PHẦN XVIII - PHÁP TÂM PHÂN TÍCH

1) PHẦN CHƯ YẾU HIỆP

1073.

Uẩn có mấy? Nhập (xứ) có mấy? Giới có mấy? Đế có mấy? Quyền có mấy? Thực có mấy? Xúc có mấy? Thọ có mấy? Tưởng có mấy? Tư có mấy? Và tâm có mấy?

1074.

Uẩn có 5, nhập (xứ) có 12, giới có 18, đế có 4, quyền có 22, thực có 4, xúc có 7, thọ có 7, tưởng có 7, tư có 7 và tâm cũng có 7.

1075.

Trong những pháp ấy mà ngũ uẩn đó ra sao? Như là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Những thế gọi là ngũ uẩn.

1076.

Thập nhị xứ đó ra sao? Như là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Những thế gọi là thập nhị xứ (dvādasāyatanāni).

1077.

Thập bát giới đó ra sao? Như là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Những thế gọi là thập bát giới (aṭṭhārasa dhātuyo).

1078.

Tứ đế đó ra sao? Như là khổ đế, tập đế, đạo đế và diệt đế. Những thế gọi là tứ đế (sacca).

1079.

Nhị thập nhị quyền đó ra sao? Như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền (paññindrīya), tri dị tri quyền (anaññataññassāmītindrīya), tri dĩ tri quyền (aññindrīya), tri cụ tri quyền (aññātāvindrīya). Những thế gọi là nhị thập nhị quyền.

1080.

* Cửu nhân đó ra sao? Như là ba nhân thiện, ba nhân bất thiện và ba nhân vô ký.

* Trong chín nhân ấy mà ba nhân thiện đó ra sao? Như là nhân thiện vô tham, nhân thiện vô sân, nhân thiện vô si. Những thế gọi là ba nhân thiện.

* Ba nhân bất thiện đó ra sao? Như là nhân bất thiện tham, nhân bất thiện sân và nhân bất thiện si. Những thế gọi là ba nhân bất thiện.

* Ba nhân vô ký đó ra sao? Như là vô tham, vô sân và vô si thành dị thục quả của pháp thiện, hoặc trong những pháp tố (kiriyā). Những thế gọi là ba nhân vô ký.

Tất cả những thế chung lại gọi là chín nhân (hetu).

1081.

Tứ thực đó ra sao? Như là đoàn thực, xúc thực, tư thực và thức thực. Những thế gọi là tứ thực.

1082.

Thất xúc đó ra sao? Như là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý giới xúc và ý thức giới xúc. Những thế gọi là thất xúc.

1083.

Thất thọ đó ra sao? Như là thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc. Những thế gọi là thất thọ.

1084.

Thất tưởng đó ra sao? Như là tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc. Những thế gọi là thất tưởng.

1085.

Thất tư đó ra sao? Như là tư sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ nhĩ xúc, tư sanh từ tỷ xúc, tư sanh từ thiệt xúc, tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc. Những thế gọi là thất tư (cetanā).

1086.

Thất tâm đó ra sao? Như là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới và ý thức giới. Những thế gọi là thất tâm.

2) PHẦN TÂM BẤT SANH

1087.

* Trong Dục giới mà uẩn có bao nhiêu? ... Tâm có bao nhiêu? ...

Trong Dục giới: Uẩn có 5, xứ có 12, giới có 18, đế có 3, quyền có 22, nhân có 9, thực có 4, xúc có 7, thọ có 7, tưởng có 7, tư có 7 và tâm cũng có 7.

* Trong những pháp ấy mà ngũ uẩn trong Dục giới ra sao? Như là sắc uẩn… thức uẩn. Những thế gọi là ngũ uẩn trong Dục giới.

* Thập nhị xứ trong Dục giới đó ra sao? Như là nhãn xứ, sắc xứ… ý xứ và pháp xứ. Những thế gọi là thập nhị xứ trong Dục giới.

* Thập bát giới trong Dục giới đó ra sao? Như là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới… ý giới, pháp giới. Những thế gọi là thập bát giới trong Dục giới.

* Tam đế trong Dục giới đó ra sao? Như là khổ đế, tập đế, đạo đế. Những thế gọi là tam đế trong Dục giới.

* Nhị thập nhị quyền trong Dục giới đó ra sao? Như là nhãn quyền… và tri cụ tri quyền. Những thế gọi là nhị thập nhị quyền trong Dục giới.

* Cửu nhân trong Dục giới đó ra sao? Như là ba nhân thiện, ba nhân bất thiện và ba nhân vô ký. Những thế gọi là chín nhân trong Dục giới.

* Tứ thực trong Dục giới đó ra sao? Như là đoàn thực, xúc thực, tư thực và thức thực. Những thế gọi là tứ thực trong Dục giới.

* Thất xúc trong Dục giới đó ra sao? Như là nhãn xúc… ý thức giới xúc. Những thế gọi là thất xúc trong Dục giới.

* Thất thọ, thất tưởng, thất tư và thất tâm trong Dục giới đó ra sao? Như là nhãn thức… ý giới và ý thức giới. Những thế gọi là thất tâm trong Dục giới.

1088.

* Trong Sắc giới có bao nhiêu uẩn? ... và có bao nhiêu tâm? Trong Sắc giới có ngũ uẩn, lục xứ, cửu giới, tam đế, thập tứ quyền, bát nhân, tam thực, tứ xúc, tứ thọ, tứ tưởng, tứ tư (cetanā) và tứ tâm.

* Ngũ uẩn trong Sắc giới ra sao? Như là sắc uẩn… và thức uẩn. Những thế gọi là ngũ uẩn trong Sắc giới.

* Lục xứ (nhập) trong Sắc giới đó ra sao? Như là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, ý xứ và pháp xứ. Những thế gọi là lục xứ trong Sắc giới.

* Cửu giới trong Sắc giới đó ra sao? Như là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, ý giới và ý thức giới. Những thế gọi là cửu giới trong Sắc giới.

* Tam đế trong Sắc giới đó ra sao? Như là khổ đế, tập đế và đạo đế. Những thế gọi là tam đế trong Sắc giới.

* Thập tứ quyền trong Sắc giới đó ra sao? Như là nhãn quyền, nhĩ quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, trí quyền, tri dị tri quyền, tri dĩ tri quyền và tri cụ tri quyền. Những thế gọi là thập tứ quyền trong Sắc giới.

* Bát nhân trong Sắc giới đó ra sao? Như là ba nhân thiện, hai nhân bất thiện và ba nhân vô ký.

* Bao nhiêu nhân trong Sắc giới ấy mà ba nhân thiện ra sao? Như là nhân thiện vô tham, nhân thiện vô sân và nhân thiện vô si. Những thế gọi là ba nhân thiện.

* Hai nhân bất thiện đó ra sao? Như là nhân bất thiện tham và nhân bất thiện si. Những thế gọi là hai nhân bất thiện.

* Ba nhân vô ký đó ra sao? Như là vô tham, vô sân và vô si. Những phần dị thục quả của thiện hay trong những pháp vô ký tố. Những thế gọi là ba nhân vô ký.

Bao nhiêu đó gọi là bát nhân trong Sắc giới.

* Tam thực trong Sắc giới đó ra sao? Như là xúc thực, tư thực và thức thực. Những thế gọi là tam thực trong Sắc giới.

* Tứ xúc trong Sắc giới đó ra sao? Như là nhãn xúc, nhĩ xúc, ý giới xúc, ý thức giới xúc. Những thế gọi là tứ xúc trong Sắc giới.

* Tứ thọ, tứ tưởng, tứ tư và tứ tâm trong Sắc giới ra sao? Như là nhãn thức, nhĩ thức, ý giới và ý thức giới. Những thế gọi là tứ tâm trong Sắc giới.

1089.

* Trong Vô sắc giới mà uẩn có bao nhiêu… tâm có bao nhiêu? Trong Vô sắc giới có tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, tam đế, thập nhất quyền, bát nhân, tam thực, nhất xúc, nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư và nhất tâm (Ekacittaṃ).

* Tứ uẩn trong Vô sắc giới ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Những thế gọi là tứ uẩn trong Vô sắc giới.

* Nhị xứ trong Vô sắc giới đó ra sao? Như là ý xứ và pháp xứ. Những thế gọi là nhị xứ trong Vô sắc giới.

* Nhị giới trong Vô sắc giới đó ra sao? Như là ý thức giới và pháp giới. Những thế gọi là nhị giới trong Vô sắc giới.

