1. Tiểu Kinh Xóm Ngựa (Cūḷaassapurasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông có được hỏi: “Các Ông là ai!” Các Ông phải tự nhận: “Chúng tôi là Sa-môn”. Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: “Những pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, chúng ta sẽ tu tập pháp môn ấy. Như vậy danh xưng này của chúng ta mới chân chính và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những thứ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích”.
  2. Kinh Sāleyyaka (Sāleyyakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này?
  3. Kinh Verañjaka (Verañjakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo.
  4. Ðại Kinh Phương Quảng (Mahāvedallasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Tôn giả Mahā-Koṭṭhita nói với Tôn giả Sāriputta: Này Hiền giả, liệt tuệ, liệt tuệ được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là liệt tuệ?
  5. Tiểu Kinh Phương Quảng (Cūḷavedallasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), tai Veluvana (Trúc Lâm), chỗ Kāḷandaka Nivapa. Rồi nam cư sĩ Visākhā đến chỗ Tỷ-kheo-ni Dhammadinna ở, sau khi đến, đảnh lễ Tỷ-kheo-ni Dhammadinna rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, nam cư sĩ Visākhā thưa với Tỷ-kheo-ni Dhammadinna: Thưa Ni sư, tự thân, tự thân, (Sakkaya), được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân là như thế nào?
  6. Tiểu Kinh Pháp Hành (Cūḷadhammasamādānasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, có bốn loại pháp hành này. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, và tương lai quả báo cũng lạc.
  7. Ðại Kinh Pháp Hành (Mahādhammasamādānasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, phần lớn các loài hữu tình có dục như thế này, có ước vọng như thế này, có nguyện vọng như thế này: “Ôi, mong rằng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tiêu diệt! Mong rằng các pháp khả ái, khả lạc, khả ý được tăng trưởng!” Này các Tỷ-kheo, dầu cho các loài hữu tình ấy có dục như vậy, có ước vọng như vậy, có nguyện vọng như vậy, nhưng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Người có biết vì nguyên nhân gì không?
  8. Kinh Tư Sát (Vīmaṃsakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai trên hai loại pháp: Các pháp do mắt, tai nhận thức, nghĩ rằng: “Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?”
  9. Kinh Kosampiya (Kosambiyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở Kosambī, tại tịnh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo ở Kosambī sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambī sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi.
  10. Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta ở tại Ukkaṭṭhā trong rừng Subhagavana, dưới gốc cây Tāla vương. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau: “Cái này là thường, cái này là thường hằng, cái này là thường tại, cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này, không có một giải thoát nào khác hơn”.
  11. Kinh Hàng Ma (Māratajjaniyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Tôn giả Mahā Moggallāna trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhessakalavana, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahā Moggallāna đang đi kinh hành ngoài trời. Khi ấy Ác ma đi vào bụng Tôn giả Mahā Moggallāna, ở trong bao tử. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna nghĩ như sau: “Nay sao bụng của Ta lại nặng nặng như có gì chồng chất quá đầy?” Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào tự viện, và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
  12. Kinh Kandaraka (Kandarakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
  13. Kinh Bát thành (Aṭṭhakanāgarasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Tôn giả Ānanda trú ở Vesālī (Tỳ-xá-ly), tại Beluvagāmaka (ấp Trúc Lâm). Lúc bấy giờ gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka đến tại Pataliputta (thành Ba-la-lị-phất) có công việc. Rồi gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka (Bát thành) đi đến Kukkuṭarama (Kê Viên), đến một Tỷ-kheo, đảnh lễ vị này, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, gia chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka thưa với Tỷ-kheo ấy: Bạch Tôn giả, Tôn giả Ānanda nay an trú ở đâu? Chúng con muốn gặp Tôn giả Ānanda.
  14. Kinh Hữu học (Sekhasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh, hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, thành tựu bảy diệu pháp, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.
  15. Kinh Potaliya (Potaliyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Gia chủ Potaliya đã tự cao tuyên bố rằng ông đã từ bỏ mọi nghiệp vụ, tục sự ràng buộc trong đời sống thế tục. Nhưng Đức Phật đã chỉ dạy cho ông như thế nào mới là đoạn tận các nghiệp vụ, tục sự trong giới luật của bậc Thánh. Và ông đã học được điều đó một cách rốt ráo. Đặc biệt, bài kinh đã đưa ra một loạt những ví dụ rất hay về sự nguy hiểm của các dục.
  16. Kinh Jīvaka (Jīvakasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Đức Phật đã giảng cho Jīvaka về việc ăn mặn và thái độ của các vị Tỷ-kheo để thọ thực các món ăn một cách hợp pháp, không lỗi lầm. Đây là kinh nói về ba trường hợp thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết và thường được gọi là giới luật về Tam Tịnh Nhục.
  17. Kinh Upāli (Upālisuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Gia chủ Upāli giàu có và uy thế, ông là một nhà tài trợ lớn của những Nigaṇṭha, ông đã đề nghị đến gặp Phật để bác bỏ giáo thuyết của Phật theo sự xúi giục của giáo chủ Nātaputta. Nhưng đến khi gặp Phật và nghe Phật thuyết giảng, Upāli đã quy y Phật. Chuyện kinh gắn liền với sự kiện giáo chủ giáo phái Nigaṇṭha đã qua đời không lâu sau khi ông gặp gia chủ Upāli và biết Upāli đã thực sự trở thành đệ tử Đức Phật.
  18. Kinh Hạnh Con Chó (Kukkuravatiyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Koliya Haliddavasana là tên một thị trấn của dân chúng Koliya. Rồi Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, và lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đến Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Còn lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, nói lời hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên lời hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên, ngồi chò hỏ như con chó.
  19. Kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayarājakumārasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Giáo chủ Nigaṇṭha Nātaputta xúi giục vương tử Abhaya đến luận chiến với Đức Phật bằng cách đặt câu hỏi “hai móc”. Nhưng khi hoàng tử gặp Phật để đặt câu hỏi, Thế Tôn đã khéo léo trả lời và đã thu phục Abhaya quy ngưỡng Ngài. Đức Thế Tôn phân tích cho Abhaya sáu nội dung lời nói mà Thế Tôn có thái độ ứng xử khác nhau.
  20. Kinh Nhiều Cảm Thọ (Bahuvedaniyasuttaṃ)
    Pāḷi - Việt | HT. Thích Minh Châu
    Tùy theo trường hợp, tùy theo các căn cảm nhận, tùy theo phương diện, tùy theo chủ đề… mà Đức Phật đã từng chỉ dạy hai, ba, năm, sáu, mười tám, ba mươi sáu hay một trăm lẻ tám loại cảm thọ khác nhau. Do vậy, trong kinh này Phật đã liệt kê ra những loại cảm thọ lạc và khổ khác nhau mà chúng sinh khác nhau có thể cảm nhận.