PHẦN XII - THIỀN PHÂN TÍCH

A. ĐẦU ĐỀ

599.

* Phíc-khú trong Tông giáo nầy thành bực thu thúc giới bổn, đàng hoàng phẩm hạnh và du hành nhận thấy nạn lỗi ít oi, đã nguyện thực hành những điều học, thu thúc lục quyền, tri túc thực hợp sự tinh tấn luôn cả đầu hôm đến cuối đêm, tinh tấn liên tiếp hiệp tuệ bảo vệ ta trau dồi pháp đẳng giác. Phíc-khú đó, người biết rõ ràng với cách đi tới thối lui, biết rõ rành cách ngó tới, ngó qua ngó lại, rõ rành với co ngay, rõ rành cách giữ tăng già lê, y bát, người biết rõ rành cách liếm nhai ăn uống, người biết rõ rành cách đại tiện và tiểu tiện, người biết rõ rành cách đi, đứng, ngồi, nằm, thức, ngủ, nói, nín. Phíc-khú nương ở chỗ vắng lặng như rừng, bóng cây, núi, triền hay nghĩa địa, rừng rậm chỗ trống, ruộng hoang nơi không có tiếng tăm lộn xộn, không có tiếng ồ ạt, chỗ người ta không ưa đi dạo, nơi không có người lộn xộn, nơi đáng ẩn.

* Phíc-khú vào rừng hoặc ở dưới bóng cây, hoặc vào nhà trống ngồi kiết già thẳng lưng chăm chú đến đề mục. Phíc-khú đó đã đặng trừ tham ác nơi đời, sống bằng tâm xa lìa tham ác, rửa tâm trong sạch xa lìa tham ác, đã trừ đặng sân và ác độc thành người vô sân có sự tế độ tất cả chúng sanh, rửa lòng trong sạch xa lìa sân và độc ác, đã trừ hôn trầm thùy miên, thành bực vẫn lìa hôn trầm thùy miên, đặng tưởng quang minh, có chánh niệm lương tri, rửa lòng trong sạch xa lìa hôn trầm thùy miên, đã trừ trạo hối thành người không tán loạn vẫn có tâm vắng lặng bên trong. Rửa lòng trong sạch xa lìa trạo hối, đã trừ đặng hoài nghi là bực lướt khỏi hoài nghi không còn nghi nan, rửa lòng trong sạch xa lìa sự nghi nan với tất cả pháp thiện.

* Phíc-khú như thế đó trừ ngũ cái làm cho tâm phiền muộn, đã cho tuệ rõ đặng, thanh tịnh ly dục, vắng lặng lìa những pháp bất thiện rồi đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định. Vắng lặng tầm, tứ đắc nhị thiền mà hành động bên trong thành pháp trong trẻo do tầm, tứ vắng lặng thành pháp đơn độc phát sanh nơi vô tầm vô tứ chỉ còn hỷ và lạc sanh từ định. Bỏ rơi đặng hỷ nữa mới thành người có tâm xả, vẫn có chánh niệm lương tri và hưởng yên vui bằng danh thân, chứng tam thiền mà thiền chư Thánh khen ngợi những người đắc là có tâm xả, đặng chánh niệm, vẫn yên vui như thế chứng tứ thiền vô khổ vô lạc do trừ lạc khổ bởi ưu và hỷ vắng bặt dứt trước rồi vẫn có chánh niệm đầy đủ do xả bởi lướt qua tất cả tư tưởng hữu hình do sự diệt tưởng phẫn nhuế do không tác ý tưởng dị mới đắc thiền Không vô biên xứ bằng cách đề mục hư không vô biên, vẫn như thế do lướt qua khỏi tất cả cách Không vô biên xứ mới chứng cách Không vô biên xứ bằng đề mục Thức vô biên, vẫn như thế lướt qua những cách Thức vô biên mới chứng thiền Vô sở hữu bằng đề mục không có chi, vẫn như thế lướt khỏi những cách không Vô sở hữu xứ mới chứng thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Dứt Đầu đề

---

B. THIỀN PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH

Giải đầu đề

600.

Câu nói trong Tông giáo này có giải như vầy: Trong tri kiến nầy, trong nhẫn nại nầy, trong thạnh vượng nầy, trong đảng phái nầy, trong pháp luật nầy, trong di môn (văn phạm) nầy, trong phạm hạnh nầy, trong Tông giáo của Đức giáo chủ nầy. Do nhân đó mới gọi là trong Tông giáo nầy.

601.

Câu nói Phíc-khú có giải như vầy: Gọi là Phíc-khú bởi phổ thông, gọi là Phíc-khú do minh ước, gọi là Phíc-khú do sinh, gọi là Phíc-khú do thành người sinh, gọi là Phíc-khú do thành người trị môn khất thực, gọi là Phíc-khú do mặc đồ hoại sắc, gọi là Phíc-khú do đang bài trừ chư pháp bất thiện và tội ác, gọi là Phíc-khú do đã bài trừ chư pháp bất thiện và tội ác, gọi là Phíc-khú do trừ phiền não bằng cách riêng phần, gọi là Phíc-khú do trừ phiền não bằng cách không riêng phần, bực hữu học gọi là Phíc-khú, bực phi hữu học phi vô học gọi là Phíc-khú, bực trụ trong pháp cao siêu gọi là Phíc-khú, bực hợp với pháp mỹ lệ gọi là Phíc-khú, người đầy đủ trong sạch gọi là Phíc-khú, người hiệp với pháp lõi gọi là Phíc-khú, người xuất gia theo chế định tứ bạch Yết Ma không hư đáng với địa vị do hòa hợp với tăng gọi là Phíc-khú.

602.

* Câu nói giới bổn tức là giới để nương thành bực sơ, thành y chỉ, thành cơ quan thu thúc, thành cơ quan cẩn thận, thành cơ quan đại diện, thành cơ quan chủ trương hầu vào đến với chư pháp thiện.

* Câu nói thu thúc tức là cách không thái quá của thân, cách không thái quá của lời nói, cách không thái quá của thân và lời nói.

* Câu nói thành người đã thu thúc có giải rằng là bực đã nhập đáo, đi đến hoàn thành rồi, đã vào đến hoàn toàn, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với thu thúc giới bổn ấy. Do nhân đó mới gọi người đã thu thúc theo giới bổn.

603.

Câu nói trụ có giải rằng: Trụ liền nhau, trụ phẩm hạnh hành vi, trụ gìn giữ, trụ cho hành động, trụ dạo đi, trụ đình chỉ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

604.

* Câu nói đã hoàn toàn với phẩm hạnh và du hành có giải rằng phẩm hạnh vẫn có, phi phẩm hạnh vẫn có.

- Trong hai cách nầy mà phi phẩm hạnh đó ra sao? Như là sự thái quá bằng thân, thái quá bằng lời nói, thái quá cả thân và tâm. Như thế gọi là phi phẩm hạnh. Hay là tất cả người phá giới đều kêu là phi phẩm hạnh. Cũng có Phíc-khú trong Tông giáo nầy nuôi mạng bằng cách cho tre, hoặc bằng cách cho lá cây, hoặc bằng cách cho bông cây, hoặc bằng cách cho trái cây, hoặc bằng cách cho phấn để thoa, hoặc bằng cách cho cây chà răng, hoặc bằng cách nói bợ đỡ làm cho họ mến, hoặc bằng cách nói khi thật khi chơi đồng như canh đậu, hoặc cách thành người giữ con, hoặc bằng cách tay sai tại gia, hoặc bằng cách tà mạng hay trong một cách nào mà Phật ngài chê trách. Như thế gọi là phi phẩm hạnh.

- Phẩm hạnh đó ra sao? Như là sự không thái quá bằng thân, không thái quá bằng lời nói hay không thái quá cả thân và lời nói. Như thế gọi là phẩm hạnh. Thu thúc tất cả giới cũng gọi là phẩm hạnh. Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị vẫn không nuôi mạng bằng cách cho lá cây, không nuôi mạng bằng cách cho bông cây, không nuôi mạng bằng cách cho trái cây, không nuôi mạng bằng cách cho phấn thoa, không nuôi mạng bằng cách cho cây chà răng, không nuôi mạng bằng cách nói bợ đỡ cho họ thích, không nuôi mạng bằng cách nói khi thật khi chơi tợ hồ như canh đậu, không nuôi mạng bằng cách thành người nuôi con nít, không nuôi mạng bằng cách làm tay sai cho tại gia, không nuôi mạng sống bằng cách tà mạng mà Đức Phật ngài đã phán dù trong một cách nào. Như thế gọi là phẩm hạnh.

