8.5. Phẩm Vắt Cơm

  1. Điều học thứ nhất
  2. Điều học thứ nhì
  3. Điều học thứ ba
  4. Điều học thứ tư
  5. Điều học thứ năm
  6. Điều học thứ sáu
  7. Điều học thứ bảy
  8. Điều học thứ tám
  9. Điều học thứ chín
  10. Điều học thứ mười

8.5.1.

1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến. Vị nào há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)― vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ nhất.

--ooOoo--

8.5.2.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Trong lúc thọ thực, không nên đưa trọn bàn tay vào miệng. Vị nào đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)― vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ nhì.

--ooOoo--

8.5.3.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nói khi miệng có vắt cơm. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không nói khi miệng có vắt cơm’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên nói khi miệng có vắt cơm. Vị nào nói khi miệng có vắt cơm do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, ―(như trên)― vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ ba.

--ooOoo--

8.5.4.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục.[9] ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục. Vị nào thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ tư.

--ooOoo--

8.5.5.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một.[10] ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một. Vị nào thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, các món ăn đặc biệt, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ năm.

--ooOoo--

8.5.6.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ thực theo lối làm phồng má (do cơm bị độn vào). ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không thọ thực theo lối làm phồng má’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên thọ thực theo lối làm phồng má. Vị nào làm phồng má một bên hoặc hai bên rồi thọ thực thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ sáu.

--ooOoo--

8.5.7.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự vung rảy bàn tay. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không thọ thực có sự vung rảy bàn tay’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên thọ thực có sự vung rảy bàn tay. Vị nào thọ thực có sự vung rảy bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị vung rảy bàn tay khi rũ bỏ vật dơ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ bảy.

--ooOoo--

8.5.8.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự làm rơi đổ cơm. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không thọ thực có sự làm rơi đổ cơm’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên thọ thực có sự làm rơi đổ cơm. Vị nào thọ thực có sự làm rơi đổ cơm do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị làm cơm bị rơi rớt trong lúc rũ bỏ vật dơ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ tám.

--ooOoo--

8.5.9.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự le lưỡi. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không thọ thực có sự le lưỡi’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên thọ thực có sự le lưỡi. Vị nào thọ thực có sự le lưỡi do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ chín.

--ooOoo--

8.5.10.

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ thực có làm tiếng chép chép. ―(như trên)―

“‘Ta sẽ không thọ thực có làm tiếng chép chép’ là việc học tập nên được thực hành.”

2. Không nên thọ thực có làm tiếng chép chép. Vị nào thọ thực có làm tiếng chép chép do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa.

3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học thứ mười.

Phẩm Vắt Cơm là thứ năm.

--ooOoo--