A. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH
431.
Tứ niệm xứ:
- 1 là Phíc-khú trong Phật Giáo nầy thường quán thân trong thân bên trong, thường quán thân trong thân bên ngoài, thường quán thân trong thân bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, lương tri, niệm, ngăn chận đặng tham ác và ưu trong đời.
- 2 là thường quán thọ trong thọ bên trong, thường quán thọ trong thọ bên ngoài, thường quán thọ trong thọ bên trong và bên ngoài, có sự tinh tấn, đặng lương tri, niệm, ngăn ngừa đặng ưu và tham ác trong đời.
- 3 là thường quán tâm trong tâm bên trong, thường quán tâm trong tâm bên ngoài, thường quán tâm trong tâm bên trong và bên ngoài, có sự tinh tấn, lương tri, niệm ngăn ngừa ưu và tham ác trong đời.
- 4 là thường quán pháp trong pháp bên trong, thường quán pháp trong pháp bên ngoài, thường quán pháp trong pháp bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, lương tri, niệm, ngăn ngừa đặng ưu và tham ác trong đời.
432.
Phíc-khú thường quán thấy thân trong thân bên trong như thế nào?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy, quán thấy trong thân từ bàn chân sắp lên, từ ngọn tóc sắp xuống, có da bọc xung quanh, đầy dẫy những đồ không sạch, trong thân có những thứ khác khác như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tỳ, tim, gan, màng mỡ sa, thận, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ, mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ cục, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt khớp xương, nước tiểu.
- Chính Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu tiến hành đa quán, rành với ấn chứng ấy thời Phíc-khú đó càng sử dụng tu tiến hành đa, niệm rành ấn chứng đó mới chăm chú tâm vào trong thân bên ngoài.
433.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân bên ngoài như thế nào?
- Phíc-khú trong Phật Giáo nầy quán thấy thân bên ngoài từ bàn chân sắp lên, từ ngọn tóc sắp xuống, da bao bọc giáp vòng, dẫy đầy những đồ bất tịnh trong thân của người khác những thứ như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tỳ, tim, gan, màng mỡ sa, thận, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ, mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ cục, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt khớp xương, nước tiểu.
- Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu tiến hành đa, niệm rành ấn chứng ấy thời vị Phíc-khú đó càng sử dụng tu tiến hành đa, niệm rành ấn chứng ấy rồi mới chú tâm vào những trong thân bên trong và bên ngoài.
434.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân bên trong và bên ngoài bằng cách nào? Phíc-khú trong Tông giáo nầy quán thấy cả thân bên trong và bên ngoài, từ bàn chân sắp lên, từ ngọn tóc sắp xuống, da bao bọc chung quanh, dẫy đầy với những đồ bất tịnh trong thân ấy với những món như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tỳ, tim, gan, màng mỡ sa, thận, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ, mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ cục, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt khớp xương, nước tiểu, như thế Phíc-khú mới đặng gọi là thường quán thấy cả thân trong thân bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, lương tri, niệm ngăn ngừa đặng tránh khỏi tham ác và ưu trong đời.
435.
Gọi thường quán thấy mà thường quán thấy ra sao? Như là trí tuệ, nào là thái độ rõ thấu… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là thường quán thấy. Đây là Phíc-khú thành bực vào đến, thường quán thấy hằng vào đến, rành vào đến, hằng rành vào đến, đã vào đến, hằng đã vào đến, hằng đã rành vào đến, do nhân đó mới gọi là thường quán thấy.
436.
Còn gọi vẫn tức là vẫn liên hệ nhau, vẫn hành, vẫn chăm nom, vẫn hành động, vẫn cho hành vi, vẫn dạo đi, vẫn tạm trụ; do nhân ấy mới gọi là vẫn (viharati).
437.
Gọi tinh tấn mà tinh tấn đó ra sao? Như là mở mối siêng năng cho tâm… chánh tinh tấn. Như thế gọi là tinh tấn. Đây là thành bực tỷ khưu vào đến bực tinh tấn, hằng vào đến, rành vào đến, hằng rành vào đến, hằng đã rành vào đến, hợp với sự tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là tinh tấn.
438.
Gọi lương tri mà lương tri đó ra sao? Như là trí tuệ, thái độ rõ thấu… vô si, trạch pháp, chánh kiến; như thế gọi là lương tri. Đây là Phíc-khú thành bực vào đến, hằng vào đến, rành vào đến, hằng rành vào đến, đã vào đến, hằng đã vào đến, hằng đã rành vào đến, hiệp với sự lương tri ấy. Do nhân đó mới gọi là có lương tri.
439.
