Phần E.
THIÊN TRÍCH YẾU ĐẦU ĐỀ TAM VÀ ĐẦU ĐỀ NHỊ

I. ĐẦU ĐỀ TAM

878.

- Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Thiện trong 4 cõi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thiện (kusalā dhammā).

- Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? 12 tâm bất thiện hiện hành. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất thiện.

- Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố (kiriyā) trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô ký.

879.

- Chư pháp tương ưng lạc thọ ra sao? Tâm đồng sanh với lạc thọ, 4 thứ tâm thiện Dục giới, 4 thứ tâm bất thiện, tâm dị thục quả thiện Dục giới và tâm tố mỗi phần 5 thứ. Ba bậc thiền hoặc 4 bậc thiền Sắc giới thiện, dị thục quả và tố (kiriyā). Ba bậc thiền hoặc 4 bậc thiền siêu thế thiện và dị thục quả trừ lạc đồng sanh với những tâm này. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng lạc thọ.

- Chư pháp tương ưng khổ thọ ra sao? Tâm đồng sanh với ưu thọ: 2 thứ và thân thức đồng sanh với khổ thọ mà trừ khổ thọ đồng sanh với tâm ấy. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng khổ thọ.

- Chư pháp đồng sanh với phi khổ phi lạc thọ ra sao? Tâm đồng sanh với xả thọ: Thiện Dục giới 4 thứ, bất thiện 6 thứ, dị thục quả thiện Dục giới 10 thứ, dị thục quả bất thiện 6 thứ, tâm tố (kiriyā) 6 thứ; tứ thiền Sắc giới: Thiện, dị thục quả và tố; 4 thứ tâm thiện, dị thục quả và tố Vô sắc giới; tứ thiền siêu thế: Thiện và quả mà trừ ra phi khổ phi lạc thọ sanh với những tâm ấy. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với phi khổ phi lạc thọ.

Cả 3 thọ, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này không thể gọi là pháp tương ưng lạc thọ, pháp tương ưng khổ thọ và pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

880.

- Chư pháp dị thục quả trong khi có ra sao? Tâm dị thục quả trong 4 cõi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp dị thục quả.

- Chư pháp dị thục nhân trong khi có ra sao? Tâm bất thiện và thiện trong 4 cõi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp dị thục nhân.

- Chư pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân ra sao? Tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân.

881.

- Chư pháp thành do thủ và cảnh thủ ra sao? Tâm dị thục quả trong 3 cõi và sắc nghiệp tạo. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thành do thủ và cảnh thủ.

- Chư pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ ra sao? Bất thiện và thiện trong 3 cõi, vô ký tố trong 3 cõi và sắc phi nghiệp tạo. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ.

- Chư pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ.

882.

- Chư pháp phiền toái và cảnh phiền não ra sao? 12 tâm bất thiện sanh ra. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền toái và cảnh phiền não.

- Chư pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não ra sao? Tâm thiện trong 3 cõi, tâm dị thục quả trong 3 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não.

- Chư pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.

883.

- Chư pháp hữu tầm hữu tứ trong khi có ra sao? Bất thiện và thiện Dục giới, 11 tâm quả thiện Dục giới, 2 tâm quả bất thiện, 11 tâm tố (kirayā); sơ thiền Sắc giới: Thiện, dị thục quả và tố; sơ thiền siêu thế: Thiện, dị thục quả (trừ tầm và tứ sanh trong những tâm ấy). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu tầm hữu tứ.

- Chư pháp vô tầm hữu tứ ra sao? Nhị thiền Sắc giới sắp theo 5 bậc: Thiện, dị thục quả và tố. Nhị thiền siêu thế sắp theo 5 bậc: Thiện và dị thục quả (trừ tứ) trong những tâm sanh ấy. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tầm hữu tứ.

- Chư pháp vô tầm vô tứ trong khi có ra sao? Ngũ song thức, thiện, dị thục quả và tâm tố tam thiền Sắc giới sắp lên; thiện, dị thục quả và tố Vô sắc giới; thiện, dị thục quả siêu thế tam thiền sắp lên, sắc pháp, níp-bàn và lấy lại tứ trong nhị thiền nếu sắp theo 5 bậc.

Tứ trong nhị thiền sắp theo 5 bậc; tứ sanh với tầm không thể nói hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ và vô tầm vô tứ cũng không thể nói đặng.

884.

- Chư pháp đồng sanh với pháp hỷ ra sao? Tâm đồng sanh với hỷ thọ, 4 tâm thiện Dục giới, 4 tâm bất thiện, 5 tâm quả thiện Dục giới, 5 tâm tố. Thiền 2 bậc hoặc 3 bậc thiện, dị thục quả và tố Sắc giới. Thiền 2 bậc hoặc 3 bậc thiện và dị thục quả siêu thế (trừ pháp hỷ sanh chung với những tâm ấy). Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với pháp hỷ.

- Chư pháp đồng sanh với lạc thọ ra sao? Tâm đồng sanh với lạc thọ: 4 thứ tâm thiện Dục giới, 4 thứ tâm bất thiện, tâm dị thục quả thiện Dục giới và tâm tố (mỗi phần 5 thứ), 3 bậc hoặc 4 bậc thiền Sắc giới thiện, dị thục quả và tố. 3 bậc hoặc 4 bậc thiền siêu thế, thiện, dị thục quả (trừ lạc đồng sanh với những tâm này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với lạc thọ.

- Chư pháp đồng sanh với xả thọ ra sao? Tâm đồng sanh với xả thọ:

Thiện Dục giới 4 thứ, bất thiện 6 thứ, dị thục quả thiện Dục giới 10 thứ, dị thục quả bất thiện 6 thứ, tâm tố 6 thứ.

Tứ thiền thiện, dị thục quả và tố sắc giới.

4 thứ tâm thiện, dị thục quả và tố Vô sắc giới.

Tứ thiền siêu thế thiện và dị thục quả trừ phi khổ phi lạc thọ sanh với những tâm ấy.

Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với xả thọ.

Pháp hỷ không đồng sanh với pháp hỷ mà đồng sanh với hỷ thọ chớ không đồng sanh với xả thọ.

Lạc thọ không đồng sanh với lạc thọ mà đồng sanh với pháp hỷ và xả thọ cũng không đồng sanh với pháp hỷ.

Hai thứ tâm đồng sanh với ưu thọ, thân thức đồng sanh với khổ thọ, xả thọ, sắc pháp và níp-bàn. Những pháp này không thể nói đồng sanh với lạc thọ và cũng không thể nói đồng sanh với xả thọ.

885.

- Chư pháp sơ đạo tuyệt trừ ra sao? 4 thứ tâm sanh tương ưng với tà kiến và tâm đồng sanh với hoài nghi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sơ đạo tuyệt trừ.

- Chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ ra sao? Tâm đồng sanh với phóng dật; còn những 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân và 2 tâm đồng sanh ưu thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ và sơ đạo cũng tuyệt trừ.

- Chư pháp sơ đạo và ba đạo cao không tuyệt trừ ra sao? Thiện và dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sơ đạo và ba đạo cao không tuyệt trừ.

886.

- Chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ ra sao? 4 thứ tâm tương ưng tà kiến, tâm đồng sanh với hoài nghi (trừ si hiệp với tâm si ấy). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.

- Chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ ra sao?

Tâm đồng sanh với phóng dật (trừ si). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ.

4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân đồng sanh với ưu thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

- Chư pháp phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ trong khi có ra sao? Si đồng sanh với hoài nghi, si đồng sanh với phóng dật, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.

887.

