PHẦN III - CHẤT PHÂN TÍCH
(Dhātuvibhaṅga)

A. CHẤT PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH
(Suṭtantabhājanīya)

Lục chất - phần thứ nhất

114.

Chất (dhātu) có sáu như là chất đất, chất nước, chất lửa, chất gió, chất hư không, chất thức.

115.

Chất đất đó ra sao? Chất đất có hai thứ như là chất đất nội phần, chất đất ngoại phần.

- Chất đất nội phần đó ra sao? Trạng thái cứng, trạng thái sần sượng, sự cứng, tư cách cứng bên phần trong của ta, thành sắc do thủ bên trong như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tì, tim, gan, mỡ sa, thận, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ; hay là những cách cứng sượng, sự cứng, trạng thái cứng tự phần bên trong, thành sắc bên trong do thủ. Nếu có như thế nầy gọi là địa chất nội.

- Chất đất ngoại phần đó ra sao? Tư cách cứng sượng, sự cứng, trạng thái cứng bên ngoài thành sắc ngoại phi do thủ như là sắc, kim khoáng, chì trắng, chì đen, bạc, trân châu, ngọc như ý, miêu tình châu, xà cừ, sơn nham, đạm hồng châu, hóa tệ (bạc thành đồng), vàng, ngọc như ý đỏ, ngọc như ý sọc, cỏ, khúc cây, đá trứng, gạch ngói, đất, miếng đá, núi hay là những cách cứng sượng, sự cứng, trạng thái cứng bên ngoài thành sắc ngoại phi do thủ. Những chi có như thế đây gọi là địa chất ngoại.

Địa chất nội và địa chất ngoại kêu chung lại là địa chất.

116.

Thủy chất đó ra sao? Thủy chất có hai thứ như là thủy chất nội và thủy chất ngoại.

- Thủy chất nội đó ra sao? Sự tươm ướt, cách tươm ướt, sự dẻo, cách dẻo, trạng thái thu dính phần bên trong của ta thành sắc nội do thủ như là mật, đàm, nhớt, máu, nước mồ hôi, não, nước mắt, hỏa du, nước miếng, nước mũi, tủy, nước tiểu hay là sự ướt im, cách ướt im, sự mềm dẻo, cách mềm dẻo, trạng thái thu hút bên trong của ta thành sắc nội do thủ, những phần như thế gọi là thủy chất nội.

- Thủy chất ngoại đó ra sao? Sự im ướt, cách im ướt, sự dẻo, cách dẻo, trạng thái thu hút quến sắc phần bên ngoài thành sắc phi do thủ bên ngoài như là vị rễ cây, vị cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị bông cây, vị trái cây, sữa sống, sữa chín, bơ trong, bơ cục, dầu, mật, nước mía, nước ở trong đất hay là nước ở trong hư không, hoặc sự ướt im, cách ướt im, sự dẻo, trạng thái dẻo, trạng thái thâu hút sắc thành bên ngoài, thành sắc phi do thủ bên ngoài, mặc dù có khác như thế nào, đây gọi là thủy chất ngoại.

Thủy chất nội và thủy chất ngoại gồm cả hai thứ ấy kêu chung lại là thủy chất.

117.

Hỏa chất đó ra sao? Hỏa chất có hai thứ như là hỏa chất nội và hỏa chất ngoại.

- Hỏa chất nội đó ra sao? Sự nóng, tư cách nóng, sự ấm, tư cách ấm, sự ấm áp, tư cách ấm áp thành tự nội phần, thành sắc do thủ bên trong như là chất lửa làm cho thân thể hư hao, chất lửa làm cho thân thể nóng nảy, chất lửa làm cho đồ ăn uống tiêu chuyển; hay là sự nóng, cách nóng, sự ấm, cách ấm, sự ôn noãn, cách ôn noãn thành bên trong của ta, thành sắc do thủ bên trong, dù có thế nào khác, đây gọi là hỏa chất nội.

