PHẦN XVI - TRÍ PHÂN TÍCH
(Ñāṇavibhaṅga)
A. TRÍ PHÂN TÍCH PHẦN ĐẦU ĐỀ (Mātikā)
795.
* Trí tông (Ñāṇavatthu) phân mỗi phần thành một như là ngũ thức thành phi nhân, thành vô nhân, thành bất tương ưng nhân, thành hữu duyên, thành hữu vi, thành phi sắc, thành hiệp thế, thành cảnh lậu, thành cảnh triền, thành cảnh phược, thành cảnh bộc, thành cảnh phối, thành cảnh cái, thành cảnh khinh thị, thành cảnh thủ, thành cảnh phiền não, thành vô ký, thành hữu tri cảnh, thành phi sở hữu tâm, thành dị thục quả, thành do thủ cảnh thủ, thành phi phiền toái mà cảnh phiền não, thành phi hữu tầm hữu tứ, thành phi vô tầm vô tứ, thành vô tầm vô tứ, thành phi đồng sanh hỷ, thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn, thành phi hữu học phi vô học, thành hy thiểu, thành Dục giới, thành phi Sắc giới, thành phi Vô sắc giới, thành liên quan luân hồi, thành phi bất liên quan luân hồi, thành bất định, thành phi nhân xuất luân hồi, thành sanh tồn, thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng, thành vô thường, thành biến lão (jarābhibhūtā).
* Ngũ thức có vật thành hiện tại, có cảnh thành hiện tại, có vật sanh trước, có cảnh sanh trước, có vật thành bên trong, có cảnh thành bên ngoài, có vật chưa diệt, có cảnh chưa diệt, có vật khác nhau, có cảnh khác nhau, vẫn không thay nhau hưởng cảnh, sanh ra đâu không tiếp thâu, sanh ra đâu không tác ý, sẽ sanh ra đâu không hỗn tạp, sẽ sanh ra đâu không tác ý, sẽ sanh ra đâu không hỗn tạp, sẽ sanh ra đâu không có trước sau, vẫn không sanh thứ lớp liên tiếp với nhau.
* Ngũ thức không có sự nghĩ ngợi, người vẫn không biết rõ pháp chi chi bằng ngũ thức.
* Ngũ thức chỉ là sự rơi đến cảnh nào một cảnh; người vẫn không biết rõ pháp chi chi mà từ nơi thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không thành một oai nghi nào mà do ngũ thức; người vẫn không thành một oai nghi cách nào mà từ thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không hiệp với thân nghiệp không hiệp với ý nghiệp mà từ thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không lập thành pháp thiện hay pháp bất thiện bằng ngũ thức, vẫn không lập thành pháp thiện và pháp bất thiện mà từ thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không nhập thiền và không xuất thiền bằng ngũ thức, vẫn không nhập thiền và không xuất thiền mà tiếp theo thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không tử và không tục sinh bằng ngũ thức, vẫn không tử và không tục sinh mà nối theo thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không ngủ không thức và không chiêm bao bằng ngũ thức, vẫn không ngủ không thức và không chiêm bao mà nối theo thứ lớp của ngũ thức; vấn đề mà trình bày cơ quan của ngũ thức theo sự chắc thật như đã nói đó. Trí tông phân mỗi phần thành một vẫn có bằng cách như thế.
796.
* Trí tông (Ñāṇavatthu) phân mỗi phần thành hai như là tuệ hiệp thế, tuệ siêu thế.
* Tuệ cũng có tâm biết đặng, tuệ cũng có tâm không biết đặng.
* Tuệ cảnh lậu, tuệ phi cảnh lậu.
* Tuệ bất tương ưng lậu cảnh lậu, tuệ bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
* Tuệ cảnh triền, tuệ phi cảnh triền.
* Tuệ bất tương ưng triền cảnh triền, tuệ bất tương ưng triền phi cảnh triền.
* Tuệ cảnh phược, tuệ phi cảnh phược.
* Tuệ bất tương ưng phược cảnh phược, tuệ bất tương ưng phược phi cảnh phược.
* Tuệ cảnh bộc, tuệ phi cảnh bộc.
* Tuệ bất tương ưng bộc cảnh bộc, tuệ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
* Tuệ cảnh phối, tuệ phi cảnh phối.
* Tuệ bất tương ưng phối cảnh phối, tuệ bất tương ưng phối phi cảnh phối.
* Tuệ cảnh cái, tuệ phi cảnh cái.
* Tuệ bất tương ưng cái cảnh cái, tuệ bất tương ưng cái phi cảnh cái.
* Tuệ cảnh khinh thị, tuệ phi cảnh khinh thị.
* Tuệ bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, tuệ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
* Tuệ do thủ, tuệ phi do thủ.
* Tuệ cảnh thủ, tuệ phi cảnh thủ.
* Tuệ bất tương ưng thủ cảnh thủ, tuệ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
* Tuệ cảnh phiền não, tuệ phi cảnh phiền não.
* Tuệ bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, tuệ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
* Tuệ hữu tầm, tuệ vô tầm.
* Tuệ hữu tứ, tuệ vô tứ.
* Tuệ hữu hỷ, tuệ vô hỷ.
* Tuệ đồng sanh hỷ, tuệ phi đồng sanh hỷ.
* Tuệ đồng sanh lạc, tuệ phi đồng sanh lạc.
* Tuệ đồng sanh xả, tuệ phi đồng sanh xả.
* Tuệ Dục giới, tuệ phi Dục giới.
* Tuệ Sắc giới, tuệ phi Sắc giới.
* Tuệ Vô sắc giới, tuệ phi Vô sắc giới.
* Tuệ liên quan luân hồi, tuệ bất liên quan luân hồi.
* Tuệ nhân xuất luân hồi, tuệ phi nhân xuất luân hồi.
* Tuệ nhất định, tuệ bất định.
* Tuệ hữu thượng, tuệ vô thượng.
* Lý sự tuệ (atthajāpīkā paññā), sự lý tuệ (jāpītatthāpañña).
Trí tông (Ñāṇavathu) phân mỗi phần thành hai thứ vẫn có bằng cách như thế.
797.
* Trí tông (Ñāṇavatthu) mỗi phần có ba như là
* Tuệ văn, tuệ tư, tuệ tu.
* Tuệ thí thành, tuệ giới thành, tuệ tu thành.
* Tuệ khởi giới, tuệ khởi tâm, tuệ khởi trí.
* thông thạo tiến hóa, thông thạo thối hóa, thông thạo phương chước.
* Tuệ dị thục quả, tuệ dị thục nhân, tuệ phi dị thục quả phi dị thục nhân.
* Tuệ do thủ cảnh thủ, tuệ phi do thủ cảnh thủ, tuệ phi do thủ phi cảnh thủ.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ, tuệ vô tầm hữu tứ, tuệ vô tầm vô tứ.
* Tuệ đồng sanh với hỷ, tuệ đồng sanh với lạc, tuệ đồng sanh với xả.
* Tuệ nhân sanh tử, tuệ nhân đến Níp-bàn, tuệ phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
* Tuệ hữu học, tuệ vô học, tuệ phi hữu học phi vô học.
* Tuệ hy thiểu, tuệ đáo đại, tuệ vô lượng.
* Tuệ biết cảnh hy thiểu, tuệ biết cảnh đáo đại, tuệ biết cảnh vô lượng.
* Tuệ có đạo là cảnh, tuệ có đạo là nhân, tuệ có đạo là trưởng.
* Tuệ sanh tồn, tuệ phi sanh tồn, tuệ sẽ sanh.
* Tuệ quá khứ, tuệ vị lai, tuệ hiện tại.
* Tuệ biết cảnh quá khứ, tuệ biết cảnh vị lai, tuệ biết cảnh hiện tại.
* Tuệ nội phần, tuệ ngoại phần, tuệ nội và ngoại phần.
* Tuệ biết cảnh nội, tuệ biết cảnh ngoại, tuệ biết cảnh nội và ngoại.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành biết cảnh hy thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành cảnh hiện tại cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
* Tuệ hữu tầm hữu tứ thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.
* Tuệ vô tầm hữu tứ thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
* Tuệ vô tầm hữu tứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
* Tuệ vô tầm hữu tứ thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
* Tuệ vô tầm hữu tứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
* Tuệ vô tầm hữu tứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
* Tuệ vô tầm hữu tứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
* Tuệ vô tầm hữu tứ thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành biết cảnh hy thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành cảnh hiện tại cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
* Tuệ vô tầm vô tứ thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành biết cảnh hy thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành cảnh hiện tại cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
* Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành biết cảnh hy thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành có đạo là cảnh cũng có, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
* Tuệ đồng sanh xả thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.
Trí tông (Ñāṇavatthu) phân mỗi thứ có ba vẫn có bằng cách như thế.
798.
* Trí tông (ñāṇavatthu) mỗi phần có bốn như là trí nghiệp sở (kammassakataṃ ñāṇaṃ), trí đế tùng (saccānulomikaṃ ñāṇaṃ), trí đạo hội (maggasamaṅgissa ñāṇaṃ), trí quả hội (phalasamaṅgissa ñāṇaṃ).
* Trí khổ, trí tập khổ, trí khổ diệt, trí tiến hành khổ diệt.
* Tuệ Dục giới, tuệ Sắc giới, tuệ Vô sắc giới, tuệ siêu thế.
* Trí pháp, trí manh (anvaye ñāṇaṃ), trí phóng khí (paricce ñāṇaṃ), trí giả định (sammatiñāṇaṃ).
* Tuệ nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn, tuệ đến Níp-bàn phi nhân sanh tử, tuệ nhân sanh tử và nhân đến Níp-bàn, tuệ phi nhân sanh tử và phi nhân đến Níp-bàn.
* Tuệ phiền yểm phi triệt ngộ, tuệ triệt ngộ phi phiền yểm, tuệ phiền yểm và triệt ngộ, tuệ phi phiền yểm phi triệt ngộ.
* Tuệ tuyệt trừ phần, tuệ trụ phần, tuệ đặc biệt phần, tuệ thấu phần.
* Tứ đạt thông, tứ tiến hành, tứ cảnh, tứ sanh tử, trí sanh tử tập, trí sanh tử diệt, trí tiến hành sanh tử diệt.
* Trí sanh… trí hữu (bhavañāṇa),… trí thủ… trí thọ… trí xúc… trí lục nhập… trí danh sắc… trí thức… trí hành… trí hành tập, trí hành diệt, trí tiến hành diệt.
* Trí tông mỗi phần có bốn thứ vẫn có bằng cách như thế.
Phần năm, phần sáu, phần bảy, phần tám và phần chín
799.