* Câu nói du hành (gocara) có giải rằng: Du hành cũng có, phi du hành cũng có.

- Trong hai cách đó mà phi du hành ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị thành người dạo đi trong sở của gái lầu xanh, hoặc dạo đi nơi góa phụ, hoặc dạo đi nơi chỗ gái góa, hoặc dạo đi nơi chỗ của bán nam bán nữ, hoặc dạo đi nơi Phíc-khú Ni, hoặc dạo đi nơi tiệm rượu, hoặc thành người hỗn hợp với vua hay đại thần của vua, hoặc phú trưởng giả, hoặc giáo chủ của ngoại giáo, hoặc đệ tử của ngoại giáo, bằng cách hỗn hợp với cư sĩ mà không thích hợp với dòng giống nào mà không có đức tin, không kính trọng, chỗ không đáng đến hay ưa chửi hoặc rủa, thích với sự tàn hại, không ưa những sự vật liên quan lợi ích, chẳng thích với sự núi non, không ưa liên quan với sự vật lợi ích như là Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mà Phíc-khú tìm kiếm đến thân tộc hoài hoài. Nhận thấy bằng cách đó mới gọi là phi du hành.

- Du hành đó ra sao?

- Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị không dạo đi nơi dâm phụ, không dạo đi nơi quả phụ, không dạo đi nơi gái góa, không dạo đi nơi chỗ phi nam nữ, không dạo đi nơi Phíc-khú Ni, không dạo đi nơi tiệm rượu, không hỗn hợp với vua hay đại thần của vua, hoặc chủ tôn giáo ngoại hay đệ tử ngoại giáo, cũng không trà trộn với cư sĩ bằng cách không thích hợp hay là thân tộc nào.

- Nếu những thân tộc nào có đức tin, có kỉnh trọng thành chỗ đáng tới lui, thường đến với bực mặc đồ hoại sắc, hoặc nếu có bực tu hành nên hằng tới lui, thành người ưa sự tiến hóa, ưa đồ vật liên quan lợi ích, ưa với núi non, ưa với sự liên quan lợi ích như là Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mà Phíc-khú ấy không thường tới lui với bà con thân quyến. Nếu nhận thấy cách đó mới gọi là du hành.

Phíc-khú thành bực đã đáo cận… hiệp với phẩm hạnh và du hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là đầy đủ phẩm hạnh và du hành bằng cách như thế.

605.

Câu nói thấy những nạn lỗi lối chừng chút đỉnh mà lỗi chừng chút đỉnh đó ra sao? Những lỗi chừng chút đỉnh đó là thấp thỏi, nhẹ nhành cho lỗi nhẹ nhàng nên thu thúc, nên cẩn thận, nên làm bằng tâm phát ra liên quan với tác ý. Những như thế gọi là cách thấy lỗi lối chừng chút ít. Phíc-khú thành bực thấy lỗi, thấy nạn, thấy sự xấu xa và thấy cách chiết trừ ra cho khỏi trong những lỗi mà có chút ít đó. Do nhân ấy mới gọi là thấy những nạn lỗi lối chừng chút ít.

606.

Câu nói đã nguyện thọ đang hành trong điều học mà điều học đó ra sao?

- Điều học có bốn: Một là điều học của Phíc-khú gọi là Phíc-khú điều học, hai là điều học của Phíc-khú Ni gọi là Phíc-khú Ni điều học, ba là điều học của thiện nam gọi là thiện nam điều học, bốn là điều học của tín nữ gọi là tín nữ điều học. Những thế gọi là điều học.

- Phíc-khú nguyện thọ những điều học đối với những điều học nguyện thọ, nguyện thọ hết tất cả điều học không chừa, bằng lối sẽ phải thực hành tất cả rồi vẫn thực hành trong điều học như thế. Do nhân đó mới gọi là nguyện thọ rồi vẫn thực hành theo tất cả điều học.

607.

Câu nói thu thúc trong lục quyền có giải rằng sự thành người thu thúc trong lục quyền vẫn có, sự thành người không thu thúc trong lục quyền vẫn có.

- Trong hai cách nầy mà sự thành người không thu thúc lục quyền đó ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy cũng có vị đã thấy sắc bằng nhãn, vẫn thành người chấp theo tướng chánh, chấp theo tướng phụ thì chư pháp bất thiện tội lỗi như là tham ác và ưu phải tươm theo người ấy là người đang không thu thúc nhãn quyền. Do cách không thu thúc nhãn quyền thành nhân mới không thu thúc nhãn quyền đó, không gìn giữ nhãn quyền đó, không đến cách thu thúc trong nhãn quyền đó. Đã nghe tiếng bằng tai… đã hửi hơi bằng mũi… đã nếm vị bằng lưỡi… đã đụng chạm bằng thân… đã biết cảnh pháp bằng tâm, thành người chấp tướng chánh, chấp tướng phụ thời pháp bất thiện tội lỗi như là tham ác và ưu mới tươm theo người ấy, người đang không thu thúc quyền. Do cách không thu thúc quyền nào thành nhân thời không thực hành để thu thúc quyền ấy, vẫn không gìn giữ quyền ấy, vẫn không có cách thu thúc trong quyền đó. Sự không bảo trì, thái độ không bảo trì, cách không gìn giữ, cách không thu thúc với lục quyền. Những thế gọi là thành người không thu thúc trong lục quyền.

- Người thu thúc trong lục quyền đó ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị đã thấy sắc bằng nhãn, vẫn thành người không chấp tướng chánh, không chấp tướng phụ thời các pháp bất thiện tội lỗi như là tham ác và ưu mới không tươm theo người đó là bực vẫn thu thúc nhãn quyền. Do cách thu thúc nhãn quyền làm nhân mới thực hành hầu thu thúc nhãn quyền đó, vẫn gìn giữ nhãn quyền đó, rất thu thúc trong nhãn quyền đó. Đã nghe tiếng bằng nhĩ… đã hửi hơi bằng mũi… đã nếm vị bằng lưỡi… đã đụng chạm bằng thân… đã biết cảnh pháp bằng tâm, vẫn thành người không chấp tướng chánh, cũng không chấp tướng phụ, thời pháp bất thiện hay tội lỗi như là tham ác và ưu mới không tươm theo người ấy là người đang thu thúc quyền đó. Cách thu thúc quyền như thế mới thành nhân.Vẫn thực hành hầu thu thúc ý quyền ấy, rất gìn giữ ý quyền đó, vẫn khắn khít gìn giữ trong ý quyền đó thì sự bảo trì, thái độ bảo trì, cách gìn giữ, cách thu thúc với lục quyền. Những như thế gọi là thành người thu thúc trong lục quyền.

Phíc-khú đã thành bực thân cận… đã hiệp với sự thành người thu thúc trong lục quyền ấy. Do nhân đó mới gọi là thu thúc trong lục quyền.

608.

Câu nói tri độ thực mà tri độ thực cũng có, bất tri độ thực cũng có.

- Bất tri độ thực đó ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị không khéo quán tưởng vật thực độ để chơi, ăn bằng cách ham mê, để cho có nhan sắc tốt đẹp, để đặng mập mạp thành người không tri túc, không tri độ thực, cách không quán tưởng trong vật thực. Như thế gọi là sự thành người bất tri độ thực.

- Thành người tri độ thực ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị quán tưởng khéo như vầy ta đây ăn chẳng phải để chơi, ăn chẳng phải để ham mê, ăn chẳng phải để cho có sắc đẹp, ăn chẳng phải để cho mập mạp, ta độ vật thực chỉ để cho thân còn sống, cho mạng quyền hiện hành, để cho hết đói trợ giúp phạm hạnh bằng phương tiện nầy ta sẽ hạn chế đặng cái thọ cũ và sẽ không cho cái thọ mới phát sanh, thành tựu của mạng quyền, sự không có lỗi và cách ở nơi núi non sẽ có cho ta, quán tưởng như thế rồi mới độ có sự tri túc, sự tri độ, cách quán tưởng trong vật thực đó. Như thế gọi là sự thành người tri độ thực.

Phíc-khú đã thành bực thân cận… đã hợp với sự thành bực tri độ trong vật thực ấy. Do nhân đó mới gọi là tri độ thực.

609.

