Phần C.
THIÊN SẮC PHÁP
(Rūpakaṇdaṃ)

501. Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Quả của pháp thiện và bất thiện trong cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, pháp thành tố, phi thiện, phi bất thiện và phi nghiệp quả, tất cả sắc pháp và vô vi giới. Những chơn tướng này gọi là pháp vô ký.

502. Tất cả sắc pháp là chi? Như là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương sắc tứ đại sung, đó gọi là tất cả sắc pháp.

I. ĐẦU ĐỀ (Mātika)

1) Phần nhứt đề.

503. Tất cả sắc pháp cũng gọi là phi nhân, vô nhân, bất tương ưng nhân, hành động theo với duyên thành pháp hữu vi, thành sắc pháp, thành pháp hiệp thế, thành cảnh của lậu, thành cảnh của triền, thành cảnh của phược, thành cảnh của bộc, thành cảnh của phối, thành cảnh của cái, thành cảnh của khinh thị, thành cảnh của thủ, thành cảnh của phiền não, thành cảnh của pháp vô ký, thành không biết cảnh, thành phi sở hữu tâm, thành bất tương ưng tâm, thành phi dị thục quả, thành phi dị thục nhân, thành phi phiền toái mà cảnh phiền não, thành phi pháp hữu tầm hữu tứ, thành phi pháp vô tầm hữu tứ, thuộc pháp vô tầm vô tứ, thành phi pháp đồng sanh hỷ, thành phi pháp đồng sanh lạc, thành pháp phi đồng sanh xả, thành pháp phi sơ đạo tuyệt trừ, thành pháp phi ba đạo cao tuyệt trừ, thành pháp phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành pháp phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi nhân sanh tử, thành phi nhân đến Níp Bàn, thành phi hữu học, thành phi vô học, thành pháp hy thiểu, thành pháp Dục giới, thành pháp phi sắc giới, thành pháp phi Vô sắc giới, thành pháp hiệp thế, thành phi pháp siêu thế, thành pháp bất định, thành pháp phi bất định, thành pháp hiện tại bị lục thức biết, nó là vô thường, đã bị sự già bao vây. Sắc yếu hiệp phần một như thế này.

Dứt phần nhứt đề.

2) Phần nhị đề.

504. Sắc yếu hiệp phần hai:

- Chơn sắc y sinh cũng có; chơn sắc phi y sinh cũng có.

- Chơn sắc thủ cũng có; chơn sắc phi thủ cũng có.

- Chơn sắc thủ cảnh thủ cũng có; chơn sắc phi thủ cảnh thủ cũng có.

- Chơn sắc bị thấy cũng có; chơn sắc không bị thấy cũng có.

- Chơn sắc đối chiếu cũng có; chơn sắc không đối chiếu cũng có.

- Chơn sắc quyền cũng có; chơn sắc phi quyền cũng có.

- Chơn sắc đại sung cũng có; chơn sắc phi đại sung cũng có.

- Chơn sắc biểu tri cũng có; chơn sắc phi biểu tri cũng có.

- Chơn sắc có tâm làm sở sanh cũng có; chơn sắc không có tâm làm sở sanh cũng có.

- Chơn sắc sanh chung với tâm cũng có; chơn sắc không sanh chung với tâm cũng có.

- Chơn sắc luân chuyển theo tâm cũng có; chơn sắc không luân chuyển theo tâm cũng có.

- Chơn sắc bên trong cũng có; chơn sắc bên ngoài cũng có.

- Chơn sắc thô cũng có; chơn sắc tế cũng có.

- Chơn sắc viễn cũng có; chơn sắc cận cũng có.

- Chơn sắc nương nhãn xúc sanh ra cũng có; chơn sắc không nương nhãn xúc sanh ra cũng có.

- Chơn sắc nương thọ sanh ra do nhãn xúc... (nương) tưởng... (nương) tư... (nương) nhãn thức cũng có; chơn sắc không phải nhãn thức nương sanh ra cũng có.

- Chơn sắc chỗ nương của nhĩ xúc sanh ra... của tỷ xúc... của thiệt xúc... của thân xúc cũng có; chơn sắc chẳng phải chỗ nương của thân xúc sanh ra cũng có.

- Chơn sắc mà thọ nương sanh từ thân xúc... tưởng... tư... thân thức cũng có; chơn sắc không phải chỗ nương của thân thức cũng có.

- Chơn sắc cảnh của nhãn xúc cũng có; chơn sắc phi cảnh của nhãn xúc cũng có.

- Chơn sắc cảnh của thọ sanh từ nhãn xúc... của tưởng... của tư... của nhãn thức cũng có; chơn sắc phi cảnh của nhãn thức cũng có.

- Chơn sắc cảnh của nhĩ xúc... của tỷ xúc... của thiệt xúc... của thân xúc cũng có; chơn sắc phi cảnh của thân xúc cũng có.

- Chơn sắc cảnh của thọ sanh từ thân xúc... của tưởng... của tư... của thân thức cũng có; chơn sắc phi cảnh của thân thức cũng có.

- Chơn sắc thành nhãn xứ cũng có; chơn sắc phi nhãn xứ cũng có.

- Chơn sắc thành nhĩ xứ cũng có; chơn sắc phi nhĩ xứ cũng có.

- Chơn sắc thành tỷ xứ... thiệt xứ... thân xứ cũng có; chơn sắc phi thành thân xứ cũng có.

- Chơn sắc thành sắc xứ cũng có; chơn sắc thành phi sắc xứ cũng có.

- Chơn sắc thành thinh xứ... khí xứ... vị xứ... xúc xứ cũng có; chơn sắc thành phi xúc xứ cũng có.

- Chơn sắc thành nhãn giới cũng có; chơn sắc phi nhãn giới cũng có.

- Chơn sắc thành nhĩ giới... thành tỷ giới... thành thiệt giới... thành thân giới cũng có; chơn sắc thành phi thân giới cũng có.

- Chơn sắc thành sắc giới cũng có; chơn sắc thành phi sắc giới cũng có.

- Chơn sắc thành thinh giới... khí giới... vị giới... xúc giới cũng có; chơn sắc thành phi xúc giới cũng có.

- Chơn sắc thành nhãn quyền cũng có; chơn sắc thành phi nhãn quyền cũng có.

- Chơn sắc thành nhĩ quyền... thành tỷ quyền... thành thiệt quyền... thành thân quyền cũng có; chơn sắc thành phi thân quyền cũng có.

- Chơn sắc thành nữ quyền cũng có; chơn sắc thành phi nữ quyền cũng có.

- Chơn sắc thành nam quyền cũng có; chơn sắc thành phi nam quyền cũng có.

- Chơn sắc thành mạng quyền cũng có; chơn sắc thành phi mạng quyền cũng có.

- Chơn sắc thành thân biểu tri cũng có; chơn sắc thành phi thân biểu tri cũng có.

- Chơn sắc thành khẩu biểu tri cũng có; chơn sắc thành phi khẩu biểu tri cũng có.

- Chơn sắc hư không[4] chất cũng có; chơn sắc phi hư không chất cũng có.

- Chơn sắc thủy chất cũng có; chơn sắc phi thủy chất cũng có.

- Chơn sắc thành sắc khinh cũng có; chơn sắc thành phi sắc khinh cũng có.

- Chơn sắc thành sắc thích dụng[5] cũng có; chơn sắc thành phi sắc thích dụng cũng có.

- Chơn sắc sanh (upacaya) cũng có; chơn sắc phi sắc sanh cũng có.

- Chơn sắc thành sắc thừa kế (santati) cũng có; chơn sắc thành phi sắc thừa kế (santati) cũng có.

- Chơn sắc thành sắc lão cũng có; chơn sắc thành phi sắc lão cũng có.

- Chơn sắc thành sắc vô thường (aniccatā) cũng có; chơn sắc thành phi sắc vô thường cũng có.

- Chơn sắc thành đoàn thực cũng có; chơn sắc thành phi đoàn thực cũng có.

Sắc yếu hiệp phần nhị như đây.

Dứt phần nhị đề.

3) Phần tam đề.

505. Tam yếu hiệp sắc

- Sắc nội thành y sinh. Sắc ngoại thành y sinh cũng có, thành phi y sinh cũng có.

- Sắc nội thành thủ. Sắc ngoại thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.

- Sắc nội thành thủ cảnh thủ. Sắc ngoại thành thủ cảnh thủ cũng có, thành phi thủ cảnh thủ cũng có.

- Sắc nội thành bất kiến. Sắc ngoại thành kiến cũng có, thành bất kiến cũng có.

- Sắc nội thành đối chiếu. Sắc ngoại thành đối chiếu cũng có, thành vô đối chiếu cũng có.

- Sắc nội thành quyền. Sắc ngoại thành quyền cũng có, thành phi quyền cũng có.

- Sắc nội thành phi đại sung. Sắc ngoại thành đại sung cũng có, thành phi đại sung cũng có.

- Sắc nội thành phi biểu tri. Sắc ngoại thành biểu tri cũng có, thành phi biểu tri cũng có.

- Sắc nội thành không nương tâm làm sở sanh. Sắc ngoại thành nương tâm làm sở sanh cũng có, thành không nương tâm làm sở sanh cũng có.

- Sắc nội thành phi đồng sanh tồn với tâm. Sắc ngoại thành đồng sanh tồn với tâm cũng có, thành phi đồng sanh tồn với tâm cũng có.

- Sắc nội thành phi tùng tâm thông lưu. Sắc ngoại thành tùng tâm thông lưu cũng có, thành phi tùng tâm thông lưu cũng có.

- Sắc nội thành thô. Sắc ngoại thành thô cũng có, thành tế cũng có.

- Sắc nội thành cận. Sắc ngoại thành cận cũng có, thành viễn cũng có.

- Sắc ngoại không nương nhãn xúc sanh. Sắc nội nương nhãn xúc sanh cũng có, không nương nhãn xúc sanh cũng có.

- Sắc ngoại không nương thọ sanh từ nhãn xúc... tưởng... tư... nhãn thức. Sắc nội nương nhãn thức cũng có, không nương nhãn thức cũng có.

- Sắc ngoại không nương nhĩ xúc sanh... tỷ xúc... thiệt xúc... thân xúc. Sắc nội nương thân xúc sanh cũng có, không nương thân xúc sanh cũng có.

- Sắc ngoại không nương thọ sanh từ thân xúc... tưởng... tư... thân thức. Sắc nội nương thân thức sanh ra cũng có, không nương thân thức sanh ra cũng có.

- Sắc nội không thành cảnh của nhãn xúc. Sắc ngoại thành cảnh của nhãn xúc cũng có, không thành cảnh của nhãn xúc cũng có.

- Sắc nội không thành cảnh của thọ sanh từ nhãn xúc... của tưởng... của tư... của nhãn thức. Sắc ngoại thành cảnh của nhãn thức cũng có, không thành cảnh của nhãn thức cũng có.

- Sắc nội không thành cảnh của nhĩ xúc... tỷ xúc... thiệt xúc... thân xúc. Sắc ngoại thành cảnh của thân xúc cũng có, không thành cảnh của thân xúc cũng có.

- Sắc nội thành cảnh của thọ sanh từ thân xúc... của tưởng... của tư... của thân thức. Sắc ngoại thành cảnh của thân thức cũng có, không thành cảnh của thân thức cũng có.

- Sắc ngoại thành phi nhãn xứ. Sắc nội thành nhãn xứ cũng có, thành phi nhãn xứ cũng có.

- Sắc ngoại thành phi nhĩ xứ... thành phi tỷ xứ... thành phi thiệt xứ... thành phi thân xứ. Sắc nội thành thân xứ cũng có, thành phi thân xứ cũng có.

- Sắc nội không thành sắc xứ. Sắc ngoại thành sắc xứ cũng có, không thành sắc xứ cũng có.

- Sắc nội không thành thinh xứ... không thành khí xứ... không thành vị xứ... không thành xúc xứ. Sắc ngoại thành xúc xứ cũng có, không thành xúc xứ cũng có.

- Sắc ngoại không thành nhãn giới. Sắc nội thành nhãn giới cũng có, không thành nhãn giới cũng có.

- Sắc ngoại không thành nhĩ giới... không thành tỷ giới... không thành thiệt giới... không thành thân giới. Sắc nội thành thân giới cũng có, không thành thân giới cũng có.

- Sắc nội không thành sắc giới. Sắc ngoại thành sắc giới cũng có, không thành sắc giới cũng có.

- Sắc nội không thành thinh giới... không thành khí giới... không thành vị giới... không thành xúc giới. Sắc ngoại thành xúc giới cũng có, không thành xúc giới cũng có.

- Sắc ngoại không thành nhãn quyền. Sắc nội thành nhãn quyền cũng có, không thành nhãn quyền cũng có.

- Sắc ngoại không thành nhĩ quyền... không thành tỷ quyền... không thành thiệt quyền... không thành thân quyền. Sắc nội thành thân quyền cũng có, không thành thân quyền cũng có.