- Chư pháp nhân sanh tử ra sao? Bất thiện và thiện trong 3 cõi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân sanh tử.

- Chư pháp nhân đến níp-bàn ra sao? 4 đạo siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân đến níp-bàn.

- Chư pháp phi nhân sanh tử và phi nhân đến níp-bàn ra sao? Vô ký tố trong 3 cõi, dị thục quả trong 4 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân sanh tử và phi nhân đến níp-bàn.

888.

- Chư pháp hữu học trong khi có ra sao? 4 đạo và 3 quả siêu thế thông thường (thấp). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu học.

- Chư pháp vô học ra sao? Quả cao tột và A-la-hán quả. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô học.

- Chư pháp phi hữu học phi vô học ra sao? Tâm bất thiện, thiện, vô ký tố và dị thục quả trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi hữu học phi vô học.

889.

- Chư pháp hy thiểu trong khi có ra sao? Tâm bất thiện, thiện, dị thục quả, vô ký tố (kiriyā) trong cõi Dục giới và sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hy thiểu (parittā dhammā).

- Chư pháp đáo đại trong khi có ra sao? Pháp thiện, pháp vô ký trong Sắc giới và Vô sắc giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đáo đại (mahaggata dhammā).

- Chư pháp vô lượng trong khi có ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô lượng (appamaṇā dhammā).

890.

- Chư pháp biết cảnh hy thiểu ra sao? Tất cả tâm, dị thục quả Dục giới, tâm tố ý giới, tâm tố vô nhân và ý thức giới mà đồng sanh với hỷ thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh hy thiểu (parittarammana).

- Chư pháp biết cảnh đáo đại trong khi có ra sao? Tâm Thức vô biên xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh đáo đại (mahaggatārammaṇā dhammā).

- Chư pháp biết cảnh vô lượng trong khi có ra sao? 4 đạo và 4 quả siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh vô lượng.

4 tâm thiện Dục giới bất tương ưng trí, 4 tâm tố (kiriyā) Dục giới bất tương ưng trí, tất cả tâm bất thiện. Những chơn tướng như này gọi là chư pháp biết cảnh hy thiểu cũng có, biết cảnh đáo đại cũng có, mà không biết cảnh vô lượng nên không thể nói biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại.

4 tâm thiện Dục giới tương ưng với trí, và 4 tâm tố Dục giới tương ưng với trí. Tứ thiền Sắc giới: Thiện và tố, tâm tố vô nhân ý thức giới đồng sanh với xả thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh hy thiểu cũng có, biết cảnh đáo đại cũng có, biết cảnh vô lượng cũng có, mà không thể nói biết cảnh hy thiểu, biết cảnh đáo đại và biết cảnh vô lượng.

Thiền Sắc giới 3 hoặc 4 bậc: Thiện, dị thục quả và tố. Tứ thiền dị thục quả, tâm Không vô biên xứ và Vô sở hữu xứ. Những chơn tướng này không thể nói: Biết cảnh hy thiểu, biết cảnh đáo đại hay biết cảnh vô lượng.

Sắc pháp và níp-bàn đều là không biết cảnh.

891.

- Chư pháp ty hạ trong khi có ra sao? 12 tâm bất thiện. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ty hạ (hīnā dhammā).

- Chư pháp trung bình trong khi có ra sao? Tâm vô ký tố, thiện và dị thục quả trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp trung bình (majjhimā dhammā).

- Chư pháp tinh lương trong khi có ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tinh lương.

892.

- Chư pháp tà cho quả nhứt định (đời sau liên tiếp) trong khi có ra sao? 4 tâm sanh tương ưng với tà kiến và 2 tâm đồng sanh với ưu thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tà cho quả nhứt định (liên tiếp đời sau).

- Chư pháp chánh cho quả nhứt định (liên tiếp sát-na) trong khi có ra sao? 4 đạo siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp chánh cho quả nhứt định (liên tiếp sát-na).

- Tất cả pháp bất định (ngoài ra 2 phần trên) ra sao? 4 tâm tham bất tương ưng, tâm đồng sanh với hoài nghi, tâm đồng sanh với phóng dật, tâm vô ký tố, thiện và dị thục quả trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất định (ngoài 2 phần trên).

893. Chư pháp có đạo là cảnh ra sao?

4 tâm thiện, 4 tâm tố Dục giới hiện hành tương ưng với trí. Những chơn tướng này thành pháp có đạo là cảnh cũng có, chẳng phải pháp có đạo là nhân, cũng chẳng phải pháp có đạo là trưởng. Nên không trọn nói pháp có đạo là cảnh và cũng không trọn nói là pháp có đạo là trưởng.

4 Thánh đạo chẳng phải pháp có đạo là cảnh, cũng có phần gọi là pháp có đạo là nhân và pháp có đạo là trưởng, thời không nên quyết nói rằng pháp có đạo là trưởng.

Tứ thiền thiện và tâm tố Sắc giới, tâm tố vô nhân ý thức giới đồng sanh xả thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có đạo là cảnh, có phần gọi chẳng phải pháp có đạo là nhân, và cũng có phần gọi chẳng phải pháp có đạo là trưởng, nên không quyết gọi là pháp có đạo là cảnh.

4 tâm thiện Dục giới hiện hành bất tương ưng trí, tất cả tâm bất thiện, tất cả tâm dị thục quả Dục giới, 6 tâm tố hiện hành Dục giới. Tam hoặc tứ thiền thiện, dị thục quả và tố. Tứ thiền quả Sắc giới. Tâm thiện, tâm dị thục quả và tâm tố trong 4 cõi Vô sắc giới và 4 tâm dị thục quả siêu thế. Những chơn tướng này không đặng gọi là chư pháp có đạo là cảnh, không đặng gọi là chư pháp có đạo là nhân, và cũng không đặng gọi là chư pháp có đạo là trưởng.

Còn sắc pháp và níp-bàn là pháp không biết cảnh.

894. Chư pháp sanh tồn trong khi có ra sao?

Tâm quả trong 4 cõi và sắc nghiệp tạo. Những chơn tướng này gọi là pháp sanh tồn cũng có, gọi là pháp sẽ sanh cũng có, nhưng không đặng gọi là pháp chưa sanh.

Tâm bất thiện và tâm thiện trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi và sắc phi nghiệp. Những chơn tướng này gọi là pháp đã sanh cũng có, gọi là pháp chưa sanh cũng có, mà không đặng gọi là pháp sẽ sanh.

Còn níp-bàn không nên nói: Đã sanh, chưa sanh hay sẽ sanh.

895. Tất cả pháp trừ ra níp-bàn cũng thành quá khứ, cũng thành vị lai, cũng thành hiện tại.

Còn níp-bàn không đặng nói thành quá khứ, vị lai hay hiện tại.

896.

- Chư pháp biết cảnh quá khứ là chi?

Tâm thức vô biên xứ và tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh quá khứ.

Pháp biết cảnh vị lai không có, chỉ quyết phần nào.

- Chư pháp biết cảnh hiện tại ra sao?

Ngũ song thức và 3 tâm ý giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh hiện tại.

10 tâm dị thục quả thiện hiện hành Dục giới, ý thức giới đồng sanh với xả thọ, tâm quả bất thiện, tâm tố ý thức giới vô nhân đồng sanh với hỷ thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cũng biết cảnh quá khứ, cũng biết cảnh vị lai, cũng biết cảnh hiện tại.

Tâm bất thiện, tâm thiện Dục giới, 9 tâm tố hiện hành Dục giới, tâm tứ thiền Sắc giới thiện và tố. Những chơn tướng này cũng biết cảnh quá khứ, vị lai và hiện tại; mà không đặng nói là chư pháp biết cảnh quá khứ, chư pháp biết cảnh vị lai hay chư pháp biết cảnh hiện tại.