Gọi niệm mà niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách hằng nhớ… chánh niệm. Như thế gọi là niệm. Đây là tỷ khưu thành bực vào đến, hằng vào đến, rành vào đến, đã vào đến, hằng đã vào đến, hằng đã rành vào đến hiệp với niệm ấy. Do nhân đó mới gọi là có niệm.
440.
Chỗ nói hạn chế tham ác và ưu trong đời mà ưu đó ra sao? Đời chính là thân hay thủ uẩn cũng gọi là đời. Như thế gọi là đời.
- Tham ác đó ra sao? Như là ái tình, tình cảm nặng… sự dục vọng của tâm. Như thế gọi là tham ác.
- Ưu trong khi có ra sao? Như là sự không vui của tâm, sự khổ của tâm, sự hưởng cảnh khổ không vui từ ý xúc, thái độ hứng chịu những khổ, những không vui từ ý xúc. Như thế gọi là ưu.
Tham ác và ưu đã nói đó đã bị hạn chế, bị đè nén, vắng lặng êm ái cho đến diệt đi êm đềm, vắng bặt bằng cách đè nén bị làm cho điêu tàn càng rất điêu tàn, bị làm cho khô héo càng rất khô héo, bị làm cho phải cùng tột đến hết trong đời ấy. Do nhân đó mới gọi là hạn chế tham ác và ưu đặng khỏi trong đời.
Dứt Niệm thân xiển minh
441.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ bên trong ra sao?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi hứng chịu lạc thọ cũng biết rõ rành ta hứng chịu lạc thọ, khi hứng chịu khổ thọ cũng biết rõ là ta hưởng khổ thọ, khi hưởng phi khổ phi lạc thọ cũng biết rõ rằng ta hưởng phi khổ phi lạc thọ; khi hưởng lạc thọ có vật chất cũng biết rõ ràng ta hưởng lạc thọ có vật chất; hoặc khi hưởng lạc thọ không có vật chất cũng biết rõ ràng ta hưởng lạc thọ không có vật chất; khi hưởng khổ thọ có vật chất cũng biết rõ ràng ta thọ khổ có vật chất; hoặc khi ta thọ khổ không có vật chất cũng biết rõ ràng ta thọ khổ không có vật chất; khi hưởng phi khổ phi lạc thọ có vật chất cũng biết rõ ràng ta thọ phi khổ phi lạc có vật chất. Hoặc khi hưởng phi khổ phi lạc thọ không có vật chất cũng biết rõ ràng ta thọ phi khổ phi lạc không có vật chất.
- Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu tiến rất nhiều, chăm chú rành rẽ với ấn chứng ấy, Phíc-khú đó đang sử dụng tu tiến càng nhiều, chú ý rành rẽ ấn chứng đó rồi, thời chú tâm vào trong thọ bên ngoài.
442.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ bên ngoài ra sao?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy chú ý rõ biết sự hứng chịu cảnh của người khác như vầy: Họ đang thọ lạc, biết họ đang thọ lạc… họ đang thọ khổ, biết rõ họ đang thọ khổ; họ đang thọ phi khổ phi lạc biết rõ họ đang thọ phi khổ phi lạc; họ đang thọ lạc có vật chất, biết rõ họ đang thọ lạc có vật chất; họ đang thọ lạc không có vật chất, biết rõ họ đang thọ lạc không có vật chất; họ đang thọ khổ có vật chất, biết rõ họ đang thọ khổ có vật chất; họ đang thọ khổ không có vật chất, biết rõ họ đang thọ khổ không có vật chất; họ đang thọ phi khổ phi lạc có vật chất, biết rõ họ đang thọ phi khổ phi lạc có vật chất; hay là họ đang thọ phi khổ phi lạc không có vật chất, cũng biết rõ họ đang thọ phi khổ phi lạc không có vật chất.
- Phíc-khú như thế đó vẫn sử dụng tu tiến càng cho nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy; Phíc-khú đang khi sử dụng tu tiến rất nhiều, chăm chú rành rẽ với ấn chứng ấy rồi, thời chú ý vào đến những thọ trong thọ bên trong và bên ngoài.
443.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ cả bên trong và bên ngoài ra sao?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy biết rõ thọ lạc của ai cũng là thọ lạc… biết rõ thọ khổ là thọ khổ, biết rõ thọ phi khổ phi lạc là thọ phi khổ phi lạc, biết rõ thọ lạc có vật chất là thọ lạc có vật chất, biết rõ thọ lạc không có vật chất là thọ lạc không có vật chất, biết rõ thọ khổ có vật chất là thọ khổ có vật chất, biết rõ thọ khổ không có vật chất là thọ khổ không có vật chất, biết rõ thọ phi khổ phi lạc có vật chất là thọ phi khổ phi lạc có vật chất, biết rõ thọ phi khổ phi lạc không có vật chất là thọ phi khổ phi lạc không có vật chất.