Phíc-khú thành bực hiệp sự tinh tấn luôn từ canh đầu cho đến canh chót ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy rửa lòng trong sạch, ly pháp cản tâm không cho đắc chứng sự tốt, rửa bằng cách đi kinh hành, bằng cách ngồi cả ngày, rửa lòng cho sạch hết, lìa pháp ngăn cản tâm không cho đắc chứng sự tốt bằng cách đi kinh hành, cách ngồi luôn từ canh đầu đêm thành tựu sư tử ngọa bằng cách nằm nghiêng, tay mặt, chồng hai chân lên nhau, có chánh niệm lương tri, tâm quán tưởng luôn đến canh chót của đêm rồi dậy rửa lòng trong sạch lìa pháp trở ngại của tâm mà không cho đắc chứng sự tốt, rửa với cách đi kinh hành, cách ngồi luôn đến canh chót của đêm, thực hành bằng cách như thế Phíc-khú ấy mới gọi là bực hiệp với sự tinh tấn luôn sơ canh cho đến mạt canh.

610.

* Câu nói sự tinh tấn mà thành liên tiếp tức là cách mở mối siêng năng tâm trong tâm… chánh tinh tấn.

* Câu nói tuệ mà gìn giữ bảo trì ta tức là trí tuệ hay thái độ biết rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến.

611.

Câu nói tu tiến pháp đẳng giác mà đẳng giác đó ra sao? Như là thất giác chi tức là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Những pháp như thế gọi là pháp đẳng giác mà Phíc-khú vẫn sử dụng tu hành nhiều với những pháp đẳng giác ấy. Do nhân đó mới gọi là pháp đẳng giác.

612.

* Thế nào là Phíc-khú thành bực vẫn biết rõ như thường trong sự bước đi phía trước và lui trở lại phía sau? Thành bực vẫn biết rõ như thường trong cách ngó phía trước và ngó phía trái phía mặt, thành bực vẫn biết rõ như thường trong cách co thân vô, ngay thân ra, vẫn thành người biết rõ như thường trong cách đắp y tăng già lê, trì bình và mặc y, vẫn thành người biết rõ như thường trong khi ăn uống nhai và nếm vị, vẫn thành người biết rõ như thường trong khi đại tiện và tiểu tiện, vẫn thành người biết rõ như thường trong khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói và nín? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có chánh niệm, lương tri, bước đi phía trước có chánh niệm lương tri, lui lại phía sau có chánh niệm lương tri, dòm ngó phía trước có chánh niệm lương tri, day ngó phía bên trái bên phải có chánh niệm lương tri, co thân vào có chánh niệm lương tri, ngay thân ra có chánh niệm lương tri, trong cách đắp y tăng già lê mang bát và những y vai trái có chánh niệm lương tri, trong cách ăn uống nhai và nếm vị có chánh niệm lương tri, trong cách đại tiện và tiểu tiện có chánh niệm lương tri, trong cách đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói và nín cũng có chánh niệm lương tri.

- Câu nói niệm mà niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách nhớ ghi, thường nhớ, nhớ theo, nhớ lại, thái độ nhớ đặng, sự nhớ chắc, cách không quên, không lơ lãng cũng gọi là niệm, niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Như thế gọi là niệm (sati).

- Nói lương tri mà lương tri đó ra sao?

- Như là tuệ hay thái độ biết rõ, sự lựa chọn, cách lựa chọn, sự trạch pháp, sự chăm chú, sự quán sát, sự rất quán sát, sự rất quán sát đơn phương, trạng thái hiểu biết, trạng thái khôn lanh, trạng thái biết chừa bỏ, sự biết rõ rệt, sự quán xét, sự trắc nghiệm. Tuệ như đại địa, tuệ là cơ quan bài trừ phiền não, tuệ như kẻ dẫn đường, sự nhận thấy rõ, sự biết rõ, tuệ như gươm bén, tuệ tức là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như hoàng cung, tuệ là sáng suốt, tuệ là ánh sáng, tuệ như ngọn đèn, tuệ như ngọc, cũng gọi vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là lương tri.

- Phíc-khú thành bực đáo cận… đã hiệp với chánh niệm lương tri ấy bằng cách như thế. Do cách thực hành lối ấy, Phíc-khú mới đặng gọi là có chánh niệm lương tri. Bước tới bước lui phía trước có chánh niệm lương tri; trở lại phía sau có chánh niệm lương tri; dòm ngó phía trước có chánh niệm lương tri, xoay ngó phía trái phải có chánh niệm lương tri; co thân vào có chánh niệm lương tri; ngay thân ra có chánh niệm lương tri; trong cách đắp y tăng già lê, mang bát và mặc y vai trái có chánh niệm lương tri; trong cách ăn uống nhai và nếm vị đều có chánh niệm lương tri; trong cách đại tiện và tiểu tiện có chánh niệm lương tri; trong cách đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, nín cũng đều có chánh niệm lương tri.

613.

Nói thanh tịnh có giải như vầy: Những nơi chỗ nào sẽ ở, nơi gần những chỗ ở đó không lộn xộn với những tại gia, xuất gia. Do nhân ấy, chỗ đó mới gọi là thanh tịnh. Dù cho chỗ nào sẽ ở nơi xa nhưng chỗ đó không lộn xộn với những tại gia hay xuất gia. Do nhân ấy chỗ đó cũng gọi là thanh tịnh.

614.

Câu nói tọa cụ có giải như vầy: Tọa ngọa cụ tức là đơn, tọa ngọa cụ cũng là ghế, tọa ngọa cụ cũng là chỗ nằm, tọa ngọa cụ cũng là gối, tọa ngọa cụ cũng là chỗ ở, tọa ngọa cụ cũng là mái hiên, tọa ngọa cụ cũng là cung điện, tọa ngọa cụ cũng là lâu đài, tọa ngọa cụ cũng là nhà lồng, tọa ngọa cụ cũng là chỗ ngủ nghỉ, hoặc chỗ kín khuất, tọa ngọa cụ cũng là hang, tọa ngọa cụ cũng là bóng cây, tọa ngọa cụ cũng là đám tre. Hoặc Phíc-khú thường ở trong chỗ nào thì chỗ ấy gọi là tọa ngoạ cụ.

615.

Câu nói nương tức là nương ở đàng hoàng, vào ở, tọa ngọa cụ mà thanh tịnh ấy. Do nhân đó mới gọi là nương.

616.

Gọi rừng tức là ngoài phạm vi tất cả xóm nhà.

617.

Nói bóng cây… có giải rằng: Là cái tàng (lọng) là bóng cây là sơn nham (núi), kẹt núi, huyệt là hang trong núi, táng địa (là nghĩa trang), không địa (là chỗ trống), cỏ bỏ (là ruộng hoang).

618.

Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ ở xa. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ là rừng rậm. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ ở đáng kinh sợ. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ ở đáng sợ run rẩy. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ chót vót. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ chỗ không gần với nhân loại. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ tìm sự tu tiến khó đặng.

619.

Câu nói chỗ không có tiếng quấy nhiễu là mặc dầu chỗ ở gần nhưng không có ồn ào do bực xuất gia hay người thế tục. Vì nhân đó mới gọi là không có tiếng quấy nhiễu. Hay những chỗ ở dù xa mà cũng không có ồn ào do bực xuất gia hay tại gia; vì nhân đó mới gọi là chỗ ấy không có tiếng quấy nhiễu.

620.

Câu nói chỗ không có tiếng rần rộ có nghĩa là chỗ nào mà không có tiếng quấy nhiễu, đó gọi là chỗ không có tiếng rần rộ. Chỗ nào không có tiếng rần rộ, chỗ đó gọi là chỗ ít người vãng lai. Chỗ ít người vãng lai đó gọi là chỗ không có người lộn xộn. Chỗ không có người lộn xộn đó gọi là chỗ đáng ẩn.

621.

Gọi là hoặc vào rừng, hoặc ở bóng cây, hoặc ở nhà trống như là người đi rừng, người đi ở bóng cây, hoặc người đi vào ở trong nhà không.

622.

Nói ngồi kiết già tức là thành người ngồi kiết già.

623.

Nói thân ngay thẳng tức là để thân cho ngay, dựng thân ngay thẳng.

624.

Nói để chánh niệm chong ngay đề mục mà chánh niệm đó ra sao? Như là sự chăm chú, hằng chăm chú… chăm chú đúng đắn. Như thế gọi là niệm, mà niệm đây đặt để ngay chót mũi, trên môi đã nhuần nhã. Do nhân đó mới gọi là để niệm chong ngay đề mục.

