PHẦN XIII - VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH

A. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH

741.

Tứ vô lượng:

1. Phíc-khú trong Tông giáo nầy rải tâm từ hướng thứ nhất, hướng thứ hai cũng như thế, hướng thứ ba cũng như thế, hướng thứ tư cũng như thế, hướng trên hướng dưới, hướng mặt hướng trái cũng đồng như thế. Rải tâm từ rộng lớn bao la vô lượng cho đặng không gây oan trái, chẳng sân ác độc hại cho đến tất cả chúng sanh trong đời do thành người vẫn có tâm bình đẳng đối với mỗi chúng sanh.

2. Rải tâm bi đến hướng thứ nhất, hướng thứ hai, hướng thứ ba, hướng thứ tư đều như thế, cho đến hướng trên hướng dưới, phía mặt, phía trái cũng đều đồng như nhau. Rải tâm bi rộng rãi bao la vô lượng mong cho tất cả chúng sanh trong đời đặng không sân ác độc hại, đừng gây oan trái nhau, do tâm bình đẳng đối với mỗi hạng chúng sanh.

3. Rải tâm hỷ ngay hướng thứ nhất, hướng thứ hai, hướng thứ ba, hướng thứ tư cũng như thế, cho đến hướng trên hướng dưới luôn bên mặt bên trái cũng đều đồng như nhau. Rải lòng hỷ lớn lao rộng rãi vô lượng mong cho tất cả chúng sanh đều không sân ác độc hại, đừng gây oan trái cho nhau, do thành người có tâm bình đẳng đối với mỗi hạng chúng sanh.

4. Rải lòng xả ngay hướng thứ nhất, hướng thứ hai, hướng thứ ba, hướng thứ tư cũng như thế, phía trên phía dưới cho đến bên phải bên trái cũng đều đồng nhau. Rải lòng xả lớn lao bao quát vô lượng mong cho tất cả chúng sanh không sân ác độc hại, không nên gây oan trái do bực có tâm bình đẳng đối với mỗi hạng chúng sanh.

1) Từ vô lượng xiển minh

742.

Thế nào là Phíc-khú rải lòng từ đến hướng thứ nhất? Như là Phíc-khú rải lòng từ đến tất cả chúng sanh như là người thấy kẻ khác thành chỗ thương yêu tâm thích, nên thương yêu như thế.

743.

* Nói từ mà từ đó ra sao? Như là cách thương, thái độ thương, sự thương yêu cả chúng sanh, tâm thương yêu giải thoát. Như thế gọi là từ.

* Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức tức là ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thuộc về ý thức giới. Như thế gọi là tâm. Tâm, ý đồng nhau chung hòa hợp, tương ưng với từ. Do nhân đó mới gọi là tâm từ.

* Nói hướng thứ nhất tức là hướng Đông, hoặc hướng Tây, hoặc hướng Nam, hoặc hướng Bắc hay phía trên, phía dưới, bên mặt, bên trái. Hay là những hướng khác.

* Nói rải tức là phóng tâm đi đến.

* Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

2) Bi vô lượng xiển minh

744.

Thế nào là Phíc-khú rải lòng bi đến hướng thứ nhất? Như là Phíc-khú rải lòng bi đến tất cả chúng sanh như thấy người nào khổ sở đáng tội nghiệp như thế.

745.

* Bi trong khi có ra sao? Như là cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp cho tất cả chúng sanh lòng bi giải thoát. Như thế gọi là bi.

* Tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh, hiệp chung hòa trộn, tương ưng với bi ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm bi.

* Nói hướng thứ nhất tức là hướng Đông, hoặc hướng Tây hay hướng Nam, hướng Bắc, hướng trên, hướng dưới hay là bên phải hoặc các hướng khác.

* Nói rải tức là phúng tâm ra tưởng đi.

* Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

* Nói hướng thứ hai cũng cách ấy, có nghĩa là một hướng nào đó, hướng thứ hai cũng như thế, hướng thứ ba cũng như thế đó, hướng thứ tư cũng thế đó, hướng trên cũng thế đó, hướng dưới cũng thế đó, phía mặt cũng thế đó, các hướng khác cũng thế đó.

* Nói tất cả chúng sanh trong đời do bực có tâm bình đẳng đối trong chúng sanh mỗi hạng có nghĩa là nói tất cả chúng sanh do bực có tâm bình đẳng đối với mỗi hạng chúng sanh đó thành lối nhất định, ám chỉ khắp tất cả chúng sanh không có phần nào ngoài kiếm phần ngoài không đặng.

* Nói tâm bi mà bi đó ra sao? Như là cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp, sự tội nghiệp trong tất cả chúng sanh, tâm bi giải thoát. Như thế gọi là tâm bi.

* Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm đó đồng có sanh chung, hòa trộn, tương ưng với bi ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm bi.

* Nói lớn lao có nghĩa là tâm nào rộng lớn thì tâm ấy rộng rãi, tâm nào rộng rãi tâm ấy vô lượng, tâm nào vô lượng tâm ấy không có oan trái, tâm nào không có oan trái tâm ấy không có sân ác.

* Nói rải tức là tâm phúng ra, chăm chú đến.

* Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

3) Tùy hỷ vô lượng xiển minh

746.

Thế nào là Phíc-khú rải lòng tùy hỷ đến hướng thứ nhất? Như là Phíc-khú rải lòng tùy hỷ đến tất cả chúng sanh, như có người thấy một kẻ khác thành bực cảm ưa mến mới mừng giùm thế đó.

747.

* Tùy hỷ trong khi có ra sao? Như là sự mừng giùm, thái độ mừng giùm, sự mừng giùm trong tất cả chúng sanh tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ.

* Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh hiệp chung hòa trộn tương ưng với tùy hỷ ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm tùy hỷ.

* Nói hướng thứ nhất tức là hướng Đông, hoặc hướng Nam, hoặc hướng Tây, hoặc hướng Bắc hay hướng trên, hướng dưới. Hay là bên phải hoặc các hướng khác.

* Câu nói rải tức là tâm phúng ra chăm chú đến.

* Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

* Nói hướng thứ hai cũng cách đó có nghĩa là hướng thứ nhất thế nào thì hướng thứ hai cũng thế đó, hướng thứ ba cũng thế đó, hướng thứ tư cũng thế đó, hướng trên cũng thế đó, hướng dưới cũng thế đó, hướng bên mặt cũng thế đó, các hướng khác cũng thế đó.

* Nói tất cả chúng sanh trong đời do bực có tâm bình đẳng trong chúng sanh mỗi nhóm có nghĩa là nói rằng tất cả chúng sanh trong đời do thành người có tâm bình đẳng trong mỗi bọn chúng sanh ấy thành lời nói nhất định, ám chỉ tất cả chúng sanh không có sót ngoài ra.

* Nói tâm tùy hỷ mà tùy hỷ đó ra sao? Như là sự mừng giùm, thái độ mừng giùm, sự mừng giùm cho tất cả chúng sanh tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ.

* Tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh, hiệp chung, hòa trộn, tương ưng với tùy hỷ ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm tùy hỷ.

* Nói quảng đại có giải là tâm nào quảng đại thì tâm ấy rộng rãi, tâm nào rộng rãi tâm ấy vô lượng, tâm nào vô lượng tâm đó không có oan trái, tâm nào không oan trái thì tâm đó không sân ác.

* Nói rải tức là tâm phúng ra, chăm chú đến.

* Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

4) Xả vô lượng xiển minh

748.

Thế nào là Phíc-khú rải lòng xả đến hướng thứ nhất? Như là Phíc-khú rải lòng xả đến tất cả chúng sanh như có người thấy một kẻ nào phi hợp ý, phi phi hợp ý rồi mới thành người có tâm xả đó.

749.

* Xả trong khi có ra sao? Như là cách như thường, thái độ như thường đối với tất cả chúng sanh, đó là tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả.

* Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh, hiệp chung, hòa trộn tương ưng với xả ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm xả.

* Nói hướng thứ nhất tức là hướng Đông, hoặc hướng Nam, hoặc hướng Tây, hoặc hướng Bắc hay hướng trên, hướng dưới, hướng mặt hay là những hướng khác.

* Nói rải tức là tâm phúng ra, chăm chú đến.

* Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

* Nói hướng thứ hai cũng thế đó, nghĩa là hướng thứ nhất như thế nào thì hướng thứ hai cũng thế đó. Hướng thứ ba như thế nào thì hướng thứ tư cũng thế đó, hướng trên cũng thế đó, hướng phía dưới cũng thế đó, hướng phía phải cũng thế đó, các hướng khác cũng thế đó.

* Nói tất cả chúng sanh trong đời do người có tâm bình đẳng đối với mỗi thứ chúng sanh có nghĩa như vầy: Tất cả chúng sanh do người có tâm bình đẳng đối với mỗi thứ chúng sanh đó thành ra lời nhất định, ám chỉ khắp hết tất cả chúng sanh không chừa dư ra chi cả.

* Nói tâm xả mà tâm xả đó ra sao? Như là cách tự nhiên, thái độ tự nhiên đối với tất cả chúng sanh, tự nhiên là tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả.

* Tâm đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh, hiệp chung, hòa trộn, tương ưng với xả ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm xả.

* Nói rộng rải có nghĩa là tâm nào quảng đại thì tâm đó rộng rãi, tâm nào rộng rãi thì tâm đó không bờ mé, tâm nào không bờ mé thì tâm đó không oan trái, tâm nào không oan trái thì tâm đó không sân ác.

* Nói rải tức là phúng tâm ra, chăm chú đến.

* Nói trụ nghĩa là liên quan nhau… tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

Dứt Phân theo Kinh.

---

B. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP

750.

Tứ vô lượng tâm: Một là từ, hai là bi, ba là hỷ, bốn là xả.

1) Thiền thiện từ theo bốn bực

751.

* Từ đó ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền đồng sanh với từ thời trong khi đó cách thương, sự thương, thái độ thương, tâm từ giải thoát vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với từ.

* Từ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát trong khi như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng từ.

* Từ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới do tiêu tan luôn hỷ, đắc tam thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với từ.

2) Thiền thiện từ theo năm bực

* Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền đồng sanh với từ trong khi đó thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng từ của tâm giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng từ.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, đắc nhị thiền đồng sanh với từ, vô tầm hữu tứ, có hỷ, lạc sanh từ định trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng từ.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly tầm, tứ… đắc tam thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng từ.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới do tan luôn hỷ… đắc tứ thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với từ.

3) Thiền thiện bi theo bốn bực

* Bi trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly tầm, tứ ... đắc nhị thiền đồng sanh với bi trong khi đó thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi.

* Bi trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly tầm, tứ ... đắc nhị thiền đồng sanh với bi trong khi đó thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi.

* Bi trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tan rã luôn hỷ ... đắc tam thiền đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra tương ưng bi.

4) Thiền thiện bi theo năm bực

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát vẫn có. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, đắc nhị thiền vô tầm còn tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát vẫn có. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với bi.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly tầm, tứ, đắc tam thiền đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát vẫn có. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với bi.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tiêu tán luôn hỷ… đắc tứ thiền đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát vẫn có. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi.

5) Thiền thiện tuỳ hỷ theo bốn bực

753.

* Tùy hỷ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng tùy hỷ.

* Tùy hỷ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ ... đắc nhị thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát vẫn có. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với tùy hỷ.

* Tùy hỷ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới do tiêu tán luôn hỷ ... đắc tam thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì cách vui theo, sự vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát vẫn có. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với tùy hỷ.