- Phíc-khú như thế mới đặng gọi là thường quán thấy thọ trong thọ cả bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, sự lương tri, có niệm hạn chế mất đặng tham ác và ưu trong đời.
444.
* Gọi thường quán thấy mà thường quán thấy như thế nào? Như là trí tuệ, thái độ biết rõ rệt… do nhân đó mới gọi là thường quán thấy.
* Còn nói vẫn, mà vẫn đó ra sao? Như là vẫn liên tiếp nhau… như thế gọi là vẫn (viharati).
* Câu nói: Có tinh tấn mà tinh tấn đó ra sao? Cách mở mối cho tâm siêng năng… do nhân đó mới gọi là có tinh tấn.
* Câu nói: Có lương tri mà lương tri đó ra sao? Như là trí tuệ, thái độ rõ thấu… do nhân đó mới gọi là có lương tri.
* Câu nói: Có niệm mà niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách nhớ theo… do nhân đó mới gọi là niệm.
* Nói hạn chế tham ác và ưu trong đời mà đời đó ra sao? Sự hưởng vui thích là đời, ngũ thủ uẩn là đời. Như thế gọi là đời.
* Tham ác đó ra sao? Như là sự ái dục, cách ái dục nặng… sự dục vọng của tâm. Như thế gọi là tham ác.
* Ưu đó ra sao? Như là sự làm trong tâm không vui, cách làm trong tâm khổ, sự hưởng cảnh khổ không vui từ ý xúc, cách hứng chịu những khổ, những không vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu.
Tham ác và ưu trong đời như đã nói bị hạn chế, bị đè nén, êm ái vắng lặng cho đến im đìm tắt đi, dứt bằng cách hạn chế bị làm cho phải điêu tàn, bị làm cho điêu tàn bằng cách đè nén, bị làm cho khô khan, bị làm cho hoàn toàn khô khan, bị làm cho mất tuyệt cả trong đời nầy. Do nhân đó mới gọi là hạn chế dứt đặng tham ác và ưu trong đời.
Dứt Niệm thọ xiển minh
445.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy tâm trong tâm bên trong ra sao?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi nào tự tâm có dục, biết rõ là tâm ta có dục, hoặc khi tâm ly dục, biết rõ là tâm ta ly dục.
- Khi tâm có sân biết rõ là tâm ta có sân, hoặc khi tâm ly sân, biết rõ là tâm ta ly sân.
- Khi tâm có si (nặng) biết rõ là tâm của ta có si (nặng), hoặc khi tâm ly si cũng biết rõ là tâm của ta ly si.
- Khi tâm hôn trầm cũng biết rõ là tâm của ta hôn trầm, hoặc khi tâm tán loạn cũng biết rõ tâm của ta tán loạn.
- Khi tâm thành đáo đại cũng biết rõ tâm của ta thành đáo đại, hoặc khi tâm không thành đáo đại cũng biết rõ tâm của ta không thành đáo đại.
- Khi tâm thành hữu thượng cũng biết rõ tâm của ta thành hữu thượng, hoặc khi tâm thành vô thượng cũng biết rõ tâm của ta thành vô thượng.
- Khi tâm đình trụ cũng biết rõ tâm của ta đình trụ, hoặc khi tâm không đình trụ cũng biết rõ tâm của ta không đình trụ.
- Khi tâm giải thoát cũng biết rõ tâm của ta giải thoát, hoặc khi tâm chưa giải thoát cũng biết rõ tâm của ta chưa giải thoát.
Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu hành nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy, Phíc-khú đó khi đang tu tiến nhiều, đã chăm chú rành với ấn chứng ấy, thời tâm chú ý đến tâm trong tâm bên trong.
446.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy tâm trong tâm bên ngoài ra sao?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi gặp tâm của kẻ khác có dục, biết rõ tâm của kẻ khác có dục. Hoặc khi tâm của người ấy ly dục, cũng biết rõ tâm của người ấy ly dục.
- Khi tâm của người đó có sân cũng biết rõ tâm của người đó có sân. Hoặc khi tâm của người đó ly sân cũng biết rõ tâm của người đó ly sân.
- Khi tâm của người đó có si cũng biết rõ tâm của người đó có si. Khi tâm của người đó ly si cũng biết rõ tâm của người đó ly si.
- Khi tâm của người đó hôn trầm cũng biết rõ tâm của người đó hôn trầm. Hoặc khi tâm của người đó tán loạn cũng biết rõ tâm của người đó tán loạn.