* Trí tông mỗi phần có năm như là chánh định có năm chi tức là ngũ trí chánh định. Trí tông mỗi phần năm thứ vẫn có bằng cách như thế.
* Trí tông mỗi phần có sáu thứ như là tuệ trong lục thông. Trí tông mỗi phần sáu thứ vẫn có bằng cách như thế.
* Trí tông mỗi phần bảy thứ như là trí tông trong pháp. Trí tông mỗi phần bảy thứ vẫn có bằng cách như thế.
* Trí tông mỗi phần có tám thứ như là trí trong bốn đạo và tuệ trong bốn quả. Trí tông mỗi phần tám thứ vẫn có bằng cách như thế.
* Trí tông mỗi phần có chín thứ như là tuệ trong tùng tiền vô lượng phần nhập thiền (anupubbavihārasamāpatti) có chín. Trí tông mỗi phần thành chín vẫn có bằng cách như thế.
800.
* Trí tông mỗi phần có mười tức là thập lực Như Lai như là sức nào mà hiệp theo nơi cấp trí đặc biệt rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố khắp vũ trụ. Những mãnh lực đó gọi là thập lực Như Lai.
* Thập lực Như Lai là chi?
1. Như Lai đối trong đời nầy vẫn hiểu những pháp đáng thành cơ sở và những pháp phi cơ sở bằng sự phi cơ sở theo sự chơn thật, Đức Như Lai Ngài biết rõ những pháp đáng thành cơ sở bằng sự đáng thành cơ sở, bằng sự phi cơ sở theo sự chắc thật như thế nào thì những điều ấy cũng thành sức của Như Lai. Như Lai đã nương sức nào mới có nền tảng cấp trí đặc biệt, rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố khắp vũ trụ. Những điều như thế gọi là sức của Như Lai.
2. Còn có điều nữa, Như Lai vẫn hiểu dị thục quả của nghiệp tháo trì (kamma-samādānānaṃ) thế nào là quá khứ, hiện tại, vị lai theo sự chắc thật với xứ (thāna) với nhân (hetu). Như Lai hiểu rõ dị thục quả của nghiệp tháo trì mà thành quá khứ, hiện tại, vị lai theo sự chắc thật bằng xứ bằng nhân, dù thế nào những điều ấy cũng là sức của Như Lai. Như Lai đã nương sức nào nào mà có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố khắp vũ trụ, điều ấy cũng là sức của Như Lai.
3. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ đường lối đưa đến tất cả cõi theo sự chắc thật, những nào mà Như Lai hiểu rõ đường lối đưa đến tất cả cõi theo sự chắc thật, những điều ấy cũng là sức của Như Lai. Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
4. Còn điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ đời mà thành bất thiểu chấp, thành biệt biệt chấp theo sự chắc thật. Những nào mà Như Lai hiểu rõ đời mà thành bất thiểu chấp, biệt biệt chấp theo sự chắc thật. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai. Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
5. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ sự nương của tất cả chúng sanh có khác biệt nhau theo sự thật do những chi mà Như Lai đặng hiểu rõ sự nương của tất cả chúng sanh có khác biệt nhau theo sự thật rõ. Những điều ấy là do sức của Như Lai mà Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
6. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ quyền (indrīya) của tất cả chúng sanh khác, mọi người khác bằng cách chắc chắn là đầy đủ hay chưa đầy đủ. Do những chi mà Như Lai biết quyền của tất cả chúng sanh và của người khác già chín mùi đầy đủ hay chưa bằng lối chắc chắn. Những điều như thế cũng là do sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
7. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ sự phiền não, sự thanh tịnh, sự xuất của thiền, giải thoát định và nhập thiền theo sự chắc thật. Những chi mà Như Lai đặng biết sự phiền não, sự thanh tịnh, sự xuất của thiền, sự giải thoát, sự định và sự nhập thiền theo sự chắc thật. Những điều như thế là do sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
8. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ sự nhớ tiền kiếp đặng chắc chắn, do những chi mà Như Lai hiểu rõ tiền kiếp chắc thật. Những điều như thế là sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
9. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ sanh và tử của tất cả chúng sanh bằng sự thật do những chi mà Như Lai đặng hiểu rõ sự sanh và tử của tất cả chúng sanh đúng những Điều Ngự Sư, thế là sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
10. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ lậu tận theo sự chắc thật do những chi mà Như Lai hiểu rõ lậu tận bằng cách chắc thật. Những điều như thế là sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
Như Lai hiệp với sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt, rống tiếng sư tử đặng tuyên bố cả vũ trụ. Những sức ấy gọi là thập lực Như Lai. Trí tông phân phần thành mười vẫn có bằng cách như thế.
Dứt Phần đầu đề
---
B. TRÍ PHÂN TÍCH PHẦN XIỂN MINH
801.
Ngũ thức đều thành phi nhân, đều thành vô nhân, đều thành bất tương ưng nhân, đều thành hữu duyên, đều thành hữu vi, đều thành phi sắc, đều thành hiệp thế, đều thành cảnh lậu, đều thành cảnh triền, đều thành cảnh phược, đều thành cảnh bộc, đều thành cảnh phối, đều thành cảnh cái, đều thành cảnh khinh thị, đều thành cảnh thủ, đều thành cảnh phiền não, đều thành cảnh vô ký, đều thành hữu tri cảnh, đều thành phi sở hữu tâm, đều thành dị thục quả, đều thành do thủ cảnh thủ, đều thành phi phiền toái cảnh phiền não, đều thành phi hữu tầm hữu tứ, đều thành phi vô tầm hữu tứ, đều thành vô tầm vô tứ, đều thành phi đồng sanh hỷ, đều thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, đều thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, đều thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn, đều thành phi hữu học phi vô học, đều thành hy thiểu, đều thành Dục giới, đều thành phi Sắc giới, đều thành phi Vô sắc giới, đều thành liên quan luân hồi, đều không thành bất liên quan luân hồi, đều thành bất định, đều thành phi nhân xuất luân hồi, đều thành sanh tồn, đều thành cũng có tâm biết đặng, đều thành vô thường, đều thành lão tử.
802.
* Nói rằng ngũ thức có vật thành hiện tại, có cảnh thành hiện tại đó là khi vật sanh ra, khi cảnh sanh ra thì ngũ thức cũng sanh ra.
* Nói ngũ thức có vật sanh trước, có cảnh sanh trước đó là khi vật sanh trước, khi cảnh sanh trước rồi ngũ thức mới sanh.
* Nói ngũ thức có vật thành bên trong, có cảnh thành bên ngoài đó là vật của ngũ thức thành bên trong, cảnh của ngũ thức thành bên ngoài.
* Nói ngũ thức có vật chưa diệt mất, có cảnh chưa diệt mất là ngũ thức sanh ra trong khi vật chưa diệt mất, khi cảnh chưa diệt mất.
* Nói ngũ thức có vật khác nhau, có cảnh khác nhau đó có giải như vầy: vật và cảnh của nhãn thức là khác, vật và cảnh của nhĩ thức là khác, vật và cảnh của tỷ thức là khác, vật và cảnh của thiệt thức là khác, vật và cảnh của thân thức là khác.
* Nói ngũ thức không thay nhau hưởng cảnh có giải như vầy: Nhĩ thức vẫn không hưởng cảnh của nhãn thức, mà nhãn thức cũng không hưởng cảnh của nhĩ thức. Tỷ thức không hưởng cảnh của nhãn thức mà nhãn thức cũng không hưởng cảnh của tỷ thức. Thiệt thức vẫn không hưởng cảnh của nhãn thức, mà nhãn thức cũng không hưởng cảnh của thiệt thức. Thân thức cũng không hưởng cảnh của nhãn thức, mà nhãn thức cũng không hưởng cảnh của thân thức. Nhãn thức vẫn không hưởng cảnh của nhĩ thức… nhãn thức vẫn không hưởng cảnh của tỷ thức… nhãn thức vẫn không hưởng cảnh của thiệt thức… nhãn thức vẫn không hưởng cảnh của thân thức, mà thân thức cũng không hưởng cảnh của nhãn thức. Nhĩ thức vẫn không hưởng cảnh của thân thức, mà thân thức vẫn không hưởng cảnh của nhĩ thức. Tỷ thức vẫn không hưởng cảnh của thân thức, mà thân thức cũng không hưởng cảnh của tỷ thức. Thiệt thức vẫn không hưởng cảnh của thân thức mà thân thức cũng không hưởng cảnh của thiệt thức.
* Nói ngũ thức không sanh ra bởi không chung thực đó tức là khi chung thực năm thức mới sanh ra.
* Nói ngũ thức sẽ sanh ra bằng cách không xen lẫn nhau không có đó là năm thức không sanh ra theo thứ lớp với nhau.
* Nói ngũ thức không sanh ra đồng nhau đó là năm thức không sanh trong một sát-na.
* Nói ngũ thức không sanh nối liền với nhau có giải như vầy:
- Nhĩ thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp mà nhãn thức sanh; còn nhãn thức cũng không sanh theo thứ lớp của nhĩ thức sanh.
- Tỷ thức không sanh nối theo thứ lớp của nhãn thức sanh, mà nhãn thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của tỷ thức sanh.
- Thiệt thức không sanh theo thứ lớp của nhãn thức sanh, mà nhãn thức cũng không sanh theo thứ lớp của thiệt thức sanh.
- Thân thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của nhãn thức sanh, mà nhãn thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh.
- Nhãn thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của nhĩ thức sanh… nhãn thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của tỷ thức sanh… nhãn thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thiệt thức sanh… nhãn thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh, mà thân thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của nhãn thức sanh. Nhĩ thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh, mà thân thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của nhĩ thức sanh. Tỷ thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh, mà thân thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của tỷ thức sanh. Tỷ thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh, mà thân thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của thiệt thức sanh.
* Nói ngũ thức không có khiên niệm (anābhogāti) là trong năm thức chẳng có khán môn (āvajjanā), khiên niệm (ābhogo), hiệp thực (samannāhāro) hoặc tác ý (manasikāro).
* Nói người không biết rõ rệt nhưng pháp chi bằng ngũ thức đó là vẫn không hiểu rõ pháp chi chi do ngũ thức.
* Nói ngũ thức chỉ là sa vào một cảnh nào đó là chỉ thuần thục theo một cảnh nào đó thôi.
* Nói người vẫn không hiểu rõ pháp chi chi từ thứ lớp theo ngũ thức đó là người vẫn không hiểu rõ những pháp chi bằng ý giới nói theo ngũ thức.
* Nói người vẫn không thành tựu trong một cách oai nghi nào bằng ngũ thức đó là người vẫn không đặng thành tựu một oai nghi dù đi, đứng hay nằm, ngồi do ngũ thức (điều khiển đâu).
