I. TOÁT YẾU ĐẦU ĐỀ TAM (Tikamātikā)
663.
- Chư pháp thiện là chi? Ba căn thiện là vô tham, vô sân và vô si; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với căn thiện; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn thiện làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thiện.
- Chư pháp bất thiện là chi? Ba căn bất thiện là tham, sân, si và phiền não đồng nương căn bất thiện; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với căn bất thiện; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn bất thiện làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất thiện.
- Chư pháp vô ký là chi? Dị thục quả của pháp bất thiện và thiện nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn; pháp thành tố (kiriyā) phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, tất cả sắc pháp luôn vô vi giới (asaṅkhatadhātu).
664.
- Chư pháp tương ưng lạc thọ là chi? Tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với lạc thọ, Tâm dục giới, sắc giới và siêu thế làm sở sanh của lạc thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng lạc thọ.
- Chư pháp tương ưng khổ thọ là chi? Tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với khổ thọ, tâm Dục giới làm sở sanh cho khổ thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng khổ thọ.
- Chư pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ là chi? Tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với phi khổ phi lạc thọ, tâm Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế làm sở sanh cho phi khổ phi lạc thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
665.
- Chư pháp dị thục quả là chi? Dị thục quả của bất thiện và thiện Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế, tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn thuộc về pháp dị thục quả. Những chơn tướng này gọi là chư pháp dị thục quả.
- Chư pháp dị thục nhân là chi? Pháp bất thiện và pháp thiện Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế, tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp dị thục nhân.
- Chư pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân là chi? Pháp thành tố phi thiện phi bất thiện và phi nghiệp quả của tất cả sắc pháp luôn vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân.
666.
- Chư pháp thành do thủ và cảnh thủ là chi? Dị thục quả của thiện và bất thiện do phần pháp lậu sanh theo Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn và sắc nghiệp tạo. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thành do thủ và cảnh thủ.
- Chư pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ là chi? Pháp thiện và bất thiện còn bị lậu biết sanh theo Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn; pháp thành tố (kiriyā) phi thiện, phi bất thiện, phi nghiệp quả và sắc phi nghiệp tạo. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ.
- Chư pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ là chi? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ.
667.
- Chư pháp phiền toái và cảnh phiền não là chi? Ba căn bất thiện là tham, sân, si và phiền não đồng y trụ với căn bất thiện; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn mà tương ưng với căn bất thiện; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn bất thiện làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền toái và cảnh phiền não.
- Chư pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não là chi? Pháp thiện và pháp vô ký còn lệ thuộc lậu trong Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não.
- Chư pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não là chi? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.
668.
- Chư pháp hữu tầm hữu tứ là chi? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với tầm, tứ (trừ tầm, tứ). Tâm dục giới, sắc giới và siêu thế còn nương pháp hữu tầm hữu tứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu tầm hữu tứ.
- Chư pháp vô tầm hữu tứ là chi? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn trong cõi vô tầm hữu tứ tức là Sắc giới và siêu thế (trừ tứ). Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tầm hữu tứ.
- Chư pháp vô tầm vô tứ là chi? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn trong cõi vô tầm vô tứ tức là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tầm vô tứ.
669.
- Chư pháp đồng sanh với (pháp) hỷ là chi? Sở sanh của pháp hỷ là Tâm dục giới, sắc giới và siêu thế, tức là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với pháp hỷ (trừ pháp hỷ). Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với pháp hỷ.
- Chư pháp đồng sanh với lạc thọ là chi? Tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với lạc thọ, tâm Dục giới, Sắc giới và siêu thế làm sở sanh của lạc thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với lạc thọ.
- Chư pháp đồng sanh với xả thọ là chi? Tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với xả thọ, tâm Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế làm sở sanh cho xả thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với xả thọ.
670.
Chư pháp sơ đạo tuyệt trừ là chi? Tam triền tức là thân kiến (triền), hoài nghi (triền) và giới cấm thủ (triền).
671. Trong tam triền đó mà thân kiến triền là chi? Phàm phu trong đời này kẻ thiếu học không đặng gặp bậc Thánh, không thông pháp của bậc Thánh, không tập rèn theo pháp của bậc Thánh, không gặp trí thức, chẳng thông pháp của trí thức, chẳng tập rèn theo pháp của trí thức như:
- Nhận thấy sắc uẩn là ta, nhận thấy ta có sắc uẩn, nhận thấy sắc uẩn ở trong ta, nhận thấy ta có trong sắc uẩn.
- Nhận thấy thọ uẩn là ta, nhận thấy ta có thọ uẩn, nhận thấy thọ uẩn ở trong ta, nhận thấy ta có trong thọ uẩn.
- Nhận thấy tưởng uẩn là ta, nhận thấy ta có tưởng uẩn, nhận thấy tưởng uẩn ở trong ta, nhận thấy ta có trong tưởng uẩn.
- Nhận thấy hành uẩn là ta, nhận thấy ta có hành uẩn, nhận thấy hành uẩn ở trong ta, nhận thấy ta có trong hành uẩn.
- Nhận thấy thức uẩn là ta, nhận thấy ta có thức uẩn, nhận thấy thức uẩn ở trong ta, nhận thấy ta có trong thức uẩn.
Nhận thấy thức uẩn là ta tức là thiên kiến, hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, cừu địch kiến, biến hoá kiến, triền kiến, sự tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, sự chấp sai, trạng thái sai, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn và cách chấp theo khinh thị. Những chơn tướng này gọi là thân kiến triền có trong khi đó.
672. Hoài nghi (triền) trong khi có ra sao? Hoài nghi Phật, Pháp, Tăng; hoài nghi điều học, hoài nghi quá khứ, hoài nghi vị lai, hoài nghi quá khứ và vị lai, hoài nghi pháp y tương sinh (paṭiccamuppāda) là pháp y tương sinh có phải do duyên trợ tạo mới sanh ra chăng? Cách lừng chừng, động tác lừng chừng, sự lừng chừng, sự xét thấy lạ lùng khác biệt, sự quyết đoán cảnh không đặng, sự nhận thấy thành hai khía cạnh, sự nhận thấy như đường rẽ hai, sự không thể quyết một, sự tính lớ thớ, suy xét lừng chừng, sự không thể trọn tính, sự sần sượng của tâm, sự tràn lan của tánh. Những chơn tướng như thế gọi là hoài nghi (triền).
673. Giới cấm thủ (triền) trong khi có ra sao? Chúng ngoại giáo Sa-môn, Bà-la-môn nhận thấy sự trong sạch do giới, do tu hành, do thực hành trì giới mà có sự nhận thấy bằng cách thiên kiến như là:
- Nhận thấy sắc uẩn là ta, nhận thấy ta có sắc uẩn, nhận thấy sắc uẩn ở trong ta, nhận thấy ta trong sắc uẩn.
- Nhận thấy thọ uẩn là ta, nhận thấy ta có thọ uẩn, nhận thấy thọ uẩn ở trong ta, nhận thấy ta trong thọ uẩn.
- Nhận thấy tưởng uẩn là ta, nhận thấy ta có tưởng uẩn, nhận thấy tưởng uẩn ở trong ta, nhận thấy ta trong tưởng uẩn.
- Nhận thấy hành uẩn là ta, nhận thấy ta có hành uẩn, nhận thấy hành uẩn ở trong ta, nhận thấy ta trong hành uẩn.
- Nhận thấy thức uẩn là ta, nhận thấy ta có thức uẩn, nhận thấy thức uẩn ở trong ta, nhận thấy ta trong thức uẩn.
Những chơn tướng này gọi là giới cấm thủ (triền).
674.
- Chư pháp sơ đạo tuyệt trừ trong khi có ra sao? Tam triền này và phiền não đồng nương với tam triền đó tức là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tam triền đó, luôn cả thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tam triền này làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sơ đạo tuyệt trừ.
- Chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ trong khi có ra sao? Tham, sân, si ngoài ra và phiền não đồng nương với tham, sân, si đó tức là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tham, sân, si luôn cả thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tham, sân, si làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ.
- Chư pháp phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ trong khi có ra sao? Pháp thiện và pháp vô ký trong Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn, luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ.
675.
- Chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ trong khi có ra sao? Tam triền tức là thân kiến (triền), hoài nghi (triền) và giới cấm thủ (triền).
Cả tam triền đó mà thân kiến (triền) trong khi có ra sao?… đây gọi là thân kiến (triền).
Hoài nghi (triền) trong khi có ra sao?… đây gọi là hoài nghi (triền).
Giới cấm thủ (triền) trong khi có ra sao?… đây gọi là giới cấm thủ (triền).
Cả tam triền và phiền não đồng nương tam triền đó, thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tam triền luôn cả thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tam triền làm sở sanh. Những chơn tướng đó gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
Tam triền tức là thân kiến (triền), hoài nghi (triền), giới cấm thủ (triền). Những chơn tướng này gọi là chư pháp sơ đạo tuyệt trừ.
Tham, sân và si đồng nương với tam triền đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
Phiền não đồng nương với tham, sân, si ấy tức là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tham, sân, si đó luôn cả thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tham, sân, si làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
- Chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ ra sao? Tham, sân, si ngoài ra. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ. phiền não đồng nương với tham, sân, si và thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tham, sân, si luôn cả thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tham, sân, si làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ.
- Chư pháp phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ ra sao? Trừ ra pháp tuyệt trừ, còn pháp thiện, bất thiện và vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn luôn tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
676.
- Chư pháp nhân sanh tử trong khi có ra sao? Pháp bất thiện và pháp thiện còn nương pháp lậu trong Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân sanh tử.
- Chư pháp nhân đến níp-bàn trong khi có ra sao? Bốn đạo siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân đến níp-bàn.
- Chư pháp phi nhân sanh tử và phi nhân đến níp-bàn trong khi có ra sao? Dị Thục quả của bất thiện và thiện nơi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn, pháp thành tố (kiriyā) phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân sanh tử và phi nhân đến níp-bàn.
677.
- Chư pháp hữu học trong khi có ra sao? Bốn đạo và ba quả siêu thế tầm thường. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu học (sekkhā dhammā).
- Chư pháp vô học trong khi có ra sao? Vô học quả cao tột tức là quả A-la-hán. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô học (asekkhā dhammā).
- Chư pháp phi hữu học và phi vô học trong khi có ra sao? Trừ ra pháp hữu học, pháp vô học, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra trong Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là thọ uẩn… thức uẩn, luôn tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi hữu học và phi vô học.
678.
- Chư pháp hy thiểu trong khi có ra sao? Tất cả pháp trong Dục giới như là thiện, bất thiện và vô ký, tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hy thiểu (parittā dhammā).
- Chư pháp đáo đại trong khi có ra sao? Pháp thiện và vô ký trong Sắc giới, Vô sắc giới tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đáo đại.
- Chư pháp vô lượng trong khi có ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô lượng (appamāṇā dhammā).
679.
- Chư pháp biết cảnh hy thiểu trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu nào sanh ra khai đoan cho pháp hy thiểu. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh hy thiểu (parittā dhammā).
- Chư pháp biết cảnh đáo đại trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu nào mở mối cho pháp đáo đại. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh đáo đại.
- Chư pháp biết cảnh vô lượng trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu nào khai đoan pháp vô lượng. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh vô lượng.
680.
- Chư pháp ty hạ trong khi có ra sao? Ba nhân bất thiện là tham, sân, si và phiền não đồng sở y với tham, sân, si đó tức là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tham, sân, si, luôn cả thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tham, sân, si làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ty hạ (hīnā dhammā).
- Chư pháp trung trong khi có ra sao? Thiện và vô ký còn liên hệ với pháp lậu nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp trung (majjhimā dhammā).
- Chư pháp tinh lương trong khi có ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tinh lương (paṇitā dhammā).
681.
- Chư pháp tà cho quả nhứt định (đời sau liên tiếp) ra sao? Ngũ nghiệp vô gián và tà kiến nhứt định. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tà cho quả nhứt định (đời sau liên tiếp).
- Chư pháp chánh cho quả nhứt định (liên tiếp sát-na) ra sao? Bốn đạo siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp chánh cho quả nhứt định (liên tiếp sát-na).
- Chư pháp bất định (ngoài ra hai phần trên) ra sao? Trừ ra những pháp trên rồi, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra thuộc về Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn, luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất định (ngoài ra 2 phần trên) (aniyatā dhammā).
682.
- Chư pháp có đạo là cảnh trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu nào sanh ra khai đoan cho Thánh đạo. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có đạo là cảnh.
- Chư pháp có đạo là nhân trong khi có ra sao?
Trừ chi của đạo rồi, còn thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với chi đạo tập hợp với Thánh quả. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có đạo là nhân (maggahetukā dhammā).
Chánh kiến của bậc tập hợp với Thánh đạo cũng gọi là đạo, cũng là nhân, (cho nên) trừ chánh kiến còn lại thọ uẩn… thức uẩn mà tương ưng với chánh kiến đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có đạo là nhân (maggahe dhammā).
- Chư pháp có đạo là trưởng trong khi có ra sao?
Những pháp tức là tâm và sở hữu nào làm cho Thánh đạo thành trưởng sanh ra đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có đạo là trưởng (maggādhipatino dhammā).
Thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với thẩm trưởng của bậc đã tập hợp Thánh đạo và đang tu tiến đạo (trừ thẩm). Những chơn tướng này gọi là chư pháp có đạo là trưởng.
683.
- Chư pháp sanh tồn trong khi có ra sao? Những pháp nào sanh rồi, thành rồi, sanh đều đủ rồi, sanh ra rồi, đã sanh rồi, đã hiện hành, vĩ đáo, toàn đáo, đã trụ đều trong phần sanh rồi, yếu hiệp lại là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sanh tồn (uppannā dhammā).
- Chư pháp chưa sanh trong khi có ra sao? Những pháp nào chưa sanh, chưa thành, chưa sanh đều đủ, chưa sanh ra, chưa hiện hành, chưa khởi sanh, chưa vĩ đáo, chưa toàn đáo, chưa trụ đều trong phần sanh, yếu hiệp lại là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những chơn tướng này gọi là chư pháp chưa sanh (anuppannā dhammā).
- Chư pháp sẽ sanh (vì có nhân sẵn) trong khi có ra sao? Dị thục quả của pháp thiện và bất thiện mà chưa cho quả nương cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn, luôn cả sắc nghiệp tạo. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sẽ sanh (vì có nhân sẵn) (uppādino dhammā).
684.
- Chư pháp quá khứ trong khi có ra sao? Những pháp nào đã qua, đã diệt, đã lìa, đã biến mất, đã biến đổi mất đi rồi, đã đến sự tiêu diệt, đã sanh lìa rồi và đi luống qua, thuộc về phần đã qua tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những chơn tướng này gọi là chư pháp quá khứ (atītā dhammā).
- Chư pháp vị lai trong khi có ra sao? Những pháp nào chưa sanh, chưa thành tựu, chưa sanh đều đủ, chưa đặng sanh ra, chưa sanh đơn độc, chưa đặng hiện hành, chưa đặng phát ra, chưa sanh ra đều đủ, chưa phải còn đều đủ, chưa lai đáo, yếu hiệp lại thành phần chưa lai đáo như là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vị lai.
