Dịch giả: Đại Trưởng lão Tịnh Sự.
Bộ thứ nhất của Tạng Vô Tỷ Pháp nói về đầu đề tam, đầu đề nhị, tâm và sắc pháp.
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA
--o-O-o--
TẠNG VÔ TỶ PHÁP
(ABHIDHAMMAPIṬAKA)
BỘ THỨ NHẤT
BỘ PHÁP TỤ
(DHAMMASAṄGANĪ)
CẢO BẢN
---
Dịch giả
Đại Trưởng lão Tịnh Sự
(Mahāthero Saṅtakicco)
Chuyển ngữ từ bản tiếng Pāli - Thái sang tiếng Việt
Năm Ất Mão
Phật lịch 2519 – Dương lịch 1975
Số xuất bản: 24-2012/CXB/82-02/TG ngày 29/02/2012.
In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2012.
CUNG KÍNH ĐỨC THẾ TÔN, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA
I. HAI MƯƠI HAI ĐẦU ĐỀ TAM (Bāvīsati tikamātikā)
* Chư pháp thiện, chư pháp bất thiện, chư pháp vô ký.
* Chư pháp tương ưng lạc thọ, chư pháp tương ưng khổ thọ, chư pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
* Chư pháp dị thục quả, chư pháp dị thục nhân, chư pháp phi quả phi nhân.
* Chư pháp thành do thủ và cảnh thủ, chư pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ, chư pháp phi thành do thủ phi cảnh thủ.
* Chư pháp phiền toái mà cảnh phiền não, chư pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não, chư pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.
* Chư pháp hữu tầm hữu tứ, chư pháp vô tầm hữu tứ, chư pháp vô tầm vô tứ.
* Chư pháp đồng sanh với pháp hỷ, chư pháp đồng sanh với lạc thọ, chư pháp đồng sanh với xả thọ.
* Chư pháp sơ đạo đoạn trừ, chư pháp ba đạo cao đoạn trừ, chư pháp phi sơ đạo phi ba đạo cao đoạn trừ.
* Chư pháp hữu nhân sơ đạo đoạn trừ, chư pháp hữu nhân ba đạo cao đoạn trừ, chư pháp phi hữu nhân phi ba đạo cao đoạn trừ.
* Chư pháp nhân sanh tử, chư pháp nhân đến níp-bàn, chư pháp phi nhân sanh tử và phi nhân đến níp-bàn.
* Chư pháp hữu học, chư pháp vô học, chư pháp phi hữu học phi vô học.
* Chư pháp hy thiểu, chư pháp đáo đại, chư pháp vô thượng (cao tột).
* Chư pháp biết cảnh hy thiểu, chư pháp biết cảnh đáo đại, chư pháp biết cảnh vô thượng (cao tột).
* Chư pháp ty hạ là pháp bất thiện, chư pháp trung bình, chư pháp tinh lương (vi tế).
* Chư pháp tà cho quả nhất định, chư pháp chánh cho quả nhất định liên tiếp sát-na, chư pháp bất định.
* Chư pháp có đạo làm cảnh, chư pháp có đạo, có nhân, chư pháp có đạo làm nhân.
* Chư pháp sanh tồn, chư pháp phi sanh tồn, chư pháp sẽ sanh.
* Chư pháp quá khứ, chư pháp hiện tại, chư pháp vị lai.
* Chư pháp biết cảnh quá khứ, chư pháp biết cảnh vị lai, chư pháp biết cảnh hiện tại.
* Chư pháp nội phần, chư pháp ngoại phần, chư pháp nội và ngoại phần.
* Chư pháp biết cảnh nội phần, chư pháp biết cảnh ngoại phần, chư pháp biết cảnh nội và ngoại phần.
* Chư pháp hữu kiến hữu đối chiếu, chư pháp vô kiến hữu đối chiếu, chư pháp vô kiến vô đối chiếu.
Dứt 22 đầu đề tam.
---
II. MỘT TRĂM ĐẦU ĐỀ NHỊ (Dukamātikā)
2.
* Chư pháp nhân, chư pháp phi nhân.
* Chư pháp hữu nhân, chư pháp vô nhân.
* Chư pháp tương ưng nhân, chư pháp bất tương ưng nhân.
* Chư pháp nhân và hữu nhân, chư pháp hữu nhân mà phi nhân.
* Chư pháp nhân và tương ưng nhân, chư pháp tương ưng nhân mà phi nhân.
