Dịch giả: Đại Trưởng lão Tịnh Sự.
Bộ thứ hai của Tạng Vô Tỷ Pháp nói về các hạng người.

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA

--o-O-o--

TẠNG VÔ TỶ PHÁP
(ABHIDHAMMAPIṬAKA)

BỘ THỨ HAI

BỘ PHÂN TÍCH
(VIBHAṄGA)

CẢO BẢN

---

Dịch giả

Đại Trưởng lão Tịnh Sự
(Mahāthero Saṅtakicco)
Nguyên Cố vấn I, kiêm Trưởng ban Phiên dịch
Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy (Theravāda) - Việt Nam

Chuyển ngữ từ bản tiếng Pāli - Thái sang tiếng Việt

Phật lịch 2519 Dương lịch 1975

Số xuất bản: 24-2012/CXB/82-02/TG ngày 29/02/2012.
In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2012.

CUNG KÍNH ĐỨC THẾ TÔN, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA


PHẦN I - UẨN PHÂN TÍCH

A. UẨN PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH

1.

Ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

1) Sắc uẩn

2.

Sắc uẩn đó ra sao? Mỗi thứ sắc nào như là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, sắc thô, sắc tế, sắc tốt, sắc xấu, sắc gần hoặc sắc xa gồm chung lại một cho dón gọn. Đây gọi là sắc uẩn.

3.

* Sắc quá khứ đó ra sao? Những sắc nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương tứ đại. Đây gọi là sắc quá khứ.

- Sắc vị lai đó ra sao? Những sắc nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau nữa mới phát ra đầy đủ, đều thuộc về vị lai nên gồm chung lại thành phần vị lai tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương tứ đại. Đây gọi là sắc vị lai.

- Sắc hiện tại đó ra sao? Những sắc nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, đã vững vàng, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại, nên gồm chung lại sắp thành phần hiện tại tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương tứ đại. Đây gọi là sắc hiện tại.

4.

- Sắc bên trong đó ra sao? Những sắc nào tự phần của riêng mỗi chúng sanh, trong mình, trong thân ta, trong mình ta, trong phần thân thể con người của ta do nghiệp liên quan ái kiến chấp trước, tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương sắc tứ đại. Đây gọi là sắc bên trong.

* Sắc bên ngoài đó ra sao? Những sắc nào ngoài ra thân thể ta mà có ra cho tha nhân, phần của tha nhơn, sanh theo tha nhơn, thuộc về phần tha nhơn mà liên quan với nghiệp ái kiến, tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương sắc tứ đại. Đây gọi là sắc bên ngoài.

5.

* Sắc thô đó ra sao? Như là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ. Đây gọi là sắc thô.

* Sắc tế đó ra sao? Như là nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, thân biểu tri, khẩu biểu tri, hư không chất, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc thích dụng, sắc sinh (upacaya), sắc thừa kế (santati), sắc lão (jarata), sắc vô thường (aniccata) và đoàn thực. Đây gọi là sắc tế.

6.

* Sắc xấu đó ra sao? Những sắc nào đối với chúng sanh đều coi rẻ, đáng gớm, đáng chê, đáng ghê gớm, không thích, không đáng ưa, không đáng ham muốn, xấu xa, ai cũng biết là xấu xa, đều cho rằng xấu xa như là sắc, thinh, khí, vị, xúc (không ưa). Như thế gọi là sắc xấu.

* Sắc tốt đó ra sao? Những sắc nào chúng sanh không coi rẻ, không chê, không gớm, chẳng ghê ghét, đáng ưa, đáng thích, đáng ham, tốt, biết rằng tốt, đều cho là tốt như là sắc, thinh, khí, vị, xúc (đáng ưa). Như thế gọi là sắc tốt. Hay là những sắc tốt xấu do so sánh với sắc khác…

7.

* Sắc viễn đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Hoặc có sắc nào khác ở xa, phi cận, chẳng gần sát. Sắc nào như thế đây gọi là sắc viễn.

* Sắc cận đó ra sao? Nhãn xứ… xúc xứ. Hoặc có sắc nào khác ở gần, ở sát, dựa kế, không xa. Sắc nào như thế đây gọi là sắc cận. Hay là nên biết sắc gần, xa do sự so sánh đối với nó.

2) Thọ uẩn

8.

* Thọ uẩn đó ra sao? Mỗi thọ nào như là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa gồm chung cho gọn thành nhóm, như thế gọi là thọ uẩn.

9.

* Thọ quá khứ đó ra sao? Những thọ nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ, tức là lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ quá khứ.

* Thọ vị lai đó ra sao? Những thọ nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau nữa mới phát ra đầy đủ, đều thuộc vị lai nên gồm chung lại thành phần vị lai tức là khổ thọ, lạc thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ vị lai.

* Thọ hiện tại đó ra sao? Những thọ nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, vững vàng rồi, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại, nên gồm chung lại thuộc về phần hiện tại tức là lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ hiện tại.

10.

* Thọ bên trong đó ra sao? Những thọ nào tự nội riêng của mỗi chúng sanh, trong mình, trong thân ta, trong mình ta, trong phần thân thể con người của ta do nghiệp liên quan ái kiến chấp trước tức là lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ bên trong.

* Thọ bên ngoài đó ra sao? Những thọ nào ngoài ra thân thể ta có ra cho tha nhơn, phần của tha nhơn, sanh theo tha nhơn, thuộc về phần của tha nhơn mà liên hệ với nghiệp do ái kiến tức là lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ bên ngoài.

11.

* Thọ thô thọ tế đó ra sao?

- Thọ bất thiện là thọ thô. Thọ thiện và thọ vô ký là thọ tế.

- Thọ thiện và thọ bất thiện là thọ thô. Thọ vô ký là thọ tế.

- Khổ thọ là thọ thô. Lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thọ tế.

- Lạc thọ và khổ thọ là thọ thô. Phi khổ phi lạc thọ là thọ tế.

- Thọ của người không nhập thiền là thọ thô. Thọ của bực nhập thiền là thọ tế.

- Thọ hưởng cảnh lậu là thọ thô. Thọ hưởng cảnh phi lậu là thọ tế.

Hoặc nên biết thọ thô, thọ tế là do so sánh mỗi bực thọ với thọ.

12.

* Thọ xấu thọ tốt đó ra sao?

- Thọ bất thiện là thọ xấu. Thọ thiện và thọ vô ký là thọ tốt.

- Thọ thiện và thọ bất thiện là thọ xấu. Thọ vô ký là thọ tốt.

- Khổ thọ là thọ xấu. Lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thọ tốt.

- Lạc thọ và khổ thọ là thọ xấu. Phi khổ phi lạc thọ là thọ tốt.

- Thọ của người không nhập thiền là thọ xấu. Thọ của bậc nhập thiền là thọ tốt.

- Thọ hưởng cảnh lậu là thọ xấu. Thọ hưởng phi cảnh lậu là thọ tốt.

Hoặc nên biết thọ xấu, thọ tốt bằng cách so sánh mỗi bực thọ với thọ.

13.

* Thọ viễn đó ra sao?

- Thọ bất thiện xa lìa thọ thiện và thọ vô ký.

- Thọ thiện và thọ vô ký xa lìa thọ bất thiện.

- Thọ thiện là thọ xa lìa thọ bất thiện và thọ vô ký.

- Thọ bất thiện và thọ vô ký là thọ xa lìa với thọ thiện.

- Thọ vô ký là thọ xa lìa với thọ thiện và thọ bất thiện.

- Thọ thiện và thọ bất thiện là thọ xa lìa thọ vô ký.

- Khổ thọ là thọ xa lìa lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ.

- Lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thọ xa lìa khổ thọ.

- Lạc thọ là thọ xa lìa khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.

- Khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ là thọ xa lìa lạc thọ.

- Phi khổ phi lạc thọ là thọ xa lìa lạc thọ và khổ thọ.

- Lạc thọ và khổ thọ là thọ xa lìa phi khổ phi lạc thọ.

- Thọ của người không nhập thiền là thọ xa lìa thọ của bực nhập thiền.

- Thọ của bực nhập thiền là thọ xa lìa thọ của người không nhập thiền.

- Thọ mà thành cảnh của lậu là thọ xa lìa thọ mà không thành cảnh của lậu.

- Thọ không thành cảnh của lậu là thọ xa lìa thọ mà thành cảnh của lậu.

Đây gọi là thọ viễn.

* Thọ cận đó ra sao?

- Thọ bất thiện là thọ gần với thọ bất thiện.

- Thọ thiện là thọ gần với thọ thiện.

- Thọ vô ký là thọ gần với thọ vô ký.

- Khổ thọ là thọ gần với khổ thọ.

- Lạc thọ là thọ gần với lạc thọ.

- Phi khổ phi lạc thọ là thọ gần với phi khổ phi lạc thọ.

- Thọ của người không nhập thiền là thọ gần với thọ của người không nhập thiền.

- Thọ của bực nhập thiền là thọ gần với thọ của bực nhập thiền.

- Thọ mà thành cảnh của lậu là thọ gần với thọ thành cảnh của lậu.

- Thọ mà không thành cảnh của lậu là thọ gần với thọ không thành cảnh của lậu.

Đây gọi là thọ cận.

Hoặc nên biết thọ gần, thọ xa là do theo sự so sánh mỗi bực mỗi thọ.

3) Tưởng uẩn

14.

Tưởng uẩn đó ra sao? Mỗi tưởng nào như là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, tưởng thô, tưởng tế, tưởng tốt, tưởng xấu, tưởng gần, tưởng xa gồm chung lại một cho dón gọn. Đây gọi là tưởng uẩn.

15.

* Tưởng quá khứ đó ra sao? Những tưởng nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ như là tưởng nhãn xúc, tưởng nhĩ xúc, tưởng tỷ xúc, tưởng thiệt xúc, tưởng thân xúc, tưởng ý xúc, thuộc tưởng quá khứ, yếu hiệp trong phần quá khứ.

* Tưởng vị lai đó ra sao? Những tưởng nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau sẽ phát ra đầy đủ, như là tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc, thuộc về vị lai, yếu hiệp trong phần vị lai.