- Hỏa chất ngoại đó ra sao? Sự nóng, cách nóng, sự ấm, cách ấm, sự ôn noãn, cách ôn noãn, thành bên ngoài, thành sắc phi do thủ bên ngoài như là lửa củi, lửa miếng cây, lửa cỏ, lửa cứt bò, lửa con Trúc sát, lửa rác, lửa trời nhoảng, sự nóng của lửa, sự nóng của mặt trời, sự nóng của đống củi, sự nóng của đống cỏ, sự nóng của đống lúa, sự nóng của đống tro hay là sự nóng, cách nóng, sự ấm, cách ấm, sự ôn, cách ôn thành bên ngoài, thành sắc phi do thủ bên ngoài, dù có như thế nào khác, đây gọi là hỏa chất ngoại.

Hỏa chất nội và hỏa chất ngoại hai thứ ấy gồm chung lại một gọi là hỏa chất (tejodhātu).

118.

Phong chất đó ra sao? Phong chất có hai thứ như là phong chất nội và phong chất ngoại.

- Phong chất nội đó ra sao? Sự phất qua, cách phất lại, sự căng thẳng của sắc thành tự bên trong phần ta, thành sắc do thủ bên trong như là gió phất, gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong bụng, gió trong ruột, gió khắp mình, gió vũ khí, gió dao cạo, gió thổi qua trái tim, gió thở vô, gió thở ra hay là sự phất qua lại, cách phất qua lại, sự căng thẳng trong phần ta thành sắc do thủ, dù cách nào khác có như thế, đây gọi là phong chất nội.

- Phong chất ngoại đó ra sao? Sự phất qua lại, cách phất qua lại, sự căng thẳng của sắc thành ngoại, thành sắc bên ngoài phi do thủ như là gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc, gió cuốn bụi, gió không cuốn bụi, gió lạnh, gió nóng, gió mềm, gió cứng, gió thấp, gió cao, gió cánh chim, gió chim đại bàng, gió lá đường, gió miệng thổi hay là sự phất qua lại, cách phất qua lại, sự căng thẳng của sắc bên ngoài thành sắc ngoại phi do thủ bên ngoài, dù cách nào khác có như thế, đây gọi là phong chất ngoại.

Phong chất nội và phong chất ngoại, hai thứ đó gom chung lại một gọi là phong chất.

119.

Hư không chất đó ra sao? Hư không chất có hai thứ như là hư không chất nội và hư không chất ngoại.

- Hư không chất nội đó ra sao? Hư không trống rỗng, tư cách gọi là hư không, sự trống không, tư cách gọi là sự trống không, lỗ trống, tư cách gọi là lỗ trống, chỗ mà máu và thịt không đụng chạm là phần trong ta thành sắc nội do thủ như là lỗ tai, lỗ mũi, lỗ miệng, lỗ cuống họng, lỗ nuốt đồ ăn, lỗ chứa đồ ăn uống và lỗ để cho đồ ăn uống chạy xuống. Hay là trống không, cách cho là trống không, sự trống không, cách cho là sự trống không, lỗ trống, cách cho là lỗ trống, chỗ mà thịt và máu không đụng chạm thuộc về phần ta thành sắc nội do thủ. Dù có như thế nào khác đây gọi là hư không chất nội.

- Hư không chất ngoại đó ra sao? Trống không, cách cho rằng trống không, sự trống không, cách cho rằng sự trống không, lỗ trống, cách cho rằng lỗ trống, chỗ mà sắc tứ đại sung không đụng chạm là bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Dù có như thế nào khác đây gọi là hư không chất ngoại.

Hư không chất nội và hư không chất ngoại gom cả hai thứ ấy chung lại một gọi là hư không chất.

120.

Thức chất đó ra sao? Nhãn thức chất, nhĩ thức chất, tỷ thức chất, thiệt thức chất, thân thức chất và ý thức chất. Đây gọi là thức chất.

Những chơn tướng nầy gọi là lục chất.

Lục chất - phần thứ hai

121.

Lục chất nữa như là lạc chất, khổ chất, hỷ chất, ưu chất, xả chất và vô minh chất.

- Lạc chất đó ra sao? Sự thích thân, sự sướng thân, sự hưởng cảnh thích sướng sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh thích sướng sanh từ thân xúc. Đây gọi là lạc chất.

- Khổ chất đó ra sao? Sự không thích thân, sự khổ thân, sự hưởng cảnh không thích hợp và khổ thân sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh không thích hợp và khổ thân sanh từ thân xúc. Đây gọi là khổ chất.

- Hỷ chất đó ra sao? Sự thích hợp tâm, sự vui lòng, sự hưởng cảnh thích hợp của tâm và sự vui lòng sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh thích hợp của tâm và sự vui lòng sanh từ ý xúc. Đây gọi là hỷ chất.

