PHẦN V - QUYỀN PHÂN TÍCH
(Indrīyavibhaṅga)

236.

Nhị thập nhị quyền như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri dị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền.

237.

* Trong 22 quyền nhãn quyền đó ra sao? Nhãn nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… hoặc kêu nhà không, đây gọi là nhãn quyền.

* Nhĩ quyềntỷ quyền thiệt quyềnthân quyền đó ra sao? Thân nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… hoặc kêu nhà không, đây gọi là thân quyền.

* Ý quyền đó ra sao? Ý quyền phân phần thành một tức là ý quyền tương ưng xúc… ý quyền phân phần thành nhiều thứ theo cách thế nầy, đây gọi là ý quyền.

238.

* Nữ quyền đó ra sao? Hình vóc nữ, tiêu chuẩn nữ, thái độ nữ, tư cách nữ, chơn tướng nữ, trạng thái đều của nữ, mặc dù thế nào đây gọi là nữ quyền.

* Nam quyền đó ra sao? Hình vóc nam, tiêu chuẩn nam, thái độ nam, tư cách nam, chơn tướng nam, trạng thái đều của nam, mặc dù thế nào đây gọi là nam quyền.

* Mạng quyền đó ra sao? Mạng quyền có hai thứ như là mạng quyền sắc và mạng quyền phi sắc.

- Trong hai thứ mạng quyền ấy mà sắc mạng quyền ra sao? Số thọ của sự sống còn, sự hiện còn, thái độ hiện còn, cách thức vẫn còn tiếp tục, sự đang hiện hành, sự đang dinh dưỡng cai quản cho còn sống, tức là mạng sống của mỗi sắc pháp, dù thế nào đây gọi là sắc mạng quyền.

- Mạng quyền phi sắc đó ra sao? Tuổi thọ, sự vững còn, sự đang còn, thái độ đang hiện hành, tư cách vẫn còn tiếp tục sự đang hành vi, sự dinh dưỡng cai quản sự sống còn tức là mạng của những danh pháp như thế nào, đây gọi là mạng quyền phi sắc.

239.

* Lạc quyền đó ra sao? Sự vui sướng nơi thân, sự thỏa thích thân, sự hưởng cảnh an vui thành lạc mà sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh an vui thành lạc sanh từ thân xúc, dù thế nào đây gọi là lạc quyền.

* Khổ quyền đó ra sao? Sự không thích hợp của thân, sự khổ nơi thân, sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh không an vui thành khổ sanh từ thân xúc, dù thế nào đây gọi là khổ quyền.

* Hỷ quyền đó ra sao? Sự vui thích nơi tâm, sự an vui tâm, sự hưởng cảnh an vui thành lạc sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh an vui thành lạc sanh từ ý xúc, dù thế nào đây gọi là hỷ quyền.

* Ưu quyền đó ra sao? Sự không vui thích nơi tâm, sự khổ tâm, sự hưởng cảnh không vui thích thành khổ sanh từ nơi ý xúc, thái độ hưởng cảnh không an vui thành khổ sanh từ ý xúc, dù thế nào đây gọi là ưu quyền.

* Xả quyền đó ra sao? Sự phi vui phi buồn, cách hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, dù thế nào đây gọi là xả quyền.

240.

* Tín quyền đó ra sao? Đức tin, trạng thái tín ngưỡng, lòng tin tưởng, sự rất ngưỡng mộ, cai quản sự tín là đức tin, tín lực, dù thế nào đây gọi là tín quyền.

* Cần quyền đó ra sao? Cách khai đoan cho tâm siêng năng, sự cố gắng, sự sốt sắng, sự lướt tới, sự cương quyết, sự siêng năng, sự ráng chịu, sự khẳng khái, sự khắn khít, sự lướt tới không lui sụt, không thối chuyển bỏ thích hợp, không lui sụt phận sự, sự chăm nom, chiếu cố phận sự, cai quản siêng cần, cũng gọi cần lực, chánh tinh tấn, dù ra sao đây gọi là cần quyền.

* Niệm quyền đó ra sao? Sự nhớ đặng, sự trực nhớ, sự nhớ lại, nhớ ghi, thái độ nhớ, sự nhớ chắc không lơ đãng, không quên, cai quản sự nhớ đặng tức là chánh niệm, niệm lực, dù thế nào đây gọi là niệm quyền.