- Chư pháp hiện tại trong khi có ra sao? Những pháp nào đang sanh, đang thành, đang đều đủ, đang đặng sanh, đơn độc sanh, đang hiện hành, đang phát ra, đang phát ra đều đủ, đang trụ đều đủ, đang trụ một mình, yếu hiệp chỉ phần hiện tại tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hiện tại.
685.
- Chư pháp biết cảnh quá khứ trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu nào phát sanh ra do pháp quá khứ khai đoan. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh quá khứ.
- Chư pháp biết cảnh vị lai trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu nào phát sanh ra do pháp vị lai khai đoan. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh vị lai (anāgatārammaṇā dhammā).
- Chư pháp biết cảnh hiện tại trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu nào phát sanh ra do pháp hiện tại khai đoan. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh hiện tại (paccuppannārammaṇā dhammā).
686.
- Chư pháp nội phần trong khi có ra sao? Những pháp nào thành bên trong, thành phần ta, sanh cho ta, thành của riêng mỗi người, thành pháp thủ của mỗi mỗi chúng sanh, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nội phần (ajjhattā dhammā).
- Chư pháp ngoại phần trong khi có ra sao? Những pháp nào thành phần ngoài, thành riêng tư người khác, sanh cho tự người khác, thành của riêng mỗi người khác, thành pháp thủ của người khác, chúng sanh khác, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ngoại phần (bahiddhā dhammā).
- Chư pháp nội và ngoại phần trong khi có ra sao? Những pháp của hai phần kể trên. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nội và ngoại phần (ajjhattabahiddhā dhammā).
687. Chư pháp biết cảnh nội phần trong khi có ra sao?
Những pháp tức là tâm, sở hữu nào khi phát sanh ra mà biết pháp nội phần. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh nội phần (ajjhattārammaṇā dhammā)
Những pháp tức là tâm, sở hữu nào khi phát sanh ra mà biết pháp ngoại phần. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh ngoại phần (bahiddhārammaṇā dhammā)
Những pháp tức là tâm, sở hữu nào khi phát sanh ra mà biết cả pháp nội và ngoại phần. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh nội và ngoại phần (ajjhattabahiddhārammaṇā dhammā)
688.
- Chư pháp bị thấy và đối chiếu ra sao? Sắc xứ (rūpāyatana), chơn tướng này gọi là chư pháp bị thấy và đối chiếu (sanidassanasappaṭighā dhammā).
- Chư pháp không bị thấy mà đối chiếu ra sao? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không bị thấy mà đối chiếu (anidassanasappaṭighā dhammā).
- Chư pháp không bị thấy và không đối chiếu ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn luôn cả sắc pháp thuộc pháp xứ không bị thấy, không đối chiếu và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không bị thấy và không đối chiếu (anidassanāppaṭighā dhammā).
Dứt Đầu đề tam (tikamātikā).
---
II. TOÁT YẾU ĐẦU ĐỀ NHỊ (Dukamātikā)
1) Phần chùm nhân (hetugocchaka).
689. Chư pháp nhân trong khi có ra sao? 3 nhân thiện, 3 nhân bất thiện, 3 nhân vô ký, 9 nhân Dục giới, 6 nhân Sắc giới, 6 nhân Vô sắc giới và 6 nhân siêu thế.
690. Bao nhiêu nhân đó mà 3 nhân thiện là chi? Vô tham, vô sân và vô si.
- Trong 3 nhân thiện đó mà vô tham là chi? Cách không tham, sự không tham, thái độ không tham, sự không nặng ái tình, cách không nặng ái tình, thái độ không nặng ái tình, không tham ác; vô tham tức là căn thiện. Những chơn tướng này gọi là vô tham (alobha).
- Vô sân trong khi có ra sao? Không tính độc ác, thái độ không tính độc ác, cách không tính độc ác, thái độ không tính độc ác, cách có bạn tốt, cách thân mật, sự thân mật, cách ái hộ, sự ái hộ, thái độ ái hộ, tìm lợi ích liên quan, sự biết thương hại, không sân độc, không tính ép bức, vô sân tức là căn thiện. Những cách như thế gọi là vô sân.
- Vô si trong khi có ra sao? Sự biết trong khổ, sự biết trong khổ tập, sự biết trong khổ diệt, sự biết thực hành đi đến diệt khổ, sự biết trong phần quá khứ, sự biết trong phần vị lai, sự biết trong phần quá khứ vị lai, sự biết pháp y tương sinh do duyên trợ tạo mới sanh ra. Tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tính, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, tuệ trừ tuyệt phiền não, tuệ quyền, tuệ lực, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Những cách như thế gọi là vô si (amoha).
Những chơn tướng này gọi là 3 nhân thiện.
691. Ba căn bất thiện là chi? Tham, sân, si.
- Trong 3 nhân bất thiện đó mà tham như thế nào?
Sự dục vọng, đa dục vọng, biến chuyển theo cảnh, sự vui thích, sự hí hởn, sự dục vọng bằng mãnh lực hí hởn, sự dục vọng nặng của tâm, sự ham muốn, sự quy lụy, sự mê đắm, sự thân ái, sự tình ái, sự liên hệ gắn bó, sự trầm nịch, vẫn lôi kéo, vẫn gạt gẫm, còn làm cho chúng sanh liên kết, lối thiên nhiên, vẫn thấm tâm, hằng tươm ra, pháp như sợi chỉ, vẫn tỏa ra, vẫn gom lại, vẫn như bạn lưỡng diện, chính nguồn cội tâm, vẫn đưa đến cõi đời, sự dục vọng như sum lâm, sự dục vọng như mật lâm, sự liên hệ, sự lưu luyến, quái niệm, sự ràng buộc, sự mong mỏi, thái độ mong mỏi.
Mong mỏi sắc, mong mỏi thinh, mong mỏi khí, mong mỏi vị, mong mỏi xúc, mong mỏi lợi, mong mỏi của, mong mỏi con, mong mỏi trường thọ, khao khát, quá khao khát, rất quá khao khát, sự tế ngữ, cách tế ngữ, thái độ tế ngữ, sự tham lam, cách tham lam, thái độ tham lam, thành nhân mê mẩn theo những cảnh tốt, sự địa vị trong địa vị không thích hợp, sự tham quá cỡ, sự nhiễm đắm tâm, thái độ nhiễm đắm tâm, sự hỷ lạc của tâm, sự quá mong mỏi dục vọng, hữu dục, ly hữu dục, Sắc giới dục, Vô sắc giới dục, diệt dục (đoạn kiến), sắc dục, thinh dục, khí dục, vị dục, xúc dục, pháp dục, bộc, phối, phược, thủ, luyến mộ, cái, mái che ngăn, mây ràng buộc, tùy phiền não, tiềm thùy, che đậy, dục như dây mây, sự mong mỏi các vật chất, cội rễ của khổ, nhân của khổ, sở sanh của khổ, bẫy của ma, lưỡi câu của ma, sở sanh của ma, tình dục như sông cái, tình dục như chài lưới, tình dục như ràng buộc, tình dục như biển cả, tham lam, tham ác, tham là căn bất thiện. Những trạng thái như thế gọi là tham.
- Sân trong khi có ra sao?
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho người thương của ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho lợi ích đến người mà ta ghét.
Hay là thù hận phát sanh ra đặng với nguyên do tâm oán hận, sự giận hờn, sự xích mích, oán giận, tức tưởi, bồn chồn, sân, nghĩ cách ám hại, quyết ám hại, bực tức, lối ám hại, tâm giận, thái độ giận, trạng thái có sự sân như thế này, những sự ám hại, cách ám hại, thái độ ám hại, sự mưu hại, cách mưu hại, thái độ mưu hại, sự giận, sự oán giận, sự hung dữ, ác khẩu, những sự tâm không hoan hỷ. Nếu có những trạng thái như thế đây gọi là sân.
- Si trong khi có ra sao? Sự không biết khổ, sự không biết khổ tập, sự không biết khổ diệt, sự không biết thực hành đường đi đến diệt khổ, sự không biết phần quá khứ, sự không biết phần vị lai, sự không biết phần quá khứ và vị lai, sự không biết pháp y tương sinh là do nhân mới sanh ra, sự không biết, sự không thấy, sự không đắc chứng, sự không biết bằng cách thích hợp, sự không biết theo chân thật, sự không thấu suốt, sự không tín theo lẽ phải, sự không quyết tín đàng hoàng, sự không xét đoán, sự không suy xét, sự không làm cho tỏ rõ, thiển trí, khờ khạo, sự không biết rõ, sự mê mờ, sự mê luyến, sự trầm mê cũng gọi vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tiềm thùy, vô minh che khuất, then chốt của sự tối tăm, si là căn bất thiện. Những trạng thái như thế gọi là si.
Những chơn tướng này gọi là 3 nhân bất thiện.
692. Ba nhân vô ký là chi? Vô tham, vô sân và vô si thuộc phía dị thục quả của pháp thiện; hay là vô tham, vô sân và vô si trong pháp vô ký tố (kiriyā). Những chơn tướng này gọi là 3 nhân vô ký.
693.
- 9 nhân Dục giới là chi? 3 nhân thiện, 3 nhân bất thiện và 3 nhân vô ký. Những chơn tướng này gọi là 9 nhân Dục giới.
- 6 nhân Sắc giới là chi? 3 nhân thiện và 3 nhân vô ký. Những chơn tướng này gọi là 6 nhân Sắc giới.
- 6 nhân Vô sắc giới là chi? 3 nhân thiện và 3 nhân vô ký. Những chơn tướng này gọi là 6 nhân Vô sắc giới.
694.
- 6 nhân siêu thế là chi? 3 nhân thiện và 3 nhân vô ký. Những chơn tướng này gọi là 6 nhân siêu thế.
Trong 6 nhân siêu thế mà 3 nhân thiện ra sao? Vô tham, vô sân và vô si.
Trong 3 nhân thiện đó mà vô tham ra sao? Cách không tham, sự không tham, thái độ không tham, cách không dục vọng, sự không dục vọng, thái độ không dục vọng, không tham ác; vô tham tức là căn thiện. Đây gọi là vô tham.
Vô sân trong khi có ra sao? Cách không tính ác độc, sự không tính ác độc, thái độ không tính ác độc… sự không sân ác, không tính hiếp đáp, vô sân tức là căn thiện. Đây gọi là vô sân.
Vô si trong khi có ra sao? Sự biết trong khổ, sự biết trong khổ tập, sự biết trong khổ diệt, sự biết thực hành đi đến diệt khổ, sự biết trong phần quá khứ, sự biết trong phần vị lai, sự biết trong phần quá khứ và vị lai, sự biết trong pháp y tương sinh là do duyên trợ tạo mới sanh ra. Vô si là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tính, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, vô si như ngọc, vô si như đèn, vô si như ánh sáng, vô si như gươm, vô si như vũ khí, vô si như đại địa, vô si như hoàng cung, vô si như kẻ dẫn đường, vô si trừ tuyệt phiền não, vô si là tuệ, tuệ quyền, tuệ lực, trạch pháp, chánh kiến. Đây gọi là vô si.
Những chơn tướng này gọi là 3 nhân thiện.
- Ba nhân vô ký là chi? Vô tham, vô sân và vô si trong phần dị thục quả của pháp thiện. Những chơn tướng này gọi là 3 nhân vô ký.
Những chơn tướng này gọi là 6 nhân siêu thế.
Những chơn tướng này gọi là pháp nhân.
695. Chư pháp phi nhân ra sao? Trừ những pháp nhân ra rồi còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân.
696.
- Chư pháp hữu nhân ra sao? Những pháp nào có nhân như pháp nhân đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân.
- Chư pháp vô nhân ra sao? Những pháp nào không có nhân như nhân đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô nhân.
697.
- Chư pháp tương ưng nhân ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp nhân đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng nhân.
- Chư pháp bất tương ưng nhân ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với nhân đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng nhân.
698.
- Chư pháp nhân và hữu nhân ra sao?
Nhân tham có nhân si và nhân si cũng có nhân tham. Nhân sân có nhân si và nhân si cũng có nhân sân (si hiệp tâm si không gặp nhân khác).
Vô tham, vô sân và vô si, cả 3 nhân cũng tương ưng nhau.
Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân và hữu nhân.
- Chư pháp nhân mà phi nhân ra sao? Những pháp nào có nhân là pháp nhân đó mà trừ ra pháp nhân tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân mà phi nhân.
699.
- Chư pháp hữu nhân và hiệp nhân ra sao? Nhân tham hiệp với nhân si và nhân si hiệp với nhân tham. Nhân sân hiệp với nhân si và nhân si cũng hiệp với nhân sân (si hiệp tâm si không gặp nhân khác). Vô tham, vô sân và vô si, cả 3 nhân cũng tương ưng nhau. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân và hiệp nhân (hetū ceva hetusampayuttā ca).
- Chư pháp hiệp nhân mà phi nhân ra sao? Những pháp nào tương ưng với nhân đó mà trừ ra pháp nhân tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hiệp nhân mà phi nhân (hetusampayuttā ceva na ca hetū).
700.
- Chư pháp phi nhân mà hữu nhân ra sao? Những pháp nào chẳng phải nhân mà có pháp nhân ấy tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân mà hữu nhân (he hetū sahetukā dhammā).
- Chư pháp phi nhân và vô nhân ra sao? Những pháp nào chẳng phải nhân và cũng không có pháp thành nhân ấy tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân và vô nhân.
2) Phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka).
701.
- Chư pháp hữu duyên ra sao? Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu duyên (sappaccayā dhammā).
- Chư pháp vô duyên ra sao? Vô vi giới (asaṅkhata). Chơn tướng này gọi là chư pháp vô duyên (appaccayā dhammā).
702.
- Chư pháp hữu vi ra sao? Những pháp nào mà có duyên trợ tạo. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu vi (saṅkhatā dhammā).
- Chư pháp vô vi ra sao? Những pháp nào mà không có duyên trợ tạo. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô vi (asaṅkhatā dhammā).
703.
- Chư pháp bị thấy ra sao? Sắc xứ (rūpāyatana). Những chơn tướng này gọi là chư pháp bị thấy (sanidassanā dhammā).
- Chư pháp bất kiến ra sao? Nhãn xứ… sắc xứ, thọ uẩn… thức uẩn, sắc không thấy không đối chiếu có liên quan với pháp xứ và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất kiến (asanidassanā dhammā).
704.
- Chư pháp đối chiếu ra sao? Nhãn xứ… xúc xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đối chiếu (sappaṭighā dhammā).
- Chư pháp phi đối chiếu ra sao? Thọ uẩn… thức uẩn với sắc không thấy không đối chiếu mà có liên quan với pháp xứ luôn vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi đối chiếu (appatigha dhammā).
705.
- Chư pháp sắc trong khi có ra sao? Tứ đại sung và sắc y sinh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sắc (rūpino dhammā).
- Chư pháp phi sắc trong khi có ra sao? Thọ uẩn… thức uẩn và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi sắc (arūpino dhammā).
706.
- Chư pháp hiệp thế trong khi có ra sao? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn thành phần pháp lậu nương theo Dục giới, Sắc giới và vô vi giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hiệp thế.
