1.1) Tâm đại thiện thứ nhứt.
a) Câu chia (chi pháp).
16. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Khi nào có tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí, gặp cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc và pháp. Hay là nghĩ đến chi thì vẫn có xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm[2], tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tĩnh thân tĩnh tâm, khinh thân khinh tâm, nhu thân nhu tâm, thích thân thích tâm, thuần thân thuần tâm, chánh thân chánh tâm, niệm, lương tri, chỉ, quán, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh. Như thế gọi là pháp thiện vẫn có trong khi ấy.
17. Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng chạm, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế. Đây gọi là xúc có trong khi ấy.
18. Thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu thọ làm cho tâm hưởng vui, hưởng sướng sanh từ nơi sự xúc chạm của ý thức giới. Cách hứng chịu hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
19. Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng, sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Khi nào như thế đó, mới gọi là tưởng có trong khi ấy.
20. Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Như thế gọi là có tư trong khi ấy.
21. Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh, tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền và ý thức giới. Đó gọi là có tâm trong khi ấy.
22. Tầm trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít và chánh tư duy. Như thế gọi là có tầm trong khi ấy.
23. Tứ trong khi có ra sao? Khi nào có sự gìn giữ cảnh cho tâm, chăm nom, kềm giữ, săn sóc cảnh, tâm khắn khít cảnh và cách tâm dính theo cảnh. Như thế gọi là tứ có trong khi ấy.
24. (Pháp) Hỷ trong khi có ra sao? Khi nào có sự mừng no cả thân tâm, hớn hở, sự hân hoan, sự hài lòng, vui tươi, hoan lạc và rất mừng. Như thế là (pháp) hỷ có trong khi ấy.
25. Lạc (hỷ) trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm vui, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc và dụng nạp hứng chịu an vui từ ý xúc. Như thế gọi là lạc có trong khi ấy.
26. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ một chỗ, vững lòng vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không bối rối, pháp chỉ, định quyền, định lực và chánh định có trong khi nào, thì nhứt tâm có trong khi ấy.
27. Tín quyền trong khi có ra sao? Khi nào có đức tin, thái độ tín ngưỡng, sự quyết tin, sự rất tín trọng, tín lực, tín quyền, tức là đức tin có trong khi nào, thì tín quyền vẫn có trong khi ấy.
28. Cần quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần tức là cần quyền, cần lực và chánh tinh tấn có trong khi nào, thì cần quyền có trong khi ấy.
29. Niệm quyền trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, niệm quyền tức là niệm, niệm lực, chánh niệm. Đó là vẫn có niệm quyền trong khi ấy.
30. Định quyền trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, pháp chỉ, định quyền, định lực và chánh định. Như thế gọi là định quyền có trong khi ấy.
31. Tuệ quyền trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, lương tri, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết rõ đặc tính, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến có trong khi nào, thì tuệ quyền vẫn có trong khi ấy.
32. Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh như là ý, tâm, thức, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền sanh từ ý thức giới, có trong khi nào, thì ý quyền có trong khi ấy.
33. Hỷ (thọ) quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hỷ, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, hay dụng nạp hứng chịu sự an vui từ ý xúc. Như thế gọi là hỷ quyền có trong khi ấy.
34. Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền vẫn có trong khi ấy.
35. Chánh kiến trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, tuệ trừ tuyệt phiền não, cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến. Như thế gọi là chánh kiến vẫn có trong khi ấy.
36. Chánh tư duy trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm đến khắn khít cảnh, tư duy hay chánh tư duy. Như thế gọi là chánh tư duy vẫn có trong khi ấy.
37. Chánh tinh tấn trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, tinh tấn tức là cần quyền, cần lực và chánh tinh tấn. Như thế gọi là chánh tinh tấn vẫn có trong khi ấy.
38. Chánh niệm trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, niệm tức là niệm quyền, niệm lực và nhớ ghi chánh trực. Như thế gọi là chánh niệm vẫn có trong khi ấy.
39. Chánh định trong khi có ra sao? Khi nào có tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, pháp chỉ hay là định quyền, định lực và chánh định. Như thế gọi là chánh định vẫn có trong khi ấy.
40. Tín lực trong khi có ra sao? Khi nào có đức tin, cách tín ngưỡng, sự quyết tin, tâm tịnh tín, đức tin tức là tín quyền, tín lực. Như thế gọi là tín lực vẫn có trong khi ấy.
41. Cần lực trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, tức là cần, cần lực, cần quyền, chánh tinh tấn. Như thế gọi là cần lực vẫn có trong khi ấy.
42. Niệm lực trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, tức là niệm, niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Như thế gọi là niệm lực vẫn có trong khi ấy.
43. Định lực trong khi có ra sao? Khi nào có tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, pháp chỉ tức là định quyền, định lực, chánh định. Như thế gọi là định lực có trong khi ấy.
44. Tuệ lực trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), tức là vô si, tuệ quyền, chánh kiến. Như thế gọi là tuệ lực vẫn có trong khi ấy.
45. Tàm lực trong khi có ra sao? Khi nào có sự thẹn, cách mắc cỡ, những sự hổ thẹn đối với việc làm tội lỗi, hay pháp bất thiện. Hành vi như thế gọi là tàm lực vẫn có trong khi ấy.
46. Úy lực trong khi có ra sao? Khi nào có sự ghê tởm, cách sợ hãi, hành vi ghê sợ với việc làm tội lỗi, hay pháp bất thiện. Những ghê sợ đó gọi là úy lực có trong khi ấy.
47. Vô tham trong khi có ra sao? Khi nào có vô tham là không ham muốn, không nhiễm đắm, không tham ác, không mong mỏi, không tham vọng, cách không tham, hành vi không tham, tức là căn thiện vô tham. Như thế gọi là vô tham vẫn có trong khi ấy.
48. Vô sân trong khi có ra sao? Khi nào không có sự giận dỗi, không hờn, không tức mình, không tính hại, không nghĩ đến sự ác độc tức là căn thiện vô sân. Như thế gọi là vô sân có trong khi ấy.
49. Vô si trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não) cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến. Như thế gọi là vô si vẫn có trong khi ấy.
50. Vô tham ác trong khi có ra sao? Như là sự trái với tham, sự không ham muốn, không nhiễm đắm, không tham lam, không mong mỏi, không tham vọng, cách không tham, hành vi không tham, vô tham ác tức là căn thiện vô tham có trong khi nào, thì vô tham ác có trong khi ấy.
51. Vô sân độc trong khi có ra sao? Như là không có sự giận dữ, không hờn, không tức mình, không tính hại, không nghĩ đến sự ác độc, vô sân tức là căn thiện có trong khi nào, thì vô sân độc có trong khi ấy.
52. Chánh kiến trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), tuệ quyền, chánh kiến tức là vô si có trong khi nào, thì chánh kiến vẫn có trong khi ấy.
53. Tàm trong khi có ra sao? Trạng thái hổ thẹn với cách hành động ác xấu đáng hổ thẹn, thái độ hổ thẹn với những pháp tội ác có trong khi nào, thì tàm có trong khi ấy.
54. Úy trong khi có ra sao? Trạng thái ghê sợ với hành động xấu đáng ghê sợ, thái độ ghê sợ với những tội ác có trong khi nào, thì úy vẫn có trong khi ấy.
55. Tĩnh thân trong khi có ra sao? Trạng thái tĩnh, tự yên, tự tĩnh, thái độ tĩnh, cách tự yên tĩnh của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì tĩnh thân có trong khi ấy.
56. Tĩnh tâm trong khi có ra sao? Trạng thái tĩnh, tự yên, tự tĩnh, thái độ tĩnh, cách tự yên tĩnh của thức uẩn có trong khi nào, thì tĩnh tâm có trong khi ấy.
57. Khinh thân trong khi có ra sao? Sự nhẹ nhàng, cách thay đổi nhẹ nhàng, không nặng nề, không sần sượng của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì khinh thân có trong khi ấy.
58. Khinh tâm trong khi có ra sao? Sự nhẹ nhàng, cách thay đổi nhẹ nhàng, không nặng nề, không sần sượng của thức uẩn có trong khi nào, thì khinh tâm vẫn có trong khi ấy.
59. Nhu thân trong khi có ra sao? Sự mềm, sự dịu, không cứng, không kiên ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì nhu thân có trong khi ấy.
60. Nhu tâm trong khi có ra sao? Sự mềm, sự dịu, không cứng, không kiên ngạnh của thức uẩn có trong khi nào, thì nhu tâm có trong khi ấy.
61. Thích thân trong khi có ra sao? Sự thích hợp với việc làm, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp việc làm của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì thích thân có trong khi ấy.
62. Thích tâm trong khi có ra sao? Sự thích hợp với việc làm, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp việc làm của thức uẩn có trong khi nào, thì thích tâm vẫn có trong khi ấy.
63. Thuần thân trong khi có ra sao? Sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì thuần thân vẫn có trong khi ấy.
64. Thuần tâm trong khi có ra sao? Sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của tâm có trong khi nào, thì thuần tâm vẫn có trong khi ấy.
65. Chánh thân trong khi có ra sao? Sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong vạy, không co vẹo của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì chánh thân có trong khi ấy.
66. Chánh tâm trong khi có ra sao? Sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong vạy, không co vẹo của thức uẩn có trong khi nào, thì chánh tâm vẫn có trong khi ấy.
67. Niệm trong khi có ra sao? Như là chánh niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ không lơ đãng, không quên, niệm quyền tức là niệm, niệm lực, chánh niệm có trong khi nào, thì niệm vẫn có trong khi ấy.
68. Lương tri trong khi có ra sao? Tức là tuệ, sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán sát, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến có trong khi nào, thì lương tri vẫn có trong khi ấy.
69. (Pháp) Chỉ trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, (pháp) chỉ cũng gọi là định quyền, định lực và chánh định có trong khi nào, thì (pháp) chỉ vẫn có trong khi ấy.
70. (Pháp) Quán trong khi có ra sao? Như là tuệ, sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu thấu, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), tức là vô si, tuệ quyền, chánh kiến có trong khi nào, thì (pháp) quán có trong khi ấy.
71. Chiếu cố trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần miễn tức là cần, cần lực, cần quyền và chánh tinh tấn có trong khi nào, thì chiếu cố vẫn có trong khi ấy.
72. Vô phóng dật trong khi có ra sao? Khi nào có sự đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, vô phóng dật tức là (pháp) chỉ, định quyền, định lực, chánh định có trong khi nào, thì vô phóng dật vẫn có trong khi ấy.
73. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những pháp chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt câu chia (chi pháp).
Dứt phần thứ nhứt: 8.000 chữ Pālī.
b) Phần điều pháp.
74. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, bát quyền, ngũ chi thiền, ngũ chi đạo, thất lực, tam nhân, nhứt xúc, nhứt thọ, nhứt tưởng, nhứt tư, nhứt tâm, nhứt thọ uẩn, nhứt tưởng uẩn, nhứt hành uẩn, nhứt thức uẩn, nhứt ý xứ, nhứt ý quyền, nhứt ý thức giới, nhứt pháp xứ, nhứt pháp giới. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là chư pháp thiện.
75. Tứ uẩn trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.
- Thọ uẩn trong khi có ra sao? Như là sở hữu tâm hỷ, sở hữu tâm lạc hưởng hỷ, lạc từ nơi tâm xúc, hứng chịu hỷ, lạc từ nơi tâm xúc có trong khi nào, thì thọ uẩn có trong khi ấy.
- Tưởng uẩn trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng có trong khi nào, thì tưởng uẩn vẫn có trong khi ấy.
- Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhứt tâm (ekaggatā), tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân độc, chánh kiến, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thuần thân, thuần tâm, thích thân, thích tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, lương tri, pháp (chỉ), pháp (quán), chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) có trong khi nào, thì hành uẩn vẫn có trong khi ấy.
- Thức uẩn trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền, phối hợp sanh từ ý thức giới có trong khi nào, thì thức uẩn vẫn có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là tứ uẩn có trong khi ấy.
76. Nhị xứ trong khi có ra sao? Ý xứ và pháp xứ.
- Ý xứ trong khi có ra sao? Như là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền phối hợp sanh từ ý thức giới có trong khi nào, thì ý xứ vẫn có trong khi ấy.
- Pháp xứ trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, có trong khi nào, thì pháp xứ vẫn có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là nhị xứ có trong khi ấy.