* Định quyền đó ra sao? Sự đình trụ của tâm, sự vững vàng của tâm, sự gắn chặt của tâm, sự không lay động của tâm, sự không tán loạn của tâm, trạng thái của tâm không lay động, sự vắng lặng, cách cai quản làm cho yên tịnh, cũng gọi là chánh định, định lực, dù thế nào đây gọi là định quyền.

* Tuệ quyền đó ra sao? Trí tuệ, trạng thái hiểu rõ, sự rõ thấu, sự gạn xét… sự không mờ, sự trạch pháp hay là chánh kiến, dù thế nào đây gọi là tuệ quyền.

241.

* Tri dị tri quyền đó ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự không tối tăm, lối trạch pháp hay là chánh kiến, trạch pháp giác chi thành chi của đạo, liên quan trong đạo, đặng biết pháp chưa từng biết, đặng thấy pháp chưa từng thấy, đặng đắc chứng pháp chưa từng đắc chứng, đặng hiểu pháp chưa từng hiểu, đặng làm cho rõ pháp những cái chưa từng làm cho rõ, như thế đây gọi là tri dị tri quyền.

* Tri dĩ tri quyền đó ra sao? Trí tuệ, trạng thái hiểu rõ… sự không mê mờ, cách lựa chọn pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, đặng hiểu pháp đã hiểu, đặng biết pháp đã biết, đặng thấy pháp đã thấy, đặng đắc chứng pháp đã đắc chứng hầu làm cho rõ rệt những pháp đã từng làm rõ rệt, như thế đây gọi là tri dĩ tri quyền.

* Tri cụ tri quyền đó ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự không mê mờ, cách lựa chọn pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, đặng hiểu pháp đã hiểu, đặng thấy pháp đã thấy, đặng chứng pháp đã chứng, đặng biết pháp đã biết, hầu làm cho rõ những pháp đã làm rõ, như thế đây gọi là tri cụ tri quyền.

Dứt chia theo Diệu Pháp

---

PHẦN VẤN ĐÁP

242.

Nhị thập nhị quyền như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri dị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền.

ĐÁP ĐẦU ĐỀ TAM ĐÁP ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong nhị thập nhị quyền mà quyền nào thành thiện, quyền nào thành bất thiện, quyền nào thành vô ký… quyền nào thành hữu y, quyền nào thành vô y.

1) Quyền phân tích đáp theo đầu đề tam

243.

* Thập quyền thành vô ký. Ưu quyền thành bất thiện. Tri dị tri quyền thành thiện. Tứ quyền thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có. Lục quyền thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

* Thập nhị quyền không đặng nói thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Lục quyền thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có. Tam quyền thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có. Mạng quyền thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có; không nên nói thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ hay thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

* Thất quyền thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tam quyền thành pháp dị thục quả. Nhị quyền thành pháp dị thục nhân. Tri dĩ tri quyền thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có. Cửu quyền thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

* Cửu quyền thành do thủ cảnh thủ. Ưu quyền thành phi do thủ cảnh thủ. Tam quyền thành phi do thủ phi cảnh thủ. Cửu quyền thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.

* Cửu quyền thành phi phiền toái mà cảnh phiền não. Ưu quyền thành phiền toái cảnh phiền não. Tam quyền thành phi phiền toái cảnh phiền não. Tam quyền thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có. Lục quyền thành phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.

* Cửu quyền thành vô tầm vô tứ. Ưu quyền thành hữu tầm hữu tứ. Xả quyền thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Thập nhất quyền thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.

* Thập nhất quyền không thể nói thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc hay thành đồng sanh xả. Hỷ quyền thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh xả cũng có, không nên nói thành đồng sanh hỷ cũng có. Lục quyền thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có. Tứ quyền thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có; không nên nói thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.

* Thập ngũ quyền thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Ưu quyền thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có. Lục quyền thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập ngũ quyền thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Ưu quyền thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có. Lục quyền thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập quyền thành phi nhân sanh tử và phi nhân đến Níp-bàn. Ưu quyền thành nhân sanh tử. Tri dị tri quyền thành nhân đến Níp-bàn. Trí quyền thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có. Cửu quyền thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.

* Thập quyền thành phi hữu học phi vô học. Nhị quyền thành hữu học. Tri cụ tri quyền thành vô học. Cửu quyền thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.

* Thập quyền thành hy thiểu. Tam quyền thành vô lượng. Cửu quyền thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.