- Sắc nội không thành nữ quyền. Sắc ngoại thành nữ quyền cũng có, không thành nữ quyền cũng có.

- Sắc nội không thành nam quyền. Sắc ngoại thành nam quyền cũng có, không thành nam quyền cũng có.

- Sắc nội không thành mạng quyền. Sắc ngoại thành mạng quyền cũng có, không thành mạng quyền cũng có.

- Sắc nội không thành thân biểu tri. Sắc ngoại thành thân biểu tri cũng có, không thành thân biểu tri cũng có.

- Sắc nội không thành khẩu biểu tri. Sắc ngoại thành khẩu biểu tri cũng có, không thành khẩu biểu tri cũng có.

- Sắc nội không thành hư không giới. Sắc ngoại thành hư không giới cũng có, không thành hư không giới cũng có.

- Sắc nội không thành thủy chất. Sắc ngoại thành thủy chất cũng có, không thành thủy chất cũng có.

- Sắc nội không thành sắc khinh. Sắc ngoại thành sắc khinh cũng có, không thành sắc khinh cũng có.

- Sắc nội không thành sắc nhu. Sắc ngoại thành sắc nhu cũng có, không thành sắc nhu cũng có.

- Sắc nội không thành sắc thích dụng. Sắc ngoại thành sắc thích dụng cũng có, không thành sắc thích dụng cũng có.

- Sắc nội không thành sắc sanh. Sắc ngoại thành sắc sanh (upacaya) cũng có, không thành sắc sanh cũng có.

- Sắc nội không thành sắc thừa kế (santati). Sắc ngoại thành sắc thừa kế cũng có, không thành sắc thừa kế cũng có.

- Sắc nội không thành sắc lão (jaratā). Sắc ngoại thành sắc lão cũng có, không thành sắc lão cũng có.

- Sắc nội không thành sắc vô thường (aniccatā). Sắc ngoại thành sắc vô thường cũng có, không thành sắc vô thường cũng có.

- Sắc nội không thành đoàn thực. Sắc ngoại thành đoàn thực cũng có, không thành đoàn thực cũng có.

Tam yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu

Dứt phần tam đề.

4) Phần tứ đầu đề.

506. T yếu hiệp sắc

- Sắc y sinh thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có. Sắc bất y sinh thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.

- Sắc y sinh thành thủ cảnh thủ cũng có, thành phi thủ cảnh thủ cũng có. Sắc bất y sinh thành thủ cảnh thủ cũng có, thành phi thủ cảnh thủ cũng có.

- Sắc y sinh thành đối chiếu cũng có, thành vô đối chiếu cũng có. Sắc bất y sinh thành đối chiếu cũng có, thành vô đối chiếu cũng có.

- Sắc y sinh thành thô cũng có, thành tế cũng có. Sắc bất y sinh thành thô cũng có, thành tế cũng có.

- Sắc y sinh thành viễn cũng có, thành cận cũng có. Sắc bất y sinh thành viễn cũng có, thành cận cũng có.

- Sắc thủ thành hữu kiến cũng có, thành bất kiến cũng có. Sắc phi thủ thành hữu kiến cũng có, thành bất kiến cũng có.

- Sắc thủ thành đối chiếu cũng có, thành vô đối chiếu cũng có. Sắc phi thủ thành đối chiếu cũng có, thành vô đối chiếu cũng có.

- Sắc thủ thành tứ đại sung cũng có, không thành tứ đại sung cũng có. Sắc phi thủ thành tứ đại sung cũng có, không thành tứ đại sung cũng có.

- Sắc thủ thành thô cũng có, thành tế cũng có. Sắc phi thủ thành thô cũng có, thành tế cũng có.

- Sắc thủ thành viễn cũng có, thành cận cũng có. Sắc phi thủ thành viễn cũng có, thành cận cũng có.

- Sắc thủ cảnh thủ thành hữu kiến cũng có, thành bất kiến cũng có. Sắc phi thủ cảnh thủ thành hữu kiến cũng có, thành bất kiến cũng có.

- Sắc thủ cảnh thủ thành hữu đối chiếu cũng có, thành vô đối chiếu cũng có. Sắc phi thủ cảnh thủ thành hữu đối chiếu cũng có, thành vô đối chiếu cũng có.

- Sắc thủ cảnh thủ thành đại sung cũng có, không thành đại sung cũng có. Sắc phi thủ cảnh thủ thành đại sung cũng có, không thành đại sung cũng có.

- Sắc thủ cảnh thủ thành thô cũng có, thành tế cũng có. Sắc phi thủ cảnh thủ thành thô cũng có, thành tế cũng có.

- Sắc thủ cảnh thủ thành viễn cũng có, thành cận cũng có. Sắc phi thủ cảnh thủ thành viễn cũng có, thành cận cũng có.

- Sắc xúc chạm đặng thành quyền cũng có, không thành quyền cũng có. Sắc xúc chạm không đặng thành quyền cũng có, không thành quyền cũng có.

- Sắc xúc chạm đặng thành đại sung cũng có, không thành đại sung cũng có. Sắc xúc chạm không đặng thành đại sung cũng có, không thành đại sung cũng có.

- Sắc quyền thành thô cũng có, thành tế cũng có. Sắc phi quyền thành thô cũng có, thành tế cũng có.

- Sắc quyền thành viễn cũng có, thành cận cũng có. Sắc phi quyền thành viễn cũng có, thành cận cũng có.

- Sắc tứ đại sung thành thô cũng có, thành tế cũng có. Sắc phi đại sung thành thô cũng có, thành tế cũng có.

- Sắc đại sung thành viễn cũng có, thành cận cũng có. Sắc phi đại sung thành viễn cũng có, thành cận cũng có.

- Sắc thấy đặng, sắc nghe đặng, sắc biết đặng, sắc tỏ ngộ đặng.

Tứ yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần tứ đầu đề.

5) Phần ngũ đầu đề.

507. Ngũ yếu hiệp sắc. Chất đất, chất nước, chất lửa, chất gió và sắc y sinh.

Ngũ yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần ngũ đầu đề.

6) Phần lục đầu đề.

508. Lục yếu hiệp sắc. Sắc mà nhãn thức biết đặng, sắc mà nhĩ thức biết đặng, sắc mà tỷ thức biết đặng, sắc mà thiệt thức biết đặng, sắc mà thân thức biết đặng, sắc mà ý thức biết đặng. Lục yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần lục đầu đề.

7) Phần thất đầu đề.

509. Thất yếu hiệp sắc. Sắc mà nhãn thức đáng biết, sắc mà nhĩ thức đáng biết, sắc mà tỷ thức đáng biết, sắc mà thiệt thức đáng biết, sắc mà thân thức đáng biết, sắc mà ý giới đáng biết, sắc mà ý thức giới đáng biết. Thất yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần thất đầu đề.

8) Phần bát đầu đề.

510. Bát yếu hiệp sắc. Sắc mà nhãn thức phải biết, sắc mà nhĩ thức phải biết, sắc mà tỷ thức phải biết, sắc mà thiệt thức phải biết, sắc mà thân thức phải biết, đụng sướng cũng có, đụng khổ cũng có, sắc mà ý giới nên biết và sắc mà ý thức giới nên biết. Bát yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần bát đầu đề.

9) Phần cửu đầu đề (cửu yếu hiệp).

511. Cửu yếu hiệp sắc. Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền và sắc phi quyền. Cửu yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần cửu đầu đề.

10) Phần thập đầu đề.

512. Thập yếu hiệp sắc. Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, sắc phi quyền đụng chạm chẳng đặng cũng có, đụng chạm không đặng cũng có. Thập yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần thập đầu đề.

11) Phần thập nhứt đầu đề.

513. Thập nhứt yếu hiệp sắc. Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ và sắc bất kiến vô đối chiếu mà liên hệ trong pháp xứ. Thập nhất yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần thập nhứt đầu đề và dứt đầu đề.

---

II. THẬP NHỨT ĐỀ XIỂN MINH

1) Phần nhứt xiển minh.

514. Tất cả sắc pháp đều là phi nhân, đều là vô nhân, đều là bất tương ưng nhân, đều là hữu duyên, đều là hữu vi, đều gọi là sắc, đều là hiệp thế, đều là cảnh lậu, đều là cảnh triền, đều là cảnh phược, đều là cảnh bộc, đều là cảnh phối, đều là cảnh cái, đều là cảnh khinh thị, đều là cảnh thủ, đều là cảnh phiền não, đều là pháp vô ký, đều là không biết cảnh, đều là phi sở hữu tâm, đều là bất tương ưng tâm, đều là phi dị thục quả, đều là phi dị thục nhân, đều là phi phiền toái mà cảnh phiền não, đều là phi pháp hữu tầm hữu tứ, đều là phi pháp vô tầm hữu tứ, đều là pháp vô tầm vô tứ, đều là phi đồng sanh pháp hỷ, đều là phi đồng sanh lạc, đều là phi đồng sanh xả, đều là phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ, đều là chẳng phải hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, đều là phi nhân sanh tử và phi nhân đến Níp Bàn, đều là phi hữu học và phi vô học, đều là pháp hy thiểu, đều là pháp Dục giới, đều là phi Sắc giới, đều là phi Vô sắc giới, đều là pháp liên quan luân hồi, đều là phi siêu thế, đều là bất định, đều là không đưa ra khỏi khổ, đều là vô thường, đều bị sự già bao vây, đều bị 6 thức hiện tại biết đặng. Sắc yếu hiệp phần nhứt chỉ có bấy nhiêu.

Dứt phần nhứt xiển minh.

2) Phần nhị xiển minh.

Phân theo (sắc) y sinh.

515. Sắc y sinh là chi? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, thân biểu tri, khẩu biểu tri, hư không giới[6], sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng[7], sắc sanh[8] (upacaya), sắc thừa kế (santati), sắc lão (jarata), sắc vô thường (aniccata) và đoàn thực.

516.

- Sắc mà gọi là nhãn xứ đó ra sao? Nhãn nào thành sắc thần kinh[9] nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, thành không thấy mà đối chiếu đặng, chúng sanh đã thấy, đang thấy, sẽ thấy, nên thấy thứ sắc thấy đặng và đối chiếu (do thâu bằng thần kinh nhãn), thứ sắc thấy không đặng mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là nhãn, cũng gọi là nhãn xứ, cũng gọi là nhãn giới, cũng gọi là nhãn quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi con ngươi, cũng gọi con mắt, cũng gọi bờ bên này, cũng gọi luống không, nhà trống. Những sắc này gọi là nhãn xứ.

- Sắc mà gọi là nhãn xứ đó ra sao? Nhãn nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể mà thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Nhập với sắc hữu kiến và đối chiếu đặng, đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc nên đối chiếu, thứ nhãn nào mà thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là nhãn, cũng gọi là nhãn xứ, cũng gọi là nhãn giới, cũng gọi là nhãn quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi con ngươi, cũng gọi là trống không, cũng gọi bờ bên này, cũng gọi nhà trống, luống không. Những sắc này gọi là nhãn xứ.

- Sắc mà gọi là nhãn xứ đó ra sao? Nhãn nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, là thức không thấy mà đối chiếu đặng. Nhãn nào là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc nên đối chiếu, nhập với sắc hữu kiến và đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là nhãn, cũng gọi là nhãn xứ, cũng gọi là nhãn giới, cũng gọi là nhãn quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là ranh giới, cũng gọi là vật, cũng gọi nhà trống, cũng gọi là con mắt, cũng gọi bờ bên này, cũng gọi nhà trống luống không. Những sắc này gọi là nhãn xứ.

- Sắc mà gọi là nhãn xứ đó ra sao? Nhãn nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, là thứ không thấy mà đối chiếu đặng, do nương nhãn nào mà nhãn xúc mở mối, sắc hoặc đã sanh ra rồi, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc nên sanh... .; do nhờ nương nhãn nào mà thọ sanh ra từ nhãn xúc... tưởng... tư... nhãn thức khai đoan cho sắc hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc nên sanh...; do nương nhãn nào thì nhãn xúc nhờ sắc làm cảnh hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc nên sanh...; do nương nhãn nào, thọ mà sanh từ nhãn xúc... tưởng... tư... nhãn thức có sắc làm cảnh, hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc nên sanh. Đây cũng gọi là nhãn, cũng gọi là nhãn xứ, cũng gọi là nhãn giới, cũng gọi là nhãn quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là ranh giới, cũng gọi là vật, cũng gọi là trống, cũng gọi con mắt, cũng gọi bờ bên này, cũng gọi nhà trống luống không. Những sắc này gọi là nhãn xứ.

517.

- Sắc mà gọi là nhĩ xứ đó ra sao? Nhĩ nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên quan thân thể, là đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng (mà chúng sanh) hoặc đã nghe, hoặc đang nghe, hoặc sẽ nghe, hoặc đang nghe những tiếng là thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Nhĩ nào là thứ thấy không đặng mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là nhĩ, cũng gọi là nhĩ nhập, cũng gọi là nhĩ xứ, cũng gọi là nhĩ giới, cũng gọi là nhĩ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi bờ bên này, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là nhĩ xứ.