* Tưởng hiện tại đó ra sao? Những tưởng nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, đã vững vàng, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại, yếu hiệp thành phần hiện tại.

16.

* Tưởng bên trong đó ra sao? Những tưởng nào trong tự phần của mỗi chúng sanh, trong mình, trong thân ta, trong mình ta, trong phần thân thể con người của ta do nghiệp liên quan ái kiến chấp trước như là tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Đây gọi là tưởng bên trong.

* Tưởng bên ngoài đó ra sao? Những tưởng nào sanh cho tha nhơn ngoài ra tâm ta, phần của tha nhơn, sanh theo tha nhơn, thuộc về phần của tha nhơn mà liên hệ với nghiệp do ái kiến chấp trước như là tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Như thế gọi là tưởng bên ngoài.

17.

* Tưởng thô tưởng tế đó ra sao?

- Tưởng mà sanh từ nơi xúc phẫn nhuế (tức là tưởng sanh từ ngũ môn) là tưởng thô. Tưởng mà sanh từ xúc vô phóng dật (là tưởng sanh từ ý môn) là tưởng tế.

- Tưởng bất thiện là tưởng thô. Tưởng thiện và tưởng vô ký là tưởng tế.

- Tưởng thiện và tưởng bất thiện là tưởng thô. Tưởng vô ký là tưởng tế.

- Tưởng tương ưng khổ thọ là tưởng thô. Tưởng tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là tưởng tế.

- Tưởng tương ưng lạc thọ và khổ thọ là tưởng thô. Tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ là tưởng tế.

- Tưởng của người không nhập thiền là tưởng thô. Tưởng của bực nhập thiền là tưởng tế.

- Tưởng mà thành cảnh của lậu là tưởng thô. Tưởng không thành cảnh của lậu là tưởng tế.

Hoặc nên biết tưởng thô và tưởng tế bằng cách so sánh mỗi bực mỗi cách tưởng.

18.

* Tưởng xấu tưởng tốt đó ra sao?

- Tưởng bất thiện là tưởng xấu. Tưởng thiện và tưởng vô ký là tưởng tốt.

- Tưởng thiện và tưởng bất thiện là tưởng xấu. Tưởng vô ký là tưởng tốt.

- Tưởng tương ưng khổ thọ là tưởng xấu. Tưởng tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là tưởng tốt.

- Tưởng tương ưng lạc thọ và khổ thọ là tưởng xấu. Tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ là tưởng tốt.

- Tưởng của người không nhập thiền là tưởng xấu. Tưởng của bực nhập thiền là tưởng tốt.

- Tưởng mà thành cảnh của lậu là tưởng xấu. Tưởng không thành cảnh của lậu là tưởng tốt.

Cũng nên biết tưởng tốt, tưởng xấu bằng cách so sánh mỗi bực mỗi tưởng.

19.

* Tưởng viễn đó ra sao?

- Tưởng bất thiện là tưởng viễn ly tưởng thiện và tưởng vô ký.

- Tưởng thiện và tưởng vô ký là tưởng viễn ly tưởng bất thiện.

- Tưởng thiện là tưởng viễn ly tưởng bất thiện và tưởng vô ký.

- Tưởng bất thiện và tưởng vô ký là tưởng viễn ly tưởng thiện.

- Tưởng vô ký là tưởng viễn ly tưởng thiện và tưởng bất thiện.

- Tưởng thiện và tưởng bất thiện là tưởng viễn ly tưởng vô ký.

- Tưởng mà tương ưng với khổ thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ.

- Tưởng mà tương ưng với lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng khổ thọ.

- Tưởng mà tương ưng với lạc thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.

- Tưởng mà tương ưng với khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng lạc thọ.

- Tưởng mà tương ưng với phi khổ phi lạc thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng lạc thọ và khổ thọ.

- Tưởng mà tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

- Tưởng của người không nhập thiền là tưởng viễn ly với tưởng của bực nhập thiền.

- Tưởng của bực nhập thiền là tưởng viễn ly với tưởng của người không nhập thiền.

- Tưởng mà thành cảnh của lậu là tưởng viễn ly với tưởng không thành cảnh của lậu.

- Tưởng mà không thành cảnh của lậu là tưởng viễn ly với tưởng thành cảnh của lậu.

Đây gọi là tưởng viễn.

* Tưởng cận đó ra sao?

- Tưởng bất thiện là tưởng gần với tưởng bất thiện.

- Tưởng thiện là tưởng gần với tưởng thiện.

- Tưởng vô ký là tưởng gần với tưởng vô ký.

- Tưởng tương ưng khổ thọ là tưởng gần với tưởng tương ưng khổ thọ.

- Tưởng tương ưng lạc thọ là tưởng gần với tưởng tương ưng lạc thọ.

- Tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ là tưởng gần với tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

- Tưởng của người không nhập thiền là tưởng gần với tưởng của người không nhập thiền.

- Tưởng của bực nhập thiền là tưởng gần với tưởng của bực nhập thiền.

- Tưởng mà thành cảnh của lậu là tưởng gần với tưởng thành cảnh của lậu.

- Tưởng mà không thành cảnh của lậu là tưởng gần với tưởng không thành cảnh của lậu.

Đây gọi là tưởng cận.

Hoặc nên biết tưởng cận, tưởng viễn là do nương theo sự so sánh mỗi bực mỗi tưởng.

4) Hành uẩn

20.

Hành uẩn trong khi đó ra sao? Mỗi hành nào là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa, thuộc về hành, gồm chung lại một theo phần hành. Đây gọi là hành uẩn.

21.

* Hành quá khứ đó ra sao? Những hành nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ, tư nhãn xúc, tư nhĩ xúc, tư tỷ xúc, tư thiệt xúc, tư thân xúc, tư ý xúc. Đây gọi là hành quá khứ.

* Hành vị lai đó ra sao? Những hành nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau sẽ phát ra đầy đủ như là tư nhãn xúc… tư ý xúc. Đây gọi là hành vị lai.

* Hành hiện tại đó ra sao? Những hành nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, đã vững vàng, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại nên gồm chung lại sắp thành phần hiện tại. Đây gọi là hành hiện tại.

22.

* Hành bên trong đó ra sao? Hành nào mà của tự mỗi chúng sanh có ra cho ta, phần ta, sanh trong ta, riêng phần người mà thủ chấp trước như là tư nhãn xúc… tư ý xúc. Đây gọi là hành bên trong.

* Hành bên ngoài đó ra sao? Những hành nào là của mỗi chúng sanh, riêng người khác, về phần của người, chấp trước phần ta, sanh trong ta, có cho ta như là tư nhãn xúc… tư ý xúc. Đây gọi là hành bên ngoài.

23.

* Hành thô hành tế đó ra sao?

- Hành bất thiện là hành thô. Hành thiện và hành vô ký là hành tế.

- Hành thiện và hành bất thiện là hành thô. Hành vô ký là hành tế.

- Hành tương ưng khổ thọ là hành thô. Hành tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là hành tế.

- Hành tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là hành thô. Hành tương ưng với phi khổ phi lạc thọ là hành tế.

- Hành của người không nhập thiền là hành thô. Hành của bực nhập thiền là hành tế.

- Hành mà thành cảnh của lậu là hành thô. Hành không thành cảnh của lậu là hành tế.

Hoặc nên biết hành thô và hành tế do nương theo so sánh mỗi hành và mỗi bực.

24.

* Hành xấu hành tốt đó ra sao?

- Hành bất thiện là hành xấu. Hành thiện và hành vô ký là hành tốt.

- Hành thiện và hành bất thiện là hành xấu. Hành vô ký là hành tốt.

- Hành mà tương ưng với khổ thọ là hành xấu. Hành tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là hành tốt.

- Hành tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là hành xấu. Hành tương ưng với phi khổ phi lạc thọ là hành tốt.

- Hành của người không nhập thiền là hành xấu. Hành của bực nhập thiền là hành tốt.

- Hành mà thành cảnh của lậu là hành xấu. Hành không thành cảnh của lậu là hành tốt.

Hoặc nên biết hành xấu và hành tốt do nương theo sự so sánh mỗi hành mỗi bực.

25.

* Hành viễn đó ra sao?

- Hành bất thiện là hành viễn ly với hành thiện và hành vô ký.

- Hành thiện và hành vô ký là hành viễn ly với hành bất thiện.

- Hành thiện là hành viễn ly với hành bất thiện và hành vô ký.

- Hành bất thiện và hành vô ký là hành viễn ly với hành thiện.

- Hành vô ký là hành viễn ly với hành thiện và hành bất thiện.

- Hành thiện và hành bất thiện là hành viễn ly với hành vô ký.

- Hành tương ưng khổ thọ là hành viễn ly với hành tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ.

- Hành tương ưng với lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là hành viễn ly với hành tương ưng khổ thọ.

- Hành tương ưng lạc thọ là hành viễn ly với hành tương ưng khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.

- Hành tương ưng khổ thọ và hành tương ung phi khổ phi lạc thọ là hành viễn ly với hành tương ưng lạc thọ.

- Hành tương ưng với phi khổ phi lạc thọ là hành viễn ly với hành tương ưng lạc thọ và khổ thọ.

- Hành tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là hành viễn ly với hành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

- Hành của người không nhập thiền là hành viễn ly với hành của bực nhập thiền.

- Hành của bực nhập thiền là hành viễn ly với hành của người không nhập thiền.

- Hành mà thành cảnh của lậu là hành viễn ly với hành không thành cảnh của lậu.

- Hành không thành cảnh của lậu là hành viễn ly với hành mà thành cảnh của lậu.

Đây gọi là hành viễn.

* Hành cận đó ra sao?

- Hành bất thiện là hành cận với hành bất thiện.

- Hành thiện là hành cận với hành thiện.

- Hành vô ký là hành cận với hành vô ký.

- Hành tương ưng khổ thọ là hành cận với hành tương ưng khổ thọ.

- Hành tương ưng lạc thọ là hành cận với hành tương ưng lạc thọ.

- Hành tương ưng phi khổ phi lạc thọ là hành cận với hành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

- Hành của người không nhập thiền là hành cận với hành của người không nhập thiền.