* Thất quyền thành bất tri cảnh. Nhị quyền thành tri cảnh hy thiểu. Tam quyền thành tri cảnh vô lượng. Ưu quyền thành tri cảnh hy thiểu cũng có, thành tri cảnh đáo đại cũng có, thành tri cảnh vô lượng cũng có; không nên nói thành tri cảnh hy thiểu, hay thành tri cảnh đáo đại.

* Cửu quyền thành tri cảnh hy thiểu cũng có, thành tri cảnh đáo đại cũng có, thành tri cảnh vô lượng cũng có; không nên nói thành tri cảnh hy thiểu, thành tri cảnh đáo đại hay thành tri cảnh vô lượng cũng có.

* Cửu quyền thành trung bình. Ưu quyền thành ty hạ. Tam quyền thành tinh vi. Tam quyền thành trung bình cũng có, thành tinh vi cũng có. Lục quyền thành ty hạ cũng có, thành trung bình cũng có, thành tinh vi cũng có.

* Thập quyền thành bất định. Tri dĩ tri quyền thành chánh nhất định. Tứ quyền thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có. Ưu quyền thành tà nhất định cũng có, thành bất định cũng có. Lục quyền thành tà nhất định cũng có, thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* Thất quyền thành bất tri cảnh. Tứ quyền không thể nói thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng. Tri dĩ tri quyền không thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành có đạo là nhân hay thành có đạo là trưởng cũng có. Tri dị tri quyền không thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành có đạo là nhân hay thành có đạo là trưởng cũng có. Cửu quyền thành có đạo là cảnh cũng có, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân hay thành có đạo là trưởng cũng có.

* Thập quyền thành sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có; không thể nói thành phi sanh tồn. Nhị quyền thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có; không thể nói thành sẽ sanh. Thập quyền thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.

* Nhị thập nhị quyền thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.

* Thất quyền thành bất tri cảnh. Nhị quyền thành tri cảnh hiện tại cũng có. Tam quyền không thể nói thành tri cảnh quá khứ, thành tri cảnh vị lai, thành tri cảnh hiện tại.

* Thập quyền thành tri cảnh quá khứ cũng có, thành tri cảnh vị lai cũng có, thành tri cảnh hiện tại cũng có; không nên nói thành tri cảnh quá khứ, thành tri cảnh vị lai, thành tri cảnh hiện tại.

* Nhị thập nhị quyền thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.

* Thất quyền thành bất tri cảnh. Tam quyền thành tri cảnh ngoại. Tứ quyền thành tri cảnh nội cũng có, thành tri cảnh ngoại cũng có, thành tri cảnh nội và ngoại cũng có. Bát quyền thành tri cảnh nội cũng có, thành tri cảnh ngoại cũng có, thành tri cảnh nội và ngoại cũng có; không nên nói thành tri cảnh nội, thành tri cảnh ngoại, thành tri cảnh nội và ngoại cũng có.

Ngũ quyền thành bất kiến hữu đối chiếu. Thập thất quyền thành bất kiến vô đối chiếu.

2) Quyền phân tích đáp theo đầu đề nhị

i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)

244.

* Tứ quyền thành nhân. Thập bát quyền thành phi nhân.

* Thất quyền thành hữu nhân. Cửu quyền thành vô nhân. Lục quyền thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.

* Thất quyền thành tương ưng nhân. Cửu quyền thành bất tương ưng nhân. Lục quyền thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.

* Tứ quyền thành nhân hữu nhân. Cửu quyền không thể nói thành nhân hữu nhân, vẫn thành hữu nhân phi nhân. Tam quyền không thể nói thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân. Lục quyền không thể nói thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân cũng có, không thể nói thành hữu nhân phi nhân cũng có.

* Tứ quyền thành nhân tương ưng nhân. Cửu quyền không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay thành phi nhân tương ưng nhân. Tam quyền không thể nói thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân. Lục quyền không thể nói thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, không thể nói thành phi nhân tương ưng nhân cũng có.

* Cửu quyền thành phi nhân vô nhân. Tam quyền thành phi nhân hữu nhân. Tứ quyền không thể nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân. Lục quyền thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có.

ii. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)

245.

* Nhị thập nhị quyền thành hữu duyên, thành hữu vi, thành bất kiến.

