- Phẩm Không Nương Nhờ
- Phẩm Không Thâu Hồi
- Phẩm Phát Biểu
- Phẩm Trình Bày Quan Điểm
- Phẩm Đích Thân Khởi Tố
- Phẩm về Pháp Giũ Bỏ
- Phẩm Nói Dối
- Phẩm Giáo Giới Tỳ Khưu Ni
- Phẩm Đại Biểu
- Phẩm Giải Quyết sự Tranh Tụng
- Phẩm Kẻ Chia Rẽ Hội Chúng
- Phẩm thứ nhì về Kẻ Chia Rẽ Hội Chúng
- Phẩm Vị Thường Trú
- Phẩm Thành Tựu Kaṭhina
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, đại đức Upāli đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Upāli đã nói với đức Thế Tôn điều này: - Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (yếu tố) gì? Vị không biết về lễ Uposatha, không biết về hành sự của lễ Uposatha, không biết về giới bổn Pātimokkha, không biết về cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, chưa đủ năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (yếu tố) gì? Vị biết về lễ Uposatha, biết về hành sự của lễ Uposatha, biết về giới bổn Pātimokkha, biết về cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, được năm năm hoặc hơn năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.
2. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (yếu tố) gì? Vị không biết về lễ Pavāraṇā, không biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, không biết về giới bổn Pātimokkha, không biết về cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, chưa đủ năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (yếu tố) gì? Vị biết về lễ Pavāraṇā, biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, biết về giới bổn Pātimokkha, biết về cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, được năm năm hoặc hơn năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.
3. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (yếu tố) gì? Vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, không biết tội nhẹ hay nặng, không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, không biết tội xấu xa hay không xấu xa, chưa đủ năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (yếu tố) gì? Vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, biết tội nhẹ hay nặng, biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, biết tội xấu xa hay không xấu xa, được năm năm hoặc hơn năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.
4. - Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho Sa-di phục vụ?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho Sa-di phục vụ. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không có khả năng chăm sóc hoặc kiếm người chăm sóc cho đệ tử hoặc học trò bị bệnh, (không có khả năng) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải khi đệ tử hay học trò có sự không hoan hỷ đã sanh khởi, (không có khả năng) phân giải hoặc nhờ vị khác phân giải đúng theo Pháp khi đệ tử hay học trò có mối nghi ngờ sanh khởi, (không có khả năng) hướng dẫn Thắng Pháp và Thắng Luật.[1] Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho Sa-di phục vụ.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố được ban phép tu lên bậc trên, được ban cho phép nương nhờ, được để cho Sa-di phục vụ. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có khả năng chăm sóc hoặc kiếm người chăm sóc cho đệ tử hoặc học trò bị bệnh, (có khả năng) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải khi đệ tử hay học trò có sự không hoan hỷ đã sanh khởi, (có khả năng) phân giải hoặc nhờ vị khác phân giải đúng theo Pháp khi đệ tử hay học trò có mối nghi ngờ sanh khởi, (có khả năng) hướng dẫn Thắng Pháp và Thắng Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này được ban phép tu lên bậc trên, được ban cho phép nương nhờ, được để cho Sa-di phục vụ.
5. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho Sa-di phục vụ. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không có khả năng để huấn luyện học trò hay đệ tử việc học tập thuộc về phận sự căn bản, (không có khả năng) để hướng dẫn việc học tập thuộc về phần đầu của Phạm hạnh,[2] (không có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng giới, (không có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng tâm, (không có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng tuệ.[3] Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho Sa-di phục vụ.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố được ban phép tu lên bậc trên, được ban cho phép nương nhờ, được để cho Sa-di phục vụ? Với năm (yếu tố) gì? Là vị có khả năng để huấn luyện học trò hay đệ tử việc học tập thuộc về phận sự căn bản, (có khả năng) để hướng dẫn việc học tập thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng giới, (có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng tâm, (có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng tuệ. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này được ban phép tu lên bậc trên, được ban cho phép nương nhờ, được để cho Sa-di phục vụ.
6. - Bạch ngài, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, không trong sạch, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
7. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, bị hư hỏng về quan điểm thuộc quan điểm cực đoan, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
8. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sự đùa giỡn bằng thân, có sự đùa giỡn bằng khẩu, có sự đùa giỡn bằng thân và khẩu, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
9. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có hành vi sai trái bằng thân, có hành vi sai trái bằng khẩu, có hành vi sai trái bằng thân và khẩu, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
10. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sự gây tổn hại bằng thân, có sự gây tổn hại bằng khẩu, có sự gây tổn hại bằng thân và khẩu, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
11. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sự nuôi mạng sai trái bằng thân, có sự nuôi mạng sai trái bằng khẩu, có sự nuôi mạng sai trái bằng thân và khẩu, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
12. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị phạm tội đã được thực hiện hành sự (vẫn) ban phép tu lên bậc trên, (vẫn) ban cho phép nương nhờ, (vẫn) để cho Sa-di phục vụ, (vẫn) chấp nhận việc chỉ định giáo giới tỳ khưu ni, (vẫn) giáo giới tỳ khưu ni khi đã được chỉ định. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
13. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị tái phạm tội đã được hội chúng thực hiện hành sự, hoặc tội khác tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, là vị chỉ trích hành sự, chỉ trích các vị thực hiện hành sự. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
14. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị chê bai đức Phật, là vị chê bai Giáo Pháp, là vị chê bai Hội Chúng, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Phẩm Không Nương Nhờ là thứ nhất.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
1. Lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, tội vi phạm, và người bệnh, phần phận sự căn bản, và vị vô liêm sỉ, tăng thượng giới, và với sự chơi giỡn.
2. Sở hành sai trái, gây tổn hại, tà kiến, và luôn cả tội vi phạm, với tội vi phạm nào, (chê bai) đối với đức Phật, phần tổng hợp về phẩm thứ nhất.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị phạm tội đã được thực hiện hành sự (vẫn) ban phép tu lên bậc trên, (vẫn) ban cho phép nương nhờ, (vẫn) để cho Sa-di phục vụ, (vẫn) chấp nhận việc chỉ định giáo giới tỳ khưu ni, (vẫn) giáo giới tỳ khưu ni khi đã được chỉ định. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
2. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị tái phạm tội đã được hội chúng thực hiện hành sự, hoặc tội khác tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, là vị chỉ trích hành sự, chỉ trích các vị thực hiện hành sự. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
3. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị chê bai đức Phật, là vị chê bai Giáo Pháp, là vị chê bai Hội Chúng, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
4. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, không trong sạch, là vị gây ra các sự xích mích, và không làm đầy đủ việc học tập trong các phận sự. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
5. - Bạch ngài, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột, trong khi đi đến hội chúng, nên thiết lập ở nội tâm bao nhiêu pháp rồi đi đến hội chúng?
- Này Upāli, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột, trong khi đi đến hội chúng, nên thiết lập ở nội tâm năm pháp rồi đi đến hội chúng. Năm (pháp) gì? Này Upāli, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột, trong khi đi đến hội chúng, nên đi đến hội chúng với tâm nhún nhường, với tâm như là không bị cấu uế, nên khéo léo về chỗ ngồi và khéo léo khi ngồi xuống, nên ngồi xuống ở chỗ ngồi thích hợp không chiếm chỗ của các tỳ khưu trưởng lão, không buộc các tỳ khưu mới tu phải nhường chỗ ngồi, không nên là người nói linh tinh, không nên là người nói chuyện nhảm nhí, hoặc là nên tự mình nói Pháp hoặc là nên thỉnh cầu vị khác (nói Pháp), hoặc là không nên xem thường trạng thái im lặng thánh thiện. Này Upāli, nếu hội chúng thực hiện các hành sự cần được thực hiện với sự hợp nhất, này Upāli, trong trường hợp ấy nếu vị tỳ khưu không đồng ý (điều gì) thì nên bày tỏ quan điểm và nên đạt đến sự hợp nhất. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? (Vị ấy nên nghĩ rằng): ‘Ta chớ nên khác biệt với hội chúng.’ Này Upāli, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột, trong khi đi đến hội chúng, nên thiết lập ở nội tâm năm pháp này rồi đi đến hội chúng.