- Sắc mà gọi là nhĩ xứ đó ra sao? Nhĩ nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, thành đồ bất kiến hữu đối chiếu, nhập với thinh là thứ không thấy mà đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu. Thuộc nhĩ nào là đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là nhĩ, cũng gọi là nhĩ xứ, cũng gọi là nhĩ giới, cũng gọi là nhĩ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi bờ bên này, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là nhĩ xứ.

- Sắc mà gọi là nhĩ xứ đó ra sao? Nhĩ nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, thành đồ không thấy mà đối chiếu đặng. Nhập với thinh là thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu với tiếng không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là nhĩ, cũng gọi là nhĩ xứ, cũng gọi là nhĩ giới, cũng gọi là nhĩ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi bờ bên này, cũng gọi là nhà không. Những sắc này gọi là nhĩ xứ.

- Sắc mà gọi là nhĩ xứ đó ra sao? Nhĩ nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, thành đồ không thấy mà đối chiếu đặng, do nương nhĩ nào thì nhĩ xúc mở mối tiếng đã sanh ra, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do nương nhĩ nào mà thọ sanh từ nhĩ xúc... tưởng... tư... nhĩ thức mở mối tiếng đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do nương nhĩ nào, nhĩ xúc mà có thinh làm cảnh đã sanh ra, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do nương nhĩ nào thì thọ sanh từ nhĩ xúc... tưởng... tư... nhĩ thức có thinh làm cảnh đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh. Đây cũng gọi là nhĩ, cũng gọi là nhĩ xứ, cũng gọi là nhĩ giới, cũng gọi là nhĩ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi bờ bên này, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là nhĩ xứ.

518.

- Sắc mà gọi là tỷ xứ đó ra sao? Tỷ nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, (thế vậy chúng sanh) đã ngửi, đang ngửi, sẽ ngửi, đáng ngửi, nhập với khí là thứ không thấy mà đối chiếu đặng đối với tỷ nào thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là tỷ, cũng gọi là tỷ xứ, cũng gọi là tỷ giới, cũng gọi là tỷ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi thử ngạn, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là tỷ xứ.

- Sắc mà gọi là tỷ xứ đó ra sao? Tỷ nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, nhập với khí là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi tỷ nào thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là tỷ, cũng gọi là tỷ xứ, cũng gọi là tỷ giới, cũng gọi là tỷ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là ranh giới, cũng gọi là vật, cũng gọi thử ngạn, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là tỷ xứ.

- Sắc mà gọi là tỷ xứ đó ra sao? Tỷ nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng, nhập với khí là thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu với khí mà không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là tỷ, cũng gọi là tỷ xứ, cũng gọi là tỷ giới, cũng gọi là tỷ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là ranh giới, cũng gọi là vật, cũng gọi thử ngạn, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là tỷ xứ.

- Sắc mà gọi là tỷ xứ đó ra sao? Tỷ nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng, bởi nương tỷ nào thì tỷ xúc mở mối khí đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do nương tỷ nào thì thọ sanh từ tỷ xúc... tưởng... tư... tỷ thức mở mối khí đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do nương tỷ nào thì tỷ xúc có khí làm cảnh, hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do nương tỷ nào thì thọ sanh từ tỷ xúc... tưởng... tư... tỷ thức mà có khí làm cảnh đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh. Đây cũng gọi là tỷ, cũng gọi là tỷ xứ, cũng gọi là tỷ giới, cũng gọi là tỷ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi thử ngạn, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là tỷ xứ.

519.

- Sắc mà gọi là thiệt xứ đó ra sao? Thiệt nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, (thế vậy) chúng sanh đã nếm, hoặc đang nếm, hoặc sẽ nếm, hoặc đáng nếm bằng vị mà không thấy nhưng đối chiếu đặng với thiệt nào là đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, theo đây cũng gọi là thiệt, cũng gọi là thiệt xứ, cũng gọi là thiệt giới, cũng gọi là thiệt quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là ranh giới, cũng gọi là vật, cũng gọi thử ngạn, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là thiệt xứ.

- Sắc mà gọi là thiệt xứ đó ra sao? Thiệt nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, nhập với vị là thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi thiệt nào là thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thiệt, cũng gọi là thiệt xứ, cũng gọi là thiệt giới, cũng gọi là thiệt quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi thử ngạn, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là thiệt xứ.

- Sắc mà gọi là thiệt xứ đó ra sao? Thiệt nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung, liên hệ trong thân thể, thành đồ không thấy mà đối chiếu đặng, nhập với vị là thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu, chỗ vị mà thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thiệt, cũng gọi là thiệt xứ, cũng gọi là thiệt giới, cũng gọi là thiệt quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi thử ngạn, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là thiệt xứ.

- Sắc mà gọi là thiệt xứ đó ra sao? Thiệt nào là thần kinh nương sắc tứ đại minh liên hệ trong thân thể, thành đồ không thấy mà đối chiếu đặng, do nương lưỡi nào thì thiệt xúc mở mối vị đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh... do nương thiệt nào mà thọ sanh từ thiệt xúc... tưởng... tư... thiệt thức mở mối vị đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do nương thiệt nào mà thiệt xúc có vị làm cảnh đã phát sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh; do nương thiệt nào mà thọ phát sanh từ thiệt xúc... tưởng... tư... Thiệt thức mà có vị làm cảnh hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh. Đây cũng gọi là thiệt, cũng gọi là thiệt xứ, cũng gọi là thiệt giới, cũng gọi là thiệt quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi thử ngạn, cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là thiệt xứ.

520.

- Sắc mà gọi là thân xứ đó ra sao? Thân nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung liên hệ trong thân thể, thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Thế vậy (chúng sanh) hoặc đã đụng chạm, hoặc đang đụng chạm, hoặc sẽ đụng chạm, hoặc đáng đụng chạm với xúc là đồ không thấy nhưng đối chiếu nơi thân nào là đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thân, cũng gọi là thân xứ, cũng gọi là thân giới, cũng gọi là thân quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là thử ngạn, cũng gọi là nhà không. Những sắc này gọi là thân xứ.

- Sắc mà gọi là thân xứ đó ra sao? Thân nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung liên hệ trong thân thể, là thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Nhập với xúc là thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã xúc chạm, hoặc đang xúc chạm, hoặc sẽ xúc chạm, hoặc đáng xúc chạm nơi thân nào đối với thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thân, cũng gọi là thân xứ, cũng gọi là thân giới, cũng gọi là thân quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là thử ngạn, cũng gọi là nhà không. Những sắc này gọi là thân xứ.

- Sắc mà gọi là thân xứ đó ra sao? Thân nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung liên hệ trong thân thể, là thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Nhập với thân là thứ không thấy mà đối chiếu đặng, hoặc đã ép bức, hoặc đang ép bức, hoặc sẽ ép bức, hoặc đáng ép bức nơi xúc là thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thân, cũng gọi là thân xứ, cũng gọi là thân giới, cũng gọi là thân quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là thử ngạn, cũng gọi là nhà không. Những sắc này gọi là thân xứ.

- Sắc mà gọi là thân xứ đó ra sao? Thân nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung liên hệ trong thân thể là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, do nương với thân nào thì thân xúc mở mối cho xúc hoặc đã phát sanh, hoặc đang phát sanh, hoặc sẽ phát sanh, hoặc đáng phát sanh; do nhập với thân nào mà thọ phát sanh từ thân xúc… tưởng… tư… thân thức mở mối cho xúc hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh…; do nương thân nào mà thân xúc có sự mở mối cho cảnh xúc hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh; do nương thân nào mà thọ sanh từ thân xúc… tưởng… tư… thân thức có cảnh xúc hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh. Đây cũng gọi là thân, cũng gọi là thân xứ, cũng gọi là thân giới, cũng gọi là thân quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là nhà trống. Những sắc này gọi là thân xứ.

521.

- Sắc mà gọi là sắc xứ đó ra sao? Sắc nào là màu nương sắc tứ đại sung là thứ thấy đặng và đối chiếu được tức là màu xanh lam, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu đen, màu chân chim phụng, màu vàng đen, màu xanh, màu lá cây, màu trái xoài, dài, vắn, viễn, to, tròn, vuông, lục giác, bát giác, thập lục giác, hõm, lồi, bóng, nắng, ánh sáng, tối, mây, sương, khói, bụi, ánh trăng, trời chói, ánh sao, sao rọi, kiếng rọi, ngọc chiếu, ốc chiếu, ánh trân châu, ánh ngọc mắt mèo, ánh vàng, ánh bạc, hoặc dù cho sắc nào khác thành màu nương sắc tứ đại sung là thứ thấy đặng và đối chiếu đặng. Như thế, chúng sanh đã thấy, hoặc đang thấy, hoặc sẽ thấy, hoặc đáng thấy bằng sắc nào mà thứ thấy đặng và đối chiếu đặng với nhãn là thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là sắc, cũng gọi là sắc xứ, cũng gọi là sắc giới. Những sắc này đều gọi là sắc xứ.

- Sắc mà gọi là sắc xứ đó ra sao? Sắc nào là màu nương sắc tứ đại sung là thứ thấy đặng và đối chiếu được tức là màu xanh lam, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu đen, màu chân chim phụng, màu vàng đen, màu xanh, màu lá cây, màu trái xoài, dài, vắn, viễn, to, tròn, dầy, vuông, lục giác, bát giác, thập lục giác, hõm, lồi, bóng, nắng, ánh sáng, tối, mây, sương, khói, bụi, ánh trăng, trời chói, ánh sao, sao rọi, kiếng rọi, ngọc chiếu, ốc chiếu, ánh trân châu, ánh ngọc mắt mèo, ánh vàng, ánh bạc; hoặc dù sắc nào khác thành màu nương sắc tứ đại sung là thứ thấy đặng và vẫn đối chiếu đặng. Nhãn là thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Thế vậy, chúng sanh hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi sắc nào mà thứ thấy đặng và đối chiếu đặng. Đây gọi là sắc, cũng gọi là sắc xứ, cũng gọi là sắc giới. Những sắc này đều gọi là sắc xứ.

- Sắc mà gọi là sắc xứ đó ra sao? Sắc nào là màu nương sắc tứ đại sung là thứ thấy đặng và đối chiếu được, tức là màu xanh lam, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu đen, màu chân chim phụng, màu vàng đen, màu xanh, màu lá cây, màu trái xoài, dài, vắn, viễn, to, tròn, dầy, vuông, lục giác, bát giác, thập lục giác, hõm, lồi, bóng, nắng, ánh sáng, tối, mây, sương, khói, bụi, ánh trăng, trời chói, ánh sao, sao rọi, kiếng rọi, ngọc chiếu, ốc chiếu, ánh trân châu, ánh ngọc mắt mèo, ánh vàng, ánh bạc; hoặc dù sắc nào khác thành màu nương sắc tứ đại sung là thứ thấy đặng và vẫn đối chiếu được, do sắc nào mở mối mà nhãn xúc nương nhãn hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do sắc nào mở mối, thời thọ sanh từ nhãn xúc... tưởng... tư... nhãn thức nương nhãn hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; nhãn xúc có sắc nào làm cảnh mà nương nhãn hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh... thọ mà sanh từ nhãn xúc... tưởng... tư... nhãn thức mà có sắc nào nương nhãn hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh. Đây cũng gọi là sắc, cũng gọi là sắc xứ, cũng gọi là sắc giới. Những sắc này đều gọi là sắc xứ.

522.

- Sắc mà gọi là thinh xứ đó ra sao? Thinh nào nương sắc tứ đại sung thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng, tức là tiếng trống, tiếng vỗ bồng, tiếng ốc thổi, tiếng phi nam nữ, tiếng ca hát, tiếng nhạc, tiếng đàn, tiếng vỗ tay, tiếng thú kêu, tiếng âm dương chạm, tiếng nước, tiếng nhân loại, tiếng phi nhân. Hay là những tiếng nào khác nương sắc tứ đại sung thành thứ thấy không đặng mà đối chiếu đặng… Thế vậy, chúng sanh hoặc đã nghe, hoặc đang nghe, hoặc sẽ nghe, hoặc đáng nghe những tiếng nào là thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng, đối với nhĩ thành thứ thấy không đặng mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thinh, cũng gọi là thinh xứ, cũng gọi là thinh giới. Những sắc này đều gọi là thinh xứ.