- Khi tâm của người đó thành đáo đại cũng biết rõ tâm của người đó thành đáo đại. Hay khi tâm của người đó không thành đáo đại cũng biết rõ tâm của người đó không thành đáo đại.
- Khi tâm của người đó thành hữu thượng, cũng biết rõ tâm của người đó thành hữu thượng. Hoặc khi tâm của người đó thành vô thượng cũng biết rõ tâm của người đó thành vô thượng.
- Khi tâm của người đó đình trụ, cũng biết rõ tâm của người đó đình trụ. Hoặc khi tâm của người đó không đình trụ cũng biết rõ tâm của người đó không đình trụ.
- Khi tâm của người đó giải thoát cũng biết rõ tâm của người đó giải thoát. Hoặc khi tâm của người đó chưa giải thoát cũng biết rõ tâm của người đó chưa giải thoát.
Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu hành nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy, thời Phíc-khú đó khi đang sử dụng tu tiến nhiều, đã chăm chú rành với ấn chứng đó rồi, thời chú ý đến tâm trong tâm cả bên trong và bên ngoài.
447.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy tâm trong tâm cả bên trong và bên ngoài ra sao?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi tâm của ta hay người khác có dục vọng, cũng biết rõ có dục vọng. Hoặc khi tâm ly dục cũng biết rõ tâm ly dục.
- Khi tâm có sân cũng biết rõ tâm có sân; hoặc khi tâm ly sân cũng biết rõ tâm ly sân.
- Khi tâm có si (nặng) cũng biết rõ tâm có si (nặng); hoặc khi tâm ly si cũng biết rõ tâm ly si.
- Khi tâm hôn trầm cũng biết rõ tâm hôn trầm; khi tâm tán loạn cũng biết rõ tâm tán loạn.
- Khi tâm thành đáo đại cũng biết rõ tâm thành đáo đại; khi tâm không thành đáo đại cũng biết rõ tâm không thành đáo đại.
- Khi tâm thành hữu thượng cũng biết rõ tâm thành hữu thượng; khi tâm thành vô thượng cũng biết rõ tâm thành vô thượng.
- Khi tâm đình trụ cũng biết rõ tâm đình trụ; hoặc khi tâm không đình trụ cũng biết rõ tâm không đình trụ.
- Khi tâm giải thoát cũng biết rõ tâm giải thoát; khi tâm chưa giải thoát cũng biết rõ tâm chưa giải thoát.
Phíc-khú có phẩm hạnh như thế mới đặng gọi là vẫn thường quán thấy tâm trong tâm cả bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, đặng lương tri, chánh niệm hạn chế dứt đặng tham ác và ưu trong đời.
448.
* Nói rằng thường quán thấy, mà thường quán thấy đó ra sao? Như là tuệ, thái độ hiểu rõ… do nhân đó mới gọi là thường quán thấy.
* Gọi vẫn mà vẫn đó ra sao? Như là vẫn liên quan nhau… do nhân đó mới gọi là vẫn.
* Nói có tinh tấn mà tinh tấn đó ra sao? Như là cách mở mối sự cần mẫn trong tâm… với nhân đó mới gọi là có tinh tấn.
* Nói đặng lương tri mà lương tri đó ra sao? Như là tuệ, thái độ hiểu rõ… do nhân đó mới gọi là đặng lương tri.
* Gọi niệm mà niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách hằng nhớ… bằng nhân đó mới gọi là có niệm.
* Gọi hạn chế mất đặng tham ác và ưu trong đời, mà đời đó ra sao? Chính tâm đó là đời hay ngũ thủ uẩn cũng gọi là đời. Như thế gọi là đời.
* Tham ác đó ra sao? Như là sự dục vọng, cách đa dục vọng… sự quá mong mỏi của lòng. Như thế gọi là tham ác.
* Ưu đó ra sao? Sự làm trong tâm không vui, sự làm trong tâm phải khổ, cách hưởng cảnh phải khổ không vui từ nơi ý xúc, thái độ hứng chịu những khổ, những không vui từ nơi ý xúc. Như thế gọi là ưu.
Tham ác và ưu như đã nói đó bị hạn chế, bị đè nén im đìm vắng lặng cho đến yên tịnh diệt tắt dứt mất bằng cách hạn chế, bị làm cho điêu tàn bằng cách hạn chế, bị làm cho khô khan rốt cuộc lìa khỏi trong đời nầy. Do nhân đó mới gọi là hạn chế mất đặng tham ác và ưu trong đời.
Dứt Niệm tâm xiển minh
449.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy pháp trong pháp bên trong ra sao?