- Chư pháp siêu thế trong khi có ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp siêu thế (lokuttara dhammā).
707. Chư pháp cũng có tâm biết đặng và cũng có tâm không biết đặng trong khi có ra sao?
Những pháp nào mà nhãn thức biết thì những pháp ấy nhĩ thức không biết, hay là những pháp nào mà nhĩ thức biết thì những pháp ấy nhãn thức không biết. Những pháp nào mà nhãn thức biết thì những pháp ấy tỷ thức không biết, hay là những pháp nào mà tỷ thức biết thì những pháp ấy nhãn thức không biết. Những pháp nào mà nhãn thức biết thì những pháp ấy thiệt thức không biết, hay là những pháp nào mà thiệt thức biết thì những pháp ấy nhãn thức không biết. Những pháp nào mà nhãn thức biết thì những pháp ấy thân thức không biết, hay là những pháp nào mà thân thức biết thì những pháp ấy nhãn thức không biết.
Những pháp nào mà nhĩ thức biết thì những pháp ấy tỷ thức không biết, hay là những pháp nào mà tỷ thức biết thì những pháp ấy nhĩ thức không biết. Những pháp nào mà nhĩ thức biết thì những pháp ấy thiệt thức không biết, hay là những pháp nào mà thiệt thức biết thì những pháp ấy nhĩ thức không biết. Những pháp nào mà nhĩ thức biết thì những pháp ấy thân thức không biết, hay là những pháp nào mà thân thức biết thì những pháp ấy nhĩ thức không biết. Những pháp nào mà nhĩ thức biết thì những pháp ấy nhãn thức không biết, hay là những pháp nào mà nhãn thức biết thì những pháp ấy nhĩ thức không biết.
Những pháp nào mà tỷ thức biết thì những pháp ấy thiệt thức không biết, hay là những pháp nào mà thiệt thức biết thì những pháp ấy tỷ thức không biết. Những pháp nào mà tỷ thức biết thì những pháp ấy thân thức không biết, hay là những pháp nào mà thân thức biết thì những pháp ấy tỷ thức không biết. Những pháp nào mà tỷ thức biết thì những pháp ấy nhãn thức không biết, hay là những pháp nào mà nhãn thức biết thì những pháp ấy tỷ thức không biết. Những pháp nào mà tỷ thức biết thì những pháp ấy nhĩ thức không biết, hay là những pháp nào mà nhĩ thức biết thì những pháp ấy tỷ thức không biết.
Những pháp nào mà thiệt thức biết thì những pháp ấy thân thức không biết, hay là những pháp nào mà thân thức biết thì những pháp ấy thiệt thức không biết. Những pháp nào mà thiệt thức biết thì những pháp ấy nhãn thức không biết, hay là những pháp nào mà nhãn thức biết thì những pháp ấy thiệt thức không biết. Những pháp nào mà thiệt thức biết thì những pháp ấy nhĩ thức không biết, hay là những pháp nào mà nhĩ thức biết thì những pháp ấy thiệt thức không biết. Những pháp nào mà thiệt thức biết thì những pháp ấy tỷ thức không biết, hay là những pháp nào mà tỷ thức biết thì những pháp ấy thiệt thức không biết.
Những pháp nào mà thân thức biết thì những pháp ấy nhãn thức không biết, hay là những pháp nào mà nhãn thức biết thì những pháp ấy thân thức không biết. Những pháp nào mà thân thức biết thì những pháp ấy nhĩ thức không biết, hay là những pháp nào mà nhĩ thức biết thì những pháp ấy thân thức không biết. Những pháp nào mà thân thức biết thì những pháp ấy tỷ thức không biết, hay là những pháp nào mà tỷ thức biết thì những pháp ấy thân thức không biết. Những pháp nào mà thân thức biết thì những pháp ấy thiệt thức không biết, hay là những pháp nào mà thiệt thức biết thì những pháp ấy thân thức không biết.
Những chơn tướng này gọi là chư pháp cũng có tâm biết đặng và cũng có tâm không biết đặng (kenaci vinnayya dhammā ca na kenaci na vinneyya dhammā).
3) Phần chùm lậu (asavagocchaka).
708. Chư pháp lậu trong khi có ra sao? Tứ lậu là dục lậu, hữu lậu, tà kiến lậu và vô minh lậu. Những chơn tướng này gọi là chư pháp lậu (asava dhammā).
709. Trong tứ lậu đó mà dục lậu ra sao? Những nào là dâm dục, thích dục lạc, ái dục lạc, hí hớn, ái dục tình, liên đới dục lạc, kích thích dục lạc, hôn mê dục lạc, nồng nả dục lạc. Những chơn tướng này gọi là dục lậu (kāmāsavo).
710. Hữu lậu trong khi có ra sao? Ưa thích trong đời sống, dục vọng trong kiếp sống, hí hớn trong đời sống, liên đới trong kiếp sống, nồng nàn trong đời sống, vùi lấp trong kiếp sống, trầm nịch trong đời sống, luôn cả nhiều đời kiếp. Những cách như thế gọi là hữu lậu (bhavasava).
711. Tà kiến lậu trong khi có ra sao? Như là nhận thấy đời trường tồn, hoặc không trường tồn, Thế giới cùng tột hoặc không cùng tột. Hay cho rằng sanh mạng cũng vì sanh lý, hoặc sanh mạng khác với sanh lý. Hoặc chết rồi còn, hoặc chết rồi mất, hoặc chết rồi còn cũng chẳng phải, hoặc chết rồi mất cũng chẳng phải. Sự nhận xét bằng cách thiên kiến tức là hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, cừu địch kiến, biến hóa kiến, triền kiến, tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, sự chấp sai, trạng thái sai, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn, chấp theo khinh thị. Những cách như thế gọi là tà kiến lậu.
712. Vô minh lậu trong khi có ra sao? Sự không biết khổ, sự không biết khổ tập, sự không biết khổ diệt, sự không biết thực hành đường lối đi đến diệt khổ, sự không biết phần quá khứ, sự không biết phần vị lai, sự không biết phần quá khứ và vị lai, sự không biết pháp y tương sinh là do nhân trợ mới sanh ra, sự không biết, sự không thấy, sự không đắc chứng, sự không biết bằng cách thích hợp, sự không biết theo cách chân thật, sự không thấu suốt, sự không tín theo lẽ phải, sự không quyết tín đàng hoàng, sự không xét đoán, sự không suy xét, sự không làm cho tỏ rõ, thiển trí, khờ khạo, sự không biết rõ, sự mê mờ, sự mê luyến, sự trầm mê tức là vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh cái, vô minh tiềm thùy, then chốt của vô minh, si là căn bất thiện. Những trạng thái này gọi là vô minh lậu (āvijjāsava).
Những chơn tướng nói trên gọi là pháp lậu.
713. Chư pháp phi lậu trong khi có ra sao? Trừ ra pháp lậu, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế ngoài ra đó, tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi lậu (no āsavā dhammā).
714.
- Chư pháp cảnh lậu trong khi có ra sao? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh lậu (sāsavā dhammā).
- Chư pháp phi cảnh lậu trong khi có ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh lậu (anāsavā dhammā).
715.
- Chư pháp tương ưng lậu trong khi có ra sao? Những pháp nào mà tương ưng với pháp lậu đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng lậu (āsavā sampayuttā dhammā).
- Chư pháp bất tương ưng lậu trong khi có ra sao? Những pháp nào mà bất tương ưng với pháp lậu đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng lậu.
716.
- Chư pháp lậu và cảnh lậu ra sao? Những pháp lậu đó mà thôi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp lậu và cảnh lậu (asava ceva dhammā sasava ca).
- Chư pháp cảnh lậu mà phi lậu ra sao? Những pháp nào thành cảnh của những pháp lậu đó mà trừ ra pháp lậu rồi tức là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra mà còn thuộc phần lậu nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh lậu mà phi lậu (sasava ceva dhammā no ca asava).
717.
- Chư pháp lậu hiệp với pháp lậu ra sao?
Dục lậu tương ưng với vô minh lậu và vô minh lậu tương ưng với dục lậu.
Hữu lậu tương ưng với vô minh lậu và vô minh lậu tương ưng với hữu lậu.
Tà kiến lậu tương ưng với vô minh lậu và vô minh lậu tương ưng với tà kiến lậu.
Những chơn tướng này gọi là chư pháp lậu hiệp với pháp lậu.
- Chư pháp hiệp lậu mà phi lậu ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp lậu đó mà trừ ra pháp lậu rồi tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hiệp lậu mà phi lậu (āsava sampayuttā ceva dhammā no ca āsavā).
718.
- Chư pháp ly lậu mà cảnh lậu ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp lậu mà còn lậu biết như là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký nương cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly lậu mà cảnh lậu (āsava vippayuttā sāsavā).
- Chư pháp ly lậu và phi cảnh lậu trong khi có ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly lậu và phi cảnh lậu.
4) Phần chùm triền (saññoyanagocchaka).
719. Chư pháp triền trong khi có ra sao? Thập triền tức là ái dục triền, phẫn nhuế triền, ngã mạn triền, tà kiến triền, hoài nghi triền, giới cấm thủ triền, hữu ái triền, tật đố triền, lận sắt triền, vô minh triền.
720. Trong thập triền đó mà ái dục triền ra sao? Những nào là dâm dục, thích dục lạc, ái dục lạc, hí hởn, ái dục tình, liên đới dục lạc, kích thích dục lạc, hôn mê dục lạc, nồng nả dục lạc. Những chơn tướng này gọi là ái dục triền.
721. Phẫn nhuế triền trong khi có ra sao? Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người ấy đang làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người ấy sẽ làm cho ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho người thương của ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho lợi ích đến người mà ta ghét.
Hay là thù hận sát hại phát sanh ra đặng với nguyên do tâm oán giận, sự giận hờn, xích mích, oán giận, tức tưởi, bồn chồn, sân hận, nghĩ cách ám hại, quyết ám hại, bực tức, lối ám hại, tâm giận, thái độ giận, trạng thái có sự sân như thế này: Những sự ám hại, cách ám hại, thái độ ám hại, sự mưu hại, cách mưu hại, thái độ mưu hại, sự giận, sự oán giận, sự hung dữ, ác khẩu, những sự tâm không hoan hỷ. Đây gọi là phẫn nhuế triền.
722. Ngã mạn triền trong khi có ra sao? Cách so sánh cho rằng ta tốt hơn họ, ta bằng họ, ta thua họ, sự so sánh, thái độ so sánh, lối so sánh, lúc nào có trạng thái như thế tức là tự nâng cao, đem mình sánh cho bằng kẻ khác, tự so đo với người, tâm cống cao, tánh cần so sánh này gọi là ngã mạn triền (mānasaññojana).
723. Tà kiến triền trong khi có ra sao? Như là nhận thấy đời trường tồn, hoặc không trường tồn, Thế giới cùng tột hoặc không cùng tột. Hay cho rằng sanh mạng cũng vì sanh lý, hoặc sanh mạng khác với sanh lý. Hoặc chết rồi còn, hoặc chết rồi mất, hoặc chết rồi còn cũng chẳng phải, hoặc chết rồi mất cũng chẳng phải. Sự nhận xét bằng cách thiên kiến tức là hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, cừu địch kiến, biến hóa kiến, triền kiến, tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, sự chấp sai, trạng thái sai, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn, chấp theo khinh thị. Đây gọi là tà kiến triền.
Tất cả tà kiến (trừ giới cấm thủ triền) đều là tà kiến triền.
724. Hoài nghi triền trong khi có ra sao?
Hoài nghi Phật, Pháp, Tăng, hoài nghi điều học, quá khứ, vị lai luôn cả quá khứ vị lai, hoài nghi pháp y tương sinh là pháp y tương sinh có phải do duyên trợ tạo mới sanh ra chăng?
Cách lừng chừng, thái độ lừng chừng, sự xét thấy lạ lùng khác biệt, sự quyết đoán cảnh không đặng, sự nhận thấy thành hai lẽ, sự nhận thấy như đường rẽ hai, sự không quyết một, sự tính vớ vẩn, suy xét lừng chừng, sự không thể dứt khoát, sự sần sượng của tâm, sự tràn lan của tánh. Những trạng thái như thế gọi là hoài nghi triền.
725. Giới cấm thủ triền trong khi có ra sao? Nhận thấy rằng sự trong sạch do giới, do tu hành, thực hành trì giới của Sa-môn, Bà-la-môn ngoài Tông giáo này là thiên kiến, hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, vi phản kiến, xảo man kiến, triền kiến, tự chấp, chấp trước, cố chấp, chấp lầm, thái độ sai lầm, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn và cách chấp theo khinh thị. Những trạng thái như thế gọi là giới cấm thủ triền có trong khi đó.
726. Hữu ái triền trong khi có ra sao? Ưa thích trong đời sống, dục vọng trong kiếp sống, hí hởn trong đời sống, liên đới trong kiếp sống, nồng nàn trong đời sống, vùi lấp trong kiếp sống, trầm nịch trong đời sống luôn cả nhiều đời kiếp. Đây gọi là hữu ái triền (bhavarāgasaññojana).
727. Tật đố triền trong khi có ra sao? Cách ganh tỵ, thái độ ganh tỵ, cách tật đố, sự tật đố, thái độ tật đố, tật đố vì lợi lộc, tật đố vì cung kỉnh, tật đố vì tín ngưỡng, tật đố vì cách lễ bái, tật đố vì cách cúng dường của người khác. Những cách như thế gọi là tật đố triền.
728. Lận sắt triền trong khi có ra sao? Ngũ lận sắt như là: Bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn dòng giống, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn sắc đẹp (danh thơm), bỏn xẻn giáo pháp, cách bỏn xẻn, sự bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự rít rắm, sự keo kiết, sự không tế độ, không rộng rãi của tâm. Những cách như thế gọi là lận sắt triền (nacchariyasannojana).
729. Vô minh triền trong khi có ra sao? Sự không biết khổ, sự không biết khổ tập, sự không biết khổ diệt, sự không biết thực hành đường lối đi đến diệt khổ, sự không biết phần quá khứ, sự không biết phần vị lai, sự không biết phần quá khứ và vị lai, sự không biết pháp y tương sinh là do nhân trợ mới sanh ra, sự không biết, sự không thấy, sự không đắc chứng, sự không biết bằng cách thích hợp, sự không biết theo cách chân thật, sự không thấu suốt, sự không tín theo lẽ phải, sự không quyết tín đàng hoàng, sự không xét đoán, sự không suy xét, sự không làm cho tỏ rõ, thiển trí, khờ khạo, sự không biết rõ, sự mê mờ, sự mê luyến, sự trầm mê tức là vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh cái, vô minh tiềm thùy, then chốt của sự tối tăm, si là căn bất thiện. Những trạng thái như thế gọi là vô minh triền. Những chơn tướng nói trên gọi là pháp triền.
730. Chư pháp triền trong khi có ra sao? Trừ ra pháp triền rồi còn lại pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp triền.
731.
- Chư pháp cảnh triền trong khi có ra sao? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu mà nương theo Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh triền.
- Chư pháp phi cảnh triền trong khi có ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh triền.
732.