6) Thiền thiện tùy hỷ theo năm bực

* Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát vẫn có. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với tùy hỷ.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, đắc nhị thiền vô tầm còn tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì vẫn có sự vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với tùy hỷ.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ… đắc tam thiền mà đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì vẫn có sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tùy hỷ.

* Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tiêu tán luôn hỷ… đắc tứ thiền mà đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì vẫn có sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng tùy hỷ.

7) Thiền thiện xả

754.

Xả trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới trừ luôn lạc ... đắc tứ thiền mà đồng sanh với xả trong khi nào thì vẫn có sự như thường, cách như thường, thái độ như thường, do tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với xả.

755.

Tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả.

8) Thiền dị thục quả từ theo bốn bực

756.

* Từ trong khi có ra sao?

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà đồng sanh với từ trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Đây gọi là chư pháp thiện.

Mà bực thanh tịnh lìa chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với từ thành dị thục quả do tu hành tích trữ nghiệp thiện Sắc giới trong khi nào thì vẫn có sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với từ.

* Từ trong khi có ra sao?

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ, đắc nhị thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

Mà bực vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… đắc tam thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền đồng sanh với tứ thiền mà đồng sanh với từ thành dị thục quả do tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới, như thế trong khi đó vẫn có sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Đây gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với từ (theo Pālī rút ngắn).

9) Thiền dị thục quả bi theo bốn và năm bực

757.

* Bi trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà đồng sanh với bi trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Mà bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với bi thành dị thục quả do đã tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới thì trong khi đó sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra tương ưng bi.

* Bi trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ, đắc nhị thiền mà đồng sanh với bi trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Còn bực vắng lặng tầm, tứ đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền mà đồng sanh với bi thành dị thục quả do đã tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới, như thế trong khi đó vẫn có sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Đây gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi (theo Pālī rút ngắn).

10) Thiền dị thục quả tùy hỷ theo bốn và năm bực

758.

* Tùy hỷ trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà đồng sanh với tùy hỷ trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Còn bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với tùy hỷ thành dị thục quả do tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới, như thế trong khi đó thì sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát vẫn có. Đây gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tùy hỷ.

* Tùy hỷ đó ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Còn bực vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền đồng sanh với tùy hỷ thành dị thục quả do tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới thì trong khi đó vẫn có sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tùy hỷ (theo Pālī rút ngắn).

11) Thiền dị thục quả xả

759.

Xả trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với xả trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Còn bực trừ luôn lạc đắc tứ thiền đồng sanh với xả thành dị thục quả do tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới thì như trong khi đó vẫn có sự như thường, cách như thường, thái độ như thường từ nơi tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với xả.

760.

Tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả.

12) Thiền tố (kiriyā) từ theo bốn và năm bực

761.

* Từ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với từ phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, thành tố (kiriyā) lạc trụ kiến pháp, thì trong khi đó vẫn có sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với từ.

* Từ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ đắc nhị thiền… tam thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền đồng sanh với từ thành tố (kiriyā) phi thiện, phi bất thiện và phi dị thục quả, lạc trụ kiến pháp thì trong khi đó vẫn có sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Đó gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với từ.

* Bi đó ra sao? ... Tùy hỷ đó ra sao? ... Xả đó ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới trừ luôn lạc… đắc tứ thiền đồng sanh với xả mà thành tố (kiriyā) phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, lạc trụ kiến pháp thì trong khi đó vẫn có sự như thường, cách như thường, thái độ như thường bằng tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với xả (theo Pālī rút ngắn).

Dứt Phân theo Diệu Pháp

---

C. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

762.

Tứ vô lượng tâm:

- Một là Phíc-khú trong Tông giáo nầy rải lòng từ đến hướng thứ nhất, đến hướng thứ hai, đến hướng thứ ba, đến hướng thứ tư cũng đồng cách đó, hướng trên, hướng dưới, hướng bên mặt cũng đồng nhau. Rải lòng từ lớn lao rộng rãi không bờ mé, không có oan trái, không có sân ác đến tất cả chúng sanh trong đời, do thành người có tâm bình đẳng trong mỗi thứ chúng sanh.