- Hành của bực nhập thiền là hành cận với hành của bực nhập thiền.

- Hành mà thành cảnh của lậu là hành cận với hành thành cảnh của lậu.

- Hành không thành cảnh của lậu là hành cận với hành không thành cảnh của lậu.

Đây gọi là hành cận.

Hoặc nên biết hành viễn, hành cận là do nương so sánh mỗi hành và mỗi bực.

5) Thức uẩn

26.

Thức uẩn đó ra sao? Mỗi thức nào là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa, dón gọn lại chung thành một gọi là thức uẩn.

27.

* Thức quá khứ đó ra sao? Thức nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, thuộc về quá khứ, yếu hiệp thành phần quá khứ, như là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Đây gọi là thức quá khứ.

* Thức vị lai đó ra sao? Thức nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau sẽ phát ra đầy đủ, thuộc về vị lai, yếu hiệp thành phần vị lai như là nhãn thức… ý thức. Đây gọi là thức vị lai.

* Thức hiện tại đó ra sao? Thức nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, đã vững vàng, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại, yếu hiệp thành phần hiện tại như là nhãn thức… ý thức. Đây gọi là thức hiện tại.

28.

* Thức bên trong đó ra sao? Thức nào riêng của mỗi chúng sanh chấp trước như là có nơi mình, phần mình, sanh trong mình, phần của mỗi người, nhân riêng của mỗi người như là nhãn thức… ý thức. Đây gọi là thức bên trong.

* Thức bên ngoài đó ra sao? Thức nào mà của chúng sanh khác thuộc phần tha nhơn, riêng chấp tự phần trong người của tha nhơn, sanh cho tha nhơn, có cho tha nhơn, riêng về phần tha nhơn như là nhãn thức… ý thức. Đây gọi là thức bên ngoài.

29.

* Thức thô thức tế đó ra sao?

- Thức bất thiện là thức thô. Thức thiện và thức vô ký là thức tế.

- Thức thiện và thức bất thiện là thức thô. Thức vô ký là thức tế.

- Thức tương ưng khổ thọ là thức thô. Thức tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thức tế.

- Thức tương ưng lạc thọ và khổ thọ là thức thô. Thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ là thức tế.

- Thức của người không nhập thiền là thức thô. Thức của bực nhập thiền là thức tế.

- Thức mà thành cảnh của lậu là thức thô. Thức không thành cảnh của lậu là thức tế.

Hoặc nên biết thức thô và thức tế là do nương theo cách so sánh mỗi thức và mỗi bực.

30.

* Thức xấu thức tốt đó ra sao?

- Thức bất thiện là thức xấu. Thức thiện và thức vô ký là thức tốt.

- Thức thiện và thức bất thiện là thức xấu. Thức vô ký là thức tốt.

- Thức tương ưng với khổ thọ là thức xấu. Thức tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thức tốt.

- Thức tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là thức xấu. Thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ là thức tốt.

- Thức của người không nhập thiền là thức xấu. Thức của bực nhập thiền là thức tốt.

- Thức mà thành cảnh của lậu là thức xấu. Thức không thành cảnh của lậu là thức tốt.

Hoặc nên biết thức tốt và thức xấu là do nương theo so sánh mỗi thức mỗi bực.

31.

* Thức viễn đó ra sao?

- Thức bất thiện là thức xa với thức thiện và thức vô ký.

- Thức thiện và thức vô ký là thức xa với thức bất thiện.

- Thức thiện là thức xa với thức bất thiện và thức vô ký.

- Thức bất thiện và thức vô ký là thức xa với thức thiện.

- Thức vô ký là thức xa với thức thiện và thức bất thiện.

- Thức thiện và thức bất thiện là thức xa với thức vô ký.

- Thức tương ưng khổ thọ là thức xa với thức tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ.

- Thức tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thức xa với thức tương ưng khổ thọ.

- Thức tương ưng lạc thọ là thức xa với thức tương ưng với khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.

- Thức tương ưng khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ là thức xa với thức tương ưng lạc thọ.

- Thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ là thức xa với thức tương ưng lạc thọ và khổ thọ.

- Thức tương ưng lạc thọ và khổ thọ là thức xa với thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

- Thức của người không nhập thiền là thức xa với thức của bực nhập thiền.

- Thức của bực nhập thiền là thức xa với thức của người không nhập thiền.

- Thức mà thành cảnh của lậu là thức xa với thức không thành cảnh của lậu.

- Thức không thành cảnh của lậu là thức xa với thức thành cảnh của lậu.

Đây gọi là thức viễn.

* Thức cận đó ra sao?

- Thức bất thiện là thức gần với thức bất thiện.

- Thức thiện là thức gần với thức thiện.

- Thức vô ký là thức gần với thức vô ký.

- Thức tương ưng khổ thọ là thức gần với thức tương ưng khổ thọ.

- Thức tương ưng lạc thọ là thức gần với thức tương ưng lạc thọ.

- Thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ là thức gần với thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

- Thức của người không nhập thiền là thức gần với thức của người không nhập thiền.

- Thức của bực nhập thiền là thức gần với thức của bực nhập thiền.

- Thức mà thành cảnh của lậu là thức gần với thức thành cảnh của lậu.

- Thức mà không thành cảnh của lậu là thức gần với thức không thành cảnh của lậu.

Đây gọi là thức cận.

Hoặc nên biết thức viễn, thức cận nương theo so sánh riêng mỗi thức thành ra mỗi bực.

Dứt phần phân theo Kinh

---

B. UẨN PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

32.

Ngũ uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn

1) Sắc uẩn đó ra sao?

33.

Sắc uẩn phân phần thành một như là tất cả sắc pháp thành phi nhân, thành vô nhân, thành bất tương ưng nhân, thành hữu duyên, thành hữu vi, thành sắc, thành hiệp thế, thành hữu lậu, thành cảnh triền, thành cảnh phược, thành cảnh bộc, thành cảnh phối, thành cảnh cái, thành cảnh khinh thị, thành cảnh thủ, thành cảnh phiền não, thành vô ký, thành cảnh vô tri, thành phi sở hữu, thành bất tương ưng tâm, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi hữu tầm hữu tứ, thành phi vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ, thành phi đồng sanh (pháp) hỷ, thành phi đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh xả, chẳng phải pháp sơ đạo hay ba đạo cao tuyệt trừ, chẳng phải pháp hữu nhân sơ đạo hay ba đạo cao tuyệt trừ, phi nhân sanh tử, phi nhân đến Níp-bàn, phi hữu học phi vô học, cũng thành hy thiểu, thành Dục giới, phi Sắc giới, phi Vô sắc giới, liên quan luân hồi, chẳng phải không liên quan luân hồi, cũng thành bất định, thành phi nhân xuất luân hồi, thành sanh tồn, lục thức biết đặng, bị vô thường bị lão ép uổng. Sắc uẩn phân phần thành một bằng cách như thế.

34.

Sắc uẩn phân phần thành hai như là sắc thủ, sắc phi thủ, sắc do thủ, sắc phi do thủ, sắc thủ cảnh thủ, sắc phi do thủ cảnh thủ, sắc kiến, sắc bất kiến, sắc hữu đối chiếu, sắc vô đối chiếu, sắc quyền, sắc phi quyền, sắc đại sung, sắc phi đại sung, sắc biểu tri, sắc phi biểu tri, sắc y tâm, sắc bất y tâm, sắc đồng còn với tâm, sắc không đồng còn với tâm, sắc tùng hành với tâm, sắc không tùng hành với tâm, sắc nội phần, sắc ngoại phần, sắc thô, sắc tế, sắc viễn, sắc cận, sắc đoàn thực, sắc phi đoàn thực. Sắc uẩn phân phần làm hai bằng cách như thế.

35.

Sắc uẩn phân phần thành ba như là sắc nội thành thủ, sắc ngoại thành thủ, sắc ngoại phi thủ, sắc nội do thủ, sắc ngoại do thủ, sắc ngoại bất do thủ, sắc nội do thủ cảnh thủ, sắc ngoại do thủ cảnh thủ, sắc ngoại bất do thủ cảnh thủ… sắc nội đoàn thực, sắc ngoại đoàn thực, sắc ngoại phi đoàn thực. Sắc uẩn phân phần thành ba như thế.

36.

Sắc uẩn phân phần thành bốn như là sắc thủ thành do thủ, sắc thủ phi thành do thủ, sắc phi thủ thành do thủ, sắc phi thủ phi thành do thủ, sắc thủ do thủ cảnh thủ, sắc thủ phi do thủ cảnh thủ, sắc phi thủ do thủ cảnh thủ, sắc phi thủ phi do thủ cảnh thủ, sắc thủ hữu đối chiếu, sắc thủ vô đối chiếu, sắc phi thủ hữu đối chiếu, sắc phi thủ vô đối chiếu, sắc thủ thô, sắc thủ tế, sắc phi thủ mà thô, sắc phi thủ mà tế, sắc thủ viễn, sắc thủ cận, sắc phi thủ mà viễn, sắc phi thủ mà cận… sắc thấy, sắc nghe, sắc ngửi, sắc biết. Sắc uẩn phân phần thành bốn như thế.

37.

Sắc uẩn phân phần thành năm như là địa chất, thủy chất, hỏa chất, phong chất, sắc y sinh. Sắc uẩn phân phần thành năm như thế.

38.

Sắc uẩn phân phần thành sáu như là sắc nhãn thức biết, sắc nhĩ thức biết, sắc tỷ thức biết, sắc thiệt thức biết, sắc thân thức biết, sắc ý thức biết… Sắc uẩn phân phần thành sáu bằng cách như thế.

39.

Sắc uẩn phân phần thành bảy như là sắc nhãn thức biết… sắc ý giới biết, sắc ý thức giới biết. Sắc uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.

40.

Sắc uẩn phân phần thành tám như là sắc nhãn thức biết… sắc thân thức xúc lạc biết, sắc thân thức xúc khổ biết, sắc ý giới biết, sắc ý thức giới biết. Sắc uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.

41.

Sắc uẩn phân phần thành chín như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền và sắc phi quyền. Sắc uẩn phân phần thành chín bằng cách như thế.