- Chư pháp tương ưng triền trong khi có ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp triền đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng triền.
- Chư pháp bất tương ưng triền trong khi có ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp triền đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng triền.
733.
- Chư pháp triền và cảnh triền trong khi có ra sao? Tức là pháp triền. Những chơn tướng này gọi là chư pháp triền và cảnh triền.
- Chư pháp cảnh triền mà phi triền trong khi có ra sao? Những pháp nào thành cảnh của pháp triền đó nhưng trừ ra pháp triền tức là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh triền mà phi triền.
734.
- Chư pháp triền tương ưng triền trong khi có ra sao?
Dục ái triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với dục ái triền.
Phẫn nhuế triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với phẫn nhuế triền.
Ngã mạn triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với ngã mạn triền.
Tà kiến triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với tà kiến triền.
Hoài nghi triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với hoài nghi triền.
Giới cấm thủ triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với giới cấm thủ triền.
Hữu ái triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với hữu ái triền.
Tật đố triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với tật đố triền.
Lận sắt triền tương ưng với vô minh triền và vô minh triền tương ưng với lận sắt triền.
Những chơn tướng này gọi là chư pháp triền tương ưng triền.
- Chư pháp tương ưng triền mà phi triền trong khi có ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp triền đó mà trừ ra pháp triền rồi tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng triền mà phi triền.
735.
- Chư pháp ly triền mà cảnh triền ra sao? Những pháp nào mà bất tương ưng với pháp triền đó tức là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu mà nương theo Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly triền mà cảnh triền.
- Chư pháp ly triền và phi cảnh triền ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly triền và phi cảnh triền.
5) Phần chùm phược (ganthagocchaka).
736. Chư pháp phược trong khi có ra sao? Tứ phược là: tham ác thân phược, sân độc thân phược, giới cấm thủ thân phược và ngã kiến thân phược.
737. Trong tứ phược đó mà tham ác thân phược ra sao?
Sự dục vọng, đa dục vọng, biến chuyển theo cảnh, sự vui thích, sự hí hởn, sự dục vọng bằng mãnh lực hí hởn, sự dục vọng nặng của tâm, sự ham muốn, sự quy lụy, sự mê đắm, sự thân ái, sự tình ái, sự liên hệ gắn bó, sự trầm nịch, vẫn lôi kéo, vẫn gạt gẫm, còn làm cho chúng sanh liên kết, lối thiên nhiên, vẫn thấm tâm, hằng tươm ra, pháp như sợi chỉ, vẫn tỏa ra, vẫn gom lại, vẫn như bạn lưỡng diện, chính nguồn cội tâm, vẫn đưa đến cõi đời, sự dục vọng như sum lâm, sự dục vọng như mật lâm, sự liên hệ, sự lưu luyến, quái niệm, sự ràng buộc, sự mong mỏi, thái độ mong mỏi.
Mong mỏi sắc, mong mỏi thinh, mong mỏi khí, mong mỏi vị, mong mỏi xúc, mong mỏi lợi, mong mỏi của, mong mỏi con, mong mỏi trường thọ, khao khát, quá khao khát, rất quá khao khát, sự tế ngữ, cách tế ngữ, thái độ tế ngữ, sự tham lam, cách tham lam, thái độ tham lam thành nhân mê mẩn theo những cảnh tốt, sự địa vị trong địa vị không thích hợp, sự tham quá cỡ, sự nhiễm đắm tâm, thái độ nhiễm đắm tâm, sự hỷ lạc của tâm, sự quá mong mỏi dục vọng, hữu dục, ly hữu dục, Sắc giới dục, Vô sắc giới dục, diệt dục (đoạn kiến), sắc dục, thinh dục, khí dục, vị dục, xúc dục, pháp dục, bộc, phối, phược, thủ, luyến mộ, cái, mái che ngăn, mây ràng buộc, tùy phiền não, tiềm thùy, che đậy, dục như dây mây, sự mong mỏi các vật chất, cội rễ của khổ, nhân của khổ, sở sanh của khổ, bẫy của ma, lưỡi câu của ma, sở sanh của ma, tình dục như sông cái, tình dục như chài lưới, tình dục như buộc cột, tình dục như biển cả, tham lam, tham ác, tham là căn bất thiện. Như thế gọi là tham ác thân phược (abhijjhā kāya gantha).
738. Sân độc thân phược trong khi có ra sao?
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho người thương của ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho lợi ích đến người mà ta ghét.
Hay là thù hận phát sanh ra đặng với nguyên do tâm oán hận, sự giận hờn, xích mích, oán giận, tức tưởi, bồn chồn, sân, nghĩ cách ám hại, quyết ám hại, bực tức, lối ám hại, tâm giận, thái độ giận, trạng thái có sự sân như thế này: Những sự ám hại, cách ám hại, thái độ ám hại, sự mưu hại, cách mưu hại, thái độ mưu hại, sự giận, sự oán giận, sự hung dữ, ác khẩu, những sự tâm không hoan hỷ. Đây gọi là sân độc thân phược (byāpādakāyagantha).
739. Giới cấm thủ thân phược ra sao? Nhận thấy rằng sự trong sạch do giới, do tu hành, thực hành trì giới của Sa-môn, Bà-la-môn ngoài Tông giáo này là thiên kiến, hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, vi phản kiến, xảo man kiến, triền kiến, tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, chấp tâm, thái độ sai lầm, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn, cách chấp theo khinh thị. Những chơn tướng này gọi là giới cấm thủ thân phược (sīlabataparāmāso kāyagantho).
740. Ngã kiến thân phược ra sao?
Nhận thấy vũ trụ hằng còn chắc hẳn không sai khác, hoặc nhận thấy vũ trụ không trường tồn chắc hẳn không sai khác, hoặc nhận thấy vũ trụ có chỗ cùng tột chắc hẳn không sai khác, hoặc nhận thấy vũ trụ không cùng tột chắc hẳn không sai khác, hoặc nhận thấy linh hồn và sanh mạng là một chắc hẳn không sai khác, hoặc nhận thấy linh hồn và sự sống chắc hẳn khác nhau, hoặc nhận thấy chúng sanh chết rồi mất, hoặc nhận thấy chúng sanh sau khi chết vẫn còn, hoặc nhận thấy chúng sanh sau khi chết còn cũng phải và không còn cũng phải, hoặc nhận thấy chúng sanh sau khi chết còn cũng chẳng phải và không còn cũng chẳng phải.
Sự thấy bằng cách thiên kiến, hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, cừu địch kiến, biến hóa kiến, triền kiến, sự tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, sự chấp sai, trạng thái sai, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn. Nếu có trạng thái như thế gọi là ngã kiến thân phược (idansaccābhinivesakayagantha).
Tất cả tà kiến (trừ giới cấm thủ thân phược) đều là ngã kiến thân phược.
Những chơn tướng này gọi là pháp phược (gantha dhammā).
741. Chư pháp phi phược trong khi có ra sao? Trừ ra pháp phược rồi còn lại pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phược.
742.
- Chư pháp cảnh phược trong khi có ra sao? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu mà nương theo Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh phược.
- Chư pháp phi cảnh phược ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh phược.
743.
- Chư pháp tương ưng phược ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp phược đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phược.
- Chư pháp ly phược trong khi có ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp phược đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phược.
744.
- Chư pháp phược và cảnh phược trong khi có ra sao? Tức là pháp phược. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phược và cảnh phược.
- Chư pháp cảnh phược mà phi phược ra sao? Những pháp nào thành cảnh của pháp phược đó mà trừ ra pháp phược tức là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký mà còn trong phạm vi lậu biết nương theo Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh phược mà phi phược.
745.
- Chư pháp phược tương ưng phược ra sao?
Giới cấm thủ thân phược tương ưng với tham ác thân phược và tham ác thân phược tương ưng với giới cấm thủ thân phược.
Ngã kiến thân phược tương ưng với tham ác thân phược và tham ác thân phược tương ưng với ngã kiến thân phược.
Những chơn tướng này gọi là chư pháp phược tương ưng phược.
- Chư pháp tương ưng phược mà phi phược trong khi có ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp phược đó mà trừ ra pháp phược rồi tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phược mà phi phược.
746.
- Chư pháp ly phược mà cảnh phược ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp phược đó tức là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phược mà cảnh phược.
- Chư pháp ly phược và phi cảnh phược ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phược và phi cảnh phược.
6) Phần chùm bộc và chùm phối (oghagocchaka yogagocchaka).
Tóm tắt hai phần như sau:
747.
- Chư pháp bộc trong khi có ra sao? …
- Chư pháp phối trong khi có ra sao? …
7) Phần chùm cái (nivaranagocchaka).
748. Chư pháp cái trong khi có ra sao? Lục cái tức là: Dục dục cái, sân độc cái, hôn trầm thùy miên cái, trạo hối cái, hoài nghi cái và vô minh cái.
749. Trong những pháp cái đó mà dục dục cái ra sao? Những nào là dâm dục, thích dục lạc, ái dục lạc, hí hởn, ái dục tình, liên đới dục lạc, kích thích dục lạc, hôn mê dục lạc, nồng nả dục lạc. Những chơn tướng này gọi là dục dục cái.
750. Sân độc cái trong khi có ra sao?
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho người thương của ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho lợi ích đến người mà ta ghét.
Hay là thù hận phát sanh ra đặng với nguyên do tâm oán, sự giận hờn, xích mích, oán giận, tức tưởi, bồn chồn, sân, nghĩ cách ám hại, quyết ám hại, bực tức, lối ám hại, tâm giận, thái độ giận, trạng thái có sự sân như là: Những sự ám hại, cách ám hại, thái độ ám hại, sự mưu hại, cách mưu hại, thái độ mưu hại, sự giận, sự oán giận, sự hung dữ, ác khẩu, những sự tâm không hoan hỷ. Như thế gọi là sân độc cái.
751. Hôn trầm thùy miên cái trong khi có ra sao? Hôn trầm thùy miên cái chia ra: hôn trầm là 1 và thùy miên là 1.
- Trong 2 thứ này mà hôn trầm trong khi có ra sao? Sự không khéo hòa trộn của tâm, cách không thích hợp việc làm của tâm, sự chần chừ, sự lùi sụt, sự buồn ngủ, cách buồn ngủ, trạng thái buồn ngủ, sự bần thần, dã dượi, cách dã dượi, bần thần, thái độ bần thần dã dượi, sự uể oải, cách uể oải, thái độ uể oải. Những trạng thái như thế gọi là hôn trầm.
- Thùy miên trong khi có ra sao? Sự không khéo hòa trộn của danh thân, cách không thích hợp với công việc của danh thân, sự chụp đậy, sự bao trùm, sự che lấp phần trong, sự dã dượi bần thần, thái độ dã dượi bần thần, cách dã dượi bần thần, sự buồn ngủ, cách ngáp ngủ, trạng thái ngáp ngủ, sự ngủ gục, cách ngủ gục, trạng thái ngủ gục. Những trạng thái như thế gọi là thùy miên.
Hôn trầm và thùy miên chung lại gọi là hôn trầm thùy miên cái.
752. Trạo hối cái trong khi có ra sao? Trạo hối đây chia ra trạo cử là 1 và hối hận là 1.
- Trong 2 thứ này mà trạo cử như thế nào? Sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, sự sôi nổi của tâm, sự rối loạn của tâm, sự lộn xộn của tâm. Những cách như thế gọi là trạo cử.
- Hối hận trong khi có ra sao? Sự đáng cho rằng không đáng, sự không đáng cho rằng đáng, sự có lỗi cho rằng không lỗi, sự không lỗi cho rằng có lỗi, cách chú trọng, sự chú trọng, thái độ chú trọng, cách nóng nảy, sự động tâm. Những trạng thái như thế gọi là hối hận.
Trạo cử và hối hận kêu chung lại là trạo hối cái.
753. Hoài nghi cái trong khi có ra sao?
Hoài nghi Phật, Pháp, Tăng, hoài nghi điều học, hoài nghi quá khứ, vị lai, luôn cả quá khứ vị lai, hoài nghi pháp y tương sinh là pháp y tương sinh có phải do nhờ duyên trợ tạo mới sanh ra chăng?
Cách lừng chừng, thái độ lừng chừng, sự xét thấy lạ lùng, khác biệt, sự quyết đoán cảnh không đặng, sự nhận thấy thành hai khía cạnh, sự nhận thấy như đường rẽ hai, sự không quyết một, sự tính vớ vẩn, suy xét lừng chừng, sự không thể dứt khoát, sự sần sượng của tâm, sự tràn lan của tánh. Những trạng thái như thế gọi là hoài nghi cái.
754. Vô minh cái trong khi có ra sao? Sự không biết khổ, sự không biết khổ tập, sự không biết khổ diệt, sự không biết thực hành đường đến diệt khổ, sự không biết phần quá khứ, sự không biết phần vị lai, sự không biết phần quá khứ và vị lai, sự không biết pháp y tương sinh là do nhân trợ mới sanh ra, sự không biết, sự không thấy, sự không đắc chứng, sự không biết bằng cách thích hợp, sự không biết theo chân thật, sự không thấu suốt, sự không tín theo lẽ phải, sự không quyết tín đàng hoàng, sự không xét đoán, sự không suy xét, sự không làm cho tỏ rõ, thiển trí, khờ khạo, sự không biết rõ, sự mê mờ, sự mê luyến, sự trầm mê tức là vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh cái, vô minh tiềm thùy, then chốt của sự tối tăm, si là căn bất thiện. Những trạng thái như thế gọi là vô minh cái.
Những chơn tướng này gọi là pháp cái (nīvaraṇā dhammā).
755. Chư pháp phi cái trong khi có ra sao? Trừ ra pháp cái rồi còn lại pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cái.
756.
- Chư pháp cảnh cái trong khi có ra sao? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh cái.
- Chư pháp phi cảnh cái trong khi có ra sao?
Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh cái.
757.
- Chư pháp tương ưng cái trong khi có ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp cái đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng cái.
- Chư pháp bất tương ưng cái trong khi có ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp cái đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng cái (nīvaraṇa vippayuttādhammā).
758.
- Chư pháp cái và cảnh cái ra sao? Tức là pháp cái. Đây gọi là chư pháp cái và cảnh cái.
- Chư pháp cảnh cái mà phi cái ra sao? Những pháp nào thành cảnh của pháp cái đó mà trừ ra pháp cái tức là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra mà còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh cái mà phi cái.
759.
- Chư pháp cái và tương ưng cái ra sao?
Dục dục cái tương ưng với vô minh cái, vô minh cái tương ưng với dục dục cái.
Sân độc cái tương ưng với vô minh cái, vô minh cái tương ưng với sân độc cái.
Hôn trầm thùy miên cái tương ưng với vô minh cái, vô minh cái tương ưng với hôn trầm thùy miên cái.
Trạo cử cái tương ưng với vô minh cái, vô minh cái tương ưng với trạo cử cái.
Hối hận cái tương ưng với vô minh cái, vô minh cái tương ưng với hối hận cái.
Hoài nghi cái tương ưng với vô minh cái, vô minh cái tương ưng với hoài nghi cái.
Dục dục cái tương ưng với trạo cử cái, trạo cử cái tương ưng với dục dục cái.
