PHẦN XIV - ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH

A. ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

1) Năm điều học phân theo tám tâm thiện dục giới.

Cách thứ nhất

767.

Năm điều học:

- Điều học thứ nhất là tránh xa sự sát sanh.

- Điều học thứ hai là tránh xa sự trộm cắp.

- Điều học thứ ba là tránh xa sự tà dâm.

- Điều học thứ tứ là tránh xa sự vọng ngữ.

- Điều học thứ năm là tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

768.

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí, sanh ra tránh xa sự sát sanh thời trong khi đó có cách ngăn, cách ngừa, sự chừa bỏ, sự dứt bỏ, không làm, thái độ không làm, không vi phạm, không quá mức, vẫn hạn chế nguyên nhân của sự sát sanh thành người chừa bỏ sự sát sanh. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với sự tránh xa sát sanh.

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí tránh xa sự sát sanh thì trong khi đó sự tính, cách tính, thái độ tính vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tư (cetanā).

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới sanh ra đồng sanh với hỷ thọ, tương ưng trí, tránh xa sự sát sanh thì xúc… cần, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh.

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới sanh ra đồng sanh với hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn mà tránh xa sự sát sanh thời trong khi đó có cách ngăn, cách ngừa, sự chừa bỏ, sự dứt bỏ, cách không làm, thái độ không làm, không vi phạm, không quá mức, vẫn hạn chế nguyên nhân của sự sát sanh thành người xa lìa sát sanh. Như thế gọi là điều học tránh xa sát sanh. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với sự tránh xa.

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ, bất tương ưng trí hữu dẫn mà tránh xa sự sát sanh thời trong khi đó vẫn có sự cố quyết, cách cố quyết, thái độ cố quyết. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra hiệp với tư (cetanā).

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn mà tránh xa sự sát sanh thì có xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh.

769.

* Điều học tránh xa sự trộm cướp… điều học tránh xa sự tà dâm… điều học tránh xa sự vọng ngữ… điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí, tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say thì trong khi đó có cách ngăn cách ngừa, sự chừa bỏ, dứt bỏ, không làm, thái độ không làm, không vi phạm, không quá mức, vẫn hạn chế nguyên nhân của sự dể duôi uống rượu và dùng các chất say. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra hợp với sự tránh xa.

* Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí, tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say thì trong khi đó có sự tính tránh, quyết tránh, thái độ cố quyết tránh. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tư (cetanā).

* Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say thì trong khi đó vẫn có xúc… chiếu cố, vô phóng dật. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

* Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… tránh xa sự dể duôi uống rượu và dùng các chất say trong khi nào thì cách chừa, cách bỏ, cách dứt nghĩ, cách xa lìa sự dể duôi uống rượu và các chất say, cách không làm, thái độ không làm, chẳng vi phạm, chẳng phá đến, vẫn hạn chế nguyên nhân của sự dể duôi uống rượu và các chất say như thế của bực xa lìa dể duôi uống rượu và các chất say mới gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với sự tránh xa.

* Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say trong khi có ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn mà ngăn ngừa sự dể duôi uống rượu và các chất say trong khi đó có sự tính ngăn ngừa cố ngăn ngừa, thái độ có quyết ngăn ngừa. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa.

* Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn, ngăn lìa sự dể duôi uống rượu và các chất say trong khi đó thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

2) Chia ngũ giới theo tám tâm thiện dục giới

Phần thứ hai

770.

Năm điều học:

- 1 là điều học tránh xa sự sát sanh.

- 2 là điều học tránh xa sự trộm cắp.

- 3 là điều học tránh xa sự tà dâm.

- 4 là điều học tránh xa sự vọng ngữ.

- 5 là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

771.

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí. Hoặc thành hạ, trung, thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng. Thành thẩm trưởng hạ, trung, thượng, mà ngăn ngừa tránh xa sự sát sanh thì trong khi đó có cách ngăn, sự ngừa, chừa ra, dứt bỏ, xa lìa sự sát sanh, không làm, không phạm, hạn chế nguyên nhân sự sát sanh của người tránh xa sự sát sanh. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa.

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí thành thượng, trung, hạ. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng. Thành thẩm trưởng hạ, trung, thượng để ngăn ngừa sự sát sanh trong khi nào thì sự cố quyết, tính tránh xa, quyết tránh xa, thái độ cố quyết tránh xa, vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tính tránh xa.

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí thành hạ, trung, thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng. Thành thẩm trưởng hạ, trung, thượng mà ngăn lìa sự sát sanh trong khi nào thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh.

* Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… thành hạ, trung, thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng để ngăn ngừa sự sát sanh trong khi nào thì cách ngăn, sự ngừa, chừa bỏ, tránh xa, không làm, bất tác, không phạm, ngăn chận nguyên do của sự sát sanh bằng cách xa lìa sự sát sanh. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa… Tất cả pháp ngoài ra tương ưng với sự cố quyết tính ngừa… thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh.

772.

* Điều học tránh xa sự không cho mà lấy… điều học tránh xa sự tà dâm… điều học tránh xa sự vọng ngữ… điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí thành hạ trung thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng. Thành thẩm trưởng hạ, trung, thượng, đều ngăn ngừa luôn sự ẩm tửu trong khi nào thì sự ngăn, cách ngăn thái độ ngừa và chừa bỏ không làm, bất tác, chẳng vi phạm, chận những nguyên do của sự sát sanh… bằng cách người trì giới. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa… và tất cả pháp ngoài ra cũng tương ưng với sự cố quyết tránh xa trong khi đó thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

* Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn mà thành hạ trung thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng và tâm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng, sanh ra ngăn ngừa sự dể duôi uống rượu và các chất say trong khi nào thì sự ngăn, cách ngừa, cách chừa bỏ, cách tránh xa, không làm, bất tác, chẳng vi phạm, chận nguyên nhân thuộc người trì giới. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa… nói chung, tất cả pháp ngoài ra tương ưng với tư (cetanā), tính tránh… trong khi đó thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

3) Pháp thành điều học

773.

