TĂNG THEO TỪNG BẬC

NHÓM SÁU

1. Sáu sự không kính trọng. Sáu sự kính trọng. Sáu sự việc đã được rèn luyện.[1] Sáu sự thực hành đúng đắn.[2] Sáu nguồn sanh tội. Sáu tội vi phạm liên quan đến cắt bớt.[3] Vị vi phạm tội do sáu biểu hiện.[4] Sáu điều lợi ích cho vị nắm vững về Luật.[5] Sáu điều tối đa.[6] Có thể xa lìa (một trong) ba y sáu đêm.[7] Sáu loại y.[8] Sáu loại thuốc nhuộm (y).[9] Sáu loại tội vi phạm sanh lên do thân và do ý không do khẩu. Sáu loại tội vi phạm sanh lên do khẩu và do ý không do thân. Sáu loại tội vi phạm sanh lên do thân do khẩu và do ý. Sáu loại hành sự.[10] Sáu nguyên nhân tranh cãi.[11] Sáu nguyên nhân khiển trách.[12] Sáu pháp cần ghi nhớ. Chiều dài sáu gang tay theo gang tay của đức Thiện Thệ.[13] Chiều rộng sáu gang tay.[14] Sáu trường hợp đình chỉ việc nương nhờ ở thầy dạy học.[15] Sáu điều quy định thêm trong việc tắm.[16] Vị ra đi sau khi cầm lấy y chưa làm xong.[17] Vị ra đi sau khi mang theo y chưa làm xong.

2. Vị tỳ khưu có sáu yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để Sa-di phục vụ: là vị thành tựu vô học giới uẩn, là vị thành tựu vô học định uẩn, là vị thành tựu vô học tuệ uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn, là vị mười năm hoặc hơn mười năm.[18]

Vị tỳ khưu có sáu yếu tố khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để Sa-di phục vụ: là vị tự mình thành tựu vô học giới uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giới uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học định uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học định uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học tuệ uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học tuệ uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học giải thoát uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giải thoát uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn, là vị mười năm hoặc hơn mười năm.

Vị tỳ khưu có sáu yếu tố khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để Sa-di phục vụ: là vị có đức tin, là vị có sự hổ thẹn (tội lỗi), là vị có sự ghê sợ (tội lỗi), là vị có sự tinh tấn đã được phát khởi, là vị có niệm đã được thiết lập, là vị mười năm hoặc hơn mười năm.

Vị tỳ khưu có sáu yếu tố khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để Sa-di phục vụ: là vị không bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, không bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, không bị hư hỏng về quan điểm ở quan điểm cực đoan, là vị nghe nhiều, là vị có trí tuệ, là vị mười năm hoặc hơn mười năm.

Vị tỳ khưu có sáu yếu tố khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để Sa-di phục vụ: là vị có khả năng chăm sóc hoặc kiếm người chăm sóc cho đệ tử hoặc học trò bị bệnh, (có khả năng) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải (khi đệ tử hay học trò) có sự không hoan hỷ, (có khả năng) giải tỏa hoặc nhờ vị khác giải tỏa đúng theo Pháp (khi đệ tử hay học trò) có mối nghi ngờ sanh khởi, là vị biết về sự phạm tội, là vị biết cách thoát khỏi tội, là vị mười năm hoặc hơn mười năm.

Vị tỳ khưu có sáu yếu tố khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để Sa-di phục vụ: là vị có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, (có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp, để hướng dẫn về Thắng Luật, (có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò, là vị mười năm hoặc hơn mười năm.

Vị tỳ khưu có sáu yếu tố khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để Sa-di phục vụ: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo xác định theo từng điều hoặc từng từ ngữ; là vị mười năm hoặc hơn mười năm.

3. Sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

Sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.[19]

Dứt Nhóm Sáu.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. Không kính trọng, và kính trọng, đã được rèn luyện, và cả sự đúng đắn, các nguồn sanh khởi, và luôn cả các sự cắt bớt, các biểu hiện, với sự lợi ích.