Sân độc cái tương ưng với trạo cử cái, trạo cử cái tương ưng với sân độc cái.
Hôn trầm thùy miên cái tương ưng với trạo cử cái, trạo cử cái tương ưng với hôn trầm thùy miên cái.
Hối hận cái tương ưng với trạo cử cái, trạo cử cái tương ưng với hối hận cái.
Hoài nghi cái tương ưng với trạo cử cái, trạo cử cái tương ưng với hoài nghi cái.
Vô minh cái tương ưng với trạo cử cái, trạo cử cái tương ưng với vô minh cái.
Những chơn tướng này gọi là chư pháp cái và tương ưng cái.
- Chư pháp tương ưng cái mà phi cái ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp cái đó mà trừ ra pháp cái ấy tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng cái mà phi cái.
760.
- Chư pháp ly cái mà cảnh cái ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp cái đó, tức là pháp thiện, pháp vô ký còn trong phạm vi lậu mà nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly cái mà cảnh cái.
- Chư pháp ly cái và phi cảnh cái ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly cái và phi cảnh cái.
8) Phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka).
761.
- Chư pháp khinh thị trong khi có ra sao? Tức là tà kiến khinh thị.
- Tà kiến khinh thị trong khi có ra sao? Như là nhận thấy đời trường tồn hoặc không trường tồn, Thế giới cùng tột hoặc không cùng tột. Hay là cho rằng sanh mạng cũng vì sanh lý, hoặc sanh mạng khác với sanh lý. Hoặc chết rồi còn, hoặc chết rồi mất, hoặc chết rồi còn cũng chẳng phải, hoặc chết rồi mất cũng chẳng phải. Sự nhận xét bằng cách thiên kiến, hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, cừu địch kiến, biến hóa kiến, triền kiến, sự tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, sự chấp sai, trạng thái sai, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn, chấp theo khinh thị. Những chơn tướng này gọi là tà kiến khinh thị (diṭṭhiparāmāso). Tất cả tà kiến đều là tà kiến khinh thị.
Những chơn tướng này gọi là tà kiến khinh thị.
- Chư pháp phi khinh thị trong khi có ra sao? Trừ ra pháp khinh thị rồi còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi khinh thị.
762.
- Chư pháp cảnh khinh thị trong khi có ra sao? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu mà nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh khinh thị.
- Chư pháp phi cảnh khinh thị trong khi có ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh khinh thị.
763.
- Chư pháp tương ưng khinh thị ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp khinh thị đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng khinh thị.
- Chư pháp bất tương ưng khinh thị ra sao? Những pháp nào không hiệp với pháp khinh thị đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng khinh thị.
764.
- Chư pháp khinh thị cảnh khinh thị ra sao? Tức là khinh thị. Đây gọi là chư pháp khinh thị cảnh khinh thị.
- Chư pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị ra sao? Những pháp nào thành cảnh của pháp khinh thị đó, trừ ra khinh thị còn lại pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký thuộc phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.
765.
- Chư pháp ly khinh thị mà cảnh khinh thị ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp khinh thị đó như là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký mà còn trong phạm vi khinh thị nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly khinh thị mà cảnh khinh thị.
- Chư pháp ly khinh thị và phi cảnh khinh thị ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly khinh thị và phi cảnh khinh thị.
9) Phần nhị đề đại (mahantara duka).
766.
- Chư pháp hữu tri cảnh ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu tri cảnh (sārammanā dhammā).
- Chư pháp vô tri cảnh trong khi có ra sao? Tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tri cảnh (anārammanā dhammā).
767.
- Chư pháp tâm trong khi có ra sao? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới và ý thức giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tâm (cittā dhammā).
- Chư pháp phi tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi tâm.
768.
- Chư pháp sở hữu tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sở hữu tâm.
- Chư pháp phi sở hữu tâm trong khi có ra sao? Tâm, tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi sở hữu tâm.
769.
- Chư pháp tương ưng tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng tâm.
- Chư pháp bất tương ưng tâm ra sao? Tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng tâm.
Tâm gọi tương ưng tâm chẳng phải và gọi bất tương ưng tâm cũng chẳng phải.
770.
- Chư pháp hòa với tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hòa với tâm (cittasamsaṭṭha dhammā).
- Chư pháp không hòa với tâm ra sao? Tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không hòa với tâm.
Tâm gọi hòa với tâm chẳng phải và gọi không hòa với tâm cũng chẳng phải.
771.
- Chư pháp có tâm làm sở sanh trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri (kāya viññatti), khẩu biểu tri (vacī viññatti), hay là những sắc pháp nào do tâm tạo có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh như là: sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không chất, thủy chất, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc vừa làm việc, sắc sanh, sắc thừa kế (santati rūpa), đoàn thực. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có tâm làm sở sanh (cittasamuṭṭhānā dhammā).
- Chư pháp không có tâm làm sở sanh ra sao? Tâm, sắc pháp ngoài ra và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không có tâm làm sở sanh.
772.
- Chư pháp đồng sanh tồn với tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh tồn với tâm (citta sahabhuno dhammā).
- Chư pháp phi đồng sanh tồn với tâm trong khi có ra sao? Tâm, sắc pháp ngoài ra và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi đồng sanh tồn với tâm.
773.
- Chư pháp tùng tâm thông lưu trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tùng tâm thông lưu (cittānuparivattino dhammā).
- Chư pháp phi tùng tâm thông lưu ra sao? Tâm, sắc pháp ngoài ra và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi tùng tâm thông lưu (no cittānuparivattino dhammā).
774.
- Chư pháp hòa với tâm và có tâm làm sở sanh trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hòa với tâm và có tâm làm sở sanh (cittasaṃsattha samuṭṭhānā dhammā).
- Chư pháp không hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh trong khi có ra sao? Tâm, tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh.
775.
- Chư pháp hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh (cittasaṃsattha samuṭṭhāna sahabhuno dhammā).
- Chư pháp không hòa, không đồng sanh tồn và khỏi nương tâm làm sở sanh trong khi có ra sao? Tâm, tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không hòa, không đồng sanh tồn và khỏi nương tâm làm sở sanh (no cittasaṃsaṭṭha samuṭṭhāna sahabhuno dhammā).
776.
- Chư pháp có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm (cittasaṃsaṭṭha samuṭṭhānanupari vattino dhammā).
- Chư pháp không có tâm làm sở sanh và không hòa, không tùng thông lưu với tâm ra sao? Tâm, tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không có tâm làm sở sanh và không hòa, không tùng thông lưu với tâm (no citta saṃsatthasamuṭṭhānānuparivattino dhammā).
777.
- Chư pháp nội trong khi có ra sao? Nhãn xứ… ý xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nội (ajjhattika dhammā).
- Chư pháp ngoại trong khi có ra sao? Sắc xứ… pháp xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ngoại (bāhirā dhammā)
778.
- Chư pháp thủ trong khi có ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thủ (upādā dhammā).
- Chư pháp phi thủ trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn luôn sắc tứ đại sung và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi thủ (no upādā dhammā).
779.
- Chư pháp do thủ trong khi có ra sao? Dị thục quả của pháp thiện và pháp bất thiện còn thuộc phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp do thủ (upādinā dhammā).
- Chư pháp phi do thủ trong khi có ra sao? Pháp thiện và pháp bất thiện còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn pháp thành tố phi thiện, phi bất thiện, phi nghiệp quả, phi sắc nghiệp, đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi do thủ (anupādinnā dhammā).
10) Phần chùm thủ (upadana gocchaka).
780. Chư pháp thủ trong khi có ra sao? Tứ thủ tức là dục thủ, tà kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ.
781. Trong tứ thủ đó mà dục thủ như thế nào? Những nào là dâm dục, thích dục lạc, ái dục lạc, hí hởn, ái dục tình, liên đới dục lạc, kích thích dục lạc, hôn mê dục lạc, nồng nả dục lạc. Những chơn tướng này gọi là dục thủ.
782. Tà kiến thủ trong khi có ra sao?
Sự nhận thấy bố thí rồi không có quả phúc, cách cúng dường không có quả phúc, sự cúng cầu Thần Thánh và chư thiên không có quả phúc, quả của nghiệp tốt và nghiệp xấu không có, đời này không có, đời khác cũng không có, cha không có, mẹ cũng không có. Chúng sanh sau khi chết hóa sanh chẳng có, Sa-môn, Bà-la-môn thật hành phạm hạnh trong đời này không có, Sa-môn, Bà-la-môn tự tu hành đặng trí cao nhứt trong đời này và đời khác rồi trình bày cho người khác biết đều không có.
Tà kiến là sự nhận xét bằng cách thiên kiến, hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, cừu địch kiến, biến hóa kiến, triền kiến, sự tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, sự chấp sai, trạng thái sai, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn. Nếu có trạng thái như thế gọi là tà kiến thủ.
Trừ ra giới cấm thủ và ngã chấp thủ, tất cả tà kiến ngoài ra đều gọi là tà kiến thủ.
783. Giới cấm thủ trong khi có ra sao? Nhận thấy rằng sự trong sạch do giới, do tu hành, do thực hành trì giới của Sa-môn, Bà-la-môn ngoài Tông giáo này là thiên kiến, hoang vu kiến, khuyết phạp[10] kiến, vi phản kiến, xảo man kiến, triền kiến, tự chấp, chấp trước, cố chấp, chấp lầm, thái độ sai lầm, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn và cách chấp theo khinh thị. Những trạng thái như thế gọi là giới cấm thủ.
784. Ngã chấp thủ trong khi có ra sao?
Phàm phu trong đời này thiếu học, không gặp Thánh nhân, không đặng nghe pháp của Thánh nhân, không tập rèn theo pháp của Thánh nhân, không gặp trí thức, không khéo với pháp của trí thức, không tập rèn theo pháp của trí thức. Nhận thấy sắc uẩn là ta, hay nhận thấy ta có sắc uẩn, nhận thấy sắc uẩn trong ta, nhận thấy ta trong sắc uẩn. Nhận thấy thọ uẩn là ta, hay nhận thấy ta có thọ uẩn, nhận thấy thọ uẩn trong ta, nhận thấy ta trong thọ uẩn. Nhận thấy tưởng uẩn là ta, hay nhận thấy ta có tưởng uẩn, nhận thấy tưởng uẩn trong ta, nhận thấy ta trong tưởng uẩn. Nhận thấy hành uẩn là ta, hay nhận thấy ta có hành uẩn, nhận thấy hành uẩn trong ta, nhận thấy ta trong hành uẩn. Nhận thấy thức uẩn là ta, hay nhận thấy ta có thức uẩn, nhận thấy thức uẩn trong ta, nhận thấy ta trong thức uẩn.
Tà kiến là sự nhận thấy bằng cách thiên kiến, tức là hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, cừu địch kiến, biến hóa kiến, triền kiến, sự tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, sự chấp sai, trạng thái sai, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn. Nếu có trạng thái như thế gọi là ngã chấp thủ.
Những chơn tướng như trên gọi là chư pháp thủ.
785. Chư pháp phi thủ trong khi có ra sao? Trừ ra pháp thủ rồi, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi thủ (no upādānā dhammā).
786.
- Chư pháp cảnh thủ trong khi có ra sao? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu mà nương theo Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh thủ.
- Chư pháp phi cảnh thủ trong khi có ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh thủ (anupādāniyā dhammā).
787.
- Chư pháp tương ưng thủ trong khi có ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp thủ đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng thủ.
- Chư pháp bất tương ưng thủ trong khi có ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp thủ đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng thủ.
788.
- Chư pháp thủ và cảnh thủ trong khi có ra sao? Tức là pháp thủ. Đây gọi là chư pháp thủ và cảnh thủ (upādānā ceva dhammā upādāniya ca).
- Chư pháp cảnh thủ mà phi thủ ra sao? Những pháp nào thành cảnh thủ mà trừ ra pháp thủ tức là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh thủ và phi thủ.
789.
- Chư pháp thủ và tương ưng thủ trong khi có ra sao?
Tà kiến thủ tương ưng với dục thủ, dục thủ tương ưng với tà kiến thủ.
Giới cấm thủ tương ưng với dục thủ, dục thủ tương ưng với giới cấm thủ.
Ngã chấp thủ tương ưng với dục thủ, dục thủ tương ưng với ngã chấp thủ.
Những chơn tướng này gọi là chư pháp thủ và tương ưng thủ.
- Chư pháp tương ưng thủ mà phi thủ ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp thủ đó mà trừ ra pháp thủ, tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng thủ mà phi thủ.
790.
- Chư pháp ly thủ mà cảnh thủ ra sao? Những pháp nào bất tương ưng với pháp thủ đó như là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký mà còn thuộc phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly thủ mà cảnh thủ.
- Chư pháp ly thủ và phi cảnh thủ ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly thủ và phi cảnh thủ.
11) Phần chùm phiền não (kilesagocchaka).
791. Chư pháp phiền não trong khi có ra sao? Thập phiền não như là tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm, vô úy.
792. Trong thập phiền não đó mà tham như thế nào?
Sự dục vọng, đa dục vọng, biến chuyển theo cảnh, sự vui thích, sự hí hởn, sự dục vọng bằng mãnh lực hí hởn, sự dục vọng nặng của tâm, sự ham muốn, sự quy lụy, sự mê đắm, sự thân ái, sự tình ái, sự liên hệ gắn bó, sự trầm nịch, vẫn lôi kéo, vẫn gạt gẫm, còn làm cho chúng sanh liên kết, lối thiên nhiên, vẫn thấm tâm, hằng tươm ra, pháp như sợi chỉ, vẫn tỏa ra, vẫn gom lại, vẫn như bạn lưỡng diện, chính nguồn cội tâm, vẫn đưa đến cõi đời, sự dục vọng như sum lâm, sự dục vọng như mật lâm, sự liên hệ, sự lưu luyến, quái niệm, sự ràng buộc, sự mong mỏi, thái độ mong mỏi.
Mong mỏi sắc, mong mỏi thinh, mong mỏi khí, mong mỏi vị, mong mỏi xúc, mong mỏi lợi, mong mỏi của, mong mỏi con, mong mỏi trường thọ, khao khát, quá khao khát, rất quá khao khát, sự tế ngữ, cách tế ngữ, thái độ tế ngữ, sự tham lam, cách tham lam, thái độ tham lam, thành nhân mê mẩn theo những cảnh tốt, sự địa vị trong địa vị không thích hợp, sự tham quá cỡ, sự nhiễm đắm tâm, thái độ nhiễm đắm tâm, sự hỷ lạc của tâm, sự quá mong mỏi dục vọng, hữu dục, ly hữu dục, Sắc giới dục, Vô sắc giới dục, diệt dục (đoạn kiến), sắc dục, thinh dục, khí dục, vị dục, xúc dục, pháp dục, bộc, phối, phược, thủ, luyến mộ, cái, mái che ngăn, mây ràng buộc, tùy phiền não, tiềm thùy, che đậy, dục như dây mây, sự mong mỏi các vật chất, cội rễ của khổ, nhân của khổ, sở sanh của khổ, bẫy của ma, lưỡi câu của ma, sở sanh của ma, tình dục như sông cái, tình dục như chài lưới, tình dục như buộc cột, tình dục như biển cả, tham lam, tham ác, tham là căn bất thiện. Những trạng thái như thế gọi là tham.