42.

Sắc uẩn phân phần thành mười như là nhãn quyền… mạng quyền, sắc phi quyền mà hữu đối chiếu, sắc phi quyền mà vô đối chiếu. Sắc uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

43.

Sắc uẩn phân phần thành mười một như là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ và sắc không thấy không đối chiếu liên quan trong pháp xứ. Sắc uẩn phân phần thành mười một bằng cách như thế.

Đây gọi là sắc uẩn.

2) Thọ uẩn đó ra sao?

44.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc.

* Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn hữu nhơn, thọ uẩn vô nhơn.

* Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thiện, thọ uẩn bất thiện và thọ uẩn vô ký.

* Thọ uẩn phân phần thành bốn như là thọ uẩn Dục giới, thọ uẩn Sắc giới, thọ uẩn Vô sắc giới và thọ uẩn siêu thế.

* Thọ uẩn phân phần thành năm như là thọ uẩn lạc quyền, thọ uẩn khổ quyền, thọ uẩn hỷ quyền, thọ uẩn ưu quyền, thọ uẩn xả quyền. Thọ uẩn phân phần thành năm bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành sáu như là thọ nhãn xúc, thọ nhĩ xúc, thọ tỷ xúc, thọ thiệt xúc, thọ thân xúc, thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành sáu bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành bảy như là thọ nhãn xúc… thọ thân xúc, thọ ý giới xúc, thọ ý thức giới xúc. Thọ uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành tám như là thọ nhãn xúc… thọ thân lạc xúc, thọ thân khổ xúc, thọ ý giới xúc, thọ ý thức giới xúc. Thọ uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành chín như là thọ nhãn xúc… thọ thân xúc, thọ ý giới xúc, thọ ý thức giới thiện xúc, thọ ý thức giới bất thiện xúc, thọ ý thức giới vô ký xúc. Thọ uẩn phân phần thành chín bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành mười như là thọ nhãn xúc… thọ thân lạc xúc, thọ thân khổ xúc, thọ ý giới xúc, thọ ý thức giới thiện xúc, thọ ý thức giới bất thiện xúc, thọ ý thức giới vô ký xúc. Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

45.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc.

* Thọ uẩn phân phần thành hai tức là thọ uẩn hữu nhơn, thọ uẩn vô nhơn.

* Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn dị thục quả, thọ uẩn dị thục nhân, thọ uẩn phi dị thục quả phi dị thục nhân.

* Thọ uẩn thành do thủ cảnh thủ, phi thành do thủ cảnh thủ, phi do thủ phi cảnh thủ.

* Thọ uẩn phiền não cảnh phiền toái, phi phiền não cảnh phiền toái và phi phiền não phi cảnh phiền toái.

* Thọ uẩn hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ và vô tầm vô tứ.

* Thọ uẩn sơ đạo tuyệt trừ, ba đạo cao tuyệt trừ và phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ.

* Thọ uẩn hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, phi hữu nhơn sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.

* Thọ uẩn nhân sanh tử, nhân đến Níp-bàn, phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.

* Thọ uẩn hữu học, vô học, phi hữu học phi vô học.

* Thọ uẩn hy thiểu, đáo đại, vô lượng.

* Thọ uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng.

* Thọ uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương.

* Thọ uẩn thành tà cho quả nhất định, thành chánh cho quả nhất định, thành bất định (cả hai).

* Thọ uẩn có đạo là cảnh, có đạo là nhơn, có đạo là trưởng.

* Thọ uẩn sanh tồn, phi sanh tồn, sẽ sanh.

* Thọ uẩn quá khứ, vị lai, hiện tại.

* Thọ uẩn cảnh quá khứ, cảnh vị lai, cảnh hiện tại.

* Thọ uẩn nội phần, ngoại phần, nội và ngoại phần.

* Thọ uẩn cảnh nội phần, cảnh ngoại phần, cảnh nội và ngoại…

Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

46.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc.

* Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng nhân, bất tương ưng nhân.

* Thọ uẩn phi nhân hữu nhân, phi nhân vô nhân.

* Thọ uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế.

* Thọ uẩn có tâm biết đặng, có tâm không biết đặng.

* Thọ uẩn thành hữu lậu, thành vô lậu.

* Thọ uẩn tương ưng lậu, bất tương ưng lậu.

* Thọ uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, phi lậu bất tương ưng lậu.

* Thọ uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền.

* Thọ uẩn tương ưng triền, bất tương ưng triền.

* Thọ uẩn triền bất tương ưng triền, phi triền bất tương ưng triền.

* Thọ uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược.

* Thọ uẩn tương ưng phược, bất tương ưng phược.

* Thọ uẩn bất tương ưng phược cảnh phược, bất tương ưng phược phi cảnh phược.

* Thọ uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc.

* Thọ uẩn tương ưng bộc, bất tương ưng bộc.

* Thọ uẩn bất tương ưng bộc cảnh bộc, bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

* Thọ uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối.

* Thọ uẩn tương ưng phối, bất tương ưng phối.

* Thọ uẩn bất tương ưng phối cảnh phối, bất tương ưng phối phi cảnh phối.

* Thọ uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái.

* Thọ uẩn tương ưng cái, bất tương ưng cái.

* Thọ uẩn bất tương ưng cái cảnh cái, bất tương ưng cái phi cảnh cái.

* Thọ uẩn thành cảnh khinh thị, thành phi cảnh khinh thị.

* Thọ uẩn tương ưng khinh thị, bất tương ưng khinh thị.

* Thọ uẩn bất tương ưng khinh thị mà khinh thị, bất tương ưng khinh thị phi khinh thị.

* Thọ uẩn thành do thủ, phi thành do thủ.

* Thọ uẩn thành cảnh thủ, phi cảnh thủ

* Thọ uẩn tương ưng thủ, bất tương ưng thủ.

* Thọ uẩn bất tương ưng thủ mà cảnh thủ, bất tương ưng thủ mà phi cảnh thủ.

* Thọ uẩn cảnh phiền não, phi cảnh phiền não.

* Thọ uẩn cảnh phiền toái, phi cảnh phiền toái.

* Thọ uẩn tương ưng phiền não, bất tương ưng phiền não.

* Thọ uẩn bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

* Thọ uẩn sơ đạo tuyệt trừ, phi sơ đạo tuyệt trừ.

* Thọ uẩn ba đạo cao tuyệt trừ, phi ba đạo cao tuyệt trừ.

* Thọ uẩn hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, hữu nhơn phi sơ đạo tuyệt trừ.

* Thọ uẩn hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, phi hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ.

* Thọ uẩn hữu tầm, vô tầm.

* Thọ uẩn hữu tứ, vô tứ.

* Thọ uẩn thành hữu hỷ, thành vô hỷ.

* Thọ uẩn đồng sanh hỷ, phi đồng sanh hỷ.

* Thọ uẩn Dục giới, phi Dục giới.

* Thọ uẩn Sắc giới, phi Sắc giới.

* Thọ uẩn Vô sắc giới, phi Vô sắc giới.

* Thọ uẩn liên quan luân hồi, bất liên quan luân hồi.

* Thọ uẩn nhân xuất luân hồi, phi nhân xuất luân hồi.

* Thọ uẩn thành nhất định, thành bất định.

* Thọ uẩn thành hữu thượng, thành vô thượng.

* Thọ uẩn thành hữu y, thành vô y.

* Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký…

Thọ uẩn phân phần thành mười theo cách như thế.

47.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc.

* Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu y, thành vô y.

* Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân.

* Thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại…

Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Phần căn tam đề

48.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu y, thành vô y. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu y, thành vô y. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn tam đề

Phần lưỡng lợi (Ubhatovaḍḍhakavāra).

49.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng nhân, bất tương ưng nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành phiền não cảnh phiền toái, thành phiền não phi cảnh phiền toái, thành phi phiền não phi cảnh phiền toái… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành có tâm biết đặng, thành có tâm không biết đặng. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu lậu, thành phi lậu. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng lậu, bất tương ưng lậu. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, phi lậu bất tương ưng lậu. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng triền, bất tương ưng triền. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành triền bất tương ưng triền, phi triền bất tương ưng triền. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng phược, bất tương ưng phược. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành tà cho quả nhất định, thành chánh cho quả nhất định, thành bất định (cả hai)… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn bất tương ưng triền cảnh triền, thọ uẩn bất tương ưng triền phi cảnh triền. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng bộc, bất tương ưng bộc. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn bất tương ưng bộc mà cảnh bộc, bất tương ưng bộc phi cảnh bộc. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần lưỡng lợi

Phần phân đa

50.

* Thọ uẩn phân phần thành bảy như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn phân phần thành bảy theo cách như thế.

* Cách nữa, thọ uẩn phân phần thành bảy như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn phân phần thành bảy theo cách như thế.

51.

* Thọ uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Thọ nhãn xúc, thọ nhĩ xúc, thọ tỷ xúc, thọ thiệt xúc, thọ thân xúc, thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai mươi bốn theo cách như thế.

* Một cách nữa, thọ uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Thọ nhãn xúc… thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai mươi bốn theo cách như thế.

52.

Thọ uẩn phân phần thành ba mươi như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ nhãn xúc… thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành ba mươi theo cách như thế.

53.

* Thọ uẩn phân phần thành nhiều cách như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ nhãn xúc… thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành nhiều cách như thế.

* Một nữa, thọ uẩn phân phần thành nhiều thứ như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ nhãn xúc… thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là thọ uẩn.

Dứt Phần phân đa

3.)Tưởng uẩn đó ra sao?

Phần căn nhị đề

54.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc.

* Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân.

* Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký.

* Tưởng uẩn phân phần thành bốn như là tưởng uẩn thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành năm như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc quyền, thành tương ưng khổ quyền, thành tương ưng hỷ quyền, thành tương ưng ưu quyền, thành tương ưng xả quyền.