* Tam đế trong Vô sắc giới đó ra sao? Như là khổ đế, tập đế và đạo đế. Những thế gọi là tam đế trong Vô sắc giới.

* Thập nhất quyền trong Vô sắc giới đó ra sao? Như là ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, trí quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Những thế gọi là thập nhất quyền trong Vô sắc giới.

* Bát nhân trong Vô sắc giới đó ra sao? Như là ba nhân thiện, hai nhân bất thiện và ba nhân vô ký. Những thế gọi là bát nhân trong Vô sắc giới.

* Tam thực trong Vô sắc giới đó ra sao? Như là xúc thực, tư thực, thức thực. Những thế gọi là tam thực trong Vô sắc giới.

* Nhất xúc trong Vô sắc giới đó ra sao? Như là ý thức giới xúc. Những thế gọi là nhất xúc trong Vô sắc giới.

* Nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư và nhất tâm trong Vô sắc giới ra sao? Như là ý thức giới. Đó gọi là nhất tâm (ekacittaṃ) trong Vô sắc giới.

1090.

* Trong siêu thế có bao nhiêu uẩn? ... có bao nhiêu tâm? Trong siêu thế có tứ uẩn, nhị xứ, nhị giới, nhị đế, thập nhị quyền, lục nhân, tam thực, nhất xúc, nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư và nhất tâm.

* Những bao nhiêu ấy mà tứ uẩn trong siêu thế đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Những thế gọi là tứ uẩn trong siêu thế.

* Nhị xứ trong siêu thế đó ra sao? Như là ý xứ và pháp xứ. Những thế gọi là nhị xứ trong siêu thế.

* Nhị giới trong siêu thế đó ra sao? Như là ý thức giới và pháp giới. Những thế gọi là nhị giới trong siêu thế.

* Nhị đế trong siêu thế đó ra sao? Như là đạo đế và diệt đế. Những thế gọi là nhị đế trong siêu thế.

* Thập nhị quyền trong siêu thế đó ra sao? Như là ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri dị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Những thế gọi là thập nhị quyền trong siêu thế.

* Lục nhân trong siêu thế đó ra sao? Như là ba nhân thiện và ba nhân vô ký.

* Trong sáu nhân ấy mà ba nhân thiện ra sao? Như là nhân thiện vô tham, nhân thiện vô sân và nhân thiện vô si. Những thế gọi là ba nhân thiện.

* Ba nhân vô ký trong khi có ra sao? Như là vô tham, vô sân và vô si phần dị thục quả của những pháp thiện. Những thế gọi là ba nhân vô ký.

Bao nhiêu đó gọi là sáu nhân trong siêu thế.

* Tam thực trong siêu thế đó ra sao? Như là xúc thực, tư thực, thức thực. Những thế gọi là tam thực trong siêu thế.

* Xúc trong siêu thế đó ra sao? Như là ý thức giới xúc. Đó gọi là nhất xúc trong siêu thế.

* Nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư và nhất tâm trong siêu thế đó ra sao? Như là ý thức giới. Thế gọi là nhất tâm trong siêu thế.

3) PHẦN LIÊN QUAN BẤT LIÊN QUAN

1091.

Bao nhiêu ngũ uẩn mà uẩn nào liên quan trong Dục giới, uẩn nào không liên quan trong Dục giới… bao nhiêu những thất tâm mà tâm nào liên quan trong Dục giới, còn tâm nào không liên quan trong Dục giới?

- Sắc uẩn liên quan trong Dục giới. Còn bốn uẩn (kia) liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

- Thập xứ liên quan trong Dục giới. Nhị xứ liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

- Thập lục giới liên quan trong Dục giới. Nhị giới liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

- Tập đế liên quan trong Dục giới. Nhị đế không liên quan trong Dục giới. Khổ đế liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

- Thập quyền liên quan trong Dục giới. Tam quyền không liên quan trong Dục giới. Cửu quyền liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

- Ba nhân bất thiện liên quan trong Dục giới. Sáu nhân (kia) liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

- Đoàn thực liên quan trong Dục giới. Ba thực (kia) liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

- Lục xúc liên quan trong Dục giới. Còn ý thức giới xúc liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

- Lục thọ, lục tưởng, lục tư và lục tâm liên quan trong Dục giới. Còn ý thức giới liên quan trong Dục giới cũng có, không liên quan trong Dục giới cũng có.

1092.

Bao nhiêu ngũ uẩn mà uẩn nào liên quan trong Sắc giới, uẩn nào không liên quan trong Sắc giới… bao nhiêu thất tâm mà tâm nào liên quan trong Sắc giới, tâm nào không liên quan trong Sắc giới?

- Sắc uẩn không liên quan trong Sắc giới. Còn bốn uẩn (kia) liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

- Thập xứ không liên quan trong Sắc giới. Còn hai xứ (kia) liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

- Thập lục giới không liên quan trong Sắc giới. Còn hai giới (kia) liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

- Tam đế không liên quan trong Sắc giới. Khổ đế liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

- Thập tam quyền không liên quan trong Sắc giới. Còn chín quyền (kia) liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

- Ba nhân bất thiện không liên quan trong Sắc giới. Còn sáu nhân (kia) liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

- đoàn thực không liên quan trong Sắc giới. Ba thực (kia) liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

- Lục xúc không liên quan trong Sắc giới. Ý thức giới xúc liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

- Lục thọ, lục tưởng, lục tư và lục tâm không liên quan trong Sắc giới. Ý thức giới liên quan trong Sắc giới cũng có, không liên quan trong Sắc giới cũng có.

1093.

Trong năm uẩn mà uẩn nào liên quan trong Vô sắc giới, uẩn nào không liên quan trong Vô sắc giới… trong bảy tâm mà tâm nào liên quan trong Vô sắc giới, tâm nào không liên quan trong Vô sắc giới?

- Sắc uẩn không liên quan trong Vô sắc giới. Còn tứ uẩn (kia) liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

- Thập xứ không liên quan trong Vô sắc giới. Còn hai xứ (kia) liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

- Thập lục giới không liên quan trong Vô sắc giới. Còn hai giới (kia) liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

- Tam đế không liên quan trong Vô sắc giới. Khổ đế liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

- Thập tứ quyền không liên quan trong Vô sắc giới. Bát quyền liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

- Tam nhân bất thiện không liên quan trong Vô sắc giới. Sáu nhân (kia) liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

- đoàn thực không liên quan trong Vô sắc giới. Còn ba thực (kia) liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

- Lục xúc không liên quan trong Vô sắc giới. Ý thức giới xúc liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

- Lục thọ, lục tưởng, lục tư, lục tâm không liên quan trong Vô sắc giới. Ý thức giới liên quan trong Vô sắc giới cũng có, không liên quan trong Vô sắc giới cũng có.

1094.

Trong ngũ uẩn mà uẩn nào thành hiệp thế, uẩn nào thành siêu thế… trong bảy tâm mà tâm nào thành hiệp thế, tâm nào thành siêu thế?

- Sắc uẩn thành hiệp thế. Còn bốn uẩn (kia) thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

- Thập xứ thành hiệp thế. Còn hai xứ (kia) thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

- Thập lục giới thành hiệp thế. Còn hai giới (kia) thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

- Nhị đế thành hiệp thế. Nhị đế thành siêu thế.

- Thập quyền thành hiệp thế. Ba quyền thành siêu thế. Cửu quyền thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

- Ba nhân bất thiện thành hiệp thế. Sáu nhân (kia) thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

- Đoàn thực thành hiệp thế. Tam thực thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

- Lục xúc thành hiệp thế. Ý thức giới xúc thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

- Lục thọ, lục tưởng, lục tư, lục tâm thành hiệp thế. Ý thức giới thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

4) PHẦN DANH SIÊU PHI DANH SIÊU

1095.

Dục giới phát sanh bao nhiêu uẩn? ... hiện bày bao nhiêu tâm?

- Trong Dục giới mỗi loại chúng sanh phát sanh cả 5 uẩn.

- Cũng có loại phát sanh 11 xứ, cũng có loại phát sanh 10 xứ, cũng có loại phát sanh 10 xứ (khác), cũng có loại phát sanh 9 xứ, cũng có loại phát sanh 7 xứ.

- Cũng có loại phát sanh 11 giới, cũng có loại phát sanh 10 giới, cũng có loại phát sanh 10 giới (khác), cũng có loại phát sanh 9 giới.

- Nhất đế phát sanh cho đủ loại chúng sanh.