625.

* Nói trừ tham ác nơi đời mà tham ác đó ra sao? Như là sự mong mỏi, rất mong mỏi… cách mong mỏi nặng nề của tâm. Thế gọi là tham ác.

* Đời đó ra sao? Đời là ngũ thủ uẩn. Như thế gọi là đời.

Nếu mà tham ác ấy vắng lặng êm ái, rất êm ái, tắt đi, tắt đặng êm thắm, bị làm cho điêu tàn tiêu mất, làm cho khô héo, rất khô héo, đã lìa khỏi đời. Do nhân đó mới gọi là trừ đặng tham ác nơi đời.

626.

Nói tâm xa lìa tham ác mà tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… thuộc ý thức giới. Như thế gọi là tâm; mà tâm ấy đặng xa lìa tham ác. Do nhân đó gọi là tâm xa lìa tham ác.

627.

Nói trụ đó ra sao? Nói trụ là đang liên quan nhau, đang hành động, đang gìn giữ, đang cho hành vi, đang hiện hành, đang du hành, đang tạm trụ. Do nhân đó gọi là trụ (viharati).

628.

* Nói rửa tâm cho sạch tham ác mà tham ác đó ra sao? Như là sự dục vọng, rất dục vọng… dục vọng nặng nề của tâm. Đó gọi là tham ác.

* Tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy rửa cho hết, hết trọi đặc biệt, cho rảnh khỏi xa lìa ác ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa tâm trong sạch xa lìa tham ác.

629.

Trừ sân độc ác hại, mà sân độc là một và ác hại là một.

- Sân độc đó ra sao? Như là sự quá sân giận, oán thù, sự bực lòng, quá bực lòng, rất bực lòng, cách giận dữ, quá giận dữ, rất giận dữ của tâm. Hay là tâm quá giận, ý quá sân, phẩn nộ, thái độ phẩn nộ, cách phẩn nộ, giận lung, sự độc ác, thái độ độc ác, quá độc ác, tính độc ác, mưu độc ác, thái độ dữ dằn xấu xa, hoặc sự không hiền hậu và cách không ưa của tâm. Như thế gọi là sân ác.

- Ác hại trong khi có ra sao? Sân ác nào độc hại, sân ác đó gọi là độc hại.

Sân ác và độc hại êm ái vắng lặng, rất vắng lặng, dục tắt, mà dục tắt bặt dứt, bị làm cho điêu tàn, làm cho hẳn điêu tàn, bị làm cho khô héo, hẳn khô héo, rốt cuộc làm cho ly biệt mất. Do nhân đó mới gọi là trừ sân ác và độc hại bằng cách như thế.

630.

Nói tâm không sân ác mà tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm mà tâm ấy không sân ác. Do nhân ấy mới gọi là tâm không sân ác.

631.

Nói trụ đó ra sao? Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… tạm trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

632.

Nói rửa lòng trong sạch lìa sân ác độc hại mà sân ác là một và độc hại là một.

- Sân ác trong khi có ra sao? Như là sự quá sân giận, oán thù, sự bực lòng, quá tức, rất bực lòng, cách giận dỗi, rất giận dỗi của tâm; hay là tâm quá giận, ý quá sân, phẩn nộ, thái độ phẩn nộ, cách phẩn nộ, giận lun, sự độc ác, thái độ độc ác, quá độc ác, tính ác độc, mưu độc ác, thái độ dữ dằn xấu xa hoặc không hiền hậu và cách không ưa của tâm. Như thế gọi là sân ác.

- Độc hại đó ra sao? Sân ác nào độc hại thì sân ác đó gọi là độc hại.

- Tâm đó ra sao? Như là chủ trương trong phần biết cảnh, cũng gọi ý, cũng gọi tâm địa… thuộc ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà Phíc-khú phải rửa tâm cho hết, hết đặc biệt, đặng trong sạch xa lìa đặc biệt, rảnh khỏi tham ác và độc hại ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa lòng trong sạch lìa sân ác và độc hại bằng cách như thế.

633.

Nói đã trừ hôn trầm thùy miên mà hôn trầm là một và thùy miên là một.

- Trong hai thứ đó mà hôn trầm ra sao? Như là sự không tương xứng, sự không thích hợp công chuyện, sự sụt sè, sự lui sụt của tâm, sự thối quá, thái độ thối quá, trạng thái thối quá, sự cuốn lại, trạng thái cuốn lại của tâm. Như thế gọi là hôn trầm.

- Thụy miên trong khi có ra sao? Như là sự không vừa với cảnh, sự không thích hợp với công chuyện, sự bần thần, sự ngầy ngật, sự dã dượi, sự buồn ngủ, cách muốn ngủ, thái độ muốn ngủ, sự ngủ gục hiện nơi thân. Như thế gọi là thụy miên.

Nếu mà hôn trầm và thụy miên đặng yên tịnh, vắng lặng, rất vắng lặng, diệt tắt, diệt tắt bằng cách yên ổn hay là bị làm cho điêu tàn, làm cho rất điêu tàn, làm cho khô khan, làm cho rất khô khan, đã bị làm cho xa lìa. Do nhân đó mới gọi là đã đặng trừ hôn trầm, thụy miên bằng cách như thế.

634.

* Nói thành người xa lìa hôn trầm, thụy miên nghĩa là bực rảnh khỏi hôn trầm, thụy miên bởi vì Phíc-khú đã buông bỏ, đã giải phóng, đã trừ, đã ói ra, đã bỏ giao hoàn, vì đã bỏ và giao hoàn hôn trầm, thụy miên ấy. Do nhân đó mới gọi là thành bực xa lìa hôn trầm, thụy miên bằng cách như thế.

* Còn nói trụ có nghĩa là vẫn liên hệ nhau… tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

635.

Câu nói có tưởng quang minh mà tưởng đó ra sao? Như là cách nhớ, thái độ nhớ, sự nhớ. Như thế gọi là tưởng mà tưởng quang minh nầy là khai hóa trong sạch. Do nhân đó mới gọi là có tưởng quang minh.

636.

* Câu nói có chánh niệm lương tri mà chánh niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, sự hằng nhớ… nhớ chơn chánh. Như thế gọi là chánh niệm.

* Lương tri đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ hiểu rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là lương tri. Là Phíc-khú thành bực đã vào đến… đã hợp với chánh niệm và lương tri ấy. Do nhân đó mới gọi là có chánh niệm lương tri bằng cách như thế.

637.

Nói rửa tâm cho sạch lìa hôn trầm, thụy miên mà hôn trầm là một và thụy miên là một.

- Trong hai thứ nầy mà hôn trầm đó ra sao? Như là sự không tương xứng với tâm… trạng thái rút thun lại của tâm. Như thế gọi là hôn trầm.

- Thụy miên đó ra sao? Như là sự không tương xứng… tư cách sở hữu tâm sai khiến buồn ngủ. Như thế gọi là thụy miên.

- Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương trong sự biết cảnh, cũng gọi ý, cũng gọi tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà Phíc-khú rửa tâm ấy cho sạch hết, cho hết trọi trong sạch đặng xa lìa đặc biệt vì rảnh khỏi xa lìa hôn trầm, thụy miên ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa tâm cho sạch lìa hôn trầm, thụy miên.

638.

Nói đã trừ đặng trạo hối mà phân hai thành phóng dật và hối hận.

- Trong hai thứ nầy, mà phóng dật đó ra sao? Như là sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, cách tâm lăng xăng, sự lao chao của tâm. Như thế gọi là phóng dật.

- Hối hận đó ra sao? Như là sự chấp rằng quan trọng trong cách không quan trọng, sự chấp rằng không quan trọng trong cách quan trọng, sự chấp rằng có lỗi trong cách không có lỗi, sự chấp rằng không có lỗi với cách có lỗi; sự bực tức, thái độ bực tức, trạng thái bực tức, tâm nóng nảy, tâm rộn ràng. Nếu có trạng thái như thế gọi là hối hận.

Nếu phóng dật và hối hận ấy yên tịnh, vắng lặng càng vắng lặng diệt mất, diệt bằng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, làm cho thật điêu tàn, bị làm cho khô héo rất khô héo và rốt cuộc đã làm cho xa lìa. Do nhân đó mới gọi là đã đặng trừ trạo hối bằng cách như thế.

639.

Câu nói thành người không phóng dật là bực Phíc-khú không tán loạn, do buông bỏ thả ra, xả bỏ, quyên trừ, buông giao lại và đã ói mửa trạo hối rồi. Do nhân đó mới gọi là người không phóng dật.