* Nói người vẫn không thành tựu một cách oai nghi nào mà tâm nối liền theo năm thức đó là người không đặng thành tựu trong một oai nghi nào dù đi đứng hay nằm ngồi mà do ý giới nối liền thứ lớp cùng năm thức.
* Nói không hiệp với thân nghiệp, không hiệp với khẩu nghiệp, ngũ thức đó là người không tập hợp thân nghiệp, khẩu nghiệp bằng ngũ thức.
* Nói người không hiệp với thân nghiệp, không hiệp với khẩu nghiệp mà (bằng tâm) nối liền thứ lớp của ngũ thức đó là người vẫn không hiệp với thân nghiệp, khẩu nghiệp nào mà do ý giới nối liền từ ngũ thức.
* Nói người không tháo trì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện bằng ngũ thức đó tức là người không đặng tháo trì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện bằng ngũ thức.
* Nói người vẫn không tháo trì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện mà từ nối liền thứ lớp của năm thức đó tức là người không đặng nghiệp thiện và nghiệp bất thiện bằng lối ý giới nối liền theo thứ lớp của năm thức.
* Nói người không đặng nhập thiền, không đặng xuất thiền bằng năm thức đó tức là người không đặng nhập thiền, không đặng xuất thiền bằng năm thức.
* Nói người không đặng nhập thiền, không đặng xuất thiền mà do (tâm) nối liền thứ lớp của năm thức đó tức là người không đặng nhập thiền, không đặng xuất thiền bằng ý giới nối liền thứ lớp của ngũ thức.
* Nói người không tử không tục sinh bằng năm thức đó tức là người không đặng tử, không đặng tục sinh bằng năm thức.
* Nói người vẫn không tử không tục sinh mà nối liền thứ lớp của ngũ thức đó tức là người không đặng tử, không đặng tục sinh bằng ý giới nối liền thứ lớp của năm thức.
* Nói người vẫn không ngủ, không thức, không chiêm bao bằng năm thức đó tức là người không đặng ngủ, không đặng thức và không đặng chiêm bao bằng năm thức.
* Nói người không ngủ, không thức, không chiêm bao mà nối liền theo thứ lớp của ngũ thức đó tức là người không đặng ngủ, không đặng thức, không đặng chiêm bao bằng ý giới nối liền thứ lớp với năm thức.
* Sự biết của cơ quan ngũ thức như đã nói đó gọi là tuệ để trình bày của ngũ thức theo sự chắc thật.
Trí tông mỗi phần có một vẫn bằng cách như thế.
803.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký trong ba cõi là tuệ hiệp thế. Tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ siêu thế.
* Tuệ tất cả cũng gọi là tuệ có thứ biết đặng và tuệ có thứ không biết đặng.
* Tuệ hiệp với pháp thiện và hiệp với pháp vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh lậu. Tuệ hiệp bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh lậu.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ tương ưng lậu mà cảnh lậu. Tuệ hiệp bốn đạo và bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng lậu mà cảnh lậu. Tuệ hiệp bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh triền. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh triền.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ tương ưng triền mà cảnh triền. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng triền phi cảnh triền.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh phược. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phược.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ tương ưng phược mà cảnh phược. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phược phi cảnh phược.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh bộc. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh bộc.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng bộc mà cảnh bộc. Còn tuệ trong bốn đạo và bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh phối. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phối.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phối mà cảnh phối. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phối phi cảnh phối.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh cái. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh cái.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng cái mà cảnh cái. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng cái phi cảnh cái.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh khinh thị. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh khinh thị.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
* Tuệ trong dị thục quả nương ba cõi gọi là tuệ do thủ. Còn tuệ trong pháp thiện nương ba cõi, tuệ trong pháp vô ký tố nương ba cõi và trong bốn đạo bốn quả đều gọi là tuệ phi do thủ.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh thủ. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh thủ.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng thủ mà cảnh thủ. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh phiền não. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phiền não.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
* Tuệ tương ưng tầm gọi là tuệ hữu tầm. Còn tuệ bất tương ưng tầm gọi là tuệ vô tầm.
* Tuệ tương ưng tứ gọi là tuệ hữu tứ. Còn tuệ bất tương ưng tứ gọi là tuệ vô tứ.
* Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ hữu hỷ. Còn tuệ bất tương ưng hỷ gọi là tuệ vô hỷ.
* Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ đồng sanh hỷ. Còn tuệ bất tương ưng hỷ gọi là tuệ phi đồng sanh hỷ.
* Tuệ tương ưng lạc gọi là tuệ đồng sanh lạc. Còn tuệ bất tương ưng lạc gọi là tuệ phi đồng sanh lạc.
* Tuệ tương ưng xả gọi là tuệ đồng sanh xả. Còn tuệ bất tương ưng xả gọi là tuệ phi đồng sanh xả.
* Tuệ trong thiện và vô ký trong Dục giới gọi là tuệ Dục giới. Còn tuệ Sắc giới, tuệ Vô sắc giới và tuệ siêu thế gọi là tuệ phi Dục giới.
* Tuệ trong thiện và vô ký Sắc giới gọi là tuệ Sắc giới. Còn tuệ Dục giới, tuệ Vô sắc giới và tuệ siêu thế gọi là tuệ phi Sắc giới.
* Tuệ trong thiện và vô ký Vô sắc giới gọi là tuệ Vô sắc giới. Còn tuệ trong Dục giới, tuệ trong Sắc giới và tuệ siêu thế gọi là tuệ phi Vô sắc giới.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ liên quan luân hồi. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất liên quan luân hồi.
* Tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ nhân xuất luân hồi. Còn tuệ trong thiện nương ba cõi, trong dị thục quả nương bốn cõi, trong vô ký tố nương ba cõi gọi là tuệ phi nhân xuất luân hồi.
* Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ nhất định. Còn tuệ trong thiện nương ba cõi, trong dị thục quả nương bốn cõi, trong vô ký tố nương ba cõi gọi là tuệ bất định.
* Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ hữu thượng. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ vô thượng.
* Tuệ tiến đắc trong khi đó ra sao? Như là tuệ thiện trong bốn cõi trợ tuệ vô ký tố (kiriyābyāk) trợ thiền, trợ thông của bực La-hán phát sanh, đó gọi là tuệ tiến đắc (atthajāpīkapaññā). Còn tuệ trong dị thục quả nương bốn cõi trợ tuệ vô ký tố, thiền, thông của bực La-hán phát sanh ra, đó là tuệ đắc tiến (jāpītatthapaññā).
Trí tông (ñaṇavatthu) phân mỗi phần thành hai vẫn có bằng cách như thế.
804.
* Trí tư trong khi có ra sao? Như là tuệ sắp đặt tất cả công việc, hoặc tuệ sắp đặt tất cả tài nghề khéo léo, hoặc tuệ sắp đặt tất cả tài nghề mà không do nghe học hỏi với người khác mà vẫn đặng trí chuyên môn, hoặc đặng trí đế thuận, hoặc cho rằng sắc không bền, hoặc cho rằng thọ không bền, hoặc cho rằng tưởng không bền, hoặc cho rằng hành không bền, hoặc cho rằng thức không bền; vẫn đặng trí thuận tùng, trí nhẫn nại, trí kiến thức, trí sáng suốt, trí hiểu biết, trí chăm chú, trí biết rõ những pháp nhẫn nại. Nếu có trạng thái cách đó thì gọi là trí tư (cintāmayapaññā).
* Trí văn trong khi có ra sao? Như là tuệ sắp đặt tất cả công việc, hoặc tuệ sắp đặt tất cả nghề giỏi, hoặc tuệ sắp đặt tất cả tài hay, những bực đã từng nghe nơi người khác mà đặng trí thuần thục, hoặc đặng trí đế thuận, hoặc cho là sắc không bền, hoặc cho là thọ không bền, hoặc cho là tưởng không bền, hoặc cho rằng là hành không bền, hoặc cho là thức không bền, vẫn đặng trí thuận tùng, trí nhẫn nại, trí tri kiến, trí sương thạnh (sáng suốt), trí hiểu biết, trí chăm chú, nhẫn nại chăm chú pháp. Những chi mà có tướng trạng cách đó gọi là trí văn (sutamayapaññā).
* Còn trí của bực nhập tất cả thiền gọi là trí tu (bhāvanāmapaññā).
805.
* Tuệ thí đó ra sao? Như là tuệ, thái độ rõ thấu… vô si, sự trạch pháp, chánh kiến mở mối bố thí phát sanh cho người bố thí, đó gọi là tuệ thí (dānamayapaññā).
* Tuệ giới đó ra sao? Như là tuệ, thái độ rõ thấu… vô si, sự trạch pháp và những chánh kiến mở mối phát sanh cho người trì giới. Như thế gọi là tuệ giới (sīlamayapaññā).
* Còn tuệ của bực nhập tất cả thiền gọi là tuệ tu (bhāvanāmapaññā).
806.
* Tuệ cận giới đó ra sao? Như là trí tuệ, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay là chánh kiến phát sanh cho người thu thúc giới bổn. Thế gọi là tuệ cận giới (idhisīle paññā).
* Tuệ cận tâm đó ra sao? Như là trí tuệ, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay là chánh kiến phát sanh cho bực tu tiến nhập thiền Sắc giới và thiền Vô sắc giới. Thế gọi là tuệ cận tâm (idhicitta paññā).
* Tuệ cận tuệ đó ra sao? Tức là tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ cận tuệ (idhipaññā paññā).
807.
* Tiến hoá thông minh đó ra sao? Những bực có tuệ vẫn hiểu rõ như vầy: Khi ta đang quán những pháp ấy pháp bất thiện mà chưa sanh cũng sẽ không sanh và pháp thiện đã sanh cũng sẽ trừ đặng. Hay là khi ta quán những pháp thiện mà chưa sanh cũng sẽ sanh và pháp thiện đã sanh cũng hiện hành đặng sự tột bực, đặng sự quảng đại, đặng sự tiến hóa, sự đầy đủ bằng trí tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong điều đó. Như thế gọi là tiến hoá thông minh (āyakosallaṃ).
* Thối hóa thông minh đó ra sao?
- Bực có tuệ vẫn hiểu rõ như vầy: Khi ta đang quán những pháp ấy pháp thiện chưa sanh cũng sẽ không sanh và pháp thiện đã sanh cũng sẽ diệt. Hay là khi ta quán pháp ấy, pháp bất thiện chưa sanh cũng sẽ sanh và pháp bất thiện đã sanh cũng sẽ càng đặng sự hiện hành, đặng sự rộng rãi, nào là tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp, chánh kiến với trong điều ấy. Thế gọi là thối hoá thông minh (apāyakosallaṃ).