Tam hoặc tứ thiền thiện, dị thục quả và tố Sắc giới luôn dị thục quả tứ thiền với tâm Không vô biên xứ, tâm Vô sở hữu xứ, bốn đạo và 4 quả siêu thế. Những chơn tướng này không đặng nói là chư pháp biết cảnh quá khứ, chư pháp biết cảnh vị lai, chư pháp biết cảnh hiện tại.

Còn sắc pháp và níp-bàn thuộc về pháp vô tri (không biết cảnh).

897. Tất cả pháp trừ ra sắc pháp không liên hệ với quyền (indrīya) và trừ ra Níp bàn, ngoài ra đó thành pháp nội phần (ajjhattā dhammā) cũng có, thành pháp ngoại phần (bahiddhā dhammā) cũng có, thành pháp nội phần và ngoại phần (ajjhattabahidhā) cũng có.

Còn pháp không liên quan với quyền và níp-bàn đều thuộc về pháp ngoại phần.

898.

- Chư pháp biết cảnh nội phần ra sao? Tức là tâm Thức vô biên xứ và tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh nội phần (ajjhattārammaṇādhammā).

- Chư pháp biết cảnh ngoại phần ra sao?

Tam hoặc tứ thiền: Thiện, dị thục quả và tố cõi Sắc giới. Tứ thiền dị thục quả cõi Sắc giới, tâm Không vô biên, bốn đạo và 4 quả siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh ngoại phần.

Tất cả pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký tố hiện hành cõi Dục giới, tâm tố và thiện tứ thiền Sắc giới trừ ra sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp biết cảnh nội phần cũng có, biết cảnh ngoại phần cũng có, biết cảnh nội và ngoại phần cũng có.

Tâm Vô sở hữu xứ không thể nói biết cảnh nội phần, ngoại phần hay nội và ngoại phần.

Còn sắc pháp và níp-bàn đều thuộc về pháp không biết cảnh.

899.

- Chư pháp bị thấy và đối chiếu ra sao? Chỉ có sắc xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bị thấy và đối chiếu.

- Chư pháp không bị thấy mà đối chiếu ra sao? Nhãn xứ… xúc xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không bị thấy mà đối chiếu.

- Chư pháp không bị thấy và không đối chiếu ra sao? Tâm bất thiện, tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi. Tâm vô ký tố trong 3 cõi và sắc không thấy không đối chiếu mà liên hệ trong pháp xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không bị thấy và không đối chiếu.

Dứt phần trích yếu đầu đề tam.

---

II. ĐẦU ĐỀ NHỊ

1) Phần tụ nhân.

900.

- Chư pháp nhân trong khi có ra sao? 3 nhân thiện, 3 nhân bất thiện, 3 nhân vô ký; nhân vô tham và nhân vô sân trong 4 cõi; nhân vô si sanh với tâm thiện cả trong 4 cõi mà trừ ra 4 tâm thiện Dục giới bất tương ưng trí. (Sở hữu) Tham đồng sanh với 8 tâm tham, sở hữu sân đồng sanh với 2 tâm sân và sở hữu si đồng sanh với tất cả tâm bất thiện. Nhân vô tham và nhân vô sân sanh với tất cả tâm dị thục quả trong 4 cõi mà trừ ra tâm dị thục quả Dục giới vô nhân. Nhân vô si sanh với tất cả tâm dị thục quả trong 4 cõi mà trừ ra tâm dị thục quả Dục giới vô nhân và cũng trừ ra 4 tâm đại dị thục quả (mahāvipāla) bất tương ưng trí. Nhân vô tham và nhân vô sân sanh với tâm tố trong 3 cõi mà trừ ra tâm tố Dục giới vô nhân. Nhân vô si sanh với tâm tố trong 3 cõi chỉ trừ ra tâm tố Dục giới vô nhân và cũng trừ luôn 4 tâm đại tố (mahākiriyā) bất tương ưng trí. Những chơn tướng này gọi là pháp nhân (hetū dhammā).

- Chư pháp phi nhân trong khi có sao? Chỉ trừ tất cả pháp nhân ra rồi, còn lại pháp bất thiện, tâm thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân.

901.

- Chư pháp hữu nhân trong khi có ra sao? Trừ ra sở hữu si đồng sanh với tâm si hoài nghi, đồng sanh với tâm si phóng dật, còn ngoài ra như là bất thiện, tâm thiện, tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi mà trừ ra tâm vô nhân hiện hành và tâm tố Dục giới vô nhân. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân.

- Chư pháp phi nhân trong khi có sao? Sở hữu si đồng sanh với tâm si hoài nghi và tâm si phóng dật, ngũ song thức, 3 ý giới, 5 tâm ý thức giới vô nhân, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân.

902.

- Chư pháp tương ưng nhân trong khi có ra sao? Trừ ra sở hữu si hiệp với tâm si hoài nghi và tâm si phóng dật, còn lại ngoài ra như là tâm bất thiện, tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi mà trừ ra tâm dị thục quả và tâm tố Dục giới vô nhân. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng nhân.

- Chư pháp bất tương ưng nhân ra sao? Sở hữu si đồng sanh với tâm si hoài nghi và tâm si phóng dật, ngũ song thức, 3 ý giới, 5 tâm ý thức giới vô nhân, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng nhân.

903.

- Chư pháp nhân và hữu nhân ra sao? Những nhân nào đồng sanh với tâm nhị nhân và tam nhân. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân và hữu nhân.

- Chư pháp hữu nhân mà phi nhân ra sao?

Bất thiện, thiện, dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi mà trừ ra tâm quả Dục giới vô nhân, tâm tố Dục giới vô nhân và cũng trừ ra tất cả nhân sanh với tất cả tâm đã nói. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân mà phi nhân.

Tất cả pháp vô nhân không thể gọi pháp nhân và hữu nhân, cũng không thể gọi pháp hữu nhân mà phi nhân.

904.

- Chư pháp hữu nhân và hiệp nhân ra sao? Những nhân nào đồng sanh với tâm nhị nhân và tam nhân. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân và hiệp nhân.

- Chư pháp hiệp nhân mà phi nhân ra sao?

Bất thiện, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi mà trừ ra tâm quả Dục giới vô nhân, tâm tố Dục giới vô nhân và cũng trừ ra tất cả nhân sanh với tất cả tâm đã nói. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hiệp nhân mà phi nhân.

Pháp bất tương ưng nhân chẳng đặng gọi là pháp nhân và tương ưng nhân, cũng chẳng đặng gọi là pháp tương ưng nhân mà phi nhân.

905.

- Chư pháp phi nhân mà hữu nhân ra sao? Bất thiện, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi mà trừ ra tâm dị thục quả Dục giới vô nhân, tâm tố Dục giới vô nhân và cũng trừ tất cả nhân sanh với tất cả tâm đã nói. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân mà hữu nhân.

- Chư pháp phi nhân và vô nhân ra sao?

Ngũ song thức, 3 tâm ý giới, 5 tâm ý thức giới vô nhân, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân và vô nhân.

Pháp nhân không thể nói là: pháp phi nhân mà hữu nhân, và cũng không thể nói là pháp phi nhân và vô nhân.

Dứt phần nhân đa (hetugocchaka).

2) Phần nhị đề đỉnh (cūlantara duka).

906.

- Chư pháp hữu duyên ra sao? Bất thiện, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu duyên (sappaccayā dhammā).