77. Nhị giới trong khi có ra sao? Ý thức giới và pháp giới.
- Ý thức giới trong khi có ra sao? Như là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền phối hợp sanh từ ý thức giới có trong khi nào, thì ý thức giới vẫn có trong khi ấy.
- Pháp giới trong khi có ra sao? Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là pháp giới có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là nhị giới có trong khi ấy.
78. Tam thực trong khi có ra sao? Như là xúc thực, tư thực và thức thực.
- Xúc thực trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc thực có trong khi ấy.
- Tư thực trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Như thế gọi là có tư thực trong khi ấy.
- Thức thực trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền và ý thức giới. Như thế gọi là có thức thực trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là tam thực có trong khi ấy.
79. Bát quyền trong khi có ra sao? Như là tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền và mạng quyền.
- Tín quyền trong khi có ra sao? Khi nào có đức tin, thái độ tín ngưỡng, sự quyết tin, sự rất tín trọng, tín quyền, tín lực tức là đức tin có trong khi nào, thì tín quyền vẫn có trong khi ấy.
- Cần quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự. Cần tức là cần quyền, cần lực, chánh tinh tấn có trong khi nào, thì cần quyền có trong khi ấy.
- Niệm quyền trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, niệm quyền tức là niệm, niệm lực, chánh niệm. Đó là vẫn có niệm quyền trong khi ấy.
- Định quyền trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, (pháp) chỉ, định quyền, định lực và chánh định. Như thế gọi là định quyền có trong khi ấy.
- Tuệ quyền trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, lương tri, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến có trong khi nào, thì tuệ quyền vẫn có trong khi ấy.
- Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền và ý thức giới. Như thế gọi là ý quyền có trong khi ấy.
- Hỷ quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu thọ làm cho tâm hưởng vui, hưởng sướng sanh từ nơi sự xúc chạm của ý thức giới. Cách hứng chịu hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là hỷ quyền có trong khi ấy.
- Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng như thế ấy gọi là bát quyền.
80. Ngũ chi thiền trong khi có ra sao? Tức là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm[3].
- Tầm trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh, tư duy và chánh tư duy. Như thế gọi là tầm có trong khi ấy.
- Tứ trong khi có ra sao? Khi nào có sự gìn giữ cảnh cho tâm, chăm nom, kềm giữ, săn sóc cảnh, tâm khắn khít cảnh và cách đem tâm dính theo cảnh. Như thế gọi là tứ có trong khi ấy.
- (Pháp) Hỷ trong khi có ra sao? Khi nào có sự mừng no cả (thân) tâm, hớn hở, sự hân hoan, sự hài lòng, vui tươi, hoan lạc và rất mừng. Như thế gọi là (pháp) hỷ có trong khi ấy.
- (Chi) Lạc trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm vui, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc và dụng nạp hứng chịu an vui từ ý xúc. Như thế gọi là lạc có trong khi ấy.
- Nhất tâm trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ một chỗ, vững lòng vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không bối rối, pháp chỉ, định quyền, định lực và chánh định. Như thế gọi là nhất tâm có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng như thế đó gọi là ngũ chi thiền có trong khi ấy.
81. Ngũ chi đạo trong khi có ra sao? Như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
- Chánh kiến trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, lương tri, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến. Như thế gọi là chánh kiến có trong khi ấy.
- Chánh tư duy trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh và chánh tư duy. Như thế gọi là chánh tư duy có trong khi ấy.
- Chánh tinh tấn trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, tinh tấn tức là chánh tinh tấn, cần quyền và cần lực. Như thế gọi là chánh tinh tấn có trong khi ấy.
- Chánh niệm trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, niệm tức là niệm quyền, niệm lực và nhớ ghi chánh trực. Như thế gọi là chánh niệm có trong khi ấy.
- Chánh định trong khi có ra sao? Khi nào có tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, pháp chỉ hay là định quyền, định lực và chánh định. Như thế gọi là chánh định có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng như thế đó gọi là ngũ chi đạo có trong khi ấy.
82. Thất lực trong khi có ra sao? Như là tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực và úy lực.
- Tín lực trong khi có ra sao? Khi nào có đức tin, cách tín ngưỡng, sự quyết tin, tâm tịnh tín, đức tin tức là tín lực, tín quyền. Như thế gọi là tín lực có trong khi ấy.
- Cần lực trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, tức là cần, cần lực, cần quyền, chánh tinh tấn. Như thế gọi là cần lực có trong khi ấy.
- Niệm lực trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên tức là niệm, niệm lực, niệm quyền và chánh niệm. Như thế gọi là niệm lực có trong khi ấy.
- Định lực trong khi có ra sao? Khi nào có tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, pháp chỉ tức là định quyền, định lực, chánh định. Như thế gọi là định lực có trong khi ấy.
- Tuệ lực trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến. Như thế gọi là tuệ lực có trong khi ấy.
- Tàm lực trong khi có ra sao? Khi nào có sự thẹn, cách mắc cỡ, những sự hổ thẹn đối với việc làm tội lỗi hay pháp bất thiện, hành vi như thế gọi là tàm lực có trong khi ấy.
- Úy lực trong khi có ra sao? Khi nào có sự ghê tởm, cách sợ hãi, hành vi ghê sợ đối với việc làm tội lỗi hay pháp bất thiện. Những ghê sợ đó gọi là úy lực có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là thất lực có trong khi ấy.
83. Tam nhân trong khi có ra sao? Như là vô tham, vô sân và vô si.
Vô tham trong khi có ra sao? Không ham, không muốn, không dục vọng, thái độ không tham, không muốn, không dục vọng, không tham ác. Căn thiện vô tham có trong khi nào, thì vô tham có trong khi ấy.
- Vô sân trong khi có ra sao? Không tính độc ác, không tính ác, không tính ép uổng, thái độ không hung dữ ác độc. Căn thiện vô sân có trong khi nào, thì vô sân có trong khi ấy.
- Vô si trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não). Tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, chánh kiến, vô si là căn thiện vô si có trong khi nào, thì vô si có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là tam nhân có trong khi ấy.
84. Nhứt xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng chạm, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm có trong khi nào, đây gọi là nhứt xúc có trong khi ấy.
85. Nhứt thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu thọ làm cho tâm hưởng vui, hưởng sướng sanh từ nơi xúc chạm của ý thức giới. Cách hứng chịu hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là nhứt thọ có trong khi ấy.
86. Nhứt tưởng trong khi có ra sao?
Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Khi nào như thế, đó mới gọi là nhứt tưởng có trong khi ấy.
87. Nhứt tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Như thế gọi là nhứt tư có trong khi ấy.
88. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền và ý thức giới. Như thế gọi là nhứt tâm có trong khi ấy.
89. Nhứt thọ uẩn trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu thọ làm cho tâm hưởng vui, hưởng sướng sanh từ nơi sự xúc chạm của ý thức giới. Cách hứng chịu hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là nhứt thọ uẩn có trong khi ấy.
90. Nhứt tưởng uẩn trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Khi nào như thế, đó mới gọi là nhứt tưởng uẩn có trong khi ấy.
91. Nhứt hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân độc, chánh kiến, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, lương tri, chỉ, quán, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) có trong khi nào, đây gọi là nhứt hành uẩn có trong khi ấy.
92. Nhứt thức uẩn trong khi có ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, thức, ý là ý xứ, ý quyền. Thức là thức uẩn, ý thức giới có trong khi nào, đây gọi là nhứt thức uẩn có trong khi ấy.
93. Nhứt ý xứ trong khi có ra sao? Khi nào biết cảnh tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền và ý thức giới. Đó gọi là nhứt ý xứ có trong khi ấy.
94. Nhứt ý quyền trong khi có ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, thức, ý là ý xứ, ý quyền, thức là thức uẩn, ý thức giới có trong khi nào, đây gọi là nhứt ý quyền có trong khi ấy.
95. Nhứt ý thức giới trong khi có ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa... ý thức giới có trong khi nào, đây gọi là nhứt ý thức giới có trong khi ấy.
96. Nhứt pháp xứ trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Đây gọi là nhứt pháp xứ có trong khi ấy.
97. Nhứt pháp giới trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Đây gọi là nhứt pháp giới có trong khi ấy.
98. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
c) Phần tiêu diệt.
99. Hay là chư pháp, chư uẩn, chư xứ, chư giới, chư thực, quyền, thiền, đạo, lực, nhân, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, ý xứ, ý quyền, ý thức giới, pháp xứ, pháp giới. Hoặc những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
100. Chư pháp trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Như thế gọi là chư pháp có trong khi ấy.
101. Chư uẩn trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Đây gọi là chư uẩn có trong khi ấy.
102. Chư xứ trong khi có ra sao? Như là ý xứ và pháp xứ. Đây gọi là chư xứ có trong khi ấy.
103. Chư giới trong khi có ra sao? Như là ý thức giới và pháp giới. Đây gọi là chư giới có trong khi ấy.
104. Chư thực trong khi có ra sao? Như là xúc thực, tư thực và thức thực. Đây gọi là chư thực có trong khi ấy.
105. Chư quyền trong khi có ra sao? Như là tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền và mạng quyền. Như thế gọi là chư quyền có trong khi ấy.
106. Thiền trong khi có ra sao? Như là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là thiền có trong khi ấy.
107. Đạo trong khi có ra sao? Như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Đây gọi là đạo có trong khi ấy.
108. Lực trong khi có ra sao? Như là tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực. Như thế gọi là lực có trong khi ấy.
109. Nhân trong khi có ra sao? Như là vô tham, vô sân và vô si. Như thế gọi là nhân có trong khi ấy.
110. Xúc trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là xúc có trong khi ấy.
111. Thọ trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
112. Tưởng trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là tưởng có trong khi ấy.
113. Tư trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là tư có trong khi ấy.
114. Tâm trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là tâm có trong khi ấy.
115. Thọ uẩn trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là thọ uẩn có trong khi ấy.
116. Tưởng uẩn trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là tưởng uẩn có trong khi ấy.
117. Hành uẩn trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
118. Thức uẩn trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là thức uẩn có trong khi ấy.
119. Ý xứ trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là ý xứ có trong khi ấy.
120. Ý quyền trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là ý quyền có trong khi ấy.
121. Ý thức giới trong khi có ra sao? ... Như thế gọi là ý thức giới có trong khi ấy.
122. Pháp xứ trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là pháp xứ có trong khi ấy.
123. Pháp giới trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là pháp giới có trong khi ấy.
124. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh trong khi ấy.
Những chơn tướng này đều gọi là pháp thiện.
Dứt phần tiêu diệt.
1.2) Tâm đại thiện thứ hai.
125. Chư pháp thiện là chi? Tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ, tương ưng trí hữu dẫn, hoặc có cảnh sắc... hoặc có cảnh pháp. Hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật vẫn có trong khi ấy.
Như thế gọi là chư pháp thiện.
1.3) Tâm đại thiện thứ ba.
126. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ, bất tương ưng trí hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những chi mở mối sanh trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân độc, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh, đều gọi là pháp thiện có trong khi ấy.
Những chơn tướng này đều gọi là pháp thiện.
127. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, thất quyền, ngũ chi thiền, tứ chi đạo, lục lực, nhị nhân, xúc I... pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
128. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, pháp hỷ, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân độc, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) có trong khi nào, thì hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
1.4) Tâm đại thiện thứ tư.
129. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ, bất tương ưng trí hữu dẫn, hoặc có cảnh sắc... hoặc có cảnh pháp. Hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật vẫn có trong khi ấy...
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
1.5) Tâm đại thiện thứ năm.
130. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh xả, tương ưng trí, hoặc có cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp. Hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhất tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân độc, chánh kiến, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, lương tri, chỉ, quán, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là pháp thiện.
131.
- Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
- Thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu hưởng sự không vui, không buồn khổ sanh từ sự xúc chạm của ý thức giới. Cách hứng chịu không vui, không khổ (buồn) của tâm sanh từ ý xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy không vui, không khổ (buồn) của tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
- Xả trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hưởng phi hỷ, phi phi hỷ sanh từ ý xúc, hứng chịu phi khổ phi lạc, dụng nạp lãnh lấy cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xả có trong khi ấy.
- Xả quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hưởng phi hỷ, phi phi hỷ sanh từ ý xúc, hứng chịu phi khổ phi lạc, dụng nạp lãnh lấy cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xả quyền có trong khi ấy.
Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy.
Những chơn tướng như thế gọi là pháp thiện.
132. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, bát quyền, tứ chi thiền, ngũ chi đạo, thất lực, tam nhân, xúc I... pháp xứ I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy. Như thế đều gọi là pháp thiện.
133. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhất tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân độc, chánh kiến, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, lương tri, chỉ, quán, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn). Như thế gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng ấy gọi là pháp thiện.
1.6) Tâm đại thiện thứ sáu.
134. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh xả, tương ưng trí hữu dẫn, hoặc có cảnh sắc... hoặc cảnh pháp. Hay là những chi mở mối sanh trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng ấy gọi là pháp thiện.
1.7) Tâm đại thiện thứ bảy.
135. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh xả, bất tương ưng trí, hoặc có cảnh sắc... hoặc có cảnh pháp. Hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhất tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân độc, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những pháp chơn tướng này gọi là pháp thiện.
136. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, thất quyền, tứ chi thiền, tứ chi đạo, lục lực, nhị nhân, xúc I... pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này đều gọi là pháp thiện.
137. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân độc, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đó (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn). Như thế đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
1.8) Tâm đại thiện thứ tám.
138. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh xả, bất tương ưng trí hữu dẫn, hoặc có cảnh sắc... hoặc có cảnh pháp. Hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy... .
Những pháp chơn tướng này đều gọi là pháp thiện.
Dứt tám tâm thiện Dục giới
Dứt phần thứ nhì: 8.000 chữ Pālī
---
Phân theo bốn bực.
139. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục, vắng lặng tất cả pháp bất thiện, chứng sơ thiền nương đề mục đất làm cảnh hợp với tầm, tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
140. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tự nội yên tịnh, vắng lặng, ly tầm tứ, hiệp nhứt tâm, vô tầm, vô tứ, còn hỷ, lạc, nhứt tâm đến nhị thiền nương cảnh đề mục đất trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, pháp hỷ, lạc, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn... chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
141. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, bát quyền, tam chi thiền, tứ chi đạo, thất lực, tam nhân, xúc I... pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
142. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, pháp hỷ, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn... chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn). Như thế đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này đều gọi là pháp thiện.
143. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hóa theo đường lối hầu đến Sắc giới do tiêu tán pháp hỷ, luôn đến bực hiệp thọ xả, vẫn còn chánh niệm lương tri và hưởng lạc bằng danh thân. Chư Thánh hiền gọi bực ấy là người hiệp xả, vẫn có niệm và lạc như thế, chứng tam thiền bằng đề mục đất trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, lạc, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn... chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
144. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, bát quyền, nhị chi thiền, tứ chi đạo, thất lực, tam nhân, xúc I... pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
145. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn... chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn). Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
146. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hóa theo đường lối hầu đến Sắc giới chứng tứ thiền nương đề mục đất dứt bặt ưu hỷ, không khổ, không lạc, vẫn niệm thanh tịnh do xả, có trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, xả, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn... chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
147. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, bát quyền, nhị chi thiền, tứ chi đạo, thất lực, tam nhân, xúc I... pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
148. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn... chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn đều có trong khi ấy. Như thế gọi là hành uẩn có trong khi đó.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Phân thiền năm bực.
149. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền nương đề mục đất… có trong khi khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
150. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực chứng nhị thiền nương đề mục đất, không tầm có tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tứ, pháp hỷ, lạc, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn… chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
151. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, bát quyền, tứ chi thiền, tứ chi đạo, thất lực, tam nhân, xúc I… pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng như thế gọi là pháp thiện.
152. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tứ, pháp hỷ, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn… chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn). Như thế đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
153. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc tam thiền bằng đề mục đất trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, pháp hỷ, lạc, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn… chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
154. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, bát quyền, tam chi thiền, tứ chi đạo, thất lực, tam nhân, xúc I… pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
155. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, pháp hỷ, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn… chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn). Như thế gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
156. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới đặng tiêu tán pháp hỷ… chứng tứ thiền bằng đề mục đất trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, lạc, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn… chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
157. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thiền, bát quyền, nhị chi thiền, tứ chi đạo, thất lực, tam nhân, xúc I… pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
158. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn… chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn). Như thế gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
159. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới trừ luôn lạc… đắc ngũ thiền bằng đề mục đất trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, xả, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn… chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
160. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, bát quyền, nhị chi thiền, tứ chi đạo, thất lực, tam nhân, xúc I… pháp xứ I, pháp giới I. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
161. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn… chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn). Như thế gọi là hành uẩn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Tứ tiến hành (patipadā).
162. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục... chứng sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
163. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc cấp... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
164. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục... chứng sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc trì... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
165. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc cấp... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
166. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ... đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... ngũ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc trì... bằng đề mục đất... mà hành nan đắc cấp... bằng đề mục đất... mà hành dị đắc trì... bằng đề mục đất... mà hành dị đắc cấp... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Tứ cảnh.
167. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà lực hy thiểu và cảnh hy thiểu trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật... có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
168. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
169. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà lực vô lượng, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
170. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền bằng đề mục đất... mà lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
171. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền bằng đề mục đất... mà lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… lực hy thiểu, cảnh vô lượng… lực vô lượng, cảnh hy thiểu… lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Chia thiền mỗi thứ thành mười sáu.
172.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc trì, lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc trì và lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc trì và lực vô lượng, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc trì và lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
173.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc cấp và lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc cấp và lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc cấp và lực vô lượng, cảnh hy thiểu... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành nan đắc cấp và lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
174.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất… mà hành dị đắc trì và lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc trì và lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc trì và lực vô lượng, cảnh hy thiểu... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc trì và lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
175.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc cấp và lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc cấp và lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc cấp và lực vô lượng, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất... mà hành dị đắc cấp và lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
176. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng lìa tầm tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền… bằng đề mục đất…, mà hành nan đắc trì, lực hy thiểu cảnh hy thiểu…
- … hành nan đắc trì, lực hy thiểu cảnh vô lượng…
- … hành nan đắc trì, lực vô lượng cảnh hy thiểu…
- … hành nan đắc trì, lực vô lượng cảnh vô lượng…
- … hành nan đắc cấp, lực hy thiểu cảnh hy thiểu…
- … hành nan đắc cấp, lực hy thiểu cảnh vô lượng…
- … hành nan đắc cấp, lực vô lượng cảnh hy thiểu…
- … hành nan đắc cấp, lực vô lượng cảnh vô lượng…
- … hành dị đắc trì, lực hy thiểu cảnh hy thiểu…
- … hành dị đắc trì, lực hy thiểu cảnh vô lượng…
- … hành dị đắc trì, lực vô lượng cảnh hy thiểu…
- … hành dị đắc trì, lực vô lượng cảnh vô lượng…
- … hành dị đắc cấp, lực hy thiểu cảnh hy thiểu…
- … hành dị đắc cấp, lực hy thiểu cảnh vô lượng…
- … hành dị đắc cấp, lực vô lượng cảnh hy thiểu…
- … hành dị đắc cấp, lực vô lượng cảnh vô lượng…
… có trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt chia thiền mỗi thứ thành mười sáu.
177. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục nước… đề mục lửa… đề mục gió… đề mục màu xanh… đề mục màu vàng… đề mục màu đỏ… đề mục màu trắng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt tám đề mục phổ cập chia mỗi thứ thành mười sáu.
Diệu xứ (abhibhāyatana).
178.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc nhị thiền… tam thiền... tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Tứ tiến hành (paṭipadā).
179.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, vắng lặng tầm, tứ… chứng nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… chứng sơ thiền… chứng ngũ thiền mà hành dị đắc trì… hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt tứ tiến hành.
Nhị cảnh (ārammaṇa).
180.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà lực hy thiểu cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, vắng lặng, lìa tầm tứ chứng nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… chứng sơ thiền… chứng ngũ thiền mà lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… lực vô lượng, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy… Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt nhị cảnh.
Chia thiền mỗi thứ thành mười sáu. (chia theo diệu xứ)
181.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì, lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì, lực vô lượng, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp, lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp và lực vô lượng, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc trì, lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền mà hành dị đắc trì, lực vô lượng, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc cấp và lực hy thiểu, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc cấp và lực vô lượng, cảnh hy thiểu… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu, quyết duy trì như thế, vắng lặng lìa tầm tứ… đắc nhị thiền… đắc tam thiền… đắc tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền… mà hành nan đắc trì, lực hy thiểu, cảnh hy thiểu…
-… hành nan đắc trì, lực vô lượng cảnh hy thiểu…
-… hành nan đắc cấp, lực hy thiểu cảnh hy thiểu…
-… hành nan đắc cấp, lực vô lượng cảnh hy thiểu…
-… hành dị đắc trì, lực hy thiểu cảnh hy thiểu…
-… hành dị đắc trì, lực vô lượng cảnh hy thiểu…
-… hành dị đắc cấp, lực hy thiểu cảnh hy thiểu…
-… hành dị đắc cấp, lực vô lượng cảnh hy thiểu…
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt phần chia thiền mỗi thứ đặng mười sáu.
Diệu xứ.
182.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu màu tốt hoặc màu không tốt, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến, hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài hy thiểu màu tốt hoặc màu không tốt, quyết duy trì như thế, vắng lặng lìa tầm tứ… đắc nhị thiền… đắc tam thiền… đắc tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Diệu xứ chia mỗi thứ đặng tám như thế này.
183.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì như thế, vắng lặng lìa tầm tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Tứ tiến hành (paṭipadā).
184.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy... Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì sự thấy như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì sự nhận thấy như thế, vắng lặng lìa tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền… mà hành nan đắc nan… hành nan đắc cấp… hành dị đắc trì… hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt tứ tiến hành.
Nhị cảnh.
185.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì nhận thấy sắc như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì nhận thấy sắc như thế, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền mà hành nan đắc trì, lực đa cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy bên ngoài sắc vô lượng, quyết duy trì hiểu thấy sắc như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp, lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt nhị cảnh.
Chia thiền mỗi thứ đặng tám cách.
186.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì sự thấy sắc ấy, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền mà hành nan đắc cấp, lực vô lượng cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì nhận thấy sắc như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc trì, lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến, hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì nhận thấy sắc ấy như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc trì, lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì nhận thấy sắc ấy như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp, lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì sự nhận thấy sắc ấy, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc trì, lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì theo sự nhận thấy sắc ấy như thế, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền mà hành dị đắc trì, lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài dồi dào, quyết duy trì theo sự nhận thấy sắc ấy, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền mà hành dị đắc cấp, lực hy thiểu, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì theo sự nhận thấy sắc ấy như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc cấp, lực vô lượng, cảnh vô lượng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, quyết duy trì theo sự nhận thấy sắc ấy như thế, vắng lặng lìa tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền, mà hành nan đắc trì, lực hy thiểu và cảnh vô lượng…
-… hành nan đắc trì, lực vô lượng cảnh vô lượng…
-… hành nan đắc cấp, lực hy thiểu cảnh vô lượng…
-… hành nan đắc cấp, lực vô lượng cảnh vô lượng…
-… hành dị đắc trì, lực hy thiểu cảnh vô lượng…
-… hành dị đắc trì, lực vô lượng cảnh vô lượng…
-… hành dị đắc cấp, lực hy thiểu cảnh vô lượng…
-… hành dị đắc cấp, lực vô lượng cảnh vô lượng…
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt cách chia thiền mỗi thứ đặng tám.
187.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, màu tốt hoặc không tốt, quyết duy trì sự thấy sắc ấy như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài vô lượng, có những màu tốt và không tốt, quyết duy trì sự nhận thấy như thế, vắng lặng tầm, tứ, đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền…… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Diệu xứ cũng chia mỗi thứ thành tám như thế này.
188.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài màu xanh, chói xanh, chất xanh, chiếu xanh, quyết duy trì nhận thấy sắc ấy như thế, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài màu vàng, vàng chói, vàng ánh, vàng chiếu… nhận thấy sắc bên ngoài đỏ, đỏ chói, đỏ đậm, chiếu đỏ… nhận thấy sắc bên ngoài trắng, chói trắng, trắng tinh, chiếu trắng, quyết duy trì nhận thấy sắc như thế đó, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Diệu xứ cũng chia mỗi thứ thành mười sáu như thế này.
Dứt diệu xứ.
Tam viên tịch (vimokkha).
