiện hành, thái độ đang hiện hành, cách đang liên tiếp nhau, sự đang hành vi, sự đang dinh dưỡng có với tất cả sắc pháp và Sắc mạng quyền vẫn có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1287.

* Tự ngôn: Tuổi thọ, sự đang còn, sự đang hiện hành, thái độ đang hiện hành, tánh cách liên tiếp nhau, sự đang hành động, sự đang dinh dưỡng có với tất cả sắc pháp, nhưng Sắc mạng quyền không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ, sự đang còn, sự đang hiện hành, thái độ đang hiện hành, tánh cách đang liên tiếp nhau, sự đang hành vi, sự đang dinh dưỡng vẫn có với tất cả danh pháp, nhưng Phi Sắc mạng quyền vẫn không có phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1288.

* Tự ngôn: Số thọ của tất cả danh pháp thành Phi Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ của tất cả sắc pháp thành Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1289.

* Tự ngôn: Số thọ của tất cả sắc pháp chớ nói là thành Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ của tất cả danh pháp chẳng nên nói rằng thành Phi Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1290.

* Tự ngôn: Số thọ của tất cả sắc pháp thành Phi Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ của tất cả danh pháp thành Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1291.

* Tự ngôn: Số thọ của tất cả danh pháp chẳng nên nói thành Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ của tất cả sắc pháp chớ nên nói thành Phi Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1292.

* Tự ngôn: Số thọ của sắc pháp và tất cả danh pháp thành Phi Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ của sắc pháp và tất cả danh pháp thành Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1293.

* Tự ngôn: Số thọ của sắc pháp và tất cả danh pháp chớ nên nói thành Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Số thọ của sắc pháp và tất cả danh pháp không thể nói thành Phi Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1294.

* Tự ngôn: Sắc mạng quyền không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Người nhập thiền Diệt không có Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1295.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền Diệt có Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà bực nhập thiền Diệt có Sắc mạng quyền thời không nên nói Sắc mạng quyền không có.

1296.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền Diệt có Sắc mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Liên quan trong uẩn nào? Phản ngữ: Liên quan trong Hành uẩn.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền Diệt có Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực nhập thiền Diệt có Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền Diệt có Thọ uẩn ... Tưởng uẩn ... Thức uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1297.

* Tự ngôn: Bực nhập thiền Diệt có Thọ uẩn ... Tưởng uẩn ... Thức uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Phi bực nhập thiền Diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1298.

* Tự ngôn: Sắc mạng quyền không có phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh vô tưởng không có Mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Tất cả chúng sanh vô tưởng có Mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Nếu mà chúng sanh vô tưởng có Mạng quyền thời không nên nói Sắc mạng quyền không có.

1299.

* Tự ngôn: Chúng sanh vô tưởng có Mạng quyền phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Liên hệ với uẩn nào? Phản ngữ: Liên hệ với Hành uẩn.

* Tự ngôn: Chúng sanh vô tưởng có Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh vô tưởng có Hành uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chúng sanh vô tưởng có Thọ uẩn ... Tưởng uẩn ... Thức uẩn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Chúng sanh vô tưởng có Thọ uẩn ... Tưởng uẩn ... Thức uẩn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Thành Ngũ uẩn hữu phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1300.

* Tự ngôn: Mạng quyền mà tiến triển bằng cái tâm tìm kiếm, tái tục diệt đi một phần, trong khi cái tâm tìm kiếm tái tục diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển bằng cái tâm tìm kiếm tái tục diệt đi một phần trong khi cái tâm tìm kiếm tái tục phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1301.

* Tự ngôn: Xúc mà tiến triển bằng cái tâm tìm kiếm tái tục diệt đi hết trong khi cái tâm tìm kiếm tái tục diệt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Mạng quyền mà tiến triển bằng cái tâm tìm kiếm tái tục diệt đi hết trong khi cái tâm tìm kiếm tái tục diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1302.

* Phản ngữ: Mạng quyền thành hai thứ phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.

* Phản ngữ: Người đang sống với hai thứ Mạng quyền, chết bằng hai thứ chết phải chăng? Tự ngôn: Không nên nói thế đó...

Dứt Mạng quyền ngữ

---

NGHIỆP NHÂN NGỮ (KAMMA HETU KATHĀ)

1303.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu hoại lìa quả Dự Lưu đặng do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai ... Bực Bất Lai hoại lìa quả Bất Lai đặng do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1304.

* Tự ngôn: Bực Dự Lưu không hoại lìa quả Dự Lưu do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán không hoại lìa quả La Hán do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Bực Nhứt Lai ... Bực Bất Lai chẳng hoại lìa quả Bất Lai do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Bực La Hán chẳng hoại lìa quả La Hán do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

1305.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng do nhân của nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Do nhân của nghiệp là sát sanh phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nhân của nghiệp tức là trộm cướp ... do nhân của nghiệp tức là tà dâm, do nhân của nghiệp tức là vọng ngôn, do nhân của nghiệp tức là lưỡng thiệt, do nhân của nghiệp tức là ác khẩu, do nhân của nghiệp tức là ỷ ngữ, do nhân của nghiệp tức là giết mẹ, do nhân của nghiệp tức là giết cha, do nhân của nghiệp tức là giết La Hán, do nhân của nghiệp tức là chích máu thân Phật, do nhân của nghiệp tức là phá hòa hợp Tăng phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

* Tự ngôn: Do nhân của nghiệp thế nào? Phản ngữ: Do bày lời ăn hiếp chư La Hán.

* Tự ngôn: Bực La Hán hoại lìa quả La Hán đặng do nhân của nghiệp tức là cách nói ăn hiếp chư La Hán phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.

* Tự ngôn: Chẳng hạng người nào mà nói ăn hiếp La Hán vẫn làm cho rõ quả La Hán đặng mỗi người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

Dứt Nghiệp nhân ngữ

Hoàn tất phẩm thứ tám