- Sắc mà gọi là thinh xứ đó ra sao? Thinh nào nương sắc tứ đại sung thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng, tức là tiếng trống, tiếng vỗ bồng, tiếng ốc thổi, tiếng phi nam nữ, tiếng ca hát, tiếng nhạc, tiếng đàn, tiếng vỗ tay, tiếng thú kêu, tiếng âm dương chạm, tiếng nước, tiếng nhân loại, tiếng phi nhân. Hay là những tiếng nào khác nương sắc tứ đại sung thành thứ thấy không đặng và vẫn đối chiếu đặng… nhập với nhĩ là thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi sắc nào là thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thinh, cũng gọi là thinh xứ, cũng gọi là thinh giới. Những sắc này đều gọi là thinh xứ.

- Sắc mà gọi là thinh xứ đó ra sao? Thinh nào nương sắc tứ đại thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng, tức là tiếng trống, tiếng vỗ bồng, tiếng ốc thổi, tiếng phi nam nữ, tiếng ca hát, tiếng nhạc, tiếng đàn, tiếng vỗ tay, tiếng thú kêu, tiếng âm dương chạm, tiếng nước, tiếng nhân loại, tiếng phi nhân. Hay là những tiếng nào khác nương sắc tứ đại sung thành thứ thấy không đặng mà đối chiếu đặng… nhập với thinh là thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi nhĩ mà thành thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thinh, cũng gọi là thinh xứ, cũng gọi là thinh nhập (thinh xứ). Những sắc này đều gọi là thinh xứ.

- Sắc mà gọi là thinh xứ đó ra sao? Thinh nào nương sắc tứ đại thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng, tức là tiếng trống, tiếng vỗ bồng, tiếng ốc thổi, tiếng phi nam nữ, tiếng ca hát, tiếng nhạc, tiếng đàn, tiếng vỗ tay, tiếng thú kêu, tiếng âm dương chạm, tiếng nước, tiếng nhân loại, tiếng phi nhân. Hay là những tiếng nào khác nương sắc tứ đại thành thứ thấy không đặng mà đối chiếu đặng… do thinh nào mở mối nhĩ xúc nương nhĩ hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do thinh nào mở mối mà thọ sanh từ nhĩ xúc... tưởng... tư... nhĩ thức nương nhĩ hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; nhĩ xúc mà có thinh nào làm cảnh nương nhĩ hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; thọ nương từ nhĩ xúc... tưởng... tư... nhĩ thức có tiếng nào làm cảnh nương nhĩ hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh. Đây cũng gọi là thinh, cũng gọi là thinh xứ, cũng gọi là thinh giới. Những sắc này đều gọi là thinh xứ.

523.

- Sắc mà gọi là khí xứ đó ra sao? Khí nào mà nương sắc tứ đại sung thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, tức là hơi rễ cây, hơi lõi cây, hơi vỏ cây, hơi lá cây, hơi bông cây, hơi trái cây, hơi thúi, hơi sình, hơi thơm, hơi hôi. Hoặc là những hơi nào khác mà nương sắc tứ đại sung thành đồ không thấy đặng nhưng vẫn đối chiếu. Thế vậy chúng sanh hoặc đã ngửi, hoặc đang ngửi, hoặc sẽ ngửi, hoặc đáng ngửi, hơi nào mà thành thứ không thấy đặng nhưng đối chiếu đặng, đối với tỷ mà thuộc về thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là khí, hoặc gọi khí xứ, hoặc gọi khí giới. Những sắc này đều gọi là khí xứ.

- Sắc mà gọi là khí xứ đó ra sao? Khí nào mà nương sắc đại sung thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, tức là hơi rễ cây, hơi lõi cây, hơi vỏ cây, hơi lá cây, hơi bông cây, hơi trái cây, hơi thúi, hơi sình, hơi thơm, hơi hôi. Hoặc là những hơi nào khác mà nương sắc tứ đại thành đồ không thấy đặng nhưng vẫn đối chiếu đặng. Nhập với tỷ là thứ đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu do khí nào là thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là khí, cũng gọi khí xứ, cũng gọi khí giới. Những sắc này đều gọi là khí xứ.

- Sắc mà gọi là khí xứ đó ra sao? Khí nào mà nương sắc tứ đại sung thành đồ không thấy mà đối chiếu đặng, tức là hơi rễ cây, hơi lõi cây, hơi vỏ cây, hơi lá cây, hơi bông cây, hơi trái cây, hơi thúi, hơi sình, hơi thơm, hơi hôi hoặc những hơi nào khác mà nương sắc tứ đại sung thành đồ không thấy đặng nhưng vẫn đối chiếu đặng. Nhập với khí là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi tỷ mà thành thứ không thấy đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là khí, cũng gọi khí xứ, cũng gọi khí giới. Những sắc này đều gọi là khí xứ.

- Sắc mà gọi là khí xứ đó ra sao? Khí nào mà nương sắc tứ đại sung thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, tức là hơi rễ cây, hơi lõi cây, hơi vỏ cây, hơi lá cây, hơi bông cây, hơi trái cây, hơi thúi, hơi sình, hơi thơm, hơi hôi, hoặc những hơi nào khác mà nương sắc tứ đại thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, do khí nào mở mối cho tỷ xúc nương tỷ hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; do khí nào mở mối thì thọ sanh từ tỷ xúc... tưởng... tư... tỷ thức nương tỷ hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; tỷ xúc có khí nào làm cảnh nương tỷ hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh...; thọ mà sanh từ tỷ xúc... tưởng... tư... tỷ thức có khí làm cảnh nương tỷ hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh. Đây cũng gọi là khí, cũng gọi khí xứ, cũng gọi khí giới. Những sắc này đều gọi là khí xứ.

524.

- Sắc mà gọi là vị xứ đó ra sao? Vị nào nương sắc tứ đại sung thành đồ không thấy mà đối chiếu đặng, tức là vị rễ cây, vị thân cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị bông cây, vị trái cây, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẫn, vị chát, vị ngon, vị dở, hoặc vị nào khác nương sắc tứ đại sung mà thành thứ đồ không thấy mà đối chiếu đặng. Nhập với thiệt thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi vị nào mà thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là vị, cũng gọi vị xứ, cũng gọi vị giới. Những sắc này đều gọi là vị xứ.

- Sắc mà gọi là vị xứ đó ra sao? Vị nào nương sắc tứ đại sung thành thứ đồ không thấy được nhưng đối chiếu đặng như là vị rễ cây, vị thân cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị bông cây, vị trái cây, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẫn, vị chát, vị ngon, vị dở, hoặc vị nào khác nương sắc tứ đại sung mà thành thứ đồ không thấy mà vẫn đối chiếu… nhập với thiệt là đồ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi vị nào mà thành thứ đồ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là vị, cũng gọi vị xứ, cũng gọi vị giới. Những sắc này đều gọi là vị xứ.

- Sắc mà gọi là vị xứ đó ra sao? Vị nào nương sắc tứ đại sung thành thứ đồ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng như là vị rễ cây, vị thân cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị bông cây, vị trái cây, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẫn, vị chát, vị ngon, vị dở, hoặc vị nào khác nương sắc tứ đại sung mà thành thứ đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Nhập với vị nào mà thành món thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu nơi thiệt mà thành thứ đồ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là vị, cũng gọi vị xứ, cũng gọi vị giới. Những sắc này đều gọi là vị xứ.

- Sắc mà gọi là vị xứ đó ra sao? Vị nào nương sắc tứ đại sung thành đồ thấy không được mà đối chiếu đặng như là vị rễ cây, vị thân cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị bông cây, vị trái cây, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẩn, vị chát, vị ngon, vị dở. Hoặc vị nào khác nương sắc tứ đại sung mà thành thứ đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, do sắc nào mở mối thiệt xúc nương lưỡi đã sanh ra, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh…; do vị nào mở mối thì thọ sanh từ thiệt xúc… tưởng… tư… thiệt thức nương thiệt đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh…; thiệt xúc có vị nào làm cảnh nương thiệt nào hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh…; thọ mà sanh từ thiệt xúc… tưởng… tư… thiệt thức có vị nào làm cảnh nương thiệt hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh. Đây cũng gọi là vị, cũng gọi là vị xứ. Những sắc này đều gọi là vị xứ.

525. Sắc mà gọi là nữ quyền đó ra sao? Những cách nào thuộc về phần nữ như là nữ căn, nữ tướng, thân phần nữ, thái độ nữ, nết hạnh nữ, hành động theo cách người nữ. Như thế đây gọi là sắc nữ quyền.

526. Sắc mà gọi là nam quyền đó ra sao? Những cách nào thuộc về phần nam như là nam căn, nam tướng, thân phần nam, thái độ nam, nết hạnh nam, hành động theo cách người nam. Như thế đây gọi là sắc nam quyền.

527. Sắc mà gọi là mạng quyền đó ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, sự dinh dưỡng của sắc pháp, gọi sắc mạng quyền tức là cách sống còn của sắc pháp. Những sắc này đều gọi là mạng quyền.

528. Sắc mà gọi là thân biểu tri đó ra sao? Sự lay động, cách lay động, hành vi lay động, thái độ lay động, sự trình bày cho biết ý nghĩa, hành động trình bày cho biết ý nghĩa nơi thân của người mà có tâm thiện, tâm bất thiện hay là tâm vô ký sai khiến tới lui, ngó liếc qua lại, co ngay như thế nào. Những sắc này đều gọi là thân biểu tri.

529. Sắc mà gọi là khẩu biểu tri đó ra sao? Cách nói, cách phát ra lời, cách nói chuyện, cách tường thuật, cách tuyên bố, cách quảng cáo, ngôn ngữ, lời phân biệt của những người có tâm thiện, tâm bất thiện hay là tâm vô ký. Đây gọi là ngữ ngôn, sự trình bày cho biết ý nghĩa, cách trình bày cho biết ý nghĩa, trạng thái trình bày cho biết ý nghĩa bằng ngôn ngữ như thế nào. Những sắc này đều gọi là khẩu biểu tri.

530. Sắc mà gọi là hư không giới (giao giới) đó ra sao? Trống không tục gọi là hư không, cách luống không, sự luống không, kẽ hở, lỗ trống, tục gọi là không ngơ, thường gọi là rỗng không, thuộc về y sinh nương sắc tứ đại sung, nhưng đụng chạm không đặng. Những sắc này đều gọi là hư không giới.

531. Sắc mà gọi là sắc khinh (nhẹ) đó ra sao? Sự nhẹ, sự không nặng, sự lẹ làng, sự không chần chờ chậm chạp dù nơi sắc nào. Như thế đây gọi là sắc khinh.

532. Sắc mà gọi là sắc nhu (mềm) đó ra sao? Trạng thái mềm dịu, sự mềm dịu, không sần sượng, không cứng cỏi dù nơi sắc nào, đều gọi là sắc nhu.

533. Sắc mà gọi là sắc thích dụng (thích sự) đó ra sao? Cách vừa với việc làm, sự vừa theo việc làm, trạng thái vừa với việc làm dù nơi sắc nào đều gọi là sắc thích dụng.

534. Sắc mà gọi là sắc sanh đó ra sao? Những cách nào chất chứa xứ, sự sanh ra của sắc đó, sắc như thế đây gọi là sắc sanh (upacaya).

535. Sắc mà gọi là sắc thừa kế đó ra sao? Sự sanh ra của sắc nào thành liên tiếp (thừa kế) của sắc pháp như thế đó, những sắc này gọi là sắc thừa kế (santati).

536. Sắc mà gọi là sắc lão đó ra sao? Sự già, sự cũ, rụng răng, tóc bạc, bớt thọ, da dùn, cách chín mùi của sắc quyền có trong những sắc nào như thế, đây gọi là sắc lão (jaratā).

537. Sắc mà gọi là sắc vô thường đó ra sao? Sự mất, cách hoại, sự rã, sự tan, sự không bền, sự vô thường của sắc nào, những sắc như thế gọi là sắc vô thường (aniccata).

538. Sắc mà gọi là đoàn thực đó ra sao? Cơm, bánh tươi, bánh khô, cá, thịt, sữa tươi, sữa chế, bơ trong, bơ cục, mỡ, dầu, mật, nước mía, hay là những sắc nào khác vẫn có mà thành đồ để vào miệng nhai nuốt cho no bụng của mỗi chúng sanh và nhân loại hay những chất chi bổ dưỡng cho tất cả chúng sanh. Những sắc này đều gọi là đoàn thực.

Những sắc này gọi là sắc y sinh (upādā rūpa).

Dứt phần y sinh.

Dứt tập sắc pháp sơ phần 8.000 chữ.

Phân theo (sắc) bất y sinh.

539. Sắc bất y sinh đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới.

540.

- Sắc mà gọi là xúc xứ đó ra sao? Địa giới, hỏa giới, phong giới, sự cứng, sự mềm, thứ to, thứ nhuyễn, sự nặng, sự nhẹ, đụng vào thích sướng hoặc không thích. Nhập với thân là thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu với thứ xúc nào mà thành thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là xúc, cũng gọi xúc xứ, cũng gọi xúc giới. Những sắc này đều gọi là xúc xứ.

