• Sự Mở Đầu, v.v... của Tranh Tụng
  • Điều Căn Bản, v.v... của Tranh Tụng
  • Tội Vi Phạm là Duyên của Tranh Tụng
  • Chủ Ý của Sự Tranh Tụng
  • Phần Vấn Đáp
  • Phần Được Liên Kết
  • Sự Mở Đầu, v.v... của Cách Dàn Xếp
  • Sự Khác Biệt, v.v... của Cách Dàn Xếp

1. Bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Đây là bốn sự tranh tụng.

Bốn sự tranh tụng này có bao nhiêu cách khơi dậy? - Bốn sự tranh tụng này có mười cách khơi dậy: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có hai cách khơi dậy, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có bốn cách khơi dậy, sự tranh tụng liên quan đến tội có ba cách khơi dậy, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có một cách khơi dậy. Đây là mười cách khơi dậy của bốn sự tranh tụng này.

2. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi thì (vị ấy) khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến khiển trách thì (vị ấy) khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tội thì (vị ấy) khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ thì (vị ấy) khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp?

- Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi thì (vị ấy) khơi dậy hai cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến khiển trách thì (vị ấy) khơi dậy bốn cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tội thì (vị ấy) khơi dậy ba cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ thì (vị ấy) khơi dậy một cách dàn xếp.

3. Có bao nhiêu sự khơi dậy? Vị tạo ra sự khơi dậy với bao nhiêu biểu hiện? Người khơi dậy sự tranh tụng có bao nhiêu yếu tố? Bao nhiêu người vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng?

- Có mười hai sự khơi dậy. Vị tạo ra sự khơi dậy với mười biểu hiện. Người khơi dậy sự tranh tụng có bốn yếu tố. Bốn hạng người vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng.

4. Mười hai sự khơi dậy là gì? - Hành sự chưa được thực hiện, hành sự đã được thực hiện sai, hành sự cần được thực hiện lại, chưa được hoàn tất, đã được hoàn tất sai, cần được hoàn tất lại, chưa được quyết định, đã được quyết định sai, cần được quyết định lại, chưa được giải quyết, đã được giải quyết sai, cần được giải quyết lại. Đây là mười hai sự khơi dậy.

5. Vị tạo ra sự khơi dậy với mười biểu hiện gì? - Vị khơi dậy sự tranh tụng tại chỗ đã sanh khởi, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết tại chỗ đã sanh khởi, vị khơi dậy sự tranh tụng (khi đang đi) nửa đoạn đường, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết (khi đang đi) nửa đoạn đường, vị khơi dậy sự tranh tụng khi đã đến nơi ấy, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết khi đã đến nơi ấy, vị khơi dậy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, vị khơi dậy hành xử Luật khi không điên cuồng, vị khơi dậy (hành xử Luật) theo tội của vị ấy, vị khơi dậy cách dùng cỏ che lấp. Vị tạo ra sự khơi dậy với mười biểu hiện này.

6. Vị khơi dậy sự tranh tụng có bốn yếu tố gì? - Vị khơi dậy sự tranh tụng trong khi thiên vị vì ưa thích, ―(như trên)― vì sân hận, ―(như trên)― vì si mê, vị khơi dậy sự tranh tụng trong khi thiên vị vì sợ hãi. Vị khơi dậy sự tranh tụng có bốn yếu tố này.

7. Bốn hạng người nào vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng? - Vị đã được tu lên bậc trên vào chính ngày ấy khơi dậy (sự tranh tụng) vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị vãng lai khơi dậy vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị là người chủ động khơi dậy vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị trao ra sự tùy thuận khơi dậy vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy. Bốn hạng người này vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng.

*****

SỰ MỞ ĐẦU, v.v... CỦA TRANH TỤNG

1. Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến tội có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có tranh cãi là sự mở đầu, có tranh cãi là sự phát sanh, có tranh cãi là sự sanh lên, có tranh cãi là sự hiện khởi, có tranh cãi là sự cốt yếu, có tranh cãi là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có khiển trách là sự mở đầu, có khiển trách là sự phát sanh, có khiển trách là sự sanh lên, có khiển trách là sự hiện khởi, có khiển trách là sự cốt yếu, có khiển trách là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến tội có tội vi phạm là sự mở đầu, có tội vi phạm là sự phát sanh, có tội vi phạm là sự sanh lên, có tội vi phạm là sự hiện khởi, có tội vi phạm là sự cốt yếu, có tội vi phạm là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có nhiệm vụ là sự mở đầu, có nhiệm vụ là sự phát sanh, có nhiệm vụ là sự sanh lên, có nhiệm vụ là sự hiện khởi, có nhiệm vụ là sự cốt yếu, có nhiệm vụ là nguồn sanh khởi.

2. Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến tội ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến tội ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi.

3. Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến tội ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến tội ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi.

*****

ĐIỀU CĂN BẢN, v.v... CỦA TRANH TỤNG

1. Bốn sự tranh tụng có bao nhiêu điều căn bản, có bao nhiêu nguồn sanh khởi? - Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản, có ba mươi ba nguồn sanh khởi.

2. Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản gì? - Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có mười hai điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có mười bốn điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến tội có sáu điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có một điều căn bản là hội chúng. Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản này.

3. Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba nguồn sanh khởi gì? - Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có mười tám sự việc gây ra chia rẽ là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có bốn sự hư hỏng là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến tội có bảy nhóm tội là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có bốn hành sự là nguồn sanh khởi. Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba nguồn sanh khởi này.

*****

TỘI VI PHẠM LÀ DUYÊN CỦA TRANH TỤNG

1. Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là tội vi phạm hay không là tội vi phạm? - Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không là tội vi phạm.

Có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không? - Có, có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm bao nhiêu tội? - Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội: Xúc phạm vị đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya, xúc phạm người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa. Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội này.

2. Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được được làm lắng dịu bằng bao nhiêu sự tranh tụng, ở bao nhiêu nơi, với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội. Được được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

3. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là tội hay không là tội vi phạm? - Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không là tội vi phạm.

Có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không? - Có, có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm bao nhiêu tội? - Do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội: Bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ phạm tội saṅghādisesa, bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ phạm tội pācittiya, bôi nhọ với sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội này.

4. Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được làm lắng dịu bằng bao nhiêu sự tranh tụng, ở bao nhiêu nơi, với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội. Các tội nào là nặng, các tội ấy được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, ở một nơi là ở giữa hội chúng, với hai cách dàn xếp là bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Các tội nào là nhẹ, các tội ấy được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi là ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

5. Sự tranh tụng liên quan đến tội là tội vi phạm hay không là tội vi phạm? - Sự tranh tụng liên quan đến tội là tội vi phạm.

Có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến tội không? - Có, có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến tội.

Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tội thì vi phạm bao nhiêu tội? - Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tội thì vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni trong khi biết tội pārājika vẫn che giấu bị phạm tội pārājika, có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya, vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya, che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tội thì vi phạm bốn tội này.

6. Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được được làm lắng dịu bằng bao nhiêu sự tranh tụng, ở bao nhiêu nơi, với bao nhiêu cách dàn xếp?

­- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân do khẩu và do ý. Tội nào là không còn dư sót, tội ấy không được làm lắng dịu bằng sự tranh tụng nào, không ở nơi nào, không với cách dàn xếp nào. Các tội nào là nhẹ, các tội ấy được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi là ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

7. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là tội vi phạm hay không là tội vi phạm? - Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ không là tội vi phạm.

Có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ không? - Có, có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Do duyên sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm bao nhiêu tội? - Do duyên sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni xu hướng theo vị bị phạt án treo vẫn không dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba: do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa, do hai lời tuyên ngôn hành sự phạm các tội thullaccaya, vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika; các vị tỳ khưu ủng hộ kẻ chia rẽ (hội chúng) vẫn không dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saṅghādisesa; các vị vẫn không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Do duyên sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội này.

8. Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được làm lắng dịu bằng bao nhiêu sự tranh tụng, ở bao nhiêu nơi, với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là hư hỏng về giới, có thể là hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân do khẩu và do ý. Tội nào là không còn dư sót, tội ấy không được làm lắng dịu với sự tranh tụng nào, không ở nơi nào, không bằng cách dàn xếp nào; tội nào là nặng, tội ấy được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, ở một nơi là ở giữa hội chúng, với hai cách dàn xếp là bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Các tội nào là nhẹ, các tội ấy được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi là ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

*****

CHỦ Ý CỦA SỰ TRANH TỤNG

1. Có phải sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, là sự tranh tụng liên quan đến tội, là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không là sự tranh tụng liên quan đến tội, không là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Tuy nhiên, do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có tranh tụng liên quan đến khiển trách, có tranh tụng liên quan đến tội, có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy là thế nào? - Ở đây, các tỳ khưu tranh cãi rằng: ‘Đây là Pháp,’ hoặc ‘Đây không phải là Pháp,’ ―(như trên)― hoặc ‘Tội xấu xa,’ hoặc ‘Tội không xấu xa.’ Ở đấy, việc nào là sự xung đột, gây gỗ, tranh luận, tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, sự nói lời khiêu khích, sự cãi vã, việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, hội chúng tranh cãi; là có tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách; là có tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội; là có tranh tụng liên quan đến tội. Do tội ấy, hội chúng thực hiện hành sự; là có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có tranh tụng liên quan đến khiển trách, có tranh tụng liên quan đến tội, có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là như thế.