6. - Bạch ngài, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng?
- Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị nói khoa trương, là vị nói theo lời nói của người khác, không khéo léo trong sự mạch lạc của lời phát biểu, là vị cáo tội không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng.
Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị nói không khoa trương, là vị không nói theo lời nói của người khác, khéo léo trong sự mạch lạc của lời phát biểu, là vị cáo tội theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố này được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng.
7. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị nói tâng bốc, là vị làm mất niềm tin, là vị nắm giữ phi Pháp, là vị chối từ Pháp, và nói nhiều chuyện vớ vẩn. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng.
Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không nói tâng bốc, là vị không làm mất niềm tin, là vị nắm giữ Pháp, là vị chối từ phi Pháp, và không nói nhiều chuyện vớ vẩn. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố này được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng.
8. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị nói một cách thô lỗ, là vị nói khi chưa thỉnh ý, là vị cáo tội không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị không trình bày theo kiến thức. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng.
Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng. Với năm (yếu tố) gì? Không là vị nói một cách thô lỗ, là vị nói sau khi đã thỉnh ý, là vị cáo tội theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị trình bày theo kiến thức. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu có năm yếu tố này được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng.
9. - Bạch ngài, có bao nhiêu lợi ích trong sự tinh thông về Luật?
- Này Upāli, có năm lợi ích trong sự tinh thông về Luật. Thế nào là năm? Giới uẩn của bản thân khéo được gìn giữ khéo được hộ trì, là nơi nương tựa của các vị thường hay có sự ăn năn, là vị phát biểu ở giữa hội chúng với sự tự tin, là vị khuất phục những kẻ đối nghịch một cách khéo léo đúng theo Pháp, là vị thực hành vì sự tồn tại của Chánh Pháp. Này Upāli, đây là năm lợi ích trong sự tinh thông về Luật.
Phẩm Không Thâu Hồi là thứ nhì.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Đã bị phạm tội, với điều nào, và sự khen ngợi, vị vô liêm sỉ, và với sự xung đột, vị khoe khoang, và tâng bốc, thô lỗ, với sự tinh thông.
Sự quy định từng đôi thứ nhất.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố không nên phát biểu ở hội chúng?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội,[4] không biết về cách giải quyết tội, không khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
2. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, không biết về cách tiến hành tranh tụng, không biết về cách giải quyết tranh tụng, không khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, biết về cách tiến hành tranh tụng, biết về cách giải quyết tranh tụng, khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
3. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị nói một cách thô lỗ, là vị nói khi chưa thỉnh ý, là vị cáo tội không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị trình bày không theo quan điểm. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không nói một cách thô lỗ, là vị nói sau khi đã thỉnh ý, là vị cáo tội theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị trình bày theo kiến thức. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
4. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, không biết tội nhẹ hay nặng, không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, không biết tội xấu xa hay không xấu xa, không biết tội có sự sửa chữa hay không có sự sửa chữa. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, biết tội nhẹ hay nặng, biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, biết tội xấu xa hay không xấu xa, biết về tội có sự sửa chữa hay không có sự sửa chữa. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
5. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về hành sự, không biết về sự thực hiện của hành sự, không biết về sự việc của hành sự, không biết về phận sự của hành sự, không biết về cách giải quyết hành sự. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về hành sự, biết về sự thực hiện của hành sự, biết về sự việc của hành sự, biết về phận sự của hành sự, biết về cách giải quyết hành sự. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
6. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
7. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị vô liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị có liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
8. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, là vị không khéo léo về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, là vị khéo léo về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
9. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về lời đề nghị, không biết về việc thực hiện lời đề nghị, không biết về lời tuyên bố của lời đề nghị, vị không biết cách dàn xếp của lời đề nghị, vị không biết cách giải quyết của lời đề nghị. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về lời đề nghị, biết về việc thực hiện lời đề nghị, biết về lời tuyên bố của lời đề nghị, vị biết cách dàn xếp của lời đề nghị, vị biết cách giải quyết của lời đề nghị. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
10. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không khéo léo về việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị khéo léo về việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
11. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về Pháp, không biết về điều phù hợp với Pháp, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên phát biểu ở hội chúng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về Pháp, biết về điều phù hợp với Pháp, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này nên phát biểu ở hội chúng.
Phẩm Phát Biểu là thứ ba.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Tội vi phạm, sự tranh tụng, thô lỗ, vị biết về tội vi phạm, hành sự, sự việc, và vị vô liêm sỉ, vị không khéo léo, và với lời đề nghị, vị không biết về điều học, Giáo Pháp, phần tổng hợp về phẩm thứ ba.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, có bao nhiêu sự trình bày quan điểm sai pháp?
- Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm sai pháp. Thế nào là năm? Vị trình bày quan điểm rằng không có sự vi phạm tội, vị trình bày quan điểm rằng sự phạm tội không đưa đến sám hối, vị trình bày quan điểm rằng tội đã được sám hối, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối chung) bởi bốn năm vị,[5] vị trình bày quan điểm rằng (sám hối) bằng tác ý của tâm. Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm sai pháp.
Này Upāli, có năm sự trình bày quan điểm đúng pháp. Thế nào là năm? Vị trình bày quan điểm rằng có sự vi phạm tội, vị trình bày quan điểm rằng sự phạm tội đưa đến sám hối, vị trình bày quan điểm rằng tội chưa được sám hối, vị trình bày quan điểm rằng không (sám hối chung) bởi bốn năm vị, vị trình bày quan điểm rằng không (sám hối) bằng tác ý của tâm. Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm đúng pháp.
2. Này Upāli, có năm sự trình bày quan điểm sai pháp khác nữa. Thế nào là năm? Vị trình bày quan điểm rằng (sám hối) trong sự hiện diện của vị không đồng cộng trú, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối) trong sự hiện diện của vị đứng không cùng ranh giới, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối) trong sự hiện diện của vị không trong sạch, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối chung) bởi bốn năm vị, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối) bằng tác ý của tâm. Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm sai pháp.
Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm đúng pháp. Thế nào là năm? Vị trình bày quan điểm rằng (sám hối) trong sự hiện diện của vị đồng cộng trú, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối) trong sự hiện diện của vị đứng chung ranh giới, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối) trong sự hiện diện của vị trong sạch, vị trình bày quan điểm rằng không (sám hối chung) bởi bốn năm vị, vị trình bày quan điểm rằng không (sám hối) bằng tác ý của tâm. Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm đúng pháp.
3. - Bạch ngài, có bao nhiêu sự thọ lãnh sai pháp?
- Này Upāli, đây là năm sự thọ lãnh sai pháp. Thế nào là năm? Vật được cho bằng thân không được thọ lãnh bằng thân; vật được cho bằng thân không được thọ lãnh bằng vật gắn liền với thân; vật được cho bằng vật gắn liền với thân không được thọ lãnh bằng thân; vật được cho bằng vật gắn liền với thân không được thọ lãnh bằng vật gắn liền với thân; vật được cho bằng sự buông ra không được thọ lãnh bằng thân hoặc bằng vật gắn liền với thân. Này Upāli, đây là năm sự thọ lãnh sai pháp.
Này Upāli, đây là năm sự thọ lãnh đúng pháp. Thế nào là năm? Vật được cho bằng thân được thọ lãnh bằng thân; vật được cho bằng thân được thọ lãnh bằng vật gắn liền với thân; vật được cho bằng vật gắn liền với thân được thọ lãnh bằng thân; vật được cho bằng vật gắn liền với thân được thọ lãnh bằng vật gắn liền với thân; vật được cho bằng sự buông ra được thọ lãnh bằng thân hoặc bằng vật gắn liền với thân. Này Upāli, đây là năm sự thọ lãnh đúng pháp.
4. - Bạch ngài, có bao nhiêu vật không phải là đồ thừa?