- Hai là rải lòng bi đến hướng thứ nhất, hướng thứ hai cũng cách đó, hướng thứ ba cũng cách đó, hướng thứ tư cũng cách đó, hướng trên hướng dưới, hướng bên phải cũng đồng như nhau. Rải lòng bi lớn lao rộng rãi không bờ mé, không oan trái, không sân ác đến tất cả chúng sanh trong đời, do thành người có tâm bình đẳng trong tất cả mỗi thứ chúng sanh.

- Ba là tâm rải lòng tùy hỷ đến hướng thứ nhất, hướng thứ hai cũng cách đó, hướng thứ ba cũng cách đó, hướng thứ tư cũng cách đó, hướng trên, hướng dưới, hướng mặt cũng đồng như nhau. Rải lòng tùy hỷ lớn lao rộng rãi vô lượng không oan trái, không sân ác đến tất cả chúng sanh trong đời bởi thành người có tâm bình đẳng trong mỗi hạng chúng sanh.

- Bốn là rải lòng xả đến hướng thứ nhất, hướng thứ hai cũng cách đó, hướng thứ ba cũng cách đó, hướng thứ tư cũng cách đó, hướng trên, hướng dưới, hướng bên mặt cũng đồng như nhau. Rải lòng xả lớn lao rộng rãi không bờ mé, không có oan trái, không có sân ác đến tất cả chúng sanh trong đời, do thành người có tâm bình đẳng trong mỗi hạng chúng sanh.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Những tứ vô lượng tâm mà vô lượng tâm nào thành thiện, vô lượng tâm nào thành bất thiện, vô lượng tâm nào thành vô ký… vô lượng tâm nào thành hữu y, vô lượng tâm nào thành vô y.

1) Đáp theo đầu đề tam

763.

* Tứ vô lượng tâm thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có.

* Tam vô lượng tâm thành tương ưng lạc thọ. Xả vô lượng tâm thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

* Tứ vô lượng tâm thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.

* Tứ vô lượng tâm thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có.

* Tứ vô lượng tâm thành phi phiền toái cảnh phiền não.

* Tứ vô lượng tâm thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Xả vô lượng tâm thành vô tầm vô tứ.

* Tam vô lượng tâm thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh xả. Không thể nói thành đồng sanh hỷ cũng có. Xả vô lượng tâm thành đồng sanh xả.

* Tứ vô lượng tâm thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.

* Tứ vô lượng tâm thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.

* Tứ vô lượng tâm thành nhân sanh tử cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.

* Tứ vô lượng tâm thành phi hữu học phi vô học.

* Tứ vô lượng tâm thành đáo đại, không thể nói tuy nhiên thành biết cảnh hỷ thiểu, tuy nhiên thành biết cảnh đáo đại, tuy nhiên thành biết cảnh vô lượng.

* Tứ vô lượng tâm thành trung bình.

* Tứ vô lượng tâm thành bất định, không nên nói tuy nhiên thành đạo là cảnh, tuy nhiên thành đạo là nhân, tuy nhiên thành đạo là trưởng.

* Tứ vô lượng tâm thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.

* Tứ vô lượng tâm thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Không nên nói dĩ nhiên thành biết cảnh quá khứ, dĩ nhiên thành biết cảnh vị lai, dĩ nhiên thành biết cảnh hiện tại.

* Tứ vô lượng tâm thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.

* Tứ vô lượng tâm thành biết cảnh ngoại.

* Tứ vô lượng tâm thành bất kiến vô đối chiếu.

2) Đáp theo đầu đề nhị

i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)

764.

* Từ vô lượng tâm thành nhân. Tam vô lượng tâm thành phi nhân.

* Tứ vô lượng tâm thành hữu nhân. Tứ vô lượng tâm thành tương ưng nhân.