2. Có phải sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là sự tranh tụng liên quan đến tội, là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không là sự tranh tụng liên quan đến tội, không là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, không là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Tuy nhiên, do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách, có tranh tụng liên quan đến tội, có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Như vậy là thế nào?

- Ở đây, các tỳ khưu khiển trách vị tỳ khưu với sự hư hỏng vì giới, hoặc với sự hư hỏng về hạnh kiểm, hoặc với sự hư hỏng về quan điểm, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đấy, việc nào là sự khiển trách, xoi mói, buộc tội, chỉ trích, moi móc, xúi giục, khích động, việc ấy được gọi là tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong tranh tụng liên quan đến khiển trách, hội chúng tranh cãi; là có tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách; là có tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội; là có tranh tụng liên quan đến tội. Do tội ấy, hội chúng thực hiện hành sự; là có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách, có tranh tụng liên quan đến tội, có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có tranh tụng liên quan đến tranh cãi là như thế.

3. Có phải sự tranh tụng liên quan đến tội là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách?

- Sự tranh tụng liên quan đến tội không là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, không là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Tuy nhiên, do duyên tranh tụng liên quan đến tội, có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có tranh tụng liên quan đến khiển trách. Như vậy là thế nào? - Năm nhóm tội là tranh tụng liên quan đến tội, bảy nhóm tội là tranh tụng liên quan đến tội; việc ấy được gọi là tranh tụng liên quan đến tội. Trong tranh tụng liên quan đến tội, hội chúng tranh cãi; là có tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách; là có tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị phạm tội; là có tranh tụng liên quan đến tội. Do tội ấy, hội chúng thực hiện hành sự; là có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Do duyên tranh tụng liên quan đến tội, có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có tranh tụng liên quan đến khiển trách là như thế.

4. Có phải sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, là sự tranh tụng liên quan đến tội?

- Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ không là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không là sự tranh tụng liên quan đến tội. Tuy nhiên, do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có tranh tụng liên quan đến khiển trách, có tranh tụng liên quan đến tội. Như vậy là thế nào? - Việc gì cần phải hoàn thành, cần phải thực thi, là hành sự với lời công bố, là hành sự với lời đề nghị, là hành sự có lời đề nghị đến lần thứ hai, là hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư của hội chúng; việc ấy được gọi là tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Trong tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, hội chúng tranh cãi; là có tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách; là có tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị phạm tội; là có tranh tụng liên quan đến tội. Do tội ấy, hội chúng thực hiện hành sự; là có tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có tranh tụng liên quan đến khiển trách, có tranh tụng liên quan đến tội là như thế.

*****

PHẦN VẤN ĐÁP

1. Ở đâu có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ở đó có hành xử Luật với sự hiện diện? Ở đâu có hành xử Luật với sự hiện diện, ở đó có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ? Ở đâu có hành xử Luật khi không điên cuồng, ở đó có hành xử Luật với sự hiện diện? Ở đâu có hành xử Luật với sự hiện diện, ở đó có hành xử Luật khi không điên cuồng? Ở đâu có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, ở đó có hành xử Luật với sự hiện diện? Ở đâu có hành xử Luật với sự hiện diện, ở đó có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận? Ở đâu có thuận theo số đông, ở đó có hành xử Luật với sự hiện diện. Ở đâu có hành xử Luật với sự hiện diện, ở đó có thuận theo số đông? Ở đâu có (hành xử Luật) theo tội của vị ấy, ở đó có hành xử Luật với sự hiện diện? Ở đâu có hành xử Luật với sự hiện diện, ở đó có (hành xử Luật) theo tội của vị ấy? Ở đâu có cách dùng cỏ che lấp, ở đó có hành xử Luật với sự hiện diện? Ở đâu có hành xử Luật với sự hiện diện, ở đó có cách dùng cỏ che lấp?

2. - Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật bằng sự ghi nhớ: Ở đâu có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ở đó có hành xử Luật với sự hiện diện. Ở đâu có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) ở đó có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, (thì) ở đó không có hành xử Luật khi không điên cuồng, ở đó không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, ở đó không có thuận theo số đông, ở đó không có (hành xử Luật) theo tội của vị ấy, ở đó không có cách dùng cỏ che lấp.

3. Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật khi không điên cuồng ―(như trên)― bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ―(như trên)― bằng hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông ―(như trên)― bằng hành xử Luật với sự hiện diện và theo tội của vị ấy ―(như trên)― bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp: Ở đâu có cách dùng cỏ che lấp, ở đó có hành xử Luật với sự hiện diện. Ở đâu có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) ở đó có cách dùng cỏ che lấp, (thì) ở đó không có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ở đó không có hành xử Luật khi không điên cuồng, ở đó không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, ở đó không có thuận theo số đông, ở đó không có (hành xử Luật) theo tội của vị ấy.

*****

PHẦN ĐƯỢC LIÊN KẾT

1. ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘hành xử Luật bằng sự ghi nhớ,’ các pháp này liên kết hay không liên kết? Có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này? ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘hành xử Luật khi không điên cuồng’ ―(như trên)― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘việc phán xử theo tội đã được thừa nhận’ ―(như trên)― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘thuận theo số đông’ ―(như trên)― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘theo tội của vị ấy’ ―(như trên)― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘cách dùng cỏ che lấp,’ các pháp này liên kết hay không liên kết? Có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này?

2. - ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘hành xử Luật bằng sự ghi nhớ,’ các pháp này là liên kết, không phải là không liên kết. Không có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này. ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘hành xử Luật khi không điên cuồng’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘việc phán xử theo tội đã được thừa nhận’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘thuận theo số đông’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘theo tội của vị ấy’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘cách dùng cỏ che lấp,’ các pháp này là liên kết, không phải là không liên kết. Không có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này.

*****

SỰ MỞ ĐẦU, v.v... CỦA CÁCH DÀN XẾP

1. Hành xử Luật với sự hiện diện có điều gì là sự mở đầu, điều gì là sự phát sanh, điều gì là sự sanh lên, điều gì là sự hiện khởi, điều gì là sự cốt yếu, điều gì là nguồn sanh khởi? Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ... Hành xử Luật khi không điên cuồng ... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ... Thuận theo số đông ... Theo tội của vị ấy ... Cách dùng cỏ che lấp có điều gì là sự mở đầu, điều gì là sự phát sanh, điều gì là sự sanh lên, điều gì là sự hiện khởi, điều gì là sự cốt yếu, điều gì là nguồn sanh khởi?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có duyên khởi là sự mở đầu, có duyên khởi là sự phát sanh, có duyên khởi là sự sanh lên, có duyên khởi là sự hiện khởi, có duyên khởi là sự cốt yếu, có duyên khởi là nguồn sanh khởi. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ... Hành xử Luật khi không điên cuồng ... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ... Thuận theo số đông ... Theo tội của vị ấy ... Cách dùng cỏ che lấp có duyên khởi là sự mở đầu, có duyên khởi là sự phát sanh, có duyên khởi là sự sanh lên, có duyên khởi là sự hiện khởi, có duyên khởi là sự cốt yếu, có duyên khởi là nguồn sanh khởi.

2. Hành xử Luật với sự hiện diện có điều gì là sự mở đầu, điều gì là sự phát sanh, điều gì là sự sanh lên, điều gì là sự hiện khởi, điều gì là sự cốt yếu, điều gì là nguồn sanh khởi? Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ... Hành xử Luật khi không điên cuồng ... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ... Thuận theo số đông ... Theo tội của vị ấy ... Cách dùng cỏ che lấp có điều gì là sự mở đầu, điều gì là sự phát sanh, điều gì là sự sanh lên, điều gì là sự hiện khởi, điều gì là sự cốt yếu, điều gì là nguồn sanh khởi?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ... Hành xử Luật khi không điên cuồng ... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ... Thuận theo số đông ... Theo tội của vị ấy ... Cách dùng cỏ che lấp có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi.