- Này Upāli, đây là năm vật không phải là đồ thừa. Thế nào là năm? Là vật chưa làm thành được phép, việc thọ lãnh chưa được thực hiện, việc nâng lên chưa được thực hiện, đã được thực hiện ngoài tầm tay, chưa được nói rằng: ‘Tất cả đây là đủ rồi.’ Này Upāli, đây là năm vật không phải là đồ thừa.
Này Upāli, đây là năm vật là đồ thừa. Thế nào là năm? Là vật đã làm thành được phép, việc thọ lãnh đã được thực hiện, việc nâng lên đã được thực hiện, đã được thực hiện ở trong tầm tay, đã được nói rằng: ‘Tất cả đây là đủ rồi.’ Này Upāli, đây là năm vật là đồ thừa.
5. - Bạch ngài, việc ngăn được nhận biết với bao nhiêu biểu hiện?
- Này Upāli, việc ngăn được nhận biết với năm biểu hiện. Với năm (biểu hiện) gì? Việc ăn được nhận biết, vật thực được nhận biết, đã đứng ở trong tầm tay, (thí chủ) dâng lên, việc từ chối được nhận biết. Này Upāli, việc ngăn (vật thực) được nhận biết với năm biểu hiện này.
6. - Bạch ngài, có bao nhiêu việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp?
- Này Upāli, đây là năm việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Thế nào là năm? Vị tỳ khưu đã vi phạm tội pārājika, trong khi bị buộc tội với tội pārājika vị (ấy) thú nhận đã phạm tội saṅghādisesa; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội saṅghādisesa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Vị tỳ khưu đã vi phạm tội pārājika, trong khi bị buộc tội với tội pārājika vị (ấy) thú nhận đã phạm tội pācittiya, ―nt― tội pāṭidesanīya, ―nt― tội dukkaṭa; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội dukkaṭa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp.
Vị tỳ khưu đã vi phạm tội saṅghādisesa, ―(như trên)― tội pācittiya, ―(như trên)― tội pāṭidesanīya, ―(như trên)― tội dukkaṭa, trong khi bị buộc tội với tội dukkaṭa vị (ấy) thú nhận đã phạm tội pārājika; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội pārājika là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Vị tỳ khưu đã vi phạm tội dukkaṭa, trong khi bị buộc tội với tội dukkaṭa vị (ấy) thú nhận đã phạm tội saṅghādisesa, ―(như trên)― tội pācittiya, ―(như trên)― tội pāṭidesanīya; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội pāṭidesanīya là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Này Upāli, đây là năm việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp.
Này Upāli, đây là năm việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng pháp. Thế nào là năm? Vị tỳ khưu đã vi phạm tội pārājika, trong khi bị buộc tội với tội pārājika vị (ấy) thú nhận đã phạm tội pārājika; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội pārājika là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng pháp. Vị tỳ khưu đã vi phạm tội saṅghādisesa, ―(như trên)― tội pācittiya, ―(như trên)― tội pāṭidesanīya, ―(như trên)― tội dukkaṭa, trong khi bị buộc tội với tội dukkaṭa vị (ấy) thú nhận đã phạm tội dukkaṭa; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội dukkaṭa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng pháp. Này Upāli, đây là năm việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng pháp.
7. - Bạch ngài, việc thỉnh ý là không cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, việc thỉnh ý là không cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vô liêm sỉ, là vị ngu dốt, là vị không trong sạch, là vị nói với ý định loại trừ, không với ý định giúp cho thoát tội. Này Upāli, việc thỉnh ý là không cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, việc thỉnh ý là cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có năm yếu tố? Với năm (yếu tố) gì? Là vị có liêm sỉ, là vị thông thái, là vị trong sạch, là vị nói với ý định giúp cho thoát tội, là vị không có ý định loại trừ. Này Upāli, việc thỉnh ý là cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
8. - Bạch ngài, không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
9. - Bạch ngài, có bao nhiêu lối hỏi câu hỏi?
- Này Upāli, đây là năm lối hỏi câu hỏi. Thế nào là năm? Vị có bản tánh ngu khờ có bản tánh si mê hỏi câu hỏi; vị có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn rồi hỏi câu hỏi; vị hỏi câu hỏi do sự khinh khi; vị hỏi câu hỏi với ý muốn hiểu biết; vị hỏi câu hỏi (nghĩ rằng): ‘Nếu được ta hỏi câu hỏi vị (ấy) sẽ trả lời đúng đắn, như thế việc này là tốt đẹp, nếu được hỏi câu hỏi mà vị (ấy) không trả lời đúng đắn, ta sẽ trả lời đúng đắn cho vị ấy.’ Này Upāli, đây là năm lối hỏi câu hỏi.
10. - Bạch ngài, có bao nhiêu lối bày tỏ kiến thức?
- Này Upāli, đây là năm lối bày tỏ kiến thức. Thế nào là năm? Vị có bản tánh ngu khờ có bản tánh si mê bày tỏ kiến thức, vị có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn rồi bày tỏ kiến thức, vị bày tỏ kiến thức do bị điên do bị mất trí, vị bày tỏ kiến thức với sự tự hào quá đáng, vị bày tỏ kiến thức thật có. Này Upāli, đây là năm lối bày tỏ kiến thức.
11. - Bạch ngài, có bao nhiêu cách làm cho trong sạch?
- Này Upāli, đây là năm cách làm cho trong sạch. Thế nào là năm? Sau khi đọc tụng phần mở đầu, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhất. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhì. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ ba. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, sau khi đọc tụng hai điều aniyata, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ tư. (Đọc tụng) một cách đầy đủ là cách thứ năm. Này Upāli, đây là năm cách làm cho trong sạch.
12. - Bạch ngài, có bao nhiêu loại vật thực mềm?
- Này Upāli, đây là năm loại vật thực mềm. Thế nào là năm? Cơm, xúp, bánh, cá, thịt. Này Upāli, đây là năm loại vật thực mềm.
Phẩm Trình Bày Quan Điểm là thứ tư.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Việc trình bày quan điểm, những điều khác nữa, việc thọ lãnh, vật không phải là đồ thừa, việc ngăn, đã được thừa nhận, việc thỉnh ý, và với sự thảo luận, câu hỏi, bày tỏ kiến thức, sự trong sạch, và cả vật thực nữa.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên quán xét nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên cáo tội vị khác?
- Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên quán xét nội tâm năm pháp rồi mới nên cáo tội vị khác. Thế nào là năm? Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên quán xét như vầy: ‘Ta có sở hành về thân trong sạch không? Ta có sở hành về thân trong sạch không sai sót không lỗi lầm không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không có sở hành về thân trong sạch, không có sở hành về thân trong sạch không sai sót không lỗi lầm, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên rèn luyện điều liên quan đến thân;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên quán xét như vầy: ‘Ta có sở hành về khẩu trong sạch không? Ta có sở hành về khẩu trong sạch không sai sót không lỗi lầm không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không có sở hành về khẩu trong sạch, không có sở hành về khẩu trong sạch không sai sót không lỗi lầm, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên rèn luyện điều liên quan đến khẩu;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên quán xét như vầy: ‘Tâm từ của ta tức là tâm không ác cảm đối với các vị đồng phạm hạnh có hiện khởi không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu tâm từ của vị tỳ khưu là tâm không ác cảm đối với các vị đồng phạm hạnh không có hiện khởi, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên thể hiện tâm từ đến các vị đồng phạm hạnh;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên quán xét như vầy: ‘Ta có phải là vị nghe nhiều, ghi nhớ điều đã được nghe, tích lũy điều đã được nghe không? Những Pháp nào có sự tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, tuyên thuyết về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các Pháp có hình thức tương tợ như thế có được ta nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, quán xét bằng ý, thâm nhập bằng kiến thức không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không phải là vị nghe nhiều, ghi nhớ được điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe. Những Pháp nào có sự tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, tuyên thuyết về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các Pháp có hình thức tương tợ như thế không được vị ấy nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, quán xét bằng ý, thâm nhập bằng kiến thức, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên học tập kinh điển;’ có những người nói với vị này như thế.