- Chư pháp vô duyên trong khi có ra sao? Níp-bàn. Chơn tướng này gọi là chư pháp vô duyên (appaccayā dhammā).

907.

- Chư pháp hữu vi trong khi có ra sao? Bất thiện, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu vi (saṅkhatā dhammā).

- Chư pháp vô vi trong khi có ra sao? Níp-bàn. Chơn tướng này gọi là chư pháp vô vi (asaṅkhata).

908.

- Chư pháp bị thấy trong khi có ra sao? Sắc xứ. Chơn tướng này gọi là chư pháp bị thấy (sanidassana dhammā).

- Chư pháp bất kiến trong khi có ra sao? Nhãn xứ… xúc xứ, tâm bất thiện, tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc không thấy và không đối chiếu mà liên quan trong pháp xứ và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất kiến (anidassanā dhammā).

909.

- Chư pháp đối chiếu trong khi có ra sao? Nhãn xứ… xúc xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đối chiếu (sappaṭighā dhammā).

- Chư pháp không đối chiếu trong khi có ra sao? Bất thiện, tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc không thấy không đối chiếu mà liên quan trong pháp xứ và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không đối chiếu (appaṭighā dhammā).

910.

- Chư pháp sắc trong khi có ra sao? Sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương sắc tứ đại sung. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sắc (rūpino dhammā).

- Chư pháp phi sắc trong khi có ra sao? Tâm bất thiện, tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi sắc (arūpino dhammā).

911.

- Chư pháp hiệp thế trong khi có ra sao? Bất thiện, thiện và dị thục quả trong 3 cõi, vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hiệp thế (lokiyā dhammā).

- Chư pháp siêu thế trong khi có ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp siêu thế (lokuttarā dhammā).

912.

Tất cả pháp cũng thuộc về pháp cũng có tâm biết, cũng thuộc về pháp có tâm không biết.

3) Phần chùm lậu (ogha gocchaka).

913.

- Chư pháp lậu trong khi có ra sao? Tứ lậu là: Dục lậu, hữu lậu, tà kiến lậu, vô minh lậu.

Dục lậu đồng sanh với 8 tâm tham hiện hành.

Hữu lậu đồng sanh với 4 tâm tham hiện hành bất tương ưng tà kiến.

Tà kiến lậu đồng sanh với 4 tâm tham tương ưng tà kiến hiện hành.

Vô minh lậu phát sanh trong tất cả tâm bất thiện.

Những chơn tướng này gọi là chư pháp lậu (āsavā dhammā).

- Chư pháp phi lậu trong khi có ra sao? Trừ ra pháp lậu còn bất thiện ngoài ra, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi lậu (no āsavā dhammā).

914.

- Chư pháp cảnh lậu trong khi có ra sao? Bất thiện, thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh lậu.

- Chư pháp phi cảnh lậu trong khi có ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh lậu.

915.

- Chư pháp tương ưng lậu ra sao? Trừ ra sở hữu si đồng sanh với 2 tâm sân, si đồng sanh với hoài nghi, và si đồng sanh với phóng dật. Còn những pháp bất thiện hiện hành mà ngoài ra đó gọi là chư pháp tương ưng lậu.

- Chư pháp bất tương ưng lậu trong khi có ra sao? Si đồng sanh với 2 tâm sân, si đồng sanh với hoài nghi, si đồng sanh với phóng dật, thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng lậu.

916.

- Chư pháp lậu và cảnh lậu ra sao? Tức là pháp lậu. Những chơn tướng này gọi là chư pháp lậu và cảnh lậu.

- Chư pháp cảnh lậu mà phi lậu ra sao?

Bất thiện ngoài ra lậu, vô ký tố, thiện và dị thục quả trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh lậu mà phi lậu.

Pháp không thành cảnh của lậu sẽ nói là pháp lậu và cảnh lậu không đặng và nói là pháp cảnh lậu mà phi lậu cũng không đặng.

917.

- Chư pháp lậu và tương ưng lậu ra sao? Những pháp lậu nào đồng sanh chung với 2 hoặc 3 tâm hiện hành. Những chơn tướng này gọi là chư pháp lậu và tương ưng lậu (āsavā ceva āsavasampayuttā ca).

- Chư pháp tương ưng lậu mà phi lậu ra sao? Bất thiện ngoài ra lậu. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng lậu mà phi lậu.

“Pháp bất tương ưng lậu” sẽ nói là pháp lậu tương ưng lậu không đặng và nói là pháp tương ưng lậu mà phi lậu cũng không đặng.

918.

- Chư pháp tương ưng lậu mà cảnh lậu ra sao? Si đồng sanh với 2 tâm sân, si đồng sanh với hoài nghi, si đồng sanh với phóng dật; vô ký tố, thiện trong 3 cõi và sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng lậu mà cảnh lậu.

- Chư pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.

“Pháp tương ưng lậu” sẽ nói là pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu không đặng và nói pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu cũng không đặng.

4) Phần chùm triền (sayojanagocchaka).

919.

- Chư pháp triền trong khi có ra sao? Thập triền tức là dục ái triền, phẫn nhuế triền, ngã mạn triền, tà kiến triền, hoài nghi triền, giới cấm thủ triền, hữu ái triền, tật đố triền, lận sắt triền và vô minh triền:

Dục ái triền đồng sanh với 8 tâm tham hiện hành.

Phẫn nhuế triền đồng sanh với 2 tâm ưu thọ hiện hành.

Ngã mạn triền đồng sanh với 4 tâm tham bất tương ưng tà kiến hiện hành.

Tà kiến triền đồng sanh với 4 tâm tham tương ưng tà kiến hiện hành.

Hoài nghi triền đồng sanh với tâm si hoài nghi hiện hành.

Giới cấm thủ triền đồng sanh với 4 tâm tham tương ưng tà kiến hiện hành.

Hữu ái triền đồng sanh với 4 tâm tham bất tương ưng tà kiến hiện hành.

Tật đố triền và lận sắt triền đồng sanh với 2 tâm hiện hành đồng sanh ưu thọ.

Vô minh triền đồng sanh với tất cả tâm bất thiện.

Những chơn tướng này gọi là chư pháp triền.

- Chư pháp phi triền trong khi có ra sao? Bất thiện ngoài ra tất cả triền, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi triền.

920.

- Chư pháp cảnh triền trong khi có ra sao? Bất thiện, thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh triền (saññojaniyā).

- Chư pháp phi cảnh triền ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh triền.

921.

- Chư pháp tương ưng triền ra sao? Trừ sở hữu si đồng sanh với tâm si phóng dật, còn bất thiện ngoài ra đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng triền.

- Chư pháp bất tương ưng triền ra sao? Si đồng sanh với tâm si phóng dật, thiện, dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng triền.

922.

- Chư pháp triền và cảnh triền ra sao? Tức là tất cả pháp triền. Những chơn tướng này gọi là chư pháp triền và cảnh triền.

- Chư pháp cảnh triền và phi triền ra sao? Pháp bất thiện ngoài ra pháp triền, thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh triền và phi triền.

“Pháp phi cảnh triền” nói là “Pháp triền và cảnh triền” không đặng và nói là “Pháp cảnh triền mà phi triền” cũng không đặng.

923.

- Chư pháp triền và tương ưng triền ra sao? Những pháp triền đồng sanh chung với 2 hoặc 3 tâm hiện hành. Những chơn tướng này gọi là chư pháp triền tương ưng triền.

- Chư pháp tương ưng triền mà phi triền ra sao? Bất thiện ngoài ra những pháp triền. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng triền mà phi triền.