640.

* Gọi trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… vẫn tạm trú. Do nhân đó mới gọi là trụ.

* Câu nói bên trong tức là bên trong phần ta.

* Câu nói có tâm vắng lặng mà tâm đó ra sao? Như là chủ trương trong sự biết cảnh, cũng gọi ý, cũng gọi tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy thanh tịnh, vắng lặng, rất thanh tịnh vắng lặng bên trong. Do nhân đó mới gọi là có tâm vắng lặng bên trong.

641.

Câu nói rửa lòng cho sạch lìa trạo hối mà phân ra phóng dật và hối hận.

- Trong hai thứ đó mà phóng dật ra sao? Sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, tâm lao chao, sự rộn ràng của tâm. Như thế gọi là phóng dật.

- Hối hận trong khi có ra sao? Như là sự chấp rằng đáng trong chỗ không đáng… ý hối tiếc do có trạng thái như thế mới gọi là hối hận.

642.

Tâm trong khi có ra sao? Như là chủ trương trong sự biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà Phíc-khú rửa tâm ấy cho hết trọi, hết đặc biệt cho trong sạch, cho khỏi, cho khỏi đặc biệt, cho vượt khỏi, xa lìa phóng dật, hối hận ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa lòng cho lìa trạo hối.

643.

Nói đã đặng trừ hoài nghi mà hoài nghi ra sao? Như là sự nghi hoặc, thái độ hồ nghi, sự nghi nan, sự suy xét thấy khác biệt không thể quyết đoán cảnh đặng, sự thấy thành hai khía cạnh, sự nhận thấy như đường rẽ hai, sự hoài nghi không tính trọn một phía, nghĩ ngợi lơ thơ, tính toán dần dừ, sự không thể quyết định cho đặng, tâm dụ dự, cách lừng chừng của tâm. Như thế gọi là hoài nghi; mà hoài nghi ấy yên tịnh vắng lặng, rất vắng lặng, tắt đi, tắt bằng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo, rốt cuộc đã xa lìa. Do nhân đó mới gọi là trừ đặng hoài nghi.

644.

Câu nói thành người đã vượt khỏi hoài nghi giải rằng là đã thành bực lướt qua, lướt qua khỏi rồi, đã vượt ra khỏi hoài nghi ấy, đáo bỉ ngạn, đã đến bờ theo thứ lớp. Do nhân đó mới gọi là thành người vượt khỏi đặng với hoài nghi.

645.

Nói trụ nghĩa là vẫn liên quan nhau… vẫn tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

646.

Nói không có sự hoài nghi trong những pháp thiện nghĩa là không có nghi hoặc, không nghi nan, không có sự nghi nan, hết sự nghi hoặc, xa lìa sự hoài nghi trong những pháp thiện bằng hoài nghi ấy. Do nhân đó mới gọi là không có sự hoài nghi trong những pháp thiện.

647.

Nói rửa lòng cho sạch xa lìa hoài nghi mà hoài nghi đó ra sao? Như là cách hoài nghi, thái độ nghi hoặc, sự nghi hoặc… ý do dự, thái độ dùng dằng của tâm. Như thế gọi là hoài nghi.

Tâm trong khi có ra sao? Như là chủ trương trong sự biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà Phíc-khú rửa tâm ấy cho sạch hết, cho hết đặc biệt, cho trong sạch, cho khỏi, cho khỏi đặc biệt, cho vượt khỏi lìa hoài nghi ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa lòng cho sạch lìa hoài nghi.

648.

Nói trừ ngũ cái đã đặng như thế nghĩa là những ngũ cái ấy êm tịnh vắng lặng, càng vắng lặng diệt đi, tắt bằng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo, rốt cuộc phải đặng xa lìa. Do nhân đó mới gọi là trừ ngũ cái ấy đã đặng.

649.

Nói thành cơ quan phiền muộn của tâm tức là ngũ cái ấy là cơ quan phiền muộn của tâm.

650.

Nói làm cho tuệ bạt nhược nghĩa là tuệ mà chưa sanh không đặng sanh và tuệ đã sanh vẫn diệt do ngũ cái ấy. Bởi nhân đó mới gọi là làm cho tuệ bạt nhược.

651.

Nói tĩnh ly chư dục đã vắng lặng lìa chư pháp bất thiện mà dục đó ra sao? Như là sự vừa thích, cũng gọi tham, cũng gọi ái dục, cũng gọi muốn, cũng gọi dục dục, cũng gọi ham, cũng gọi tư duy, cũng gọi ưa nhiễm, thương yêu, cũng gọi dục lạc, tư duy dục lạc, cũng gọi mong mỏi. Những pháp ấy gọi là dục.

Chư pháp bất thiện đó ra sao? Như là sự dục dục, sân ác, hôn trầm, thụy miên, Trạo cử, hoài nghi. Những pháp ấy gọi là chư pháp bất thiện, mà Phíc-khú đã vắng lặng xa lìa dục vọng và những pháp bất thiện ấy. Do nhân đó mới gọi là đã tĩnh ly chư dục, vắng lặng lìa chư bất thiện bằng cách như thế.

652.

Nói hiệp với tầm, tứ nhưng tầm là một và tứ là một.

- Trong hai thứ nầy mà tầm đó ra sao? Như là sự nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi, cách suy tính, cách đem tâm dựa cảnh, cách đem tâm khắn khít vào cảnh, cách đem tâm đến cảnh, cũng gọi chánh tư duy. Như thế gọi là tầm.

- Tứ trong khi có ra sao? Như là sự chăm sóc, cách xem xét, cách coi chừng, hằng gìn giữ, rất gìn giữ, cách đem tâm gắn vào cảnh, hằng chăm nom cảnh cho tâm. Như thế gọi là tứ.

Mà Phíc-khú đã thành bực vào đến hiệp với tầm, tứ ấy rồi. Do nhân đó mới gọi là hiệp với tầm, tứ bằng cách như thế.

653.

Nói sanh từ định có nghĩa là những pháp đó như: tầm, tứ, hỷ, lạc nhất tâm đã sanh, đã đồng sanh, sanh ra rồi, trọn phần sanh ra rồi, đã hiện hành trong định ấy. Do nhân đó mới gọi là sanh từ định.

654.

Nói có hỷ, lạc mà hỷ là một và lạc là một.

- Trong hai thứ đó mà hỷ ra sao? Như là sự no lòng, sự mừng, sự rất mừng, sự phơi phới, sự hớn hở, sự vui bồng bột, tâm thỏa thích, mừng bằng cách chấn động, hớn hở vui tươi của tâm. Như thế gọi là hỷ.

- Lạc trong khi có ra sao? Như là sự vui lòng, tâm yên ổn, sự hưởng cảnh vui thành lạc sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh vui thành lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là lạc.

Mà lạc nầy đồng nhau sanh chung, hòa trộn với hỷ ấy. Do nhân đó mới gọi là có hỷ, lạc.

655.

Câu nói ban sơ tức là lần thứ nhất đếm theo thứ lớp của thiền ấy gọi là sơ thiền. Bởi vì bực tu đắc chứng lần đầu.

656.

Nói thiền tức là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.

657.

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, cách làm cho tỏ rõ, cách đắc, cách nhập, cách nhập sơ thiền lại của bực xuất gia.

658.

Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… vẫn tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

659.

Nói do tầm, tứ vắng lặng mà tầm là một và tứ là một.

- Trong hai thứ nầy mà tầm đó ra sao? Như là sự suy nghĩ, rất suy nghĩ… cũng gọi chánh tư duy. Như thế gọi là tầm.

- Tứ trong khi có ra sao? Như là sự chăm nom, cách xem xét, thường xem xét, rất xem xét, sự mà tâm gắn với cảnh, hằng gìn giữ cảnh cho tâm. Như thế gọi là tứ (vicāra).

Tầm và tứ ấy vắng lặng, rất vắng lặng, tắt mất, tắt cho đặng im đìm, sự làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, sự làm cho khô héo, thật khô héo rốt cuộc xa lìa. Do nhân đó mới gọi là do tầm, tứ vắng lặng bằng cách như thế.

660.

* Nói trong phần trong như là hiện hành thành của bên trong phần ta.

* Còn nói trong sạch tức là đức tin, thái độ tín, sự quyết tín, sự rất kỉnh trọng.

661.

Nói thành pháp độc đoán phát sanh cho tâm tức là trụ của tâm… chánh định.