- Những tuệ chi mà thành phương tiện sửa đổi trong việc lẹ làng hoặc nạn đã sanh đó gọi là thối hoá thông minh.
808.
Tuệ trong dị thục quả nương bốn cõi gọi là tuệ dị thục quả. Tuệ trong pháp thiện thuộc bốn cõi gọi là tuệ dị thục nhân. Còn tuệ trong vô ký tố nương ba cõi gọi là tuệ phi dị thục quả phi dị thục nhân.
809.
Tuệ trong dị thục quả thuộc ba cõi gọi là tuệ do thủ cảnh thủ. Tuệ hiệp pháp thiện trong ba cõi và vô ký tố thuộc ba cõi gọi là tuệ phi do thủ mà cảnh thủ. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi do thủ phi cảnh thủ.
810.
Tuệ mà tương ưng với tầm, tứ gọi là tuệ hữu tầm hữu tứ. Tuệ bất tương ưng tầm mà tương ưng với tứ gọi là tuệ vô tầm hữu tứ. Còn tuệ bất tương ưng cả tầm lẫn tứ gọi là tuệ vô tầm vô tứ.
811.
Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ đồng sanh hỷ. Tuệ tương ưng lạc gọi là tuệ đồng sanh lạc. Tuệ tương ưng xả gọi là tuệ đồng sanh xả.
812.
Tuệ trong pháp thiện ba cõi gọi là tuệ nhân sanh tử. Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ nhân đến Níp-bàn. Tuệ trong dị thục quả thuộc bốn cõi và tuệ trong pháp vô ký tố nương ba cõi gọi là tuệ phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
813.
Tuệ trong bốn đạo ba quả gọi là tuệ hữu học. Tuệ trong quả La-hán thành phần bực cao gọi là tuệ vô học. Còn tuệ trong pháp thiện thuộc ba cõi, trong dị thục quả nương ba cõi trong pháp vô ký tố thuộc ba cõi gọi là tuệ phi hữu học phi vô học.
814.
Tuệ trong thiện Dục giới và vô ký Dục giới gọi là tuệ hy thiểu. Tuệ trong thiện Sắc giới, vô ký Sắc giới, thiện Vô sắc giới và vô ký Vô sắc giới gọi là tuệ đáo đại. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ vô lượng.
815.
* Tuệ biết cảnh hy thiểu đó ra sao? Như là tuệ, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay chánh kiến mở mối pháp hy thiểu sanh ra đó gọi là tuệ biết cảnh hy thiểu.
* Tuệ biết cảnh đáo đại đó ra sao? Như là tuệ, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay chánh kiến mở mối pháp đáo đại sanh ra. Đó gọi là tuệ biết cảnh đáo đại.
* Tuệ biết cảnh vô lượng trong khi có ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự trạch pháp, hoặc chánh kiến mở mối pháp vô lượng sanh ra. Đó gọi là tuệ biết cảnh vô lượng.
816.
* Tuệ biết đạo đặng đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp, hoặc chánh kiến mở mối cho Thánh đạo hiện bày. Đó gọi là biết đặng. Còn tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ nhân của đạo.
* Tuệ có đạo là trưởng đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp, hoặc chánh kiến làm cho Thánh đạo thành trưởng sanh ra. Đó gọi là tuệ có đạo là trưởng.
817.
* Tuệ trong dị thục quả nương bốn cõi cũng thành sanh tồn, cũng thành sẽ sanh; không nên nói thành phi sanh tồn.
* Tuệ trong pháp thiện nương bốn cõi, trong vô ký tố nương ba cõi cũng thành sanh tồn, cũng thành phi sanh tồn; không nên nói thành sẽ sanh.
818.
Tuệ tất cả đó cũng thành tuệ quá khứ, cũng thành tuệ vị lai, cũng thành tuệ hiện tại.
819.
* Tuệ biết cảnh quá khứ đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay chánh kiến mở mối phát sanh thuộc quá khứ hiện bày. Đó gọi tuệ biết cảnh quá khứ.
* Tuệ biết cảnh vị lai đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan pháp vị lai hiện bày. Đó gọi pháp vị lai.
* Tuệ biết cảnh hiện tại đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan pháp hiện tại hiện bày. Đó gọi là tuệ biết cảnh hiện tại.
820.
Tất cả tuệ thế đó cũng thành tuệ tự nội, cũng thành tuệ ngoại phần, cũng thành tuệ nội và ngoại phần.
821.
* Tuệ biết cảnh tự nội đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan pháp tự nội hiện bày. Đó gọi là tuệ biết cảnh tự nội.
* Tuệ biết cảnh ngoại phần đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối pháp bên ngoài hiện bày. Đó gọi là tuệ biết cảnh ngoại phần.
* Tuệ biết cảnh nội và ngoại phần đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan tất cả pháp bên trong và bên ngoài hiện bày. Đó gọi là tuệ biết cảnh nội và ngoại phần.
Trí tông mỗi phần có ba vẫn có bằng cách như thế.
822.
* Trí tín nghiệp đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến có trạng thái hiểu rõ như vầy: Sau khi bố thí có quả phước; cúng dường tam bảo có quả phước; đời nầy vẫn có; đời sau cũng có; mẹ có ơn; cha có ơn; chúng sanh chết có tục sinh; Sa-môn Phạm chí có bực tu hành đàng hoàng, hành đúng đắn hiểu cao thấy thật rõ nơi đời nầy và đời sau do tự mình và tuyên bố cho người khác biết khắp nhau vẫn có trong đời nầy. Như thế gọi là trí tín nghiệp (kammassakatāṃ ñāṇaṃ).
Trừ ra trí đế thuận và tuệ thiện mà thành cảnh lậu, còn tất cả gọi là trí tín nghiệp.
* Trí đế thuận đó ra sao? Như là trí thuận tùng, trí nhẫn (nại), trí kiến thức, trí quang minh (sáng suốt), trí hiểu biết, trí chăm chú, trí pháp nhẫn nại chăm chú, đều có trạng thái biết như thế nầy: Hoặc cho rằng sắc không bền, hoặc cho rằng thọ không bền, hoặc cho rằng tưởng không bền, hoặc cho rằng chư hành vô thường, hoặc cho rằng thức vô thường. Thế gọi là trí đế thuận (saccānulomikañāṇa).
Còn tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ hội hiệp đạo (maggasamaṅgiñāṇa paññṇa).
Tuệ trong bốn quả gọi là tuệ hội hiệp quả (phalasamaṅgiñāṇa).
823.
* Tuệ hội hiệp đạo tức là sự biết trong những khổ ấy, sự biết trong những khổ tập ấy, sự biết trong những khổ diệt ấy, sự biết trong những tiến hành diệt khổ ấy.
* Tuệ khổ đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan khổ tập hiện bày đó gọi là khổ tập trí… khai đoan khổ diệt hiện bày. Đó gọi là khổ diệt trí… khai đoan đường lối tiến hành khổ diệt hiện bày. Đó gọi là trí tiến hành khổ diệt.
824.
* Tuệ trong pháp thiện Dục giới và pháp vô ký Dục giới gọi là tuệ Dục giới.
* Tuệ trong pháp thiện Sắc giới và pháp vô ký Sắc giới gọi là tuệ Sắc giới.
* Tuệ trong pháp thiện Vô sắc giới và pháp vô ký Vô sắc giới gọi là tuệ Vô sắc giới.
* Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ siêu thế.
825.
* Pháp trí đó ra sao? Như là tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là trí pháp (dhammañāṇa).
Đức thế Tôn Ngài dìu dắt tức là trí phản khán trong những pháp quá khứ, vị lai ấy mà Ngài đã hiểu, đã thấy, đã chứng, đã biết rõ rệt, đã quyết tin như vầy: Trong thuở quá khứ, Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị nào đã đặng biết khổ, đã đặng biết tập, đã đặng biết diệt, đã đặng biết đạo thì Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị đó cũng tự biết khổ, Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị đó cũng tự biết khổ tập, Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị đó cũng tự biết khổ diệt, Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị đó cũng tự biết đạo diệt khổ; trong thời vị lai những Sa-môn hoặc Bà-la-môn mà vị nào rõ biết khổ, rõ biết khổ tập, rõ biết khổ diệt, rõ biết đạo diệt khổ thì những Sa-môn hoặc Bà-la-môn đó cũng tự biết khổ, những Sa-môn, Bà-la-môn đó cũng tự biết khổ tập, những Sa-môn Bà-la-môn đó cũng tự biết rõ đạo diệt khổ bằng tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong cách dìu dắt tức là trí phản khán (paccavekkhaṇañāṇa). Như thế gọi là trí dẫn dắt (anvañāṇa).
* Trí qui định trong khi có ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy chăm chú biết tâm của người khác, chúng sanh khác bằng tâm (của mình) như là tâm có ái cũng biết rõ là tâm có ái, tâm ly ái cũng biết rõ là tâm ly ái. Tâm có sân cũng biết rõ là tâm có sân, tâm lìa sân cũng biết rõ là tâm lìa sân. Tâm có si cũng biết rõ là tâm có si, tâm lìa si cũng biết rõ là tâm lìa si. Tâm dã dượi cũng biết rõ là tâm có dã dượi, tâm tán loạn cũng biết rõ là tâm tán loạn. Tâm thành đáo đại cũng biết rõ là tâm thành đáo đại, tâm không thành đáo đại cũng biết rõ là tâm không thành đáo đại. Tâm thành hữu thượng cũng biết rõ là tâm thành hữu thượng, tâm thành vô thượng cũng biết rõ là tâm thành vô thượng. Tâm định trụ cũng biết rõ là tâm đình trụ, tâm không đình trụ cũng biết rõ là tâm không đình trụ. Tâm giải thoát cũng biết rõ là tâm giải thoát, tâm không giải thoát cũng biết rõ là tâm không giải thoát. Sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong tâm của những người khác, của tất cả chúng sanh khác. Như thế gọi là trí qui định (pariccañāṇa).
Trừ ra pháp trí (dhammañāṇa), dẫn dắt trí (anvañāṇa) và qui định trí (pariccāñāṇa), còn những trí ngoài ra gọi là trí đồng kiến (sammatiñāṇa).
826.
Tuệ nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn ra sao?
- Tuệ trong pháp thiện Dục giới gọi là tuệ nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
- Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ nhân đến Níp-bàn phi nhân sanh tử.
- Tuệ trong pháp thiện Sắc giới và pháp thiện Vô sắc giới gọi là tuệ nhân sanh tử nhân đến Níp-bàn.
