PHẦN II - XỨ PHÂN TÍCH

A. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH

97.

Thập nhị xứ như là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ.

98.

* Nhãn thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự biến chuyển thay đổi cố nhiên. Sắc thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.

* Nhĩ thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Thinh thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.

* Tỷ thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Khí thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.

* Thiệt thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Vị thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.

* Thân thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Xúc thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.

* Ý thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Pháp thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.

Dứt phân theo Kinh

---

B. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

99.

Thập nhị xứ như là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ.

100.

* Nhãn xứ đó ra sao? Nhãn não là thần kinh nương sắc tứ đại sung… cũng gọi nhà không. Đây gọi là nhãn xứ.

* Nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ thân xứ đó ra sao?… thân nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung… cũng kêu là nhà không. Đây gọi là… thân xứ.

* Ý xứ đó ra sao? Ý xứ phân phần thành một tức là ý xứ tương ưng xúc. Ý xứ phân phần thành hai như là ý xứ thành hữu nhân, thành vô nhân. Ý xứ phân phần thành ba như là ý xứ thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… ý xứ phân phần thành nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là ý xứ.

* Sắc xứ đó ra sao? Sắc nào là màu nương sắc tứ đại sung… cũng kêu nhà không. Đây gọi là sắc xứ.

* Thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ đó ra sao? … địa chất… cũng kêu là xúc xứ. Đây gọi là… xúc xứ.

* Pháp xứ đó ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, sắc không thấy, không đối chiếu, liên quan trong pháp xứ và vô vi giới.

* Trong pháp xứ đó mà thọ uẩn ra sao? Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc… Thọ uẩn phân phần thành nhiều thứ bằng cách thế nầy. Đây gọi là thọ uẩn.

* Tưởng uẩn đó ra sao? Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc… Tưởng uẩn phân phần thành nhiều thứ bằng cách thế nầy. Đây gọi là tưởng uẩn.

* Hành uẩn đó ra sao? Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm… hành uẩn phân mỗi phần thành nhiều thứ bằng cách thế nầy. Đây gọi là hành uẩn.

* Sắc uẩn không thấy không đối chiếu liên quan trong pháp xứ đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Đây gọi là sắc không thấy, không đối chiếu liên quan trong pháp xứ.

* Vô vi giới đó ra sao? Sự dứt ái, sự dứt sân, sự dứt si. Đây gọi là vô vi giới. Những chơn tướng nầy gọi là pháp xứ.

Dứt Phần phần theo Diệu Pháp

---

C. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

101.

Thập nhị xứ như là nhãn xứ, sắc xứ… ý xứ và pháp xứ.

Đáp đầu đề tam, đáp đầu đề nhị

Thập nhị xứ mà những chi thành thiện, những chi thành bất thiện, những chi thành vô ký… những chi thành hữu y, những chi thành vô y?

1) Đáp theo đầu đề tam

102.

* Mười xứ (thô) thành vô ký. Nhị xứ (tế) thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

* Mười xứ (thô) không nên nói có thể thành tương ưng lạc thọ, có thể thành tương ưng khổ thọ, có thể thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Ý xứ thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có. Pháp xứ thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có; không nên nói tuy nhiên thành tương ưng lạc thọ, tuy nhiên thành tương ưng khổ thọ, tuy nhiên thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.

* Thập xứ (thô) thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Nhị xứ (tế) thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

* Ngũ xứ thành do thủ cảnh thủ. Thinh xứ thành phi do thủ cảnh thủ. Tứ xứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có. Nhị xứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.

* Thập xứ thành phi phiền toái cảnh phiền não. Nhị xứ thành phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.

* Thập xứ thành vô tầm vô tứ. Ý xứ thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Pháp xứ thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có; không nên nói có thể thành hữu tầm hữu tứ, có thể thành vô tầm hữu tứ, có thể thành vô tầm vô tứ cũng đặng.

* Thập xứ không nên nói có thể thành đồng sanh hỷ, có thể thành đồng sanh lạc, có thể thành đồng sanh xả. Nhị xứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có; không nên nói có thể thành đồng sanh hỷ, có thể thành đồng sanh lạc, có thể thành đồng sanh xả cũng đặng.

* Thập xứ thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị xứ thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập xứ thành phi nhân phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị xứ thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập xứ thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Nhị xứ thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.

* Thập xứ thành phi hữu học phi vô học. Nhị xứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.

* Thập xứ thành hy thiểu. Nhị xứ thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.