- Cũng có loại phát sanh 14 quyền, cũng có loại phát sanh 13 quyền, cũng có loại phát sanh 13 quyền (khác), cũng có loại phát sanh 12 quyền, cũng có loại phát sanh 10 quyền, cũng có loại phát sanh 9 quyền, cũng có loại phát sanh chín quyền (khác), cũng có loại phát sanh 8 quyền, cũng có loại phát sanh 8 quyền (khác), cũng có loại phát sanh 8 quyền, cũng có loại phát sanh 5 quyền, cũng có loại phát sanh 4 quyền.

- Cũng có loại phát sanh tam nhân, cũng có loại phát sanh nhị nhân, cũng có loại phát sanh vô nhân.

- Tứ thực phát sanh cho tất cả loại chúng sanh.

- Nhất xúc phát sanh cho tất cả loại chúng sanh.

- Nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư, nhất tâm phát sanh cho tất cả loại chúng sanh.

1096.

* Trong Dục giới, ngũ uẩn phát sanh cho các loại như là sắc uẩn… thức uẩn, trong khi ngũ uẩn phát sanh đều sanh cho mỗi loại hữu tình.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh 11 xứ phát hiện cho loại hữu tình nào? Khi 11 xứ phát sanh như là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ vẫn phát sanh hiện bày cho đến Chư thiên Dục giới, nhân loại thuở kiếp ban sơ, Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục và chúng sanh hóa sanh mới có xứ đầy đủ. Trong Dục giới đang khi phát sanh những 11 xứ vẫn sanh hiện bày với những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh mười xứ phát hiện cho loại chúng sanh nào? Như là khi sơ sanh mười xứ như là nhãn xứ, sắc xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ vẫn phát sanh hiện bày cho Ngạ quỷ, địa A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục mà hóa sanh đui từ khi sanh. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh mười xứ như thế vẫn phát sanh hiện bày cho những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh mười xứ (khác nữa) vẫn hiện bày cho chúng sanh loại nào? Khi sát-na sơ sanh mười xứ như là nhãn xứ, sắc xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ vẫn hiện bày cho Ngạ quỷ, địa A-tu-la, Bàng sanh và Địa ngục mà hóa sanh điếc từ khi sơ sanh. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh những mười xứ ấy vẫn hiện bày cho những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh, chín xứ vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Khi sát-na sơ sanh chín xứ như là sắc xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ vẫn hiện bày cho Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh và Địa ngục mà thứ hóa sanh đui và điếc từ sơ sanh. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh những chín xứ ấy vẫn hiện bày cho những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh bảy xứ vẫn hiện bày cho chúng sanh loại nào? Khi sát-na sơ sanh bảy xứ như là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ vẫn hiện bày cho loại thai sanh. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh bảy xứ ấy vẫn phát hiện cho những loại ấy.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh 11 giới phát sanh cho chúng sanh loại nào? Khi sát-na sơ sanh 11 giới như là nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới vẫn hiện bày cho Chư thiên Dục giới, nhân loại khởi thủy, Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục. Những hạng hóa sanh có đầy đủ giới trong Dục giới khi sát-na sơ sanh những 11 giới ấy vẫn phát hiện cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh mười giới vẫn phát sanh cho loại nào? 10 giới trong sát-na sơ sanh như là sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới phát sanh cho Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục, những thứ hóa sanh mà đui từ khi sơ sanh. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh mười giới ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh mười giới (khác nữa) phát sanh cho những chúng sanh loại nào? 10 giới (nữa) phát sanh trong sát-na sơ sanh như là nhãn giới, sắc giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới phát sanh cho Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục những loại hóa sanh mà điếc từ sơ sanh. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh mười giới đó vẫn phát sanh cho những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh chín giới vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Trong sát-na sơ sanh chín giới như là Sắc giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới phát sanh cho Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục, những thứ hóa sanh đui và điếc từ sơ sanh. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh những chín giới ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh bảy giới vẫn phát sanh cho loại hữu tình nào? 7 giới trong khi sát-na sơ sanh như là sắc giới, khí giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới phát sanh cho loại thai sanh. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh những bảy giới nầy vẫn phát sanh cho những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh một đế nào phát sanh cho mỗi loại chúng sanh? Tức là khổ đế. Trong Dục giới khi sát-na một đế ấy vẫn phát hiện cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh mười bốn quyền vẫn phát hiện cho chúng sanh loại nào? Sát na sơ sanh mười bốn quyền như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nam quyền (hoặc nữ quyền), mạng quyền, hỷ hoặc xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền phát sanh cho Chư thiên Dục giới bực thành hữu nhân tương ưng trí. Trong Dục giới khi sát-na sơ sanh những mười bốn quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh mười ba quyền phát sanh cho chúng sanh loại nào? Sát na sơ sanh mười ba quyền như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nam hoặc nữ quyền, mạng quyền, hỷ hoặc xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, phát hiện cho Chư thiên Dục giới bực hữu nhân bất tương ưng trí. Trong sát-na sơ sanh những mười ba quyền ấy vẫn hiện bày cho những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh mười ba quyền (khác nữa) phát sanh cho chúng sanh loại nào? Mười ba quyền khi sát-na sơ sanh như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, mạng quyền, thân quyền, ý quyền, hỷ hoặc xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, tuệ quyền vẫn phát hiện cho nhân loại thuở sơ kiếp bực thành hữu nhân tương ưng trí. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những mười ba quyền ấy vẫn phát hiện cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh, mười hai quyền vẫn phát sanh cho loại hữu tình nào? Mười hai quyền trong sát-na sơ sanh như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ hoặc xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền và định quyền vẫn phát sanh cho nhân loại thuở sơ kiếp bực thành hữu nhân bất tương ưng trí. Trong sát-na sơ sanh những mười hai quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh, mười quyền vẫn phát sanh cho loại hữu tình nào? Mười quyền trong sát-na sơ sanh như là thân quyền, ý quyền, nam hoặc nữ quyền, mạng quyền, hỷ hoặc xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền vẫn phát sanh cho loại thai sanh bực thành hữu nhân tương ưng trí. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những mười quyền ấy vẫn phát sanh cho chúng sanh loại đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh, chín quyền vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Chín quyền trong sát-na sơ sanh như là thân quyền, ý quyền, nam hoặc nữ quyền, mạng quyền, hỷ hoặc xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền và định quyền phát sanh cho loại thai sanh bực thành hữu nhân tương ưng trí. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những chín quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh, chín quyền (khác nữa) vẫn phát sanh cho những chúng sanh loại nào? Chín quyền khác nữa trong sát-na sơ sanh như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nam hoặc nữ quyền, mạng quyền, xả quyền vẫn phát sanh cho Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục, loại hóa sanh mới có xứ đầy đủ. Trong Dục giới sát sanh sơ sanh những chín quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh tám quyền vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Tám quyền trong sát-na sơ sanh như là nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nam hoặc nữ quyền, mạng quyền, xả quyền, vẫn phát sanh cho Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục, loại hóa sanh mà đui từ khi sơ sanh. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những tám quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh tám quyền (khác nữa) vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Tám quyền khác nữa trong sát-na sơ sanh như là nhãn quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nam hoặc nữ quyền, mạng quyền, xả quyền vẫn phát sanh cho Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục, các loại hóa sanh mà tai điếc từ lúc sơ sanh. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những tám quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh ấy.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh bảy quyền vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Bảy quyền trong sát-na sơ sanh như là tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nam hoặc nữ quyền, mạng quyền, xả quyền, phát hiện cho Ngạ quỷ, A-tu-la, Bàng sanh, Địa ngục thuộc loại hóa sanh mà đui, điếc từ lúc sơ sanh. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những bảy quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh năm quyền vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Năm quyền trong sát-na sơ sanh như là thân quyền, ý quyền, nam hoặc nữ quyền, mạng quyền, xả quyền, vẫn phát sanh cho loại hóa sanh. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những năm quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh bốn quyền vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Bốn quyền trong sát-na sơ sanh như là thân quyền, ý quyền, mạng quyền, xả quyền phát sanh cho loại hóa sanh hạng thành vô nhân phi nam nữ. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những bốn quyền ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh ba nhân phát sanh cho chúng sanh loại nào? Ba nhân trong sát-na sơ sanh như là vô tham thuộc dị thục quả, vô sân thuộc dị thục quả và vô si thuộc dị thục quả đặng phát sanh cho Chư thiên Dục giới, nhân loại thuở kiếp ban sơ, loại hóa sanh bực thành hữu nhân tương ưng trí. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những ba nhân ấy vẫn phát sanh cho những chúng sanh đó.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh hai nhân vẫn phát sanh cho chúng sanh loại nào? Hai nhân trong sát-na sơ sanh như là nhân vô tham thuộc dị thục quả, nhân vô sân thuộc dị thục quả vẫn phát sanh cho Chư thiên Dục giới, nhân loại thuở sơ kiếp loại hóa sanh bực thành hữu nhân tương ưng trí. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những hai nhân ấy vẫn phát hiện cho những chúng sanh đó.