Phần cái
Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi tâm bên trong có dục dục cũng biết rõ tâm của ta đang có dục dục; hoặc khi tâm bên trong không có dục dục cũng biết rõ tâm ta không có dục dục.
Một nữa, dục dục chưa sanh sẽ sanh do nhân nào biết rõ bằng nhân ấy. Một nữa, cách trừ dục dục đã sanh sẽ đặng do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, dục dục đã đặng trừ sẽ không sanh sau này do nhân chi, biết rõ nhân đó.
Khi sân độc đang có tâm bên trong… khi hôn trầm đang có tâm bên trong… khi Trạo cử đang có tâm bên trong… khi hoài nghi đang có tâm bên trong, cũng biết rõ tâm của ta đang có hoài nghi, hoặc khi tâm bên trong không có hoài nghi cũng biết rõ tâm của ta không có hoài nghi. Một nữa, hoài nghi chưa sanh sẽ sanh do nhân chi, biết rõ nhân đó. Một nữa, cách trừ hoài nghi đã sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, hoài nghi đã đặng trừ sẽ không sanh sau này nữa do nhân nào biết rõ nhân đó.
Phần giác chi
Khi niệm giác chi đang có tâm bên trong, cũng biết rõ niệm giác chi đang có nơi tâm ta. Hoặc khi niệm giác chi không có tâm bên trong cũng biết rõ niệm giác chi không có nơi tâm ta.
Một nữa, niệm giác chi chưa sanh ra sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, sự tiến hóa đầy đủ của niệm giác chi đã sanh sẽ đặng do nhân nào biết rõ nhân đó.
Khi trạch pháp giác chi đang có nơi tâm bên trong… khi cần giác chi đang có nơi tâm bên trong… khi hỷ giác chi đang có nơi tâm bên trong… khi an giác chi đang có tại tâm bên trong… khi định giác chi đang có tại tâm bên trong… khi xả giác chi đang có tại tâm bên trong, cũng biết rõ xả giác chi đang có nơi tâm ta; hoặc khi xả giác chi không có nơi tâm bên trong cũng biết rõ xả giác chi không có nơi tâm ta. Một nữa, xả giác chi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, sự tiến hóa đầy đủ của xả giác chi đã sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân đó.
Phíc-khú như thế đó vẫn sử dụng tu hành đặng nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy thì Phíc-khú đó trong khi đang sử dụng tu hành nhiều đã rành chăm chú với ấn chứng ấy, thời chú ý đến pháp trong pháp bên ngoài.
450.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy pháp trong pháp bên ngoài ra sao?
Phần cái
Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi dục dục đang có của người khác cũng biết rõ dục dục họ đang có; hoặc khi dục dục của họ không có cũng biết rõ dục dục của họ không có. Một nữa, dục dục chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, sự trừ dục dục đã sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, dục dục đã trừ đặng sẽ không sanh nữa bằng nhân nào biết rõ nhân đó.
Khi sân độc của người kia đang có… khi hôn trầm của người kia đang có… khi trạo cử của người kia đang có… khi hoài nghi của người kia đang có, cũng biết rõ hoài nghi của người kia đang có hay hoài nghi của người kia không có cũng biết rõ hoài nghi của người kia không có. Một nữa, hoài nghi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, cách trừ hoài nghi sẽ sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân đó… Một nữa, hoài nghi đã đặng trừ sẽ không sanh nữa do nhân nào biết rõ nhân đó.
Phần giác chi
Khi người kia có niệm giác chi cũng biết rõ là người kia có niệm giác chi, hoặc khi người kia không có niệm giác chi cũng biết rõ người kia không có niệm giác chi. Một nữa, niệm giác chi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào thì biết rõ nhân ấy. Một nữa, sự tu tiến đầy đủ của niệm giác chi đã sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy.
Khi người kia có trạch pháp giác chi… khi người kia có cần giác chi… khi người kia có hỷ giác chi… khi người kia có an giác chi… khi người kia có định giác chi… khi người kia có xả giác chi, cũng biết rõ người kia có xả giác chi, hoặc khi người kia không có xả giác chi cũng biết rõ người kia không có xả giác chi. Một nữa, xả giác chi chưa sanh sẽ đặng sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, sự tu tiến đầy đủ của xả giác chi đã phát ra rồi sẽ có đặng do nhân chi biết rõ nhân ấy.
Phíc-khú ấy vẫn sử dụng tu hành đặng nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy, Phíc-khú có đương lúc sử dụng tu hành nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy rồi mới chăm chú tâm vào đến trong pháp cả bên trong và bên ngoài.
451.
Phíc-khú vẫn thường quán thấy pháp trong pháp cả bên trong và bên ngoài ra sao?