* Thập xứ thành bất tri cảnh. Nhị xứ thành tri cảnh hy thiểu cũng có, thành tri cảnh đáo đại cũng có, thành tri cảnh vô lượng cũng có; không nên nói có thể thành tri cảnh hy thiểu, thành tri cảnh đáo đại, thành tri cảnh vô lượng.

* Thập xứ thành trung bình. Nhị xứ thành ty hạ cũng có, thành trung bình cũng có, thành tinh lương cũng có.

* Thập xứ thành bất định. Nhị xứ thành tà nhất định cũng có, thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* Thập xứ thành bất tri cảnh. Nhị xứ thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân, thành đạo là trưởng.

* Ngũ xứ thành sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có, không thể nói thành phi sanh tồn. Thinh xứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, không thể nói thành sẽ sanh. Ngũ xứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có. Pháp xứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có; không nên nói có thể thành sanh tồn, mà có thể thành phi sanh tồn hay có thể thành sẽ sanh cũng đặng.

* Thập nhất xứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Pháp xứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có; không nên nói có thể thành quá khứ, có thể thành vị lai, có thể thành hiện tại cũng đặng.

* Thập xứ thành bất tri cảnh. Nhị xứ thành tri cảnh quá khứ cũng có, thành tri cảnh vị lai cũng có, thành tri cảnh hiện tại cũng có; không nên nói có thể thành cảnh quá khứ, có thể thành cảnh vị lai, có thể thành cảnh hiện tại cũng đặng.

* Thập nhị xứ thành nội phần cũng đặng, thành ngoại phần cũng đặng, thành nội và ngoại phần cũng đặng.

* Thập xứ thành bất tri cảnh. Nhị xứ thành tri cảnh nội cũng có, thành tri cảnh ngoại cũng có, thành tri cảnh nội và ngoại cũng có; không nên nói có thể thành tri cảnh nội, có thể thành tri cảnh ngoại hay có thể thành tri cảnh nội và ngoại cũng đặng.

* Sắc nhập thành hữu kiến hữu đối chiếu. Cửu nhập thành bất kiến hữu đối chiếu. Nhị nhập thành bất kiến vô đối chiếu.

2) Đáp theo đầu đề nhị

i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)

103.

* Thập nhất xứ thành phi nhân. Pháp xứ thành nhân cũng có, thành phi nhân cũng có.

* Thập xứ thành vô nhân. Nhị xứ thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng nhân. Nhị xứ thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.

* Thập xứ không nên nói có thể thành nhân hữu nhân hay có thể thành phi nhân hữu nhân. Ý xứ không thể nói thành nhân hữu nhân, mà thành phi nhân hữu nhân cũng có; không thể nói thành phi nhân hữu nhân cũng có. Pháp xứ thành nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân hữu nhân cũng có, không nên nói có thể thành nhân hữu nhân hay có thể thành phi nhân hữu nhân cũng đặng.

* Thập xứ không nên nói có thể thành nhân tương ưng nhân và phi nhân tương ưng nhân. Ý xứ không thể nói thành nhân tương ưng nhân, mà thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, cũng không thể nói hoặc thành phi nhân tương ưng nhân. Pháp xứ thành nhân tương ưng nhân cũng có, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có; không nên nói có thể thành nhân tương ưng nhân và phi nhân tương ưng nhân.

* Thập xứ thành phi nhân vô nhân. Ý xứ thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có. Pháp xứ thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có; không nên nói thành phi nhân hữu nhân và phi nhân vô nhân.

ii. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)

104.

* Thập nhất xứ thành hữu duyên, pháp xứ thành hữu duyên cũng có, thành vô duyên cũng có.

* Thập nhất xứ thành hữu vi. Pháp xứ thành hữu vi cũng có, thành vô vi cũng có.

* Thập nhất xứ thành bất kiến. Sắc xứ thành hữu kiến.

* Thập xứ thành hữu đối chiếu. Nhị xứ thành vô đối chiếu.

* Thập xứ thành sắc. Ý xứ thành phi sắc. Pháp xứ thành sắc cũng có, thành phi sắc cũng có.

* Thập xứ thành hiệp thế. Nhị xứ thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

* Thập nhị xứ thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

105.

* Thập nhất xứ thành phi lậu. Pháp xứ thành lậu cũng có, thành phi lậu cũng có.

* Thập xứ thành cảnh lậu. Nhị xứ thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng lậu. Nhị xứ thành tương ưng lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu cũng có.