- Ưu chất đó ra sao? Sự không thích hợp tâm, sự khổ tâm, sự hưởng cảnh không thích hợp của tâm và sự khổ tâm sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh không thích hợp của tâm và sự khổ tâm sanh từ ý xúc. Đây gọi là ưu chất.

- Xả chất đó ra sao? Sự hưởng cảnh phi vui, phi buồn, phi khổ, phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh phi khổ, phi lạc, phi vui, phi buồn sanh từ ý xúc. Đây gọi là xả chất.

- Vô minh chất đó ra sao? Sự bất tri, sự bất kiến… như cây gỗ tức là vô minh, căn bất thiện tức là si. Đây gọi là vô minh chất.

Những chơn tướng nầy gọi là lục chất.

Lục chất - phần thứ ba

122.

Lục chất khác nữa như là dục chất, sân độc chất, ác độc chất, ly dục chất, vô sân độc chất và vô ác độc chất.

- Dục chất đó ra sao? Sự mong mỏi, sự quá mong mỏi, sự nghĩ ngợi mà hiệp với dục, sự mà tâm dựa vào cảnh, sự mà tâm khắn khít vào cảnh, sự đem tâm đến cảnh, tà tư duy. Đây gọi là dục chất. Phía dưới có Ngục vô gián là chỗ tột, phía trên có Tha Hóa Tự Tại thiên là chỗ tột. Uẩn, xứ, giới, sắc, thọ, tưởng, hành, thức luân chuyển trong ấy, liên quan trong ấy. Đây gọi là dục chất.

- Sân độc chất đó ra sao? Sự nghĩ ngợi, cách rất nghĩ ngợi mà hiệp với sân độc… tà tư duy. Đây gọi là sân độc chất.

Một cách nữa, sự mà tâm thù oán trong mười thứ thù oán, sự thù oán mạnh, sự đụng chạm, sự bực bội, sự tức giận, sự lừng lẫy, sự rất lừng lẫy, sự tính ác độc, sự tính rất độc ác độc, sự tính độc ác tột bực, cách tâm sân độc, cách tâm rất ác độc, cách sân giận, thái độ sân giận, trạng thái sân giậnsự tính độc ác, thái độ tính độc ác, trạng thái tính độc ác, sự sân độc, thái độ sân độc, trạng thái sân độc, sự giận hờn, sự ác xấu, cách nói không ra, tâm không ưa thích, đây gọi là sân độc chất.

- Ác độc chất đó ra sao? Sự nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi mà hiệp với ác độc… tà tư duy. Đây gọi là ác độc chất. Cũng có người trong đời nầy vẫn ép uổng chúng sanh bằng một cách nào với những vật chất như là bàn tay, cục đất, khúc cây, khí giới, hoặc dây, sự xâm lăng, thái độ xâm lăng, sự ép uổng, thái độ ép uổng, sự kích nộ, sự cừu hận, sự rất ép uổng người khác hiện thấy như thế. Đây gọi là ác độc chất.

- Ly dục chất đó ra sao? Sự nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi mà hiệp với ly dục… chánh tư duy, đây gọi là ly dục chất. Dù cho tất cả pháp thiện. Đây gọi là ly dục chất.

- Vô sân độc chất đó ra sao? Sự suy xét, rất suy xét, mà hiệp với sự không sân độc… chánh tư duy, đây gọi là vô sân độc chất. Sự có bạn tốt, thái độ có bạn tốt, trạng thái có bạn tốt đối cả chúng sanh tâm từ siêu thoát. Đây gọi là vô sân độc chất.

- Vô ác độc chất đó ra sao? Sự nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi mà hiệp với vô ác độc. Sự suy xét, sự tâm dựa vào cảnh chặt chẽ, sự đem tâm đến cảnh, chánh tư duy, đây gọi là vô sân độc chất. Sự bi, thái độ bi, trạng thái bi, tâm bi siêu thoát đối với chúng sanh. Đây gọi là vô ác độc chất.

Những chơn tướng nầy gọi là lục chất.

123.

Phần lục chất có 6, cả ba phần lục chất này yếu hiệp gồm chung lại một thành mười tám theo cách như đây.

Dứt chất phân tích phần phân theo Kinh

---

B. CHẤT PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

124.