Này Upāli, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên quán xét như vầy: ‘Đối với ta, hai bộ giới bổn Pātimokkha có được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được áp dụng, khéo được xác định theo từng điều học hoặc theo từng từ ngữ không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?’ Này Upāli, nếu đối với vị tỳ khưu hai bộ giới bổn Pātimokkha không được truyền thừa với chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được áp dụng, không khéo được xác định theo từng điều học hoặc theo từng từ ngữ, khi (vị ấy) được hỏi như vầy: ‘Này đại đức, điều này đã được đức Thế Tôn nói ở đâu?’ mà không đáp được, không hiểu được, có những người nói với vị ấy rằng: ‘Này, đến lúc đại đức nên học tập về Luật;’ có những người nói với vị này như thế. Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên quán xét bản thân năm pháp này rồi mới nên cáo tội vị khác.
2. - Bạch ngài, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên thiết lập ở nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên cáo tội vị khác?
- Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên thiết lập ở nội tâm năm pháp rồi mới nên cáo tội vị khác. Thế nào là năm? ‘Ta sẽ nói hợp thời, không phải sái thời; ta sẽ nói với sự thật, không phải với sự sai trái; ta sẽ nói với sự mềm mỏng, không phải bằng cách thô lỗ; ta sẽ nói có liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích; ta sẽ nói với tâm từ, không phải với nội tâm có sân hận.’ Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên thiết lập ở nội tâm năm pháp này rồi mới nên cáo tội vị khác.
3. - Bạch ngài, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên tác ý nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên cáo tội vị khác?
- Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên tác ý nội tâm năm pháp rồi mới nên cáo tội vị khác. Thế nào là năm? Lòng bi mẫn, sự tầm cầu lợi ích, lòng thương xót, sự thoát khỏi tội, sự tôn trọng Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn cáo tội vị khác nên tác ý nội tâm năm pháp ấy rồi mới nên cáo tội vị khác.
4. - Bạch ngài, việc thỉnh ý là không cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, việc thỉnh ý là không cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sở hành về thân không được trong sạch, có sở hành về khẩu không được trong sạch, có sự nuôi mạng không được trong sạch, (là vị) ngu dốt không kinh nghiệm, không có khả năng đối đáp lại trong khi bị thẩm vấn. Này Upāli, việc thỉnh ý là không cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có năm yếu tố.
Này Upāli, việc thỉnh ý là cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sở hành về thân được trong sạch, có sở hành về khẩu được trong sạch, có sự nuôi mạng được trong sạch, (là vị) thông thái có kinh nghiệm, có khả năng đối đáp lại trong khi bị thẩm vấn. Này Upāli, việc thỉnh ý là cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có năm yếu tố.’
5. - Bạch ngài, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố nên áp dụng việc đích thân khởi tố khi có được bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố nên áp dụng việc đích thân khởi tố khi có năm yếu tố. Thế nào là năm? Này Upāli, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố nên quán xét như sau: ‘Việc ta có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố này là đúng thời điểm để áp dụng việc đích thân khởi tố này hay không đúng (thời điểm)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Sái thời điểm để áp dụng việc đích thân khởi tố này, không phải đúng thời điểm,’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Đúng thời điểm để áp dụng việc đích thân khởi tố này, không phải là sái thời điểm;’ này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: ‘Việc ta có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố này, nhưng việc đích thân khởi tố này là đúng đắn hay không (đúng đắn)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Việc đích thân khởi tố này là sai trái, không đúng đắn;’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Việc đích thân khởi tố này là đúng đắn, không phải sai trái;’ này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: ‘Việc ta có ý muốn áp dụng việc đích thân khởi tố này, nhưng việc đích thân khởi tố này là đem sự lại lợi ích hay không (đem lại sự lợi ích)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Việc đích thân khởi tố này là đem lại sự vô ích, không đem lại sự lợi ích;’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Việc đích thân khởi tố này là đem lại sự lợi ích, không phải đem lại sự vô ích;’ này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: ‘Trong khi áp dụng việc đích thân khởi tố này, ta sẽ đạt được các tỳ khưu đồng quan điểm thân thiết ở trong nhóm theo đúng Pháp theo đúng Luật hay sẽ không (đạt được)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Trong khi áp dụng việc đích thân khởi tố này, ta sẽ không đạt được các tỳ khưu đồng quan điểm thân thiết ở trong nhóm theo đúng Pháp theo đúng Luật;’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Trong khi áp dụng việc đích thân khởi tố này, ta sẽ đạt được các tỳ khưu đồng quan điểm thân thiết ở trong nhóm theo đúng Pháp, theo đúng Luật;’ này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: ‘Khi việc đích thân khởi tố này của ta được áp dụng, do nguyên nhân ấy đối với hội chúng sẽ xảy ra sự tranh cãi, sự cãi cọ, sự xung đột, sự tranh luận, sự chia rẽ hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng, sự phân loại trong hội chúng, việc làm khác biệt trong hội chúng hay sẽ không (xảy ra)?’ Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Khi việc đích thân khởi tố này của ta được áp dụng, do nguyên nhân ấy đối với hội chúng sẽ xảy ra sự tranh cãi, sự cãi cọ, sự xung đột, sự tranh luận, sự chia rẽ hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng, sự phân loại trong hội chúng, việc làm khác biệt trong hội chúng;’ này Upāli, không nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy.
Này Upāli nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét nhận biết như vầy: ‘Khi việc đích thân khởi tố này của ta được áp dụng, do nguyên nhân ấy đối với hội chúng sẽ không xảy ra sự tranh cãi, sự cãi cọ, sự xung đột, sự tranh luận, sự chia rẽ hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng, sự phân loại trong hội chúng, việc làm khác biệt trong hội chúng;’ này Upāli, nên áp dụng việc đích thân khởi tố ấy. Này Upāli, việc đích thân khởi tố đã được áp dụng có năm yếu tố như thế sẽ không đem lại sự ân hận ngay cả về sau này.
6. - Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu gây nên sự tranh tụng?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu gây nên sự tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có giới hạnh, sống thu thúc theo sự hạn chế của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy được sự nguy hiểm trong những tội lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành theo các điều học; là vị nghe nhiều, ghi nhớ điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe, các Pháp nào là tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, tuyên thuyết về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các Pháp có hình thức như thế được (vị ấy) nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, quán xét bằng ý, thâm nhập bằng kiến thức; đối với vị ấy hai bộ giới bổn Pātimokkha đã khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được phán xét theo từng điều học, theo từng từ ngữ; vị ấy vững vàng về Luật không có bối rối; là vị có khả năng để làm cho cả hai phe đối địch của sự kiện phải tin tưởng, biết rõ, suy nghĩ lại, thấy được, (và) hoan hỷ. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu gây nên sự tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu gây nên sự tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sở hành về thân được trong sạch, có sở hành về khẩu được trong sạch, có sự nuôi mạng được trong sạch, (là vị) thông thái có kinh nghiệm, có khả năng đối đáp lại trong khi bị thẩm vấn. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu gây nên sự tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu gây nên sự tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu gây nên sự tranh tụng.
7. - Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố là không nên thẩm vấn?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là không nên thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không khéo léo về việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không nên thẩm vấn.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là có thể thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị khéo léo về việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là có thể thẩm vấn.
8. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không nên thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về Pháp, không biết về điều phù hợp với Pháp, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không nên thẩm vấn.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là có thể thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về Pháp, biết về điều phù hợp với Pháp, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là có thể thẩm vấn.
9. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không nên thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không nên thẩm vấn.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là có thể thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là có thể thẩm vấn.
10. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không nên thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội, không biết về cách giải quyết tội, không khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không nên thẩm vấn.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là có thể thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là có thể thẩm vấn.
11. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không nên thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, không biết về cách tiến hành tranh tụng, không biết về cách giải quyết tranh tụng, không khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không nên thẩm vấn.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là có thể thẩm vấn. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, biết về cách tiến hành tranh tụng, biết về cách giải quyết tranh tụng, khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là có thể thẩm vấn.