* Thập xứ không thể nói thành lậu cảnh lậu, mà thành phi lậu cảnh lậu. Ý xứ không thể nói thành lậu cảnh lậu, mà thành phi lậu cảnh lậu cũng có, không thể nói thành phi lậu cảnh lậu cũng có. Pháp xứ thành lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu cảnh lậu cũng có, không nên nói có thể thành lậu cảnh lậu cũng có và thành phi lậu cảnh lậu cũng có.

* Thập xứ không nên nói có thể thành lậu tương ưng lậu và thành phi lậu tương ưng lậu. Ý xứ không thể nói thành lậu tương ưng lậu, mà thành phi lậu tương ưng lậu cũng có, không thể nói thành phi lậu tương ưng lậu cũng có. Pháp xứ thành lậu tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; không nên nói có thể thành lậu tương ưng lậu và phi lậu tương ưng lậu.

* Thập xứ thành bất tương ưng lậu cảnh lậu. Nhị xứ thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu cũng có; không nên nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có và bất tương ưng lậu phi cảnh lậu cũng có.

iv. Đáp phần chùm triền (saṃyojanagocchaka)

106.

* Thập nhất xứ thành phi triền. Pháp xứ thành triền cũng có, thành phi triền cũng có.

* Thập xứ thành cảnh triền. Nhị xứ thành cảnh triền cũng có, thành phi cảnh triền cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng triền. Nhị xứ thành tương ưng triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.

* Thập xứ không nên nói thành triền cảnh triền mà thành cảnh triền phi triền. Ý xứ không thể nói thành triền cảnh triền, nhưng thành cảnh triền mà phi triền cũng có, cũng có phần không thể nói thành cảnh triền mà phi triền. Pháp xứ thành triền và cảnh triền cũng có, thành cảnh triền mà phi triền cũng có, cũng có phần không nên nói có thể thành triền mà cảnh triền hay thành cảnh triền mà phi triền.

* Thập xứ không nên nói có thể thành triền tương ưng triền hay tương ưng triền mà phi triền. Ý xứ không thể nói thành triền tương ưng triền, mà thành tương ưng triền phi triền cũng có, cũng có phần không đặng nói tương ưng triền phi triền. Pháp xứ thành triền tương ưng triền cũng có, thành tương ưng triền phi triền cũng có; không nên nói thành triền tương ưng triền và tương ưng triền phi triền.

* Thập xứ thành bất tương ưng triền mà cảnh triền. Nhị xứ thành bất tương ưng triền mà cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền mà phi cảnh triền cũng có; nhưng có phần không đặng nói có thể thành bất tương ưng triền và cảnh triền hay có thể thành bất tương ưng triền mà phi triền.

v. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)

107.

* Thập nhất xứ thành phi phược. Pháp xứ thành phược cũng có, thành phi phược cũng có.

* Thập xứ thành cảnh phược. Nhị xứ thành cảnh phược cũng có, thành phi cảnh phược cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng phược. Nhị xứ thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.

* Thập xứ không thể nói thành phược cảnh phược và cảnh phược phi phược. Ý xứ không thể nói thành phược cảnh phược, mà thành cảnh phược phi phược cũng có, cũng có phần không đặng nói thành cảnh phược phi phược. Pháp xứ thành phược cảnh phược cũng có, thành cảnh phược phi phược cũng có, nhưng có phần không đặng nói thành phược cảnh phược hay có thể thành cảnh phược phi phược.

* Thập xứ không nên nói có thể thành phược tương ưng phược hay có thể thành tương ưng phược phi phược. Ý xứ không thể nói thành phược tương ưng phược, mà có phần thành tương ưng phược phi phược và cũng có phần không nên nói thành tương ưng phược mà phi phược. Pháp xứ thành phược tương ưng phược cũng có, thành tương ưng phược mà phi phược cũng có, nhưng cũng có phần không đặng nói là có thể thành phược tương ưng phược hay là có thể thành tương ưng phược phi phược.

vi, vii, viii. Đáp phần chùm bộc (oghegocchaka ādi)

108.

* Thập nhất xứ thành phi bộc… thập nhất xứ thành phi phối… thập nhất xứ thành phi cái… pháp xứ thành cái cũng có, thành phi cái cũng có.

* Thập xứ thành cảnh cái. Nhị xứ thành cảnh cái cũng có, thành phi cảnh cái cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng cái. Nhị xứ thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.

* Thập xứ không thể nói thành cái cảnh cái và cảnh cái phi cái. Ý xứ không thể nói thành cái cảnh cái, mà thành phi cái cảnh cái cũng có, cũng có phần không đặng nói thành cái phi cái. Pháp xứ thành cái cảnh cái cũng có, thành cảnh cái phi cái cũng có, có phần không đặng nói thành cái cảnh cái hay thành cảnh cái phi cái.