* Từ vô lượng tâm thành nhân hữu nhân. Tam vô lượng tâm không thể nói thành nhân hữu nhân, chỉ thành phi nhân hữu nhân.

* Từ vô lượng tâm thành nhân tương ưng nhân. Tam vô lượng tâm không thể nói thành nhân tương ưng nhân, chỉ thành phi nhân tương ưng nhân.

* Tam vô lượng tâm thành phi nhân hữu nhân. Từ vô lượng tâm không thể nói tuy nhiên thành phi nhân hữu nhân, tuy nhiên thành phi nhân vô nhân.

ii. Đáp nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)

765.

* Tứ vô lượng tâm thành hữu duyên. Tứ vô lượng tâm thành hữu vi. Tứ vô lượng tâm thành bất kiến. Tứ vô lượng tâm thành vô đối chiếu. Tứ vô lượng tâm thành phi sắc. Tứ vô lượng tâm thành hiệp thế. Tứ vô lượng tâm thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

* Tứ vô lượng tâm thành phi lậu. Tứ vô lượng tâm thành cảnh lậu. Tứ vô lượng tâm thành bất tương ưng lậu. Tứ vô lượng tâm không thể nói thành lậu cảnh lậu chỉ thành phi lậu cảnh lậu. Tứ vô lượng tâm không thể nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu, tuy nhiên thành phi lậu tương ưng lậu. Tứ vô lượng tâm thành bất tương ưng lậu cảnh lậu.

iv, v, vi, vii, viii, ix, x, xi, xii. Đáp phần chùm triền…

* Tứ vô lượng tâm thành phi triền… tứ vô lượng tâm thành phi phược… tứ vô lượng tâm thành phi bộc… tứ vô lượng tâm thành phi phối… tứ vô lượng tâm thành phi cái… tứ vô lượng tâm thành phi khinh thị… tứ vô lượng tâm thành tri cảnh… tứ vô lượng tâm thành phi tâm… tứ vô lượng tâm thành sở hữu tâm… tứ vô lượng tâm thành tương ưng tâm… tứ vô lượng tâm thành hòa với tâm. Tứ vô lượng tâm thành có tâm làm sở sanh. Tứ vô lượng tâm thành đồng sanh tồn với tâm. Tứ vô lượng tâm thành tùng tâm thông lưu. Tứ vô lượng tâm thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Tứ vô lượng tâm thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. Tứ vô lượng tâm thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. Tứ vô lượng tâm thành bên ngoài. Tứ vô lượng tâm thành phi y sinh. Tứ vô lượng tâm thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có. Tứ vô lượng tâm thành phi thủ… tứ vô lượng tâm thành phi phiền não…

xiii. Đáp phần yêu bối (piṭṭhiduka)

766.

* Tứ vô lượng tâm thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ vô lượng tâm thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ vô lượng tâm thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ vô lượng tâm thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ.

* Tam vô lượng tâm thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có. Tam vô lượng tâm thành vô tứ.

* Tam vô lượng tâm thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có. Xả vô lượng tâm thành vô hỷ.

* Tam vô lượng tâm thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có. Xả vô lượng tâm thành phi đồng sanh hỷ.

* Tam vô lượng tâm thành đồng sanh lạc. Xả vô lượng tâm thành phi đồng sanh lạc.

* Xả vô lượng tâm thành đồng sanh xả. Tam vô lượng tâm thành phi đồng sanh xả.

* Tứ vô lượng tâm thành phi Dục giới. Tứ vô lượng tâm thành Sắc giới. Tứ vô lượng tâm thành phi Vô sắc giới. Tứ vô lượng tâm thành liên quan luân hồi. Tứ vô lượng tâm thành phi nhân xuất luân hồi. Tứ vô lượng tâm thành bất định. Tứ vô lượng tâm vô lượng tâm thành hữu thượng. Tứ vô lượng tâm thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần vấn đáp

Hoàn bị Vô lượng tâm phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~