Phẩm Đích Thân Khởi Tố là thứ năm.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Sự trong sạch, hợp thời, với lòng bi mẫn, và bằng sự thỉnh ý, sự đích thân khởi tố, sự tranh tụng, và với các điều khác nữa, và sự việc, giới bổn, Giáo Pháp, và sự việc nữa, tội vi phạm, và với sự tranh tụng.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) ngụ ở rừng?
- Này Upāli, đây là năm hạng (hành pháp) ngụ ở rừng. Thế nào là năm? Hạng ngụ ở rừng có bản tánh ngu khờ, có bản tánh si mê; hạng ngụ ở rừng có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn; hạng ngụ ở rừng do điên khùng, do mất trí; hạng ngụ ở rừng (nghĩ rằng): ‘Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật khen ngợi;’ và cũng có hạng ngụ ở rừng chính vì ham muốn ít, chính vì tự biết đủ, chính vì sự từ khước, chính vì sự tách ly, chính vì lợi ích của điều này. Này Upāli, đây là năm hạng (hành pháp) ngụ ở rừng.
2 - 12. - Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) đi khất thực? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) mặc y paṃsukūla? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) ngụ ở gốc cây? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) ngụ ở mộ địa? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) ngụ ở ngoài trời? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) mặc ba y? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) đi khất thực theo từng nhà? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) oai nghi ngồi? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) ngụ chỗ ở theo chỉ định? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) một chỗ ngồi (khi thọ thực)? ―nt― Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) không ăn vật thực dâng sau? ―nt―
13. - Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (hành pháp) thọ thực trong bình bát?
- Này Upāli, đây là năm hạng (hành pháp) thọ thực trong bình bát. Thế nào là năm? Hạng thọ thực trong bình bát do bản tánh ngu khờ, do bản tánh si mê; hạng thọ thực trong bình bát có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn; hạng thọ thực trong bình bát do điên khùng, do mất trí; hạng thọ thực trong bình bát (nghĩ rằng): ‘Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật ngợi khen;’ và cũng có hạng thọ thực trong bình bát chính vì ham muốn ít, chính vì tự biết đủ, chính vì sự từ khước, chính vì sự tách ly, chính vì lợi ích của điều này. Này Upāli, đây là năm hạng (hành pháp) thọ thực trong bình bát.
Phẩm về Pháp từ khước là thứ sáu.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Vị ngụ ở rừng, khất thực, y paṃsukūla, cội cây, mộ địa là thứ năm, ngoài trời, chỉ ba y, theo tuần tự, oai nghi ngồi, theo chỉ định, (thọ thực) một chỗ ngồi, không vật thực dâng sau, thọ thực trong bình bát.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, có bao nhiêu loại nói dối?
- Này Upāli, đây là năm loại nói dối. Thế nào là năm? Có loại nói dối đưa đến tội pārājika, có loại nói dối đưa đến tội saṅghādisesa, có loại nói dối đưa đến tội thullaccaya, có loại nói dối đưa đến tội pācittiya, có loại nói dối đưa đến tội dukkaṭa. Này Upāli, đây là năm loại nói dối.
2. - Bạch ngài, đối với vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố đang đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng thì hội chúng nên áp chế rằng: ‘Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi’ rồi nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā?
- Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố đang đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng thì hội chúng nên áp chế rằng: ‘Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi’ rồi nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, không trong sạch, là vị nói với ý định loại trừ, không với ý định giúp cho thoát tội. Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này đang đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng thì hội chúng nên áp chế rằng: ‘Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi’ rồi nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā.
Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa đang đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng thì hội chúng nên áp chế rằng: ‘Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi’ rồi nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sở hành về thân không được trong sạch, có sở hành về khẩu không được trong sạch, có sự nuôi mạng không được trong sạch, ngu dốt không kinh nghiệm, là vị gây nên các sự xung đột (và) gây nên các sự cãi cọ. Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này đang đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng thì hội chúng nên áp chế rằng: ‘Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi’ rồi nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā.
3. - Bạch ngài, việc thẩm vấn không nên giao cho vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, việc thẩm vấn không nên giao cho vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị không biết tội có sự sửa chữa hay không có sự sửa chữa. Này Upāli, việc thẩm vấn không nên giao cho vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, việc thẩm vấn nên được giao cho vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị biết về tội có sự sửa chữa hay không có sự sửa chữa. Này Upāli, việc thẩm vấn nên được giao cho vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
4. - Bạch ngài, vị tỳ khưu vi phạm tội với bao nhiêu biểu hiện?
- Này Upāli, vị tỳ khưu vi phạm tội với năm biểu hiện. Với năm (biểu hiện) gì? Do sự vô liêm sỉ, do sự không biết, do sự thường xuyên sai phạm, tưởng rằng được phép trong việc không được phép, tưởng rằng không được phép trong việc được phép. Này Upāli, vị tỳ khưu vi phạm tội với năm biểu hiện này.
Này Upāli, vị tỳ khưu vi phạm tội với năm biểu hiện khác nữa. Với năm (biểu hiện) gì? Do sự không thấy, do sự không nghe, do sự bị ràng buộc, (lầm) tưởng là như vậy, có sự lẫn lộn về niệm. Này Upāli, vị tỳ khưu vi phạm tội với năm biểu hiện này.
5. - Bạch ngài, có bao nhiêu điều tội lỗi?
- Này Upāli, đây là năm điều tội lỗi. Thế nào là năm? Giết hại mạng sống, việc lấy vật không được cho, việc làm sai trái trong các dục, nói dối, trường hợp dễ duôi đối với chất say chất lên men và rượu mạnh. Này Upāli, đây là năm điều tội lỗi.
6. - Bạch ngài, có bao nhiêu sự kiêng cữ?
- Này Upāli, đây là năm sự kiêng cữ. Thế nào là năm? Sự kiêng cữ việc giết hại mạng sống, sự kiêng cữ việc lấy vật không được cho, sự kiêng cữ việc làm sai trái trong các dục, sự kiêng cữ việc nói dối, sự kiêng cữ trường hợp dễ duôi đối với chất say chất lên men và rượu mạnh. Này Upāli, đây là năm sự kiêng cữ.
7. - Bạch ngài, có bao nhiêu sự suy sụp?
- Này Upāli, đây là năm sự suy sụp. Thế nào là năm? Sự suy sụp về thân quyến, sự suy sụp về của cải, sự suy sụp vì bệnh hoạn, sự suy sụp về giới, sự suy sụp về kiến thức. Này Upāli, đây là năm sự suy sụp.
8. - Bạch ngài, có bao nhiêu sự thành tựu?
- Này Upāli, đây là năm sự thành tựu. Thế nào là năm? Sự thành tựu về thân quyến, sự thành tựu về của cải, sự thành tựu về không bệnh, sự thành tựu về giới, sự thành tựu về kiến thức. Này Upāli, đây là năm sự thành tựu.
Phẩm Nói Dối là thứ bảy.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Nói dối, và sự áp chế, các điều khác, sự thẩm vấn, và tội vi phạm, các điều khác, tội lỗi, sự kiêng cữ, sự suy sụp, và luôn cả sự thành tựu, phần tổng hợp về phẩm thứ bảy.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực hiện hành sự đối với vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực hiện hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy. Với năm (yếu tố) gì? Vị cởi ra rồi cho các tỳ khưu ni thấy thân thể, cho thấy đùi, cho thấy chỗ kín, cho thấy cả hai vai, nói chuyện và cấu kết với người tại gia. Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực hiện hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy.
Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực hiện hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy. Với năm (yếu tố) gì? Là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được lợi lộc, là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được lợi ích, là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được chỗ ở, là vị mắng nhiếc gièm pha các tỳ khưu ni, là vị chia rẽ các tỳ khưu với các tỳ khưu ni. Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực hiện hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy.
Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực hiện hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy. Với năm (yếu tố) gì? Là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được lợi lộc, là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được lợi ích, là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được chỗ ở, là vị mắng nhiếc gièm pha các tỳ khưu ni, là vị cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu ni. Này Upāli, đối với vị tỳ khưu có năm yếu tố này, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực hiện hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy.