“Pháp bất tương ưng triền” nói là “Pháp triền và tương ưng triền” không đặng và nói là “Pháp tương ưng triền mà phi triền” cũng không đặng.

924.

- Chư pháp ly triền và cảnh triền ra sao? Si đồng sanh với tâm si phóng dật, thiện, dị thục quả và tâm vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly triền và cảnh triền.

- Chư pháp ly triền và phi cảnh triền ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly triền và phi cảnh triền.

“Pháp tương ưng triền” nói là “Pháp ly triền mà cảnh triền” không đặng và nói là “Pháp ly triền và phi cảnh triền” cũng không đặng.

5) Phần chùm phược (gantha gocchaka).

925.

- Chư pháp phược trong khi có ra sao? Tứ phược là tham ác thân phược, sân độc thân phược, giới cấm thủ thân phược, ngã kiến thân phược:

Tham ác thân phược đồng sanh với 8 tâm tham hiện hành.

Sân độc thân phược đồng sanh với 2 tâm hiện hành ưu thọ.

Giới cấm thủ thân phược và ngã kiến thân phược sanh trong 4 tâm hiện hành tương ưng tà kiến.

Những chơn tướng này gọi là chư pháp phược (gantha dhammā).

- Chư pháp phi phược trong khi có ra sao? Bất thiện ngoài ra những pháp phược, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phược.

926.

- Chư pháp cảnh phược trong khi có ra sao? Thiện, bất thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh phược.

- Chư pháp phi cảnh phược trong khi có ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh phược.

927.

- Chư pháp tương ưng phược ra sao? 4 tâm hiện hành tương ưng với tà kiến, 4 tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, 2 tâm hiện hành đồng sanh ưu thọ, trừ phẫn nhuế và trừ tham trong tâm tham bất tương ưng. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phược.

- Chư pháp bất tương ưng phược ra sao? Tham đồng sanh với 4 tâm tham bất tương ưng tà kiến, phẫn nhuế đồng sanh với 2 tâm ưu thọ; tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi; tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật; thiện và dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng phược.

928.

- Chư pháp phược và cảnh phược ra sao? Tức là pháp phược. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phược và cảnh phược.

- Chư pháp cảnh phược mà phi phược ra sao? Bất thiện ngoài ra pháp phược; tâm thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh phược mà phi phược.

“Pháp phi cảnh phược” gọi là “Pháp phược và cảnh phược” không đặng và gọi là “Pháp cảnh phược mà phi phược” cũng không đặng.

929.

- Chư pháp phược hiệp với pháp phược ra sao? Tâm hiện hành nào mà tà kiến và tham đồng sanh chung với nhau. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phược hiệp với pháp phược.

- Chư pháp tương ưng phược mà phi phược ra sao? 8 tâm hiện hành đồng sanh với tham, 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ mà trừ ra những pháp phược trong các tâm hiện hành này rồi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phược mà phi phược.

“Pháp bất tương ưng phược” sẽ nói là “Pháp phược và tương ưng phược” không đặng và nói là “Pháp tương ưng phược mà phi phược” cũng không đặng.

930.

- Chư pháp ly phược mà cảnh phược ra sao? Tham đồng sanh với 4 tâm tham hiện hành bất tương ưng tà kiến, phẫn nhuế đồng sanh với 2 tâm hiện hành ưu thọ; tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi, tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật; tâm thiện, tâm dị thục quả và tâm vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phược mà cảnh phược.

- Chư pháp ly phược và phi cảnh phược ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phược và phi cảnh phược.

“Pháp tương ưng với pháp phược” không thể gọi là “Pháp bất tương ưng mà cảnh phược” và không thể nói là “Pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược”.

931.

- Chư pháp bộc trong khi có ra sao? ...

- Chư pháp phối trong khi có ra sao? ...

6) Phần chùm cái (nīvaraagocchaka).

- Chư pháp cái trong khi có ra sao? Lục cái là: Dục dục cái, sân độc cái, hôn trầm thùy miên cái, trạo hối cái, hoài nghi cái, vô minh cái:

Dục dục cái phát khởi trong 8 tâm hiện hành đồng sanh với tham.

Sân độc cái phát khởi trong 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ.

Hôn trầm thùy miên cái sanh trong tất cả tâm bất thiện hữu trợ.

Trạo hối cái phát sanh trong tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật.

Hối hận cái phát sanh trong 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ.

Hoài nghi cái phát sanh trong tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi.

Vô minh cái phát sanh trong tất cả tâm bất thiện.

Những chơn tướng này gọi là chư pháp cái (nivaranadhammā).

- Chư pháp phi cái trong khi có ra sao? Bất thiện ngoài ra những pháp cái; tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cái.

932.

- Chư pháp cảnh cái trong khi có ra sao? Thiện, bất thiện, dị thục quả, vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh cái.

- Chư pháp phi cảnh cái trong khi có ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh cái.

933.

- Chư pháp tương ưng cái ra sao? 12 tâm bất thiện hiện hành. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng cái.

- Chư pháp bất tương ưng cái ra sao? Tâm thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng cái (nīvaraṇa vippayutā dhammā).

934.

- Chư pháp cái và cảnh cái ra sao? Tức là pháp cái. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cái và cảnh cái.

- Chư pháp cảnh cái mà phi cái ra sao? Bất thiện ngoài ra những pháp cái; tâm thiện, dị thục quả và tâm vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh cái mà phi cái.

“Pháp phi cảnh cái” không thể gọi “Pháp cái và cảnh cái” và cũng không thể gọi “Pháp cảnh cái mà phi cái”.

935.

- Chư pháp cái tương ưng cái ra sao? Những pháp cái nào đồng sanh chung trong một cái tâm hiện hành 2 hoặc 3 nhân. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cái tương ưng cái.

- Chư pháp tương ưng cái mà phi cái ra sao? Bất thiện ngoài ra những pháp cái đó. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng cái mà phi cái.

“Pháp tương ưng cái” không thể gọi “Pháp cái và tương ưng cái” và cũng không thể gọi “Pháp tương ưng cái mà phi cái”.

936.

- Chư pháp ly cái mà cảnh cái ra sao? Tâm thiện, tâm dị thục quả và tâm vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly cái mà cảnh cái.

- Chư pháp ly cái mà phi cảnh cái ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly cái và phi cảnh cái.

“Pháp tương ưng cái” không thể nói “Pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái” và cũng không thể nói “Pháp ly cái và phi cảnh cái”.

7) Phần chùm khinh thị (paramasa gocchaka).

937.

- Chư pháp khinh thị trong khi có ra sao? Tà kiến khinh thị phát khởi trong 4 tâm hiện hành tương ưng với tà kiến. Những chơn tướng này gọi là chư pháp khinh thị.

- Chư pháp phi khinh thị trong khi có ra sao? Bất thiện ngoài ra khinh thị; tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi khinh thị (no parāmāsā).

938.

- Chư pháp cảnh khinh thị là chi? Tâm thiện, bất thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh khinh thị (paramaṭṭhā dhammā).

- Chư pháp phi cảnh khinh thị ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh khinh thị.

939.

- Chư pháp tương ưng khinh thị ra sao? 4 tâm hiện hành tương ưng với tà kiến mà trừ ra khinh thị. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng khinh thị.

- Chư pháp bất tương ưng khinh thị là chi? 4 tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ, tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi, tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật; tâm thiện, tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng khinh thị.

“Pháp khinh thị” không thể nói là “Pháp tương ưng khinh thị” và cũng không thể nói là “Pháp bất tương ưng khinh thị”

940.

- Chư pháp khinh thị cảnh khinh thị là chi? Tức là pháp khinh thị. Những chơn tướng này gọi là chư pháp khinh thị cảnh khinh thị.