- Còn tuệ mà ngoài ra đó gọi là tuệ phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
827.
Tuệ phiền yểm phi phản khán đó ra sao?
- Như là bực xa lìa tất cả sự vọng dục bằng tuệ nào nhưng không đặng thông thấu suốt tất cả pháp đế (saccadhamma). Đây gọi là tuệ phiền yểm phi phản khán (nibbidā no paṭivedhapaññā).
- Còn bực xa lìa tất cả sự vọng dục mà đặng thấu đáo thông suốt bằng tuệ nhưng không đặng thấu suốt tất cả pháp đế. Đây gọi là tuệ phản khán phi phiền yểm (paṭivedha no nibbidā paññā).
- Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ phiền yểm phản khán (nibbidāpaṭivedhapaññā).
- Còn tuệ mà ngoài ra đó gọi là tuệ phi phiền yểm phi phản khán (nevanibbidā no paṭivedhapaññā).
828.
Tuệ suy đồi ra sao?
- Như là tác ý tưởng đồng sanh với dục thấm nhuần cho người tu tiến bực đắc sơ thiền, tuệ của người tu đó gọi là tuyệt trừ (hānabhāginī). Chánh niệm thích hợp với pháp ấy vững vàng tuệ gọi là tạm trụ (ṭhītibhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền không có tầm thấm vào theo tuệ gọi là đặc biệt (visesabhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hợp với ly dục đượm nhuần trí gọi là phiền yểm phần (nibbedhabhāginī).
- Tác ý tưởng mà đồng sanh với tầm thấm nhuần theo bực tu tiến đắc nhị thiền, tuệ của bực đó gọi là phế duyên (hānabhāginī). Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó vững vàng. Tuệ ấy gọi là trụ phần (ṭhītibhāginī).
- Tác ý tưởng mà đồng sanh với xả thấm nhuần tuệ gọi là đặc biệt viên (visesabhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibedhabhāginī).
- Tác ý tưởng mà đồng sanh với hỷ đượm nhuần cho bực tu tiến đặng tam thiền, tuệ của bực tu tiến đó gọi là phế phần (hānabhāginī). Chánh niệm mà thích hợp với pháp ấy đình trụ tuệ gọi là trụ phần (ṭhitibhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với phi khổ phi lạc thọ đượm nhuần tuệ gọi là đặc biệt phần (visesabhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phế phần (nibbedhabhāginī).
- Tác ý tưởng mà đồng sanh với lạc đượm nhuần cho bực tu tiến đắc tứ thiền, tuệ của bực tu tiến đó gọi là phế phần. Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó đình trụ tuệ gọi là trụ phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Không vô biên xứ đượm nhuần tuệ gọi đặc biệt phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với tuệ phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibbedhābhāginī).
- Tác ý tưởng mà đồng sanh với sắc đượm nhuần cho bực tu tiến thiền Không vô biên xứ, tuệ của bực tu tiến đó gọi là phế phần. Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó, đình trụ tuệ gọi là trụ phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Thức vô biên xứ đượm nhuần tuệ gọi là đặc biệt phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibbedhābhāginī).
- Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Không vô biên xứ đượm nhuần cho bực tu đắc thiền Thức vô biên xứ, tuệ của bực tu đó gọi là phế phần. Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó đình trụ tuệ gọi là trụ phần. Tác ý tưởng đồng sanh với thiền Không vô biên xứ đượm nhuần tuệ gọi là đặc biệt phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibbedhābhāginī).
- Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Thức vô biên xứ đượm nhuần cho bực tu đắc thiền Vô sở hữu xứ, tuệ của bực tu đó gọi là phế phần. Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó đình trụ tuệ gọi là trụ phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ đượm nhuần tuệ gọi là đặc biệt phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibbedhābhāginī).
829.
Tứ đạt thông đó ra sao? Tứ đạt thông (paṭisambhidā) là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
- Sự hiểu thông suốt trong ý nghĩa gọi là nghĩa đạt thông (atthapaṭisambhidā).
- Sự hiểu thông suốt trong pháp gọi là pháp đạt thông (dhammapaṭisambhidā).
- Sự hiểu thông suốt sự tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông (niruttipaṭisambhidā).
- Sự biểu biết thông suốt trong tất cả trí gọi là cấp trí đạt thông (paṭibhāṇapaṭi-sambhidā).
Như thế gọi là tứ đạt thông (paṭisambhidā).
830.
* Tứ tiến hành đó ra sao? Tứ tiến hành (paṭipadā) là: hành nan đắc trì (dukkhāpaṭipadādandhābhiñnā), hành nan đắc cấp (dukkhāpaṭipadākhippābhiññā), hành dị đắc trì (sukhāpaṭipadādandhābhiññā), hành dị đắc cấp (sukhāpaṭipadākhippābhiññā).
* Hành nan đắc trì đó ra sao? Như là tuệ, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu mà đắc định sanh bằng cách khó khăn, biết rõ cơ sở ấy chậm chạp. Thế gọi là hành nan đắc trì (dukkhāpaṭipadādandhābhiñnā).
* Hành nan đắc cấp đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu mà định làm cho trợ sanh bằng cách khó khăn, nhưng hiểu cơ sở đó mau. Thế gọi là hành nan đắc cấp (dukkhāpaṭipadākhippābhiññā).
* Hành dị đắc trì đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu mà định trợ sanh bằng cách không khó khăn, nhưng đắc chứng chậm. Thế gọi là hành dị đắc trì (sukhāpaṭipadādandhābhiññā).
* Hành dị đắc cấp đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, còn định trợ sanh bằng cách không khó khăn đắc chứng đó cũng mau. Thế gọi là hành dị đắc cấp (sukhāpaṭipadākhippābhiññā).
Như thế gọi là tuệ tiến hành (paṭipadāpaññā).
831.
* Tứ cảnh tuệ đó ra sao? Tứ cảnh tuệ (arammaṇapaññā) là tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu (parittāparittārammaṇapaññā), tuệ hy thiểu cảnh vô lượng (parittā appamaṇārammaṇapaññā), tuệ vô lượng cảnh hy thiểu (appamāṇāparittārammaṇapaññā), tuệ vô lượng cảnh vô lượng (appamāṇā appamaṇārammaṇapaññā).
* Tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu là chi? Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, bực đắc định chưa đặng trau dồi thuần thục, rải cảnh đi ít oi. Thế gọi là tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu (parittaparittārammaṇapaññā).
* Tuệ hy thiểu cảnh vô lượng đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, bực có định chưa trau dồi nhuần nhã, rải cảnh đi ước lượng không đặng. Thế gọi là tuệ hy thiểu cảnh vô lượng (parittā appamaṇārammaṇapaññā).
* Tuệ vô lượng cảnh hy thiểu đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, bực đặng định trau dồi nhuần nhã, rải cảnh đi ít oi. Thế gọi là tuệ vô lượng cảnh hy thiểu (appamāṇaparittārammaṇapaññā).
* Tuệ vô lượng cảnh vô lượng đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, bực đặng định trau dồi nhuần nhã, rải cảnh đi ước lượng không đặng. Thế gọi là tuệ vô lượng cảnh vô lượng (appamāṇā appamaṇārammaṇapaññā).
Như thế gọi là tứ cảnh tuệ (ārammaṇapaññā).
832.
* Trí đạo hội (maggasamaṅgiñāṇa) tức là trí trong lão tử, trí tập lão tử, trí diệt lão tử, trí tiến hành diệt lão tử.
* Trí lão tử trong khi có ra sao?
- Như là sự sáng suốt, thái độ biết rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối lão tử hiện bày. Thế gọi là trí lão tử (jarāmaraṅñāṇa).
- Sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối tập lão tử hiện bày. Thế gọi là trí lão tử tập (jarāmaraṇasamudayañāṇa)… mở mối cho lão tử diệt hiện bày. Thế gọi là trí lão tử diệt (jarāmaraṇa-nirodhañāṇa)… mở mối cho tiến hành nhân đến lão tử diệt hiện bày. Đó gọi là trí nhân tiến hành đến diệt khổ (dukkanirodhagāminīpaṭipadāñāṇa).
- Trí đạo hội (maggasamaṅgiñāṇa) tức là trí trong sanh đây… trí trong hữu đây… trí trong thủ đây… trí trong ái đây… trí trong thọ đây… trí trong xúc đây… trí trong lục nhập đây… trí trong danh sắc đây… trí trong thức đây… trí trong hành đây… trí trong hành ấy tập ấy… trí trong hành ấy diệt ấy, trí trong hành ấy đạo nhân diệt ấy.
* Trong những trí ấy mà hành trí đó ra sao?
- Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối tất cả hành hiện bày. Thế gọi là trí hành (saṅkhārañāṇa).
- Sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối hành tập hiện bày, thế gọi là trí hành tập (saṅkhārasamudayañāṇa)… mở mối hành diệt hiện bày, thế gọi là trí hành diệt (saṅkhāranirodhañāṇa)… mở mối đường lối tiến hành diệt hiện bày, thế gọi là trí nhân tiến hành đến hành diệt (saṅkhāranirodha-gāminīpatipadāñāṇa).
Trí tông (ñaṇavatthu) phân mỗi thứ thành bốn vẫn có bằng cách như thế.
833.
Trong trí tông mỗi phần có năm đó mà chánh định có năm chi như thế nào?
- Tuệ mà bành trướng hỷ, tuệ mà bành trướng lạc, tuệ mà bành trướng tâm, tuệ mà bành trướng ánh sáng và ấn chứng khi phản khán.
- Tuệ trong hai thiền gọi là tuệ bành trướng hỷ (pītiphacaṇatā).
- Tuệ trong ba thiền gọi là tuệ bành trướng lạc (sukkapharaṇatā).
- Tuệ chăm chú biết tâm của người khác gọi là tuệ bành trướng tâm (cetopharaṇatā).
- Thiên nhãn gọi là tuệ bành trướng ánh sáng (ālokapharaṇatā).
- Trí phản khán của bực tu xuất những thiền gọi là ấn chứng khi phản khán (paccavekkhaṇānimitta).
Như thế gọi là chánh định có năm chi (pañcaṅgiko sammāsamādhi).
834.