* Ngũ quyền thành hữu đối chiếu. Thập thất quyền thành vô đối chiếu.

* Thất quyền thành sắc pháp. Thập tứ quyền thành phi sắc pháp. Mạng quyền thành sắc (pháp) cũng có, thành phi sắc (pháp) cũng có.

* Thập quyền thành hiệp thế. Tam quyền thành siêu thế. Cửu quyền thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

* Nhị thập nhị quyền thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

246.

* Nhị thập nhị quyền thành phi lậu.

* Thập quyền thành cảnh lậu. Tam quyền thành phi cảnh lậu. Cửu quyền thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có.

* Thập ngũ quyền thành bất tương ưng lậu. Ưu quyền thành tương ưng lậu. Lục quyền thành tương ưng lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu cũng có.

* Thập quyền không thể nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Tam quyền không thể nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Cửu quyền không thể nói thành lậu cảnh lậu, thành phi lậu cảnh lậu cũng có, không nên nói thành phi lậu cảnh lậu cũng có.

* Thập ngũ quyền không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Ưu quyền không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Lục quyền không nên nói thành lậu tương ưng lậu, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; không thể nói thành phi lậu tương ưng lậu cũng có.

* Cửu quyền thành bất tương ưng lậu mà cảnh lậu. Tam quyền thành phi lậu bất tương ưng lậu. Ưu quyền không thể nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu hay thành phi lậu bất tương ưng lậu. Tam quyền thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có; không thể nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu hay thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có.

iv. Đáp phần chùm triền (saññojanagocchaka)

247.

* Nhị thập nhị quyền thành phi triền.

* Thập quyền thành cảnh triền. Tam quyền thành phi cảnh triền. Cửu quyền thành cảnh triền cũng có, thành phi cảnh triền cũng có.

* Thập ngũ quyền thành bất tương ưng triền. Ưu quyền thành tương ưng triền. Lục quyền thành tương ưng triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.

* Thập quyền không thể nói thành triền cảnh triền, thành phi triền cảnh triền. Tam quyền không thể nói thành triền cảnh triền, hay thành phi triền cảnh triền. Cửu quyền không thể nói thành triền cảnh triền, thành phi triền cảnh triền cũng có, không thể nói thành phi triền cảnh triền cũng có.

* Thập ngũ quyền không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền. Ưu quyền không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền. Lục quyền không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền cũng có; không thể nói thành phi triền tương ưng triền cũng có.

* Cửu quyền thành bất tương ưng triền cảnh triền. Tam quyền thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Ưu quyền không thể nói thành bất tương ưng triền cảnh triền, vẫn thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Tam quyền thành bất tương ưng triền cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng triền cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có; không nên nói thành bất tương ưng triền cảnh triền, vẫn thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có.

v. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)

248.

* Nhị thập nhị quyền thành phi phược.

* Thập quyền thành cảnh phược. Tam quyền thành phi cảnh phược. Cửu quyền thành cảnh phược cũng có, thành phi cảnh phược cũng có.

* Thập ngũ quyền thành bất tương ưng phược. Ưu quyền thành tương ưng phược. Lục quyền thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.

* Thập quyền không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược. Tam quyền không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược. Cửu quyền không nên nói thành phược cảnh phược, thành phi phược cảnh phược cũng có; không thể nói thành phi phược cảnh phược cũng có.

* Thập ngũ quyền không nên nói thành phược tương ưng phược, vẫn thành phi phược tương ưng phược. Ưu quyền không thể nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược. Lục quyền không thể nói thành phược tương ưng phược, thành phi phược tương ưng phược cũng có; không thể nói thành phi phược tương ưng phược cũng có.

* Cửu quyền thành bất tương ưng phược cảnh phược. Tam quyền thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Ưu quyền không nên nói thành bất tương ưng phược cảnh phược hay thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Tam quyền thành bất tương ưng phược cảnh phược cũng có, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng phược cảnh phược cũng có, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có; không nên nói thành bất tương ưng phược cảnh phược, vẫn thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có.

vi, vii, viii. Đáp phần chùm bộc (oghagocchakādi)

249.

* Nhị thập nhị quyền thành phi bộc…

* Nhị thập nhị quyền thành phi phối…

* Nhị thập nhị quyền thành phi cái…

* Thập quyền thành cảnh cái. Tam quyền thành phi cảnh cái. Cửu quyền thành cảnh cái cũng có, thành phi cảnh cái cũng có.