2. Sáu trường hợp tối đa, sáu đêm, y, và các thuốc nhuộm, do thân, và do cả ý, do khẩu và do cả ý.

3. Do thân khẩu và ý, hành sự, và luôn cả sự tranh cãi, sự khiển trách, và chiều dài, chiều rộng, và với việc nương nhờ.

4. Sự chế định thêm, sau khi cầm lấy, sau khi mang đi là tương tợ y như thế, về các pháp của bậc vô học, vị giúp cho đạt được, đức tin, và với tăng thượng giới, các vị bị bệnh, vị đã hành phận sự căn bản, các tội vi phạm, liên quan đến sai pháp và đúng pháp.

--ooOoo--

NHÓM BẢY

1. Bảy loại tội. Bảy nhóm tội. Bảy sự việc đã được rèn luyện. Bảy sự thực hành đúng đắn.[20] Bảy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không đúng Pháp. Bảy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng Pháp.[21] Không phạm tội để đi với việc cần phải làm trong bảy ngày liên quan đến bảy hạng người.[22] Bảy điều lợi ích cho vị nắm vững về Luật.[23] Bảy điều tối đa. Khi rạng đông vào ngày thứ bảy bị phạm vào nissaggiya.[24] Bảy cách dàn xếp. Bảy hành sự.[25] Bảy loại hạt chưa xay.[26] Chiều rộng là bảy (gang) ở bên trong.[27] Bảy điều quy định thêm về bữa ăn dâng theo nhóm.[28] Sau khi thọ lãnh các loại dược phẩm, nên được thọ dụng với sự cất giữ tối đa là bảy ngày.[29] Vị ra đi cầm lấy y đã làm xong. Vị ra đi mang theo y đã làm xong.[30] Tội của vị tỳ khưu không cần phải được nhìn nhận.[31] Tội của vị tỳ khưu cần phải được nhìn nhận. Tội của vị tỳ khưu cần phải được sửa chữa. Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

2. Vị tỳ khưu nắm vững về Luật có bảy yếu tố: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; có giới sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

3. Vị tỳ khưu nắm vững về Luật có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; nghe nhiều, ghi nhớ điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe, các pháp nào có sự tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, tuyên thuyết về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các Pháp có hình thức tương tợ như thế được nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, quán xét bằng ý, thâm nhập bằng kiến thức; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

4. Vị tỳ khưu nắm vững về Luật có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

5. Vị tỳ khưu nắm vững về Luật có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, một trăm ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Vào kiếp sống ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm khổ và lạc như vầy, có tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm khổ và lạc như vầy, có tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này,’ như thế vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương.

Với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng: ‘Quả đúng như vậy, những chúng sanh đang hiện hữu này có hành động xấu xa bằng thân, có hành động xấu xa bằng lời nói, có suy nghĩ xấu xa bằng ý, vu khống các bậc Thánh, theo tà kiến, tán thành các hành động do tà kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh đang hiện hữu này có hành động tốt đẹp bằng thân, có hành động tốt đẹp bằng lời nói, có suy nghĩ tốt đẹp bằng ý, không vu khống các bậc Thánh, theo chánh kiến, tán thành các hành động do chánh kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ được sanh vào chốn an vui, cõi trời, trần thế,’ như thế với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng.

Và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

6. Vị nắm vững về Luật được sáng chói có bảy yếu tố: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; có giới ―(như trên)― thọ trì và thực hành trong các điều học; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

7. Vị nắm vững về Luật được sáng chói có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; nghe nhiều, ―(như trên)―, được khéo phân tích bằng sự hiểu biết; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

8. Vị nắm vững về Luật được sáng chói có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

9. Vị nắm vững về Luật được sáng chói có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ―(như trên)― như thế vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương. Với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng ―(như trên)―; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

10. Bảy pháp không tốt đẹp: là không có đức tin, không hổ thẹn (tội lỗi), không ghê sợ (tội lỗi), ít nghe, biếng nhác, có niệm bị quên lãng, có tuệ kém.