Thập bát giới như là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới.

125.

* Nhãn giới đó ra sao? Nhãn nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… cũng kêu nhà không, đây gọi là nhãn giới.

* Sắc giới đó ra sao? Sắc nào nương tứ đại sung tức là các màu… hoặc kêu là sắc chất. Đây gọi là sắc giới.

* Nhãn thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, nhãn thức giới đều từ nương thần kinh nhãn và cảnh sắc sanh ra. Đây gọi là nhãn thức giới.

126.

* Nhĩ giới đó ra sao? Nhĩ nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại minh… cũng kêu là nhà trống. Đây gọi là nhĩ giới.

* Thinh giới đó ra sao? Thinh nào nương sắc tứ đại minh vô kiến hữu đối chiếu… hoặc kêu là thinh chất. Đây gọi là thinh giới.

* Nhĩ thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, nhĩ thức giới đều từ nơi nương thần kinh nhĩ và cảnh thinh sanh ra. Đây gọi là nhĩ thức giới.

127.

* Tỷ giới đó ra sao? Tỷ nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại minh… cũng kêu nhà không, đây gọi là tỷ giới.

* Khí giới đó ra sao? Khí nào nương sắc tứ đại sung sanh ra mà bất kiến vô đối chiếu… hoặc kêu khí chất. Đây gọi là khí giới.

* Tỷ thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, tỷ thức giới đều từ nơi nương thần kinh tỷ và cảnh khí sanh ra. Đây gọi là tỷ thức giới.

128.

* Thiệt giới đó ra sao? Thiệt nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại minh sanh ra… hoặc kêu nhà không. Đây gọi là thiệt giới.

* Vị giới đó ra sao? Vị nào nương sắc tứ đại minh bất kiến hữu đối chiếu… hoặc kêu vị chất. Đây gọi là vị giới.

* Thiệt thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thiệt thức giới đều từ nơi nương thần kinh thiệt và cảnh vị sanh ra. Đây gọi là thiệt thức giới.

129.

* Thân giới đó ra sao? Thân nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại minh… cũng kêu nhà không. Đây gọi là thân giới.

* Xúc giới đó ra sao? Địa chất… hoặc kêu xúc chất. Đây gọi là xúc giới.

* Thân thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thân thức giới đều từ nơi nương thần kinh thân và cảnh xúc sanh ra. Đây gọi là thân thức giới.

130.

* Ý giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới đều từ nơi thứ lớp đã diệt, sẽ sanh hằng không xen hở gián đoạn đối với nhãn thức… đối với nhĩ thức… đối với tỷ thức… đối với thiệt thức… tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới, đều từ nơi thứ lớp diệt trước sanh sau của thân thức. Hay là sơ thâu thập cảnh trong các pháp. Đây gọi là ý giới.

* Pháp giới đó ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, sắc bất kiến và vô đối chiếu liên quan trong pháp xứ và vô vi giới.

- Thọ uẩn đó ra sao? Thọ uẩn phân phần thành một, tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thọ uẩn phân phần thành nhiều thứ theo như cách nầy. Đây gọi là thọ uẩn.

- Tưởng uẩn đó ra sao? Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Tưởng uẩn phân phần thành nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là tưởng uẩn.

- Hành uẩn đó ra sao? Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… hành uẩn phân phần nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là hành uẩn.

- Sắc bất kiến vô đối chiếu liên quan trong pháp xứ đó ra sao? Nữ quyền… Đoàn thực. Đây gọi là sắc bất kiến vô đối chiếu liên quan trong pháp xứ.

- Vô vi giới đó ra sao? Sự hết ái, hết sân, hết si. Đây gọi là vô vi giới.

Những chơn tướng nầy gọi là pháp giới.

* Ý thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… ý thức giới đều từ nơi nương diệt trước sanh sau của nhãn thức giới… nhĩ thức giới… tỷ thức giới… thiệt thức giới… thân thức giới cho đến tâm, ý, tâm địa… ý thức giới đều từ nơi nương theo thứ lớp diệt trước sanh sau của ý giới. Hoặc nữa, tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới đều từ nơi nương ý giới và cảnh pháp sanh ra. Đây gọi là ý thức giới.

Dứt Chất phân tích phần phân theo Diệu Pháp

---

C. CHẤT PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

131.