189.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, đặng thấy những sắc, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, không quan trọng sắc bên trong, nhận thấy sắc bên ngoài, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, chăm chú tâm trong đề mục sắc màu cho rằng tốt, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Tam viên tịch cũng phân mỗi thứ thành mười sáu.
Dứt tam viên tịch.
Thiền tứ vô lượng tâm.
190.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với từ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền đồng sanh với từ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, lìa hỷ… đắc tam thiền đồng sanh với từ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với từ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, đắc nhị thiền đồng sanh với từ, vô tầm còn tứ, hỷ, lạc sanh từ định, trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… chứng tam thiền đồng sanh với từ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, xa lìa hỷ… đắc tứ thiền đồng sanh với từ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với bi… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền… đồng sanh với bi… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với tùy hỷ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… đắc sơ thiền… tứ thiền… đồng sanh với tùy hỷ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng lìa luôn chi lạc… đắc tứ thiền (cũng là ngũ thiền) đồng sanh với xả… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Thiền tứ vô lượng tâm phân mỗi thứ thành mười sáu.
Dứt thiền tứ vô lượng tâm.
Thiền bất mỹ (asubhajhana).
191.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với “tưởng tử thi sình”… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với “tưởng tử thi biến sắc”…
… đồng sanh với “tưởng tử thi chảy nước vàng”…
… đồng sanh với “tưởng tử thi bể nứt nở”…
… đồng sanh với “tưởng tử thi bị thú ăn”…
… đồng sanh với “tưởng tử thi rã hai”…
… đồng sanh với “tưởng tử thi rã từng miếng”…
… đồng sanh với “tưởng tử thi máu đọng nhẩm’…
… đồng sanh với “tưởng tử thi hóa dòi tửa”…
… đồng sanh với “tưởng tử thi rải rác”
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Thiền bất mỹ cũng chia mỗi thứ đặng mười sáu.
Dứt thiện sắc giới.
---
a) Tứ thiền vô sắc giới.
192.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, nhờ lướt qua những tưởng hữu hình, diệt tưởng phẫn nhuế, không còn tác ý tưởng dị, trừ luôn lạc… đắc tứ thiền xả thọ đồng sanh với Không vô biên xứ trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, do lướt khỏi những Không vô biên xứ đã trừ luôn lạc… đắc tứ thiền xả thọ đồng sanh với tưởng Thức vô biên xứ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, do lướt khỏi những Thức vô biên xứ, đã trừ luôn lạc… đắc tứ thiền xả thọ đồng sanh với tưởng Vô sở hữu xứ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, do lướt khỏi những Vô sở hữu xứ, đã trừ luôn lạc… đắc tứ thiền xả thọ đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bốn bực thiền vô sắc phân mỗi thứ thành mười sáu.
Dứt thiện Vô sắc giới.
b) Ba bực pháp thiện trong ba cõi.
Thiện Dục giới.
193.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm Dục giới đồng sanh hỷ, tương ưng trí bực hạ (hīna)... bực trung (majjhima)… bực thượng (paṇīta)… có dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng…
- Có dục trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có cần trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có tâm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có thẩm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ, bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ, bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả, tương ưng trí… đồng sanh xả, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả, bất tương ưng trí… đồng sanh xả, bất tương ưng trí hữu dẫn… mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng…
- Có dục trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có cần trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có tâm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt thiện Dục giới.
Thiện Sắc giới.
194.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền bằng đề mục đất… thành bực hạ… bực trung… bực thượng… có dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng…
- Có dục trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có cần trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có tâm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có thẩm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền bằng đề mục đất… thành bực hạ… bực trung… bực thượng… có dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng….
- Có dục trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có cần trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có tâm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có thẩm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt thiện Sắc giới.
Thiện Vô sắc giới.
195.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, do lướt qua những tưởng hữu hình, đã diệt tưởng phẫn nhuế, không còn tác ý tưởng dị, đã trừ luôn lạc… đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Không vô biên xứ mà thành bực hạ… bực trung… bực thượng… có dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng….
- Có dục trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có cần trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có tâm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
- Có thẩm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng….
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, do lướt khỏi những Không vô biên xứ, đã trừ luôn lạc… đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Thức vô biên xứ mà thành bực hạ… bực trung… bực thượng… có dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng….
- Có dục trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có cần trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có tâm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có thẩm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, do lướt qua khỏi những Thức vô biên xứ, đã trừ luôn lạc… đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Vô sở hữu xứ… vẫn thành bực hạ… bực trung… bực thượng… có dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng… .
- Có dục trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có cần trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có tâm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có thẩm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
… có trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, do lướt qua khỏi những Vô sở hữu xứ, đã trừ luôn lạc… đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ… mà thành bực hạ… bực trung… bực thượng… có dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng…
- Có dục trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có cần trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có tâm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
- Có thẩm trưởng mà bực hạ… bực trung… bực thượng…
… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt thiện Vô sắc giới.
---
4.1) Tâm thiện siêu thế (Lối hẹp có bốn).
a) Tâm đạo thứ nhứt.
196. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan đưa khỏi khổ, đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, trong sạch lìa bất thiện, đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì hiệp với tầm, tứ, hỷ, sanh từ yên tĩnh trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, pháp hỷ, lạc, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, tri dị tri quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân độc, chánh kiến, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, (chánh) niệm, lương tri, (pháp) chỉ, (pháp) quán, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
197. Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
198. Thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu thọ làm cho tâm hưởng vui, hưởng sướng sanh từ nơi sự xúc chạm của ý thức giới. Cách hứng chịu hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
199. Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng, sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Khi nào như thế đó, mới gọi là tưởng có trong khi ấy.
200. Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Như thế gọi là tư có trong khi ấy.
201. Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền, và ý thức giới. Như thế gọi là có tâm trong khi ấy.
202. Tầm trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh, tư duy, chánh tư duy là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là có tầm trong khi ấy.
203. Tứ trong khi có ra sao? Khi nào có sự gìn giữ cảnh cho tâm, chăm nom, kềm giữ, săn sóc cảnh, tâm khắn khít cảnh và cách tâm dính theo cảnh. Như thế gọi là tứ có trong khi ấy.
204. (Pháp) Hỷ trong khi có ra sao? Khi nào có sự mừng no cả (thân) tâm, sự hớn hở, sự hân hoan, sự hài lòng, vui tươi, hoan lạc, rất mừng, hỷ giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là (pháp) hỷ có trong khi ấy.
205. Lạc trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm vui, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, dụng nạp hứng chịu an vui từ ý xúc. Như thế gọi là lạc có trong khi ấy.
206. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ một chỗ, vững lòng vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không bối rối, pháp chỉ, định quyền, định lực, chánh định và định giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi nào, thì nhứt tâm có trong khi ấy.
207. Tín quyền trong khi có ra sao? Khi nào có đức tin, thái độ tín ngưỡng, sự quyết tin, sự rất tín trọng, tín lực, tín quyền, tức là đức tin có trong khi nào, thì tín quyền có trong khi ấy.
208. Cần quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần tức là cần quyền, cần lực, cần giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, chánh tinh tấn có trong khi nào, thì cần quyền có trong khi ấy.
209. Niệm quyền trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, niệm quyền tức là niệm, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Đó là vẫn có niệm quyền trong khi ấy.
210. Định quyền trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, pháp chỉ, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định quyền có trong khi ấy.
211. Tuệ quyền trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, lương tri, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến, trạch pháp, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi nào, thì tuệ quyền vẫn có trong khi ấy.
212. Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền sanh từ ý thức giới có trong khi nào, thì ý quyền có trong khi ấy.
213. Hỷ (thọ) quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hỷ, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, hay dụng nạp hứng chịu sự an vui từ ý xúc. Như thế gọi là hỷ quyền có trong khi ấy.
214. Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền có trong khi ấy.
215. Tri dị tri quyền trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến, trạch pháp, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là tri dị tri quyền có trong khi ấy.
216. Chánh kiến trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến, trạch pháp, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh kiến có trong khi ấy.
217. Chánh tư duy trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh, tư duy, chánh tư duy là chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi nào, thì chánh tư duy có trong khi ấy.
218. Chánh ngữ trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, càng chừa bỏ, tránh xa không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm đến tứ ác ngữ, chánh ngữ là chi của đạo, trọn liên hệ trong đạo, lời nói chơn chánh có trong khi nào, thì chánh ngữ có trong khi ấy.
219. Chánh nghiệp trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, càng chừa bỏ, tránh xa, không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm tam thân ác hạnh, chánh nghiệp là chi của đạo, liên hệ trong đạo, hành động chơn chánh có trong khi nào, thì chánh nghiệp có trong khi ấy.
220. Chánh mạng trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, càng chừa bỏ, tránh xa không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm tà mạng, chánh mạng là chi của đạo, trọn liên hệ trong đạo, sự nuôi mạng chơn chánh có trong khi nào, thì chánh mạng có trong khi ấy.
221. Chánh tinh tấn trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần tức là cần quyền, cần lực, chánh tinh tấn và cần giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi nào, thì chánh tinh tấn có trong khi ấy.
222. Chánh niệm trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi nào, thì chánh niệm có trong khi ấy.
223. Chánh định trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, pháp chỉ tức là định quyền, định lực, chánh định, định giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh định có trong khi ấy.
224. Tín lực trong khi có ra sao? Khi nào có đức tin, cách tín ngưỡng, sự quyết tin, tâm tịnh tín, đức tin tức là tín quyền, tín lực. Như thế gọi là tín lực có trong khi ấy.
225. Cần lực trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần tức là cần quyền, cần lực, chánh tinh tấn và cần giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là cần lực có trong khi ấy.
226. Niệm lực trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là niệm lực có trong khi ấy.
227. Định lực trong khi có ra sao? Khi nào có tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, pháp chỉ tức là định quyền, định lực, chánh định, định giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định lực có trong khi ấy.
228. Tuệ lực trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), tức là vô si, tuệ quyền, chánh kiến, trạch pháp, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là tuệ lực vẫn có trong khi ấy.
229. Tàm lực trong khi có ra sao? Khi nào có sự thẹn, cách mắc cỡ, những sự hổ thẹn đối với việc làm tội lỗi hay pháp bất thiện. Hành vi như thế gọi là tàm lực vẫn có trong khi ấy.
230. Úy lực trong khi có ra sao? Khi nào có sự ghê tởm, cách sợ hãi, hành vi ghê sợ với việc làm tội lỗi hay pháp bất thiện. Những ghê sợ đó gọi là úy lực có trong khi ấy.
231. Vô tham trong khi có ra sao? Khi nào có vô tham là không ham muốn, không nhiễm đắm, không tham ác, không mong mỏi, không tham vọng, cách không tham, hành vi không tham, tức là căn thiện vô tham. Như thế gọi là vô tham có trong khi ấy.
232. Vô sân trong khi có ra sao? Khi nào không có sự giận dỗi, không hờn, không tức mình, không tính hại, không nghĩ đến sự ác độc tức là căn thiện vô sân. Như thế gọi là vô sân có trong khi ấy.
233. Vô si trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến, trạch pháp, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là vô si có trong khi ấy.
234. Vô tham ác trong khi có ra sao? Như là sự trái với tham, sự không ham muốn, không nhiễm đắm, không tham lam, không mong mỏi, không tham vọng, cách không tham, hành vi không tham, vô tham ác, tức là căn thiện vô tham có trong khi nào, thì vô tham ác có trong khi ấy.
235. Vô sân độc trong khi có ra sao? Khi nào không có sự giận dữ, không hờn, không tức mình, không tính hại, không nghĩ đến sự ác độc, vô sân tức là căn thiện có trong khi nào, thì vô sân độc có trong khi ấy.
236. Chánh kiến trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), tuệ quyền, chánh kiến, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh kiến vẫn có trong khi ấy.
237. Tàm trong khi có ra sao? Trạng thái hổ thẹn với cách hành động ác xấu đáng hổ thẹn, thái độ hổ thẹn với những pháp tội ác có trong khi nào, thì tàm có trong khi ấy.
238. Úy trong khi có ra sao? Trạng thái ghê sợ với hành động xấu đáng ghê sợ, thái độ ghê sợ với những tội ác có trong khi nào, thì úy có trong khi ấy.