662.

Nói vô tầm vô tứ mà tầm là một và tứ là một.

- Trong hai thứ đó mà tầm đó ra sao? Như là sự nghĩ ngợi, rất nghĩ ngợi… cũng gọi chánh tư duy. Như thế gọi là tầm.

- Tứ trong khi có ra sao? Như là cách chăm nom, sự xem xét, thường xem xét, rất xem xét, cách tâm dính cảnh, sự hằng gìn giữ cảnh cho tâm. Như thế gọi tứ (vicāra).

Tầm và tứ ấy vắng lặng, rất vắng lặng, diệt đi, diệt đặng im đìm, bị làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo rốt cuộc đã xa lìa. Do nhân đó mới gọi là vô tầm vô tứ bằng cách như thế.

663.

Nói sanh từ định là những pháp đó như là sự trong sạch do nhờ hỷ, lạc và nhất tâm đã sanh, đã sanh đủ, phát sanh ra rồi, đã phát sanh riêng phần, đã hiện bày trong định ấy. Do nhân đó mới gọi là sanh từ định.

664.

Nói hỷ, lạc mà hỷ riêng phần và lạc cũng riêng phần.

- Trong hai cách đó mà hỷ ra sao? Như là sự no lòng, sự mừng… tâm hớn hở. Như thế gọi là hỷ.

- Lạc trong khi có ra sao? Như là sự yên vui của tâm… thái độ hưởng cảnh yên vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là lạc.

Mà lạc ấy đồng sanh chung hòa trộn với hỷ. Do nhân đó mới gọi là có hỷ, lạc.

665.

Nói thứ hai tức là lần thứ hai, đếm theo thứ lớp của thiền ấy, kêu khép lại là nhị thiền vì là bực tu đắc lần thứ hai.

666.

Gọi thiền tức là sự trong ngần của hỷ, lạc và nhất tâm.

667.

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, cách làm cho tỏ rõ, cách đắc, cách nhập, cách nhập nhị thiền lại của bực xuất gia.

668.

Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… vẫn tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

669.

Nói do tiêu tán hỷ đặng nữa mà hỷ đó ra sao?

- Như là sự no lòng, sự mừng… sự rất mừng, sự phơi phới, sự hớn hở, sự vui bồng bộc, tâm thỏa thích, mừng bằng cách chấn động, tâm hớn hở vui tươi. Như thế gọi là hỷ.

- Hỷ ấy rất yên tịnh, vắng lặng, rất vắng lặng, diệt đi, tắt im đìm, bị làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo rốt cuộc đã xa lìa. Do nhân đó mới gọi là làm cho tiêu tan luôn hỷ.

670.

Nói thành bực có tâm xả mà xả đó ra sao? Như là sự buông bỏ, thản nhiên, thái độ thản nhiên nơi riêng phần hay sự trung bình của tâm. Như thế gọi là xả, mà Phíc-khú thành bực đã vào đến… hiệp với xả ấy rồi. Do nhân đó mới gọi là thành bực có tâm xả.

671.

Nói trụ đó ra sao? Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau, … vẫn tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

672.

* Nói có chánh niệm lương tri trong hai cách nầy mà niệm ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách hằng nhớ… nhớ đúng đắn. Như thế gọi là chánh niệm.

* Lương tri trong khi có ra sao? Như là tuệ hay thái độ hiểu rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là lương tri, mà Phíc-khú đó đã thành bực đến… hiệp với chánh niệm lương tri rồi. Do đó mới gọi là có chánh niệm lương tri bằng cách như thế.

673.

* Nói hưởng lạc bằng danh thân mà lạc đó ra sao? Như là sự yên ổn tâm, sự yên tâm, cách vui lòng, sự hưởng an vui từ ý xúc hay thái độ hưởng cảnh an vui từ ý xúc. Như thế gọi là lạc.

* Thân trong khi có ra sao? Như là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Như thế gọi là thân, mà Phíc-khú vẫn hưởng lạc bằng thân ấy. Do nhân đó mới gọi là hưởng lạc bằng danh thân.

674.

Nói thành thiền mà bực Thánh nhân khen ngợi người đắc, mà Thánh nhân đó ra sao? Như là Đức Phật và Thinh văn, đệ tử của Phật gọi là bực Thánh, mà chư Thánh đó khen ngợi trình bày chế định, đặt để, mở mang, phân chia làm cho rõ rệt, bố cáo cho người đắc thiền ấy. Do nhân đó gọi là thành thiền mà chư Thánh khen ngợi người đắc thiền.

675.

* Nói thành người có tâm xả, có chánh niệm, vẫn đặng an vui mà xả đó ra sao? Như là sự tự nhiên, thái độ tự nhiên, sự chăm chú, đơn độc, sự trung bình của tâm. Như thế gọi là xả.

* Niệm trong khi có ra sao? Như là nhớ đặng, sự hằng nhớ… cách nhớ chơn chánh. Như thế gọi là niệm.

* Lạc trong khi có ra sao? Như là sự yên vui của tâm, tâm an vui, sự hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là lạc, mà Phíc-khú hiệp với xả, niệm và lạc ấy vẫn liên quan phẩm cách hành động, vẫn bảo trì, vẫn hành vi, đang hành vi, đang dạo đi, đang tạm trụ. Do nhân đó mới gọi là thành bực có tâm xả, có chánh niệm, vẫn an vui bằng cách như thế.

676.

Nói thứ ba là thứ lớp của cách đếm thiền ấy, thuộc về thứ ba gọi là tam thiền, do bực tu tiến đắc lần thứ ba.

677.

Nói thiền tức là xả, niệm, lương tri, lạc và nhất tâm (ekaggatā).

678.

Nói đắc chứng tức là cách đặng, cách đặng lại nữa, cách đến, sự đến, cách đúng đắn, cách làm cho rõ, cách chứng tam thiền.

679.

* Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

680.

Nói do trừ lạc khổ đặng mà lạc riêng và khổ riêng.

- Trong hai thứ đó mà lạc ra sao? Như là sự thích thân, sự sướng thân, sự hưởng cảnh thích sanh từ thân xúc hay thái độ hưởng cảnh thích sướng sanh từ thân xúc. Như thế gọi là lạc.

- Khổ trong khi có ra sao? Sự không thích thân, sự khổ thân, sự hưởng cảnh không thích thành khổ sanh từ thân xúc. Như thế gọi là khổ.

Lạc và khổ ấy vẫn yên tịnh vắng lặng, rất vắng lặng, diệt bằng cách êm đềm, bị làm cho điêu tàn, hẳn điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo, rốt cuộc rồi làm cho xa lìa khỏi. Do nhân mới gọi là lạc khổ bằng cách như thế.

681.

Nói do hỷ, ưu diệt, diệt bặt đã rồi mà ưu hỷ riêng nhau.

- Trong hai thứ đó mà hỷ ra sao? Như là sự yên ổn của tâm, sự an vui của tâm, sự hưởng cảnh vui sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là hỷ.

- Ưu trong khi có ra sao? Như là sự không an tâm, sự khổ trong tâm, sự hưởng cảnh không vui thành khổ sanh từ ý xúc. Hay thái độ hưởng cảnh không vui thành khổ sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu.

Mà hỷ và ưu ấy êm tịnh, vắng lặng, rất vắng lặng diệt mất, diệt bằng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, vẫn điêu tàn, bị làm khô héo thật khô héo, rốt cuộc đã làm cho lìa khỏi trước rồi. Nhân đó mới gọi là do hỷ ưu diệt trọn đã rồi bằng cách như thế.

682.

Nói vô khổ vô lạc nghĩa là không có sự tâm yên và cũng không có sự tâm không yên vui, chỉ có hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc hay chỉ có thái độ hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Do nhân đó mới gọi là vô khổ vô lạc.

683.

* Nói có chánh niệm đầy đủ do xả mà xả đó ra sao? Như là sự tự nhiên, thái độ tự nhiên, sự chăm chú đơn độc, sự trung bình của tâm. Như thế gọi là xả.

* Niệm trong khi có ra sao? Như là sự nhớ đặng, sự hằng nhớ… sự nhớ ghi chơn chánh. Như thế gọi là niệm, mà niệm ấy mở mang sạch sẽ, trong trẻo do xả ấy. Do nhân đó mới gọi là có niệm trong sạch do xả.

684.

Nói thứ tư tức là đếm theo thiền ấy, thứ tư gọi là tứ thiền, do bực tu tiến đắc lần thứ tư.

685.

