8.3. Phẩm Chống Nạnh

  1. Điều học thứ nhất
  2. Điều học thứ nhì
  3. Điều học thứ ba
  4. Điều học thứ tư
  5. Điều học thứ năm
  6. Điều học thứ sáu
  7. Điều học thứ bảy
  8. Điều học thứ tám
  9. Điều học thứ chín
  10. Điều học thứ mười

8.3.1.

1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chống nạnh đi ở nơi xóm nhà. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không chống nạnh đi ở nơi xóm nhà ’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên chống nạnh đi ở nơi xóm nhà. Vị nào chống nạnh một bên hoặc hai bên rồi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)― vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ nhất.

--ooOoo--

8.3.2.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chống nạnh ngồi ở nơi xóm nhà. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không chống nạnh ngồi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên chống nạnh ngồi ở nơi xóm nhà. Vị nào chống nạnh một bên hoặc hai bên rồi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã vào đến nơi trú ngụ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ nhì.

--ooOoo--

8.3.3.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trùm y luôn cả đầu rồi đi ở nơi xóm nhà. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không trùm đầu lại đi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Vị trùm đầu lại không nên đi ở nơi xóm nhà. Vị nào trùm y luôn cả đầu rồi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)― vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ ba.

--ooOoo--

8.3.4.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trùm y luôn cả đầu rồi ngồi ở nơi xóm nhà. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không trùm đầu lại ngồi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Vị trùm đầu lại không nên ngồi ở nơi xóm nhà. Vị nào trùm y luôn cả đầu rồi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)― vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ tư.

--ooOoo--

8.3.5.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót. Vị nào đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)― vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ năm.

--ooOoo--

8.3.6.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối. Vị nào ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối bằng tay hoặc ôm đầu gối bằng miếng vải do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã vào đến nơi trú ngụ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ sáu.

--ooOoo--

8.3.7.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang như là có ý muốn đổ bỏ. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực một cách nghiêm trang’[8] là việc học tập nên được thực hành.”

2. Nên thọ lãnh đồ khất thực một cách nghiêm trang. Vị nào thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang như là có ý muốn đổ bỏ do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)― vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ bảy.

--ooOoo--

8.3.8.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nhìn chỗ này chỗ nọ khi thọ lãnh đồ khất thực. Ngay cả trong lúc vung vãi luôn cả trong lúc làm tràn ra ngoài các vị đều không hay biết. ―(như trên)―

“‘Chú tâm ở bình bát, ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Nên thọ lãnh đồ khất thực với sự chú tâm ở bình bát. Vị nào nhìn chỗ này chỗ nọ khi thọ lãnh đồ khất thực do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)―vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ tám.

--ooOoo--

8.3.9.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư, trong khi thọ lãnh đồ khất thực, thọ lãnh quá nhiều xúp. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực với lượng xúp tương xứng’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Xúp nghĩa là có hai loại xúp: xúp đậu mugga và xúp đậu māsa là nên được mang đi bằng tay. Nên thọ lãnh đồ khất thực với lượng xúp tương xứng. Vị nào thọ lãnh quá nhiều xúp do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, khi (xúp) có thêm nhiều món khác nhau để tăng hương vị, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, do vật sở hữu của bản thân, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ chín.

--ooOoo--

8.3.10.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực vừa ngang miệng (bình bát)’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Nên thọ lãnh đồ khất thực vừa ngang miệng (bình bát). Vị nào thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ mười.

Phẩm Chống Nạnh là thứ ba.

--ooOoo--