* Tưởng uẩn phân phần thành sáu như là tưởng nhãn xúc, tưởng nhĩ xúc, tưởng tỷ xúc, tưởng thiệt xúc, tưởng thân xúc, tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần thành sáu bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành bảy như là tưởng nhãn xúc… tưởng thân xúc, tưởng ý giới xúc, tưởng ý thức giới xúc. Tưởng uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành tám như là tưởng nhãn xúc… tưởng thân xúc đồng sanh lạc, tưởng thân xúc đồng sanh khổ, tưởng ý giới xúc, tưởng ý thức giới xúc. Tưởng uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành chín như là tưởng nhãn xúc… tưởng thân xúc, tưởng ý giới xúc, tưởng ý thức giới thiện xúc, tưởng ý thức giới bất thiện xúc, tưởng ý thức giới vô ký xúc. Tưởng uẩn phân phần thành chín bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành mười như là tưởng nhãn xúc… tưởng thân xúc đồng sanh lạc, tưởng thân xúc đồng sanh khổ, tưởng ý giới xúc, tưởng ý thức giới xúc thiện, tưởng ý thức giới xúc bất thiện, tưởng ý thức giới xúc vô ký. Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

55.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc.

* Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân.

* Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Tưởng uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tưởng uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ. Tưởng uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não. Tưởng uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ. Tưởng uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Tưởng uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Tưởng uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học. Tưởng uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng. Tưởng uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng. Tưởng uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương. Tưởng uẩn thành tà cho quả nhất định, thành chánh cho quả nhất định, thành bất định (cả hai). Tưởng uẩn có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng. Tưởng uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh (vì có nhân sẵn). Tưởng uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại. Tưởng uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại. Tưởng uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần. Tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

56.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc.

* Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành nhân tương ưng, thành nhân bất tương ưng. Tưởng uẩn thành phi nhân mà hữu nhân, phi nhân vô nhân. Tưởng uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Tưởng uẩn thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng. Tưởng uẩn thành lậu, thành phi lậu. Tưởng uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Tưởng uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành phi lậu bất tương ưng lậu. Tưởng uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Tưởng uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Tưởng uẩn thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, thành bất tương ưng triền mà phi cảnh triền. Tưởng uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Tưởng uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Tưởng uẩn thành cảnh phược bất tương ưng phược, thành phi cảnh phược bất tương ưng phược. Tưởng uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Tưởng uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Tưởng uẩn thành bộc bất tương ưng bộc, thành phi bộc bất tương ưng bộc. Tưởng uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Tưởng uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Tưởng uẩn thành phối bất tương ưng phối, thành phi phối bất tương ưng phối. Tưởng uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Tưởng uẩn thành tương ưng cái, thành bất tương ưng cái. Tưởng uẩn thành cái bất tương ưng cái, thành phi cái bất tương ưng cái. Tưởng uẩn thành cảnh khinh thị, thành phi cảnh khinh thị. Tưởng uẩn thành tương ưng khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị. Tưởng uẩn thành khinh thị bất tương ưng khinh thị, thành phi khinh thị bất tương ưng khinh thị. Tưởng uẩn thành thủ, thành phi thủ. Tưởng uẩn thành cảnh thủ, thành phi cảnh thủ. Tưởng uẩn thành tương ưng thủ, thành bất tương ưng thủ. Tưởng uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Tưởng uẩn thành cảnh phiền não, thành phi cảnh phiền não. Tưởng uẩn thành phiền toái, thành phi phiền toái. Tưởng uẩn thành tương ưng phiền não, thành bất tương ưng phiền não. Tưởng uẩn thành phiền não bất tương ưng phiền não, thành phi phiền não bất tương ưng phiền não. Tưởng uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, thành phi hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành hữu tầm, thành vô tầm. Tưởng uẩn thành hữu tứ, thành vô tứ. Tưởng uẩn thành hữu hỷ, thành vô hỷ. Tưởng uẩn thành đồng sanh pháp hỷ, thành phi đồng sanh pháp hỷ. Tưởng uẩn thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh lạc. Tưởng uẩn thành đồng sanh xả, thành phi đồng sanh xả. Tưởng uẩn thành Dục giới, thành phi Dục giới. Tưởng uẩn thành Sắc giới, thành phi Sắc giới. Tưởng uẩn thành Vô sắc giới, thành phi Vô sắc giới. Tưởng uẩn thành liên quan luân hồi, thành bất liên quan luân hồi. Tưởng uẩn thành nhân xuất luân hồi, thành phi nhân xuất luân hồi. Tưởng uẩn thành nhất định, thành bất định. Tưởng uẩn thành hữu thượng, thành vô thượng. Tưởng uẩn thành hữu y, thành vô y.

* Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký…

Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

57.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu y, thành vô y. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn nhị đề

Phần căn tam đề

58.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu y, thành vô y. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu y, thành vô y. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn tam đề

Phần lưỡng lợi

59.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành phiền não cảnh phiền toái, thành phiền não phi cảnh phiền toái, thành phi phiền não phi cảnh phiền toái… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành lậu, thành phi lậu. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành phi lậu bất tương ưng lậu. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành triền thành bất tương ưng triền, thành phi triền bất tương ưng triền. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn bất tương ưng phược mà cảnh phược, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tà cho quả nhất định, thành chánh cho quả nhất định, thành bất định (cả hai)… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh bộc bất tương ưng bộc, thành phi cảnh bộc bất tương ưng bộc. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành bất tương ưng phối mà cảnh phối, thành bất tương ưng phối mà phi cảnh phối. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành nội, thành ngoại, thành nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần lưỡng lợi

Phần phân đa

60.

* Tưởng uẩn phân phần thành bảy như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn phân phần thành bảy bằng cách thế.

* Một cách nữa, tưởng uẩn phân phần thành bảy như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn phân phần thành bảy theo cách như thế.

61.

* Tưởng uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Tưởng nhãn xúc, tưởng nhĩ xúc, tưởng tỷ xúc, tưởng thiệt xúc, tưởng thân xúc, tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.

* Một cách nữa, tưởng uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.

62.

Tưởng uẩn phân phần thành ba mươi như là tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần thành ba mươi bằng cách như thế.

63.

* Tưởng uẩn phân phần thành nhiều cách như vầy tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần nhiều cách bằng lối như thế.

* Một cách nữa, tưởng uẩn phân phần nhiều thứ như là tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần nhiều cách bằng lối như thế.

Đây gọi là tưởng uẩn.

Dứt Phần phân đa

4) Hành uẩn đó ra sao?

Phần căn nhị đề

64.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm.

* Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân.

* Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký.

* Hành uẩn phân phần thành bốn như là hành uẩn thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế.

* Hành uẩn phân phần thành năm như là hành uẩn thành tương ưng lạc quyền, thành tương ưng khổ quyền, thành tương ưng hỷ quyền, thành tương ưng ưu quyền, thành tương ưng xả quyền.

* Hành uẩn phân phần thành sáu như là tư nhãn xúc, tư nhĩ xúc, tư tỷ xúc, tư thiệt xúc, tư thân xúc, tư ý xúc. Hành uẩn phân phần thành sáu bằng cách thế nầy.

* Hành uẩn phân phần thành bảy như là tư nhãn xúc… tư thân xúc, tư ý giới xúc, tư ý thức giới xúc. Hành uẩn phân phần thành bảy bằng cách như đây.

* Hành uẩn phân phần thành tám như là tư nhãn xúc… tư thân xúc đồng sanh lạc, tư thân xúc đồng sanh khổ, tư ý giới xúc, tư ý thức giới xúc. Hành uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành chín như là tư nhãn xúc… tư ý giới xúc, tư ý thức giới xúc thiện, tư ý thức giới xúc bất thiện, tư ý thức giới xúc vô ký. Hành uẩn phân phần thành chín bằng cách như đây.

* Hành uẩn phân phần thành mười như là tư nhãn xúc… tư thân xúc đồng sanh lạc, tư thân xúc đồng sanh khổ, tư ý giới xúc, tư ý thức giới xúc thiện, tư ý thức giới xúc bất thiện, tư ý thức giới xúc vô ký. Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

65.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Hành uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Hành uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ. Hành uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não. Hành uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ. Hành uẩn thành đồng sanh (pháp) hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Hành uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Hành uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Hành uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Hành uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học. Hành uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng. Hành uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng. Hành uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương. Hành uẩn thành tà nhất định, thành chánh nhất định, thành bất định (cả hai). Hành uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng. Hành uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh. Hành uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại. Hành uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại. Hành uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần. Hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như đây.

