1. Kinh An Trú Tầm (Vitakkasaṇṭhānasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm?
  2. Kinh Ví Dụ Cái Cưa (Kakacūpamasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ngươi có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm.
  3. Kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddūpamasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Ariṭṭha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”.
  4. Kinh Gò Mối (Vammikasuttaṃ )
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kumāra-Kassapa trú tại Andhavana. Rồi một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ Tôn giả Kumāra-Kassapa ở, sau khi đến, bèn đứng một bên. Sau khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Kumāra-Kassapa: Tỷ-kheo, Tỷ-kheo! Gò mối này ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng.
  5. Kinh Trạm Xe (Rathavinītasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh ... kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh ... đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh ... đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh ... đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh ... tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh ... vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.
  6. Kinh Bẫy Mồi (Nivāpasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai nghĩ rằng: “Ta gieo đồ mồi này cho đàn nai, để đàn này xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Sau khi xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn; do mê loạn, chúng trở thành phóng dật; do phóng dật chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn, giữa các đồ mồi này"
  7. Kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, có hai loại tầm cầu này: Thánh cầu và phi Thánh cầu. Chư Tỷ-kheo, và thế nào là phi Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu... tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm.
  8. Này Bà-la-môn, ví như một người săn voi vào một khu rừng có voi ở. Người đó thấy một dấu chân voi lớn trong rừng voi, dài bề dài và rộng bề ngang. Nếu người đó là một thợ săn voi thiện xảo, người đó không đi đến kết luận: “Con voi này chắc chắn to lớn”. Vì sao vậy?
  9. Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn
  10. Ðại Kinh Ví Dụ Lõi Cây (Mahāsāropamasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây.
  11. Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây (Cūḷasāropamasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, lấy và mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu.
  12. Một thời Thế Tôn ở Nādikā, tại Giñjakāvasatha. Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosiṅga (rừng Sừng bò) có nhiều cây ta-la. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi tham thiền, đứng dậy đi đến khu vườn trong rừng Gosiṅga có nhiều cây ta-la. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền bạch Thế Tôn: -- Bạch Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến tự ngã. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.
  13. Ðại Kinh Khu Rừng Sừng Bò (Mahāgosiṅgasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở tại khu vườn trong rừng Gosiṅga có nhiều cây ta-la cùng với một số đông Thượng Tọa đệ tử nổi tiếng như Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) Tôn giả Mahā Moggallāna (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahā-Kassapa (Ðại Ca-diếp), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa), Tôn giả Ānanda (A-nan) cùng với một số Thượng Tọa đệ tử nổi tiếng khác. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna vào buổi chiều, sau khi tham thiền đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Mahā-Kassapa ở, sau khi đến bèn nói với Tôn giả Mahā-Kassapa: -- Hiền giả Kassapa, chúng ta hãy đến chỗ Tôn giả Sāriputta để nghe pháp.
  14. Ðại Kinh Người Chăn Bò (Mahāgopālakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, nếu không đầy đủ mười một đức tánh này, một người chăn bò không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh. Thế nào là mười một?
  15. Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cūḷagopālakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quan sát bờ bên này sông Hằng, không quan sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua được. Này các Tỷ-kheo, những con bò xô nhau tụ lại giữa dòng sông Hằng và gặp tai nạn tại nơi đây. Vì cớ sao?
  16. Tiểu Kinh Saccaka (Cūḷasaccakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Lúc bấy giờ Nigaṇṭhaputta Saccaka ở tại Vesālī tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Vị này thường tuyên bố cho hội chúng ở Vesālī: “Ta không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không toát mồ hôi nách. Dầu ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường”.
  17. Ðại Kinh Saccaka (Mahāsaccakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Lúc bấy giờ, Thế Tôn đắp y thật đầy đủ, cầm y bát, muốn vào Vesālī để khất thực. Rồi Nigaṇṭhaputta Saccaka tánh hay ngao du thiên hạ, trong khi đi khắp đó đây, đến tại Ðại Lâm, giảng đường Trùng Các. Tôn giả Ānanda thấy Nigaṇṭhaputta Saccaka từ xa đi lại, liền bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Nigaṇṭhaputta Saccaka đang đến, tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Bạch Thế Tôn, vị này ưa chỉ trích Phật, ưa chỉ trích Pháp, ưa chỉ trích Tăng. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn ngồi lại một lát.
  18. Một thời, Thế Tôn ở tại Sāvatthi (Xá-vệ), Ðông Viên (Pubbārāma), giảng đường Lộc Mẫu (Migāramātu). Rồi Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Thiên chủ Sakka đứng một bên, bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ-kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?
  19. Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác”. Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: “Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: ‘Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác’”.
  20. Ðại Kinh Xóm Ngựa (Mahāassapurasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp tác thành Sa-môn, và các pháp tác thành Bà-la-môn? "Chúng ta sẽ thành tựu tàm quý”, như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các Ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.