Thập bát giới như là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới và ý thức giới.

ĐÁP ĐẦU ĐỀ TAM ĐÁP ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong thập bát giới mà giới nào thành thiện, giới nào thành bất thiện, giới nào thành vô ký… cho đến giới nào thành hữu y, giới nào thành vô y.

1) Đáp theo đầu đề tam

132.

* Thập lục giới thành vô ký. Nhị giới thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

* Thập giới không nên nói có thể thành tương ưng lạc thọ, tương ưng khổ thọ, tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Ngũ giới thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Thân thức giới thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, ý thức giới thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có, pháp giới thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có; mà không nên nói có thể thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.

* Thập giới thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Ngũ giới thành dị thục quả. Ý giới thành dị thục quả cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có. Nhị giới thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

* Thập giới thành do thủ cảnh thủ. Thinh giới thành phi do thủ cảnh thủ. Ngũ giới thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có. Nhị giới thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.

* Thập lục giới thành phi phiền toái cảnh phiền não. Nhị giới thành phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.

* Thập ngũ giới thành vô tầm, vô tứ. Ý giới thành hữu tầm hữu tứ. Ý thức giới thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Pháp giới thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có; cũng không nên nói có thể thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ và thành vô tầm vô tứ.

* Thập giới không nên nói có thể thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Ngũ giới thành đồng sanh xả. Thân thức giới thành phi đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh xả; không nên nói thành đồng sanh lạc cũng có. Nhị giới thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có; không nên nói có thể thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả.

* Thập lục giới thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị giới thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập lục giới thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị giới thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập lục giới thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Nhị giới thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.

* Thập lục giới thành phi hữu học phi vô học. Nhị giới thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.

* Thập lục giới thành pháp hy thiểu. Nhị giới thành pháp hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.

* Thập giới thành bất tri cảnh. Lục giới thành tri pháp hy thiểu. Nhị giới thành tri pháp hy thiểu cũng có, thành tri pháp đáo đại cũng có, thành tri pháp vô lượng cũng có; không nên nói có thể thành tri cảnh hy thiểu, thành tri cảnh đáo đại, thành tri cảnh vô lượng cũng có.

* Thập lục giới thành pháp trung bình. Nhị giới thành pháp ty hạ cũng có, thành pháp trung bình cũng có, thành pháp tinh lương cũng có.

* Thập lục giới thành pháp bất định. Nhị giới thành tà nhất định cũng có, thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* Thập giới thành bất tri cảnh. Lục giới không nên nói có thể thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân, thành đạo là trưởng. Nhị giới thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không nên nói có thể thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân, thành đạo là trưởng cũng có.

* Thập giới thành sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có, không nên nói thành phi sanh tồn. Thinh giới thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có; không nên nói thành sẽ sanh. Lục giới thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có. Pháp giới thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có; không nên nói có thể thành sanh tồn, thành phi sanh tồn hay thành sẽ sanh cũng có.

* Thập thất giới thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Pháp giới thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có; không nên nói có thể thành quá khứ, thành vị lai hay thành hiện tại cũng có.

* Thập giới thành bất tri cảnh. Lục giới thành biết cảnh hiện tại. Nhị giới thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có; không nên nói có thể thành biết cảnh quá khứ, thành biết cảnh vị lai, thành biết cảnh hiện tại cũng có.

* Thập bát giới thành bên trong cũng có, thành bên ngoài cũng có, thành bên trong và bên ngoài cũng có.

* Thập giới thành bất tri cảnh. Lục giới thành biết cảnh bên trong cũng có, thành biết cảnh bên ngoài cũng có, thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có. Nhị giới thành biết cảnh bên trong cũng có, thành biết cảnh bên ngoài cũng có, thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có; nhưng không nên nói thành biết cảnh bên trong, thành biết cảnh bên ngoài, thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có.

Sắc giới thành hữu kiến hữu đối chiếu. Cửu giới thành vô kiến hữu đối chiếu. Bát giới thành vô kiến vô đối chiếu.

2) Đáp theo đầu đề nhị

i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)

133.

* Thập thất giới thành phi nhân. Bát giới thành nhân cũng có, thành phi nhân cũng có.

* Thập lục giới thành vô nhân. Nhị giới thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng nhân. Nhị giới thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.