Chánh định có năm trí đó ra sao? Như là trí phát sanh riêng tự phần nhận rằng định nầy cũng có lạc trong hiện tại, cũng có quả vui sau này. Trí phát sanh tự ta nhận rằng định nầy xa lìa phiền não không vật chất. Trí phát sanh tự ta nhận rằng tuệ nầy là bực có tuệ xiển (cạn cợt) điều khiển không đặng. Trí sanh ra tự ta nhận rằng định nầy vắng lặng tinh vi đặng sự yên tịnh vắng lặng, đặng chứng rồi bằng sự thành pháp độc đoán cao thăng không chứng bằng cách đè cái (nīvaraṇa) ngăn phiền não bằng tâm mà thành hữu dẫn (Sasaṅkhārika). Trí sanh cho tự mình nhận rằng ta đây cũng có chánh niệm nhập định ấy, có chánh niệm xúc định ấy. Như thế gọi là chánh định có năm trí.
Trí tông mỗi phần năm vẫn có bằng cách như thế.
835.
Tuệ trong lục thông đó ra sao? Tuệ trong lục thông là tuệ thần túc thông (iddhividhañāṇa), tuệ thiên nhĩ thông (sotadhātuvisuddhiyāñāṇa), tuệ tha tâm thông (paricittañāṇa), tuệ túc mạng thông (pubbenivāsānussatiñāṇa), tuệ sanh tử thông (catūppātañāṇa) và tuệ lậu tận thông (āsavakkayañāṇa). Những đó gọi là tuệ trong lục thông.
Trí tông mỗi phần có sáu vẫn có bằng cách như thế.
836.
Trí tông mỗi phần có bảy đó ra sao?
- Trí hiểu rằng lão tử có ra do sanh làm duyên. Trí hiểu rằng khi sanh không có thời lão tử cũng không. Trí hiểu rằng dù trong thuở quá khứ, lão tử có ra cũng do sanh làm duyên. Trí hiểu rằng dù trong thuở quá khứ khi sanh không có thời lão tử cũng không. Trí hiểu rằng dù trong thời vị lai lão tử có ra cũng do sanh làm duyên. Trí hiểu rằng dù trong thời vị lai khi sanh không có thời lão tử cũng không. Trí hiểu rằng pháp trụ của người đó có tuyệt dứt dĩ nhiên, có hiện hành dĩ nhiên, có suy đồi dĩ nhiên, có sự hoại dĩ nhiên, có rã dĩ nhiên, có diệt dĩ nhiên.
- Trí hiểu rằng sanh có ra do hữu làm duyên… trí hiểu rằng hữu có ra do thủ làm duyên… trí hiểu rằng thủ có ra do ái làm duyên… trí hiểu rằng ái có ra do thọ làm duyên… trí hiểu rằng thọ có ra do xúc làm duyên… trí hiểu rằng xúc có ra do lục nhập làm duyên… trí hiểu rằng lục nhập có ra do danh sắc làm duyên… trí hiểu rằng danh sắc có ra do thức làm duyên… trí hiểu rằng thức có ra do hành làm duyên… trí hiểu rằng hành có ra do vô minh làm duyên… trí hiểu rằng khi vô minh không có thì hành cũng không. Trí hiểu rằng dù thuở quá khứ mà hành sanh ra cũng do vô minh làm duyên… trí hiểu rằng dù thuở quá khứ khi vô minh không có thì hành cũng không… trí hiểu rằng dù trong thời vị lai hành có ra cũng do vô minh làm duyên… trí hiểu rằng dù trong thời vị lai nếu vô minh không có thì hành cũng không… trí hiểu rằng trí phần trụ của người đó có sự tuyệt dứt dĩ nhiên, có sự hoại dĩ nhiên, có sự phai dĩ nhiên, có sự diệt dĩ nhiên. Những thế gọi là trí tông phân phần mỗi thứ bảy.
Trí tông phần mỗi thứ bảy vẫn có bằng cách như thế.
837.
Trí tông phân mỗi phần thành tám mà tuệ trong bốn đạo bốn quả trong khi có ra sao? Như là tuệ trong đạo Dự Lưu, tuệ trong quả Dự Lưu, tuệ trong đạo Nhất Lai, tuệ trong quả Nhất Lai, tuệ trong đạo Bất Lai, tuệ trong quả Bất Lai, tuệ trong đạo Ứng cúng, tuệ trong quả Ứng cúng. Những thế gọi là tuệ trong bốn đạo bốn quả.
Trí tông chia phần thành tám vẫn có bằng cách như thế.
838.
Trong trí tông mỗi phần có chín đó mà tuệ trong tùng tiền trụ nhập có chín ra sao? Như là tuệ nhập sơ thiền, tuệ nhập nhị thiền, tuệ nhập tam thiền, tuệ nhập tứ thiền, tuệ nhập thiền Không vô biên xứ, tuệ nhập thiền Thức vô biên xứ, tuệ nhập thiền Vô sở hữu xứ, tuệ nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trí phản khán của người tu tiến và bực xuất thiền diệt thọ tưởng. Những thế gọi là cửu tuệ tùng tiền trụ nhập (anupubbavihārasamāpatti).
Trí tông mỗi phần thành chín vẫn có bằng cách như thế.
839.
Trong trí tông phân phần thành mười mà trí biết pháp đáng thành xứ với sự thành xứ và pháp mà phi xứ với sự phi xứ theo cách chân thật của Đức Như Lai đó ra sao?
- Như Lai trong đời nầy Ngài vẫn biết điều mà người Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ phải chấp trước những pháp hành chi theo sự vật trường tồn đó, nếu mà sẽ có đặng như thế phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rõ rằng điều mà chính phàm phu phải chấp trước những pháp hành nào theo sự trường tồn đó đúng cơ sở phải là xứ (thāna).
- Như Lai trong đời nầy Ngài vẫn biết điều mà bực Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ phải chấp trước những pháp hành chi bằng sự lạc đó, nếu mà sẽ có đặng thì phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chính phàm phu phải chấp những pháp hành nào mà theo sự lạc đó đúng cơ sơ phải là xứ.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết điều mà bực Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ phải chấp trước những pháp hành chi theo sự ngã chấp đó, nếu mà sẽ có đặng thì phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chính phàm phu phải chấp những pháp hành nào theo sự ngã chấp đó đúng cơ sở phải là xứ.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết điều mà bực Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ nên giết cha, nếu mà sẽ có đặng thì phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chính phàm phu sẽ phải giết cha đúng cơ sở phải là xứ.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết điều mà người Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ phải giết mẹ… sẽ phải giết A La-hán sẽ phải có tâm độc ác đến nổi chích Phật thân huyết… sẽ phải phá hòa hợp Tăng… sẽ phải tín ngưỡng Phật Giáo… sẽ phải sanh trong đời thứ tám đó, nếu mà sẽ có đặng thì phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chính phàm phu sẽ phải giết mẹ… sẽ phải sanh trong đời thứ tám đó đúng cơ sở phải là xứ.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà bực Ứng cúng Chánh biến tri vì sanh đồng nhau trong một vũ trụ đó phi nhân phi duyên phi xứ mới có thể đặng và Ngài cũng biết điều mà bực Ứng cúng Chánh biến tri chỉ có một vị trong đời đó thôi thành cơ sở là phải đặng thành cơ sở chỗ có đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà Đức Chuyển luân Thánh vương hai vị sẽ phải sanh ra đồng nhau trong một đời phi nhân phi duyên phi cơ sở mới có thể đặng và Ngài cũng hiểu rằng điều mà Đức Chuyển luân Thánh vương sanh ra chỉ có một vị trong đời đó thôi thành cơ sở chỗ đáng đặng, thành cơ sở chỗ có đặng.
- Như Lai trong đời nầy Ngài vẫn biết rằng điều mà phụ nữ sẽ thành Ứng cúng Chánh biến tri đó nếu đặng thời phi nhân phi duyên phi cơ sở và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chỉ có nam nhân thành Ứng cúng Chánh biến tri đó thành cơ sở phải thành có cơ sở đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà phụ nữ sẽ thành Chuyển luân Thánh vương đó mà sẽ có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ sở và Ngài vẫn biết rằng điều mà chỉ có nam tử mới thành Chuyển luân Thánh vương mới đáng chỗ thành cơ sở có đặng chỗ thành cơ sở.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà phụ nữ sẽ sanh lên thành đế thích, thành Ma vương, làm Đại Phạm thiên đó nếu sẽ có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ sở và Như Lai Ngài cũng biết rằng điều mà chỉ có nam tử sanh lên thành đế thích, thành Ma vương, thành Đại Phạm thiên đó thành xứ sở đáng đặng và thành xứ sở có đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng chỗ mà thân ác sẽ phát sanh quả đáng mong mỏi, đáng ưa mến, đáng vừa lòng đó dù sẽ có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ sở và Ngài cũng biết rằng điều mà thân ác chính phải sanh quả không đáng mong mỏi, không đáng ưa mến, không đáng vừa lòng thành cơ sở có lẽ đặng, thành cơ sở có đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà khẩu ác và ý ác phát sanh ra quả đáng mong mỏi, đáng ưa mến, đáng vừa lòng đó dù có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà thân ác, ý ác phát sanh ra quả không đáng mong mỏi, không đáng ưa thích, không đáng vừa lòng đó thôi, thành xứ có lẽ đặng, thành xứ chỗ có đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà thân nghiệp thiện sẽ sanh ra quả không đáng mong mỏi, không đáng ưa mến, không đáng vừa lòng đó nếu đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà thân ác chỉ phát sanh ra quả đáng mong mỏi, đáng ưa thích, đáng vừa lòng thành xứ mới có lẽ đặng, thành xứ chỗ có đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà khẩu thiện và ý thiện phát sanh quả không đáng mong mỏi, không đáng ưa thích, không đáng vừa lòng đó nếu đặng là phi nhân phi duyên và phi xứ và Ngài cũng biết rằng điều mà khẩu thiện và ý thiện chỉ phát sanh ra quả đáng mong mỏi, đáng ưa thích, đáng vừa lòng đó có lẽ đáng thành xứ, có lẽ phải thành xứ.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hợp với thân ác, sau khi chết sẽ đến thiên đường lạc thú do thân ác làm nhân trợ giúp đó, nếu đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hợp với thân ác sau khi chết chỉ phải vào Địa ngục, khổ thú… chính do thân ác thành nhân thành duyên thành xứ sở mới có lý, thành xứ sở mới có đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hiệp với khẩu ác và ý ác sau khi chết sẽ đến thiên đường lạc thú mà do thân ác, khẩu ác làm nhân, làm duyên đó nếu có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hiệp với khẩu ác, ý ác sau khi chết phải vào Địa ngục, khổ thú… chính do thân ác, ý ác thành nhân, thành duyên là xứ có lý, thành xứ mới có đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hiệp với thân nghiệp thiện rồi sau khi chết phải vào Địa ngục, khổ thú do thân nghiệp thiện làm nhân làm duyên đó, nếu đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hiệp với thân nghiệp thiện sau khi chết phải đến thiên đường, lạc thú chỉ do thân nghiệp thiện làm nhân, làm duyên là phải thành sở mới có đặng.