2. - Bạch ngài, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu ni có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu ni có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? - Vị ni cởi ra rồi cho các tỳ khưu thấy thân thể, cho thấy đùi, cho thấy chỗ kín, cho thấy hai vai, nói chuyện và cấu kết với người tại gia. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu ni có năm yếu tố này.
Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu ni có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi lộc, là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi ích, là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được chỗ ở, là vị ni mắng nhiếc gièm pha các tỳ khưu, là vị ni chia rẽ các tỳ khưu ni với các tỳ khưu. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu ni có năm yếu tố này.
Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu ni có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi lộc, là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi ích, là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được chỗ ở, là vị ni mắng nhiếc gièm pha các tỳ khưu, là vị ni cấu kết các tỳ khưu ni với các tỳ khưu. Này Upāli, hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu ni có năm yếu tố này.
3. - Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vô liêm sỉ, là vị ngu dốt, và không trong sạch, là vị nói với ý định loại trừ, không với ý định giúp cho thoát tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sở hành về thân không được trong sạch, có sở hành về khẩu không được trong sạch, có sự nuôi mạng không được trong sạch, là vị ngu dốt không kinh nghiệm, không có khả năng đối đáp lại trong khi bị thẩm vấn. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sở hành sai trái về thân, là vị có sở hành sai trái về khẩu, là vị có sở hành sai trái về thân và khẩu, là vị mắng nhiếc gièm pha các tỳ khưu ni, là vị sống thân cận với các tỳ khưu ni với sự chung đụng không thích hợp. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vô liêm sỉ, là vị ngu dốt, không trong sạch, là vị thường gây ra các sự xung đột và gây ra các sự cãi vã, là vị không làm đầy đủ việc học tập. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni.
4. - Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni. Với năm (yếu tố) gì? Là vị có sở hành sai trái về thân, là vị có sở hành sai trái về khẩu, là vị có sở hành sai trái về thân và khẩu, là vị mắng nhiếc gièm pha các tỳ khưu ni, là vị sống thân cận với các tỳ khưu ni với sự chung đụng không thích hợp. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vô liêm sỉ, là vị ngu dốt, không trong sạch, là vị ra đi, hoặc là vị bị bệnh. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni.
5. - Bạch ngài, không nên thảo luận với vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, không nên thảo luận với vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thành tựu vô học giới uẩn, là vị không thành tựu vô học định uẩn, là vị không thành tựu vô học tuệ uẩn, là vị không thành tựu vô học giải thoát uẩn, là vị không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này Upāli, không nên thảo luận với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên thảo luận với vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thành tựu vô học giới uẩn, ―(như trên)― vô học định uẩn, ―(như trên)― tuệ uẩn, ―(như trên)― giải thoát uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này Upāli, nên thảo luận với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, không nên thảo luận với vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thành đạt sự phân tích về ý nghĩa, là vị không thành đạt sự phân tích về Pháp, là vị không thành đạt sự phân tích về ngôn từ, là vị không thành đạt sự phân tích về diễn giải, là vị không quán xét tâm theo sự giải thoát. Này Upāli, không nên thảo luận với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên thảo luận với vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thành đạt sự phân tích về ý nghĩa, là vị thành đạt sự phân tích về Pháp, là vị thành đạt sự phân tích về ngôn từ, là vị thành đạt sự phân tích về diễn giải, là vị quán xét tâm theo sự giải thoát. Này Upāli, nên thảo luận với vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Phẩm Giáo Giới Tỳ Khưu Ni là thứ tám.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
(Hành sự) nên được thực hiện bởi chính các tỳ khưu ni, với các phần khác, tương tợ như thế có hai, ba hành sự của các tỳ khưu ni, không nên đình chỉ, có hai nhóm hai, không nên nhận lãnh, hai điều đã được đề cập đến, và có hai nhóm hai trong các việc thảo luận.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không khéo léo về ý nghĩa, là vị không khéo léo về Pháp, là vị không khéo léo về ngôn từ, là vị không khéo léo về từ vựng, là vị không khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị khéo léo về ý nghĩa, là vị khéo léo về Pháp, là vị khéo léo về ngôn từ, là vị khéo léo về từ vựng, là vị khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
2. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị cáu kỉnh (và) bị chế ngự bởi cáu kỉnh; là vị đạo đức giả (và) bị chế ngự bởi đạo đức giả; là vị dối trá (và) bị chế ngự bởi dối trá; là vị đố kỵ (và) bị chế ngự bởi đố kỵ; là vị chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó buông bỏ. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không cáu kỉnh (và) không bị chế ngự bởi cáu kỉnh; là vị không đạo đức giả (và) không bị chế ngự bởi đạo đức giả; là vị không dối trá (và) không bị chế ngự bởi dối trá; là vị không đố kỵ (và) không bị chế ngự bởi đố kỵ; là vị không chấp thủ một cách lộ liễu, không ương ngạnh, dễ buông bỏ. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
3. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị nóng nảy, hiểm độc, chống đối, tạo nên sự nóng giận, là vị không nhẫn nại không nghiêm chỉnh tiếp nhận sự giáo huấn. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không nóng nảy, không hiểm độc, không chống đối, không tạo nên sự nóng giận, là vị nhẫn nại nghiêm chỉnh tiếp nhận sự giáo huấn. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
4. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vọng động không ghi nhớ, là vị phát ngôn khi chưa thỉnh ý, là vị cáo tội không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị không trình bày theo kiến thức. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị ráng ghi nhớ không vọng động, là vị phát ngôn khi đã thỉnh ý, là vị cáo tội theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị trình bày theo kiến thức. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
5. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị vô liêm sỉ. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị có liêm sỉ. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
6. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị không khéo léo về Luật. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị khéo léo về Luật. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.
7. - Bạch ngài, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có bao nhiêu yếu tố?
- Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không khéo léo về việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.
Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị khéo léo về việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.
8. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, là vị không khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.
Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, là vị khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.
9. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.
Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.
10. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội, không biết về cách giải quyết tội, không khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.
Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.
11. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, không biết về cách tiến hành tranh tụng, không biết về cách giải quyết tranh tụng, không khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.
Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, biết về cách tiến hành tranh tụng, biết về cách giải quyết tranh tụng, khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.
Phẩm Đại Biểu là thứ chín.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Và luôn cả vị không thiện xảo về ý nghĩa, là vị (thường) cáu kỉnh, có sự giận dữ, là vị vọng động, bị chi phối bởi ưa thích, và vị không thiện xảo là tương tợ y như thế.
Về giới bổn, và về Pháp, về sự việc, về tội vi phạm, và về sự tranh tụng, hai phần cho mỗi cặp, tất cả đã được giảng giải, hãy hiểu rõ phần tối và phần sáng.
--ooOoo--
10. PHẨM GIẢI QUYẾT TRANH TỤNG
1. - Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng?
- Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội, không biết về cách giải quyết tội, không khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
2. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, không biết về cách tiến hành tranh tụng, không biết về cách giải quyết tranh tụng, không khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, biết về cách tiến hành tranh tụng, biết về cách giải quyết tranh tụng, khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
3. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị vô liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị có liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
4. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị nghe ít. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị nghe nhiều. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
5. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
6. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị không khéo léo về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị khéo léo về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
7. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, là vị tôn trọng cá nhân không tôn trọng hội chúng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, là vị tôn trọng hội chúng không tôn trọng cá nhân. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
8. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, là vị tôn trọng tài vật không tôn trọng Chánh Pháp. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, là vị tôn trọng Chánh Pháp không tôn trọng tài vật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.
9. - Bạch ngài, hội chúng bị chia rẽ với bao nhiêu biểu hiện?
- Này Upāli, hội chúng bị chia rẽ với năm biểu hiện. Với năm (biểu hiện) gì? Do hành sự, do sự đọc tụng (giới bổn), trong khi phát biểu, do lời tuyên bố, do cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, hội chúng bị chia rẽ với năm biểu hiện này.
