PHẦN IX - NHƯ Ý TÚC PHÂN TÍCH
(Iddhipādavibhaṅga)
A. TỨ NHƯ Ý TÚC PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH
505.
Tứ như ý túc:
- 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến như ý túc mà hiệp với dục, định, trưởng, hành.
- 2 là tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành.
- 3 là tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành.
- 4 là tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành.
506.
Phíc-khú tu tiến tứ như ý túc mà hiệp với dục, định, trưởng hành ra sao?
- Phíc-khú làm cho dục thành trưởng rồi mới đắc định nơi tâm. Như thế mới gọi là dục định. Phíc-khú đó làm cho dục, tinh tấn mở mối siêng năng, chăm nom tâm và sốt sắng sanh ra hầu ngăn ngừa những pháp bất thiện và tội ác chưa sanh không cho sanh.
- Làm cho dục, sự tinh tấn, cách mở mối siêng năng, chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra hầu trừ những pháp bất thiện và tội ác đã sanh.
- Làm cho dục cách tinh tấn sự mở mối siêng năng, cách chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra hầu tạo những pháp thiện chưa sanh đặng sanh.
- Làm cho dục, sự tinh tấn, cách mở mối siêng năng, sự chăm chú tâm và sự sốt sắng sanh ra.
- Làm cho đình trụ rất vững vàng tiến hóa rộng rãi và đầy đủ không thất lạc những pháp thiện đã sanh. Như thế gọi là trưởng hành.
Dục, định và trưởng hành như đã nói, tóm lại hai cách đó thành một mới gọi là dục định, trưởng hành bằng cách như thế.
507.
* Dục đó ra sao? Như là sự vừa lòng thích ý, sự mến sẽ làm, cách khôn với pháp dục. Thế gọi là dục.
* Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm, cách đình trụ của tâm, sự kiên trụ của tâm, tâm không lay động, không tán loạn, trạng thái không lay động của tâm cũng gọi là chỉ, định quyền, định lực, chánh định. Như thế gọi là định.
* Trưởng hành trong khi có ra sao?
- Như là cách trong tâm khai đoan tinh tấn, cách siêng năng, sự sốt sắng, cách lướt tới, sự tinh tấn, sự chuyên ròng, cách chịu đựng, cách dẻo dai, cách khắn khít, sự lướt bằng cách không lui sụt, cách không thối bỏ dục, cách không bỏ qua phận sự, chăm nom phận sự chu đáo cũng gọi cần hay cần quyền, cần lực, chánh cần. Như thế gọi là trưởng hành.
- Phíc-khú đã thành bực thân cận, đã rành thân cận, đã đến thân cận, rành đến thân cận, vào đến rồi, đã khéo vào đến rồi, đã hiệp với dục định và trưởng hành như đã nói đó. Do nhân ấy mới gọi là hiệp với dục, định, trưởng hành bằng cách như thế.
508.
- Nói như ý túc là sự thành tựu, thành tựu tốt, cách thành tựu, cách thành tựu tốt, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến bằng cách rành, sự đụng chạm, cách làm cho rõ rệt, sự vào đến với những pháp đó.
- Nói như ý túc như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bực chứng pháp đó. Còn nói tu như ý túc tức là vẫn sử dụng tu hành nhiều với pháp đó. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
509.
Phíc-khú tu như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành như thế nào?
- Phíc-khú thực hành cho thành trưởng rồi mới đắc định và đắc định của tâm. Định như thế gọi là cần định. Phíc-khú đó làm cho dục, tinh tấn khai đoan cần, chăm chú tâm và sự sốt sắng sanh ra để ngăn ngừa những pháp bất thiện và tội ác mà chưa sanh không đặng sanh, hầu trừ chư pháp bất thiện và tội ác đã sanh… hầu tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh, làm cho dục, tinh tấn khai đoan sự cần, sự chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra để làm cho chư pháp thiện đã sanh đặng trụ, rất đình trụ, tu tiến rộng rãi đầy đủ nơi chư pháp thiện đã sanh. Những pháp như thế gọi là trưởng hành.
- Cần, định và trưởng hành như đã nói, tóm lại hai cách đó thành một mà kêu chung là cần, định, trưởng hành bằng cách như thế.
510.
* Cần trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cho tâm sanh ra siêng năng… chánh tinh tấn. Như thế gọi là cần.
* Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm, cách đình trụ của tâm, cách vững vàng của tâm, sự không lay động của tâm, sự không tán loạn của tâm, trạng thái không lay động của tâm, cũng gọi chỉ, định quyền, định lực, chánh định. Như thế gọi là định.
* Trưởng hành trong khi có ra sao? Như là sự khai đoan trong tâm siêng năng… chánh tinh tấn. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú đã thành bực đáo cận… đã hiệp với cần, định và trưởng hành như đã nói đó. Do nhân đó mới gọi là hiệp với cần, định, trưởng hành bằng cách như thế.
511.
* Nói như ý túc tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
* Câu nói như ý túc tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn của người chứng những pháp đó.
* Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng, trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
512.
Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành ra sao?
- Phíc-khú làm cho tâm thành trưởng rồi mới đắc định, đắc định nơi tâm. Định ấy gọi là tâm định. Phíc-khú làm cho dục, tinh tấn mở mối cần, chăm nom tâm và sự sốt sắng phát sanh hầu ngăn ngừa chư pháp bất thiện và tội ác chưa sanh không sanh… để trừ chư pháp bất thiện và tội ác đã sanh… để tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh, làm cho dục, tinh tấn mở mối cần, chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra để cho đình trụ rất vững vàng tiến hóa đầy đủ rộng rãi không tan mất của những pháp thiện đã sanh. Những chơn tướng như thế gọi là trưởng hành.
- Tâm định và trưởng hành như đã nói gom lại hai cách nầy thành một chỉ kêu là tâm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
513.
* Tâm đó ra sao? Như là chủ trương biết cảnh, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm.
* Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định. Như thế gọi là định.
* Trưởng hành trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cần trong tâm… chánh tinh tấn. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú thành bực đã hiệp với tâm, định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với tâm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
514.
* Nói như ý túc tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đúng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
* Câu nói như ý túc tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của người chứng pháp đó.
* Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
515.
Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành đó ra sao?
- Phíc-khú làm cho tuệ đặng thành trưởng rồi mới đắc định, đắc định của tâm. Định ấy gọi là thẩm định. Phíc-khú đó làm cho dục, tinh tấn mở mối cần, chăm nom tâm và sự sấn sướt phát sanh hầu ngăn ngừa chư pháp bất thiện và tội ác chưa sanh không sanh… để trừ chư pháp bất thiện và tội ác đã sanh… hầu tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh, làm cho tinh tấn mở mối cần, chăm nom tâm và sự sấn sướt phát sanh để làm cho chư pháp thiện đã sanh vững vàng đình trụ tiến hóa đầy đủ rộng rãi không tan mất. Những trạng thái như thế gọi là trưởng hành.
- Thẩm, định và trưởng hành như đã nói đó gồm lại hai thứ thành một vẫn kêu là thẩm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
516.
* Thẩm trong khi có ra sao? Như là tuệ, trạng thái hiểu rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là thẩm (vimaṅsā).
* Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định. Như thế gọi là định.
* Trưởng hành trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… và chánh tinh tấn. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú đã thành bực đáo cận… đã hiệp với thẩm, định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với thẩm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
517.
* Nói như ý túc tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đúng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
* Câu nói như ý túc tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của người chứng những pháp đó.
* Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp đó. Do nhân ấy mới gọi là tu tiến như ý túc.
Dứt Phân theo Kinh
---
B. TỨ NHƯ Ý TÚC PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP
518.
Tứ như ý túc:
- 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến như ý túc mà hiện với dục, định, trưởng hành.
- 2 là tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành.
- 3 là tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành.
- 4 là tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành.
519.
Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với dục, định, trưởng hành ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà vẫn hành nan đắc trì trong khi đó là tu tiến như ý túc mà hiệp với dục định, trưởng hành.
520.
* Dục trong khi có ra sao? Như là sự vừa lòng, cách thích ý, sự ưa mến để làm cho khôn khéo rành rẽ với pháp dục. Như thế gọi là dục.
* Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định.
* Trưởng hành trong khi đó ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng trong tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú đã thành bực đáo cận, đã rành đáo cận, đã đến xong rồi, đã đến hoàn thành, đã vào đến, đã rành vào đến, đã hiệp với dục định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với dục, định, trưởng hành bằng cách như thế.
521.
* Nói như ý tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
* Câu nói như ý túc tức là xúc… chiếu cố, vô phóng dật, của người chứng những pháp đó.
* Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
522.
Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ phiền não, hầu chứng bực ban sơ tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó là tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành.
523.
* Cần trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là cần.
* Định trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm… chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định.
* Trưởng hành trong khi có ra sao? Cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú thành bực đã đáo cận… đã hiệp với cần, định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với cần, định, trưởng hành bằng cách như thế.
524.
* Nói như ý tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
* Câu nói như ý túc tức là xúc… chiếu cố, vô phóng dật của người đắc chứng pháp đó.
* Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
525.
Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó là tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành.
526.
* Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm.
* Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định.
* Trưởng hành đó ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trưởng hành.
Phíc-khú thành bực đáo cận… đã hiệp với tâm định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với tâm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
527.
* Nói như ý tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
* Câu nói như ý túc tức là xúc… chiếu cố, vô phóng dật của người chứng những pháp đó.
* Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp đó. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
528.
Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó là tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành.
529.
* Thẩm đó ra sao? Như là tuệ hay cách hiểu rõ… sự không mê mờ, lối trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là thẩm (vimaṅsā).
* Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định.
* Trưởng hành đó ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trưởng hành, mà Phíc-khú đã thành bực đáo cận, đáo cận rành rẽ, đã đến, đến rành rẽ, vào đến rồi, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với thẩm, định và trưởng hành như đã nói đó. Do nhân đó mới gọi là hiệp với thẩm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
530.
* Nói như ý tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
* Câu nói như ý túc tức là xúc… chiếu cố, vô phóng dật của người chứng những pháp đó.
* Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
531.
* Tứ như ý túc: Một là dục như ý túc. Hai là cần như ý túc. Ba là tâm như ý túc. Bốn là thẩm như ý túc.
532.
Dục như ý túc đó ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì cách vừa lòng, sự thích ý, lối ưa mến làm cho khéo rành trong pháp dục. Như thế gọi là dục như ý túc. Còn những pháp ngoài ra gọi là tương ưng với dục như ý túc.
533.
Cần như ý túc đó ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó thì cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo, vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là cần như ý túc. Còn những pháp ngoài ra chỉ gọi tương ưng với cần như ý túc.
534.
Tâm như ý túc đó ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó thì tâm, ý, tâm địa sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm như ý túc. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với tâm như ý túc.
535.
Thẩm như ý túc trong khi có ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ phiền não hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định, vẫn hành nan đắc trì trong khi đó thời tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự không mê mờ, lối trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là thẩm như ý túc. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với thẩm như ý túc.
Dứt Phân theo Diệu Pháp
---
C. TỨ NHƯ Ý TÚC PHÂN TÍCH PHẦN VẤP ĐÁP
536.
Tứ như ý túc:
- 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến như ý túc mà hiệp với dục, định, trưởng hành.
- 2 là tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành.
- 3 là tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành.
- 4 là tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành.
VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ
Những tứ như ý túc mà như ý túc nào thành thiện, như ý túc nào thành bất thiện, như ý túc nào thành vô ký… như ý túc nào thành hữu y, như ý túc nào thành vô y.
537.
* Tứ như ý túc chỉ thành thiện.
* Tứ như ý túc thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
* Tứ như ý túc thành dị thục nhân.
* Tứ như ý túc thành phi do thủ phi cảnh thủ.
* Tứ như ý túc thành phi phiền toái phi cảnh phiền não.
* Tứ như ý túc thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
* Tứ như ý túc thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
* Tứ như ý túc thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
* Tứ như ý túc thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
* Tứ như ý túc thành nhân xuất luân hồi.
* Tứ như ý túc thành hữu học.
* Tứ như ý túc thành vô lượng (Appamāṇā).
* Tứ như ý túc thành cảnh vô lượng.
* Tứ như ý túc thành tinh lương.
* Tứ như ý túc thành chánh nhất định.
* Tứ như ý túc không thành đạo là cảnh.
* Tứ như ý túc thành đạo là nhân cũng có, không thành đạo là trưởng cũng có.
* Tứ như ý túc thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, không thể nói thành sẽ sanh.
* Tứ như ý túc thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
* Tứ như ý túc không thể nói thành biết cảnh quá khứ; thành biết cảnh vị lai hay thành biết cảnh hiện tại.
* Tứ như ý túc thành bên trong cũng có, thành bên ngoài cũng có, thành bên trong và bên ngoài cũng có.
* Tứ như ý túc thành biết cảnh bên ngoài.