Dị thục quả vô nhân vẫn phát sanh cho những loại chúng sanh ngoài ra như đã nói.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh tứ thực mà thứ nào đặng phát sanh cho mỗi loại chúng sanh? Như là đoàn thực, xúc thực, tư thực và thức thực. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh những tứ thực ấy vẫn phát sanh cho mỗi loại chúng sanh.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh nhất xúc nào vẫn phát sanh cho chúng sanh mỗi loại? Tức là ý thức giới xúc. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh nhất xúc ấy vẫn phát sanh cho chúng sanh mỗi loại.

* Trong Dục giới, sát-na sơ sanh nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư, nhất tâm thứ nào vẫn phát sanh cho mỗi loại chúng sanh? Tức là ý thức giới. Trong Dục giới, sát-na sơ sanh nhất tâm (ekacitta) ấy vẫn phát hiện cho chúng sanh mỗi loại.

1097.

Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh mấy uẩn đặng phát sanh… mấy tâm đặng phát sanh? Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh ngũ uẩn, ngũ xứ, ngũ giới, nhất đế, thập quyền, tam nhân, tam thực, nhất xúc, nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư và nhất tâm vẫn phát sanh cho tất cả Phạm thiên chỉ trừ bực vô tưởng.

1098.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh ngũ uẩn phần nào vẫn phát sanh? Như là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh những năm uẩn ấy vẫn phát sanh.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh ngũ xứ phần nào vẫn hiện bày? Như là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, ý xứ và pháp xứ. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh những ngũ xứ ấy vẫn phát sanh.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh, năm giới phần nào vẫn hiện bày? Như là nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, ý thức giới và pháp giới. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh, những năm giới ấy vẫn hiện bày.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh nhất đế thứ nào vẫn phát hiện? Tức là khổ đế. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh một đế nầy vẫn phát hiện.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh thập quyền phần nào phát sanh? Như là nhãn quyền, nhĩ quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ hoặc xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh, những mười quyền ấy vẫn hiện bày.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh tam nhân phần nào vẫn hiện bày? Như là nhân vô tham thành dị thục quả, nhân vô sân thành dị thục quả và nhân vô si thành dị thục quả. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh những ba nhân ấy vẫn hiện bày.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh tam thực phần nào đặng phát sanh? Như là xúc thực, tư thực và thức thực. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh những tam thực ấy vẫn hiện bày.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh nhất xúc thứ nào đặng phát hiện? Tức là ý thức giới xúc. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh chỉ có một xúc ấy đặng phát hiện.

* Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư và nhất tâm thứ nào đặng phát sanh? Tức là ý thức giới. Trong Sắc giới, sát-na sơ sanh chỉ có một tâm ấy vẫn phát hiện.

1099.

Trong sát-na sơ sanh bao nhiêu uẩn đặng phát sanh… bao nhiêu tâm đặng phát sanh với bực Chư thiên vô tưởng? Trong sát-na sơ sanh nhất uẩn tức là sắc uẩn vẫn phát sanh cho phần bực Chư thiên vô tưởng. Nhị xứ tức là sắc xứ và pháp xứ vẫn phát hiện. Nhị giới tức là sắc giới và pháp giới vẫn phát hiện. Nhất đế tức là khổ đế vẫn phát hiện. Nhất quyền tức là sắc mạng quyền vẫn phát hiện. Bực Chư thiên vô tưởng không có nhân, không có vật thực, không có xúc, không có thọ, không có tưởng, không có tư, cũng không có tâm phát sanh.

1100.

Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh bao nhiêu uẩn… và bao nhiêu tâm đặng phát sanh? Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh đặng bốn uẩn vẫn phát sanh. Nhị giới vẫn phát hiện, nhất đế vẫn phát hiện, bát quyền vẫn phát hiện, tam nhân vẫn phát hiện, tam thực vẫn phát hiện, nhất xúc vẫn phát hiện, nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư, nhất tâm vẫn phát sanh.

1101.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh bốn uẩn mà phần nào đặng phát sanh? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh những bốn uẩn ấy vẫn phát sanh.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh nhị xứ phần nào đặng phát sanh? Như là ý xứ và pháp xứ. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh hai xứ nầy vẫn phát hiện.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh Nhị giới phần nào đặng phát sanh? Tức là ý thức giới và pháp giới. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh những hai giới ấy vẫn phát hiện.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh nhất đế thứ nào đặng phát sanh? Tức là khổ đế. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh một đế ấy vẫn phát sanh.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh tám quyền phần nào đặng phát sanh? Như là ý quyền, mạng quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh những tám quyền ấy vẫn hiện bày.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh ba nhân phần nào đặng phát sanh? Như là nhân vô tham thành dị thục quả, nhân vô sân thành dị thục quả và nhân vô si cũng thành dị thục quả. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh những ba nhân ấy vẫn hiện bày.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh ba thực phần nào đặng phát sanh? Như là xúc thực, tư thực và thức thực. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh những ba thực ấy vẫn hiện bày.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh nhất xúc thứ nào đặng phát sanh? Như là ý thức giới xúc. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh một xúc nầy vẫn hiện bày.

* Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh nhất thọ, nhất tưởng, nhất tư và nhất tâm thứ nào đặng hiện bày? Như là ý thức giới. Trong Vô sắc giới, sát-na sơ sanh một tâm ấy vẫn hiện bày.

5) PHẦN KIẾN (Dassanavāra)

1102.

Chư pháp thành Dục giới, chư pháp thành phi Dục giới, chư pháp thành Sắc giới, chư pháp thành phi Sắc giới, chư pháp thành Vô sắc giới, chư pháp thành phi Vô sắc giới. chư pháp thành liên quan luân hồi, chư pháp thành bất liên quan luân hồi.

1103.

* Chư pháp Dục giới đó ra sao? Như là uẩn, giới, xứ, sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà dạo đi trong cõi ấy, liên quan trong cõi ấy; phía dưới tột từ Địa ngục A Tỳ, phía trên đến bực Chư thiên Tha Hóa Tự Tại. Phần nầy gọi là pháp Dục giới (kāmāvacarā dhammā).

* Pháp phi Dục giới đó ra sao? Như là pháp thành Sắc giới, pháp thành Vô sắc giới và pháp thuộc siêu thế. Những đó gọi là pháp phi Dục giới.

* Pháp thành Sắc giới đó ra sao? Như là pháp tâm và sở hữu của người nhập thiền hoặc bực đã sanh, hoặc bực an vui trong hiện tại, dạo đi trong cõi ấy, liên quan trong cõi ấy. Như là thấp tột từ Phạm Chúng Thiên, cao tột đến Phạm thiên ở cõi Sắc Cứu Cánh (akaniṭṭha). Những thế gọi là pháp thành Sắc giới (rūpāvacarā dhammā).

* Pháp thành phi Sắc giới đó ra sao? Như là pháp thuộc Dục giới, pháp thuộc Vô sắc giới và pháp thuộc siêu thế. Những thế gọi là pháp phi Sắc giới.

* Pháp thành Vô sắc giới đó ra sao? Như là pháp tâm và sở hữu của bực nhập thiền hoặc bực đã sanh hay đang hưởng an vui trong hiện tại, hoặc đang dạo đi trong cõi ấy. Tức là phía dưới thấp từ bực Phạm thiên Không vô biên xứ, cao tột cho đến Phạm thiên bực Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Những thế gọi là pháp Vô sắc giới (arūpāvacarā dhammā).

* Pháp phi Vô sắc giới đó ra sao? Như là pháp thuộc về Dục giới, pháp thuộc về Sắc giới và pháp thuộc về siêu thế. Những thế gọi là pháp phi Vô sắc giới.

* Pháp thành liên quan luân hồi đó ra sao? Như là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký mà thành cảnh lậu, lại thành Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Những thế gọi là pháp liên quan luân hồi (pariyāpannā dhammā).

* Pháp bất liên quan luân hồi đó ra sao? Như là đạo, quả của đạo và vô vi giới. Những thế gọi là pháp bất liên quan luân hồi (apariyāpannā dhammā).