66.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Hành uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Hành uẩn thành nhân mà hữu nhân, thành hữu nhân mà phi nhân. Hành uẩn thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân. Hành uẩn thành phi nhân mà hữu nhân, thành phi nhân và vô nhân. Hành uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Hành uẩn thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết. Hành uẩn thành lậu, thành phi lậu. Hành uẩn thành hữu lậu, thành vô lậu. Hành uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Hành uẩn thành lậu hữu lậu, thành lậu vô lậu. Hành uẩn thành lậu tương ưng lậu, thành tương ưng lậu phi lậu. Hành uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu phi lậu. Hành uẩn thành triền, thành phi triền. Hành uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Hành uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Hành uẩn thành triền cảnh triền, thành phi triền cảnh triền. Hành uẩn thành triền tương ưng triền, thành phi triền tương ưng triền. Hành uẩn thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Hành uẩn thành phược, thành phi phược. Hành uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Hành uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Hành uẩn thành phược cảnh phược, thành phi phược cảnh phược. Hành uẩn thành phược tương ưng phược, thành phi phược tương ưng phược. Hành uẩn thành bất tương ưng phược cảnh phược, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Hành uẩn thành bộc, thành phi bộc. Hành uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Hành uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Hành uẩn thành bộc cảnh bộc, thành phi bộc cảnh bộc. Hành uẩn thành bộc tương ưng bộc, thành phi bộc tương ưng bộc. Hành uẩn thành bộc bất tương ưng bộc, thành phi bộc bất tương ưng bộc. Hành uẩn thành phối, thành phi phối. Hành uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Hành uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Hành uẩn thành phối cảnh phối, thành phi phối cảnh phối. Hành uẩn thành phối tương ưng phối, thành phi phối tương ưng phối. Hành uẩn thành bất tương ưng phối mà cảnh phối, thành bất tương ưng phối phi cảnh phối. Hành uẩn thành cái, thành phi cái. Hành uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Hành uẩn thành tương ưng cái, thành bất tương ưng cái. Hành uẩn thành cái mà cảnh cái, thành phi cái mà cảnh cái. Hành uẩn thành cái tương ưng cái, thành phi cái tương ưng cái. Hành uẩn thành bất tương ưng cái mà cảnh cái, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái. Hành uẩn thành khinh thị, thành phi khinh thị. Hành uẩn thành cảnh khinh thị, thành phi cảnh khinh thị. Hành uẩn thành tương ưng khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị. Hành uẩn thành khinh thị cảnh khinh thị, thành cảnh khinh thị phi khinh thị. Hành uẩn thành bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị. Hành uẩn thành thủ, thành phi thủ. Hành uẩn thành do thủ, thành phi do thủ. Hành uẩn thành cảnh thủ, thành phi cảnh thủ. Hành uẩn thành tương ưng thủ, thành bất tương ưng thủ. Hành uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ. Hành uẩn thành thủ tương ưng thủ, thành phi thủ tương ưng thủ. Hành uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Hành uẩn thành phiền não, thành phi phiền não. Hành uẩn thành cảnh phiền não, thành phi cảnh phiền não. Hành uẩn thành cảnh phiền toái, thành phi cảnh phiền toái. Hành uẩn thành tương ưng phiền não, thành bất tương ưng phiền não. Hành uẩn thành phiền não cảnh phiền não, thành phiền não phi cảnh phiền não. Hành uẩn thành phiền não cảnh phiền toái, thành phi phiền não cảnh phiền toái. Hành uẩn thành phiền não tương ưng phiền não, thành phi phiền não tương ưng phiền não. Hành uẩn thành bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Hành uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Hành uẩn thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Hành uẩn thành hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, thành phi hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ. Hành uẩn thành hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, thành vô nhơn ba đạo cao tuyệt trừ. Hành uẩn thành hữu tầm, thành vô tầm. Hành uẩn thành hữu tứ, thành vô tứ. Hành uẩn thành hữu hỷ, thành vô hỷ. Hành uẩn thành đồng sanh hỷ, thành phi đồng sanh hỷ. Hành uẩn thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh lạc. Hành uẩn thành đồng sanh xả, thành phi đồng sanh xả. Hành uẩn thành Dục giới, thành phi Dục giới. Hành uẩn thành Sắc giới, thành phi Sắc giới. Hành uẩn thành Vô sắc giới, thành phi Vô sắc giới. Hành uẩn thành siêu thế, thành phi siêu thế. Hành uẩn thành nhân sanh tử, thành phi nhân sanh tử. Hành uẩn thành nhất định, thành bất định. Hành uẩn thành hữu thượng, thành vô thượng. Hành uẩn thành hữu y, thành vô y.

* Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký…

* Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

67.

Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu y, thành vô y. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn nhị đề

Phần căn tam đề

68.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu y, thành vô y. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu y, thành vô y. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… Hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn tam đề

Phần lưỡng lợi

69.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành lậu, thành phi lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu lậu, thành vô lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành lậu hữu lậu, thành phi lậu hữu lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành lậu tương ưng lậu, thành phi lậu tương ưng lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành phi lậu bất tương ưng lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành triền, thành phi triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tà nhất định, thành chánh nhất định, thành bất định (cả hai)… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành triền cảnh triền, thành phi triền cảnh triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành triền tương ưng triền, thành phi triền tương ưng triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành triền bất tương ưng triền, thành phi triền bất tương ưng triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành phược, thành phi phược. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần lưỡng lợi

Phần phân đa

70.

* Hành uẩn phân phần thành bảy như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn phân phần thành bảy bằng cách thế nầy.

* Một cách nữa, hành uẩn phân phần thành bảy như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.

71.

* Hành uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.

* Một cách nữa, hành uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.

72.

Hành uẩn phân phần thành ba mươi như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần thành ba mươi bằng cách như thế.

73.

* Hành uẩn phân phần thành nhiều cách như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần nhiều thứ bằng cách như thế.

* Một cách nữa, hành uẩn phân phần nhiều thứ như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là hành uẩn.

Dứt Phần phân đa

5) Thức uẩn đó ra sao?

Phần căn nhị đề

74.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc.

* Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân.

* Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký.

* Thức uẩn phân phần thành bốn như là thức uẩn thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế.

* Thức uẩn phân phần thành năm như là thức uẩn thành tương ưng lạc quyền, thành tương ưng khổ quyền, thành tương ưng hỷ quyền, thành tương ưng ưu quyền, thành tương ưng xả quyền.

* Thức uẩn phân phần thành sáu như là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Thức uẩn phân phần thành sáu bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành bảy như là nhãn thức… thân thức, ý giới, ý thức giới. Thức uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành tám như là nhãn thức… thân thức đồng sanh lạc, thân thức đồng sanh khổ, ý giới, ý thức giới. Thức uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành chín như là nhãn thức… thân thức, ý giới, ý thức giới thiện, ý thức giới bất thiện, ý thức giới vô ký. Thức uẩn phân phần thành chín bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành mười như là nhãn thức… thân thức đồng sanh lạc, thân thức đồng sanh khổ, ý giới, ý thức giới thiện, ý thức giới bất thiện, ý thức giới vô ký. Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

75.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Thức uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Thức uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ. Thức uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não. Thức uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ. Thức uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Thức uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thức uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thức uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Thức uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học. Thức uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng. Thức uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng. Thức uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương. Thức uẩn thành tà nhất định, thành chánh nhất định, thành bất định (cả hai). Thức uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng. Thức uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh. Thức uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại. Thức uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại. Thức uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần. Thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

76.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Thức uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Thức uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Thức uẩn thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết. Thức uẩn thành cảnh lậu, thành phi cảnh lậu. Thức uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Thức uẩn thành bất tương ưng lậu mà cảnh lậu, thành bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu. Thức uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Thức uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Thức uẩn thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Thức uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Thức uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Thức uẩn thành phược bất tương ưng phược, thành bất tương ưng phược phi phược. Thức uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Thức uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Thức uẩn thành bất tương ưng bộc mà cảnh bộc, thành bất tương ưng bộc phi cảnh bộc. Thức uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Thức uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Thức uẩn thành bất tương ưng phối mà cảnh phối, thành bất tương ưng phối mà phi cảnh phối. Thức uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Thức uẩn thành tương ưng cái, thành bất tương ưng cái. Thức uẩn thành cái tương ưng cái, thành phi cái bất tương ưng cái. Thức uẩn thành cảnh khinh thị, thành phi cảnh khinh thị. Thức uẩn thành tương ưng khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị. Thức uẩn thành bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị. Thức uẩn thành do thủ, thành phi do thủ. Thức uẩn thành cảnh thủ, thành phi cảnh thủ. Thức uẩn thành tương ưng thủ, thành bất tương ưng thủ. Thức uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Thức uẩn thành cảnh phiền não, thành phi cảnh phiền não. Thức uẩn thành cảnh phiền toái, thành phi cảnh phiền toái. Thức uẩn thành tương ưng phiền não, thành bất tương ưng phiền não. Thức uẩn thành bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, thành bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não. Thức uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Thức uẩn thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thức uẩn thành hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, thành phi hữu nhơn phi sơ đạo tuyệt trừ. Thức uẩn thành hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, thành vô nhơn phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thức uẩn thành hữu tầm, thành vô tầm. Thức uẩn thành hữu tứ, thành vô tứ. Thức uẩn thành hữu hỷ, thành vô hỷ. Thức uẩn thành đồng sanh hỷ, thành phi đồng sanh hỷ. Thức uẩn thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh lạc. Thức uẩn thành đồng sanh xả, thành phi đồng sanh xả. Thức uẩn thành Dục giới, thành phi Dục giới. Thức uẩn thành Sắc giới, thành phi Sắc giới. Thức uẩn thành Vô sắc giới, thành phi Vô sắc giới. Thức uẩn thành liên quan luân hồi, thành bất liên quan luân hồi. Thức uẩn thành nhân xuất luân hồi, thành phi nhân xuất luân hồi. Thức uẩn thành nhất định, thành bất định. Thức uẩn thành hữu thượng, thành vô thượng. Thức uẩn thành hữu y, thành vô y.

* Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

77.

Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu y, thành vô y. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn nhị đề

Phần căn tam đề

78.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu y, thành vô y. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu y, thành vô y. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn tam đề

Phần lưỡng lợi

79.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành do thủ cảnh thủ, thành phi do thủ cảnh thủ, thành phi do thủ phi cảnh thủ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu lậu, thành vô lậu. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành phi lậu bất tương ưng lậu. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành bất tương ưng phược mà cảnh phược, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tà (cho quả) nhất định, thành chánh (cho quả) nhất định, thành bất định (cả hai)… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành bất tương ưng bộc mà cảnh bộc, thành bất tương ưng bộc phi cảnh bộc. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành bất tương ưng phối mà cảnh phối, thành bất tương ưng phối và phi cảnh phối. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

* Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần lưỡng lợi

Phần phân đa

80.

* Thức uẩn phân phần thành bảy như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.

* Một cách nữa, thức uẩn phân phần thành bảy như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.

81.

* Thức uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.

* Một cách nữa, thức uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.

82.

Thức uẩn phân phần thành ba mươi như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành ba mươi bằng cách như thế.

83.

* Thức uẩn phân phần thành nhiều cách như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành nhiều cách như thế.

* Một cách nữa, thức uẩn phân phần thành nhiều cách như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là thức uẩn.

Dứt Phần phân đa

Dứt phân theo Diệu Pháp

---

C. UẨN PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

84. Ngũ uẩn như là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Đáp đầu đề tam, đáp đầu đề nhị.

Ngũ uẩn mà uẩn nào thành thiện, uẩn nào thành bất thiện, uẩn nào thành vô ký,… uẩn nào thành hữu y, uẩn nào thành vô y.