239. Tĩnh thân trong khi có ra sao? Trạng thái tĩnh, tự yên, tự tĩnh, thái độ tĩnh, cách tự yên tự tĩnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và yên tĩnh giác chi. Như thế gọi là tĩnh thân có trong khi ấy.
240. Tĩnh tâm trong khi có ra sao? Trạng thái tĩnh, tự yên, tự tĩnh, thái độ tĩnh, cách tự yên tĩnh của thức uẩn và yên tĩnh giác chi. Như thế gọi là tĩnh tâm có trong khi ấy.
241. Khinh thân trong khi có ra sao? Sự nhẹ nhàng, cách thay đổi nhẹ nhàng, không nặng nề, không sần sượng của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì khinh thân có trong khi ấy.
242. Khinh tâm trong khi có ra sao? Sự nhẹ nhàng, cách thay đổi nhẹ nhàng, không nặng nề, không sần sượng của thức uẩn có trong khi nào, thì khinh tâm có trong khi ấy.
243. Nhu thân trong khi có ra sao? Sự mềm dịu, không cứng, không kiên ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì nhu thân có trong khi ấy.
244. Nhu tâm trong khi có ra sao? Sự mềm, sự dịu, không cứng, không kiên ngạnh của thức uẩn có trong khi nào, thì nhu tâm có trong khi ấy.
245. Thích thân trong khi có ra sao? Sự thích hợp với việc làm, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp việc làm của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì thích thân có trong khi ấy.
246. Thích tâm trong khi có ra sao? Sự thích hợp với việc làm, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp việc làm của thức uẩn có trong khi nào, thì thích tâm có trong khi ấy.
247. Thuần thân trong khi có ra sao? Sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì thuần thân có trong khi ấy.
248. Thuần tâm trong khi có ra sao? Sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của tâm có trong khi nào, thì thuần tâm có trong khi ấy.
249. Chánh thân trong khi có ra sao? Sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong vạy, không co vẹo của thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn có trong khi nào, thì chánh thân có trong khi ấy.
250. Chánh tâm trong khi có ra sao? Sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong vạy, không co vẹo của thức uẩn có trong khi nào, thì chánh tâm có trong khi ấy.
251. Niệm trong khi có ra sao? Như là chánh niệm, phụ niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên, niệm quyền tức là niệm, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là niệm có trong khi ấy.
252. Lương tri trong khi có ra sao? Như là tuệ, sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là lương tri có trong khi ấy.
253. Chỉ trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, (pháp) chỉ cũng gọi là định quyền, định lực, chánh định và định giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chỉ vẫn có trong khi ấy.
254. (Pháp) Quán trong khi có ra sao? Như là tuệ, sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là (pháp) quán có trong khi ấy.
255. Chiếu cố trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần miễn tức là cần, cần quyền, cần lực, chánh tinh tấn và cần giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chiếu cố có trong khi ấy.
256. Vô phóng dật trong khi có ra sao? Khi nào có sự đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, vô phóng dật tức là (pháp) chỉ, định quyền, định lực, chánh định và định giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là vô phóng dật có trong khi ấy.
257. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
258. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, cửu quyền, ngũ chi thiền, bát chi đạo, thất lực, tam nhân xúc I, thọ I, tưởng I, tư I, tâm I, thọ uẩn I, tưởng uẩn I, hành uẩn I, thức uẩn I, ý xứ I, ý quyền I, ý thức giới I, pháp xứ I, pháp giới I, đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
259. Như là xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhứt tâm, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, tri dị tri quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, cần lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân độc, chánh kiến, tàm, úy, tĩnh thân, tĩnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, lương tri, chỉ, quán, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn có trong khi nào, thì hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt lối hẹp có bốn.
4.2) Tâm thiện siêu thế (Cách rộng có hai mươi).
Phần tịnh tiến hành.
260. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc nan trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
261. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
262. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành dị đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
263. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền mà hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
264. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền… mà hành nan đắc trì… hành nan đắc cấp… hành dị đắc trì… hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt phần tịnh tiến hành.
Chủng tiêu diệt (suññata).
265.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền bằng chủng tiêu diệt… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt phần chủng tiêu diệt.
Phần căn tiêu diệt tiến hành.
266.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành dị đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì… bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc cấp… bằng chủng tiêu diệt mà hành dị đắc trì… bằng chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt phần tiêu diệt.
Chủng phi nội (appaṇthita).
267.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc ngũ thiền bằng chủng phi nội… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt chủng phi nội.
Phần căn phi nội tiến hành.
268.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành dị đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành dị đắc cấp… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc cấp… chủng phi nội mà hành dị đắc trì… chủng phi nội mà hành dị đắc cấp trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt phần căn phi nội tiến hành.
269. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối siêu thế… tu tiến tứ niệm xứ đến siêu thế… tu tiến tứ chánh cần đến siêu thế… tu tiến như ý túc đến siêu thế… tu tiến quyền đến siêu thế… tu tiến lực đến siêu thế… tu tiến giác chi đến siêu thế… tu tiến đế đến siêu thế… tu tiến chỉ đến siêu thế… tu tiến pháp đến siêu thế… tu tiến uẩn đến siêu thế… tu tiến giới đến siêu thế… tu tiến thực đến siêu thế… tu tiến xúc đến siêu thế… tu tiến thọ đến siêu thế… tu tiến tưởng đến siêu thế… tu tiến tư đến siêu thế… tu tiến tâm đến siêu thế… cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt cách rộng hai mươi.
Trưởng (adhipati).
270.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền… bằng dục trưởng… cần trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng… mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối siêu thế… tu tiến tứ niệm xứ đến siêu thế… tu tiến chánh cần đến siêu thế… tu tiến như ý túc đến siêu thế… tu tiến quyền đến siêu thế… tu tiến lực đến siêu thế… tu tiến giác chi đến siêu thế… tu tiến đế đến siêu thế… tu tiến chỉ đến siêu thế… tu tiến pháp đến siêu thế… tu tiến uẩn đến siêu thế… tu tiến xứ đến siêu thế… tu tiến giới đến siêu thế… tu tiến thực đến siêu thế… tu tiến xúc đến siêu thế… tu tiến thọ đến siêu thế… tu tiến tưởng đến siêu thế… tu tiến tư đến siêu thế… tu tiến tâm đến siêu thế… cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng dục trưởng… tâm trưởng… thẩm trưởng mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt trưởng và dứt tâm đạo thứ nhứt.
b) Tâm đạo thứ hai.
271. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng chứng bực thứ hai hầu giảm bớt ái dục và sân độc cho nhẹ nhàng, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… tri dĩ tri quyền… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt tâm đạo thứ hai.
c) Tâm đạo thứ ba.
272. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo hầu chứng bực thứ ba, đặng bớt ái dục và sân độc đều tuyệt, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… tri dĩ tri quyền… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt tâm đạo thứ ba.
d) Tâm đạo thứ tư.
273. Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo, hầu chứng bực thứ tư, đặng trừ sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh đều tuyệt không còn, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… tri dĩ tri quyền… vô phóng dật đều có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
274. Tri dĩ tri quyền trong khi có ra sao? Tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi vi tế, suy xét, gạn xét, quán xét, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, (tuệ trừ tuyệt phiền não), cũng gọi vô si, chánh kiến, trạch pháp, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, có trong khi nào, thì tri dĩ tri quyền… vô phóng dật có trong khi ấy…. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Dứt tâm đạo thứ tư và dứt tâm thiện siêu thế.
---
12 TÂM BẤT THIỆN
Phần chi pháp.
275. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh hỷ, tương ưng tà kiến; hoặc có cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, tà kiến, vô tàm, vô úy, (pháp) chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
276. Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
277. Thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu thọ làm cho tâm hưởng vui, hưởng sướng sanh từ nơi sự xúc chạm của ý thức giới. Cách hứng chịu hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy hỷ, lạc của tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
278. Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng, sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Khi nào như thế đó, mới gọi là tưởng có trong khi ấy.
279. Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Như thế gọi là tư có trong khi ấy.
280. Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền và ý thức giới. Như thế gọi là tâm có trong khi ấy.
281. Tầm trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh và tà tư duy. Như thế gọi là có tầm có trong khi ấy.
282. Tứ trong khi có ra sao? Khi nào có sự gìn giữ cảnh cho tâm, chăm nom, kềm giữ, săn sóc cảnh, tâm khắn khít cảnh và cách tâm dính theo cảnh. Như thế gọi là tứ có trong khi ấy.
283. (Pháp) Hỷ trong khi có ra sao? Khi nào có sự mừng no cả (thân) tâm, sự hớn hở, sự hân hoan, sự hài lòng, vui tươi, hoan lạc và rất mừng. Như thế gọi là (pháp) hỷ có trong khi ấy.
284. Lạc trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm vui, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc và dụng nạp hứng chịu an vui từ ý xúc. Như thế gọi là lạc có trong khi ấy.
285. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ một chỗ, vững lòng vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không bối rối, (pháp) chỉ, định quyền, định lực, tà định. Như thế gọi là nhứt tâm có trong khi ấy.
286. Cần quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần tức là cần quyền, cần lực và tà tinh tấn có trong khi nào, thì cần quyền có trong khi ấy.
287. Định quyền trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, (pháp) chỉ, định quyền, định lực và tà định. Như thế gọi là định quyền có trong khi ấy.
288. Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền, sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là ý quyền có trong khi ấy.
289. Hỷ quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hỷ, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, hay dụng nạp hứng chịu sự an vui từ ý xúc. Như thế gọi là hỷ quyền có trong khi ấy.
290. Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền có trong khi ấy.
291. Tà kiến trong khi có ra sao? Kiến thức tức là thiên kiến, hoang vu kiến, ký khu kiến, thù nghịch kiến, biến hóa kiến, kiến thức như triền, chấp trước nghịch kiến, kiến hoặc, khinh thị, lộ đồ sai, tà đạo, sự sai căn nguyên tà giáo, chấp ngược có trong khi nào, đây gọi là tà kiến có trong khi ấy.
292. Tà tư duy trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh và tà tư duy. Như thế gọi là tà tư duy có trong khi ấy.
293. Tà tinh tấn trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, tinh tấn tức là tà tinh tấn, cần quyền và cần lực. Như thế gọi là tà tinh tấn có trong khi ấy.
294. Tà định trong khi có ra sao? Khi nào có tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, (pháp) chỉ, cũng gọi định quyền, định lực và tà định. Như thế gọi là tà định có trong khi ấy.
295. Cần lực trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần tức là cần quyền, cần lực và tà tinh tấn. Như thế gọi là cần lực có trong khi ấy.
296. Định lực trong khi có ra sao? Khi nào có tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, (pháp) chỉ, cũng gọi định quyền, định lực và tà định. Như thế gọi là định lực có trong khi ấy.
297. Vô tàm lực trong khi có ra sao? Khi nào không có sự hổ thẹn, cách không mắc cỡ, những sự không hổ thẹn đối với việc làm tội lỗi hay pháp bất thiện. Những hành vi như thế gọi là vô tàm lực có trong khi ấy.
298. Vô úy lực trong khi có ra sao? Khi nào không có sự ghê tởm, cách không sợ hãi, hành vi không ghê sợ đối với việc làm tội lỗi hay pháp bất thiện. Những sự không ghê sợ đó gọi là vô úy lực có trong khi ấy.
299. Tham trong khi có ra sao? Cách ham, sự muốn, rất muốn, dục vọng, yêu mến, rất yêu mến, tham là căn bất thiện có trong khi nào, đây gọi là tham có trong khi ấy.
300. Si trong khi có ra sao? Cách vô tri, sự bất kiến, chẳng hiểu thấu, không chịu lý đáng biết, chẳng hiểu theo chơn chánh, không thấu đáo, không cần dùng theo đúng đắn, không công nhận lối đầy đủ, chẳng phán đoán, chẳng suy xét, không chịu làm cho minh hiển, tệ hèn, ngây ngô, khờ khạo, không biết chi, sự mê mờ, sự say mê, sự mê hoặc, cũng là vô minh, vô minh bộc, vô minh phối hợp, vô minh tùy miên, vô minh chi phối, vô minh là chốt gài. Si cũng là căn bất thiện có trong khi nào, đây gọi là si có trong khi ấy.
301. Tham ác trong khi có ra sao? Cách ham, sự muốn, rất muốn, dục vọng, yêu mến, rất yêu mến, tham là căn bất thiện có trong khi nào, đây gọi là tham ác có trong khi ấy.