11. Bảy pháp tốt đẹp: là có đức tin, có sự hổ thẹn (tội lỗi), có sự ghê sợ (tội lỗi), nghe nhiều, có sự tinh tấn đã được phát khởi, có niệm đã được thiết lập, có trí tuệ.

Dứt Nhóm Bảy.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. Loại tội, các nhóm tội, đã được rèn luyện, và cả sự đúng đắn, sai pháp, và đúng pháp, sự không phạm tội, và bảy ngày.

2. Lợi ích, và các trường hợp tối đa, lúc rạng đông, và với cách dàn xếp, các hành sự, và các loại hạt chưa xay, chiều rộng, về việc ăn theo nhóm.

3. Tối đa là bảy ngày, sau khi cầm lấy, và sau khi mang theo là tương tợ y như thế, không nên, nên, và nên, các trường hợp sai pháp, và đúng pháp.

4. Bốn hạng nắm vững về Luật, và bốn hạng tỳ khưu sáng chói, và luôn cả bảy pháp không tốt đẹp, và bảy pháp tốt đẹp đã được giảng giải.

--ooOoo--

NHÓM TÁM

Vị nhận thức được tám điều lợi ích không nên phạt án treo vị tỳ khưu ấy trong việc không nhìn nhận tội.[32] Vị nhận thức được tám điều lợi ích nên sám hối tội ấy vì niềm tin của các vị khác.[33] Tám tội vi phạm (khi được nhắc nhở) cho đến lần thứ ba.[34] Vị làm hư hỏng các gia đình với tám biểu hiện.[35] Tám tiêu đề về việc phát sanh y.[36] Tám tiêu đề về việc hết hiệu lực của Kaṭhina.[37] Tám loại thức uống.[38] Devadatta có tâm bị chế ngự, bị ám ảnh bởi tám điều không đúng Chánh Pháp là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.[39] Tám pháp của thế gian. Tám Trọng Pháp.[40] Tám tội pāṭidesanīya. Lời nói dối có tám chi phần.[41] Tám chi phần của ngày Uposatha (Bát quan trai giới). Tám chi phần của người sứ giả.[42] Tám cách thực hành của ngoại đạo. Tám pháp kỳ diệu phi thường trong biển cả.[43] Tám pháp kỳ diệu phi thường trong Pháp và Luật này.[44] Tám vật không phải là đồ thừa. Tám vật là đồ thừa.[45] Khi rạng đông vào ngày thứ tám thì phạm vào nissaggiya.[46] Tám tội pārājika. Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám nên bị trục xuất.[47] (Tội) đã được trình ra và chưa được trình ra bởi vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám. Sự tu lên bậc trên có tám lời thông báo.[48] Nên đứng dậy đối với tám (vị ni thâm niên). Chỗ ngồi nên dành cho tám (vị ni thâm niên).[49] Vị nữ cư sĩ thỉnh cầu tám điều ước muốn.[50] Vị tỳ khưu có tám yếu tố nên được chỉ định là vị giáo giới tỳ khưu ni.[51] Tám điều lợi ích cho vị nắm vững về Luật.[52] Tám điều tối đa. Vị tỳ khưu đã được thực hiện hành sự theo tội của vị ấy nên thực hành nghiêm chỉnh trong tám pháp.[53] Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

Dứt Nhóm Tám.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. Không phải vị tỳ khưu ấy, luôn cả đối với các vị khác, cho đến lần thứ ba, các sự làm hư hỏng, các tiêu đề (về y), các sự thâu hồi Kaṭhina, các thức uống, và với vị bị ngự trị.

2. (Tám) pháp thế gian, (tám) Trọng Pháp, (tám) tội pāṭidesanīya, (tám) sự nói dối, các ngày trai giới, và (tám) điều của sứ giả, (tám cách thực hành của) ngoại đạo, và (của) biển cả.