* Tứ như ý túc thành bất kiến vô đối chiếu.
2) Đáp theo đầu đề nhị (dukamātikā)
i. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
538.
* Thẩm như ý túc thành thiện. Tam như ý túc thành phi nhân.
* Tứ như ý túc thành hữu nhân.
* Tứ như ý túc thành tương ưng nhân.
* Thẩm như ý túc thành nhân hữu nhân. Tam như ý túc không thể nói thành nhân hữu nhân, chỉ thành phi nhân hữu nhân.
* Thẩm như ý túc thành nhân tương ưng nhân. Tam như ý túc không thể nói thành nhân tương ưng nhân, chỉ thành phi nhân tương ưng nhân.
* Tam như ý túc thành phi nhân hữu nhân. Thẩm như ý túc không thể nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân.
ii, iii, iv, v, vi, vii, viii, ix. Đáp nhị đề đỉnh… (cūlantaradukādi)
539.
* Tứ như ý túc thành hữu duyên... Tứ như ý túc thành hữu vi... Tứ như ý túc thành bất kiến... Tứ như ý túc thành vô đối chiếu... Tứ như ý túc thành phi sắc... Tứ như ý túc thành siêu thế... Tứ như ý túc thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết.
* Tứ như ý túc thành phi lậu... Tứ như ý túc thành phi cảnh lậu... Tứ như ý túc thành bất tương ưng lậu.
* Tứ như ý túc không thể nói thành lậu cảnh lậu, tuy nhiên thành phi lậu cảnh lậu.
* Tứ như ý túc không thể nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu.
* Tứ như ý túc thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
* Tứ như ý túc thành phi triền… Tứ như ý túc thành phi phược… Tứ như ý túc thành phi bộc… Tứ như ý túc thành phi phối… Tứ như ý túc thành phi cái… Tứ như ý túc thành phi khinh thị.
x. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)
540.
* Tứ như ý túc thành biết cảnh.
* Tam như ý túc thành phi tâm. Tâm như ý túc thành tâm.
* Tam như ý túc thành sở hữu tâm, tâm như ý túc thành phi sở hữu tâm.
* Tam như ý túc thành tương ưng tâm. Tâm như ý túc không thể nói thành tương ưng tâm hay thành bất tương ưng tâm.
* Tam như ý túc thành hòa với tâm. Tâm như ý túc không thể nói thành hòa với tâm hay vẫn thành phi hòa với tâm.
* Tam như ý túc thành có tâm làm sở sanh. Tâm như ý túc thành không có tâm làm sở sanh.
* Tam như ý túc thành đồng sanh tồn với tâm. Tâm như ý túc thành phi đồng sanh tồn với tâm.
* Tam như ý túc thành tùng tâm thông lưu. Tâm như ý túc thành phi tùng tâm thông lưu.
* Tam như ý túc thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Tâm như ý túc thành phi hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh.
* Tam như ý túc thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. Tâm như ý túc thành phi hòa, phi đồng sanh tồn và khỏi nương tâm làm sở sanh
* Tam như ý túc thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. Tâm như ý túc thành phi tâm làm sở sanh và không hòa, không tùng thông lưu với tâm.
* Tam như ý túc thành ngoại phần. Tâm như ý túc thành nội phần.
* Tứ như ý túc thành phi y sinh.
* Tứ như ý túc thành phi do thủ.
xi, xii, xiii. Đáp phần chùm thủ… (upādānagocchakādi)
541.
* Tứ như ý túc thành phi thủ…
* Tứ như ý túc thành phi phiền não…
* Tứ như ý túc thành phi sơ đạo tuyệt trừ.
* Tứ như ý túc thành phi ba đạo cao tuyệt trừ.
* Tứ như ý túc thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
* Tứ như ý túc thành phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ.
* Tứ như ý túc thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
* Tứ như ý túc thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
* Tứ như ý túc thành vô hỷ cũng có.
* Tứ như ý túc thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
* Tứ như ý túc thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
* Tứ như ý túc thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
* Tứ như ý túc thành phi Dục giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
* Tứ như ý túc thành bất liên quan luân hồi.
* Tứ như ý túc thành nhân xuất luân hồi.
* Tứ như ý túc thành nhất định.
* Tứ như ý túc thành vô thượng.
* Tứ như ý túc thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.
Dứt Phần vấn đáp
Đầy đủ như ý túc phân tích
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~