1) Đáp theo đầu đề tam

85.

* Sắc uẩn thành vô ký. Bốn uẩn (sau) cũng thành thiện, cũng thành bất thiện, cũng thành vô ký.

* Hai uẩn (trước) không thể nói thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Ba uẩn (sau) cũng thành tương ưng lạc thọ, cũng thành tương ưng khổ thọ, cũng thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

* Sắc uẩn thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tứ (danh) uẩn cũng thành dị thục quả, cũng thành dị thục nhân, cũng thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân.

* Sắc uẩn cũng thành do thủ cảnh thủ, cũng thành phi do thủ cảnh thủ. Tứ (danh) uẩn cũng thành do thủ cảnh thủ, cũng thành phi do thủ cảnh thủ, cũng thành phi do thủ phi cảnh thủ.

* Sắc uẩn thành phi phiền toái cảnh phiền não. Tứ (danh) uẩn cũng thành phiền toái cảnh phiền não, cũng thành phi phiền toái phi cảnh phiền não.

* Sắc uẩn thành vô tầm, vô tứ. Ba uẩn (giữa) cũng thành hữu tầm hữu tứ, cũng thành vô tầm hữu tứ, cũng thành vô tầm vô tứ. Hành uẩn cũng thành hữu tầm hữu tứ, cũng thành vô tầm hữu tứ, mà không thể nói thành hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ, vô tầm vô tứ.

* Sắc uẩn không thể nói thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Thọ uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, cũng thành đồng sanh xả, mà cũng không thể nói thành đồng sanh hỷ. Ba uẩn (giữa) cũng thành đồng sanh hỷ, cũng thành đồng sanh lạc, cũng thành đồng sanh xả, mà cũng không thể nói thành đồng sanh hỷ, đồng sanh lạc, đồng sanh xả.

* Thức uẩn thành pháp phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ (danh) uẩn cũng thành sơ đạo tuyệt trừ, cũng thành ba đạo cao tuyệt trừ, cũng thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ.

* Sắc uẩn thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ (danh) uẩn cũng thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, cũng thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ. Cũng thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ.

* Sắc uẩn thành phi nhân sanh tử, phi nhân đến Níp-bàn. Tứ (danh) uẩn cũng thành nhân sanh tử, cũng thành nhân đến Níp-bàn, cũng thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.

* Sắc uẩn thành phi hữu học phi vô học. Tứ (danh) uẩn cũng thành hữu học, cũng thành vô học, cũng thành phi hữu học phi vô học.

* Sắc uẩn thành hy thiểu. Tứ (danh) uẩn cũng thành hy thiểu, cũng thành đáo đại, cũng thành vô lượng.

* Sắc uẩn thành bất tri cảnh. Tứ (danh) uẩn cũng thành cảnh hy thiểu, cũng thành cảnh đáo đại, cũng thành cảnh vô lượng, mà không nên nói thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng.

* Sắc uẩn thành trung bình. Tứ (danh) uẩn cũng thành ty hạ, cũng thành trung bình, cũng thành tinh lương.

* Sắc uẩn thành bất định. Tứ (danh) uẩn cũng thành tà cho quả nhất định, cũng thành chánh cho quả nhất định, cũng thành bất định.

* Sắc uẩn thành bất tri cảnh. Tứ (danh) uẩn cũng thành cảnh đáo đại, cũng thành có đạo là cảnh, cũng thành có đạo là nhân, cũng thành có đạo là trưởng; mà không thể nói rằng có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng.

* Ngũ uẩn cũng thành sanh tồn, cũng thành phi sanh tồn, cũng thành sẽ sanh.

* Ngũ uẩn cũng thành quá khứ, cũng thành vị lai, cũng thành hiện tại.

* Sắc uẩn thành bất tri cảnh. Tứ (danh) uẩn cũng thành biết cảnh quá khứ, cũng thành biết cảnh vị lai, cũng thành biết cảnh hiện tại, mà không thể nói thành biết cảnh quá khứ, thành biết cảnh vị lai, thành biết cảnh hiện tại.

* Ngũ uẩn thành nội phần, cũng thành ngoại phần, cũng thành nội và ngoại phần.

* Sắc uẩn thành bất tri cảnh. Tứ (danh) uẩn cũng thành tri cảnh nội, cũng thành tri cảnh ngoại, cũng thành tri cảnh nội và ngoại; mà không nên nói rằng thành tri cảnh nội, thành tri cảnh ngoại, thành tri cảnh nội và ngoại.

* Tứ (danh) uẩn thành bất kiến vô đối chiếu. Còn sắc uẩn cũng thành thấy đặng hữu đối chiếu, cũng thành bất kiến mà hữu đối chiếu, cũng thành bất kiến và vô đối chiếu.

2) Đáp theo đầu đề nhị

i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)

86.

* Tứ uẩn (trừ hành) thành phi nhân. Hành uẩn thành nhân cũng có, thành phi nhân cũng có.

* Sắc uẩn thành vô nhân. Tứ (danh) uẩn thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng nhân. Tứ (danh) uẩn thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.

* Sắc uẩn không thể nói thành nhân hữu nhân và thành phi nhân hữu nhân. Ba uẩn không thể nói thành nhân hữu nhân và thành phi nhân hữu nhân cũng có, không thể nói thành phi nhân hữu nhân cũng có. Hành uẩn thành nhân hữu nhân cũng có và thành phi nhân hữu nhân cũng có; không thể nói thành nhân hữu nhân và thành phi nhân hữu nhân cũng có.

* Sắc uẩn không thể nói thành nhân tương ưng nhân và thành phi nhân tương ưng nhân. Ba uẩn không thể nói thành nhân tương ưng nhân, mà thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, không thể nói thành phi nhân tương ưng nhân cũng có. Hành uẩn thành nhân tương ưng nhân cũng có, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay là thành phi nhân tương ưng nhân cũng có.

* Sắc uẩn thành phi nhân hữu nhân. Ba uẩn thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có. Hành uẩn thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có; không thể nói có thể thành phi nhân hữu nhân hay là thành phi nhân vô nhân cũng có.

ii. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)

87.

* Ngũ uẩn thành hữu duyên, thành hữu vi.

* Tứ (danh) uẩn thành bất kiến. Sắc uẩn cũng thành bị thấy, cũng thành không thấy.

* Tứ (danh) uẩn thành vô đối chiếu. Sắc uẩn cũng thành hữu đối chiếu, cũng thành vô đối chiếu.

* Sắc uẩn thành sắc. Tứ (danh) uẩn thành phi sắc.

* Sắc uẩn thành hiệp thế. Tứ (danh) uẩn cũng thành hiệp thế, cũng thành siêu thế.

* Ngũ uẩn cũng thành có tâm biết đặng, cũng thành có tâm không biết đặng

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

88.

* Tứ uẩn (trừ hành) thành phi lậu. Hành uẩn cũng thành lậu, cũng thành phi lậu.

* Sắc uẩn thành cảnh lậu. Tứ (danh) uẩn cũng thành cảnh lậu, cũng thành phi cảnh lậu.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng lậu. Tứ (danh) uẩn cũng thành tương ưng lậu, cũng thành bất tương ưng lậu.

* Sắc uẩn không thể nói thành lậu cảnh lậu và thành phi lậu cảnh lậu. Ba (danh) uẩn (trừ hành) không thể nói rằng thành lậu cảnh lậu và thành phi lậu cảnh lậu, cũng không thể nói rằng thành phi lậu cảnh lậu. Hành uẩn thành lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu cảnh lậu cũng có; chẳng đặng nói là thành lậu cảnh lậu và thành phi lậu cảnh lậu.

* Sắc uẩn không thể nói thành lậu tương ưng lậu và thành phi lậu tương ưng lậu. Ba uẩn (trừ hành) không đặng nói thành lậu tương ưng lậu và thành phi lậu tương ưng lậu; cũng không nên nói thành phi lậu tương ưng lậu. Hành uẩn thành lậu tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; không thể nói thành lậu tương ưng lậu và thành phi lậu tương ưng lậu.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng lậu cảnh lậu. Tứ (danh) uẩn cũng thành cảnh lậu bất tương ưng lậu và cũng thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu; mà cũng không nên nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu và thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

iv. Đáp phần chùm triền (saṃyojanagocchaka)

89.

* Tứ uẩn thành phi triền. Hành uẩn thành triền cũng có, thành phi triền cũng có.

* Sắc uẩn thành cảnh triền. Tứ uẩn thành cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.

* Sắc uẩn không thể nói thành triền cảnh triền, mà thành phi triền cảnh triền. Tam uẩn không thể nói thành triền cảnh triền, mà thành phi triền cảnh triền cũng có, không thể nói thành triền cảnh triền cũng có. Hành uẩn thành triền cảnh triền cũng có, thành phi triền cảnh triền cũng có, không nên nói có thể thành triền cảnh triền, có thể thành phi triền cảnh triền cũng có.

* Sắc uẩn không nên nói có thể thành triền tương ưng triền, có thể thành phi triền tương ưng triền. Ba uẩn không thể nói thành triền tương ưng triền, thành phi triền tương ưng triền cũng có; không thể nói thành triền tương ưng triền, thành phi triền tương ưng triền cũng có. Hành uẩn thành triền tương ưng triền cũng có, thành phi triền tương ưng triền cũng có; không nên nói có thể thành triền tương ưng triền, mà có thể thành phi triền tương ưng triền cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng triền cảnh triền. Tứ uẩn thành bất tương ưng triền cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có; không nên nói có thể thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, có thể nói thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có.

v. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)

90.

* Tứ uẩn thành phi phược. Hành uẩn thành phược cũng có, thành phi phược cũng có.

* Sắc uẩn thành cảnh phược. Tứ uẩn thành cảnh phược cũng có, thành phi cảnh phược cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng phược. Tứ uẩn thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.

* Sắc uẩn không thể nói thành phược cảnh phược, thành phi phược cảnh phược. Ba uẩn không thể nói thành phược cảnh phược, thành phi phược cảnh phược cũng có; không thể nói thành phi phược cảnh phược cũng có. Hành uẩn thành phược cảnh phược cũng có, thành phi phược cảnh phược cũng có; không nên nói có thể thành phược cảnh phược, có thể thành phi phược cảnh phược cũng có.

