1. Kinh Không Gì Chuyển Hướng (Apaṇṇakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã giảng cho làng ở Sālā pháp "không gì chuyển hướng" để giúp họ lựa chọn giáo lý thích hợp, do họ đang băn khoăn và không biết chọn giáo lý nào cho đúng, vì lúc đó làng của họ là trạm dừng chân của rất nhiều tu sĩ và họ đã thuyết giảng nhiều giáo lý khác nhau và bài bác giáo lý của những người khác.
  2. Lúc bấy giờ, Tôn giả Rāhula (La-hầu-la) ở tại Ambalaṭṭhikā (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalaṭṭhikā, chỗ Tôn giả Rāhula ở. Tôn giả Rāhula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rāhula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rāhula: Này Rāhula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?
  3. Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthi, Jetavana, tại tịnh xá Anāthapiṇḍika (Cấp Cô độc). Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthi để khất thực. Tôn giả Rāhula vào buổi sáng cũng đắp y, cầm y bát, đi sau lưng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn, sau khi đưa mắt ngó xung quanh, bảo Tôn giả Rāhula: Này Rāhula, bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc pháp phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.
  4. Tiểu Kinh Mālunkyāputta (Cūḷamāluṅkyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Tôn giả Mālunkyāputta, trong khi độc trú tịnh cư, khởi lên sự suy tư như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
  5. Ðại Kinh Mālunkya (Mahāmāluṅkyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. --"Bạch Thế Tôn”. Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy không?
  6. Kinh Bhaddāli (Bhaddālisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, Ta ăn chỉ ngồi một lần (Ekāsanabhojana). Này các Tỷ-kheo, do Ta ăn chỉ ngồi một lần, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, nhẹ nhàng, có sức và lạc trú. Này các Tỷ-kheo, hãy ăn chỉ ngồi một lần. Này các Tỷ-kheo, hãy ăn chỉ ngồi một lần, và các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, nhẹ nhàng, có sức và lạc trú.
  7. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy (Laṭukikopamasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã lần lượt dạy Tôn giả Udāyī về sự từ bỏ những kiết sử, cho dù chúng có thể được nhìn thấy là vô hại hay nhỏ nhặt hay cho dù đó là những trạng thái lạc trú của những thiền sắc giới và vô sắc giới.
  8. Kinh Cātumā (Cātumasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã dạy cho một nhóm Tỷ-kheo về Bốn điều đáng sợ hãi có thể xảy ra với những người xuất gia khiến cho người đó có thể từ bỏ học tập và trở về hoàn tục.
  9. Kinh Naḷakapāna (Naḷakapānasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã giải thích lý do tại sao sau khi những đệ tử của Phật qua đời, Phật tuyên bố về quả chứng và cảnh giới tái sinh của họ. Mục đích là để khích lệ các đệ tử của Ngài còn sống an trú, chú tâm chứng được những quả Thánh tương tự, để sống lạc trú, để được lợi ích an lạc lâu dài.
  10. Kinh Gulissāni (Gulissānisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập các pháp thượng nhân. Này chư Hiền, sẽ có người hỏi Tỷ-kheo về những pháp thượng nhân. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi được hỏi về các pháp thượng nhân mà không thể trả lời được, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này được hỏi về những pháp thượng nhân lại không có thể trả lời được!”. Như vậy sẽ có người nói về vị ấy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập các pháp thượng nhân.
  11. Kinh Kīṭāgiri (Kīṭāgirisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn du hành ở Kāsī cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: Này các Tỷ-kheo, Ta ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Này các Tỷ-kheo, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
  12. Đức Phật đã bác bỏ khi du sĩ Vacchagotta hỏi Phật có được tri kiến hoàn toàn hay không "tức khi đi, khi đứng, khi ngủ và khi thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục”, bởi vì câu hỏi của ông ta chỉ đúng một phần đối với Phật. Rồi Phật giảng giải cho Vacchagotta về tam minh là túc mạng minh, thiên nhãn minh, và lậu tận minh mà Phật đã có được.
  13. Kinh Dạy Vacchagotta Về Lửa (Aggivacchagottasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã giảng cho du sĩ Vacchagotta tại sao không nên nắm giữ những tà kiến. Bằng ví dụ ngọn lửa tắt đi, Phật đã giải thích cho Vacchagotta về chỗ sanh khởi của những bậc tâm được giải thoát.
  14. Ðại Kinh Vaccaghotta (Mahāvacchagottasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), nơi Kāḷandakanivape (chỗ nuôi dưỡng sóc). Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta thưa với Thế Tôn: Ðã lâu rồi tôi mới được hầu chuyện với Tôn giả Gotama. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama giảng cho tôi một cách vắn tắt các thiện và bất thiện pháp.
  15. Kinh Trường Trảo (Dīghanakhasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakūta (Linh Thứu), trong hang Sukarakhata. Rồi du sĩ ngoại đạo Dīghanakha (Trường Trảo) đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền đứng một bên. Ðứng một bên, du sĩ ngoại đạo Dīghanakha nói với Thế Tôn: Tôn giả Gotama, tôi có lý thuyết như sau, tôi có tri kiến như sau: “Tất cả đều không làm cho tôi thích thú”.
  16. Kinh Māgandiya (Māgandiyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Magandiya, con mắt ưa thích sắc, ái lạc sắc, hoan hỷ sắc, và Như Lai nhiếp phục, thủ hộ, hộ trì con mắt và thuyết pháp để phòng hộ con mắt. Này Magandiya, có phải vì vậy mà Ông nói: “Sa-môn Gotama là người phá hoại sự sống?” Chính vì vậy, Tôn giả Gotama, mà tôi nói: “Sa-môn Gotama phá hoại sự sống”. Vì sao vậy? Thánh điển của chúng tôi đã truyền lại như vậy.
  17. Kinh Sandaka (Sandakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Sandaka, bốn pháp phi phạm hạnh trú này, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và bốn pháp bất an phạm hạnh cũng được tuyên bố. Ở đây, người có trí không thể tự mình sống Phạm hạnh và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.
  18. Ðại Kinh Sakuludāyi (Mahāsakuludāyisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Udāyī, lại có năm pháp khác, do năm pháp này, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta. Thế nào là năm?
  19. Kinh Samaṇamaṇḍikā (Samaṇamaṇḍikāsuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp, người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.
  20. Tiểu Kinh Sakuludāyin (Cūḷasakuludāyisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này Udāyī, Ông nghĩ thế nào? Một hòn lưu ly bảo châu nào, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên; hay con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn, và thù thắng hơn?