3. Hành xử Luật với sự hiện diện có điều gì là sự mở đầu, điều gì là sự phát sanh, điều gì là sự sanh lên, điều gì là sự hiện khởi, điều gì là sự cốt yếu, điều gì là nguồn sanh khởi? Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ... Hành xử Luật khi không điên cuồng ... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ... Thuận theo số đông ... Theo tội của vị ấy ... Cách dùng cỏ che lấp có điều gì là sự mở đầu, điều gì là sự phát sanh, điều gì là sự sanh lên, điều gì là sự hiện khởi, điều gì là sự cốt yếu, điều gì là nguồn sanh khởi?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ―nt― Hành xử Luật khi không điên cuồng ―nt― Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ―nt― Thuận theo số đông ―nt― Theo tội của vị ấy ―nt― Cách dùng cỏ che lấp có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi.

4. Bảy cách dàn xếp có bao nhiêu điều căn bản? có bao nhiêu nguồn sanh khởi? - Bảy cách dàn xếp có hai mươi sáu điều căn bản, có ba mươi sáu nguồn sanh khởi.

Bảy cách dàn xếp có hai mươi sáu điều căn bản gì? - Hành xử Luật với sự hiện diện có bốn điều căn bản: sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ có bốn điều căn bản: ―nt― Hành xử Luật khi không điên cuồng có bốn điều căn bản: ―nt― Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận có hai điều căn bản: vị khai báo (tội) và khai báo đến vị nào. Thuận theo số đông có bốn điều căn bản: ―nt― Theo tội của vị ấy có bốn điều căn bản: ―nt― Cách dùng cỏ che lấp có bốn điều căn bản: sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. Bảy cách dàn xếp có hai mươi sáu điều căn bản này.

Bảy cách dàn xếp có ba mươi sáu nguồn sanh khởi gì? - Hành sự với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ có sự thực hiện, có sự hành động, có sự đạt đến, có sự thỏa thuận, có sự chấp nhận, có sự không phản đối. Hành sự với hành xử Luật khi không điên cuồng ―nt― Hành sự với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ―nt― Hành sự với thuận theo số đông ―nt― Hành sự với (hành xử Luật) theo tội của vị ấy ―nt― Hành sự với cách dùng cỏ che lấp có sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phản đối. Bảy cách dàn xếp có ba mươi sáu nguồn sanh khởi này.

*****

SỰ KHÁC BIỆT, v.v... CỦA CÁCH DÀN XẾP

1. ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘hành xử Luật bằng sự ghi nhớ,’ các pháp này khác về nội dung khác về hình thức, hay là có chung nội dung chỉ khác về hình thức tên gọi? ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘hành xử Luật khi không điên cuồng’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘việc phán xử theo tội đã được thừa nhận’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘thuận theo số đông’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘theo tội của vị ấy’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘cách dùng cỏ che lấp,’ các pháp này khác về nội dung khác về hình thức, hay là có chung nội dung chỉ khác về hình thức tên gọi?

- ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘hành xử Luật bằng sự ghi nhớ,’ các pháp này vừa khác về nội dung vừa khác về hình thức. ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘hành xử Luật khi không điên cuồng’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘việc phán xử theo tội đã được thừa nhận’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘thuận theo số đông’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘theo tội của vị ấy’ ―nt― ‘Hành xử Luật với sự hiện diện’ hay là ‘cách dùng cỏ che lấp,’ các pháp này vừa khác về nội dung vừa khác về hình thức.

2. Có phải sự tranh cãi là tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh cãi không là sự tranh tụng, sự tranh tụng không là sự tranh cãi, vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi?

- Có thể sự tranh cãi là tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có thể sự tranh cãi không là sự tranh tụng, có thể sự tranh tụng không là sự tranh cãi, có thể vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi.

Ở đây, sự tranh cãi nào là tranh tụng liên quan đến tranh cãi? - Ở đây, các tỳ khưu tranh cãi rằng: ‘Đây là Pháp,’ hoặc ‘Đây không phải là Pháp,’ ―(như trên)― ‘Tội xấu xa,’ hoặc ‘Tội không xấu xa.’ Ở đấy, việc nào là sự xung đột, gây gỗ, tranh luận, tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, sự nói lời thô lỗ, cãi vã; sự tranh cãi ấy là tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Ở đây, sự tranh cãi nào không là sự tranh tụng? - Mẹ tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với mẹ, cha tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với cha, anh em trai tranh cãi với anh em trai, anh em trai tranh cãi với chị em gái, chị em gái tranh cãi với anh em trai, bạn bè tranh cãi với bạn bè; sự tranh cãi này không là sự tranh tụng.

Ở đây, sự tranh tụng nào không là sự tranh cãi? - Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; sự tranh tụng này không là sự tranh cãi.

Ở đây, cái gì vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi? - Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi.