* Thập lục giới không đặng nói tuy nhiên thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân. Ý thức giới không đặng nói thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân cũng có; nhưng không nên nói thành hữu nhân phi nhân cũng có. Pháp giới thành nhân hữu nhân cũng có, thành hữu nhân phi nhân cũng có, nhưng không nên nói thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân cũng có.

* Thập lục giới không đặng nói thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân. Ý thức giới không đặng nói thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, không đặng nói thành phi nhân tương ưng nhân cũng có. Pháp giới thành nhân tương ưng nhân cũng có, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có; nhưng không đặng nói tuy nhiên thành nhân tương ưng nhân hay thành phi nhân tương ưng nhân.

* Thập lục giới thành phi nhân vô nhân. Ý thức giới thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có. Pháp giới thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có; nhưng không đặng nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân.

ii. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)

134.

* Thập thất giới thành hữu duyên. Pháp giới thành hữu duyên cũng có, thành vô duyên cũng có.

* Thập thất giới thành hữu vi. Pháp giới thành hữu vi cũng có, thành vô vi cũng có.

* Thập thất giới thành bất kiến. Sắc giới thành hữu kiến.

* Thập giới thành hữu đối chiếu. Bát giới thành vô đối chiếu.

* Thập giới thành sắc. Thất giới thành phi sắc. Pháp giới thành sắc cũng có, thành phi sắc cũng có.

* Thập lục giới thành hiệp thế. Nhị giới thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.

* Thập bát giới thành có tâm biết đặng, thành có tâm không biết đặng.

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

135.

* Thập thất giới thành phi lậu. Pháp giới thành lậu cũng có, thành phi lậu cũng có.

* Thập lục giới thành cảnh lậu. Nhị giới thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng lậu. Nhị giới thành tương ưng lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu cũng có.

* Thập lục giới không đặng nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Ý thức giới không thể nói thành lậu cảnh lậu, mà thành phi lậu cảnh lậu cũng có, cũng không thể nói thành phi lậu cảnh lậu. Pháp giới thành lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu cảnh lậu cũng có, nhưng không đặng nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu.

* Thập lục giới không thể nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Ý thức giới không thể nói thành lậu tương ưng lậu, mà thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; nhưng không thể nói thành phi lậu tương ưng lậu cũng có. Pháp giới thành lậu tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có, nhưng không đặng nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu.

* Thập lục giới thành lậu bất tương ưng lậu. Nhị giới thành lậu bất tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có, nhưng không đặng nói thành lậu bất tương ưng lậu hay thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có.

iv. Đáp phần chùm triền (saṃyojanagocchaka)

136.

* Thập thất giới thành phi triền. Pháp giới thành triền cũng có, thành phi triền cũng có.

* Thập lục giới thành cảnh triền. Nhị giới thành cảnh triền cũng có, thành phi cảnh triền cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng triền. Nhị giới thành tương ưng triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.

* Thập lục giới không nên nói thành triền cảnh triền hay thành phi triền cảnh triền. Ý thức giới không thể nói thành triền cảnh triền hay thành phi triền cảnh triền cũng có, không thể nói thành phi triền cảnh triền cũng có. Pháp giới thành triền cảnh triền cũng có, thành phi triền cảnh triền cũng có, không thể nói thành triền cảnh triền hay thành phi triền cảnh triền cũng có.

* Thập lục giới không nên nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền. Ý thức giới không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền; cũng không thể nói thành phi triền tương ưng triền cũng có. Pháp giới thành triền tương ưng triền cũng có, thành phi triền tương ưng triền cũng có, không thể nói tuy nhiên thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng triền mà cảnh triền. Nhị giới thành bất tương ưng triền mà cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có, không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng triền mà cảnh triền hay thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có.

v. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)

137.

* Thập thất giới thành phi phược. Pháp giới thành phược cũng có, thành phi phược cũng có.

* Thập lục giới thành cảnh phược. Nhị giới thành cảnh phược cũng có, thành phi cảnh phược cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng phược. Nhị giới thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.

* Thập lục giới không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược. Ý thức giới không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược cũng có, nhưng không thể nói thành phi phược cảnh phược cũng có. Pháp giới thành phược cảnh phược cũng có, thành phi phược cảnh phược cũng có, nhưng không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược.