- Chư pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị ra sao? Bất thiện ngoài ra khinh thị; tâm thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.

“Pháp phi cảnh khinh thị” không thể gọi là “Pháp khinh thị và cảnh khinh thị”, cũng không thể gọi là “Pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị”.

941.

- Chư pháp ly khinh thị mà cảnh khinh thị ra sao? 4 tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi, tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật; tâm thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly khinh thị mà cảnh khinh thị.

- Chư pháp ly khinh thị và phi cảnh khinh thị ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly khinh thị và phi cảnh khinh thị.

“Pháp khinh thị và tương ưng khinh thị” không thể nói “Pháp ly khinh thị mà cảnh khinh thị” và cũng không thể gọi là “Pháp ly khinh thị và phi cảnh khinh thị”.

8) Phần nhị đề đại (mahantaraduka).

942.

- Chư pháp hữu tri cảnh ra sao? Bất thiện, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu tri cảnh.

- Chư pháp vô tri cảnh ra sao? Sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tri cảnh (anārammaṇā dhammā).

943.

- Chư pháp tâm trong khi có ra sao? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới và ý thức giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tâm.

- Chư pháp phi tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi tâm.

944.

- Chư pháp sở hữu tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sở hữu tâm.

- Chư pháp phi sở hữu tâm trong khi có ra sao? Tâm, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi sở hữu tâm.

945.

- Chư pháp tương ưng tâm ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng tâm.

- Chư pháp bất tương ưng tâm ra sao? Sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng tâm.

Tâm không thể nói “tương ưng với tâm”, và cũng không thể nói “bất tương ưng với tâm”.

946.

- Chư pháp hòa với tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hòa với tâm (cittasaṃsaṭṭhā dhammā).

- Chư pháp không hòa với tâm trong khi có ra sao? Sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không hòa với tâm.

“Tâm” không thể nói “hòa với tâm” và cũng không thể nói “Không hòa với tâm”.

947.

- Chư pháp có tâm làm sở sanh ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri hoặc những sắc pháp nào khác sanh với tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh tức là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc, xứ, hư không chất, thủy chất, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc vừa làm việc[11] sắc sanh, sắc thừa kế (santarirūpa) và đoàn thực. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có tâm làm sở sanh.

- Chư pháp không có tâm làm nhân sanh ra sao? Níp-bàn, tâm và những sắc pháp ngoài ra câu trên. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không có tâm làm nhân sanh.

948.

- Chư pháp đồng sanh tồn với tâm ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri và khẩu biểu tri. Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh tồn với tâm (cittasahabhuno dhammā).

- Chư pháp không đồng sanh tồn với tâm ra sao? Níp-bàn, tâm và những sắc pháp ngoài ra câu trên. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không pháp đồng sanh tồn với tâm.

949.

- Chư pháp tùng tâm thông lưu ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri và khẩu biểu tri. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tùng tâm thông lưu (cittānuparivattino dhammā).

- Chư pháp phi tùng tâm thông lưu ra sao? Níp-bàn, tâm và những sắc pháp ngoài ra kể trên. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi tùng tâm thông lưu.

950.

- Chư pháp hòa với tâm và có tâm làm sở sanh trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hòa với tâm và có tâm làm sở sanh (cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā dhammā).

- Chư pháp không hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh trong khi có ra sao? Tâm, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh.

951.

- Chư pháp hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh (cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā sahabhuno dhammā).

- Chư pháp không hòa, không sanh tồn và khỏi nương tâm làm sở sanh trong khi có ra sao? Tâm, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không hòa, không sanh tồn và khỏi nương tâm làm sở sanh.

952.

- Chư pháp có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm trong khi có ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm (cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā uparivattino dhammā).

- Chư pháp không có tâm làm sở sanh, không hòa, không tùng thông lưu với tâm ra sao? Tâm, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không có tâm làm sở sanh, không hòa, không tùng thông lưu với tâm.

953.

- Chư pháp nội là chi? Nhãn xứ… ý xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nội (ajjhattikā dhammā).

- Chư pháp ngoại là chi? Sắc xứ… pháp xứ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ngoại (bāhirā dhammā).

954.

- Chư pháp thủ trong khi có ra sao? Nhãn xứ… đoàn thực. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thủ (upādā dhammā).

- Chư pháp phi thủ trong khi có ra sao? Bất thiện, tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc tứ đại sung và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi thủ (no upādā dhammā).

955.

- Chư pháp do thủ là chi? Tâm dị thục quả trong 3 cõi và sắc nghiệp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp do thủ (upādinnā dhammā).

- Chư pháp phi do thủ trong khi có ra sao? Tâm bất thiện, thiện và vô ký tố trong 3 cõi, sắc phi nghiệp tạo, 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi do thủ.

9) Phần chùm thủ (upādinna gocchaka).

956.

- Chư pháp thủ ra sao? Tứ thủ là: Dục thủ, tà kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ:

Dục thủ phát khởi trong 8 tâm đồng sanh với tham.

Tà kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ phát khởi trong 4 tâm hiện hành tương ưng với tà kiến. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thủ.

- Chư pháp phi thủ trong khi có ra sao? Những pháp bất thiện ngoài ra, thiện và dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi thủ.

957.

- Chư pháp cảnh thủ ra sao? Bất thiện, thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi, tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh thủ.

- Chư pháp phi cảnh thủ trong khi có ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh thủ (anupādāniyā dhammā).

958.

- Chư pháp tương ưng thủ là chi? 4 thứ tâm hiện hành đồng sanh với tham tương ưng tà kiến, 4 thứ tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến trừ 4 tâm tham trong bất tương ưng tà kiến. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng thủ.

- Chư pháp bất tương ưng thủ ra sao? Sở hữu tham trong 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm hiện hành đồng sanh ưu thọ, tâm hiện hành đồng sanh hoài nghi, tâm hiện hành đồng sanh phóng dật, tâm thiện, tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng thủ.

959.

- Chư pháp thủ và cảnh thủ ra sao? Tức là pháp thủ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thủ và cảnh thủ.

- Chư pháp cảnh thủ mà phi thủ ra sao? Bất thiện ngoài ra pháp thủ; tâm thiện, tâm dị thục quả và tâm vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh thủ mà phi thủ.

“Pháp phi cảnh thủ” không thể gọi là “Pháp thủ và cảnh thủ”, cũng không thể gọi là “Pháp cảnh thủ mà phi thủ”.

960.

- Chư pháp thủ và tương ưng thủ ra sao? Tà kiến và tham dù sanh chung với tâm hiện hành nào. Những chơn tướng này gọi là chư pháp thủ và tương ưng thủ.

- Chư pháp tương ưng thủ mà phi thủ ra sao? 8 thứ tâm hiện hành đồng sanh với tham mà trừ tất cả thủ sanh trong những tâm hiện hành ấy. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng thủ mà phi thủ.

“Pháp bất tương ưng thủ” không thể nói là “Pháp thủ và tương ưng thủ”, cũng không thể nói là “Pháp tương ưng thủ mà phi thủ”.

961.

- Chư pháp ly thủ mà cảnh thủ ra sao? (Sở hữu) tham phát sanh trong 4 thứ tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ, tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi, tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật; tâm thiện, tâm dị thục quả và tâm vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly thủ mà cảnh thủ.

- Chư pháp ly thủ và phi cảnh thủ ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly thủ và phi cảnh thủ.

“Pháp tương ưng thủ” không thể gọi “Pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ” và cũng không thể gọi là “Pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ”.