3. Có phải sự khiển trách là tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự khiển trách không là sự tranh tụng, sự tranh tụng không là sự khiển trách, vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách?

- Có thể sự khiển trách là tranh tụng liên quan đến khiển trách, có thể sự khiển trách không là sự tranh tụng, có thể sự tranh tụng không là sự khiển trách, có thể vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách.

Ở đây, sự khiển trách nào là tranh tụng liên quan đến khiển trách? - Ở đây, các tỳ khưu khiển trách vị tỳ khưu với sự hư hỏng vì giới, hoặc với sự hư hỏng về hạnh kiểm, hoặc với sự hư hỏng về quan điểm, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đấy, việc nào là sự khiển trách, xoi mói, buộc tội, chỉ trích, moi móc, xúi giục, khích động; sự khiển trách này là tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Ở đây, sự khiển trách nào không là sự tranh tụng? - Mẹ khiển trách con trai, con trai khiển trách mẹ, cha khiển trách con trai, con trai khiển trách cha, anh em trai khiển trách anh em trai, anh em trai khiển trách chị em gái, chị em gái khiển trách anh em trai, bạn bè khiển trách bạn bè; sự khiển trách này không là sự tranh tụng.

Ở đây, sự tranh tụng nào không là sự khiển trách? - Sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi; sự tranh tụng này không là sự khiển trách.

Ở đây, cái gì vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách? - Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách.

4. Có phải sự vi phạm tội là tranh tụng liên quan đến tội, sự vi phạm tội không là sự tranh tụng, sự tranh tụng không là sự vi phạm tội, vừa là sự tranh tụng vừa là sự vi phạm tội?

- Có thể sự vi phạm tội là tranh tụng liên quan đến tội, có thể sự vi phạm tội không là sự tranh tụng, có thể sự tranh tụng không là sự vi phạm tội, có thể vừa là sự tranh tụng vừa là sự vi phạm tội.

Ở đây, sự vi phạm tội nào là tranh tụng liên quan đến tội? - Năm nhóm tội là tranh tụng liên quan đến tội, bảy nhóm tội cũng là tranh tụng liên quan đến tội; sự vi phạm tội này là tranh tụng liên quan đến tội.

Ở đây, sự vi phạm (āpatti) nào không là sự tranh tụng? - Sự vi phạm vào dòng Thánh (sota-āpatti) và sự tự mình vi phạm (sam-āpatti); sự vi phạm (āpatti) này không là sự tranh tụng (đây là nghệ thuật chơi chữ).

Ở đây, sự tranh tụng nào không là sự vi phạm tội? - Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách; sự tranh tụng ấy không là sự vi phạm tội.

Ở đây, cái gì vừa là sự tranh tụng vừa là sự vi phạm tội? - Sự tranh tụng liên quan đến tội vừa là sự tranh tụng vừa là sự vi phạm tội.

5. Có phải nhiệm vụ là tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, nhiệm vụ không là sự tranh tụng, sự tranh tụng không là nhiệm vụ, vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ?

- Có thể nhiệm vụ là tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có thể nhiệm vụ không là sự tranh tụng, có thể sự tranh tụng không là nhiệm vụ, có thể vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ.

Ở đây, nhiệm vụ nào là tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ? - Ở đây, đối với hội chúng việc nào cần phải hoàn thành, cần phải thực thi, là hành sự với lời công bố, là hành sự với lời đề nghị, là hành sự có lời đề nghị đến lần thứ hai, là hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư; nhiệm vụ này là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Ở đây, nhiệm vụ nào không là sự tranh tụng? - Nhiệm vụ của thầy dạy học, nhiệm vụ của thầy tế độ, nhiệm vụ của các vị có chung thầy tế độ, nhiệm vụ của các vị có chung thầy dạy học; nhiệm vụ này không là sự tranh tụng.

Ở đây, sự tranh tụng nào không là nhiệm vụ? - Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội; sự tranh tụng này không là nhiệm vụ.

Ở đây, cái gì vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ? – Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ.

Dứt Phân Tích Sự Tranh Tụng.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. Tranh tụng, các sự khơi dậy, các biểu hiện, và với cá nhân, sự mở đầu, nhân, duyên, điều căn bản, và với nguồn sanh khởi, là có tội, và nơi nào, được liên kết, duyên khởi, sự hiện khởi.

2. Nhân, duyên, điều căn bản, với nguồn sanh khởi, hình thức, ‘có phải sự tranh cãi là sự tranh tụng,’ điều này là ở phần phân tích sự tranh tụng.

--ooOoo--