* Thập xứ không nên nói có thể thành cái tương ưng cái hay có thể thành tương ưng cái phi cái. Ý xứ không thể nói thành cái tương ưng cái, mà cũng có phần thành tương ưng cái phi cái; nhưng có phần không đặng nói thành tương ưng cái phi cái. Pháp xứ thành cái tương ưng cái cũng có, thành tương ưng cái phi cái cũng có; nhưng cũng có phần không đặng nói có thể thành cái tương ưng cái và tương ưng cái phi cái.

* Thập xứ thành bất tương ưng cái mà cảnh cái. Nhị xứ thành bất tương ưng cái mà cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái mà phi cảnh cái cũng có; nhưng cũng có phần không đặng nói thành bất tương ưng cái cảnh cái hay thành bất tương ưng cái phi cảnh cái.

ix. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)

109.

* Thập nhất xứ thành phi khinh thị. Pháp xứ thành khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cũng có.

* Thập xứ thành cảnh khinh thị. Nhị xứ thành cảnh khinh thị cũng có, thành phi cảnh khinh thị cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng khinh thị. Ý xứ thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có. Pháp xứ thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có, cũng có phần không đặng nói thành tương ưng khinh thị hay có thể thành bất tương ưng khinh thị.

* Thập xứ không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị, mà thành cảnh khinh thị phi khinh thị. Ý xứ không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị, mà thành cảnh khinh thị phi khinh thị cũng có; cũng có phần không đặng nói thành cảnh khinh thị phi khinh thị. Pháp xứ thành khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành cảnh khinh thị phi khinh thị cũng có; cũng có phần không đặng nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay có thể thành cảnh khinh thị phi khinh thị.

* Thập xứ thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị. Nhị xứ thành bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có; cũng có phần không đặng nói thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay có thể thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

x. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)

110.

* Thập xứ thành bất tri cảnh. Ý xứ thành tri cảnh. Pháp xứ thành tri cảnh cũng có, thành bất tri cảnh cũng có.

* Ý xứ thành tâm. Thập nhất xứ thành phi tâm.

* Thập nhất xứ thành phi sở hữu tâm, pháp xứ thành sở hữu tâm cũng có, thành phi sở hữu tâm cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng tâm. Pháp xứ thành tương ưng tâm cũng có, thành bất tương ưng tâm cũng có. Ý xứ không nên nói có thể thành tương ưng tâm hay có thể thành bất tương ưng tâm.

* Thập xứ thành không hòa trộn với tâm. Pháp xứ thành hòa trộn với tâm cũng có, thành không hòa trộn với tâm cũng có. Ý xứ không nên nói có thể thành hòa trộn với tâm hay có thể không thành hòa trộn với tâm.

* Lục xứ thành phi y xứ tâm sanh. Lục xứ thành phi y xứ tâm sanh cũng có, thành y xứ tâm sanh cũng có.

* Thập nhất xứ thành phi đồng còn với tâm. Pháp xứ thành đồng còn với tâm cũng có, thành phi đồng còn với tâm cũng có.

* Thập nhất xứ thành phi tùng hành với tâm. Pháp xứ thành tùng hành với tâm cũng có, thành phi tùng hành với tâm cũng có.

* Thập nhất xứ thành không hòa và không nương tâm làm sở sanh. Pháp xứ thành hòa với tâm và nương tâm làm sở sanh cũng có, thành không hòa với tâm và không nương tâm làm sở sanh cũng có.

* Thập nhất xứ thành không đồng còn không hòa và không nương tâm làm sở sanh. Pháp xứ thành hòa đồng còn nương tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi đồng còn phi nương tâm làm sở sanh cũng có.

* Thập nhất xứ thành phi tùng hành phi hòa phi nương tâm làm sở sanh. Pháp xứ thành tùng hành hòa và nương tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi tùng hành phi nương tâm làm sở sanh cũng có.

* Lục xứ thành nội phần. Lục xứ thành ngoại phần.

* Cửu xứ thành thủ. Nhị xứ thành thủ. Pháp xứ thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.

* Ngũ xứ thành do thủ. Thinh xứ thành phi do thủ. Lục xứ thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có.

xi. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)

111.

* Thập nhất xứ thành thủ. Pháp xứ thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.

* Thập xứ thành cảnh thủ. Nhị xứ thành cảnh thủ cũng có, thành phi cảnh thủ cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng thủ. Nhị xứ thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có.