10) Phần chùm phiền não (kilesagocchaka).

962.

- Chư pháp phiền não là chi? Thập phiền não là: Tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm, vô úy:

Tham đồng sanh với 8 tâm tham.

Sân đồng sanh với 2 tâm ưu thọ.

Si đồng sanh với tất cả tâm bất thiện.

Ngã mạn sanh trong 4 tâm tham bất tương ưng.

Tà kiến sanh trong 4 tâm tham tương ưng tà kiến.

Hoài nghi sanh trong tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi.

Hôn trầm sanh trong tâm bất thiện hữu trợ.

Phóng dật, vô tàm và vô úy sinh trong tất cả tâm bất thiện.

Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền não.

- Chư pháp phi phiền não trong khi có ra sao? Bất thiện ngoài ra những phiền não đó, tâm thiện, dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phiền não.

963.

- Chư pháp cảnh phiền não là chi? Bất thiện, thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh phiền não.

- Chư pháp phi cảnh phiền não trong khi có ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi cảnh phiền não.

964.

- Chư pháp phiền toái trong khi có ra sao? 12 tâm bất thiện hiện hành. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền toái (saṇkiliṭṭhā dhammā).

- Chư pháp phi phiền toái trong khi có ra sao? Thiện, dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi phiền toái (asaṅkiliṭṭhā dhammā).

965.

- Chư pháp tương ưng phiền não là chi? 12 tâm bất thiện hiện hành. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phiền não.

- Chư pháp bất tương ưng phiền não là chi? Tâm thiện, dị thục quả trong 4 cõi, vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất tương ưng phiền não.

966.

- Chư pháp phiền não và cảnh phiền não ra sao? Tức là pháp phiền não. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền não và cảnh phiền não.

- Chư pháp cảnh phiền não mà phi phiền não ra sao? Bất thiện ngoài ra tất cả phiền não đó; tâm thiện, tâm dị thục quả, tâm vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp cảnh phiền não mà phi phiền não.

“Pháp phi cảnh phiền não” không thể nói là “Pháp phiền não và cảnh phiền não”, cũng không đặng nói là “Pháp cảnh phiền não mà phi phiền não”.

967.

- Chư pháp phiền não và phiền toái là chi? Tức là pháp phiền não. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền não và phiền toái (kilesa ceva dhammā saṅkiliṭṭhā ca).

- Chư pháp phiền toái mà phi phiền não là chi? Pháp bất thiện ngoài ra những phiền não. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền toái mà phi phiền não.

“Pháp phiền toái” nói là “Pháp phiền não và phiền toái” không đặng và nói là “Pháp phiền toái mà phi phiền não” cũng không đặng.

968.

- Chư pháp phiền não và tương ưng phiền não ra sao? Phiền não có 2 hoặc 3 thứ, dù sanh chung với tâm hiện hành nào. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phiền não và tương ưng phiền não.

- Chư pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não ra sao? Bất thiện trừ ra phiền não. Những chơn tướng này gọi là chư pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.

“Pháp bất tương ưng phiền não” nếu gọi là “Pháp phiền não và tương ưng phiền não” không đặng và gọi là “Pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não” cũng không đặng.

969.

- Chư pháp ly phiền não mà cảnh phiền não ra sao? Tâm thiện, dị thục quả và vô ký tố trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phiền não mà cảnh phiền não.

- Chư pháp ly phiền não và phi cảnh phiền não ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ly phiền não và phi cảnh phiền não.

“Pháp tương ưng phiền não” không thể gọi “Pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não” và cũng không thể gọi là “Pháp bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não”.

11) Phần yêu bối (pitthi duka).

970.

- Chư pháp sơ đạo tuyệt trừ là chi?

4 thứ tâm hiện hành tương ưng tà kiến, tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sơ đạo tuyệt trừ.

4 tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp sơ đạo tuyệt trừ cũng có, không tuyệt trừ cũng có.

- Chư pháp phi sơ đạo tuyệt trừ ra sao? Tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật, tâm thiện và dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi sơ đạo tuyệt trừ.

971.

- Chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ ra sao?

Tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ.

4 tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, không tuyệt trừ cũng có.

- Chư pháp phi ba đạo cao tuyệt trừ ra sao? 4 thứ tâm hiện hành tương ưng tà kiến, tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi, tâm thiện và dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi ba đạo cao tuyệt trừ.

972.

- Chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ ra sao?

4 tâm hiện hành đồng sanh với tà kiến, tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi (trừ si sanh trong những tâm này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.

4 tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, chư pháp phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

- Chư pháp phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ ra sao? (Sở hữu) Si đồng sanh với hoài nghi, tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật, tâm thiện, dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.

973.

- Chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ ra sao?

Tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật (trừ si sanh trong những tâm này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ.

4 thứ tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, 2 tâm hiện hành đồng sanh với ưu thọ. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, chư pháp phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

- Chư pháp phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ ra sao? 4 thứ tâm hiện hành tương ưng tà kiến, tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi, (sở hữu) si đồng sanh với tâm si phóng dật, tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ.

974.

- Chư pháp hữu tầm ra sao? Tâm bất thiện, tâm thiện Dục giới, 11 thứ tâm dị thục quả thiện Dục giới, 2 thứ tâm quả bất thiện, 11 thứ tâm tố, tâm thiện và dị thục quả sơ thiền siêu thế (trừ tầm sanh trong những tâm này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu tầm.

- Chư pháp vô tầm trong khi có ra sao? Ngũ song thức, nhị thiền hoặc tam thiền Sắc giới: Thiện, dị thục quả và tố (kiriyā), 4 bực vô sắc: Thiện, dị thục quả và tố, nhị thiền hoặc tam thiền siêu thế: Thiện và dị thục quả, tầm, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tầm (avitakka dhammā).

975.

- Chư pháp hữu tứ trong khi có ra sao? Tâm bất thiện, thiện Dục giới, 11 thứ tâm dị thục quả thiện Dục giới, 2 thứ tâm quả bất thiện, 11 thứ tâm tố; sơ thiền hoặc nhị thiền Sắc giới thiện, dị thục quả và tố; sơ thiền hoặc nhị thiền siêu thế thiện và dị thục quả (trừ tứ sanh trong những tâm này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu tứ (savicārā dhammā).

- Chư pháp vô tứ trong khi có ra sao? Ngũ song thức, tam thiền hoặc tứ thiền Sắc giới: Thiện, dị thục quả và tố; thiền Vô sắc giới thiện, dị thục quả và tố, tam thiền hoặc tứ thiền siêu thế thiện, dị thục quả; tứ; sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô tứ (avicārā dhammā).

976.

- Chư pháp hữu hỷ là chi? Tâm hiện hành đồng sanh với hỷ thọ, 4 thứ tâm bất thiện, 4 thứ tâm thiện Dục giới, 5 thứ tâm dị thục quả thiện Dục giới, 5 thứ tâm tố Dục giới, nhị thiền hoặc tam thiền Sắc giới thiện, dị thục quả và tố; nhị thiền hoặc tam thiền siêu thế thiện, dị thục quả (trừ pháp hỷ sanh trong những tâm này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu hỷ (sarana dhammā).

- Chư pháp vô hỷ là chi? Tâm hiện hành đồng sanh với xả thọ: 4 thứ tâm thiện Dục giới, 8 thứ tâm bất thiện, 11 tâm dị thục quả thiện Dục giới, 7 tâm dị thục quả bất thiện, 6 tâm tố Dục giới, tam thiền hoặc tứ thiền Sắc giới thiện, dị thục quả và tố; 4 bậc Vô sắc: Thiện, dị thục quả và tâm tố; tam thiền hoặc tứ thiền siêu thế: Thiện và dị thục quả; pháp hỷ; sắc pháp và Níp Bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô hỷ.