10. - Bạch ngài, có điều nói rằng: ‘Sự bất đồng trong hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng.’ Bạch ngài, cho đến như thế nào được gọi là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng? Cho đến như thế nào được gọi là sự bất đồng trong hội chúng và là sự chia rẽ hội chúng?
- Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu vãng lai là phận sự của vị vãng lai. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu vãng lai không thực hành các phận sự của vị vãng lai; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu thường trú là phận sự của vị thường trú. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu thường trú không thực hành các phận sự của vị thường trú; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.
Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong nhà ăn là phận sự ở nhà ăn: chỗ ngồi hạng nhất, nước uống hạng nhất, thức ăn hạng nhất tùy theo thâm niên, tùy theo (số lượng) đêm, tùy theo sự chính đáng. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu mới tu chiếm chỗ ngồi của các tỳ khưu trưởng lão ở trong nhà ăn; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong chỗ trú ngụ là phận sự đối với chỗ trú ngụ: tùy theo thâm niên, tùy theo (số lượng) đêm, tùy theo sự chính đáng. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu mới tu chiếm chỗ trú ngụ của các tỳ khưu trưởng lão; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong ranh giới là chung lễ Uposatha, chung lễ Pavāraṇā, chung hành sự của hội chúng, chung hành sự có tính tiếp diễn. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, ngay tại nơi ấy ở trong ranh giới, sau khi tách riêng rẽ, sau khi kết thành nhóm, rồi thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, thực hiện lễ Pavāraṇā riêng rẽ, thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ, thực hiện hành sự có tính tiếp diễn riêng rẽ; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.
Phẩm Giải Quyết Tranh Tụng là thứ mười.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Tội vi phạm, sự tranh tụng, vì ưa thích, và với vị nghe ít, sự việc, và vị không khéo léo, cá nhân, và bằng tài vật, bị chia rẽ, sự bất đồng hội chúng, và sự chia rẽ hội chúng là tương tợ y như thế.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, kẻ chia rẽ hội chúng có bao nhiêu yếu tố là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được?
- Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã che giấu quan điểm bằng hành sự. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.
2. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã che giấu quan điểm bằng sự đọc tụng (giới bổn). Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.
3. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã che giấu quan điểm trong khi phát biểu. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.
4. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã che giấu quan điểm bằng lời tuyên bố. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.
5. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã che giấu quan điểm bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.
6. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã che giấu điều mong mỏi bằng hành sự. ―(như trên)― đã che giấu điều mong mỏi bằng sự đọc tụng (giới bổn). ―(như trên)― đã che giấu điều mong mỏi trong khi phát biểu. ―(như trên)― đã che giấu điều mong mỏi bằng lời tuyên bố. ―(như trên)― đã che giấu điều mong mỏi bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.
7. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã che giấu điều khao khát bằng hành sự. ―(như trên)― đã che giấu điều khao khát bằng sự đọc tụng (giới bổn). ―(như trên)― đã che giấu điều khao khát trong khi phát biểu. ―(như trên)― đã che giấu điều khao khát bằng lời tuyên bố. ―(như trên)― đã che giấu điều khao khát bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.
8. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã che giấu ý tưởng bằng hành sự. ―nt― đã che giấu ý tưởng bằng sự đọc tụng (giới bổn). ―nt― đã che giấu ý tưởng trong khi phát biểu. ―nt― đã che giấu ý tưởng bằng lời tuyên bố. ―nt― đã che giấu ý tưởng bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.
Phẩm Kẻ Chia Rẽ Hội Chúng là thứ mười một.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Sau khi che giấu quan điểm bằng hành sự, với sự đọc tụng, và bằng lời phát biểu, với lời tuyên bố, bằng thẻ, năm cách này phụ thuộc vào quan điểm, điều mong mỏi, sự khao khát, và ý tưởng, ba phương hướng ấy là có năm phần.
--ooOoo--
12. PHẨM THỨ NHÌ VỀ KẺ CHIA RẼ HỘI CHÚNG
1. - Bạch ngài, kẻ chia rẽ hội chúng có bao nhiêu yếu tố là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được?
- Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã không che giấu quan điểm bằng hành sự. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.
2. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã không che giấu quan điểm bằng sự đọc tụng (giới bổn). Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.
3. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã không che giấu quan điểm trong khi phát biểu. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.
4. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã không che giấu quan điểm bằng lời tuyên bố. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.
5. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã không che giấu quan điểm bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.
6. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã không che giấu điều mong mỏi bằng hành sự. ―(như trên)― đã không che giấu điều mong mỏi bằng sự đọc tụng (giới bổn). ―(như trên)― đã không che giấu điều mong mỏi trong khi phát biểu. ―nt― đã không che giấu điều mong mỏi bằng lời tuyên bố. ―nt― đã không che giấu điều mong mỏi bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.
7. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (yếu tố) gì? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã không che giấu điều khao khát bằng hành sự. ―(như trên)― đã không che giấu điều khao khát bằng sự đọc tụng (giới bổn). ―(như trên)― đã không che giấu điều khao khát trong khi phát biểu. ―nt― đã không che giấu điều khao khát bằng lời tuyên bố. ―nt― đã không che giấu điều khao khát bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.
8. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố khác nữa là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (yếu tố) gì?
Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp,’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật,’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật,’ đã không che giấu ý tưởng bằng hành sự. ―nt― đã không che giấu ý tưởng bằng sự đọc tụng (giới bổn). ―nt― đã không che giấu ý tưởng trong khi phát biểu. ―nt― đã không che giấu ý tưởng bằng lời tuyên bố. ―nt― đã không che giấu ý tưởng bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có năm yếu tố này là kẻ không phải chịu sự bất hạnh, không sanh vào địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.
Phẩm thứ nhì về Kẻ Chia Rẽ Hội Chúng là thứ mười hai.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Sau khi che giấu quan điểm bằng hành sự, với sự đọc tụng, và bằng lời phát biểu, với lời tuyên bố, bằng thẻ, năm cách này phụ thuộc vào quan điểm.
Còn điều mong mỏi, sự khao khát, và ý tưởng, ba đường hướng ấy là có năm phần. Giống như hai mươi phương thức tương đương này ở phần tối bên dưới, tương tợ như thế ấy hãy hiểu rõ về hai mươi sự tương đương ở phần sáng.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, vị tỳ khưu thường trú có bao nhiêu yếu tố bị đọa vào địa ngục như thế tương ứng với việc đã làm?
- Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú có năm yếu tố bị đọa vào địa ngục như thế tương ứng với việc đã làm. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, vị sử dụng vật thuộc về hội chúng như là vật dụng thuộc về cá nhân. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú có năm yếu tố này bị đọa vào địa ngục như thế tương ứng với việc đã làm.
2. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú có năm yếu tố được sanh vào cõi trời như thế tương ứng với việc đã làm. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, vị không sử dụng vật thuộc về hội chúng như là vật dụng thuộc về cá nhân. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú có năm yếu tố này được sanh vào cõi trời như thế tương ứng với việc đã làm.
3. - Bạch ngài, có bao nhiêu cách giải thích Luật sai Pháp? - Này Upāli, đây là năm cách giải thích Luật sai Pháp. Thế nào là năm? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu thuyết phục rằng phi Pháp là ‘Pháp,’ thuyết phục rằng Pháp là: ‘Phi Pháp,’ thuyết phục rằng phi Luật là: ‘Luật,’ thuyết phục rằng Luật là: ‘Phi Luật,’ vị quy định điều chưa được quy định và hủy bỏ điều đã được quy định. Này Upāli, đây là năm cách giải thích Luật sai Pháp.
4. Này Upāli, đây là năm cách giải thích Luật đúng Pháp. Thế nào là năm? Này Upāli, ở đây vị tỳ khưu thuyết phục rằng phi Pháp là ‘Phi Pháp,’ thuyết phục rằng Pháp là: ‘Pháp,’ thuyết phục rằng phi Luật là: ‘Phi Luật,’ thuyết phục rằng Luật là: ‘Luật,’ vị không quy định điều chưa được quy định và không hủy bỏ điều đã được quy định. Này Upāli, đây là năm cách giải thích Luật đúng Pháp.
