• Các Câu Hỏi
  • Các Câu Trả Lời
  • Lời Giải Thích về Điều Lợi Ích

CÁC CÂU HỎI

1. Đối với hành sự Uposatha, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? Đối với hành sự Pavāraṇā, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? Đối với hành sự khiển trách, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? Đối với hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― Đối với hành sự xua đuổi, ―(như trên)― Đối với hành sự hòa giải, ―nt― Đối với hành sự án treo, ―nt― Đối với việc ban cho hình phạt parivāsa, ―nt― Đối với việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―nt― Đối với việc ban cho hình phạt mānatta, ―nt― Đối với việc giải tội, ―(như trên)― Đối với hành sự tu lên bậc trên, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc?

2. Đối với việc thu hồi hành sự khiển trách, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? Đối với việc thu hồi hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự xua đuổi, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự hòa giải, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự án treo, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc?

3. Đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? Đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― Đối với (hành xử Luật) theo tội của vị ấy, ―(như trên)― Đối với cách dùng cỏ che lấp, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị giáo giới tỳ khưu ni, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về sự không vi phạm tội vì xa lìa ba y, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về ngọa cụ, ―nt― Đối với việc chỉ định vị quăng bỏ vàng bạc, ―nt― Đối với việc chỉ định vị tiếp nhận y khoác ngoài, ―nt― Đối với việc chỉ định vị tiếp nhận bình bát, ―nt― Đối với việc đồng ý về gậy, ―nt― Đối với việc đồng ý về dây, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về gậy và dây, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc?

Dứt các câu hỏi.

*****

CÁC CÂU TRẢ LỞI

1. Đối với hành sự Uposatha, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành sự Uposatha, sự hợp nhất là đầu tiên, sự thực hiện là ở giữa, sự hoàn tất là kết cuộc.

2. Đối với hành sự Pavāraṇā, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành sự Pavāraṇā, sự hợp nhất là đầu tiên, sự thực hiện là ở giữa, sự hoàn tất là kết cuộc.

3. Đối với hành sự khiển trách, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành sự khiển trách, sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.

4. Đối với hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― Đối với hành sự xua đuổi, ―(như trên)― Đối với hành sự hòa giải, ―(như trên)― Đối với hành sự án treo, ―(như trên)― Đối với việc ban cho hình phạt parivāsa, ―(như trên)― Đối với việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― Đối với việc ban cho hình phạt mānatta, ―(như trên)― Đối với việc giải tội, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc?

5. Đối với hành sự tu lên bậc trên, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành sự tu lên bậc trên, sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.

6. Đối với việc thu hồi hành sự khiển trách, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? – Đối với việc thu hồi hành sự khiển trách, sự thực hành phận sự đúng đắn là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.

7. Đối với việc thu hồi hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự xua đuổi, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự hòa giải, ―(như trên)― Đối với việc thu hồi hành sự án treo, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? – Đối với việc thu hồi hành sự án treo, việc thực hành phận sự đúng đắn là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.

8. Đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.

9. Đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― Đối với (hành xử Luật) theo tội của vị ấy, ―(như trên)― Đối với cách dùng cỏ che lấp, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị giáo giới tỳ khưu ni, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về sự không vi phạm tội vì xa lìa ba y, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về ngọa cụ, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị quăng bỏ vàng bạc, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị tiếp nhận y khoác ngoài, ―(như trên)― Đối với việc chỉ định vị tiếp nhận bình bát, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về gậy, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về dây, ―(như trên)― Đối với việc đồng ý về gậy và dây, việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc? - Đối với việc đồng ý về gậy và dây, sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc.

Dứt các câu trả lời.

Dứt các câu vấn đáp về lễ Uposatha, v.v...

--ooOoo--

LỜI GIẢI THÍCH VỀ ĐIỀU LỢI ÍCH

1. Đức Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì mười điều lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, (và) nhằm sự hỗ trợ Luật.

2. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy là sự an lạc cho hội chúng. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu. Điều nào nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, điều ấy nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Điều nào nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, điều ấy nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại. Điều nào nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, điều ấy nhằm trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Điều nào nhằm trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, điều ấy nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin. Điều nào nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, điều ấy nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Điều nào nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, điều ấy nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp. Điều nào nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, điều ấy nhằm sự hỗ trợ Luật.

3. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy là sự an lạc cho hội chúng. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm sự hỗ trợ Luật.

4. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm sự hỗ trợ Luật. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy là sự tốt đẹp cho hội chúng.

5. Điều nào nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, ―(như trên)― Điều nào nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, ―(như trên)― Điều nào nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, ―(như trên)― Điều nào nhằm trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, ―(như trên)― Điều nào nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Điều nào nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, ―(như trên)― Điều nào nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, ―(như trên)―

6. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy là sự tốt đẹp cho hội chúng. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy là sự an lạc cho hội chúng. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp.

Một trăm ý nghĩa, một trăm pháp, và hai trăm điều diễn đạt, là bốn trăm trí trong lời giải thích về các điều lợi ích.

Dứt Lời Giải Thích về Điều Lợi Ích.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. Trước tiên là về tám câu hỏi, và thêm nữa là tám về các nhân duyên, mười sáu điều này là của các vị tỳ khưu, và cũng là mười sáu điều của các tỳ khưu ni.

2. Sự trùng lặp liên tục, các phần phân tích, và luôn cả phần tăng theo từng bậc một, lễ Pavāraṇā, các phần liên quan đến điều lợi ích là phần tổng hợp thuộc về Luật Đại Phẩm.

DỨT ĐẠI PHẨM.

--ooOoo--