- Sắc mà gọi là xúc xứ đó ra sao? Địa giới, hỏa giới, phong giới, thứ cứng, thứ mềm, thứ to, thứ nhuyễn, cách nặng, cách nhẹ, đụng vào thích sướng hoặc không thích sướng. Nhập với thân là thứ thấy không đặng mà đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu với thứ xúc mà thành thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là xúc, cũng gọi xúc xứ, cũng gọi xúc giới. Những sắc này đều gọi là xúc xứ.

- Sắc mà gọi là xúc xứ đó ra sao? Địa giới, hỏa giới, phong giới, thứ cứng, thứ mềm, thứ to, thứ nhuyễn, cách nặng, cách nhẹ, đụng vào thích sướng hoặc không thích sướng. Xúc nào mà thành thứ thấy không đặng mà đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đáng đối chiếu với thân mà thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là xúc, cũng gọi xúc xứ, cũng gọi xúc giới. Những sắc này đều gọi là xúc xứ.

- Sắc mà gọi là xúc xứ đó ra sao? Địa giới, hỏa giới, phong giới, các thứ cứng, mềm, to, nhuyễn, nặng, nhẹ, đụng vào thích sướng hoặc không thích sướng do xúc nào mở mối thân xúc nương thân hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh… do xúc nào mở mối cho thọ sanh từ thân xúc… tưởng… tư… thân thức nương với thân hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh… thân xúc có xúc nào làm cảnh nương thân hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh… thọ sanh từ thân xúc… tưởng… tư… thân thức có xúc nào làm cảnh nương thân hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc đáng sanh…. Đây gọi là xúc, hoặc xúc xứ, hoặc xúc giới. Những sắc này đều gọi là xúc xứ.

541. Sắc mà gọi là thủy giới đó ra sao? Sự ướt át, thứ vẫn tươm, sự dẻo dai, cơ quan dính, sắc nào như thế, những sắc ấy đều gọi là thủy giới.

Những sắc vừa kể trên đều gọi là sắc bất y sinh.

3) Nhị đề xiển minh.

542.

- Sắc thành thủ đó ra sao? Như là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc những sắc nào khác chung có như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh (upacaya), sắc thừa kế (santati), và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc thành thủ.

- Sắc thành phi thủ đó ra sao? Như là thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão (jaratā), sắc vô thường. Hay là những sắc nào khác đồng có như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế, đoàn thực mà không do nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc phi thủ.

543.

- Sắc thủ và cảnh thủ đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, hay những sắc nào khác đồng có như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế (santati) và đoàn thực mà do nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc thủ và cảnh thủ.

- Sắc phi thủ cảnh thủ đó ra sao? Như là thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão (jaratā), sắc vô thường (aniccatā); hoặc những sắc nào khác chung có như là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế, đoàn thực mà không do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ.

544.

- Sắc hữu kiến đó ra sao? Tức là sắc xứ, những sắc này gọi là sắc hữu kiến.

- Sắc bất kiến đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này đều gọi là sắc bất kiến.

545.

- Sắc hữu đối chiếu đó ra sao? Như là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Những sắc này đều gọi là sắc hữu đối chiếu (sappaṭigha).

- Sắc vô đối chiếu đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc vô đối chiếu (appaṭigha).

546.

- Sắc quyền đó ra sao? Như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Những sắc này đều gọi là sắc quyền.

- Sắc phi quyền đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này đều gọi là sắc phi quyền.

547.

- Sắc đại sung đó ra sao? Tức là xúc xứ và thủy chất. Những sắc này đều gọi là sắc tứ đại sung.

- Sắc phi đại sung đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này đều gọi là sắc phi đại sung.

548.

- Sắc biểu tri đó ra sao? Như là thân biểu tri và khẩu biểu tri. Những sắc này gọi là sắc biểu tri.

- Sắc phi biểu tri đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi biểu tri.

549.

- Sắc có tâm làm sở sanh đó ra sao? Như là thân biểu tri và khẩu biểu tri, hoặc những sắc nào khác đồng có sanh từ nơi tâm có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh tức là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc sanh, sắc thừa kế (santati) và đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc có tâm làm sở sanh.

- Sắc phi tâm làm sở sanh đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, sắc lão, sắc vô thường, hoặc những sắc nào khác đồng có mà không do tâm tạo, không do tâm làm nhân, không do tâm làm sở sanh tức là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi tâm làm sở sanh.

550.

- Sắc đồng sanh tồn với tâm đó ra sao? Như là thân biểu tri và khẩu biểu tri. Những sắc này gọi là sắc đồng sanh tồn với tâm.

- Sắc không đồng sanh tồn với tâm đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc không đồng sanh tồn với tâm.

551.

- Sắc tùng tâm thông lưu đó ra sao? Như là thân biểu tri và khẩu biểu tri. Những sắc này gọi là sắc tùng tâm thông lưu.

- Sắc phi tùng tâm thông lưu đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi tùng tâm thông lưu.

552.

- Sắc nội đó ra sao? Như là nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội.

- Sắc ngoại đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại.

553.

- Sắc thô đó ra sao? Như là nhãn xứ… xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc thô.

- Sắc tế đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc tế.

554.

- Sắc viễn đó ra sao? Như là nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc viễn.

- Sắc cận đó ra sao? Như là nhãn xứ… xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc cận.

555.

- Sắc vật mà nhãn xúc nương đó ra sao? Tức là nhãn xứ. Những sắc này gọi là sắc vật mà nhãn xúc nương.

- Sắc chẳng phải sắc vật mà nhãn xúc nương đó ra sao? Như là nhĩ xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc chẳng phải sắc vật mà nhãn xúc nương.

556.

- Sắc thành vật mà thọ nươngnhãn xúc nươngtưởng nươngtư nươngnhãn thức nương đó ra sao? Tức là nhãn xứ. Những sắc này gọi là sắc vật mà nhãn thức nương.

- Sắc chẳng phải vật mà nhãn thức nương đó ra sao? Như là nhĩ xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc chẳng phải sắc vật mà nhãn thức nương.

557.

- Sắc thành vật mà nhĩ xúc nươngtỷ xúc nươngthiệt xúc nươngthân xúc nương… đó ra sao? Tức là thân xứ. Những sắc này gọi là sắc thành vật mà thân xúc nương.

- Sắc chẳng phải sắc vật mà thân xúc nương đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc chẳng phải sắc thành vật mà thân xúc nương.

558.

- Sắc thành vật mà thọ sanh từ thân xúc nươngtưởng nươngtư nươngthân thức nương… đó ra sao? Thân xứ. Sắc này gọi là sắc thành vật mà thân thức nương.

- Sắc chẳng phải sắc vật mà thân thức nương đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc chẳng phải sắc vật mà thân thức nương.

559.

- Sắc thành cảnh của nhãn xúc đó ra sao? Tức là sắc xứ. Sắc này gọi là sắc thành cảnh của nhãn xúc.

- Sắc phi cảnh của nhãn xúc đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi cảnh của nhãn xúc.

560.

- Sắc thành cảnh của thọ sanh từ nhãn xúccủa tưởngcủa tưcủa nhãn thức đó ra sao? Sắc là sắc xứ. Những sắc này gọi là sắc thành cảnh của nhãn thức.

- Sắc phi cảnh của nhãn thức đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi cảnh của nhãn thức.

561.

- Sắc thành cảnh của nhĩ xúccủa tỷ xúccủa thiệt xúccủa thân xúc đó ra sao? Như là xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc thành cảnh của thân xúc.

- Sắc phi cảnh của thân xúc đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi cảnh của thân xúc.

562.

- Sắc thành cảnh của thọ sanh từ thân xúc… của tưởng… của tưcủa thân thức đó ra sao? Tức là xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc thành cảnh của thân thức.

- Sắc phi cảnh của thân thức đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi cảnh của thân thức.

563.

- Sắc thành nhãn xứ đó ra sao? Nhãn nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… đây cũng gọi là nhãn… hoặc gọi nhà không. Những sắc này gọi là sắc thành nhãn xứ.

- Sắc phi nhãn xứ đó ra sao? Như là nhĩ xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi nhãn xứ.

564.

- Sắc thành nhĩ xứthành tỷ xứthành thiệt xứthành thân xứ đó ra sao? Thân nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… đây cũng gọi là thân… cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là sắc thành thân xứ.

- Sắc phi thân xứ đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi thân xứ.

565.

- Sắc thành sắc xứ đó ra sao? Sắc nào là màu nương sắc tứ đại sung… đây cũng gọi là sắc, cũng gọi sắc xứ, cũng gọi sắc giới. Những sắc này gọi là sắc thành sắc xứ.

- Sắc phi sắc xứ đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc xứ.

566.

- Sắc thành thinh xứthành khí xứthành vị xứthành xúc xứ đó ra sao? Địa giới… đây cũng gọi là xúc, cũng gọi xúc xứ, cũng gọi xúc giới. Những sắc này gọi là sắc thành xúc xứ.

- Sắc phi xúc xứ đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi xúc xứ.

567.

- Sắc thành nhãn giới đó ra sao? Tức là nhãn xứ. Những sắc này gọi là sắc thành nhãn giới.

- Sắc phi nhãn giới đó ra sao? Như là nhĩ xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi nhãn giới.

568.

- Sắc thành nhĩ giớithành tỷ giớithành thiệt giớithành thân giới đó ra sao? Tức là thân xứ. Những sắc này gọi là sắc thành thân giới.

- Sắc phi thân giới đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi thân giới.

569.

- Sắc thành sắc giới đó ra sao? Tức là sắc xứ. Những sắc này gọi là sắc thành sắc giới.

- Sắc phi sắc giới đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc giới.

570.

- Sắc thành thinh giớithành khí giớithành vị giớithành xúc giới đó ra sao? Tức là xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc thành xúc giới.

- Sắc phi xúc giới đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi xúc giới.

571.

- Sắc thành nhãn quyền đó ra sao? Nhãn nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung, đây hoặc gọi là nhãn… hoặc gọi nhà không. Những sắc này gọi là sắc nhãn quyền.

- Sắc phi nhãn quyền đó ra sao? Như là nhĩ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi nhãn quyền.

572.

- Sắc thành nhĩ quyềnthành tỷ quyềnthành thiệt quyềnthành thân quyền đó ra sao? Thân nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung. Đây cũng gọi là thân… hoặc gọi nhà không... Những sắc này gọi là sắc thành thân quyền.

- Sắc phi thân quyền đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi thân quyền.

573.

- Sắc thành nữ quyền đó ra sao? Những sắc nào thuộc về phần nữ như là nữ căn, nữ tướng, chơn tướng nữ, thái độ nữ, nết na nữ, thân phần nữ, những nguyên nhân hiện bày như thế, những sắc này gọi là sắc thành nữ quyền.

- Sắc phi nữ quyền đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi nữ quyền.

574.

- Sắc thành nam quyền đó ra sao? Những cách nào thuộc về phần nam như là nam căn, nam tướng, chơn tướng nam, thái độ nam, nết hạnh nam, thân phần nam, phát hiện như thế do nguyên nhân nào. Những sắc này đây gọi là sắc thành nam quyền.

- Sắc phi nam quyền đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi nam quyền.

575.

- Sắc mạng quyền đó ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, sự dinh dưỡng của sắc pháp, gọi sắc mạng quyền tức là cách sống còn của sắc pháp. Những sắc này gọi là sắc mạng quyền.

- Sắc phi mạng quyền đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi mạng quyền.

576.

- Sắc thành thân biểu tri đó ra sao? Sự lay động, cách lay động, hành vi lay động, thái độ lay động, sự trình bày cho biết ý nghĩa, cách trình bày cho biết ý nghĩa, hành động trình bày cho biết ý nghĩa nơi thân của người mà có tâm thiện, tâm bất thiện hay là tâm vô ký sai khiến tới lui, ngó liếc qua lại, co ngay như thế nào. Những sắc này đều gọi là sắc thân biểu tri.

- Sắc phi thân biểu tri đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi thân biểu tri.

577.

- Sắc thành khẩu biểu tri đó ra sao? Cách nói, cách phát ra lời, cách nói chuyện, cách tường thuật, cách tuyên bố, cách quảng cáo, ngôn ngữ, lời phân biệt của những người có tâm thiện hoặc tâm bất thiện hay là tâm vô ký. Đây gọi là ngữ ngôn, sự trình bày cho biết ý nghĩa, cách trình bày cho biết ý nghĩa, trạng thái trình bày cho biết ý nghĩa bằng ngữ ngôn như thế nào, những sắc này đều gọi là sắc khẩu biểu tri.

- Sắc phi khẩu biểu tri đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi khẩu biểu tri.

578.

- Sắc thành hư không giới đó ra sao? Trống không tục gọi là hư không, cách luống không, sự trống không, kẽ hở, lỗ trống, tục định là không ngơ, thường gọi là rỗng không thuộc về y sinh nương sắc tứ đại sung, nhưng đụng chạm không đặng. Những sắc này đều gọi là sắc hư không giới.