5. - Bạch ngài, vị sắp xếp bữa ăn có bao nhiêu yếu tố bị đọa vào địa ngục như thế tương ứng với việc đã làm?
- Này Upāli, vị sắp xếp bữa ăn có năm yếu tố bị đọa vào địa ngục như thế tương ứng với việc đã làm. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, là vị không biết (bữa ăn) đã được sắp xếp hay chưa được sắp xếp. Này Upāli, vị sắp xếp bữa ăn có năm yếu tố này bị đọa vào địa ngục như thế tương ứng với việc đã làm.
6. Này Upāli, vị sắp xếp bữa ăn có năm yếu tố được sanh vào cõi trời như thế tương ứng với việc đã làm. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, là vị biết (bữa ăn) đã được sắp xếp hay chưa được sắp xếp. Này Upāli, vị sắp xếp bữa ăn có năm yếu tố này được sanh vào cõi trời như thế tương ứng với việc đã làm.
7. Này Upāli, vị phân bố chỗ trú ngụ ―(như trên)― vị giữ kho đồ đạc―(như trên)― vị tiếp nhận y ―(như trên)― vị phân chia y ―(như trên)― vị phân chia cháo ―(như trên)― vị phân chia trái cây ―(như trên)― vị phân chia thức ăn khô ―(như trên)― vị phân chia vật linh tinh ―(như trên)― vị tiếp nhận y khoác ngoài, ―(như trên)― vị tiếp nhận bình bát, ―(như trên)― vị quản trị các người phụ việc chùa, ―(như trên)― vị quản trị các Sa-di có bao nhiêu yếu tố bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế?
Này Upāli, vị quản trị các Sa-di có năm yếu tố bị đọa vào địa ngục như thế tương ứng với việc đã làm. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, là vị không biết điều cần quản trị và điều không cần quản trị. Này Upāli, vị quản trị các Sa-di có năm yếu tố này bị đọa vào địa ngục như thế tương ứng với việc đã làm.
8. Này Upāli, vị quản trị các Sa-di có năm yếu tố được sanh vào cõi trời như thế tương ứng với việc đã làm. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, là vị biết điều cần quản trị và điều không cần quản trị. Này Upāli, vị quản trị các Sa-di có năm yếu tố này được sanh vào cõi trời như thế tương ứng với việc đã làm.
Phẩm Vị Thường Trú là thứ mười ba.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Vị (tỳ khưu) thường trú, các điều giải thích, sắp xếp bữa ăn, và chỗ ngụ, đồ đạc, việc tiếp nhận y, và vị phân chia y.
Cháo, trái cây, vật thực khô, và vật linh tinh, vị tiếp nhận tấm choàng, bình bát, và luôn cả người phụ việc chùa, với Sa-di, và vị quản trị.
--ooOoo--
1. - Bạch ngài, có bao nhiêu điều thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina?
- Này Upāli, đây là năm điều thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina. Thế nào là năm? Việc ra đi không phải báo, việc ra đi không mang theo (đủ cả ba y), sự thọ thực thành nhóm, (sử dụng được nhiều) y theo như nhu cầu, sự phát sanh về y tại nơi ấy sẽ là của các vị ấy. Này Upāli, đây là năm điều thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina.
2. - Bạch ngài, có bao nhiêu điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không có sự giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ?
- Này Upāli, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không có sự giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm? Vị (ấy) ngủ khổ sở, thức dậy khổ sở, thấy mộng điều ác xấu, chư thiên không hộ trì, tinh dịch bị xuất ra. Này Upāli, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không có sự giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ.
Này Upāli, đây là năm điều lợi ích của vị có niệm đã được thiết lập, có sự giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm? Vị (ấy) ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không thấy mộng điều ác xấu, chư thiên hộ trì, tinh dịch không bị xuất ra. Này Upāli, đây là năm điều lợi ích của vị có niệm đã được thiết lập, có sự giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ.
3. - Bạch ngài, có bao nhiêu hạng người không nên được đảnh lễ?
- Này Upāli, đây là năm hạng người không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị đã đi vào trong xóm nhà không nên được đảnh lễ, vị đi ở đường lộ không nên được đảnh lễ, vị ở trong bóng tối không nên được đảnh lễ, vị không chú ý đến (sự đảnh lễ) không nên được đảnh lễ, vị đã ngủ không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.
4. Này Upāli, đây là năm hạng người khác nữa không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Khi húp cháo không nên được đảnh lễ, ở trong nhà ăn không nên được đảnh lễ, vị tách riêng một mình (do oán giận) không nên được đảnh lễ, vị chú ý vào việc khác không nên được đảnh lễ, vị lõa thể không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.
5. Này Upāli, đây là năm hạng người khác nữa không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị đang nhai (vật thực cứng) không nên được đảnh lễ, vị đang ăn (vật thực mềm) không nên được đảnh lễ, vị đang đại tiện không nên được đảnh lễ, vị đang tiểu tiện không nên được đảnh lễ, vị bị án treo không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.
6. Này Upāli, đây là năm hạng người khác nữa không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị tu lên bậc trên sau không nên được đảnh lễ bởi vị tu lên bậc trên trước, vị chưa tu lên bậc trên không nên được đảnh lễ, vị không đồng cộng trú thâm niên hơn nói sai Pháp không nên được đảnh lễ, người nữ không nên được đảnh lễ, người vô căn không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.
7. Này Upāli, đây là năm hạng người khác nữa không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị thực hành hình phạt parivāsa không nên được đảnh lễ, vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu không nên được đảnh lễ, vị xứng đáng hình phạt mānatta không nên được đảnh lễ, vị thực hành hình phạt mānatta không nên được đảnh lễ, vị xứng đáng sự giải tội không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.
8. - Bạch ngài, có bao nhiêu hạng người nên được đảnh lễ?
- Này Upāli, đây là năm hạng người nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị tu lên bậc trên trước nên được đảnh lễ bởi vị tu lên bậc trên sau, vị không đồng cộng trú thâm niên hơn nói đúng Pháp nên được đảnh lễ, thầy dạy học nên được đảnh lễ, thầy tế độ nên được đảnh lễ, trong thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, và loài người, đức Như Lai bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này nên được đảnh lễ.
9. - Bạch ngài, vị tỳ khưu mới tu sau trong khi đảnh lễ ở chân của vị tỳ khưu thâm niên hơn nên thiết lập ở nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên đảnh lễ ở hai chân?
- Này Upāli, vị tỳ khưu mới tu sau trong khi đảnh lễ ở chân của vị tỳ khưu thâm niên hơn nên thiết lập ở nội tâm năm pháp rồi mới nên đảnh lễ ở hai chân. Thế nào là năm? Này Upāli, vị tỳ khưu mới tu sau trong khi đảnh lễ ở chân của vị tỳ khưu thâm niên hơn nên đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, chà xát khắp hai chân với hai lòng bàn tay, sau khi an trú với sự quý mến và kính trọng, rồi mới nên đảnh lễ ở hai chân. Này Upāli, vị tỳ khưu mới tu sau trong khi đảnh lễ ở chân của vị tỳ khưu thâm niên hơn nên thiết lập ở nội tâm năm pháp này rồi mới nên đảnh lễ ở hai chân.
Phẩm Thành Tựu Kaṭhina là thứ mười bốn.
*****
TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Sự thành tựu Kaṭhina, và giấc ngủ, khoảng giữa (đường), (húp) cháo, khi (đang) nhai, vị tu trước, vị thực hành parivāsa, vị đáng được đảnh lễ, liên quan đến việc nên đảnh lễ.
Dứt Nhóm Năm về Upāli.
*****
Không nương nhờ, và hành sự, lời phát biểu, và với sự trình bày, sự cáo tội, và các pháp từ khước, dối trá, và luôn cả tỳ khưu ni.
Đại biểu, sự tranh tụng, kẻ chia rẽ (hội chúng), điều thứ năm ở trước, vị thường trú, và lễ Kaṭhina, mười bốn phần đã khéo được giải thích.
--ooOoo--