Phần cái
Phíc-khú trong Phật giáo nầy khi đang có dục dục cũng biết rõ là đang có dục dục; hoặc không có dục dục cũng biết rõ là không có dục dục. Một nữa, dục dục chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, cách trừ dục dục đã sanh sẽ đặng do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, dục dục đã đặng trừ sẽ không sanh nữa do nhân nào biết rõ nhân ấy.
Khi đang có sân độc… khi đang có hôn trầm… khi đang có trạo hối… khi đang có hoài nghi cũng biết rõ là đang có hoài nghi; hoặc khi không có hoài nghi cũng biết rõ là không có hoài nghi. Một nữa, hoài nghi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, sự trừ hoài nghi đã sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, hoài nghi đã trừ đặng, mà sẽ không sanh sau này do nhân nào biết rõ nhân ấy…
Phần giác chi
Khi niệm giác chi đang có cũng biết rõ là niệm giác chi đang có hay khi niệm giác chi không có cũng biết rõ là niệm giác chi không có. Một nữa, niệm giác chi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào cũng biết rõ nhân đó. Một nữa, tu tiến đầy đủ niệm giác chi đã sanh đặng do nhân nào biết rõ nhân ấy.
Khi có trạch pháp giác chi… khi có cần giác chi… khi có hỷ giác chi… khi có an giác chi… khi có định giác chi… khi có xả giác chi cũng biết rõ là có xả giác chi; hoặc khi không có xả giác chi cũng biết rõ là không có xả giác chi. Một nữa, xả giác chi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, sự tu tiến đầy đủ xả giác chi đã sanh ra đặng do nhân nào biết rõ nhân đó.
Thái độ Phíc-khú như thế mới đặng gọi là vẫn thường quán thấy pháp trong pháp cả bên trong và bên ngoài, có sự tinh tấn, đặng lương tri, có niệm hạn chế đặng tham ác và ưu trong đời.
452.
Nói thường quán thấy, mà thường quán thấy đó như thế nào?
- Như là tuệ, thái độ biết rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là thường quán thấy.
- Phíc-khú thành bực đã vào đến, rành vào đến. Phíc-khú thành bực đã cận, đã rành cận, vào đến rồi, vào đến rành rẽ, đã vào đến, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với cách thường quán thấy; do nhân đó mới gọi là thường quán thấy.
453.
Gọi vẫn mà vẫn đó ra sao? Nói vẫn có giải là vẫn liên quan nhau, vẫn hành vi, vẫn trau dồi, vẫn hành động, vẫn cho hành động, vẫn dạo đi, vẫn đình trụ. Do nhân đó mới gọi là vẫn (viharati).
454.
Nói có sự cần mà sự cần giải rộng như thế nào?
- Cách mở mối sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn. Dù cách nào như thế gọi là tinh tấn.
- Phíc-khú thành bực đáo cận, đã rành cận, vào đến rồi, vào đến rành, đã vào đến, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là có tinh tấn.
455.
Nói lương tri mà lương tri giải rộng như thế nào? Như là tuệ, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp, chánh kiến, dù cách nào như thế gọi là lương tri. Phíc-khú là bực đã đến cận, đã rành cận, đã vào đến rồi, vào đến rành, đã vào đến, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với lương tri ấy. Do nhân đó mới gọi là có lương tri.
456.
Gọi có niệm, mà niệm giải rộng ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách thường nhớ… chánh niệm. Dù cách nào như thế gọi là niệm. Phíc-khú thành bực đã cận, đã rành cận, vào đến rồi, vào đến rành, đã vào đến, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với niệm ấy. Do nhân đó mới gọi là có niệm.
457.
* Câu nói hạn chế tham ác và ưu trong đời mất đặng mà nói đời giải ra sao? Chính những pháp ấy gọi là đời (loka), ngũ thủ uẩn dĩ nhiên cũng gọi là đời. Như thế gọi là đời.
* Tham ác đó ra sao? Sự dục vọng, cách đa dục vọng, sự dục vọng nặng nề nơi tâm. Dù cách nào như thế gọi là tham ác.
* Ưu đó ra sao? Như là sự khổ của tâm, sự không vui của tâm, sự hứng chịu cảnh khổ không ưa thích từ ý xúc, thái độ thọ hưởng những cảnh khổ không ưa thích sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu.
Tham ác và ưu như đã nói đó bị hạn chế, bị đè nén, vắng lặng im đìm đặng đến êm ái tắt đi, tắt bằng cách yểm ức, bị làm cho điêu tàn, bị làm cho hoàn toàn tiêu diệt, bị làm cho khô khan, bị làm cho khô khan hoàn toàn, bị làm cho rốt cuộc ra khỏi đời, bị làm cho rốt cuộc đặng lìa khỏi trong đời ấy. Do nhân đó mới gọi là yểm ức mất đặng tham ác và ưu trong đời.