- Sắc phi hư không giới đó ra sao? Như là nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi hư không giới.

579.

- Sắc thành thủy giới đó ra sao? Sự ướt át, cách ướt át, sự dẻo, chơn tướng dẻo, cơ quan dính của sắc. Những sắc này gọi là sắc thành thủy giới.

- Sắc phi thủy giới đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi thủy giới.

580.

- Sắc nhẹ đó ra sao? Sự nhẹ, cách mau, không chậm chạp, không nặng nề của sắc nào như thế, đây gọi là sắc nhẹ.

- Sắc phi sắc nhẹ đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc nhẹ.

581.

- Sắc thành sắc mềm đó ra sao? Sự mềm mại, cách mềm mại, không cứng, không sượng của sắc nào, đây gọi là sắc thành sắc mềm.

- Sắc phi sắc mềm đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc mềm.

582.

- Sắc thành sắc thích dụng đó ra sao? Cách vừa với việc làm, sự vừa theo việc làm, trạng thái vừa với việc làm dù nơi sắc nào đều gọi là sắc thành sắc thích dụng.

- Sắc phi sắc thích dụng đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc thích dụng.

583.

- Sắc thành sắc sanh đó ra sao? Sự tích tựu của những xứ, sự sanh ra của sắc, dù thế nào những sắc này gọi là sắc sanh (upacaya).

- Sắc phi sắc sanh đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc sanh.

584.

- Sắc thành sắc thừa kế đó ra sao? Sự thừa kế (tiến lên) của sắc, sự tiếp liền của sắc, dù thế nào những sắc này đều gọi là sắc thành sắc thừa kế (santati).

- Sắc phi sắc thừa kế đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc thừa kế.

585.

- Sắc thành sắc lão đó ra sao? Sự già, cách cũ, thay đổi như là tóc bạc, răng lung lay, giảm thọ, sự chín mùi của quyền và của sắc pháp như thế nào những sắc này gọi là sắc lão (jaratā).

- Sắc phi sắc dị (sắc lão) đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc lão.

586.

- Sắc thành sắc vô thường đó ra sao? Sự mất đi, hao đi, hư hoại, không bền, sự không trường tồn của sắc pháp, dù thế nào những sắc này đều gọi là sắc vô thường (aniccata).

- Sắc phi sắc vô thường đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi sắc vô thường.

587.

- Sắc thành đoàn thực đó ra sao? Cơm, bánh tươi, bánh khô, cá, thịt, sữa tươi, sữa chua, bơ lỏng, bơ đặc, mỡ, dầu, mật, nước mía. Hay là những sắc nào khác đồng có thành đồ để trong miệng nhai nuốt no bụng của mỗi chúng sanh tức là những chất bổ nào nuôi sống nhân loại và vạn vật. Những sắc này gọi là sắc thành đoàn thực.

- Sắc phi đoàn thực đó ra sao? Nhãn xứ… sắc vô thường. Những sắc này gọi là sắc phi đoàn thực.

Nhị yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu đây.

Dứt nhị đề xiển minh.

4) Tam đề xiển minh.

588.

- Sắc nội thành y sinh đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội thành y sinh.

- Sắc ngoại thành y sinh đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành y sinh.

- Sắc ngoại phi y sinh đó ra sao? Xúc xứ… thủy giới. Những sắc này đều gọi là sắc ngoại phi y sinh.

589.

- Sắc nội thành thủ đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội thành thủ.

- Sắc ngoại thành thủ đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Hay là những sắc nào khác đồng có tức là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành thủ.

- Sắc ngoại thành phi thủ đó ra sao? Thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường. Hay là những sắc nào khác đồng có tức là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành phi thủ.

590.

- Sắc nội thành thủ cảnh thủ đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội thành thủ cảnh thủ.

- Sắc ngoại thành thủ cảnh thủ đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, hay là những sắc nào khác đồng có tức là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế, sắc vật thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành thủ cảnh thủ.

- Sắc ngoại phi thủ cảnh thủ đó ra sao? Thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường. Hay là những sắc nào khác đồng có tức là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi thủ cảnh thủ.

591.

- Sắc nội thành bất kiến đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội thành bất kiến.

- Sắc ngoại thành bất kiến đó ra sao? Chỉ có sắc xứ. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành bất kiến (Sanidassana).

- Sắc ngoại mà hữu kiến đó ra sao? Thinh xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại mà hữu kiến.

592.

- Sắc nội thành đối chiếu đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội thành đối chiếu (Sappatigha).

- Sắc ngoại thành đối chiếu đó ra sao? Sắc xứ… xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành đối chiếu.

- Sắc ngoại vô đối chiếu đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại vô đối chiếu (Appatigha).

593.

- Sắc nội thành quyền đó ra sao? Nhãn quyền… thân quyền. Những sắc này gọi là sắc nội thành quyền (Indrīya).

- Sắc ngoại thành quyền đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành quyền.

- Sắc ngoại phi quyền đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi quyền.

594.

- Sắc nội phi đại sung đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi đại sung (Mahābhūta).

- Sắc ngoại thành đại sung đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành đại sung.

- Sắc ngoại phi đại sung đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi đại sung.

595.

- Sắc nội phi biểu tri đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi biểu tri.

- Sắc ngoại thành biểu tri đó ra sao? Thân biểu tri và khẩu biểu tri. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành biểu tri (viññatti).

- Sắc ngoại phi biểu tri đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi biểu tri.

596.

- Sắc nội không có tâm làm sở sanh đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội không có tâm làm sở sanh (cittasamuṭṭhāna).

- Sắc ngoại có tâm làm sở sanh đó ra sao? Thân biểu tri, khẩu biểu tri, hay là những sắc nào khác có tâm làm nhân sanh và sở sanh tức là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sự nhẹ của sắc, sự mềm của sắc, sự thích dụng của sắc, cách sanh của sắc, cách thừa kế của sắc và đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại có tâm làm sở sanh (cittasamuṭṭhāna).

- Sắc ngoại không có tâm làm sở sanh đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, sự già của sắc, cách vô thường của sắc. Hay là sắc nào khác mà không có tâm làm nhân sanh hay sở sanh tức là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sự nhẹ của sắc, sự mềm của sắc, sự thích dụng của sắc, cách sanh của sắc, sự thừa kế của sắc và đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại không có tâm làm sở sanh.

597.

- Sắc nội không đồng sanh tồn với tâm đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội không đồng sanh tồn với tâm (cittasahabhū).

- Sắc ngoại đồng sanh tồn với tâm đó ra sao? Thân biểu tri và khẩu biểu tri. Những sắc này gọi là sắc ngoại đồng sanh tồn với tâm.

- Sắc ngoại không đồng sanh tồn với tâm đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại không đồng sanh tồn với tâm.

598.

- Sắc nội phi tùng thông lưu với tâm đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi tùng thông lưu với tâm.

- Sắc ngoại tùng thông lưu với tâm đó ra sao? Thân biểu tri và khẩu biểu tri. Những sắc này gọi là sắc ngoại tùng thông lưu với tâm.

- Sắc ngoại không tùng thông lưu với tâm đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại không tùng thông lưu với tâm (cittānuparivatti).

599.

- Sắc nội thô đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội thô.

- Sắc ngoại thô đó ra sao? Sắc xứ… xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc ngoại thô.

- Sắc ngoại tế đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại tế (sukhama).

600.

- Sắc nội thành cận đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội cận.

- Sắc ngoại mà viễn đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại viễn (bāhira dūre).

- Sắc ngoại cận đó ra sao? Sắc xứ… xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc ngoại cận (bāhira santike).

601.

- Sắc ngoại phi vật nương của nhãn xúc đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi vật nương của nhãn xúc.

- Sắc nội thành vật nương của nhãn xúc đó ra sao? Nhãn xứ. Sắc này gọi là sắc nội thành vật nương của nhãn xúc.

- Sắc nội không thành vật nương của nhãn xúc đó ra sao? Như là nhĩ xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội không thành vật nương của nhãn xúc.

602.

- Sắc ngoại không thành vật nương của thọ sanh từ nhãn xúccủa tưởngcủa tưcủa nhãn thức đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại không thành vật nương của nhãn thức.

- Sắc nội thành vật nương của nhãn thức đó ra sao? Nhãn xứ. Sắc này gọi là sắc nội thành vật nương của nhãn thức.

- Sắc nội phi vật nương của nhãn thức đó ra sao? Nhĩ xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi vật nương của nhãn thức.

603.

- Sắc ngoại không thành vật nương của nhĩ xúccủa tỷ xúccủa thiệt xúccủa thân xúc đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại không thành vật nương của thân xúc.

- Sắc nội thành vật nương của thân xúc đó ra sao? Thân xứ. Sắc này gọi là sắc nội thành vật nương của thân xúc.

- Sắc nội phi vật nương của thân xúc đó ra sao? Nhãn xứ… thiệt xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi vật nương của thân xúc.

604.

- Sắc ngoại phi vật nương của thọ sanh từ thân xúccủa tưởngcủa tưcủa thân thức đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi vật nương của thân thức.

- Sắc nội thành vật nương của thân thức đó ra sao? Thân xứ. Sắc này gọi là sắc nội thành vật nương của thân thức.

- Sắc nội không thành vật nương của thân thức đó ra sao? Nhãn xứ… thiệt xứ. Những sắc này gọi là sắc nội không thành vật nương của thân thức.

605.

- Sắc nội phi cảnh của nhãn xúc đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi cảnh của nhãn xúc.

- Sắc ngoại thành cảnh của nhãn xúc đó ra sao? Sắc xứ. Sắc này gọi là sắc ngoại thành cảnh của nhãn xúc.

- Sắc ngoại phi cảnh của nhãn xúc đó ra sao? Thinh xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi cảnh của nhãn xúc.

606.

- Sắc nội phi cảnh của thọ sanh từ nhãn xúccủa tưởngcủa tưcủa nhãn thức đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi cảnh của nhãn thức.

- Sắc ngoại thành cảnh của nhãn thức đó ra sao? Sắc xứ. Sắc này gọi là sắc ngoại thành cảnh của nhãn thức.

- Sắc ngoại phi cảnh của nhãn thức đó ra sao? Thinh xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi cảnh của nhãn thức.

607.

- Sắc nội phi cảnh của nhĩ xúccủa tỷ xúccủa thiệt xúccủa thân xúc đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi cảnh của thân xúc.

- Sắc ngoại thành cảnh của thân xúc đó ra sao? Xúc xứ. Sắc này gọi là sắc ngoại thành cảnh của thân xúc.

- Sắc ngoại phi cảnh của thân xúc đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi cảnh của thân xúc.

608.

- Sắc nội phi cảnh của thọ sanh từ thân xúccủa tưởngcủa tưcủa thân thức đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi cảnh của thân thức.

- Sắc ngoại thành cảnh của thân thức đó ra sao? Xúc xứ. Sắc này gọi là sắc ngoại thành cảnh của thân thức.

- Sắc ngoại phi cảnh của thân thức đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi cảnh của thân thức.

609.

- Sắc ngoại phi nhãn xứ đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi nhãn xứ.

- Sắc nội thành nhãn xứ đó ra sao? Nhãn nào là thanh triệt nương sắc tứ đại sung. Đây gọi là nhãn… hoặc gọi nhà không. Những sắc này gọi là sắc nội thành nhãn xứ.

- Sắc nội phi nhãn xứ đó ra sao? Nhĩ xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi nhãn xứ.

610.

- Sắc ngoại phi nhĩ xứphi tỷ xứphi thiệt xứphi thân xứ đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi thân xứ.

- Sắc nội thành thân xứ đó ra sao? Thân nào là thanh triệt nương sắc tứ đại sung. Đây cũng gọi là thân… hoặc gọi nhà không. Những sắc này gọi là sắc nội thành thân xứ.

- Sắc nội phi thân xứ đó ra sao? Nhãn xứ… thiệt xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi thân xứ.

611.

- Sắc nội phi sắc xứ đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc xứ.

- Sắc ngoại thành sắc xứ đó ra sao? Sắc nào là màu nương sắc tứ đại sung… Đây cũng gọi là sắc, cũng gọi sắc xứ, cũng gọi sắc giới. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành sắc xứ.

- Sắc ngoại phi sắc xứ đó ra sao? Thinh xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi sắc xứ.

612.

- Sắc nội phi thinh xứphi khí xứphi vị xứphi xúc xứ đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi xúc xứ.

- Sắc ngoại thành xúc xứ đó ra sao? Địa giới… Đây cũng gọi là xúc, cũng gọi xúc xứ, cũng gọi xúc giới. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành xúc xứ.

- Sắc ngoại phi xúc xứ đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi xúc xứ.

613.

- Sắc ngoại phi nhãn giới đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi nhãn giới.