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà những người làm nghiệp với khẩu thiện và ý thiện sau khi chết sẽ vào Địa ngục, khổ thú mà do thân thiện và khẩu thiện thành nhân thành duyên nếu có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng vẫn biết rằng điều mà những người hiệp với khẩu thiện và ý thiện sau khi chết phải đến thiên đường lạc thú chỉ do khẩu thiện và ý thiện làm nhân, làm duyên là có lý đặng thành sở mới có đặng.
- Như Lai Ngài vẫn biết rằng những pháp nào thành nhân, thành duyên cho những pháp nào sanh ra thì những pháp ấy thành xứ. Những pháp nào không thành nhân không thành duyên cho những pháp nào sanh ra thì những pháp ấy phi xứ. Tuệ hay là thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong pháp thành xứ và pháp phi xứ đó. Như thế gọi là trí biết pháp thành xứ bằng sự thành xứ và pháp phi xứ bằng sự phi xứ theo sự chân thật của Đức Như Lai.
840.
Trí mà biết dị thục quả của nghiệp tháo trì thành quá khứ, hiện tại, vị lai theo sự chân thật với xứ với nhân của Như Lai đó ra sao?
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng nghiệp tháo trì thành tội mà có thứ do tài sản lý tưởng ngăn ngừa mới không cho quả cũng có; nghiệp tháo trì thành tội mà có thứ do tài sản uẩn ngăn ngừa mới không cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do tài sản có thời ngăn ngừa mới không cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do tài sản lợi ích ngăn ngừa mới không cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do điêu tàn lý tưởng mới đặng cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do uẩn điêu tàn mới cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do điêu tàn sự có thời mới cho quả cũng có; nghiệp tháo trì thành tội mà có thứ điêu tàn sự lợi ích cho quả cũng có.
- Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do điêu tàn lý tưởng ngăn chận mới không cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do uẩn ngăn chận mới không cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do suy đồi sự có thời ngăn chận mới không cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do suy đồi sự lợi ích ngăn chận mới không cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do tài sản lý tưởng mới cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do tài sản uẩn mới cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do tài sản có thời mới cho quả cũng có. Tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong những nghiệp tháo trì đó. Như thế gọi là trí biết dị thục quả của nghiệp tháo trì mà thành quá khứ, vị lai, hiện tại theo sự chân thật đối với sở, nhân của Đức Như Lai.
841.
Trí biết lối tiến hành đưa đến tất cả cõi bằng cách chắc thật của Đức Như Lai ra sao? Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng đường lối như thế tiến hành đi đến Địa ngục. Ngài vẫn biết rằng đường lối như thế, tiến hành như thế cho đi sanh loại Bàng sanh. Ngài vẫn biết rằng đường lối như thế, tiến hành như thế cho đi vào Ngạ quỉ. Ngài biết đường lối như thế, tiến hành như thế cho đi đến Nhân loại… Ngài vẫn biết rằng đường lối như thế, tiến hành như thế cho Níp-bàn. Tuệ hay sự biết rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong tiến hành đưa đến tất cả cõi đó. Như thế gọi là trí biết đàng đi đến tất cả cõi theo sự chân thật của Đức Như Lai.
842.
Trí biết đời là giới chẳng ít, giới khác nhau theo sự chân thật của Như Lai ra sao? Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết sự khác nhau của uẩn, Ngài vẫn biết sự khác nhau của xứ, Ngài vẫn biết sự khác nhau của giới. Nên gọi Ngài biết đời là giới phi thiểu và giới khác nhau. Tuệ hay là thái độ biết rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến biết giới trong đời phi thiểu, giới khác nhau đó như thế gọi là trí biết đời mà thành phi thiểu giới, thành giới khác nhau theo sự chân thật của đấng Như Lai.
843.
Trí biết tánh nết của tất cả chúng sanh khác nhau theo sự chắc thật của Như Lai đó ra sao?
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng tất cả chúng sanh phẩm cách thô cũng có; tất cả chúng sanh tánh nết tế cũng có; tất cả chúng sanh mà có phẩm cách thô (hīnādhimattikā) vẫn tìm kiếm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh có phẩm cách thô. Tất cả chúng sanh có phẩm cách tế vẫn tìm kiếm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh có tánh nết tế (paṇītādhimuttikā).
- Dù trong thời quá khứ tất cả chúng sanh có tánh nết thô cũng đã tìm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh đã có tánh nết thô. Tất cả chúng sanh có tánh nết tế cũng đã tìm kiếm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh đã có tánh nết tế.
- Dù trong thời vị lai tất cả chúng sanh có tánh nết thô cũng sẽ tìm kiếm hội họp gần gũi với những chúng sanh có tánh nết thô. Còn tất cả chúng sanh mà có tánh nết tế cũng sẽ tìm kiếm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh có tánh nết tế.
- Tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến đối với tất cả chúng sanh có tánh cách khác nhau đó. Như thế gọi là trí biết tất cả chúng sanh có tánh nết khác nhau theo sự chắc thật của Như Lai.
844.
* Trí biết quyền già hay chưa già của những chúng sanh khác, của những người khác theo sự chắc thật của Như Lai ra sao? Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết y cứ tùy miên tánh tình và phẩm cách của tất cả chúng sanh, vẫn biết những chúng sanh có trần lao (phiền não) ít oi hay là trần lao dồi dào. Có quyền già, có quyền non, có thái độ tốt, có thái độ xấu, dễ dạy hay khó dạy, đáng đắc chứng và không đáng đắc chứng.
* Nhưng mà y cứ (āsaya) của tất cả chúng sanh đó ra sao?
- Như là sự nhận thấy rằng đời trường tồn hoặc nhận thấy đời không trường tồn, sự nhận thấy đời có chỗ tột hoặc nhận thấy đời không có chỗ tột. Sự nhận thấy thần hồn cũng là đó, thân thể cũng là đó. Hoặc nhận thấy rằng thần hồn cũng là cách khác, thân thể cũng là khác. Nhận thấy rằng chúng sanh sau khi chết còn sanh nữa, hoặc thấy rằng tất cả chúng sanh sau khi chết không còn sanh nữa. Sự nhận thấy rằng chúng sanh sau khi chết còn sanh nữa cũng có, không còn sanh nữa cũng có; hoặc nhận thấy rằng chúng sanh sau khi chết còn sanh nữa cũng chẳng phải, không còn sanh nữa cũng chẳng phải.
- Tất cả chúng sanh, người y cứ (āsaya) hữu kiến hoặc ly hữu kiến như đã nói đó cũng có, hoặc tất cả chúng sanh không lọt vào cả hai y cứ ấy đặng sắp theo nhẫn nại trong tất cả pháp hành mà thành duyên cùng nhau và nương nhau phát sanh ra cũng có. Như thế gọi là y cứ của tất cả chúng sanh cũng là trí biết theo sự chân thật của Như Lai.
* Nhưng mà tùy miên (anusaya) của tất cả chúng sanh ra sao?
Thất tùy miên như là nhục dục tùy miên (kāmarāganusaya), phẫn nhuế tùy miên (patighānusaya), ngã mạn tùy miên (mānānusaya), tà kiến tùy miên (diṭṭhānusaya), hoài nghi tùy miên (vicikicchanusaya), hữu dục tùy miên (bhavarāgānusaya), vô minh tùy miên (avijjānusaya).
Nhục dục tùy miên của tất cả chúng sanh vẫn ngủ ngầm trong sắc ái sắc mãn ý trong đời. Phẫn nhuế tùy miên của tất cả chúng sanh vẫn ngủ ngầm trong phi sắc ái phi sắc mãn ý trong đời. Vô minh đã lọt vào trong cả hai pháp ấy bằng cách như thế đó. ngã mạn, tà kiến và hoài nghi nên nhận thấy đình trụ đồng nhau chung với vô minh đó. Như thế gọi là tùy miên của tất cả chúng sanh.
* Mà tánh tình (carita) của tất cả chúng sanh ra sao?
Như là phúc hành (puññābhisaṅkhāra), phi phúc hành (apuññābhisaṅkhāra) và bất động hành (aneṅjābhisaṅkhāra), trong cõi Dục giới, hoặc cõi Sắc giới và cõi Vô sắc giới. Thế gọi là tánh tình của tất cả chúng sanh.
* Phẩm cách của tất cả chúng sanh ra sao?
- Như là tất cả chúng sanh phẩm cách thô cũng có, tất cả chúng sanh phẩm cách tế cũng có, mà tất cả chúng sanh có phẩm cách thô thì tìm kiếm hội hiệp gần gũi tất cả chúng sanh có phẩm cách thô. Còn tất cả chúng sanh có phẩm cách tế thì tìm kiếm hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh có phẩm cách tế.
- Dù cho thuở quá khứ chúng sanh có phẩm cách thô đã đặng tìm kiếm hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh có phẩm cách thô. Còn những chúng sanh có phẩm cách tế cũng đã tìm kiếm hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh có phẩm cách tế.
- Dù cho thời vị lai mà chúng sanh có phẩm cách thô sẽ tìm tòi hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh có phẩm cách thô. Còn tất cả chúng sanh mà có phẩm cách tế thì sẽ tìm kiếm hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh mà có phẩm cách tế.
Như thế gọi là phẩm cách của tất cả chúng sanh.
* Tất cả chúng sanh mà người có trần lao (phiền não) rất nhiều đó ra sao?
Như là thập phiền não tông tức là tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm và vô úy. Thập phiền não tông nầy mà những chúng sanh nào đã sử dụng nhiều, đã làm cho phát sanh, đã làm cho nhiều, đã càng thêm sanh thì những chúng sanh như thế đó gọi là người có trần lao (Phiền não) nhiều.
* Tất cả chúng sanh người mà có trần lao (phiền não) ít đó ra sao?
Như là thập phiền não tông, những mà chúng sanh nào đã ít đặng sử dụng nhiều, đã không đặng làm cho sanh, đã không đặng làm cho nhiều, đã không đặng tăng thêm lên thì những chúng sanh như thế đó gọi là người có trần lao (Phiền não) ít.
* Tất cả chúng sanh mà những người có quyền non đó ra sao?
Như là pháp ngũ quyền tức là tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, trí quyền, mà những trong năm quyền ấy chúng sanh nào đã không đặng sử dụng nhiều, đã không đặng huấn luyện, không đặng làm cho nhiều, đã không đặng tăng thêm lên. Những chúng sanh như thế đó gọi là người có quyền non.
* Tất cả chúng sanh những người có quyền già đó ra sao?