302. Tà kiến trong khi có ra sao? Kiến thức tức là thiên kiến, hoang vu kiến, ký khu kiến, thù nghịch kiến, biến hóa kiến, kiến thức như triền, chấp trước, nghịch kiến, kiến hoặc, khinh thị, lộ đồ sai, tà đạo, sự sai căn nguyên, tà giáo, chấp ngược có trong khi nào, đây gọi là tà kiến có trong khi ấy.
303. Vô tàm trong khi có ra sao? Trạng thái không hổ thẹn với cách hành động ác xấu đáng hổ thẹn, thái độ không hổ thẹn với những pháp tội ác có trong khi nào, thì vô tàm có trong khi ấy.
304. Vô úy trong khi có ra sao? Trạng thái không ghê sợ với hành động xấu đáng ghê sợ, thái độ không ghê sợ với những tội ác có trong khi nào, thì vô úy vẫn có trong khi ấy.
305. Chỉ trong khi có ra sao? Khi nào có tâm đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, (pháp) chỉ, cũng gọi định quyền, định lực và tà định có trong khi nào, thì (pháp) chỉ có trong khi ấy.
306. Chiếu cố trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, phò trì phận sự, cần miễn tức là cần, cần quyền, cần lực và tà tinh tấn có trong khi nào, thì chiếu cố vẫn có trong khi ấy.
307. Vô phóng dật trong khi có ra sao? Khi nào có sự đình trụ, vững lòng, vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không rong ruổi, vô phóng dật tức là (pháp) chỉ, định quyền, định lực và tà định có trong khi nào, thì vô phóng dật vẫn có trong khi ấy.
308. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
309. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, ngũ quyền, ngũ chi thiền, tứ chi đạo, tứ lực, nhị nhân, xúc 1, pháp xứ 1, pháp giới 1. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
310. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, pháp hỷ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, mạng quyền, tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, tà kiến, vô tàm, vô úy, chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
311. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh hỷ, tương ưng tà kiến hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh… hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật đều có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
312. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh hỷ, bất tương ưng tà kiến. Hoặc có sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp làm cảnh. Hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, (pháp) hỷ, lạc, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, (pháp) chỉ, chiếu cố, vô phóng dật đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
313. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, ngũ quyền, ngũ chi thiền, tam chi đạo, tứ lực, nhị nhân, xúc 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
314. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, (pháp) hỷ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, mạng quyền, tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, (pháp) chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh trừ thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn cũng đều có trong khi ấy. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
315. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh hỷ, bất tương ưng tà kiến hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh… hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật đều có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
316. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả, tương ưng tà kiến. Hoặc có sắc, thinh, khí, vị, xúc, hay pháp làm cảnh. Hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, (pháp) chỉ, chiếu cố, vô phóng dật, hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
317.
- Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
- Thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm phi hỷ, phi phi hỷ sanh từ ý xúc, phối hợp ý thức giới, thọ hưởng phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
- Xả trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hứng chịu phi ưu phi hỷ sanh từ nơi ý xúc, thọ hưởng phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc trong khi nào, thì xả có trong khi ấy.
- Xả quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hứng chịu phi ưu phi hỷ sanh từ nơi ý xúc, thọ hưởng phi khổ phi lạc sanh từ nơi ý xúc trong khi nào, thì xả quyền có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
318. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, ngũ quyền, tứ chi thiền, tứ chi đạo, ngũ lực, nhị nhân, xúc I… pháp xứ I, pháp giới I đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
319. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, mạng quyền, tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, tà kiến, vô tàm, vô úy, pháp chỉ, chiếu cố, vô phóng dật, hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) cũng vẫn có trong khi ấy. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
320. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả, tương ưng tà kiến hữu dẫn… hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh… hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
321. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả, bất tương ưng tà kiến. Hoặc có sắc, thinh, khí, vị, xúc hay pháp làm cảnh. Hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, pháp chỉ, chiếu cố, vô phóng dật, hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
322. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, ngũ quyền, tứ chi thiền, tam chi đạo, tứ lực, nhị nhân, xúc 1… pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
323. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn đều có trong khi ấy. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
324. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả, bất tương ưng tà kiến hữu dẫn… hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh… hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
325. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh ưu thọ, tương ưng phẫn nhuế, hoặc có sắc, thinh, khí, vị, xúc hay pháp làm cảnh; hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, khổ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, ưu quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, sân, si, sân độc, vô tàm, vô úy, (pháp) chỉ, chiếu cố, vô phóng dật đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
326.
- Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng chạm, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
- Thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hưởng buồn khổ phi hỷ sanh từ ý xúc, phối hợp ý thức giới, hứng chịu buồn khổ phi hỷ sanh từ ý xúc. Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
- Khổ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hưởng buồn khổ phi hỷ sanh từ ý xúc, hứng chịu buồn khổ phi hỷ sanh từ ý xúc. Như thế gọi là khổ có trong khi ấy.
- Ưu quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hưởng buồn khổ phi hỷ sanh từ ý xúc, hứng chịu buồn khổ phi hỷ sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu quyền có trong khi ấy.
- Sân trong khi có ra sao? Cách tính ác độc, sự tính ác độc, thái độ tính ác độc, cách tính ám hại, sự tính ám hại, thái độ tính ám hại, sự sân, sự tức tối, sự hung dữ, sự ác khẩu, cách tâm không thơ thới có trong khi nào, đây gọi là sân có trong khi ấy.
- Sân độc trong khi có ra sao? Cách tính ác độc, sự tính ác độc, thái độ tính ác độc, cách tính ám hại, sự tính ám hại, thái độ tính ám hại, sự sân, sự tức tối, sự hung dữ, sự ác khẩu, cách tâm không thơ thới có trong khi nào, đây gọi là sân độc có trong khi ấy.
Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
327. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, ngũ quyền, tứ chi thiền, tam chi đạo, tứ lực, nhị nhân, xúc 1… pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
328. Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, sân, si, sân độc, vô tàm, vô úy, (pháp) chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) cũng có trong khi ấy. Như thế gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
329. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh ưu thọ, tương ưng phẫn nhuế hữu dẫn, hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh, hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
11) Tâm bất thiện thứ mười một.
330. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả, tương ưng hoài nghi, hoặc có sắc, thinh, khí, vị, xúc, hay pháp làm cảnh; hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, cần quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, cần lực, vô tàm lực, vô úy lực, hoài nghi, si, vô tàm, vô úy, chiếu cố, vô phóng dật đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
331.
- Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng chạm, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
- Nhứt tâm trong khi có ra sao? Trong khi nào có sự đình trụ của tâm… thì khi ấy gọi là có nhứt tâm trong khi ấy.
- Hoài Nghi trong khi có ra sao? Khi nào nghi ngờ, nghi hoặc, nghi nan, xét thấy lạ lùng, khác biệt, sự quyết đoán cảnh không đặng, sự nhận thấy thành hai khía cạnh, sự nhận thấy như đường rẽ hai, cách nghi ngờ, sự không quyết một, sự tính vớ vẩn, suy xét vu vơ, sự không thể dứt khoát, sự sần sượng của tâm, ý do dự. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
332. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tứ quyền, tứ chi thiền, nhị chi đạo, tam lực, nhân 1, xúc 1… pháp xứ 1, pháp giới 1. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
333. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, cần quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, cần lực, vô tàm lực, vô úy lực, hoài nghi, si, vô tàm, vô úy, chiếu cố. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) vẫn có trong khi ấy. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
12) Tâm bất thiện thứ mười hai.
334. Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả, tương ưng phóng dật, hoặc có sắc, thinh, khí, vị, xúc, hay pháp làm cảnh. Hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, cần lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, phóng dật, si, vô tàm, vô úy, (pháp) chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
335.
- Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
- Phóng dật trong khi có ra sao? Sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, sự lao chao của tâm, sự sôi nổi của tâm, có trong khi nào, thì phóng dật có trong khi ấy.
Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
336. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, ngũ quyền, tứ chi thiền, tam chi đạo, tứ lực, nhân 1, xúc 1… pháp xứ 1, pháp giới 1. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
337. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, vô tàm lực, vô úy lực, phóng dật, si, vô tàm, vô úy, (pháp) chỉ, chiếu cố, vô phóng dật. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) ngoài ra đều có như thế. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp bất thiện.
Dứt mười hai tâm bất thiện.
---
a) Ngũ thức quả thiện.
338. Pháp vô ký trong khi có ra sao? Nhãn thức quả (thiện) đồng sanh xả, có sắc làm cảnh sanh do nghiệp thiện Dục giới đã tạo tích trữ, sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, xả, nhứt tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
339. Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng chạm, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
340. Thọ trong khi có ra sao? Khi nào sở hữu tâm sanh từ nơi xúc nhãn thức giới phi hỷ phi phi hỷ sanh từ ý xúc, hưởng phi khổ phi lạc và sanh từ ý xúc, hứng chịu phi khổ phi lạc trong khi nào, thì thọ vẫn có trong khi ấy.
341. Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng sanh từ xúc phối hợp cùng nhãn thức giới. Khi nào như thế đó, mới gọi là tưởng có trong khi ấy.
342. Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng nhãn thức giới. Như thế gọi là tư có trong khi ấy.
343. Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức, ý xứ, ý quyền, thức uẩn hòa chung nhau với nhãn thức giới trong khi nào, đây gọi là tâm có trong khi ấy.
344. Xả trong khi có ra sao? Khi nào sở hữu tâm hưởng phi hỷ phi phi hỷ sanh từ ý xúc, hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc và dụng nạp lãnh lấy cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, như thế gọi là xả có trong khi ấy.
345. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm trong khi nào, đây gọi là nhứt tâm có trong khi ấy.
346. Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức, ý xứ, ý quyền, thức uẩn sanh từ nhãn thức giới có trong khi nào, thì ý quyền có trong khi ấy.
347. Xả quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hưởng phi hỷ phi phi hỷ sanh từ ý xúc, hứng chịu phi khổ phi lạc dụng nạp lãnh lấy cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xả quyền có trong khi ấy.
348. Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền vẫn có trong khi ấy.
349. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
350. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1… nhãn thức giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
351. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, nhứt tâm, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) cũng đồng có trong khi ấy. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
352. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
- Nhĩ thức quả (thiện) đồng sanh xả, có thinh làm cảnh…
- Tỷ thức quả (thiện) đồng sanh xả, có khí làm cảnh…
- Thiệt thức quả (thiện) đồng sanh xả, có vị làm cảnh…
- Thân thức quả (thiện) đồng sanh lạc có xúc làm cảnh…
… sanh ra do đã làm việc thiện Dục giới chất chứa nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, lạc, nhứt tâm, ý quyền, lạc quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy; hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
353. Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
354. Thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu thọ làm cho tâm hưởng vui, hưởng sướng sanh từ nơi sự xúc chạm của thân thức giới, cách hứng chịu hỷ, lạc của tâm sanh từ thân xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy hỷ, lạc của tâm sanh từ thân xúc. Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
355. Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng, sanh từ xúc phối hợp cùng thân thức giới. Khi nào như thế, đó mới gọi là tưởng có trong khi ấy.
356. Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng thân thức giới. Như thế gọi là tư có trong khi ấy.
357. Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức, ý là ý xứ, ý quyền, thức uẩn mà thuộc về thân thức giới có trong khi nào, đây gọi là tâm có trong khi ấy.
358. Lạc trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm vui, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ thân xúc, dụng nạp hứng chịu sự an vui sanh từ thân xúc. Như thế gọi là lạc có trong khi ấy.
359. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Sự đình trụ vững vàng của tâm trong khi nào, đây gọi là nhứt tâm có trong khi ấy.
360. Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn mà thuộc về thân thức giới trong khi nào, đây gọi là ý quyền có trong khi ấy.
361. Lạc quyền trong khi có ra sao? Trong khi nào thân thích, thân sướng sanh từ xúc, thân thọ lạc, hưởng sướng và trạng thái hưởng cảnh vui sướng sanh từ thân xúc trong khi nào, đây gọi là lạc quyền có trong khi ấy.
362. Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền có trong khi ấy.
363. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
364. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1… thân thức giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi đó. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
365. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, nhứt tâm, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn) cũng có trong khi ấy. Đây gọi là hành uẩn vẫn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt ngũ thức quả thiện.
b) Ý giới quả thiện.
366. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Như là ý giới quả (thiện) đồng sanh xả, hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có xúc làm cảnh. Hay là những cảnh nào mở mối phát sanh do nghiệp thiện Dục giới để làm tích trữ trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi đó. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
367. Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
368. Thọ trong khi có ra sao? Khi nào sở hữu tâm hưởng sự không vui không buồn khổ sanh từ sự xúc chạm của ý giới, cách hứng chịu sự không vui không khổ (buồn) của tâm sanh từ ý xúc, thái độ dụng nạp lãnh lấy sự không vui không khổ (buồn) của tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là thọ có trong khi ấy.
369. Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng, sanh từ xúc phối hợp cùng ý giới. Khi nào như thế đó, mới gọi là tưởng có trong khi ấy.
370. Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng ý giới. Như thế gọi là tư có trong khi ấy.
371. Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền và ý giới, đó gọi là tâm có trong khi ấy.
372. Tầm trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh. Như thế gọi là tầm có trong khi ấy.
373. Tứ trong khi có ra sao? Khi nào có sự gìn giữ cảnh cho tâm, chăm nom, kềm giữ, săn sóc cảnh, tâm khắn khít cảnh và cách tâm dính theo cảnh. Như thế gọi là tứ có trong khi ấy.
374. Xả trong khi có ra sao? Trong khi nào sở hữu tâm hưởng phi hỷ phi phi hỷ sanh từ ý xúc, sự hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, trạng thái hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc trong khi nào, đây gọi là xả có trong khi ấy.
375. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm trong khi nào, đây gọi là nhứt tâm có trong khi ấy.
376. Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền hòa chung nhau với ý giới. Đây gọi là ý quyền có trong khi ấy.
377. Xả quyền trong khi có ra sao? Khi nào sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ sanh từ ý xúc, sự hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, trạng thái hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc có trong khi nào, đây gọi là xả quyền có trong khi ấy.
378. Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền có trong khi ấy.
379. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng vẫn có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
380. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1… ý giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
381. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) ngoài ra cũng như thế. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt ý giới quả thiện.
c) Ý thức giới quả thiện.
Đồng sanh hỷ thọ.
382. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới quả (thiện) đồng sanh hỷ thọ, hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có pháp làm cảnh; hay là những cảnh nào mở mối sanh ra do thiện Dục giới đã làm tích trữ nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, ý quyền, (thọ) hỷ quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi đó. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
383. Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
384. Thọ trong khi có ra sao? Sự làm trong tâm vui, sự làm trong tâm vui thích sanh từ nơi xúc hòa trộn với ý thức giới, sự hưởng (cảnh) vui thích sanh từ nơi ý xúc, thái độ hứng chịu (cảnh) vui thích sanh từ ý xúc, lúc nào như thế đây gọi là thọ có trong khi ấy.
385. Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng, sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Khi nào như thế, đó mới gọi là tưởng có trong khi ấy.
386. Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Như thế gọi là tư có trong khi ấy.
387. Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn thuộc ý thức giới có trong khi nào, đây gọi là tâm có trong khi ấy.
388. Tầm trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh có trong khi nào, thì tầm có trong khi ấy.
389. Tứ trong khi có ra sao? Khi nào có sự giữ gìn cảnh cho tâm, chăm nom, kềm giữ, săn sóc cảnh, tâm khắn khít cảnh và cách tâm dính theo cảnh. Như thế gọi là tứ có trong khi ấy.
390. Pháp hỷ trong khi có ra sao? Khi nào có sự mừng no cả thân tâm, sự hớn hở, sự hân hoan, sự hài lòng, vui tươi, hoan lạc và rất mừng. Như thế gọi là pháp hỷ có trong khi ấy.
391. Lạc trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm vui, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, dụng nạp hứng chịu an vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là lạc có trong khi ấy.
392. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm có trong khi nào, đây gọi là nhứt tâm có trong khi ấy.
393. Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, thức, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền sanh từ ý thức giới có trong khi nào, thì ý quyền có trong khi ấy.
394. Hỷ (thọ) quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hỷ, sở hữu tâm lạc, sự hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, hay dụng nạp hứng chịu sự an vui sanh từ ý xúc như thế trong khi ấy vẫn có hỷ (thọ) quyền.
395. Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền vẫn có trong khi ấy.
396. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
397. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1… ý thức giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi đó. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
398. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhứt tâm, mạng quyền, hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) ngoài ra cũng như thế. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt ý thức giới quả thiện đồng sanh hỷ thọ.
Đồng sanh xả thọ.
399. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới quả (thiện) đồng sanh xả thọ, hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có pháp làm cảnh... Hay là những cảnh nào mở mối phát sanh do thiện Dục giới đã làm tích trữ nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi đó. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
400. Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy.
401. Thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hưởng cảnh phi hỷ phi phi hỷ sanh từ ý thức giới xúc, sự hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, trạng thái hứng chịu cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc trong khi nào, đây gọi là thọ có trong khi ấy.
402. Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng, sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Khi nào như thế mới gọi là tưởng có trong khi ấy.
403. Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động sanh từ xúc phối hợp cùng ý thức giới. Như thế gọi là tư có trong khi ấy.
404. Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn thuộc ý thức giới có trong khi nào, đây gọi là tâm có trong khi ấy.
405. Tầm trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, nghĩ ngợi, suy xét, toan tính, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm khắn khít cảnh, có trong khi nào, đây gọi là tầm có trong khi ấy.
406. Tứ trong khi có ra sao? Khi nào có sự giữ gìn cảnh cho tâm, chăm nom, kềm giữ, săn sóc cảnh cho tâm, khắn khít cảnh và cách tâm dính theo cảnh. Như thế gọi là tứ có trong khi ấy.
407. Xả trong khi có ra sao? Khi nào sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ sanh từ ý xúc, sự hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, trạng thái hứng chịu phi khổ phi lạc cũng sanh từ ý xúc trong khi nào, đây gọi là xả có trong khi ấy.
408. Nhứt tâm trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm trong khi nào, đây gọi là nhứt tâm có trong khi ấy.
409. Ý quyền trong khi có ra sao? Khi nào có tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn thuộc ý thức giới có trong khi nào, đây gọi là ý quyền có trong khi ấy.
410. Xả quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ sanh từ ý xúc, sự hứng chịu phi khổ phi lạc và dụng nạp lãnh lấy cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xả quyền có trong khi ấy.
411. Mạng quyền trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, dinh dưỡng, gọi mạng quyền tức là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền vẫn có trong khi ấy.
412. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.
Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
413. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1… ý thức giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
414. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) ngoài ra cũng thế. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt ý thức giới quả thiện đồng sanh xả thọ.
d) Tám tâm đại quả.
415. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới quả (thiện) đồng sanh hỷ (thọ), tương ưng trí, hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những cảnh nào mở mối phát sanh... đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn... đồng sanh hỷ thọ, bất tương ưng trí... đồng sanh hỷ thọ, bất tương ưng trí hữu dẫn... đồng sanh xả thọ, tương ưng trí... đồng sanh xả thọ, tương ưng trí hữu dẫn... đồng sanh xả thọ, bất tương ưng trí... đồng sanh xả thọ, bất tương ưng trí hữu dẫn... sanh ra do thiện Dục giới đã làm tích trữ nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
416. Căn vô ký tức là vô tham... Căn vô ký tức là vô sân... Căn vô ký tức là vô si...
Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt tám tâm đại quả.
417.
- Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền bằng đề mục đất… thành tựu quả do thiện sắc giới đã làm tích trữ nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
- Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền bằng đề mục đất trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến đắc sơ thiền bằng đề mục đất, không khổ, không lạc, do trừ lạc khổ, đặng thành tựu quả do thiện sắc giới đã làm tích trữ nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt quả Sắc giới.
418. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới do vượt khỏi những tưởng hữu sắc, diệt tưởng phẫn nhuế, không tác ý tưởng dị trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Không vô biên xứ trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến do lướt qua những tưởng còn hình thức, vắng lặng tưởng phẫn nhuế không tác ý tưởng dị, trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Không vô biên xứ... thành tựu quả do thiện Vô sắc giới đã tích trữ nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
419. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới nhờ lướt khỏi những tưởng Không vô biên xứ trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Thức vô biên xứ... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến vượt qua tất cả Không vô biên xứ trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Thức vô biên xứ thành tựu quả do thiện Vô sắc giới đã làm tích trữ nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
420. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới do lướt khỏi tất cả thức vô biên trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Vô sở hữu xứ trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến (theo đường lối hầu đến Vô sắc giới) do lướt qua khỏi tất cả Thức vô biên xứ, trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Vô sở hữu xứ... thành tựu quả do thiện Vô sắc giới đã tích trữ tạo nghiệp trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
421. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến hành theo đường lối hầu đến Vô sắc giới do lướt qua tất cả Vô sở hữu xứ, trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến lướt qua tất cả tưởng Vô sở hữu xứ, trừ luôn lạc, chứng tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ... thành tựu quả do thiện Vô sắc giới tích trữ nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt tâm quả Vô sắc giới.
4) Quả siêu thế (Lokuttaravipāka). (Cách rộng có 20)
a) Quả của tâm đạo thứ nhất.
Phần tịnh tiến hành.
422. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt (vô ngã tướng) mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
423. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng (vô thường tướng) mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
424. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội (khổ não tướng) mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
425. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì, quả như đây... chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì; thiện như đây chủng vô chứng mà hành nan đắc trì, quả như đây... chủng vô chứng mà hành nan đắc trì; thiện như đây chủng phi nội mà hành nan đắc trì, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
426. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp... hành dị đắc trì… mà hành dị đắc cấp… đắc nhị thiền… đắc tam thiền… đắc tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền mà hành dị đắc cấp... trong khi nào, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp, quả như đây... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp; thiện như đây… chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp, quả như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp; thiện như đây… chủng phi nội mà hành dị đắc cấp, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt phần tịnh tiến hành.
Phần tịnh tiêu diệt.
427. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
428. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
429. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
430. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng tiêu diệt... trong khi nào, thiện như đây... chủng tiêu diệt, quả như đây... chủng tiêu diệt, thiện như đây chủng vô chứng, quả như đây... chủng vô chứng, thiện như đây chủng phi nội, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt phần tịnh tiêu diệt.
Tiêu diệt tiến hành.
431. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
432. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
433. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
434. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ… đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì, quả như đây... chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì, thiện như đây... chủng vô chứng mà hành nan đắc trì, quả như đây... chủng vô chứng mà hành nan đắc trì, thiện như đây... chủng phi nội mà hành nan đắc trì, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
435. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc cấp... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc trì... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp... chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp... trong khi nào, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp, quả như đây... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp, thiện như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp, quả như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp, thiện như đây... chủng phi nội mà hành dị đắc cấp, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt tiêu diệt tiến hành.
Phần tịnh tiến hành (suddhika appanihita).
436. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
437. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
438. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
439. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng phi nội... trong khi nào, thiện như đây... chủng phi nội, quả như đây... chủng phi nội, thiện như đây... chủng vô chứng, quả như đây... chủng phi nội, thiện như đây... chủng tiêu diệt, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt phần tịnh tiến hành.
Phi nội tiến hành.
440. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
441. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
442. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
443. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thiện như đây... chủng phi nội mà hành nan đắc trì, quả như đây... chủng phi nội mà hành nan đắc trì, thiện như đây... chủng vô chứng mà hành nan đắc trì, quả như đây... chủng vô chứng mà hành nan đắc trì, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
444. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc cấp... chủng phi nội mà hành dị đắc trì... chủng phi nội mà hành dị đắc cấp... chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng phi nội mà hành dị đắc cấp... trong khi nào, thiện như đây... chủng phi nội mà hành dị đắc cấp, quả như đây... chủng phi nội mà hành dị đắc cấp, thiện như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp, quả như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt phi nội tiến hành.
445. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến theo đường lối siêu thế... tu niệm xứ siêu thế... tu chánh cần siêu thế... tu như ý túc siêu thế... tu thất giác chi siêu thế... tu đế siêu thế... tu chỉ siêu thế... tu pháp siêu thế... tu uẩn siêu thế... tu xứ siêu thế... tu giới siêu thế... tu thực siêu thế... tu xúc siêu thế... tu thọ siêu thế... tu tưởng siêu thế... tu tư siêu thế... tu tâm siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... chủng vô chứng... chủng phi nội mà hành nan đắc trì... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt lối rộng hai mươi.
446. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt... hành nan đắc trì có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
447. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng mà hành nan đắc trì có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
448. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bậc tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bậc ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì có dục trưởng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy…. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bậc tu tiến tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng… thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy…. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
449. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bậc tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bậc ban sơ, chế chỉ tầm tứ, đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền…, đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền mà hành nan đắc trì có dục trưởng… trong khi nào, thiện như đây… chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng; quả như đây… mà hành nan đắc trì có dục trưởng; thiện như đây… chủng vô chứng mà hành nan đắc trì có dục trưởng; quả như đây… mà hành nan đắc trì có dục trưởng; thiện như đây… chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng; quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
450. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bậc tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bậc ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc cấp có dục trưởng… hành dị đắc trì có dục trưởng… hành dị đắc cấp có dục trưởng… chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền mà hành dị đắc cấp có dục trưởng… trong khi nào, thiện như đây… chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp có dục trưởng; quả như đây… mà hành dị đắc cấp có dục trưởng; thiện như đây… chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp có dục trưởng; quả như đây… mà hành dị đắc cấp có dục trưởng; thiện như đây… chủng phi nội mà hành dị đắc cấp có dục trưởng; quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
451. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bậc tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bậc ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt có dục trưởng… trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bậc tu tiến tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt có dục trưởng… thành tựu quả do thiền thiện siêu thế đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
452. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
453. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
454. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng tiêu diệt có dục trưởng... trong khi nào, thiện như đây... chủng tiêu diệt có dục trưởng, quả như đây... chủng tiêu diệt có dục trưởng, thiện như đây... chủng vô chứng có dục trưởng, quả như đây... chủng tiêu diệt có dục trưởng, thiện như đây... chủng phi nội có dục trưởng, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
455. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
456. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng mà hành nan đắc trì có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
457. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... chứng sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
458. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như đây... chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây... chủng vô chứng mà hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như đây... chủng vô chứng mà hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây... chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
459. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc cấp có dục trưởng... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc trì có dục trưởng... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp có dục trưởng... chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp có dục trưởng... trong khi nào, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, quả như đây... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, thiện như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, quả như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, thiện như đây... chủng phi nội mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
460. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
461. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
462. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội có dục trưởng trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
463. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng phi nội có dục trưởng... trong khi nào, thiện như đây... chủng phi nội có dục trưởng, quả như đây... chủng phi nội có dục trưởng, thiện như đây... chủng vô chứng có dục trưởng, quả như đây... chủng vô chứng có dục trưởng, thiện như đây... chủng tiêu diệt có dục trưởng, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
464. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
465. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng vô chứng mà hành nan đắc trì có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
466. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng... thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
467. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thiện như đây... chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như đây... chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây... chủng vô chứng mà hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như đây... chủng phi nội mà hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
468. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng phi nội mà hành nan đắc cấp có dục trưởng... chủng phi nội mà hành dị đắc trì có dục trưởng... chủng phi nội mà hành dị đắc cấp có dục trưởng... chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng chủng phi nội mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, thiện như đây... chủng phi nội mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, quả như đây... chủng phi nội mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, thiện như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, quả như đây... chủng vô chứng mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, thiện như đây... chủng tiêu diệt mà hành dị đắc cấp có dục trưởng, quả như đây thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
469. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến theo đường lối siêu thế... tu niệm xứ siêu thế... tu chánh cần siêu thế... tu như ý túc siêu thế... tu quyền siêu thế... tu lực siêu thế.. tu giác chi siêu thế... tu đế siêu thế... tu chỉ siêu thế... tu pháp siêu thế... tu uẩn siêu thế... tu xứ siêu thế... tu giới siêu thế... tu thực siêu thế... tu xúc siêu thế... tu thọ siêu thế... tu tưởng siêu thế... tu tư siêu thế... tu tâm siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục…, đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì có dục trưởng... trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bực tu tiến tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì... chủng vô chứng... chủng phi nội có dục trưởng... có cần trưởng... có tâm trưởng... có thẩm trưởng thành tựu quả do thiền thiện siêu thế đã tu tiến đặng xong như lối đó trong khi nào, thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt quả của tâm đạo thứ nhứt.
b) Quả của tâm đạo thứ hai, ba và tư.
470. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
Bực tu tiến siêu thế có thiền là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo, hầu chứng bực thứ hai đặng cho nhẹ nhàng tham ái và sân độc. Hầu chứng bực thứ ba đặng trừ tuyệt tham ái và sân độc… hầu chứng bậc thứ tư đặng trừ tuyệt sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh không còn, tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì… trong khi nào, thì xúc… tri dĩ tri quyền… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp thiện.
Bậc tu tiến tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền bằng chủng tiêu diệt mà hành nan đắc trì… thành tựu quả do thiền thiện siêu thế, đã tu hành đặng xong trong khi nào, thì xúc… tri cụ tri quyền… vô phóng dật có trong khi ấy… hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy…. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
471.
- Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy….
- Tri cụ tri quyền trong khi có ra sao? Tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tính, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, tuệ trừ tuyệt phiền não, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, là chi của đạo, liên quan trong đạo. Khi nào như thế, đây gọi là tri cụ tri quyền có trong khi ấy… hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi đó. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt quả siêu thế.
472. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?
- Nhãn thức quả (bất thiện) đồng sanh xả có sắc làm cảnh phát sanh…
- Nhĩ thức quả (bất thiện) đồng sanh xả có thinh làm cảnh phát sanh…
- Tỷ thức quả (bất thiện) đồng sanh xả có khí làm cảnh phát sanh…
- Thiệt thức quả (bất thiện) đồng sanh xả có vị làm cảnh phát sanh…
- Thân thức quả (bất thiện) đồng sanh khổ có xúc làm cảnh phát sanh do bất thiện đã… làm chất chứa nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, khổ, nhất tâm, ý quyền, khổ quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy.
Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký….
473.
- Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm. Lúc nào như thế, đây gọi là xúc có trong khi ấy….
- Thọ trong khi có ra sao? Sự không thích hợp với thân, sự khổ thân sanh từ xúc, hòa trộn nơi thân thức giới; sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ nơi thân xúc; thái độ hứng chịu cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ nơi thân xúc. Lúc nào như thế, đây gọi là thọ có trong khi ấy.
- Khổ trong khi có ra sao? Sự không thích hợp với thân, sự khổ thân sanh từ xúc hòa trộn nơi thân xúc; sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ nơi thân xúc; thái độ hứng chịu cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ nơi thân xúc. Lúc nào như thế, đây gọi là khổ có trong khi ấy.
- Khổ quyền trong khi có ra sao? Sự không thích hợp với thân, sự khổ thân sanh từ xúc, hòa trộn nơi thân xúc; sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ nơi thân xúc; thái độ hứng chịu cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ nơi thân xúc. Lúc nào như thế, đây gọi là khổ quyền có trong khi ấy... Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
474. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1… thân thức giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
475. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, nhứt tâm, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) ngoài ra cũng có. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
476. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thành quả đồng sanh xả hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có xúc làm cảnh. Hay là những cảnh nào mở mối sanh ra do bất thiện đã làm tích trữ nghiệp tạo ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
477. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1, ý giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
478. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) ngoài ra cũng có. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
479. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thành quả đồng sanh xả hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những cảnh nào mở mối sanh ra do bất thiện đã làm chất chứa nghiệp tạo trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
480. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1... ý thức giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
481. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) cũng có trong khi ấy. Đây gọi là hành uẩn có trong khi đó. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt vô ký quả bất thiện.
6) Dục giới tố (kāmāvacarakiriyā).
482. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý giới thành tố phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả do nghiệp tạo, đồng sanh xả hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có xúc làm cảnh. Hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
483. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, tam quyền, xúc 1, ý giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi đó. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
484. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, thọ, tầm, tứ, nhứt tâm, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) đều có trong khi đó. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
485. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thành tố phi thiện phi bất thiện và phi nghiệp quả, đồng sanh hỷ (thọ), hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, (pháp) hỷ, lạc, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, hỷ (thọ) quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
486.
- Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ xúc chạm, lúc nào như thế đây gọi là xúc có trong khi ấy.
- Nhứt tâm trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ một chỗ, vững lòng vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không bối rối, pháp chỉ, định quyền, định lực và chánh định có trong khi nào, thì nhứt tâm có trong khi ấy.
- Cần quyền trong khi có ra sao? Sự siêng năng của tâm, cách cố gắng, trạng thái tinh tấn, sự sấn sướt, sự lướt tới, thái độ tiến đến, sự ráng thêm, cách chịu đựng, lối bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm, duy trì phận sự, cũng gọi cần, cần quyền hay cần lực có trong khi nào, đây gọi là cần quyền có trong khi ấy.
- Định quyền trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm, cách đình trụ của tâm, sự vững vàng của tâm, tâm không tán loạn, không lao chao, không xao xuyến, sự vắng lặng, cũng gọi chỉ hay định quyền, định lực có trong khi nào, đây gọi là định quyền có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
487. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, ngũ quyền, xúc 1, ý thức giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1 đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
488. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, (pháp) hỷ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) đều có trong khi đó. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
489. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thành tố (kiriyā) phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả (kammavipāka) đồng sanh xả hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào, thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền đều có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
490. Như là tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam thực, ngũ quyền, xúc 1, ý thức giới 1, pháp xứ 1, pháp giới 1. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
491. Hành uẩn trong khi có ra sao? Như là xúc, tư, tầm, tứ, nhứt tâm, cần quyền, định quyền, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh (mà trừ ra thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) đều có trong khi đó. Đây gọi là hành uẩn có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
492. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thành tố phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, đồng sanh hỷ tương ưng trí, hoặc có sắc làm cảnh... hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những cảnh chi mở mối sanh ra... đồng sanh hỷ, tương ưng trí hữu dẫn... đồng sanh hỷ bất tương ưng trí… Câu sanh hỷ, bất tương ưng trí hữu dẫn... đồng sanh xả tương ưng trí... đồng sanh xả tương ưng trí hữu dẫn... đồng sanh xả bất tương ưng trí... đồng sanh xả bất tương ưng trí hữu dẫn sanh ra trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
493. Căn vô ký tức là vô tham... Căn vô ký tức là vô sân... Căn vô ký tức là vô si... Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt Dục giới tố.
7) Sắc giới tố (rūpāvacarakiriyā).
494. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực Ứng cúng tu tiến thiền Sắc giới tố (kiriyā) phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, an vui tại thế, tĩnh ly chư dục... đắc sơ thiền bằng đề mục đất… trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy... Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
495. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực Ứng cúng tu tiến thiền Sắc giới tố, phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, an vui tại thế, chế chỉ tầm tứ đắc nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... đắc sơ thiền... đắc ngũ thiền bằng đề mục đất… trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy... Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt Sắc giới tố.
8) Vô sắc giới tố (arūpāvacarakiriyā).
496. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực Ứng cúng tu tiến thiền Vô sắc giới tố phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, chỉ an vui hiện thế do lướt khỏi những sắc tưởng nhờ sự vắng lặng nơi tưởng phẫn nhuế do không tác ý tưởng dị, trừ luôn lạc chứng tứ thiền đồng sanh với tưởng Không vô biên xứ không khổ không lạc, đã trừ lạc khổ... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy... Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
497. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực Ứng cúng tu tiến thiền Vô sắc giới tố phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, chỉ an vui hiện tại do vượt qua những tưởng Không vô biên xứ, trừ luôn lạc mới chứng tứ thiền đồng sanh với tưởng Thức vô biên xứ phi khổ phi lạc do trừ lạc khổ... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy... Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
498. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực Ứng cúng tu tiến thiền Vô sắc giới tố, phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, chỉ an vui hiện thế do lướt qua những tưởng Thức vô biên xứ, trừ luôn lạc chứng tứ thiền đồng sanh với tưởng Vô sở hữu xứ, không khổ không lạc, do trừ lạc khổ... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy... Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
499. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực Ứng cúng tu tiến thiền Vô sắc giới tố, phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, chỉ an vui hiện thế do vượt qua những tưởng Vô sở hữu xứ, trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không khổ, không lạc, do trừ lạc khổ... trong khi nào, thì xúc... vô phóng dật có trong khi ấy... Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
500. Căn vô ký tức là vô tham... Căn vô ký tức là vô sân... Căn vô ký tức là vô si... Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.
Dứt Vô sắc giới tố, dứt tập tâm sanh.
---