793. Sân trong khi có ra sao?
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho người thương của ta hư hại, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho người thương của ta hư hại.
Thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đã làm lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này đang làm cho lợi ích đến người mà ta ghét, thù hận sát hại do nghĩ rằng người này sẽ làm cho lợi ích đến người mà ta ghét.
Hay là thù hận phát sanh ra đặng với nguyên do tâm oán hận, sự giận hờn, xích mích, oán giận, tức tưởi, bồn chồn, sân, nghĩ cách ám hại, quyết ám hại, bực tức, lối ám hại, tâm giận, thái độ giận, trạng thái có sự sân như thế này, những sự ám hại, cách ám hại, thái độ ám hại, sự mưu hại, cách mưu hại, thái độ mưu hại, sự giận, sự oán giận, sự hung dữ, ác khẩu, những sự tâm không hoan hỷ. Nếu có trạng thái như thế đây gọi là sân.
794. Si trong khi có ra sao? Sự không biết khổ, sự không biết khổ tập, sự không biết khổ diệt, sự không biết thực hành đường đi đến diệt khổ, sự không biết phần quá khứ, sự không biết phần vị lai, sự không biết phần quá khứ và vị lai, sự không biết pháp y tương sinh là do nhân trợ tạo mới sanh ra, sự không biết, sự không thấy, sự không đắc chứng, sự không biết bằng cách thích hợp, sự không biết theo cách chân thật, sự không thấu suốt, sự không tín theo lẽ phải, sự không quyết tín đàng hoàng, sự không xét đoán, sự không suy xét, sự không làm cho tỏ rõ, thiển trí, khờ khạo, sự không biết rõ, sự mê mờ, sự mê luyến, sự trầm mê tức là vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh cái, vô minh tiềm thùy, then chốt của sự tối tăm, si là căn bất thiện. Những trạng thái như thế gọi là si.
795. Ngã mạn trong khi có ra sao? Cách so sánh cho rằng ta tốt hơn họ, ta bằng họ, ta thua họ, sự so sánh, thái độ so sánh, lối so sánh, lúc nào có trạng thái như thế tức là tự nâng cao, đem mình sánh cho bằng kẻ khác, tự so đo với người, tâm cống cao, tánh cần so sánh này gọi là ngã mạn.
796. Tà kiến trong khi có ra sao? Như là nhận thấy đời trường tồn, hoặc không trường tồn, Thế giới cùng tột hoặc không cùng tột. Hay cho rằng sanh mạng cũng vì sanh lý, hoặc sanh mạng khác với sanh lý. Hoặc chết rồi còn, hoặc chết rồi mất, hoặc chết rồi còn cũng chẳng phải, hoặc chết rồi mất cũng chẳng phải. Sự nhận xét bằng cách thiên kiến, hoang vu kiến, khuyết phạp kiến, cừu địch kiến, biến hóa kiến, triền kiến, sự tự chấp, sự chấp trước, sự cố chấp, sự chấp sai, trạng thái sai, tà đạo, đường lối xấu, giáo phái phát nguyên điêu tàn, chấp theo khinh thị. Những cách như thế gọi là tà kiến.
Tất cả kiến thức nhận sai đều thuộc về tà kiến.
797. Hoài nghi trong khi có ra sao?
Hoài nghi Phật, Pháp, Tăng, hoài nghi điều học, quá khứ, vị lai, luôn cả quá khứ và vị lai, hoài nghi pháp y tương sinh là pháp y tương sinh có phải do duyên trợ tạo mới sanh ra chăng?
Cách lừng chừng, thái độ lừng chừng, sự xét thấy lạ lùng khác biệt, sự quyết đoán cảnh không đặng, sự nhận thấy thành hai lẽ, sự nhận thấy như đường rẽ hai, sự không quyết một, sự tính vớ vẩn, suy xét lừng chừng, sự không thể dứt khoát, sự sần sượng của tâm, sự tràn lan của tánh. Những trạng thái như thế gọi là hoài nghi.
798. Hôn trầm trong khi có ra sao? Sự không khéo hợp của tâm, sự không thích hợp với công việc của tâm, sự nhuyễn nhược, sự lui sụt, sự bần thần, cách bần thần, trạng thái bần thần, sự dã dượi, cách dã dượi, thái độ dã dượi. Đây gọi là hôn trầm.
799. Phóng dật trong khi có ra sao? Sự toán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, sự lao chao của tâm, sự sôi nổi của tâm. Như thế gọi là phóng dật.
800. Vô tàm trong khi có ra sao? Thái độ không thẹn với sự vật đáng thẹn, hành động không mắc cỡ với những sự ác, xấu. Như thế gọi là vô tàm.
801. Vô úy trong khi có ra sao? Thái độ không ghê sợ với trường hợp đáng ghê sợ, cách không ghê sợ với tội ác xấu, như thế gọi là vô úy.
Những chơn tướng như trên gọi là chư pháp phiền não.
802. Chư pháp phi phiền não ra sao? Trừ ra pháp phiền não, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phiền não.
803.
- Chư pháp cảnh phiền não là chi? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh phiền não.
- Chư pháp phi cảnh phiền não ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh phiền não (asaṅkilesikā dhammā).
804.
- Chư pháp phiền toái trong khi có ra sao? Ba căn bất thiện là tham, sân, si và phiền não đồng nương với căn bất thiện; thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với căn bất thiện đó luôn thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có căn bất thiện làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền toái (saṅkiliṭṭhā dhammā).
- Chư pháp phi phiền toái ra sao? Pháp thiện và pháp vô ký nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn, luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phiền toái.
805.
- Chư pháp tương ưng phiền não ra sao? Những pháp nào tương ưng với pháp phiền não đó tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phiền não (kilesa sampayuttā dhammā).
- Chư pháp bất tương ưng phiền não trong khi có ra sao? Những pháp nào không tương ưng với pháp phiền não, đó tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng phiền não.
806
- Chư pháp phiền não và cảnh phiền não ra sao? Tức là những pháp phiền não. Đây gọi là chư pháp phiền não và cảnh phiền não (kilesā ceva dhammā sankilesikā ca).
- Chư pháp cảnh phiền não mà phi phiền não trong khi có ra sao? Những pháp nào thành cảnh của pháp phiền não đó mà trừ ra pháp phiền não tức là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh phiền não mà phi phiền não.
807.
- Chư pháp phiền não và phiền toái ra sao? Tức là pháp phiền não. Đây gọi là chư pháp phiền não và phiền toái (kilesa ceva dhammā saṅkiliṭṭhā ca).
- Chư pháp phiền toái mà phi phiền não ra sao? Những pháp sôi nổi nóng nảy mà trừ ra phiền não tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền toái mà phi phiền não (saṅkiliṭṭha ceva dhammā no ca kilesā).
808.
- Chư pháp phiền toái và tương ưng phiền não ra sao?
Phiền não tham tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não tham.
Phiền não sân tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não sân.
Phiền não ngã mạn tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não ngã mạn.
Phiền não tà kiến tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não tà kiến.
Phiền não hoài nghi tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não hoài nghi.
Phiền não hôn trầm tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não hôn trầm.
Phiền não phóng dật tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não phóng dật.
Phiền não vô tàm tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não vô tàm.
Phiền não vô úy tương ưng với phiền não si và phiền não si tương ưng với phiền não vô úy.
Phiền não tham tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não tham.
Phiền não sân tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não sân.
Phiền não si tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não si.
Phiền não ngã mạn tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não ngã mạn.
Phiền não tà kiến tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não tà kiến.
Phiền não hoài nghi tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não hoài nghi.
Phiền não hôn trầm tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não hôn trầm.
Phiền não vô tàm tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não vô tàm.
Phiền não vô úy tương ưng với phiền não phóng dật và phiền não phóng dật tương ưng với phiền não vô úy.
Phiền não tham tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não tham.
Phiền não sân tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não sân.
Phiền não si tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não si.
Phiền não ngã mạn tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não ngã mạn.
Phiền não tà kiến tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não tà kiến.
Phiền não hoài nghi tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não hoài nghi.
Phiền não hôn trầm tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não hôn trầm.
Phiền não phóng dật tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não phóng dật.
Phiền não vô úy tương ưng với phiền não vô tàm và phiền não vô tàm tương ưng với phiền não vô úy.
Phiền não tham tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não tham.
Phiền não sân tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não sân.
Phiền não si tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não si.
Phiền não ngã mạn tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não ngã mạn.
Phiền não tà kiến tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não tà kiến.
Phiền não hoài nghi tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não hoài nghi.
Phiền não hôn trầm tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não hôn trầm.
Phiền não phóng dật tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não phóng dật.
Phiền não vô tàm tương ưng với phiền não vô úy và phiền não vô úy tương ưng với phiền não vô tàm.
Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền não tương ưng phiền não (kilesa ceva dhammā kilesa sampayutta ca).
- Chư pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não ra sao? Những pháp tương ưng với pháp phiền não đó mà trừ ra phiền não tức là thọ uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.
809.
- Chư pháp ly phiền não mà cảnh phiền não ra sao? Những pháp nào bất tương ưng phiền não đó tức là pháp thiện và pháp vô ký mà còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phiền não mà cảnh phiền não.
- Chư pháp ly phiền não và phi cảnh phiền não ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phiền não và phi cảnh phiền não.
12) Phần yêu bối (pitthiduka).
810. Chư pháp sơ đạo tuyệt trừ ra sao? Tam triền tức là thân kiến (triền), hoài nghi (triền) và giới cấm thủ (triền).
811. Trong tam triền đó mà thân kiến (triền) ra sao?
Phàm phu trong đời này có kẻ thiếu học không đặng gặp bậc Thánh, không thông pháp của bậc Thánh, không tập rèn theo pháp của bậc Thánh, không gặp trí thức, chẳng thông pháp của trí thức, chẳng tập rèn theo pháp của trí thức. Nhận thấy sắc uẩn là ta, hoặc nhận thấy ta có sắc uẩn, nhận thấy sắc uẩn trong ta, nhận thấy ta trong sắc uẩn. Nhận thấy thọ uẩn… tưởng uẩn... hành uẩn… thức uẩn là ta, hoặc nhận thấy ta có thức uẩn, nhận thấy thức uẩn trong ta, nhận thấy ta trong thức uẩn.
Tà kiến tức là thiên kiến... cách tin dị đoan. Những trạng thái như thế gọi là thân kiến (triền).
812. Hoài nghi (triền) trong khi có ra sao? Hoài nghi Phật… sự sần sượng của tâm, sự tràn lan của tánh. Những trạng thái như thế gọi là hoài nghi (triền).
813. Giới cấm thủ (triền) trong khi có ra sao? Chúng ngoại giáo Sa-môn, Bà-la-môn nhận thấy sự trong sạch do giới, do tu hành, do thực hành trì giới mà có sự nhận thấy bằng tà kiến tức là thiên kiến, cách tin dị đoan. Những trạng thái như thế gọi là giới cấm thủ (triền).
814.
- Chư pháp sơ đạo tuyệt trừ trong khi có ra sao? Tam triền nói đây mà phiền não đồng y trụ với tam triền đó như là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tam triền ấy luôn thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tam triền làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sơ đạo tuyệt trừ (Dassanena pahātabbā dhammā).
- Chư pháp phi sơ đạo tuyệt trừ trong khi có ra sao? Trừ ra pháp triền, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế, tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi sơ đạo tuyệt trừ.
815.
- Chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ là chi? Tham, sân, si ngoài ra và phiền não đồng y trụ với tham, sân, si ấy, tức là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tham, sân, si đó luôn thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tham, sân, si làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ (bhāvanāya pahātabbā dhammā).
- Chư pháp ba đạo cao không tuyệt trừ là chi? Trừ ra những pháp ba đạo cao tuyệt trừ, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ba đạo cao không tuyệt trừ (na bhāvanāya pahātabbā dhammā).
816. Chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ ra sao? Tam triền tức là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ.
817. Trong tam triền đó mà thân kiến (triền) ra sao?
Phàm phu trong đời này có kẻ thiếu học không đặng gặp bậc Thánh, không thông pháp của bậc Thánh, không tập rèn theo pháp của bậc Thánh, không gặp trí thức, thông pháp của trí thức, chẳng tập rèn theo pháp của trí thức.
Nhận thấy sắc uẩn là ta, hoặc nhận thấy ta có sắc uẩn, nhận thấy sắc uẩn trong ta, nhận thấy ta trong sắc uẩn. Nhận thấy thọ uẩn… tưởng uẩn... hành uẩn… thức uẩn là ta, hoặc nhận thấy ta có thức uẩn, nhận thấy thức uẩn trong ta, nhận thấy ta trong thức uẩn.
Tà kiến tức là thiên kiến... cách tin theo dị đoan. Những trạng thái như thế gọi là thân kiến (triền).
818. Hoài nghi trong khi có ra sao? Hoài nghi Phật… sự sần sượng của tâm, sự tràn lan của tánh. Những trạng thái như thế gọi là hoài nghi.
819. Giới cấm thủ trong khi có ra sao? Chúng ngoại giáo Sa-môn, Bà-la-môn nhận thấy sự trong sạch do giới, do tu hành, do thực hành trì giới mà có sự nhận thấy bằng cách tà kiến, thiên kiến, cách tin dị đoan. Những trạng thái như thế gọi là giới cấm thủ.
820.
- Chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ ra sao? Tam triền như đã nói đây và phiền não đồng y trụ với tam triền đó, tức là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tam triền ấy luôn thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tam triền làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
Tam triền tức là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sơ đạo tuyệt trừ.
Tham, sân, si đồng sanh y trụ nơi tam triền ấy. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
Về phần phiền não đồng y trụ với tham, sân, si ấy như là thọ uẩn… thức uẩn tương ưng với tham, sân, si đó luôn thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tham, sân, si làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
- Chư pháp phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ ra sao? Trừ ra những pháp sơ đạo tuyệt trừ, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ (na dassanena pahatabba hetukā dhammā).
821.
- Chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ ra sao?
Tham, sân, si ngoài ra. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ (bhavanaya pahatabba dhammā).
Phần phiền não đồng nương với tham, sân, si đó như là thọ uẩn… thức uẩn mà tương ưng với tham, sân, si ấy luôn thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tham, sân, si làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ.
- Chư pháp phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ là chi? Trừ ra những pháp ba đạo cao tuyệt trừ, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ (na bhāvanāya pahātabba hetukā dhammā).
822.
- Chư pháp hữu tầm trong khi có ra sao? Chỉ trừ tầm trong cõi hữu tầm là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn mà tương ưng với tầm đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu tầm (savitakkā dhammā).
- Chư pháp vô tầm trong khi có ra sao? Thọ uẩn… thức uẩn trong cõi vô tầm, tức là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, siêu thế và tầm luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tầm (avitakkā).
823.
- Chư pháp hữu tứ trong khi có ra sao? Chỉ trừ tứ trong cõi hữu tứ là Dục giới, Sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn mà tương ưng với tứ đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu tứ (savicārā dhammā).