3. (Tám điều) phi thường, (tám vật) không phải là đồ thừa, đồ thừa, tội nissaggiya, tội pārājika, (làm) sự việc thứ tám, đã không được trình ra, sự tu lên bậc trên.

4. Sự đứng dậy, và luôn cả chỗ ngồi, điều ước muốn, và với vị giáo giới, các điều lợi ích, (tám) điều tối đa, sự thực hành trong tám pháp, sai pháp, và đúng pháp, và các nhóm tám pháp đã được khéo trình bày.

--ooOoo--

NHÓM CHÍN

Chín sự việc gây nóng giận.[54] Chín cách đối trị sự nóng giận. Chín sự việc đã được rèn luyện.[55] Chín trường hợp bị phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm.[56] Hội chúng bị chia rẽ với chín (vị tỳ khưu).[57] Chín vật thực hảo hạng.[58] Tội dukkaṭa với chín loại thịt. Chín cách đọc tụng giới bổn.[59] Chín điều tối đa. Chín pháp là gốc của tham ái.[60] Chín cách ngã mạn.[61] Chín loại y được chú nguyện để dùng riêng.[62] Chín loại y không được chú nguyện để dùng chung.[63] Chiều dài chín gang tay theo gang tay của đức Thiện Thệ.[64] Chín sự bố thí sai pháp.[65] Chín sự thọ lãnh sai pháp. Chín sự thọ dụng sai pháp. Ba sự bố thí đúng pháp, ba sự thọ lãnh đúng pháp, ba sự thọ dụng đúng pháp.[66] Chín nhận thức sai pháp. Chín nhận thức đúng pháp.[67] Hai nhóm chín về hành sự sai pháp. Hai nhóm chín về hành sự đúng pháp.[68] Chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

Dứt Nhóm Chín.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. (Chín) sự việc gây nóng giận, cách đối trị, đã được rèn luyện, và lúc vừa mới vi phạm, bị chia rẽ, và (vật thực) hảo hạng, thịt, cách đọc tụng, và (chín) điều tối đa.

2. (Chín gốc của) tham ái, ngã mạn, (chín) sự chú nguyện, chú nguyện để dùng chung, (chín) gang tay, sự bố thí, sự thọ lãnh, sự thọ dụng, ba cách, rồi các cách đúng pháp.

3. Sai pháp, và đúng pháp, sự nhận thức có hai nhóm, và có hai nhóm chín, và (chín) sự đình chỉ giới bổn sai pháp.

--ooOoo--

NHÓM MƯỜI

1. Mười sự việc gây nóng giận. Mười cách đối trị sự nóng giận. Mười sự việc đã được rèn luyện. Mười tà kiến căn bản.[69] Mười chánh kiến căn bản.[70] Mười hữu biên kiến.[71] Mười sự sai trái.[72] Mười sự chân chánh. Mười đường lối của nghiệp bất thiện.[73] Mười đường lối của nghiệp thiện. Mười cách phân phát thẻ sai pháp. Mười cách phân phát thẻ đúng pháp.[74] Mười điều học của các Sa-di.[75] Vị Sa-di có mười yếu tố nên bị trục xuất.[76]

2. Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có mười điều: vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác rồi cho thực hiện (hành sự) sai pháp, với sự không khẳng định, không biết về tội, không biết về nền tảng của tội, không biết về nhân sanh tội, không biết về sự đoạn diệt của tội, không biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có mười điều: vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác rồi cho thực hiện (hành sự) đúng pháp, với sự khẳng định, biết về tội, biết về nền tảng của tội, biết về nhân sanh tội, biết về sự đoạn diệt của tội, biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.

3. Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có mười điều khác nữa: vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nền tảng của tranh tụng, không biết về nhân sanh của tranh tụng, không biết về sự đoạn diệt của tranh tụng, không biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tranh tụng, không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về điều quy định thêm, không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có mười điều: vị biết về sự tranh tụng, biết về nền tảng của tranh tụng, biết về nhân sanh của tranh tụng, biết về sự đoạn diệt của tranh tụng, biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tranh tụng, biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về điều quy định thêm, biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.

4. Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có mười điều khác nữa: vị không biết về lời đề nghị, không biết cách thực hiện với lời đề nghị, không thiện xảo về phần (cần trình bày) đầu tiên, không thiện xảo về các phần kế tiếp, không biết về thời điểm, không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, không biết tội nhẹ hay nặng, không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, không biết tội xấu xa hay không xấu xa, không khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy và không khéo chăm chú không khéo suy xét.

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có mười điều: vị biết về lời đề nghị, biết cách thực hiện với lời đề nghị, thiện xảo về phần (cần trình bày) đầu tiên, thiện xảo về các phần kế tiếp, biết về thời điểm, biết về sự phạm tội hay không phạm tội, biết tội nhẹ hay nặng, biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, biết tội xấu xa hay không xấu xa, khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy và khéo chăm chú khéo suy xét.

5. Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có mười điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; không biết tội nhẹ hay nặng; không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; không biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa với chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được ứng dụng, không khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; không biết tội nhẹ hay nặng; không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; không biết tội xấu xa hay không xấu xa; không khéo léo về sự phán quyết trong tranh tụng.

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có mười điều: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; biết tội nhẹ hay nặng; biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; biết về sự phạm tội hay không phạm tội; biết tội nhẹ hay nặng; biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; biết tội xấu xa hay không xấu xa; khéo léo về sự phán quyết trong tranh tụng.

6. Vị tỳ khưu có mười yếu tố nên được chỉ định làm vị đại biểu. Đức Như Lai quy định điều học cho các Thinh văn vì mười điều lợi ích.[77] Mười điều nguy hiểm trong việc đi vào hậu cung của đức vua.[78] Mười vật bố thí.[79] Mười loại báu vật.[80] Hội chúng tỳ khưu nhóm mười vị. Nên cho tu lên bậc trên với tập thể là nhóm mười vị. Mười loại vải paṃsukūla.[81] Mười loại y và cách sử dụng.[82] Y phụ trội được cất giữ tối đa mười ngày.[83] Mười loại tinh dịch.[84] Mười hạng người nữ. Mười hạng vợ.[85] Mười sự việc được công bố ở thành Vesāli.[86]

Mười hạng người không nên đảnh lễ.[87] Mười biểu hiện của sự mắng nhiếc.[88] Vị tạo ra sự đâm thọc theo mười biểu hiện.[89] Mười loại sàng tọa.[90] Họ đã yêu cầu mười điều ước muốn.[91] Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp. Mười điều lợi ích của cháo.[92] Mười loại thịt không được phép.[93] Mười điều tối đa. Vị tỳ khưu mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực, nên cho xuất gia, nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để cho Sa-di phục vụ. Vị tỳ khưu ni mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực, nên cho xuất gia, nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để cho Sa-di ni phục vụ.[94] Sự đồng ý về việc tiếp độ nên được chấp thuận cho vị tỳ khưu ni mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực. Sự học tập nên được ban cho đến người nữ đã kết hôn khi mười tuổi.

Dứt Nhóm Mười.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. (Mười) sự việc gây nóng giận, cách đối trị, (mười) sự việc (đã được rèn luyện), tà và chánh, (mười) hữu biên (kiến), (mười) sự sai trái, và luôn cả (mười) sự đúng đắn, (mười) nghiệp thiện, và cả bất thiện nữa.

2. (Mười) cách phân phát thẻ sai pháp, và đúng pháp, Sa-di, và sự trục xuất, lời nói, và luôn cả (mười) sự tranh tụng, sự quy định và luôn cả (tội) nhẹ nữa.

3. Các tội nhẹ nặng này, các vị hãy biết tối và sáng, (mười) yếu tố về đại biểu, và (mười) điều học, ở hậu cung, và các sự việc.