- Sắc nội thành nhãn giới đó ra sao? Nhãn xứ. Những sắc này gọi là sắc nội thành nhãn giới.

- Sắc nội phi nhãn giới đó ra sao? Nhĩ xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi nhãn giới.

614.

- Sắc ngoại phi nhĩ giớiphi tỷ giớiphi thiệt giớiphi thân giới đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi thân giới.

- Sắc nội thành thân giới đó ra sao? Thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội thành thân giới.

- Sắc nội phi thân giới đó ra sao? Nhãn xứ… thiệt xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi thân giới.

615.

- Sắc nội phi sắc giới đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc giới.

- Sắc ngoại thành Sắc giới đó ra sao? Sắc xứ. Sắc này gọi là sắc ngoại thành Sắc giới.

- Sắc ngoại phi sắc giới đó ra sao? Thinh xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi sắc giới.

616.

- Sắc nội phi thinh giớiphi khí giớiphi vị giớiphi xúc giới đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi xúc giới.

- Sắc ngoại thành xúc giới đó ra sao? Xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành xúc giới.

- Sắc ngoại phi xúc giới đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi xúc giới.

617.

- Sắc ngoại phi nhãn quyền đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi nhãn quyền.

- Sắc nội thành nhãn quyền đó ra sao? Nhãn nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… Đây cũng gọi là nhãn… cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là sắc nội thành nhãn quyền.

- Sắc nội phi nhãn quyền đó ra sao? Nhĩ xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi nhãn quyền.

618.

- Sắc ngoại phi nhĩ quyềnphi tỷ quyềnphi thiệt quyềnphi thân quyền đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi thân quyền.

- Sắc nội thành thân quyền đó ra sao? Thân nào là thanh triệt nương sắc tứ đại sung… Đây cũng gọi là thân… cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là sắc nội thành thân quyền.

- Sắc nội phi thân quyền đó ra sao? Nhãn xứ… thiệt xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi thân quyền.

619.

- Sắc nội phi nữ quyền đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi nữ quyền.

- Sắc ngoại thành nữ quyền đó ra sao? Nguyên nhân nào phát sanh bộ phận nữ, tư cách nữ, thái độ nữ, thân phần nữ, tướng trạng nữ, nữ căn, sắc làm nhân phát hiện như thế. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành nữ quyền.

- Sắc ngoại phi nữ quyền đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi nữ quyền.

620.

- Sắc nội phi nam quyền đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi nam quyền.

- Sắc ngoại thành nam quyền đó ra sao? Nhân nào phát bày bộ phận nam, tư cách nam, thái độ nam, thân phần nam, tướng trạng nam, nam căn, sắc làm nhân phát hiện như thế. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành nam quyền.

- Sắc ngoại phi nam quyền đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi nam quyền.

621.

- Sắc nội phi mạng quyền đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi mạng quyền.

- Sắc ngoại thành mạng quyền đó ra sao? Sự sống còn, đang còn, sự hiện hữu, cách hiện tồn, đang liên tiếp, hành vi đang còn, sự dinh dưỡng của sắc pháp, cũng gọi mạng sống đang bảo tồn cho những sắc nghiệp. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành mạng quyền.

- Sắc ngoại phi mạng quyền đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi mạng quyền.

622.

- Sắc nội phi thân biểu tri đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi thân biểu tri.

- Sắc ngoại thành thân biểu tri đó ra sao? Sự lay động, cách lay động, hành vi lay động, thái độ lay động, sự trình bày cho biết ý nghĩa, cách trình bày cho biết ý nghĩa, hành động trình bày cho biết ý nghĩa nơi thân người mà có tâm thiện, tâm bất thiện hay là tâm vô ký sai khiến tới, lui, ngó, liếc qua lại, co, ngay ra sao. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành thân biểu tri.

- Sắc ngoại phi thân biểu tri đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi thân biểu tri.

623.

- Sắc nội phi khẩu biểu tri đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi khẩu biểu tri.

- Sắc ngoại thành khẩu biểu tri đó ra sao? Cách nói, sự nói, lời nói, cách tường thuật, cách tuyên bố, cách quảng cáo, ngôn ngữ, lời phân biệt của những người có tâm thiện, tâm bất thiện hay là tâm vô ký. Đây cũng gọi là ngôn ngữ, sự trình bày cho biết ý nghĩa, cách trình bày cho biết ý nghĩa, trạng thái trình bày cho biết ý nghĩa bằng ngôn ngữ, dù thế nào những sắc này đều gọi là sắc ngoại thành khẩu biểu tri (vocī viññatti).

- Sắc ngoại phi khẩu biểu tri đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi khẩu biểu tri.

624.

- Sắc nội phi hư không giới đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi hư không giới.

- Sắc nội thành hư không giới đó ra sao? Trống không tục gọi là hư không, cách luống không, sự luống không, kẽ hở, lỗ trống, tục định là không ngơ, thường gọi là rỗng không thuộc về y sinh nương sắc tứ đại sung, nhưng không đụng chạm chi. Những sắc này gọi là sắc nội thành hư không giới (ākasadhātu).

- Sắc ngoại phi hư không giới đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi hư không giới.

625.

- Sắc nội phi thủy giới đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi thủy giới.

- Sắc ngoại thành thủy giới đó ra sao? Sự ướt át, cách ướt át, sự dẻo, cách dẻo, cơ quan vẫn thu hút. Những sắc này đều gọi là sắc ngoại thành thủy giới.

- Sắc ngoại phi thủy giới đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi thủy giới.

626.

- Sắc nội phi sắc khinh đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc khinh.

- Sắc ngoại thành sắc khinh đó ra sao? Cách nhẹ, sự mau, không chậm chạp, không nặng nề nơi sắc nào như thế, đây gọi là sắc ngoại thành sắc khinh (rūpa lahutā).

- Sắc ngoại phi sắc khinh đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi sắc khinh.

627.

- Sắc nội phi sắc nhu đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc nhu.

- Sắc ngoại thành sắc nhu đó ra sao? Cách mềm, sự mềm, không cứng, không sần sượng dù nơi sắc nào, những sắc như thế này đều gọi là sắc ngoại thành sắc nhu.

- Sắc ngoại phi sắc nhu đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi sắc nhu.

628.

- Sắc nội phi sắc thích dụng đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc thích dụng.

- Sắc ngoại thành sắc thích dụng đó ra sao? Sắc vừa với công việc làm, sự thích hợp với cách làm, trạng thái thích hợp với việc làm của sắc thế nào, những sắc này đều gọi là sắc ngoại thành sắc thích dụng (rūpakammaññatā).

- Sắc ngoại phi sắc thích dụng đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi sắc thích dụng.

629.

- Sắc nội phi sắc sanh đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc sanh.

- Sắc ngoại thành sắc sanh đó ra sao? Sự tích tụ của những xứ, cách sanh của sắc như thế nào. Những sắc này đều gọi là sắc ngoại thành sắc sanh (upacaya).

- Sắc ngoại phi sắc sanh đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi sắc sanh.

630.

- Sắc nội phi sắc thừa kế đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc thừa kế.

- Sắc ngoại thành sắc thừa kế đó ra sao? Cách sắc vừa sanh liên tiếp (thừa kế) của sắc như thế nào. Những sắc này gọi là sắc ngoại thành sắc thừa kế (rūpasantati).

- Sắc ngoại phi sắc thừa kế đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi sắc thừa kế.

631.

- Sắc nội phi sắc lão đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc lão.

- Sắc ngoại thành sắc lão đó ra sao? Cách cũ, sự già, răng lay, tóc bạc, giảm thọ, da dùn, sự chín mùi của quyền nơi sắc nào, những sắc này gọi là sắc ngoại thành sắc lão (rūpa jaratā).

- Sắc ngoại phi sắc lão đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc ngoại phi sắc lão.

632.

- Sắc nội phi sắc vô thường đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này gọi là sắc nội phi sắc vô thường (aniccatā).

- Sắc ngoại thành sắc vô thường đó ra sao? Sự hư, cách mất, cách rã, trạng thái biến đổi, thái độ tiêu tan, không còn tồn tại của sắc nào. Những sắc này đều gọi là sắc ngoại thành sắc vô thường (rūpa aniccatā).

- Sắc ngoại phi sắc vô thường đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này đều gọi là sắc ngoại phi sắc vô thường.

633.

- Sắc nội phi đoàn thực đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Những sắc này đều gọi là sắc nội phi đoàn thực.

- Sắc ngoại thành đoàn thực đó ra sao? Cơm, bánh tươi, bánh khô, cá, thịt, sữa tươi, sữa chua, bơ trong, bơ cục, mỡ, dầu, mật ong, nước mía; hay là những sắc nào khác chung có đặng để vào miệng nhai, nuốt cho no bụng mỗi chúng sanh, hoặc từ người dân dã, dù chất bổ như thế nào mà để nuôi mạng sống cho tất cả chúng sanh. Những sắc này đều gọi là sắc ngoại thành đoàn thực (kabaḷiṅkārāhāra).

- Sắc ngoại phi đoàn thực đó ra sao? Sắc xứ… sắc vô thường. Những sắc này đều gọi là sắc ngoại phi đoàn thực.

Tam yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt tam đề xiển minh.

5) Tứ đề xiển minh.

634.

- Sắc y sinh thành (sắc) thủ đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Hay là những sắc nào khác chung có như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc y sinh thành (sắc) thủ.

- Sắc y sinh phi sắc thủ đó ra sao? Thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường. Hay là những sắc nào khác chung có tức là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc y sinh phi sắc thủ.

- Sắc bất y sinh thành sắc thủ đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc bất y sinh thành sắc thủ.

- Sắc bất y sinh phi sắc thủ đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc bất y sinh phi sắc thủ.

635.

- Sắc y sinh thành thủ cảnh thủ đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Hay là những sắc nào khác chung có như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc y sinh thành thủ cảnh thủ.

- Sắc y sinh phi thủ mà cảnh thủ đó ra sao? Thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường, hoặc sắc nào khác chung có như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc y sinh phi thủ mà cảnh thủ.

- Sắc bất y sinh thành thủ cảnh thủ đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc bất y sinh thành thủ cảnh thủ.

- Sắc bất y sinh phi thủ cảnh thủ đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc bất y sinh phi thủ cảnh thủ.

636.

- Sắc y sinh thành đối chiếu đó ra sao? Nhãn xứ… vị xứ. Những sắc này gọi là sắc y sinh thành đối chiếu (sappaṭigha).

- Sắc y sinh vô đối chiếu đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc y sinh vô đối chiếu.

- Sắc bất y sinh mà đối chiếu đó ra sao? Xúc xứ. Sắc này gọi là sắc bất y sinh mà đối chiếu.

- Sắc bất y sinh vô đối chiếu đó ra sao? Thủy giới. Sắc này gọi là sắc bất y sinh vô đối chiếu.

637.

- Sắc y sinh thô đó ra sao? Nhãn xứ… vị xứ. Những sắc này gọi là sắc y sinh thô.

- Sắc y sinh tế đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc y sinh tế (rūpa upādā sukhuma).

- Sắc bất y sinh thô đó ra sao? Xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc bất y sinh thô.

- Sắc bất y sinh tế đó ra sao? Thủy giới. Sắc này gọi là sắc bất y sinh tế.

638.

- Sắc y sinh viễn đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc y sinh viễn (rūpa upādā dūre).

- Sắc y sinh cận đó ra sao? Nhãn xứ… vị xứ. Những sắc này gọi là sắc y sinh cận (rūpa upādā santike).

- Sắc bất y sinh viễn đó ra sao? Thủy giới. Sắc này gọi là sắc bất y sinh viễn.

- Sắc bất y sinh cận đó ra sao? Xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc bất y sinh cận.

639.

- Sắc thủ hữu kiến đó ra sao? Sắc xứ do nghiệp tạo. Sắc này gọi là sắc thủ hữu kiến (rūpa upādinna sanidassana).

- Sắc thủ bất kiến đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Hay là những sắc nào khác chung có như là khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ bất kiến (rūpa upādinna anidassana).

- Sắc phi thủ hữu kiến đó ra sao? Sắc xứ mà phi nghiệp tạo. Sắc này gọi là sắc phi thủ hữu kiến.

- Sắc phi thủ và bất kiến đó ra sao? Thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường; hay những sắc nào khác chung có như là khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ và bất kiến.

640.

- Sắc thủ hữu đối chiếu đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ. Hay là những sắc nào khác chung có như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ hữu đối chiếu (rūpa upādinna sappaṭigha).

- Sắc thủ vô đối chiếu đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, hay là những sắc nào khác đồng có như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ vô đối chiếu.

- Sắc phi thủ hữu đối chiếu đó ra sao? Thinh xứ, hay những sắc nào khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ hữu đối chiếu.

- Sắc phi thủ vô đối chiếu đó ra sao? Thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường, hay là cũng có những sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ vô đối chiếu.