* Chư pháp phi nhân mà hữu nhân, chư pháp phi nhân và vô nhân.
Dứt phần tụ nhân.
Phần nhị đề đỉnh (cūḷantaraduka).
3.
* Chư pháp hữu duyên, chư pháp vô duyên.
* Chư pháp hữu vi, chư pháp vô vi.
* Chư pháp hữu kiến, chư pháp vô kiến.
* Chư pháp hữu đối chiếu, chư pháp vô đối chiếu.
* Chư pháp sắc, chư pháp phi sắc.
* Chư pháp hiệp thế, chư pháp siêu thế.
* Chư pháp cũng có tâm biết đặng, chư pháp cũng có tâm không biết đặng.
Dứt phần nhị đề đỉnh.
Phần chùm lậu (āsavagocchaka).
4.
* Chư pháp lậu, chư pháp phi lậu.
* Chư pháp cảnh lậu, chư pháp phi cảnh lậu.
* Chư pháp tương ưng lậu, chư pháp bất tương ưng lậu.
* Chư pháp lậu và cảnh lậu, chư pháp cảnh lậu mà phi lậu.
* Chư pháp lậu và tương ưng lậu, chư pháp tương ưng lậu mà phi lậu.
* Chư pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu, chư pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu.
Dứt phần chùm lậu.
Phần tụ triền (saṅyojanagocchaka).
5.
* Chư pháp triền, chư pháp phi triền.
* Chư pháp cảnh triền, chư pháp phi cảnh triền.
* Chư pháp tương ưng triền, chư pháp bất tương ưng triền.
* Chư pháp triền và cảnh triền, chư pháp cảnh triền mà phi triền.
* Chư pháp triền và tương ưng triền, chư pháp tương ưng triền mà phi triền.
* Chư pháp bất tương ưng triền và cảnh triền, chư pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền.
Dứt phần tụ triền.
Phần tụ (chùm) phược (ganthagocchaka).
6.
* Chư pháp phược, chư pháp phi phược.
* Chư pháp cảnh phược, chư pháp phi cảnh phược.
* Chư pháp tương ưng phược, chư pháp bất tương ưng phược.
* Chư pháp phược và cảnh phược, chư pháp cảnh phược mà phi phược.
* Chư pháp phược và tương ưng phược, chư pháp tương ưng phược mà phi phược.
* Chư pháp bất tương ưng phược và cảnh phược, chư pháp bất tương ưng phược mà phi cảnh phược.
Dứt phần tụ phược.
Phần tụ (chùm) bộc (oghagocchaka).
7.
* Chư pháp bộc, chư pháp phi bộc.
* Chư pháp cảnh bộc, chư pháp phi cảnh bộc.
* Chư pháp tương ưng bộc, chư pháp bất tương ưng bộc.
* Chư pháp bộc và cảnh bộc, chư pháp cảnh bộc mà phi bộc.
* Chư pháp bộc và tương ưng bộc, chư pháp tương ưng bộc mà phi bộc.
* Chư pháp bất tương ưng bộc và cảnh bộc, chư pháp bất tương ưng bộc mà phi cảnh bộc.
Dứt phần tụ bộc.
Phần tụ (chùm) phối (yogagocchaka).
8.
* Chư pháp phối, chư pháp phi phối.
* Chư pháp cảnh phối, chư pháp phi cảnh phối.
* Chư pháp tương ưng phối, chư pháp bất tương ưng phối.
* Chư pháp phối và cảnh phối, chư pháp cảnh phối mà phi phối.
* Chư pháp phối tương ưng phối, chư pháp tương ưng phối mà phi phối.
* Chư pháp bất tương ưng phối mà cảnh phối, chư pháp bất tương ưng phối mà phi cảnh phối.
Dứt phần tụ phối.
Phần tụ (chùm) cái (nīvaraṇagocchaka).
9.
* Chư pháp cái, chư pháp phi cái.
* Chư pháp cảnh cái, chư pháp phi cảnh cái.
* Chư pháp tương ưng cái, chư pháp bất tương ưng cái.
* Chư pháp cái và cảnh cái, chư pháp cảnh cái mà phi cái.
* Chư pháp cái tương ưng cái, chư pháp tương ưng cái mà phi cái.
* Chư pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái, chư pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái.
Dứt phần tụ cái.
Phần tụ (chùm) khinh thị (parāmāsagocchaka).
10.
* Chư pháp khinh thị, chư pháp phi khinh thị.