* Thập ngũ quyền thành bất tương ưng cái. Ưu quyền thành tương ưng cái. Lục quyền thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.

* Thập quyền không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái. Tam quyền không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái. Cửu quyền không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái cũng có; không nên nói thành phi cái cảnh cái cũng có.

* Thập ngũ quyền không thể nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái. Ưu quyền không thể nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái. Lục quyền không thể nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái cũng có; không nên nói thành phi cái tương ưng cái cũng có.

* Cửu quyền thành bất tương ưng cái cảnh cái. Tam quyền thành bất tương ưng cái phi cảnh cái. Ưu quyền không thể nói thành bất tương ưng cái cảnh cái hay thành bất tương ưng cái phi cảnh cái. Tam quyền thành bất tương ưng cái cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng cái cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có; không nên nói thành bất tương ưng cái cảnh cái hay thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có.

xi. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)

250.

* Nhị thập nhị quyền thành phi khinh thị.

* Thập quyền thành cảnh khinh thị. Tam quyền thành phi cảnh khinh thị. Cửu quyền thành cảnh khinh thị cũng có, thành phi cảnh khinh thị cũng có.

* Thập lục quyền thành bất tương ưng khinh thị. Lục quyền thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có.

* Thập quyền không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Tam quyền không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Cửu quyền không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có; không thể nói thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có.

* Thập quyền thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị. Tam quyền thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị. Tam quyền thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có; không thể nói thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có.

x. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)

251.

* Thất quyền thành bất tri cảnh. Thập tứ quyền thành tri cảnh. Mạng quyền thành tri cảnh cũng có, thành bất tri cảnh cũng có.

* Nhị thập nhất quyền thành phi tâm. Ý quyền thành tâm.

* Thập tam quyền thành sở hữu tâm. Bát quyền thành phi sở hữu tâm. Mạng quyền thành sở hữu tâm cũng có, thành phi sở hữu tâm cũng có.

* Thập tam quyền thành tương ưng tâm. Thất quyền thành bất tương ưng tâm. Mạng quyền thành tương ưng tâm cũng có, thành bất tương ưng tâm cũng có. Ý quyền không thể nói thành tương ưng tâm hay thành bất tương ưng tâm.

* Thập tam quyền thành hòa với tâm. Thất quyền thành phi hòa với tâm. Mạng quyền thành hòa với tâm cũng có, thành phi hòa với tâm cũng có. Ý quyền không thể nói thành hòa với tâm hay thành phi hòa với tâm.

* Thập tam quyền thành hữu tâm sở y sinh. Bát quyền thành phi hữu tâm sở y sinh. Mạng quyền thành hữu tâm sở y sinh cũng có, thành phi hữu tâm sở y sinh cũng có.

* Thập tam quyền thành đồng sanh tồn tâm. Bát quyền thành phi đồng sanh tồn tâm. Mạng quyền thành đồng sanh tồn tâm cũng có, thành phi đồng sanh tồn tâm cũng có.

* Thập tam quyền thành tùng tâm thông lưu. Bát quyền thành phi tùng tâm thông lưu. Mạng quyền thành tùng tâm thông lưu cũng có, thành phi tùng tâm thông lưu cũng có.

* Thập tam quyền thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Bát quyền thành phi hòa với tâm và phi có tâm làm sở sanh. Mạng quyền thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa với tâm và phi có tâm làm sở sanh cũng có.

* Thập tam quyền thành hòa sanh tồn và có tâm làm sở sanh. Bát quyền thành phi hòa phi sanh tồn và phi có tâm làm sở sanh. Mạng quyền thành hòa sanh tồn và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi sanh tồn và phi có tâm làm sở sanh cũng có.

* Thập tam quyền thành hòa tùng thông lưu và có tâm làm sở sanh. Bát quyền thành phi hòa phi tùng thông lưu và phi có tâm làm sở sanh. Mạng quyền thành hòa tùng thông lưu và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi tùng thông lưu và phi có tâm làm sở sanh cũng có.

* Lục quyền thành nội phần. Thập lục quyền thành ngoại phần.

* Thất quyền thành y sinh. Thập tứ quyền thành phi y sinh. Mạng quyền thành y sinh cũng có, thành phi y sinh cũng có.

* Cửu quyền thành do thủ. Tứ quyền thành phi do thủ. Cửu quyền thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có

xi. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)

252.