6) PHẦN NGHIỆP SANH SỐNG BAO NHIÊU

1104.

Gọi là Chư thiên tức là ba chủng chư thiên, như là giả định Chư thiên (sammatidevā), hóa sanh Chư thiên (upattidevā) và thanh tịnh Chư thiên (visuddhidevā).

- Vua, hoàng hậu và thái tử gọi là giả định Chư thiên (sammatidevā).

- Chư thiên và bực Tứ Thiên Vương sắp lên gọi là hóa sanh Chư thiên (upattidevā).

- Tất cả La-hán gọi là thanh tịnh Chư thiên (visuddhidevā).

1105.

Những người bố thí, thọ trì giới, hành thanh tịnh giới, sau sanh về đâu? Những người bố thí, thọ trì giới, hành thanh tịnh giới rồi cũng có kẻ đến bực đại quốc vương, cũng có người đến bực đại Phạm thiên, cũng có người đến đại thần, cũng có người sanh làm Chư thiên bực Tứ Thiên Vương, cũng có người sanh làm Chư thiên cõi Đạo Lợi, cũng có người sanh làm Chư thiên cõi Dạ Ma, cũng có người sanh làm Chư thiên cõi Đâu Xuất, cũng có người sanh lên làm Chư thiên cõi Hóa Lạc, cũng có người sanh lên làm Chư thiên cõi Tha Hóa Tự Tại.

1106.

* Số thọ của nhơn loại chừng bao nhiêu? Như là lối 100 năm, hoặc thấp, hoặc cao hơn cũng có.

* Tuổi thọ của Chư thiên bực Tứ Thiên Vương bao nhiêu? Như là 50 năm của nhân loại kể là 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Tứ Thiên Vương (catummahārāja), 30 ngày đêm ấy bằng 1 tháng, 12 tháng đó thành một năm. 500 năm cõi Tứ Thiên Vương đó là hạn định tuổi thọ của các vị trời cõi Tứ Thiên Vương.

* Nếu tính theo năm của nhân loại thì tuổi thọ Chư thiên Tứ Thiên Vương chừng bao nhiêu? Đặng chín triệu năm (9.000.000).

* Tuổi của Chư thiên Đạo Lợi cũng bao nhiêu? Như là 100 năm của nhơn loại bằng một ngày một đêm ở cõi Đạo Lợi (Tāvatiṃsa), mà 30 ngày đêm ấy thành một tháng, 12 tháng bằng tháng đó thành một năm. 1.000 năm của cõi Đạo Lợi là hạn định số thọ của Chư thiên cõi Đạo Lợi.

* Tuổi thọ Chư thiên Đạo Lợi kể theo năm Nhân loại chừng bao nhiêu? Chừng ba kinh sáu triệu năm (36.000.000).

* Tuổi của Chư thiên cõi Dạ Ma chừng bao nhiêu? Như là 200 năm của nhơn loại bằng một ngày một đêm ở cõi Chư thiên Dạ Ma (Yāmā), 30 ngày đêm ấy thành một tháng, 12 tháng bằng tháng đó thành một năm. 200 năm của cõi trời đó là số thọ của Chư thiên Dạ Ma.

* Tuổi của Chư thiên Dạ Ma tính theo số năm nhân loại độ chừng bao nhiêu? Chừng một cai bốn kinh bốn triệu năm (144.000.000).

* Tuổi của Chư thiên cõi Đâu Xuất chừng bao nhiêu? Như là 400 năm của nhơn loại kể là một ngày một đêm của Chư thiên ở cõi Đâu Xuất (Tusitā), 30 ngày đêm ở cõi đó là một tháng, 12 tháng ở cõi đó là một năm. 400 năm của cõi đó là số tuổi của bực Chư thiên ở cõi Đâu Xuất.

* Tuổi của Chư thiên cõi Đâu Xuất kể theo năm nhân loại chừng bao nhiêu? Đặng chừng năm cai bảy kinh sáu triệu năm ở cõi nhân loại (576.000.000).

* Tuổi của Chư thiên ở cõi Hóa Lạc đặng bao nhiêu? Như là 800 năm của nhơn loại kể một ngày một đêm của Chư thiên cõi Hóa Lạc, 30 ngày đêm cõi đó là một tháng, 12 tháng cõi đó là một năm. 800 năm cõi trời đó là số thọ của Chư thiên ở cõi Hóa Lạc (Nimmāṇaratī).

* Tuổi của Chư thiên ở cõi Hóa Lạc tính theo năm nhân loại chừng bao nhiêu? Đặng chừng hai tỷ ba cai bốn triệu năm (2.304.000.000).

* Tuổi của Chư thiên cõi Tha Hóa Tự Tại chừng bao nhiêu? Như là 1600 năm của nhơn loại kể một ngày một đêm của Chư thiên cõi Tha Hóa Tự Tại, 30 ngày đêm đó là một tháng, 12 tháng cõi đó là một năm. Một muôn sáu ngàn (16.000) tính theo cõi đó là số thọ của Chư thiên bực Tha Hóa Tự Tại (Paranimmitavasavatī).

* Tuổi của Chư thiên cõi Tha Hóa Tự Tại kể theo năm nhân loại chừng bao nhiêu? Chừng chín tỷ hai cai một kinh sáu triệu năm (9.216.000.000).

Bực Chư thiên sáu từng thiên đường Dục giới hoàn toàn đầy đủ ngũ dục lạc.

* Tuổi của Chư thiên sáu từng thiên đường Dục giới kể chung tất cả chừng bao nhiêu năm nhân loại? Chừng một nhương hai tỷ hai câu tám kinh năm triệu (12.285.000.000) năm bằng năm của nhân loại.

1107.

* Bực tu tiến sơ thiền đặng thứ thông thường sanh đến bực nào? Bực tu tiến sơ thiền đắc chủng thông thường sanh lên bực Phạm Chúng Thiên (Brahmapārisajjā).

* Tuổi của Chư thiên bực đó (Phạm Chúng Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng 1/3 hay 1/4 đại kiếp.

* Bực tu tiến sơ thiền đặng chủng trung bình sanh lên bực nào? Bực tu tiến sơ thiền đắc chủng trung bình sanh lên cõi Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohita).

* Tuổi của Chư thiên đó (Phạm Phụ Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng nữa đại kiếp.

* Bực tu tiến sơ thiền đặng chủng tinh vi sanh lên cõi nào? Bực tu tiến sơ thiền đắc chủng tinh vi sanh lên cõi Đại Phạm Thiên (Mahābrahma).

* Tuổi của Chư thiên đó (Đại Phạm Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng một đại kiếp.

* Bực tu tiến nhị thiền đắc chủng thông thường sanh lên cõi nào? Bực tu tiến nhị thiền mà đắc bằng chủng thông thường thì sanh lên cõi trời Thiểu Quang Thiên (Parittābhā).

* Tuổi của Chư thiên đó (Thiểu Quang Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng hai đại kiếp.

* Bực tu tiến nhị thiền đắc chủng trung bình sanh lên cõi nào? Bực tu tiến nhị thiền mà đắc chủng trung bình thì sanh lên cõi trời Vô Lượng Quang Thiên (Appamāṇābhā).

* Tuổi của Chư thiên đó (Vô Lượng Quang Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng bốn đại kiếp.

* Bực tu tiến nhị thiền đắc chủng tinh vi sanh lên cõi nào? Bực tu tiến nhị thiền mà đặng chủng tinh vi thì sanh lên cõi trời Quang Âm Thiên hay Biến Quang Thiên (Ābhassara).

* Tuổi của Chư thiên đó (Quang Âm Thiên hay Biến Quang Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng tám đại kiếp.

* Bực tu tiến tam thiền đặng thứ thông thường sanh lên cõi nào? Bực tu tiến tam thiền đắc chủng thông thường thì sanh lên cõi trời Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubhā).

* Tuổi của Chư thiên đó (Thiểu Tịnh Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng 16 đại kiếp.

* Bực tu tiến tam thiền đắc chủng trung bình sanh lên cõi nào? Bực tu tiến tam thiền đắc chủng trung bình thì sanh lên cõi trời Vô Lượng Tịnh Thiên (Appamāṇasubhā).

* Tuổi của Chư thiên đó (Vô Lượng Tịnh Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng 32 đại kiếp.

* Bực tu tiến tam thiền đặng chủng tinh vi sanh lên cõi nào? Bực tu tiến tam thiền mà đắc chủng tinh vi thì sanh lên cõi Biến Tịnh Thiên (Subhakiṅha).