Dứt Niệm pháp xiển minh
Dứt Phân theo Kinh
---
B. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP
458.
Tứ niệm xứ:
- 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy vẫn thường quán thấy thân trong thân.
- 2 là vẫn thường quán thấy thọ trong thọ.
- 3 là vẫn thường quán thấy tâm trong tâm.
- 4 là vẫn thường quán thấy pháp trong pháp.
459.
* Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì vẫn thường quán thấy thân trong thân trong khi nào, thời sự nhớ đặng, sự thường nhớ, sự trực nhớ, niệm, thái độ nhớ, sự nhớ chắc, không lơ đãng, không quên. Niệm tức là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo, trong khi đó dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Còn những pháp ngoài ra gọi là tương ưng với niệm xứ.
* Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ ra sao? Phíc-khú trong Phật giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì, vẫn thường quán thấy thọ trong thọ trong khi nào thì niệm hay sự thường nhớ… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi đó. Dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với niệm xứ.
* Phíc-khú vẫn thường quán thấy tâm trong tâm ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì vẫn thường quán thấy tâm trong tâm trong khi nào thì niệm hay sự thường nhớ… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo, có trong khi ấy. Dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Những pháp ngoài ra tương ưng với niệm xứ.
* Phíc-khú vẫn thường quán thấy pháp trong pháp ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì, vẫn thường quán thấy pháp trong pháp trong khi nào thì niệm, sự thường nhớ đặng… chánh niệm, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo đều có trong khi đó. Như thế gọi là niệm xứ. Những pháp ngoài ra gọi tương ưng với niệm xứ.
* Trong những pháp đã kể mà niệm xứ là chi? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ phiền não hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì vẫn thường quán thấy pháp trong pháp trong khi nào thì niệm, sự thường nhớ… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo đều có trong khi đó. Dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Những pháp ngoài ra gọi tương ưng với niệm xứ.
460.
Tứ niệm xứ: Một là Phíc-khú trong Tông giáo nầy vẫn thường quán thấy thân trong thân. Hai là vẫn thường quán thấy thọ trong thọ. Ba là vẫn thường quán thấy tâm trong tâm. Bốn là vẫn thường quán thấy pháp trong pháp.
461.
* Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân ra sao?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.
- Bực tĩnh ly chư dục chứng sơ thiền thành dị thục quả do tu hành chất chứa thiền thiện siêu thế mà hành nan đắc trì bằng chủng tiêu diệt do quán kiến thân trong thân đắc trong khi nào thì niệm hay sự nhớ đặng… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo vẫn có trong khi đó. Dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với niệm xứ.
* Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ ra sao?
- Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.
- Bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng dị thục quả do thiền thiện siêu thế, đã tu hành tiến hóa chứa để vẫn hành nan đắc trì bằng chủng tiêu diệt do quán thấy thọ trong thọ trong khi nào thì niệm hay sự thường nhớ đặng… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi đó. Như thế gọi là niệm xứ. Còn những pháp ngoài ra gọi là tương ưng với niệm xứ.
* Phíc-khú thường quán thấy tâm trong tâm ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Đây là chư pháp thiện.
* Phíc-khú thường quán thấy pháp trong pháp ra sao? Phíc-khú tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền thành dị thục quả do thiền thiện siêu thế đã tu hành tích trữ mà hành nan đắc trì thuộc chủng tiêu diệt do quán thấy pháp trong pháp trong khi nào thì niệm hay sự thường nhớ đặng… cũng là chánh niệm, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo vẫn có trong khi ấy. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với niệm xứ.
Dứt Phần chia theo Diệu Phá
---
C. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP
462.
Tứ niệm xứ:
- Một là Phíc-khú trong Tông giáo nầy vẫn thường quán thấy thân trong thân, có tinh tấn, đặng lương tri, có niệm đè nén đặng tham ác và ưu nơi đời.
- Hai là vẫn thường quán thấy thọ trong thọ, có tinh tấn, đặng lương tri, có niệm hạn chế đặng tham ác và ưu nơi đời.
- Ba là vẫn thường quán thấy tâm trong tâm, có tinh tấn, đặng lương tri, có chánh niệm hạn chế được tham ác và ưu nơi đời.
- Bốn là vẫn thường quán thấy pháp trong pháp có tinh tấn, đặng lương tri, có niệm hạn chế đặng tham ác và ưu nơi đời.
VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ
Trong tứ niệm xứ mà niệm xứ nào thành thiện, niệm xứ nào thành bất thiện, niệm xứ nào thành vô ký… niệm xứ nào thành hữu y, niệm xứ nào thành vô y.
463.
* Tứ niệm xứ thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
* Tứ niệm xứ thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
* Tứ niệm xứ thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có.
* Tứ niệm xứ thành phi thủ phi cảnh thủ.
* Tứ niệm xứ thành phi phiền toái và phi cảnh phiền não.
* Tứ niệm xứ thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
* Tứ niệm xứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
* Tứ niệm xứ thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
* Tứ niệm xứ thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ.
* Tứ niệm xứ thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
* Tứ niệm xứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có.
* Tứ niệm xứ thành vô lượng (appamāṇā).
* Tứ niệm xứ thành cảnh vô lượng (appamāṇāramaṇā)
* Tứ niệm xứ thành tinh lương (paṇītā).
* Tứ niệm xứ thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
* Tứ niệm xứ thành đạo là cảnh.
* Tứ niệm xứ thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không thể nói thành đạo là nhân hay thành đạo là trưởng.
* Tứ niệm xứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
* Tứ niệm xứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có; không thể nói thành tri cảnh quá khứ, thành tri cảnh vị lai, vẫn thành tri cảnh hiện tại.
* Tứ niệm xứ thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
* Tứ niệm xứ thành tri cảnh ngoại.
* Tứ niệm xứ thành bất kiến vô đối chiếu.
2) Đáp theo đầu đề nhị (dukamātikā)
i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
464.
Tứ niệm xứ thành phi nhân. Tứ niệm xứ thành hữu nhân. Tứ niệm xứ thành tương ưng nhân. Tứ niệm xứ không thể nói thành nhân hữu nhân hay thành phi nhân hữu nhân. Tứ niệm xứ không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay thành phi nhân tương ưng nhân. Tứ niệm xứ thành phi nhân hữu nhân.
ii. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)
Tứ niệm xứ thành hữu duyên. Tứ niệm xứ thành hữu vi. Tứ niệm xứ thành bất kiến. Tứ niệm xứ thành vô đối chiếu. Tứ niệm xứ thành phi sắc. Tứ niệm xứ thành siêu thế. Tứ niệm xứ thành có tâm biết đặng. Tứ niệm xứ thành có tâm không biết đặng.
iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)
Tứ niệm xứ thành phi lậu. Tứ niệm xứ thành phi cảnh lậu. Tứ niệm xứ thành bất tương ưng lậu. Tứ niệm xứ không thể nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Tứ niệm xứ không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Tứ niệm xứ thành bất tương ưng lậu phi lậu.
ix, v, vi, vii, viii, ix, x. Đáp phần chùm triền… (sanyojanagocchakādi)
Tứ niệm xứ thành phi triền… Tứ niệm xứ thành phi phược… Tứ niệm xứ thành phi bộc… Tứ niệm xứ thành phi phối… Tứ niệm xứ thành phi cái… Tứ niệm xứ thành phi khinh thị… Tứ niệm xứ thành hữu (tri) cảnh (sārammaṇa). Tứ niệm xứ thành phi tâm. Tứ niệm xứ thành sở hữu tâm. Tứ niệm xứ thành tương ưng tâm. Tứ niệm xứ thành hòa với tâm. Tứ niệm xứ thành có tâm làm sở sanh. Tứ niệm xứ thành đồng sanh tồn với tâm. Tứ niệm xứ thành tùng tâm thông lưu. Tứ niệm xứ thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Tứ niệm xứ thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. Tứ niệm xứ thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. Tứ niệm xứ thành bên ngoài. Tứ niệm xứ thành phi y sinh. Tứ niệm xứ thành phi do thủ.
xi. xii, xii. Đáp phần chùm thủ (upadanagocchakādi)
Tứ niệm xứ thành phi thủ… Tứ niệm xứ thành phi phiền não… Tứ niệm xứ thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ niệm xứ thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ niệm xứ thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ. Tứ niệm xứ thành phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ niệm xứ thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có. Tứ niệm xứ thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có. Tứ niệm xứ thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có. Tứ niệm xứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có. Tứ niệm xứ thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có. Tứ niệm xứ thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có. Tứ niệm xứ thành phi Dục giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có. Tứ niệm xứ thành bất liên quan luân hồi. Tứ niệm xứ thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có. Tứ niệm xứ thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có. Tứ niệm xứ thành vô thượng. Tứ niệm xứ thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.
Dứt Phần ngũ vấn đáp
Đầy đủ Niệm xứ phân tích
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~