- Chư pháp vô tứ trong khi có ra sao? Thọ uẩn… thức uẩn trong cõi vô tứ, tức là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, siêu thế và tứ luôn tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tứ (avicārā dhammā).
824.
- Chư pháp hữu hỷ trong khi có ra sao? Chỉ trừ pháp hỷ trong cõi hữu hỷ là Dục giới, Sắc giới và siêu thế, tức là thọ uẩn… thức uẩn mà tương ưng với pháp hỷ đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu hỷ (sappītikā dhammā).
- Chư pháp vô hỷ trong khi có ra sao? Thọ uẩn… thức uẩn trong cõi vô hỷ là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, siêu thế và pháp hỷ luôn tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô hỷ (appītikā dhammā).
825.
- Chư pháp đồng sanh với pháp hỷ ra sao? Chỉ trừ pháp hỷ trong cõi hữu hỷ là Dục giới, Sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn mà tương ưng với pháp hỷ đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với pháp hỷ.
- Chư pháp không đồng sanh với pháp hỷ ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn trong cõi vô hỷ tức là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, siêu thế và hỷ luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không đồng sanh với pháp hỷ (na pītisahagatā dhammā).
826.
- Chư pháp đồng sanh với lạc thọ ra sao? Chỉ trừ lạc thọ trong cõi hữu lạc là Dục giới, Sắc giới và siêu thế tức là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn mà tương ưng với lạc thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với lạc thọ (sukhasahagatā dhammā).
- Chư pháp không đồng sanh với lạc thọ ra sao? Thọ uẩn… thức uẩn trong cõi vô lạc tức là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, siêu thế và lạc thọ luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không đồng sanh với lạc thọ.
827.
- Chư pháp đồng sanh với xả thọ ra sao? Chỉ trừ xả thọ trong cõi hữu xả thọ là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn mà tương ưng với xả thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với xả thọ (upekha sahagata dhammā).
- Chư pháp không đồng sanh với xả thọ ra sao? Thọ uẩn… thức uẩn trong cõi vô xả thọ là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, siêu thế và xả thọ luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không đồng sanh với xả thọ.
828.
- Chư pháp Dục giới trong khi có ra sao? Uẩn, xứ, giới, sắc, thọ, tưởng, hành, thức luân chuyển liên quan trong những cõi như vầy: Phía thấp tột đến địa ngục A tỳ, phía trên cao tột đến Tha hóa tự tại thiên. Những chơn tướng này gọi là chư pháp Dục giới (kāmāvacarā dhammā).
- Chư pháp phi Dục giới trong khi có ra sao? Tức là pháp Sắc giới, pháp Vô sắc giới và pháp siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi Dục giới.
829.
- Chư pháp Sắc giới trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu của bậc nhập thiền (thiền thiện) hay là của bậc hóa sanh (thiền quả), hay là của bậc an vui hiện đời (thiền tố). Những pháp này luân chuyển liên quan trong cõi ấy, phía dưới từ Phạm thiên, phía trên tột đến Sắc cứu cánh (akaniṭṭhā). Những chơn tướng này gọi là chư pháp Sắc giới.
- Chư pháp phi Sắc giới trong khi có ra sao? Pháp Dục giới, pháp Vô sắc giới và pháp siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi Sắc giới.
830.
- Chư pháp Vô sắc giới trong khi có ra sao? Những pháp tức là tâm và sở hữu của bậc nhập thiền (thiền thiện) hay của bậc hóa sanh (thiền quả), hay của bậc hưởng lạc hiện đời (thiền tố). Những pháp này luân chuyển liên quan trong cõi ấy, thấp từ Không vô biên, tột cao đến Phi tưởng phi phi tưởng. Những chơn tướng này gọi là chư pháp Vô sắc giới.
- Chư pháp phi Vô sắc giới trong khi có ra sao? Tức là pháp Dục giới, pháp Sắc giới và pháp siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi Vô sắc giới.
831.
- Chư pháp liên quan luân hồi ra sao? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp liên quan luân hồi (pariyāpannā dhammā).
- Chư pháp bất liên quan luân hồi ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất liên quan luân hồi (apariyāpannā dhammā).
832.
- Chư pháp nhân xuất luân hồi ra sao? Tức là bốn đạo siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân xuất luân hồi (niyyānikā dhammā).
- Chư pháp phi nhân xuất luân hồi ra sao? Trừ ra pháp nhân xuất luân hồi, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân xuất luân hồi.
833.
- Chư pháp (cho quả) nhứt định ra sao? Ngũ nghiệp vô gián, tà kiến nhứt định và bốn đạo siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp (cho quả) nhứt định (niyatā).
- Chư pháp phi (cho quả) nhứt định ra sao? Trừ ra pháp nhứt định, còn pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký ngoài ra nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi (cho quả) nhứt định.
834.
- Chư pháp hữu thượng là chi? Pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký còn trong phạm vi lậu nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới tức là sắc uẩn… thức uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu thượng (sa uttarā).
- Chư pháp vô thượng ra sao? Đạo, quả siêu thế và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô thượng (anuttarā dhammā).
835.
- Chư pháp hữu y trong khi có ra sao? Ba căn bất thiện là tham, sân, si và phiền não đồng y trụ với căn bất thiện tức là thọ uẩn… thức uẩn mà tương ưng với căn bất thiện luôn thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có căn bất thiện làm sở sanh. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu y (saraṇā dhammā).
- Chư pháp vô y trong khi có ra sao? Pháp thiện và pháp vô ký nương Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn… thức uẩn, luôn cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô y (araṇā).
---
III. TOÁT YẾU NHỊ ĐỀ KINH (Suttantamātikā)
836.
- Tất cả pháp phe đảng minh ra sao? Tất cả pháp tương ưng với minh. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp phe đảng minh (vijjābhāgino dhammā).
- Tất cả pháp phe đảng vô minh trong khi có ra sao? Tất cả pháp tương ưng với vô minh. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp phe đảng vô minh (avijjābhāgino dhammā).
837.
- Tất cả pháp như điển (chớp) ra sao? Tức là trí tuệ trong 3 Thánh đạo thấp. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp như điển (chớp) (vijiuppamā dhammā).
- Tất cả pháp như lôi (sấm) ra sao? Trí tuệ trong đạo cao tức là La Hán đạo. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp như lôi (sấm) (avijirūpamā dhammā).
838.
- Tất cả pháp tiểu nhân ra sao? Vô tàm và vô úy. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp tiểu nhân (bālā dhammā).
- Tất cả pháp quân tử trong khi có ra sao? Tàm và úy. Những chơn tướng này gọi là chư pháp quân tử (paṇdita dhammā).
Tất cả pháp thiện đều là pháp quân tử (paṇditā dhammā).
839.
- Tất cả pháp hắc trong khi có ra sao? Vô tàm và vô úy. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp hắc (kaṇhā dhammā).
Tất cả pháp bất thiện sắp về pháp hắc (kaṇhā dhammā).
- Tất cả pháp bạch trong khi có ra sao? Tàm và úy. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp bạch (sukkhā dhammā).
Tất cả pháp thiện sắp về pháp bạch (sukkhā dhammā).
840.
- Tất cả pháp viêm trong khi có ra sao? Thân ác, khẩu ác, ý ác. Những chơn tướng này gọi là pháp viêm (tapaniyā dhammā).
Tất cả pháp bất thiện sắp về pháp viêm (tapaniyā dhammā).
- Tất cả pháp vô viêm trong khi có ra sao? Thân thiện, khẩu thiện, ý thiện. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp vô viêm (atapaniyā dhammā).
Tất cả pháp thiện sắp về pháp vô viêm (atapaniyā dhammā).
841.
- Tất cả pháp chơn tướng thành ra danh ra sao? Nhắc việc đồn đãi, xưng danh, định đặt, ngôn ngữ, danh, bí danh, tên đặt, tên xưng, đích danh, gọi tên. Những chơn tướng này gọi là tất cả pháp chơn tướng thành ra danh (adhivacanā dhammā).
- Tất cả pháp chơn tướng nhân trình bày ra danh như thế nào? Tất cả pháp gọi là pháp chơn tướng nhân trình bày ra danh (adhivacanapathā dhammā).
842. Tất cả pháp chơn tướng ngữ ngôn ra sao? Nhắc việc đồn đãi, xưng danh, định đặt, ngôn ngữ, danh, bí danh, tên đặt, tên xưng, đích danh, gọi tên. Những chơn tướng này gọi là chư pháp chơn tướng ngữ ngôn (niruti dhammā).
Tất cả pháp gọi là pháp chơn tướng nhân trình bày ra ngữ ngôn (nirutipathā dhammā).
843.
- Tất cả pháp chơn tướng thinh danh chế định ra sao? Nhắc việc đồn đãi, xưng danh, định đặt, ngôn ngữ, danh, bí danh, tên đặt, tên xưng, đích danh, gọi tên. Những chơn tướng này gọi là pháp chơn tướng thinh danh chế định (paññatti dhammā).
- Tất cả pháp chơn tướng nhân hiện bày thinh danh chế định trong khi có ra sao? Tất cả pháp gọi là pháp chơn tướng nhân hiện bày thinh danh chế định (pañña - ttipathā dhammā).
844.
- Tất cả danh pháp là chi? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là tất cả danh pháp (namā dhammā).
- Tất cả sắc pháp là chi? Sắc tứ đại sung và sắc y sinh. Những chơn tướng này gọi là sắc pháp (rūpa dhammā).
845.
- Vô minh đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Dù thế nào đây gọi là vô minh (avijjā).
- Hữu ái đó ra sao? Sự vừa lòng trong kiếp sống… sự trầm miếng trong những kiếp sống. Dù thế nào đây gọi là hữu ái (bhavataṅhā).
846.
- Hữu kiến đó ra sao? Sự nhận thấy rằng ta và vũ trụ sẽ sanh, chính sự nhận thức như đây là tà kiến, thiên kiến… lối chấp theo dị đoan. Dù thế nào đây gọi là hữu kiến (bhavadiṭṭhi).
- Ly hữu kiến trong khi có ra sao? Sự nhận thấy rằng ta và vũ trụ sẽ không sanh, chính sự nhận thức như đây là tà kiến, thiên kiến… lối chấp theo dị đoan. Dù thế nào đây gọi là ly hữu kiến (vibhavadiṭṭhi).
847.
- Thường kiến là chi? Sự nhận thấy rằng ta và vũ trụ trường tồn, chính sự nhận thức như đây là tà kiến, thiên kiến… lối chấp theo dị đoan. Dù thế nào đây gọi là thường kiến (sassatadiṭṭhi).
- Đoạn kiến là chi? Sự nhận thấy rằng ta và vũ trụ sẽ tiêu mất, chính sự nhận thức như đây là tà kiến, thiên kiến… cách chấp theo dị đoan. Dù thế nào đây gọi là đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi).
848.
- Cùng tận kiến (hữu biên kiến) ra sao? Sự nhận thấy rằng ta và vũ trụ có chỗ cùng tột, chính sự nhận thức này là tà kiến, thiên kiến… cách chấp theo dị đoan. Dù thế nào đây gọi là cùng tận kiến (antavādiṭṭhi).
- Vô cùng tận kiến (vô biên kiến) ra sao? Sự nhận thấy rằng ta và vũ trụ không cùng không tột, chính sự nhận thấy như đây là tà kiến, thiên kiến… cách chấp theo dị đoan. Dù thế nào đây gọi là vô cùng tận kiến (anantavādiṭṭhi).
849.
- Hữu tiền kiến là chi? Sự nhận thức theo lối tà kiến, thiên kiến… cách chấp theo dị đoan mở mối phần quá khứ phát sanh. Dù thế nào đây gọi là hữu tiền kiến (pubbantanuditthi).
- Hữu hậu kiến là chi? Sự nhận thức bằng cách tà kiến, thiên kiến… cách chấp theo dị đoan mở mối phần vị trí sanh ra. Dù thế nào đây gọi là hữu hậu kiến (aparantanudiṭṭhi).
850.
- Vô tàm trong khi có ra sao? Thái độ không hổ thẹn với cách làm ác xấu mà đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với tất cả pháp tội ác. Dù thế nào đây gọi là vô tàm (ahirika).
- Vô úy trong khi có ra sao? Thái độ không ghê sợ với cách hành động ác xấu mà đáng ghê sợ, không ghê sợ với tất cả pháp tội ác. Dù thế nào đây gọi là vô úy (anottappa).
851.
- Tàm trong khi có ra sao? Thái độ hổ thẹn với cách làm ác đáng nên hổ thẹn và hổ thẹn với cách hợp tất cả pháp tội ác. Dù thế nào đây gọi là tàm.
- Úy trong khi có ra sao? Thái độ ghê sợ với cách làm ác đáng ghê sợ và ghê sợ với những pháp tội ác. Dù thế nào đây gọi là úy (ottappa).
852.
- Nan giáo trong khi có ra sao? Thái độ khó nói, khó dạy, khó sửa, lập trường chống đối, ưa lối biện bác, sự không dung hòa, chẳng nhận thấy theo, không cung kỉnh, chẳng nghe lời trong khi bị nhắc pháp tự chế. Dù thế nào đây gọi là nan giáo (dovacassatā).
- Ác hữu trong khi có ra sao? Những kẻ nào không đức tin, không trì giới, xiển trí, thiếu học, có sự bỏn xẻn mà hội họp, tụ tập, kết giao, gặp gỡ, sùng tín cho đến quá thương kỉnh với người đó, cả thân tâm chiều theo người đó. Dù thế nào đây gọi là ác hữu (pāpamittatā).
853.
- Người dễ dạy (dị giáo) trong khi có ra sao? Thái độ của người dễ nói, dễ dạy, dễ sửa, lập trường không chống đối, không biện bác phản đối, có dung hòa, đang nhận thấy theo, có sự cung kỉnh, dễ nghe lời dạy không khi nào bị nhắc bằng pháp tự chế. Dù thế nào đây gọi là dị giáo (sovacassata).
- Người có thiện hữu ra sao? Người nào là bậc có đức tin, trì giới, đa văn, bố thí, trí tuệ mà hiệp hội, tụ tập, kết giao, tìm gặp gỡ, sùng tín, cho đến quá thương kỉnh, tin cậy với người đó và đem thân tâm chiều chuộng theo người đó. Dù thế nào đây gọi là người có thiện hữu (kalvāṇamittatā).
854.
- Tri quá ra sao? Sai với ngũ thiên thất tụ (luật) gọi là phạm, người có trí hiểu rành… không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến, làm nhân rành rẽ sự sai phạm của mỗi tất cả. Dù thế nào đây gọi là tri quá (āpattikusalatā).
- Tri ly quá là chi? Người có trí, thái độ biết rành… sự không mê mờ, có cách trạch pháp do chánh kiến làm nhân biết rành xuất những tội ấy. Dù thế nào đây gọi là tri ly quá (āpatti-vuṭṭhānakusalatā).
855.
- Rành nhập thiền ra sao? Nhập thiền có tầm tứ, nhập thiền không tầm còn tứ và nhập thiền không tầm không tứ, phải là người có trí, thái độ hiểu rành… sự không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến làm nhân biết rành cách nhập thiền trong các cách nhập đó. Dù thế nào đây gọi là rành nhập thiền (samāpattikusalatā).