Nói thiền tức là xả, niệm, nhất tâm.

686.

Nói đắc chứng tức là sự trúng, cách đến, cách làm cho tỏ rõ, cách đắc, cách nhập lại và sự đắc chứng tứ thiền.

687.

Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… đang tạm ở. Do nhân đó mới gọi là trụ.

688.

Nói do lướt qua tưởng sắc bằng mọi cách mà tưởng sắc đó ra sao? Như là sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng của bực tu tiến nhập thiền Sắc giới, hoặc của bực sanh về cõi Sắc giới hay là bực La-hán trụ lạc pháp kiến. Như thế gọi là tưởng sắc.

Mà Phíc-khú đã vượt khỏi, đã qua, đã qua khỏi với những tưởng sắc ấy. Vì nhân đó mới gọi là do vượt qua tưởng sắc bằng mọi cách.

689.

Nói do sự diệt của cùn khốn tưởng (paṭighasaññā) mà cùn khốn tưởng đó ra sao? Như là tuởng sắc, tưởng thinh, tưởng khí, tưởng vị, tưởng xúc. Những thế gọi là cùn khốn tưởng, mà những cùn khốn tưởng ấy yên tịnh, vắng lặng, rất vắng lặng diệt mất, diệt mất bắng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, vẫn điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo rốt cuộc rồi bị làm cho xa lìa. Vì nhân đó mới gọi là sự diệt của cùn khốn tưởng (paṭighasaññā).

690.

Nói do không tác ý với cách tưởng dị mà tưởng dị đó ra sao? Như là sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng của bực không nhập thiền, đều đồng với ý giới, hoặc đều đồng với ý thức giới. Những thế gọi là tưởng dị.

Mà Phíc-khú vẫn không tác ý cách tưởng dị thế đó. Vì nhân đó mới gọi là do không tác ý với tưởng dị.

691.

Nói hư không không cùng tột mà hư không đó ra sao? Như là trống rỗng thường gọi là hư không, sự trống thường gọi là trống rỗng, lỗ trống thường gọi là trống không mà sắc tứ đại sung không đụng chạm. Như thế gọi là hư không, mà Phíc-khú chăm chú tâm thuần thục, rải lòng không cùng tột trong hư không ấy. Nhân đó mới gọi là hư không không cùng tột.

692.

Câu nói Không vô biên xứ tức là tâm và sở hữu của bực nhập thiền Không vô biên xứ; hoặc của bực sanh trong cõi Không vô biên xứ, hoặc của bực La-hán trụ lạc kiến pháp.

693.

Nói đắc chứng tức là đặng, đến, trúng, nhập lại làm cho rõ rệt, chứng đến bực Không vô biên xứ.

694.

Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

695.

Nói do vượt qua Không vô biên xứ bằng mọi cách có nghĩa là bực Phíc-khú đã vượt qua, lướt khỏi, qua khỏi với Thức vô biên xứ ấy. Bằng nhân đó mới gọi là vượt qua Không vô biên xứ bằng mọi cách.

696.

Nói thức vô cùng tột có nghĩa là Phíc-khú đã quán hư không hoàn thành rồi đến tưởng thức không cùng không tột. Do nhân đó mới gọi là thức vô cùng tột.

697.

Nói Thức vô biên xứ tức là tâm và sở hữu của bực nhập thiền Thức vô biên xứ hay là của người sanh lên cõi Thức vô biên xứ. Hoặc của bực tứ quả đang hưởng kiến pháp lạc trú.

698.

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, làm cho rõ, cách nhập lại là đắc thiền Thức vô biên xứ.

699.

Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… hay tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

700.

Nói do lướt khỏi Thức vô biên xứ bằng mọi cách có nghĩa là Phíc-khú đã vượt khỏi, lướt qua, đã qua với Thức vô biên ấy. Bằng nhân đó mới gọi là lướt khỏi Thức vô biên xứ bằng mọi cách.

701.

Nói thức không có chút nào nghĩa là Phíc-khú nhận thấy rằng thức đó không có, tiêu mất, không còn chút nào. Do nhân đó mới gọi là thức không có chút nào.

702.

Nói Vô sở hữu xứ tức là tâm và sở hữu của người nhập thiền Vô sở hữu xứ hay bực sanh về cõi Vô sở hữu xứ, hoặc La-hán đang trụ lạc kiến pháp.

703.

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, làm cho rõ, cách nhập lại là đắc chứng với Không vô biên xứ.

704.

Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… hay tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

705.

Nói do lướt khỏi Vô sở hữu xứ bằng mọi cách nghĩa là Phíc-khú đã vuợt qua khỏi rồi, qua rồi với Vô sở hữu xứ ấy. Bằng nhân đó lướt khỏi Vô sở hữu xứ bằng mọi cách.

706.

Nói phi tưởng phi phi tưởng là Phíc-khú quán thiền Vô sở hữu xứ ấy cho là vắng lặng mà tu tiến nhập thiền còn có hành. Do nhân đó mới gọi là phi tưởng phi phi tưởng.

707.

Nói Phi tưởng phi phi tưởng xứ tức là tâm và sở hữu của người nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hay là của bực sanh về cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc của La-hán đang trụ lạc kiến pháp.

708.

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, làm cho rõ, cách nhập lại là đắc với thiền phi tưởng phi phi tưởng.

709.

Câu nói trụ có nghĩa là liên quan nhau, phẩm hạnh đang còn, đang gìn giữ, đang hành vi, đang hành động, đang dạo đi, đang tạm trụ. Do nhân ấy mới gọi là trụ.

Dứt Phân theo Kinh

---

C. THIỀN PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP

Thiền thiện theo bốn bực

710.

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

711.

Trong bốn bực thiền đó mà sơ thiền ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định trong khi nào thì năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền.

712.

Nhị thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có ba chi thiền là hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là nhị thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

713.

Tam thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, do tan luôn hỷ… đắc tam thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn còn hai chi thiền là lạc và nhất tâm. Như thế gọi là tam thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

714.

Tứ thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới và trừ luôn lạc… đắc tứ thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có hai chi thiền là xả và nhất tâm. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

Thiền thiện theo năm bực

715.

Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng thiền.

716.

Như là Phíc-khú trong khi tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, yên tĩnh vô tầm hữu tứ có hỷ, lạc, đắc nhị thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có bốn chi thiền là tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là nhị thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

717.

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc tam thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có ba chi thiền là hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là tam thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

718.

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới hết ưu luôn hỷ… đắc tứ thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có hai chi thiền là lạc và nhất tâm. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

719.

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới đặng trừ luôn lạc… đắc ngũ thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có hai chi thiền là xả và nhất tâm. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

720.

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, đã trừ luôn lạc… lướt khỏi luôn cả Vô sở hữu xứ, vẫn đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng phi tưởng phi phi tưởng trong khi đó có hai chi thiền là xả và nhất tâm. Như thế gọi là tứ thiền (Vô sắc giới). Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

Thiền thiện siêu thế theo bốn bực

721.

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

722.

Trong bốn bậc thiền đó mà sơ thiền ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… vẫn đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

723.

Nhị thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly tầm, tứ… đắc nhị thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó ba chi thiền là hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là nhị thiền. Còn những pháp ngoài ra là tương ưng thiền.

724.

Tam thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ… do tiêu tan luôn hỷ đắc tam thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó hai chi thiền là lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tam thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

725.

Tứ thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, trừ luôn lạc… đắc tứ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

Thiền thiện siêu thế theo năm bực

726.

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì ngũ chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là nhị thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền.

728.

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly tầm, tứ… đắc tam thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó ba chi thiền là hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tam thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

729.

Như là Phíc-khú trong khi tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tan luôn hỷ đắc tứ thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì hai chi thiền là lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

730.

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ trừ luôn lạc… đắc ngũ thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền.

Thiền dị thục quả theo bốn bực và năm bực

731.

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

732.

* Sơ thiền trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền trụ đề mục đất trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Bực Phíc-khú tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền trụ đề mục đất mà thành dị thục quả do tu hành chứa để thiện Sắc giới khi đó năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

* Nhị thiền đó ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền trụ đề mục đất trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Bực Phíc-khú tĩnh ly tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền trụ đề mục đất mà thành dị thục quả do đã tu hành chứa để thiện Sắc giới trong khi nào thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

- Bực Phíc-khú trong khi tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới đã trừ luôn lạc… do lướt khỏi luôn đến Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện, mà bực Phíc-khú đã trừ lạc… lướt khỏi luôn Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà thành dị thục quả do đã tu hành chứa để thiện Vô sắc giới trong khi đó thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền (theo Pālī rút ngắn).