977.

- Chư pháp đồng sanh với pháp hỷ ra sao? Tâm hiện hành đồng sanh với hỷ thọ là: 4 thứ tâm bất thiện, 4 tâm thiện Dục giới, 5 tâm tố, 5 tâm dị thục quả thiện Dục giới; nhị thiền hoặc tam thiền Sắc giới thiện, dị thục quả và tố; nhị thiền hoặc tam thiền siêu thế thiện, và dị thục quả (trừ hỷ sanh trong những tâm hiện hành này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh pháp hỷ (pītisahagatā dhammā).

- Chư pháp phi đồng sanh với pháp hỷ ra sao? 4 thứ tâm thiện Dục giới hiện hành đồng sanh với xả thọ, 8 thứ tâm bất thiện, 11 thứ tâm dị thục quả thiện Dục giới, 7 thứ tâm dị thục quả bất thiện, 6 thứ tâm tố; tam thiền hoặc tứ thiền Sắc giới sắp lên: Thiện, dị thục quả và tố; 4 bực Vô sắc: Thiện, dị thục quả và tố; tam thiền hoặc tứ thiền siêu thế: Thiện, dị thục quả, (pháp) hỷ, sắc pháp và Níp Bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không đồng sanh với pháp hỷ.

978.

- Chư pháp đồng sanh với lạc thọ ra sao? Tâm hiện hành đồng sanh với hỷ thọ, 4 thứ tâm thiện, 4 thứ tâm bất thiện, 6 tâm dị thục quả thiện Dục giới, 5 tâm tố Dục giới, tam thiền hoặc tứ thiền Sắc giới: Thiện, dị thục quả và tố, tam thiền hoặc tứ thiền siêu thế: Thiện và dị thục quả (trừ lạc thọ sanh trong những tâm này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với lạc thọ.

- Chư pháp phi đồng sanh với lạc thọ ra sao? Tâm hiện hành đồng sanh với xả thọ: 4 thứ tâm thiện Dục giới, 8 thứ tâm bất thiện, 10 tâm dị thục quả thiện Dục giới, 7 tâm dị thục quả bất thiện, 6 tâm tố, tứ thiền Sắc giới thiện, dị thục quả và tố, 4 bực Vô sắc: Thiện, dị thục quả và tố; tứ thiền siêu thế: Thiện và dị thục quả; lạc thọ; sắc pháp và Níp Bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi đồng sanh với lạc thọ.

979.

- Chư pháp đồng sanh với xả thọ ra sao? Tâm hiện hành đồng sanh với xả thọ: 4 tâm thiện Dục giới, 6 tâm bất thiện, 10 tâm dị thục quả thiện Dục giới, 6 tâm dị thục quả bất thiện, 6 tâm tố; tứ thiền Sắc giới: Thiện, dị thục quả và tố; 4 bực Vô sắc: Thiện, dị thục quả và tố; tứ thiền siêu thế: Thiện và dị thục quả (trừ xả thọ sanh trong những tâm hiện hành này). Những chơn tướng này gọi là chư pháp đồng sanh với xả thọ.

- Chư pháp không đồng sanh với xả thọ ra sao? Tâm hiện hành đồng sanh với hỷ thọ: 4 tâm thiện Dục giới, 6 tâm bất thiện, 6 tâm dị thục quả thiện Dục giới, 1 tâm dị thục quả bất thiện, 5 tâm tố; tam thiền hoặc tứ thiền Sắc giới: Thiện, dị thục quả và tố; tam thiền hoặc tứ thiền siêu thế thiện, dị thục quả; xả thọ; sắc pháp và Níp Bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp không đồng sanh với xả thọ.

980.

- Chư pháp Dục giới trong khi có ra sao? Thiện Dục giới, bất thiện, tâm dị thục quả Dục giới, tâm vô ký tố Dục giới và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp Dục giới.

- Chư pháp phi Dục giới trong khi có ra sao? Sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi Dục giới.

981.

- Chư pháp Sắc giới trong khi có ra sao? 4 hoặc 5 bậc thiền: Thiện, dị thục quả và tố thành ra Sắc giới. Những chơn tướng này gọi là chư pháp Sắc giới.

- Chư pháp phi Sắc giới trong khi có ra sao? Dục giới, Sắc giới và siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi Sắc giới (na rūpāvacarā dhammā)

982.

- Chư pháp Vô sắc giới trong khi có ra sao? 4 bậc Vô sắc: Thiện, dị thục quả và tố. Những chơn tướng này gọi là chư pháp Vô sắc giới (arūpāvacarā dhammā).

- Chư pháp phi Vô sắc giới trong khi có ra sao? Dục giới, Sắc giới và siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi Vô sắc giới.

983.

- Chư pháp liên quan luân hồi ra sao? Thiện, bất thiện, dị thục quả và vô ký tố (kiriyā) trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp liên quan luân hồi (pariyāpannā dhammā).

- Chư pháp bất liên quan luân hồi ra sao? 4 đạo, 4 quả siêu thế và Níp Bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp bất liên quan luân hồi (apariyāpannā dhammā).

984.

- Chư pháp nhân xuất luân hồi là chi? 4 đạo siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhân xuất luân hồi (niyyānikā dhammā).

- Chư pháp phi nhân xuất luân hồi là chi? Thiện, bất thiện, vô ký tố trong 3 cõi, dị thục quả trong 4 cõi, sắc pháp và Níp Bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi nhân xuất luân hồi (aniyyānikā dhammā).

985.

- Chư pháp (cho quả) nhất định ra sao?

4 thứ tâm hiện hành tương ưng tà kiến, 2 thứ tâm hiện hành đồng sanh ưu thọ. Những chơn tướng này thành pháp nhất định cũng có, thành pháp bất định cũng có.

4 đạo siêu thế. Những chơn tướng này gọi là chư pháp nhất định (niyatā dhammā).

- Chư pháp phi (cho quả) nhất định ra sao? 4 thứ tâm hiện hành đồng sanh với tham bất tương ưng tà kiến, tâm hiện hành đồng sanh với hoài nghi, tâm hiện hành đồng sanh với phóng dật, tâm thiện và tâm vô ký tố trong 3 cõi, tâm dị thục quả trong 4 cõi, sắc pháp và Níp Bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp phi (cho quả) nhất định (aniyatā dhammā).

986.

- Chư pháp hữu thượng là chi? Tâm thiện, bất thiện, vô ký tố và dị thục quả trong 3 cõi và tất cả sắc pháp. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu thượng (sa uttarā dhammā).

- Chư pháp vô thượng là chi? 4 đạo, 4 quả siêu thế và Níp Bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô thượng (anuttarā dhammā).

987.

- Chư pháp hữu y trong khi có ra sao? 12 thứ tâm bất thiện hiện hành. Những chơn tướng này gọi là chư pháp hữu y (saranā dhammā).

- Chư pháp vô y trong khi có ra sao? Tâm thiện và tâm dị thục quả trong 4 cõi, tâm vô ký tố trong 3 cõi, sắc pháp và níp-bàn. Những chơn tướng này gọi là chư pháp vô y (araṇā dhammā).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Hoàn mãn Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani) vào ngày thứ tư, 01-09-1975 nhằm ngày mồng 1 tháng 6 năm Ất Mão (Phật lịch 2518)
Hồi hướng và chia phước đến tứ đại thiên vương và tất cả chúng sanh, nhứt là các vị chư thiên có oai lực hộ trì Tạng Diệu pháp đặng thạnh hành.