- Tri xuất thiền ra sao? Sáng kiến biết rành… sự không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến làm nhân rành những cách xuất thiền. Dù thế nào, đây gọi là tri xuất thiền (samāpatti-vuṭṭhānakusalatā).
856.
- Rành thập bát giới ra sao? Thập bát giới là: Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới.
Trí tuệ hiểu rành… không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến làm nhân hiểu rành tất cả giới. Dù thế nào, đây gọi là rành thập bát giới (dhātukusalatā).
- Hiểu rành tác ý khéo ra sao? Trí tuệ, thái độ biết rành… không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến làm nhân, hiểu rành trong cách xét rõ những giới. Dù thế nào đây gọi là hiểu rành tác ý khéo (manasikāra kusalatā).
857.
- Hiểu rành xứ ra sao?
Thập nhị xứ là: Nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ.
Trí tuệ, thái độ biết rành… sự không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến làm nhân biết rành tất cả xứ. Dù thế nào đây gọi là hiểu rành xứ (āyatana kusalatā).
- Hiểu rành y tương sinh ra sao? Y tương sanh là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên sanh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão, tử, sầu, khóc, khổ, ưu, ai. Tất cả khổ sanh ra đều do như thế này, bậc trí tuệ có sự biết rành… không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến, rành y tương sinh. Dù thế nào đây gọi là hiểu rành y tương sinh (paṭiccasamupāda kusalatā).
858.
- Hiểu rành vị trí ra sao? Những pháp làm duyên trợ cho pháp khác sanh, các trạng thái ấy gọi là vị trí (thāna). Bậc trí tuệ có thái độ hiểu rành… không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến, rành vị trí. Dù thế nào đây gọi là hiểu rành vị trí (thānakusalatā).
- Rành phi vị trí ra sao? Những pháp không phải làm duyên trợ cho pháp khác sanh ra. Những trạng thái ấy gọi là phi vị trí. Bậc trí tuệ có thái độ hiểu rành… không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến, rành phi vị trí. Dù thế nào đây gọi là rành phi vị trí (aṭṭhāna kusalatā).
859.
- Chánh trực trong khi có ra sao? Sự chơn thật không cong, không vạy vọ, không xảo trá, không quỷ quyệt. Dù thế nào đây gọi là chánh trực (ājjavo).
- Nhu nhược trong khi có ra sao? Sự mềm dịu, sự nhu hòa, không can cường, không cường ngạnh, tâm khiêm nhượng. Dù thế nào đây gọi là nhu nhược (maddavo).
860.
- Nhẫn nại trong khi có ra sao? Sự nhịn nhục, thái độ nhịn nhục, tự đè nén, cách không dữ dằn, miệng không ác xấu, tâm hoan hỷ. Dù thế nào đây gọi là nhẫn nại (khanti).
- Nghiêm tịnh trong khi có ra sao? Không hiện thô thân, không quá lời thô lỗ, không phát hiện thân tâm thô ác. Dù thế nào đây gọi là nghiêm tịnh (soraccaṃ).
861.
- Cam ngôn mỹ từ trong khi có ra sao? Chừa những lời nói nào gai góc, gút mắt, gay gắt, xiên xỏ người khác để làm cho giận hờn không yên ổn, chỉ nói những lời không lõi, thích tai, vừa lòng, danh từ nhiều người trong xứ ưa thích, nói những cách ấy lời suốt thao thao không thô lỗ, thành người cam ngôn mỹ từ. Dù thế nào đây gọi là cam ngôn mỹ từ (sākhalyaṃ).
- Tiếp đãi trong khi có ra sao? Tiếp đãi có hai cách: Một là tiếp đãi vật chất, hai là tiếp đãi pháp. Cũng có người trong đời này thành người tiếp đãi, hoặc tiếp đãi bằng vật chất, hoặc tiếp đãi bằng pháp. Theo đây gọi là tiếp đãi (patisantharo).
862.
- Người không thu thúc lục môn quyền ra sao?
Có người trong đời này hoặc thấy sắc bằng con mắt rồi chấp tướng, chấp theo hình thể, cho nên những tội ác tham, sân, si mới chi phối những người không thu thúc nhãn quyền ấy, do vì không thu thúc nhãn quyền mới không tu tập để thu thúc nhãn quyền, chẳng gìn giữ nhãn quyền, do đó mới không đặng gọi là thu thúc nhãn quyền.
Nghe tiếng bằng lỗ tai… ngửi hơi bằng mũi… nếm vị bằng lưỡi… đụng chạm cảnh xúc bằng thân… biết cảnh pháp bằng tâm… rồi chấp theo tướng, chấp theo hình thức nên những tội ác tham, sân, si mới chi phối những người không thu thúc ý quyền ấy. Cũng do không thu thúc ý quyền, chẳng thực hành để thu thúc ý quyền, không gìn giữ ý quyền mới không thành tựu thu thúc ý quyền vậy.
Sự không bảo hộ, cách không bảo hộ, thái độ không bảo hộ, cách không thu thúc lục quyền như thế. Đây gọi là người không thu thúc lục môn quyền (indriyesu aguttadvāratā).
- Người không độ lượng vật thực ra sao? Có người trong đời này tác ý không khéo cho rằng ăn vật thực để chơi bời, để mê mẩn, để cho có sắc đẹp, đặng mập mạp. Như thế là người không tri túc, không biết độ thực, chẳng khéo suy xét với vật thực. Như thế gọi là người không độ lượng vật thực (bhojame amattaññutā).
863.
- Người thu thúc lục môn quyền ra sao?
Cũng có người trong đời này thấy sắc bằng con mắt rồi không chấp tướng, không chấp theo hình thể, cho nên những tội ác tham, sân, si không bị chi phối. Những người thu thúc nhãn quyền ấy, do nhờ thu thúc nhãn quyền mới tu tập để thu thúc nhãn quyền, gìn giữ nhãn quyền đó mới thành tựu người thu thúc nhãn quyền.
Đặng nghe tiếng bằng tai… ngửi hơi bằng mũi… nếm vị bằng lưỡi… đụng cảnh xúc bằng thân… biết cảnh pháp bằng tâm, rồi không chấp theo tướng, không chấp theo hình thể, cho nên những tội ác tham, sân si không chi phối những người thu thúc ý quyền ấy. Cũng do nhờ thu thúc ý quyền rồi giữ gìn ý quyền mới thành tựu cách thu thúc ý quyền. Sự bảo hộ, cách bảo hộ, thái độ bảo hộ, cách thu thúc lục môn quyền như thế. Đây gọi là người thu thúc lục môn quyền (indriyesu guttadvaratā).
- Người tri độ thực ra sao? Có người trong đời này suy xét khéo léo cho rằng vật thực ăn chẳng phải để chơi, ăn chẳng phải để say mê, ăn chẳng phải để trau dồi sắc đẹp, ăn chẳng phải để giúp cho mập mạp, mà chỉ cần ăn để sống hầu còn sanh mạng, (ta) ăn để hạn chế sự đói trợ phạm hạnh, do nhờ phương tiện này (ta) sẽ hạn chế sự chịu khổ từng đói và không chịu khổ mới sẽ đặng sống vững vàng tạo sự không có lỗi và nhờ đó mà có cách sống an vui sẽ có đến cho ta, suy nghĩ như thế rồi mới độ vật thực. Sự tri túc, sự tri độ thực, cách suy xét trong vật thực đó. Dù thế nào đây gọi là người tri độ thực (bhojane mattaññutā).
864.
- Thất niệm trong khi có ra sao? Sự nhớ không đặng, phụ niệm không đặng, không nhớ lại, nhớ ghi không đặng, cử chỉ nhớ không đặng, sự lướt đời, sự lẫn lộn. Dù thế nào đây gọi là thất niệm (mutthasacca).
- Quên mình trong khi có ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như then chốt đóng, si là căn bất thiện. Dù thế nào đây gọi là quên mình (asampajjañña).
865.
- Chánh niệm trong khi có ra sao? Chánh niệm, phụ niệm, nhớ lại, nhớ đặng, thái độ nhớ đặng, sự vẫn nhớ, không lướt đời, sự không quên, cũng gọi là niệm, niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Đây gọi là chánh niệm.
- Lương tri trong khi có ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự không mê, cách không mê, cách trạch pháp và chánh kiến. Đây gọi là lương tri (sampajjañña).
866.
- Sức kiểm lại là chi? Trí tuệ, thái độ biết rõ… sự không mê mờ, sự trạch pháp và chánh kiến. Đây gọi là sức kiểm lại (paṭisankhānabalam).
- Tu tiến lực là chi? Cách giao dịch, cách tu tiến, cách làm cho nhiều những pháp thiện. Đây gọi là tu tiến lực (bhavanabalam).
867.
- Chỉ trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm… chánh định. Đây gọi là chỉ (samatha).
- Quán trong khi có ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự không mê mờ, sự trạch pháp và chánh kiến. Đây gọi là quán (vipassanā).
868.
- Ấn chứng chỉ trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm… chánh định. Đây gọi là ấn chứng chỉ (samatha nimitta).
- Ấn chứng tinh tấn trong khi có ra sao? Cách mở mối cho tâm tinh tấn… chánh tinh tấn. Đây gọi là ấn chứng tinh tấn (paggāhanimitta).
869.
- Chiếu cố trong khi có ra sao? Cách mở mối cho tâm tinh tấn… chánh tinh tấn. Đây gọi là chiếu cố (paggāho).
- Vô phóng dật trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm… chánh định. Đây gọi là vô phóng dật (avikkhepo).
870.
- Giới trụy là chi? Thân phạm, khẩu phạm hay thân và khẩu phạm. Những cách như thế gọi là giới trụy (sīlavipatti).
Dù khuyết những giới nào đều sắp về giới trụy (sīlavipatti).
- Kiến trụy là chi? Như là nhận thấy rằng bố thí rồi không có quả phước, cúng dường rồi cũng không có quả phước, sự cúng cầu Thần Thánh chư thiên đều không có quả phước. Quả của nghiệp làm tốt đặng tốt, quả của nghiệp làm xấu bị xấu cũng không có. Đời này không có, đời khác cũng không có. Cha không phải là cha, mẹ không phải là mẹ. Chúng sanh chết và hóa sanh cũng chẳng có. Sa-môn, Bà-la-môn thực hành tốt đẹp chơn chánh phạm hạnh trong đời cũng không có. Sa-môn, Bà-la-môn tu hành đặng biết rõ đời này và đời khác bằng cách tu tuệ cao rồi tuyên bố cho người khác biết cũng không có trong đời. Dù nhận thấy bằng cách sai lạc, bằng cách thiên kiến… chấp theo dị đoan. Những cách như thế gọi là kiến trụy (diṭṭhivipatti).
Tất cả tà kiến đều sắp về kiến trụy (diṭṭhivipatti).
871.
- Mãn túc giới trong khi có ra sao? Thân không phạm, khẩu không phạm, thân và khẩu không phạm. Đây gọi là mãn túc giới (sīlasampadā).
Giới thu thúc tất cả gọi là mãn túc giới (sīlasampadā).
- Mãn túc kiến trong khi có ra sao? Sự nhận thấy rằng người bố thí vẫn có quả phúc, cách cúng dường vẫn có quả phước, sự cúng cầu Thần Thánh chư thiên đều có quả phước. Nghiệp làm tốt hay xấu đều có kết quả. Đời này vẫn có, đời khác cũng có. Cha thật là cha, mẹ thật là mẹ. Chúng sanh chết và hóa sanh vẫn có. Sa-môn, Bà-la-môn thực hành phạm hạnh chơn chánh tốt đẹp vẫn có trong đời này và đời khác bằng tự trí tuệ cao siêu rồi bố cáo cho người khác biết vẫn có trong đời. Bậc trí tuệ có cách hiểu rõ… không mê mờ, sẵn trạch pháp, có chánh kiến. Những trạng thái như thế gọi là mãn túc kiến (diṭṭhisampadā).
Tất cả chánh kiến đều sắp thành mãn túc kiến (ditthisampada).
872.
- Tịnh giới trong khi có ra sao? Thân không phạm, khẩu không phạm, thân và khẩu đều không phạm. Đây gọi là tịnh giới (sīlavisuddhi).
Tất cả giới thu thúc đều sắp là tịnh giới (sīlavisuddhi).
- Tịnh kiến trong khi có ra sao? Tuệ tri tự nghiệp, tuệ thuận tùng đế, tuệ đạo và tuệ quả (siêu thế).
873.
- Câu nói: "tịnh kiến" có giải như vầy: tuệ, cách hiểu rõ… sự không mê mờ, cách trạch pháp và chánh kiến.
- Câu nói: “Sự tinh tấn của người có đủ tri kiến trong sạch đó” có giải như vầy: Cách mở mối cho tâm tinh tấn… chánh tinh tấn.
874.
- Câu nói: “Sự thê thảm tâm đó” có giải như vầy: Tuệ thấy cái sanh bằng lối hoạn họa, tuệ thấy cái già bằng lối hoạn họa, tuệ thấy cái đau bằng lối hoạn họa, tuệ thấy cái chết bằng lối hoạn họa.
- Câu nói: “Sở y thê thảm của tâm” có giải như vầy: Tức là sanh, lão, bệnh, tử.
- Câu nói: “Sự đã khéo tinh tấn của người có tâm thê thảm” có giải như vầy: Phíc khú trong Tông giáo này vẫn bảo vệ tâm vững vàng, ưa thích.
Muốn cho trừ cần phát sanh hầu tuyệt trừ những tội ác đã từng sanh.
Muốn cho thận cần phát sanh hầu ngăn ngừa những pháp tội ác chưa từng sanh không đặng sanh.
Muốn cho tu cần phát sanh hầu trau dồi những pháp thiện chưa từng sanh đặng sanh.
Muốn cho bảo cần phát sanh hầu duy trì những pháp thiện đã từng sanh càng tăng thêm không giảm bớt, tiến hóa đầy đủ rộng rãi.
875.
- Câu nói: “Sự không biết no trong pháp thiện” có giải như vầy: cách càng rất ưa thích của người không biết no trong sự tu tiến tất cả pháp thiện.
- Câu nói: “Không lui sụt tinh tấn” có giải như vầy: thái độ cung kỉnh, hành vi liên lạc, làm không nghĩ ngợi, phẩm hạnh không giảm thiểu, chẳng bỏ sự thích hợp, không tránh phận sự tư cách kết giao, sự tiến triển càng làm nhiều hầu tu tiến tất cả pháp thiện.
876. Tiếng gọi minh có giải như vầy: Tam minh tức là túc mạng minh, sanh tử minh và lậu tận minh.
Câu nói: “Giải thoát” có giải như vầy: Nhị giải thoát là sự rảnh rang của tâm (bát thiền) và níp-bàn.
877. Câu nói “tuệ trong phần tuyệt” tức là tuệ đạo.
Câu nói “Tuệ sanh theo” tức là tuệ đang hiệp với quả siêu thế.
Dứt nhị đề kinh và dứt tập toát yếu (nikkhepakanda).