* Những pháp như thế nào thành điều học? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí, hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những pháp như thế thành điều học.

* Những pháp như thế nào thành điều học? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Những pháp như thế thành điều học.

* Những pháp như thế nào thành điều học? Trong khi nào bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới… tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới… tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Những pháp như thế thành điều học.

Dứt Phân theo Diệu Pháp

---

B. ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

774.

Năm điều học: 1 là điều học tránh xa sự sát sanh; 2 là điều học tránh xa sự không cho mà lấy; 3 là điều học tránh xa sự tà dâm; 4 là điều học tránh xa sự vọng ngữ. 5 là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

ĐÁP THEO ĐẦU ĐỀ TAM ĐÁP THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong năm điều học ấy mà điều học nào thành thiện, điều học nào thành bất thiện, điều học nào thành vô ký… điều học nào thành hữu y, điều học nào thành vô y.

1) Đáp theo đầu đề tam

775.

* Năm điều học chỉ thành thiện.

* Năm điều học chỉ thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.

* Năm điều học thành dị thục nhân.

* Năm điều học thành phi do thủ cảnh thủ.

* Năm điều học thành phi phiền toái cảnh phiền não.

* Năm điều học thành hữu tầm hữu tứ.

* Năm điều học thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.

* Năm điều học thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.

* Năm điều học thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.

* Năm điều học thành nhân sanh tử.

* Năm điều học thành phi hữu học phi vô học.

* Năm điều học thành ty hạ.

* Năm điều học thành biết cảnh ty hạ.

* Năm điều học thành trung bình.

* Năm điều học thành bất định.

* Năm điều học không nên nói thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân hay thành đạo là trưởng.

* Năm điều học thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có. Không nên nói thành sẽ sanh.

* Năm điều học thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.

* Năm điều học thành biết cảnh hiện tại.

* Năm điều học thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.

* Năm điều học thành biết cảnh ngoại.

* Năm điều học thành bất kiến vô đối chiếu.

2) Đáp theo đầu đề nhị

i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)

776.

* Năm điều học thành phi nhân. Năm điều học thành hữu nhân. Năm điều học thành tương ưng nhân.

* Năm điều học không thể nói thành nhân hữu nhân, mà chỉ thành phi nhân hữu nhân.

* Năm điều học không nên nói thành nhân tương ưng nhân, mà chỉ thành phi nhân tương ưng nhân và thành phi nhân hữu nhân.

ii. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)

* Năm điều học thành hữu duyên. Năm điều học thành hữu vi. Năm điều học thành bất kiến. Năm điều học thành vô đối chiếu. Năm điều học thành phi sắc. Năm điều học thành hiệp thế. Năm điều học thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

* Năm điều học thành phi lậu. Năm điều học thành cảnh lậu. Năm điều học thành bất tương ưng lậu. Năm điều học không thể nói thành lậu cảnh lậu, mà chỉ thành phi lậu cảnh lậu.

* Năm điều học không nên nói thành lậu tương ưng lậu hay tuy nhiên thành phi lậu tương ưng lậu, mà chỉ thành bất tương ưng lậu cảnh lậu.

iv, v, vi, vii, viii, ix & x. Đáp phần chùm triền (saññojanagocchakādi)

* Năm điều học thành phi triền… Năm điều học thành phi phược… Năm điều học thành phi bộc… Năm điều học thành phi phối… Năm điều học thành phi cái… Năm điều học thành phi khinh thị…

* Năm điều học thành hữu tri cảnh.

* Năm điều học thành phi tâm.

* Năm điều học thành sở hữu tâm.

* Năm điều học thành tương ưng tâm.

* Năm điều học thành hòa với tâm.

* Năm điều học thành có tâm làm sở sanh.

* Năm điều học thành đồng sanh tồn với tâm.

* Năm điều học thành tùng tâm thông lưu.

* Năm điều học thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh.

* Năm điều học thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh.

* Năm điều học thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm.

* Năm điều học thành bên ngoài.

* Năm điều học thành phi y sinh.

* Năm điều học thành phi do thủ.

xi, xii và xiii. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchakādi)

* Năm điều học thành phi thủ…

* Năm điều học thành phi phiền toái…

* Năm điều học thành phi sơ đạo tuyệt trừ..

* Năm điều học thành phi ba đạo cao tuyệt trừ…

* Năm điều học thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ…

* Năm điều học thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ…

* Năm điều học thành hữu tầm, thành hữu tứ.

* Năm điều học thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.

* Năm điều học thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.

* Năm điều học thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.

* Năm điều học thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.

* Năm điều học thành Dục giới.

* Năm điều học thành phi Sắc giới.

* Năm điều học thành phi Vô sắc giới.

* Năm điều học thành liên quan luân hồi.

* Năm điều học thành phi nhân xuất luân hồi.

* Năm điều học thành bất định.

* Năm điều học thành hữu thượng.

* Năm điều học thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần vấn đáp

Hoàn bị Điều học phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Hồi hướng phước đến tăng trưởng thiên Vương và tất cả chúng sanh,
nhất là các vị
Chư thiên có oai lực hộ trì Tạng Diệu Pháp đặng thạnh hành.
Mùa kiết hạ chư Tăng 2519 - 1975
Sài Gòn – Việt Nam