Những ngũ quyền mà tất cả chúng sanh đã luyện tập, đã làm cho nhiều, đã càng tăng thêm lên thì những chúng sanh như thế đó gọi là người có quyền (indrīya) già mạnh mẽ.
* Tất cả chúng sanh những người có thái độ xấu đó ra sao?
Những chúng sanh nào mà y cứ xấu, tùy miên xấu, tánh tình phẩm cách xấu, phiền não trần lao nhiều, quyền non. Những chúng sanh như thế đó gọi là thái độ xấu.
* Tất cả chúng sanh những ngưới có thái độ tốt đó ra sao?
Những chúng sanh nào mà có y cứ tốt, tùy miên tốt, tánh tình tốt, phẩm cách tốt, phiền não trần lao ít, đặng quyền già. Những chúng sanh như thế đó gọi là người có thái độ tốt.
* Tất cả chúng sanh mà những người dạy bảo dìu dắt đặng hiểu biết đó ra sao?
Những chúng sanh nào có thái độ xấu, thì những chúng sanh như thế đó gọi là dẫn dắt cho hiểu biết đó đặng. Còn những chúng sanh nào mà có thái độ tốt thì chính những chúng sanh ấy gọi là dẫn dắt đặng hiểu biết.
* Chúng sanh mà những người không đáng đắc chứng đó ra sao?
Những chúng sanh nào hiệp với cơ quan trở ngại như là phiền não hiệp với cơ quan trở ngại như là dị thục quả không có đức tin, không có pháp dục thiểu, không đáng sẽ quyết đến pháp chánh nhất định trong tất cả pháp thiện đặng những chúng sanh như thế đó. Thế gọi là người không thể đắc chứng.
* Chúng sanh mà người đắc chứng đó ra sao?
Những chúng sanh nào không hiệp với cơ quan trở ngại như là nghiệp không hiệp với cơ quan trở ngại, như là phiền não không hiệp với cơ quan trở ngại, như là dị thục quả không có đức tin, không có pháp dục, có tuệ sáng suốt, đáng sẽ quyết đến chánh nhất định trong tất cả pháp thiện đặng những chúng sanh. Như thế đó gọi là người đáng đắc chứng.
Tuệ hay là cách hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong những quyền già hay non của chúng sanh đó. Thế gọi là trí biết quyền già hay non của chúng sanh khác và của người khác theo sự chân thật của Đức Như Lai.
845.
Trí biết sự trong sạch phiền não, sự xuất ra của thiền, giải thoát định và nhập thiền theo sự chân thật của Như Lai đó ra sao?
- Bực tu thiền có tứ chủng gọi là thiền gia như là có người tu thiền vẫn nhận định sai với thiền mà ta đã đắc cho rằng chưa đắc cũng có. Hoặc có người tu thiền vẫn nhận thức sai với thiền mà ta chưa đặng cho rằng đã đặng cũng có. Hoặc có người tu thiền nhận định trúng với thiền mà ta (đặng) đắc rồi cho rằng đã đắc cũng có. Hoặc có người tu thiền nhận định trúng với thiền mà ta chưa đắc cho rằng ta chưa đắc cũng có. Những thế ấy gọi là tứ chủng thiền gia.
- Cũng có tứ chủng thiền gia khác nữa như là hoặc có người tu thiền mà nhập thiền chậm xuất mau cũng có. Hoặc có người tu thiền nhập thiền mau xuất chậm cũng có. Hoặc có người tu thiền nhập thiền chậm xuất cũng chậm. Hoặc có người tu thiền nhập thiền mau xuất cũng mau. Những thế gọi là tứ chủng thiền gia.
- Còn có tứ chủng thiền gia khác khác nữa như là có người tu thiền, hoặc là cũng có người tu thiền rành chăm chú định trong định nhưng không rành chăm chú nhập thiền trong định. Cũng có người tu thiền rành chăm chú nhập thiền trong định nhưng không rành chăm chú định trong nhập thiền cũng có. Hoặc có người tu thiền rành chăm chú định trong định và rành chăm chú nhập thiền trong định cũng có. Hoặc có người tu thiền không rành chăm chú định trong định và không rành chăm chú nhập thiền trong định cũng có. Những thế gọi là tứ chủng thiền gia.
- Nói thiền đây tức là bốn bực thiền như là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
- Nói giải thoát đây tức là bát giải thoát như là bực tu đắc thiền hữu sắc tiến hành theo sắc phần trong, vẫn thấy tất cả sắc như thế, đây sắp là giải thoát thứ nhất.
- Người tu thiền bực đắc thiền hữu sắc tiến hành theo sắc bên ngoài vẫn thấy tất cả sắc theo bên ngoài. Đây sắp là giải thoát thứ hai.
- Bực tu tiến chú ý rằng tốt thật, đây sắp thành giải thoát thứ ba.
- Do vượt khỏi sắc tưởng bằng mọi cách do sự diệt mất của phần tưởng do không tác ý bằng lối dị tưởng bực tu mới đắc chứng thiền Không vô biên xứ bằng cách tiến hành rằng hư không không bờ mé; như vậy luôn thế đó. Đây sắp thành giải thoát thứ tư.
- Do lướt khỏi Không vô biên xứ bằng mọi cách, người tu mới đắc chứng thiền Thức vô biên xứ do niệm rằng thức không có chỗ tột như vậy luôn. Thế sắp thành giải thoát thứ năm.
- Do vượt khỏi Thức vô biên xứ bằng mọi cách, người tu mới chứng thiền Vô sở hữu xứ bằng cách niệm rằng thức không có chút như vậy luôn. Như thế sắp thành giải thoát thứ sáu.
- Do lướt qua Vô sở hữu xứ bằng mọi cách, người tu mới đắc chứng thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Thế đó sắp là giải thoát thứ bảy.
- Do lướt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ bằng mọi cách, hành giả vẫn đắc diệt thọ tưởng. Như thế sắp là giải thoát thứ tám.
- Đây nói định tức là tam định như là định hữu tầm hữu tứ, định vô tầm hữu tứ, định vô tầm vô tứ.
- Đây nói nhập thiền tức là cửu tầng thiền trụ nhập, như là nhập sơ thiền, nhập nhị thiền, nhập tam thiền, nhập tứ thiền, nhập thiền Không vô biên xứ, nhập thiền Thức vô biên xứ, nhập thiền Vô sở hữu xứ, nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ và nhập thiền diệt thọ tưởng.
- Nói phiền não tức là pháp phía suy đồi.
- Nói thanh tịnh tức là pháp phía đặc biệt.
- Nói xuất tức là dù sự trong sạch cũng gọi là xuất, dù sự ra khỏi thiền nào đó cũng gọi là xuất.
Tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến, nào là phiền não thanh tịnh xuất thiền giải thoát định và nhập thiền đó. Như thế gọi là khó biết phiền não thanh tịnh xuất thiền giải thoát định và nhập thiền theo sự chân thật của Như Lai.
846.
Trí biết đặng tiền kiếp theo sự chân thật của Như Lai đó ra sao?
- Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn nhớ đặng rất nhiều tiền kiếp như là một kiếp hoặc hai kiếp hoặc ba kiếp hoặc bốn kiếp hoặc năm kiếp, hoặc… mười kiếp, hoặc… 20 kiếp, hoặc 30 kiếp, hoặc 40 kiếp, hoặc 50 kiếp, hoặc 100 kiếp, hoặc ức kiếp, hoặc nhiều kiếp hoại, hoặc nhiều kiếp trụ, hoặc nhiều kiếp thành. Biết rằng ta đây trong kiếp đó có tên cách ấy, có họ cách ấy, có sắc đẹp cách ấy, có vật thực cách ấy, có hưởng khổ và lạc cách ấy, có quyết định tuổi cách ấy, ta chết bỏ đời đó rồi đi sanh trong đời kia; ta ở trong đời ấy có tên thế, có họ như thế, có màu da như thế, có vật thực như thế đặng hưởng lạc và khổ như thế, nhất định sống như thế, ta chết khỏi chỗ đó rồi lại sanh trong đời ấy. Như Lai nhớ tiền kiếp đặng rất nhiều đời gồm cả thái độ và xứ sở bằng cách như thế.
- Tuệ hay là sự hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong phần nhớ tiền kiếp đặng đó. Như thế gọi là trí biết nhớ đặng tiền kiếp theo sự chân thật của Như Lai.
847.
Trí Như Lai biết sự sanh tử của tất cả chúng sanh ra sao?
- Như Lai trong đời nầy có thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt thịt của người thường, vẫn thấy tất cả chúng sanh chết và sanh sang, hèn, tốt, xấu, khổ, lạc; biết những chúng sanh sống theo nghiệp là tất cả chúng sanh có người tiến hóa những thế đó phối hiệp với thân ác, phối hiệp với khẩu ác, phối hiệp với ý ác, chê bai chư Thánh nhân, thành tà kiến, chấp lấy nghiệp tà kiến đến sau khi chết rồi phải vào cõi khổ, khổ thú sa đọa Địa ngục. Hoặc chúng sanh tiến hóa những thế nầy do thân phối hợp thiện, khẩu phối hợp thiện, ý phối hợp thiện không chê bai Thánh nhân nên trở thành (người có) chánh kiến, thì những chúng sanh ấy sau khi chết rồi đặng sanh lên thiên đường lạc thú. Như Lai có thiên nhãn trong sạch hơn con mắt của người phàm mới thấy những chúng sanh đang sanh tử sang hèn, tốt xấu, khổ vui, biết những chúng sanh là người theo nghiệp bằng cách như thế.
- Tuệ hay cách biết rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong những sự biết sanh tử của tất cả chúng sanh đó như thế. Đây gọi là trí biết sự sanh tử của tất cả chúng sanh của Như Lai.
848.
Trí biết lậu tận theo sự chân thật của Như Lai thế nào?
- Như Lai trong đời nầy, Ngài tự biết cùng tột, tự làm cho rõ rệt dẫn đến tâm giải thoát, tuệ giải thoát, lậu không còn bởi do tất cả lậu dứt tuyệt trụ trong kiến pháp (diṭṭhidhamma).
- Tuệ hay sự rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong sự dứt tuyệt của tất cả lậu đó. Như thế gọi là trí biết sự lậu tận bằng sự chân thật của Như Lai như thế vậy.
Hoàn bị trí phân tích
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Hồi hướng phước đến tăng trưởng thiên vương và tất cả chúng sanh,
nhất là các vị chư Thiên có oai lựchộ trì tạng Diệu Pháp đặng thạnh hành.
Mùa an cư kiết hạ 2519, Sai Gòn – Việt nam, 12-08-1975 (13-07-2519)