Thiền dị thục quả siêu thế theo bốn và năm bực

733.

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

734.

* Sơ thiền trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì thuộc chủng tiêu diệt mà thành dị thục quả do nhờ tu tiến thực hành chứa để thiền thiện siêu thế trong khi đó thì năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng thiền.

* Nhị thiền trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly tầm, tứ… đắc nhị thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Mà bực tĩnh ly chư dục đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền mà hành nan đắc trì thuộc chủng tiêu diệt thành dị thục quả do nhờ tu hành tiến hóa chứa để thiền thiện siêu thế trong khi đó thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền. (theo Pālī rút ngắn).

Thiền tố (kiriyā) theo bốn và năm bực

735.

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

736.

* Sơ thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền trụ đề mục đất mà thành tố (kiriyā) phi thiện phi dị thục quả, kiến pháp lạc trụ thì trong khi đó năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

* Nhị thiền đó ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền trụ đề mục đất mà thành tố phi thiện, phi dị thục quả, kiến pháp lạc trụ thì trong khi đó hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Vô sắc giới đã trừ luôn lạc lướt khỏi luôn cả Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi đó thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền (theo Pālī rút ngắn).

Dứt Phân theo Diệu Pháp

---

D. THIỀN PHÂN TÍCH PHẦN VẤP ĐÁP

737.

Bốn bực thiền là:

1. Phíc-khú trong Tông giáo nầy tĩnh ly chư dục, đã vắng lặng lìa các pháp bất thiện đắc sơ thiền vẫn có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định.

2. Đắc nhị thiền vắng lặng tầm, tứ trong sạch tự nội độc đoán trong tâm.

3. Vô tầm vô tứ chỉ còn hỷ, lạc sanh từ định do tan luôn hỷ mới thành người có tâm xả, có chánh niệm lương tri và hưởng vui với danh thân, chứng tam thiền là thiền mà các bực Thánh nhân khen ngợi người đắc thiền ấy là bực có tâm xả, có chánh niệm lương tri như thế.

4. Đắc tứ thiền vô khổ vô lạc do trừ đặng lạc khổ bởi đã diệt yên ưu hỷ, có chánh niệm vẫn do nhờ xả.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Những bốn bực thiền mà thiền nào thành thiện, thiền nào thành bất thiện, thiền nào thành vô ký… thiền nào thành hữu y, thiền nào thành vô y.

Đáp theo đầu đề tam

738.

* 4 thiền thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

* 3 thiền trừ ra lạc thọ sanh trong thiền ấy thời thành tương ưng lạc thọ.

* 4 thiền trừ ra phi khổ phi lạc thọ sanh trong thiền ấy thời thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

* 4 thiền thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

* 4 thiền thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.

* 4 thiền thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.

* Sơ thiền trừ ra tầm, tứ sanh trong thiền ấy thời thành hữu tầm hữu tứ. Tam thiền thành vô tầm vô tứ.

* 2 thiền trừ ra hỷ sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh hỷ.

* 3 thiền trừ ra lạc sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh lạc.

* 4 thiền trừ ra xả sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh xả.

* 4 thiền thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.

* 4 thiền thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.

* 4 thiền thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.

* 4 thiền thành hữu học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.

* 4 thiền thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.

* 3 thiền không nên nói thành biết cảnh hỷ thiểu, vẫn thành biết cảnh đáo đại, vẫn thành biết cảnh vô lượng. Không nên nói thành biết cảnh vô lượng cũng có.

* 4 thiền thành biết cảnh hỷ thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có. Không nên nói chỉ thành biết cảnh hy thiểu, chỉ thành biết cảnh đáo đại hay chỉ thành biết cảnh vô lượng cũng có.

* 4 thiền thành trung bình cũng có, thành tinh lương cũng có.

* 4 thiền thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* 3 thiền không thành biết cảnh đáo đại, mà thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không nên nói vẫn thành đạo là nhân cũng có, vẫn thành đạo là trưởng cũng có.

* 4 thiền thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có. Không nên nói thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân hay thành đạo là trưởng cũng có.

* 4 thiền thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.

* 4 thiền thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.

* 3 thiền không nên nói thành biết cảnh quá khứ, vẫn thành biết cảnh vị lai, vẫn thành biết cảnh hiện tại.

* 4 thiền thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có. Không nên nói chỉ thành biết cảnh quá khứ, chỉ thành biết cảnh vị lai, chỉ thành biết cảnh hiện tại cũng có.

* 4 thiền thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.

* 3 thiền thành biết cảnh ngoại.

* 4 thiền thành biết cảnh nội phần cũng có, thành biết cảnh ngoại phần cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại phần cũng có. Không nên nói chỉ thành biết cảnh nội phần, chỉ thành biết cảnh ngoại phần, chỉ thành biết cảnh nội và ngoại phần cũng có.

* 4 thiền thành bất kiến vô đối chiếu.

Đáp theo đầu đề nhị

i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)

739.

Bốn thiền thành nhân. 4 thiền thành hữu nhân. 4 thiền thành tương ưng nhân. 4 thiền không thể nói thành nhân hữu nhân hay thành phi nhân hữu nhân. 4 thiền không thể nói thành nhân hữu nhân hay thành phi nhân hữu nhân. 4 thiền không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay chỉ thành phi nhân tương ưng nhân. 4 thiền thành phi nhân hữu nhân.

ii. Đáp phần nhị đề đỉnh (culantaraduka)

4 thiền thành hữu duyên. 4 thiền thành hữu vi. 4 thiền thành bất kiến. 4 thiền thành vô đối chiếu. 4 thiền thành phi sắc. 4 thiền thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có. 4 thiền thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

4 thiền thành phi lậu. 4 thiền thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có. 4 thiền thành bất tương ưng lậu. 4 thiền không thể nói thành lậu cảnh lậu. 4 thiền thành phi cảnh lậu cũng có, cũng không thể nói thành phi lậu cảnh lậu cũng có. 4 thiền không thể nói dĩ nhiên thành lậu tương ưng lậu hay dĩ nhiên thành phi lậu tương ưng lậu. 4 thiền thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu cũng có.

iv, v, vi, vii, viii, ix, x, xi, xii. Đáp phần chùm triền… (sanyojanagocchaka)

4 thiền thành phi triền… 4 thiền thành phi phược… 4 thiền thành phi bộc… 4 thiền thành phi phối… 4 thiền thành phi cái… 4 thiền thành phi khinh thị… 4 thiền thành tri cảnh. 4 thiền thành phi tâm. 4 thiền thành sở hữu tâm. 4 thiền thành tương ưng tâm. 4 thiền thành hòa với tâm. 4 thiền thành có tâm làm sở sanh. 4 thiền thành đồng sanh tồn với tâm. 4 thiền thành tùng tâm thông lưu. 4 thiền thành hòa với tâm có tâm làm sở sanh. 4 thiền thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. 4 thiền thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. 4 thiền thành bên ngoài. 4 thiền thành y sinh. 4 thiền thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có. 4 thiền thành phi thủ. 4 thiền thành phi phiền não.

xiii. Đáp nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

740.

* 4 thiền thành phi sơ đạo tuyệt trừ. 4 thiền thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. 4 thiền thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. 4 thiền thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ.

* Sơ thiền trừ tầm sanh trong thiền ấy thời thành hữu tầm. Ba thiền (kia) thành vô tầm.

* Sơ thiền trừ tứ sanh trong thiền ấy thời thành hữu tứ. Ba thiền (kia) thành vô tứ.

* 2 thiền trừ hỷ sanh trong thiền ấy thời thành hữu hỷ. Hai thiền (kia) thành vô hỷ.

* 2 thiền trừ hỷ sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh hỷ. Hai thiền (kia) thành phi đồng sanh hỷ.

* 3 thiền trừ lạc sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh lạc. Tứ thiền thành phi đồng sanh lạc.

* 4 thiền trừ xả sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh xả. ba thiền thành phi đồng sanh xả.

* 4 thiền thành phi Dục giới, thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.

* 3 thiền thành phi Vô sắc giới. Tứ thiền thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.

* 4 thiền thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.

* 4 thiền thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.

* 4 thiền thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* 4 thiền thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.

* 4 thiền thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần vấn đáp

Hoàn bị Thiền phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~