* Tuổi của Chư thiên đó (Biến Tịnh Thiên) chừng bao nhiêu? Chừng 64 đại kiếp.

Bực tu tiến tứ thiền cũng có người sanh lên cõi Vô Tưởng (Asaññasatta). Cũng có người sanh lên bực Chư thiên Quảng Quả (Vehapphalā). Cũng có người sanh lên bực Vô Phiền Thiên (Avihā). Cũng có người sanh lên bực Vô Nhiệt Thiên (Ātappā). Cũng có người sanh lên bực Thiện Kiến Thiên (Sudassā). Cũng có người sanh lên bực Thiện Hiện Thiên (Sudassī). Cũng có người sanh lên bực Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭhā). Cũng có người sanh lên đến cõi Không Vô Biên Xứ Thiên (Ākāsānañcāyatana). Cũng có người sanh lên đến cõi Thức Vô Biên Xứ Thiên (Viññānañcāyatana). Cũng có người sanh lên đến cõi Vô Sở Hữu Xứ Thiên (Ākiñcaññāyatana). Cũng có người sanh lên đến cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên (Nevasaññānāsaññāyatana).

Bởi vì cảnh khác nhau, do các ý khác nhau vì sự thích khác nhau, do hy vọng khác nhau, do giải thoát khác nhau, do mãnh lực khác nhau và do tuệ khác nhau.

- Tuổi thọ của bực trời Vô Tưởng và bậc trời Quảng Quả chừng bao nhiêu? Chừng 500 đại kiếp.

- Tuổi thọ của bực trời Vô Phiền Thiên chừng bao nhiêu? Chừng 1.000 đại kiếp.

- Tuổi thọ của bực trời Vô Nhiệt Thiên chừng bao nhiêu? Chừng 2.000 đại kiếp.

- Tuổi thọ của bực trời Thiện Kiến Thiên chừng bao nhiêu? Chừng 4.000 đại kiếp.

- Tuổi thọ của bực trời Thiện Hiện Thiên chừng bao nhiêu? Chừng 8.000 đại kiếp.

- Tuổi thọ của bực trời Sắc Cứu Cánh chừng bao nhiêu? Chừng 16.000 đại kiếp.

- Tuổi thọ của bực trời Không Vô Biên Xứ chừng bao nhiêu? Chừng 20.000 đại kiếp. (2 muôn)

- Tuổi thọ của bực trời Thức Vô Biên Xứ chừng bao nhiêu? Chừng 40.000 đại kiếp. (4 muôn)

- Tuổi thọ của bực trời Vô Sở Hữu Xứ chừng bao nhiêu? Chừng 60.000 đại kiếp. (sáu muôn)

- Tuổi thọ của bực trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ chừng bao nhiêu? Chừng 84.000 đại kiếp (tám muôn bốn ngàn).

Những chúng sanh mà có mãnh lực của phước báu trợ đưa đến Dục giới và Sắc giới, dù cho đến cõi Phạm thiên cao tột cũng vẫn còn phải trở lại cõi Khổ Thú nữa.

Những chúng sanh sống lâu đến đỗi như thế đó cũng còn tử do hết tuổi, không có cõi nào gọi là trường tồn. Vì thế nên bực Toàn Giác tìm công đức cao siêu rộng rãi mới thuyết để cách ấy, bởi như thế đó bực trí thức là người có tuệ khôn khéo chu đáo nghĩ đến sự thật của điều ấy mới tiến hóa theo đường lối tu tiến, đường lối cao thượng hầu khỏi tử sanh. Đang khi tu tiến theo đường lối thanh tịnh trong sạch dĩ nhiên phải làm cho chúng sanh đến Níp-bàn thành bực không còn lậu, bởi nhận rõ tất cả lậu dứt hết như thế đều sẽ hoàn toàn viên tịch.

7) PHẦN THẤU TRIỆT (Abhiññeyyadivāra)

1008.

Bao nhiêu ngũ (5) uẩn mà uẩn nào thành pháp thấu triệt, uẩn nào thành pháp chu tường, uẩn nào thành pháp tuyệt trừ, uẩn nào thành pháp tu tiến, uẩn nào thành pháp tỏ ngộ, uẩn nào thành pháp phi trừ, uẩn nào thành pháp phi tu, uẩn nào thành pháp phi ngộ … Bao nhiêu thất (7) tâm mà tâm nào thành pháp thấu triệt, tâm nào thành pháp chu toàn, tâm nào thành pháp tuyệt trừ, tâm nào thành pháp tu tiến, tâm nào thành pháp tỏ ngộ, tâm nào thành pháp phi trừ, tâm nào thành pháp phi ngộ, tâm nào thành pháp phi tu?

- Như là sắc uẩn thành pháp thấu triệt (abhiññeyya), thành pháp chu tường (pariññeyya), thành pháp phi trừ (napahātabba), thành pháp phi tu (nabhāvetabba) và thành pháp phi ngộ (nasacchikātabba). Còn bốn uẩn (kia) thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ cũng có, thành pháp tu tiến cũng có, thành pháp tỏ ngộ (sacchikātabba), thành pháp phi trừ, pháp phi tu, pháp phi ngộ cũng có.

- Thập xứ thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu, phi tỏ ngộ. Nhị xứ thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ cũng có, thành pháp tu tiến cũng có, thành pháp tỏ ngộ cũng có, thành pháp phi trừ, pháp phi tu và pháp phi ngộ cũng có.

- Thập lục giới thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, pháp phi tu, pháp phi ngộ. Nhị giới thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ, thành pháp tu tiến cũng có, thành pháp tỏ ngộ cũng có, thành pháp phi trừ, pháp phi tu và pháp phi ngộ cũng có.

- Tập đế thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ. Đạo đế thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ. Diệt đế thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp tu tiến, thành pháp tỏ ngộ. Khổ đế thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ cũng có, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ và pháp phi tuyệt trừ cũng có.

- Cửu quyền thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi tuyệt trừ, thành pháp phi tu tiến, thành pháp phi tỏ ngộ. Ưu quyền thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ. Tri dị tri quyền thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, pháp phi trừ, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ. Tri dĩ tri quyền thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp tu tiến cũng có, thành pháp tỏ ngộ cũng có. Tri cụ tri quyền thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu, thành pháp tỏ ngộ. Tam quyền thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp tu tiến, thành pháp tỏ ngộ cũng có, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ cũng có. Lục quyền thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ cũng có, thành pháp tu tiến cũng có, thành pháp tỏ ngộ cũng có, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu và pháp phi ngộ cũng có.

- Ba nhân bất thiện thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ.

- Ba nhân thiện thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tế, thành pháp phi trừ, thành pháp tu tiến, thành pháp phi ngộ cũng có, thành pháp phi tu cũng có.

- Ba nhân vô ký thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu, thành pháp tỏ ngộ cũng có, thành pháp phi tỏ ngộ cũng có.

- Đoàn thực thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ. Tam thực thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ cũng có, thành pháp tu tiến cũng có, thành pháp tỏ ngộ cũng có, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu và pháp phi ngộ cũng có.

- Lục xúc thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ. Ý thức giới xúc thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp tuyệt trừ cũng có, thành pháp tu tiến cũng có, thành pháp tỏ ngộ cũng có, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu và pháp phi tỏ ngộ cũng có.

- Lục thọ, lục tưởng, lục tư, lục tâm thành pháp thấu triệt, thành pháp chu tường, thành pháp phi trừ, thành pháp phi tu, thành pháp phi ngộ.

8) PHẦN CẢNH

1109.

Bao nhiêu ngũ (5) uẩn mà uẩn nào thành pháp biết cảnh và uẩn nào thành pháp không biết cảnh? ... Những thất (7) tâm mà tâm nào thành pháp biết cảnh, tâm nào thành pháp không biết cảnh?

- Sắc uẩn thành pháp không biết cảnh. Còn bốn uẩn (kia) thành pháp biết cảnh.

- Thập xứ thành pháp không biết cảnh. Ý xứ thành pháp biết cảnh. Pháp xứ thành pháp biết cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh cũng có.

- Thập giới thành pháp không biết cảnh. Thất giới thành pháp biết cảnh. Còn pháp giới thành pháp biết cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh cũng có.

- Nhị đế thành pháp biết cảnh. Diệt đế thành pháp không biết cảnh. Còn khổ đế thành pháp biết cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh cũng có.

- Thất quyền thành pháp không biết cảnh. Thập ngũ quyền thành pháp biết cảnh. Còn mạng quyền thành pháp biết cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh cũng có.