* Sắc uẩn không nên nói có thể thành phược tương ưng phược, có thể thành phi phược tương ưng phược. Ba uẩn không nên nói thành phược tương ưng phược, mà thành phi phược tương ưng phược cũng có; không thể nói thành phi phược tương ưng phược cũng có. Hành uẩn thành phược tương ưng phược cũng có, thành phi phược tương ưng phược cũng có; không nên nói có thể thành phược tương ưng phược, có thể thành phi phược tương ưng phược cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng phược cảnh phược. Tứ (danh) uẩn thành bất tương ưng cảnh phược cũng có, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có; không nên nói có thể thành bất tương ưng phược cảnh phược, có thể thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có.

vi, vii, viii. Đáp phần chùm bộc (oghagocchaka)

91.

* Tứ uẩn thành phi bộc… tứ uẩn thành phi phối… tứ uẩn thành phi cái… hành uẩn thành cái cũng có, thành phi cái cũng có.

* Sắc uẩn thành cảnh cái. Tứ (danh) uẩn thành cảnh cái cũng có, thành phi cảnh cái cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng cái. Tứ (danh) uẩn thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.

* Sắc uẩn không nên nói thành cái cảnh cái, mà thành phi cái cảnh cái. Ba uẩn không thể nói thành cái cảnh cái mà thành phi cái cảnh cái cũng có, không thể nói thành phi cái cảnh cái cũng có. Hành uẩn thành cái cảnh cái cũng có, thành phi cái cảnh cái cũng có; không nên nói có thể thành cái cảnh cái, có thể thành phi cái cảnh cái cũng có.

* Sắc uẩn không nên nói có thể thành tương ưng cái, có thể thành phi cái tương ưng cái. Ba uẩn không nên nói thành cái tương ưng cái, mà thành phi cái tương ưng cái cũng có, không thể nói thành phi cái tương ưng cái cũng có. Hành uẩn thành cái tương ưng cái cũng có, thành phi cái tương ưng cái cũng có, mà không nên nói có thể thành cái tương ưng cái, có thể thành phi cái tương ưng cái cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng cái mà cảnh cái. Tứ uẩn thành bất tương ưng cái mà cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có; không nên nói có thể thành bất tương ưng cái mà cảnh cái, có thể thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có.

ix. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)

92.

* Tứ uẩn thành phi khinh thị. Hành uẩn thành khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cũng có.

* Sắc uẩn thành cảnh khinh thị. Bốn uẩn thành cảnh khinh thị cũng có, thành phi cảnh khinh thị cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng khinh thị. Ba uẩn thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có. Hành uẩn thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có; không nên nói có thể thành tương ưng khinh thị, có thể thành bất tương ưng khinh thị cũng có.

* Sắc uẩn không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị, thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có. Ba uẩn không nên nói thành khinh thị cảnh khinh thị, mà thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có; không thể nói thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có. Hành uẩn thành khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có, không nên nói có thể thành khinh thị cảnh khinh thị, có thể thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị. Tứ (danh) uẩn thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có; không nên nói có thể thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể thành phi khinh thị bất tương ưng khinh thị cũng có.

x. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)

93.

* Sắc uẩn thành không biết cảnh. Tứ (danh) uẩn thành biết cảnh.

* Tứ uẩn thành phi tâm. Thức uẩn thành tâm.

* Ba uẩn thành sở hữu tâm, nhị uẩn thành phi sở hữu tâm.

* Ba uẩn thành tương ưng tâm. Sắc uẩn thành bất tương ưng tâm. Thức uẩn không thể nói có thể thành tương ưng tâm, có thể thành bất tương ưng tâm.

* Ba uẩn thành hòa với tâm. Sắc uẩn thành không hòa với tâm. Thức uẩn không thể nói có thể thành hòa với tâm, có thể thành không hòa với tâm.

* Ba uẩn thành sở y tâm. Thức uẩn thành phi sở y tâm. Sắc uẩn thành sở y tâm cũng có, thành phi sở y tâm cũng có.

* Ba uẩn thành đồng sanh tồn với tâm. Thức uẩn thành phi đồng sanh tồn với tâm. Sắc uẩn thành sanh tồn với tâm cũng có, thành phi sanh tồn với tâm cũng có.

* Ba uẩn thành hành động với tâm. Thức uẩn không hành động với tâm. Sắc uẩn thành tùng hành với tâm cũng có, thành phi tùng hành với tâm cũng có.

* Ba uẩn thành sở y và hòa với tâm. hai uẩn thành phi sở y phi hòa với tâm.

* Ba uẩn thành tâm sở y đồng tồn và hòa với tâm. Nhị uẩn thành phi tâm sở y phi đồng tồn và không hòa với tâm.

* Ba uẩn thành có tâm làm chỗ nương tùng hành và hòa với tâm. Hai uẩn thành phi có tâm làm chỗ nương phi tùng hành phi hòa với tâm.

* Ba uẩn thành bên ngoài. Thức uẩn thành bên trong. Sắc uẩn thành bên trong cũng có, thành bên ngoài cũng có.

* Tứ uẩn thành phi thủ. Sắc uẩn thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có, thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có.

xi. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)

94.

* Tứ uẩn thành phi thủ. Hành uẩn thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.

* Sắc uẩn thành cảnh thủ. Bốn uẩn thành cảnh thủ cũng có, thành phi cảnh thủ cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng thủ. Bốn uẩn thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có.

* Sắc uẩn không nên nói thành thủ cảnh thủ, mà thành phi thủ cảnh thủ. Ba uẩn không nên nói thành thủ cảnh thủ, thành cảnh thủ phi thủ cũng có và có phần không nên nói thành cảnh thủ phi thủ. Hành uẩn thành thủ cảnh thủ cũng có và thành cảnh thủ phi thủ cũng có; không nên nói có thể thành thủ cảnh thủ, tuy nhiên thành cảnh thủ phi thủ cũng có.

* Sắc uẩn không nên nói có thể thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ. Ba uẩn không thể nói thành thủ tương ưng thủ, mà thành phi thủ tương ưng thủ và không thể nói thành phi thủ tương ưng thủ cũng có. Hành uẩn thành thủ tương ưng thủ cũng có, thành tương ưng thủ phi thủ cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành thủ tương ưng thủ, tuy nhiên thành tương ưng thủ phi thủ cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ. Tứ uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có, không nên nói dĩ nhiên thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, tuy nhiên thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có.

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

95.

* Tứ uẩn thành phi phiền não. Hành uẩn thành phiền não cũng có, thành phi phiền não cũng có.

* Sắc uẩn thành cảnh phiền não. Bốn uẩn thành cảnh phiền não cũng có, thành phi cảnh phiền não cũng có.

* Sắc uẩn thành phi cảnh phiền toái. Bốn uẩn thành cảnh phiền toái cũng có, thành phi cảnh phiền toái cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng phiền não. Tứ uẩn thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.

* Sắc uẩn không thể nói thành phiền não cảnh phiền não, mà thành cảnh phiền não phi phiền não. Ba uẩn không nên nói thành phiền não cảnh phiền não, mà thành cảnh phiền não phi phiền não cũng có; không nên nói thành cảnh phiền não phi phiền não cũng có. Hành uẩn thành phiền não cảnh phiền não cũng có, thành cảnh phiền não phi phiền não cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành phiền não cảnh phiền não, tuy nhiên thành cảnh phiền não phi phiền não cũng có.

* Sắc uẩn không nên nói dĩ nhiên thành phiền não cảnh phiền toái, tuy nhiên thành cảnh phiền toái phi phiền não cũng có. Ba uẩn không nên nói thành phiền não cảnh phiền toái, mà thành cảnh phiền toái phi phiền não, cũng không nên nói thành cảnh phiền toái phi phiền não. Hành uẩn thành phiền não cảnh phiền toái cũng có, thành cảnh phiền toái phi phiền não cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành phiền não cảnh phiền toái, tuy nhiên thành cảnh phiền toái phi phiền não cũng có.

* Sắc uẩn không nên nói dĩ nhiên thành phiền não tương ưng phiền não, dĩ nhiên thành tương ưng phiền não phi phiền não. Ba uẩn không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, thành tương ưng phiền não phi phiền não cũng có, không nên nói thành tương ưng phiền não phi phiền não. Hành uẩn thành phiền não tương ưng phiền não cũng có, thành tương ưng phiền não phi phiền não cũng có, không nên nói tuy nhiên thành phiền não tương ưng phiền não, tuy nhiên thành tương ưng phiền não phi phiền não cũng có.

* Sắc uẩn thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não. Tứ uẩn thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có, không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay tuy nhiên thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có.

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

96.

* Sắc uẩn thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

* Sắc uẩn thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ uẩn thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Sắc uẩn thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ. Tứ uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

* Sắc uẩn thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ uẩn thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Sắc uẩn thành vô tầm. Tứ uẩn thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.

* Sắc uẩn thành vô tứ. Tứ uẩn thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.

* Sắc uẩn thành vô hỷ. Tứ uẩn thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.

* Sắc uẩn thành phi đồng sanh hỷ. Tứ uẩn thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.

* Hai uẩn thành phi đồng sanh lạc. Ba uẩn thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.

* Hai uẩn thành phi đồng sanh xả. Ba uẩn thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.

* Sắc uẩn thành Dục giới. Tứ uẩn thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.

* Sắc uẩn thành phi Sắc giới. Tứ uẩn thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.

* Sắc uẩn thành phi Vô sắc giới. Tứ uẩn thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.

* Sắc uẩn thành liên quan luân hồi. Tứ uẩn thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.

* Sắc uẩn thành phi nhân xuất luân hồi. Tứ uẩn thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.

* Sắc uẩn thành bất định. Tứ uẩn thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* Sắc uẩn thành hữu thượng. Tứ uẩn thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.

* Sắc uẩn thành vô y. Tứ uẩn thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có như thế nầy.

Dứt Phần vấn đáp

Đầy đủ Uẩn phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~