* Nhị thập nhị quyền thành phi thủ.

* Thập quyền thành cảnh thủ. Tam quyền thành phi cảnh thủ. Cửu quyền thành cảnh thủ cũng có, thành phi cảnh thủ cũng có.

* Thập lục quyền thành bất tương ưng thủ. Lục quyền thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có. Thập quyền không thể nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ.

* Tam quyền không thể nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ. Cửu quyền không nên nói thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ cũng có; không thể nói thành phi thủ cảnh thủ cũng có.

* Thập lục quyền không nên nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ. Lục quyền không nên nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ cũng có; không nên nói thành phi thủ tương ưng thủ cũng có.

* Thập quyền thành bất tương ưng thủ cảnh thủ. Tam quyền thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Tam quyền thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có; không nên nói thành bất tương ưng thủ cảnh thủ hay thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có.

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

253.

* Nhị thập nhị quyền thành phi phiền não.

* Thập quyền thành cảnh phiền não. Tam quyền thành phi cảnh phiền não. Cửu quyền thành cảnh phiền não cũng có, thành phi cảnh phiền não cũng có.

* Thập ngũ quyền thành phi phiền toái. Ưu quyền thành phiền toái. Lục quyền thành phiền toái cũng có, thành phi phiền toái cũng có.

* Thập ngũ quyền thành bất tương ưng phiền não. Ưu quyền thành tương ưng phiền não. Lục quyền thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.

* Thập quyền không nên nói thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não. Tam quyền không thể nói thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não. Cửu quyền không nên nói thành phiền não cảnh phiền não, mà thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có; không nên nói thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có.

* Thập ngũ quyền không thể nói thành phiền não và phiền toái hay thành phi phiền não và phiền toái. Ưu quyền không thể nói thành phiền não và phiền toái hay thành phiền toái phi phiền não. Lục quyền không nên nói thành phiền não và phiền toái, mà thành phiền toái phi phiền não cũng có; không nên nói thành phiền toái phi phiền não cũng có.

* Thập ngũ quyền không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, vẫn thành phi phiền não tương ưng phiền não. Ưu quyền không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, mà thành phi phiền não tương ưng phiền não. Lục quyền không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, mà thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có; không nên nói thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có.

* Cửu quyền thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não. Tam quyền thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Ưu quyền không nên nói thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, vẫn thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Tam quyền thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có; không nên nói thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, mà thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có.

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

254.

* Thập ngũ quyền thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Thất quyền thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

* Thập ngũ quyền thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thất quyền thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập ngũ quyền thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ. Thất quyền thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

* Thập ngũ quyền thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thất quyền thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Cửu quyền thành vô tầm. Ưu quyền thành hữu tầm. Thập nhị quyền thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.

* Cửu quyền thành vô tứ. Ưu quyền thành hữu tứ. Thập nhị quyền thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.

* Thập nhất quyền thành vô hỷ. Thập nhất quyền thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.

* Thập nhất quyền thành phi đồng sanh hỷ. Thập nhất quyền thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.

* Thập nhị quyền thành phi đồng sanh lạc. Thập quyền thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.

* Thập nhị quyền thành phi đồng sanh xả. Thập quyền thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.

* Thập quyền thành Dục giới. Tam quyền thành phi Dục giới. Cửu quyền thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.

* Thập tam quyền thành phi Sắc giới. Cửu quyền thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.

* Thập tứ quyền thành phi Vô sắc giới. Bát quyền thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.

* Thập quyền thành liên quan luân hồi. Tam quyền thành bất liên quan luân hồi. Cửu quyền thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.

* Thập nhất quyền thành phi nhân xuất luân hồi. Tri dị tri quyền thành nhân xuất luân hồi. Thập quyền thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.

* Thập quyền thành bất định. Tri dị tri quyền thành nhất định. Thập nhất quyền thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* Thập quyền thành hữu thượng. Tam quyền thành vô thượng. Cửu quyền thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.

* Thập ngũ quyền thành vô y. Ưu quyền thành hữu y. Lục quyền thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có.

Dứt vấn đáp

Đầy đủ Quyền phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Hồi hướng phước đến tất cả chúng sanh,
nhất là các vị
Chư thiên có oai lực ủng hộ tạng Diệu Pháp đặng thạnh hành.
Sài Gòn 23-05-1975 . 13-04-2518