4. Báu vật, và nhóm mười, các sự tu lên bậc trên là tương tợ y như thế, (mười loại) vải paṃsukūla, và (mười) cách sử dụng y, mười ngày, tinh dịch, và (mười) hạng người nữ.

5. (Mười) hạng vợ, mười sự việc, không đảnh lễ, và với sự mắng nhiếc, và luôn cả các sự đâm thọc, các sàng tọa, (mười) điều ước muốn, và các sự sai pháp.

6. Các sự đúng pháp, cháo, và thịt, (mười) điều tối đa, vị tỳ khưu, vị tỳ khưu ni, các sự tiếp độ, các người nữ đã kết hôn, nhóm mười đã khéo được giảng giải.

--ooOoo--

NHÓM MƯỜI MỘT

1. Mười một hạng người chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên thì nên trục xuất.[95] Mười một loại giày không được phép.[96] Mười một loại bình bát không được phép.[97] Mười một loại y không được phép.[98] Mười một tội vi phạm (khi được nhắc nhở) cho đến lần thứ ba.[99] Mười một pháp chướng ngại của tỳ khưu ni cần được hỏi.[100] Mười một loại y được chú nguyện để dùng riêng.[101] Mười một loại y không được chú nguyện để dùng chung.[102] Khi rạng đông của ngày thứ mười một thì phạm vào nissaggiya. Mười một loại khóa thắt lưng được phép. Mười một loại hột nút được phép.[103] Mười một loại đất không được phép. Mười một loại đất được phép.[104] Mười một trường hợp đình chỉ việc nương nhờ.[105] Mười một hạng người không nên đảnh lễ.[106] Mười một điều tối đa. Họ đã yêu cầu mười một điều ước muốn.[107] Mười một sự sai trái của ranh giới.[108] Mười một tai họa là điều hiển nhiên cho người mắng nhiếc và người gièm pha.

2. Khi tâm từ là sự giải thoát của ý được tập luyện, được phát triển, được thực hành đều đặn, được làm thành phương tiện, được làm thành nền tảng, được duy trì, được tích lũy, khéo được thành tựu viên mãn, mười một điều lợi ích là điều hiển nhiên: ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không nhìn thấy ác mộng, được mọi người thương mến, được các phi nhân thương mến, chư thiên hộ trì, lửa hoặc chất độc hoặc vũ khí không xâm phạm vị ấy, tâm được nhập định nhanh chóng, sắc mặt được an tịnh, không mê mờ khi từ trần, trong khi không thể nhập được trạng thái cao thượng (phẩm vị A-la-hán) thì đi đến thế giới Phạm thiên; khi tâm từ là sự giải thoát của ý được tập luyện, được phát triển, được thực hành đều đặn, được làm thành phương tiện, được làm thành nền tảng, được duy trì, được tích lũy, khéo được thành tựu viên mãn, mười một điều lợi ích này là điều hiển nhiên.

Dứt Nhóm Mười Một.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

1. Các hạng nên trục xuất, và các loại giày, các bình bát, và các y, lần thứ ba, và các điều nên hỏi, các sự chú nguyện dùng riêng, và dùng chung.

2. Lúc rạng đông, các khóa thắt lưng, các hột nút, các điều không được phép, và được phép, việc nương nhờ, và luôn cả các hạng không nên đảnh lễ, các điều tối đa, và các điều ước muốn, các sự sai trái của ranh giới, và các sự mắng nhiếc, với tâm từ là nhóm mười một đã được hoàn tất.

Dứt Tăng Theo Từng Bậc.

*****

TÓM LƯỢC CÁC CHƯƠNG NÀY

1. Nhóm một, và nhóm hai, và luôn cả nhóm ba, bốn, và nhóm năm, sáu, bảy, tám, và nhóm chín, mười, và nhóm mười một.

2. Vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, các điều tăng theo từng bậc không ô nhiễm đã được thuyết giảng bởi đấng Đại Hùng, bậc hiểu Pháp như thế ấy.

--ooOoo--