* Thập lục giới không nên nói tuy nhiên thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược. Ý thức giới không thể nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược cũng có, nhưng không nên nói thành phi phược tương ưng phược. Pháp giới thành phược tương ưng phược cũng có, thành phi phược tương ưng phược cũng có, nhưng không thể nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng phược cảnh phược. Nhị giới thành bất tương ưng phược cảnh phược cũng có, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có; không nên nói thành bất tương ưng phược cảnh phược hay thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có.

vi, vii, viii. Đáp phần chùm bộc (oghegocchaka ādi)

138.

* Thập thất giới thành phi bộc… thập thất giới thành phi phối… thập thất giới thành phi cái… pháp giới thành cái cũng có, thành phi cái cũng có.

* Thập lục giới thành cảnh cái. Nhị giới thành cảnh cái cũng có, thành phi cảnh cái cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng cái. Nhị giới thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.

* Thập lục giới không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái. Ý thức giới không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái cũng có, không thể nói thành phi cái cảnh cái cũng có. Pháp giới thành cái cảnh cái cũng có, thành phi cái cảnh cái cũng có; không nên nói tuy nhiên thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái cũng có.

* Thập lục giới không nên nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái. Ý thức giới không nên nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái; cũng không nên nói thành phi cái tương ưng cái. Pháp giới thành cái tương ưng cái cũng có, thành phi cái tương ưng cái cũng có; không nên nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng cái mà cảnh cái. Nhị giới thành bất tương ưng cái mà cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có; không nên nói tuy nhiên thành cái bất tương ưng cái, thành phi cái bất tương ưng cái cũng có.

ix. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)

139.

* Thập thất giới thành phi khinh thị. Pháp giới thành khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cũng có.

* Thập lục giới thành cảnh khinh thị. Nhị giới thành cảnh khinh thị cũng có, thành phi cảnh khinh thị cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng khinh thị. Ý thức giới thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có. Pháp giới thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có; không nên nói thành tương ưng khinh thị hay thành bất tương ưng khinh thị.

* Thập lục giới không nên nói thành khinh thị cảnh khinh thị, thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Ý thức giới không nên nói thành khinh thị cảnh khinh thị, mà thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có, không nên nói thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Pháp giới thành khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có; không nên nói tuy nhiên thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị. Nhị giới thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có, không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có.

x. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)

140.

* Thập giới thành bất tri cảnh. Thất giới thành tri cảnh. Pháp giới thành tri cảnh cũng có, thành bất tri cảnh cũng có.

* Thập nhất giới thành phi tâm. Thất giới thành tâm.

* Thập thất giới thành phi sở hữu tâm. Pháp giới thành sở hữu tâm cũng có, thành phi sở hữu tâm cũng có.

* Thập giới thành bất tương ưng tâm. Pháp giới thành tương ưng tâm cũng có, thành bất tương ưng tâm cũng có. Thất giới không nên nói tuy nhiên thành tương ưng tâm hay thành bất tương ưng tâm.

* Thập giới thành không hòa với tâm. Pháp giới thành hòa với tâm cũng có, thành không hòa với tâm cũng có. Thất giới không thể nói tuy nhiên thành hòa với tâm hay thành không hòa với tâm.

* Thập nhị giới thành phi tâm làm sở y sinh. Lục giới thành nương tâm làm sở y sinh cũng có, thành phi nương tâm làm sở y sinh cũng có.

* Thập thất giới thành phi đồng còn với tâm. Pháp giới thành đồng còn với tâm cũng có, thành phi đồng còn với tâm cũng có.

* Thập thất giới thành phi tùng hành với tâm. Pháp giới thành tùng hành với tâm cũng có, thành phi tùng hành với tâm cũng có.

* Thập thất giới thành phi hòa phi nương tâm làm sở sanh. Pháp giới thành hòa với tâm nương tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi nương tâm làm sở sanh cũng có.

* Thập thất giới thành phi đồng tồn phi hòa phi có tâm làm sở sanh. Pháp giới thành hòa đồng tồn với tâm và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi đồng tồn phi hòa với tâm và phi có tâm làm sở sanh cũng có.

* Thập thất giới thành phi hòa phi tùng hành với tâm và phi có tâm làm sở sanh. Pháp giới thành tùng hành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi tùng hành với tâm và phi có tâm làm sở sanh cũng có.