* Chư pháp cảnh khinh thị, chư pháp phi cảnh khinh thị.
* Chư pháp tương ưng khinh thị, chư pháp bất tương ưng khinh thị.
* Chư pháp khinh thị và cảnh khinh thị, chư pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.
* Chư pháp bất tương ưng khinh thị và cảnh khinh thị, chư pháp bất tương ưng khinh thị mà phi cảnh khinh thị.
Dứt phần tụ khinh thị.
Phần nhị đề đại (mahantaraduka).
11.
* Chư pháp hữu (tri) cảnh, chư pháp vô (tri) cảnh.
* Chư pháp tâm, chư pháp phi tâm.
* Chư pháp sở hữu tâm, chư pháp phi sở hữu tâm.
* Chư pháp tương ưng tâm, chư pháp bất tương ưng (phi hòa với) tâm.
* Chư pháp hòa với tâm, chư pháp phi hòa với tâm.
* Chư pháp có tâm làm sở sanh (nền tảng), chư pháp không có tâm làm sở sanh (nền tảng).
* Chư pháp đồng sanh tồn với tâm, chư pháp phi sanh tồn với tâm.
* Chư pháp tùng tâm thông lưu, chư pháp phi tùng tâm thông lưu.
* Chư pháp hòa với tâm và có tâm làm sở sanh (nền tảng), chư pháp phi hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh.
* Chư pháp hòa sanh tồn và nương tâm làm sở sanh, chư pháp phi hòa phi đồng sanh tồn và phi nương tâm làm sở sanh (nền tảng).
* Chư pháp có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm, chư pháp phi tâm làm sở sanh và không hòa không tùng hành không thông lưu với tâm.
* Pháp tự nội, chư pháp ngoại.
* Chư pháp y sinh, chư pháp phi y sinh.
* Chư pháp thành do thủ, chư pháp phi thành do thủ.
Dứt phần nhị đề đại.
Phần tụ thủ (upādānagocchaka).
12.
* Chư pháp thủ, chư pháp phi thủ.
* Chư pháp cảnh thủ, chư pháp phi cảnh thủ.
* Chư pháp tương ưng thủ, chư pháp bất tương ưng thủ.
* Chư pháp thủ và cảnh thủ, chư pháp cảnh thủ mà phi thủ.
* Chư pháp thủ và tương ưng thủ, chư pháp tương ưng thủ mà phi thủ.
* Chư pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ, chư pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ.
Dứt phần tụ thủ.
Phần tụ (chùm) phiền não (kilesagocchaka).
13.
* Chư pháp phiền não, chư pháp phi phiền não.
* Chư pháp cảnh phiền não, chư pháp phi cảnh phiền não.
* Chư pháp phiền toái, chư pháp phi phiền toái.
* Chư pháp tương ưng phiền não, chư pháp bất tương ưng phiền não.
* Chư pháp phiền não và cảnh phiền não, chư pháp phi phiền não mà cảnh phiền não.
* Chư pháp phiền não và phiền toái, chư pháp phiền toái mà phi phiền não.
* Chư pháp phiền não và tương ưng phiền não, chư pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.
* Chư pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, chư pháp bất tương ưng phiền não mà phi cảnh phiền não.
Dứt phần tụ phiền não.
14.
* Chư pháp sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ, chư pháp phi sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ.
* Chư pháp ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ, chư pháp phi ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ.
* Chư pháp hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ, chư pháp phi hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ.
* Chư pháp hữu nhân ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ, chư pháp phi hữu nhân phi ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ.
* Chư pháp hữu tầm, chư pháp vô tầm.
* Chư pháp hữu tứ, chư pháp vô tứ.
* Chư pháp hữu hỷ, chư pháp vô hỷ.
* Chư pháp đồng sanh pháp hỷ, chư pháp phi đồng sanh pháp hỷ.
* Chư pháp đồng sanh lạc, chư pháp phi đồng sanh lạc.
* Chư pháp đồng sanh xả, chư pháp phi đồng sanh xả.
* Chư pháp Dục giới, chư pháp phi Dục giới.
* Chư pháp Sắc giới, chư pháp phi Sắc giới.
* Chư pháp Vô sắc giới, chư pháp phi Vô sắc giới.
* Chư pháp liên quan luân hồi, chư pháp bất liên quan luân hồi.
* Chư pháp nhân xuất luân hồi, chư pháp phi nhân xuất luân hồi.
* Chư pháp (cho quả) nhất định, chư pháp phi (cho quả) nhất định.