- Cửu nhân thành pháp không biết cảnh. Tam thực thành pháp biết cảnh.

- Thất xúc, thất thọ, thất tưởng, thất tư, thất tâm đều thành pháp biết cảnh.

1110.

Bao nhiêu ngũ (5) uẩn mà uẩn nào thành pháp biết cảnh đồng cảnh, uẩn nào thành pháp không biết cảnh đồng cảnh, uẩn nào thành pháp không biết cảnh .... Bao nhiêu thất (7) tâm mà tâm nào thành pháp biết cảnh chung cảnh, tâm nào thành pháp không biết cảnh chung cảnh, tâm nào thành pháp không biết cảnh?

- Sắc uẩn thành pháp không biết cảnh. Tứ (danh) uẩn thành pháp biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh chung cảnh cũng có.

- Thập xứ thành pháp không biết cảnh. Ý xứ thành pháp biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh chung cảnh cũng có. Pháp xứ thành pháp biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh cũng có.

- Thập giới thành pháp không biết cảnh. Lục giới thành pháp không biết cảnh chung cảnh. Ý thức giới thành pháp biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh chung cảnh cũng có. Pháp giới thành pháp biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh cũng có.

- Diệt đế thành pháp không biết cảnh. Đạo đế thành pháp không biết cảnh chung cảnh. Tập đế thành pháp biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh chung cảnh cũng có. Khổ đế thành pháp biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp không biết cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp bất tri cảnh cũng có.

- Thất quyền thành pháp bất tri cảnh. Ngũ quyền thành pháp bất tri cảnh chung cảnh. Cửu quyền thành pháp tri cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp bất tri cảnh chung cảnh cũng có. Mạng quyền thành pháp tri cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp bất tri cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp bất tri cảnh cũng có.

- Cửu nhân thành pháp tri cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp bất tri cảnh chung cảnh cũng có.

- đoàn thực thành pháp bất tri cảnh. Tam thực thành pháp tri cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp bất tri cảnh chung cảnh cũng có.

- Lục xúc thành pháp bất tri cảnh chung cảnh cũng có; ý thức giới xúc thành pháp tri cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp bất tri cảnh chung cảnh cũng có.

- Lục thọ, lục tưởng, lục tư và lục tâm đều thành pháp bất tri cảnh chung cảnh. Ý thức giới thành pháp tri cảnh chung cảnh cũng có, thành pháp bất tri cảnh chung cảnh cũng có.

9) PHẦN HIỆN TẠI (Diṭṭhādivāra)

1111.

Những ngũ (5) uẩn mà uẩn nào thành pháp kiến, uẩn nào thành pháp văn, uẩn nào thành pháp tri, uẩn nào thành pháp hiển, uẩn nào thành pháp phi kiến, phi văn, phi tri, phi kiến … Những thất (7) tâm mà tâm nào thành pháp kiến, tâm nào thành pháp văn, tâm nào thành pháp tri, tâm nào thành pháp hiển, tâm nào thành pháp phi kiến, phi tri và phi hiển?

- Sắc uẩn thành pháp kiến, thành pháp văn cũng có, thành pháp tri cũng có, thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, thành pháp phi hiển. Tứ uẩn thành pháp phi kiến, phi văn, phi tri và phi hiển.

- Sắc xứ thành pháp kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, thành pháp hiển. Thinh xứ thành pháp phi kiến, thành pháp văn, thành pháp tri, thành pháp hiển. Khí xứ, vị xứ và xúc xứ thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp tri, thành pháp hiển. Thất xứ thành phi pháp kiến, thành phi pháp văn, thành phi pháp tri, thành phi pháp hiển.

- Sắc giới thành pháp kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, thành pháp hiển. Thinh giới thành pháp phi kiến, thành pháp văn, thành pháp phi tri, thành pháp hiển. Khí giới, vị giới và xúc giới thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, mà thành pháp hiển. Thập tam giới thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, mà thành pháp hiển.

- Tam đế thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri mà thành pháp hiển. Khổ đế thành pháp bất kiến, thành pháp tri cũng có và thành pháp phi văn, thành pháp phi tri cũng có, nhưng thành pháp hiển.

- Nhị thập nhị quyền thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, nhưng thành pháp hiển.

- Cửu nhân thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, mà thành pháp hiển.

- Tứ thực thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, nhưng thành pháp hiển.

- Thất xúc thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, nhưng thành pháp hiển.

- Thất thọ, thất tưởng, thất tư và thất tâm thành pháp phi kiến, thành pháp phi văn, thành pháp phi tri, nhưng thành pháp hiển.

10) PHẦN TAM ĐỀ THIỆN

1112.

Những ngũ (5) uẩn mà uẩn nào thành thiện, uẩn nào thành bất thiện, uẩn nào thành vô ký… những thất (7) tâm mà tâm nào thành thiện, tâm nào thành bất thiện, tâm nào thành vô ký?

- Sắc uẩn thành vô ký. Tứ uẩn thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

- Thập xứ thành vô ký. Nhị xứ thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

- Thập lục giới thành vô ký. Nhị giới thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

- Tập đế thành bất thiện. Đạo đế thành thiện. Diệt đế thành vô ký. Khổ đế thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

- Thập quyền thành vô ký. Ưu quyền thành bất thiện. Tri dị tri quyền thành thiện. Tứ quyền thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có. Lục quyền thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

- Tam nhân bất thiện thành bất thiện. Tam nhân thiện thành thiện. Tam nhân vô ký thành vô ký.

- Đoàn thực thành vô ký. Tam thực thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

- Lục xúc thành vô ký. Ý thức giới xúc thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

- Lục thọ, lục tưởng, lục tư, lục tâm thành vô ký. Ý thức giới thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

11) PHẦN TAM ĐỀ THỌ

1113.

Những năm uẩn mà uẩn nào thành tương ưng với lạc thọ, uẩn nào tương ưng với khổ thọ, uẩn nào tương ưng với phi khổ phi lạc thọ… Những bảy tâm mà tâm nào tương ưng với lạc thọ, tâm nào tương ưng với khổ thọ, tâm nào tương ưng với phi khổ phi lạc thọ?

- Nhị uẩn không thể nó tương ưng với lạc thọ, hoặc tương ưng với khổ thọ, hoặc tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Tam uẩn tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

- Thập xứ không nên nói tương ưng với lạc thọ hay tương ưng với khổ thọ hay là tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Ý xứ tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có. Pháp xứ tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có; không nên nói tương ưng với lạc thọ, hoặc tương ưng với khổ thọ hay tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

- Thập giới không nên nói tương ưng với lạc thọ hay tương ưng với khổ thọ hay là tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Ngũ giới tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Thân thức giới tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có. Ý thức giới tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có. Pháp giới tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có; không nên nói tương ưng với lạc thọ hay tương ưng với khổ thọ hay tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

- Nhị đế tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có. Diệt đế không thể nói tương ưng với lạc thọ hay tương ưng với khổ thọ hay tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Khổ đế tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có; không thể nói tương ưng với lạc thọ hay tương ưng với khổ thọ hay là tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

- Thập nhị quyền không thể nói tương ưng với lạc thọ hay là tương ưng với khổ thọ hay là tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Lục quyền tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có. Tam quyền tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có. Mạng quyền tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có; cũng không nên nói tương ưng với lạc thọ hay tương ưng với khổ thọ hay là tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

- Nhân bất thiện sân tương ưng với khổ thọ. Thất nhân tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có. Nhân bất thiện si tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

- Đoàn thực không đặng nói tương ưng với lạc thọ hay tương ưng với khổ thọ hay là tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Tam thực tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

- Ngũ xúc tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Thân xúc tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có. Ý thức giới xúc tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

- Thất thọ không đặng nói tương ưng với lạc thọ hay tương ưng với khổ thọ hay là tương ưng với phi khổ phi lạc thọ.

- Ngũ tưởng, ngũ tư, ngũ tâm tương ưng với phi khổ phi lạc thọ. Thân thức tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có. Ý thức giới tương ưng với lạc thọ cũng có, tương ưng với khổ thọ cũng có, tương ưng với phi khổ phi lạc thọ cũng có.

12) PHẦN TAM ĐỀ DỊ THỤC QUẢ

1114.

Những ngũ (5) uẩn mà uẩn nào thành pháp dị thục quả, uẩn nào thành pháp dị thục nhân, uẩn nào thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân… những thất (7) tâm mà tâm nào thành pháp dị thục quả, tâm nào thành pháp dị thục nhân, tâm nào thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân?