641.

- Sắc thủ thành đại sung đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới do nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc thủ thành đại sung (rūpa upādinna mahābhūta).

- Sắc thủ phi đại sung đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, cũng có những sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc thủ phi đại sung.

- Sắc phi thủ thành đại sung đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới đều phi nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc phi thủ thành đại sung.

- Sắc phi thủ và phi đại sung đó ra sao? Thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường, cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc phi thủ và phi đại sung.

642.

- Sắc thủ thô đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ thô.

- Sắc thủ tế đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ tế.

- Sắc phi thủ thô đó ra sao? Thinh xứ, cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ mà phi nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc phi thủ thô.

- Sắc phi thủ tế đó ra sao? Thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường, hay cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc phi thủ tế.

643.

- Sắc thủ viễn đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ viễn.

- Sắc thủ cận đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, hay cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ do nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc cận (rūpa anupādinna dūre).

- Sắc phi thủ cận đó ra sao? Thinh xứ, hay là những sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cận (rūpa anupādinna santike).

644.

- Sắc thủ cảnh thủ và thấy đặng đó ra sao? Sắc xứ do nghiệp tạo. Sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ và thấy đặng.

- Sắc thủ cảnh thủ mà bất kiến đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, hay là những sắc chi khác tức là khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ mà bất kiến.

- Sắc phi thủ cảnh thủ mà hữu kiến đó ra sao? Sắc xứ mà phi nghiệp tạo. Sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ mà hữu kiến.

- Sắc phi thủ cảnh thủ và bất kiến đó ra sao? Thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường, hay cũng có sắc chi khác như là khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này đều gọi là sắc phi thủ cảnh thủ và bất kiến.

645.

- Sắc thủ cảnh thủ hữu đối chiếu đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, hay cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ hữu đối chiếu.

- Sắc thủ cảnh thủ vô đối chiếu đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, hay cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ vô đối chiếu.

- Sắc phi thủ cảnh thủ hữu đối chiếu đó ra sao? Thinh xứ, hay cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ hữu đối chiếu.

- Sắc phi thủ cảnh thủ vô đối chiếu đó ra sao? Thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường, hay cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ vô đối chiếu.

646.

- Sắc thủ cảnh thủ thành đại sung đó ra sao? Xúc xứ và thủy giới do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ thành đại sung.

- Sắc thủ cảnh thủ phi đại sung đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ phi đại sung.

- Sắc phi thủ cảnh thủ thành đại sung đó ra sao? Xúc xứ và thủy chất mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ thành đại sung.

- Sắc phi thủ cảnh thủ phi đại sung đó ra sao? Thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, hay cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc sanh, sắc tiến và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ phi đại sung.

647.

- Sắc thủ cảnh thủ thô đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, cũng có sắc chi khác nữa như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ thô.

- Sắc thủ cảnh thủ tế đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ tế.

- Sắc phi thủ cảnh thủ thô đó ra sao? Thinh xứ, cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ thô.

- Sắc phi thủ cảnh thủ tế đó ra sao? Thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường, cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ tế.

648.

- Sắc thủ cảnh thủ viễn đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ viễn.

- Sắc thủ cảnh thủ cận đó ra sao? Nhãn xứ… thân xứ, cũng có sắc chi khác như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ do nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc thủ cảnh thủ cận.

- Sắc phi thủ cảnh thủ viễn đó ra sao? Thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích dụng, sắc lão, sắc vô thường, hay cũng có sắc chi khác như là hư không giới, thủy giới, sắc sanh, sắc thừa kế và đoàn thực mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ viễn.

- Sắc phi thủ cảnh thủ cận đó ra sao? Thinh xứ, cũng có sắc chi khác nữa như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ mà phi nghiệp tạo. Những sắc này gọi là sắc phi thủ cảnh thủ cận.

649.

- Sắc hữu đối chiếu thành quyền đó ra sao? Nhãn quyền… thân quyền. Những sắc này gọi là sắc hữu đối chiếu thành quyền.

- Sắc hữu đối chiếu phi quyền đó ra sao? Sắc xứ... xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc hữu đối chiếu phi quyền.

- Sắc vô đối chiếu thành quyền đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Những sắc này gọi là sắc vô đối chiếu thành quyền.

- Sắc vô đối chiếu và phi quyền đó ra sao? Thân biểu tri… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc vô đối chiếu và phi quyền.

650.

- Sắc hữu đối chiếu thành đại sung đó ra sao? Xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc hữu đối chiếu thành đại sung (mahābhūta).

- Sắc hữu đối chiếu phi đại sung đó ra sao? Nhãn xứ... Vị xứ. Những sắc này gọi là sắc hữu đối chiếu phi đại sung.

- Sắc vô đối chiếu thành đại sung đó ra sao? Thủy chất. Sắc này gọi là sắc vô đối chiếu thành đại sung.

- Sắc vô đối chiếu và phi đại sung đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc vô đối chiếu và phi đại sung.

651.

- Sắc quyền thô đó ra sao? Nhãn quyền… thân quyền. Những sắc này gọi là sắc quyền thô.

- Sắc quyền tế đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Những sắc này gọi là sắc quyền tế.

- Sắc phi quyền thô đó ra sao? Sắc xứ… xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc phi quyền thô.

- Sắc phi quyền tế đó ra sao? Thân biểu tri và đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi quyền tế.

652.

- Sắc quyền viễn đó ra sao? Nữ quyền, nam quyền và mạng quyền. Những sắc này gọi là sắc quyền viễn.

- Sắc quyền cận đó ra sao? Nhãn quyền… thân quyền. Những sắc này gọi là sắc quyền cận.

- Sắc phi quyền viễn đó ra sao? Thân biểu tri… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi quyền viễn.

- Sắc phi quyền cận đó ra sao? Sắc xứ… xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc phi quyền cận.

653.

- Sắc đại sung thô đó ra sao? Xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc đại sung thô.

- Sắc đại sung tế đó ra sao? Thủy chất. Sắc này gọi là sắc đại sung tế.

- Sắc phi đại sung thô đó ra sao? Nhãn xứ… vị xứ. Những sắc này gọi là sắc phi đại sung thô.

- Sắc phi đại sung tế đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi đại sung tế.

654.

- Sắc đại sung viễn đó ra sao? Thủy chất. Sắc này gọi là sắc đại sung viễn.

- Sắc đại sung cận đó ra sao? Xúc xứ. Những sắc này gọi là sắc đại sung cận.

- Sắc phi đại sung viễn đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi đại sung viễn.

- Sắc phi đại sung cận đó ra sao? Nhãn xứ… vị xứ. Những sắc này gọi là sắc phi đại sung cận.

655.

Sắc thấy đặng tức là sắc xứ. Sắc nghe đặng tức là thinh xứ. Sắc biết đặng tức là khí xứ, vị xứ và xúc xứ. Sắc biết rõ đặng bằng tâm tức là tất cả sắc pháp.

Tứ yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt tứ đề xiển minh.

6) Ngũ đề xiển minh.

656.

- Sắc gọi là địa chất đó ra sao? Sắc nào mà cứng sượng, sự cứng, cách cứng, vật cứng, trạng thái cứng, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thành thủ, hoặc thành phi thủ. Những sắc này gọi là địa chất (pathavīdhātu).

- Sắc gọi là thủy chất đó ra sao? Sắc nào có chơn tướng chảy ra, quến lại, hay sự nhỉ, ướt, tươm của sắc hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thành thủ, hoặc thành phi thủ, dù thế nào những sắc này đều gọi là thủy chất (āpodhātu).

- Sắc mà gọi là hỏa chất đó ra sao? Sự nóng, cách nóng, sự ấm, cách ấm, sự nực, cách nực, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thành thủ, hoặc thành phi thủ, dù thế nào những sắc này đều gọi là hỏa chất (tejodhātu).

- Sắc mà gọi là phong chất đó ra sao? Gió nào của sắc lay động qua lại, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thành thủ, hoặc thành phi thủ, dù thế nào những sắc này đều gọi là phong chất (vāyodhātu).

- Sắc mà gọi là y sinh đó ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc y sinh (rūpa upādā).

Ngũ yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt ngũ đề xiển minh.

7) Lục đề xiển minh.

657. Sắc mà nhãn thức có thể biết tức là sắc xứ. Sắc mà nhĩ thức có thể biết tức là thinh xứ. Sắc mà tỷ thức có thể biết tức là khí xứ. Sắc mà thiệt thức có thể biết tức là vị xứ. Sắc mà thân thức có thể biết tức là xúc xứ. Sắc mà ý thức có thể biết tức là tất cả sắc pháp.

Lục yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt lục đề xiển minh.

8) Thất đề xiển minh.

658. Sắc mà nhãn thức nên biết tức là sắc xứ. Sắc mà nhĩ thức nên biết tức là thinh xứ. Sắc mà tỷ thức nên biết tức là khí xứ. Sắc mà thiệt thức nên biết tức là vị xứ. Sắc mà thân thức nên biết tức là xúc xứ. Sắc mà ý giới nên biết tức là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ. Sắc mà ý thức giới nên biết tức là tất cả sắc pháp.

Thất yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt thất đề xiển minh.

9) Bát đề xiển minh.

659. Sắc mà nhãn thức đáng biết tức là sắc xứ. Sắc mà nhĩ thức đáng biết tức là thinh xứ. Sắc mà tỷ thức đáng biết tức là khí xứ. Sắc mà thiệt thức đáng biết tức là vị xứ. Sắc mà thân thức đáng biết bằng cách đụng sướng tức là xúc thích hợp (tâm), có thể biết bằng cách đụng khổ tức là xúc không thích hợp (tâm). Sắc mà ý giới có thể biết tức là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ. Sắc mà ý thức giới có thể biết tức là tất cả sắc pháp.

Bát yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt bát đề xiển minh.

10) Cửu đề xiển minh.

660.

- Sắc mà gọi là nhãn quyền đó ra sao? Sắc nào là thanh triệt nương sắc tứ đại sung… đây hoặc gọi là nhãn… hoặc gọi nhà không. Những sắc này gọi là nhãn quyền.

- Sắc mà gọi là nhĩ quyềngọi là tỷ quyềngọi là thiệt quyềngọi là thân quyềngọi là nữ quyềngọi là nam quyềngọi là mạng quyền đó ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, sự dinh dưỡng, cai quản đặng sống còn của sắc pháp, dù như thế nào những sắc này đều gọi là sắc mạng quyền.

- Sắc phi mạng quyền đó ra sao? Sắc xứ… đoàn thực. Những sắc này gọi là sắc phi mạng quyền.

Cửu yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt cửu đề xiển minh.

11) Thập đề xiển minh.

661.

- Sắc mà gọi là nhãn quyền đó ra sao? Nhãn nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… đây cũng gọi là nhãn… cũng gọi là nhà không. Những sắc này đều gọi là nhãn quyền.

- Sắc mà gọi là nhĩ quyềngọi là tỷ quyềngọi là thiệt quyềngọi là thân quyềngọi là nữ quyềngọi là nam quyềngọi là mạng quyền đó ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, sự dinh dưỡng, sự cai quản đặng sống còn của sắc pháp, dù như thế nào những sắc này đều gọi là sắc mạng quyền.

- Sắc phi quyền mà hữu đối chiếu đó ra sao? Sắc xứ… xúc xứ. Những sắc này đều gọi là sắc phi quyền mà hữu đối chiếu.

- Sắc phi quyền mà vô đối chiếu đó ra sao? Thân biểu tri… đoàn thực. Những sắc này đều gọi là sắc phi quyền vô đối chiếu.

Thập yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt thập đề xiển minh.

12) Thập nhứt đề xiển minh.

662.

- Sắc mà gọi là nhãn xứ đó ra sao? Nhãn nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… Đây cũng gọi là nhãn… cũng gọi nhà không. Những sắc này gọi là nhãn xứ.

- Sắc mà gọi là nhĩ xứgọi là tỷ xứgọi là thiệt xứgọi là thân xứgọi là sắc xứgọi là thinh xứgọi là khí xứgọi là vị xứgọi là xúc xứ đó ra sao? Địa chất… cũng gọi là xúc, cũng gọi là xúc giới. Những sắc này đều gọi là xúc xứ.

- Sắc bất kiến vô đối chiếu mà liên hệ trong pháp xứ đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Những sắc này đều gọi là sắc bất kiến vô đối chiếu mà liên hệ trong pháp xứ.

Thập nhứt yếu hiệp sắc chỉ có bấy nhiêu.

Dứt thập nhứt đề xiển minh.

Dứt nhân sắc.

Hết đoạn 8.000 chữ phần thứ tám.

---

Hồi hướng phước đến tất cả chúng sanh, nhứt là các vị Chư thiên có oai lực hộ trì Tạng Diệu pháp đặng thạnh hành.
Sài Gòn 06-06-1975 (27-04-2518) Việt Nam.