* Chư pháp hữu thượng, chư pháp vô thượng.
* Chư pháp hữu y, chư pháp vô y.
Dứt phần yêu bối.
------
III. BỐN MƯƠI HAI NHỊ ĐỀ KINH (Suttamātikā)
15.
* Chư pháp thành phần minh, chư pháp thành phần vô minh.
* Chư pháp như thiểm lôi, chư pháp như lôi cực.
* Chư pháp làm thành (ra) tiểu nhân, chư pháp làm thành (ra) quân tử.
* Chư pháp hắc, chư pháp bạch.
* Chư pháp viêm, chư pháp phi viêm.
* Chư pháp thành ra danh ngôn, chư pháp nguyên nhân danh ngôn.
* Chư pháp thành ra ngữ ngôn, chư pháp nguyên nhân ngữ ngôn.
* Chư pháp thành ra chủ yếu chế định, chư pháp nguyên nhân chế định.
* Chư pháp danh, chư pháp sắc.
* Chư pháp vô minh, chư pháp ái hữu.
* Chư pháp kiến hữu, chư pháp kiến ly hữu.
* Chư pháp thường kiến, chư pháp đoạn kiến.
* Chư pháp hữu tận kiến, chư pháp vô tận kiến.
* Chư pháp hữu tiền kiến, chư pháp hữu hậu kiến.
* Chư pháp vô tàm, chư pháp vô úy.
* Chư pháp tàm, chư pháp úy.
* Chư pháp thành người nan giáo (khó dạy), chư pháp thành người có ác hữu (bạn xấu).
* Chư pháp thành người dị giáo (dễ dạy), chư pháp thành người có bạn tốt.
* Chư pháp thành người biết rành phạm luật (rành lỗi), chư pháp thành người biết khỏi phạm luật (biết rành xuất quá).
* Chư pháp thành người rành nhập thiền, chư pháp thành người rành xuất thiền.
* Chư pháp thành người rành thập bát giới, chư pháp thành người rành tác ý.
* Chư pháp thành người rành thập nhị xứ, chư pháp thành người rành liên quan tương sanh.
* Chư pháp thành người rành cơ bản thích hợp (rành sở sanh), chư pháp thành người không rành cơ bản thích hợp.
* Chư pháp thành người chánh trực, chư pháp thành người nhu mì.
* Chư pháp thành người nhẫn nại, chư pháp thành người nghiêm tịnh.
* Chư pháp thành người cam ngôn, chư pháp thành người đáng tiếp đãi.
* Chư pháp thành người bất thu thúc môn quyền, chư pháp thành người bất tri độ thực.
* Chư pháp thành người thu thúc môn quyền, chư pháp thành người tri độ thực.
* Chư pháp thành người thất niệm, chư pháp thành người vô lương tri.
* Chư pháp thực tính thành người chánh niệm, chư pháp thực tính thành người có lương tri.
* Chư pháp thành người quán tưởng hữu lực, chư pháp thành người tu tiến hữu lực.
* Chư pháp thành chỉ quán, chư pháp thành pháp quán.
* Chư pháp có ấn chứng chỉ thành nhân dữ chỉ sanh hậu, chư pháp do cần tiền sanh thành nhân dữ chỉ sanh hậu.
* Chư pháp thực tính thành ra chiếu cố, chư pháp thực tính thành vô phóng dật[1].
* Chư pháp thực tính thành giới điêu tàn, chư pháp thực tính thành kiến điêu tàn.
* Chư pháp thực tính làm cho mãn túc giới, chư pháp thực tính làm cho mãn túc kiến.
* Chư pháp thực tính làm cho giới tịnh, chư pháp thực tính làm cho kiến tịnh.
* Chư pháp thực tính thành người kiến tịnh, chư pháp thực tính thích hợp với kiến tịnh.
* Chư pháp thực tính làm căn bản giúp cho tâm thê thảm, chư pháp thực tính siêng năng suy xét bát thê thảm.
* Chư pháp thực tính thành người không biết no với pháp thiện, chư pháp thực tính thành người tinh tấn không lui sụt tu tiến.
* Chư pháp thực tính gọi là minh, chư pháp thực tính gọi là yểm.
* Chư pháp thực tính đoạn trừ phiền não, chư pháp thực tính làm tuệ hợp với Thánh quả (tuệ tùng sanh trong quả) đến tột bực đều không cho phiền não tái tục do bốn đạo đã đoạn trừ.