* Thập xứ không thể nói thành thủ cảnh thủ hay thành cảnh thủ phi thủ. Ý xứ không thể nói thành thủ cảnh thủ mà thành cảnh thủ phi thủ cũng có; không thể nói thành cảnh thủ phi thủ cũng có. Pháp xứ thành thủ cảnh thủ cũng có, thành cảnh thủ phi thủ cũng có, cũng có phần không đặng nói thành thủ cảnh thủ hay có thể thành cảnh thủ phi thủ.

* Thập xứ không đặng nói có thể thành thủ tương ưng thủ, có thể thành tương ưng thủ phi thủ. Ý xứ không nên nói thành thủ tương ưng thủ hay thành tương ưng thủ phi thủ, cũng không đặng nói là thành tương ưng thủ phi thủ. Pháp xứ thành thủ tương ưng thủ cũng có, thành tương ưng thủ phi thủ cũng có, cũng có phần không đặng nói thành thủ tương ưng thủ hay thành tương ưng thủ phi thủ.

* Thập xứ thành bất tương ưng thủ mà cảnh thủ. Nhị xứ thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có, có phần không đặng nói thành bất tương ưng thủ mà cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

112.

* Thập nhất xứ thành phi phiền não. Pháp xứ thành phiền não cũng có, thành phi phiền não cũng có.

* Thập xứ thành cảnh phiền não. Nhị xứ thành cảnh phiền não cũng có, thành phi cảnh phiền não cũng có.

* Thập xứ thành phi phiền toái. Nhị xứ thành phiền toái cũng có, thành phi phiền toái cũng có.

* Thập xứ thành bất tương ưng phiền não. Nhị xứ thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.

* Thập xứ không thể nói thành phiền não cảnh phiền não, mà thành cảnh phiền não phi phiền não. Ý xứ cũng có phần không thể nói thành phiền não cảnh phiền não, thành cảnh phiền não phi phiền não; cũng có phần không nên nói thành cảnh phiền não phi phiền não. Pháp xứ thành phiền não cảnh phiền não cũng có, thành phiền não phi cảnh phiền não cũng có, cũng có phần không nên nói là thành phiền não cảnh phiền não hay thành cảnh phiền não phi phiền não.

* Thập xứ không nên nói thành phiền não và phiền toái hay thành phiền toái phi phiền não. Ý xứ không nên nói thành phiền não và phiền toái hay thành phiền toái phi phiền não, cũng có phần không nên nói thành phiền toái phi phiền não. Pháp xứ thành phiền não và phiền toái cũng có, thành phiền toái phi phiền não cũng có, không nên nói có thể thành phiền não và phiền toái hay phiền toái phi phiền não.

* Thập xứ không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não hay thành tương ưng phiền não phi phiền não. Ý xứ không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não hay thành tương ưng phiền não phi phiền não; mà có phần không đặng nói thành tương ưng phiền não phi phiền não. Pháp xứ thành phiền não tương ưng phiền não cũng có, thành tương ưng phiền não phi phiền não cũng có; có phần không đặng nói thành phiền não tương ưng phiền não hay thành tương ưng phiền não phi phiền não.

* Thập xứ thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não. Nhị xứ thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có, có phần không đặng nói thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

113.

* Thập xứ thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Nhị xứ thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

* Thập xứ thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị xứ thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập xứ thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. Nhị xứ thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

* Thập xứ thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị xứ thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập xứ thành vô tầm. Nhị xứ thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.

* Thập xứ thành vô tứ. Nhị xứ thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.

* Thập xứ thành vô hỷ. Nhị xứ thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.

* Thập xứ thành phi đồng sanh hỷ. Nhị xứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.

* Thập xứ thành phi đồng sanh lạc. Nhị xứ thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.

* Thập xứ thành phi đồng sanh xả. Nhị xứ thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.

* Thập xứ thành Dục giới. Nhị xứ thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.

* Thập xứ thành phi Sắc giới. Nhị xứ thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.

* Thập xứ thành phi Vô sắc giới. Nhị xứ thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.

* Thập xứ thành liên quan luân hồi. Nhị xứ thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.

* Thập xứ thành phi nhân xuất luân hồi. Nhị xứ thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.

* Thập xứ thành bất định. Nhị xứ thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* Thập xứ thành hữu thượng. Nhị xứ thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.

* Thập xứ thành vô y. Nhị xứ thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có như thế nầy.

Dứt Phần vấn đáp

Đã đầy đủ Xứ phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~