- Sắc uẩn thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tứ (danh) uẩn thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

- Thập xứ thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Nhị xứ thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

- Thập giới thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Ngũ giới thành pháp dị thục quả. Ý giới thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có. Nhị giới thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

- Nhị đế thành pháp phi dị thục nhân. Diệt đế thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Khổ đế thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

- Thất quyền thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tam quyền thành pháp dị thục quả. Nhị quyền thành pháp dị thục nhân. Tri dĩ tri quyền thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

- Lục nhân thành pháp dị thục nhân. Tam nhân vô ký thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

- Đoàn thực thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tam thực thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

- Ngũ xúc thành pháp dị thục quả. Ý giới xúc thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có. Ý thức giới xúc thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

- Ngũ thọ, ngũ tưởng, ngũ tư, ngũ tâm thành pháp dị thục quả. Ý giới thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có. Ý thức giới thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

13) PHẦN ĐẦU ĐỀ THỦ CẢNH THỦ

1115.

Những ngũ (5) uẩn mà uẩn nào thành pháp thủ cảnh thủ, uẩn nào thành pháp phi thủ cảnh thủ, uẩn nào thành pháp phi thủ phi cảnh thủ… những thất (7) tâm mà tâm nào thành pháp thủ cảnh thủ, tâm nào thành pháp phi thủ cảnh thủ, tâm nào thành pháp phi thủ phi cảnh thủ?

- Sắc uẩn thành pháp do thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi do thủ cảnh thủ cũng có. Tứ uẩn thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có.

- Ngũ xứ thành pháp thủ cảnh thủ. Thinh xứ thành pháp phi thủ cảnh thủ. Tứ xứ thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có. Nhị xứ thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có.

- Thập giới thành pháp thủ cảnh thủ. Thinh giới thành pháp phi thủ cảnh thủ. Ngũ giới thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có. Nhị giới thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có.

- Tập đế thành pháp thủ cảnh thủ. Nhị đế thành pháp phi thủ cảnh thủ. Khổ đế thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có.

- Cửu quyền thành pháp thủ cảnh thủ. Ưu quyền thành pháp phi thủ cảnh thủ. Tam quyền thành pháp phi thủ cảnh thủ. Cửu quyền thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có.

- Ba nhân bất thiện thành pháp phi thủ cảnh thủ. Ba nhân thiện thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có. Ba nhân vô ký thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có.

- Đoàn thực thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có. Tam thực thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có.

- Ngũ xúc thành pháp thủ cảnh thủ. Ý giới xúc thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có. Ý thức giới xúc thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có.

- Ngũ thọ, ngũ tưởng, ngũ tư, ngũ tâm thành pháp thủ cảnh thủ. Ý giới thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có. Ý thức giới thành pháp thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ cảnh thủ cũng có, thành pháp phi thủ phi cảnh thủ cũng có.

14) PHẦN ĐẦU ĐỀ HỮU TẦM

1116.

Những ngũ (5) uẩn mà uẩn nào thành pháp hữu tầm hữu tứ, uẩn nào thành pháp vô tầm hữu tứ, uẩn nào thành pháp vô tầm vô tứ… Bao nhiêu thất (7) tâm mà tâm nào thành pháp hữu tầm hữu tứ, tâm nào thành pháp vô tầm hữu tứ, tâm nào thành pháp vô tầm vô tứ?

- Sắc uẩn thành pháp vô tầm vô tứ. Tam uẩn thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có. Hành uẩn thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

- Thập xứ thành pháp vô tầm vô tứ. Ý xứ thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có. Pháp xứ thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có; không thể nói thành pháp hữu tầm hữu tứ hay thành vô tầm hữu tứ hay thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

- Thập ngũ giới thành pháp vô tầm vô tứ. Ý giới thành pháp hữu tầm hữu tứ. Ý thức giới thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có. Pháp giới thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có; không nên nói thành pháp hữu tầm hữu tứ hay là thành pháp vô tầm hữu tứ hay là thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

- Tập đế thành pháp hữu tầm hữu tứ. Diệt đế thành pháp vô tầm vô tứ. Đạo đế thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có. Khổ đế thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có; không thể nói chỉ thành pháp hữu tầm hữu tứ hay thành pháp vô tầm hữu tứ hay là thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

- Ngũ quyền thành pháp vô tầm vô tứ. Ưu quyền thành pháp hữu tầm hữu tứ. Xả quyền thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có. Thập nhứt quyền thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

- Ba nhân bất thiện thành pháp hữu tầm hữu tứ. Sáu nhân (kia) thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

- Đoàn thực thành pháp vô tầm vô tứ. Tam thực thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

- Ngũ xúc thành pháp vô tầm vô tứ. Ý giới xúc thành pháp hữu tầm hữu tứ. Ý thức giới xúc thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

- Ngũ thọ, ngũ tưởng, ngũ tư, ngũ tâm thành pháp vô tầm vô tứ. Ý giới thành pháp hữu tầm hữu tứ. Ý thức giới thành pháp hữu tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm hữu tứ cũng có, thành pháp vô tầm vô tứ cũng có.

15) PHẦN NHỊ ĐỀ SẮC

1117.

Bao nhiêu uẩn mà uẩn nào thành pháp sắc, uẩn nào thành pháp phi sắc… Bao nhiêu 7 tâm mà tâm nào thành pháp sắc, tâm nào thành pháp phi sắc?

- Sắc uẩn thành pháp sắc. Tứ uẩn thành pháp phi sắc.

- Thập xứ thành pháp sắc. Ý xứ thành pháp phi sắc. Pháp xứ thành pháp sắc cũng có, thành pháp phi sắc cũng có.

- Thập giới thành pháp sắc. Thất giới thành pháp phi sắc. Pháp giới thành pháp sắc cũng có, thành pháp phi sắc cũng có.

- Tam đế thành pháp phi sắc. Khổ đế thành pháp sắc cũng có, thành pháp phi sắc cũng có.

- Thất quyền thành pháp sắc. Thập tứ quyền thành pháp phi sắc. Mạng quyền thành pháp sắc cũng có, thành pháp phi sắc cũng có.

- Cửu nhân thành pháp phi sắc.

- Đoàn thực thành pháp sắc. Tam thực (kia) thành pháp phi sắc.

- Thất xúc thành pháp phi sắc. Thất thọ, thất tưởng, thất tư, thất tâm đều thành pháp phi sắc.

- Thất thọ… thất tưởng… thất tư… thất tâm thành pháp phi sắc.

16) PHẦN NHỊ ĐỀ HIỆP THẾ

1118.

Bao nhiêu uẩn mà uẩn nào thành pháp hiệp thế, uẩn nào thành pháp siêu thế… bao nhiêu thất (7) tâm mà tâm nào thành pháp hiệp thế, tâm nào thành pháp siêu thế?

- Sắc uẩn thành pháp hiệp thế; tứ (danh) uẩn thành pháp hiệp thế cũng có, thành pháp siêu thế cũng có.

- Thập xứ thành pháp hiệp thế; nhị xứ ngoài ra thành pháp hiệp thế cũng có, thành pháp siêu thế cũng có.

- Thập lục giới thành pháp hiệp thế; nhị giới thành pháp hiệp thế cũng có, thành pháp siêu thế cũng có.

- Nhị đế thành pháp hiệp thế; nhị đế (khác) thành pháp siêu thế.

- Thập quyền thành pháp hiệp thế; tam quyền thành pháp siêu thế; cửu quyền thành pháp hiệp thế cũng có, thành pháp siêu thế cũng có.

- Tam nhân bất thiện thành pháp hiệp thế; lục nhân thành pháp hiệp thế cũng có, thành pháp siêu thế cũng có.

- Đoàn thực thành pháp hiệp thế. Tam thực thành pháp hiệp thế cũng có, thành pháp siêu thế cũng có.

- Lục xúc thành pháp hiệp thế, ý thức giới xúc thành pháp hiệp thế cũng có, thành pháp siêu thế cũng có.

- Lục thọ… lục tưởng… lục tư… lục tâm thành pháp hiệp thế; ý thức giới thành pháp hiệp thế cũng có, thành pháp siêu thế cũng có.

Trình bày pháp đầu đề như là thần thông, nhị cảnh, kiến, thiện, thọ, dị thục quả, thủ, tầm, sắc và hiệp thế chỉ có bao nhiêu đây.

Dứt pháp Phân Tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Hoàn mãn Bộ Phân Tích

Hồi hướng phước đến Chư thiên và tất cả chúng sanh.