* Thập nhị giới thành tự nội. Lục giới thành ngoại phần.

* Cửu giới thành thủ. Bát giới thành phi thủ. Pháp giới thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.

* Thập giới thành do thủ. Thinh giới thành phi do thủ. Thất giới thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có.

xi. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)

141.

* Thập thất giới thành phi thủ. Pháp giới thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.

* Thập lục giới thành cảnh thủ. Nhị giới thành cảnh thủ cũng có, thành phi cảnh thủ cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng thủ. Nhị giới thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có.

* Thập lục giới không nên nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ. Ý thức giới không nên nói thành thủ cảnh thủ, mà thành phi thủ cảnh thủ cũng có. Pháp giới thành thủ cảnh thủ cũng có, thành phi thủ cảnh thủ cũng có, không nên nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ cũng có.

* Thập lục giới không thể nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ cũng có. Ý thức giới không nên nói thành thủ tương ưng thủ, mà thành phi thủ tương ưng thủ cũng có, nhưng không thể nói thành phi thủ tương ưng thủ cũng có. Pháp giới thành thủ tương ưng thủ cũng có, thành phi thủ tương ưng thủ cũng có, không đặng nói tuy nhiên thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng thủ cảnh thủ. Nhị giới thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có, không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng thủ cảnh thủ hay thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có.

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

142.

* Thập thất giới thành phi phiền não. Pháp giới thành phiền não cũng có, thành phi phiền não cũng có.

* Thập lục giới thành cảnh phiền não. Nhị giới thành cảnh phiền não cũng có, thành phi cảnh phiền não cũng có.

* Thập lục giới thành cảnh phiền toái. Nhị giới thành cảnh phiền toái cũng có, thành phi cảnh phiền toái cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng phiền não. Nhị giới thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.

* Thập lục giới không nên nói thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não. Ý thức giới không nên nói thành phiền não cảnh phiền não, thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có, không thể nói thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có. Pháp giới thành phiền não cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có, không nên nói tuy nhiên thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có.

* Thập lục giới không nên nói thành phiền não cảnh phiền toái hay thành phi phiền não cảnh phiền toái. Ý thức giới không nên nói thành phiền não cảnh phiền toái, thành phi phiền não cảnh phiền toái cũng có; không nên nói thành phi phiền não cảnh phiền toái cũng có. Pháp giới thành phiền não cảnh phiền toái cũng có, thành phi phiền não cảnh phiền toái cũng có, không nên nói tuy nhiên thành phiền não cảnh phiền toái, thành phi phiền não cảnh phiền toái cũng có.

* Thập lục giới không nên nói dĩ nhiên thành phiền não tương ưng phiền não, thành phi phiền não tương ưng phiền não. Ý thức giới không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có; không thể nói thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có. Pháp giới thành phiền não tương ưng phiền não cũng có, thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành phiền não tương ưng phiền não hay thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có.

* Thập lục giới thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não. Nhị giới thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có; không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có.

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

143.

* Thập lục giới thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Nhị giới thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

* Thập lục giới thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị giới thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập lục giới thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. Nhị giới thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.

* Thập lục giới thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị giới thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.

* Thập ngũ giới thành vô tầm. Ý thức giới thành hữu tầm. Nhị giới thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.

* Thập ngũ giới thành vô tứ. Ý giới thành hữu tứ. Nhị giới thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.

* Thập lục giới thành vô hỷ. Nhị giới thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.

* Thập lục giới thành phi đồng sanh hỷ. Nhị giới thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.

* Thập ngũ giới thành phi đồng sanh lạc. Tam giới thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.

* Thập nhứt giới thành phi đồng sanh xả. Ngũ giới thành đồng sanh xả. Nhị giới thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.

* Thập lục giới thành Dục giới. Nhị giới thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.

* Thập lục giới thành phi Sắc giới. Nhị giới thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.

* Thập lục giới thành phi Vô sắc giới. Nhị giới thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.

* Thập lục giới thành liên quan luân hồi. Nhị giới thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.

* Thập lục giới thành bất định. Nhị giới thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.

* Thập lục giới thành hữu thượng. Nhị giới thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.

* Thập lục giới thành vô y. Nhị giới thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có như thế vậy.

Dứt Phần vấn đáp.

Đầy đủ Giới phân tích.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~